LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hoá, hiện đại hoá đất nước, vị trí của ngành
công nghiệp cơ khí là rất quan trọng, trong đó ngành công nghệ chế tạo máy đóng vai trò
then chốt. Việc biên soạn Tập bài giảng môn học thực hành phay- bào nâng cao dùng làm
tài liệu để giảng dạy, học tập cho sinh viên chuyên ngành cơ khí chế tạo máy tại Bộ môn
cơ khí chế tạo máy - Khoa cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định đang đặt
ra vấn đề cấp thiết.
Tập bài giảng này dựa trên c
106 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Thực hành phay - bào nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ sở chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, dùng
làm tài liệu học tập cho sinh viên chuyên ngành công nghệ chế tạo máy theo khung
chương trình đào tạo kỹ sư cơ khí hệ đại học và cao đẳng kỹ thuật công nghệ.
Nội dung của giáo trình tập trung chủ yếu giới thiệu về các phương pháp gia công
phức tạp trên máy phay vạn năng, các bài tập ứng dụng cho phần thực hành. Dựa trên cơ
sở kết hợp, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của các môn học khác thuộc lĩnh vực
chuyên môn cơ khí chế tạo máy, góp phần nâng cao kiến thức cho sinh viên, đồng thời
đảm bảo chất lượng đào tạo của ngành cơ khí, phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại và
xu hướng phát triển tất yếu của xã hội.
Tập bài giảng thực hành phay - bào nâng cao gồm 12 bài thực hành, đây là những nội
dung nâng cao giúp sinh viên củng cố các kỹ năng cơ bản và hình thành kỹ năng nâng
cao thông qua việc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế gia công được bài tập.
Do biên soạn lần đầu, giáo trình này chắc chắn vẫn còn những sai sót. Chúng tôi rất
mong đợi và trân trọng cảm ơn những ý kiến trao đổi của quý vị độc giả và các bạn đồng
nghiệp để Tập bài giảng hoàn thiện hơn.
Những ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ môn cơ khí chế tạo máy - Khoa cơ khí, Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.
Nhóm tác giả
1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 1
BÀI SỐ 01: SỬ DỤNG ĐẦU PHÂN ĐỘ VẠN NĂNG (PHÂN ĐỘ VI SAI).................... 3
BÀI SỐ 02: BÀO RÃNH, CHỐT CHỮ V ......................................................................... 10
2.1. Bào rãnh chữ V thẳng .............................................................................................. 10
2.2. Bào chốt chữ V thẳng .............................................................................................. 17
BÀI SỐ 03: PHAY THANH RĂNG .................................................................................. 25
3.1. Phay thanh răng thẳng ............................................................................................. 25
3.2. Phay thanh răng nghiêng ......................................................................................... 33
BÀI SỐ 04: PHAY RÃNH XOẮN ................................................................................ 41
4.1. Phay rãnh xoắn hướng xoắn phải ............................................................................ 41
4.2. Phay rãnh xoắn hướng xoắn trái .............................................................................. 48
BÀI SỐ 05: PHAY BÁNH RĂNG ..................................................................................... 54
5.1. Phay bánh răng trụ răng thẳng ................................................................................. 54
5.2. Phay bánh răng trụ răng xoắn (hướng xoắn phải) ................................................... 64
5.3. Phay bánh răng trụ răng xoắn (hướng xoắn trái) ..................................................... 74
BÀI SỐ 06: PHAY TRỤC THEN HOA ............................................................................ 82
6.1. Phay trục then hoa bằng dao phay đĩa ba mặt cắt .................................................... 82
6.2. Phay trục then hoa bằng dao phay đĩa chuyên dùng................................................ 91
BẢN VẼ GIA CÔNG ......................................................................................................... 98
2
BÀI SỐ 01: SỬ DỤNG ĐẦU PHÂN ĐỘ Thời gian thực hiện: 06 tiết
VẠN NĂNG (PHÂN ĐỘ VI SAI) Tên bài học trước:
...................................................
Thực hiện từ ngày.....................
đến ngày ....................................
I. Phương tiện và trang thiết bị dạy học
1.1. Phương tiện dạy học
Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ...
1.2. Trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu
T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn
SL Ghi chú Bổ sung
T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị
1 Thiết bị, dụng cụ
Đầu phân độ vạn năng Cái 02 Sử dụng tiếp
Phụ tùng theo đầu phân độ:
- Bộ bánh răng thay thay thế theo đầu
phân độ
Bộ 02 Sử dụng tiếp
- Chạc và các trục trung gian
- Đĩa chia độ với 2 mặt lỗ
- Then lắp bánh răng lên trục
Đài vạch Cái 02 Sử dụng tiếp
2 Nguyên, vật liệu (cho 01 SV)
Phôi thép dạng bạc Ф90xФ45x20 Cái 01 Sử dụng tiếp
Bột mầu Kg 0.05 Hủy
Dầu HD50 Lít 0.05 Hủy
3 Khác
II. Thực hiện bài học
2.1. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, SV có khả năng:
+ Về kiến thức
- Củng cố thao tác sử dụng đầu phân độ vạn năng.
- Tính toán được bộ bánh răng thay thế để thực hiện phân độ vi sai.
+ Về kỹ năng
Lắp được bộ bánh răng thay thế để thực hiện phân độ vi sai đúng số phần cần
chia, đạt yêu cầu kỹ thuật.
3
+ Về thái độ
- Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập.
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
2.2. Nội dung bài học
2.2.1. Đầu phân độ vạn năng
Đây là đầu phân độ được sử dụng rộng dãi nhất bởi nó có tính vạn năng cao, có thể
thực hiện theo phương pháp chia độ trực tiếp hay phân độ đơn giản. Ngoài ra nó có thể
chia được thành những phần bằng nhau mà các phương pháp chia độ ở trên không làm
được, ví dụ chia chi tiết thành 61 phần bằng nhau gọi là phương pháp chia độ vi sai.
Độ chính xác cao do dùng cơ cấu giảm tốc trục vít - bánh vít, cặp bánh răng côn và
cặp bánh răng trụ.
a) Cấu tạo đầu phân độ vạn năng
Cơ cấu đẩy chốt phân độ trực tiếp
Khoá đĩa chia
Mâm cặp 3 chấu
Bulông khoá
Dẻ quạt
Cơ cấu chốt cài
Đĩa chia
Đĩa chia độ trực tiếp
tay quay
Hình 1.1 Cấu tạo đầu chia độ vạn năng
Hình 1.2 giới thiệu các bộ phận chính của đầu chia độ vạn năng. Khác với đầu
chia độ đơn giản, đầu chia độ vạn năng còn có thêm bộ bánh răng thay thế và các chạc và
trục trung gian để lắp bánh răng tạo cầu vi sai khi thực hiện phân độ vi sai; bộ bánh răng
thay thế theo đầu chia độ thường gồm các bánh răng có số răng sau z = 25, 30, 35, 40,
50, 60, 70, 80, 90, 100. Hình 1.1 là cấu tạo tổng thể của đầu chia độ vạn năng, trong quá
trình sử dụng đầu chia độ gia công chi tiết ta có thể thay mâm cặp 3 chấu như trên Hình
1.1 bằng tu tĩnh khi gá chi tiết có chống tâm hai đầu như Hình 1.2 hoặc có thể gá chi tiết
trực tiếp vào lỗ côn trục chính đầu chia độ. Hình 1.3 là sơ đồ động đầu phân độ vạn năng
4
kiểu УДГ-Д-200 (tại xưởng thực hành phay - bào C103 Nhà trường) trường hợp chưa
lắp cầu vi sai (bộ bánh răng thay thế)
Đầu phân độ
Ụ chống tâm sau
Bộ bánh răng thay
thế
Đĩa chia
Chạc và các trục trung gian
Hình 1.2. Các bộ phận chính của đầu chia độ vạn năng
Trong đó:
1: đĩa chia độ có hai mặt hàng lỗ tương tự
như ở đầu chia độ đơn giản I
II
2: tay quay
3: chốt định vị (cơ cấu chốt cài)
III
4: ống nối đĩa chia độ với bánh răng côn
5: cặp bánh răng côn có tỷ số truyền bằng 1
IV
6: trục IV để lắp cầu vi sai
7: cặp bánh răng trụ có tỷ số truyền bằng 1
8: trục vít có số đầu mối k = 1
9: trục chính gá chi tiết
10: bánh vít có số răng z = 40
Dựa vào sơ đồ động hình 1.3 có thể tìm ra
Hình 1.3. Sơ đồ động đầu chia độ vạn
đặc tính đầu chia độ dựa vào tỷ số truyền: 1
năng kiểuУДГ-Д-200 chưa lắp cầu vi sai
vòng tay quay 2 được 1/40 vòng trục chính 9,
5
vậy ta phải quay 40 vòng tay quay 2 thì trục chính quay được một vòng. Do đó đặc tính
đầu chia độ vạn năng kiểuУДГ-Д-200, N = 40
Thường đầu chia độ có đặc tính: 40; 60; 80; 120... trước khi thực hiện tính toán phân
độ ta phải kiểm tra đặc tính của đầu chia độ.
2.2.2. Phân độ vi sai
I
Để mở rộng khả năng của đầu II
phân độ khi thực hiện phân độ một
số chi tiết có số phần bằng nhau mà III
không thể thực hiện theo phương
pháp phân độ đơn giản được. Ví dụ, IV
bằng phương pháp phân độ đơn
giản không thể chia vòng tròn ra 61,
79, 83, 97... phần, nghĩa là số phần
không có thừa số bằng hoặc là bộ
số của số lỗ trên đĩa chia.
Trình tự thực hiện phân độ vi Hình 1.4. Sơ đồ động đầu chia độ vạn năng
sai như sau: kiểuУДГ-Д-200 khi lắp cầu vi sai
Bước 1: Gọi Zth (Zthực) số phần
cần chia.
Zgđ (Z giả định) số phần chia giả định.
Zth < Zgđ
Hoặc Zth > Zgđ
Zgđ phải thoả mãn điều kiện:
- Thực hiện được theo phương pháp phân độ đơn giản.
- Khi tính cầu bánh răng vi sai phải có bánh răng theo đầu phân độ, gồm các bánh răng
có số răng sau: 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 60, 70, 80, 90, 100.
Bước 2: Thực hiện phân độ đơn giản theo Zgđ
N
n ; (N là đặc tính đầu chia độ; n là số vòng tay quay ĐPĐ)
Zgđ
Bước 3: Tính cầu bánh răng vi sai
N(Zgđ Zth) A z1 z3
i .
Zgđ B z2 z4
Bước 4: Lắp cầu bánh răng vi sai (sơ đồ hình 1.4)
- Lắp bánh răng z1 chặt với trục chính đầu phân độ (trục I).
6
- Lắp bánh răng z4 chặt với trục IV đầu chia độ. Bánh răng z2 lắp lồng không trên trục
trung gian ăn khớp với z1. Bánh răng z3 lắp lồng không trên trục trung gian và ăn khớp
với bánh răng z4.
- Nếu tỉ số (+) lắp số trục trung gian lẻ (trục trung gian nối từ z1 đến z4). Khi quay tay
quay thực hiện phân độ thì đĩa phân độ (1) quay cùng chiều tay quay (2).
- Nếu tỉ số (–) lắp số trục trung gian chẵn. Khi quay tay quay thực hiện phân độ thì tay
quay (2) quay ngược chiều đĩa phân độ (1).
* Lưu ý: khi thực hiện phân độ vi sai ta phải nới vít cố định đĩa chia với thân đầu phân
độ (khóa đĩa chia) Hình 1.1 để đĩa chia quay được trong quá trình thực hiện phân độ.
2.2.3. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, cách phòng ngừa
TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
1 Sau khi phân độ xong chi Tính toán các bánh răng lắp Cẩn thận trong khi tính
tiết không đủ số răng cầu vi sai không đúng. toán cầu vi sai
(thừa hoặc thiếu) Lắp các bánh răng lên cầu vi Lắp các bánh răng
sai không đúng theo tỉ số đúng vị trí đếm chính
truyền đã tính toán. xác số răng bánh răng
Thao tác phân độ không tốt Cẩn thận trong khi
phân độ
2 Sau khi phân độ xong các Chưa khử độ rơ đầu phân độ Khi bắt đầu thực hiện
phần chi tiết không bằng phân độ ta quay tay
nhau quay ít nhất 1 vòng để
khử độ dơ bộ truyền.
Khi phân độ nếu quay
quá số lỗ trên đĩa chia
ta phải quay ngược lại
khoảng 2/3 vòng tay
quay sau đó mới quay
lại vị trí cắm chốt.
2.3. Tổ chức luyện tập kỹ năng
1. Bài tập
Chia chi tiết thành 61 phần bằng nhau (Z = 61) trên phôi dạng bạc Ф90xФ45x20,
1sinh viên/1sản phẩm
7
2. Trình tự các bước thực hiện
TT Bước thực hiện Hướng dẫn thực hiện
1 Bước 1: Chọn số phần cần chia giả Zgđ phải thoả mãn điều kiện:
định Zgđ - Thực hiện tính toán được theo phương
Zgđ = 60 pháp phân độ đơn giản.
- Khi tính cầu bánh răng vi sai phải có
bánh răng theo đầu phân độ.
2 Bước 2: Tính phân độ theo Zgđ Điều chỉnh cơ cấu chốt cài vào hàng lỗ 30
N 40 20 trên đĩa chia
n
Zgđ 60 30 Sau mỗi lần chia độ quay 20 khoảng lỗ trên
hàng lỗ 30 của đĩa chia
3 Bước 3: Tính cầu bánh răng vi sai Việc chọn Zgđ = 60 là hợp lý vì nó vừa
thực hiện được theo phương pháp phân độ
40(60 61) 40 1 4 25 80 đơn giản, khi tính cầu vi sai có bánh răng
i
60 60 2 3 50 60 theo đầu phân độ. Hoặc:
- Bánh răng Z =25
- Bánh răng Z1=40 1
- Bánh răng Z2=30 - Bánh răng Z2=50
- Bánh răng Z3=30 - Bánh răng Z3=80
- Bánh răng Z4=60 - Bánh răng Z4=60
Bước 4: Lắp bánh răng - Bánh răng z1 = 40 răng lắp chặt vào trục
chính đầu phân độ (trục I).
- Bánh răng z2 = 30 răng lắp lồng không
trên trục trung gian.
- Bánh răng z3 = 30 răng lắp lồng không
trên trục trung gian.
- Bánh răng z4 = 60 răng lắp chặt trên trục
IV đầu chia độ.
- Tỉ số i (-) lắp số trục trung gian nối từ
bánh răng z1 = 40 tới bánh răng z4 = 60
chẵn do đó ta lắp thêm 1 trục trung gian
trên có lắp bánh răng zn với số răng tùy ý
sao cho phù hợp với khoảng cách từ trục I
đến trục IV.
8
2.4. Hướng dẫn tự học
Tính toán bộ bánh răng thay thế để lắp cầu vi sai chia chi tiết thành các phần bằng
nhau trên đầu phân độ vạn năng kiểuУДГ-Д-200: 63, 67, 69, 71, 73, 77, 79, 81, 83, 87,
89, 91, 93
9
BÀI SỐ 02: BÀO RÃNH, CHỐT CHỮ V Thời gian thực hiện: 6 tiết
2. 1 Bào rãnh chữ V thẳng Tên bài học trước:
...................................................
Thực hiện từ ngày.....................
đến ngày ....................................
I. Phương tiện và trang thiết bị dạy học
1.1. Phương tiện dạy học
Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ...
1.2. Trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu
T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn
SL Ghi chú Bổ sung
T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị
1 Thiết bị
Máy bào ngang B665 Cái 01 Sử dụng tiếp
Máy bào ngang 7E35 Cái 01 Sử dụng tiếp
Ê tô máy bào Cái 02 Sử dụng tiếp
Bàn máp Cái 01 Sử dụng tiếp
Phụ tùng theo máy bào Bộ 02 Sử dụng tiếp
2 Dụng cụ
Mũi vạch dấu Cái 02 Sử dụng tiếp
Đài vạch Cái 02 Sử dụng tiếp
Thước cặp 1/50, L=200 Cái 03 Sử dụng tiếp
Thước lá 200 Cái 02 Sử dụng tiếp
Bộ cờ lê từ 8÷24mm Bộ 01 Sử dụng tiếp
Thước đo sâu Cái 02 Sử dụng tiếp
Dưỡng Kiểm tra rãnh V 90ᵒ Cái 02 Sử dụng tiếp
3 Nguyên, vật liệu (cho 01 SV)
Phôi thép dạng hộp 100x45x28 Cái 01 Hủy
Dao bào rãnh thép gió Cái 0.5 Hủy
Dao bào rãnh V cạnh trái Cái 0.5 Hủy
Dao bào rãnh V cạnh phải Cái 0.5 Hủy
Dầu HD50 Lít 0.5 Hủy
4 Khác
10
II. Thực hiện bài học
2.1. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, SV có khả năng:
+ Về kiến thức
- Củng cố thao tác bào rãnh thẳng, bào mặt nghiêng
- Chọn dao và mài được dao để bào rãnh chữ V
+ Về kỹ năng
Gá được dao và điều chỉnh được bàn trượt đầu máy nghiêng góc 45ᵒ để bào rãnh
chữ V đạt yêu cầu kỹ thuật.
+ Về thái độ
- Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập.
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
2.2. Nội dung bài học Rz20
2.2.1. Yêu cầu kỹ thuật
- Sai lệch góc V cho phép 90° ±30´
- Hai mặt bên của rãnh V đối xứng qua
tâm
- Độ chính xác kích thước đạt cấp 9 đến
cấp 8
- Độ nhám sườn rãnh V đạt Rz20
- Độ phẳng mặt phẳng đạt 75% - 80%
2.2.2. Dụng cụ cắt
- Dao bào thô và bào tinh rãnh V phải
hình 2.1.
- Dao bào thô và bào tinh rãnh V trái hình 2.2.
Hình 2.1: Dao bào cạnh phải Hình 2.2: Dao bào cạnh trái
11
- Dao bào rãnh hình 2.3.
Hình 2.3: Dao bào rãnh
2.2.3. Chế độ cắt
Khi thực hiện bào rãnh V chọn chế độ cắt như khi thực hiện bào rãnh thẳng và bào
mặt nghiêng
2.2.4. Trình tự các bước thực hiện
Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ, chuẩn bị phôi, lấy dấu rãnh V trên phôi
- Phôi đã được gia công 6 mặt bao đạt kích thước ở bài tập trước.
- Sử dụng bột mầu trộn dầu nhờn hoặc phấn mầu, cây vạch dấu, dưỡng, thước đo
góc để lấy dấu rãnh V theo kích thước bản vẽ trên bàn máp như hình 2.4
Hình 2.4: Lấy dấu phôi
Bước 2: Gá đồ gá, gá phôi lên máy
- Lau sạch bàn máy, đế đồ gá sau đó gá
đồ gá lên bàn máy tương tự như bào
rãnh thẳng
- Dùng đồng hồ so rà hàm tĩnh ê tô vuông
góc với hành trình cắt của đầu bào.
- Dùng căn gá gá phôi lên ê tô đảm bảo
phần lấy dấu cao hơn mặt trên cùng của
ê tô Hình 2.5: Gá phôi
12
Bước 3: Gá dao bào thô lên máy
Khi gá dao bào lên máy phải kiểm tra chiều dài đầu dao bào xem có bào hết chiều
sâu chi tiết cần gia công hay không. Sau đó chỉnh đúng góc độ của dao rồi siết
chặt bu lông giữ dao
d n n
S
Sd
Hình 2.6: Sơ đồ bào thô Hình 2.7: Sơ đồ bào tinh
đáy rãnh V đáy rãnh V
Bước 4: Bào thô rãnh V bằng dao bào rãnh và bào
Sx
tinh rãnh thoát dao ở đáy rãnh V
Khi bào quan sát đường dấu đã vạch ở bước n
1 sao cho lượng dư nhỏ nhất để lại cho bước
gia công sau khoảng 1.5÷2mm.
Bước 5: Bào bán tinh và bào tinh rãnh V bên phải
- Nghiêng đầu máy 1 góc 45° theo chiều cùng
chiều kim đồng hồ, gá dao bào cạnh phải Hình 2.8: Sơ đồ bào bán tinh
bào bán tinh để lại lượng dư so vạch dấu
rãnh V bên phải
khoảng 0.3 đến 0.5 mm. Quá trình ăn dao
bằng bàn trượt dọc đứng trên đầu máy thực
hiện chuyển động quay bằng tay hình 2.8.
Sx
- Điều chỉnh máy tương tự như bào bán tinh
bào tinh phần lượng dư còn lại đạt kích n
thước theo đường vạch dấu sơ đồ hình 2.9.
Bước 6: Bào bán tinh và bào tinh rãnh V bên trái
Hình 2.9 Sơ đồ bào tinh
rãnh V bên phải
13
Tiến hành bào tương tự như bào rãnh V bên phải nhưng khi nghiêng đầu máy ta
nghiêng góc 45° ngược chiều kim đồng hồ, sơ đồ bào bán tinh hình 2.10 và bào tinh hình
2.11.
Sx Sx
n
n
Hình 2.10: Sơ đồ bào bán tinh Hình 2.11: Sơ đồ bào tinh rãnh
rãnh V bên trái V bên trái
Bước 7: Kết thúc
Tổng kiểm tra các kích thước lần cuối cùng trước khi tháo sản phẩm
2.2.5. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, cách phòng ngừa
TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
1 Góc rãnh V không - Lấy dấu rãnh V sai - Cẩn thận trong khi lấy dấu
đúng 90ᵒ - Nghiêng đầu máy góc 45ᵒ - Nghiêng đầu máy đúng góc
không đúng độ, khi tiến hành bào mặt
nhiêng dùng dưỡng hay
thước đo góc để kiểm tra.
2 Kích thước thẳng - Thao tác đo kiểm không tốt - Củng cố lại thao tác đo
không đạt - Thao tác điều chỉnh máy - Thao tá điều chỉnh máy
chưa thành thạo thành thạo trước khi gia
công
3 Độ nhám bề mặt - Chế độ cắt không hợp lý - Chọn lại chế độ cắt
rãnh không đạt - Dao cùn - Mài lại dao hoặc thay dao
- Dung động hệ thống công - Siết chặt vít hãm các
nghệ chuyển động không tịnh
tiến
4 Thành rãnh V không Khi gá đồ hàm tĩnh ê tô Khi gá ê tô lên máy dùng
vuông góc với mặt không vuông góc với đồng hồ so rà hàm tĩnh của
đầu phương hành trình cắt của ê tô vuông góc với phương
máy. hành trình cắt của máy.
14
Rz20
2.3. Tổ chức luyện tập kỹ năng
1. Bài tập
Yêu cầu: 1sinh viên/1sản phẩm
2. Trình tự thực hiện (bảng quy trình thực hiện)
TT Bước thực hiện Hướng dẫn thực hiện
1 Bước 1: lấy dấu rãnh V trên phôi - Phôi đã được gia công 6 mặt bao đạt
kích thước 100x28x45.
- Sử dụng bột mầu trộn dầu nhờn hoặc
phấn mầu, cây vạch dấu, dưỡng, thước
đo góc, thước lá để lấy dấu rãnh V theo
kích thước bản vẽ trên bàn máp.
2 Bước 2: Gá đồ gá, gá phôi lên máy - Lau sạch bàn máy, đế đồ gá sau đó gá
đồ gá lên bàn máy tương tự như bào
rãnh thẳng
- Dùng đồng hồ so rà hàm tĩnh ê tô
vuông góc với hành trình cắt của đầu
bào.
- Dùng căn gá gá phôi lên ê tô đảm bảo
phần lấy dấu cao hơn mặt trên cùng của
ê tô
3 Bước 3: Gá dao bào thô lên máy Khi gá dao bào lên máy phải kiểm tra
chiều dài đầu dao bào xem có bào hết
chiều sâu chi tiết cần gia công hay
không. Sau đó chỉnh đúng góc độ của
dao rồi siết chặt bu lông giữ dao
15
4 Bước 4: Bào thô rãnh V bằng dao bào Khi bào quan sát đường dấu đã vạch ở
rãnh và bào tinh rãnh thoát dao ở đáy bước 1 sao cho lượng dư nhỏ nhất để
rãnh V lại cho bước gia công sau khoảng
1.5÷2mm.
d n
S
5 Bước 5: Bào bán tinh và bào tinh rãnh V - Nghiêng đầu máy 1 góc 45ᵒ theo chiều
bên cùng chiều kim đồng hồ, gá dao bào
phải. cạnh phải bào bán tinh để lại lượng dư
so vạch dấu khoảng 0.3 đến 0.5 mm.
Sx
Quá trình ăn dao bằng bàn trượt dọc
n đứng trên đầu máy thực hiện chuyển
động quay bằng tay.
- Điều chỉnh máy tương tự như bào bán
tinh bào tinh phần lượng dư còn lại đạt
kích thước theo đường vạch dấu.
6 - Tiến hành bào tương tự như bào rãnh V
Bước 6: Bào bán tinh và bào tinh rãnh V
bên phải nhưng khi nghiêng đầu máy ta
bên trái
nghiêng góc 450 ngược chiều kim đồng
Sx
hồ
n
7 Bước 7: Kết thúc - Tổng kiểm tra các kích thước lần cuối
cùng
- Dũa ba via
- Tháo sản phẩm
2.4. Hướng dẫn tự học
(1) Lập trình tự bào rãnh đuôi én
16
BÀI SỐ 02: BÀO RÃNH, CHỐT CHỮ V (TIẾP) Thời gian thực hiện: 6 tiết
2.2. Bào chốt chữ V thẳng Tên bài học trước:
...................................................
Thực hiện từ ngày.....................
đến ngày ....................................
I. Phương tiện và trang thiết bị dạy học
1.1. Phương tiện dạy học
Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ...
1.2. Trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu
T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn
SL Ghi chú Bổ sung
T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị
1 Thiết bị
Máy bào ngang B665 Cái 01 Sử dụng tiếp
Máy bào ngang 7E35 Cái 01 Sử dụng tiếp
Ê tô máy bào Cái 02 Sử dụng tiếp
Bàn máp Cái 01 Sử dụng tiếp
Phụ tùng theo máy bào Bộ 02 Sử dụng tiếp
2 Dụng cụ
Mũi vạch dấu Cái 02 Sử dụng tiếp
Đài vạch Cái 02 Sử dụng tiếp
Thước cặp 1/50, L=200 Cái 03 Sử dụng tiếp
Bộ cờ lê từ 8÷24mm Bộ 01 Sử dụng tiếp
Thước lá 200 Cái 02 Sử dụng tiếp
Thước đo sâu Cái 02 Sử dụng tiếp
Dưỡng Kiểm tra chốt V 90ᵒ Cái 02 Sử dụng tiếp
3 Nguyên, vật liệu (cho 01 SV)
Phôi thép dạng hộp 60x45x28 Cái 01 Hủy
Dao bào rãnh thép gió Cái 01 Hủy
Dao bào rãnh V cạnh trái Cái 01 Hủy
Dao bào rãnh V cạnh phải Cái 01 Hủy
Dầu HD50 Lít 01 Hủy
4 Khác
17
II. Thực hiện bài học
2.1. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, SV có khả năng:
+ Về kiến thức:
- Củng cố thao tác bào mặt bậc, bào rãnh chữ V
- Chọn dao và mài được dao để bào chốt chữ V
+ Về kỹ năng:
Gá được dao và điều chỉnh được bàn trượt đầu máy nghiêng góc 450 để bào chốt
chữ V đạt yêu cầu kỹ thuật.
+ Về thái độ:
- Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập.
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
2.2. Nội dung bài học
2.2.1. Yêu cầu kỹ thuật
- Sai lệch góc chốt V cho phép 900 ±30´ Rz20
- Hai mặt bên của chốt V đối xứng qua tâm
- Độ chính xác kích thước đạt cấp 9 đến cấp 8
- Độ nhám sườn chốt V đạt Rz20
- Độ phẳng mặt phẳng đạt 75% - 80%
2.2.2. Dụng cụ cắt
- Dao bào thô và bào tinh chốt V phải hình
2.12.
Hình 2.12: Dao bào cạnh trái Hình 2.13: Dao bào cạnh phải
18
- Dao bào thô và bào tinh chốt V trái hình 2.13.
2.2.3. Chế độ cắt
Khi thực hiện bào chốt V chọn chế độ cắt như
khi thực hiện bào rãnh V thẳng
2.2.4. Trình tự các bước thực hiện
Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ, chuẩn bị phôi, lấy dấu
chốt V trên phôi
Hình 2.14: Lấy dấu phôi
- Phôi đã được gia công 6 mặt bao đạt kích
thước ở bài tập trước.
- Sử dụng bột mầu trộn dầu nhờn hoặc phấn mầu, cây vạch dấu, dưỡng, thước đo
góc để lấy dấu chốt V theo kích thước bản vẽ trên bàn máp như hình 2.14
Bước 2: Gá đồ gá, gá phôi lên máy
- Lau sạch bàn máy, đế đồ gá sau đó gá đồ gá lên bàn máy tương tự như bào rãnh V
thẳng
- Dùng đồng hồ so rà hàm tĩnh ê tô
vuông góc với hành trình cắt của
đầu bào.
- Dùng căn gá gá phôi lên ê tô đảm
bảo phần lấy dấu cao hơn mặt trên
cùng của ê tô để dao bào không cắt
vào hàm ê tô.
Hình 2.15: Gá phôi trên ê tô
Bước 3: Bào mặt bậc bên phải và n n
S S
bên trái d d
Sử dụng bao bào cạnh trái và dao
bào cạnh phải để bào thô và bào Sn Sn
tinh mặt bậc bên phải và mặt bậc
bên trái đạt kích thước bậc hình
2.16
Hình 2.16: Sơ đồ bào bậc bên phải và
bên trái phôi
19
Bước 4: Bào thô và bào tinh chốt V bên trái
- Nghiêng đầu máy 1 góc 450 theo chiều cùng chiều kim đồng hồ, gá dao bào cạnh
trái bào thô để lại lượng dư so vạch dấu khoảng 0.3 đến 0.5 mm. Quá trình ăn dao
bằng bàn trượt dọc đứng trên đầu máy thực hiện chuyển động quay bằng tay.
- Điều chỉnh máy tương tự như bào thô bào tinh phần lượng dư còn lại đạt kích
thước theo đường vạch dấu.
Sx
n
Hình 2.16: Sơ đồ bào thô chốt V bên trái
Sx
n
Hình 2.17: Sơ đồ bào tinh chốt V bên trái
Bước 5: Bào thô và bào tinh chốt V bên phải
Tiến hành bào tương tự như bào chốt V bên trái nhưng khi nghiêng đầu máy ta
nghiêng góc 450 ngược chiều kim đồng hồ
20
Sx
n
Hình 2.18: Sơ đồ bào thô chốt V bên phải
Sx
n
Hình 2.19: Sơ đồ bào tinh chốt V bên phải
Bước 6: Kết thúc
Tổng kiểm tra các kích thước lần cuối cùng trước khi tháo sản phẩm
2.2.5. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, cách phòng ngừa
TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
1 Góc chốt V không đúng - Lấy dấu chốt V sai - Cẩn thận trong khi lấy
900 dấu
- Nghiêng đầu máy góc - Nghiêng đầu máy đúng
450 không đúng góc độ, khi tiến hành
bào mặt nhiêng dùng
dưỡng hay thước đo góc
để kiểm tra.
21
2 Kích thước thẳng không - Thao tác đo kiểm không - Củng cố lại thao tác đo
đạt tốt
- Thao tác điều chỉnh - Thao tá điều chỉnh máy
máy chưa thành thạo thành thạo trước khi gia
công
3 Độ nhám bề mặt chốt V - Chế độ cắt không hợp - Chọn lại chế độ cắt
không đạt lý
- Dao cùn - Mài lại dao hoặc thay
dao
- Dung động hệ thống - Siết chặt vít hãm các
công nghệ chuyển động không tịnh
tiến
4 Thành chốt V không Khi gá đồ hàm tĩnh ê tô Khi gá ê tô lên máy
vuông góc với mặt đầu không vuông góc với dùng đồng hồ so rà hàm
phương hành trình cắt tĩnh của ê tô vuông góc
của máy. với phương hành trình
cắt của máy.
2.3. Tổ chức luyện tập kỹ năng
1. Bản vẽ chi tiết
Yêu cầu: 1sinh viên/1sản phẩm
Rz20
22
2. Trình tự thực hiện (bảng quy trình thực hiện)
TT Bước thực hiện Hướng dẫn thực hiện
1 Bước 1: lấy dấu chốt V trên phôi - Phôi đã được gia công 6 mặt bao đạt
kích thước 50x28x45.
- Sử dụng bột mầu trộn dầu nhờn hoặc
phấn mầu, cây vạch dấu, dưỡng, thước
đo góc, thước lá để lấy dấu rãnh V theo
kích thước bản vẽ trên bàn máp.
2 Bước 2: Gá đồ gá, gá phôi lên máy - Lau sạch bàn máy, đế đồ gá sau đó gá đồ
gá lên bàn máy tương tự như bào rãnh
thẳng
- Dùng đồng hồ so rà hàm tĩnh ê tô vuông
góc với hành trình cắt của đầu bào.
- Dùng căn gá gá phôi lên ê tô đảm bảo
phần lấy dấu cao hơn mặt trên cùng của
ê tô
3 Bước 3: Bào mặt bậc bên phải và bên Sử dụng bao bào cạnh trái và dao bào
trái cạnh phải để bào thô và bào tinh mặt bậc
n n bên phải và mặt bậc bên trái đạt kích
S S
d d thước rộng 20mm, chiều cao 10mm.
Đảm bảo độ đối xứng bậc bên trái và bậc
Sn Sn
bên phải qua tâm
4 Bước 4: Bào thô và bào tinh chốt V bên - Nghiêng đầu máy 1 góc 45ᵒ theo chiều
trái cùng chiều kim đồng hồ, gá dao bào
cạnh trái bào thô để lại lượng dư so
Sx vạch dấu khoảng 0.3 đến 0.5 mm. Quá
n
trình ăn dao bằng bàn trượt dọc đứng
trên đầu máy thực hiện chuyển động
quay bằng tay.
- Điều chỉnh máy tương tự như bào thô
bào tinh phần lượng dư còn lại đạt kích
thước theo đường vạch dấu.
23
5 Bước 5: Bào thô và bào tinh chốt V bên Tiến hành bào tương tự như bào chốt V
phải bên trái nhưng khi nghiêng đầu máy ta
nghiêng góc 450 ngược chiều kim đồng hồ
Sx
n
6 Bước 6: Kết thúc - Tổng kiểm tra các kích thước lần cuối
cùng trước khi tháo sản phẩm
2.4. Hướng dẫn tự học
(1) Lập trình tự bào chốt đuôi én
24
BÀI SỐ 03: PHAY THANH RĂNG Thời gian thực hiện: 6 tiết
3.1. Phay thanh răng thẳng Tên bài học trước:
...................................................
Thực hiện từ ngày.....................
đến ngày ....................................
I. Phương tiện và trang thiết bị dạy học
1.1. Phương tiện dạy học
Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ...
1.2. Trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu
T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn
SL Ghi chú Bổ sung
T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị
1 Thiết bị
Máy phay vạn năng 6X332B Cái 10 Sử dụng tiếp
Ê tô máy phay Cái 10 Sử dụng tiếp
Phụ tùng theo máy phay Bộ 10 Sử dụng tiếp
2 Dụng cụ
Đồng hồ so + giá đỡ Bộ 02 Sử dụng tiếp
Thước cặp 1/50, L=200 Cái 10 Sử dụng tiếp
Bộ cờ lê từ 8÷24mm Bộ 02 Sử dụng tiếp
Thước lá 200 Cái 10 Sử dụng tiếp
Dưỡng Kiểm tra thanh răng m=2; m=2.5 Cái 02 Sử dụng tiếp
3 Nguyên, vật liệu (cho 01 SV)
Phôi thép dạng hộp 100x30x25 Cái 01 Hủy
Dao phay đĩa mô đun m=2 (bộ 8 con) chọn
Con 01 Sử dụng tiếp
dao số 8 trong bộ dao
Dầu HD50 Lít 01 Hủy
4 Khác
II. Thực hiện bài học
2.1. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, SV có khả năng:
+ Về kiến thức:
- Tính toán được các thông số cơ bản của thanh răng thẳng
- Chọn được dao phay mô đun và số dao đúng để phay thanh răng
25
+ Về kỹ năng:
Gá được dao và điều chỉnh máy để phay chi tiết thanh răng thẳng đạt yêu cầu kỹ
thuật.
+ Về thái độ:
- Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập.
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
2.2. Nội dung bài học
- Thanh răng được xem như một phần của bánh răng khi ta tăng đường kính của
bánh răng lên vô cùng.
- Thanh răng dùng để biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược
lại.
- Phay thanh răng trên máy phay vạn năng bằng dao phay đĩa môđun là phương
pháp phay định hình. Trong phương pháp này prôfin lưỡi cắt dao phay (hay hình
chiếu của nó trên mặt đầu của thanh răng) phải hoàn toàn giống như prôfin rãnh
giữa hai răng của thanh răng được gia công. Như vậy prôfin rãnh răng chép lại
prôfin lưỡi cắt của dao. Sai số của phương pháp này sinh ra phần lớn do độ chính
xác của dao phay.
2.2.1. Yêu cầu kỹ thuật của thanh răng thẳng
ha P
a
- Đảm bảo độ chính xác các
kích thước: h
h
+ Bước răng chính xác cấp f
10÷9
+ Chiều cao răng chính xác
cấp 11÷10
- Đảm bảo độ chính xác prôfin Hình 3.1: Chi tiết thanh răng thẳng
răng.
- Đảm bảo độ nhám sườn răng Ra = 2,5 mm.
- Các răng trên toàn bộ chiều dài thanh răng đều nhau.
2.2.2. Các thông số cơ bản của thanh răng thẳng
a. Môđun m: Thông số chính đặc trưng cho kích thước của thanh răng hay bánh
răng.
Trên mỗi con dao phay đĩa mô đun trong bộ dao đều có ghi mô đun m
b. Bước răng P:
Đối với thanh răng thẳng: P = Π. m
26
c. Chiều dày răng a:
Răng thẳng a = P/2 = p. m/2
d. Chiều cao răng h:
ha = m
hf = 1,25m
h = ha + hf = m +1,25m = 2,25m
e. Góc đỉnh răng α:
α=40°
2.2.3. Dao phay thanh răng thẳng.
Thường dao phay thanh răng là con dao số lớn nhất trong bộ dao phay đĩa mô đun.
Chọn dao ...hặt vào trục IV
(trục phụ) đầu phân độ
- Bánh răng z2 = 50, z3 = 40 lắp lồng
không trên trục trung gian như sơ đồ
bên
- Lắp thêm một trục trung gian với bánh
răng có số răng bất kỳ ăn khớp với bánh
răng z3 và bánh răng z4. Để đảm bảo số
trục trên cầu bánh răng chẵn (4 trục)
52
4 Bước 4: Chọn chế độ cắt - Chiều sâu cắt t = H = 3 mm
- Lượng chạy dao S= 40 mm/ph
- Số vòng quay trục chính n=500÷600
v/ph
5 Bước 5: Gá phôi lên máy - Phôi gá một đầu vào mâm cặp 3 chấu
của đầu phân độ đầu kia chống tâm ụ
sau của đầu phân độ hoặc hai đầu chống
tâm truyền mô men quay bằng tốc kẹp
- Rà độ đảo hướng kính và độ đảo mặt
đầu của phôi
6 Bước 6: Điều chỉnh máy - Điều chỉnh tâm dao trùng tâm phôi như
khi phay rãnh xoắn hướng xoắn phải.
- Lấy chiều sâu cắt t=3mm cắt rãnh xoắn
thứ nhất sau đó lùi dao về vị trí ban đầu
thực hiện phân độ cắt rãnh thứ 2 (nếu
có) tương tự như cắt rãnh đầu tiên...
- Chú ý khi điều chỉnh máy cắt rãnh xoắn
phải đảm bảo an toàn cho cầu bánh răng
và người đứng máy
7 Bước 7: Kết thúc - Tổng kiểm tra các kích thước lần cuối
cùng trước khi tháo sản phẩm
2.4. Tự học
1. Tính toán để phay rãnh xoắn hướng xoắn trái trên phôi có kích thước Ф38,
L=200; α=15°; B=8; H=4
2. Tính toán để phay rãnh xoắn hướng xoắn trái trên phôi có kích thước Ф38,
L=200; α=25°; B=8; H=4
53
BÀI SỐ 05: PHAY BÁNH RĂNG Thời gian thực hiện: 6 tiết
5.1 Phay bánh răng trụ răng thẳng Tên bài học trước:
...................................................
Thực hiện từ ngày.....................
đến ngày ....................................
I. Phương tiện và trang thiết bị dạy học
1.1. Phương tiện
Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ...
1.2. Trang thiết bị
T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn
SL Ghi chú Bổ sung
T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị
1 Thiết bị
Máy phay vạn năng 6X332B Cái 07 Sử dụng tiếp
Phụ tùng theo máy phay Bộ 07 Sử dụng tiếp
Máy mài 2 đá Cái 01 Sử dụng tiếp
Đầu phân độ vạn năng Cái 07 Sử dụng tiếp
Phụ tùng theo đầu phân độ vạn năng Bộ 07 Sử dụng tiếp
2 Dụng cụ
Đồng hồ so + giá đỡ Bộ 05 Sử dụng tiếp
Thước cặp 1/50, L=200 Cái 07 Sử dụng tiếp
Bộ cờ lê từ 8÷24mm Bộ 05 Sử dụng tiếp
3 Nguyên, vật liệu (cho 01 SV)
Phôi thép Ф42, L=220 Cái 01 Sử dụng tiếp
Dụng cụ cắt: dao phay đĩa modun m=2 (bộ Bộ 02 Sử dụng tiếp
8 con)
Dẻ lau Kg 0,2 Hủy
Chổi sơn Cái 0,2 Sử dụng tiếp
Dầu HD50 Lít 0,5 Hủy
4 Khác
II. Thực hiện bài học
2.1. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, SV có khả năng:
+ Về kiến thức
- Tính toán được các thông số cơ bản của bánh răng trụ răng thẳng.
54
- Biết phương pháp gá đặt chi tiết trên đầu phân độ vạn năng để phay được bánh
răng trụ răng thẳng.
+ Về kỹ năng
Phay được bánh răng trụ răng thẳng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Về thái độ
- Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công
nghiệp.
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
2.2. Nội dung bài học
2.2.1. khái niệm và phân loại bánh răng
a. Khái niệm
- Bánh răng, bánh vít là những chi tiết được dùng để truyền lực và chuyển động
trong nhiều loại máy khác nhau. Với sự phát triển của ngành chế tạo máy và yêu cầu
sữa chữa thay thế, các loại chi tiết này ngày càng được sản xuất nhiều hơn.
Ngày nay ở nhiều nước tiên tiến người ta đã xây dựng nhà máy, phân xưởng chuyên
sản xuất bánh răng, bánh vít với trình độ cơ khí hóa và tự động cao.
b. Công dụng
- Truyền động bánh răng được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại máy và cơ cấu khác
nhau để truyền chuyển động quay từ trục này sang trục khác và để biến chuyển động
quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.
c. Phân loại:
Bánh răng được chia làm 3 loại :
- Bánh răng trụ
- Bánh răng côn
- Bánh vít
Dựa theo đặc tính công nghệ, bánh răng được chia làm các loại sau đây:
+ Bánh răng trụ và răng côn không có mayơ và có mayơ, lỗ trơn và lỗ then hoa
+ Bánh răng bâc lỗ trơn và lỗ then hoa.
+ Bánh răng trụ, bánh răng côn và bành vít dạng đĩa.
+ Trục răng trụ và trục răng côn
Giới thiệu các loại bánh răng trụ :
55
Răng thẳng Răng xoắn
Hình 5.1: Các loại bánh răng thường dùng
2.2.2. Thông số hình học bánh răng trụ
- Modul: m
- Bước: P = m.π
- Khe hở: c = 0.1mm0,3mm
- Chiều cao đầu răng: hd = m
- Chiều cao chân răng: hc = m + c
- Chiều cao răng: h = hd + hc
- Đường kính vòng chia: d = m.z
- Đường kính vòng đỉnh: dd = d + 2m
- Đường kính vòng chân: dc = d – 2(m+c)
- Số răng: z = d/m
2.2.3. Các phương pháp gia công bánh răng
Về cơ bản bánh răng được gia công theo hai phương pháp: phương pháp phay bao
hình và phương pháp phay định hình. Trong đó có thể xọc răng, phay lăn răng hoặc phay
định hình bằng dao
phay mô đun
Hình 5.2 xọc răng
56
Hình 5.3 Phay lăn răng Hình 5.4 Phay răng định hình
2.2.4. Phay bánh răng trụ răng thẳng bằng dao phay đĩa mô đun
a. Sơ đồ gá đặt:
Hình 5.5 Sơ đồ gá đặt phay răng định hình
Theo phương pháp gia công này biên dạng mô đun của rãnh răng sẽ được chép lại
biên dạng mô đun của dao phay đĩa mô đun.
Khi gia công chi tiết được gá trên đầu phân độ vạn năng để phân độ tùy theo số rãnh răng
cần gia công
Hình 5.6 Gá dao và phôi khi phay răng định hình
57
Đề gia công được thì trục dao và trục phôi được gá vuông góc với nhau, mặt phẳng
đối xứng của dao phải đi qua đường tâm chi tiết, tùy theo độ lớn của modun mà có thể cắt
một lát hoặc nhiều lát cắt. Sau khi cắt rãnh thứ nhất đưa dao về vị trí ban đầu sau đó phân
độ cắt rãnh thứ hai.
2.2.5. Chọn dao
khi gia công cần chọn số dao tùy thuộc vào mô đun m và số răng cần gia công của
bánh răng. Chọn số dao mô đun trong bộ dao xem bảng 3.1
2.2.6. Chọn chế độ cắt
Chế độ cắt được tính theo vật liệu làm dao và vật liệu gia công, thông thường dao
bằng thép gió có vận tốc cắt V = 20 ÷ 40m/ph, Cách chọn các thông số chế độ cắt giống
như khi phay thanh răng thẳng.
2.2.7. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tính toán các thông số cơ bản của bánh răng và tính
toán phân độ
Theo phương pháp phân độ đơn giản hay phương
pháp phân độ vi sai tuỳ thuộc vào số răng của bánh răng cần
gia công. Điều chỉnh dẻ quạt để được số lỗ trên vòng lỗ cần
chia sau mỗi lần phay một rãnh răng.
Khử độ rơ khe hở đầu phân độ trước khi phay rãnh răng thứ Hình 5.7: điều chỉnh dẻ
nhất quạt đầu phân độ
Bước 2: Lắp và điều chỉnh độ đồng tâm đầu phân độ và ụ
động lên bàn máy phay
Hình 5.8: Điều chỉnh độ đồng tâm ụ
trước và ụ sau đầu phân độ
58
Bước 3: Gá phôi
Rà gá cho tâm phôi song song
với phương chạy dao dọc và song song
với mặt bàn máy
Bước 4: Lắp dao phay modul lên trục gá Hình 5.9: Gá phôi phay bánh răng
dao và điều chỉnh vị trí giữa dao và phôi
Điều chỉnh dao vào vị trí tâm
phôi như hình 5.10
Căn mẫu
Hình 5.10: Điều chỉnh dao vào tâm phôi
Bước 5: Chọn chế độ cắt
Tương tự khi phay thanh răng
Lấy chiều sâu cắt:
Đối với bánh răng có modul m ≥ 6 thực hiện lấy chiều sâu cắt cắt hai lần, lần thứ
nhất lấy chiều sâu cắt bằng 2/3 lần chiều sâu rãnh răng, lần thứ hai cắt hết phần còn lại.
Đối với bánh răng có modul m < 6 thực hiện lấy chiều sâu cắt cắt một lần bằng
chiều cao răng. Trường hợp yêu cầu độ chính xác, độ nmhams cao có thể cắt hai lần như
đối với m ≥ 6.
Bước 6: Phay rãnh răng
Sau khi lấy chiều sâu bật trục chính phay rãnh răng thứ nhất, lùi dao về vị trí ban
đầu thực hiện phân độ phay rãnh răng thứ hai.
Kiểm tra răng nếu đạt yêu cầu thực hiện tương tự cho đến khi hết tất cả các rãnh
răng.
59
Trường hợp lấy chiều sâu cắt hai lần ta tiến hành lấy chiều sâu cắt lần thứ nhất
phay tất cả các rãnh răng, sau đó lấy chiều sâu cắt lần thứ hai bằng chiều cao rãnh răng
phay tương tự như lần thứ nhất.
Bước 7: Tổng kiểm tra tất cả
các kích thước lần cuối cùng
trước khi tháo sản phẩm.
2.2.8. Phương pháp kiểm tra
bánh răng
- Phương pháp kiểm tra bằng
tiếp xúc ăn khớp
Bánh răng gia công được
lắp ghép với bánh răng chuẩn Hình 5.11: Kiểm tra bánh răng bằng dưỡng
có cùng mô đun trên bộ đồ gá
thông qua bột rà được bôi trên bánh răng chuẩn,
bẳng phương pháp này có thể kiểm tra được độ
đảo của bánh răng và các sai lệch khi ăn khớp
hình 5.11.
- Phương pháp kiểm tra bằng dụng cụ đo kiểm
hình 5.12
Hình 5.12: Kiểm tra bánh răng bằng
dụng cụ đo
2.2.9. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách
phòng ngừa
TT Dạng hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
1 Các răng không - Không khử độ dơ đầu phân - Khử độ dơ đầu phân độ
đều nhau (răng to độ trước khi phay
răng nhỏ) - Làm xê dịch dẻ quạt khi phân - Siết chặt vít cố định 2
độ thanh dẻ quạt
2 Số răng không đủ - Tính toán phân độ sai - Tính toán đúng trước khi
60
(thừa hoặc thiếu) phay
- Quên không xoay dẻ quạt sau - Mỗi lần phân độ xong phải
mỗi lần phân độ xoay dẻ quạt
3 Profin của răng - Chọn dao phay mô đun sai - Chọn đúng số dao
không đúng - Chọn số dao trong bộ dao - Chọn đúng số dao trong bộ
không đúng dao
4 Răng đều nhưng Rà tâm chi tiết chưa song song Rà tâm chi tiết song song với
đỉnh răng đầu to, với mặt bàn máy và phương mặt bàn máy và phương
đầu nhỏ chạy dao chạy dao trước khi gia công
5 Độ nhám sườn - Dao cùn - Thay dao hoặc mài lại dao
răng không đạt - Chế độ cắt chưa hợp lý - Chọn lại chế độ cắt
- Hệ thống công nghệ kém - Siết tay gạt hãm các
cứng vững chuyển động không cần thiết
2.3. Tổ chức luyện tập kỹ năng
1. Bài tập
a. Bản vẽ
b.Yêu cầu kỹ thuật
Gia công phần bánh răng trụ răng thẳng trên phôi thép Ø40 đã qua gia công tiện mặt trụ
ngoài và gia công rãnh thoát dao.
Yêu cầu: 1sinh viên/1sản phẩm
2. Các bước thực hiện
TT Bước thực hiện Hướng dẫn thực hiện
61
1 Bước 1: Tính toán các thông số gia công và tính toán Chọn đồ gá là đầu phân độ
phân độ vạn năng có đặc tính N =
Chiều cao răng h = 2m + c = 4+0.3 = 4.3 mm 40 và đĩa chia độ có vòng
lỗ18 lỗ
Đường kính đỉnh dd = m(z+2) = 40
Sau khi phay được một
Chọn dao số N3 trong bộ 8 con mô đun m = 2
rãnh, tiến hành phay rãnh
Tính toán phân độ z = 18 thứ hai cần quay đi hai
Số vòng tay quay ntq = 40/18= 2 + 4/18 vòng và 4 lỗ trên hàng lỗ
18
2 Bước 2: Gá đầu phân độ Sử dụng đồng hồ so để
điều chỉnh độ đồng tâm
đầu phân độ và ụ động
Dùng cờ lê 17-19 để xiết
chặt đế đồ gá trên mặt bàn
máy
3 Bước 3: Gá phôi Rà gá cho tâm phôi song
song với phương chạy dao
dọc và song song với mặt
bàn máy.
Gá một đầu trên mâm cặp
ba chấu của đầu phân độ,
một đầu chống tâm hoặc gá
trên hai đầu tâm
4 Bước 4: Lắp dao phay modul lên trục gá dao và điều Điều chỉnh dao vào vị
chỉnh vị trí giữa dao và phôi trí tâm phôi sử dụng ke
62
Căn mẫu
vuông và căn mẫu
5 Bước 5: Lấy chiều sâu cắt Cho dao chạm phôi và
điều chỉnh máy sao cho
đường tâm đối xứng của
dao đi qua tâm phôi và
vòng đỉnh của dao chạm
nhẹ vào đường kính lớn
nhất của phôi, dịch dao ra
khỏi phôi nâng bàn máy
lấy chiều sâu cắt t = 4.3mm
n = 200-300 v/ph; S= tay
6 Bước 6: Phay rãnh răng Sau khi lấy chiều sâu cắt
ở bước trên tiến hành cắt
rãnh răng thứ nhất. Chuyển
động chạy dao được thực
hiện bằng tay hoặc chạy
dao tự động.
Cắt xong rãnh răng thứ
nhất tiến hành phân độ
quay đi hai vòng và 4 lỗ
trên hàng lỗ 18 để cắt rãnh
n = 200-300 v/ph; t = 4.mm; S = tay răng thứ hai.
Kiểm tra răng thứ nhất
nếu đạt làm tương tự để cắt
các rãnh răng tiếp theo cho
đến răng thứ 18
7 Bước 7: Kết thúc Kiểm tra các kích thước
của răng cũng như quan sát
63
độ đều của các rãnh răng
2.4. Hướng dẫn tự học:
1. Tính toán các thông số cơ bản để phay bánh răng trụ răng thẳng có mô đun m = 2, số
răng Z = 21.
2. Tính toán các thông số cơ bản để phay bánh răng trụ răng thẳng có mô đun m = 1.75,
số răng Z = 19.
BÀI SỐ 05: PHAY BÁNH RĂNG (TIẾP) Thời gian thực hiện: 6 tiết
5.2 Phay bánh răng trụ răng xoắn (hướng Tên bài học trước:
xoắn phải) ...................................................
Thực hiện từ ngày.....................
đến ngày ....................................
64
I. Phương tiện và trang thiết bị dạy học
1. Phương tiện:
Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ...
2. Trang thiết bị:
T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn
SL Ghi chú Bổ sung
T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị
1 Thiết bị
Máy phay vạn năng 6X332B Cái 07 Sử dụng tiếp
Phụ tùng theo máy phay Bộ 07 Sử dụng tiếp
Máy mài 2 đá Cái 01 Sử dụng tiếp
Đầu phân độ vạn năng Cái 07 Sử dụng tiếp
Phụ tùng theo đầu phân độ vạn năng Bộ 07 Sử dụng tiếp
2 Dụng cụ
Đồng hồ so + giá đỡ Bộ 05 Sử dụng tiếp
Thước cặp 1/50, L=200 Cái 07 Sử dụng tiếp
Bộ cờ lê từ 8÷24mm Bộ 05 Sử dụng tiếp
3 Nguyên, vật liệu (cho 01 SV)
Phôi thép Ф42, L=220 Cái 01 Sử dụng tiếp
Dụng cụ cắt: dao phay đĩa modun m=1,75
Bộ 02 Sử dụng tiếp
(bộ 8 con)
Dẻ lau Kg 0,2 Hủy
Chổi sơn Cái 0,2 Sử dụng tiếp
Dầu HD50 Lít 0,5 Hủy
4 Khác
II. Thực hiện bài học
65
2.1. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, SV có khả năng:
+ Về kiến thức
- Củng cố phương pháp phay rãnh xoắn hướng xoắn phải
- Biết phương pháp tính toán các thông số để phay được bánh răng trụ răng xoắn
hướng xoắn phải.
+ Về kỹ năng
Phay được bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Về thái độ
- Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công
nghiệp.
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
2.2. Nội dung bài học
2.2.1 Thông số hình học bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải
Các thông số cơ bản của bánh răng xoắn hướng xoắn phải nhìn chung giống bánh
răng trụ răng thăng thẳng
Đặc trưng cơ bản của bánh răng trụ răng xoắn là góc xoắn β và bước xoắn L
Modul tiếp tuyến: ms = mn/cosβ
Bước tiếp tuyến: Ps = Pn/ cosβ
Đường kính vòng chia: d = ms. z
Số răng: Z = d/ms
Modul pháp tuyến: mn = Pn/π = ms.cosβ
Bước pháp tuyến: Pn = π.mn = Ps.cosβ
Đường kính đầu răng: dd = d + 2.mn
Khoảng cách tâm: a = (d1 +d2)/2
Hình 5.2.1 Thông số bánh răng trụ răng xoắn
66
2.2.2. Phương pháp gia công bánh răng trụ răng xoắn
N.T z z
i A 1 3
L z z
2 4
Hình 5.2.2 sơ đồ gá đặt khi phay bánh răng trụ răng xoắn
Thực chất của việc phay bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải là phay rãnh
xoắn định hình trên phôi trụ và thực hiện phân độ để phay các răng của bánh răng. Đầu
phân độ được lắp cầu bánh răng vi sai giống như trong trường hợp phay rãnh xoắn, sau
khi phay được một rãnh răng thì tiến hành đưa dao về vị trí ban đầu và phân độ để phay
rãnh xoắn tiếp theo, Quá trình gia công thô và tinh có thể tiến hành giống như phay bánh
răng trụ răng thẳng.
Tính toán cầu visai để đảm bảo truyền động từ bàn máy đến đầu phân độ tương tự
như phay rãnh xoắn
- Đường kính trung bình: d = De – H
- Chiều dài bước xoắn: L = п.d.cotgβ
- Tính tỷ số truyền i để tìm các bánh răng lắp cầu vi sai:
Trong đó: N: đặc tính đầu phân độ vạn năng (N=40)
T: bước trục vít me dọc bàn máy phay (T=6)
67
2.2.3. Chọn chế độ cắt
Chế độ cắt được tính theo vật liệu làm dao và vật liệu gia công, thông thường dao
bằng thép gió có vận tốc cắt V = 20 ÷ 40m/ph, Cách chọn các thông số chế độ cắt giống
như khi phay bánh răng trụ răng thẳng
2.2.4. Trình tự thực hiện phay bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải
Bước 1: Tính toán các thông số cơ bản của
N.T z z
bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắni phải và A 1 3
L z z
tính toán phân độ 2 4
Tính toán phân độ theo phương pháp
phân độ đơn giản, điều chỉnh dẻ quạt để được
số lỗ trên vòng lỗ cần chia sau mỗi lần phay
một rãnh răng.
Khử độ rơ khe hở đầu phân độ trước khi
phay rãnh răng thứ nhất
Bước 2: Tính tỷ số truyền i để tìm các bánh
răng z1, z2, z3, z4 lắp cầu bánh răng
Hìn5.2.3: Lắp cầu bánh răng vi sai phay
bánh răng trụ răng xoắn
Bước 3: Lắp cầu bánh răng
Cầu bánh răng nối từ trục IV đầu chia độ vạn
năng đến trục vít me dọc bàn máy phay như hình
5.2.3.
Bánh răng z1 lắp chặt vào trục vít me dọc bàn
máy phay
Bánh răng z4 lắp chặt vào trục IV (trục phụ) đầu
phân độ
Phay bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải
do đó ta lắp cầu bánh răng là cầu lẻ nghĩa là số trục
nối từ trục chủ động đến trục bị động là số lẻ. Bánh
răng z2, z3 lắp lồng không trên trục trung gian như
hình 5.2.4 Hình5.2.4: Vị trí lắp bánh răng
trên cầu vi sai
68
Bước 4: Gá phôi lên máy
Phôi gá một đầu vào mâm cặp 3 chấu của đầu phân độ đầu kia chống tâm ụ sau của
đầu phân độ hoặc hai đầu chống tâm truyền mô men quay bằng tốc kẹp
Bước 5: Gá dao
Khi cắt bằng dao phay ngón modul gá trục dao đứng vuông góc với bàn máy
Khi cắt bằng dao phay đĩa modul trên máy phay đứng ta nghiêng đầu máy mang dao
đi một góc bằng góc xoắn của bánh răng cần gia công, hướng quay nghiêng đầu máy cùng
chiều kim đồng hồ.
Trường hợp cắt bằng dao phay đĩa modul trên máy phay ngang thì máy phay phải
quay được bàn máy một góc bằng góc xoắn (ví dụ máy phay 6P82 xoay được bàn máy)
Bước 6: Phay rãnh răng
Quá trình điều chỉnh máy để phay bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải tương
tự như khi điều chỉnh máy để phay rãnh rãnh xoắn hướng xoắn phải cũng phải điều chỉnh
dao vào tâm phôi, thực hiện lấy chiều sâu cắt.
Khi phay bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải sau khi phay xong rãnh răng thứ
nhất rút chốt cài thực hiện phân độ đơn giản để phay sang rãnh răng thứ hai. Làm tương
tự đến khi xong hết các rãnh răng.
Chú ý: khi gia công chi tiết vừa quay vừa tịnh tiến lúc này bộ bánh răng thay thế sẽ
chuyển động quay do đó phải nới lỏng chốt cố định đĩa chia độ với thân đầu phân độ và
chốt cài tay quay đầu chia độ phải cắm vào lỗ của đĩa chia.
Bước 7: kết thúc
2.2.5. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
TT Dạng hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
Các răng không - Không khử độ dơ đầu phân - Khử độ dơ đầu phân độ
đều nhau (răng to độ trước khi phay
1
răng nhỏ) - Làm xê dịch dẻ quạt khi phân - Siết chặt vít cố định 2
độ thanh dẻ quạt
Hướng xoắn Lắp số cầu bánh răng trung Kiểm tra lại và lắp đúng số
2
không đúng gian bị sai cầu bánh răng trung gian
69
Số răng không đủ - Tính toán phân độ sai - Tính toán đúng trước khi
(thừa hoặc thiếu) phay
3
- Quên không xoay dẻ quạt sau - Mỗi lần phân độ xong phải
mỗi lần phân độ xoay dẻ quạt
Profin của răng - Chọn dao phay mô đun sai - Chọn đúng số dao
4 không đúng - Chọn số dao trong bộ dao - Chọn đúng số dao trong bộ
không đúng dao
Răng đều nhưng Rà tâm chi tiết chưa song song Rà tâm chi tiết song song với
5 đỉnh răng đầu to, với mặt bàn máy và phương mặt bàn máy và phương
đầu nhỏ chạy dao chạy dao trước khi gia công
Độ nhám sườn - Dao cùn - Thay dao hoặc mài lại dao
răng không đạt - Chế độ cắt chưa hợp lý - Chọn lại chế độ cắt
6
- Hệ thống công nghệ kém - Siết tay gạt hãm các
cứng vững chuyển động không cần thiết
2.3. Tổ chức luyện tập kỹ năng
1. Bài tập
a. Bản vẽ
b.Yêu cầu luyện tập:
Gia công bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải có β = 18°, m = 1,75, Z=17
Yêu cầu: 2sinh viên/1sản phẩm
70
2. Các bước thực hiện
TT Bước thực hiện Hướng dẫn thực hiện
1 Bước 1: Tính toán các thông số gia công và Chiều sâu rãnh răng gia công:
tính toán phân độ 3,792
mn 1,75 1,75 Đường kính đỉnh răng để chuẩn
ms 1,84
cos ß cos18o 0,951 bị phôi: Ф34,78
D ms .Z 1,84.17 31,28 Sau khi phay được một rãnh
De D 2mn 31,28 2.1,75 34,78 răng tiến hành phay rãnh răng
h 2,167.mn 2,167.1,75 3,792 thứ hai cần phân độ quay tay
N 40 6
n 2 quay đi hai vòng và 6 lỗ trên
tq Z 17 17
vòng lỗ 17
2 Bước 2: Tính tỷ số truyền i để tìm các Bánh răng Z1=60
bánh răng z1, z2, z3, z4 lắp cầu bánh răng Bánh răng Z2=100
90o ß 90o 18o 72o Bánh răng Z3=40
L .D.tan .31,28.tan 72o 302,22 300 Bánh răng Z4=30
T.N 6x40 60 40
i x
L 10x30 100 30
3 Bước 3: Lắp cầu bánh - Bánh răng z1= 60 lắp chặt vào
răng trục vít me dọc bàn máy phay
- Bánh răng z = 30 lắp chặt vào
4
trục IV (trục phụ) đầu phân độ
- Bánh răng z2 = 100
z3 = 40 lắp lồng không trên
trục trung gian như sơ đồ bên
4 Bước 4: Gá phôi Rà gá cho tâm phôi song
song với phương chạy dao dọc
và song song với mặt bàn máy.
Gá một đầu trên mâm cặp ba
chấu của đầu phân độ, một đầu
chống tâm hoặc gá trên hai đầu
tâm
71
5 Bước 5: Lắp dao phay modul lên trục gá dao Điều chỉnh dao vào vị trí tâm
và điều chỉnh vị trí giữa dao và phôi phôi sử dụng ke vuông và căn
mẫu.
Khi cắt bằng dao phay ngón
modul gá trục dao đứng vuông
Căn
góc với bàn máy
mẫu
Khi cắt bằng dao phay đĩa
modul trên máy phay đứng ta
nghiêng đầu máy mang dao đi
một góc β = 18°, hướng quay
nghiêng đầu máy cùng chiều
kim đồng hồ.
Trường hợp cắt bằng dao phay
đĩa modul trên máy phay ngang
thì quay bàn máy một góc β =
18° quay bàn máy cùng chiều
kim đồng hồ hướng từ trên
xuống.
6 Bước 6: Lấy chiều sâu cắt Cho dao chạm phôi và điều
chỉnh máy sao cho đường tâm
đối xứng của dao đi qua tâm
phôi và vòng đỉnh của dao chạm
nhẹ vào đường kính lớn nhất
của phôi, dịch dao ra khỏi phôi
nâng bàn máy lấy chiều sâu cắt
t = 3,792mm
n = 150-200 v/ph;
S= tay
72
7 Bước 7: Phay rãnh răng Sau khi lấy chiều sâu cắt ở
bước trên tiến hành cắt rãnh
răng thứ nhất. Chuyển động
chạy dao được thực hiện bằng
tay hoặc chạy dao tự động.
Cắt xong rãnh răng thứ nhất
lùi dao về vị trí ban đầu tiến
hành phân độ quay đi hai vòng
và 6 lỗ trên hàng lỗ 17 để cắt
rãnh răng thứ hai.
Kiểm tra răng thứ nhất nếu đạt
làm tương tự để cắt các rãnh
răng tiếp theo cho đến răng thứ
t = 3,792mm 17
n = 150-200 v/ph; Chú ý: khi gia công phải nới
S= tay lỏng chốt cố định đĩa chia độ
với thân đầu phân độ và chốt
cài tay quay đầu chia độ phải
cắm vào lỗ của đĩa chia.
8 Bước 9: Kiểm tra Kiểm tra các kích thước và
quan sát độ đều của các răng
2.4. Hướng dẫn tự học:
1. Tính toán các thông số cơ bản để phay bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải có mô
đun m = 1,5 số răng Z = 27, α = 15○ .
2. Tính toán các thông số cơ bản để phay bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải có mô
đun m = 1 số răng Z = 31, α = 10○ .
73
BÀI SỐ 05: PHAY BÁNH RĂNG (TIẾP) Thời gian thực hiện: 6 tiết
5.3 Phay bánh răng trụ răng xoắn (hướng Tên bài học trước:
xoắn trái) ...................................................
Thực hiện từ ngày.....................
đến ngày ....................................
I. Phương tiện và trang thiết bị dạy học
1. Phương tiện:
Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ...
2. Trang thiết bị:
T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn
SL Ghi chú Bổ sung
T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị
1 Thiết bị
Máy phay vạn năng 6X332B Cái 07 Sử dụng tiếp
Phụ tùng theo máy phay Bộ 07 Sử dụng tiếp
Máy mài 2 đá Cái 01 Sử dụng tiếp
Đầu phân độ vạn năng Cái 07 Sử dụng tiếp
Phụ tùng theo đầu phân độ vạn năng Bộ 07 Sử dụng tiếp
2 Dụng cụ
Đồng hồ so + giá đỡ Bộ 05 Sử dụng tiếp
Thước cặp 1/50, L=200 Cái 07 Sử dụng tiếp
Bộ cờ lê từ 8÷24mm Bộ 05 Sử dụng tiếp
3 Nguyên, vật liệu (cho 01 SV)
Phôi thép Ф42, L=220 Cái 01 Hủy
Dụng cụ cắt: dao phay đĩa modun m=1,75
Bộ 02 Sử dụng tiếp
(bộ 8 con)
Dẻ lau Kg 0,2 Hủy
Chổi sơn Cái 1 Sử dụng tiếp
Dầu HD50 Lít 0,5 Hủy
4 Khác
74
II. Thực hiện bài học
2.1. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, SV có khả năng:
+ Về kiến thức:
- Củng cố phương pháp phay bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải
- Biết phương pháp tính toán các thông số để phay được bánh răng trụ răng xoắn
hướng xoắn trái. N.T z z
i A 1 3
+ Về kỹ năng: L z z
2 4
Phay được bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn trái đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Về thái độ:
- Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công
nghiệp.
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
2.2. Nội dung bài học
2.2.1 Thông số hình học bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn trái
Các thông số cơ bản của bánh răng xoắn hướng xoắn trái giống thông số cơ bản
của bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải
Đặc trưng cơ bản của bánh răng trụ răng xoắn là góc xoắn β và bước xoắn L
2.2.2. Phương pháp gia công bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn trái
Tương tự như quá trình tính toán phay bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn trái
Tính toán cầu visai để đảm bảo truyền động từ bàn máy đến đầu phân độ
- Đường kính trung bình: d = De – H
- Chiều dài bước xoắn: L = п.d.cotgβ
- Tính tỷ số truyền i để tìm các bánh răng lắp cầu vi sai:
Trong đó: N: đặc tính đầu phân độ vạn năng (N=40)
T: bước trục vít me dọc bàn máy phay (T=6)
75
2.2.3. Chọn chế độ cắt
Chế độ cắt được tính theo vật liệu làm dao và vật liệu gia công, thông thường dao
bằng thép gió có vận tốc cắt V = 20 ÷ 40m/ph, Cách chọn các thông số chế độ cắt giống
như khi phay bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải
2.2.4. Trình tự thực hiện phay bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải
Bước 1: Tính toán các thông số cơ bản của bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn trái và
N.T z z
tính toán phân độ i A 1 3
L z z
Bước 2: Tính tỷ số truyền i để tìm các bánh 2 4
răng z1, z2, z3, z4 lắp cầu bánh răng
Bước 3: Lắp cầu bánh răng
Cầu bánh răng nối từ trục IV đầu chia
độ vạn năng đến trục vít me dọc bàn máy
phay như hình 5.2.3.
Bánh răng z1 lắp chặt vào trục vít me
dọc bàn máy phay
Hìn5.3.1: Lắp cầu bánh răng vi sai phay
Bánh răng z4 lắp chặt vào trục IV (trục
bánh răng trụ răng xoắn
phụ) đầu phân độ
Phay bánh răng trụ răng xoắn hướng
xoắn trái do đó ta lắp cầu bánh răng là cầu chẵn
nghĩa là số trục nối từ trục chủ động đến trục bị
động là số chẵn. Bánh răng z2, z3, zn lắp lồng
không trên trục trung gian như hình 5.3.2
Bước 4: Gá phôi lên máy
Phôi gá một đầu vào mâm cặp 3 chấu của đầu
phân độ đầu kia chống tâm ụ sau của đầu phân độ
hoặc hai đầu chống tâm truyền mô men quay bằng Hình5.3.2: Vị trí lắp bánh răng
tốc kẹp trên cầu vi sai
76
Bước 5: Gá dao
Khi cắt bằng dao phay ngón modul gá trục dao đứng vuông góc với bàn máy
Khi cắt bằng dao phay đĩa modul trên máy phay đứng ta nghiêng đầu máy mang dao
đi một góc bằng góc xoắn của bánh răng cần gia công, hướng quay nghiêng đầu máy
ngược chiều kim đồng hồ.
Trường hợp cắt bằng dao phay đĩa modul trên máy phay ngang thì máy phay phải
quay được bàn máy một góc bằng góc xoắn (ví dụ máy phay 6P82 xoay được bàn máy)
Bước 6: Phay rãnh răng
Quá trình điều chỉnh máy để phay bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải tương
tự như khi điều chỉnh máy để phay rãnh rãnh xoắn hướng xoắn phải cũng phải điều chỉnh
dao vào tâm phôi, thực hiện lấy chiều sâu cắt.
Khi phay bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn phải sau khi phay xong rãnh răng thứ
nhất rút chốt cài thực hiện phân độ đơn giản để phay sang rãnh răng thứ hai. Làm tương
tự đến khi xong hết các rãnh răng.
Chú ý: khi gia công chi tiết vừa quay vừa tịnh tiến lúc này bộ bánh răng thay thế sẽ
chuyển động quay do đó phải nới lỏng chốt cố định đĩa chia độ với thân đầu phân độ và
chốt cài tay quay đầu chia độ phải cắm vào lỗ của đĩa chia.
Bước 7: kết thúc
2.2.5. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
TT Dạng hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
Các răng không - Không khử độ dơ đầu phân - Khử độ dơ đầu phân độ
đều nhau (răng to độ trước khi phay
1
răng nhỏ) - Làm xê dịch dẻ quạt khi phân - Siết chặt vít cố định 2
độ thanh dẻ quạt
Hướng xoắn Lắp số cầu bánh răng trung Kiểm tra lại và lắp đúng số
2 không đúng gian bị sai cầu bánh răng trung gian
Số răng không đủ - Tính toán phân độ sai - Tính toán đúng trước khi
(thừa hoặc thiếu) phay
3
- Quên không xoay dẻ quạt sau - Mỗi lần phân độ xong phải
mỗi lần phân độ xoay dẻ quạt
77
Profin của răng - Chọn dao phay mô đun sai - Chọn đúng số dao
4 không đúng - Chọn số dao trong bộ dao - Chọn đúng số dao trong bộ
không đúng dao
Răng đều nhưng Rà tâm chi tiết chưa song song Rà tâm chi tiết song song với
5 đỉnh răng đầu to, với mặt bàn máy và phương mặt bàn máy và phương
đầu nhỏ chạy dao chạy dao trước khi gia công
Độ nhám sườn - Dao cùn - Thay dao hoặc mài lại dao
răng không đạt - Chế độ cắt chưa hợp lý - Chọn lại chế độ cắt
6
- Hệ thống công nghệ kém - Siết tay gạt hãm các
cứng vững chuyển động không cần thiết
2.3. Tổ chức luyện tập kỹ năng
1. Bài tập
a. Bản vẽ
b. Yêu cầu luyện tập:
Gia công bánh răng trụ răng xoắn hướng xoắn trái có β = 17°, m = 1,75, Z=17
Yêu cầu: 2sinh viên/1sản phẩm
2. Các bước thực hiện
TT Bước thực hiện Hướng dẫn thực hiện
1 Bước 1: Tính toán các thông số gia công và Chiều sâu rãnh răng gia công:
tính toán phân độ 3,792
mn 1,75 1,75 Đường kính đỉnh răng để chuẩn
ms 1,83
cos ß cos17o 0,956 bị phôi: Ф34,62
D ms .Z 1,83.17 31,12 Sau khi phay được một rãnh răng
De D 2mn 31,12 2.1,75 34,62 tiến hành phay rãnh răng thứ hai
h 2,167.m 2,167.1,75 3,792
n cần phân độ quay tay quay đi hai
N 40 6
n 2 vòng và 6 lỗ trên vòng lỗ 17
tq Z 17 17
78
2 Bước 2: Tính tỷ số truyền i để tìm các Bánh răng Z1=60
bánh răng z1, z2, z3, z4 lắp cầu bánh răng Bánh răng Z2=40
90o ß 90o 17o 73o Bánh răng Z3=40
Bánh răng Z4=80
L .D.tan .31,12.tan 73o 319,6 320
T.N 6x40 60 40
i x
L 4x80 40 80
3 Bước 3: Lắp cầu bánh - Bánh răng z1= 60 lắp chặt vào
răng trục vít me dọc bàn máy phay
- Bánh răng z4 = 80 lắp chặt vào
trục IV (trục phụ) đầu phân độ
- Bánh răng z2 = 40, z3 = 40, zn =
30 lắp lồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thuc_hanh_phay_bao_nang_cao.pdf