BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH
TẬP BÀI GIẢNG
THỰC HÀNH NGUỘI
Mó số: TB2014-01-03
Ban biờn soạn: 1. Ths Vũ Văn Lợi
2. Ths Vũ Mạnh Hựng
.
nam định, năm 2014
i
LỜI NểI ĐẦU
Nhằm đỏp ứng yờu cầu lý thuyết gắn liền với thực hành, nõng cao chất lượng đào
tạo, nõng cao tay nghề và để thống nhất nội dung giảng dạy cú tài liệu nghiờn cứu cho
cỏc giảng viờn và sinh viờn thực hành mụn học Thực hành nguội gúp phần vào cụng
nghiệp hoỏ.
65 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Thực hành nguội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Tập bài giảng Thực hành nguội ra đời để đáp ứng một phần yêu cầu đó.
Môn học Thực hành nguội là môn học chuyên ngành đã được xây dựng theo
chương trình mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo cho khối các trường công nghệ. Đây là
một môn học bắt buộc đã được các trường đại học công nghệ đưa vào giảng dạy.
Tập bài giảng "Thực hành nguội" được biên soạn phù hợp với chương trình môn
học đã được Hội đồng khoa học Trường ĐHSPKT Nam Định phê duyệt. Tập bài giảng
đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại, sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu
của sinh viên và tạo sự thống nhất trong quá trình giảng dạy của các giảng viên tham
gia giảng dạy môn học này.
Trong quá trình biên soạn nhóm chúng tôi đã bám sát chương trình môn học được
nhà trường ban hành, đã cố gắng thể hiện nội dung cơ bản, hiện đại gắn với công nghệ.
Tuy nhiên do khả năng, hạn chế về thời gian nên không tránh khỏi sai sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp và bạn đọc để tập bài giảng ngày
càng hoàn thiện hơn.
Nhóm tác giả
ii
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................. i
BÀI SỐ 01. TRANG THIẾT BỊ- DỤNG CỤ LẤY DẤU, CẮT KIM LOẠI BẰNG
CƯA TAY ....................................................................................................................... 1
A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học ..................................................................... 1
1. Phương tiện: ........................................................................................................ 1
2. Trang thiết bị: ...................................................................................................... 1
B. Thực hiện bài học ................................................................................................... 1
1. Mục tiêu bài học ...................................................................................................... 1
2. Nội dung bài học ..................................................................................................... 2
2.1. Dụng cụ và trang thiết bị cơ bản tại xưởng nguội .......................................... 2
2.2. Lấy dấu ............................................................................................................. 4
2.3 Cắt kim loại bằng cưa tay .................................................................................. 9
3. Tổ chức luyện tập kỹ năng .................................................................................... 12
3.1. Yêu cầu luyện tập ........................................................................................... 12
3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công ............................................................. 12
4. Hướng dẫn tự học .................................................................................................. 14
BÀI SỐ 02. ĐỤC MẶT PHẲNG .................................................................................. 15
A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học ................................................................... 15
B: Thực hiện bài học ................................................................................................. 15
1. Mục tiêu bài học .................................................................................................... 15
2. Nội dung bài học ................................................................................................... 16
2.1. Đục kim loại ................................................................................................... 16
2.2. Đục măt phẳng ............................................................................................... 19
2.3. Kiểm tra mặt phẳng đục ................................................................................. 19
2.4. Trình tự đục mặt phẳng .................................................................................. 19
2.5. Các dạng sai hỏng- nguyên nhân và cách phòng tránh .................................. 19
2.5. Chú ý: ............................................................................................................. 19
3. Tổ chức luyện tập kỹ năng .................................................................................... 20
3.1. Yêu cầu luyện tập ........................................................................................... 20
3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công ............................................................. 20
4. Hướng dẫn tự học .................................................................................................. 21
BÀI SỐ 03. DŨA MẶT PHẲNG .................................................................................. 22
A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học ................................................................... 22
B. Thực hiện bài học ................................................................................................. 22
1. Mục tiêu bài học .................................................................................................... 22
2. Nội dung bài học ................................................................................................... 23
iii
2.1. Dũa kim loại ................................................................................................... 23
2.2 Dũa mặt phẳng ................................................................................................. 26
2.3. Kiểm tra mặt phẳng dũa ................................................................................. 27
2.4. Các dạng sai hỏng- nguyên nhân và cách phòng tránh .................................. 27
2.5. Trình tự dũa mặt phẳng .................................................................................. 27
2.6. Chú ý............................................................................................................... 28
3. Tổ chức luyện tập kỹ năng .................................................................................... 28
3.1. Yêu cầu luyện tập ........................................................................................... 28
3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công ............................................................. 28
4. Hướng dẫn tự học .................................................................................................. 29
BÀI SỐ 04. DŨA HAI MẶT PHẲNG SONG SONG .................................................. 30
A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học ................................................................... 30
B. Thực hiện bài học .................................................................................................. 30
1. Mục tiêu bài học .................................................................................................... 30
2. Nội dung bài học ................................................................................................... 31
2.1. Dũa hai mặt phẳng song song ......................................................................... 31
2.2. Phương pháp dũa hai mặt phẳng song song ................................................... 31
2.3. Kiểm tra độ song song hai mặt phẳng ............................................................ 32
2.4. Các dạng sai hỏng- nguyên nhân và cách phòng tránh .................................. 33
3. Tổ chức luyện tập kỹ năng .................................................................................... 34
3.1. Yêu cầu luyện tập ........................................................................................... 34
3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công ............................................................. 34
4. Hướng dẫn tự học .............................................................................................. 35
BÀI SỐ 05. DŨA HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC ................................................. 36
A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học ................................................................... 36
B. Thực hiện bài học .................................................................................................. 36
1. Mục tiêu bài học .................................................................................................... 36
2. Nội dung bài học ................................................................................................... 37
2.1. Dũa hai mặt phẳng vuông góc ........................................................................ 37
2.3. Kiểm tra độ vuông góc hai mặt phẳng ........................................................... 38
2.4. Các dạng sai hỏng- nguyên nhân và cách phòng tránh .................................. 38
3. Tổ chức luyện tập kỹ năng .................................................................................... 39
3.1. Yêu cầu luyện tập ........................................................................................... 39
3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công ............................................................. 39
4. Hướng dẫn tự học .............................................................................................. 41
BÀI SỐ 06. KHOAN KIM LOẠI VÀ CẮT REN ........................................................ 42
A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học ................................................................... 42
iv
B. Thực hiện bài học ................................................................................................. 42
1. Mục tiêu bài học .................................................................................................... 42
2. Nội dung bài học ................................................................................................... 43
2.1. Khoan kim loại ............................................................................................... 43
2.2. Cắt ren ............................................................................................................ 46
2.3. Các dạng sai hỏng- nguyên nhân và cách phòng tránh .................................. 49
3. Tổ chức luyện tập kỹ năng .................................................................................... 51
3.1. Yêu cầu luyện tập ........................................................................................... 51
3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công ............................................................. 51
4. Hướng dẫn tự học: ................................................................................................. 53
DANH MỤC BẢN VẼ ................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG .......................................... 60
1
BÀI SỐ 01
TRANG THIẾT BỊ- DỤNG CỤ
LẤY DẤU, CẮT KIM LOẠI BẰNG CƯA TAY
Thời gian thực hiện: 6 tiết
Tên bài học trước:
Thực hiện từ ngày........ đến ngày ..........
A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học
1. Phương tiện:
Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ...
2. Trang thiết bị:
TT
Tên và các thông số kỹ thuật của thiết
bị, dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu
hao
Đơn
vị
SL Ghi chú
Bổ
sung
1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV)
Êtô lắp trên bàn nguội Cái 01 Sử dụng
tiếp
Dụng cụ lấy dấu: mũi vạch, chấm dấu,
búa tay, đài vạch, bàn lấy dấu
Cái 01/
4
SV
Sử dụng
tiếp
Dụng cụ cắt: cưa tay Cái 01/
4
SV
Sử dụng
tiếp
Dụng cụ đo: thước lá Bộ 01 Sử dụng
tiếp
2
Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01
SV)
- Thép CT3 22 có l = 25mm
- Tôn tấm 3mm
Đoạn 01 Sử dụng
tiếp
- Dẻ lau Kg 0,2 Hủy
3 Khác
B. Thực hiện bài học
1. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, SV có khả năng:
* Về kiến thức:
- Biết trang thiết bị, các dụng cụ cơ bản của nghề.
- Lựa chọn được dụng cụ để lấy dấu và cắt kim loại.
* Về kỹ năng:
2
- Bảo quản sắp xếp nơi làm việc hợp lý.
- Lấy dấu rõ, chính xác.
- Cắt được kim loại bằng cưa tay đảm bảo chính xác, mạch cưa thẳng
* Về thái độ:
Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công
nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
2. Nội dung bài học
2.1. Dụng cụ và trang thiết bị cơ bản tại xưởng nguội
2.1.1 . Trang thiết bị nơi làm việc:
a. Bàn nguội:
Yêu cầu bàn nguội: Chắc chắn, không bị rung động, ít xê dịch, có ngăn kéo
đựng dụng cụ, giá treo để bản vẽ, đèn chiếu sáng.
+ Có hai loại bàn phổ biến:
- Bàn nguội đơn: dùng cho một người làm việc (Hình 1)
Kích thước : Cao 700 đến 900mm, dài 1500 đến 2000mm, rộng 800 đến 100
mm chân bằng gỗ hoặc thép, mặt lát gỗ dày, cạnh bàn được làm bằng thép góc có lưới
chắn.
- Bàn nguội kép: Dùng cho hai người cùng làm việc trở lên (Hình 2)
Kích thước: Cao750 đến 900 mm, dài hơn hoặc bằng 1500mm, rộng từ 1200
đến 1500 mmm, mặt bàn bằng gỗ cứng dày 50 đến 60mm. Lưới chắn an toàn được đặt
ở giữa bàn.
Hình 1: Bàn nguội đơn Hình 2: Bàn nguội kép
b. Êtô: Là dụng cụ để gá kẹp khi gia công.
Êtô của nghề nguội có ba kiểu:
- Êtô chân (Hình 3): Có hai chân dài bắt chặt vào chân bàn nguội nhờ bộ phận
giữ kẹp. Hai mỏ kẹp được khía nhám tăng ma sát và tôi chống mòn trong quá trình
làm việc.
3
- Êtô song hành (Hình 4): Khi dịch chuyển hai má kẹp luôn song song với
nhau, êtô được bắt chặt trên bàn nguội nhờ bu lông trên đế. Loại êtô này dùng để
gia công các chi tiết chính xác.
- Êtô tay (Hình 5): Loại êtô cầm tay dùng để gia công, kẹp các chi tiết có kích
thước nhỏ.
Hình 3: Êtô chân Hình 4: Êtô song hành Hình 5: Êtô tay
Êtô sau khi sử dụng phải được vệ sinh sạch, vặn cho 2 má chạm vào nhau. Chỉ
được dùng tay vặn tay quay để kẹp chặt hay tháo vật
c. Máy mài hai đá
Là thiết bị dùng để sửa dụng cụ gia công như đục, mũi cạo , mũi vạch dấu
Khi làm việc với máy mài phải kiểm tra các cơ cấu và bộ phận của máy, tình trạng
đá mài và chiều quay của đá. Kiểm tra khe hở của bệ tỳ, đảm bảo khe hở của bệ tỳ với
đá không quá 3mm, nếu không phải điều chỉnh lại.
Lưu ý:
- Chỉ được điều chỉnh khe hở của bộ tỳ khi đá đã đứng yên.
- Tuyệt đối không mài khi máy không có bộ tỳ và và lắp che an toàn.
- Phải lắp kính bảo hiểm và đeo kính an toàn khi mài.
d. Máy khoan:
Máy khoan dùng trong nghề nguội chủ yếu để gia công lỗ.
Tùy theo hình dáng và công dụng người ta chia ra:
- Máy khoan bàn
- Máy khoan đứng
- Máy khoan cần
2.1.2. Dụng cụ thường dùng
a. Dụng cụ tác dụng:
+ Búa nguội: Dùng để truyền lực đập từ cánh tay đến dụng cụ cắt.
- Cấu tạo búa gồm hai phần:
Thân búa bằng thép. Mặt đầu được tôi cứng và có trọng lượng 50g, 100g,
200g, 300g, 400g, 500g, 600g.
4
Cán búa: bằng gỗ tốt, dai chịu va đập chiều dài của cán búa 200 đến 350mm.
b. Dụng cụ gia công
- Đục: Là dụng cụ cắt khi cần bóc đi lớp kim loại dày mà không cần độ chính xác
cao. Đục được chế tạo bằng thép dụng cụ
- Dũa: Là dụng cụ cắt khi cần bóc đi lớp kim loại mỏng, gia công vật có độ chính
xác và độ bóng không cao. Dũa được chế tạo bằng thép cacbon dụng cụ. Dũa khi sử
xong trước khi cất phải dùng bàn chải sắt chải hết phoi bám trên thân.
- Cưa tay: Là dụng cụ cầm tay để cắt phôi. Khi sử dụng xong phải nới lỏng đai ốc
căng lưỡi cưa
c. Dụng cụ đo và dụng cụ kiểm tra
+ Thước lá (Hình 6)
+ Thước cặp (Hình 7)
Hình 6: Thước lá
Hình 7: Thước cặp
+ Thước đo góc
+ Thước kiểm tra mặt phẳng
+ Đồng hồ so
Các loại dụng cụ đo và kiểm tra phải được giữ cẩn thận, tránh va đập. Khi
dùng xong phải lau chùi sạch sẽ, bôi dầu mỡ, không để chồng lên nhau.
2.2. Lấy dấu
Lấy dấu là dùng dụng cụ vạch trên phôi (chi tiết) các đường dấu để xác đinh rõ
vị trí các bề mặt, các kích thước cần gia công theo các yêu cầu cho trong bản vẽ chi
tiết cần chế tạo.
Lấy dấu phẳng .
5
Lấy dấu phẳng là công việc vẽ hình dáng, kích thước của chi tiết lên bề mặt của
phôi để căn cứ vào đó mà gia công tạo lên chi tiết. Bởi vậy cần căn cứ vào bản vẽ (vật
thật) để xác định chuẩn từ đó vẽ hình dáng của chi tiết lên bề mặt phôi bằng các dụng
cụ lấy dấu. Sau đó xác định các điểm, các đường quan trọng rồi dùng chấm dấu giữ
dấu.
Lấy dấu khối (vật thể)
Hình khối hay vật thể được xác định bởi các bề mặt. Vậy thì thực chất của việc
lấy dấu trên hình khối chính là việc lấy dấu trên các bề mặt tạo ra hình khối.
2.2.1. Dụng cụ lấy dấu và cách sử dụng
a. Dụng cụ vẽ
+ Mũi vạch (Hình 8):
Hình 8: Mũi vạch
- Cấu tạo :
Là một thanh thép nhỏ được mài nhọn đầu và được nhiệt luyện có độ cứng
theo yêu cầu.
- Công dụng:
Dùng để vạch (vẽ) đường thẳng, đường cong.
- Cách sử dụng:
Ép sát thước vào phôi bằng ba ngón tay của bàn tay không thuận. Tay thuận cầm
mũi vạch như cầm bút chì và vạch một đường liên tục với chiều dài cần thiết. Khi vạch
mũi vạch phải áp sát vào thước và nghiêng một góc từ 600 - 700 (theo cả hai phương
ox, oy). Chỉ được vạch một lần để đảm bảo nét vạch sắc.
+ Đài vạch (Hình 9).
Hình 9: Gá đặt mũi vạch khi lấy dấu bề mặt nghiêng
a) Gá đặt đúng b) Gá đặt sai
6
Cấu tạo: gồm hai phần
- Mũi vạch: có cấu tạo như đã nêu ở trên.
- Thân: là một giá thẳng đứng được chế tạo sao cho mũi vạch có thể cố định
cũng như di chuyển dọc được theo giá đồng thời cũng có thể xoay mũi vạch quanh
một điểm cố định.
- Đế: được chế tạo mặt dưới (đáy) phẳng để trượt trên bàn lấy dấu.
Thân được cố định trên đế.
Công dụng: Đài vạch dùng để vạch các đường, các mặt phẳng song song
trên hình khối (phân chia các hình khối).
Cách sử dụng: Đặt khối vật thể cần lấy dấu trên khối D hoặc khối V (nếu vật
thể là hình trụ). Khối D, khối V và đài vạch được đặt trên bàn lấy dấu.
Xác định khoảng cách từ mặt chuẩn đến vị trí của đường (mặt) cần vạch dấu rồi
điều chỉnh mũi vạch đúng vào các đường (mặt). Tiếp đó tay cầm vào đế của đài điều
khiển cho mũi vạch chạm vào mặt cần vạch dấu rồi kéo đài vạch đồng thời ấn cho mặt
đáy luôn tiếp xúc với mặt bàn lấy dấu còn mũi vạch luôn tiếp xúc với mặt cần vạch
dấu. Mũi vạch nghiêng theo hướng chuyển động 600-750.
+ Compa. (Hình 10)
- Cấu tạo: như com pa bình thường gồm có hai càng và
đều được làm nhọn một đầu, đầu nhọn này được nhiệt luyện
để có độ cứng cao. Hai đầu kia được ghép với nhau bằng
bản lề hoặc bằng mộng. Hai đầu nhọn của compa đều có thể
làm mũi tâm và mũi vạch.
- Công dụng: dùng compa để vạch các cung tròn có bán
kính xác định.
- Cách sử dụng : dùng chấm dấu xách định tâm cung tròn
cần vạch dấu. Đặt một mũi nhọn của compa vào vị trí đã
chấm dấu và quay mũi nhọn kia xung quanh ta được cung
tròn có bán kính xác định và bằng khoảng cách hai mũi
nhọn. Khi quay compa nghiêng theo hướng chuyển động
góc 60
0
-75
0
.
b. Dụng cụ giữ dấu (chấm dấu)
Hình 10: Compa
7
Hình 11: Dụng cụ giữ dấu
- Cấu tạo: Là một thanh thép có đường kính 8-10 (mm) thường làm bằng thép
dụng cụ. Gồm ba phần: đầu, thân và phần mũi nhọn. Đầu và phần mũi nhọn được
nhiệt luỵên để có độ cứng cần thiết (hình a).
- Công dụng: dùng để giữ dấu các đường, các điểm (tạo các vết lõm trên bề mặt
phôi nơi có các đường dấu, điểm cần thiết).
- Cách sử dụng: tay không thuận cầm vào thân chấm dấu cầm nghiêng, đặt mũi
nhọn đúng vào đường dấu (Hình 11- b). Sau đó dựng chấm dấu thẳng đứng với mặt
phẳng chứa đường dấu, điểm và dùng búa đánh nhẹ lên đầu của chấm dấu. Di
chuyển chấm dấu sang vị trí khác tiếp tục làm như vậy để tạo các dấu chấm khác.
Việc chấm dấu phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Khi chấm dấu trên đường có L>150 (mm). Thì khoảng cách giữa các dấu
chấm >10 và có thể tới 25-30(mm).
- Khi chấm dấu trên đường có L<150(mm) thì khoảng cách giữa các dấu
chấm là 8-10(mm).
- Khi chấm dấu trên đường tròn có đường kính <15(mm) ta chấm dấu tại
giao của đường tròn với hai đường kính vuông góc. Với các đường tròn có đường
kính >15(mm) thực hiện như trước, sau đó mỗi 1/4 vòng tròn chia ra 2,3,4 phần
đều nhau để chấm.
- Không được dùng chấm dấu đã mòn.
- Không chấm dấu lệch ra ngoài đường dấu.
- Không đánh búa quá mạnh để đảm bảo vết lõm có độ sâu chừng 0.3mm
đến 0.5mm với đường dấu dài dưới 150mm còn trên 150mm thì vết lõm có thể
sâu đến 1mm hoặc 1.5mm.
c. Dụng cụ kê đỡ
a) Chấm dấu b) Thực hiện chấm dấu
8
Hình 12: Khối D Hình 13: Khối V
Khối D (Hình 12) là một khối hình hộp chữ nhật có các mặt song song vuông
góc với nhau từng đôi một. Bốn mặt bên được chế tạo phẳng, chính xác để làm các
mặt chuẩn. Khối D dùng để kê, đỡ, gá, đặt các vật thể khi lấy dấu (hình b).
Khối V (Hình 13) là một khối thép có hai mặt phẳng hợp với nhau các góc 450,
90
0
, 120
0
tạo thành hình chữ V dùng để kê, đỡ, gá, đặt các vật thể hình trụ khi lấy
dấu. Hai mặt phẳng hợp thành hình chữ V được gia công phẳng, chính xác để làm
các mặt chuẩn.
Bàn lấy dấu là một mặt phẳng được chế tạo chính xác, phẳng để làm mặt
chuẩn. Bàn lấy dấu dùng để kê, đỡ, gá, đặt các vật thể, khối D, khối V khi lấy dấu.
d. Dụng cụ đo kiểm: thước lá, thước cặp, thước đo góc.
e. Phôi và chọn chuẩn cho phôi: Thường chọn các mặt phẳng có kích thước lớn như
mặt đầu, mặt đáy làm mặt chuẩn.
2.2.2.. Trình tự lấy dấu
- Làm sạch bề mặt phôi cần lấy dấu và bôi màu
- Căn cứ bản vẽ (vật thật) xác định điểm chuẩn, đường chuẩn dùng các dụng cụ
lấy dấu (vẽ) dựng hình dáng của chi tiết cần gia công lên phôi
- Xác định các điểm, đường quan trọng dùng dụng cụ giữ dấu (chấm dấu) tạo
các vết lõm trên các điểm, đường đã xác định
2.2.3. Phương pháp kiểm tra
- Dùng thước lá kiểm tra kích thước vạch dấu
- Dùng mắt thường kiểm tra độ đều vết lõm khi chấm dấu
2.2.4. Các dạng sai hỏng nguyên nhân và biện pháp phòng tránh, khắc phục
Sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
Sai kích thước
- Dùng thước có độ chính
xác không đảm bảo (thước
sai), do vội vàng, thiếu cẩn
thận
- Kiểm tra trước, cẩn thận,
kiên trì.
Sai hình dáng
- Chọn chuẩn sai, thao tác
sai.
- Lấy dấu chính xác.
- Thường xuyên kiểm tra .
9
Chấm dấu không giữa
đường dấu, không đều
- Khi đánh búa không dựng
thẳng chấm dấu hoặc đặt
mũi nhọn của chấm dấu
không đúng đường dấu.
- Chấm dấu có chiều sâu
vết lõm và khoảng cách các
vết lõm không đều.
- Do lực đánh búa không
đều, dịch chuyển chấm dấu
không đều.
- Đánh búa đều lực.
- Khoảng cách khi dịch
chuyển chấm dấu đều
2.3 Cắt kim loại bằng cưa tay
Cắt kim loại bằng cưa tay là một phương pháp gia công thô, nhằm chia phôi ra
thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc tạo thành hình dáng nhất định trên các vật thể.
2.3.1. Dụng cụ cắt: Cưa tay (Hình 14).
Hình 14: Cấu tạo cưa tay
Cấu tạo của cưa tay
- Khung cưa: Là một thanh thép dẹp hoặc ống, uốn thành hình chữ U. Trên
khung cưa có 2 tay cưa để lắp lưỡi cưa.
- Lưỡi cưa: Được chế tạo bằng thép cacbon dụng cụ hoặc bằng thép gió, thép
hợp kim. Lưỡi cưa thường dày 0.6-0.8mm rộng 12-20 mm và dài 250-300mm. Răng
cưa được tạo 1 hoặc hai bên, mỗi răng cưa là một lưỡi cắt, phần răng được nhiệt luyện
đạt độ cứng cần thiết còn phần trên tương đối mềm dẻo. Hai đầu lưỡi cưa có hai lỗ
(2.5-3mm), để luồn chốt khi lắp lên khung cưa.
Công dụng của cưa cầm tay.
Dùng để cắt phôi có đường kính từ 25 trở xuống, tấm mỏng và thép ống.
2.3.2. Phương pháp và công nghệ cưa tay
Chuẩn bị
- Chuẩn bị cưa
10
Lắp lưỡi cưa vào khung cưa: lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho chiều nhọn của
răng cưa hướng về phía trước (phía không có tay cầm). Điều chỉnh độ căng của lưỡi
cưa bằng cách vặn đai ốc (tai hồng), vừa vặn vừa kiểm tra độ căng bằng cách ấn nhẹ
ngón tay vào mặt bên của lưỡi cưa nếu thấy lưỡi cưa không bị võng là được .
- Thiết bị gá kẹp: Êtô, căn đệm.
- Thiết bị kiểm tra: thước lá, thước cặp.
Tư thế và thao tác cưa tay
Tư thế làm việc khi cắt kim loại
- Định chiều cao Êtô: tay thuận nắm vào tay cầm rồi đặt lưỡi cưa lên má kẹp
Êtô sao cho góc giữa cánh tay và khuỷu tay bằng 900.
- Vị trí đứng (Hình 15): đứng trước êtô, chân thuận đặt lên đường hợp với
hướng cưa góc 800-900. Chân thuận đặt phía trước tạo với chân không thuận 1 góc 600-
70
0, khoảng cách hai chân 200-300 mm. Khoảng cách từ người tới êtô từ 500-600mm
(hình dưới).
Hình 15: Vị trí đứng khi cưa tay
- Cách cầm cưa: tay thuận nắm tay cầm của cưa, ngón tay cái đặt dọc lên phía trên,
các ngón tay còn lại nắm phía dưới, đầu của tay cầm tỳ vào lòng bàn tay. Tay không
thuận nắm lấy chỗ uốn của khung cưa (có thể đặt khe của ngón tay cái và tay trỏ để
vào chỗ giao của tay cưa và khung).
Thao tác cưa
- Cầm cưa chắc chắn bằng cả hai tay, giữ cho cưa luôn thẳng đứng và vuông góc
với đường tâm chi tiết (đường tâm ngang của êtô). Ấn cưa xuống và đẩy thẳng về phía
trước, đẩy hết chiều dài của lưỡi cưa rồi kéo về khi kéo về không ấn. Cứ thực hiện như
vậy đến khi cắt gần đứt thì dùng tay trái đỡ phôi để tránh rơi vào chân.
- Khi cưa, hành trình đẩy đi và hành trình cắt gọt, hành trình kéo về phía người
đứng là hành trình không cắt. Tư thế đứng sao cho khi đẩy cưa gần hết hành trình thì
cánh tay không thuận gần như không thẳng, cánh tay trên và dưới của tay thuận gần
11
như vuông góc. Khi kéo cưa về cánh tay trên và dưới của tay không thuận gần như
vuông góc. Khi kéo cưa về cánh tay dưới của tay thuận vẫn nằm ngang.
Công nghệ cưa tay
Cưa cây thép tròn
Đầu tiên đặt ngang bằng rồi cắt.
Tiếp theo đặt cưa hướng xuống dưới về phía trước và cắt.
Tiếp theo cưa hướng lên trên về phía người cắt và cắt.
Tiếp tục cắt theo trình tự trên cho đến đứt (Hình 16).
Hình 16: Cưa thép tròn Hình 17: Cưa thép vuông
Với cây thép vuông hoặc chữ nhật cắt như hình trên (Hình 17)
Cưa các tấm mỏng.
Khi cưa các loại tấm mỏng để tránh sứt mẻ lưỡi cưa, chúng ta phải làm tăng độ
dày cần cưa. Như ghép nhiều tấm hoặc kẹp tấm mỏng giữa hai tấm đệm.
Cưa ống (Hình 18).
Để cưa phôi ống người ta thường sử dụng loại cưa chuyên dùng. Nếu không
có cưa chuyên dùng thì kẹp ống trong ống kẹp. Khi kẹp ống có thành mỏng hoặc ống
có mặt ngoài đã gia công nhẵn, phải dùng đệm gỗ lõm.
Vạch đường dấu xung quanh ống.
Lúc đầu đưa cưa theo mặt phẳng ngang, khi cưa
gần đứt chiều dày ống thì nghiêng dần lưỡi cưa như hình
bên khi không nghiêng được nữa thì nới êtô, xoay vật, siết
lại êtô và tiếp tục cưa. Cứ như vậy tới khi mạch cưa khép
kín, dùng tay bẻ nhẹ cho gẫy ống.
2.3.3. Trình tự cắt kim loại bằng cưa tay
- Vạch dấu
- Gá, kẹp phôi vào Êtô. Hình 18: Cưa ống
- Tạo điểm bắt đầu cắt (cưa mồi)
- Cắt
d. Phương pháp kiểm tra
Dùng thước lá kiểm tra kích thước chi tiết
d. Các dạng sai hỏng- nguyên nhân và cách phòng tránh
5 6
4
1
2
3
3
4 5
1 2
3
2
1
12
Sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
Mạch cưa không thẳng
- Cưa không được giữ
thẳng
- Lưỡi cưa chưa đủ căng
- Tạo mạch cưa mới ở mặt
sau (mạch cưa chưa sâu)
- Căng lưỡi cưa đủ căng
Kích thước không đạt
- Do lấy dấu sai.
- Đặt lưỡi cưa không đúng
đường vach dấu (cưa mồi)
- Lấy dấu chính xác.
- Đặt lưỡi cưa đúng đường
vạch dấu.
Lưỡi cưa bị mẻ
- Do cưa không đúng kỹ
thuật như khi cưa tấm
mỏng không làm tăng độ
dày cần cưa, khi cưa ống
không cưa xung quanh
hoặc cưa những cạnh sắc
nhọn, lưỡi cưa quá căng
- Ngừng cưa, lấy cưa ra
khỏi mạch và lấy hết răng
gẫy trong mạch, đem mài
lại 2,3 răng ở đoạn gẫy và
thực hiện cưa đúng theo
công nghệ.
2..3.4. An toàn khi cưa bằng tay
Lưỡi cưa mắc lên khung cưa phải căng vừa phải, nếu trùng quá lưỡi cưa dễ bị
trượt, mạch cưa không thẳng, nếu quá căng lưỡi cưa dễ bị bung ra gây nguy hiểm cho
người thao tác.
Phải kẹp chặt phôi trên êtô .
Không dùng cưa không có tay cầm hoặc tay cầm bị vỡ.
Khi cưa gần đứt, cần ấn tay nhẹ, dùng một tay đỡ vật để tránh rơi vào chân.
Không thổi vào mạch cưa vì như vậy phoi dễ bay vào mắt.
3. Tổ chức luyện tập kỹ năng
3.1. Yêu cầu luyện tập
3.1.1. Bản vẽ
(Lấy dấu và cắt phôi theo bản vẽ số 01)
3.1.2. Yêu cầu đạt được
- Đường dấu rõ, sắc nét, đảm bảo hình dáng hình học, Chấm dấu giữa đường
dấu, độ sâu , khoảng cách đều
- Thực hiện đúng thao tác cưa, phôi đai ốc cắt đúng kích thước, mạch cưa
thẳng, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện
3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công
Vạch dấu
13
Cưa kim loại
TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ
thuật
1 Bước 1: Lấy dấu
Rõ, chính xác
TT Trình tự Sơ đồ
Yêu cầu kỹ
thuật
1
Bước 1: Vạch dấu
- Xác định tâm
của khối vuông
- Vẽ đường tròn
cơ sở 43
- Đúng tâm
- Nét sắc
2
Bước 2:
- Vẽ lục giác nội
tiếp đường tròn
- Nét sắc
- Đúng hình dáng
hình học
3
Bước 3: Giữ dấu
(chấm dấu)
- Vết chấm đúng
các đỉnh và giữa
đường dấu
- Độ sâu đều nhau
Bước 4:
Tổng kiểm tra
Kiểm tra tất cả các thông số và nộp bài
14
2
Bước 2: Gá kẹp
phôi
- Vết cắt cách
mặt bên 5 mm
- Phôi kẹp đủ
chặt và nằm
ngang
3 Bước 3: Cưa mồi
- Đặt cữ (bấm
móng tay) đúng
dấu
- Tạo được vết
đúng dấu
4
Bước 4: Cắt tới độ
sâu cần thiết
Mạch thẳng, tới
độ sâu cần thiết
5 Bước 5: Cắt đứt
Mạch cắt thẳng
6
Bước 6: Tổng
kiểm tra
Kiểm tra tất cả các thông số và nộp bài
4. Hướng dẫn tự học
- Nhớ được các dụng cụ thiết bị, cách bảo quản;
- Trình tự và thao tác lấy dấu;
- Trình tự và thao tác cắt phôi bằng cưa tay;
- Nhớ các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng tránh;
- Đọc lại và ghi nhớ phần cắt chi tiết dạng ống, vật mỏng.
15
BÀI SỐ 02
ĐỤC MẶT PHẲNG
Thời gian thực hiện: 6 tiết
Tên bài học trước: Cắt KL bằng cưa tay
Thực hiện từ ngày........ đến ngày ..........
A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học
1. Phương tiện:
Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ...
2. Trang thiết bị:
TT
Tên và các thông số kỹ thuật của thiết
bị, dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu
hao
Đơn
vị
SL Ghi chú Bổ sung
1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV)
Êtô lắp trên bàn nguội C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thuc_hanh_nguoi.pdf