Bài giảng Thiết kế kiến trúc - Chương 2: Mặt bằng tổng thể và tổ chức không gian xí nghiệm công nghiệp - Trương Thị Anh Thư

Thiết kế Kiến trúc 2 -- 26 -- CHƯƠNG 2: MẶT BẰNG TỔNG THỂ VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 2.1 Nội dung chính của việc thiết kế mặt bằng tổng thể xí nghiệp công nghiệp 2.1.1 Mục đích Quy hoạch tổng mặt bằng xí nghiệp công nghiệp (XNCN) về cơ bản là đồ án QHCT xây dựng XNCN tỷ lệ 1/500. QH tổng mặt bằng XNCN là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình đầu tư xây dựng công nghiệp. Đây là giai đoạn chuyển các đề xuất, các phương án về cơ cấu tổ chức các kh

pdf28 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Thiết kế kiến trúc - Chương 2: Mặt bằng tổng thể và tổ chức không gian xí nghiệm công nghiệp - Trương Thị Anh Thư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu chức năng sang các giải pháp kiến trúc - xây dựng thực tế, theo điều kiện địa hình cụ thể của lô đất và đặt cơ sở cho việc triển khai xây dựng các tòa nhà và công trình trong các bước thiết kế tiếp theo. Khi thiết kế mặt bằng tổng thể của một XNCN cùng một lúc chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề sau: [1] Mối quan hệ giữa XNCN với KCN, CCN mà chúng được bố trí trong đó; – Với thành phố và các khu dân cư kế cận; – Các tuyến giao thông, bến cảng, ga đường sắt gần đó; – Việc đi lại của công nhân từ khu ở đến xí nghiệp, v.vtrong điều kiện hiện tại và trong tương lai. [2] Mối quan hệ trong SX giữa các phân xưởng và công trình của nhà máy: – Tức là sắp xếp và phân bố hợp lý các phân xưởng sản xuất, các công trình kỹ thuật; – Tiến hành phân khu khu đất xí nghiệp theo chức năng, hợp khối các phân xưởng, lựa chọn phương tiện và giải pháp tổ chức giao thông vận chuyển trong nhà máy; – Tổ chức hợp lý luồng người và luồng hàng ra vào nhà máy; – Bố trí hợp lý các mạng lưới cung cấp – kỹ thuật của xí nghiệp. [3] Tổ hợp kiến trúc không gian – mặt bằng toàn xí nghiệp xác định giải pháp xây dựng; thống nhất hóa các thông số mặt bằng; – Xác định vị trí, kích thước, hình khối, đường nét kiến trúc của từng ngôi nhà, công trình trong xí nghiệp; – Tổ chức mạng lưới phục vụ công cộng cho cán bộ công nhân viên; – Tổ chức khu trước xí nghiệp, cổng ra vào, các trục đường chính của xí nghiệp; – Trồng cây xanh và hoàn thiện tiện nghi khu đất; – Nghiên cứu khả năng cải tạo, mở rộng và phát triển xí nghiệp; phân kỳ xây dựng. Thiết kế Kiến trúc 2 -- 27 -- [4] Giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, vi khí hậu trong khu đất xí nghiệp, trong các nhà sản xuất như: – Định hướng nhà, chọn hình thức mặt bằng nhà xưởng, lựa chọn giải pháp trồng cây xanh, tổ chức tiểu địa hình, hoàn thiện bề mặt đường sá, sân bãi.v.v – Đánh giá tình hình địa chất, thủy văn và các điều kiện tự nhiên khác để lựa chọn giải pháp quy hoạch – xây dựng hợp lý. [5] Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của phương án thiết kế về các phương diện: Sử dụng đất, mật độ xây dựng, tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển, mạng lưới cung cấp kỹ thuật và các chỉ tiêu khác so với công suất xí nghiệp. 2.1.2 Nội dung chính của công tác thiết kế tổng mặt bằng a) Nguyên tắc thiết kế mặt bằng tổng thể xí nghiệp công nghiệp [1] Phù hợp với các quy định về kiểm soát phát triển đã được quy định trong KCN, CCN về mật độ xây dựng, khoảng lùi xây dựng, hướng tiếp cận với các tuyến đường bên ngoài lô đất, các quy định về độ cao san nền, hướng thoát nước, ... [2] Đáp ứng cao nhất các đòi hỏi của sản xuất. Nó phải phù hợp đến mức cao nhất sơ đồ chức năng lý tưởng của XNCN, đáp ứng các nhu cầu về diện tích. Các tòa nhà, công trình và thiết bị kỹ thuật của sản xuất phải sắp xếp sao cho dòng vật liệu giữa chúng là ngắn nhất, không trùng lặp, hạn chế sự cắt nhau, đặc biệt là dòng vật liệu có cường độ vận chuyển lớn. [3] Phân khu chức năng hợp lý theo đặc điểm của sản xuất, vệ sinh CN, đặc điểm cháy nổ, khối lượng và phương tiện vận chuyển, mật độ lao động v.v. để thuận tiện cho việc quản lý, khai thác. [4] Mặt bằng và hình khối của công trình hợp lý. NSX nên có mặt bằng hình khối đơn giản. [5] Tiết kiệm và sử dụng hợp lý đất đai trên cơ sở bố trí công trình hợp lý, đặc biệt qua giải pháp hợp khối các bộ phận chức năng và nâng tầng nhà. Tận dụng tối đa các diện tích đất không xây dựng để trồng cây xanh. [6] Đảm bảo yêu cầu về vệ sinh CN và phòng cháy nổ. Đối với NSX, phải đảm bảo hướng nhà thuận lợi cho tổ chức thông thoáng tự nhiên và giảm bức xạ mặt trời truyền vào trong nhà; khảng cách giữa các công trình hợp lý, đúng yêu cầu. [7] Tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển hợp lý, phù hợp với dây chuyền sản xuất, đặc điểm của hàng hóa, đáp ứng các yêu cầu sử dụng bảo quản. Hạn chế sự cắt nhau giữa luồng hàng và luồng người. [8] Đảm bảo khả năng phát triển và mở rộng XNCN trong tương lai. [9] Phân chia giai đoạn xây dựng hợp lý. [10] Đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ của từng công trình cũng như tổng thể toàn nhà máy. XNCN phải hòa nhập và đóng góp cho cảnh quan kiến trúc xung quanh. Thiết kế Kiến trúc 2 -- 28 -- b) Phân khu khu đất trên mặt bằng tổng thể xí nghiệp công nghiệp Việc phân chia khu đất XNCN thành các khu vực chức năng là nội dung cơ bản của việc QH định hướng phát triển không gian hay QH định hướng về sử dụng đất trong các đồ án QHCT. Để tạo điều kiện cho việc xác định các định hướng sử dụng đất một cách tối ưu, đáp ứng tất cả các đòi hỏi đồng thời của hoạt động sản xuất, người ta chia các khu đất của XNCN thành các khu vực theo các đặc điểm về sử dụng, khối lượng và đặc điểm vận chuyển hàng hóa, đặc điểm phân bố nhân lực và về vệ sinh công nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế việc phân chia các khu đất của XNCN chủ yếu theo đặc điểm sử dụng. Theo đặc điểm sử dụng, khu đất XNCN được phân chia thành các khu chức năng sau:  Khu trước nhà máy Đây là nơi bố trí cổng ra vào nhà máy, nơi bố trí các công trình hành chính quản lý, công cộng dịch vụ, ga ra ô tô, xe đạp cho người lao động và khách đến giao dịch. Đối với các XNCN có qui mô nhỏ hoặc có mức độ hợp khối lớn, khu trước nhà máy hầu như được dành cho cổng bảo vệ, bãi để xe và cây xanh cảnh quan. Khu trước nhà máy là khu vực chức năng của XNCN mang tính đối ngoại nên chúng được bố trí tại nơi thuận tiện cho việc tiếp cận với giao thông đường bộ bên ngoài nhà máy. Khu vực này còn được tổ hợp về không gian kiến trúc với vai trò là bộ mặt của XNCN, là không gian trọng tâm và đóng góp vào cảnh quan chung của khu vực. Khu trước nhà máy được đặt ở đầu hướng gió chủ đạo. Khu vực trước nhà máy thường chiếm 3-5% quĩ đất.  Khu sản xuất và công trình phụ trợ sản xuất Nơi bố trí các công trình nằm trong dây chuyền sản xuất chính của XNCN như các xưởng sản xuất chính, phụ và các xưởng sản xuất phụ trợ. Đây là khu vực có diện tích chiếm đất lớn, được ưu tiên về điều kiện địa hình và về hướng gió và hướng tránh nắng. Khu sản xuất và các công trình phụ trợ sản xuất thường chiếm 40-60% quĩ đất.  Khu kho tàng và các công trình đầu mối giao thông Tại đây bố trí các kho lộ thiên, bán lộ thiên hoặc kín, các công trình phục vụ giao thông vận chuyển như ga, cầu bốc dỡ hàng hóa...Tuy nhiên trong nhiều trường hợp do đặc điểm sản xuất mà kho nguyên liệu hoặc kho thành phẩm bố trí gắn liền với bộ phận sản xuất vì vậy chúng nằm ngay trong khu vực sản xuất. Khu kho tàng và giao thông được đặt tại khu vực sao cho vừa tiếp cận thuận lợi với giao thông bên ngoài, đặc biệt là đường sắt hoặc đường thủy vừa tiếp cận với khu sản xuất. Khu kho tàng và các công trình đầu mối giao thường chiếm 15-20% quĩ đất.  Khu các công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật Đây là các công trình trong quá trình hoạt động thường sinh ra bụi, tiếng ồn, khí thải, nguy cơ cháy nổ nên cần được bố trí cách xa khu vực sản xuất, khu trước nhà máy Thiết kế Kiến trúc 2 -- 29 -- và được đặt ở cuối hướng gió chủ đạo. Khu vực này thường chiếm 12-15% quĩ đất.  Khu vực dự kiến mở rộng Tùy theo định hướng phát triển của XNCN mà khu vực này có diện tích lớn hay nhỏ. Khu vực phát triển mở rộng có thể phân tán theo từng các khu vực chức năng hay tập trung lại thành một khu vực riêng biệt.Trong giai đoạn chưa xây dựng, diện tích này được sử dụng cho mục đích trồng cây xanh. Trong một vài trường hợp người ta còn có thể phân khu đất thành các khu vực theo mức độ tập trung nhân lực để tạo điều kiện cho việc tổ chức luồng người và hệ thống công trình công cộng dịch vụ trong XNCN. Việc phân khu chức năng hay định hướng phát triển không gian XNCN thường theo trình tự sau: [1] Xác định cổng ra vào XNCN, nơi bố trí khu vực trước nhà máy; [2] Xác định quỹ đất thuận lợi nhất để bố trí khu vực sản xuất; [3] Lựa chọn giải pháp QH tổng mặt bằng XNCN; [4] Xác lập hệ thống giao thông chung toàn XNCN và bố trí các khu vực chức năng còn lại. Hình 18: Sơ đồ thể hiện phân khu chức năng trong XNCN a) Phân khu theo chức năng: 1- Khu trước XNCN; 2- Khu sản xuất chính; 3- Khu phụ trợ; 4- Khu vực đầu mối giao thông và kho tàng; Thiết kế Kiến trúc 2 -- 30 -- b) Phân theo khối lượng vận chuyển: 1- Khu có khối lượng vận chuyển nhiều; 2- Trung bình; 3)- ít; c) Theo mức độ sử dụng nhân lực: 1- Khu đông người; 2) Trung bình; 3) Khu ít người; d) Theo mức độ độc hại: 1- Khu sạch sẽ; 2- Khu ít độc hại; 3- Khu độc hại trung bình; 4- Khu độc hại nhiều; 5) Khu dễ cháy, nổ. Hình 19: Sơ đồ thể hiện phân khu chức năng theo chiều đứng trong XNCN Thiết kế Kiến trúc 2 -- 31 -- Hình 20: Hình minh họa mặt bằng tổng thể Nhà máy kẹo Hải Hà Thiết kế Kiến trúc 2 -- 32 -- Hình 21: Hình minh họa mặt bằng tổng thể Nhà máy Dược phẩm 2 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 33 -- c) Bố trí luồng hàng và luồng người  Tổ chức luồng hàng trong XNCN Lựa chọn giải pháp tổ chức vận chuyển hàng hóa căn cứ vào: Các hình thức vận chuyển hàng hóa trong XNCN: - Đường chính: đảm nhiệm khối lượng vận chuyển cơ bản của XNCN, nối với giao thông bên ngoài của XNCN. Đường chính thường nằm trùng với trục giao thông, ở ranh giới giữa khu sản xuất và khu các công trình cung cấp đảm bảo kỹ thuật. Đường chính thường có chiều rộng bằng: o Chiều rộng tối thiểu 2 làn xe chạy, mỗi làn xe rộng 3,75m hoặc 3,5m. o Chiều rộng vỉa hè 4,5-5m. o Bán kính cong của lòng đường tối thiểu 24m (có xe vận chuyển container). - Đường nhánh: liên hệ giữa các bộ phận chức năng trong XNCN. Đây là các tuyến loại hàng hóa cần vận chuyển khoảng cách vận chuyển thời gian vận chuyển khả năng bốc dỡ chi phí vận chuyển thời hạn sử dụng của phương tiện vận chuyển Hệ thống đường ống, băng chuyền • Đường sắt trong XNCN thường ở dạng cụt hoặc xuyên qua. • Việc tổ chức các tuyến đường sắt thường đi cùng với việc tổ chức các điểm bốc dỡ hàng hóa. Vận chuyển bằng đường sắt • Đường ô tô trong XNCN thường được chia làm hai loại: Đường chính và đường nhánh. Vận chuyển bằng đường bộ (đóng một vai trò quan trọng) Thiết kế Kiến trúc 2 -- 34 -- vận chuyển phụ, phục vụ sửa chữa, cứu hỏa. o Đường có bề rộng lòng đường cho 1- 2 làn xe rộng 3,5m, o Vỉa hè mỗi bên rộng 3m.  Tổ chức luồng người: Giao thông cho luồng người trong XNCN được tổ chức thông qua các tuyến đường đi bộ. Các tuyến này có thể bố trí cùng tuyến với đường ô tô hoặc tuyến riêng biệt với bề rộng = n x 0,75m. Để hạn chế sự giao cắt giữa luồng hàng và luồng người nhằm đảm bảo thời gian và an toàn vận chuyển có thể sử dụng các biện pháp: o Tách luồng hàng và luồng người về hai phía khác nhau; o Sử dụng cầu vượt hoặc lối đi ngầm dưới đất. bến xe bus cổng nhà máy bãi gửi xe phòng thay gửi quần áo nơi làm việc trong XNCN Thiết kế Kiến trúc 2 -- 35 -- Hình 22: Sơ đồ tổ chức giao nhau khác mức giữa luồng hàng và lưồng người trong XNCN d) Đảm bảo tính chặt chẽ trong xây dựng e) Thống nhất hóa và mô đun hóa f) Đảm bảo khả năng phát triển xí nghiệp công nghiệp Mở rộng sản xuất là yêu cầu thông thường trong tổ chức sản xuất do xuất phát từ nhu cầu:  Mở rộng để nâng công suất  Để sản xuất sản phẩm mới  Do thay thế máy móc thiết bị dẫn đến đòi hỏi thêm về diện tích. Yêu cầu về mở rộng và quy mô mở rộng cần được dự kiến sớm ngay trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư hay trong giai đoạn QH tổng mặt bằng XNCN. Trong xây dựng CN việc mở rộng XNCN thường diễn ra theo một số dạng sau:  Xây dựng thêm công trình mới. Đây là dạng mở rộng đơn giản nhất, thường được sử dụng trong trường hợp nâng công suất ở mức độ lớn hoặc do yêu cầu phát triển sản xuất thêm loại sản phẩm khác. Trong hình thức mở rộng này, khi thiết kế mặt bằng chung XNCN người ta phải dự tính trước vị trí và diện tích cho công trình dự kiến xây dựng mở rộng.  Mở rộng theo dạng module. Đây là dạng mở rộng thường thấy trong các XNCN, nó có thể coi là xây dựng theo kiểu phân đợt như các đơn nguyên của nhà ở. Mỗi module tồn tại tương đối độc lập. Vì vậy dạng mở rộng này ít gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa công trình đã xây dựng và phát triển mới. Các module có thể phát triển theo chiều ngang hoặc chiều dọc tùy theo hướng của dòng vật liệu.  Mở rộng theo hình thức xây dựng thêm một hoặc hai nhịp nhà. Đây là dạng mở rộng có quy mô nhỏ, để có thể bố trí thêm dây chuyền sản xuất. Tuyến sản xuất mới này sử dụng các công trình hoặc không gian phụ trợ đã có. Đây cũng chính là nguyên nhân hạn chế quy mô của việc mở rộng vì nếu tăng thêm quy mô nữa thì khả năng phục Thiết kế Kiến trúc 2 -- 36 -- vụ của các bộ phận phụ sẽ quá tải, bán kính phục vụ quá xa, gây ảnh hưởng tới sự hoạt động của các bộ phận sản xuất khác cũng như bộ phận mới mở rộng. 2.2 Các dạng nhà, công trình sản xuất - Các dạng quy hoạch xí nghiệp công nghiệp 2.2.1 Các dạng nhà sản xuất và công trình a) Nhà sản xuất: bao gồm các công trình xây dựng có mái và tường bao che dạng kín hoặc lộ thiên, một hoặc nhiều tầng như: – NSX chính, phụ trợ sản xuất (phục vụ sản xuất), các tòa nhà thuộc hệ thống cung cấp năng lượng, nhà kho, các trạm điều hành, bảo vệ, v.v – Các nhà quản lý – hành chính, điều hành sản xuất – kỹ thuật, các tòa nhà phục vụ sinh hoạt – đời sống, phục vụ học tập cho những người làm việc trong xí nghiệp. b) Công trình trong xí nghiệp công nghiệp: bao gồm các công trình xây dựng dạng kiến trúc kỹ thuật hoặc các thiết bị lộ thiên, v.v phục vụ cho nhà máy như: – Công trình kỹ thuật: bunke, xi lô, tháp làm lạnh, ống khói, băng chuyền, v.v – Công trình cung cấp năng lượng: trạm phát điện, trạm biến thế ngoài trời, trạm khí nén, lò hơi, v.v – Kho, sân bãi chứa nguyên vật liệu, hàng hóa lộ thiên, v.v – Các thiết bị sản xuất lộ thiên: lò cao, thiết bị sản xuất trong CN hóa chất, cần trục, các thiết bị sản xuất lộ thiên khác, v.v Nhìn chung, số lượng và chủng loại các tòa nhà và công trình trong các XNCN thường khác nhau tùy thuộc vào: loại sản xuất và phương pháp công nghệ; giải pháp xây dựng nhà (phân tán hay hợp khối); giải pháp QH mặt bằng chung, v.v Thông thường các chỉ dẫn về nhà và công trình của mỗi XNCN do các kỹ sư công nghệ đưa ra cho thấy: số lượng các hạng mục công trình; quy mô, các thông số xây dựng cơ bản; các chỉ dẫn về đặc điểm sản xuất, điều kiện lao động, chế độ vi khí hậu v.v... Nhờ đó người thiết kế có cơ sở để tiến hành thiết kế, chọn lựa phương án kiến trúc, quy hoạch hợp lý, kinh tế nhất. 2.2.2 Các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng xí nghiệp công nghiệp Trong thực tế thiết kế, hình thức bố trí tổng mặt bằng XNCN rất đa dạng, ít khi có sự trùng lặp, ngay cả trong trường hợp trong các lô đất có hình dáng tương tự trong một KCN. Tuy nhiên có thể tập hợp các dạng quy hoạch tổng mặt bằng XNCN thành 5 giải pháp như sau: a) Quy hoạch theo kiểu ô cờ Phân chia khu đất XNCN thành các dải và ô đất thông qua hệ thống giao thông nội bộ của XNCN. Trên mỗi ô đất đó bố trí một hoặc một vài công trình. Thiết kế Kiến trúc 2 -- 37 -- Mặt bằng chung XNCN có trật tự, dễ tạo được sự thống nhất, vì vậy đây là giải pháp hay được sử dụng, đặc biệt với các XNCN có quy mô lớn với nhiều hạng mục công trình. Trục tổ hợp để bố trí các công trình là các trục giao thông. Mặc dù các công trình có quy mô khác nhau nhưng thông thường được bố trí dọc theo các trục giao thông chính; các công trình thường được xây dựng theo cùng chỉ giới xây dựng tạo thành một tuyến có vách mặt không gian thống nhất. b) Quy hoạch theo kiểu hợp khối liên tục Là giải pháp thường thấy trong các XNCN sử dụng hệ thống điều hòa khí hậu nhân tạo. Công trình chính có thể dạng chữ nhật, hoặc có mặt bằng hình khối phát triển theo tuyến sản xuất. Hầu hết các bộ phận chức năng được hợp khối trong một công trình chính, các công trình bố trí riêng là các công trình có nguy cơ gây cháy nổ, bụi Về mặt tổ hợp giải pháp này phong phú hơn giải pháp kiểu ô cờ vì hình khối công trình đa dạng, do được tổ hợp từ các bộ phận chức năng hết sức khác nhau. Trục tổ hợp chính của toàn nhà máy là trục tổ hợp của chính nhà sản xuất, của bộ phận sản xuất. Hệ thống trục không gian này là cơ sở để bố trí các tổ hợp không gian phụ khác. c) Giải pháp bố trí công trình theo chu vi khu đất Nhà và công trình được bố trí theo chu vi khu đất tạo thành các sân trong, đóng vai trò là giao thông nội bộ và khoảng không gian thông thoáng. Mặt chính của các công trình quay ra phía các đường bao quanh khu đất. Giải pháp này thường được sử dụng cho các XNCN bố trí bên trong các khu dân dụng, để tiết kiệm tối đa đất xây dựng và tham gia vào cảnh quan đường phố. Trục tổ hợp của các công trình trong XNCN được xác định bởi yếu tố cảnh quan bên ngoài khu đất xây dựng, đặc biệt là hướng các tuyến đường. Giải pháp QH này có thể dẫn đến các vấn đề: mặt bằng hình khối công trình phức tạp, khó xây dựng và sử dụng, khả năng thông thoáng trong khu đất kém. d) Giải pháp quy hoạch theo kiểu module Giải pháp QH này được hình thành trên cơ sở các công trình chính hoặc cụm công trình trong khu đất được tổ hợp thành những module. Đây có thể coi như một kiểu mở rộng. Các module có quy mô khác nhau. Loại module nhỏ có thể chỉ hình thành bởi một không gian nhà được tạo thành bởi một giải pháp kết cấu nào đó. Loại module lớn có thể cả một đoạn phân xưởng hoàn chỉnh. Ví dụ các gian tổ máy của nhà máy điện. Trong giải pháp này, không gian hình khối chung của công trình phụ thuộc vào bản thân tổ chức không gian của các module và hướng phát triển lắp ghép chúng. Thiết kế Kiến trúc 2 -- 38 -- Đây là giải pháp được sử dụng trước hết xuất phát từ ý tưởng tạo ra sự linh hoạt cho việc mở rộng mà vẫn không phá vỡ cấu trúc không gian chung của toàn nhà máy. Mặt khác chúng gây ấn tượng rằng bản thân CTCN cũng tương tự như sản phẩm CN, được tổ hợp từ nhiều thành phần thống nhất. e) Giải pháp bố trí kiểu tự do Do đặc điểm và yêu cầu của công nghệ sản xuất hoặc do yêu cầu về mặt quy hoạch đô thị mà các công trình trong khu đất XNCN được sắp xếp theo dạng tự do; Các công trình bố trí theo hình thức tự do thường được biểu hiện qua các đặc điểm sau: Các trục tổ hợp của công trình không vuông góc với nhau như với các giải pháp thông thường mà có thể có nhiều trục tổ hợp với nhiều hướng khác nhau. Hướng của các trục này được quyết định bởi định hướng không gian của các môi trường xung quanh XNCN. Các hình khối không gian phát triển theo các tuyến sản xuất hoặc theo các yêu cầu khác ví dụ như đáp ứng khả năng mở rộng của các bộ phận chức năng ... Giải pháp quy hoạch theo kiểu tự do theo nguyên tắc "trục xương sống". Ở giải pháp này các công trình hay các bộ phận chức năng phát triển dọc theo một không gian đóng vai trò như một không gian xương sống của tổ hợp công trình. Không gian này là nơi bố trí các bộ phận chức năng ít thay đổi của XNCN, ví dụ như bộ phận hành chính, phục vụ, một vài bộ phận phụ trợ. Các bộ phận chức năng hay thay đổi, mở rộng của XNCN như các bộ phận sản xuất, kho được bố trí bám thành các nhánh vào không gian trục " xương sống". Việc lựa chọn giải pháp QH nào trong các dạng kể trên tùy thuộc vào: – Đặc điểm sản xuất; – Quy mô XNCN; – Đặc điểm của khu đất; – Nhu cầu về mở rộng v.v – Và khả năng vận dụng của người tư vấn thiết kế. Thiết kế Kiến trúc 2 -- 39 -- Hình 23: Giải pháp quy hoạch theo kiểu ô cờ Tổng mặt bằng XNCN: 1)Kho nguyên liệu, thành phẩm; 2)Nhà sản xuất; 3)Công trình hành chính, dịch vụ; 4) Diện tích dự kiến mở rộng; 5) Các công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật Mặt đứng khai triển XNCN, bến trái là khối kho, giữa là khối nhà sản xuất, bên phải là khối nhà hành chính, dịch vụ. Hình 24: Ví dụ minh hoạ về giải pháp quy hoạch kiểu hợp khối liên tục Thiết kế Kiến trúc 2 -- 40 -- Hình 25: Ví dụ minh hoạ về giải pháp quy hoạch kiểu hợp khối liên tục Thiết kế Kiến trúc 2 -- 41 -- Hình 26: Giải pháp quy hoạch theo kiểu chu vi Thiết kế Kiến trúc 2 -- 42 -- Hình 27: Giải pháp quy hoạch theo kiểu tự do Thiết kế Kiến trúc 2 -- 43 -- Hình 28: Ví dụ minh hoạ giải pháp quy hoạch kiểu mô đun trong nhà máy điện. Các cấu trúc không gian của mỗi tổ máy tạo thành một môđun. Toàn bộ khối công trình được phát triển trên cơ sở của các không gian mô đun đó. 2.3 Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc trong xí nghiệp công nghiệp Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc trong XNCN gồm các nội dung chính: [1] Bố cục không gian kiến trúc toàn XNCN Bố cục không gian kiến trúc XNCN được thể hiện chủ yếu qua đặc điểm sau: – Giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc được lựa chọn cho toàn XNCN, ví dụ như giải pháp quy hoạch kiểu ô cờ, hay kiểu chu vi, kiểu hợp khối lớn..; – Lối ra vào chính của XNCN, liên quan đến việc bố trí khu trước nhà máy; – Vị trí và sự đóng góp vào môi trường cảnh quan chung của công trình chính của XNCN – nhà sản xuất; – Vị trí của các khu vực xây dựng các công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật mà không ảnh hưởng bất lợi đến môi trường kiến trúc cảnh quan của XNCN và môi trường kiến trúc cảnh quan chung của KCN và đô thị; – Phân bố hệ thống cây xanh trong toàn XNCN; – Số lượng, quy mô hạng mục công trình và phân bố về chiều cao công trình trong toàn XNCN. –Bố cục không gian kiến trúc toàn XNCN; –Bố cục không gian các khu vực trọng tâm, các tuyến, các điểm nhấn và các điểm nhìn quan trọng. Các yêu cầu tổ chức và bảo vệ cảnh quan Thiết kế Kiến trúc 2 -- 44 -- [2] Bố cục không gian các khu vực trọng tâm, các tuyến, các điểm nhấn và các điểm nhìn quan trọng a) Khu vực trọng tâm về không gian của XNCN gồm các dạng sau: – Khu vực xây dựng công trình hành chính dịch vụ: Tại các XNCN có quy mô lớn, khu vực xây dựng công trình hành chính, dịch vụ thường có nhiều hạng mục công trình: nhà hành chính quản lý, công trình trưng bày, quảng bá sản phẩm, công trình dịch vụ sinh hoạt, ăn uống, giải trí, đào tạo...gắn liền với khu vực cổng ra vào. Chúng tạo thành tổ hợp riêng của các công trình hành chính, dịch vụ với đặc điểm của các công trình dân dụng và có cấu trúc không gian tương đối độc lập, tạo thành một không gian trung tâm, bộ mặt của XNCN. – Khu vực trọng tâm gồm các công trình hành chính, dịch vụ kết hợp với công trình nhà sản xuất: Tại các XNCN có quy mô trung bình và nhỏ, các công trình hành chính, dịch vụ có quy mô không lớn, khó có thể tạo nên một tổ hợp không gian riêng, nên thường gắn với công trình nhà sản xuất tạo thành tổ hợp công trình hành chính, dịch vụ - nhà sản xuất. Trong trường hợp này, công trình nhà sản xuất có thể chỉ đóng vai trò là nền cho các công trình hành chính, dịch vụ trong tổ hợp. – Khu vực trọng tâm là nhà sản xuất: Tại các XNCN có quy mô trung bình và nhỏ sử dụng các giải pháp hợp khối, bộ phận chức năng hành chính, dịch vụ được hợp khối trong nhà sản xuất. Tổ hợp công trình nhà sản xuất chính là không gian trọng tâm của XNCN. – Ngoài ra, trong các XNCN có quy mô lớn, kéo dài có thể có một vài khu vực trọng tâm về không gian: Khu vực tổ hợp các công trình hành chính, dịch vụ; khu vực tổ hợp các công trình nhà sản xuất... b) Các tuyến, các điểm nhấn và điểm nhìn quan trọng: – Các tuyến không gian trải dài dọc theo các trục đường bên ngoài hàng rào của XNCN, đặc biệt là các trục đường chính của KCN hoặc của đô thị. – Các tuyến không gian trải dài theo trục chính của XNCN, bắt đầu từ cổng ra vào chính. – Các điểm nhấn và điểm nhìn quan trọng chủ yếu là các điểm nhấn và điểm nhìn từ trục đường bên ngoài hàng rào XNCN, đặc biệt là từ phía các trục đường chính của KCN và đường giao thông của đô thị. Thông thường các điểm nhấn không gian là khu vực cổng ra vào, hình dáng kiến trúc của công trình hành chính, công trình sản xuất (đặc biệt là các công trình sử dụng kết cấu không gian..) [3] Yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan – Trên cơ sở các khu chức năng, hợp nhóm và phân chia lại thành các khu vực tương tự như nhau về yêu cầu tổ chức và bảo vệ cảnh quan. Thiết kế Kiến trúc 2 -- 45 -- – Đề xuất các yêu cầu cụ thể về tổ chức và bảo vệ cảnh quan với từng khu vực đã được phân chia: Yêu cầu về chỉ giới xây dựng; hàng rào; yêu cầu về hình thức kiến trúc công trình (cơ cấu và phân chia bề mặt, màu sắc...), cây xanh cách ly; chiếu sáng; quảng cáo...; các yêu cầu về đóng góp với cảnh quan chung. Bảng 4: Ví dụ về việc thiết lập một bảng phân vùng cảnh quan và các yêu cầu về tổ chức bảo vệ cảnh quan TT Khu vực theo phân vùng cảnh quan Vị trí ô đất theo ký hiệu trên bản vẽ Chức năng ô đất Yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan 1 Khu vực hàng rào trước nhà máy và cổng ra vào Cổng ra vào . Không sử dụng hàng rào đặc. Khuyến khích sử dụng cây xanh làm hàng rào. . Đảm bảo các yêu cầu về giao thông và cảnh quan chung của lối ra vào chính ... 2 Khu vực trước nhà máy CC1 Khu vực XD công trình hành chính, dịch vụ . Khu vực trọng tâm về không gian của XNCN ... 3 Khu vực công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật HTKT Công trình xử lý nước thải, tập trung rác thải... . Có tường bao che đặc ngăn cản tầm nhìn, có dải cây xanh cách ly từ phía trục đường chính KCN với chiều dày tối thiểu 20m. .... 2.4 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong xí nghiệp công nghiệp Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong XNCN gồm: hệ thống giao thông hệ thống cấp điện hệ thống cấp hơi và cấp nhiệt hệ thống cấp nước hệ thống thoát nước mưa hệ thống thông tin bưu điện hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường Thiết kế Kiến trúc 2 -- 46 -- Việc quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật XNCN phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài XNCN hay hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN, CCN hoặc đô thị tiếp nối đến hàng rào lô đất xây dựng. Đối với các XNCN nằm trong KCN, CCN, việc tính toán cũng như bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhất thiết phải tuân theo các quy định chung của KCN, CCN, để đảm bảo hệ thống hạ tầng XNCN hoạt động phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN, CCN. Các quy định này thường tập trung ở một số điểm sau: – Quy định vị trí lối ra vào của XNCN từ tuyến đường KCN, CCN bên ngoài (nhằm khắc phục tình trạng các lối ra vào của XNCN mở quá gần các ngã ba, ngã tư của các trục đường KCN, CCN) – Quy định về lưu vực thoát nước mưa, hướng tiêu nước và điểm đấu nối với hệ thống thoát nước mưa của KCN, CCN; quy định về cao độ san nền. – Quy định về hướng thoát nước thải và chất lượng của nước thải sau khi xử lý sơ bộ, điểm đấu nối với hệ thống thoát nước thải của KCN, CCN; – Quy định về điểm đấu nối với hệ thống cấp điện, thông tin bưu điện của KCN, CCN. – Tính toán và thiết kế kỹ thuật hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong XNCN được các chuyên gia từng chuyên ngành đảm nhiệm. Với các nhà tư vấn kiến trúc, việc nắm được các nguyên tắc thiết kế hệ thống này sẽ tạo điều kiện cho việc hợp tác có hiệu quả với các tư vấn kỹ thuật khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng. 2.5.1 Quy hoạch hệ thống giao thông Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất phụ thuộc đáng kể vào việc tổ chức giao thông. Tiết kiệm được mỗi tấn hàng hóa vận chuyển đồng nghĩa với việc tiết kiệm các chi phí, bởi vậy việc tổ chức giao thông vận chuyển hợp lý trong XNCN là một trong những nhiệm vụ quan trọng khi quy hoạch mặt bằng chung XNCN. Nội dung cơ bản của quy hoạch hệ thống giao thông trong XNCN gồm: – Bố trí cổng ra vào nhà máy: – Bố trí các tuyến giao thông vận chuyển cho người và hàng trong XNCN (bên ngoài công trình); – Bố trí bãi đỗ xe và tổ chức các khu vực bốc dỡ hàng. a) Cổng ra vào XNCN Cổng ra vào XNCN là bộ phận tiếp nối giữa giao thông bên trong và giao thông bên ngoài nhà máy. Qua cổng này gồm hàng hóa, người lao động và khách tham quan, giao dịch. Vận chuyển bằng đường sắt ít khi qua cổng chính mà bằng hệ thống cổng riêng. Trong một số trường hợp người ta còn tổ chức tách riêng cổng cho hàng hóa và cho người. Thậm chí còn tách riêng cổng cho người lao động và cổng cho khách tham quan giao dịch. Thiết kế Kiến trúc 2 -- 47 -- Các bộ phận chức năng của cổng bao gồm; – Cổng cho người lao động và khách tham quan, giao dịch; – Cổng cho vận chuyển hàng hóa; – Nhà thường trực và nhà chờ của khách; – Khu vực kiểm tra; – Cân xe và hàng hóa; – Thiết bị báo động và phòng cháy; – Hàng rào. Quy mô của các không gian này trước hết phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm của XNCN, khối lượng vận chuyển. Với XNCN có quy mô nhỏ chúng có thể chỉ có một phần trong các chức năng kể trên, thậm chí cổng ra vào được hợp khối với nhà hành chính. Với các XNCN có quy mô trung bình và lớn nên có cổng ra vào tách riêng. Trang bị kỹ thuật của cổng phụ thuộc vào giá trị hàng hóa mà nó bảo vệ. Để thuận tiện cho việc kiểm soát số lượng cổng ra vào nên hạn chế. Việc lựa chọn vị trí đặt cổng ra vào phụ thuộc trước hết vào khả năng tiếp cận với tuyến giao thông bên ngoài XNCN, vào hình thức bố trí các công trình trong XNCN. Vì cổng ra vào là một phần bộ mặt của XNCN nên vị trí của cổng còn phải phù hợp với cảnh quan chung của khu vực. Cổng của nhà máy cần bố trí lùi vào ít nhất 4m so với chỉ giới đường đỏ và bề rộng của đoạn lùi này rộng tối thiểu gấp 4 lần chiều rộng cổng, qua đó tạo thành một quảng trường nhỏ phía trước nhà máy đóng vai trò là không gian chuyển tiếp giữa giao thông bên trong XNCN với giao thông bên ngoài và là nơi đỗ cho xe chờ kiểm tra vào nhà máy. Hình thức kiến trúc và mức độ hoàn thiện của khu vực cổng có một vai trò tích cực trong tổ chức môi trường cảnh quan của khu trước nhà máy và là một điểm nhấn không gian cho mặt đứng của XNCN. Trong một số XNCN, hiện đã tổ chức bộ phận đảm bảo an ninh cho toàn XNCN trên cơ sở các trang thiết bị bảo vệ hiện đại. Sự xuất hiện của hệ thống đảm bảo an ninh này cũng làm thay đổi cách thức tổ chức các cổng b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_thiet_ke_kien_truc_chuong_2_mat_bang_tong_the_va_t.pdf