1
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
GIÁO TRÌNH
NGHỀ: SỬA CHỮA XE MÁY
TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ
Lào Cai, Năm 2017
2
Lời nói đầu
Xe máy được sử dụng rộng rãi ở nước ta hiên nay nó một phương tiện đi lại cá nhân.
Với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống được nâng cao số lượng xe máy gia tăng
nhanh chóng, đi cùng với nó là sự đòi hỏi phải có một đội ngũ thợ bảo dưỡng và sửa chữa.
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng xe máy được biên soạn nhằm mục đích cun
233 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Sửa chữa xe máy (Trình độ Sơ cấp nghề), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cấp cho
người học những kiến thức, kỹ năng có thể sửa chữa được xe máy. Giáo trình biên soạn
dựa trên cơ sở điều kiện thực tế hiện nay dùng trong đào tạo sơ cấp nghê.
Nội dung của giáo trình được biên soạn với 4 mô đun tích hợp lý thuyết và thực
hành bao gồm:
MĐ 01: Sửa chữa động cơ xe máy
MĐ 02: Sửa chữa hệ thống nhiên liệu, khởi động và đánh lửa xe máy
MĐ 03: Sửa chữa hệ thống truyền động và khung sườn xe máy
MĐ 04: Sửa chữa hệ thống điện trên xe máy
Giáo trình được biên soạn cho đối tượng sơ cấp. Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc
chắn không tránh khỏi khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng
thấm định để cho giáo trình được hoàn thiện hơn.
TÁC GIẢ
3
Mục lục
Số TT Tên mô đun và các bài trong mô đun
Trang
MĐ 01 Sửa chữa động cơ xe máy
02- 57
1 Bài 1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe máy, tổng quan nghề sửa
chữa xe máy
5
2 Bài 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ 36
3 Bài 3. Sửa chữa Cơ cấu phân phối khí 41
4 Bài 4. Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 57
MĐ 02 Sửa chữa hệ thống nhiên liệu, khởi động và đánh lửa xe máy 83-119
1 Bài 1. Sửa chữa hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí trên xe máy 86
2 Bài 2. Sửa chữa hệ thống nhiên liệu phun xăng điện tử trên xe máy 99
3 Bài 3. Sửa chữa hệ thống khởi động xe máy 113
4
Bài 4. Sửa chữa hệ thống đánh lửa xe máy 119
MĐ 03
Sửa chữa hệ thống truyền động và khung sườn xe máy
136-194
1 Bài 1. Sửa chữa bộ ly hợp 139
2 Bài 2. Sửa chữa hộp số 152
3 Bài 3. Sửa chữa bộ truyền động vô cấp 158
4 Bài 4. Sửa chữa hệ thống phanh bánh xe 172
5 Bài 5. Sửa chữa hệ thống giảm xóc, cổ phốt xe 194
MĐ 04 Sửa chữa hệ thống điện xe máy 207-229
1 Bài 1. Tổng quan về hệ thống điện và bảo dưỡng nguồn điện trên xe 209
2 Bài 2: Sửa chữa hệ thống chiếu sáng 217
4
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Sửa chữa động cơ xe máy
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ: (Lý thuyết: 17 giờ; Thực hành: 39 giờ; Kiểm tra 04
giờ)
I. Vị trí, tính chất mô đun:
- Vị trí:Mô đun được bố trí dạy đầu tiên
- Tính chất: Là mô đun bắt buộc.
II. Mục tiêu mô đun:
- Kiến thức
+ Trình bày được khái niệm, cấu tạo chung về xe máy, tổng quan nghề sửa chữa
xe máy.
+ Trình bày được cấu tạo nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy và các cơ cấu trong
động cơ xe máy.
+ Trình bày được tượng nguyên nhân hư hỏng của cơ cấu phân phối khí, cơ cấu thanh
truyền trục khuỷu, hệ thống bôi trơn làm mát.
+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân các sai hỏng thường gặp của xe
máy
- Kỹ năng
+ Lựa chọn và sử dụng đúng các dụng cụ tháo, lắp, dụng cụ và thiết bị kiểm tra
+ Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được những sai hỏng của động cơ xe máy đúng quy
trình, đảm bảo kỹ thuật và an toàn
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp và
an toàn lao động trong nghề sửa chữa xe máy.
+ Vận hành và sử dụng được các thiết bị máy công cụ phục vụ ngề sửa chữa.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề sửa chữa
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
+ Có tinh thần trách nhiệm cao và tự chủ cũng như tự chịu trách nhiệm trong học,
như thực hành.
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
1 Bài 1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe
máy, tổng quan nghề sửa chữa xe máy
6 4 2
3 Bài 3: Sửa chữa hệ thống tín hiệu 221
5
1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe máy. 1 1
2. An toàn lao động và vệ sinh công
nghiệp trong sửa chữa
1 1
3. Sử dụng các dụng cụ thiết bị trong sửa
chữa
2 1 1
4. Các công tác bảo dưỡng sửa chửa 2 1 1
2 Bài 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của
động cơ
4 3 1
1. Khái niệm và thuật ngữ thường dùng trong
động cơ
1 1
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động
cơ xe máy.
3 2 1
3 Bài 3. Sửa chữa Cơ cấu phân phối khí 16 4 10 2
1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của
bộ dẫn động cam.
1 1
2. Sửa chữa các chi tiết của cơ cấu phân phối
khí
9 2 7
3. Sửa chữa nắp máy 4 1 3
Kiểm tra 2 2
4 Bài 4. Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh
truyền
34 6 26 2
1. Sửa chữa pít tông - xéc măng và xi lanh 16 3 13
2. Sửa chữa thanh truyền – trục khuỷu 8 1 7
3. Sửa chữa hệ thống bôi trơn 8 2 6
Kiểm tra 2 2
Cộng 60 17 39 4
6
Bài 1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe máy, tổng quan nghề sửa chữa xe máy
1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe máy.
1.1. Khái niệm chung về xe máy
Xe máy là phương tiện cơ giới có hai bánh, được trang bị động cơ truyền động tới
bánh sau giúp chiếc xe có thể di chuyển về phía trước. Người lái điều khiển chiếc xe
thông qua tay lái nối liền với bánh trước. Các bộ phận điều khiển trên tay lái giúp kiểm
soát tốc độ, bộ ly hợp (đối với xe có tay côn) và phanh trước, trong khi hai bàn đạp chân
cho phép thay đổi hộp số và phanh sau.
Về phân loại, có khá nhiều cách để phân loại xe máy. Có thể phân loại theo số bánh
xe, mặc dù khái niệm cơ bản xe máy là loại phương tiện hai bánh, nhưng một số biến thể
xe gắn máy có 3 bánh hoặc 4 bánh như hack (loại xe máy có ghế phụ ở bên cạnh) vẫn
được xếp vào dòng xe máy.
Ngoài ra có thể phân loại theo dung tích xilanh, xe dưới 50 phân khối, xe từ 50-175
phân khối và xe trên 175 phân khối (xe phân khối lớn).
Tuy nhiên, kiểu phân loại phổ biến nhất là dựa trên tính chất, cấu tạo và công dụng
của chiếc xe. Chúng ta có xe máy thông dụng thường thấy ở Việt Nam là kiểu xe
Underbone và Scooter. Trong đó, Underbone là dòng xe số, như Wave, Future, Sirius,
Exciter...
7
Đặc điểm chính của loại xe này là động cơ đặt bên dưới khung xe, bình xăng ở
dưới yên. Với thiết kế này, trọng tâm xe lùi về sau hoặc ở giữa, phần đầu xe nhẹ nhàng.
Scooter, hay còn gọi là xe tay ga, do sử dụng hộp số vô cấp (cũng có một số dòng
xe Scooter sử dụng hộp số tay với số và côn được tích hợp ở tay lái bên trái). Đặc điểm
chính của Scooter là có động cơ đặt phía sau xe, phần đuôi xe khá lớn với cốp xe rộng,
không gian phía trước thoải mái, nó cũng có đường kính vành xe nhỏ hơn so với hầu hết
các dòng xe khác. Underbone và Scooter cũng sử dụng nhiều công nghệ khác nhau mà
chúng ta sẽ tìm hiểu trong các phần sau.
Ngoài ra còn có các xe phân khối lớn được chia thành các dòng xe chính như Naked,
Sport, Cruiser, Touring và xe địa hình Motocross.
1.2. Cấu tạo chung về xe máy
Thông thường một chiếc xe gắn máy gồm những bộ phận sau:
a. Động cơ:
Là bộ máy gồm nhiều chi tiết và hệ thống lắp ghép liên hệ mật thiết với nhau, là
nơi đốt cháy nhiên liệu tỏa nhiệt biến thành cơ năng rồi sinh ra động lực truyền sang hệ
thống truyền chuyển động
làm cho xe di chuyển. Muốn vậy trong động cơ phải có các chi tiết và hệ thống sau:
8
+ Các chi tiết cố định và di động.
+ Các chi tiết của hệ thống phân phối khí.
+ Hệ thống làm trơn, làm mát.
+ Hệ thống nhiên liệu.
+ Hệ thống đánh lửa.
b. Hệ thống truyền chuyển động:
Có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ đến bánh xe phát động, thay đổi tốc
độ, moment của bánh xe phát động tùy theo tải trọng và đường sá. Hệ thống này gồm: Bộ
ly hợp, hộp số, bánh xe răng kéo xích (nhông trước); dĩa sên (nhông sau), xích tải.
Hình 1.1 : Cấu tạo tổng quát xe
1. Công tắc máy đồng thời khoá cổ, chìa khoá yên 2. Cụm công tắc cốt, pha, công tắc
kèn, công tắc quẹo 3. Công tơ mét 4. Cụm công tắc đèn chính, nút đề
5. Tay ga 6. Tay thắng trước 7. Bửng, vít ráp móc treo
8. Bàn đạp thắng sau 9. Chổ để chân 10. Công tắc đèn stop 11. Giò đạp 12.
Gác chân 13. Dè sau 14. Khung giữ khi dựng hay đẩy xe 15. Baga trước 16.
Chỗ đựng đồ nghề 17.Khoá yên 18. Khung gắn gát chân 19. Chân
chống nghiêng 20.Chân chống đứng 21. Chổ để chân 22.Cần sang số
23. Khoá xăng 24. Lọc xăng 25. Kính chiếu hậu 26. Yên xe 27. Cao su
giảm chấn yên xe 28. Nắp xăng
9
Ở một vài loại môtô không dùng sên mà hệ thống láp chuyền và cac - đan. Trên xe
gắn máy động cơ và hệ thống truyền chuyển động được ráp chung thành một khối ta
thường gọi là động cơ.
c. Hệ thống chuyển động (hệ thống di chuyển):
Có tác dụng biến chuyển động quay của hệ thống truyền chuyển động thành chuyển
động tịnh tiến của chiếc xe. Mặt khác nó còn có tác dụng bảo đảm cho xe di chuyển êm
dịu trên những đoạn đường không bằng phẳng. Hệ thống này gồm: Bánh xe trước, bánh
xe sau, hệ thống nhún và khung xe.
d. Hệ thống điều khiển:
Có nhiệm vụ thay đổi hướng chuyển động của chiếc xe. Cho xe chạy chậm lại hay
dừng hẳn để đảm bảo an toàn khi giao thông. Hệ thống này gồm tay lái, các cần điều
khiển và hệ thống thắng.
e. Hệ thống điện đèn còi:
Có tác dụng tạo tín hiệu hoặc chiếu sáng khi xe dừng, quẹo, đi trong đêm tối hoặc
chỗ đông người để bảo đảm an toàn giao thông. Hệ thống này gồm các đèn chiếu gần,
chiếu xa, đèn lái, đèn stop, đèn quẹo, đèn soi sáng côngtơmét, kèn, các loại đèn tín hiệu. .
Thông dụng nhất hiện nay vẫn là loại xe gắn máy 100cc, 125cc, 150cc chỉ có 1 lòng
xylanh đa số là xe 2 thì Peugeot, Mobylette (Pháp), Suzuki, Yamaha, Bridgestone (Nhật)
và xe 4 thì như Honda Dream, Sirius, Suzuki Viva
2. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sửa chữa
Những điều cần biết khi làm việc an toàn lao động sửa chữa xe máy
- Luôn làm việc an toàn để tránh bị thương.
- Cẩn thận để tránh tai nạn cho bản thân.
Nếu bạn bị thương khi làm việc, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bạn, mà nó còn
ảnh hưởng đến gia đình, đồng nghiệp và công ty của bạn.
2.1. Các yếu tố gây tai nạn sửa chữa
* Tai nạn do yếu tố con người
- Tai nạn có thể xảy ra do việc sử dụng không đúng máy móc hay dụng cụ, không
mặc quần áo thích hợp, hay do kỹ thuật viên thiếu cẩn thận.
- Quần áo làm việc: Để tránh tai nạnm hãy chọn quần áo làm việc chắc và vừa vặn
để hỗ trợ cho công việc. Tránh quần áo làm việc có thắt lưng, khoá và nút quần áo lô ra,
nó có thể gây nên hư hỏng cho xen trong quá trình làm việc.
- Giầy bảo hộ: Đừng quên đi giầy bảo hộ khi làm việc. Do se nguy hiểm khi đi dép
hay giầy thể thao mà dễ trượt hay làm giảm hiệu quả công việc. Chúng cũng làm cho
người mặc có nguy cơ bị thương do đồ vật bị rơi bất ngờ.
10
- Găng tay bảo hộ: Khi nâng những vật năng hay tháo các đoạn ống xả hay tương
tự, nên đeo găng tay. Tuy nhiên, không cần thiết phải quy định đeo găng tay cho những
công việc bảo dưỡng thông thường.
Khi nào thì bạn nên đeo băng tay phải được quyết định tuỳ theo loại công việc mà bạn địn
tiến hành.
* Tai nạn xảy ra do yếu tố vật lý
Tai nạn xảy ra do máy móc hay dụng cụ bị hư hỏng, sự không đồng nhất của các
thiết bị an toàn hay môi trường làm việc kém.
- Gia công cắt gọt
+ Khi khoan có thể bị trượt, mũi khoan lắp không chặt có thể bịvăng ra, bàn gá kẹp
không chặt có thể làm rơi vật gia công, ... gây tai nạn.
+ Khi mài, phoi kim loại nóng có thể bắn vào người nếu đứng không đúng vị trí, đá
mài có thể bị vỡ, tay cầm không chắc hoặc khoảng cách cầm tay ngắn làm cho đá mài có
thể tiếp xúc vào tay công nhân.
- Công nghệ hàn
Trong hàn điện sử dụng các trang bị điện là chủ yếu. Hàn hồ quang thường có nhiệt
độ rất cao (vài nghìn độ). Môi trường hàn có nhiều khí bụi độc hại.
+ Khi hàn điện, nguy cơ điện giật là nguy hiểm nhất cho tính mạng con người.
+ Khi hàn, kim loại lỏng có thể bắn tung toé dễ gây bỏng da thợ hàn và những
người xung quanh.
+ Hàn hồ quang có bức xạ mạnh, dễ làm cháy bỏng da, làm đau mắt ...
+ Lửa hồ quang hàn có thể gây cháy, nổ các vật xung quanh, cho nên cần đặt nơi
hàn xa các vật dễ bắt lửa, dễ cháy nổ.
+ Môi trường làm việc của thợ hàn có nhiều khí bụi độc hai sinh ra khi cháy que
hàn như , , bụi mangan, bụi oxit kẽm, ... rất hại cho hệ hô hấp và sức khoẻ công nhân khi
hàn ở các vị trí khó khăn mhư hàn trong ống, những nơi chật chội, ẩm thấp, trên cao, ..
+ Khi hàn hơi, sử dụng các bình chứa khí nén, các vết bẩn dầu mỡ, chất dễ bắt lửa
trên các dây dẫn, van khí, ... dễ gây cháy, sinh ra nổ bình hoặc sinh hoả hoạn.
- Máy khoan
· Đối với máy khoan, gá mũi khoan phải kẹp chặt mũi khoan và đảm bảo đồng
tâm với trục chủ động.
· Các chi tiết gia công phải được kẹp chặt trực tiếp hoặc qua gá đỡ với bàn
khoan.
· Tuyệt đối không được dùng tay để giữ chi tiết gia công, cũng không được
dùng găng tay khi khoan.
· Khi phoi ra bị quấn vào mũi khoan và đồ gá mũi khoan, thì khôngđược dùng
tay trực tiếp tháo gỡ phoi.
11
Hình 1.2. Chú ý sử dung máy công cụ
- Máy mài
· Đặc điểm chung của máy mài là: Máy mài có tốc độ lớn (2030) [m/s], nếu mài tốc
độ cao có thể đạt 50 [m/s].
·
Hình 1.3. Chú ý sử dung máy mày
Đá mài là vật liệu cứng, được chế tạo từ bột mịn bằng cách ép dính, nhưng dễ bị vỡ,
không chịu được rung động và tải trọng va đập. Cấm không được xếp đá chồng lên nhau
hoặc chồng các vật nặng khác lên đá để tránh rạn nứt.
Độ ẩm cũng ảnh hưởng nhiều đến độ bền của đá, phải được bảo quản ở nơi khô ráo,
không được để trong môi trường có axid và có chất ăn mòn khác.
Các loại đá mài dùng chất kết dính bằng magiê, nếu thời hạn bảo quản quá một năm
thì không được sử dụng nữa vì chất kết dính không còn bảo đảm.
Đặc điểm vận hành:
Việc chọn đá mài phải căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của quy trình gia
công để chọn đúng loại đá.
Khi lắp và điều chỉnh đá cấm dùng búa thép để gò đá mài.
12
Đá mài khi lắp phải được kẹp đều giữa hai kẹp mặt bích bằng nhau. Giữa đá và mặt
bích kẹp phải độn một lớp vật liệu đàn hồi. Khi đường kính đá giảm và khoảng cách giữa
đá và bích kẹp nhỏ hơn 3 [mm] thì phải thay đá mới.
Sau khi lắp đá phải cân bằng động và phải thử nghiệm độ bền cơ học của đá bằng
cách cho đá quay không tải với tốc độ lớn hơn 1/2 tốc độ làm việc:
Khi làm việc, đá mài phải có bao che chắn kín và công nhân đứng máy không được
đứng ở phía không có bao che chắn.
Khi mài thô, mài nhẵn bằng phương pháp khô phát sinh nhiều bụi, yêu cầu phải có
máy hút bụi.
- Bàn nâng xe máy
Tác dụng bàn nâng xe máy
Bàn nâng sửa xe dạng chữ X được thiết kế theo phong cách nâng được vật thể to
hơn trong khi tạo nên được một khoảng trống thao tác làm việc rộng hơn, thường được
dùng cho 1 nhóm công nhân thực hiện công việc ở 1 mặt phẳng thao tác làm việc. Bàn
nâng sửa xe được dùng để nâng , hạ 1 cái xe máy nặng trong vận hành thay thế xe máy.
- Bàn nâng xe máy có khá nhiều loại tùy theo nhu cầu sử dụng . Chủ yếu loại nâng
thủy lực sử dụng cơ, điện.
- Bàn nâng dạng bằng điện hoặc cơ rất thích hợp cho việc sử dụng ở bề mặt phẳng
phẳng, có thể được dùng trong nhà vì ít ồn.
- Khối hệ thống chốt chống tụt an toàn và đáng tin cậy giúp làm tăng thêm độ bền
và yên tâm của người dùng.
- Bên trên bề mặt bàn có bổ sung thêm miếng đệm inox hoặc cao su, giúp bảo vệ
mặt bàn hạn chế bị xước trong thời gian đưa xe máy lên để sữa chữa.
Hình 1.4. Bàn nâng
13
* Cách dùng bàn nâng sửa xe 4 bước:
Bước 1: Giám định cụm khóa bảo vệ
Khi nâng cụm an toàn sẽ khóa tự động hóa ở 6 mức.
Khi hạ kịch tầm, cụm khóa an toàn sẽ tự động hóa trở về vị trí sẵn sàng khóa cho
lần nâng kế tiếp
Khi hạ mức nửa tầm, nhất định phải luôn gài cụm khóa an toàn cho bàn nâng sửa
xe ở chế độ khóa.
Bước 2 : Giám định cụm xả hạ bàn
Dây cáp không vượt quá căng, ruột cáp hơi chùng sẽ đảm bảo van đóng kín, năng
suất sẽ nâng tốt nhất
Bước 3 : Thông hơi định kỳ 10 ngày một lần
Dùng lâu dài ngày, hơi sẽ bị rò rỉ làm giảm áp suất nén dầu về, lượng dầu bơm sẽ
giảm, nên thông hơi định kỳ cho khối hệ thống như sau: Án tim van cho không khí hút
vào, không bơi hơi thêm; Đóng nắp van lại; Mở nắp van trên kích ( đội ) , không tháo tim
van; Đưa bàn nâng lên vị trí cao nhất, khóa an toàn;
Bước 4: liền lạc dầu nhớt
Khi dầu nhớt vận hành trong khối hệ thống thủy lực, những bọt khí lắt nhắt sẽ hiện
ra & tụ đọng dần, tạo thành các đoạn không khí trong ống dẫn truyền. năng suất nâng sẽ
giảm.
Bạn nên khắc phục như sau
- Đưa bàn nâng lên nơi đặt cao nhất, làm thao tác thông hơi bước 3.
- Đối với bàn nâng cơ: Ấn bàn xả bằng chân trái, đưa bàn về vị trí hạ thấp nhất, giữ
nguyên chân trái tại phần đang xả bàn, sử dụng chân cần phải đạp bơm khoảng 30 lần.
- Với tất cả bần nâng điện, cơ: Ấn bàn xả bằng chân trái, đưa bàn về vị trí hạ thấp
nhất, giữ nguyên chân trái tại vị trí đang xả bàn, dùng chân cần phải đạp công tắc nguồn
cho động cơ máy bàn nâng xe máy chạy không tải khoảng 10 giây.
2.2. An toàn trong xưởng sửa chữa
* Luôn giữ cho nơi làm việc sạch sẽ để bảo vệ bản thân bạn và người khác khỏi bị
thương:
14
Hình 1.5. Chú ý sử dụng cụ tháo lắp và dầu nhớt
Không để dụng cụ hay phụ tùng trên sàn khi bạn hay ai đó có thể dẫm lên nó. Hãy
tập thói quen đặt chúng lên bàn nguội hay giá làm việc.
Lau sạch bất kỳ nhiên liệu, dầu hay mở bắn ra để tránh cho bản thân bạn và người
khác không bị trượt trên sàn.
Không nên tạo tư thể không thoải mái khi làm việc. Nó không chỉ ảnh hưởng đến
hiệu quả công việc, mà còn có thể làm cho bạn bị ngã và bị thương.
Đặc biệt cẩn thận khi làm việc với những vật nặng do bạn có thể bị thương nếu
chúng rơi vào chân. Cũng như, hãy nhớ rằng bạn có thể bị đau lưng nếu cố nhấc vật quá
nặng so với mình.
Để di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác ở nơi làm việc, đừng quên đi theo lối đi đã
quy định.
Không được sử dụng những vật dễ cháy gần công tắc, bảng công tắc hay môtơ điện
v.v. do chúng có thể dễ dàng bắt cháy.
Khi làm việc với dụng cụ, hãy tuân thủ những chú ý sau để tránh bị thương:
- Các thiết bị điện, khí nén có thể gây ra thương tổn nghiêm trọng nếu sử dụng
không đúng.
- Hãy đeo kính bảo hộ trước khi sử dụng dụng cụ tạo ra những mạt kim loại. Hãy
làm sạch bụi và mạt ra khỏi dụng cụ như máy mài và khoan sau khi sử dụng.
- Không đeo găng tay khi làm việc với dụng cụ có chuyển động quay hay khi làm
việc trong khu vực có chuyển đông quay. Găng tay có thể kẹt vào vật quay và làm bị
thương tay bạn.
- Để nâng xe trên cầu nâng, trước hết, nâng nó cho đến khi lốp hơi nhấc khỏi mặt
đất. Sau đó, chắc chắn rằng xe được đỡ chắc chắn trên cầu nâng trước khi nâng hẳn xe
15
lên. Không bao giờ lắc xe khi nó đã được nâng lên, do điều đó có thể làm cho xe rơi
xuống và gây nên tai nạn nghiêm trọng.
* Tránh hoả hoạn xưởng
Những cảnh báo sau phải được tuân thủ để tránh hoả hoạn:
Hình 1.6. Không hút thuốc trong xưởng
- Không hút thuốc trừ khi ở nơi quy định, và đừng quên dập tàn thuốc trong gạt
tàn.
- Để tránh hoả hoạn và tai nạn, hãy tuân theo những cảnh báo sau trong vùng xung
quanh những vật dễ cháy:
Hình 1.7. Chú ý xắp xếp các phế liệu và các máy moc thiết bị
- Giẻ có thấm xăng hay dầu đôi khi có thể tự bốc cháy, nên chúng phải được vứt
bỏ và trong thùng kim loại có nắp.
16
- Không dùng ngọn lửa hở xung quanh khu vực chứa dầu hay dung dịch rửa chi
tiết dễ cháy.
- Không bao giờ sử dụng ngọn lửa hở hay tạo tia lửa ở vùng xung quanh ắc quy
đang nạp điện, do chúng tạo ra khí dễ cháy có thể bắt lửa.
Không mang nhiên liệu hay dung dịch rửa vào trong xưởng trừ khi cần thiết, và
hãy dùng bình chứa đặc biệt có thể đậy kín.
- Không vứt bỏ dầu thải có thể cháy và xăng xuống cống do chúng có thể gây nên
hoả hoạn trong hệ thống cống. Hãy luôn vứt những chất này trong bình xả hay bình chứa
thcíh hợp.
- Không được khởi động động cơ của xe có nhiên liệu bị rò rỉ cho đến khi chỗ rò rỉ
đã được sửa chữa, như tháo chế hoà khí, tháo cáp âm ra khỏi ắc quy để tránh động cơ bị
khởi động bất ngờ.
* Những chú ý về an toàn thiết bị điện xưởng sửa chữa
Sai sót khi làm việc với thiết bị điện có thể gây nên đoản mạch và cháy. Do đó, hãy
học cách sử dụng đúng và cẩn thận tuân theo những chú ý sau:
Hình 1.7.
Hình 1.8. Tắt nguồn điên khi có sự cố
Nếu phát hiện thấy có bất kỳ sự không bình thường nào trong thiết bị điện, ngay lập
tức tắt công tắc OFF.
Trong trường hợp ngắn mạch hay cháy trong mạch điện, hãy tắt công tắc OFF
trước khi tiến hành dập lửa.
Hãy báo cáo bất kỳ cầu chì cháy nào với Người quản lý do cầu chì cháy báo hiệu
có chập mạch ở đâu đó.
* Không bao giờ thực hiện những hành động sau do chúng đặc biệt nguy hiểm:
17
Hình 1.9. Chú ý dây điện bị hở và thao tác sử dụng
• Không được đến gần dây điện bị hở hay đứt.
• Để tránh điện giật, không bao giờ chạm vào bất kỳ thiết bị điện nào nếu tay ướt.
• Không bao giờ chạm vào công tắc có dãn nhãn “không làm việc”.
• Khi tháo phích cắm, không kéo dây điện, hãy kéo bản thân phích.
• Không được chạy dây điện qua khu vực ướt hay ngấm dầu, qua bề mặt nung nóng
hay xung quanh những góc nhọn.
• Không sử dụng những vật có thể cháy ở gần công tắc, bảng công tắc hay môtơ
v.v. chúng dễ dàng sinh ra tia lửa.
2.3. Hoạt động phòng ngừa trong an toàn lao động xưởng
Biện pháp phòng ngừa chung
· Hiểu và cách sử dụng các thiết bị máy móc thành thạo.
· Phải chọn vị trí đứng gia công cho thích hợp với từng loại máy.
· Phải mang dụng cụ bảo hộ lao động, ăn mặc gọn gàng.
· Phải có kính bảo hộ.
Trước khi sử dụng máy
· Phải kiểm tra hệ thống điện, tiếp đất,
· Siết chặt các bu lông ốc vít, kiểm tra độ căng đai, kiểm tra các cơ cấu truyền
dẫn động, tra dầu mỡ,
3. Sử dụng các dụng cụ thiết bị trong sửa chữa
3.1. Dụng cụ dùng trong tháo lắp
a. Tuốc nơ vít:
- Công dụng. Tuốc nơ vít dùng để tháo, lắp vít có đầu xẻ rãnh
18
- Cấu tạo: Tuốc nơ vít gồm có phần cán được đúc bằng nhựa tốt và mũi tuốc nơ vít
làm bằng kim loại tôi cứng. Mũi có hai loại là dẹt và bốn chấu và có chiều dài khác nhau.
Hình 1.10: Các loại tuốcnơvít
- Cách sử dụng:
Chọn tuốcnơvít phù hợp với loại vít cần tháo lắp: cỡ rãnh, loại r•nh, loại dẹt hay
bốn chấu, tuốcnơvít to hay nhỏ. Khi sử dụng, cầm chắc đầu cán tuốcnơvít vào giữa lòng
bàn tay và theo phương thẳng đứng vừa ấn tuốcnơvít xuống vừa vặn ra hoặc vặn vào.
Khi dùng tuốcnơvít tự động phải vặn đầu lắp mũi tuốcnơvít ra hay vào, rồi dùng
búa đóng mạnh để mẫu tuốcnơvít tự xoay.
Tuyệt đối không dùng tuốcnơvít để thay thế cho mũi nạy hoặc đục.
b Kìm
- Công dụng: Kìm dùng để kẹp chặt hoặc tháo, lắp chi tiết.
- Cấu tạo: Kìm là một dụng cụ thông dụng và có nhiều loại. Tên của các loại kìm
thường được đặt theo hình dáng như: kìm nhọn, kìm mỏ quạ v.v... hoặc theo công dụng
như: kìm bấm, kìm cắt, kìm tháo xecmăng, kìm tháo xu páp, kìm tháo phanh h•m v.v..
Khi sử dụng, tuỳ theo nhu cầu chi tiết cần kẹp chặt hay tháo để chọn loại kìm thích hợp.
Tuyệt đối không dùng kìm để vặn các bu lông hoặc đai ốc tránh làm tròn các đầu lục
giác.
Hình 1.11: Cấu tạo và cách sử dụng kìm nhọn
19
Hình 1.11: Cấu tạo và các sử dụng kìm thông dụng
c. Mỏ lết
a. Công dụng: Mỏ lết dùng để vặn các bu lông hoặc đai ốc không tiêu chuẩn vì độ
mở của nó có thể điều chỉnh được.
b. Cấu tạo: Mỏ lết Gồm có hai hàm, hàm cố định liền với cán, hàm di động điều
chỉnh ra vào được nhờ trục vít xoay. Clê mỏ lết có nhiều loại với kích thước chiều dài
khác nhau: 100mm, 250mm v.v...Loại 100mm có độ mở lớn nhất là 14mm, loại 300mm
có độ mở lớn nhất là 36mm.
Hình 1.12: Cấu tạo mỏ lết
c. Cách sử dụng
Clê mỏ lết chỉ dùng để vặn các bu lông hoặc đai ốc không tiêu chuẩn, vì độ mở của
nó có thể điều chỉnh được. Các bu lông hoặc đai ốc có mô men vặn lớn như bu lông nắp
máy, bu lông gối đỡ chính và bu lông thanh truyền...không thể dùng clê náy để tháo vặn.
Nếu sử dụng không đúng có thể làm hỏng mỏ lết và hỏng các góc cạnh của bu lông hoặc
đai ốc.
20
Hình 1.13: Cách sử dụng mỏ lết
d. Clê dẹt và clê tròng hai đầu
- Công dụng: Clê dẹt và clê tròng dùng để tháo vặn các bu lông hoặc đai ốc tiêu
chuẩn và có mô men vặn không lớn.
Clê dẹt dùng để tháo lắp các bu lông hoặc đai ốc có mô men vặn nhỏ hay tháo lắp
các đai ốc của các chi tiết nối với nhau (đầu nối các ống dẫn dầu).
Clê tròng dùng để tháo nhưng bu lông hoặc đai ốc có lực vặn lớn và khoảng không
gian xung quanh chật hẹp mà không dùng clê dẹt được.
- Cấu tạo: Có nhiều loại
+ Clê dẹt hai đầu
Clê dẹt hai đầu là một trong những loại clê thường dùng nhất trong công tác sửa
chữa, tay của ní rất ngắn, miệng clê hở, nên chịu lực yếu, nếu dùng lâu ngày miệng clê
thường bị do•ng ôm không sát đầu lục giác làm hỏng góc cạnh của bu lông hoặc đai ốc.
21
Hình 1.14: Clê dẹt hai đầu và cách sử dụng
+ Clê tròng hai đầu:
Clê tròng có thành mỏng, tay quay dài hơn clê dẹt, hai đầu clê tròng là lỗ tròn và có
6 cạnh lục giác bên trong. Khi vặn lỗ lục giác đầu clê ôm sát đầu bu lông hoặc đai ốc nên
không làm hỏng góc cạnh của nó. Nhưng có nhược điểm là thao tác khi tháo lắp mất nhiều
thời gian và không thể tháo được các đai ốc của các đường ống dẫn như ống dẫn nhiên
liệu cao áp.
Mỗi loại clê trên đều có hai đầu với kích thước khác nhau, do đó có thể vặn được
bu lông hoặc đai ốc có kích thước khác nhau.
22
+ Clê dẹt phối hợp
Nghĩa là một đầu clê là vòng và một đầu hở miệng có cùng kích thước. Đầu vòng
lệch 150 và đầu hở miệng nghiêng 150. Loại clê phối hợp thuận tiện trong quá trình sử
dụng.
Hình 1.16: Clê phối hợp
- Cách sử dụng
Khi sử dụng clê dẹt và clê tròng cần căn cứ vào cạnh và cỡ của bu lông hoặc đai ốc
để chọn cỡ clê thích hợp.
Khi vặn phải đặt clê bằng phẳng và vào chân bu lông hoặc đai ốc, dùng tay đẩy cán
clê (khi tháo) hoặc nắm chặt clê để kéo vào phía người (khi vặn), không để trật clê ra
ngoài đánh vào người nguy hiểm.
Ngoài ra cần chú ý không được dùng hai clê nối vào nhau hoặc dùng ống nối tăng
chiều dài của tay quay và không dùng búa để gõ lên clê, làm như vậy sẽ hỏng clê.
23
Kích thước (cỡ miệng) clê được tính theo đơn vị mm hoặc hệ inch. 1 inch = 25,4 mm
Hình 1.17: Cách sử dụng clê
e. Clê lục giác
Dùng tháo lắp các vít có đầu lõm lục giác lắp chìm (dùng ở các vị trí quay không vướng).
Hình 1.18: Clê luc giác
f. Tuýp
- Công dụng: Clê tuýp dùng để tháo lắp các loại bu lông và đai ốc có mô men vặn tương
đối lớn và ở các vị trí chật hẹp mà các loại clê khác không dùng được.
- Cấu tạo
Mỗi bộ tuýp thường có 28 – 32 mẫu tuýp với kích thước từ 6mm – 32mm (hoặc
kích thước lớn hơn). Ngoài ra còn có cần nối, tay quay, cần vặn tự động (clê cóc) và cần
xiết có đồng hồ báo lực vặn.
g. Cách sử dụng
Khi sử dụng tuỳ theo bu lông hoặc đai ốc lớn hay nhỏ mà chọn loại tuýp thích hợp
và căn cứ vào chiều cao từ chỗ tháo bu lông hoặc đai ốc đến bề mặt công tác của người
thợ để chọn chiều dài cần nối cho vừa phải. Khi chiều dài tay quay không đủ thì có thể lắp
thêm ống nối nhưng chiều dài ống nối không quá 500mm.
24
Để tăng nhanh tốc độ tháo lắp, khi mômen vặn nhỏ hơn 8 kGm có thể dùng clê cóc
để vặn ống tuýp còn khi mô men vặn từ 8 kGm trở lên thì vặn bằng tay quay cứng để
tránh làm hỏng clê cóc.
Khi sử dụng phải lắp tuýp ngay ngắn, không lệch và phải bám sát vào chân bu lông
hoặc đai ốc. Khi vặn, một tay giữ chặt tay quay và ống tuýp hay chỗ nối của cần nối, một
tay kéo tay quay về phía người vặn từ từ (tránh giật đột ngột làm vỡ tuýp gây tai nạn).
Khi cần đo mô men vặn của bu lông hoặc đai ốc thì dùng cân lực để kiểm tra.
Hình 1.19: Bộ Clê tuýp
i. Các loại cảo (vam)
Dùng tháo ổ bi, puly, bánh răng. Cảo có các loại hai càng, ba càng.
Hình 1.20: Các loại cảo
3.2. Dụng cụ dùng đo kiểm
Các thiết bị đo được sử dụng để kiểm tra kích thước của các chi tiết yêu cầu độ
chính xác cao. Trong nghề sửa chữa ôt tô thường sử dụng một số thiết bị đo sau đây:
3.2.1. Thước cặp: gồm các loại 1/10, 1/20 và 1/50.
a. Công dụng:
25
Thước cặp có thể dùng để đo chiều dài, đường kính ngoài, đường kính trong và đo
độ sâu.
Phạm vi đo: 0 – 150, 200, 300mm.
Độ chính xác: 0,10; 0,02; 0,05mm.
b. Cấu tạo
c. Cách sử dụng
- Đóng toàn bộ đầu đo trước khi đo để kiểm tra độ chính xác của thước cặp, yêu
cầu vạch số 0 trên thang đo thức trượt trùng với vạch số 0 trên thang đo chính.
- Khi đo di chuyển đầu đo nhẹ nhàng sao cho chi tiết được kẹp chặt giữa các đầu đo
- Khi chi tiết đ• được kẹp chặt giữa các đầu đo, cố định thước trượt bằng cách vặn
vít h•m để dễ đọc giá trị đo.
- Đọc giá trị đo:
Giá trị đến 1mm, đọc trên thang đo chính (ví dụ 13mm)
Giá trị nhỏ hơn 1mm đến 0,05mm, đọc tại điểm mà vạch của thang thước trượt và
vạch của thang đo chính trùng nhau (ví dụ 0,40mm).
Tổng giá trị đo = giá trị trên thang đo chính + giá trị trên thang thước trượt.
Ví dụ tổng giá trị đo tương ứng sơ đồ (17 – 22): 13 + 0,40 = 13,40mm.
26
Hình 1.22: Thang đo trên pan me
3.2.2. Pan me
a. Công dụng: pan me có thể dùng để đo chiều dài, đường kính ngoài, đường kính trong
và đo độ sâu bằng cách tính toán chuyển động quay tương ứng của đầu đo di động theo
hướng trục. Phạm vi đo: 0 – 25mm; 25 – 50mm; 50 – 75mm; 75 – 100mm. Độ chính xác
cho phép đo; 0,01mm.
Hình 1.23: Pan me đo trong và pan me đo sâu
b. Cấu tạo: tương ứng với công dụng, pan me có các loại: pan me đo ngoài, pan me đo
trong, pan me đo sâu. Sau đây giới thiệu cụ thể về cấu tạo và cách sử dụng pan me đo
ngoài.
27
Hình 1.24: Cấu tạo pan me
c. Cách sử dụng
Trước khi sử dụng pan me, cần kiểm tra để chắc chắn rằng các vạch 0 trùng khít
với nhau, bằng cách chọn dưỡng đo tiêu chuẩn, ví dụ với pan me 50 – 75mm đặt dưỡng
tiêu chuẩn 50mm vào giữa hai đầu đo, vạch vít hạn chế áp lực 2 – 3 vòng, sau đó kiểm tra
đường chuẩn trên thân và vạch 0 trên ống xoay trùng nhau.
- Đặt đầu đo cố định vào vật đo và xoay ống xoay cho đến khi đầu di động chạm
nhạ vào vật đo, sau đó xoay h•m có một ít vòng và đọc giá tri đo.
- Đọc giá trị đo:
Đọc giá trị đo đến 0,05mm: đọc giá trị lớn nhất mà có thể nhìn thấy được trên thang
đo của thân pan me (ví dụ 9,5mm).
Đọc giá trị đo từ 0,01 – 0,05mm: đọc tại điểm mà thang đo trên ống xoay và đường
chuẩn trên thân pan me trùng nhau (ví dụ 0,48mm).
Cách tính giá trị đo: 9,5 + 0,48 = 9,98mm.
Hình 1.25: Đọc trị số trên pan me
28
3.2.3. Đồng hồ so
Có hai loại đồng so: đồng hồ so đo ngoài và đồng hồ so đo trong.
a. Công dụng
Đồng hồ so đo ngoài dùng để kiểm tra độ sai lệch hình dáng hình học của chi tiết
(độ côn , độ cong, ô van...) và vị trí tương đối giữa các chi tiết... Kiểm tra độ mòn của đuôi cò quan sát vết sáng trên tiếp xúc với trục.
Hình 3.11. Cấu tạo cò mổ
- Kiểm tra trục cò (1) và cò mổ (2). Kiểm tra độ rơ, độ trơn của vồng bi hoặc bạc cò
Hình 3.12. Kiểm tra cò mổ
* Ống dẫn hướng
Sau 1 thời gian sử dụng, ống dẫn hướng bị mòn có độ rơ ngang so với thân xupáp, sinh
ra tiếng kêu khi động cơ hoạt động. Cần thay thế ống dẫn hướng khác cùng với phớt ghít.
50
Hình 3.13: Kiểm tra và Thay ống dẫn hướng
* Sửa chữa xupáp.
Phương pháp rà xu páp.
- Dùng dao cạo sạch muội tham ở các xu páp, lau sạch bề mặt nghiêng và đế xu
páp. ( hình vẽ)
- Bôi nhớt vào thân xu páp sau đó cắm vào ống dẫn hướng, đầu bề mặt tiếp xúc với
sie ta bôi lớp bột rà sau đó xoay nhẹ cho bột tiếp xúc đều trên bề mặt làm việc, đuôi xu
páp lắp với máy khoan.
- Tiến hành rà 2 lần. Lần 1 rà thô bằng bột thô pha lẫn dầu nhờn và bôi lên bề mặt
nghiêng của xu páp. Lần 2 dung bột ra tinh khi rà thỉnh thoảng tạo lực va đập
- Kiểm tra: Lau sạch và quan sát mặt nghiêng có vết sáng bạc đều bề rộng khoảng
1mm.
Hình 3.14: Sửa chữa xu páp
2.2. Sửa chữa cơ cấu tăng cam
2.2.1. Nhiệm vụ.
Giữ cho xích cam luôn luôn căng để cơ cấu phân phối khí hoạt động bình thường kh
ông phát ra tiếng kêu.
2.2.2. Cấu tạo cơ cấu tăng cam lắp trên xi lanh dùng thanh dẫn hướng
51
Hình 3.14: Các chi tiết của cơ cấu tăng cam lắp trên xi lanh
2.2.2. Cấu tạo cơ cấu tăng cam dùng pít tông và bánh dẫn hướng
Hình 3.15: Cơ cấu tăng cam lắp trên các te
3. Thực hành sửa chữa.
3.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ tháo lắp, khay để chi tiết
- Xe máy, Honda, Yamaha, suzuky và các thiết bị
- Bố trí khu vực làm việc và các thiết bị, vật tư phục vụ
52
3.2. Các bước tháo lắp
3.2.1. Tháo cơ cấu phân phối khí.
- Tháo các chi tiết phụ bao kín động cơ và tháp lắp cam tròn.
- Tháo vít thăm dấu trên các te điện và quay động cơ theo đúng chiều làm việc xác
định vị trí dấu O trùng với dấu khắc trên đầu quy lát, lúc đó chữ T ngang với dấu khắc của
lốc máy.
Hình 3.16: Xác đình dấu và tháo cam
- Tháo các te mâm điện
- Tháo các vít cố định nhông cam lấy nhông cam ra ngoài.
- Tháo mâm điện ra khỏi trục cơ.
- Tháo lắp che phớt đầu trục cơ.
- Tháo bánh trung gian, bánh tỳ lấy xích cam ra ( Lắy xích cam phải đưa xuống
phía dưới của trục cơ).
- Tháo pít tông tăng cam
- Tháo lắp máy (xem thao pít tông)
3.2.2. Tháo rời các chi tiết ra khỏi nắp máy.
* Tháo xu páp xe số thông thường
+ Tháo lắp đậy hai xu páp
+ Tháo lắp cánh bướm
+ Dùng cây vít dài 10 li văn vào đầu ắc cò rút ắc lấy cò mổ ra.
+ Lật ngửa lắp máy dùng vam hoặc tuýp tháo bu ji úp vào đuôi xu páp vỗ
nhẹ lấy móng hãm, lò xo, xu páp ra.
+ Lấy trục cam ra.
- Vê. Sinh các chi tiết
53
Hình 3.17: Thứ tự các chi tiết của cụm xu páp
* Tháo xu páp xe ga
- Tháo lắp máy sau đó tháo bu lông (1) và chốt giữ bơm nước(2)
Hình 3.18: Tháo xu páp
3.2.3. Kiểm tra các chi tiết.
Sau khi tháo hoàn chỉnh ta tiến hành vệ sinh kiểm tra giá tình trạng hư hỏng của các
chi tiết trên dàn cam.
- Xích cam, nhông cam
+ Kiểm tra độ rơ rão của xích cam như sau: Ép xích cam sát vào nhau đưa ra theo
phương ngang quan sát nếu đọ độ cong của xích quá lớn càn phải thay thế hoặc đưa xích
cam vào ăn khớp với các mắt xích sau đó ép chặt theo đường tròn và xoay nhông cam để
xác định độ rơ.
- Bánh dẫn hướng.
+ Kiểm tra độ mòn của bánh trung gian (bánh dãn hướng), quan sát độ mòn trên
gân dẫn hướng nếu gân đẫn hướng bị mòn, bị lệch phải tay thế. Kiểm tra độ đảo của bánh
và đai ốccố định.
Mòn rơ, mất dàn hồi khi làm việc không giữ cho xích cam thẳng, chuyển động gây
ra tiếng kêu.
54
+ Kiểm tra bánh tỳ, cần tăng cam, pis tông tăng cam. Đối với pít tông tăng cam
kiểm tra van một chiều.
3.3. Phương pháp lắp giáp cơ cấu phân phối khí (phương pháp cân cam).
* Xe số thông thường.
Cân cam là quá trình lắp giáp các chi tiết của giàn cam vào đúng các vị trí theo yêu
cầu của nhà chế tạo để động cơ làm việc theo đúng nguyên lý.
- Lắp xích cam vào động cơ (chú ý phải đẩy từ trên xuống sau đó lắp xích vào
nhông chia thì).
Hình 3.19: Lắp xích cam và phớt dầu
- Lắp bánh trung gian vào xi lanh (ép cần tăng cam cho pit tông tăng cam đi xuống
sau đó đưa bánh trung gian vào).
- Lắp nắp che phớt đầu trục (chú ý vị trí các lỗ bắt vít cố định, không để xích cam
chôi xuống xi lanh) .
- Lắp chi tiết truyền động của hệ thống khởi động bằng điện.
Hình 3.20: Lắp bộ truyền động đề và vô lăng điện
- Lắp vô lăng điện (Quan sát đúng vị trí của cá trên trục cơ và phải siết chặt ốc).
- Lắp các te sau đó tháo vít nhựa để quan sát dấu cân cam.
- Quay trục cơ sao cho dấu T ( dấu T là thời điểm pis tông ở ĐCT) trên vô lăng
trùng với dấu trên các te, quay theo đúng chiều làm việc của động cơ không để xích cam
cuấn vào nhông chia trên trục cơ.
55
Hình 3.21: Xác định dấu T trên vô lăng và dấu trên nhông cam
- Quay trục cam theo hai chiều để xác định hành trình tự do của trục sau đó chia đôi
hành trình tự do đó là thời điểm cả hai xu páp đều đóng kín đuôi cò mổ tiếp xúc với trục
cam ở vị trí thấp nhất.
- Lắp nhông cam vào trục cam sao cho dấu O trên nhông trùng với đấu trên nắp
máy sau đó bắt cố định trục.
Hình 3.22: Lắp nhông cam đúng dấu nắp máy
- Quay máy kiểm tra lại quan sát các dấu trên vô lăng phải trùng với dấu trên các te,
dấu O trên nhong cam trùng với dấu trên lắp máy.
- Lắp nắp cam tròn cho đông cơ hoạt động.
* Xe ga cần chú ý:
- Quay trục cơ sao cho dấu trên cánh quạt(2) trùng dấu (3) trên thân máy
- Lắp xích cam vào nhông cam và lắp nhông cam vào trục cam sao cho dấu INDEX(3)
trùng vơi dấu "KWN" (4) trên lăp máy đồng thời hướng lên trên như hình 2
trên nhông cam bquy lát và du "KWN"
56
Hình 3.23: Dầu trên xe ga
- Lắp tăng cam
Hình 3.24: Lắp cần tăng cam
57
4. Sửa chữa nắp máy.
4.1. Nhiệm vụ và cấu tạo
* Nhiệm vụ.
4.2. Hiện tượng hư hỏng và cách kiểm tra nắp máy
* Cách kiểm tra.
- Cạo muội than trên nắp máy đồng thời quan sát nứt vỡ, trơn ren các lỗ.
- Kiểm tra mặt phẳng dùng bàn rà hoặc một tấm kính.
Hình 3.22: Vệ sinh và kiểm tra độ phẳng của nắp máy
- Xoa một lớp bột màu lên mặt bàn rà, úp mặt cần kiểm tra lên và di chuyển nhẹ
theo hình số 8 và lật lên quan sát.
58
* Cách sửa chữa
- Nếu có vết nứt, ta có thể hàn hơi.
- Các bề mặt lắp ghép bị cong vênh ta có thể rà lại trên bàn rà.
- Lỗ ren bị trờn, cháy ta có thể taro lại hoặc làm ren mới.
* Chỉnh xupáp
* Các bước điều chỉnh:
- Điều chỉnh cả hai su páp cung thời điểm.
B1: Quay vôlăng sao cho dấu T của vôlăng trùng dấu khuyết trên lốc máy (pittông
đang ở ĐCT cuối kỳ nén đầu kỳ nổ. Lúc này cả 2 xupáp đều đóng kín hoàn toàn).
Hình 3.23: Vị trí điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp
B2: Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa đuôi xupáp và đầu cò mổ. Tiêu chuẩn khe hở
xupáp hút, xả 0,05mm ±10%.
B3: Nếu thấy khe hở không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì ta dùng tròng nới đai ốc
công rồi vặn vít điều chỉnh lên hoặc xuống sao cho phù hợp với bề dày căn lá. Sau đó giữ
nguyên vít điều chỉnh và siết chặt đai ốc công.
B4: Quay trục cơ 2 vòng kiểm tra lại khe hở xupáp có đúng tiêu chuẩn không?
59
Bài 4: SỬA CHƯA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
1. Sửa chữa pít tông - xéc măng và xi lanh
1.1. Sửa chữa pít tông
1.1.1. Nhiệm vụ cấu tạo pít tông
* Nhiệm vụ
Xy lanh hợp với nắp máy và pittông tạo thành buồng đốt. Ngoài ra xy lanh còn
làm nhiệm vụ dẫn hướng cho pit tông trong quá trình chuyển động.
Hình 4.1. Pít tông xi lanh trên động cơ
1.2. Cấu tạo của nhóm pít tông
Đỉnh piston: Là phần trên cùng của pittông cùng với xy lanh và nắp máy tạo thành buồng
cháy, đỉnh có 3 dạng: Đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm. Đỉnh piston nhận áp suất khí đốt và
phải chịu nhiệt độ cao.
- Trên đỉnh pittông có ghi số loại, kích thước pittông và chiều lắp ráp.
Ký hiệu: +( IN) là lắp quay lên phía trên
+ GN5 là xe Dream II
60
Hình 4.2. Cấu tao của pít tông
Đầu piston có các rãnh để lắp các xec măng khí và xec măng dầu. Đáy rãnh lắp xec măng
dầu có khoan các lỗ nhỏ thông vào bên trong để cấp và thoát dầu.
- Kể từ mặt đỉnh tới rãnh xécmăng cuối cùng, phần này có nhiệm vụ bao kín không
cho hơi đốt lọt xuống cacte cũng như dầu từ cacte không sục lên buồng đốt.
- Trên phần đầu có các rãnh để chứa xéc măng.
- Đường kính phần đầu thường nhỏ hơn phần thân.
Thân piston có nhiệm vụ dẫn hướng cho piston chuyển động trong xi lanh, và truyền
nhiệt cho xy lanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực làm quay trục khuỷu. Trên
thân piston có lỗ ngang đề lắp chốt liên kết piston và thanh truyền.
Đường kính thân dưới pittông to hơn thân trên từ 0,030,05 %. Ở phần này có thể còn xẻ
rãnh để đề phòng giãn nở vì nhiệt.
1.2. Hiện tượng hư hỏng của pít tông
- Đỉnh piston bị cháy rỗ, nứt thủng, do chịu nhiệt độ và áp suất cao của khí cháy,
chịu sự ăn mòn của nhiên liệu và khí cháy.
- Bề mặt thân piston bị cạo xước, bị mòn, nứt vỡ. Do ma sát với thành xi lanh, do
tạp chất bám vào bề mặt piston.
61
- Rãnh lắp xéc măng bị mòn, nứt vỡ, do ma sát và va đập với xéc măng hoặc do xéc
măng bị gãy.
- Lỗ lắp chốt piston bị mòn, do chịu ma sát và va đập với chốt piston.
- Piston bị bám muội than.
1.3. Kiểm tra sửa chữa pít tông
- Kiểm tra bằng kinh nghiệm: Dùng mắt thường quan sát phần váy pit tông, quan
sát vết nút, cháy rỗ muội than.
- Kiểm tra bằng dụng cụ:
+ Dùng căn lá kiểm tra độ mòn của rãnh xéc măng
+ Dùng thước cặp đo đường kính của pittông tại: Phần đầu, phần thân. Sau đó
so sánh với kích thước tiêu chuẩn để xác định độ mòn.
Hình 4.3: Kiểm tra pít tông
* Sửa chữa pít tông
- Rãnh chứa xécmăng và lỗ ắc mòn nhiều, cần thay thế.
- Váy pittông bị sước ít thì dùng giấy ráp mịn đánh nhẹ, nếu sước nhiều hoặc vỡ
ta nên bỏ.
- Khi cần lên cốt sửa chữa thì thay pittông: Có 4 cốt (cũng như xy lanh) mỗi cốt
tương ứng với 0,25mm.
* Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa chốt
- Chốt pittông bị mòn không đều do phần lắp ráp với đầu nhỏ thanh truyền và 2
đầu lắp với pittông.
- Dùng thước cặp, pan me để đo độ mòn của chốt pittông tại 3 điểm và đo lỗ trên
pít tông, lỗ thanh truyền để xác định độ mòn.
62
Hình 4.4. Kiểm tra chốt pít tông
- Chốt pittông bị mòn nên thay thế. Có thể thay chốt pittông (dương) cho phù hợp
với đầu nhỏ thanh truyền.
1.2. Sửa chữa xéc măng
1.2.1. Nhiệm vụ, cấu tạo xéc măng
* Nhiệm vụ. Xéc măng dùng để làm kín khí và kín dầu cho buồng đốt
* Cấu tạo.
- Phôi làm xéc măng được đúc bằng gang hoặc thép hợp kim thành các ống phôi
hình trụ, sau đó được gia công.
Hình 4.5. Thứ tự các xéc măng
- Đường kính xéc măng ở trạng thái tự do lớn hơn đường kính xy lanh.
- Miệng xéc măng có thể được cắt vát, cắt bậc hoặc cắt thẳng.
- Trên pittông xe 4 kỳ thường lắp 2 vòng xéc măng và một xéc măng dầu tổ hợp.
- Trên pittông xe 2 kỳ: Trong rãnh xéc măng đính các chốt định vị có tác dụng làm
cho miệng xéc măng không xoay tròn vướng vào các cửa hút xả gây gãy xéc măng.
- Gần miệng xéc măng có ghi cos sửa chữa.
Xéc măng là những vòng tròn khép khín được chế tạo bằng gang hoặc thép non được
lắp vào đỉnh pis tông để bao kín ngăn không cho hoà khí nọt vào các te và ngăn không cho
dầu bôi trơn từ các te lên buồng đốt. Trong động cơ bốn kỳ có ba xéc măng trong đó hai xéc
măng hơi và một xéc măng dầu.
63
* Xéc măng thứ nhất tính từ đỉnh gọi là xéc măng nhiệt tiếp xúc trực tiếp với khí
cháy để chống mài mòn và chịu nhiệt độ cao nên được mạ crộm, xéc măng này có màu sáng
trắng, nó có tác dụng bao kín đỉnh pis tong ngay cả khi bị nghiêng.
Hình 4.6. Ký hiệu và hướng lắp xéc măng
* Xéc măng thứ hai tính từ đỉnh gọi là xéc măng khí có tác dụng bao khín có hình
dạng giống xéc măng trên nhưng trên xéc măng này có màu tối và cạnh sắc để gạt dầu về
các te, khi lắp giáp xéc măng này cần phải quay chiều vát cạnh xuống.
- Trên cả hai xéc măng này có ký hiêu chỉ chiều lắp ráp và có ghi số cốt ở gần miệng
của xéc măng, khi lắp giáp cần phải chú ý các kí hiệu này phải hướng lên trên.
* Xéc măng thứ ba. Xéc măng dầu có tiết diện lớn nhất giữa chúng có khoan nhiều
lỗ nhỏ hoặc gồm có hai mẩnh giữacó vòng lò xo tác dụng hồi dầu bôi trơn về các te.
Hình 4.7: Xéc măng dầu
Lưu ý: Khi lắp pittông vào xy lanh cần chia, sắp xếp cho các miệng xéc măng đặt
so le quanh chu vi của pittông và tránh 2 bên lỗ chốt pittông nhằm làm giảm lọt khí nhờ
kéo dài hành trình dòng khí lọt.
1.2.2. Hiện tượng hư hỏng của xéc măng
- Xéc măng làm việc trong điều kiện phức tạp, chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn, bôi
trơn khó khăn do đó nó là chi tiết nhanh mòn, hỏng nhất trong động cơ, hư hỏng chủ yếu
là do ma sát với thành xylanh, mòn mặt cạnh do va đập giữa xéc măng và rãnh gây xục
dầu lọt, hơi công suất của động cơ giảm.
- Trong một bộ thì xéc măng trên cùng bị mòn nhiều nhất, làm khe hở xéc măng
tăng làm giảm độ kín khít gây va đập xéc măng và rãnh gây xục dầu, lọt hơi làm giảm
công suất của động cơ.
64
- Xéc măng đôi khi bị bó kẹt, gãy do nhiệt độ cao, thiếu dầu bôi trơn. Xéc măng
gẫy có thể gây nên cào xước xy lanh.
1.2.3. Kiểm tra, sửa chữa xéc măng
- Kiểm tra khe hở miệng xéc măng với xi lanh. Lau sạch xecmăng và mặt gương
xylanh. Đặt xéc măng vào lòng xi lanh, dùng pít tông đẩy xéc măng xuống khoảng 20
mm cho xéc măng thẳng góc quan sát miệng khe hở bằng sơị tóc hoặc đo khe hở miệng
xéc măng khoảng 0,1mm.
Nhận xét: Nếu khe hở miệng lớn hơn 0,12mm thì cần phải thay thế xecmăng.
- Kiểm tra khe hở giữa pít tông và xec măng.
- Làm sạch rãnh xéc măng ( Dùng xéc măng cũ cạo muội tham)
- Đưa xéc măng vào rãnh sau đó lăn đều một vòng vưa lăn vừa quan sát khe hở.
Khe hở phảI đều và cho phép là 0,25mm.
Hình 4.8. Kiểm tra miệng xéc măng
- Kiểm tra khe hở cạnh
Khe hở theo chiều cao còn gọi là khe hở cạnh của xéc măng, có giá trị 0,02 –
0,03mm . Cho xéc măng vào rãnh trên pit tông dùng căn lá để kiểm tra (hình 20 - 24). Khi
kiểm tra, yêu cầu xéc măng phải xoay tròn tự do trong rãnh. Khe hở càng về phía đỉnh pit
tông thì càng lớn.
Hình 4.9: Kiểm tra khe hở cạnh xéc măng
65
- Khe hở bụng (khe hở hướng kính)
Đặt xéc măng vào trong rãnh, nếu thấp hơn mép rãnh từ 0,20 – 0,3mm là đạt yêu
cầu. Hoặc dùng thước đo sâu và thước cặp để đo chiều sâu của rãnh và chiều rộng của xéc
măng, hiệu của hai số đo đó là khe hở bụng của xéc măng.
- Kiểm tra độ tròn của xéc măng
Độ tròn hay độ lọt ánh sáng của xéc măng được kiểm tra bằng cách: lắp xéc măng
vào xi lanh, dùng đầu pit tông đẩy cho phẳng, rồi đậy đĩa tròn hoặc giấy lên trên và đặt ở
đáy xi lanh một tấm gỗ kín và trên có một bóng đèn. Sau đó cho đèn sáng và quan sát ánh
sáng lọt qua giữa thành xéc măng và xi lanh. Nếu xéc măng bị méo thì giữa xéc măng và
thành xilanh có khe hở và có ánh sáng lọt qua. Tổng chiều dài khe hở lọt ánh sáng không
được lớn hơn 1/3 đường kính xi lanh và ở hai bên miệng xéc măng trong phạm vi cung
tròn ứng với góc 300 không được lọt ánh sáng và không được vênh.
Hình 4.10: Kiểm tra độ tròn của xéc măng
1.3. Sửa chữa xi lanh
1.3.1. Nhiệm vụ Cấu tạo xi lanh
* Nhiệm vụ
Dẫn hướng cho pít tông chuyển động đông thời kết hợp vói đỉnh pít tông tao ra kết cấu
của buông đống
* Cấu tạo
- Xy lanh của những động cơ làm mát bằng gió, mặt ngoài có các cánh tản nhiệt,
làm tăng diện tích tiếp xúc với không khí.
- Mặt trên và mặt dưới của xy lanh được mài phẳng để tiếp xúc với nắp máy và mặt
cacte, giữa chúng có các đệm bằng amiăng hoặc nhôm để làm kín.
- Mặt trong của xy lanh còn gọi là mặt gương được doa và đánh bóng với độ bóng
cao. Riêng sơ mi xy lanh của động cơ 2 kỳ có khoét các lỗ nạp, xả, quét
66
- Vỏ xy lanh có thể bằng nhôm hoặc bằng gang và có ghi các ký hiệu chỉ dung tích
xi lanh. Ví dụ 100cc hoặc 97 Cm3 ...
1.3.2. Hiện tượng hư hỏng của xi lanh
* Vết xước và rạn nứt nhỏ
Nguyên nhân xi lanh bị vết xước và rạn nứt nhỏ:
- Nhiệt độ động cơ quá cao.
- Dầu bôi trơn không đủ hoặc không sạch.
- Khe hở giữa pit tông và xéc măng quá nhỏ.
- Xéc măng bị gãy hoặc vòng hãm chốt pit tông bị hỏng.
* Mòn côn và mòn méo
Nguyên nhân lót xi lanh và xi lanh bị mòn côn và mòn méo:
- Hiện tượng ăn mòn tự nhiên, do ma sát giữa pit tông, xéc măng với lót xi lanh.
- Dùng nhiên liệu, dầu bôi trơn không đúng quy định.
- Nhiệt độ động cơ thấp hơn 3530K.
- Thanh truyền bị cong.
Lót xi lanh hay xi lanh bị mòn nhiều nhất ở vị trí tương ứng với xéc măng khí thứ
nhất, khi pit tông ở điểm chết trên.
1.3.3. Kiểm tra sửa chữa xi lanh
- Kiểm tra độ vênh của xi lanh: Dùng thước thẳng đo như hình vẽ, khe hở cho phép
là 0,05 mm.
Hình 4.11. Kiểm tra mặt phẳng cua xi lanh
- Kiểm tra bằng kinh nghiệm: Tháo xécmăng ra khỏi pittông, lau rửa pittông và
mặt gương xy lanh sạch sẽ sau đó:
Cách 1: Thả pittông vào xy lanh và kiểm tra độ rơ giữa pittông với xy lanh. Sau đó
đưa lên ánh sáng mặt trời và xem xét khe hở giữa chúng . Khe hở cho phép giữa pít tông
và xi lanh là 0,1mm
Cách 2: Dùng tay kiểm tra độ mòn của xy lanh ở ĐCT.
- Kiểm tra vết sước trên mặt gương của xi lanh
- Kiểm tra bằng dụng cụ đo độ mòn:
67
Hình 4.12. Đo độ mòn của xi lanh
+ Để đo độ mòn côn: Ta dùng đồng hồ so để kiểm tra kích thước đường kính của
xy lanh ở 3 vị trí: ĐCT, ĐCD, và ở giữa.
+ Đo độ mòn ô van : Tại 2 đường kính vuông góc với nhau của xy lanh.
*. Sửa chữa: Có 4 cốt sửa chữa (1 cos = 0,25 mm)
Bước 1: Doa.
Bước 2: Đánh bóng thô.
Bước 3: Đánh bóng tinh.
1.4. Thực hành sửa chữa
1.4.1. Chuẩn bị
1.4.2. Các bước tháo lắp
- Dựng chân trống đứng, chuẩn bị dụng cụ, bố trí nơi làm việc.
- Tháo các chi tiết liên quan bao kín động cơ.
- Tháo bộ chế hoà khí ra khỏi cổ hút (Chú ý tháo cổ hút ở vị trí phía phía dưới của
lắp máy).
Tháo ống sả ra khỏi nắp máy
- Nới lỏng lắp đậy xu páp, tháo ống xả ra khỏi động cơ, tháo bu ji.
- Tháo lắp cam tròn .
- Quay trục cơ đến thời điểm cuối nén (quan sát vị trí dấu T và dấu O so với dấu
trên các te và nắp máy)
- Tháo nhông cam, bánh đẫn hướng hoặc cơ cấu tăng cam.
- Tháo nắp máy (tháo bốn đai ốc theo chiều dấu X, chú ý vị trí ốc đường dẫn dầu
bôi trơn).
- Tháo xi lanh ra khỏi động cơ
68
Hình 4.13: Tháo xi lanh
- Tháo chốt pít tông dùng kìm mỏ nhọn bóp hai đầu phanh hãm chót và rút phanh ra.
Hình 4.14: Tháo chốt và pít tông
+ Dùng thanh gỗ tròn nhỏ hoặc dùi đồng đóng chốt pít tông ra.
(Chú ý khi tháo dùng rẻ cuôn quanh quanh thanh truyền bịt kín không để các chi tiết rơi
vào các te.)
+ Tháo pis tông ra khỏi thanh truyền sau đó tháo xéc măng ra khỏi pis tông theo thứ
tự trên trước dưới sau.
- Tháo xéc măng dùng hai ngón tay (hay dụng cụ chuyên dùng) bung miệng xéc
măng ra và nhẹ nhàng nâng lên để lấy xéc măng ra.
H 15. Tháo chốt pít tông và xéc măng
69
1.4.3. Lắp nhóm pít tông xi lanh xi lanh
- Lắp các xéc măng theo thứ tự, chiều lắp của từng xéc măng đồng thơi chia khe
hở miệng.
Hình 4.15: Lắp xéc măng vào pít tông
- Lắp pít tông vào thanh truyền chu ý chiều pít tông theo ký hiệu trên đỉnh
Hình 4.16: Lắp pít tông vào thanh truyền
- Lắp gioăng đáy xi lanh và láp xi lnnh
- Lắp gioăng nắp máy và lắp máy
- Lắp các đai ốc và đệm đúng chiều, siết đều các theo dấu X
70
- Lắp nhông câm vào trục cam chú ý đúng dấu
- Lắp ống xả và bộ chế hòa khí
1.4.4. Kiểm tra sửa chữa
- Kiểm tra, sửa chữa xéc măng.
- Kiểm tra, sửa chữa pít tông
- Kiểm tra, sửa chữa xi lanh.
2. Sửa chữa thanh truyền – trục khuỷu
2.1. Nhiệm vụ cấu tạo cơ cấu thanh truyền trục khuỷu
Hình 4.17: Nhóm trục khuỷu thanh truyền
2.1.1. Thanh truyền : Thanh truyền thường làm bằng thép sau đó đem nhiệt luyện và gia
công cơ khí . Thanh truyền được chia làm 3 phần:
* Đầu nhỏ. Được lắp với pittông nhờ chốt pittông.
- Đầu nhỏ thanh truyền được ép thêm bạc đồng, hoặc lắp vòng bi kim.
- Đầu nhỏ thanh truyền thường khoan lỗ cho dầu đi qua để bôi trơn.
* Thân. Để đảm bảo độ cứng vững, tránh hiện tượng cong xoắn thì thân thanh
truyền thường có tiết diện chữ I và mở rộng về phía đầu to.
* Đầu to. Đầu to thanh truyền được nối với trục cơ qua trung gian ắc biên.
- Giữa đầu to thanh truyền và ắc biên có một vòng bi đũa.
- Đầu to có xẻ rãnh để dẫn dầu bôi trơn.
* Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa thanh truyền.
- Hư hỏng.
+ Đầu nhỏ: Mòn lỗ chỗ lắp với chốt pittông.
+ Đầu to: Mòn lỗ tiếp xúc với ắc biên, khe hở này gây ra tiếng gõ khi động cơ
làm việc.
- Kiểm tra:
+ Bước 1: Vệ sinh sạch thanh truyền bằng dầu rửa sau đó xì khô. Tay trái cầm
thân thanh truyền, dùng tay phải gõ vào đầu nhỏ thanh truyền.
Trục khuỷu
Thanh truyền
71
+ Bước 2: Nếu thấy có tiếng kêu đục phát ra thì chứng tỏ độ rơ giữa lỗ đầu to
thanh truyền và ắc biên lớn đã lớn, cần đem sửa chữa.
- Sửa chữa
+ Mòn lỗ ắc đầu nhỏ: Thay bạc, hoặc vòng bi mới.
+ Mòn lỗ đầu to ta cần: Doa, đánh bóng sau đó thay ắc biên và vòng bi kim mới.
2.1.2. Trục khuỷu (trục cơ)
Hình 4. 20. Trục khuỷu
1. Đoạn đầu; 2. Chốt khuỷu; 3. Đoạn cuối; 4. Đầu lắp mâm điện; 5. Cổ lắp vòng bi; 6. Má
khuỷu; 7. Đầu lắp bộ ly hợp.
Trục cơ gồm nhiều thành phần ghép lại.
- Một thanh thép trụ tròn nối hai má đối trọng (má khuỷu) gọi là ắc biên (2). Hai
má đối trọng hình trụ tròn được nối với nhau bởi một ắc biên đóng lệch tâm trên mỗi má.
Mỗi má đối trọng đưa ra một trục thép tựa trên vòng bi cơ.
- Đầu trục đưa ra bên điện thường được tiện côn và có rãnh cavet để lắp vôlăng
điện. Đầu trục đưa ra bên côn có then hoa để lắp bộ ly hợp.
- Các xe Nhật bộ điện thường được bố trí bên trái, côn bên phải.
- Các xe Nga, Đức, Tiệp bố trí ngược lại.
Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa
* Hư hỏng
- Hỏng ren đầu trục, rãnh cavet bị rộng, then hoa mòn.
- Trục bị cong, đảo, bi bị rơ.
- Ắc biên bị mòn.
* Kiểm tra: Cách kiểm tra độ mòn của ắc biên và đo khe hở dọc trục bằng căn lá
(1). Giới hạn sửa chữa là 0.55mm
72
Hình 4.21: Kiểm tra độ rơ
- Kiểm tra vòng bi; Vòng bi phải quay trơn. Kiểm tra nhông chia thì; Nhông không bị
mòn sứt mẻ
Hình 4.22. Kiểm tra nhông và vòng bi
- Kiểm tra độ đồng tâm của trục
Hình 4.22. Đo độ đáo của trục khuỷu
* Sửa chữa
- Hỏng ren, rộng rãnh cavet có thể hàn đắp sau đó gia công lại.
- Trục bị cong, đảo cần đưa lên thiết bị chuyên dùng nắn lại.
- Ắc biên mòn côn, ôvan, rỗ, cần thay ắc biên mới.
- Bi bị rơ cần thay mỡ.
73
2.4. Thực hành sửa chữa cơ cấu thanh truyền trục khuỷu
2.4.1. Chuẩn bị
2.4.2. Các bước tháo lắp
- Tháo động cơ ra khỏi khung xe
- Tháo pít tông, xi lanh (xem các bước tháo pít tông)
- Tháo động cơ ra khỏi khung xe
- Tháo máy phát điện
- Tháo dàn cam
- Tháo côn xe
- Tháo hai nửa các te hộp số
- Tháo trục khuỷu và thanh truyền.
2.5 Tháo lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truền xe ga
Hình 4.23-a. Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền xe ga
74
- Tháo các bộ phận bao động cơ sau đó tháo vách máy, hạ động cơ.
- Tháo bu lông (1) giá giữ (2); Tháo bu lông (3) và dây mát (4); tháo chắn bùn (5)
Hình 4.23-b: Tháo nguồn mát
- Tháo lò xo chân chống đứng (1), tháo chốt gô (2) đệm (3) tháo chốt (4) và chân
chống (5)
Hình 4.24 Tháo chân chống xe
- Tháo bu lông và tấm định vị (2); Tháo trục và con trượt xích cam (4); tháo chốt đẩy (2,)
và xích cam (7)
75
Hình 4.25. Tháo xích cam
- Tháo bu long (1) ra và đặt vách máy úp xuống tháo vách máy bên trái (2)
Hình 4.26: Tháo vách máy
- Tháo các chốt gô (1) và tháo trục cơ bằng vam chuyên dùng
Hình 4.27: Tháo trục cơ
* Lắp Ngược tháo chú ý tra dầu vào các vị trí chuyển động và siết đủ lực
* Kiểm tra sửa chữa
- Kiểm tra sửa chữa trục khuỷu và thanh truyền như xe số theo các bước trên
3. Sửa chữa hệ thống bôi trơn
76
3.1. Nhiệm vụ yêu cầu hệ thống bôi trơn
* Nhiệm vụ
Nhiêm vụ quan trọng nhất của hệ thống bôi trơn động cơ là cung cấp liên tục dầu
nhơn cho các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau trong
động cơ như : cổ trục,cổ biên,chốt piston,so7mi xylanh,con sượt,chốt ngang của cơ cấu
con trượt và các bộ phận khác như gối trục cam,gối đòn gánh supáp,các bánh răng truyền
động..
Ngoài việc bôi trơn còn có các tác dụng:
- Giảm ma sát:
Khi gia công hay chế tạo các chi tiết dù cấp chính xác rất cao, bề mặt làm việc vẫn
có độ nhấp nhô. Động cơ làm việc, hai bề mặt tiếp xúc có chuyển động tương đối với
nhau sinh ra lực cản hay lực ma sát rất lớn. Nếu giữa hai bề mặt này có một lớp dầu nhờn
thì ma sát sẽ giảm và chi tiết lâu mòn hơn.
- Làm mát một phần động cơ:
Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn thu nhiệt do ma sát và khí cháy truyền cho các
bề mặt làm việc của chi tiết, qua bộ phận làm mát đưa ra ngoài.
- Làm sạch bề mặt ma sát:
Khi động cơ làm việc, sau khi bôi trơn và làm mát, dầu nhờn ra khỏi mặt ma sát
đem theo các mạt kim loại do mài mòn và những tạp chất cơ học khác như : Muội than,
đất cát v.v... Do đó, dầu nhờn đã làm cho bề mặt làm việc có ma sát sạch, không bị cạo
xước và mài mòn do các tạp chất cơ học gây nên.
- Làm kín khe hở:
Khi động cơ làm việc, dầu nhờn làm kín khe hở giữa pittông và xilanh, giữa xéc
măng với pit tông v.v..., do đó buồng cháy được kín, khí cháy khó lọt xuống cácte và bảo
đảm được công suất động cơ.
- Bảo vệ chi tiết:
Dầu nhờn ngoài những công dụng trên còn có tác dụng bảo vệ các chi tiết khỏi bị
ăn mòn hay xâm thực do ảnh hưởng của độ ẩm, ôxi hoá và khí cháy.
* Yêu cầu
Trong hệ thống có nhiều động cơ thì mỗi động cơ phải có hệ thống bôi trơn độc lập
và giữa chúng có sự liên hệ hỗ trợ nhau
Dầu nhờn phải được đi đến tất cả các vị trí cần bôi trơn,lưu lượng và áp suất dầu
bôi trôn phải phù hợp vời từng vị trí bôi trơn
Hệ thống dầu nhờn phải đơn giản,làm việc tin cậy đảm bảo suất tiêu hao dầu nhờn
là nhỏ nhất
3.2. Một số loại dầu bôi trơn dùng cho xe máy
77
Vai trò của dầu nhớt với xe máy
Dầu nhớt xe máy Honda được xem là “máu” của động cơ phương tiện. Không chí
có tác dụng bôi trơn, mà còn giúp cho động cơ kéo dài tuổi thọ. Nhiều loại còn có công
dụng phục hồi động cơ, được bổ sung kim loại để bù đắp các vết xước. Công năng của
dầu nhớt được gói gọn trong 5 điểm: Bôi trơn động cơ, làm mát, làm kín, làm sạch động
cơ, và chống gỉ
Cần lựa chọn độ nhớt thích hợp với nhiệt độ môi trường hoạt động của xe. Khí hậu
Việt Nam với nhiệt độ môi trường không quá 50 độ C nên chọn độ nhớt có chỉ số sau chữ
“W” từ 40 trở lên như 15W40, 15W50 hay 20W50.
Tuy nhiên, khi chọn mua nên căn cứ vào thông tin độ nhớt trong sổ hướng dẫn sử
dụng xe vì chỉ số này đã được hãng tính toán phù hợp với môi trường phương tiện hoạt
động và đặc tính kĩ thuật động cơ.
Độ nhớt khuyến cáo của nhà sản xuất đối với một vài mẫu xe:
Honda Wave RSX 20W50
Suzuki Raider FI 10W40
Honda Air Blade 125 10W30
Ví dụ, hãng khuyến cáo sử dụng độ nhớt 10W30 nhưng xe lại đang dùng loại
10W40 có độ nhớt đặc hơn sẽ gây hiện tượng khó khởi động, cảm giác động cơ ì ạch ở tốc
độ thấp. Ngược lại, nếu chọn độ nhớt loãng hơn khuyến cáo sẽ gây bôi trơn kém, các chi
tiết nhanh mài mòn.
78
Phẩm cấp nhớt xe máy
Phẩm cấp nhớt liên quan đến điều kiện hoạt động và chất lượng của dầu bôi trơn.
Ví dụ như cấp SF dùng ở điều kiện động cơ hoạt động ở tốc độ cao liên tục, nhiệt
độ lớn. Các cấp SG, SH, SJ và SL dùng cho mọi điều kiện hoạt động. Chất lượng dầu nhớt
tăng dần khi đi từ F đến L với SL là loại tốt nhất hiện nay.
Xe máy nên sử dụng phẩm cấp từ SG đến SL vì chúng có chất lượng tốt nhất theo
tiêu chuẩn dầu nhớt API (Nhật Bản).
Lưu ý riêng cho từng dòng xe
Xe tay ga cần sử dụng các sản phẩm có in từ scooter để đảm bảo khả năng hoạt
động tối ưu. Loại dầu này không được dùng với dòng xe số hoặc côn tay vì gây trượt ly
hợp.
Dầu cho xe côn tay nên sử dụng sản phẩm hạng MA hoặc MA2. Ngoài ra, một vài
hãng xe cũng khuyến cáo không nên sử dụng loại dầu có in nhãn “Energy Conserving”
hoặc “Resource Conserving” vì có thể gây trượt ly hợp, dẫn đến tăng tốc kém.
Mức dầu và đèn áp suất dầu
Trước khi vận hành cần kiểm tra mức dầu động cơ. Nổ máy 1-2 phút tại chỗ. Sau
đó tắt máy và kiểm tra mức dầu bằng que thăm hoặc kính thăm tùy loại xe. Mức dầu phải
nằm giữa vạch L và F.
Trên các dòng xe mới thường trang bị đèn cảnh báo áp suất dầu. Trong quá trình sử
dụng, nếu đèn này sáng liên tục cần đưa xe đi kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng.
Chẩn đoán tình trạng động cơ qua nhớt
Nếu nhớt cũ đen đậm và đặc quánh hơn so với những lần thay trước kèm theo hiện
tượng tăng tốc kém, hao nhiều nhiên liệu thì có thể các lá ma sát trong bộ li hợp đã mòn.
Nhỏ một vài giọt nhớt lên tờ giấy trắng rồi quan sát ngoài ánh sáng mặt trời. Nếu
thấy lấp lánh trong giọt nhớt kèm hiện tượng tiếng kêu, rung giật ở động cơ thì có thể một
vài chi tiết đã bị mài mòn nghiêm trọng, cần mang xe đi kiểm tra nhanh chóng.
2. Những điều cần chú ý khi chọn mua dầu nhớt
Dựa vào gốc dầu
- Dầu gốc khoáng: bạn có thể hiểu loại nhớt này gồm các phân tử hydro cacbon.
Những phân tử này có hình dáng và tính chất không đồng nhất, nên dẫn đến tính năng bôi
trơn không ổn định khi quá nóng (xe máy đi nhiều, đi xa) hoặc quá lạnh (xe máy ít sử
dụng). Thậm chí có thể bị nhanh xuống cấp.
Đổi lại thời gian thay trung bình cũng bị rút ngắn lại, khoảng 2.000 km nên thay
một lần.
- Dầu bán tổng hợp: Dầu bán tổng hợp được làm từ hỗn hợp dầu gốc khoáng và dầu
tổng hợp. Vì vậy nó có thể giảm bớt thành phần không ổn định từ gốc khoáng và thay thế
bằng những ưu điểm của dầu tổng hợp. thời gian thay trung bình 3.000 km.
79
Tuy nhiên, ở khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thì các bạn có thể chỉ cần quan tâm
đến con số phía sau. Những thông số phù hợp thường là xW-30 đối với dầu nhớt xe máy
Honda và xW-40 đối với xe máy Yamaha. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn những thông số
phổ biến như SAE 10W40, 20W40, 15W40 hoặc 20W50. Đối với dầu nhớt cho xe tay ga
4 thì nên chọn nhớt SAE 10W30; 5W40; 10W40; 15W40. Đó là đối với xe máy mới. Còn
với xe máy cũ, các động cơ đã xuống cấp thì nên chọn loại nhớt có cấp độ nhớt 40 hoặc
tối đa là cấp 50.
3....e máy
để tránh làm hỏng lớp sơn xe.
3.4.2. Thay linh kiện
Linh kiện quá thời hạn sử dụng sẽ hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng đến hiệu
năng và tuổi thọ xe. Bạn cần thay mới lọc gió, bugi, dầu láp sau 6000 – 8000 km và châm
thêm nước làm mát sau 10000km.
3.4.3. Châm nước cất vào ắc quy
210
Hằng tháng, bạn nên kiểm tra mức dung dịch trong bình và châm thêm nước cất
nếu mực dung dịch trong bình ít đi.. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên làm sạch lớp ô-
xi hóa, trầm tích, muôi bên ngoài để các điện cực hoạt động ổn định.
3.4.4. Kiểm tra lốp xe
Nếu quá mềm, bánh xe sẽ nhanh mòn, máy ì, chạy hao xăng. Vì vậy, bận nên kiểm
tra áp suất lốp xe hằng tuần.
3.4.5. Chăm sóc yên xe
Yên xe không thường xuyên chăm sóc sẽ nhanh chóng trầy xước, xuống màu. Để
tránh bụi làm trầy xướt bề mặt da, bạn cần dùng khí nén thổi sạch. Sau đó, làm sạch yên
xe bằng chất tẩy rửa chuyên dụng.Cuối cùng, bạn cần làm sạch chất tẩy bằng bọt biển
thấm nước và lau khô bằng khăn mềm.
3.4.6. Thay dầu nhớt
Không thường xuyên thay dầu nhớt sẽ khiến động cơ ì ạch, nhanh hỏng. Vì thế, bạn
cần thay nhớt định kỳ 1000 – 1500 km/ lần và chọn đúng loại nhớt chuyên dụng cho dòng
xe đang chạy. Bạn nên chọn dầu nhờn Total Hi-perf để tiết kiệm xăng, đạt hiệu năng tối
ưu nhất khi chạy.
211
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Sửa chữa hệ thống điện xe máy
Mã số mô đun: 04
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ: (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 40 giờ; Kiểm tra 04
giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí: Được bố trí học sau 03
- Tính chất: Mô đun chuyên môn bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
* Về kiến thức:
- Trình bày được tổng quan hệ thống điện trên xe máy
- Giải thích được cấu tạo ký hiệu, quy ước thông thường trong sơ đồ mạch điện trên xe
máy
- Trình bày được sơ đồ, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống điệnxe máy
- Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhânvà các phương pháp sửa chữa những
hư hỏng thông thường của hệ thống điệnxe máy.
- Trình bày được trình tự bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện trên
* Về kỹ năng:
- Sửa chữa được mạch điện và các chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các
tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.
- Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và
an toàn
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
+ Có tinh thần trách nhiệm cao và tự chủ cũng như tự chịu trách nhiệm trong học, như
thực hành.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng số
LT
liên
quan
Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập
Kiểm
tra
1 Bài 1. Tổng quan về hệ thống điện và bảo
dưỡng nguồn điện trên xe
8 3 5
1. Tổng quát và quy luật màu dây hệ thống
điện
1 1
2. Ký hiệu và quy ước sơ đồ mạch điện 1 1
212
3. Bảo dưỡng bình ắc quy 6 1 5
2 Bài 2: Sửa chữa hệ thống chiếu sáng 24 6 16 2
1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch
điện chiếu sáng.
3 3
2. Hiện tượng hư hỏng của mạch điện chiếu
sáng.
2 2
3. Sửa chữa mạch điện chiếu sáng. 17 1 16
Kiểm tra 2 2
3 Bài 3: Sửa chữa hệ thống tín hiệu 28 7 19 2
1. Sửa chứa mạch điện đèn báo rẽ 12 3 9
2. Sửa chứa mạch điện còi đèn phanh 8 2 6
3. Sửa chữa mạch điện báo xăng, báo số.
6 2 4
Kiểm tra
2 2
Cộng: 90 19 67 4
213
Bài 1. Tổng quan về hệ thống điện và bảo dưỡng nguồn điện trên xe
1. Tổng quát và quy luật màu dây hệ thống điện
1.1.Tổng quan hệ thống điện
1.2. Yêu cầu kỹ thuật với hệ thống điện
1.3.Nguồn điện trên xe máy
2. Ký hiệu và quy ước sơ đồ mạch điện
2.1. Quy ước mạch điện
2.2. Ký hiệu mầu dây.
- Bk/W màu (đen sọc trắng)
- R màu (đỏ)
- O màu vàng (cam)
- Bk màu (đen)
- Lg màu (xanh lá lợt)
- Lb màu (xanh biển lợt)
- G màu (xanh lá)
- W/Bk màu (trắng sọc đen)
- Y/G màu (vàng sọc xanh lá)
- Y/Bk màu (vàng sọc đen), Bk/W (đen sọc trắng)
- Y màu (vàng)
- W màu (trắng)
- Gr màu (xám)
- W,G/bu màu (trắng, xanh lá sọc xanh biển lợt)
- Bk/Y màu (đen sọc vàng)
2.3. Quy luật mầu dây trên các mạch điện
a. Quy luật màu dây trên xe hon da
- XANH LÁ CÂY - Dây mát của cả hệ thống dây điện (các đời xe honda)
- XANH DƯƠNG - Dây đèn pha chạy từ công tắc cốt pha ra bóng trước
- XANH DƯƠNG SỌC TRẮNG - Dây của đồng hồ báo xăng, chạy từ phao báo xăng
lên thẳng đồng hồ
- XANH ĐỌT CHUỐI - Dây kèn, chạy từ nút kèn xuống thẳng kèn
- XANH ĐỌT CHUỐI SỌC ĐỎ - Dây báo đèn mo , chạy từ chốt báo số lên đồng hồ
- XANH DƯƠNG SỌC VÀNG - Dây kích , chạy từ mâm lửa vào thẳng IC
- XANH NHẠT - Dây xi nhan phải, chạy từ công tắc xi nhan ra bóng xi nhan trước và
sau +bóng báo đồng hồ
- HỒNG - dây báo đèn số 4 , chạy từ chốt báo số lên đồng hồ
- GẠCH (CAM) - Dây xi nhan trái, chạy từ công tắc xi nhan ra bóng xi nhan trước và
sau +bóng báo đồng hồ
- ĐỎ - Dây lửa, chạy từ bình lên ổ khoá nối vào dây Đỏ Khóa Chống Trộm Xe Máy
ĐỎ DÂY LỚN - Chạy từ cọc dương (+) của ắc quy đến rơle đề
- ĐỎ LỚN SỌC TRẮNG - Chạy từ rơle đề đến môtơ đề
214
- VÀNG - dây đèn từ cuộn đèn lên công tắc + chạy vào cục xạc để ổn định đèn pha
- VÀNG SỌC ĐỎ - dây diều khiển role đề, chạy từ nút đề xuống role đề
- VÀNG SỌC TRẮNG - dây báo lên của đồng hồ báo xăng, chạy từ phao báo xăng
lên thẳng đồng hồ
- TRẮNG - dây xạc bình, chạy từ cuộn đèn vào cục xạc
- ĐEN - dây lửa bình đã qua ổ khoá, chạy hết các bộ phận
- ĐEN SỌC ĐỎ - dây mô bin lửa, chạy từ cuộn lửa vào thẳng IC
- ĐEN SỌC TRẮNG - dây tắt máy, chạy từ ổ khoá xuống thẳng IC
- ĐEN SỌC VÀNG - dây lửa từ IC chạy ra mobin sườn
- NÂU - dây đèn sau ,chạy từ công tắc đèn xuống đèn sau + bóng táp lô đồng hồ
- NÂU SỌC TRẮNG - dây đèn sương mù, chạy từ công tắc đèn ra bòng sương mù
- XÁM - dây lửa nguồn của xi nhan, chạy từ cục nháy lên công tắc xi nhan
* Các cụm công tác.
- Khóa điện 4 dây. Dây xanh lá cây (G) là mát; dây đen/ trắng (Bk/W) là dây tắt máy;
dây đỏ (R) là dây dương bình ắc quy; dây đen (Bk) là dây dương bình sau mở khóa đên các
thiết bị tiêu thụ.
- Công tác đèn đêm 3 dây. Dây vàng (Y)lấy điện từ máy phát nên; Dây mầu nâu (Br)
nối ra các bóng sương mù, soi công tơ mét, đèn hậu; Dây mầu nâu/ trắng (Br/W) nối ra công
tác pha cốt.
- Công tác pha cốt 3 dây. Dây mầu nâu/ trắng (Br/W) nối từ công tác pha cốt; Dây
xanh nhạt (Bl) nối ra bóng pha; Dây mầu trắng (W) nối ra bóng cốt.
- Công tác xi nhan 3 dây. Dây mầu vàng cam (O) nối ra bong xi nhan phải; dây mầu
xanh biển nối ra bong xi nhan bên phải.
- Nút còi 2 dây. Dây mầu đen từ dương bình sau mở khóa; dây xanh nhạt từ nút còi ra
đến còi.
- Nút đề 2 dây. Dây mầu đen từ dương bình sau mở khóa đến; dây đỏ/ vàng (R/Y) nối
ra cuân dây rơ le.
- Máy phát 5 dây. Dây mầu vàng dẫn lên công tác đèn chính; Dây mầu trắng dẫn ra
nạp bình; Dây đen/đỏ dây cuộn nổ dẫn ra TK; dây xanh/ trắng (Gl/W) dây cuộn nô dẫn ra
TK; Dây xanh (G) dây mát.
b. Mầu dây trên xe Yamaha
Đỏ: Cọc bình Ắc quy nối vào dây Đỏ Khóa Chống Trộm Xe Máy
Nâu: Dây Công tắc ổ khóa xe
Đen: Mass Nối vàn dây Đen
Nâu Đậm: Signal Trái
Lá Đậm: Signal Phải
215
Nâu sọc Trắng: Chớp
Hồng: Kèn
Vàng: Stop (dây chuyển Xanh lá sọc vàng)
Xanh Dương sọc Trắng: Relay Đề
Lá cây ( lá cây sọc đen): Báo Xăng
Vàng: Đèn Pha
Lá cây: Đèn Cốt
Xanh Dương: Đèn lái ( hay còn gọi đèn đồng Hồ)
Vàng sọc Đỏ: Nguồn đèn
Trắng: Sạc
Đen sọc Đỏ: Lửa
Kích: Trắng sọc đỏ ( Trắng sọc Xanh lá )
Cam: Bobine sườn:
3. Bảo dưỡng bình ắc quy
3.1. Nhiêm vụ của bình ắc quy
Ắc quy là bình chứa điện một chiều trên xe gắn máy. Có nhiệm vụ: Cung cấp điện
cho hệ thống khởi động và hệ thống đèn, tín hiệu.
3.2. Cấu tạo bình ắc quy
Hình 1.1: Cấu tạo các bản cực của Ắc quy
* Đối với loại Ắc quy axit chì: Bao gồm 2 bản cực, trong đó bản cực dương (+) được
làm bằng oxit Chì (PbO2) và bản cực ẩm (-) được làm bằng Chì (Pb). Điền đầy giữa các
bản cực là dung dịch axít sulfuric (H2SO4) loãng, và tất nhiên là dung dịch loãng như vậy
thì Nước (H2O) là chiếm phần lớn thể tích.
* Đối với loại Ắc quy Ni-Cd kiềm: Bản cực dương (+) được làm bằng Niken hydro xít
Ni(OH)2 và cực âm được làm bằng Catmi hydro xít Cd(OH)2. Điền đầy giữa các bản cực
là dung dịch kali kiềm (KOH).
216
Ví dụ: Mỗi một ngăn cực của ắc quy a-xít chì cho mức điện áp khoảng 2 đến 2,2 V,
dung lượng 200Ah do đó để 1 bình Ắc quy đạt được các mức 6V, 200Ah thì Ắc quy được
ghép nối tiếp 3 ngăn cực với nhau để thành bình ắc quy 6V, 200Ah hoặc muốn bình Ắc
quy đạt mức 2V, 600Ah thì cần ghép 3 ngăn cực song song nhau.
Một bình Ắc quy hở khí thông thường sẽ bao gồm các thành phần sau: Nút thông
hơi để thoát các khí bên trong bình ra ngoài, cọc bình để nối với tải ngoài hoặc nối ghép
các bình với nhau, thanh nối để nối các bản cực dương/âm lại, bản cực gồm các bản cực
dương và bản cực âm, dung dịch điện phân và tấm chắn nằm giữa các bản cực (Hình 2:
Cấu tạo bình Ắc quy). Nếu là Ắc quy Axit-chì kín khí thì cấu tạo cũng giống với ắc quy
hở nhưng sẽ không có nút thông hơi.
Hình 1.2: Cấu tạo bình Ắc quy
* Các thông số quan trọng của Ắc quy
Dưới đây là các thông số kỹ thuật đặc trưng của một bình ắc quy. Khi bạn cần mua
hoặc thay thế một bình Ắc quy tương đương thì cần thiết phải hiểu và xem xét tới các
thông số kỹ thuật này. Tất nhiên tùy vào từng ứng dụng mà ta chọn bình ắc quy có các
thông số phù hợp với đặc tính kỹ thuật trong ứng dụng đó.
Ví dụ, để chọn lựa ắc quy cho ô-tô, xe máy thì ta quan tâm tới 3 thông số là dung
lượng C, điện áp định mức V và dòng khởi động CA.
- Thông số dung lượng của Ắc quy (C)
Dung lượng là thông số cơ bản và quan trọng nhất của ắc quy, thông số này đặc
trưng cho khả năng lưu trữ điện năng của ắc quy. Đơn vị tính của thông số này được tính
thông dụng theo Ah (Ampe giờ), một số ắc quy nhỏ hơn và thường là các pin thì tính theo
mức mAh (mili-ampe giờ).
Một cách đơn giản để dễ hình dung về tham số dung lượng ắc quy như sau: Ah là
tham số bằng số dòng điện phát ra (tính bằng Ampe) trong khoảng thời gian nào đó (tính
bằng giờ).
Ví dụ như ắc quy 10 Ah thì có thể phát một dòng điện 10A trong vòng một giờ,
hoặc 5A trong 2 giờ, ... hay 1A trong 10h.
- Ảnh hưởng của cường độ dòng điện phóng đến dung lượng thực tế của Ắc quy
Một điều cực kỳ quan trọng đó là thực tế thì dung lượng ắc quy lại bị thay đổi tuỳ
theo cường độ dòng điện phóng ra. Nếu dòng điện phóng càng lớn thì dung lượng thực
của ắc quy tương ứng với dòng điện phóng đó càng nhỏ và ngược lại dòng điện phóng
càng nhỏ thì dung lượng được bảo toàn ở mức cao. Dung lượng của ắc quy tương ứng với
thời gian phóng t được ký hiệu là Ct.
217
Ví dụ, một Ắc quy loại US 2200XC2 có dung lượng ký hiệu là C10=206Ah tức
là dung lượng Ắc quy là 206Ah tương ứng với thời gian phóng là 10h và dòng điện phóng
là 0.1C10=20.6A (chú ý: C10 Ah=0.1C10 A*10 h); Hoặc C20=232Ah tức là dung lượng
Ắc quy là 232Ah tương ứng với thời gian phóng là 20h và dòng điện phóng là
0.05C20=11.6A (C20 Ah=0.05C20 A*20 h).
- Khi bạn muốn thay thế một bình Ắc quy thì cần đặc biệt chú ý đến thông số
dung lượng bình được công bố của nhà sản xuất. Giả sử bình cũ của bạn có C10=200Ah,
nhưng khi bạn thay mới loại chọn loại bình có C20=200Ah như vậy là không hợp lý vì
bình mới này thực tế thì dung lượng ứng với C10 sẽ thấp hơn 200Ah.
* Điện áp của ắc quy
Có 4 thông số điện áp rất quan trọng mà ta bắt buộc phải hiểu khi nói về Ắc quy,
mỗi thông số mang một ý nghĩa riêng và đặc trưng cho loại Ắc quy đó.
- Điện áp định mức (Nominal Voltage): Đây là giá trị điện áp được công bố bởi nhà
sản xuất, tùy vào số lượng và cấu tạo của các ngăn cực của bình Ắc quy sẽ cho một giá trị
điện áp định mức. Nó cũng là giá trị điện áp đặc trưng cho loại Ắc quy đó, Ví dụ: khi ta
nói Ắc quy loại 1.2V, 2V, 4 V,6V,12V tức là ta đang nói giá trị điện áp định mức
(Nominal voltage) của Ắc quy đó.
- Điện áp thả nổi (Float voltage): Điện áp này được đo lường khi dòng điện chảy
qua bình bằng 0A (zero current). Thông thường điện áp thả nổi của HT Ắc quy được đo
khi Ắc quy đã được nạp đầy (full charge) và bộ sạc đang cấp nguồn cho cả HT Ắc quy
đấu song song với tải DC; Hoặc Ắc quy đang được để hở mạch (Open-circuit voltage).
- Điện áp nạp (charge voltage): là điện áp của Ắc quy đo được trong quá trình đang
nạp.
- Điện áp xả (Discharge voltage): là điện áp của Ắc quy đo được trong quá trình xả.
Hình 1.3: Các giá trị điện áp của Ắc quy
* Đặc tính của ắc quy:
Ví dụ: Dream (12v 5Ah),
Điện dung 5Ah có nghĩa là bình điện nếu phóng ra 1Ah thì sau 5 giờ bình sẽ hết
điện, hoặc nếu cường độ 0,5Ah thì sau 10 giờ sẽ hết điện.
3.3. Hiện thượng nguyên nhân hư hỏng
- Tự phóng điện khi không nối mạch của ắc quy với các thiết bị.
Nguyên nhân:
218
+ Mặt bình bi bẩn dẫn điện làm chạp chập.
+ Chập bên trong do hỏng tấm ngăn.
+ Dung dịch trong bình có lẫn tạp chất.
+ Nồng độ các lớp điện tích trong bình không đều nhau.
- Bị sulfat hóa (nhìn qua lỗ hoặc vỏ bình thấy nhiều đốm trắng phủ lên bản cực).
Nguyên nhân:
+ Nồng độ và nhiệt độ nước trong bình cao.
+ Hiện tượng tự phóng điện kéo dài mà không bảo dưỡng kip thời.
- Bản cực bị cong vênh (khi nắp bình bị đội phồng nên)
Nguyên nhân:
+ Nạp điện quá mức, quá nâu, với dòng có cường độ lớn.
+ Nồng độ và nhiệt độ nước trong bình cao.
+ Bình thiếu nước mà vẫn sử dụng.
- Nổ bình ắc quy.
Nguyên nhân:
+ Tắc lỗ thông hơi trên lắp
+ Tác động nhiệt đột ngột
+ Bị chạm chập trực tiếp mạch ngoài.
- Mức chất điện dịch thấp hơn mức “lower level”.
- Nguyên nhân:
+ Ắc quy bị xạc quá mức (over charged)
+ Châm chất điện dịch không đủ
+ Ắc quy bị ngã, đổ
- Khắc phục:
+ Châm thêm nước cất và điều chỉnh mức điện dịch trong bình ắc quy đều
cho các ngăn, sau đó kiểm tra lại bộ sạc và sạc lại nếu ắc quy bị yếu điện.
- Tỷ trọng chất điện dịch thấp hơi tiêu chuẩn đều ở các ngăn (với biểu hiện là ắc quy đề
không nổ).
- Nguyên nhân:
+ Ắc quy bị phóng quá mức (over discharged)
+ Bộ sạc nạp không đủ cho ắc quy
+ Hệ thống điện trên xe bị rò điện
- Khắc phục:
+ Châm thêm nước cất và điều chỉnh mức điện dịch (nếu cần), sau đó sạc lại cho ắc
quy với cường độ và thời gian phù hợp
+ Kiểm tra bộ sạc và hệ thống điện
219
- Tỷ trọng chất điện dịch quá thấp hơn tiêu chuẩn ở một hay một số ngăn (với biểu hiện ắc
quy đề không nổ).
- Nguyên nhân:
+ Có thể ắc quy đã bị chạm bên trong ở ngăn có tỷ trọng quá thấp
- Khắc phục:
+ Điều chỉnh lại mức điện dịch và xạc lại, nếu điện áp và tỷ trọng vẫn thấp
thì bình ắc quy này đã bị chạm bên trong và không thể sử dụng
- Tỷ trọng chất điện dịch cao hơn tiêu chuẩn (đều ở các ngăn) hoặc do châm thêm dung
dịch lạ không phải là nước cất.
- Nguyên nhân:
+ Có thể chất điện dịch bị nhiễm tạp chất
- Khắc phục:
+ Thay chất điện dịch khác (acid sunphuric ) có tỷ trọng theo tiêu chuẩn và
canh chỉnh lại mức điện dịch
+ Kiểm tra lại điện áp ắc quy và sạc lại nếu cần.
- Vỏ bình ắc quy bị biến dạng, bị phù.
- Nguyên nhân:
+ Nhiệt độ chất điện dịch tăng cao do xạc quá mức
+ Nhiệt độ môi trường xung quanh ắc quy cao do bức xạ nhiệt từ động cơ
- Khắc phục:
+ Ngừng nạp ắc quy (nếu đang nạp), chờ cho nhiệt độ chất điện dịch giảm
xuống rồi nạp lại.
+ Luôn giữ nhiệt độ chất điện dịch <45oC
- Cực ắc quy bị ăn mòn.
- Nguyên nhân:
+ Kẹp dây điện với cực ắc quy siết quá chặt
+ Chất điện dịch tràn ra bên ngoài
- Khắc phục:
+ Tháo kẹp, lau chùi cực ắc quy và siết lại kẹp dây điện
+ Điều chỉnh lại mức điện dịch bên trong bình ắc quy
+ Kiểm tra nút có được siết chặt hay không
- Cực ắc quy bị chảy thủng
- Nguyên nhân: Kẹp dây điện kết nối với ắc quy siết quá lỏng, tiếp xúc không tốt
sinh ra tia lửa điện khi bình ắc quy phóng điện.
3.4. Thực hành bảo dưỡng bình ắc quy
* Kiểm tra
- Kiểm tra dung dịch bình ắc quy, khẳ năng tích điện.
220
- Kiểm tra vỏ bình, các cọc bình bẩn (ôxy hóa) gây ra tiếp xúc không tốt.
* Bảo dưỡng:
- Dung dịch cạn, ta dùng nước cất để cho thêm vào bình.
- Bình hết nước, dùng nguồn điện một chiều, đúng điện thế để nạp vào bình. Lúc nạp
nên mở các nắp đậy để bình thoát hơi dễ dàng, khi thấy nhiều bọt sủi lên ta biết bình đã
đầy điện.
Bảo dưỡng bình ắc quy thơi gian theo bảng sau
221
Bài 2. Sửa chữa hệ thống chiếu sáng
1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện chiếu sáng.
1.1.Sơ đồ mạch điện
Bé
n¹p
Y
W
Br
G
C/T fa/cèt
C/T ®Ì n ®ªm
Br/W
§ Ì n
®ång hå
Bl/W Bl
W
§ Ì n b¸o
§ Ì n
s- ¬ng mï
§ Ì n fa cèt
12V 35/35W
s- ¬ng mï
§ Ì n
§ Ì n
s- ¬ng mï
§ Ì n hËu
G
Br/W
Br
M©m
®iÖn
12V 10/3W
12V 3W
Hình 2.1. Sơ đồ mạch điện đèn đêm.
* Các bộ phận chính của mạch đèn đêm
- Đèn chiếu sáng: Gồm có đèn chiếu gần (Cốt) và đèn chiếu xa (Pha) đều dùng nguồn
điện xoay chiều.
- Xe Dream dùng 1 bóng đèn có 2 tim. Trên mỗi bóng đèn có ghi 12V- 35/35W nghĩa
là dùng điện thế 12V, công suất mỗi tóc là 35W.
- Đèn báo pha. Dùng điện xoay chiều, 1 bóng, có công suất nhỏ. Dùng để báo khi ta
mở công tắc đèn trước ở vị trí pha.
- Đèn (Soi sáng biển số) và đèn (Phanh). Trên đa số các xe hiện nay thường dùng: 1
bóng có 2 tóc.
- Tóc đèn soi sáng biển số có công suất nhỏ dùng nguồn điện xoay chiều.
Ví dụ: Ký hiệu bóng đèn 21V- 21/3 W. Điện thế 12V, công suất tóc đèn soi sáng
biến số là 3W, tóc đèn báo phanh là 21W.
- Đèn soi sáng công tơ mét. Gắn trong đồng hồ táp lô để hiển thị mặt đồng hồ lúc đi
ban tối. Dùng điện xoay chiều, công suất nhỏ từ 1,5-3W.
222
- Đèn sương mù (đèn dắt). Dùng dòng điện 1 chiều hoặc xoay chiều tùy loại xe, có thể là
1 bóng hoặc 2 bóng.
- Công tắc đèn chính: Có 2 vị trí: Tắt đèn (OFF). Mở đèn (ON). Khi ta bật công tắc này ở
vị trí ON đèn cốt (pha) và đèn soi sáng biển số sẽ sáng.
- Công tắc đèn cốt pha có các vị trí sau: Chiếu gần (Cốt) L, Chiếu xa (pha) H.
Ví dụ: Xe Dream
+ Để vị trí (.): Đèn tắt.
+ Để vị trí P : Đèn sương mù, đèn báo táp lô, đèn hậusáng.
+ Để vị trí HL: Đèn pha hoặc cốt, đèn táp lô, đèn hậu sáng.
Hình 2.2. Công tác đèn trên đêm.
1.2. Nguyên lý.
- Ban đêm khi ta mở công tắc đèn chính sang vị trí P. Điện từ đầu dây: Vàng(Y) từ mâm
điện lên rẽ một phần qua cục nạp để giới hạn dòng điện, khi tăng số vòng quay trục khuỷu,
một phần theo dây màu: Vàng(Y) lên công tắc đèn chính bên phải. Tại đây qua dây: Nâu(Br)
dẫn xuống gáo đèn. Ở đây qua các đầu nối cũng dây: Nâu(Br) dẫn về đèn hậu phía sau, hai
đèn sương mù hai bên tay lái, hai đèn soi sáng công tơ mét, các bóng đèn này đều dùng dây
mát chung màu xanh(G).
- Khi mở công tắc đèn chính qua vị trí HL thì điện từ dây: Vàng(Y) cũng qua dây: Nâu
(Br) như ở vị trí P đồng thời qua dây Nâu/trắng (Br/W) dẫn đến công tắc cốt pha bên tay trái.
Nếu công tắc ở vị trí Pha điện qua dây màu: Xanh biển (Bu) dẫn đến tim pha ở bóng trước
đồng thời qua dây: Xanh biển (Bu) dẫn đến đến đèn báo pha. Nếu ở vị trí Cốt thì điện qua dây
màu: Trắng(W) dẫn đến tim cốt ở bóng đèn trước. Các bóng này đều dùng dây mát chung
màu Xanh cây(G).
223
- Như vậy khi ở vị trí P: Đèn sương mù, đèn soi sáng công tơ, đèn hậu sáng. Ở vị trí
HL các đèn ở vị trí P vẫn sáng như cũ và thêm đèn chiếu sáng pha hoặc cốt. Nếu pha thì có
thêm đèn báo pha.
* Mạch ổn áp và nạp bình
Hình 2.3. Mạch ổn áp và nạp bình
2. Hiện tượng hư hỏng của mạch điện chiếu sáng.
2.1. Hiện tượng hư hỏng của nguồn điện chiếu sáng
* Các cuộn dây đèn máy phát
Hư hỏng xảy ra là cuộn dây bị nối tắt, chạm mát, đứt.
Phương pháp kiểm tra sửa chữa giống như cuộn nổ ở hệ thống đánh lửa
2.2. Hiện tượng hư hỏng của bộ ổn áp và nạp bình
* Kiểm tra bộ nắn điện 3 chân
- Dùng đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở để thử các bước sau đây: 2 đầu dây của
đồng hồ kẹp vào 2 đầu, chân màu: Trắng (W) và màu Đỏ (Re), sau đó đổi đầu dây lại. Kết
quả 2 lần thử: Một lần điện trở thật lớn, 1 lần điện trở thật nhỏ. Chứng tỏ bộ nắn điện 1 chiều
còn tốt. Nếu kết quả ngược lại hay không như trên là hỏng.
- Kiểm tra trên xe: Cho máy nổ, tháo đầu dây đỏ (Re) từ bộ nắn điện ra quẹt vào mát
thấy tóe lửa tức là bộ nắn điện còn tốt.
* Bộ nắn điện 4 chân, dùng Ohm kế để thử các bước sau:
224
Hai đầu dây của đồng hồ kẹp vào 2 chân màu Trắng (W) và màu Đỏ (Re) sau đó đổi
đầu dây lại. Hai lần thử, một lần điện trở thật lớn, một lần điện trở thật nhỏ chứng tỏ bộ nắn
điện 1 chiều còn tốt, kết quả không như trên là hỏng.
3. Sửa chữa mạch điện chiếu sáng.
3.1. Chuẩn bị
3.2. Các bước tháo lắp
3.5. Đấu mạch chiếu sáng
TT Bước công việc Yêu cầu kỹ thuật
1 Chuẩn bị Đủ các thiết bị dụng cụ
2
Xác định nguồn chiếu sáng và vị trí công
tác, nguyên lý hoạt động của chúng
Chú ý nguồn chiếu sáng có thể là
xoay chiều hoặc một chiều.
3
Dùng đồ hồ vạn năng kiểm tra công tác
bằng cách: Đo một đầu của đồng hồ đo
vào chân nguồn đến, đầu còn lai đo vào
các đầu ra bống đèn sau đó bật công tác.
Chú ý đầu que đo nối với nguồn
phải cố định, khi bật cômg tác phải
thông mạch
4 Đấu mạch điện theo sơ đồ Đo các vị trí phải thông mạch
* Điều chỉnh đèn chiếu sáng phía trước (Cốt, Pha)
- Dựng xe cách tường từ 9 - 10 mét, đo chiều cao từ tâm đèn xuống đất , gạch lên
tường vạch phấn bằng chiều cao ấy rồi cho động cơ nổ, mở công tắc đèn. Nếu ở vị trí Pha thì
tâm chùm tia chùng với vạch phấn trên tường. Nếu để ở vị trí Cốt thì tâm chùm tia xuống 1/5
khoảng cách dưới chân tường.
- Muốn điều chỉnh thì chỉnh ốc phía dưới vành đèn: Vặn vào, hạ tia sáng xuống. Nới ra
đưa tia sáng lên
225
Bài 3. Sửa chữa mạch điện hệ thống tín hiệu
1. Sửa chứa mạch điện đèn báo rẽ
1.1.Sơ đồ mạch điện
Hình 3.1. Mạch điện đè xi nhan
1.2. Nguyên lý làm việc
- Khi chưa bật công tắc xinh nhan, điện từ dây màu Đen (+) ắc quy sau ổ khóa đến hộp
nháy, từ hộp nháy ra dây: Xám (Gr) dẫn đến công tắc rẽ và ngắt mạch tại đây.
- Khi rẽ phải, đẩy công tắc về phía bên phải (R) điện từ dây: Xám (Gr) qua đầu dây:
Xanh biển nhạt (LB) xuống gáo đèn qua đầu nối theo dây: Xanh biển (LB) dẫn đến đèn xinh
nhan phía trước, phía sau và đèn báo rẽ trên mặt đồng hồ. Các bóng đèn này đều dùng dây
mát (G) chung.
- Khi rẽ trái, đẩy công tắc qua vị trí tay trái R. Điện từ dây: Xám (Gr) qua dây Cam (O)
dẫn đến đèn xinh nhan bên trái trước + sau và đèn báo rẽ trên mặt đồng hồ. Các bóng đèn này
dùng dây mát: Xanh (G) chung.
1.3. Các bộ phận chính.
a. Rơ le nháy.
Hình 3.2. Rơ le nháy
§ Õn c«ng t¾cTõ ¾c quy ®Õn
K
R
Bk GrA B
226
* Nguyên lý làm việc
Khi ta mở công tắc rẽ, điện từ ắc quy đến cực A rồi chia làm 2 ngả, 1 qua má vít K đến
cực B, 1 qua điện trở R đến cực B. Nhưng điện trở R lớn hơn nên hầu như qua má vít K đến
cực B đến bóng đèn làm đèn sáng tỏ. Cực B làm bằng 2 loại kim loại có hệ số giãn nở nhiệt
khác nhau (lưỡng kim nhiệt) nên khi điện đi qua sẽ nóng lên làm má vít K mở ra. Lúc này
điện từ A qua điện trở R qua B đến bóng đèn, điện yếu đèn sáng mờ, khi mávít K mở điện
không qua cực B, nguội má vít K lại đóng lại làm đèn sáng tỏ, cứ nhờ thế mà làm bóng đèn
nhấp nháy.
Trên hộp nháy có ghi ký hiệu 12V- 10W x 2- 85 c/m, có nghĩa là hộp nháy dùng điện thế
12V, dùng 1 lúc 2 bóng, công suất m
b. Công tắc đèn xinh nhan:
Thường được gắn trên tay lái bên trái, có công dụng dẫn điện từ ắc quy đến 2 bóng đèn
bên phải hay bên trái khi ta mở công tắc. Nó có 3 vị trí:
( . ) : ở giữa dòng điện đến bị ngắt ở công tắc.
(R) : Vị trí rẽ phải.
(L) : Vị trí rẽ trái.
c. Đèn xinh nhan.
Dùng điện 1 chiều, 4 bóng công suất mỗi bóng từ 8 - 10W. Có 2 đèn báo rẽ trái 2 đèn
báo rẽ phải. Khi muốn rẽ ta mở công tắc đúng hướng, 2 đèn 1 bên sẽ sáng và nhấp nháy tạo
nên sự chú ý khi rẽ.
* Đèn báo xinh nhan. Dùng điện 1 chiều, có 2 bóng đặt trong táp lô có mũi tên chỉ 2
bên, bóng có công suất thấp từ 1,5 - 3W. Đui đèn cách mát, 2 dây ở đui đèn bắt song song với
2 dây của đèn rẽ trái, rẽ phải. Đèn sẽ nhấp nháy khi ta mở công tắc rẽ.
1.3. Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng
- Đèn báo rẽ không sáng
Nguyên nhân
– Bị cháy dây tóc chủ yếu do điện áp máy phát quá cao , làm việc lâu ngày
– Đèn không cháy dây tóc mà không sáng, có thể là do công tắc hỏng dây nối
đứt, tuột
- Rơ le nháy hỏng
– Do chập mạch cọc của máy phát hoặc của bộ điều chỉnh điện áp ác quy hết
điện , hỏng
- Một đèn báo rẽ không sáng: Do dây tóc đèn bên trái ( hoặc bên phải ) bị cháy; Do bị
đứt dây ở một bên nối với đèn
- Ánh sáng đèn cả 4 bóng: Do tiếp xúc đui và cổ công tắc đèn bị lỏng thiếu mát; Do
chập mạch cả trong mạch nhất là chỗ nối dây
- Khi bật tất cả đèn cũng sáng: Do công tắc bị chập dây, đứt cầu chì; rơ le bị hỏng
- Khi bật đèn sáng khong nháy: Do hỏng rơ le; Thay bóng không đúng công suất
227
1.3. Sửa chữa mạch điện chiếu sáng.
1.3.1. Chuẩn bị
1.3.2. Kiểm tra sửa chữa
- Kiểm tra ắc quy, cầu chì: (xem mạch khởi động)
- Kiểm tra các loại công tắc:
Dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra tiếp xúc giữa các mối nối, giắc cắm, các nút còi, nút
đề .v...v.
- Kiểm tra rơ le nháy: Dùng bình ắc quy và bóng đèn có điện thế và công suất thích
hợp với hộp nháy. Cọc (+) ắc quy nối với một cực hộp nháy, cực hộp nháy còn lại đấu nối
tiếp với bóng đèn, dây còn lại của bóng đèn nối với (-) ắc quy.
Kết luận:
+ Nếu bóng đèn sáng và nhấp nháy là hộp còn tốt.
+ Nếu không sáng đèn là đứt dây trong hộp nháy.
+ Nếu nháy quá nhanh là công suất đèn bị lớn hay chỉnh lưỡng kim và má vít chưa
đúng.
+ Nếu sáng mà không nháy có thể công suất bóng quá thấp hay lưỡng kim, má vít bị
dính mà không mở ra. Tạm thời có thể chùi sạch má vít hay thay hộp nháy khác.
2. Sửa chứa mạch điện còi đèn phanh
2.1.Sơ đồ mạch điện
12V 5Ah
+ -
CÇu ch×
~
Bk/W
G/Y
C/T phanh ch©n
§ Ì n phanh
12V/3W
Khãa
®iÖn
Nót
cßi
Cßi
C/T phanh tay
Bk
R G
G/Y
LG
G
Bk
Hình 3.4. Mạch còi, đèn phanh.
228
2.2. Nguyên lý làm việc
Mạch còi: Dây Đen (Bk) điện (+) ắc quy từ ổ khóa đến chờ tại nút còi. Khi bấm nút
còi điện từ dây; Đen (Bk) nối qua dây; Xanh cây lợt (Bl) xuống đến còi rồi ra mát làm còi
kêu.
Mạch đèn phanh: Công tắc phanh trước trên tay điều khiển có hai dây đưa ra là đen
(BK) và Xanh/Vàng (G/Y). Công tắc phanh sau dưới cốp bên phải cũng ra hai màu dây tương
tự.
Bóp phanh trước hay đạp phanh sau sẽ nối điện từ dây: Đen (Bk) qua dây:
Xanh/Vàng(G/Y) dẫn đến bóng sau tim Stop làm bóng đèn sáng lên. Buông tay hay nhả
phanh chân đèn tắt.
1.3. Hiện tượng hư hỏng của mạch điện .
1.4. Sửa chữa mạch điện
1.4.1. Chuẩn bị
1.4.2. Kiểm tra sửa chữa
3. Sửa chứa mạch điện báo xăng, báo số
1.1.Sơ đồ mạch điện
a. Mạch đồng hồ báo nhiên liệu
Đồng hồ báo nhiên liệu (Tham khảo thêm Tr34 ). Đồng hồ có 3 dây: Dây đen (Bk) nối
với dây (+) ổ khóa, 2 dây còn lại là Vàng sọc Trắng(Y/W) và Xanh biển/Trắng (BU/W) nối
với 2 dây của cảm biến ở thùng xăng lên. Dây còn lại từ thùng xăng ra có màu Xanh (G) nối
với mát.
Hình 3.5. Mạch điện báo xăng.
Phao xăng: Đây là một bộ phận của xe máy gồm hai phần là kim xăng xe máy ở
đồng hồ báo xăng và phần phao nổi trong bình xăng .
Bộ phận
cảm biến
A
Q
Khóa
điện
Đồng hồ
hiển thị
R
G
B
K
G
Y/W
Bl/W
229
Đây là một biến trở có chức năng giúp thay đổi giá trị ứng theo mức xăng nhiều/ít
trong bình xăng.
Phao xăng lại có kết cấu gồm 3 bộ phận nhỏ hơn là: dây nguồn, dây mát và dây tín
hiệu.
Hình 3.6. Phao xăng xe máy
Điện trở: Là một linh kiện điện tử trong mạch điện và là một phần không thể thiếu
trong xe máy hay bất kỳ các loại xe to/nhỏ nào. Điện trở có chức năng để khống chế dòng
điện tải qua cho phù hợp để điều khiển hoạt động của kim xăng xe máy và điện trở ở xe
máy hầu hết là điện trở có công suất thấp (từ 5V – 13V).
b. Mạch đèn số không và hết số.
- Đèn báo số 0 có 2 dây: Dây (+) màu Đen (Bk) thường trực điện (+) của ắc quy. Dây
mát màu: Xanh cây nhạt/ Đỏ (LG/R) được dẫn xuống công tắc số O ở đuôi trục lắp càng cua.
Khi xe ở số 0 nối mát đèn sáng. Lúc có số cách mát đèn tắt.
- Đèn báo số 4 (TOPGEAR) cũng dùng điện 1 chiều,1 bóng, 1 tim. Dây mát màu: Hồng
(P) nối với trụ đồng công tắc số 4. Khi ta chạy số 4,.Miếng đồng ở đuôi heo số chạm vào trụ
đồng này dẫn điện ra mát, đèn sáng.
1.3. Hiện tượng hư hỏng của mạch điện .
- Kim xăng không hoạt động. Xăng đầy bình hoặc vơi kim đều không báo
Nguyên nhân do: Thanh sắt tiếp điểm phía trong bình xăng mòn đi nên khi đổ xăng
đầy bình thì con trượt sẽ không tiếp xúc tới được nữa, kim đồng hồ xe trở về mức E hoặc
khi bình xăng vơi bớt con trượt lại đi vào khoảng có tiếp xúc, đồng hồ báo đúng và hết
xăng thì trở về E.
- Kim xăng báo không đúng do: Phao xăng điều chỉnh không đùng, phao xăng
thủng.
Sửa kim xăng xe máy
Kiểm tháo trụ xăng để kiểm tra mức độ hư hỏng của tiếp điểm. Nếu không sửa
chữa được thay mới.
Nắn lại cần phao hoặc dịch điểm chặn phía trên xuống một chút là được.
1.4. Sửa chữa mạch điện
1.4.1. Chuẩn bị
230
1.4.2. Kiểm tra sửa chữa
* Chỉnh phao xăng
Thay đổi biến trở bằng cách dịch chuyển "cần gạt của phao xăng", giữ lâu một chút
để xem thử đồng hồ báo xăng có báo xăng chính xác không (vì đồng hồ báo xăng dịch
chuyển kim báo hơi chậm, nên ta cần giữ nguyên giá trị biến trở lâu một chút)
Việc điều chỉnh phao xăng tiến hành trước khi muốn chỉnh kim xăng xe máy.
* Đo điện trở
Dùng đồng hồ đo điện trở ở xe máy hầu hết là điện trở có công suất thấp (từ 5V –
13V).
Hình 3.7. Đo điện trơ báo xăng
Dùng dây thử đẩy dây xanh vào dây mass cho đến khi nào thấy kim đồng hồ chỉ về
E. Chạm vào dây nguồn màu vàng thì kim sẽ chỉ về F.
Hình 3.8. Vị trí điều chỉnh kim xăng
- Chỉnh lại kim xăng tùy theo ý muốn của mình.
Lưu ý: Nên chỉnh kim xăng xuống quá chữ E một chút để khi đến chữ E bạn đi đổ xăng,
kéo dài thời gian đến cây xăng gần nhất (tránh trường hợp phải đẩy bộ).
231
232
Sơ đồ mạch điện xe hon đa
233
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_sua_chua_xe_may_trinh_do_so_cap_nghe.pdf