Bài giảng Quản lý xây dựng - Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kĩ thuật xây dựng

QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Chương 3 NGHIÊN CỨU SỐ LIỆU ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT XÂY DỰNG QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 1 Quan sát để chấn chỉnh tổ chức 2 Quan sát để định mức 3.1. Nghiên cứu quá trình xây dựng và các hình thức quan sát 3.1.1. Phân loại hình thức quan sát Theo mục đích nghiên cứu quá trình xây dựng có thể phân làm 2 loại quan sát cơ bản : QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Phụ thuộc vào mục đích nghi

pdf40 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Quản lý xây dựng - Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kĩ thuật xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên cứu, phương thức thực hiện và kết quả yêu cầu có thể áp dụng các phương pháp sau: + Phương pháp thống kê kỹ thuật: được áp dụng chủ yếu để thu thập những tài liệu về mức độ thực hiện các định mức hiện hành. Độ chính xác của tính toán chi phí thời gian là 5 phút. + Phương pháp chụp ảnh quá trình: được sử dụng để nghiên cứu tất cả các loại chi phí thời gian làm việc. Độ chính xác của tính toán chi phí thời gian từ 0,5 đến 5 giây. + Phương pháp bấm giờ: thường dùng để nghiên cứu thời hạn của các bộ phận lặp đi lặp lại của các công tác chủ yếu. Độ chính xác của tính toán chi phí thời gian đến 0,1 giây. + Phương pháp quay phim: dùng để nghiên cứu các thao tác lao động, nó cho phép xác định với độ chính xác cao chi phí thời gian làm việc và lao động theo các bộ phận của quá trình và ghi lại tất cả các đặc điểm của quá trình . QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN + Phương pháp quan sát theo thời điểm: sử dụng để nghiên cứu mức độ sử dụng toàn bộ thời gian làm việc trong ca . Nó cho phép quan sát đồng thời đồng thời một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu và trong một thời gian nhận được những tài liệu đáng tin cậy về mức độ sử dụng thời gian của máy và của công nhân trong ca làm việc. + Phương pháp chụp ảnh ngày làm việc: được áp dụng để nghiên cứu tổn thất thời gian làm việc trong ca, tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp để loại trừ chúng. QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Mục đích nghiên cứu Phương pháp quan sát và ghi chép thời gian Tính chất và mức độ chính xác của việc thống kê chi phí thời gian Lập định mức nghiên cứu phương pháp lao động tiên tiến. Xác định mức độ hoàn thành định mức Chụp ảnh quá trình Ghi số, đồ thị Cá nhân 5-60 giây Hỗn hợp Nhóm 0,5-1 phút Bấm giờ (chọn lọc, liên tục) Cá nhân 0,5-1 phút Thống kê kỹ thuật Nhóm 0,5-1 phút Cải tiến việc sử dụng thời gian làm việc Chụp ảnh quá trình Ghi số, đồ thị Cá nhân 5-60 giây Hỗn hợp Nhóm 0,5-1 Phút Bảng 3.1: Bảng lựa chọn phương pháp quan sát QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.1.2. Các công tác chuẩn bị trước khi tiến hành quan sát - Thành lập tổ định mức - Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện để quan sát - Nghiên cứu một cách toàn diện quá trình xây dựng định mức - Lựa chọn đối tượng quan sát Đối tượng quan sát (khu vực xây dựng, loại công tác, máy móc, công nhân) cần đặc trưng cho trình độ tổ chức kỹ thuật tiên tiến và đáp ứng với yêu cầu tổ chức lao động hợp lý. Công nhân được chọn để quan sát phải là những công nhân có trình độ nghề nghiệp phù hợp với công việc, nắm vững kỹ thuật và quy trình công nghệ công việc của mình và luôn luôn hoàn thành các định mức hiện hành. QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN - Mô tả các điều kiện tổ chức kỹ thuật của quá trình: Các điều kiện tổ chức kỹ thuật của quá trình bao gồm: đặc tính của máy móc thiết bị, đặc tính sản phẩm, quy cách vật liệu, kết cấu, thành phần công nhân và chế độ trả lương đối với họ, phương pháp thi công và tổ chức sản xuất, lao động tại nơi làm việc ... - Phân chia quá trình ra các phần tử, xác định điểm ghi, chọn đơn vị đo sản phẩm. - Lựa chọn hình thức quan sát  Thống kê kỹ thuật  Chụp ảnh quá trình  Bấm giờ - Xác định khối lượng quan sát: (Số lần quan sát và độ lâu quan sát) - Lập chương trình kê ́ hoạch nghiên cứu QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.2. Công cụ để nghiên cứu thời gian làm việc Công cụ phổ biến nhất được sử dụng để đo chi phí thời gian làm việc là đồng hồ bấm giây, ngoài ra để ghi chép kết quả đo được còn dùng biểu đồ bấm giờ. QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.3. Các phương pháp quan sát: 3.3.1. Phương pháp thống kê kỹ thuật 3.3.2. Phương pháp chụp ảnh quá trình Phương pháp chụp ảnh quá trình dùng để nghiên cứu tất cả các loại chi phí thời gian làm việc và chỉ ra những tài liệu cần thiết để xây dựng định mức mới. Phương pháp này được xây dựng rộng rãi nhất trong xây dựng cả khi quan sát để chấn chỉnh tổ chức cũng như khi quan sát để định mức. Công việc ghi chép thời gian được áp dụng một trong 3 phương pháp sau đây : - Chụp ảnh ghi số - Chụp ảnh đồ thị - Chụp ảnh hỗn hợp QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.3.3. Phương pháp bấm giờ: Phương pháp bấm giờ chọn lọc: Đo chi phí thời gian theo từng phần tử đã chọn Phương pháp bấm giờ liên tục: Đo chi phí thời gian của tất cả các phần tử. QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.4. Chỉnh lý kết quả quan sát định mức: 3.4.1. Chỉnh lý kết quả quan sát bằng phương pháp chụp ảnh quá trình: Chỉnh lý cho từng tờ phiếu quan sát bằng cách tổng hợp chi phí thời gian hợp lệ và số lượng sản phẩm hợp quy cách của từng phần tử đã ghi chép được trên từng tờ phiếu quan sát, sau đó tuỳ thuộc vào tính chất của các quá trình xây dựng (không chu kỳ hay chu kỳ) Các kết quả tính toán này sẽ được trình bày vào các biểu chỉnh lý riêng biệt, từ đó xác định được tổng số chi phí thời gian cho từng phần tử và số lượng sản phẩm của từng phần tử nhận được sau mỗi lần quan sát. QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Số lượng sản phẩm của phần tử tính cho 1 giờ làm việc thuần tuý được xác định như sau: (3.1) Trong đó : Qi : số lượng sản phẩm của phần tử i nhận được sau mỗi lần quan sát; Ti : tổng chi phí thời gian để thực hiện phần tử i sau mỗi lần quan sát (phút). i i 60.Q S T  QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Số chu kỳ sau 1 giờ làm việc thuần tuý được xác định theo công thức: Trong đó : Ti : chi phí thời gian để thực hiện phần tử i sau mỗi chu kỳ (giây). i 3600 m T   (3.2) QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.4.2. Chỉnh lý kết quả quan sát bằng phương pháp bấm giờ: Sau mỗi lần bấm giờ kết quả thu được là một dãy số biểu thị những lượng thời gian đã tiêu hao cho 1 phần tử nào đó của quá trình - gọi là dãy số bấm giờ. Mức độ phân bố của dãy số bấm giờ có thể biểu thị bằng hệ số phân tán (Kpt) Việc đánh giá sự đúng đắn của dãy số được tiến hành như sau: - Loại trừ những con số quá sai khác của dãy số. Những con số này có thể do bấm giờ không chính xác hoặc do những nguyên nhân khác. - Sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn và tính hệ số phân tán của dãy số. max pt min t K t  QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Có 3 trường hợp sẽ xảy ra : + Nếu Kpt  1,3 => coi dãy số là hợp lý, không cần kiểm tra nữa. + Nếu 1.3 thì kiểm tra bổ sung bằng phương pháp tìm trị số giới hạn. Nội dung của phương pháp này là: giả sử loại trừ con số lớn nhất hoặc con số bé nhất của dãy số, rồi tính trị số giới hạn lớn nhất và bé nhất cho phép theo công thức: t1 , t2 ... tn-1, tn : là các trị số của dãy số xếp theo thứ tự tăng dần; Klim : hệ số phụ thuộc vào số lượng các con số của dãy số (không tính đến số đã dự định loại trừ).    i nmax lim n-1 1 t -t t K t -t n-1       i 1min lim n 2 t -t t - K t -t n-1   QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Số lượng trị số của dãy số Klim Số lượng trị số của dãy số Klim 4 5 6 7-8 1,4 1,3 1,2 1,1 9-10 11-15 16-30 31-50 1,0 0,9 0,8 0,7 Bảng giá trị Klim QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Nếu số lớn nhất hoặc bé nhất của dãy số định loại trừ nằm ngoài khoảng giới hạn [tmax], [tmin] thì ta loại trừ những số đó. Sau đó kiểm tra tiếp với dãy số mới đã loại. Ngược lại nếu những số đó nằm trong khoảng giới hạn của dãy số thì ta vẫn giữ lại. + Nếu Kpt > 2 thì kiểm tra bổ sung bằng phương pháp tìm độ lệch quân phương tương đối (phương pháp toán xác suất) Sau khi tính được độ lệch quân phương tương đối thực tế của dãy số ett ta đem so sánh với độ lệch quân phương tương đối cho phép [e].     2 i tb tt tb t -t1 e t n n-1    QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Bảng: Giá trị độ lệch quân phương cho phép [e] Số phần tử của quá trình [e] (%) ≤ 5 7 > 5 10 ≥ 10 12 QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Nếu ett ≤ [e] thì dãy số coi như hợp lý. Nếu ett > [e] thì loại bỏ con số lớn nhất hoặc nhỏ nhất của dãy số và kiểm tra lại dãy số mới. Việc loại bỏ căn cứ vào 2 hệ số sau: Nếu : K1 ≤ Kn thì loại bỏ số bé nhất. Nếu : K1 > Kn thì loại bỏ số lớn nhất. Sau khi loại bỏ 1 trong 2 số lớn nhất hoặc bé nhất ta tiếp tục tính lại giá trị Kpt của dãy số mới. Nếu dãy số mới có Kpt  2 thì tiếp tục chỉnh lý theo trị số giới hạn. Nếu dãy số mới có Kpt > 2 thì tiếp tục chỉnh lý bằng phương pháp độ lệch quân phương tương đối. i 1 1 i n t - t K t - t    Và 2 i 1 i n 2 n i i t - t t K t t - t      QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Trường hợp sau khi kiểm tra lại ett vẫn lớn hơn [e] thì tiếp tục loại bỏ thêm những con số có sai lệch lớn nhất so với trị số trung bình và tiếp tục kiểm tra dãy số mới cho đến khi nào đạt yêu cầu thì thôi. Chú ý : Nếu dãy số có từ 5 đến 15 con số thì số con số loại bỏ không được lớn hơn 2. Nếu số lượng con số trong dãy số nhiều hơn thì số con số bị loại bỏ cũng không được vượt quá 10% tổng số các con số trong dãy số. Nếu vượt quá điều kiện này thì phải tiến hành quan sát, bổ sung thêm số liệu, khi bổ sung thêm số liệu phải giữ nguyên dãy số ban đầu và bổ sung từng trị số một vào trong dãy số sau đó tiến hành kiểm tra lại từ đầu. Ví dụ: Chỉnh lý dãy số sau: 20 , 25 , 18 , 19 , 22 , 13 , 25 , 24 , 32 , 22 QLXD QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.4.3. Xác định chi phí thời gian bình quân cho một đơn vị sản phẩm: Các chỉ tiêu chi phí thời gian bình quân được xác định bằng một trong các công thức tính trị số bình quân sau đây : ttb : hao phí thời gian trung bình cho 1 đơn vị sản phẩm của từng phần tử sau các lần qs n : số lần quan sát; Qi : số lượng sản phẩm của phần tử nào đó nhận được sau mỗi lần quan sát. Riêng đối với chụp ảnh quá trình của quá trình có chu kỳ, hoặc bấm giờ thì Qi là số chu kỳ của quá trình đó trong lần quan sát hay chính là số lượng các trị số trong dãy số; Ti : tổng thời gian tiêu hao cho mỗi lần quan sát; Si : số lượng sản phẩm của mỗi phần tử nào đó (hay số chu kỳ thực hiện hoặc số lượng các trị số trong dãy số), tính cho 1 đơn vị thời gian quan sát (60 phút); Ttbi : thời gian hao phí trung bình của 1 đơn vị sản phẩm phần tử nào đó tính cho 1 lần quan sát.   i n (1); Qtb i t T i n (2); S tb t   n (3); 1tb tbi t T   QLXD QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 1 Ngày làm việc theo chế độ 2 Ngày nghỉ theo chế độ 3.5. Phân loại các tổn thất và lãng phí thời gian trong xây dựng Tổng số ngày làm việc trong năm được chia thành 2 loại: QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Số ngày trong năm (theo lịch) Số ngày làm việc theo chế độ Ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ Ngày có mặt Ngày vắng mặt Ngày làm việc Ngày tổn thất trọn ca Thời gian làm việc có ích Thời gian tổn thất Có lý do chính đáng Không có lý do chính đáng QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian trọn ca 3.6. Phương pháp nghiên cứu cho từng loại tổn thất thời gian Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian không trọn ca Tổng kết tổn thất và lãng phí thời gian QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.6.1 Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian trọn ca : Được nghiên cứu dựa trên các tài liệu sau: Bảng chấm công. Các tài liệu kiểm tra định kỳ tại chỗ. Các chỉ tiêu kế hoạch về sử dụng thời gian hàng năm (nghỉ phép, ốm đau, hội họp, học tập ...). Các báo cáo thống kê tháng trước và trong tháng tiến hành kiểm tra. Tổn thất thời gian làm việc trọn ca được xác định bằng người - ca bao gồm các thành phần sau : + Ngừng việc trọn ca do tổ chức sản xuất tồi. + Nghỉ phép quá tiêu chuẩn quy định. + Vi phạm kỷ luật lao động. QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN + Nghỉ do ốm (vượt quá chỉ tiêu kế hoạch quy định). + Không có mặt vì thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. + Không có mặt vì những nguyên nhân khác. Chỉ tiêu tổng hợp tổn thất thời gian làm việc trọn ca của công nhân tính bằng % theo công thức sau : Trong đó : Ptrọn ca : tổng số tổn thất thời gian làm việc trọn ca; p : số lượng tổn thất thời gian tính theo người - ca; A : tổng số người - ca đã thực hiện trong tháng tiến hành kiểm tra.  trän ca p.100 P 4.1 A p   QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.6.2 Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian làm việc không trọn ca (nội bộ ca) - Tổn thất thời gian làm việc thấy rõ: được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp chụp ảnh ngày làm việc. Khoảng thời gian quan sát phải bằng thời gian của 1 ca. Tổn thất thời gian làm việc thấy rõ bao gồm các loại sau: + Công tác thừa: làm lại những phần thi công hỏng do lỗi của công nhân, cán bộ kỹ thuật hoặc do các nguyên nhân khác. + Ngừng việc ngoài quy định. Do tổ chức lao động và sản xuất không tốt; Do các nguyên nhân ngẫu nhiên như bị mất điện nước đột ngột ... Do vi phạm kỷ luật lao động. QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN - Tổn thất thời gian làm việc không thấy rõ: được phát hiện căn cứ vào các lần kiểm tra định kỳ tại chỗ Tổn thất thời gian làm việc không thấy rõ được phân như sau: + Vì tổ chức lao động và sản xuất không đúng . + Tổn thất do chất lượng vật liệu, kết cấu, sản phẩm ở khâu trước làm ra kém. + Tổn thất vì vi phạm kỷ luật sản xuất . + Tổn thất do sai sót trong đồ án thi công. Việc chỉnh lý kết quả nghiên cứu tổn thất thời gian làm việc nội bộ ca được tiến hành theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 : Chỉnh lý kết quả của từng lần chụp ảnh ngày làm việc của công nhân hay của máy. Giai đoạn 2 : Tổng hợp kết quả điều tra theo từng khu vực quan sát, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra tổn thất. QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Giai đoạn 3 : Tổng hợp kết quả nghiên cứu trên phạm vi toàn công trường. 3.6.3 Tổng kết tổn thất và lãng phí thời gian Công thức tính toán tổng hợp tổn thất và lãng phí thời gian : Trong đó : P : % tổn thất thời gian chung cho cả 3 loại; Ptrọn ca : % tổn thất thời gian trọn ca; Pthấy rõ : % tổn thất thời gian thấy rõ trong nội bộ ca; Pkhông thấy rõ : % tổn thất thời gian không thấy rõ trong nội bộ ca.  trän caträn ca thÊy râ kh«ng thÊy râ 100- P P P P P (4.2) 100    QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.7. Chụp ảnh ngày làm việc và thời gian sử dụng máy 3.7.1. Phương pháp chụp ảnh ngày làm việc và thời gian sử dụng máy Khi tiến hành chụp ảnh ngày làm việc và thời gian sử dụng máy, thời hạn nhất thiết không được nhỏ hơn 1 ca. Khi tiến hành chụp ảnh ngày làm việc và thời gian sử dụng máy cần tính toán khối lượng sản phẩm đã hoàn thành trong thời gian quan sát. QLXD QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.7.2. Cách xác định số lần chụp ảnh ngày làm việc Trị số chỉ tiêu trung bình tổn thất thời gian làm việc phụ thuộc vào số lần tiến hành quan sát (số lần chụp ảnh ngày làm việc). Vì vậy để đảm bảo chính xác của các kết quả nhận được, không mang tính chất ngẫu nhiên ta cần xác định số lần chụp ảnh ngày làm việc cần thiết. Để giải quyết vấn đề này người ta áp dụng toán học thống kê. Đó là phương pháp xác định số lần quan sát chụp ảnh ngày làm việc cần thiết của Cemdpamob. - Công thức để xác định số lần quan sát chụp ảnh ngày làm việc : QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Trong đó : n : Số lần chụp ảnh ngày làm việc cần thiết;  2 : Phương sai thực nghiệm -Trị số đặc trưng cho trình độ ổn định (hay phân tán) của dãy số kết quả : Trong đó : xi : Các chỉ tiêu lãng phí thời gian của lần quan sát thứ i; : Các chỉ tiêu lãng phí thời gian trung bình; 2 2 4 n 3 (4.3)            2 2 (4.4) 1 i x x n x QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN : Giới hạn của độ lệch cực đại giữa các đại lượng tổn thất thời gian thực tế và đại lượng tổn thất thời gian trung bình (tính theo %). Tuỳ theo mức độ chính xác yêu cầu người ta có thể lấy  với trị số nhất định. Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm thì trị số  cho phép sử dụng là không vượt quá 3%.  được chia ra các khoảng  = 3%; 2,5%; 2%; 1,5%; 1%. - Biểu diễn công thức thành hệ đồ thị Ta lần lượt thay các giá trị  vào công thức (4.3) và thay giá trị 2 được tính ở công thức (4.4) vào công thức (4.3) thì ta có thể vẽ được các đường đồ thị (các đường đồ thị có dạng bậc nhất). QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Hình 3.2 : Biểu đồ dùng để xác định số lần chụp ảnh ngày làm việc hay chụp ảnh thời gian sử dụng máy. QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Ví dụ : Từ kết quả 5 lần của chụp ảnh ngày làm việc của 1 đội cốt thép kết quả nhận được chỉ tiêu (xi) tổn thất thời gian làm việc của nhóm đó (%): 8,5 ; 11,2 ; 14,6 ; 12,7 ; 13. Trị số trung bình của tổn thất thời gian làm việc: 8,5 11,2 14,6 12,7 13 12% 5 x       QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN QLXD ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Theo đồ thị n = 6 và 2 = 4,3% thì điểm có toạ độ (6 ; 4,3) nằm ở bên phải đường  = 3 và bên trái đường  = 2,5, nên số lần chụp ảnh ngày làm việc là đủ, và có thể coi rằng tổn thất thời gian làm việc của đội cốt thép là 11,9 + 2,5% x 11,9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_quan_ly_xay_dung_chuong_3_nghien_cuu_so_lieu_dinh.pdf