BÀI GIẢNG
MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NỘI THẤT
Thời lượng: 60 tiết (30 – 30)
Ngành đào tạo: THIẾT KẾ NỘI THẤT
Chương mở đầu: giới thiệu môn học
Vị trí, tính chất, yêu cầu môn học
Vị trí: Là môn học chuyên ngành bắt buộc cung cấp các nguyên lý – lý thuyết về thiết kế nội thất
Tính chất: làm môn học tích hợp lý thuyết – thực hành, ứng dụng các lý thuyết vào thực hành công việc thiết kế nội thất
Yêu cầu: người học cần có tư duy không gian, ứng dụng các kiến thức về bố cục, mỹ thuật và kỹ th
27 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bài giảng môn học Nguyên lý thiết kế nội thất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật vào các nguyên lý thiết kế nội thất
Ý nghĩa và đặc điểm môn học
Môn học mang tính lý thuyết cung cấp các nguyên lý chung về công việc thiết kế nội thất
Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT KẾ NỘI THẤT
Các khái niệm về thiết kế nội thất
Khái niệm
Nội thất:
Theo nguồn gốc từ tiếng Lating là “interior” có nghĩa là tập hợp S bao gồm tất cả các điểm X nằm trong và không thuộc đường bao được tạo thành bởi tập hợp các điểm Y.
Sang tiếng Việt thì “nội thất” được hiểu là phần không gian bên trong của một cấu trúc được bao che, phần bao che được gọi là lớp vỏ. Ví dụ như nội thất xe hơi, nội thất tủ, nội thất phòng tắm,.v.v.v
Không gian nội thất:
Là khoảng không gian được giới hạn bởi một cấu trúc bao che.
Không gian kiến trúc là khoảng không gian được giới hạn bởi các cấu trúc bao che của kiến trúc như tường, cột, sàn, mái.
Nội thất kiến trúc
Là phần không gian kiến trúc bên trong của một công trình kiến trúc nhằm phục vụ cho nhu cầu ở và sinh hoạt của con người
Nội thất kiến trúc thường được gọi tắt là nội thất
Thiết kế nội thất
Thiết kế nội thất được xem là một nhóm các quá trình liên quan đến việc xoay chuyển không gian nội thất để thiết lập một cách hiệu quả một trật tự cho các hoạt động sống của người ở. Nhà thiết kế nội thất là người thực hiện quá trình này. Thiết kế nội thất là một nghề tổng hợp bao gồm việc phát triển ý tưởng, làm việc với chủ đầu tư, quản lý và triển khai thi công.
Là nghệ thuật tổ chức không gian nhằm hoàn thiện các chức năng, làm phong phú yếu tố thẩm mỹ, nâng cao tâm lý cảm nhận cho không gian bên trong ngôi nhà. Nó góp phần nâng cao phần hồn trong kiến trúc làm tôn lên dáng vẻ của kiến trúc. Nó còn tác động đền tâm lý và nhân cách người sử dụng
Là việc bố trí không gian, vật dụng sinh hoạt, phối hợp màu sắc, vật liệu, ánh sáng để tạo ra một môi trường sống tiện lợi trong sử dụng, thoải mái trong tinh thần và thẩm mỹ trong cảm nhận
Các yếu tố cấu thành nội thất
Không gian và cấu trúc không gian
Không gian là chất liệu số một trong gam màu của người thiết kế và là yếu tố cơ bản trong thiết kế nội thất. Trong không gian, chúng ta không chỉ có cảm xúc mà còn phân biệt hình khối, nghe tiếng động, cảm được sự ấm áp của nắng, hương thơm của hoa.
Không gian được xác định bởi các yếu tố hình học như điểm, đường (tuyến), mặt phẳng (mặt) và khối. Trong kiến trúc các yếu tố này chính là cột, dầm, tường sàn và mái, trong đó:
Một cái cột đánh dấu 1 điểm trong không gian và làm rõ nó là không gian xác định
Hai cái cột giới hạn một khoảng không gian mà chúng ta có thể đi xuyên qua được
Dầm ở đầu cột cho thấy giữa các cột có một khoảng trống
Một bức tường, là một mảng phẳng đặc, làm phân cách một bộ phận của không gian xác định và ngăn cách phần này với phần khác theo chiều đứng
Sàn nhà xác định một mảng phẳng đặc làm phân cách một bộ phận của không gian xác định và ngăn cách phần này với phần khác theo chiều ngang
Mái nhà là chỗ bảo vệ che chắn khối tích không gian ở dưới nó
Không gian kiến trúc bao gồm:
Không gian bên ngoài (không gian ngoại thất): là khoảng không gian bên ngoài cấu trúc bao che của một ngôi nhà
Không gian từ ngoài vào trong: là không gian chuyển tiếp giữa không gian bên ngoài và không gian bên trong của công trình, không gian này có thể hở (có thể di chuyển qua lại 2 vùng không gian) như các khuôn cửa đi, cửa sổ, hàng hiên, hành lang hay kín (chỉ nhìn, không di chuyển được) như các bức tường trong suốt. Không gian chuyển tiếp có tác dụng làm hài hoà giữa 2 vùng không gian nội ngoại thất
Không gian bên trong (không gian nội thất): là khoảng không gian bên trong các cấu trúc bao che của kiến trúc, được phân chia thành các không gian riêng biệt theo các chức năng cụ thể.
Hình dáng không gian: là khoảng không gian bên trong được xác định bởi các tấm tường bao che, những tấm sàn và được liên kết với các không gian khác bằng cửa đi, cửa sổ, là hình mẫu để nhận dạng và lả khuôn mẫu để tạo ra một thể tích không gian.
Kích thước không gian: Kích thước không gian có quan hệ trực tiếp tới hình thái vốn có của các hệ thống kết cấu, kiến trúc, độ bền của vật liệu và kích thước, khoảng cách của các bộ phận. Kích thước không gian xác định sự cân đối kích thước căn phòng và ảnh hưởng tới việc nó được sử dụng như thế nào. Kích thước không gian bao gồm chiều ngang, chiều rộng, chiều cao và có ảnh hưởng tới cảm nhận cũng như định hướng hoạt động của người sử dụng.
Sự chuyển dịch không gian: Các không gian nội thất mặc dù được thiết kế riêng lẻ để phục vụ cho những mục đích sử dụng hay hoạt động cụ thể nào đó khác nhau nhưng chung quy chúng vẫn nằm trong một tổng thể công trình có các chức năng liên quan tới nhau, do một nhóm người sử dụng hay có mục đích sử dụng chung, do đó cần có sự chuyển dịch từ không gian này qua không gian khác, sự chuyển dịch này có thể là chuyển dịch vật lý (đi lại – âm thanh) nối liền các không gian hay sự chuyển dịch cảm quan (nhìn - ánh sáng)
Thay đổi không gian: Sự thay đổi không gian xảy ra khi chúng ta muốn thay đổi chức năng sử dụng của một không gian (có sẵn) hay thêm, bớt các không gian cho phù hợp đối tượng hay mục đích sử dụng mới.
Cấu trúc không gian: là tập hợp của các thành phần hình thành nên không gian trong một trật tự và mối liên kết nhất định. Các thành phần này xác định hình dạng, tính chất và kích thước không gian nội thất. Trong kiến trúc cấu trúc không gian được tạo bởi hệ thống kết cấu (cột, dầm) và các tấm phẳng (tường, sàn) với mối liên kết chặt chẽ mang lại sự ổn định, bền vững cho không gian nội thất, hệ thống cấu trúc này vừa xác định không gian vừa là giá đỡ, nền tảng cho các thiết bị nội thất đồng thời cũng là các thành phần trong thiết kế nội thất
Ánh sáng:
Ánh sáng là người đầu tiên đánh thức không gian nội thất, không có ánh sáng sẽ không có hình thể, màu sắc, chất liệu hoặc sự khoanh vùng nội thất. Việc bố trí ánh sáng và hình thức chiếu sáng được tính toán kết hợp với đặc điểm không gian kiến trúc cũng như việc sử dụng chúng.
Ánh sáng và bóng đổ là 2 yếu tố luôn hỗ trợ lẫn nhau làm duyên dáng không gian 2 chiều, nổi bật không gian 3 chiều. Chúng khẳng định các tuyến, làm sáng các diện và nổi bật các khối
Ánh sáng bao gồm ánh sáng tự nhiên (chi phí rẻ, dồi dào, cường độ mạnh nhưng không chủ động được về thời gian chiếu sáng cũng như cường độ sáng) và ánh sáng nhân tạo (tốn kém, nhưng chủ động trong cường độ, thời gian và ý đồ chiếu sáng)
Thiết bị nội thất:
Là các vật dụng, thiết bị được bố trí trong không gian nội thất nhằm thoả mãn tính tiện dụng trong nhu cầu sử dụng không gian theo chức năng. Các vật dụng này làm tôn lên vẻ đẹp của không gian, bộc lộ ý đồ thiết kế của không gian kiến trúc. Thiết bị nội thất có thể là những thiết bị rời (mang tính linh hoạt, có thể thay đổi theo sở thích) hoặc thiết bị cố định gắn liền theo không gian nội thất (mang tính cố định, góp phần định hình không gian).
Những đồ vật bày biện trong thiết kế nội thất dùng làm phong phú và tô điểm thẩm mỹ cho một không gian. Những đồ vật này có thể hấp dẫn, tạo cảm giác thích thú, những đồ vật này bao gồm vật dụng tiện dụng (vật dụng sử dụng chính trong không gian theo chức năng), vật dụng thứ yếu (các bộ phận chi tiết kiến trúc hay đồ đạc thứ yếu) và vật dụng trang trí (như các tác phẩm nghệ thuật, các bộ sưu tập và cây cảnh)
Chất liệu và màu sắc:
Chất liệu:
Chất liệu là một đặc trưng đặc biệt của bề mặt, tạo ra các kết quả từ cấu trúc 3 chiều của nó. Chất liệu thường được sử dụng để tạo sự mềm mại hay gồ ghề tương đối của bề mặt. Có 2 dạng chất liệu cơ bản: chất liệu vật chất và chất liệu thị giác
Khoảng cách nhìn, ánh sáng là những nhân tố ảnh hưởng sự nhận thức của chúng ta về chất liệu và về bề mặt của chúng thể hiện.
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự nhận thức của chúng ta về chất liệu và bản thân nó bị ảnh hưởng bởi chất liệu nó tạo ra ảo giác
Chất liệu là một đặc thù riêng của việc bố trí vật liệu để định rõ ranh giới đổ đạc trong phòng và trang trí nội thất.
Màu sắc:
Màu sắc giống như chất liệu là một tính chất thị giác bình thường vốn có của một hình thức trong những môi trường được bao bọc bới màu sắc xung quanh chúng ta. Những màu sắc chúng ta thấy biểu hiện ở đồ vật. Chúng ta có thể tìm nguồn gốc màu sắc, độ sáng của chúng được biểu hiện trong ánh sáng và trong không gian.Không có ánh sang, màu sắc không tồn tại.
Màu sắc gồm 3 khía cạnh:
Sắc màu: là thuộc tính mà nhờ nó có thể nhận ra màu gì? (xanh hay đỏ)
Sắc độ:sáng hay tối của một màu trong mối quan hệ giữa đen và trắng
Cường độ: độ tinh khiết hay độ bảo hoà của một màu khi so sánh với màu xám ở cùng một giá trị đậm nhạt.
Các yếu tố ảnh hưởng tới thiết kế nội thất
Yếu tố kỹ thuật:
Vật liệu:
Vật liệu nội thất là yếu tố tạo nên chất liệu bề mặt của nội thất
Mỗi loại vật liệu sẽ có một đặc tính kỹ thuật riêng, mang lại một cảm quan riêng trong thiết kế nội thất
Theo thời gian và sự tiến bộ về khoa học vật liệu, các loại vật liệu mới ra đời phong phú đa dạng và đòi hỏi những kỹ thuật thi công mới phù hợp
Vật liệu cũng là một trong những tín hiệu để nhận ra phong cách hay bản sắc kiến trúc bởi nó là cảm thụ thị giác, là tín hiệu tiền tư duy
Sử dụng vật liệu đúng chỗ là một tiêu chuẩn của sáng tạo kiến trúc, là một cung bậc của văn hoá kiến trúc.
Kỹ thuật và khả năng thi công:
Trình độ và kỹ thuật thi công ảnh hưởng lớn tới việc thiết kế và thi công kiến trúc nội thất, nhất là thi công các bề mặt nội thất để bảo đảm được các tiêu chí, tiêu chuẩn của nội thất, thể hiện đúng ý đồ thiết kế, đúng chức năng, thẩm mỹ công trình cũng như độ bền lâu của công trình và an toàn cho người sử dụng
Theo tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương pháp, máy móc thi công mới ra đời hỗ trợ cho việc thi công nội thất được nhanh chóng, sắc sảo, an toàn và thoả mãn được nhiểu hơn nhu cầu sử dụng và thẩm mỹ của con người
Yếu tố văn hoá
Nội thất nói chung hay nội thất kiến trúc nói riêng đều là để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người, mà con người chịu ảnh hưởng của văn hoá bản sắc vùng miền với những phong tục, tập quán, thói quen sử dụng và cảm quan nghệ thuật riêng biệt cho mỗi dân tộc hay vùng miền đó. Có thể nói văn hoá là yếu tố định hướng cho yêu cầu và phong cách của thiết kế nội thất.
Với phong tục, tập quán và thói quen sử dụng, con người quyết định thể loại và số lượng các thiết bị nội thất có trong không gian, định hướng việc bố trí thiết bị cho phù hợp nhu cầu sử dụng cũng như việc sử dụng chất liệu, màu sắc trong không gian đó.
Văn hóa vùng miền cũng mang tới các không gian nội thất có những đặc trưng, đặc điểm riêng biệt của từng khu vực
Yếu tố nghệ thuật:
Thiết kế kiến trúc hay nội thất có mục đích mang lại cho con người một không gian sử dụng, không gian sử dụng này không chỉ thuận tiện trong sinh hoạt, phù hợp chức năng sử dụng mà còn phải mang tới một cảm quan nghệ thuật nhất định, nó mang lại cho người sử dụng một năng lượng tích cực, một tinh thần khỏe khoắn và thoải mái. Như vậy, mỗi công trình kiế trúc nói chung hay mỗi không gian nội thất nói riêng cần là một tác phẩm nghệ thuật với một mỹ cảm nhất định.
Nghệ thuật trong nội thất là tập hợp của nhiều yếu tố từ việc bố trí sắp đặt các trang thiết bị theo các quy luật bố cục thẩm mỹ, các cảm thụ thị giác tới việc sử dụng chất liệu, vật liệu và màu sắc, đường nét trang trí.
Màu sắc biểu hiện ở đồ vật, các mảng tường, sàn trong không gian dưới ánh sang, sử dung màu sắc hài hòa và tương phản, sự phong phú của sắc độ sẽ làm không gian có sức hấp dẫn và quyền rũ
Vật liệu và chất liệu bề mặt phong phú sẽ tạo nên sự đa dạng trong không gian nội thất cùng với các cảm thụ khác nhau
Thủ pháp trang trí là một trong các yếu tố tạo nên nghệ thuật. Với các ý tưởng sang tạo, thủ pháp tạo hình mới lạ, phối hợp với kỹ thuật và vật liệu xây dựng hiện đại sẽ làm nên những phong cách kiến trúc, trang trí đặc trưng, riêng biệt, phong phú và đa dạng.
Yếu tố kinh tế:
Kinh tế là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới tính khả thi của các công trình và phương án thiết kế nội thất, kinh tế góp phần quyết định số lượng, loại thiết bị nội thất cũng như chủng loại vật liệu. Hơn nữa, cũng như kiến trúc, để tạo ra được một không gian sử dụng đúng như mong muốn chúng ta cần phải có một nguồi tài chính nhất định (và không nhỏ), do đó để bảo đảm hiệu quả việc sử dụng nguồn tì chính chúng ta cần có một phương án thiết kế và thi công sao cho hợp lý nhất, hiệu quả nhất với kinh tế ít nhất.
Xu hướng thiết kế trong kiến trúc
Nhu cầu và yêu cầu về thiết kế nội thất
Thích dụng và tiện nghi:
Nội thất là phần gắn liền với các không gian kiến trúc, góp hoàn thiện cho các chức năng của kiến trúc theo nhu cầu sử dụng của từng đối tượng phục vụ, do đó khi thiết kế và thi cong hoàn thiện nội thất một không gian chúng ta cần chú trọng tới tính thích dụng và tiện nghi cho mỗi không gian nội thất, thích dụng và tiện nghi cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của thiết kế nội thất.
Bền vững:
Kiến trúc nói chung hay nội thất nói riêng đều là tạo ra các không gian sử dụng cho con người trong quá trình sinh sống và làm việc, do đó luôn luôn phài bảo đảm yếu tố an toàn và bền vững theo thời gian. Bền vững có được do phương án thiết kế, bố trí thiết bị hợp lý, do kết cấu, cấu tạo của các thành phần, thiết bị nội thất chặt chẽ, vững chắc, sử dụng vật liệu phù hợp với môi trường và thói quen sử dụng và do kỹ thuật thi công tốt.
Kinh tế:
Cũng như kiến trúc, muốn hoàn thiện nội thất một công trình chúng ta cần một sô chi phí nhất định, chi phí này ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương án thiết kế, vật liệu hoàn thiện cũng như kỹ thuật thi công, việc tính toán chặt chẽ các phương án thiết kế và thi công bảo đảm cho việc các chi phí của chúng ta mang tới một hiệu quả cao nhất
Thẩm mỹ:
Cuối cùng, không gian nội thất phải bảo đảm là một tác phẩm nghệ thuật, phải mang lại cho người sử dụng một mỹ cảm nhất định, một sự thân thuộc, rung động và yêu thích khi sử dụng không gian đó. Thẩm mỹ thể hiện ở việc bố trí thiết bị nội thất, sử dụng chất liệu, màu sắc hợp lý theo các quy luật, quy tắc trang trí, bố cục để tạo nên một tổng thể hài hòa và mỹ thuật.
Tiến trình phát triển của thiết kế nội thất
Thời xưa: thiết kế nội thất được liên hệ một cách bản năng với quá trính xây dựng công trình, các Kiến trúc sư cũng là các nhà thiết kế nội thất
Từ thế kỷ XVIII cho tới đầu thế kỷ XIX thiết kế nội thất được xem như một môn nghệ thuật trang trí ( trang hoàng) nhà cửa và được thực hiện bởi những nghệ nhân (homemaket)
Tới cuối thế kỷ XIX thiết kế nội thất mới được xem như là một nghề chuyên nghiệp ở các nước châu Âu và tới nay thiết kế nội thất chính thực là một nghề nghiệp và một chuyên ngành nghiên cứu thuộc nghệ thuật ứng dụng, có mối liên hệ tương hỗ và không tách rời với nghệ thuật kiến trúc.
Các thuật ngữ trong thiết kế nội thất
Hình thức, hình dáng:
Là một đặc trưng nổi trội của mặt phẳng, hình dáng mặt bằng, hhinh1 khối không gian là yếu tố cơ bản trong kiến trúc và nội thất. Sàn, tường, trần, mái dung để tạo nên hình khối 3 chiều của không gian
Màu sắc, chất liệu
Màu sắc là một trong những chất liệu hiệu quả nhất để xác định không gian
Với màu ấm cảm thấy không gian có độ lớn hơn, khoảng cách gần gũi hơn
Với màu lạnh cảm thấy không gian có kích thước giảm đi và khoảng cách xa hơn
Sắc độ là độ đậm nhạt của màu sắc
Ánh sáng:
Là chất liệu tạo nên không gian nội thất, không có ánh sang sẽ không có không gian. Ánh sáng, bóng đổ và những trạng thái trung gian tạo cho con người có nhiều cảm giác trong không gian nội thất
Tỉ lệ và cân bằng
Tỉ lệ là mối quan hệ giữa 3 chiều của không gian kiến trúc, yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ là kỹ thuật kết cấu và vật liệu xây dựng
Tỉ lệ tạo nên sự cân bằng trong không gian
Hài hoà
Hài hòa có được từ hình dáng của không gian, sự lựa chọn vật liệu và màu sắc, sắc độ của bề mặt và việc sắp xếp nội thất đối xứng hay không đối xứng để tạo ra được một không gian nội thất hài hòa, cân bằng
Nhịp điệu và nhấn mạnh
Nhịp điệu là sự lặp đi lặp lại có tính chất quy luật tạo nên sự thống nhất của không gian
Nhấn mạnh hay điểm nhấn là một yếu tố làm giảm bớt sự buồn tẻ và làm phong phú một không gian nội thất, là một yếu tố đặc biệt có thể làm nổi bật một điểm hay một vùng không gian.
Một số xu hướng – phong cách thiết kế nội thất hiện thời
Thiết kế nội thất cũng giống như khoác lên một tấm áo mới cho ngôi nhà, vừa tạo nên vẻ đẹp, vừa có những tác động không nhỏ tới cảm xúc của các thành viên. Xu hướng thiết kế nội thất hiện nay là đề cao sự sang trọng, thanh lịch, sự hài hòa trong đường nét, màu sắc nhưng vẫn không mất đi nét cá tính, ấn tượng.
Một số xu hướng thiết kế nội thất hiện nay
Thiết kế theo phong cách công nghiệp
Thiết kế theo phong cách tối giản
Thiết kế theo xu hướng không gian xanh, thiên nhiên
Thiết kế không gian mở
Thiết kế với vật liệu, chất liệu thân thiện với môi trường
Thiết kế với gam màu tương phản - gam màu hiện đại – nude – nhã,.v.v
Một số xu hướng sử dụng vật liệu khác.
Chương 2: CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA THIẾT KẾ NỘI THẤT
Các phần cơ bản của thiết kế nội thất
Tổ hợp không gian chức năng
Tổ hợp không gian chức năng là việc sắp xếp các không gian chức năng trong một công trình theo các mối liên hệ công năng để tạo nên một thể thống nhất cho công trình
Khi tổ hợp không gian chức năng cần lưu ý:
Cần chú trọng, lưu tâm tới mối liên hệ giữa các không gian chức năng
Phù hợp với sơ đồ công năng tương ứng với thể loại công trình và yêu cầu của người sử dụng
Tổ hợp cần liên hệ mật thiết trong việc tạo nên hình khối ngoại thất kiến trúc
Tổ hợp không gian có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang hoặc cả dọc và ngang sao cho linh hoạt để tạo ra các không gian nội thất công cộng cũng như các nhân. Các khoảng thông tầng và hành lang có thể được xem như là sợi dây nối kết các khối chức năng và chính nó cũng góp phần tạo nên một nội thất đẹp
Thiết kế nội thất cho từng không gian chức năng
Tùy thuộc vào chức năng cụ thể của mỗi không gian, nhu cầu sử dụng cũng như yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ của không gian mà đưa ra các phương án thiết kế nội thất phù hợp. Khi thiết kế nội thất cho từng không gian chức năng cần lưu ý:
Chú trọng tới mối quan hệ giữa các yếu tố trong một không gian chức năng như hướng cửa đi, cửa sổ, thiết bị nội thất,v.v.
Cần xem xét mối liên hệ giữa không gian với môi trường bên ngoài và với các không gian khác
Việc thiết kế nội thất cho từng không gian chức năng có liên hệ mật thiết đến việc tạo nên chi tiết ngoại thất kiến trúc
Không gian nội thất
Phân loại
Theo mối liên hệ:
Theo mối liên hệ giữa các không gian chúng ta có:
Không gian mở: giếng trời, nhà kính, hành lang, sân trong
Không gian kín: quán bar, vũ trường, bảo tang, nhà hát, rạp chiếu phim, lăng mộ,
Không gian nửa kín nửa hở: cac không gian còn lại.
Theo đối tượng phục vụ:
Không gian công cộng: phục vụ cho nhiều đối tượng như nhà hát, trụ sở cơ quan,
Không gian ở cá nhân (nhóm người) : nhà ở, không gian ở, làm việc cá nhân
Không gian sản xuất, nhà công nghiệp hay nhà nông nghiệp
Theo chức năng sử dụng
Nội thất nhà ở: bao gồm không gian sinh hoạt chung, không gian tiếp đon, không gian nghỉ ngơi, không gian làm việc và không gian phục vụ
Nội thất bệnh viện: có sảnh đón, các khu vực khám, khu vực điều trị và khu vực hành chính, phụ trợ.
Nội thất nhà hát: có các không gian như khán phòng vá cá không gian phụ trợ khác
Nội thất trường học: bao gồm phòng học, phòng làm việc, thư viện, các xưởng thực hành, sân chơi,
Nội thất bảo tàng,.
Theo chức năng
Không gian chính: là những không gian có chức năng chính trong một công trình như không gian phòng sảnh, không gian làm việc, không gian ở, khan phòng, không gian trưng bày,.
Không gian phụ trợ, chuyển tiếp: là những không gian có chức năng phụ trợ cho các không gian chính, hay chuyển tiếp từ không gian này qua không gian khác, điều hòa các không gian hay làm không gian đệm (ví dụ như các phòng đệm, hiên chuyển tiếp, hành lang hay lối đi có mái che,
Không gian khác: bao gồm những không gian còn lại như sân trời, ban công logia hay một số không gian linh hoạt khác
Theo trào lưu và phong cách kiến trúc
Phong cách hiện đại
Phong cách cổ điển
Phong cách dân tộc
Phong cách tối giản
Phong cách dân tộc kết hợp hiện đại
.
Vai trò của không gian trong thiết kế nội thất
Các nguyên lý để xác định và đánh giá nội thất
Nguyên lý đánh giá chung
Công năng và mục đích:
Công trình phải đáp ứng được công năng sử dụng, phương án thiết kế nội thất phải thỏa mãn được chức năng, mục đích yêu cầu của mỗi không gian cụ thể cũng như công năng, mục đích chung của cả công trình
Thích dụng và kinh tế:
Công trình phải thỏa mãn và bảo đảm được tính thực dụng, thích hợp với mỗi yêu cầu sử dụng cụ thể cho từng không gian, cách sắp xếp, bố trí thiết bị, sử dụng thiết bị cũng như lựa chọn vật liệu phù hợp với đặc tính công trình, tránh gây lãng phí, dư thừa trong sử dụng.
Hình dáng và phong cách:
Hình dáng và phong cách thiết kế cần đồng bộ, phù hợp văn hóa, yêu cầu thẩm mỹ sao cho công trình mang tới một giá trị thẩm mỹ nhất định. Thiết kế phải gây được sự hứng thú về thẩm mỹ cho cách nhìn và cánh nhận xét
Hình ảnh và ý nghĩa:
Một thiết kế cần phải gợi lên được một hình ảnh làm cho người sử dụng thưởng thức và liên tưởng được tới được ý nghĩa ẩn dấu bên trong của nó, có thể tác động được tới tâm tư, tính cảm của con người.
Hình ảnh và ý nghĩa có thể được thể hiện trong qua hình dáng công trình, sự bố trí thiết bị và phân bố màu sắc trong thiết kế.
Các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với một không gian nội thất hoàn chỉnh
Để đánh giá một không gian nội thất có hoàn chỉnh hay không phụ thuộc vào nhiều tiêu chí, mỗi tiêu chí thể hiện một yêu cầu với không gian và thiết kế, bao gồm:
Phù hợp với công năng sử dụng
Tiện dụng trong sinh hoạt hàng ngày
Bảo đảm được điều kiện vi khí hậu (thoải mái về sinh học cho người sử dụng)
Khai thác được hết các điều kiện ngoại cảnh
Có mối quan hệ hợp lý với các không gian lân cận
Tiết kiệm thời gian và không gian
Phù hợp với các cảm nhận thị giác
Thể hiện được ý đồ thiết kế
Thiết kế nội thất
Thiết kế nội thất bao gồm quy hoạch, bố trí và thiết kế các không gian bên trong của công trình. Những vật chất này nhằm thỏa mãn yêu cầu cơ bản về nơi ở, làm việc, học tập, vui chơi giải trí, bảo vệ và tạo điều kiện đến hình thức hoạt động của chúng ta., chúng nuôi dưỡng niềm hy vọng, thể hiện các ý tưởng kèm theo các hoạt động của chúng ta, chúng tác động đền trạng thái và nhân cách của chúng ta. Do đó mục đich của thiết kế nội thất là sự hoàn thiện các chức năng, làm phong phú tính thẩm mỹ và nâng cao tâm lý đối với không gian bên trong.
Công việc cơ sở
Xây dựng ý tưởng
Xây dựng ý tưởng là công tác đầu tiên của bất kỳ một công việc thiết kế nào. Dựa vào các yêu cầu cụ thể về công năng sử dụng, thẩm mỹ và biểu hiện, người thiết kế đưa ra các ý tưởng thiết kế phù hợp, lưu ý:
Ý đồ thiết kế cần hướng người sử dụng vào các hoạt động phù hợp chức năng không gian
Cần tạo được cảm giác thoải mái trong sử dụng
Ý tưởng thiết kế cần khai thác tối đa điều kiện tự nhiên
Tạo được cảm xúc phù hợp yêu cầu
Các công đoạn thiết kế: có 7 công đoạn
Tìm hiểu các chức năng không gian như tính chất không gian, yêu cầu không gian, mối liên hệc của không gian với bên ngoài và các không gian lâ cận
Tìm hiểu các tác động ngoại cảnh như cảnh quan, cây xanh, hướng nắng, gió, nhiệt độ, địa hình, khí hậu, văn hóa, phong tục tập quán địa phương,
Hình thành ý đồ thiết kế
Thiết kế cấu trúc không gian (kiến trúc) như từơng, sàn, mái, cửa,
Thiết kế và bố trí thiết bị nội thất, lưu ý vấn đề tiên dụng, tiện giao thông, hài hòa với kiến trúc chung
Lựa chọn vật liệu, màu sắc
Thiết kế chi tiết kiến trúc và chi tiết kỹ thuật
Các yếu tố tác động
Yếu tố khách quan
Con người:
Không gian bên trong của các ngôi nhà được thiết kế dành cho sự vận động và nghỉ ngơi của con người. Do vậy cần có sự ăn khớp giữa hình dáng và kích thước của không gian bên trong với kích thước con người. Sự phù hợp này có thể ở một trạng thái tĩnh như khi chúng ta ngồi yên trên một chiêc ghế, tựa hoặc đứng trong một khoảng không gian được bao che.
Nó có thể là sự phù hợp ở trạng thái động như khi chúng ta đi qua đi lại giữa các không gian hay đi lên xuống các tầng nhà.
Nó cũng có thể là sự ăn khớp để tạo ra một khoảng không gian thảo mãn yêu cầu của chúng ta trong việc đảm bảo khoảng cách giao tiếp hay các khoảng không gian hoạt động khác.
Không gian có thể tác động lên chúng ta bởi các giác quan như:
Xúc giác
Thính giác
Khứu giác
Thị giác
Kích thước:
Yếu tố kích thước là yếu tố tối quan trọng trong thiết kế nội thất. Mỗi một độ tuổi, mỗi một tộc người đều có những kích thước cơ bản riêng biệt để làm cơ sở cho việc thiết kế.
Kích thước cơ thể con người, những hoạt động và cách chúng ta cảm nhận không gian là những yếu tố đầu tiên quyết định trong việc thiết kế kiến trúc và nội thất
Văn hoá – khí hậu
Văn hóa quyết định thói quen sử sụng của con người, văn hóa mang lại sự gần gũi trong sử dụng trong mỗi không gian và văn hóa cũng là yếu tố quyết định giá trị thẩm mỹ của công trình.
Khí hậu hay điều kiện môi trường tự nhiên cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới phương án thiết kế nội thất để có thể tạo ra một môi trường nội thất phù hợp, uyển chuyển, một không gian hài hòa, thống nhất giữa bên trong và bên ngoài hoặc giữa các không gian bên trong.
Chất liệu – vật liệu – vật dụng
Vật liệu xây dựng và trang trí nội thất luôn đồng hành với phong cách kiến trúc và nội thất. Vật liệu xây dựng là tín hiệu để nhận ra phong cách hay bản sắc kiến trúc do vật liệu là cảm thụ thị giác, là tín hiệu tiền tư duy
Chất liệu bề mặt cũng mang tới cho không gian nội thất các cảm thụ về thị giác và xúc giác nhất định, thể hiện các thông điệp của ý đồ thiết kế.
Khả năng thi công:
Thi công nội thất chủ yếu là thi công bề mặt, do đó trính độ, kỹ thuật thi công có ảnh hưởng lớn tới chất lượng bề mặt nội thất công trình và góp phần đưa không gian nội thất đạt tới một trình độ thẩm mỹ cao.
Yếu tố chủ quan
Chức năng sử dụng:
Thiết kế nội thất là công tác hoàn thiện chức năng sử dụng của không gian, chức năng sử dụng của công trình sẽ quyết định thể loại, số lượng thiết bị nội thất có trong không gian cũng như các yêu cầu về ánh sáng hay trang trí
Mối liên hệ với các không gian khác
Các không gian trong một công trình thường không độc lập với nhau mà nằm trong những mối liên hệ với nhau về không gian, về chức năng sử dụng, mỗi không gian có thể có một chức năng sử dụng khác nhau nhưng lại bổ trợ nhau, liên kết với nhau để thỏa mãn cho một chưc năng chính của cả công trình. Do đó khi thiêt kế nội thất cần chú ý tới mối liên hệ giữa các không gian này để tạo nên một phong cách thống nhất, một sự hài hòa đông bộ trong một công trình.
Mối liên hệ với cảnh quan, môi trường bên ngoài
Một công trình bao giờ cũng được đặt trong một khu vực cảnh quan môi trường nhất định, khi thiết kế cần lưu ý tới sự chuyển đổi không gian từ ngoài vào trong, lưu ý tới sự đồng bộ, hài hòa giữa công trình và cảnh quan môi trường.
Tập quán, thói quen sinh hoạt của người sử dụng không gian nội thất
Tập quán, thói quen sinh hoạt của người sử dụng có ảnh hưởng tới phương án bố trí thiết bị nội thất và các thủ pháp trang trí, sử dụng vật liệu, chất liệu cũng như màu sắc trong nội thất.
Nguyên lý tạo hình sử dụng trong thiết kế nội thất
Nguyên lý chung và các quy luật bố cục tương ứng:
Nguyên lý về sự cân bằng – quy luật cân bằng
Không gian nội thất và các yếu tố bao quanh nó như đồ đạc, đèn chiếu sáng và các trang trí khác thường bao gồm một tổng thể hình thể, kích thước, màu sắc và chất liệu. Những yếu tố này được nhận biết như thế nào do sự đáp ứng, sự thich dụng của nó để đạt nhu cầu thẩm mỹ. Lúc này những yếu tố sẽ thu xếp để đạt được sự cân bằng thị giác, một trạng thái thăng bằng giữa thị giác được tạo bởi các thành phần. Mỗi thành phần trong tổng thể không gian nội thất đều có những nét đặc trưng riêng về hình khối, kích thước, màu sắc, chất liệu. những nét đặc trưng này cùng với các nhân tố: địa điểm, sự định hướng, lực thị giác của mỗi yếu tố và sự quan sát tìm tòi sẽ thu hút tất cả các hình mẫu không gian.
Cân bằng là sự cân đố của các yếu tô cấu tạo không gian nội thất từ chiều cao, chiều rộng, chiều sâu tới màu sắc hay ánh sáng. Cân bằng có thể được mô tả như như sự phân bố trọng lượng bằng hình ảnh trong một không gian và là yếu tố để kết hợp vào tất cả các không gian nội thất.
Có 3 kiểu cân bằng:
Cân bằng đối xứng trục: hầu hết là kết quả của sự phối hợp hài hòa, tĩnh lặng và sự thăng bằng ổn định, thường được tìm thấy trong nội thất truyền thống. Đối xứng đơn giản là một phương pháp có sức thuyết phục để thiết lập quy tắc thị giác.
Cân bằng xuyên tâm (cân bằng đối xứng xuyên tâm): là kết quả của việc tổ chức các yếu tố xung quanh điểm trung tâm. Nó tạo ra một bố cục tập trung nhấn mạnh phần giữa như một điểm trọng tâm
Cân bằng bất đối xứng: được công nhận như là sự thiếu tương xứng về kích cỡ, hình dáng, màu sắc hay mối liên hệ vị trí giữa các yếu tố của một bố cục. Trong khi một bố cục đối xứng đòi hỏi sử dụng yếu tố đồng nhất thì một bố cục không đối xứng lại kết hợp chặt chẽ các yếu tố không giống nhau. Cân bằng bất đối xứng không rành mạch như cân bằng đối xứng và thường có cảm giác nhìn năng động hơn. Nó có sức chuyển động nhanh, linh hoạt và thường được áp dụng trong trường hợp thương thay đổi chức năng không gian và hoàn cảnh.
Nguyên lý thống nhất và đa dạng
Một trong những điều quan trọng mà chúng ta phải chú ý là những nguyên lý của sự cân bằng và hài hòa. Khi đưa chúng lên thành một thể thống nhất, chúng ta phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo. Hơn nữa, phải xác định sự cân bằng, hài hòa, sự hiện diện của những yếu tố, những nét đặc trưng riêng trong khuôn mẫu của chúng.
Chẳng hạn, sự thiếu đối xứng tạo ra sự cân bằng giữa các yếu tố khác nhau về kích thước, hình thù, màu sắc và chất liệu. Sự hài hòa được tạo nên bởi sự phân chia các đặc ính chung một cách hợp lý của các yếu tố. Như vậy, những yếu tố tương tự cũng có sự đa dạng trong cái thống nhât.
Nguyên lý về sự hài hòa – quy luật hài hòa
Sự hài hòa có thể được định rõ như sự phù hợp hay sự hài lòng về các thành phần trong một bố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_mon_hoc_nguyen_ly_thiet_ke_noi_that.doc