Bài giảng Lắp đặt thiết bị dùng nước (Trình độ Trung cấp)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 19: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ DÙNG NƯỚC NGHỀ CẤP THOÁT NƯỚC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ninh Bình, năm 2017 Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ- TCGNB ngày..tháng..năm 2017 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2018 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo v

pdf108 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Lắp đặt thiết bị dùng nước (Trình độ Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3 LỜI GIỚI THIỆU Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển trên thế giới. Chúng ta cần cung cấp khoa học công nghệ cho công nhân trẻ, những người mong muốn được học tập và nghiên cứu để tiếp tục sự nghiệp phát triển nền công nghiệp Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu trên, trong nội dung chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng và Trung cấp. Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình biênsoạn cuốn bài giảng “ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ DÙNG NƯỚC” nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức về nghề cấp thoát nước. Cuốn bài giảng “ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ DÙNG NƯỚC” được viết theo chương trình khung của Bộ LĐTB & XH Nội dung bài giảng còn đưa ra nhiều bài học thực hành cơ bản bổ ích và hiệu quả cho học viên. Chúng tôi hy vọng cuốn bài giảng này sẽ được sử dụng hữu ích trong việc phát triển khả năng nghề của học viên tại môi trường làm việc công nghiệp đích thực. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm biên soạn chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp và độc giả! Ninh Bình, Ngày tháng năm 2018 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên ĐINH VĂN MƯỜI 2. NGUYỄN THẾ SƠN 3. NGUYỄN THỊ MÂY 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 3 Mục lục 4 BÀI 1: LẮP ĐẶT BÌNH NÓNG LẠNH 13 1. Đọc bản vẽ 13 2. Công tác chuẩn bị 13 3. Lắp đăṭ bình nóng laṇh 34 4. Kiểm tra và vận hành 36 5. Tóm tắt trình tự thực hiện: 36 BÀI 2 LẮP ĐẶT CHẬU RỬA MẶT 38 1. Đọc bản vẽ 39 2. Tính toán kích thước lắp đặt 39 3. Công tác chuẩn bị 41 4. Công tác kiểm tra 42 5. Lắp đặt chậu rửa mặt và phụ kiện 42 6. Lắp đặt vòi nước cho chậu rửa 47 7. Đấu nối đường cấp nước, thoát nước cho chậu rửa 47 8. Kiểm tra, đánh giá công việc 50 9. Nghiệm thu bàn giao công việc 51 10. Tóm tắt trình tự thực hiện: 52 BÀI 3 LẮP ĐẶT ÂU TIỂU TREO TƯỜNG 55 1. Đọc bản vẽ 56 2. Tính toán kích thước lắp đặt 57 5 3. Công tác chuẩn bị 58 4. Công tác kiểm tra 59 5. Lắp đặt âu tiểu và phụ kiện 59 6. Đấu nối đường cấp nước, thoát nước cho âu tiểu 61 7. Kiểm tra, đánh giá công việc 61 8. Nghiệm thu bàn giao công việc 62 9. Tóm tắt trình tự thực hiện: 63 BÀI 4: LẮP ĐẶT VÒI TẮM, BỒN TẮM 66 1. Đọc bản vẽ 66 2. Công tác chuẩn bị 69 3. Công tác kiểm tra 69 4. Lắp đặt vòi tắm hương sen và phụ kiện 69 5. Lắp đặt bồn tắm và phụ kiện 70 6. Kiểm tra, đánh giá kết thúc công việc 71 7. Tóm tắt trình tự thực hiện: 71 BÀI 5: LẮP ĐẶT BỆ XÍ BỆT 76 1. Nghiên cứu bản vẽ 77 2. Công tác chuẩn bị 80 3. Công tác kiểm tra 83 4. Lắp đặt bệ xí bệt 83 5. Tổ hợp, căn chỉnh, định vị két nước xí và đấu nối đường cấp nước cho xí và két nước 85 6. Kiểm tra, đánh giá công việc 87 7. Nghiệm thu bàn giao công việc 87 6 8. Tóm tắt trình tự thực hiện: 88 BÀI 6: LẮP ĐẶT PHỄU THU NƯỚC SÀN 92 1. Đọc bản vẽ 93 2. Công tác chuẩn bị 94 3. Công tác kiểm tra 95 4. Lắp đặt phễu thu nước sàn 95 5. Kiểm tra, đánh giá kết thúc công việc 96 6. Nghiệm thu bàn giao công việc 96 7. Tóm tắt trình tự thực hiện: 98 BÀI 7: LẮP ĐẶT KÉT NƯỚC TRÊN MÁI 100 1. Đọc bản vẽ 100 2. Tính toán kích thước lắp đặt 102 3. Công tác chuẩn bị 102 4. Công tác kiểm tra 103 5. Vận chuyển, định vị két nước vào vị trí lắp đặt 103 6. Lắp đặt đường ống dẫn nước lên, xuống két 103 7. Lắp đặt thiết bị cho két nước 103 8. Kiểm tra, đánh giá kết thúc công việc 104 9. Tóm tắt trình tự thực hiện: 104 Tài liệu tham khảo 108 7 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ DÙNG NƯỚC TÊN MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ DÙNG NƯỚC MÃ MÔ ĐUN: MĐ19 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun Lắp đặt thiết bị dùng nước là mô đun được học sau mô đun MĐ 18 Lắp đặt đường ống thoát nước trong nhà. - Tính chất: Mô đun Lắp đặt thiết bị dùng nước mang tính tích hợp, độc lập. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: cung cấp thiết bị cho việc lắp đặt thiết bị vệ sinh. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Về kiến thức: + Nêu được các loại thiết bị dùng nước thông dụng; + Đọc được các bản vẽ, tài liệu thi công; + Trình bày được trình tự lắp đặt các thiết bị dùng nước ; - Về kỹ năng: + Xác định được vị trí lắp đặt các thiết bị dùng nước theo thiết kế; + Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị thi công; + Lắp đặt được các thiết bị dùng nước theo đúng thiết kế; + Chấp hành quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, tổ chức nơi làm việc hợp lý. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: MÃ BÀI TÊN BÀI LOẠI BÀI DẠY ĐỊA ĐIẺM THỜI LƯỢNG TỔNG SỐ LÝ THUYẾT THỰC HÀNH KIỂM TRA MĐ19 - 01 Lắp đặt bình nóng lạnh Tích hợp Xưởng thực hành 32 6 25 1 MĐ19 – 02 Lắp đặt chậu rửa Tích hợp Xưởng thực hành 12 2 10 MĐ19 – 03 Lắp đặt âu tiểu Tích hợp Xưởng thực hành 12 2 9 1 8 MĐ19 – 04 Lắp đặt vòi tắm, bồn tắm Tích hợp Xưởng thực hành 20 3 17 MĐ19 – 05 Lắp đặt xí Tích hợp Xưởng thực hành 20 4 15 1 MĐ19 – 06 Lắp đặt phễu thu nước Tích hợp Xưởng thực hành 12 2 10 MĐ19 – 07 Lắp đặt két nước trên mái Tích hợp Xưởng thực hành 12 2 9 1 Cộng 120 21 95 4 IV. Điều kiện thực hiện mô đun: 1. Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xưởng: - Phòng học chuyên môn hóa; - Xưởng thực hành. 2. Trang thiết bị máy móc: - Máy vi tính, máy chiếu đa năng; - Thiết bị lắp đặt: Máy thủy chuẩn, máy hàn nhiệt, máy mài cầm tay, máy khoan bê tông, máy khoan tay, máy bơm nước. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Học liệu: + Giáo trình Cấp, thoát nước; + Tài liệu tham khảo; + Thiết kế kỹ thuật, quy phạm kỹ thuật, tài liệu tổ chức thi công, biện pháp an toàn lắp đặt ống; + Bản vẽ mặt bằng thiết bị dùng nước; 9 + Tài liệu định mức dự toán; + Bảng danh mục thiết bị, vật tư. Sổ ghi chép, bút. - Dụng cụ: + Dụng cụ cầm tay: Bộ dụng cụ vạch dấu, chấm dấu, búa tay, cưa tay, dũa, mũi khoan bê tông, mũi khoan thép, ê tô kẹp ống, bàn phẳng; + Dụng cụ tổ hợp: clê ống, cle lực, mỏ lết, bộ chỉnh tâm ống; + Dụng cụ đo kiểm tra: Thước cuộn, thước lá, ni vô, dây căng, quả dọi. - Nguyên vật liệu: + Ống chất dẻo và phụ kiện, gioăng đệm cao su, dây đay, băng tan, xi măng, đai giữ ống, keo dán, các loại xí, chậu rửa, âu tiểu, bồn tắm, vòi hoa sen, bình đun nước, phễu thu nước, xi phông, các loại vòi lấy nước; + Đá mài, đá cắt, bu lông, đai ốc, đinh vít, nở nhựa, gỗ kê (gối đỡ ống), giá đỡ chậu rửa, giá đỡ bình đun nước, giá đỡ két nước, nguồn nước sạch; + Giẻ lau, giấy ráp, bàn chải sắt. 4. Các điều kiện khác: + Nguồn điện 3 pha; + Trang bị bảo hộ lao động (quần, áo, giày, mũ, kính bảo hộ, dây an toàn). V. Nội dung và phương pháp đánh giá: 1. Nội dung: - Kiến thức:: + Cấu tạo, công dụng, phân loại, nhiệm vụ thiết bị dùng nước; + Đọc bản vẽ thiết kế và tài liệu thi công; + Phương pháp khai triển kích thước lắp đặt; + Phương pháp lắp đặt thiết bị dùng nước; 10 + Kiểm tra điều kiện an toàn đối chiếu với Bảng kiểm tiêu chuẩn về an toàn. - Kỹ năng: + Sử dụng các dụng cụ đo kiểm và dụng cụ lắp ghép; + Nhận dạng thiết bị vệ sinh đúng quy cách; + Vạch dấu vị trí lắp đặt phụ kiện, thiết bị dùng nước; + Sử dụng dụng cụ, thiết bị cắt, khoan và dụng cụ vạch dấu; + Lắp đặt thiết bị vệ sinh; + Lắp ráp, tổ hợp, đo kiểm tra kích thước thiết bị dùng nước; + Nghiệm thu, bàn giao. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Ý thức chấp hành nội quy học tập; + Tác phong và trách nhiệm đối với tập thể lớp, ý thức làm việc tập thể. 2. Phương pháp: + Kiến thức: kiểm tra được đánh giá theo phương pháp tính điểm và dùng thang điểm 10 (từ 0 đến 10). Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch được quy định trong môđun. Kiểm tra định kỳ lý thuyết được thực hiện theo hình thức viết trong thời gian từ 45 đến 90 phút. + Kỹ năng: Đánh giá qua kiểm tra định kỳ thực hành được thực hiện theo hình thức thực hành một bài tập kỹ năng. Kết quả kiểm tra được ghi vào Phiếu đánh giá thực hành mô đun. + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Dùng “Sổ theo dõi người học” để ghi chép nhận xét. Ý thức chấp hành nội quy học tập; tác phong và trách nhiệm đối với tập thể lớp. VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun: 11 1. Phạm vi áp dụng mô đun:: - Mô đun Lắp đặt thiết bị dùng nước được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp, Cấp, thoát nước. 2. Hướng về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun: - Đối với giáo viên, giảng viên: + Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy; + Khi giảng dạy, cần giúp học sinh thực hiện các kỹ năng chính xác, đạt đúng yêu cầu, thành thạo, tỉ mỉ; + Đối với các nội dung lý thuyết có liên quan đến kỹ năng, giáo viên cần phân tích, giải thích các thao tác, động tác dứt khoát, rõ ràng, chuẩn xác; + Giáo viên cần chia thành các nhóm học sinh, mỗi nhóm thực hiện công việc trong bài học; + Tăng cường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, mô hình, trình diễn mẫu trên lớp, tại xưởng trường hoặc tại công trường thực tế để tăng hiệu quả dạy học. - Đối với người học: Cân rèn luyện kỹ năng , kỹ xảo, tính cẩn thận, tỷ mỉ 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Tiêu chuẩn thiết bị dùng nước; - Đọc hệ thống các bản vẽ thi công; - Triển khai kích thước lắp đặt; - Kỹ năng lắp đặt, tổ hợp mối nối ống, căn chỉnh thiết bị tiêu thụ nước. 4. Tài liệu tham khảo: [1]. Gs. Pts. Trần Hiếu Nhuệ, Pts. Trần Đức Hạ, Ks. Đỗ Hải, Cấp thoát nước, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật năm 1996; 12 [2]. Tiêu chuẩn thiết kế thi công và nghiệm thu hệ thống Cấp thoát nước bên trong nhà và công trình, Nhà xuất bản Xây dựng Hà nội, 2002; 13 BÀI 1: LẮP ĐẶT BÌNH NÓNG LẠNH Mã bài: MĐ 19 – 01 I. MỤC TIÊU CỦA BÀI: - Nêu được các loại bình nóng lạnh, phụ kiện và phạm vi ứng dụng; - Đọc được bản vẽ thi công; - Nhận dạng, đối chiếu được bình nóng lạnh, phụ kiện theo phiếu xuất kho; - Lắp đặt được bình nóng lạnh, phụ kiện theo thiết kế; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy định; - Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, tổ chức nơi làm việc hợp lý. II. NỘI DUNG CHÍNH 1. Đọc bản vẽ - Nghiên cứu hồ sơ mạng lưới đường ống 2. Công tác chuẩn bị - Bình nóng laṇh và các phu ̣kiêṇ đi kèm - Máy khoan bê tông - Vít nở - Thước lá - Vac̣h dấu - Quả dọi - Tuôc-nơ-vit 2 cạnh và 4 cạnh - Bút thử điện - Thang nhôm - Kìm điện Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy nước nóng, mẫu mã đa dạng. Có thể chia làm 3 loại : dùng điện, dùng gas và dùng năng lượng mặt trời. - Loại dùng năng lượng mặt trời có ưu điểm là tiết kiệm chi phí vận hành, nhưng lệ thuộc nhiều vào thời tiết, cồng kềnh khó lắp đặt và di chuyển khi cần thiết. - Loại dùng gas không bị phụ thuộc vào nguồn điện, loại trừ khả năng bị điện giật khi tắm nhưng cấu tạo phức tạp, khi hư hỏng có khả năng gây ngộ độc khí ga, trong một số ít trường hợp gây cháy nổ ! - Loại dùng điện gọn nhẹ về cấu tạo cũng như lắp đặt, giá thành rẻ. Khả năng rò điện căn bản được giải quyết. Trong phạm vi bài này chỉ đề cập đến loại sử dụng điện. 14 Bình nước nóng sử dụng điện còn chia làm 2 loại : bình trực tiếp và bình gián tiếp. - Loại trực tiếp: + Rất nhỏ gọn, + Buồng gia nhiệt có dung tích nhỏ (khoảng 200 ml sau khi trừ thể tích sợi đốt) được gắn một sợi đốt công suất lớn (2 đến 3 KW). + Các đường ống nước vào ra được thiết kế sao cho sau khi sử dụng luôn tồn tại một lượng nước ngập kín sợi đốt. + Một cảm biến đặt trên ống nước vào để ngắt mạch đốt khi nước ngưng chảy qua ống. + Một mạch tạo xung để kiểm soát công suất sử dụng. + Cuối cùng là một mạch đo dòng rò (rò khoảng 30 mA sẽ cắt nguồn) để giữ an toàn cho người dùng. + Sử dụng rất tiện lợi, không cần chờ đợi gia nhiệt, bật công tắc, chỉnh nhiệt độ rồi mở vòi là OK. + Tiết kiệm năng lượng phí thừa sau khi dùng. + Nhược điểm : không phù hợp với những nơi điện yếu, không sử dụng được cho bồn tắm ... - Loại gián tiếp: + Có kích thước lớn hơn, + Buồng gia nhiệt có dung tích nhỏ nhất 15 l cho đến 60l. + Sợi đốt có công suất từ 500W - 1,5KW (bình càng nhỏ công suất càng lớn). + Các đường ống nước vào ra được thiết kế luôn luôn tồn tại một lượng nước ngập kín sợi đốt với van một chiều dưới đáy bình. + Một công tắc lưỡng kim nhiệt để chỉnh nhiệt độ nước, một công tắc - chống quá tải- để đóng ngắt điện. + Dùng loại này phải bật trước khi tắm 15 - 30 phút. + Yêu cầu lắp đặt vững chắc vì nó khá nặng. Hao phí một lượng nhiệt trong khối lượng nước nóng không dùng hết. + Có thể dùng với điện yếu hoặc rất yếu, thích hợp khi dùng bồn tắm... - Lưu ý khi sử dụng: + Với loại trực tiếp, nhất thiết phải nối đất cho thiết bị (điều này hay bị bỏ qua). Nếu không thì khi bị rò điện, trước khi mạch bảo vệ ngắt người dùng cũng bị dòng điện > 30 mA chạy qua người trong trạng thái toàn thân dẫn điện khá tốt do bị ướt. Mạch bảo vệ hư hỏng (môi trường ẩm ướt mạch điện tử dễ dở chứng) 15 không ngắt thì rất nguy hiểm. Cho nên bắt buộc phải đấu dây nối đất cho an toàn. + Loại gián tiếp thì đỡ hơn, sau khi đèn báo đã tắt (nước đã nóng đủ nhiệt độ mong muốn) là có thể tắt công tắc rồi tắm. + Nếu trong nhà có trẻ em, chú ý không đặt nhiệt độ tối đa phòng trường hợp các cháu vô ý mở vòi bên phía nước nóng gây phỏng nặng, công tắc lắp đặt sao cho trên tầm với của trẻ. + Khi mua nên chọn nhãn hiệu uy tín, không ham rẻ mua đồ không rõ nơi xuất xứ. Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi mua. - Sử dụng bình nóng lạnh thế nào cho đúng + Bình nước nóng hiện đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong mỗi hộ gia đình. Ngoài việc chọn mua những sản phẩm đạt chuẩn an toàn, người tiêu dùng cũng cần phải hiểu biết thêm về lắp đặt, bảo trì và sử dụng nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối. + Nên chọn sản phẩm của những nhãn hiệu nổi tiếng và uy tín trên thế giới. + Máy tắm nước nóng là thiết bị bạn phải sử dụng hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của từng thành viên gia đình. Vì vậy, việc ưu tiên cho những nhãn hàng uy tín, danh tiếng thế giới (thay vì những sản phẩm giá rẻ, không rõ xuất xứ) là thật sự cần thiết. - Lắp đặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. + Đây là một trong những yếu tố cần đặc biệt quan tâm. Hầu hết sự cố về máy tắm nước nóng đều bắt nguồn từ nguyên nhân: Người sử dụng chủ quan, tự mua, tự lắp đặt và lắp đặt không đúng kỹ thuật. + Khi lắp đặt, cần sử dụng công tắc lưỡng cực theo đúng tiêu chuẩn CEI – EN để ngắt dòng điện. Tùy thuộc vào công suất của máy nước nóng mà phải sử dụng tiết diện dây dẫn phù hợp. Tiêu chuẩn này nhằm mục đích an toàn trong truyền tải điện, tránh tình trạng dây dẫn bị quá tải, gây nóng dây có thể làm chảy dây và chạm mạch, dễ dẫn đến sự cố cháy nổ điện. + Một yếu tố quan trọng nữa là máy tắm nước nóng phải được tiếp đất vĩnh viễn. Các hộ gia đình Việt Nam đa phần không có sẵn hệ thống dây, cọc tiếp đất nên thường bỏ qua yêu cầu kỹ thuật này. Trường hợp đó, người sử dụng nên trang bị một cầu dao chống rò điện ELCB. + Tuổi thọ của sản phẩm điện gia dụng nói chung và máy tắm nước nóng nói riêng phụ thuộc rất lớn vào quy trình lắp đặt. Vì vậy, việc lắp đặt sản phẩm nhất thiết phải do những người có trình độ và tay nghề kỹ thuật cao thực hiện. Bạn tuyệt đối không nên tự ý lắp đặt hoặc tự ý sửa đổi lắp đặt ban đầu. - Có chế độ bảo trì và kiểm tra máy định kỳ. 16 + Không chỉ chọn nhãn hiệu tốt, lắp đặt đúng kỹ thuật mà trong quá trình sử dụng, bạn cũng thường xuyên phải thực hiện chế độ bảo trì và kiểm tra máy định kỳ. + Nên làm vệ sinh máy mỗi tháng 1 lần. + Nếu sử dụng thường xuyên hàng ngày, sau mỗi tháng, nên kiểm tra bộ phận chống giật thông qua 2 nút Test và Reset trên máy (Nhấn nút Test, sau đó nhấn Reset và cho máy hoạt động. Nước nóng sau 5 giây nghĩa là bộ phận chống giật hoạt động tốt). + Trường hợp sau một thời gian không sử dụng máy, khi dùng lại, bạn cần kiểm tra đường nước, đường dây điện, vòi sen cẩn thận trước khi dùng. + Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào từ máy (các nút không hoạt động, tiếng động bất thường) lập tức nên ngưng sử dụng và tìm đến đơn vị bảo hành để được hướng dẫn. Tránh tình trạng tự mày mò sửa chữa rồi dùng tiếp vì khi đó, thiết bị không còn đảm bảo về độ an toàn cho gia đình bạn nữa. 2.1. Cấu taọ bình nóng laṇh dùng điện Bình nóng laṇh có dang hình tròn hoăc̣ hình vuông. Vỏ đươc̣ làm bằng nhưạ màu trắng. Thân bình làm bằng inox hoăc̣ thép trắng không gỉ. Bình có dung tích 10, 15, 30 lít tùy theo từng loaị bình. Giữa thân bình và vỏ là lớp mạ bằng thủy tinh dùng để giữ nhiêṭ cho nước. Bô ̣phâṇ đun nóng là dây điêṇ trở (dây mai so) có công suất 1000 – 2500 w. Dây đươc̣ boc̣ trong lớp thac̣h anh cách điêṇ. Đường dâñ nước vào (nước laṇh) và ra (nước nóng) đươc̣ nối với bình inox. Bình sử duṇg điêṇ 1 pha 220v qua công tắc 2 cưc̣. Bô ̣phâṇ đăṭ nhiêṭ đô ̣cho bình. Nhiêṭ đô ̣ứng với mức tối đa là 80 đô ̣C. Để bảo đảm tuổi tho ̣cho bình ta để ở nấc E ứng với nhiêṭ đô ̣50 – 55 đô ̣C. Hình 1-1: Bình nóng laṇh 17 H Hình 1.2 Cấu tạo bình nóng lạnh và một số loại thanh điện trở. - Bộ phận chứa nước: Làm bằng nhôm dày, chịu được áp suất và áp lực cột nước lạnh cũng như hơi nước đã được đun nóng gây ra. Có loại bình chứa nước bên trong làm bằng thép, được tráng men tĩnh điện Titan (phủ kín tuyệt Đèn hiển thị ON -OFF 18 đối) đảm bảo cho bình chứa không bị rỉ sét, ăn mòn trong mọi nguồn nước. Vỏ ngoài của bình làm bằng nhựa ABS hoặc thép có phủ sơn tĩnh điện chống rỉ tuyệt đối. Giữa bình chứa bên trong và lớp vỏ bên ngoài là lớp xốp cách nhiệt bằng Polyurethane được bơm vào khoảng trống giữa hai lớp với mật độ cao. Lớp cách nhiệt (PU) có nhiệm vụ giữ nhiệt và giảm tối đa tổn thất nhiệt cho bình để tiết kiệm điện năng. - Bộ phận thanh điện trở có công suất (1,2 ÷ 4)KW tùy theo dung tích và kiểu bình. Thanh điện trở vỏ được làm bằng Inox , dây điện trở đặt bên trong và được cách điện với vỏ bằng cát thạch anh. - Bộ phận ống dẫn nước lạnh vào và dẫn nước nóng ra cao khoảng 0,8 lần chiều cao bình để đảm bảo bình luôn đầy nước và thanh đun luôn ngập dưới nước. - Thanh lọc nước (thanh Ma giê) để tránh cặn nước bám và tích tụ bên trong bình, làm tăng tuổi thọ của bình. Thanh Ma giê dùng làm tác nhân hóa học để trung hòa nước, tiêu hủy các hợp chất hóa học có trong nước hoặc sinh ra trong quá trình đun nóng, do đó tránh được hiện tượng ăn mòn bình chứa. - Bộ phận rơle điều chỉnh nhiệt độ nước dùng để điều chỉnh nhiệt độ nước theo yêu cầu sử dụng, thường từ nhiệt độ môi trường đến khoảng 75oC. Bộ ổn định và điều khiển nhiệt độ - rơle nhiệt có hai chức năng: + Chức năng điều khiển (ổn nhiệt): Khi nhiệt độ trong bình đạt 85oC thì rơle nhiệt tự động ngắt không cấp điện cho thanh gia nhiệt, còn khi nhiệt độ giảm xuống thì rơle nhiệt lại tự động cấp điện trở lại cho thanh gia nhiệt. + Chức năng bảo vệ: Trong trường hợp chức năng thứ nhất bị trục trặc, không ngắt điện tại nhiệt độ 75oC thì chức năng thứ hai sẽ hoạt động và cắt điện toàn hệ thống, giúp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Khi chức năng thứ hai được kích hoạt thì bình nóng lạnh đã có hiện tượng vận hành bất thường cần phải kiểm tra trước khi cài đặt lại rơ le bảo vệ. - Bộ van một chiều và van an toàn: Để tránh nước trong bình tăng do nhiệt độ nước trong bình tăng. Van an toàn dùng để xả hơi và nước trong bình khi rơle nhiệt bị hỏng, thanh đun nước gây áp lực quá lớn trong bình, tránh cho bình khỏi bị nổ. - Dây điện nguồn: Thường được thiết kế gắn liền với bộ chống giật ELCB (earth leakage cicuit breaker), Khi xuất hiện dòng dò lớn hơn hoặc bằng 15 mA thì bộ chống giật tự động ngắt không cấp điện cho bình nên luôn đảm bảo an toàn cho người và thiết bị (các bình NL thế hệ cũ không có rơ le này nhưng có vị trí để lắp đặt dây nối đất trong hộp đấu nối dây điện của bình). * Chú ý: ELCB thường hay bị lầm tưởng với thiết bị CB (circuit breaker) là cầu dao tự động chống ngắn mạch, chỉ có tác dụng ngắt điện khi có sự cố ngắn mạch điện. Còn ELCB là thiết bị hỗ trợ thêm, dùng để phát hiện ra dòng điện bị rò rỉ khi chạy trong một mạch điện, nếu có sự cố sẽ tự động ngắt điện trên nguyên lý dòng điện chênh lệch giữa dây pha và dây trung tính. 19 - Đèn hiển thị: Giúp người sử dụng biết bình nóng lạnh hoạt động hay không. Đèn thường được gắn trong bộ rơ le nhiệt. - Đường nước vào, ra của bình được thiết kế với hệ thống ren lớn, giúp đấu nối dễ dàng và chắc chắn. Màu đỏ chỉ đầu nước nóng ra thường bố trí bên trái bình nóng lạnh. Màu xanh chỉ đường cấp nước lạnh cho bình và là đầu lắp van an toàn và khống chế nước cấp cho bình theo một chiều. 2.2. Sử dụng bình nóng lạnh - Nên điều chỉnh nhiệt độ bình đun nước nóng ở mức trung bình để nâng cao tuổi thọ của bình. - Bình đun nước nóng là loại dùng điện đun nước trực tiếp bằng thanh điện trở, nên rất dễ xảy ra sự cố điện giật chết người. Nguyên nhân rò điện có thể là: + Thanh điện trở dùng lâu ngày bị bám lớp cặn dày, làm nhiệt độ của thanh tăng cao nên cát thạch anh bên trong giãn nở gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và rò điện ra nước. + Thanh điện trở bị ăn mòn gây thủng ống và rò điện ra ngoài. + Rò điện qua vỏ rơ le nhiệt. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nhất thiết bình phải được nối đất. - Dây điện nguồn cung cấp cho bình phải có lõi lớn, tiết diện từ 2,5 đền 6mm2 để đáp ứng công suất yêu cầu của thanh đun. Attomat đi kèm đủ công suất yêu cầu. - Trước khi sử dụng nên bật bình đun nước và ngắt Attomat trước khi tắm hoặc sử dụng nước nóng. - Để tránh hiện tượng tắc, gây rỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp bình, nếu nước thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn thì sau một tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường thì nên kiểm tra sau 2 đến 3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm xuống, tùy theo chất lượng nước. - Khi mua, nên đề nghị tháo cả bộ phận thanh đốt ra để kiểm tra thanh ma giê trong ruột bình. Thanh ma giê sẽ bị tiêu hao trong quá trình sử dụng, vì vậy phải định kỳ thay mới thanh ma giê, thông thường là 2 năm. Khi thay thanh ma giê nên kết hợp với việc súc rửa bình và vệ sinh thanh đốt. - Không nên bật bình 24/24 giờ, chỉ nên bật bình trước khi tắm khoảng 15 đến 20 phút. Thói quen bật bình nóng lạnh 24/24 giờ kể cả trong lúc đang sử dụng là nguyên nhân khiến thanh điện trở cũng như một số bộ phận bị hỏng do hoạt động quá tải. Đó là chưa kể thói quen này tiêu tốn của người sử dụng khá nhiều tiền điện và là thói quen nguy hiểm cần loại bỏ khi sử dụng bình nóng lạnh. - Độ cao treo bình khoảng 2m. Nên lắp bình càng gần nơi sử dụng càng tốt để tránh tốn ống và tổn thất nhiệt. 20 - Cần tránh tình trạng khi cắm điện bình không có nước gây hư hỏng bộ đốt. Hàng tháng cần bảo trì đầu vòi sen và rửa sạch lưới lọc nước. - Hiện nay, để giải quyết vấn đề này, một ssos loại bình nóng lạnh hiện đại đã sử dụng bộ rơ le kép gồm hai rơ le: + Rơ le nhiệt số 1 là loại rơ le mao dẫn (bên trong có nạp khí dãn nở cảm biến nhậy với nhiệt độ) đo nhiệt độ từ giữa lòng bình, tự động ON/OFF nguồn điện theo chế độ đặt trước có thể điều chỉnh, đảm bảo đủ nước nóng cho sử dụng và tiết kiệm điện. + Rơ le an toàn số hai sẽ tự động ngắt điện khi rơ le nhiệt bị hỏng hoặc nước nóng quá mức cho phép (Bình nước nóng loại 50 lít của hãng Ariston – Italia đã sử dụng phương pháp này tư những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20). Hình 1-3. Rơ le nhiệt Hình 1-4. Van một chiều và van an toàn của bình nóng lạnh. 21 Kích thước môṭ số loaị bình Kích thước Loaị bình (lít) 10 15 30 A 360 360 446 B 254 300 360 C 144 144 165 D 92 78 115 Hình 1-5. Bộ chống giật ELCB. Hình 1-6. Quạt cắt gió cho bình nóng lạnh. 22 Hình 1-7. Các loại bơm tăng áp cho bình nóng lạnh. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của từng gia đình mà chọn dung tích và công suất tiêu thụ của bình nước nóng. Tốt nhất gia đình có 4 người nên dùng bình dung tích 30 lít, công suất nên chọn (1500 ÷ 2000)W là vừa. 2.3. Bình nước nóng bơm nhiệt SKY Bên cạnh sản phẩm truyền thống là bình nước nóng năng lượng mặt trời SKY, hãng legal strategy llc-usa đã tiên phong ứng dụng công nghệ mới nhất trên thế giới chế tạo thành công thiết bị đun nước nóng dùng điện có tên gọi Bình nước nóng bơm nhiệt SKY. Đây là thế hệ thứ tư của bình nước nóng sau bình điện, gaz và năng lượng mặt trời. Đây là loại thiết bị cung cấp nước nóng dùng điện tuyệt đối an toàn và tiết kiệm được 3/4 điện năng tiêu thụ do hiệu suất thiết bị đạt tới 400%. 2.3.1. Nguyên lý hoạt động Trong tự nhiên, nước luôn chảy từ cao xuống thấp và nhiệt luôn truyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp. Nhưng chúng ta có thể dùng bơm để bơm nước từ nơi thấp đến nơi cao và dùng bơm nhiệt để di chuyển nhiệt từ một nguồn nhiệt thấp (không khí môi trường xung quanh) tới nguồn nhiệt cao hơn (bình chứa nước nóng). Vì vậy trên thực tế bơm nhiệt chính là một hệ thống làm tăng nhiệt lượng. Hệ thống này làm việc trên nguyên lý của điều hòa nhiệt độ hai chiều, nhưng hoạt động theo nguyên lý ngược. Một hệ thống Bình nước nóng bơm nhiệt SKY bao gồm 4 thành phần chính: - Dàn bay hơi - Máy nén - Bình ngưng tụ - Van tiết lưu Với sự luân chuyển nhiệt liên tục theo một vòng tuần hoàn kín: Bay hơi (trích xuất nhiệt từ không khí trong môi trường xung quanh) – nén – ngưng tụ (truyền nhiệt làm nóng nước trong bình bảo ôn) – Tiết lưu – Bay hơi. Nhiệt lượng đã được truyền từ không khí tồn tại trong môi trường xung quanh sang 23 cho nước chứa trong bình bảo ôn và làm nóng nước theo sơ đồ mô tả trên hình 3-7. Khi bơm nhiệt làm việc, năng lượng có sẵn ở môi trường xung quanh là QA được trích xuất khi không khí được thổi qua dàn bay hơi, khi đó máy nén tiêu thụ năng lượng QB để tăng áp suất và kích nhiệt lên cao nhờ vào tính chất riêng có của môi lạnh R22/R47. Qua hệ thống luân chuyển nhiệt, nhiệt lượng QC tạo ra sau khi đi qua máy nén được truyền sang nước lạnh nằm sẵn trong bình bảo ôn trong quá trình ngưng tụ. Như vậy: QC = QA + QB. Trong chu trình nêu trên, ta thấy năng lượng do bơm nhiệt tạo ra tương đương với nhiệt lượng QC đã được truyền vào nước lạnh trong bình ngưng tụ (bình bảo ôn). Theo tính toán của các chuyên gia, nhiệt lượng được trích suất từ không khí QA bằng 3/4 QC và đây chính là phần năng lượng hệ thống tiết kiệm được. Hệ thống chỉ tiêu thụ lượng điện năng QB bằng 1/4 tổng khối lượng năng lượng tạo ra. Do vậy khi sử dụng công nghệ bơm nhiệt làm nóng nước phục vụ cho sinh hoạt chúng ta có thể tiết kiệm được 3/4 điện năng. 2.3.2. Đặc tính cơ bản của bình nước nóng bơm nhiệt - Hiệu suất cao và tiết kiệm năng lượng: Thiết bị có hiệu suất cao và chi phí vận hành thấp. - An toàn và thông minh: Bình nước nóng bơm nhiệt đun nóng gián tiếp thông qua việc truyền nhiệt của môi lạnh R22/R47 sang nước trong bình bảo ôn (đồng thời là bình ngưng tụ) nên tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. - Dễ lắp đặt: Thiết bị được thiết kế theo Module nên dễ lắp đặt, vị trí lắp đặt linh hoạt (trên mái nhà, ban công, ngoài sân, trong nhà,v.v.) và phù hợp hoàn hảo với phối cảnh tổng thể của ngôi nhà hoặc công trình. - Sạch và bảo vệ môi trường: Môi lạnh R22/R47 không gây ô nhiễm bầu khí quyển. 24 Hình 1-8. Sơ đồ nguyên lý làm việc của bình nước nóng bơm nhiệt SKY. 2.4. Green Heat - Máy nước nóng bơm nhiệt siêu tiết kiệm 25 Sử dụng công nghệ bơm nhiệt hiện đại, thông minh, tận thu nhiệt lượng từ môi trường xung quanh để sản xuất nước nóng. Máy nước nóng bơm nhiệt Green Heat được chế tạo trên nguyên lý trao đổi nhiệt giữa môi trường và bình nước. Hấp thụ nhiệt lượng từ không khí và độ ẩm môi trường xung quanh bằng dàn hấp thụ nhiệt, quạt gió. Rồi vận chuyển đến bình nước nhờ máy nén và dàn tích nhiệt. Máy nước nóng bơm nhiệt Green Heat không sử dụng điện gia nhiệt trực tiếp cho nước, chỉ dùng điện để vận chuyển nhiệt lượng từ môi trường sang bình nước. Cứ 1Kw điện máy nén tiêu thụ thì tạo ra 4Kw nhiệt cho nước. Điện năng tiêu thụ chỉ bằng 1/4 so với các loại bình nước nóng truyền thống dung sợi đốt khi làm nóng cùng một lượng nước. Hiệu suất danh định của Green heat là 380%. Không khí lạnh thoát ra trong quá trình hấp thụ nhiệt còn được tận dụng làm mát như một máy điều hòa miễn phí, Green Heat 2 trong 1 được tích hợp thêm điều hòa nhiệt độ nâng hiệu suất lên 650%. 26 Chi phí sản xuất nước nóng nay chỉ còn 25%. Green Heat – An toàn & Tự động hóa hoàn toàn Không đun nóng nước trực tiếp bằng điện ( sợi đốt ). Gián tiếp gia nhiệt cho nước bằng dàn tích nhiệt, nước hoàn toàn cách ly với điện. Không có nguy cơ cháy nổ như các thiết bị cấp nhiệt bằng khí đốt và dầu đốt, ngăn chặn triệt để tình trạng rò điện gây nguy điểm cho người sử dụng. Được điều khiển tự động hóa hoàn toàn nhờ 1 bộ máy tính nhúng kiểu All-In-One, cùng đồng hồ thời gian thực ( Real Time Clock ), và hệ điều hành thời gian thực RTOS, cho phép : - Không cần nhân công trực và thao tác vận hành. Tất cả dữ liệu cài đặt được lưu trong bộ nhớ trạng thái, trường hợp mất điện máy sẽ tự động vận hành khi có điện trở lại. - Thông báo đầy đủ thông số, dữ liệu cài đặt, trạng thái đang vận hành trên màn hình hiển thị LCD. Màn hình LCD thân thiện, dễ sử dụng. - Tự động kiểm soát nhiệt và bù nhiệt chính xác theo thông số được cài đặt. - Tự động vận hành theo lịch được cài đặt, tránh giờ cao điểm giúp giảm chi phí hơn nữa. - Tự bảo vệ khi... 6. Đấu nối đường cấp nước, thoát nước cho âu tiểu Sau khi lắp đặt xong thân âu tiểu tiến hành nối van cấp nước với ống dẫn nước đã chờ sẵn trong tường. Cố định gioăng cao su đã lắp ở trên vào vị trí lỗ thải để cố định đường thoát nước cho âu tiểu 7. Kiểm tra, đánh giá công việc Cần kiểm tra những bộ phận, vị trí sau: 62 - Kiểm tra giá đỡ âu có được lắp đặt cố định, chắc chắn - Kiểm tra các vị trí ốc nối âu tiểu với tường phải vừa vặn, không chặt cũng không được lỏng để âu được gắn chặt trên tường. - Kiểm tra vị trí có gioăng nối. - Kiểm tra chỗ lắp ống cấp nước và ống thải để tránh rò rỉ nước Sau khi kiểm tra các bộ phận, vị trí lắp âu đạt yêu cầu cần tiến hành nhấn xả thử nước xem có rò rỉ nước ở bộ phận lắp ghép không. Nếu có cần vặn chặt lại các vị trí đó. Khi công trình vận hành tốt thì tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho các bên liên quan. 8. Nghiệm thu bàn giao công việc Công tác nghiệm thu được tiến hành ngay sau khi đã thi công công trình. Công tác này nhằm kiểm tra lại chất lượng, khối lượng toàn bộ công trình đã thi công. Khi kiểm tra thực tế căn cứ vào bản thiết kế, các quy phạm của nhà nước. Công trình về đường ống cần phải kiểm tra việc lắp ráp, độ kín của các mối nối, yêu cầu về vệ sinh, độ chịu áp lực. Khi kiểm tra thấy công trình đã hoàn thành đạt các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo đúng các quy phạm, quy định thì tiến hành bản bàn giao công trình cho các đơn vị, cá nhân sử dụng. - Trong quá trình nghiệm thu bàn giao phải có đầy đủ đại diện của các đơn vị liên quan: + Đại diện đơn vị nhận thầu + Phụ trách đơn vị thi công + Đại diện đơn vị đặt hàng + Đại diện đơn vị vận hành + Đại diện của một số đơn vị hữu quan khác - Đại diện của tất cả các đơn vị kể trên lập thành hội đồng nghiệm thu và bàn giao. - Đơn vị thi công có trách nhiệm lập và trình trước hội đồng tất cả các văn bản, các tài liệu cần thiết gọi là bước bàn giao, hồ sơ gồm: + Số lượng và nội dung các văn bản, bản vẽ thiết kế, thi công đường ống. + Các chứng chỉ kĩ thuật về mối nối, mối hàn. + Các chứng chỉ kĩ thuật của các ống, phụ kiện, thiết bị - Các văn bản về những thay đổi thiết kế tỏng quá trình thi công đã được bên kĩ thuật giám sát đồng ý và xác nhận. - Các biên bản nghiệm thu từng phần, biên bản thử áp lực và thổi rửa đường ống - Bản vẽ hoàn công về lắp đặt đường ống Bước bàn giao trên thực địa 63 - Bàn giao mặt bằng tuyến ống: Vị trí và các mốc giới để xác định các công trình thiết bị trên đường ống: hố van khóa, van xả khí,van xả cặn, - Phải vận hành, kiểm tra chất lượng các thiết bị và tuyến đường ống có lắp ráp chính xác, vận hành nhẹ nhàng , ổn định , hiệu quả - Mặt bằng tuyến ống được san, lấp đúng yêu cầu Qua các văn bản, tài liệu và qua kiểm tra thực tế tại hiện trường, nếu tất cả các thành viên của hội đồng đều thống nhất: - Đường ống đã lắp đặt đúng yêu cầu kĩ thuật. - Đủ điều kiện cho vào vận hành. Quá trình nghiệm thu được xem là đã hoàn thành. Hội đồng phải tiến hành lập biên bản bàn giao, có đủ chữ kí xác nhận của đại diện tất cả các đơn vị liên quan. 9. Trình tự thực hiện: STT Tên các bước công việc Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Các chú ý về an toàn lao động và sai phạm thường gặp 1 Nghiên cứu bản vẽ Hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công, bút, giấy, máy tính cầm tay, máy vi tính. - Xác định đúng loại dụng cụ cần chuẩn bị. - Xác định đúng, đầy đủ vật tư để thi công lắp đặt. - Xác định thiếu vật tư. 2 Tính toán kích thước lắp đặt - Giấy, bút, máy tính cầm tay. - Kết quả chính xác, đúng quy định. - Lấy sai số lớn. 3 Công tác chuẩn bị - Bảng kê chi tiết dụng cụ, vật tư. - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt - Dụng cụ, vật tư đúng chủng loại. - Chọn dụng cụ, vật tư không đúng chủng loại yêu cầu. 64 bích, côn, thông tứ, gioăng, âu tiểu. 4 Công tác kiểm tra. - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt bích, côn, thông tứ, gioăng, âu tiểu. - Kiểm tra được những sai hỏng của vật tư trước khi đưa vào lắp đặt. - Kiểm tra không đầy đủ. 5 Vạch dấu - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt bích, côn, thông tứ, gioăng, âu tiểu. - Đúng thiết kế, yêu cầu kỹ thuật - Chưa chính xác 6 Lắp đặt giá đỡ vào tường - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt bích, côn, thông tứ, gioăng, giá đỡ. - Đúng quy định yêu cầu kỹ thuật - Không chắc chắn. 7 Lắp âu tiểu lên tường - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm - Đúng thiết kế, trình tự, yêu cầu kỹ thuật - Chưa cân đối. 65 tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt bích, côn, thông tứ, gioăng, âu tiêu. 8 Kiểm tra và điều chỉnh - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt bích, côn, thông tứ, gioăng, âu tiểu. - Đúng trình tự, đúng yêu cầu kỹ thuật. - Không đúng trình tự 9 Đấu nối đường cấp nước, thoát nước cho âu tiểu. - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt bích, côn, thông tứ, gioăng, âu tiểu. - Đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật - Rò rỉ nước. 10 Nghiệm thu kết thúc công việc - Bút, giấy - Dụng cụ, vật tư được chọn đạt yêu cầu kỹ thuật. - Vật tư không đúng xuất xứ. 66 BÀI 4: LẮP ĐẶT VÒI TẮM, BỒN TẮM Mã bài: MĐ 19 – 04 I. MỤC TIÊU CỦA BÀI: - Trình bày được công dụng, cấu tạo của bồn tắm, phụ kiện và phạm vi ứng dụng; - Nêu được các loại vòi tắm hoa sen, phụ kiện và phạm vi ứng dụng; - Đọc được bản vẽ lắp đặt vòi tắm hoa sen, bồn tắm; - Nhận dạng, đối chiếu được vòi tắm hoa sen và bồn tắm, phụ kiện theo phiếu xuất kho; - Lắp được vòi tắm hoa sen và bồn tắm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy định; - Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, tổ chức nơi làm việc hợp lý. II. NỘI DUNG CHÍNH 1. Đọc bản vẽ - Xác điṇh vi ̣trí lắp đăṭ của bồn tắm, vòi trôṇ, vòi hoa sen - Phương pháp bố trí thiết bị để đảm bảo sự hài hòa với các thiết bị khác trong phòng vệ sinh. - Kích thước lắp đặt, kích thước các đường chờ (đường nước cấp, nước nước thoát, đường điện) 67 Hình 5.1: Bố trí các đường ống trong bồn tắm Trình tự thao tác Đọc bản vẽ mặt bằng, bản vẽ tổng thể khu vệ sinh và xác định rõ các thông số kỹ thuật sau - Xác định kích thước, vị trí lắp đặt bồn tắm, vòi tắm (Hình 5.2) 68 Hình 5.2: Kích thước lắp đặt bồn tắm và vòi sen - Xác định đường nước cấp, đường nước thoát, đường điện (Hình 5.3) Hình 5.3: Đường cấp cho vòi sen 69 - Xác định mối liên hệ với các công trình liên quan: không gian, cách bố cục, 2. Công tác chuẩn bị - Bồn tắm và các phu ̣kiêṇ đi kèm - Vòi hoa sen, vòi trôṇ (Hình 5.4) Hình 5.4: Vòi trộn - Xi măng đen, trắng, cát - Gac̣h xây, gac̣h men - Thước lá - Vac̣h dấu - Các duṇg cu ̣lắp đăṭ 3. Công tác kiểm tra - Kiểm tra laị sư ̣chính xác của các đầu chờ cấp và thoát cho bồn tắm - Kiểm tra chất lượng vòi tắm, bồn tắm và các phụ tùng đi kèm: khả năng sử dụng, nguyên vẹn của thiết bị, thuận tiện sử dụng. 4. Lắp đặt vòi tắm hương sen và phụ kiện (Hình 5.5) - Kiểm tra kích thước, đường kính 2 lỗ chờ - Dùng li vô hoặc quả rọi chia đôi khoảng cách 2 lỗ chờ để lấy đường tâm - Lắp 2 chân sen vào 2 lỗ chờ. Chú ý: vặn chặt một chân sen, chân sen còn lại bắt lỏng để điều chỉnh độ cân đối của chân sen. - Lắp vòi trộn vào 2 chân sen. Dùng mỏ lết xiết chặt đai ốc, cần xiết 2 đai ốc cân nhau và tránh lực xiết căng. - Điều chỉnh lại độ cân đối của chân sen và độ thăng bằng của vòi trộn - Dùng thước lấy dấu khoan bắt vít giá treo bát sen - Nối dây vòi sen với đường cấp cho sen trên vòi trộn 70 - Chaỵ thử để kiểm tra sư ̣rò rỉ của các mối nối Hình 5.5: Lắp vòi trộn 5. Lắp đặt bồn tắm và phụ kiện - Vac̣h dấu vi ̣trí lắp đăṭ của bồn tắm trên sàn - Định vị bồn tắm lên bệ đỡ - Lắp bô ̣phâṇ điều khiển đóng, mở nắp miêṇg xả (Hình 5.6) - Lắp xi phòng ống thải. Cần phải đảm bảo miêṇg thải trên bồn phải cao hơn miêṇg chờ ống thoát (Hình 5.7) 71 Hình 5.7: Lắp các đường ống của bồn tắm - Đấu nối miệng xả của bồn với lỗ thoát - Chaỵ thử để kiểm tra sư ̣ rò rỉ của các mối nối đường câp và đường thoát của bồn tắm - Vít mạch bồn tắm và bệ đỡ 6. Kiểm tra, đánh giá kết thúc công việc 6.1 Yêu cầu - Bồn tắm đạt độ dốc thiết kế - Vòi nước cấp đủ áp lực - Nước không rò rỉ ra sàn nhà 6.2 Trình tự thực hiện - Kiểm tra áp lực nước ra vòi: nước ra khỏi bát sen được chia nhỏ, chảy liên tục. - Kiểm tra khả năng thoát nước của bồn: khi xả nước, nước được xả kiệt - Kiêm tra sự rò rỉ của các mối nối đường câp và đường thoát của bồn tắm 7. Trình tự thực hiện STT Tên các bước công việc Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Các chú ý về an toàn lao động 72 1 Đọc bản vẽ Bản vẽ mặt bằng, bản vẽ không gian, giấy, bút, bảng ghi số liệu - Đọc bản vẽ đầy đủ, chính xác - Lập bảng dự trù dụng cụ, thiết bị, vật tư - Lập bảng dự trù không đầy đủ. 2 Công tác chuẩn bị + Dụng cụ cầm tay: vạch dấu, búa tay, cưa, mũi khoan bê tông, tuốc vít. + Thiết bị lắp đặt: máy mài cắt cầm tay, máy khoan bê tông, máy bơm nước, bồn tắm, vòi trộn, vòi sen + Dụng cụ tổ hợp: clê ống, mỏ lết, bộ chỉnh tâm ống + Dụng cụ đo kiểm tra: Thước cuộn, thước lá, Li vô - Nguyên vật liệu: Ống và phụ kiện như bản vẽ, nguồn điện, nguồn nước sạch, xi măng trắng, băng cuốn, vít 3. - Đầy đủ, đóng gói cẩn thận - Không đầy đủ 3 Công tác kiểm tra + Dụng cụ cầm tay: vạch dấu, búa tay, cưa, mũi khoan bê tông, tuốc vít. + Thiết bị lắp - Đầy đủ, đóng gói cẩn thận - Không đầy đủ 73 đặt: máy mài cắt cầm tay, máy khoan bê tông, máy bơm nước, bồn tắm, vòi trộn, vòi sen + Dụng cụ tổ hợp: clê ống, mỏ lết, bộ chỉnh tâm ống + Dụng cụ đo kiểm tra: Thước cuộn, thước lá, Li vô - Nguyên vật liệu: Ống và phụ kiện như bản vẽ, nguồn điện, nguồn nước sạch, xi măng trắng, băng cuốn, vít 3. 4 Lắp đặt vòi tắm hương sen và phụ kiện + Dụng cụ cầm tay: vạch dấu, búa tay, cưa, mũi khoan bê tông, tuốc vít. + Thiết bị lắp đặt: máy mài cắt cầm tay, máy khoan bê tông, máy bơm nước, bồn tắm, vòi trộn, vòi sen + Dụng cụ tổ hợp: clê ống, mỏ lết, bộ chỉnh tâm ống + Dụng cụ đo kiểm tra: Thước cuộn, thước lá, - Thực hiện đúng quy trình - Cẩn thận, chính xác - Không đầy đủ - Làm hỏng thiết bị 74 Li vô - Nguyên vật liệu: Ống và phụ kiện như bản vẽ, nguồn điện, nguồn nước sạch, xi măng trắng, băng cuốn, vít 3. 5 Lắp đặt bồn tắm và phụ kiện + Dụng cụ cầm tay: vạch dấu, búa tay, cưa, mũi khoan bê tông, tuốc vít. + Thiết bị lắp đặt: máy mài cắt cầm tay, máy khoan bê tông, máy bơm nước, bồn tắm, vòi trộn, vòi sen + Dụng cụ tổ hợp: clê ống, mỏ lết, bộ chỉnh tâm ống + Dụng cụ đo kiểm tra: Thước cuộn, thước lá, Li vô - Nguyên vật liệu: Ống và phụ kiện như bản vẽ, nguồn điện, nguồn nước sạch, xi măng trắng, băng cuốn, vít 3. - Thực hiện đúng quy trình - Cẩn thận, chính xác - Không đầy đủ - Làm hỏng thiết bị 6 Kiểm tra, đánh giá kết thúc công việc. + Máy bơm (hoặc máy thử - Mối nối kín khít - Chú ý các biện pháp an 75 áp lực) + Dụng cụ tổ hợp: clê ống, mỏ lết, bộ chỉnh tâm ống + Dụng cụ đo kiểm tra: Thước cuộn, thước lá, Li vô Nguyên vật liệu: Nguồn điện, nguồn nước sạch, băng cuốn. - Thiết bị lắp đặt cần đối, chắc chắn toàn khi thử áp lực 76 BÀI 5: LẮP ĐẶT BỆ XÍ BỆT Mã bài: MĐ 19 – 05 I. MỤC TIÊU CỦA BÀI: - Nêu được các loại xí, phụ kiện thu nước thải; - Trình bày đúng các yêu cầu cơ bản đối với xí; - Đọc được bản vẽ lắp; - Nhận dạng, kiểm tra, đối chiếu được xí, phụ kiện theo phiếu xuất kho; - Lấy dấu, lắp đặt được xí, phụ kiện theo thiết kế; - Lắp được xí thăng bằng, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy định; - Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, tổ chức nơi làm việc hợp lý. II. NỘI DUNG CHÍNH Hiện nay trên thị trường có một số loại xí bệt như: Xí bệt 1 khối như hình 5.1. Hình 5.1 Xí bệt 2 khối như hình 2.2. 77 Hình 5.2 Xí bệt treo tường như hình 2.3. Hình 5.3 Trong phạm vi chương trình chỉ hướng dẫn cách lắp đặt xí bệt 2 khối là loại hiện nay đang được sử dụng phổ biến do những ưu điểm về tính năng sử dụng và giá thành sản phẩm. 1. Nghiên cứu bản vẽ - Bản vẽ tổng thể lắp đặt xí bệt như hình 5.4. 78 Hình 5.4 - Nghiên cứu bản vẽ mặt bằng để xác định vị trí đặt bệ xí bệt. - Bệ xí bệt thường được đặt sát tường và có khoảng cách với tường nhất định, tối thiểu là 300cm. Ngoài ra cần bố trí lỗ chờ 110mm như trên hình vẽ. - Kích thước cơ bản của một thiết bị vệ sinh xí bệt như trên hình vẽ 2.5. 79 Hình 5.5 - Lập bảng kê vật tư, thiết bị theo yêu cầu bản vẽ để lắp đặt bệ xí bệt. Tên duṇg cu,̣ vâṭ tư, thiết bi ̣ Số lươṇg - Ống - Cút (khuỷu) - Tê - Mặt bích - Côn - Goăng - Van - Dao cắt ống - Máy cắt ống - Bàn ren thủ công - Bèn ren máy - Duṇg cu ̣lắp đăṭ, clê cá sấu các loaị - Duṇg cu ̣cơ khí cầm tay - Máy khoan bê tông 80 - Xí bêṭ - Thước thẳng - Nivô - Vac̣h dấu - Phu ̣ kiến nối ống, vít nở các loaị, day gai, băng cuốn ... 2. Công tác chuẩn bị - Căn cứ vào bảng kê vật tư, thiết bị để chuẩn bị số lượng, chủng loại vật liệu. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị để lắp đặt: + Các dụng cụ chủ yếu là: Xí bệt, két nước: Hình 5.6 Ni vô: Hình 5.7 81 Quả dọi: Hình 2.8 Thước thẳng như hình 2.9 Hình 2.9 Thước vuông: Hình 2.10. Hình 2.10 Vạch dấu: Hình 2.11 82 Hình 2.11 Máy khoan cầm tay: Hình 2.12 Hình 2.12 Bay xây: Hình 2.13 Hình 2.13 83 + Vật tư chủ yếu là: Xi măng trắng, gioăng cao su + Chuẩn bị tốt mặt bằng để lắp đặt. 3. Công tác kiểm tra - Kiểm tra toàn bộ thành phần của vật liệu trước khi lắp đặt. + Két nước và bệ xí có đồng bộ không. + Hệ thống giật nước có bị kẹt hay hỏng hóc gì không. + Các chi tiết, bộ phận có còn nguyên vẹn hay hỏng hóc. - Những việc cần kiểm tra trước khi đặt: + Kiểm tra lỗ chờ và miệng ống cần khít nhau để thuận tiện trong quá trình lắp đặt. + Kiểm tra phụ kiện lắp đặt xem đã đủ chưa. 4. Lắp đặt bệ xí bệt - Tháo rẻ bịt ống thải phân. - Lật ngửa bồn xí lên cạo và làm sạch bề mặt đế của bồn. - Đặt vòng đệm vào mặt nối của bồn với ống thải phân. - Rải vữa xi măng lên mặt lắp đặt của bồn và nền. - Lắp gioăng cao su vào đế thải. Cần phải lắp gioăng ôm khít vào ống đế thải kể cả phần xung quanh và phần trên miệng ống đế thải đảm bảo cho đế thải với gioăng kín không bị rò khí và nước. Hình 2.14 84 - Đặt đế thải vào lỗ chờ, điều chỉnh cho thẳng góc với tường, dùng vữa trát tường cố định 2 cạnh đế thải xuống nền nhà như hình 2.15. H H Hình 2.15 - Đặt bàn cầu lên đế thải sao cho lỗ thoát bàn cầu cắm vào trong miệng đế thải. Điều chỉnh cho đúng vị trí, dùng ốc vít cố định bàn cầu xuống nền nhà như hình 2.16. Hình 2.16 - Dùng xi măng trắng hoặc silicon trét xung quanh chân bàn cầu để việc lau rửa nền được dễ dàng, giữ vệ sinh và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công việc như hình 2.17. 85 Hình 2.17 5. Tổ hợp, căn chỉnh, định vị két nước xí và đấu nối đường cấp nước cho xí và két nước Kiểm tra độ thăng bằng của bồn: + Dùng nivô đặt lên thành bồn để kiểm tra độ thăng bằng. + Dùng bay xây để chèn chặt bồn. - Trước khi đặt két nước cần đặt ống phân phối nước vào trong thân bồn cầu Hình 2.19. Lắp ống phân phối - Lắp két nước vào bồn cầu: Trước hết bắt chân ốc vào thân két nước, sau đó gắn két nước vào thân bệt sao cho đầu ống phân phối nước cắm vào lòng 86 miệng van xả trong thân két, các ốc phải được bắt vừa chặt. Nối đường dây cấp nước với lỗ chờ cấp nước như hình 2.20. Hình 2.20 - Trong quá trình lắp ráp, trước khi nối ống cấp nước vào xí bệt thì cần chứ ý làm sạch đường ống nước trong nhà. Sau khi đường ống đã sạch mới nối ống cấp nước với két nước. - Nếu cát, đá vụn, rác ... còn trong ống sẽ làm tắc tấm lọc nước cấp vào két. - Lắp đường cấp nước cho két nước: Dùng mỏ lết để lắp đường cấp nước cho két Sau một thời gian sử dụng nếu có hiện tượng nước cấp vào két bị tắc hoặc chậm thì tháo tấm lọc nước và làm vệ sinh hết cặn vá rác. Hình 2.22. Vệ sinh van cấp nước 87 6. Kiểm tra, đánh giá công việc Sau khi công việc kết thúc tiến hành kiểm tra và vận hành thử công trình: + Bệ xí phải được lắp đặt, định vị một cách chắc chắn, không bị xê dịch. + Két nước được lắp đặt trên bệ cũng được lắp đặt chắc chắn, ống nước cấp không bị rò rỉ. + Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử xí bệt. + Kiểm tra mối nối đường dẫn nước vào két nước. 7. Nghiệm thu bàn giao công việc Công tác nghiệm thu được tiến hành ngay sau khi đã thi công công trình. Công tác này nhằm kiểm tra lại chất lượng, khối lượng toàn bộ công trình đã thi công. Khi kiểm tra thực tế căn cứ vào bản thiết kế, các quy phạm của nhà nước. Công trình về đường ống cần phải kiểm tra việc lắp ráp, độ kín của các mối nối, yêu cầu về vệ sinh, độ chịu áp lực. Khi kiểm tra thấy công trình đã hoàn thành đạt các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo đúng các quy phạm, quy định thì tiến hành bản bàn giao công trình cho các đơn vị, cá nhân sử dụng. - Trong quá trình nghiệm thu bàn giao phải có đây đủ đại diện của các đơn vị liên quan: + Đại diện đơn vị nhận thầu + Phụ trách đơn vị thi công + Đại diện đơn vị đặt hàng + Đại diện đơn vị vận hành + Đại diện của một số đơn vị hữu quan khác - Đại diện của tất cả các đơn vị kể trên lập thành hội đồng nghiệm thu và bàn giao. - Đơn vị thi công có trách nhiệm lập và trình trước hội đồng tất cả các văn bản, các tài liệu cần thiết gọi là bước bàn giao, hồ sơ gồm: + Số lượng và nội dung các văn bản, bản vẽ thiết kế, thi công đường ống. + Các chứng chỉ kĩ thuật về mối nối, mối hàn. + Các chứng chỉ kĩ thuật của các ống, phụ kiện, thiết bị - Các văn bản về những thay đổi thiết kế tổng quá trình thi công đã được bên kĩ thuật giám sát đồng ý và xác nhận. - Các biên bản nghiệm thu từng phần, biên bản thử áp lực và thổi rửa đường ống - Bản vẽ hoàn công về lắp đặt đường ống Bước bàn giao trên thực địa 88 - Bàn giao mặt bằng tuyến ống: Vị trí và các mốc giới để xác định các công trình thiết bị trên đường ống: hố van khóa, van xả khí,van xả cặn, - Phải vận hành, kiểm tra chất lượng các thiết bị và tuyến đường ống có lắp ráp chính xác, vận hành nhẹ nhàng , ổn định , hiệu quả - Mặt bằng tuyến ống được san, lấp đúng yêu cầu Qua các văn bản, tài liệu và qua kiểm tra thực tế tại hiện trường, nếu tất cả các thành viên của hội đồng đều thống nhất: - Đường ống đã lắp đặt đúng yêu cầu kĩ thuật. - Đủ điều kiện cho vào vận hành. Quá trình nghiệm thu được xem là đã hoàn thành. Hội đồng phải tiến hành lập biên bản bàn giao, có đủ chữ kí xác nhận của đại diện tất cả các đơn vị liên quan. 8. Trình tự thực hiện: STT Tên các bước công việc Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Các chú ý về an toàn lao động và sai phạm thường gặp 1 Nghiên cứu bản vẽ Hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công, bút, giấy, máy tính cầm tay, máy vi tính. - Xác định đúng loại dụng cụ cần chuẩn bị. - Xác định đúng, đầy đủ vật tư để thi công lắp đặt. - Xác định thiếu vật tư. 2 Công tác chuẩn bị - Bảng kê chi tiết dụng cụ, vật tư. - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt bích, côn, thông tứ, gioăng, van, đai khởi thuỷ, xí xổm. - Dụng cụ, vật tư đúng chủng loại. - Chọn dụng cụ, vật tư không đúng chủng loại yêu cầu. 89 3 Công tác kiểm tra. - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt bích, côn, thông tứ, gioăng, van, đai khởi thuỷ, xí xổm. - Kiểm tra được những sai hỏng của vật tư trước khi đưa vào lắp đặt. - Kiểm tra không đầy đủ. 4 Lắp gioăng cao su vào đế thải - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt bích, côn, thông tứ, gioăng, van, đai khởi thuỷ, xí xổm. - Đúng thiết kế, yêu cầu kỹ thuật - Chưa chính xác 5 Đặt đế thải vào lỗ chờ - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt bích, côn, thông tứ, gioăng, van, đai khởi thuỷ, xí xổm. - Đúng thiết kế, yêu cầu kỹ thuật - Chưa chính xác. 6 Đặt bàn cầu lên đế thải - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, - Đúng thiết kế, yêu cầu kỹ thuật - Chưa chính xác. 90 vạch dấu, máy khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt bích, côn, thông tứ, gioăng, van, đai khởi thuỷ, xí xổm. 7 Dùng xi măng trắng hoặc silicon trét xung quanh chân bàn cầu - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt bích, côn, thông tứ, gioăng, van, đai khởi thuỷ, xí xổm. - Đúng trình tự, đúng yêu cầu kỹ thuật. - Không đúng trình tự 8 Tổ hợp, căn chỉnh, định vị két nước xí - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt bích, côn, thông tứ, gioăng, van, đai khởi thuỷ, xí xổm. - Đúng trình tự, đúng yêu cầu kỹ thuật. - Định vị sai 9 Đấu nối đường cấp nước cho xí và két nước - Dụng cụ: Cờ lê từ 6 đến 16, mỏ lết, kìm, búa, tuốc nơ vít, máy hàn nhiệt, dụng cụ cắt ống, ni vô, dây, quả dọi, thước thẳng, thước cong, ê ke, vạch dấu, máy khoan cầm tay, đồng hồ vạn năng - Vật tư: ống, cút, tê, mặt bích, côn, thông tứ, gioăng, van, đai khởi thuỷ, xí xổm. - Đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật - Rò rỉ nước. 91 10 Nghiệm thu kết thúc công việc - Bút, giấy - Dụng cụ, vật tư được chọn đạt yêu cầu kỹ thuật. - Vật tư không đúng xuất xứ. 92 BÀI 6: LẮP ĐẶT PHỄU THU NƯỚC SÀN Mã bài: MĐ 19 – 06 I. MỤC TIÊU CỦA BÀI: - Nêu được các loại phễu thu nước thải; - Đọc được bản vẽ thi công; - Nhận dạng, đối chiếu được phễu thu nước, theo phiếu xuất kho; - Lắp đặt được phễu thu nước, theo thiết kế; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy định; - Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, tổ chức nơi làm việc hợp lý. II. NỘI DUNG CHÍNH Phễu thu nước sàn dùng để thu lượng nước thải của sàn nhà tắm vào hệ thống thoát nước. Hiện nay trên thị trường có một số loại phễu thu nước sàn dựa vào hình dáng của chúng như: Phễu thu nước sàn hình tròn: Hình 6.1 Hình 6.1 - Phễu thu nước sàn hình vuông: Hình 6.2 93 Hình 6.2 Phễu thu nước sàn hình chữ nhật: Hình 6.3 Hình 6.3 1. Đọc bản vẽ - Nghiên cứu bản vẽ mặt bằng để xác định vị trí đặt thoát nước sàn. Vị trí đặt thoát nước sàn cần phù hợp, thường đặt trong góc nhà tắm để có thể thu được nước và thuận tiện trong quá trình sử dụng. - Bản vẽ tham khảo một loại thoát nước sàn có kích thước cơ bản như trên hình 6.4 94 Hình 6.4 Kích thước của phễu thu nước thoát sàn hình chữ nhật: Hình 6.5 Hình 6.5 - Trên bản vẽ cũng cần thống kê vật tư, thiết bị cần dùng để lắp đặt. 2. Công tác chuẩn bị Chuẩn bị mua vật liệu theo yêu cầu của công việc bao gồm: Tên duṇg cu,̣ vâṭ tư, thiết bi ̣ Số lươṇg - Ống - Cút (khuỷu) - Tê - Mặt bích 95 - Côn - Goăng - Van - Dao cắt ống - Máy cắt ống - Bàn ren thủ công - Bèn ren máy - Duṇg cu ̣lắp đăṭ, clê cá sấu các loaị - Duṇg cu ̣cơ khí cầm tay - Máy khoan bê tông - Phễu thu nước sàn - Thước thẳng - Nivô - Vac̣h dấu - Phu ̣ kiến nối ống, vít nở các loaị, day gai, băng cuốn ... 3. Công tác kiểm tra - Kiểm tra dụng cụ, vật liệu, thiết bị trước khi lắp đặt. - Kiểm tra mặt bằng lắp đặt. 4. Lắp đặt phễu thu nước sàn - Chuẩn bị máng chờ trên sàn với kích thước phù hợp với sản phẩm. Để thuận tiện trong quá trình thi công thì máng chờ phải đảm bảo xây rộng hơn kích thước sản phẩm 3mm (tất cả các cạnh), đảm bảo chắc chắn tấm ống chờ nằm ở giứa máng chờ, đảm bảo chắn chắn ống chờ đã được cố định và không bị rò rỉ nước. - Sau đó đặt phần thân ống thải vào máng chờ sao cho tâm ống thải trùng với tâm ống chờ thải (nhựa PVC) trên sàn nhà. Nên dùng keo silicon trét vào khe hở giữa ống thải và ống nhựa. Sử dụng giấy hoặc nilon phủ bên ngoài thân ống thải để trong quá trình thi công được thuận tiện. Ốp gạch lát lên trên thân ống thải sao cho mép trên của gạch trùng với mép của nắp ống thải. Hình 6.6. 96 Hình 6.6 Cách thức thì công: Hình 6.7 Hình 6.7 5. Kiểm tra, đánh giá kết thúc công việc Kiểm tra, đánh giá các bộ phận, vị trí sau: - Xung quanh phễu và vị trí thoát nước được lắp đặt khít để không bị rò rỉ nước. - Phễu lắp không được cao hơn sàn nhà ở vị trí thu nước để đảm bảo thu hết được lượng nước thải cần thoát. - Mở nước kiểm tra độ thoát nước và độ kín của công tác lắp đặt. Khi bước kiểm tra các bộ phận đều đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. 6. Nghiệm thu bàn giao công việc 97 Công tác nghiệm thu được tiến hành ngay sau khi đã thi công công trình. Công tác này nhằm kiểm tra lại chất lượng, khối lượng toàn bộ công trình đã thi công. Khi kiểm tra thực tế căn cứ vào bản thiết kế, các quy phạm của nhà nước. Công trình về đường ống cần phải kiểm tra việc lắp ráp, độ kín của các mối nối, yêu cầu về vệ sinh, độ chịu áp lực. Khi kiểm tra thấy công trình đã hoàn thành đạt các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo đúng các quy phạm, quy định thì tiến hành bản bàn giao công trình cho các đơn vị, cá nhân sử dụng. - Trong quá trình nghiệm thu bàn giao phải có đây đủ đại diện của các đơn vị liên quan: + Đại diện đơn vị nhận thầu + Phụ trách đơn vị thi công + Đại diện đơn vị đặt hàng + Đại diện đơn vị vận hành + Đại diện của một số đơn vị hữu quan khác - Đại diện của tất cả các đơn vị kể trên lập thành hội đồng nghiệm thu và bàn giao. - Đơn vị thi công có trách nhiệm lập và trình trước hội đồng tất cả các văn bản, các tài liệu cần thiết gọi là bước bàn giao, hồ sơ gồm: + Số lượng và nội dung các văn bản, bản vẽ thiết kế, thi công đường ống. + Các chứng chỉ kĩ thuật về mối nối, mối hàn. + Các chứng chỉ kĩ thuật của các ống, phụ kiện, thiết bị - Các văn bản về những thay đổi thiết kế tỏng quá trình thi công đã được bên kĩ thuật giám sát đồng ý và xác nhận. - Các biên bản nghiệm thu từng phần, biên bản thử áp lực và thổi rửa đường ống - Bản vẽ hoàn công về lắp đặt đường ống Bước bàn giao trên thực địa - Bàn giao mặt bằng tuyến ống: Vị trí và các mốc giới để xác định các công trình thiết bị trên đường ống: hố van khóa, van xả khí,van xả cặn, - Phải vận hành, kiểm tra chất lượng các thiết bị và tuyến đường ống có lắp ráp chính xác, vận hành nhẹ nhàng , ổn định , hiệu quả - Mặt bằng tuyến ống được san, lấp đúng yêu cầu Qua các văn bản, tài liệu và qua kiểm tra thực tế tại hiện trường, nếu tất cả các thành viên của hội đồng đều thống nhất: - Đường ống đã lắp đặt đúng yêu cầu kĩ thuật. - Đủ điều kiện cho vào vận hành. 98 Quá trình nghiệm thu được xem là đã hoàn thành. Hội đồng phải tiến hành lập biên bản bàn giao, có đủ chữ kí xác nhận của đại diện tất cả các đơn vị liên quan. 7. Trình tự thực hiện: STT Tên các bước công việc Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Các chú ý về a

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_lap_dat_thiet_bi_dung_nuoc_trinh_do_trung_cap.pdf