Quảng Ngãi , 07/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
----- -----
TRƯƠNG QUANG DŨNG
Bài Giảng
KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY
(Dùng cho bậc Đại học – Ngành KT Cơ - Điện tử)
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chế tạo máy là
một ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực
công, nông nghiệp. Các cán bộ kỹ thuật trong ngành chế tạo máy được đào tạo phải có
kiến thức kỹ thuật cơ bản
172 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 78 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Kỹ thuật chế tạo máy (Trình độ Đại học), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết
những vấn đề cụ thể trong thực tế sản xuất cũng như chế tạo, lắp ráp, sửa chữa
Với mục đích đó, tài liệu này cung cấp một lượng kiến thức có hệ thống, cụ thể, dễ
áp dụng giúp cho người đọc nhanh chóng lựa chọn các nội dung về lý thuyết cơ bản nhất
trong lĩnh vực công nghệ chế tạo máy, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khi gia
công cơ khí, nguyên nhân gây sai số trong quá trình gia công, đồ gá gia công cơ. Đồng
thời giới thiệu các phương pháp gia công thông dụng để chế tạo ra các dạng bề mặt đạt
yêu cầu khác nhau về chất lượng gia công. Tài liệu dùng cho SV ngành kỹ thuật Cơ-
Điện tử trong việc học tập học phần Kỹ thuật chế tạo máy và cũng là tài liệu tham khảo
cho SV các ngành học liên quan.
Trong quá trình biên soạn tuy đã cố gắng, nhưng cũng không tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc và đồng nghiệp.
Các ý kiến đóng góp xin gởi về tqdung@pdu.edu.vn; Bộ môn Cơ khí – Khoa Kỹ thuật
công nghệ, trường Đại học Phạm Vĕn Đồng.
Tác giả
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN 1
1.1. Khái niệm về sản phẩm, chi tiết máy, bộ phận, cơ cấu máy và phôi 1
1.2. Quá trình sản xuất, quá trình công nghệ 2
1.3. Các thành phần của quá trình công nghệ gia công cơ 3
1.4. Các dạng sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất 7
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẮT GỌT KIM LOẠI 12
2.1. Khái niệm chung 12
2.2. Vật liệu chế tạo dụng cụ cắt 21
2.3. Cơ sở vật lý quá trình cắt gọt kim loại 28
2.4. Lựa chọn hình dáng mặt trước và thông số hình học hợp lý của dao
2.5. Xác định chế độ cắt hợp lý khi gia công
42
Chương 3. CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT CHI TIẾT MÁY 63
3.1. Khái niệm chất lượng bề mặt 63
3.2. Yếu tố đặc trưng của chất lượng bề mặt 63
3.3. Ảnh hưởng của chất lượng bề mặt tới khả nĕng làm việc của chi tiết
máy
67
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt 71
3.5. Phương pháp đảm bảo chất lượng bề mặt gia công chi tiết 78
Chương 4. ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG 79
4.1. Khái niệm và định nghĩa 79
4.2. Các phương pháp đạt độ chính xác gia công trên máy công cụ 80
4.3. Các nguyên nhân sinh ra sai số gia công 82
Chương 5. CHUẨN 94
5.1. Định nghĩa và phân loại 94
5.2. Gá đặt chi tiết khi gia công 98
5.3. Nguyên tắc sáu điểm khi định vị chi tiết gia công 100
5.4. Cách tính sai số gá đặt 103
5.5. Các nguyên tắc khi chọn chuẩn 110
Chương 6. ĐẶC TRƯNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG 115
6.1. Chọn phôi và các phương pháp gia công chuẩn bị phôi 115
6.2. Đặc trưng các phương pháp gia công cắt gọt 128
6.2.1. Tiện
6.2.2. Bào và xọc
6.2.3. Phay
6.2.4. Khoan, khoét, doa và tarô
6.2.5. Mài
Chương 7. THIẾT KẾ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CƠ 151
7.1. Ý nghĩa của công việc chuẩn bị sản xuất 151
7.2. Các tài liệu ban đầu để thiết kế quy trình công nghệ 152
7.3. Trình tự thiết kế một quy trình công nghệ 153
7.4. Một số bước cơ bản khi thiết kế quy trình công nghệ 153
.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 1
CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN
1.1. Khái niệm về sản phẩm, chi tiết máy, bộ phận, cơ cấu máy và phôi
1.1.1. Sản phẩm
Sản phẩm là một danh từ quy ước để chỉ một vật phẩm được chế tạo ra ở giai
đoạn cuối cùng của một quá trình sản xuất, tại một cơ sở sản xuất. Sản phẩm có thể
là máy móc thiết bị hoàn chỉnh, sử dụng được ngay nhưng cũng có thể là bộ phận,
cụ m máy hay ch i t iết dùn g đ ể l ắp ráp h ay th ay th ế.
Ví dụ 1:
+ Nhà máy sản xuất xe đạp, xe máy, ô tô.... có sản phẩm là xe đạp, xe máy, ô tô.
+ Nhà máy sản xuất ổ lĕn thì sản phẩm lại là các ổ lĕn .
1.1.2. Chi tiết máy
Chi tiết máy là đơn vị nhỏ nhất và hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật, không thể
tháo rời được để cấu tạo nên máy.
Ví dụ 2: Bánh rĕng, trục, vít, lốp
1.1.3. Bộ phận máy (cụm máy)
Bộ phận máy là hai hay nhiều chi tiết máy được liên kết với nhau theo những
nguyên lý và quy luật nhất định. Nhưng tự nó chưa thể hoạt động độc lập được mà
phải lắp ghép hay liên kết vào thành một sản phẩm hoàn chỉnh để hoạt động.
Ví dụ 3: Xích, líp, moay ơcó quy luật làm việc riêng nhưng phải lắp vào xe
đạp mới hoạt động được.
1.1.4. Cơ cấu máy
Cơ cấu máy là một tổ hợp gồm hai hay nhiều chi tiết máy để thực hiện một
nhiệm vụ xác định.
Ví dụ 4: cơ cấu bánh rĕng di trượt dùng để thay đổi tỉ số truyền giữa hai trục.
Một cơ cấu máy có thể là một bộ phận máy, nhưng các chi tiết máy trong
một cơ cấu có thể nằm trong các cụm khác nhau.
1.1.5. Phôi
Phôi hoặc bán thành phẩm là danh từ kỹ thu ật để ch ỉ vậ t ph ẩm được
t ạo ra t ừ một quá tr ình sản x uất này chu yển san g mộ t qu á t r ình sản
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 2
xu ất kh ác.
Ví dụ 5: Quá trình đúc, là quá trình rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi
kim loại đông đặc trong khuôn ta nhận được một vật đúc kim loại có hình dáng,
kích thước theo yêu cầu. Những vật đúc này có thể là:
- Sản phẩm của quá trình đúc.
- Chi tiết đúc nếu không cần gia công cắt gọt nữa, có thể sử dụng được ngay.
- Phôi đúc nếu vật đúc phải qua gia công cắt gọt như tiện, phay, bào ...
1.2. Quá trình sản xuất, quá trình công nghệ
1.2.1. Quá trình sản xuất
Nói một cách tổng quát, quá trình sản xuất là quá trình con người tác động vào
tài nguyên thiên nhiên để biến nó thành sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con
người.
Định nghĩa này rất rộng, có thể bao gồm nhiều giai đoạn. Ví dụ, để có một sản
phẩm cơ khí thì phải qua các giai đoạn: Khai thác quặng, luyện kim, gia công cơ
khí, gia công nhiệt, lắp ráp v.v...
Nếu nói hẹp hơn trong một nhà máy cơ khí, quá trình sản xuất là quá trình tổng
hợp các hoạt động có ích để biến nguyên liệu và bán thành phẩm thành sản phẩm có
giá trị sử dụng nhất định, bao gồm các quá trình chính như: Chế tạo phôi, gia công
cắt gọt, gia công nhiệt, kiểm tra, lắp ráp và các quá trình phụ như: vận chuyển, chế
tạo dụng cụ, sửa chữa máy, bảo quản trong kho, chạy thử, điều chỉnh, sơn lót, bao
bì, đóng gói v.v...Tất cả các quá trình trên được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ
nhịp nhàng để cho quá trình sản xuất được liên tục.
Sự ảnh hưởng của các quá trình nêu trên đến nĕng suất, chất lượng của quá
trình sản xuất có mức độ khác nhau ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng, nĕng suất
của quá trình sản xuất là những quá trình có tác động làm thay đổi về trạng thái, tính
chất của đối tượng sản xuất, đó chính là các quá trình công nghệ.
1.2.2 Quá trình công nghệ
Quá trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất trực tiếp làm thay đổi
trạng thái và tính chất của đối tượng sản xuất. Thay đổi tính chất và trạng thái bao
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 3
hàm; Thay đổi hình dạng, thay đổi kích thước, thay đổi tính chất cơ lý hóa của vật
liệu và thay đổi vị trí tương quan giữa các bộ phận của chi tiết.
Quá trình công nghệ gia công cơ là quá trình cắt gọt phôi để làm thay đổi kích
thước và hình dáng của nó.
Quá trình công nghệ nhiệt luyện là quá trình thay đổi tính chất vật lý và hóa
học của vật liệu chi tiết.
Quá trình công nghệ lắp ráp là quá trình tạo thành những quan hệ tương quan
giữa các chi tiết thông qua các loại liên kết mối lắp ghép.
Ngoài ra còn có các quá trình công nghệ như chế tạo phôi, như qúa trình đúc,
quá trình gia công áp lực, vv
Quá trình công nghệ hợp lý là quá trình công nghệ thỏa mãn được các yêu cầu
của chi tiết như độ chính xác gia công, độ nhám bề mặt, vị trí tương quan giữa các
bề mặt, độ chính xác về hình dáng hình học
Quá trình công nghệ được thực hiện tại các chỗ làm việc.
1.3. Các thành phần của quá trình công nghệ
1.3.1. Nguyên công
Nguyên công là một phần của quá trình công nghệ, được hoàn thành một cách
liên tục tại một chỗ làm việc do một hay một nhóm công nhân thực hiện đối với một
đối tượng sản xuất không đổi.
Ở đây, nguyên công được đặc trưng bởi 3 điều kiện cơ bản, đó là hoàn thành
và tính liên tục trên đối tượng sản xuất và vị trí làm việc. Trong quá trình thực hiện
quy trình công nghệ nếu chúng ta thay đổi 1 trong 3 điều kiện trên thì ta đã chuyển
sang một nguyên công khác.
Ví dụ 6: Tiện trục có hình như sau:
Hình 1.1. Chi tiết trục
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 4
Nếu ta tiện đầu A rồi trở đầu để tiện đầu B (hoặc ngược lại) thì vẫn thuộc một
nguyên công vì vẫn đảm bảo tính chất liên tục và vị trí làm việc. Nhưng nếu tiện
đầu A cho cả loạt xong rồi mới trở lại tiện đầu B cũng cho cả loạt đó thì thành hai
nguyên công vì đã không đảm bảo được tính liên tục, có sự gián đoạn khi tiện các
bề mặt khác nhau trên chi tiết. Hoặc tiện đầu A ở máy này, đầu B tiện ở máy khác
thì rõ ràng đã hai nguyên công vì vị trí làm việc đã thay đổi.
Nguyên công là đơn vị cơ bản của quá trình công nghệ để hạch toán và tổ chức
sản xuất. Việc chọn số lượng nguyên công sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng và giá
thành sản phẩm, việc phân chia quá trình công nghệ ra thành các nguyên công có ý
nghĩa kỹ thuật và kinh tế.
Ý nghĩa kỹ thuật: Mỗi một phương pháp cắt gọt có một khả nĕng công nghệ
nhất định (khả nĕng về tạo hình bề mặt cũng như chất lượng đạt được). Vì vậy, xuất
phát từ yêu cầu kỹ thuật và dạng bề mặt cần tạo hình mà ta phải chọn phương pháp
gia công tương ứng hay nói cách khác chọn nguyên công phù hợp.
Ta không thể thực hiện được việc tiện các cổ trục và phay rãnh then ở cùng
một chỗ làm việc. Tiện các cổ trục được thực hiện trên máy tiện, phay rãnh then
thực hiện trên máy phay (Đối với các máy gia công cơ truyền thống).
Ý nghĩa kinh tế: Khi thực hiện công việc, tùy thuộc mức độ phức tạp của hình
dạng bề mặt, tùy thuộc số lượng chi tiết cần gia công, độ chính xác, chất lượng bề
mặt yêu cầu mà ta phân tán hoặc tập trung nguyên công nhằm mục đích đảm bảo sự
cân bằng cho nhịp sản xuất, đạt hiệu qủa kinh tế nhất.
Trên một máy, không nên gia công cả thô và tinh mà nên chia gia công thô và
tinh trên hai máy. Vì khi gia công thô cần máy có công suất lớn, nĕng suất cao,
không cần chính xác cao để đạt hiệu quả kinh tế (lấy phần lớn lượng dư); khi gia
công tinh thì cần máy có độ chính xác cao để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
1.3.2. Gá
Trước khi gia công, ta phải xác định vị trí tương quan giữa chi tiết so với máy,
dụng cụ cắt và tác dụng lên chi tiết một lực để chống lại sự xê dịch do lực cắt và các
yếu tố khác gây ra khi gia công nhằm đảm bảo chính xác vị trí tương quan đó. Quá
trình này ta gọi là quá trình gá đặt chi tiết.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 5
Gá là một phần của nguyên công, được hoàn thành trong một lần gá đặt chi
tiết.Trong một nguyên công có thể có một hoặc nhiều lần gá, tốt nhất nên dùng số
lần gá ít nhất trong một nguyên công.
Ví dụ 7: Để tiện các mặt trụ bậc A, B, C ta thực hiện 2 lần gá:
- Lần gá 1: Gá lên 2 mũi chống tâm và truyền mômen quay bằng tốc kẹp để gia
công các bề mặt C và B.
- Lần gá 2: Đổi đầu để gia công bề mặt A (vì mặt này chưa được gia công ở
lần gá trước do phải lắp với tốc kẹp).
1.3.3. Vị trí
Vị trí là một phần của nguyên công, được xác định bởi một vị trí tương quan
giữa chi tiết với máy hoặc giữa chi tiết với dụng cụ cắt. Một lần gá có thể có một
hoặc nhiều vị trí.
Ví dụ 8: Khi phay bánh rĕng bằng dao phay định hình, mỗi lần phay một rĕng,
hoặc khoan một lỗ trên chi tiết có nhiều lỗ được gọi là một vị trí (một lần gá có
nhiều vị trí). Còn khi phay bánh rĕng bằng dao phay lĕn rĕng, mỗi lần phay là một
vị trí (nhưng do tất cả các rĕng đều được gia công nên lần gá này có một vị trí).
Khi thiết kế qui trình công nghệ cần lưu ý là giảm số lần gá đặt (trong khi vẫn
giữ được vị trí cần thiết) bởi vì mỗi một lần gá đặt sẽ gây ra sai số gia công.
1.3.4. Bước
Bước cũng là một phần của nguyên công khi thực hiện gia công một bề mặt
(hoặc một tập hợp bề mặt) sử dụng một dụng cụ cắt (hoặc một bộ dụng cụ) với chế
độ làm việc của máy duy trì không đổi (v, s, t, không đổi).
Nếu thay đổi một trong các điều kiện như: bề mặt gia công hoặc chế độ cắt
(tốc độ, lượng chạy dao hoặc chiều sâu cắt) thì ta đã chuyển sang bước khác.
Hình 1.2. Chi tiết trục
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 6
Bước có thể là bước đơn giản và bước phức tạp. Ví dụ, khi tiên một trục bậc
gồm ba đoạn với đường kính khác nhau (bằng một dao) thì ta phải thực hiện ba
bước đơn giản. Còn khi tiện trục bậc đó đồng thời bằng nhiều dao thì ta có một
bước phức tạp.
Khi lắp ráp bước được xem là một quá trình nối ghép các chi tiết lại với nhau
để đạt độ chính xác cần thiết hoặc các quá trình khác nhau như cạo sửa then để lắp
nó vào vị trí, lắp một vòng bi trên trục
Một nguyên công có thể có một hoặc nhiều bước.
Ví dụ 9: Cũng là gia công hai đoạn trục nhưng nếu gia công đồng thời bằng
hai dao là một bước; còn gia công bằng một dao trên từng đoạn trục là hai bước.
Khi có sự trùng bước (như tiện bằng 3 dao cho 3 bề mặt cùng một lúc), thời
gian gia công chỉ cần tính cho một bề mặt gia công có chiều dài lớn nhất.
1.3.5. Đường chuyển dao
Đường chuyển dao là một phần của một bước (hoặc một nguyên công) để hớt
đi một lớp vật liệu có cùng chế độ cắt và bằng cùng một dao.
Mỗi bước có thể có một hoặc nhiều đường chuyển dao.
Ví dụ 10: Để tiện ngoài một mặt trụ có thể dùng cùng một chế độ cắt, cùng
một dao để hớt làm nhiều lần; mỗi lần là một đường chuyển dao.
1.3.6. Động tác
Động tác là một hành động của công nhân để điều khiển máy thực hiện việc
gia công hoặc lắp ráp.
Ví dụ 11: Bấm nút, quay ụ dao, đẩy ụ động ...
Động tác là đơn vị nhỏ nhất của quá trình công nghệ.
Hình 1.3. Gia công chi tiết trục
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 7
Việc phân chia thành động tác rất cần thiết để định mức thời gian, nghiên cứu
nĕng suất lao động và tự động hóa nguyên công.
1.4. Các dạng sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất
1.4.1. Các dạng sản xuất
Sản lượng là số lượng máy, chi tiết hoặc phôi được chế tạo ra trong một đơn vị
thời gian (nĕm, quí, tháng).
Sản lượng hàng nĕm của chi tiết được xác định theo công thức:
1N N .m.(1 )100
Ở đây: N - số chi tiết được sản xuất trong một nĕm.
N1 - số sản phẩm (số máy) được sản xuất trong một nĕm.
m - số chi tiết trong một sản phẩm (một máy).
- Số chi tiết phế phẩm ( 3 6%)
- số chi tiết được chế tạo thêm để dự phòng (β=5÷7%)
Qui trình công nghệ mà ta thiết kế phải đảm bảo được độ chính xác và chất
lượng gia công, đồng thời phải đảm bảo tĕng nĕng suất lao động và giảm giá thành.
Qui trình công nghệ này phải đảm bảo được sản lượng đặt ra. Để đạt được các chỉ
tiêu trên đây thì qui trình công nghệ phải được thiết kế thích hợp với dạng sản xuất.
Tùy theo sản lượng hàng nĕm và mức độ ổn định của sản phẩm mà ta chia ra
ba dạng sản xuất sau:
1.4.1.1. Sản xuất đơn chiếc
Dạng sản xuất đơn chiếc là sản lượng hàng nĕm ít, thường từ một đến vài chục
chiếc. Sản phẩm không ổn định do chủng loại nhiều. Chu kỳ chế tạo không được
xác định.
Dạng sản xuất đơn chiếc có những đặc điểm sau:
-Tại mỗi chỗ làm việc được gia công nhiều loại chi tiết khác nhau.
- Gia công chi tiết và lắp ráp sản phẩm được thực hiện theo tiến trình công nghệ.
- Sử dụng các thiết bị và dụng cụ vạn nĕng. Thiết bị được bố trí theo từng loại và
theo từng bộ phận sản xuất khác nhau.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 8
- Sử dụng các đồ gá vạn nĕng. Đồ gá chuyên dùng chỉ được sử dụng để gia công
những chi tiết thường xuyên được lặp lại.
- Không thực hiện được việc lắp lẫn hoàn toàn, có nghĩa là phần lớn công việc lắp
ráp điều được thực hiện bằng phương pháp cạo sửa.
- Công nhân phải có trình độ tay nghề cao.
- Nĕng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao.
Sản xuất đơn chiếc thường được sử dụng trong công nghệ sửa chữa, chế
thử
1.4.1.2. Sản xuất hàng loạt
Sản xuất hàng loạt là dạng sản xuất hàng nĕm không quá ít, sản phẩm được
chế tạo theo từng loạt với chu kỳ xác định, sản phẩm tương đối ổn định.
Sản xuất hàng loạt có những đặc điểm sau:
- Tại các chỗ làm việc được thực hiện một số nguyên công có chu kỳ lặp lại ổn
định.
- Gia công cơ và lắp ráp được thực hiện theo qui trình công nghệ.
- Sử dụng các máy vạn nĕng và chuyên dùng.
- Các máy được bố trí theo qui trình công nghệ.
- Sử dụng nhiều dụng cụ và đồ gá chuyên dùng.
- Đảm bảo nguyên tắc lắp lẫn hoàn toàn.
- Công nhân có trình độ trung bình.
Ví dụ 12: dạng sản xuất hàng loạt có thể là chế tạo máy công cụ, chế tạo máy
công cụ
Sản xuất hàng loạt là dạng sản xuất phổ biến trong ngành chế tạo máy. Tùy
theo sản lượng và mức độ ổn định của sản phẩm chia thành: sản xuất loạt nhỏ, vừa
và lớn. Sản xuất loạt nhỏ thường gần với sản xuất đơn chiếc. Sản xuất loạt lớn gần
với sản xuất hàng khối.
1.4.1.3. Dạng sản xuất hàng khối
Sản xuất hàng khối là dạng sản xuất trong đó sản phẩm được sản xuất liên
tục trong một thời gian dài với số lượng rất lớn (mặt hàng ổn định, ít thay đổi) thực
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 9
hiện ổn định tại từng địa điểm. Xí nghiệp sản xuất hàng khối thường phân chia
thành nhiều nguyên công nhỏ.
Dạng sản xuất hàng khối có đặc điểm là:
- Sản lượng hàng nĕm rất lớn.
- Sản phẩm rất ổn định.
- Trình độ chuyên môn hóa sản xuất cao.
Đối với dạng sản xuất này ta phải tổ chức kỹ thuật và công nghệ như sau:
- Trang thiết bị, dụng cụ công nghệ thường là chuyên dùng.
- Quá trình công nghệ được thiết kế và tính toán chính xác, ghi thanh các tài liệu
công nghệ có nội dung cụ thể và tỉ mỉ.
- Trình độ thợ đứng máy không cần cao nhưng đòi hỏi phải có thợ điều chỉnh máy
giỏi.
- Tổ chức sản xuất theo dây chuyền.
Dạng sản xuất hàng khối cho phép áp dụng các phương pháp công nghệ tiên
tiến, có điều kiện cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất, tạo điều kiện tổ chức các
đường dây gia công chuyên môn hóa. Các máy ở dạng sản xuất này thường được bố
trí theo theo thứ tự nguyên công của quá trình công nghệ.
Ngoài ra, cần phải nắm vững các hình thức tổ chức sản xuất để sử dụng thích
hợp cho các dạng sản xuất khác nhau.
Bảng 1.1. Xác định dạng sản xuất
Dạng sản xuất
Q – khối lượng của chi tiết (kg)
> 200 kg 4 – 200 kg < 4 kg
Sản lượng hàng nĕm của chi tiết (chiếc)
Đơn chiếc
Hàng loạt nhỏ
Hàng loạt vừa
Hang loạt lớn
Hàng khối
< 5
55 – 100
100 – 300
300 – 1000
> 1000
< 10
10 - 200
200 – 500
500 – 1000
> 5000
< 100
100 – 500
500 – 5000
5000 – 50000
> 50000
Sau khi xác định được sản lượng hàng nĕm N của chi tiết ta phải xác định
khối lượng của chi tiết. Khối lượng Q của chi tiết được xác định theo công thức :
Q = V. (kg)
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 10
Ở đây: V- thể tích của chi tiết (dm3);
- khối lượng riêng của vật liệu ( của thép là 7,852kg/dm3; của gang dẻo
là 7,2kg/dm3; của gang xám là 7kg/dm3; của nhôm là 2,7kg/dm3 và của đồng là
8,72kg/dm3 ).
Khi có N và Q dựa vào bảng 1.1 để chọn dạng sản xuất phù hợp.
1.4.2. Các hình thức tổ chức sản xuất
Có hai hình thức tổ chức sản xuất:
1.4.2.1. Sản xuất dây chuyền
Trong sản hàng khối và hàng loạt lớn người ta thường dùng phương pháp
theo dây chuyền (gia công cơ và dây chuyền lắp ráp) theo phương pháp này các
máy được sắp xếp theo thứ tự nguyên công. Sau khi hoàn thành việc gia công một
nguyên công, đối tượng sẽ chuyển sang máy tiếp theo để thực hiện nguyên công kế.
Số máy và nĕng suất của máy cần tính toán để đảm bảo dây chuyền ổn định,
bình thường, không ứ đọng. Gia công phải đồng bộ (đảm bảo nhịp sản xuất). Nhịp
sản xuất là khoảng thời gian lặp lại của chu kỳ gia công hoặc lắp ráp và được tính
theo công thức:
n
T
t
N
(phút/chiếc)
Trong đó: T- Khoảng thời gian làm việc (phút),
N- số đối tượng sản xuất ra trong khoảng thời gian T.
1.4.2.2. Sản xuất không dây chuyền
Trong đó mỗi nguyên công được thực hiện độc lập, không liên quan về thời
gian, địa điểm làm việc đối với các nguyên công khác, thường dùng cho sản xuất
đơn chiếc, loạt nhỏ, nĕng xuất và hiệu quả sản xuất thấp.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 11
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy phân biệt các khái niệm về sản phẩm, chi tiết máy, bộ phận, cơ cấu máy và
phôi.
2. Quá trình công nghệ là gì? Hãy nêu các thành phần của quá trình công nghệ. Cho
ví dụ minh họa.
3. Có mấy dạng sản xuất? Hãy nêu đặc điểm, phạm vi ứng dụng của mỗi loại.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 12
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẮT GỌT KIM LOẠI
Gia công kim loại bằng cắt gọt là một phương pháp gia công kim loại rất
phổ biến trong ngành cơ khí.
Quá trình cắt kim loại là quá trình con người sử dụng dụng cụ cắt để hớt bỏ
lớp kim loại thừa khỏi chi tiết, nhằm đạt được những yêu cầu cho trước về hình
dáng, kích thước, vị trí tương quan giữa các bề mặt và chất lượng bề mặt của chi tiết
gia công.
- Lớp kim loại thừa trên chi tiết cần hớt bỏ đi gọi là lượng dư gia công.
- Lớp kim loại bị cắt bỏ khỏi chi tiết gọi là phoi cắt.
Kinh nghiệm cho thấy rằng: nếu không hiểu biết và vận dụng tốt những kết
quả nghiên cứu về cắt gọt thì không có thể tạo ra nền cơ khí chế tạo hiện đại. Mặt
khác, nếu không có những thành tựu về nghiên cứu cắt gọt thì cũng không thể có
việc tính toán thiết kế máy, dao, đồ gá và công nghệ một cách kinh tế.
2.1. Những khái niệm cơ bản có liên quan đến quá trình cắt kim loại
2.1.1. Hệ thống công nghệ cần thiết cho gia công cắt
Muốn hoàn thành nhiệm vụ cắt gọt, con người phải sử dụng hệ thống thiết
bị nhằm tách được lớp kim loại thừa khỏi chi tiết, đồng thời phải đảm bảo các yêu
cầu kỹ thuật đã cho trên bản vẽ.
Hệ thống thiết bị dùng để hoàn thành nhiệm vụ cắt gọt được gọi là hệ thống
công nghệ. Hệ thống công nghệ bao gồm: máy, dao, đồ gá và chi tiết gia công,
thường được viết tắt là hệ thống M - D - G - C.
Trong đó:
- Máy có nhiệm vụ cung cấp nĕng lượng cần thiết cho quá trình cắt gọt.
- Dao trong hệ thống công nghệ có nhiệm vụ trực tiếp cắt bỏ lớp lượng dư gia
công ra khỏi chi tiết nhờ nĕng lượng của máy cung cấp thông qua các chuyển động
tương đối.
- Đồ gá là một bộ phận của hệ thống công nghệ có nhiệm vụ xác định và giữ
vị trí tương quan chính xác giữa dao và chi tiết gia công trong suốt quá trình gia
công chi tiết.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 13
- Chi tiết gia công là một thành phần của hệ thống công nghệ - là đối tượng
của quá trình cắt gọt. Mọi kết quả của quá trình cắt đều được phản ánh lên chi tiết
gia công.
Tất nhiên để hoàn thành nhiệm vụ cắt gọt, mỗi bộ phận của hệ thống công
nghệ có nhiệm vụ riêng, đồng thời phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
2.1.2. Các phương pháp cắt kim loại
Yêu cầu bề mặt gia công rất đa dạng, vì vậy phải có nhiều phương pháp cắt
gọt để thoả mãn những yêu cầu đa dạng đó.
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu sử dụng khác nhau, cách phân loại các
phương pháp gia công cũng không giống nhau.
- Xuất phát từ nguyên lý tạo hình bề mặt phân ra gia công chép hình, gia công
định hình, gia công bao hình.
a. b.
c. d.
Hình 2.1. Một số phương pháp gia công
a. Tiện chép hình theo dưỡng b. Tiện định hình bằng dao định hình
c. Phay lĕn rĕng bằng phương pháp bao hình d. Phay định hình
- Xuất phát từ yêu cầu chi tiết gia công ta có gia công thô, gia công bán tinh,
gia công tinh, và gia công bóng.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 14
Phổ biến hơn cả là phân loại theo máy gia công. Theo cách phân loại này ta
có: gia công trên máy tiện, gia công trên máy phay, gia công trên máy bào, gia công
trên máy khoan, gia công trên máy mài,...
a.Tiện b. Khoét c. Phay d. Mài
Hình 2.2. Phân loại theo máy gia công
Ngoài ra, còn cĕn cứ vào bề mặt gia công. Ta phân ra: gia công mặt phẳng,
gia công mặt trụ ngoài, gia công lỗ, gia công rãnh,...
2.1.3. Sự hình thành các bề mặt trên chi tiết trong quá trình cắt
Bất kỳ phương pháp gia công nào, quá trình hớt bỏ dần lớp lượng dư gia
công cơ (quá trình cắt) đều hình thành trên chi tiết ba bề mặt có đặc điểm khác
nhau. Xét tại một thời điểm nào đó trong quá trình gia công (ví dụ khi tiện), ba bề
mặt trên chi tiết được phân biệt như hình 1.1
n
t
s
Mặt đã gia công
Mặt đang gia công
Mặt sẽ gia công
Vùng cắt
Hình 2.3.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 15
Mặt sẽ gia công là bề mặt của phôi mà dao sẽ cắt đến theo qui luật chuyển
động của quá trình cắt. Tính chất của bề mặt này là tính chất bề mặt phôi.
Mặt đang gia công là mặt trên chi tiết mà lưỡi dao đang trực tiếp thực hiện
tách phoi. Trên bề mặt này đang diễn ra các hiện tượng cơ - lý phức tạp.
Mặt đã gia công là bề mặt trên chi tiết mà dao đã cắt qua. Tính chất của bề
mặt này là phản ánh những kết quả của các hiện tượng cơ - lý trong quá trình cắt.
Vùng cắt là phần kim loại của chi tiết vừa được tách ra sát mũi dao và lưỡi cắt
của dao nhưng chưa thoát ra ngoài. Đây là vùng đang xảy ra các quá trình cơ - lý
phức tạp.
2.1.4. Các chuyển động cắt gọt và chế độ cắt khi gia công cơ
Tuỳ thuộc vào phương pháp gia công, tuỳ thuộc vào yêu cầu tạo hình bề
mặt, hệ thống công nghệ cần tạo ra những chuyển động tương đối nhằm hình thành
nên bề mặt cần gia công.
Những chuyển động tương đối nhằm hình thành bề mặt gia công gọi là
chuyển động cắt.
Những chuyển động cắt gọt được phân làm hai loại chuyển động:
- Chuyển động chính .
- Chuyển động phụ.
2.1.4.1. Chuyển động chính và tốc độ cắt v
- Chuyển động chính là chuyển động tạo phoi, tiêu hao nĕng lượng cắt lớn
nhất.
- Chuyển động chính có thể là chuyển động quay tròn như tiện, phay, mài,...
hoặc cũng có thể là chuyển động tịnh tiến như bào, xọc, chuốt,...
- Chuyển động chính có thể là do các cơ cấu chấp hành khác nhau thực hiện.
Ví dụ: do chi tiết thực hiện như trong tiện; do dao thực hiện như trong bào, xọc,
khoan, phay, ...
Để đặc trưng cho chuyển động chính, ta sử dụng hai đại lượng:
- Số vòng quay n (hoặc số hành trình kép) trong đơn vị thời gian. Đơn vị đo
tương ứng là vg/ph (hoặc htk/ ph)
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 16
- Tốc độ chuyển động chính hay còn gọi là vận tốc cắt (tốc độ cắt) ký hiệu là
v. đơn vị là m/ ph. Riêng trong mài được lấy đơn vị là m/s.
Tốc độ cắt v là lượng dịch chuyển tương đối giữa dao và chi tiết theo phương
vận tốc cắt ứng với một đơn vị thời gian (ph)
- Nếu chuyển động chính là chuyển động quay tròn thì giữa vận tốc cắt (v), số
vòng quay n (vg/ph) và đường kính chi tiết D (mm) có quan hệ sau:
v = (.D.n)/1000 (m/ph) (2.1)
- Nếu chuyển động chính là chuyển động tịnh tiến, thì giữa vận tốc cắt v
(m/ph), số hành trình kép n (htk/ph) và chiều dài hành trình L (mm) có quan hệ sau:
v = (2.L.n)/1000 (m/ph) (2.2)
Hình 2.4. Các chuyển động trong quá trình cắt
a. quá trình tiện; b. quá trình phay
2.1.4.2. Các chuyển động phụ
Chuyển động phụ là những chuyển động tiếp tục tạo phoi. Như ta đã biết:
lớp lượng dư là một khối không gian, do vậy để tách hết lớp không gian đó thì số
chuyển động tối thiểu phải được thực hiện theo 3 phương của hệ toạ độ không gian
vuông góc. Như vậy, ngoài chuyển động chính cần phải có hai chuyển động nữa
vuông góc với nhau và vuông góc với phương chuyển động chính.
Hai chuyển động này trong cắt gọt kim loại gọi là chuyển động chạy dao và
chuyển động theo phương chiều sâu cắt.
1. Chuyển động chạy dao và lượng chạy dao s:
Chuyển động chạy dao là chuyển động phụ nhằm cắt hết lượng dư trên bề
mặt chi tiết. Phương chuyển động chạy dao được ký hiệu là s
Để đặc trưng cho chuyển động chạy dao, ta thường dùng các đại lượng sau:
a b . b.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 17
- Lượng chạy dao ký hiệu là s, đơn vị đo là mm/vg hoặc mm/htk
- Tốc độ chạy dao ký hiệu Vs, đơn vị đo là mm/ph
- Lượng chạy dao rĕng ký hiệu là Sz, đơn vị đo là mm/rĕng.
a. Lượng chạy dao s: là lượng dịch chuyển tương đối giữa dao và chi tiết theo
phương chạy dao tương ứng với một vòng quay (hoặc 1 hành trình kép) của chuyển
động chính. Đơn vị đo là mm/vg hoặc mm/htk.
b. Tốc độ chạy dao Vs: là lượng dịch chuyển tương đối giữa dao và chi tiết
theo phương chạy dao tương ứng với một đơn vị thời gian, đơn vị đo là mm/ph.
c. Lượng chạy dao rĕng Sz: là lượng dịch chuyển tương đối giữa dao và chi tiết
theo phương chạy dao tương ứng với một lưỡi cắt. Đơn vị đo là mm/ rĕng (đại
lượng này thường được dùng khi dao có nhiều lưỡi cắt ví dụ như dao phay,...)
Như vậy ta có mối quan hệ giữa các đại lượng Vs, s và Sz như sau:
Vs = s.n = Sz.z.n (mm/ph) (2-3)
z là số rĕng hoặc số lưỡi cắt trên dao.
2. Chuyển động theo phương chiều sâu cắt và chiều sâu cắt t:
Chuyển động theo phương chiều sâu cắt là chuyển động phụ nhằm cắt hết
lớp chiều dày lớp lượng dư gia công cơ.
Chuyển động chiều sâu cắt là chuyển động gián đoạn được điều chỉnh sau
mỗi lần chạy dao.
Đại lượng đo chiều sâu cắt là chiều sâu cắt t, là lượng dịch chuyển tương
đối giữa dao và chi tiết theo phương chiều sâu cắt ứng với mỗi lần chạy dao, đơn vị
đo là mm.
Trong cắt gọt kim loại người ta gọi các đại lượng đo chuyển động chính và
các chuyển động phụ (v, s, t) là chế độ cắt khi gia công cơ.
2.1.5. Lớp cắt và tiết diện lớp cắt
Lớp cắt là lớp kim loại cần hớt bỏ đi ứng với một lần chạy dao.
Nếu cắt lớp cắt bằng một mặt phẳng chứa lưỡi cắt và vuông góc với vectơ
vận tốc cắt v ta sẽ nhận được những tiết diện lớp cắt (hình 1.5)
Tiết diện lớp cắt có ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu cắt gọt
kim loại.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 18
Từ hình 1.5 ta nhận thấy rằng: độ lớn của tiết diện lớp cắt (diện tích) được đặc
trưng bởi hai cặp kích thước: (a, b) và (s, t).
Tro...ng với khu vực III là tốc độ cắt ứng với thời điểm phoi bám biến
mất.
Vật liệu gia công càng dẻo thì tốc độ hình thành phoi bám càng thấp, chiều cao
phoi bám càng cao hơn so vật liệu dòn.
Ðặc điểm và cách khắc phục:
- Đặc điểm:
+ Ưu điểm
Hình 2.16.
Quan hệ giữa tốc độ cắt và chiều cao phoi bám
V Ch
iều
ca
o p
hoi
bá
m h
I II III IV
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 38
Bảo vệ mũi dao, thay mũi dao trong khi cắt làm dao đỡ mòn vì độ cứng của
lớp phoi bám cao hơn nhiều so với vật liệu bản thân (gấp 2,5 3,5 lần)
Khi gia công thô phoi bám có lợi vì tĕng góc trước của dao, làm giảm lực cắt,
khiến cho quá trình tạo phoi dễ dàng và bảo vệ lưỡi cắt khỏi mòn.
+ Nhược điểm
Khi gia công tinh, phoi bám luôn thay đổi, gây rung động, làm giảm độ chính
xác và độ trơn nhẵn của bề mặt gia công.
- Cách khắc phục
+ Cách khắc phục hiện tượng phoi bám và nâng cao chất lượng bề mặt gia
công bằng các phương pháp sau:
+ Gia công với tốc độ cắt hợp lí, nên tránh vùng tốc độ thường gây ra phoi
bám, tức là: 5m/f V 80m/f
+ Mài bóng mặt trước của dao
+ Tĕng góc trước của dao
+ Dùng dung dịch trơn nguội
2.3.4.3. Hiện tượng cứng nguội
Hiện tượng cứng nguội là kết quả của biến dạng dẻo, sau khi gia công một
lớp mỏng trên bề mặt chi tiết thay đổi tính chất ban đầu của nó và độ cứng tĕng lên,
tức là tinh thể kim loại bị nát vụn kiến cho lớp kim loại trở nên bền và cứng hơn.
Tính chất cơ lý của bề mặt gia công được đánh giá bởi các chỉ tiêu sau:
- Mức độ cứng nguội, được tính theo công thức:
( ).100%n u
u
H HH
H
Trong đó:
Hn - Độ cứng của lớp bề mặt kim loại sau khi biến dạngnguội
Hu - Độ cứng của lớp bề mặt của vật liệu ban đầu
- Chiều sâu cứng nguội
Ví dụ sau khi gia công thép có độ cứng trung bình trong điều kiện bình
thường, chiều sâu lớp cứng nguội như sau:
Sau gia công thô bằng dao tiện: 0,4 0,5 mm
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 39
Sau gia công tinh bằng dao tiện: 0.07 0,08 mm
Sau mài: 0,04 0,06 mm
Nguyên nhân.
Do lan truyền của biến dạng dẻo sau khi gia công nên bề mặt của chi tiết gia
công bị biến cứng.
Lớp bề mặt chi tiết gi công còn chịu biến dạng phụ thêm do những nguyên
nhân sau:
+ Do lưỡi cắt của dao bao giờ cũng có một bán kính cong nhất định nên khi
bắt đầu cắt, sự tiếp xúc của dao và chi tiết sẽ bắt đầu tại điểm A. Dao càng đi sâu
vào chi tiết thì điểm có ứng suất lớn nhất càng hạ thấp thì khi quá trình cắt ổn định
thì chiếm vị trí B (nằm ngay trên mặt trượt). Do đó chỉ có một lớp kim loại có chiều
dày cắt a nằm trên đường BC được cắt thành phoi. Lớp kim loại nằm dưới đường
BC không bị cắt mà bị nén, do đó chịu biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo nghĩa là bị
biến cứng nguội.
+ Sau khi mũi dao đi qua, lớp bề mặt do sự đàn hồi được nâng lên một chiều
cao h, do đó gây ra áp lực pháp tuyến và ma sát với mặt sau của dao.
a
A
Chi tiết
Gia công
Dao
0
Phoi
Vùng bị biến cứng
Hình 2.17.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 40
Do kết quả của ma sát nên một lớp mỏng bề mặt chịu biến dạng thêm. Nếu
bán kính cong của dao càng lớn thì diện tích tiếp xúc giữa mặt sau của dao và chi
tiết gia công càng tĕng thì ma sát càng lớnvà mức độ biến dạng của lớp bề mặt càng
tĕng.
- Những vật liệu gia công có độ dẻo càng cao thì hiện tượng cứng nguội xảy ra
với mức độ càng cao.
- Tốc độ cắt thấp thì mức độ và chiều sâu cứng nguội tĕng
- Góc trước của dao càng nhỏ thì mức độ cứng nguội càng tĕng
- Dao càng bị mài mòn thì mức độ và chiều sâu cứng nguội càng lớn
- Cắt gọt có dung dịch trơn nguội thì mức độ cứng nguội càng giảm
Ðặc điểm.
- Ưu điểm
Hiện tượng cứng nguội có tác dụng bảo vệ bề mặt, tĕng giới hạn mỏi của chi
tiết sau khi gia công
- Khuyết điểm
Nếu trên bề mặt chi tiết sau khi gia công có vết nứt thì hiện tượng cứng nguội
sẽ làm giảm giới hạn bền mỏi
Lớp cứng nguội sẽ gây khó khĕn cho nguyên công gia công tinh
Khi gia công thô, cứng nguội dễ gây cong vênh cho những chi tiết yếu cứng
vững.
2.3.4.4. Hiện tượng mài mòn
0
F
A
a1
a
B h
Hình 2.18.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 41
Nguyên nhân
Khi cắt gọt mặt trước của dao luôn tiếp xúc và có chuyển động tương đối
với phoi, mặt sau của dao luôn tiếp xúc và có chuyển động tương đối với mặt gia
công, mũi daovà lưỡi cắt tiếp xúc và có chuyển động tương đối với mặt đang gia
công của chi tiết, vì thế quá trình cắt luôn xảy ra hiện tượng mài mòn dụng cụ cắt.
Mặt khác nhiệt độ ở khu vực ma sát giữa dao – phoi – chi tiết rất lớn vì diện
tích tiếp xúc của chúng rất bé so với các chi tiết khác.
2.3.4.5. Hiện tượng nhiệt
1. Nguồn gốc của nhiệt
Nhiệt sinh ra trong quá trình cắt gọt là một hiện tượng vật lý quan trọng, trực
tiếp ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của bề mặt gia công làm huỷ dao và ảnh hưởng
đến nĕng suất chất lượng cắt.
* Nhiệt sinh ra trong quá trình cắt dao do:
- Công ma sát trong giữa các phần tử của vật liệu gia công trong khi biến dạng
Q1.
- Công ma sát ngoài giữa phôi và mặt trước của dao Q2.
- Công ma sát giữa bề mặt gia công và bề mặt sau của dao Q3.
- Công đứt phôi (tạo nên những mặt mới) Q4.
* Phương trình cân bằng nhiệt:
Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4
Nếu cho rằng toàn bộ công cơ học khi cắt đều biến thành nhiệt thì:
Q =
427
.. VP
E
VP
E
R zz (Kcal/ph)
Trong đó:
Q : lượng nhiệt (Kcal)
A : công cắt (KGm/ph)
E : Tương đương giữa nhiệt và công (E = 427 KGm/KCal)
Pz : lực cắt
2. Sự phân bố nhiệt cắt
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 42
Muốn điều khiển được quá trình cắt, điều quan trọng không chỉ biết được
lượng nhiệt sinh ra mà cần phải biết được sự phân bố lượng nhiệt đó trong dao, phôi
chi tiết.
Sự phân bố nhiệt lên dao, phôi, chi tiết gia công và không khí được thể hiện
trên hình vẽ sau:
Tổng lượng nhiệt: Q = Qc + Qp + Qd + Qkk
Trong đó:
Qc : lượng nhiệt truyền vào chi tiết
Qd : lượng nhiệt truyền vào dao
Qp : lượng nhiệt truyền vào phôi
Qkk : lượng nhiệt truyền vào môi trường.
Thực nghiệm cho thấy:
Qc = 4% Q
Qd = (15÷20%) Q
Qp = (75÷80%) Q
Qkk = 1% Q
2.4. Lựa chọn hình dáng mặt trước và thông số hình học hợp lý của dao
2.4.1. Khái niệm về gia công tiện
(a) (b)
Chi tiết gia công
Phoi
1
v
Dao
Qd (20%)
Qc (4%)
Qkk (1%)
Qp (75%)
Q (100%)
Hình 2.19. Tỷ lệ phân tán nhiệt khi cắt thép
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 43
Tiện là một trong những phương pháp gia công chi tiết máy được dùng rộng
rãi trong ngành chế tạo cơ khí.
Các chi tiết máy tròn xoay dạng đối xứng như trục, bánh rĕng, puli v.v...
thường được gia công trên máy tiện bằng các loại dao khác nhau như các loại dao
tiện, mũi khoan, mũi khoét, mũi doa, tảo v.v...
Trên máy tiện có thể gia công được các chi tiết hình trụ, hình côn, mặt định
hình, mặt phẳng, mặt ren, vát cạnh, vê góc lượn.
2.4.2. Phân loại chi tiết gia công trên máy tiện
Các loại chi tiết gia công trên máy tiện có thể chia ra hai loại: chi tiết đối
xứng (thân tròn xoay) và chi tiết không đối xứng.
- Chi tiết đối xứng : gồm chi tiết dạng thanh tròn có tỉ lệ l/d > 3, được gọi là
chi tiết dạng trục. Loại chi tiết này bao gồm; trục trên, trục bậc, trục có ren hoặc
rãnh then, trục có phần côn, phần định hình v.v... Trong đó lại chia ra thành trục
không cứng vững như trục vit me, trục trên máy tiện, trục nặng như trục máy ép,
trục tua bin, trục máy cán.
- Chi tiết dạng ống lót (bạc): Đặc điểm của các chi tiết này là có lỗ, có tỉ lệ l/d
3 như bạc lót, ống lót, bạc có thành mỏng. Các chi tiết loại này lại chia ra hai loại
là ống lớn và ống nhỏ.
- Các chi tiết dạng đĩa: có tỉ lệ l/d 5.0 , gồm đĩa vòng đệm, mặt bích vô lĕng,
đĩa xích, bánh rĕng v.v...
- Các chi tiết không đối xứng gồm các chi tiết lệch tâm và những chi tiết khác
như thanh giằng ống nối, khớp nối chữ thập v.v... Các chi tiết này được chia ra
thành từng dạng khác nhau theo các đặc điểm kết cấu có ảnh hưởng đến quá trình
công nghệ gia công. Những chi tiết cùng một dạng có hình dạng và kích thước gần
giống nhau, được gia công theo một quy trình công nghệ.
2.4.3. Phân loại dao tiện
Dựa vào công dụng dao tiện được chia làm các loại sau:
1. Dao tiện ngoài
Là loại dao dùng để tiện trụ ngoài
Dựa vào dạng đầu cắt của dao tiện người ta chia làm 2 loại:
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 44
+ Dao tiện đầu thẳng (hình 2.20.a)
+ Dao tiện đầu cong (hình 2.20.b)
Hình 2.20.
Dựa vào chiều tiến của dao người ta chia làm 2 loại:
+ Dao tiện phải: Có chiều tiến dao từ phải sang trái. Khi úp bàn tay phải lên
thân dao, ngón tay cái hướng về phía lưỡi cắt chính. Dao tiện phải được dùng rất
phổ biến trong các nguyên công tiện trụ ngoài (hình 2.21.a).
+ Dao tiện trái: có chiều tiến dao từ trái sang phải. Khi úp bàn tay trái lên thân
dao, ngón tay cái hướng về phía lưỡi cắt chính (hình 2.21.b).
Hình 2.21.
2. Dao tiện lỗ
Là loại dao dùng để tiện mặt trụ trong.
Dựa vào hình dạng lỗ suốt và lỗ không suốt người ta chia làm 2 loại:
+ Dao tiện lỗ suốt (hình a)
+ Dao tiện lỗ không suốt (lỗ kín) (hình b)
Hình 2.22.
a- Dao đầu thẳng b- Dao đầu cong
a- Dao
phải
b- Dao trái
a- Dao tiện lỗ suốt b- Dao tiện lỗ kín
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 45
3. Dao tiện rãnh và cắt đứt
Là loại dao dùng để tiện rãnh hoặc cắt đứt
Chia làm 2 loại:
+ Dao tiện rãnh ngoài hoặc cắt đứt (hình a)
+ Dao tiện rãnh trong (hình b)
2.4.4. Thành phần kết cấu của dao tiện
Dao cắt kim loại được chia ra hai phần: phần thân dao, phần làm việc (hay
còn gọi là phần cắt).
1. Phần thân (Cán dao)
Dùng để gá dao vào bàn dao hoặc trục gá dao, nhằm đảm bảo vị trí tương
quan giữa dao và chi tiết. Tiết diện thân dao có thể tròn, vuông, hình chữ nhật
2. Phần cắt gọt (Phần làm việc của dao)
Là phần của dao trực tiếp tiếp xúc với chi tiết gia công để làm nhiệm vụ
tách phoi, đồng thời là phần dự trữ mài lại dao khi dao đã bị mòn.
a- Dao tiện rãnh ngoài b- Dao tiện rãnh trong
Mặt trước
Lưỡi cắt phụ
Mặt sau phụ
phụphụ
Mũi dao
Lưỡi cắt chính
Mặt sau chính
Phần thân dao
Phần cắt
Hình 2.24. Kết cấu của dao
tiện
Hình 2.23
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 46
Phần cắt có thể thẳng, cong, đầu uốn, đầu vuốt. Theo điều kiện làm việc, dụng
cụ cắt có thể được chế tạo dao phải hay dao trái.
Về mặt kết cấu thì phần cắt của dao được tạo nên bởi các bề mặt và lưỡi cắt
thích hợp, bao gồm:
1. Mặt trước dao: là mặt của dao để phoi trượt lên đó thoát ra khỏi vùng cắt
trong quá trình gia công.
2. Mặt sau chính: là mặt của dao đối diện với bề mặt đang gia công trên chi
tiết.
3. Mặt sau phụ: là mặt trên phần cắt dao đối diện với bề mặt đã gia công trên
chi tiết. Dao cắt có thể có một mặt sau phụ hoặc nhiều mặt sau phụ.
4. Lưỡi cắt chính: là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau chính. Trong quá
trình cắt, phần lớn lưỡi cắt chính tham gia cắt gọt. Phần trực tiếp tham gia cắt gọt
của lưỡi cắt chính gọi là chiều dài cắt thực tế của lưỡi cắt - đó chính là chiều rộng
cắt b.
5. Lưỡi cắt phụ: là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau phụ. Khi cắt có một
phần của lưỡi cắt phụ cũng tham gia cắt.
6. Mũi dao: là giao điểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ. Mũi dao là vị trí
của dao dùng để điều chỉnh vị trí tương quan giữa dao và chi tiết gia công. Mũ i dao
có thể nhọn r = 0, có thể tròn r 0, hoặc cạnh vát.
7. Lưỡi cắt chuyển tiếp: trong một số trường hợp (như dao phay mặt đầu)
người ta cần tạo nên lưỡi cắt chuyển tiếp giữa lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ.
8. Chiều dài phần làm việc l: được tính từ mũi dao đến giao tuyến giữa mặt
trước và thân dao.
9. Chiều cao làm việc h: là khoảng cách từ mũi dao đến mặt tỳ của thanh dao,
h > 0 hoặc h < 0
2.4.5. Các định nghĩa cơ bản về các mặt tọa độ
- Để xác định các thông số hình học của dao (hay các góc của dao) người ta
qui các mặt tọa độ sau:
1. Mặt phẳng cắt (mặt cắt): là mặt phẳng được tạo thành bởi lưỡi cắt chính và
véc tơ vận tốc cắt tại một điểm xét trên lưỡi cắt. Còn khi lưỡi chính cong, mặt
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 47
phẳng cắt được tạo thành bởi đường tiếp tuyến với lưỡi cắt chính tại điểm ta xét và
véc tơ vận tốc cắt chính tại điểm đó.
2. Mặt phẳng đáy (mặt đáy): là mặt phẳng thẳng góc với véc tơ vận tốc cắt tại
điểm đang xét. Như vậy mặt phẳng đáy luôn luôn vuông góc với mặt phẳng cắt.
Chú ý: Vận tốc cắt là tốc độ dịch chuyển tương đối giữa lưỡi cắt và chi tiết
được gia công. Ở trạng thái tĩnh hướng của véc tơ vận tốc cắt ngược với hướng
quay của chi tiết.
3. Mặt phẳng làm việc quy ước Px (tiết diện ngang): là mặt phẳng thẳng góc
với mặt đáy và song song với phương chạy dao dọc.
4. Mặt phẳng dọc trục thân dao Py (tiết diện dọc): là mặt phẳng đồng thời
thẳng góc với mặt đáy và mặt phẳng làm việc quy ước.
5. Tiết diện chính: là mặt phẳng thẳng góc với hình chiếu của lưỡi cắt chính
trên mặt đáy
6. Tiết diện phụ: là mặt phẳng thẳng góc với hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên
mặt đáy.
Mặt phẳng làm việc
quy ước
Mặt phẳng dọc trục
thân dao
Mặt mặt đáy
Hình 2.25.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 48
- Các thông số hình học của dao nhằm xác định vị trí của mặt trước, mặt sau
chính, mặt sau phụ , lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ của đầu dao. Những thông số này
được xác định ở tiết diện chính N - N, ở mặt đáy, ở tiết diện phụ N1 - N1 và ở trên
mặt cắt.
2.4.6.Thông số hình học phần cắt của dao tiện ở trạng thái tĩnh
1. Các thông số đo trên mặt đáy
a. Góc nghiêng chính kí hiệu = 450
: là góc tạo bởi lưỡi cắt chính của dao và phương chạy dao đo trên mặt đáy.
Độ lớn của góc nghiêng chính xác định vị trí của lưỡi cắt chính của dao trong hệ toạ
độ xác định.
- Khi chiều sâu cắt không thay đổi, nếu góc nghiêng φ có giá trị nhỏ thì chiều
dài của lưỡi cắt trực tiếp tham gia cắt gọt tĕng, làm tĕng khả nĕng truyền nhiệt, biến
dạng của phoi giảm làm tĕng tuổi thọ của dao.
- Khi góc nghiêng φ có giá trị lớn, chiều dài lưỡi cắt trực tiếp tham gia cắt gọt
giảm, làm giảm khả nĕng truyền nhiệt → tuổi thọ của dao giảm.
b. Góc nghiêng phụ kí hiệu 1: là góc tạo bởi lưỡi cắt phụ của dao và phương
chạy dao đo trên mặt đáy. Độ lớn của góc nghiêng phụ xác định vị trí của lưỡi cắt
phụ của dao trong hệ toạ độ xác định.
c. Góc mũi dao kí hiệu : là góc tạo bởi lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ đo trên
mặt đáy. Độ lớn của góc mũi dao biểu thị độ bền của mũi dao.
Thông thường giữa lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ được nối với nhau bằng
một đoạn cong có bán kính R, R gọi là bán kính của mũi dao. Độ lớn của R tuỳ
thuộc vào vật liệu làm dao.
Ta có mối quan hệ sau:
+ 1 + = 1800 (2.10)
Trong đó:
, 1 là những thông số độc lập, là thông số phụ thuộc
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 49
2. Các thông số đo trên tiết diện chính N – N
a. Góc trước kí hiệu ( = 50 – 150): là góc tạo bởi mặt trước dao và mặt đáy đo
trên tiết diện chính N - N. Giá trị góc trước xác định vị trí của mặt trước dao trong
hệ toạ độ xác định. Độ lớn của góc trước ảnh hưởng đáng kể đến khả nĕng thoát
phoi.
Góc trước dương khi mặt trước thấp hơn mặt đáy, còn âm thì ngược lại.
- Có tác dụng đảm bảo cho phôi thoát ra dễ dàng, làm giảm sự biến dạng của
phôi và làm giảm ma sát giữa phôi và mặt trước của dao (phụ thuộc vào vật liệu gia
công, vật liệu làm dao, tính chất gia công như: tiện thô, tinh)
- Khi góc trước nhỏ phôi thoát ra khó khĕn, uốn cong nhiều, làm giảm chất
lượng bề mặt.
- Khi góc trước có giá trị lớn điều kiện thoát phôi dễ dàng.
- Khi cắt vật liệu dẻo, để giảm ma sát giữa phôi và mặt trước cần chọn góc
trước lớn.
- Khi cắt vật liệu giòn với phôi có dạng vụn, biến dạng ít thì cần chọn góc
trước nhỏ hoặc có thể bằng “0” để bảo vệ lưỡi cắt.
b. Góc sau kí hiệu : là góc tạo bởi mặt sau chính của dao và mặt cắt đo trên
tiết diện chính N -N. Giá trị góc sau xác định vị trí mặt sau chính của dao trong hệ
toạ độ xác định. Độ lớn của góc sau xác định mức độ ma sát giữa mặt sau chính của
dao và mặt đang gia công của chi tiết.
Theo hướng A
N - N N1 - N1
A
N1
N1
N
N
1
n
1
1
Hình 2.26.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 50
- Đối với vật liệu dẻo chọn góc sau lớn để giảm ma sát.
- Đối với vật liệu giòn chọn góc sau nhỏ để tĕng độ bền dao.
c. Góc sắc kí hiệu : là góc tạo bởi mặt trước và mặt sau chính của dao, trong
tiết diện cắt chính N -N. Độ lớn của góc sắc quyết định độ bền của đầu dao.
Thông thường dù có mài góc sắc thật nhọn đi nữa thì vẫn để lại một cung
tròn . Nếu chiều dày cắt a quá nhỏ so với thì dao không cắt được chỉ xảy ra hiện
tượng trượt. Chỉ khi 1/2 thì mới cắt được.
Cung tròn phụ thuộc vào vật liệu làm dao. Ví dụ: dao có = 700, đối với dao
thép gió: = (12 15)10-3mm, với dao hợp kim cứng = (18 24)10-3mm.
- Đối với vật liệu mềm (β = 400-500 )
- Đối với vật liệu dẻo (β = 550-750 )
- Đối với vật liệu giòn (β = 750-850 )
d. Góc cắt kí hiệu : là góc tạo bởi mặt trước của dao và mặt cắt đo trong tiết
diện chính N - N. Ta có mối quan hệ hình học sau:
+ + = + = 900 (2.11)
Trong đó và là những thông số độc lập; , là những thông số phụ
thuộc
3. Các thông số đo trên tiết diện phụ N1 - N1
a. Góc trước phụ kí hiệu 1, là góc tạo bởi mặt trước của dao và mặt đáy đo
trên tiết diện phụ N1 - N1. Độ lớn của góc trước xác định vị trí mặt trước dao trong
hệ toạ độ xác định.
b. Góc sau phụ kí hiệu 1: là góc tạo bởi mặt sau phụ của dao và mặt cắt đo
trên tiết diện phụ N1 - N1. Độ lớn của góc sau xác định vị trí mặt sau phụ của dao
trong hệ toạ độ xác định và quyết định mức độ ma sát giữa mặt sau phụ của dao và
mặt đã gia công của chi tiết.
4. Thông số đo trên mặt cắt
Góc nâng của lưỡi cắt kí hiệu : là góc được tạo bởi lưỡi cắt chính của dao
và mặt đáy đo trên mặt cắt. Độ lớn của góc nâng lưỡi cắt biểu thị vị trí của lưỡi cắt
chính trong hệ toạ độ xác định, giá trị của góc nâng lưỡi cắt có thể lớn hơn, nhỏ
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 51
hơn hoặc bằng không. Giá trị của góc nâng không những quyết định hướng thoát
phoi khi cắt mà còn quyết định đến điểm tiếp xúc đầu tiên của dao và chi tiết khi
cắt. Điều này có ý nghĩa lớn đối với độ bền của dao cũng như chất lượng gia công.
- Khi góc nâng λ có giá trị âm, phoi thoát ra phía bề mặt chưa gia công.
- Góc nâng có giá trị dương, phoi thoát về phía bề mặt đã gia công.
Giá trị các thông số hình học của dao phải được xác định vừa đảm bảo điều
kiện cắt, vừa đảm bảo khả nĕng làm việc của dao (tuổi bền dao).
Ở lưỡi cắt chính >0 mũi dao là điểm thấp nhất, <0 mũi dao là điểm cao
nhất.
Bằng thực nghiệm, người ta xác định được các giá trị hợp lý góc độ của dao
phụ thuộc vào vật liệu gia công, vật liệu dao với các điều kiện cắt khác nhau.
2.4.7. Chọn hình dáng hình học của dao tiện
Các yếu tố hình học phần cắt của dao có ảnh hưởng rất lớn đến lực cắt, tốc
độ cắt, độ mòn dao, chất lượng bề mặt gia công.
Do đó, chọn các yếu tố này hợp lý là điều kiện cần thiết trước khi chọn chế
độ cắt. Chọn các yếu tố này hợp lý sẽ tạo khả nĕng đưa cao nĕng suất khi gia công.
Tùy vào từng loại vật liệu dao, điều kiện cắt, chế độ cắt, vật liệu gia công
mà ta chọn hình dạng hình học hợp lý của dao khác nhau.
1. Chọn dạng mặt trước của dao:
Đối với dao thép gió
0
Hình 2.27.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 52
Dao làm bằng thép có ưu điểm là chịu uốn tốt song chịu nhiệt và chịu mài
mòn kém hơn HKC. Thường có các dạng mặt trước như sau:
- Mặt trước phẳng không có cạnh vát (hình 2.28a): dùng cho các loại dao gia công
vật liệu dòn (gang, đồng thanh), gia công thép với lượng chạy dao S < 0,2
mm/vòng.
a. b.
c. d.
Hình 2.28. Các dạng mặt trước của dao thép gió
- Mặt trước phẳng có cạnh vát (hình 2.28b): dùng cho các loại dao gia công thép có
độ cứng trung bình (σb = 700-900 N/mm2) với s > 0,2 mm/vòng. Cạnh vát f làm
tĕng sức bền của lưỡi cắt, f = 0,2 ÷ 1 mm. Lượng chạy dao lớn thì chọn f lớn.
- Mặt trước cong không có cạnh vát (hình 2.28c): dùng cho các loại dao gia công
thép có độ cứng thấp và độ dẽo cao (σb < 700 N/mm2); với s ≤ 0,2 mm/vòng. Phoi
dễ cuốn và dễ đứt.
- Mặt trước cong có cạnh vát (hình 2.28d): thường dùng cho các loại dao tiện (trừ
dao tiện định hình) gia công thép có độ cứng trung bình (σb = 700-900 N/mm2) với s
> 0,2 mm/vòng. Ưu điểm chính là cuốn phoi, bẻ phoi tốt hơn và lực cắt giảm.
Đối với hợp kim cứng
Hợp kim cứng có đặc điểm là dòn, chịu uốn kém song chịu mòn và chịu
nhiệt tốt, thường được làm theo các dạng sau (hình 2.29):
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 53
a. b.
c. Hình 2.29.
- Mặt trước phẳng có cạnh vát âm: Dùng cắt thép có giới hạn bền σb > 800N/mm2,
cũng có thể dùng cắt gang xám và gang rèn, góc trước của cạnh vát thường lấy γv =
0 ÷ -50, chiều rộng f = (1 ÷ 2)a, (a là chiều dày cắt).
- Mặt trước cong có cạnh vát âm: Dùng cắt thép có σb ≤ 800N/mm2 với t = 1 ÷
5mm, s = 0,3mm/vòng, mặt trước cong phoi dễ cuốn và dễ gãy.
- Mặt trước phẳng có góc trước âm đơn: Dùng cắt thép có σb > 800N/mm2 và tốc độ
cắt cao, nhưng độ cứng vững của hệ thống gia công phải tốt.
Để tiết kiệm đá mài và giảm thời gian mài các dao tiện có lưỡi cắt bằng hợp
kim cứng thường tạo thêm góc sau α’ để thoát đá khi mài.
2. Chọn các góc độ dao hợp lý
- Chọn góc trước:
Góc trước γ tĕng thì biến dạng và ma sát giảm, song nếu γ tĕng nhiều quá
thì β giảm làm cho dao yếu, tuổi bền của dao giảm. Góc trước chọn dựa vào một
yếu tố sau:
+ Vật liệu gia công: vật liệu càng dẻo thì chọn γ càng lớn, để giảm biến dạng
do đó giảm lực cắt; vật liệu dòn ta nhận được phoi vụn, tải trọng tập trung ở mũi
dao nên chọn góc trước nhỏ để làm tĕng tuổi bền dao.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 54
+ Vật liệu làm dao: Đối với vật liệu làm dao chịu uốn tốt thì nên chọn góc
trước có trị số lớn để giảm ma sát và biến dạng khi cắt. Đối với vật liệu làm dao
dòn nên chọn γ nhỏ (thường γv <0) để tránh lưỡi dao bị vỡ khi cắt.
+ Điều kiện gia công: Khi gia công thô, chọn γ lớn để giảm lực Pz. Gia công
tinh chọn γ nhỏ để có thể tĕng góc sau α.
- Chọn góc sau α:
Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đối với α là chiều dày cắt a. Khi a giảm ma sát
mặt sau tĕng, dao chóng mòn và làm cho lực cắt Py tĕng. Vì vậy khi gia công tinh
nên chọn α lớn.
- Chọn góc nghiêng chính φ và góc nghiêng phụ φ1:
Các góc này có ảnh hưởng rất lớn đến độ cứng vững của hệ thống công
nghệ. Trong khi cắt nếu s và t không đổi, cho góc φ thay đổi thì các thông số của
diện tích lớp cắt a, b cũng thay đổi, dẫn đến các thành phần lực thay đổi.
Thực nghiệm cho thấy nếu φ càng lớn thì rung động ít, tĕng độ cứng vững.
Còn φ1 càng nhỏ thì độ bóng càng tĕng.
- Chọn góc nâng của lưỡi cắt chính λ:
Góc nâng của lưỡi cắt chính λ có ảnh hưởng đến phương thoát phoi, sức bền
của lưỡi cắt và điều kiện cắt vào kim loại của từng điểm trên lưỡi cắt.
Mũi dao thấp nhất khi λ>0, lúc đó điểm tiếp xúc đầu tiên của dao và chi
tiết nằm phía trong của đỉnh dao do đó dao ít bị mẻ. Nếu λ<0 thì điểm tiếp xúc nằm
ở đỉnh dao cho nên khi có tải trọng va đạp thì đầu dao dễ bị vỡ.
+ Khi gia công thô nên chọn λ>0 để đầu dao bền.
+ Khi gia công tính nên chọn λ<0 để phoi không đập vào bề mặt gia công.
+ Khi gia công có va đập bằng dao hợp kim cứng, sứ và kim cương thì chọn
λ≥0.
- Chọn bán kính mũi dao r:
Bán kính mũi dao càng lớn, độ bóng gia công càng cao, đồng thời truyền
nhiệt tốt làm tuổi bền của dao tĕng, nhưng nếu r quá lớn dễ gây ra rung động (hình
2.30a).
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 55
Để làm tĕng độ bóng bề mặt gia công dao còn có lưỡi dao còn có lưỡi cắt
ngang với chiều dài bằng L = (1,2 ÷ 1,5)s (hình 2.30b).
a. lưỡi dao có bán kính r b. lưỡi dao có lưỡi cắt ngan L
Hình 2.30.
Trị số của các góc và bán kính mũi dao được tra trong sổ tay công nghệ chế
tạo máy.
2.5. Xác định chế độ cắt hợp lý khi gia công
2.5.1. Chọn chiều sâu cắt
- Khi gia công thô chọn t = h (lượng dư gia công) như vậy chỉ cần một lần ĕn
dao
- Khi gia công bán tinh với lượng dư một phía h > 2 mm, nên cắt 2 lần
+ Lần thứ nhất: t1 = (2/3 3/4). h
+ Lần thứ nhất: t1 = (1/4 1/3). h
- Gia công tinh cần độ bóng cao, có thể cắt 3 lần
2.5.2. Chọn lượng chạy dao
Sau khi xác định t, ta chọn s, s bị hạn chế bởi;
- Khi gia công thô: Độ bền, độ cứng vững của thân dao, độ bền của mảnh hợp
kim, sức bền của cơ cấu chạy dao, độ cứng vững của chi tiết gia công và khả nĕng
kẹp chặt chi tiết trên máy
- Khi gia công bán tinh và tinh: Độ cứng vững của chi tiết gia công và thân
dao, độ chính xác và độ bóng bề mặt gia công
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 56
a. Chọn s theo sức bền thân dao:
Hình 2.31.
- Khi cắt, do tác dụng của lực Pz dao có thể gãy do bị uốn. Để đảm bảo dao
làm việc tốt, s phải được xác định như sau:
Mu = Pz . l [Mu] = W.[u] (N.mm)
Trong đó:
Mu – mô men uốn (N.mm)
[Mu] - mô men uốn cho phép của thân dao (N.mm)
l - chiều dài từ mũi dao đến mép của bàn dao (mm)
W – mô đun chống uốn (mm3)
[u] - ứng suất uốn cho phép (N/mm2)
+ Đối với thân dao hình chữ nhật:
2
.W
6
H B (mm3)
Trong đó:
B - chiều rộng của tiết diện thân dao (mm)
H - chiều cao của tiết diện thân dao (mm)
+ Đối với thân dao tròn:
W = D3/32 (mm3)
Trong đó:
D - đường kính thân dao (mm)
- Trường hợp thân dao hình chữ nhật:
Pz . l [u] .
2
.W
6
H B
B
H
l
Pz
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 57
Hay Cp . tx . sy . Kp . l [u] .
2
.W
6
H B
2
1
. .
6. . . .
p
uy
x
p p
H B
s
C t K l
(mm/vòng)
- Trường hợp thân dao tròn:
3
1
.
32. . . .
p
uy
x
p p
D
s
C t K l
(mm/vòng)
b. Chọn s theo sức bền của cơ cấu chạy dao:
Khi cắt, lực hướng trục có xu hướng chống lại chuyển động của dao. Nếu
lực này quá lớn thì có thể làm hỏng bánh rĕng nhỏ ĕn khớp với thanh rĕng , vì đó là
khâu yếu nhất. Vì vậy phải chọn s để cơ cấu an toàn
Trong các thuyết minh máy thường cho lực hướng trục cho phép [Px].
Muốn làm việc được thì:
Px + f.(Pz + Py) [Px]
Trong đó:
f - hệ số ma sát giữa xe dao và sống trượt của máy (thường f = 0,1)
Vì Py /Pz = 1/2 , Px /Pz = 1/3 nên
[Px] Px + 0,1.(0,5Pz + Pz) = Px + 0,1.(3/2Px + 3Px)
[Px] 1,45Px = 1,45 . Cp . tx . sy . Kp
Suy ra:
1 1,45. . .
p
xy
x
p p
P
s
C t K
(mm/vòng)
c. Chọn s theo độ cứng vững của chi tiết gia công:
Khi tiện nhất là các chi tiết dài đường kính bé do lực hướng kính mà chi tiết
bị uốn cong. Khi tiện xong chi tiết sẽ có sai số về hình dạng và kích thước. Tuỳ theo
phương pháp kẹp chi tiết mà độ cứng vững có thể lớn, nhỏ khác nhau. Do đó chi tiết
được tiện sẽ không có hình dạng trụ như mong muốn mà có dạng tang trống.
Lượng chạy dao s được chọn sao cho sau khi gia công xong, chi tiết vẫn
đảm bảo độ chính xác yêu cầu.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 58
Sai số của chi tiết gây ra bởi 2 lực Pz và Py
Hợp lực của 2 lực Pz và Py cho ta lực Q. Lực Q sẽ làm cho chi tiết bị uốn
cong theo phương của nó.
Độ võng f do Q gây ra được tính theo công thức:
2 2
z yQ P P
3
EJ
Qlf
K
Trong đó:
l- chiều dài của chi tiết gia công, kể cả đoạn nằm trong mâm cặp của máy
(mm)
E- mô đun dàn hồi của vật liệu gia công N/mm2
J- mô men quán tính của tiết diện ngang của chi tiết gia công (mm4)
J = .D4 /64 0,05D4
K- hệ số phụ thuộc cách gá của chi tiết
Đối với chi tiết hình trụ thường có 3 phương pháp kẹp chi tiết như trên hình vẽ
+ Một đầu kẹp mâm cặp, đầu kia tự do K = 3
+ Một đầu kẹp mâm cặp, đầu kia chống tâm K = 100
+ Hai đầu chống tâm K = 48
Nếu lấy Py = 0,4Pz thì Q = 1,1Pz, ta có:
31,1. .
EJ
zP lf
K
Để đảm bảo độ chính xác chi tiết gia công thì độ võng f phải nhỏ hơn độ
võng cho phép [f]
Nghĩa là:
31,1. . [f]
EJ
zP lf
K
ta rút ra:
3
EJ.[ ]
1,1.z
K fP
l
Hay : 3
EJ.[ ]
. . .
1,1.
x y
p p
K fC t s K
l
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 59
Cuối cùng ta có: 3 3EJ1,1. . . .py xp p
K f
s
l C t K
Trị số độ võng cho phép có thể chọn
+ Khi tiện thô: [f] = 0,2 0,4 mm
+ Khi tiện bán tinh: [f] = 0,1 mm
+ Khi tiện tinh: [f] = 0,2. mm, - dung sai kích thước gia công
Thường lấy [f] = 0,25.i mm, i - dung sai kích thước ở bước đang thực hiện.
d. Đảm bảo độ bền của mãnh hợp kim cứng
Để bảo đảm bền cho mãnh hợp kim cứng, cần có điều kiện:
z zP P
Trong đó:
[Pz]: lực lớn nhất cho phép tác dụng lên mãnh hợp kim cứng (N)
Vậy:
4
. . .
[P ]
. .
xpz ypz
Pz pz z
zypz
xpz
Pz pz
C t s k P
S
C t k
(mm/vòng)
e. Độ nhẵn bề mặt gia công
Khi gia công tinh lượng chạy dao còn phụ thuộc vào độ nhấp nhô bề mặt
gia công. Được xác định theo công thức thực nghiệm:
- Khi cắt thép: 0,651,075 .0,21
zR rS
- Khi cắt gang: 1,15 .0,89
zR rS
Trong đó:
r: bán kính mũi dao (mm)
Rz: chiều cao nhấp nhô trung bình (µm)
Sau khi tính được s1, s2, s3, s4, s5 ta chọn lượng chạy dao có trị số nhỏ nhất
rồi đem so với lượng chạy dao có trên máy gia công. Lượng chạy dao trên máy có
thể chọn bằng hoặc nhỏ hơn lượng chạy dao tính toán.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 60
Nghĩa là: 1 2 3 4 5min , , , ,Ms s s s s s
2.5.3. Chọn vận tốc ... chỉnh kích
thước đường kính bằng ren vít. Dao doa máy có loại có lỗ để lắp vào trục dao và
loại chuôi côn lắp vào trục chính của máy. Dao doa có thể có rĕng liền hoặc rĕng
chắp.
Khi doa lỗ, việc xác định lượng dư cần được hết sức chú ý, nếu lượng dư quá
lớn dao chịu tải nhiều, do đó dao chóng mòn, nếu lượng dư nhỏ quá, dao dễ bị trượt,
kẹt ảnh hưởng tới chất lượng bề mặt. Thông thường với các lỗ ф5 ÷ ф80mm, chọn
lượng dư khi doa thô khoảng 0,2 ÷ 0,4mm, khi doa tinh khoảng 0,05÷0,15mm.
Khi doa thường sử dụng tốc độ cắt thấp (8 ÷ 10m/ph) và lượng tiến dao lớn
0,8 ÷ 1,5mm/vòng (khi doa thép), 1,7 ÷ 3 mm/vg (khi doa ngang).
Hình 6.28. Dao Doa
Dao doa khi lắp vào trục chính máy thường xảy ra hiện tượng lay rộng lỗ do
nhiều nguyên nhân như: do độ không đồng tâm giữa trục dao doa và trục chính của
máy, do mài dao doa không đều, xuất hiện hiện tượng lẹo dao ở một số lưỡi cắt. Để
tránh hiện tượng trên, ngoài khắc phục các nguyên nhân, thường trục dao doa được
lắp tuỳ động, dao doa khi đó được định hướng theo lỗ gia công. Để đảm bảo độ
chính xác khi doa tuỳ động, người ta sử dụng bạc dẫn hướng trục dao.
Ngoài dùng trục dao tuỳ động, còn có thể dùng dao doa tuỳ động, dao doa tuỳ
động thường có hai lưỡi, lưỡi dao có khả nĕng xê dịch ít nhiều theo hướng kính để
tự lựa theo lỗ gia công.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 147
Doa thường chỉ dùng gia công các lỗ tiêu chuẩn, không nên doa các lỗ quá lớn
(ф > 80 mm), lỗ phi tiêu chuẩn, lỗ ngắn, lỗ có rãnh dọc, lỗ có vật liệu quá cứng
hoặc quá mềm.
Nĕng suất khi doa không cao; dao doa chế tạo phức tạp; yêu cầu về độ chính
xác, độ mòn của dao doa khắt khe, cho nên chỉ dùng doa khi cần thiết.
6.4.3. Tiện trong lỗ
Tiện lỗ là phương pháp thường dùng để gia công các lỗ có sẵn khi tạo phôi
(lỗ rèn, đúc sẵn), các lỗ phi tiêu chuẩn, lỗ lớn, lỗ ngắn. Vì khi gia công những lỗ
nhỏ, dài, kích thước dao tiện lỗ bị giới hạn bởi kích thước lỗ gia công nên độ cứng
vững của trục dao thấp.
Tiện lỗ tuỳ thuộc vào hình dạng và kích thước chi tiết, có thể thực hiện theo
một trong hai cách:
+ Cách thứ nhất là chi tiết quay, dao thực hiện chuyển động tiến dao, cách này
thường dùng trên các máy tiện vạn nĕng, tiện đứng, tiện rơ-vôn-ve
+ Cách thứ hai là chi tiết đứng yên, dao quay kết hợp với tiến dao thường
dùng trên các máy doa.
Hình 6.29. Sơ đồ tiện lỗ trên máy tiện và máy doa
Để nâng cao độ chính xác và chất lượng bề mặt khi tiện lỗ, người ta thường
dùng bạc dẫn hướng để nâng cao độ cứng vững của trục dao. Trên máy tiện, bạc dẫn
hướng có thể gá đặt trên đồ gá hoặc trên máy và điều chỉnh để đường tâm trục dao
trùng với tâm quay của chi tiết.
a) b)
d) c)
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 148
Trên máy doa, trục dao có thể dẫn hướng một phía hoặc dẫn hướng hai phía.
Khi dẫn hướng hai phía, trục dao được lắp tuỳ động.
Khi tiện lỗ để giảm bớt ảnh hưởng của lực cắt có thể bố trí hai dao đối xứng
nhau.
Tiện lỗ trên máy tiện tương tự như khi tiện mặt trụ ngoài, nhưng dao tiện lỗ
thường có góc sau lớn hơn so với dao tiện ngoài và thường gá dao cao hơn tâm của
chi tiết để giảm bớt khả nĕng gây rung động và cọ xát mặt sau của dao vào mặt gia
công.
Dao tiện lỗ lắp trên trục dao sau khi điều chỉnh được giữ chặt bằng ren vít.
Điều chỉnh dao cho kích thước đường kính lỗ có thể kiểm tra bằng pan-me hoặc
bằng đồng hồ so.
6.4.4. Mài lỗ
Mài lỗ là là phương pháp gia công tinh các lỗ có yêu cầu độ chính xác và độ
nhẵn bóng bề mặt cao. Mài lỗ có thể đạt cấp chính xác 7 – 6, Ra = 3,2 – 0,2 μm.
Chuyển động cắt và bản chất của quá trình mài lỗ tương tự như mài tròn ngoài
nhưng phạm vi sử dụng hạn chế nhiều so với mài tròn ngoài, vì kích thước của đá
mài lỗ bị khống chế bởi kích thước lỗ gia công.
Để đảm bảo độ chính xác, chất lượng bề mặt khi gia công cùng như nâng cao
nĕng suất, trục đá và đá mài cần chọn đủ lớn để đảm bảo độ cứng vững khi gia
công. Đường kính đá mài thường chọn từ 0,7 ÷ 0,9 đường kính lỗ gia công.
Mài lỗ có thể thực hiện trên các máy mài lỗ, máy mài tròn vạn nĕng, máy mài
lỗ không tâm
Mài lỗ thường dùng trong các trường hợp sau:
+ Mài các lỗ có độ cứng cao (lỗ đã qua tôi).
+ Mài các lỗ lớn, lỗ phi tiêu chuẩn, lỗ có kết cấu không thuận tiện cho các
phương pháp gia công khác và có yêu cầu độ chính xác cao.
+ Mài các lỗ cần sửa lại sai lệch về vị trí tương quan của lỗ do các nguyên
công trước để lại.
6.4.4.1. Mài lỗ có tâm: có hai cách thực hiện là chi tiết quay và chi tiết đứng yên.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 149
* Chi tiết quay: Thông thường các chi tiết nhỏ dạng tròn xoay dễ gá trên mâm
cặp như: đĩa, bạc, bánh rĕng thường được dùng theo cách thứ nhất. Khi đó chuyển
động quay của chi tiết ngược chiều với chuyển động quay của đá mài. Ngoài ra còn
chọn chiều rộng của đá, lượng tiến dao dọc và lượng tiến dao ngang.
Hình 6.30. Mài lỗ khi chi tiết gá trên mâm cặp
* Chi tiết đứng yên: được áp dụng cho chi tiết lớn và có hình dạng phức tạp,
cồng kềnh như thân động cơ, thân hộp rất khó khĕn để có thể quay tròn khi gá
đặt. Trong trường hợp này ngoài chuyển động quay của đá mài và các chuyển dộng
chạy dao còn có thêm chuyển động quay hành tinh của đá xung quanh tâm lỗ gia
công.
6.4.4.2. Mài lỗ không tâm: là phương pháp mài lỗ có nĕng suất cao, thường được
dùng để gia công các chi tiết có yêu cầu độ đồng tâm cao giữa lỗ và mặt trụ ngoài
trong sản suất hàng loạt lớn và hàng khối. Chi tiết gia công quay nhờ đá dẫn và các
con lĕn đỡ, con lĕn ép. Đá mài ngoài chuyển động cắt khi quay còn thực hiện các
chuyển động chạy dao dọc và ngang.
Mài lỗ không tâm thường dùng để gia công những bạc thành mỏng cần bảo
đảm độ đồng tâm cao giữa lỗ và đường kính ngoài. Khi đó mặt ngoài phải gia công
tinh để làm chuẩn.
Hình 6.31. Mài lỗ không tâm
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 150
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày cách chọn phôi và các phương pháp chuẩn bị phôi.
2. Trình bày đặc điểm, khả nĕng công nghệ và phạm vi sử dụng của các phương
pháp gia công mặt phẳng (Bào – xọc, phay, mài).
3. Trình bày đặc điểm, khả nĕng công nghệ và phạm vi sử dụng của các phương
pháp gia công mặt trụ ngoài (tiện mặt trụ ngoài, mài mặt trụ ngoài).
4. Trình bày đặc điểm, khả nĕng công nghệ và phạm vi sử dụng của các phương
pháp gia công mặt trụ trong (khoan, khoét, doa, tiện, mài).
5. Trình bày phương pháp gia công ren (tiện ren, phay ren).
6. Trình bày các phương pháp gia công mặt định hình.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 151
CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
GIA CÔNG CƠ
7.1. Ý nghĩa của công việc chuẩn bị sản xuất
Bất cứ sản phẩm nào trước khi đưa vào sản xuất đều phải qua giai đoạn
chuẩn bị sản xuất. Một trong những công việc chính của công tác chuẩn bị sản xuất
là thiết lập quy trình công nghệ gia công cơ.
Thiết kế quy trình công nghệ gia công cơ là lập nên những vĕn kiện, tài liệu
để phục vụ và hướng dẫn cho việc gia công các chi tiết trên máy, bao gồm cả việc
thiết kế những trang bị cần thiết. Mục đích là nhằm hướng dẫn công nghệ, lập các
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kế hoạch sản xuất và điều hành sản xuất.
Mức độ phức tạp của QTCN phụ thuộc vào dạng sản xuất. Trong sản xuất
loạt nhỏ, đơn chiếc quy trình công nghệ chỉ bao gồm trình tự các nguyên công với
một số thông số cần thiết như chỉ rõ máy, dao, thời gian gia công, bậc thợ... Còn
sản xuất loạt lớn, hàng khối thì quy trình rất quy mô, tỷ mỷ, ...
Để một quy trình công nghệ thiết kế ra được tốt thì phải có các điều kiện
sau:
- Phải đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Phương pháp gia công phải kinh tế nhất.
- Áp dụng được những thành tựu mới nhất trong khoa học kỹ thuật.
- Phải thích hợp với điều kiện cụ thể của nhà máy, khả nĕng và lực lượng cán bộ,
công nhân, thiết bị...
- Phải tranh thủ sử dụng các sáng kiến kinh nghiệm hợp lý hóa sản xuất.
- Ứng dụng những hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến.
Có hai trường hợp lập quy trình công nghệ, một là khi thiết kế một nhà
máy mới, hai là trong những điều kiện của một nhà máy đang hoạt động.
Thiết kế quá trình công nghệ nhằm mục đích hướng dẫn công nghệ, xác lập các
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kế hoạch sản xuất và điều hành sản xuất.
Ngày nay do nhu cầu xã hội về đa dạng hoá sản phẩm, thay đổi mẫu mã
nhanh, người ta đã tạo ra quá trình công nghệ linh hoạt.
Quá trình công nghệ được thiết lập cần phải có độ tin cậy nhất định. Độ tin
cậy có thể do yếu tố chủ quan và khách quan
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 152
7.2. Các tài liệu ban đầu để thiết kế quy trình công nghệ
Muốn thiết kế một quy trình công nghệ tốt, trước hết chúng ta phải có các tài
liệu ban đầu sau:
- Bản vẽ chế tạo của chi tiết với đầy đủ:
+ Mặt cắt, hình chiếu diễn tả rõ ràng.
+ Ghi đầy đủ kích thước, dung sai và các điều kiện kỹ thuật khác.
+ Ghi rõ những chỗ cần gia công đặc biệt (ví dụ: gia công khi lắp).
+ Ghi rõ vật liệu, phương pháp nhiệt luyện, độ cứng yêu cầu.
- Sản lượng chi tiết kể cả thành phần dự trữ.
- Hình vẽ bộ phận của sản phẩm trong đó có chi tiết gia công.
- Những tài liệu về thiết bị: thuyết minh máy, các tiêu chuẩn dao, đồ gá...
Ngoài ra, còn cần có các tài liệu, sổ tay khác như: tiêu chuẩn xác định lượng dư,
dung sai, vật liệu, sổ tay về đồ gá, tiêu chuẩn về chế độ cắt, định mức kinh tế - kỹ
thuật...
- Yªu cÇu kü thuËt
cña s¶n phÈm:
* TÝnh n¨ng sö dông
* ChØ tiªu kü thuËt
* VËt liÖu
- Qui m« s¶n xuÊt:
* S¶n l-îng hay tÝnh thêi gian
thêi gian
* Nhu cÇu (thÞ tr-êng)
tr-êng)
- §iÒu kiÖn s¶n xuÊt: §iÒu kiÖn
xuÊt: §iÒu kiÖn
s¶n xuÊt n¬i thùc hiÖn c«ng
hiÖn c«ng
nghÖ
-Kh¶ n¨ng c«ng nghÖ:
ThiÕt kÕ qu¸ tr×nh
tr×nh
c«ng ghÖ, so s¸nh
so s¸nh
vµ chän ph-¬ng
ph-¬ng
¸n tèi -u
- Qu¸ tr×nh c«ng
c«ng
nghÖ hîp lý
-Qu¸ tr×nh c«ng
c«ng
nghÖ tèi -u:
-u:
* Tèi -u ho¸
ho¸
ph-¬ng ¸n c«ng
c«ng
nghÖ
* Tèi -u ho¸ qu¸
ho¸ qu¸
tr×nh c«ng nghÖ
§Çu vµo ChuyÓn ®æi §Çu ra
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 153
7.3. Trình tự thiết kế một quy trình công nghệ
Thiết kế quy trình công nghệ nên theo trình tự như sau:
- Nghiên cứu bản vẽ chi tiết, kiểm tra lại tính công nghệ của nó.
- Phân loại chi tiết, sắp đặt vào các nhóm.
- Xác định dạng sản xuất.
- Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi.
- Xác định chuẩn và chọn cách định vị, kẹp chặt cho mỗi nguyên công.
- Lập thứ tự các nguyên công.
- Chọn máy cho mỗi nguyên công.
- Tính lượng dư giữa các nguyên công và dung sai nguyên công.
- Chọn dụng cụ cắt và dụng cụ đo lường.
- Chọn đồ gá, nếu cần thì thiết kế đồ gá.
- Xác định chế độ cắt.
- Định bậc thợ.
- Định mức thời gian và nĕng suất, tính toán kinh tế, so sánh phương án.
- Ghi vào phiếu công nghệ, vẽ các sơ đồ nguyên công.
7.4. Một số bước cơ bản khi thiết kế quy trình công nghệ
7.4.1. Kiểm tra tính công nghệ trong kết cấu chi tiết
Tính công nghệ trong kết cấu là một tính chất quan trọng của sản phẩm hoặc
chi tiết cơ khí nhằm đảm bảo lượng tiêu hao kim loại ít nhất, khối lượng gia công
và lắp ráp ít nhất, giá thành chế tạo thấp nhất trong điều kiện và quy mô sản xuất
nhất định.
Khi nghiên cứu nâng cao tính công nghệ của kết cấu cơ khí, ta phải dựa vào
một số cơ sở sau đây:
Tính công nghệ của kết cấu phụ thuộc rất nhiều vào quy mô sản xuất, tính
chất hàng loạt của sản phẩm. Vì quy mô sản xuất và tính hàng loạt quyết định rất
nhiều mức độ hợp lý của việc sử dụng phương pháp công nghệ này hay phương
pháp công nghệ khác trong việc chế tạo sản phẩm. Việc ứng dụng vào thực tế một
phương hướng công nghệ nào đó đòi hỏi phải tiến hành hàng loạt công việc và chi
phí để trang bị máy móc, đồ gá, dụng cụ... Do đó, khi thiết kế phải lưu ý đến tính
công nghệ của kết cấu.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 154
Tính công nghệ của kết cấu cần phải được nghiên cứu đối với toàn bộ sản
phẩm. Nếu chỉ tách riêng từng chi tiết riêng lẻ ra để nghiên cứu tính công nghệ thì
có thể dẫn đến sự thay đổi rất nhiều, có khi xét toàn bộ sản phẩm thì tính công
nghệ trong kết cấu lại kém đi.
Nghiên cứu tính công nghệ của kết cấu phải được đặt ra và giải quyết triệt để
trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất. Vì quá trình sản xuất một mặt hàng rất
phức tạp nên phải được xem xét từng bước về kết cấu để tìm cách giải quyết hợp lý
các vấn đề nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế lớn nhất.
Nghiên cứu tính công nghệ của kết cấu phải tính đến đặc điểm của nơi sẽ sản
xuất ra sản phẩm ấy.
Những điểm trên nói lên tính tương đối về tính công nghệ của kết cấu trong
gia công và lắp ráp. Một kết cấu có tính công nghệ cao ở xí nghiệp này nhưng chưa
hẳn là cao ở xí nghiệp khác.
Trong thực tế, thường dùng hai chỉ tiêu chính là khối lượng lao động và khối
lượng vật liệu tiêu tốn để chế tạo ra sản phẩm.
Đối với quá trình gia công cắt gọt, tính công nghệ của kết cấu chi tiết máy
được xét trên cơ sở các yêu cầu cụ thể như sau:
- Giảm lượng vật liệu cắt gọt bằng cách thiết kế phôi và các bề mặt gia
công hợp lý, xác định chính xác lượng dư gia công, giới hạn khối lượng cắt gọt chỉ
ở những bề mặt quan trọng.
- Giảm quãng đường chạy dao khi cắt.
- Đơn giản hóa kết cấu, đảm bảo gia công kinh tế (tách chi tiết phức tạp
thành các chi tiết đơn giản, dễ gia công, gá được nhiều chi tiết khi gia công).
- Tạo điều kiện sử dụng dụng cụ tiêu chuẩn, thống nhất.
- Đảm bảo dụng cụ cắt làm việc thuận tiện, không bị va đập khi cắt.
- Đảm bảo chi tiết đủ cứng vững, tạo điều kiện cắt gọt với chế độ cắt lớn.
- Góp phần giảm phí tổn điều chỉnh thiết bị, trang bị công nghệ, giảm số
lần gá đặt chi tiết khi gia công.
- Phân biệt rõ ràng giữa bề mặt gia công và bề mặt không gia công.
***. Một số ví dụ về tính công nghệ của chi tiết máy:
- Đảm bảo độ cứng vững khi gia công:
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 155
a) Chi tiết có thành mỏng nên kém cứng vững khi gia công lỗ
b) Chi tiết có thêm gân trợ lực để tĕng cứng vững khi gia công
- Đảm Bảo kết cấu đơn giản, dễ gia công
a) Kết cấu phức tạp, rất khó gia công
b) Kết cấu gồm hai chi tiết nên dễ gia công hơn
- Tiết kiệm vật liệu
a) Kết cấu tốn nhiều vật liệu
b) Kết cấu gồm hai chi tiết
nên tốn ít vật liệu hơn
- Tạo điều kiện nâng cao nĕng suất gia công
Hình 7.1
Hình 7.2
Hình 7.3
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 156
a) Kết cấu hạn chế khả nĕng gia công nhiều chi tiết cùng một lúc
b,c) Kết cấu cho phép gia công nhiều chi tiết cùng một lúc
- Tạo điều kiện dùng dụng cụ cắt tiêu chuẩn để tĕng nĕng suất
a) Sử dụng dao phay ngón để gia công rãnh then nên nĕng suất thấp
b) Sử dụng dao phay đĩa để gia công nên nĕng suất cao hơn
- Phân biệt rõ bề mặt gia công và bề mặt không gia công
a) Kết cấu chưa phân biệt rõ mặt gia công và không gia công
b) Kết cấu hợp lý hơn
7.4.2. Xác định lượng dư gia công
Hình 7.4
Hình 7.5
Hình 7.6
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 157
7.4.2.1. Khái niệm và định nghĩa
Muốn đạt được chi tiết có hình dạng, kích thước và chất lượng theo yêu cầu
kỹ thuật thiết kế ta phải thực hiện gia công qua nhiều nguyên công (hay nhiều
bước). Tại mỗi nguyên công hay mỗi bước ta phải hớt đi một lớp kim loại nhất
định. Lớp kim loại được hớt đi trong quá trình gia công được gọi là lượng dư gia
công.
Lượng dư gia công cơ là lớp kim loại được hớt đi khỏi bề mặt phôi trong quá
trình gia công cơ khí để đạt được những yêu cầu kỹ thuật của chi tiết do người
thiết kế yêu cầu.
Ý Nghĩa: Xác định lượng dư gia công hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế.
+ Lượng dư gia công quá lớn sẽ dẫn đến:
- Tốn vật liệu, làm cho hệ số sử dụng vật liệu giảm xuống.
- Tĕng khối lượng để gia công chi tiết.
- Tốn nĕng lượng điện (vì phải cắt nhiều lần hoặc phải dùng máy có công
suất lớn).
- Hao mòn dụng cụ cắt.
- Máy mòn nhanh.
- Vận chuyển nặng.
Ngoài ra, lượng dư lớn còn gây khó khĕn cho việc gia công trên máy điều
chỉnh sẵn, tĕng biến dạng đàn hồi của hệ thống công nghệ, làm giảm độ chính xác
gia công. Tất cả những yếu tố trên làm cho giá thành của sản phẩm tĕng.
+ Lượng dư gia công quá nhỏ sẽ dẫn đến:
- Lượng dư không đủ để hớt đi sai lệch của phôi.
- Lượng dư quá nhỏ sẽ dẫn đến hiện tượng trượt giữa dao và chi tiết, dao sẽ
bị mòn nhanh, bề mặt gia công không đạt được độ bóng cao.
- Tĕng phế phẩm và tĕng giá thành sản phẩm.
7.4.2.2. Phân loại lượng dư gia công
1. Lượng dư trung gian:
Lượng dư trung gian là lớp kim loại được hớt đi ở mỗi bước hay mỗi nguyên
công. Lượng dư trung gian là hiệu số kích thước do bước hay nguyên công sát
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 158
trước để lại và kích thước do bước (hay nguyên công) đang thực hiện tạo nên. Ta
ký hiệu lượng dư trung gian là Zb.
+ Đối với trường hợp gia công mặt ngoài:
Zb = a – b (7.1)
+ Đối với trường hợp gia công mặt trong:
Zb = b – a (7.2)
Ở đây:- Zb: Lượng dư trung gian.
- a: Kích thước của bước hay nguyên công sát trước để lại
- b: Kích thước của bước hay nguyên côngđang thực hiện tạo nên.
Hình 7.7. lượng dư gia công
a- gia công mặt ngoài; b- gia công mặt trong
2. Lượng dư tổng cộng:
Lượng dư tổng cộng là lớp kim loại cần hớt đi trong tất cả các nguyên
công(hay các bước). Lượng dư tổng cộng được ký hiệu bằng Z0 và bằng hiệu số
kích thước của phôi và của chi tiết.
+ Đối với trường hợp gia công mặt ngoài:
Z0 = ap- act (7.3)
+ Đối với trường hợp gia công mặt trong:
Z0 = act - ap (7.4)
Ở đây : Z0 - Lượng dư tổng cộng.
ap - Kích thước của phôi.
act - Kích thước của chi tiết.
Như vậy lượng dư tổng cộng bằng tổng các lượng dư trung gian:
Z0 = n biZ
1
(7.5)
Ở đây; n là tổng số bước hoặc nguyên công.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 159
3. Lượng dư đối xứng:
Lượng dư đối xứng tồn tại khi gia công các mặt tròn xoay (tròn ngoài, tròn
trong) đối xứng khi gia công các mặt phẳng đối xứng.
Khi gia công mặt tròn ngoài
Zb = 2
ba dd
(7.6)
Hoặc 2Zb = da-db và 2Zb= la-lb (7.7)
Khi gia công mặt tròn trong
Zb = 2
ab dd
(7.8)
Hoặc 2Zb= db-da và Zb= lb -la (7.9)
Ở đây : 2Zb là lượng dư gia công đường kính hoặc lượng dư hai phía khi gia
công các mặt đối xứng;
da và db là kích thước bề mặt ở bước hay nguyên công trước (da) và ở
bước hay nguyên công đang thực hiện (db);
la và lb là kích thước giữa các mặt phẳng ở bước hay nguyên công
trước (la) và ở bước hay nguyên công đang thực hiện (lb).
4. Lượng dư không đối xứng:
Lượng dư không đối xứng tồn tại khi các bề mặt được gia công không phụ
thuộc lẫn nhau (hình 7.9)
Hình 7.8. Lượng dư đối xứng
a- gia công mặt ngoài; b- gia công mặt trong
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 160
Như vậy ta có; Zb1 = a1- b1 (7.10)
Zb2 = a2- b2 (7.11)
Lượng dư gia công một phía là một trường hợp đặc biệt của lượng dư gia công
không đối xứng khi có một bề mặt đối diện không được gia công.
7.4.2.3. Phương pháp xác định lượng dư
Trong ngành chế tạo máy thường áp dụng hai phương pháp xác định lượng dư
gia công: Phương pháp thống kê - kinh nghiệm và phương pháp tính toán - phân
tích.
1. Phương pháp thống kê kinh nghiệm:
Phương pháp thống kê kinh nghiệm được phổ biến trong sản xuất. theo
phương pháp này thì lượng dư gia công được xác định bằng tổng giá tri lượng dư
theo kinh nghiệm. Nhược điểm của phương pháp này là không tính đến điều kiện
gia công cụ thể, nên lượng dư gia công thường lớn hơn giá trị cần thiết.giá trị
lượng dư của các bước (hay nguyên công) được cho trong sổ tay công nghệ chế tạo
máy.
2. Phương pháp tính toán - phân tích:
Phương pháp này dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố tạo thành lượng dư do
giáo sư Kovan đề xuất.
Hình 7.9. Lượng dư không đối xứng
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 161
Khi gia công loạt chi tiết trên máy được điều chỉnh sẵn, vì kích thước của phôi
dao động trong phạm vi dung sai, nghĩa là amin đến amax, cho nên kích thước của chi
tiết đạt được là bmin và bmax. Lượng dư gia công tương ứng là Zbmin và Zbmax (hình
7.10)
Trong trường hợp này ta có:
Zbmin = amin - bmin (7.12)
Zbmax = amax - bmax (7.13)
Thay amax = amin + a và bmax = bmin + b vào công thức (6.13) ta được:
Zbmax = amin + a - bmin - b
Hoặc Zbmax = Zbmin + a - b (7.14)
Đối với trường hợp gia công mặt tròn ngoài đối xứng có các công thức sau:
2Zbmin = Damin - Dbmin (7.15)
2Zbmax = Damax – Damin (7.16)
Khi gia công mặt tròn trong đối xứng (hình 6.5) ta có:
2Zbmin = Dbmax - Damax (7.17)
2Zbmax = Dbmin – Damin (7.18)
Hình 7.10. Phôi có kích thước nhỏ nhất và lớn nhất
Ymax,Ymin-biến dạng lớn nhất và nhỏ nhất;
CH –kích thước điều chỉnh
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 162
Lượng dư trung gian là lượng dư gia công ứng với từng bước công nghệ, phải
đảm bảo loại trừ được các sai số ở bước công nghệ sát trước và sai số gá đặt ở
nguyên công đang thực hiện. Như vậy lượng dư trung gian nhỏ nhất (hình 7.12)
bao gồm các yếu tố sau đây:
- Rza: là chiều cao nhấp nhô do nguyên công hay bước sát trước để lại.
- Ta: là chiều sâu lớp hư hỏng bề mặt do nguyên công hay bước sát trước
để lại.
- ρa: là sai lệch vị trí không gian do nguyên công hay bước sát trước để lại.
sai lệch này là độ cong vênh, độ lệch tâm, độ không song song của chi
tiết.
- b : sai số gá đặt do nguyên công (hay bước) đang thực hiện tạo nên.
Hình 7.11. Phôi có kích thước nhỏ nhất và lớn nhất
Ymax,Ymin – biến dạng lớn nhất và nhỏ nhất;
CH – kích thước điều chỉnh
Hình 7.12. Các yếu tố tạo thành lượng dư gia công
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 163
Như vậy lượng dư nhỏ nhất Zbmin được xác định như sau:
Khi gia công mặt phẳng ngoài không đối xứng:
Zbmin = amin – bmin = (Rza + Ta) + ρa + b (7.19)
Khi gia công mặt phẳng trong không đối xứng:
Zbmin = bmin – amin = (Rza + Ta) + ρa + b (7.20)
Khi gia công mặt phẳng ngoài đối xứng:
2Zbmin = amin – bmin = 2((Rza + Ta) + ρa + b ) (7.21)
Khi gia công mặt phẳng trong đối xứng:
2Zbmin = bmin – amin = 2((Rza + Ta) + ρa + b ) (7.22)
Khi gia công mặt tròn ngoài đối xứng:
2Zbmin – damin – dbmin = 2(( Rza + Ta) + a b ) (7.23)
Vì phương của
a và b không trù ng nhau và khó xác định, cho nên khi tính
2Zbmin để gia công mặt tròn ngoài đối xứng ta phải dùng công thức:
2Zbmin = 2 2 2( )za a a bR T (7.24)
Khi gia công mặt tròn trong đối xứng ta cũng dùng công thức (7.24) để xác
định 2Zbmin.
Tuy nhiên, tùy từng điều kiện gia công cụ thể mà một số yếu tố tạo thành
lượng dư trong các công thức (7.19) (7.24) không tồn tại, do đó các công thức
trên được rút gọn hơn nhiều. xét các trường hợp sau đây:
Sau nguyên công đầu tiên đối với gang và kim loại màu thì Ta = 0, bởi vì
gang và kim loại màu có độ hạt lớn và ít bị biến dạng dẻo, do đó lớp hư hỏng bề
mặt do biến dạng dẻo gây ra không đáng kể.
- Khi chuẩn định vị trùng với bề mặt gia công (như mài vô tâm, doa tùy
động, chuốt lỗ, mài nghiền) thì sai số chuẩn b = 0.
- Bước hay nguyên công lần cuối với mục đích tĕng độ bóng bề mặt thì
2Zbmin= 2Rza hay Zbmin Rza.
- Bề mặt qua nhiệt luyện, sau đó qua mài, khi mài phải giữ laị lớp bề mặt
đã sử lý nhiệt nên đại lượng Ta khi mài sau nhiệt luyện bằng 0.
- Trị số pa tùy thuộc vào dạng phôi và kích thước phôi.
Đối với phôi dập: ρa = 22 ck pp (7.25)
Ở đây: pk là độ lệch của khuôn dập;
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 164
pc là độ cong của đường tâm phôi (phụ thuộc vào chiều dài phôi).
Độ cong của đường tâm phôi pc được xác định theo công thức:
Pc = Lc . (7.26)
Ở đây:
c - độ cong đơn vị ( )/ mmm ;
L - chiều dài của phôi(mm);
Đối với các nguyên công (các bước) tiếp theo cần tính giá trị của sai lệch
không gian còn lại pcl (p1;p2;p3) theo giá trị của sai lệch không gian ban đầu (sai
lệch không gian của phôi pp) có tính đến hệ số giảm sai K.
Ví dụ: sau khi gia công thô thì p1 = 0.06pp; sau khi gia công bán tinh thì p2=
0.04pp; sau khi gia công siêu tinh thì p3 = 0.03pp
7.4.3. Thiết kế các nguyên công
7.4.3.1. Chọn máy
Khi gia công cắt gọt, máy cắt được xác định theo các nguyên tắc sau:
- Máy được chọn phải đảm bảo thực hiện được phương pháp gia công đã xác định,
ứng với chi tiết gia công.
- Máy được chọn phải đảm bảo đạt yêu cầu chất lượng gia công. Thông thường
chọn máy có cấp chính xác lớn hơn cấp chính xác cần thực hiện từ 1 từ 2 cấp.
- Công suất và phạm vi điều chỉnh thông số công nghệ của máy phải tạo điều kiện
gia công tốt, nghĩa là đạt chất lượng và nĕng suất gia công tốt.
- Tùy thuộc vào dạng sản xuất mà chọn máy cho hợp lý. Với sản xuất loạt nhỏ, ta
sử dụng máy vạn nĕng; với sản xuất lớn ta dùng các máy chuyên dùng.
7.4.3.2. Chọn chuẩn, phương án gá đặt phôi và trang bị công nghệ
Chọn chuẩn công nghệ nhằm đảm bảo gá đặt phôi đạt hiệu quả kỹ thuật và
kinh tế cao. Phôi được gá đặt với trang bị công nghệ tiêu chuẩn, trang bị công nghệ
tổ hợp từ các bộ phận tiêu chuẩn hay trang bị công nghệ chuyên dùng.
7.4.3.3. Xác định các thông số công nghệ
Thông số công nghệ cơ bản của quá trình cắt gọt đối với chi tiết máy là: vận
tốc cắt, số vòng quay, lượng chạy dao, chiều sâu cắt, số lần cắt.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 165
Giá trị của các thông số công nghệ phụ thuộc từng phương pháp gia công, từng loại
máy, từng kiểu trang bị công nghệ và tính chất của vật liệu gia công.
Việc xác định thông số công nghệ trong thực tế chủ yếu bằng đồ thị hoặc tra
trong sổ tay, rồi đối chiếu với phạm vi giá trị thực trên máy, kết hợp với việc kiểm
tra lại công suất và nĕng suất gia công.
Để đảm bảo chất lượng gia công và hiệu quả kinh tế, cần xác định giá trị tối
ưu của thông số công nghệ. Nói chung, khi gia công thô thì mục tiêu chủ yếu là đạt
nĕng suất gia công cao; ngược lại khi gia công tinh thì mục tiêu lại là chất lượng
gia công.
7.4.3.4. Xác định thời gian gia công
Thời gian gia công được xác định đảm bảo nguyên tắc tận dụng hiệu quả cao
nhất vốn thời gian làm việc của trang thiết bị, dụng cụ công nghệ và sức lao động.
Trong thực tế, thường xác định thời gian gia công theo hai phương pháp là
bấm giờ và dựa vào định mức tiêu chuẩn. Nói chung, phương pháp bấm giờ sát
thực tế hơn nên đạt hiệu quả tốt hơn vì thời gian cần thiết để thực hiện các công
việc trong quá trình gia công được xác định trên cơ sở quan sát, phân tích từng
động tác.
7.4.3.5. Xác định số lượng máy và công nhân
Số lượng máy cần thiết cho một nguyên công được xác định theo tổng khối
lượng của nguyên công, tính ra tổng giờ máy cần thiết, đối với sản lượng quy định
và vốn thời gian làm việc thực tế hàng nĕm của một máy tùy theo chế độ làm việc
hàng ngày (mấy ca/ngày).
.
.
m
M
T KM
T M
với: + T
m
là tổng giờ máy cần thiết để gia công sản lượng chi tiết (giờ/nĕm).
+ k là hệ số xét đến khả nĕng vượt định mức, tĕng nĕng suất (k = 0,9 _ 0,95).
+ T
M
là vốn thời gian làm việc thực tế của một máy theo chế độ một ca sản
xuất hàng ngày (T
M
= 2200 giờ/nĕm).
+ m là số ca sản xuất hàng ngày (m = 1 đến 3).
+ M là số máy tính toán cần thiết cho nguyên công.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 166
Số lượng công nhân cần thiết cho nguyên công cũng được xác định trên cơ sở
tổng khối lượng lao động của nguyên công hàng nĕm và vốn thời gian làm việc
thực
tế của một công nhân hàng nĕm theo chế độ một ca sản xuất hàng ngày.
.n
c
T kR
T
với: + T
n
là tổng giờ người cần thiết cho cả sản lượng (giờ/nĕm).
+ TC là vốn thời gian làm việc thực tế của một công nhân theo chế độ một ca sản xuất hàng này (TC = 2000 giờ/nĕm).
7.4.4. So sánh các phương án công nghệ
Khi thiết kế quy trình công nghệ gia công cơ các chi tiết máy, điều mong
muốn nhất của chúng ta là đạt hiệu quả kinh tế cao nhất hoặc là tối ưu. Vì vậy, cần
phải tiến hành phân tích tính kinh tế trong thiết kế quy trình công nghệ gia công.
Khi so sánh các phương án công nghệ cần chú ý đến sản lượng giới hạn
(NG). Giá trị NG cho biết phạm vi ứng dụng kinh tế của từng phương án công nghệ.
Khi hai phương án công nghệ có giá thành gia công là G1 và G2 xấp xỉ nhau,
hoặc trong điều kiện thiết bị hiện có thiết kế các phương án công nghệ khác nhau
thì chúng ta phải dựa vào giá thành gia công của nó để so sánh.
Trường hợp 1:
- Phương án công nghệ có số nguyên công khác nhau ít. Khi sản lượng
không đổi, có thể cĕn cứ vào công thức tính giá thành sản phẩm cho chi tiết.
- Phương án công nghệ có nhiều nguyên công khác nhau, cần so sánh giá
thành cả nĕm.
Trường hợp 2:
Khi đầu tư cơ bản của hai phương án khác biệt nhau rất lớn. Lúc này người
ta cĕn cứ vào “thời gian hoàn vốn” để so sánh.
Bài giảng:Kỹ thuật Chế tạo máy GVC. Trương Quang Dũng
Trang 167
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Cho biết ý nghĩa của công việc chuẩn bị sản xuất.
2. Trình bày các tài liệu ban đầu để thiết kế quy trình công nghệ.
3. Trình tự thiết kế một quy trình công nghệ.
4. Trình bày một số bước cơ bản khi thiết kế quy trình công nghệ.
5. Trình bày các phương pháp thiết kế quá trình công nghệ gia công chi tiết máy
6. Một số bước thiết kế cơ bản
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Viết Bình, Nguyễn Ngọc Đào, “Công nghệ chế tạo máy”, Trường ĐH. SPKT
TP.HCM, năm 2000.
[2]. Hồ Viết Bình, Lê Đăng Hoành, Nguyễn Ngọc Đào, “Đồ gá gia công cơ khí”, NXB
Đà Nẵng, năm 2000.
[3]. GS.TS. Trần Văn Địch, “Đồ gá”, NXB KH & KT, 2009.
[4]. GS.TS. Trần Văn Địch, “Sổ tay công nghệ chế tạo máy, Tập 1,2,3”, NXB KH & KT,
2002.
[5]. PGS,TS. Phạm Đăng Phước, “Công nghệ chế tạo máy”, NXB Đà Nẵng, năm 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ky_thuat_che_tao_may_trinh_do_dai_hoc.pdf