ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HOÁ
BÀI GIẢNG
GV NGÔ THỊ MỸ BÌNH
Đà Nẵng, 2007
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Mục lục
Hoá vô cơ 213
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
1.1. Nguyên tố hoá học ....................................................................................... 2
1.1.1. Nguyên tố hoá học ................................................................................ 2
1.1.2. Đồng vị - Thù hình ....
217 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Hóa vô cơ - Ngô Thị Mỹ Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................................................................ 2
1.1.3. Độ phổ biến của các nguyên tố trong tự nhiên ...................................... 2
1.2. Tính bền của nguyên tố phóng xạ ................................................................ 3
1.2.1. Sự phóng xạ ........................................................................................... 3
1.2.2. Các cách phân huỷ phóng xạ ................................................................. 4
1.3. Phản ứng hạt nhân ....................................................................................... 4
1.3.1. Cơ chế phản ứng hạt nhân ...................................................................... 4
1.3.2. Các loại phản ứng hạt nhân .................................................................... 5
1.4. Nguồn gốc hình thành nguyên tố hoá học trên quả đất ................................ 5
1.5. Tổng hợp nhân tạo các nguyên tố trong phòng thí nghiệm ......................... 6
CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI TỔNG QUÁT CÁC CHẤT VÔ CƠ
2.1. Kim loại .... 8
2.1.1. Phân biệt kim loại và không kim loại . 8
2.1.2. Cấu tạo nguyên tử của kim loại .. 8
2.1.3. Cấu trúc tinh thể của kim loại . 8
2.1.4. Liên kết trong kim loại 9
2.1.5. Kim loại chuyển tiếp. Kim loại không chuyển tiếp 9
2.1.6. Tính chất vật lý của kim loại. Thuyết miền năng lượng . 10
2.1.7. Điều kiện để kim loại phản ứng với nước, axit, bazơ, muối ... 12
2.2. Á kim. Phi kim. Khí hiếm . 14
2.3. Hợp chất ... 14
2.3.1. Hợp chất hoá học kim loại .. 14
2.3.2. Hyđrua ..... 15
2.3.3. Oxit .. 16
2.3.4. Hiđroxit .... 16
2.3.5. Muối ..... 17
CHƯƠNG 3: PHỨC CHẤT
3.1. Khái niệm ...... 19
3.1.1. Ion phức ... 19
3.1.2. Phức chất .. 19
3.1.3. Ion trung tâm .... 19
3.1.4. Phối tử .. 19
3.1.5. Cầu nội - Cầu ngoại . 20
3.1.6. Sự phối trí - Số phối trí - Dung lượng phối trí . 20
3.1.7. Phối tử đơn càng - Phối tử đa càng .. 20
3.1.8. Phức vòng càng - Phức đa nhân ... 21
3.1.9. Nội phức ... 21
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Mục lục
Hoá vô cơ 214
3.1.10. Danh pháp của phức ... 21
3.2. Liên kết trong phức chất .... 22
3.2.1. Thuyết liên kết hoá trị (VB) ..... 22
3.2.2. Thuyết trường tinh thể . 25
3.2.3. Thuyết trường phối tử ...... 32
3.3. Tính chất của phức .... 34
3.3.1. Sự phân ly của phức trong dung dịch nước . 34
3.3.2 Tính oxy hoá - khử của phức . 36
3.3.3. Tính axit-bazơ của phức ... 36
CHƯƠNG 4: HIĐRO - NƯỚC
4.1. Hiđro . 37
4.2. Hiđrua .... 40
4.3. Nước . 41
CHƯƠNG 5: NGUYÊN TỐ VÀ CÁC CHẤT NHÓM VII
5.1. Nhóm VIIA (Halogen) .. 45
5.1.1. Đơn chất ... 45
5.1.2. Hợp chất halogen .. 50
5.1.2.1. Hiđro halogenua .. 50
5.1.2.2. Hợp chất oxi axit của clo ..... 53
5.2. Nhóm VIIB 56
5.2.1. Đơn chất ............... 56
5.2.2. Các hợp chất của mangan 58
5.2.2.1. Hợp chất Mn +2 .. 58
5.2.2.2. Hợp chất Mn +4 .. 59
5.2.2.3. Hợp chất Mn +6 .. 60
5.2.2.4. Hợp chất Mn +7 .. 60
CHƯƠNG 6: NGUYÊN TỐ VÀ CÁC CHẤT NHÓM VI
6.1. Nhóm VIA .... 62
6.1.1. Oxi .... 62
6.1.2. Ozôn ..... 64
6.1.3. Hợp chất của oxi ... 66
6.1.3.1. Oxit ..... 66
6.1.3.2. Peoxit. Supeoxit. Ozonit ..... 68
6.1.3.3. Hiđro peoxit 69
6.1.4. Lưu huỳnh .... 71
6.1.5. Hợp chất của lưu huỳnh ... 73
6.1.5.1. Đihiđro sunfua ... 73
6.1.5.2. Sunfus kim loại ... 74
6.1.5.3. Sunfua đioxit- Axit sunfurơ - Muối sunfit ......................................... 76
6.1.5.4. Sunfu trioxit 78
6.1.5.5. Axit sunfuric ... 79
6.1.5.6. Muối sunfat và hiđrosunfat . 81
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Mục lục
Hoá vô cơ 215
6.1.6. Phân nhóm Selen .. 82
6.2. Nhóm VIB . 84
6.2.1. Đơn chất ............... 84
6.2.2. Các hợp chất của crom . 86
6.2.2.1. Hợp chất Cr +3 .... 86
6.2.2.2. Hợp chất Cr +6 .... 88
CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ VÀ CÁC CHẤT NHÓM V
7.1. Nhóm VA ...... 91
7.1.1. Nitơ ....... 91
7.1.2. Hợp chất của nitơ ...... 93
7.1.2.1. Nitrua ....... 93
7.1.2.2. Amoniăc ... 93
7.1.2.3. Axit nitrơ . 96
7.1.2.4. Muối nitrit ... 97
7.1.2.5. Axit nitric 98
7.1.2.6. Muối nitrat .. 100
7.1.3. Phôtpho . 101
7.1.4. Hợp chất của phôtpho ... 104
7.1.4.1. Phôtphin .. 104
7.1.4.2. Phôtpho (III) oxit ........ 105
7.1.4.3. Axit phôtphorơ ................. .................................................................. 106
7.1.4.4. Phôtpho (V) oxit ......... 107
7.1.4.5. Axit phôtphoric .......... 109
7.1.4.6. Muối phôtphat ............................ 111
7.1.5. Giới thiệu phân nhóm Asen ......... 112
7.1.6. Hợp chất của phân nhóm Asen ........ 113
7.2. Nhóm VIB ........ 119
CHƯƠNG 8: NGUYÊN TỐ VÀ CÁC CHẤT NHÓM IV
8.1. Nhóm VA .............. 120
8.1.1. Cacbon .............. 120
8.1.2. Hợp chất của cacbon ............. 124
8.1.2.1. Cacbua ................. 124
8.1.2.2. Cabon oxit ........... 126
8.1.2.3. Cacbon đioxit .......... 127
8.1.2.4. Axit cacbonic .......... 129
8.1.2.5. Hiđro xianua và xianua ....... 129
8.1.2.6. Cacbon tetrahalogenua ............ 130
8.1.3. Silic ........... 131
8.1.4. Hợp chất của silic .................. 133
8.1.4.1. Silan ................. 133
8.1.4.2. Silic tetrahalogenua .......... 134
8.1.4.3. Silic đioxit ................. ................................................................. 135
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Mục lục
Hoá vô cơ 216
8.1.4.4. Axit silixic ................... 136
8.1.4.5. Silicat ........... 136
8.1.4.6. Silixua kim loại ............................... 137
8.1.5. Phân nhóm Gecman ...................... 137
8.2. Nhóm VIB . 144
CHƯƠNG 9: NGUYÊN TỐ VÀ CÁC CHẤT NHÓM III
9.1. Nhóm IIIA ..... 145
9.1.1. Bo ...... 146
9.1.2. Hợp chất của bo .... 147
8.1.2.1. Oxit boric ..... 147
8.1.2.2. Axit boric ..... 148
8.1.2.3. Borat 149
9.1.3. Nhôm . 150
9.1.4. Hợp chất của nhôm 152
9.1.4.1. Nhôm oxit .... 152
9.1.4.2. Nhôm hiđroxit .. 153
9.1.4.3. Nhôm hiđrua .............................................. ......................................... 154
9.1.4.4. Muối nhôm(+3) 155
9.1.5. Phân nhóm Gali ..... 157
9.2. Nhóm IIIB .. 158
9.2.1. Đơn chất ... 159
9.2.2. Hợp chất M(+3) ........... 160
9.2.3. Khảo sát các nguyên tố Lantanit .. 161
9.2.4. Các hợp chất của Lantanit .... 162
9.2.5. Khảo sát các nguyên tố Actinoit .. 163
CHƯƠNG 10: NGUYÊN TỐ VÀ CÁC CHẤT NHÓM II
10.1. Nhóm IIA ...... 165
10.1.1. Đơn chất .............................................................. 165
10.1.2. Hợp chất của kim loại kiềm thổ 170
10.1.2.1. Hiđrua ...... 170
10.1.2.2. Oxit .. 170
10.1.2.3. Peoxit ......................................................... ........................................ 171
10.1.2.4. Hiđroxit ... 172
10.1.3. Các hợp chất quan trọng ... 173
10.1.3.1. Canxi hiđroxit ..... 173
10.1.3.2. Canxi cacbonat .... 173
10.1.3.3. Canxi sunfat 174
10.1.3.4. Clorua vôi ... 174
10.1.4. Nước cứng .. 175
10.2. Nhóm IIB .. 176
10.2.1. Đơn chất ......................................... 176
10.2.2. Các hợp chất ..... 179
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Mục lục
Hoá vô cơ 217
10.2.5.1. Hợp chất +1 . 179
10.2.5.2. Hợp chất +2 . 181
CHƯƠNG 11: NGUYÊN TỐ VÀ CÁC CHẤT NHÓM I
11.1. Nhóm IA ...... 184
11.1.1. Đơn chất ................................................................. 184
11.1.2. Hợp chất của kim loại kiềm 186
11.1.2.1. Oxit. Peoxit ... 186
11.1.2.2. Hiđroxit . 188
11.1.2.3. Muối của các kim loại kiềm .................... ......................................... 191
11.2. Nhóm IB .. 193
11.2.1. Đơn chất ......................................... 194
11.2.2. Các hợp chất ....... 198
11.2.2.1. Hợp chất +1 ... 199
11.2.2.2. Hợp chất +2 ... 200
11.2.2.3. Hợp chất +3 ... 201
CHƯƠNG 12: NGUYÊN TỐ VÀ CÁC CHẤT NHÓM I
12.1. Nhóm VIIIA ........ 204
12.1.1. Đặc điểm chung ...................................................... 204
12.1.2. Heli........................................ 204
12.1.3.Neon ..................... 205
12.1.4. Phân nhóm Kripton . 205
12.2. Nhóm VIIIB .... 206
12.2.1. Khảo sát chung ....................................... 206
12.2.2. Họ sắt .................. 206
12.2.2. Họ platin ............. 210
Tài liệu tham khảo ................. 212
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương1 – Lịch sử các nguyên tố hoá học
Hoá vô cơ 2
CHƯƠNG 1 – LỊCH SỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
1.1. NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
1.1.1. Nguyên tố hoá học
Mendeleev: “Nguyên tố hoá học là dạng các nguyên tử đặc trưng bằng toàn
bộ tính chất xác định. Nếu khái niệm hạt ứng với vật đơn giản thì khái niệm về
nguyên tử ứng với nguyên tố”.
Thuyết nguyên tử: “Nguyên tố hoá học là dạng các nguyên tử có điện tích
hạt nhân xác định”.
Đơn chất: Do các nguyên tử của cùng một nguyên tố kết hợp với nhau tạo
thành. Ví dụ: Na, K, N2, O3, ...
Hợp chất: Do các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau kết hợp với nhau
tạo thành. Ví dụ: CH4, H2O, ...
1.1.2. Đồng vị - Thù hình
* Tính thù hình: Là sự tồn tại của nguyên tố hoá học dưới dạng một số đơn
chất. Các đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố tạo thành gọi là các chất
thù hình.
Nguyên nhân: có thể do số nguyên tử trong cấu tạo khác nhau hoặc có thể
do cấu tạo tinh thể của chúng khác nhau. Ví dụ: O2 và O3, P trắng (cấu tạo tứ
diện) và P đỏ (cấu tạo dạng polime) ...
Các chất thù hình có tính chất lý, hoá khác nhau.
* Đồng vị: Là các nguyên tử có điện tích hạt nhân như nhau nhưng có số
nơtron khác nhau.
Đồng vị là hiện tượng phổ biến của các nguyên tố, đa số các nguyên tố là
hỗn hợp của đồng vị.
Nguyên tử lượng của các nguyên tố thường không phải là số nguyên vì đó
là nguyên tử lượng trung bình của các đồng vị.
Các đồng vị có hoá tính giống nhau, ngoại trừ các đồng vị của H.
Ngày nay, người ta đã biết hơn 270 đồng vị bền và hơn 1000 đồng vị phóng
xạ.
1.1.3. Độ phổ biến các nguyên tố trong tự nhiên
Độ phổ biến của các nguyên tố (Clac): là độ chứa tương đối trung bình của
một nguyên tố hoá học trong vũ trụ mà chúng ta có thể tìm hiểu được.
Độ phổ biến được tính bằng % khối lượng hay % tổng số nguyên tử.
Độ phổ biến Nguyên tố % NT % KL Đồng vị phổ biến nhất
Oxi 58 47,2 O168
Silic 20 27,6 Si2814
Nhôm 6,6 8,8 Al2713
Natri 2,4 2,64 Na2311
Sắt 2,0 5,1 Fe5626
Canxi 2,0 3,6 Ca4020
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương1 – Lịch sử các nguyên tố hoá học
Hoá vô cơ 3
Magie 2,0 2,1 Mg2412
Kali 1,4 2,6 K3919
Titan 0,25 0,6 Ti4822
Photpho 0,05 0,08 P3115
Mangan 0,032 0,09 Mn5525
Lưu huỳnh 0,03 0,05 S3216
Độ phổ biến của một số nguyên tố trong vỏ Quả đất
9 nguyên tố chủ yếu của vỏ Quả đất là O, Si, Al, Na, Fe, Ca, Mg, K, Ti
chiếm khoảng 94,65% tổng số nguyên tử của tất cả các nguyên tố có trong vỏ
Quả đất.
- H, He là 2 nguyên tố phổ biến nhất trong thiên nhiên, vũ trụ chứa khoảng
¾ là H và ¼ là He (theo khối lượng), các nguyên tố còn lại chỉ chiếm khoảng
hơn 1%.
- Độ phổ biến của các hạt nhân nguyên tử trong thiên nhiên giảm nhanh
theo chiều tăng số khối của chúng.
- Độ phổ biến tương đối của các hạt nhân nguyên tử có số proton chẵn cao
hơn so với các hạt nhân nguyên tử có số proton lẻ.
- Với 1 nguyên tố thì số đồng vị có số nơtron chẵn phổ biến nhất, các đồng
vị có số proton và nơtron lẻ ít phổ biến.
Tóm lại: Độ phổ biến của các nguyên tố được quyết định bởi xác suất của
các phản ứng hạt nhân tạo thành chúng và bởi độ bền tương đối của các đồng vị.
1.2. TÍNH BỀN CỦA NGUYÊN TỐ PHÓNG XẠ
1.2.1. Sự phóng xạ
Sự phóng xạ là hiện tượng một số nguyên tố phát ra bức xạ có khả năng
xuyên qua các chất, ion hoá không khí, hoá đen kính ảnh, ...
Năm 1896, Becquerel là người đầu tiên phát hiện tính phóng xạ của
Urani, đến năm 1898 – Mari và Pierre Curie phats hiện tính phóng xạ của Thori.
Sự phóng xạ là sự tự chuyển hoá đồng vị không bền của nguyên tố hoá
học này thành đồng vị của nguyên tố hoá học khác kèm theo sự phóng ra các hạt
sơ cấp hay hạt nhân (ví dụ hạt ).
- Phóng xạ tự nhiên: là sự phóng xạ xảy ra ở các đồng vị thiên nhiên của
các nguyên tố.
Các đồng vị phóng xạ tự nhiên là những nguyên tố nặng nằm sau Bi trong
bảng hệ thống tuần hoàn như 232Th, 235U, ...
- Phóng xạ nhân tạo: năm 1934 – Irène Curie, Frédéric Joliot Curie phát
hiện: nếu bắn phá các nguyên tố nhẹ (B, Mg, Al ...) bằng các hạt sẽ tạo thành
các hạt nhân mới không bền (tạo thành các nguyên tử phóng xạ). Sau đó các hạt
nhân này phân rã phát ra pozitron.
Ví dụ : nPHeAl 10
30
15
4
2
27
13
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương1 – Lịch sử các nguyên tố hoá học
Hoá vô cơ 4
Đồng vị P3015 là đồng vị được điều chế nhân tạo, đồng vị phóng xạ không
bền phân rã tạo thành hạt nhân bền.
eSiP 3014
30
15
Phóng xạ nhân tạo đã góp phần điều chế được hàng trăm đồng vị phóng
xạ của các nguyên tố.
- Chu kỳ bán rã (chu kỳ bán huỷ) T1/2 : là khoảng thời gian cần để một nửa
lượng ban đầu của nguyên tố phóng xạ bị phân rã.
T1/2 : là đại lượng đặc trưng cho thời gian sống của các nguyên tử.
T1/2 biến đổi trong một khoảng rất rộng, từ phần nghìn giây đến hàng tỉ
năm. Ví dụ: T1/2 của Ra là 1620 năm, T1/2 của U là 4,5 tỉ năm.
1.2.2. Các cách phân huỷ phóng xạ
* Phân rã : hạt nhân phóng ra 1e (hạt -) chuyển 1n của hạt nhân thành p
theo sơ đồ: n p + e
Khi phân rã thì điện tích hạt nhân tăng 1 đơn vị, khối lượng không đổi
tạo nên 1 đồng vị có số thứ tự lớn hơn số thứ tự của nguyên tố đầu 1 đơn vị.
Ví dụ : ePaTh 23491
234
90
ePoBi 21084
210
83
* Phân rã pozitron: sự phân rã giải phóng pozitron (hạt +).
Pozitron là hạt cơ bản có điện tích +1 và khối lượng của e.
Sự phân rã + chuyển 1p thành 1n: p n + e+ , làm giảm điện tích hạt
nhân 1 đơn vị, khối lượng không đổi.
Ví dụ : eBC 115
11
6
* Sự chiếm giữ e: làm giảm điện tích hạt nhân 1 đơn vị, số khối không
đổi : p + e- n
e thường bị chiếm giữ là e ở lớp K gần nhân nhất, các lớp L, M ít bị
chiếm giữ e hơn.
Ví dụ : AreK 4018
40
19
* Sự phân rã : là sự tách hạt (nhân He) ra khỏi hạt nhân dẫn đến sự
tạo thành đồng vị của nguyên tố có điện tích hạt nhân nhỏ hơn nguyên tố đầu 2
đơn vị, số khối giảm 4 đơn vị.
Phân rã đặc trưng đối với những nguyên tố nặng.
Ví dụ : HeThU 42
230
90
234
92
* Sự tự phân hạch : là sự tự phân rã hạt nhân của các nguyên tố nặng
thành 2 (hoặc 3, 4) hạt nhân của những nguyên tố nhẹ.
Sự tự phân hạch rất đa dạng, hiện nay đã biết được sự tự phân hạch của 32
đồng vị nguyên tố nặng.
1.3. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN
1.3.1. Cơ chế phản ứng hạt nhân
Trong các phản ứng hạt nhân, ngoài sự phân huỷ phóng xạ còn có sự biến
đổi nguyên tố.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương1 – Lịch sử các nguyên tố hoá học
Hoá vô cơ 5
Phản ứng hạt nhân là sự tương tác của hạt nhân với các hạt sơ cấp (n, p,
photon ) hay với các hạt nhân khác (hạt , dơtron H21 ).
Cơ chế của phản ứng hạt nhân : Một trong những hạt dùng bắn phá bị hạt
nhân của nguyên tử được bắn phá (hạt nhân “bia”) chiếm đoạt tạo thành hạt
nhân phức hợp trung gian có thời gian sống rất ngắn (10-7 giây), hạt nhân phức
hợp này sẽ phóng ra 1 hạt cơ bản hay 1 hạt nhân nhẹ và biến thành đồng vị mới.
Ví dụ : Dùng hạt bắn hạt nhân của nguyên tử N, chuyển N thành O. Hạt
nhân phức hợp trung gian là 1 đồng vị của F (phản ứng hạt nhân của Rutheford
1919).
1.3.2. Các loại phản ứng hạt nhân
Để thực hiện phản ứng hạt nhân, các hạt dùng bắn phá phải có năng lượng
lớn để thắng được lực đẩy Coulomb của hạt nhân. Trong những năm gần đây,
ngành vật lý đã dùng những máy gia tốc tạo nên những hạt có năng lượng lớn
vài tỉ eV. Các phản ứng hạt nhân có thể thực hiện bởi các hạt , p, dơtron.
* Phản ứng của hạt :
HeOHeN 11
17
8
4
2
14
7 hay ThpN
17
8
14
7 ),(
nCHeBe 10
12
6
4
2
9
4 hay CnBe
12
6
9
4 ),(
Ký hiệu phản ứng hạt nhân: bên trái ghi hạt nhân ban đầu, bên phải ghi
hạt nhân thu được, trong ngoặc đơn ghi hạt dùng bắn phá và hạt thu được).
* Phản ứng của hạt proton:
HeFHNe 42
18
9
1
1
21
10
nZnHCu 10
63
30
1
1
63
29
* Phản ứng của dơtron:
HeNaHMg 42
22
11
2
1
24
12
HKHK 11
42
19
2
1
41
19
* Phản ứng của nơtron:
HeLinB 42
7
3
1
0
10
5
ConCo 6027
1
0
59
27
* Phản ứng của photon:
nLiCu 10
62
29
63
29
HMgAl 11
26
12
27
13
1.4. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC TRÊN QUẢ
ĐẤT
Các kết quả nghiên cứu của ngành vật lý hạt nhân, vật lý thiên văn cho
thấy: sự tổng hợp và biến đổi nguyên tố xảy ra trong các giai đoạn tiến hoá của
các ngôi sao.
Trong thiên nhiên, phản ứng hạt nhân diễn ra theo 2 cách:
- Phản ứng nhiệt hạt nhân giữa các hạt tích điện (hạt nhân với hạt cơ bản)
xảy ra ở nhiệt độ rất cao hay từ trường mạnh.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương1 – Lịch sử các nguyên tố hoá học
Hoá vô cơ 6
- Phản ứng hạt nhân xảy ra nhờ các nơtron không cần năng lượng cao.
Sự phát triển của 1 ngôi sao và các quá trình hạt nhân xảy ra theo các giai
đoạn: 1 ngôi sao mới hình thành chủ yếu chứa hiđro, khi xảy ra sự co bên trong
ngôi sao thì nhiệt độ tăng lên rất cao (10 – 20 triệu 0C) lúc này sẽ bắt đầu xuất
hiện các phản ứng hạt nhân biến H thành He: 224 42
1
1
HeH .
Phản ứng này giải phóng năng lượng khổng lồ: 154 triệu kcal/1gH. Nguồn năng
lượng khổng lồ này chủ yếu giữ mặt trời và các ngôi sao ở trạng thái nóng đỏ.
He được tích luỹ dần ở nhân ngôi sao, khi nhiệt độ nhân ngôi sao lớn hơn
150 triệu 0C thì bắt đầu xảy ra các phản ứng nhiệt hạt nhân tạo thành các đồng vị
bền của He, Be, C, O, Ne, ... Những phản ứng có p, n tham gia cũng xảy ra và
các nguyên tố trước Bi tạo thành.
Sự xuất hiện các nguyên tố nặng nhất như urani, thori, cali, ... xảy ra trong
quá trình bùng nổ của các ngôi sao cực mới. Các vụ nổ này giải phóng một năng
lượng khổng lồ, khoảng 4 tỉ độ với thời gian nổ của ngôi sao cực mới khoảng 10
giây, trong khoảng thời gian này sinh ra một lượng lớn hạt có năng lượng cao,
những hạt này đẩy các nơtron ra khỏi hạt nhân tạo nên dòng nơtron mạnh gây ra
phản ứng hấp thu các nơtron bởi các hạt nhân và tạo thành các nguyên tố nặng.
1.5. TỔNG HỢP NHÂN TẠO CÁC NGUYÊN TỐ TRONG PHÒNG THÍ
NGHIỆM
- 1896 Mendeleev tìm ra định luật tuần hoàn chỉ có 63 nguyên tố tự nhiên.
- 1875 – 1925 các nguyên tố đứng trước urani được tìm thấy trong tự
nhiên, trừ các nguyên tố có Z bằng 43, 61, 85, 87 chưa tìm được.
- Tecnexi (Tc) có Z = 43 là nguyên tố đầu tiên được tổng hợp bằng cách
dùng dơtron bắn phá hạt nhân Mo:
nTeHMo 10
99
43
2
1
98
42
Các nguyên tố astatin (At), prometi (Pr), franxi (Fr), ... tiếp tục được tổng
hợp sau đó.
- Các nguyên tố sau urani thường được tổng hợp bằng phản ứng hạt nhân
với sự tham gia của hạt n, , dơtron, ... với năng lượng rất lớn (30 – 40 MeV).
Khi bắn phá urani bằng dòng n trong lò phản ứng hạt nhân có thể thu
được các nguyên tố sau urani đến fecni (Z = 100).
UnU 23992
1
0
238
92
eNpU 23993
239
92
ePuNp 23994
239
93
Và FmAmPuNp 256100
243
95
239
94
239
93 ...
Tổng hợp các nguyên tố nặng nhất dùng các phản ứng có sự tham gia của
hạt và của các ion có nhiều điện tích.
Ví dụ : EsnNU 24699
14
7
238
92 )6,(
MdnEs 256101
246
99 ),(
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương1 – Lịch sử các nguyên tố hoá học
Hoá vô cơ 7
- Năm 1964, một nhóm các nhà bác học đứng đầu là viện sĩ GN. Flerov đã
tổng hợp được đồng vị của nguyên tố 104 (Ku).
nKuNePu 4260104
22
10
242
94
Năm 1970, nguyên tố thứ 105 được tổng hợp bởi Flerov. Những công
trình tổng hợp các nguyên tố nặng hơn vẫn được tiếp tục.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương2 – Phân loại tổng quát các chất vô cơ
Hoá vô cơ 8
CHƯƠNG 2 - PHÂN LOẠI TỔNG QUÁT
CÁC CHẤT VÔ CƠ
Hoá học vô cơ nghiên cứu hầu hết các nguyên tố hoá học và hợp chất của
chúng (trừ phần lớn các hợp chất của cacbon là hợp chất hữu cơ), nên ranh giới
giữa hoá vô cơ và hoá hữu cơ là không rõ ràng. Do đó việc phân loại các chất vô
cơ chỉ là tương đối.
* Sơ đồ phân loại các chất vô cơ:
CÁC CHẤT VÔ CƠ
ĐƠN CHẤT HỢP CHẤT
1. Kim loại 1. Hợp chất hoá học kim loại
2. Á kim 2. Hyđrua
3. Phi kim 3. Oxit
4. Khí hiếm 4. Hyđroxit (axit + bazơ)
5. Muối
6. Phức chất
2.1. KIM LOẠI
2.1.1. Phân biệt kim loại và không kim loại
* Kim loại là những nguyên tố hoá học tạo nên đơn chất có vẻ sáng đặc
biệt (còn gọi là ánh kim), có độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt cao, dễ rèn và dễ dát
mỏng. Những tính chất đặc trưng này của kim loại là do có các electron dịch
chuyển tự do trong mạng lưới tinh thể kim loại.
* Các kim loại có khuynh hướng cho electron tạo thành cation và tính
chất hoá học chung nhất của kim loại là tính khử.
* Các nguyên tố không kim loại là những nguyên tố hoá học không có các
tính chất tạo nên sự đặc trưng của kim loại. Đó là á kim, phi kim, khí hiếm (sẽ
xét ở phần sau).
2.1.2. Cấu tạo nguyên tử của kim loại
- Bán kính nguyên tử kim loại lớn hơn so với bán kính nguyên tử phi kim.
- Lớp vỏ electron hoá trị có ít electron. Đa số kim loại có số electron hoá
trị từ 1 đến 3 electron.
- Với cấu trúc vỏ electron ngoài cùng là s, p (ns, np) thì kim loại thuộc
phân nhóm A. Với cấu trúc vỏ electron ngoài cùng là d, f (nd, nf) thì kim loại
thuộc phân nhóm B.
- Lực hút của hạt nhân với các electron ngoài cùng tương đối yếu, năng
lượng ion hoá thấp nên dễ cho electron. Do đó, tính chất hoá học đặc trưng của
kim loại là tính khử: M - ne- = Mn+
2.1.3. Cấu trúc tinh thể của kim loại:
Kim loại chủ yếu có 3 dạng tinh thể:
- Tinh thể lục phương như Zn, Mg ...
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương2 – Phân loại tổng quát các chất vô cơ
Hoá vô cơ 9
- Tinh thể lập phương tâm diện (tâm mặt) như Ca, Cu, Ag, Al ...
- Tinh thể lập phương tâm khối như Fe, Na, Ba ...
Dạng tinh thể được phân loại dựa trên ô mạng cơ sở. Ô mạng cơ sở là
hình hộp nhỏ nhất được tách ra từ tinh thể mà đỉnh hình hộp là các nút mạng
lưới.
* Tinh thể lục phương có ô mạng cơ sở là khối hình trụ, 2 đáy là hình
lục giác đều, các cạnh: a0 = b0 c0 và các góc = = 900, = 1200.
c
c0
a0 b0 b
a
* Tinh thể lập phương tâm khối có ô mạng cơ sở là khối lập phương, tại
tâm khối lập phương có một nút mạng.
* Tinh thể lập phương tâm diện (tâm mặt) có ô mạng cơ sở là khối lập
phương, ở tâm mỗi mặt của hình lập phương có một nút mạng và có a0 = b0 = c0,
= = =900.
* Nguyên lý sắp xếp đặc khít:
“ Trong tinh thể, các hạt (ion, nguyên tử, phân tử) có khuynh hướng sắp
xếp đặc khít nhất sao cho khoảng không gian tự do giữa chúng là nhỏ nhất.”
2.1.4. Liên kết trong kim loại
- Liên kết trong tinh thể kim loại có bản chất cọng hoá trị với 2 đặc điểm:
+ Liên kết cọng hoá trị không định chỗ cao độ.
+Liên kết cọng hoá trị có nhiều tâm giải toả, được thực hiện bởi những
electron tự do.
Các liên kết có đặc điểm như vậy gọi là liên kết kim loại.
Nhờ liên kết không định chỗ cao độ mà một điện tử hoá trị của một
nguyên tử nào đó (gọi là nguyên tử trung tâm) được xem như cùng một lúc xen
phủ với 8 hay 12 đám mây electron hoá trị của 8 hay 12 nguyên tử sắp xếp sát
ngay nguyên tử trung tâm và gọi là những nguyên tử phối trí. Với kiểu liên kết
này thì một liên kết vừa được hình thành lập tức bị phá bỏ ngay và xây dựng liên
kết mới. Vì vậy trong tinh thể kim loại luôn có một “lớp electron tự do”.
Nhờ những electron tự do mà kim loại có tính dẻo, có ánh kim, dẫn nhiệt,
dẫn điện tốt và bền vững cơ học.
2.1.5. Kim loại chuyển tiếp - Kim loại không chuyển tiếp
2.1.5.1. Khái niệm
Kim loại không chuyển tiếp là những kim loại thuộc nguyên tố s và p có
lớp electron ngoài cùng là: ns1 ... np4.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương2 – Phân loại tổng quát các chất vô cơ
Hoá vô cơ 10
Kim loại chuyển tiếp là những kim loại thuộc nguyên tố d, f : (n-1)d hay
(n-2)f.
- Về vị trí trong bảng HTTH và tính chất hoá học: Kim loại chuyển tiếp
nằm giữa chu kỳ 4, 5, 6 (mỗi chu kỳ có một dãy 10 nguyên tố d) và có tính chất
chuyển tiếp từ nguyên tố s sang p.
Chu kỳ 4: 21Sc 22Ti 23V 24Cr 25Mn 26Fe 27Co 28Ni 29Cu 30Zn (3d)
Chu kỳ 5: 39Y 40Zr 41Nb 42Mo 43Tc 44Ru 45Rh 46Pd 47Ag 48Cd (4d)
Chu kỳ 6: 57La* 72Hf 73Ta 74W 75Re 76Os 77Ir 78Pt 79Au 80Hg (5d)
Nhóm Lanan (4f) và nhóm Actini (5f): gồm có 28 nguyên tố.
- Kim loại không chuyển tiếp thường chỉ có 1 số oxi hoá, nếu có 2 số oxi
hoá thì sai kém 2 đơn vị.
Kim loại chuyển tiếp có nhiều số oxi hoá bất kỳ, dễ tạo phức, ion hiđrat
thường có màu.
2.1.5.2. Đặc điểm cấu hình electron hoá trị của kim loại chuyển tiếp (d)
- Tổng quát: vỏ electron hoá trị của kim loại chuyển tiếp là:(n-1)d110ns12.
Phân lớp (n-1)d có năng lượng tương đương với năng lượng phân lớp ns (E(n-1)d
Ens), vì vậy khi phân lớp (n-1)d chưa đạt cấu hình bán bão hoà (d5) hoặc bão
hoà (d10) thì 1 electron lớp ngoài cùng (ns) chuyển vào để đạt cấu hình bán bão
hoà hoặc bão hoà bền hơn.
Ví dụ: theo quy luật thì vỏ electron hoá trị của Cr là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
3d4 4s2, nhưng để đạt cấu hình bán bão hoà thì Cr chuyển 1 electron ở phân lớp
4s vào phân lớp 3d: 3d5 4s1.
- Những kim loại chuyển tiếp mà vỏ electron hoá trị có cấu hình d510 do
việc chuyển 1 electron từ phân lớp s ngoài cùng vào chưa phải là bền vững hoàn
toàn.
2.1.5.3. Tính chất chung của kim loại chuyển tiếp
- Cũng như kim loại nói chung, kim loại chuyển tiếp có số electron ngoài
cùng ít hơn 3. Trong một dãy từ trái sang phải và trong một nhóm B, tính kim
loại giảm.
- Các kim loại chuyển tiếp thể hiện nhiều số oxi hoá, do khi được kích
thích có một số electron ở phân lớp (n-1)d nhảy lên ns và np thành electron hoá
trị.
Ví dụ: a) Cu: 3d104s1 Cu*: 3d94s2.
electron hoá trị
Sau đó: Cu*: 3d94s2 - 2e- = Cu2+ (3d9)
b) Au: 5d106s1 Au*: 5d8 6s26p1
electron hoá trị
Au*: 5d8 6s26p1 - 3e- = Au3+ (5d8)
- Những kim loại chuyển tiếp d, f chịu sự nén d, f nên bán kính nguyên tử
nhỏ và bán kính ion cũng nhỏ, do vậy ion kim loại chuyển tiếp dù có điện tích
bé cũng dễ dàng tạo phức. Mặt khác các electron hoá trị d thuận lợi cho việc tạo
liên kết trong phức.
2.1.6. Tính chất vật lý của kim loại - Thuyết miền năng lượng
2.1.6.1.Tính chất
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương2 – Phân loại tổng quát các chất vô cơ
Hoá vô cơ 11
- Tất cả các kim loại đều là chất rắn (trừ Hg), có ánh kim, ở trạng thái phân
tán có màu xám sẫm.
- Kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Nhiệt độ tăng lên làm giảm độ
dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại. Một số kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
như: Cu, Au, Ag, Al, ...
- Kim loại có tính dẻo do đặc điểm cấu tạo mạng tinh thể kim loại và liên
kết kim loại: chúng có khả năng thay đổi hình dạng khi chịu tác dụng của lực cơ
học, rồi khi ngừng tác dụng lực kim loại vẫn giữ được nguyên hình dạng đã lấy
được. Ví dụ: Au có thể dát mỏng thành lá cực mỏng trông qua được, có thể kéo
sợi thành sợi mảnh khó thấy được.
- Kim loại có khối lượng riêng lớn, chia làm 2 loại:
+ Kim loại nhẹ có d< 5g/cm3, như Li, Na, Al, ...
+ Kim loại nặng có d >5g/cm3, như Zn, Fe, Cu, ...
- Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại biến đổi trong một khoảng rất rộng
từ -38,870C(Hg) đến 33700C(W).
2.1.6.2. Thuyết miền năng lượng (Thuyết vùng)
- Trong mạng tinh thể kim loại số electron hoá trị rất lớn, tổ hợp tạo thành
các MO có sự sai biệt các mức năng lượng rất bé tạo nên các mức năng lượng
gần như liên tục, gọi là miền năng lượng.
E
1 2 4 N Số nguyên tử
Sự tạo thành các mức năng lượng theo số nguyên tử
- Sự sắp xếp electron vào các mức năng lượng theo thứ tự tăng dần (Pauli,
Kleckowski).
Các electron hoá trị vào các mức năng lượng thấp nhất, đó là miền hoá trị,
các mức năng lượng còn lại không chứa electron tạo thành miền dẫn, giữa miền
hoá trị và miền dẫn có các khe năng lượng gọi là miền cấm (các electron hoá trị
không thể sắp xếp vào).
- Trong kim loại, miền hoá trị và miền dẫn phủ lên nhau và miền hoá trị
chưa đầy electron. Dưới tác dụng của điện trường các electron nhận năng lượng
chuyển sang các mức năng lượng kế cận còn trống tạo nên tính dẫn điện của kim
loại.
- Với các chất cách điện (phi kim), miền cấm có khe năng lượng khá lớn và
miền hoá trị đầy electron. Dưới tác dụng của điện trường các electron hoá trị
không đủ năng lượng để vượt qua miền cấm đến miền dẫn.
- Với chất bán dẫn, miền cấm có khe năng lượng khá nhỏ, miền hoá trị đầy
electron. Dưới tác dụng của điện trường các electron hoá trị ở mức năng lượng
cao của miền hoá trị có thể nhảy lên miền dẫn và tham gia dẫn điện.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương2 – Phân loại tổng quát các chất vô cơ
Hoá vô cơ 12
a a
a
c c
b b b
Kim loại Chất cách điện Chất bán dẫn
a: miền dẫn ; b: miền hoá trị ; c: miền cấm
Khi electron chuyển lên miền dẫn, miền hoá trị sẽ xuất hiện các mức năng
lượng không đủ electron, gọi là các nút trống hay các lỗ.
+ h [ ] +
Trong điện trường các lỗ tương đương với một hạt điện tích dương. Trong
chất bán dẫn, dòng điện là do dòng electron (dẫn n negative) và các lỗ ở miền
hoá trị (dẫn p positive).
2.1.7. Điều kiện để kim loại phản ứng với nước, axit, bazơ, muối
Trong những phản ứng với nước, axit, bazơ, muối thì kim loại là chất khử.
Vì vậy người ta dùng thế khử để xét chiều phản ứng, đồng nghĩa với việc xét
điều kiện kim loại phản ứng với các chất nói trên.
*Các phản ứng của kim loại thường có sự hiện diện của H2O, trong đó có
hoà tan O2, ion H+ do đó liên hệ đến thế điện cực hiđro...0 = - 0,40
E2 = 5
30 = 0,60
- Đơn vị đo năng lượng tách: kcal/mol, kJ/mol, cm-1
1eV = 8068 cm-1 =23,60 kcal/mol
1cal = 4,184 J
* Sự biến đổi năng lượng của các orbital d trong phức tứ diện:
z
y
x
Trong trường hợp này, ngược lại với phức bát diện, các phối tử ở gần các
orbital dxy , dxz và dyz hơn nên các orbital này bị các phối tử đẩy mạnh lên mức
năng lượng cao hơn (E2), còn các orbital d 2z và d 22 yx ở mức năng lượng thấp
(E1).
E
dxydxzdyz
E1 t2g (d )
2/5T
E2 T
3/5T
d 2z d 22 yx eg (d)
Ion tự do Sự tách mức n.lượng
Sự tách năng lượng các orbital d trong phức tứ diện.
Như vậy, sự tách mức năng lượng của các orbital d trong phức tứ diện sẽ
ngược với sự tách mức trong phức bát diện. Nghĩa là, 3 orbital dxy , dxz và dyz bị
đẩy lên mức năng lượng cao là mức t2g với độ tăng là 2/5T=0,4T, còn 2 orbital
d 2z và d 22 yx ở mức năng lượng thấp là mức eg với độ giảm là 3/5T=0,6T.
- Năng lượng tách: T = Et2g – Eeg (T: tetraedre: tứ diện)
T có giá trị nhỏ hơn o.
Caïc (AO)d coï
n.læåüng trung
bçnh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương3 – Phức chất
Hoá vô cơ 28
3.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng thông số tách
Thông số tách năng lượng phụ thuộc vào cấu hình của phức, bản chất
của ion trung tâm và bản chất của phối tử.
- Phức chất bát diện có thông số tách năng lượng o lớn hơn thông số tách
năng lượng T của phức tứ diện. Nếu có cùng phối tử và cùng ion trung tâm thì
T =4/9.o.
- Ion trung tâm:
- Điện tích: ion có điện tích lớn thì có lớn vì điện tích lớn thì hút
mạnh phối tử về phía nó và electron của phối tử đẩy mạnh các electron d gây
nên tách các mức năng lượng lớn. Ví dụ: [Cr(H2O)6]2+ và [Co(NH3)6]2+ có o bé
hơn [Cr(H2O)6]3+ và [Co(NH3)6]3+ tương ứng.
- Kích thước: kích thước ion lớn thì các orbital dễ biến dạng nên thông
số tách tăng, do bán kính lớn của ion trung tâm tạo điều kiện cho các phối tử đến
gần và do đó electron của phối tử gây tách lớn mức năng lượng các orbital d của
ion trung tâm.
- Phối tử:
+ Phối tử có kích thước bé mà điện tích âm lớn thì càng dễ đến gần ion
trung tâm hơn và tác dụng mạnh lên các orbital của ion trung tâm, làm tăng .
+ Những phối tử chỉ có một cặp electron tự do (NH3, CO ...) dễ đến
gần ion trung tâm hơn phối tử có nhiều cặp electron tự do. Do đó những phối tử
có một cặp electron gây trường mạnh làm tăng .
Ảnh hưởng của phối tử được xếp theo chiều tăng của trường lực tác dụng
(tức là tăng ), gọi là dãy phổ hoá học (vì được xác định bằng phương pháp
quang phổ).
I-< Br-< Cl- SCN-< NO3-< F- : phối tử trường yếu
OH-< HCOO-< C2O42-< H2O< NCS-< EDTA4-< NH3 : phối tử trường
trung bình
En< dipy< NO2-< CN- CO : phối tử trường mạnh
En: etylen điamin : NH2CH2CH2NH2
EDTA: axit etylen điamin tetraaxetic
- OOC - CH2 CH2 - COO -
N - CH2- CH2 - N
- OOC - CH2 CH2 - COO -
* Chú ý: SCN-: thioxianato NCS-: iso thioxianato
3.2.2.4. Ảnh hưởng của trường phối tử đến cấu hình electron d của ion
trung tâm
Các electron d của ion trung tâm dưới ảnh hưởng của trường phối tử sẽ
sắp xếp lại trên các orbital d sao cho có lợi về năng lượng theo 2 cách:
+ Xếp tất cả các electron d lên các orbital ở mức năng lượng thấp, theo
nguyên lý bền vững.
+ Phân bố đều lên tất cả các orbital d ứng với quy tắc Hund.
Hai cách này còn tuỳ thuộc vào cấu hình electron d của ion trung tâm:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương3 – Phức chất
Hoá vô cơ 29
- Ion trung tâm có số electron d bé hơn hoặc bằng số orbital ở mức
năng lượng thấp thì phân bố đều các electron lên các orbital đó.
- Ion trung tâm có số electron d lớn hơn số orbital ở mức năng lượng
thấp thì phải xét sự tương quan giữa năng lượng tách và năng lượng P tiêu tốn
trong quá trình ghép đôi electron.
Khi < P thì xếp các electron phân bố đều lên các orbital.
Khi >P thì xếp các electron cặp đôi vào các orbital ở mức năng lượng
thấp.
* Giải thích: Ví dụ xét phân tử phức với ion trung tâm có 2 electron d và
2 orbital có hiệu năng lượng . Có 2 khả năng về sự phân bố electron ở các
orbital trên:
- Nếu 2 electron được phân bố trên 2 orbital khác nhau thì năng lượng
toàn bộ của chúng có giá trị: 2E0 +
- Trong trường hợp ngược lại, 2 electron được ghép chung vào orbital có
năng lượng thấp thì năng lượng toàn bộ là: 2E0 + P
Vì sự phân bố electron được thực hiện theo khả năng nào có lợi về mặt
năng lượng. Nếu 2E0 + < 2E0 + P < P thì 2 electron phân bố trên 2 orbital
khác nhau. Còn nếu 2E0 + > 2E0 + P > P thì 2 electron ghép đôi với nhau.
* Tóm lại, với trường phối tử yếu, gây ra giá trị thông số tách không lớn,
nghĩa là < P thì electron d phân bố đồng đều lên các orbital ở 2 mức năng
lượng, tạo ra phức thuận từ, spin cao. Với trường phối tử mạnh gây ra năng
lượng tách lớn: > P thì electron d được ghép đôi và phân bố tối đa vào orbital
ở mức năng lượng thấp là có lợi về mặt năng lượng.
* Ví dụ:
Xét phức [Fe(H2O)6]2+ và [Fe(CN)6]4-,
cho OH 2 = 124,1 kJ/mol; CN = 394,2 kJ/mol và P 2Fe = 210,2 kJ/mol
26Fe: 3d64s2.
Fe2+: 3d6
+ [Fe(H2O)6]2+ có OH 2 = 124,1 < P = 210,2 ( 6 electron d phân bố đều
trên 5 orbital d.
[Fe(H2O)6]2+: là phức bát diện
eg
t2g
Vậy phức [Fe(H2O)6]2+ có cấu hình t2g4eg2, là phức thuận từ, spin cao.
+ [Fe(CN)6]4- có CN = 394,2 > P = 210,2 nên các electron d được
ghép đôi và phân bố ở mức t2g của phức bát diện.
eg
t2g
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương3 – Phức chất
Hoá vô cơ 30
Vậy phức [Fe(CN)6]4- có cấu hình t2g6eg0, là phức nghịch từ, spin thấp.
BT: Xét cấu hình và từ tính của 2 phức: [CoF6]3- và [Co(NH3)6]3+ .
Với P 3Co =64,3kcal/mol, F =37,1kcal/mol, 3NH =65,8kcal/mol.
* Chú ý: Trong phức bát diện, đối với những ion trung tâm cấu hình
electron là d1, d2, d3, d8, d9, d10 thì cấu hình electron của phức không phụ thuộc
vào giá trị . Đối với các ion trung tâm có cấu hình electron là d4, d5, d6, d7 thì
số electron độc thân phụ thuộc vào tương quan giữa và P, nghĩa là phụ thuộc
vào trường mạnh hay trường yếu.
3.2.2.5. Năng lượng bền hoá bởi trường tinh thể
Khi tạo thành phức, sự sắp xếp lại các electron d của ion trung tâm liên
quan đến năng lượng ghép đôi P và năng lượng tách . Độ bền của phức một
phần phụ thuộc vào tổng năng lượng P+. Tổng năng lượng này gọi là năng
lượng bền hoá cúa phức. Năng lượng bền hoá càng lớn thì phức càng bền, khả
năng phản ứng của phức thấp.
Năng lượng bền hoá chủ yếu phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Cấu hình không gian của phức: bát diện hay tứ diện.
+ Cấu hình electron d của ion trung tâm: số electron d ở các mức năng
lượng cao hay thấp.
- Trường phối tử yếu: < P thì các electron d sắp xếp đều lên các orbital.
- Trường phối tử mạnh: >P từ cấu hình d410 có sự ghép đôi electron d
vào mức năng lượng thấp trước.
Năng lượng bền hoá được tính theo công thức:
Ebh =[nt2g(0,4) - neg (0,6) + xP]
x: số cặp e mới được ghép đôi thêm sau khi tách thành các mức năng lượng.
+ Xét cấu hình d3 : t2g3
eg
t2g
Cả 3 electron độc thân trong phức xếp vào mức t2g không tính Ebh.
+ Xét cấu hình d4 : t2g4 có 1 cặp electron
eg
t2g
Ở mức t2g có sự ghép đôi 1 cặp electron d.
Ebh= 4(0,4) - 0(0,6) + 1.P = 1,6 + P
+ Xét cấu hình d5 : t2g5 có 2 cặp electron
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương3 – Phức chất
Hoá vô cơ 31
eg
t2g
Ebh= 5(0,4) - 0(0,6) + 2.P = 2,0 + 2P
* Từ cấu hình d610 thì đã có sự ghép đôi electron khi ion trung tâm ở
trạng thái tự do.
* Ví dụ 1: Tính năng lượng bền hoá của phức [Fe(H2O)6]2+ và [Fe(CN)6]4-
, cho Fe2+: 3d6, OH 2 = 124,1 kJ/mol; CN = 394,2 kJ/mol và P 2Fe = 210,2
kJ/mol.
Giải: + [Fe(H2O)6]2+ có OH 2 = 124,1 kJ/mol < P = 210,2 kJ/mol
6 electron d phân bố đều trên cả 2 mức năng lương t2g và eg theo quy
tắc Hund.
Cấu hình electron trong phức: t2g4 eg2.
eg
t2g
Ebh= 4 (0,4) - 2(0,6) + 0.P = 0,4
= 0,4 . 124,1 = 49,64 kJ/mol
+ [Fe(CN)6]4- có CN = 394,2 kJ/mol > P = 210,2 kJ/mol nên có sự
ghép đôi electron ở mức t2g. Cấu hình electron trong phức: t2g6 eg0.
eg
t2g
Ebh= 6(0,4) - 0(0,6) + 2.P = 2,4 + 2P
= 2,4 . 394,2 + 2 . 210,2 = 1366,48 kJ/mol
3.2.2.6. Thuyết trường tinh thể giải thích từ tính và màu của phức.
* Giải thích từ tính.
Theo thuyết trường tinh thể thì từ tính của phức là do trong phức, ion
trung tâm có electron độc thân hay không. Nếu có electron độc thân thì thuận từ
và ngược lại.
* Giải thích màu.
Những phức mà ion trung tâm có cấu hình electron d19 thì có màu: Khi
chiếu ánh sáng vào phức thì phức sẽ hấp thụ những tia sáng có năng lượng
tương với năng lượng của thông số tách, electron nhảy từ mức năng lượng thấp
lên mức năng lượng cao, hấp thụ ánh sáng có tần số tương ứng và gây màu.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương3 – Phức chất
Hoá vô cơ 32
Chất màu là những chất hấp thụ những bức xạ nhìn thấy có bước sóng
3960 - 7600Å, vị trí đám hấp thụ xác định màu của phức. Ví dụ: phức
[Ti(H2O)6]3+ thì ion Ti3+ có cấu hình electron là 3d1 và electron được xếp mức
t2g1 eg0 (mức thấp). Khi hấp thụ sóng có bước sóng = 500 nm (5.10-7m) gây ra
màu tím.
- Tính năng lượng lượng tách: năng lượng tách bằng năng lượng tia sáng
được hấp thụ:
= E = h =hc/ và tính cho 1 mol thì:
= NA.
hc = 7
23837
10.5
10.02,6.10.3.10.62,6
= 239 kJ/mol
Màu được hấp thụ Màu trông thấy
Tím Vàng - lục
Lam Vàng
Lục - lam Da cam
Vàng - lục tím
- Những phức mà ion trung tâm có cấu hình d10 (Cu+, Ag+, Zn2+) không
màu, do tất cả các (AO)d đã xếp đầy nên không có electron nhảy từ mức thấp
lên mức cao.
3.2.2.7. Ưu - nhược điểm của thuyết trường tinh thể.
Thuyết trường tinh thể là thuyết cho phép giải thích tốt từ tính, quang phổ
hấp thụ (màu) ... Tuy nhiên nó vẫn còn một số mặt hạn chế:
- Trong số 3 giả thuyết cơ sở của thuyết trường tinh thể, thì giả thuyết thứ
hai hạn chế rất nhiều việc áp dụng thuyết vào đối tượng khảo sát. Theo giả
thuyết này thì không chú ý đến cấu trúc electron của phối tử, mà phối tử chỉ là
nguồn điện trường không đổi đối với ion trung tâm (là điện tích điểm hoặc
lưỡng cực điểm). Do đó, thuyết không mô tả được liên kết đồng hoá trị, nghĩa là
không mô tả được những hiệu ứng trao đổi giữa các electron của phối tử và của
ion trung tâm.
- Thuyết trường tinh thể không thể mô tả được các liên kết kép, nghĩa là
có mặt đồng thời liên kết và liên kết . Khả năng tạo thành liên kết phụ
thuộc vào cấu tạo electron của phối tử.
Do vậy, thuyết này không thể xét đến những phức chất như cacbonyl,
nitrozyl, đa số muối nội phức ...
3.2.3. Thuyết trường phối tử ( thuyết orbital phân tử - MO)
3.2.3.1. Nội dung:
Trong thuyết trường phối tử, thực chất đây là phương pháp orbital phân tử
MO, người ta xét cấu trúc chi tiết vỏ electron hoá trị của cả ion trung tâm (M) và
phối tử (L) khi tạo phức.
Theo thuyết MO, xét liên kết orbital phân tử nhiều tâm giải toả, nghĩa là
electron liên kết chuyển động trong orbital phân tử toàn hệ.
Tư tưởng cơ bản của phương pháp MO là:
- Đa số electron của M và L không tham gia tạo thành MO mà quay xung
quanh nhân riêng biệt, chỉ có những electron hoá trị mới tham gia tạo thành MO.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương3 – Phức chất
Hoá vô cơ 33
- Mỗi hàm sóng phân tử là tổ hợp tuyến tính các hàm sóng nguyên tử:
=
i
i
iiC
1
Ci: hệ số
i: hàm sóng (là AO) thứ i.
- Sự tổ hợp tuyến tính mà dẫn đến sự xen phủ sâu, rộng của các orbital
làm mật độ electron tăng lên thì tạo ra MOlk liên kết có mức năng lượng thấp,
nếu dẫn đến làm giảm mật độ electron giữa 2 nhân thì tạo ra orbital phân tử phản
liên kết (MO*) có mức năng lượng cao hơn.
3.2.3.2. Ví dụ:
Khảo sát phức [Co(NH3)6]3+: phức bát diện
- Xét ion trung tâm Co3+ : 3d6 4s0 4p0
Khi đặt ion Co3+: 3d6 vào trường phối tử bát diện thì năng lượng các
orbital biến đổi: 4s nâng lên mức a1g
4p nâng lên mức t1u
3d tách thành 2 mức eg và t2g.
- Xét sự tổ hợp tuyến tính giữa các orbital của M và L.
+ Orbital 4s ở mức a1g với AO có đôi electron chưa chia xẻ (ghép đôi)
của 6 phối tử. Vì (AO)s có đối xứng cầu nên có thể xen phủ mọi hướng với
orbital khác tạo ra liên kết . Ở đây tạo ra 2 orbital phân tử liên kết (4s2) và
phản liên kết (4s*) Xem giản đồ.
+ 3 orbital 4px, 4py và 4pz ở mức t1u, tổ hợp với các AO của phối tử
tạo ra 6 orbital phân tử MO gồm 3MO liên kết 4Px2, 4Py2, 4Pz2 và 3MO phản
liên kết 4Px*, 4Py*, 4Pz*.
+ 2 orbital d ở mức eg là d 2z và d 22 yx , tổ hợp với các orbital phối tử tạo
2 orbital phân tử liên kết 2 2dz ,
2
)( 22 yxd
và 2 MO phản liên kết 0* 2dz ,
0*
)( 22 yxd
.
* Ba orbital dxy, dxz, dyz định hướng xung quanh đường tiến vào của phối
tử, không có đủ mật độ electron để tạo liên kết, nên đóng vai trò orbital phân tử
không liên kết - ký hiệu: klk.
* Ta có giản đồ năng lượng như sau:
E
4Px*, 4Py*, 4Pz*
t1u 4s*
4p a1g
4s * 2dz ,
*
)( 22 yxd
eg
3d6 t2g klk
2 2dz ,
2
)( 22 yxd
Px, Py, Pz
s
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương3 – Phức chất
Hoá vô cơ 34
Cấu hình electron trong phức bát diện [Co(NH3)6]3+: s2p6d4 klk6.
- Trong giản đồ năng lượng, cách biệt năng lượng giữa 4s* và 4s, giữa
Pxyz
* và Pxyz lớn vì tương tác giữa (AO)4s, (AO)4p của M với L lớn. Còn cách
biệt năng lượng giữa * 2dz ,
*
)( 22 yxd
và 2dz , )( 22 yxd nhỏ hơn nhiều do tương tác
giữa 3d với L yếu hơn.
* Phương pháp MO giải thích tính bền của phức bát diện, chủ yếu là do sự
sắp xếp electron vào orbital không liên kết: khi cả 3 orbital klk có chứa 1 hoặc
2 electron là phức bền nhất. Nên cấu hình bền của phức bát diện là:
12 (klk)3 : mỗi orbital có 1 electron.
12 (klk)6: mỗi orbital có 2 electron.
Phức bát diện có cấu hình khác không bền.
3.3. TÍNH CHẤT CỦA PHỨC CHẤT
3.3.1 Sự phân ly( điện ly) của phức trong dung dịch nước.
Trong dung dịch nước, phức chất cũng phân ly thành cầu nội và cầu ngoại
tương tự như hợp chất đơn giản phân ly thành cation và anion.
Ví dụ: [Ag(NH3)2]Cl [Ag(NH3)2]+ + Cl-
[Ni(NH3)6]Cl2 [Ni(NH3)6]2+ + 2Cl-
Na[Al(OH)4] Na+ + [Al(OH)4]-
Sự điện ly của phức tạo ion phức là sự điện ly sơ cấp. Tiếp theo đó, ion
phức tiếp tục điện ly thành ion trung tâm và phối tử (điện ly thứ cấp).
[Ag(NH3)2]+ [Ag(NH3)]+ + NH3 nấc 1
với hằng số cân bằng của quá trình phân ly :
k1 =
])([
][
23
33
.
NHAg
NHAgNH
C
CC
=kkb1
[Ag(NH3)]+ Ag+ + NH3 nấc 2
với k2 = kkb2 =
][ 3
3
.
AgNH
NHAg
C
CC
Cộng quá trình điện ly nấc 1 và nấc 2 ta có :
[Ag(NH3)2]+ Ag+ + 2NH3 với kkb1,2 =
])([
2
23
3.
NHAg
NHAg
C
CC
kkb1,2 = kkb1 + kkb2 = 6,8. 10-8 ở điều kiện chuẩn.
Hằng số kkb càng lớn thì phức càng phân ly mạnh, ion phức càng kém
bền. Do vậy hằng số kkb (hay k) gọi là hằng số không bền chỉ độ bền của ion
phức trong dung dịch.
Đại đa số ion phức là chất kém điện ly, quá trình phân ly chuyển dịch
mạnh về phía trái (phía của quá trình tạo phức). Để chỉ khả năng tạo phức của
ion trung tâm, người ta dùng hằng số cân bằng của quá trình ngược lại đó gọi là
hằng số bền kb, là nghịch đảo của kkb.
kb =
kbk
1
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương3 – Phức chất
Hoá vô cơ 35
Hằng số kb càng lớn thì phức càng bền.
Kb= c
utioph
b
támtrungion
a
cuphion
CC
C
Ví dụ:
Ag+ + 2NH3 [Ag(NH3)2]+
Kb = 2
])([
3
23
NHAg
NHAg
CC
C
- Khi sự điện ly đạt được cân bằng ta có:
G0 = - RTln Kb = H0 - TS
Trong biểu thức trên, khi Kb càng lớn thì G0 càng bé và phức được tạo
ra càng nhiều.
*Độ bền của phức và độ tan của kết tủa.
Sự tạo phức có ảnh hưởng đến độ tan của của các muối ít tan.
- Xét sự hoà tan của AgCl trong dung dịch NH3:
Ta có: AgCl(r) Ag+dd + Cl- dd TAgCl = 1,8.10-10 (1)
Ag+dd +2NH3 dd [Ag(NH3)2]+ Kb = 1.108 (2)
Cộng (1) và (2) ta có :
AgCl(r) +2NH3 dd [Ag(NH3)2]+ dd + Cl- dd (3)
Hằng số cân bằng (3) :
K = 2
])([
3
23
.
NH
ClNHAg
C
CC
Nhân tử và mẫu của K vớiĠ :
K = AgC . ClC
AgNH
NHAg
CC
C
.2
])([
3
23 = TAgCl Kb = 1,8.10-10 1.108
=1,8.10-2
Nếu hoà tan AgCl trong dung dịch NH3 1M, gọi độ tan của kết tủa đó
dưới dạng ion phức là x ( tính bằng mol/l) ta có:
AgCl + 2NH3 [Ag(NH3)2]+ + Cl-
Cbđ (mol/l) 1 0 0
Ccb (mol/l) 1- 2x x x
K = 2
])([
3
23
.
NH
ClNHAg
C
CC
= 2
2
)21( x
x
=1,8 .10-2
)21( x
x
= 0,13 x = 0,1 (mol/l)
Vậy ])([ 23NHAgC = 0,1 M
Như vậy, ])([ 23NHAgC cân bằng với kết tủa AgCl là khá lớn, nghĩa là AgCl
tan đáng kể trong dung dịch NH3.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương3 – Phức chất
Hoá vô cơ 36
- Tương tự với AgI (TAgI = 8,3.10-17), tìm được độ tan của AgI trong
dung dịch NH3 1M là 9.10-5, nghĩa là AgI không tan trong dung dịch NH3 .
Nhưng nếu thêm I- vào dung dịch [Ag(NH3)2]+ thì xuất hiện kết tủa AgI.
Vậy, hằng số cân bằng của phản ứng giữa kết tủa và phối tử tạo phức phụ
thuộc vào quan hệ giữa tích số tan của chất ít tan và hằng số bền của phức chất.
Một chất rất ít tan chỉ có thể tan khi tạo thành những phức chất rất bền.
3.3.2 Tính oxy hoá - khử của phức chất.
Trong phản ứng oxy - hoá khử luôn có 2 cặp oxy - hoá khử liên hợp và
phản ứng xảy ra theo chiều cặp oxy- hoá khử nào có thể khử cao thì dạng oxy -
hoá của nó bị khử trước.
Ví dụ: 2Na[Au(CN)2] + Zn Na2[Zn(CN)4] + 2Auo
Với 0
/2 ZnZn = - 0,76 V
0
/ AuAu = 0,956 V
Do đó Au+ bị khử : Au+ + 1e- = Auo
Qui luật này vẫn đúng với phức, chỉ khác là ion trung tâm bị phối tử bao
vây nên khó tham gia phản ứng hơn.
Ví dụ : CoCl3 và phức [Co(NH3)6]Cl3 thì trong không khí
3
Co Cl3 dễ
chuyển về
2
Co Cl2 hơn so
3
Co với trong phức.
Sự tạo thành phức chất càng bền càng làm thế điện cực chuẩn của kim
loại càng thấp.
Ví dụ: [Ag(NH3)2]+ + e = Ag + 2NH3 E0 = 0,37 V
[Ag(CN)2]- + e = Ag + 2CN- E0 = -0,29 V
3.3.3 Tính axit - bazơ của phức.
Theo quan điểm axit-bazơ của Bronted: “ Axit là chất có khả năng cho
proton, bazơ là chất có khả năng nhận proton” thì tuỳ theo bản chất của phối tử
mà phức thể hiện tính axit hay bazơ khi ở trong nước.
Ví dụ:
* [Pt(NH3)6]4+ +H2O [Pt(NH3)5(NH2)]3+ +H3O+
phức amiacat phức amit
Trong biến đổi này 1 phân tử NH3 mất 1 proton:
NH3 + H2O NH2- + H3O+
* [Pt(NH3)5(NH2)]3+ + H2O [Pt(NH3)6]4+ + OH-
Phức amiacat và phức amit tạo thành cặp axit- bazơ liên hợp
- Trong phức chất khi, tạo liên kết cho nhận, một phần mật độ e- của phối
tử chuyển dịch về phía ion trung tâm cho nên trong nội bộ của phối tử nhiều
nguyên tử sẽ có sự phân bố lại mật độ e-. Nếu trong phối tử nhiều nguyên tử có
nguyên tử H thì H sẽ có trội điện tích dương và trở nên axit hơn. Bởi vậy, H2O ở
trong cầu nội phức, so với H2O bình thường trong dung dịch, thể hiện tính axit
càng mạnh hơn khi tác dụng cực hoá của ion trung tâm càng mạnh, tức là ion có
điện tích càng lớn và bán kính càng bé.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương4 – Hiđro – Nước
Hoá vô cơ 37
CHƯƠNG 4 - HIĐRO - NƯỚC
4.1. HIĐRO
4.1.1. Cấu tạo nguyên tử và một số đặc điểm
- Hyđrô có cấu trúc electron đơn giản nhất: 1s1. Lớp vỏ electron chỉ bao
gồm 1 electron và nhân chỉ có 1 proton (H+ hay 11P). Electron hoá trị này tương
tác trực tiếp với nhân nên nguyên tử H có 3 khả năng:
+ Mất e- : H - e = H+ H = 313,5 kcal/mol
+ Nhận e-: H + e = H - H = -16,0 kcal/mol
Do có hai khả năng này mà nguyên tố H có thể được xếp vào nhóm I hay
nhóm VII.
+ Tạo cặp electron dùng chung trong liên kết cộng hoá trị, tuỳ
thuộc vào độ âm điện của nguyên tố liên kết với nó mà tạo ra liên kết cộng hoá
trị phân cực hay không phân cực.
Ngoài ra, hyđrô còn có khả năng tạo liên kết bổ sung với các nguyên tố
âm điện lớn đó, gọi là liên kết hyđrô.
- Số oxy hóa có thể có: -1,0,+1, nhưng số oxi hoá thường gặp là: 0 và +1.
4.1.2 Tính chất vật lý
- Ở điều kiện thường, H2 là chất khí không màu, không mùi vị. Phân tử
gồm 2 nguyên tử, năng lượng liên kết lớn ( EH - H = -103 kcal/mol) và độ dài liên
kết H-H là 0,74Å. Phân tử khó phân cực, hyđrô lại nhẹ nhất nên nhiệt độ nóng
chảy và nhiệt độ sôi thấp:
t0nc = -259,10 C; t0s = -252,60 C;
- Hyđro có tốc độ khuếch tán lớn nhất, lớn hơn không khí 3,5 lần H2
dẫn nhiệt rất tốt. Khi dùng H2 để làm nguội thì nhanh hơn 6 lần so với làm nguội
bằng không khí.
- Hyđro ít tan trong nước: chỉ tan 21,5 mlH2/1 lít nước ở 00C.
- Trạng thái kim loại của hyđrô: Khi nén H2 ở áp suất 3 triệu atm ở nhiệt
độ -2700C thì tạo ra trạng thái H2 rắn, có độ dẫn điện cao và một số tính chất nữa
của kim loại.
4.1.3.Tính chất hoá học
* Tính bền nhiệt: Hyđrô ở trạng thái tự nhiên tồn tại ở dạng phân tử H2
nên có độ bền nhiệt lớn (H2 = 2H với H = 103 kcal/mol), khó bị phân huỷ
thành nguyên tử. Ở 20000C chỉ phân huỷ được 0,1%H2, ở 40000C có 62,5%
phân tử H2 bị phân huỷ.
Do vậy, ở điều kiện thường H2 chỉ phản ứng được với flo. Khi đun nóng,
H2 mới phản ứng được với Cl2, Br2, O2, N2, S, kim loại kiềm, kiềm thổ.
* Tính oxy hoá: Khi phản ứng với chất khử mạnh như kim loại kiềm, kiềm
thổ thì hyđrô thể hiện tính oxy hoá.
Ví dụ: 2Na + H2 C
0300
2NaH
2Li + H2 C
0250150 2LiH
Ca + H2 C
0700500 CaH2
Các sản phẩm trên còn được gọi là hyđrua kim loại.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương4 – Hiđro – Nước
Hoá vô cơ 38
Trong phản ứng thể hiện tính oxy hoá: hyđrô nhận electron
H + e - H - H = - 16 kcal/mol
* Tính khử: Khả năng cho electron của hyđrô giống kim loại kiềm, nhưng
năng lượng ion hoá nguyên tử H lớn hơn kim loại kiềm vài ba lần. Do khả năng
này mà có khi H được xếp vào nhóm kim loại kiềm.
Ion H+ có bán kính rất bé (R H = 0,3Å), nhỏ hơn bán kính ion kim loại
kiềm rất nhiều ( R Li = 0,6Å; R Na = 0,95; R K = 1,83Å), lại không có lớp vỏ
electron che chắn nhân nên ion H+ có khả năng gây nhiễu loạn đám mây electron
của nguyên tử (phân tử) môi trường, làm chúng phân cực, rồi H+ kết hợp với
phân tử phân cực.
Ví dụ : H + + H2O = H3O+
H + + NH3 = NH 4
- Ở nhiệt độ cao, H2 khử được nhiều đơn chất, hợp chất :
+ Phản ứng với O2: xảy ra ở nhiệt độ 5500C (ở t0 thường không phản ứng)
2H2 + O2 = 2H2O H = -63 kcal/mol
Khi trộn 2V
2H
và 1V
2O
và cho tiếp xúc với mồi lửa hay tia lửa điện thì
gây nổ mạnh.
+ Hyđrô còn khử được nhiều oxyt kim loại hoạt động như đồng, chì,
sắt, thuỷ ngân ...
CuO + H2 C
0250150 Cu0 + H2O
Fe3O4+ 4H2 C
01000 3Fe + 4H2O
Với những oxyt kim loại hoạt động từ đầu dãy điện hoá đến hết nhôm thì
H2 không khử được chúng.
Chú ý: Trong những phản ứng mà H2 thể hiện tính khử, tính oxy hoá thì
tạo ra hợp chất ion.
Ngoài ra, hyđrô còn tham gia phản ứng tạo hợp chất cộng hoá trị như
HCl, CH4 ... trong trường hợp này hyđro góp chung electron hoá trị.
* So sánh hoạt tính hoá học của H nguyên tử (H0) và H2 phân tử.
Hyđro nguyên tử hoạt động hoá học mạnh hơn nhiều so với hyđro phân
tử: ở điều kiện thường H0 phản ứng được với O2, S, P, As ... khử được nhiều
oxyt kim loại, đẩy được Ag, Cu ra khỏi dung dịch muối bạc, muối đồng, khử
được Mn+7 về Mn+2 ... nhưng H2 không có những phản ứng trên ở điều kiện
thường.
Ví dụ : Xét 2 phản ứng ở nhiệt độ thường
(1) MnO4- + H2 + H + không phản ứng (không làm mất màu thuốc tím)
(2) MnO4- + 5H0 + 3H+ Mn+2 + 4H2O (mất màu tím nhanh chóng)
4.1.4 Trạng thái thiên nhiên - Đồng vị
* Trạng thái thiên nhiên
Lượng lớn hyđrô ở dạng hợp chất rất phổ biến trong vỏ Quả đất, như
trong nước, dầu mỏ, khí thiên nhiên; trong các tổ chức của cơ thể sinh vật.
Trong vũ trụ, hyđrô chiếm một nửa khối lượng mặt trời (mặt trời nặng
khoảng 2.1027 tấn và bức xạ khoảng 35 tỷ năm). Trong các vì sao, hyđrô chiếm
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương4 – Hiđro – Nước
Hoá vô cơ 39
phần lớn khối lượng. Trong lòng các ngôi sao, mặt trời luôn xảy ra phản ứng
tổng hợp hạt nhân.
4 11 H 4 42 He + 2e
+ E = 27 MeV
21 H + 21 H 42 He E = 28,2 MeV
31 H + 21 H He + 10 n E = 17,6 MeV
* Đồng vị: Hyđrô có 3 đồng vị:
+ Proti :11H ( 11p + e- ) chiếm 99,984% (trong mọi hợp chất của hyđrô)
+ Đơteri: 21 H (D) – (11 p + 10 n + e
- ) chiếm 0,016%.
+ Triti : 31 H (T) – (11p + 2 10 n + e
- ) chiếm 10-4 %.
Proti và đơtri là 2 đồng vị bền, còn triti là 2 đồng vị phóng xạ với chu kỳ
bán huỷ là 12,26 năm.
31 H 42 He + ( tia là dòng e
- )
Cả 3 đồng vị đều có tính chất hoá học như nhau vì vỏ electron đều là 1s1.
4.1.5. Điều chế - Ứng dụng
Trong công nghiệp, hyđrô được điều chế từ khí thiên nhiên, than cốc.
- Từ khí thiên nhiên (có hơn 90% là metan): Cho hỗn hợp metan và hơi
nước được đốt nóng đến 800 10000C đi qua xúc tác Ni thì xảy ra phản ứng.
CH4 + H2O CO + H2 H = 50 kcal/mol
Loại CO khỏi H2: Trộn sản phẩm phản ứng với hơi nước ở 450- 5000C, có
xúc tác Fe2O3 được hoạt hoá bằng Cr2O3 hay NiO thì CO sẽ chuyển về CO2.
CO + H2O CO2 + H2 H = - 10 kcal/mol
Trong phản ứng này, để cân bằng chuyển sang phải thì ta phải thừa hơi
nước gấp 4 - 5 lần CO.
Tiếp tục loại CO2 khỏi H2 bằng cách cho hỗn hợp sục vào nước lạnh ở
25atm (nén hỗn hợp ở 25atm sục vào nước lạnh) thì CO2 sẽ tan nhiều trong
nước, còn H2 ít tan sẽ thoát ra và được thu giữ.
Hoặc có thể oxy hoá không hoàn toàn CH4 bằng không khí giàu oxy rồi
loại CO như trên.
2CH4 + O2 2CO + 4H2 H = - 8,5 kcal/mol
- Từ than cốc: Cho hơi nước ở 10000C đi qua than cốc, ta được hỗn hợp
than ướt (có H2O thừa):
C + H2Oh CO + H2 H = 31,0 kcal/mol
Loại CO như trên.
* Trong phòng thí nghiệm: Có 2 cách
+ Cho kim loại tác dụng với axít không oxy hóa (thường dùng Zn + axit)
Ví dụ : Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
Nếu Zn không tinh thiết thì H2 tạo thành có lẫn khí H2S ...có mùi khó
chịu và độc. Vì vậy phải tinh chế H2 bằng cách cho sản phẩm đi qua Cu ở
5000C, để giữ các khí tạp chất lại, rồi tiếp tục cho qua H2SO4 đặc làm khô H2.
+ Điện phân dung dịch loãng gồm hỗn hợp H2SO4 2%, NaOH 25-30%,
KOH 34%.
Thực chất là điện phân nước:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương4 – Hiđro – Nước
Hoá vô cơ 40
Catốt (-) 4H2O + 4e- = 2H2 + 4OH -
Anot (+) 2H2O - 4e- = O2 + 4H +
2H2O đp 2H2 + O2
* Ứng dụng:
- Trong công nghiệp, H2 được dùng để tổng hợp NH3, HCl, CH3OH,
hyđro hoá các hợp chất hữu cơ chưa no, điều chế H2O2 ...
- Hỗn hợp CO + H2 làm nhiên liệu.
- H2 rắn làm nhiên liệu cho động cơ phản lực.
- Hai đồng vị 21 H và 31 H tương lai sẽ là năng lượng điện.
4.2. HYĐRUA
Hyđrua là tên hợp chất của hyđrô với nguyên tố khác. Đuôi "ua" gắn với
nguyên tố âm điện hơn.
* Hyđrua ion: là hyđrua của kim loại có tính khử mạnh (độ âm điện nhỏ)
như LiH, NaH ... trong những hợp chất này, hyđrô có số oxy hoá -1.
Độ bền nhiệt: Trừ LiH có độ bền cao, còn lại các hyđrua ion như NaH,
CaH2 ... đều bị phân huỷ trước khi nóng chảy (Ví dụ: CaH2 phân huỷ ở 5000C
trước khi nóng chảy ở 8160C). Trong khi đó halogen tương ứng nóng chảy ở
nhiệt độ cao mà chưa phân huỷ (CaCl2 nóng chảy ở 7720C).
Để có được hyđrua ion nóng chảy và điện phân ly, người ta tiến hành
trong khí quyển hyđrô, khi đó hyđrua điện ly cho anion hyđrô thực sự.
Ví dụ: NaH = Na+ + H -
Từ H- và H2 ta có 0 2/2 HH = - 2,25V rất âm, nên ion H
- có tính khử rất
mạnh, được dùng làm chất khử trong tổng hợp hữu cơ.
+ Hoá tính: hyđrua kim loại có hoạt tính cao, thuỷ phân mạnh và không
thuận nghịch, thể hiện tính bazơ :
NaH + H2O = NaOH + H2
CaH2 + 2H2O = Ca(OH)2 + 2H2
Hyđrua ion lưỡng tính dễ tạo phức với hyđrua khác:
AlH3 + 3BH3 = Al [BH4]3
* Hyđrua cộng hoá trị (H -X): Phần lớn hợp chất của hyđrô với các
nguyên tố khác là hợp chất cộng hoá trị. Cụ thể là hyđrua của các nguyên tố
nhóm 4, 5, 6, 7 như CH4, NH3, H2S, HCl, HF ... đều là hyđrua cộng hoá trị.
Trong những hợp chất này hyđrô có số oxy hoá là +1.
Tuỳ thuộc độ âm điện của nguyên tố X trong hyđrua mà liên kết X-H
phân cực mạnh hay yếu.
- Tính chất
+ Những hyđrua cọng hoá trị ở điều kiện bình thường là chất khí, chất
lỏng dễ bay hơi.
+ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp vì sự phá vỡ liên kết Van
de Waals, liên kết hyđrô, khi nóng chảy, khi sôi tiêu tốn ít năng lượng.
+ Một số hyđrua như HF, H2O ... do có sự tụ hợp phân tử (HF)n,
(H2O)5 và liên kết hyđrô mạnh nên có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương4 – Hiđro – Nước
Hoá vô cơ 41
* Hyđrua kiểu kim loại: Nhiều kim loại chuyển tiếp hấp thụ khí hyđrô
tạo nên chất rắn có thành phần xác định hoặc biến đổi. Ví dụ: Ở điều kiện bình
thường, 1VPd (Paladi) hấp thụ 700-870 V 2H và tạo ra Pd2H hoặc có thành phần
biến đổi PdHx.
* Tính chất: So với kim loại ban đầu, thì hyđrua kiểu kim loại phản ứng
với oxy và với H2O kém hơn, hyđrua kiểu kim loại dòn hơn, dẫn điện hoặc bán
dẫn điện, bề ngoài giống kim loại (nên gọi là hyđrua kiểu kim loại).
4.3. NƯỚC.
4.3.1. Cấu tạo phân tử
* Theo phương pháp VB: phân tử H2O có cấu tạo góc, phù hợp với trạng
thái lai hoá sp3 của oxi: 1(AO)s lai hoá với 3(AO)p tạo ra 4(AO)sp hướng về 4
đỉnh tứ diện.
Mô hình của sự xen phủ trong phân tử H2O
Nguyên tử oxi dùng 2(AO)sp (mỗi (AO)sp có một electron) để xen phủ
với (AO)1s của 2 nguyên tử hiđro, tạo 2 liên kết . Còn 2(AO)sp có cặp đôi
electron không ...u2S
2Ag + S
C2000
Ag2S
2Au + 3P
0t
Au2P3
- Cu và Ag không phản ứng với kiềm, ngay cả với kiềm nóng chảy, còn
Au bị kiềm nóng chảy ăn mòn.
- Cả 3 kim loại không tác dụng với axit không oxi hoá (trừ HI tạo CuI và
AgI), nhưng tác dụng với dung dịch HCN đậm đặc, giải phóng H2 nhờ tạo phức
bền [M(CN)2]-
Ví dụ : 2Cu + 4HCN = 2H[Cu(CN)2] + H2
- Cu và Ag dễ tan trong axit có tính oxi hoá như HNO3, H2SO4 đặc
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương11 – Nguyên tố và các chất nhóm I
Hoá vô cơ 197
3Ag + 4HNO3 loãng = 3AgNO3 + NO + 2H2O
2Ag + 2H2SO4 đặc = Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
Cu + 4HNO3 đặc = Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
- Au chỉ tan trong axit có tính oxi hoá mãnh liệt như H2SeO4 khan nóng,
hoặc chỉ tan trong dung dịch cường thuỷ, dung dịch HCl có mặt khí Cl2.
Au + HNO3 loãng = H[AuCl4] + 2H2O + NO
2Au + 3Cl2 + 2HCl = 2H[AuCl4]
2Au + 6H2SeO4 C
0200 Au2 (SO4)3 + 3SeO2 + 6H2O
(HNO3 và Cl2: chất oxi hoá, Cl-: phối tử tạo phức)
- Khi có mặt O2 không khí, Cu có thể tan trong dung dịch HCl và dung
dịch NH3 đặc, Cu, Ag, Au có thể tan trong dung dịch kiềm xianua.
2Cu + 4HCl + O2 = 2CuCl2 + 2H2O
2Cu + 8NH3 + O3 + 2H2O = 2[Cu(NH3)4](OH)2
4M + 8KCN + O2 + 2H2O = 4K[M(CN)2] + 4KOH
* Điều chế kim loại nhóm IB
* Điều chế đồng
Cu được luyện từ quặng nghèo chỉ chứa từ 1 - 2%, do đó quá trình luyện
đồng rất phức tạp gồm nhiều giai đoạn.
- Tuyển quặng, làm giàu quặng để tăng hàm lượng Cu đến 12% (thường
dùng quặng caneopirit CuFeS2).
- Nung quặng ở 800 - 8500C để tách bớt lưu huỳnh, một phần sắt chuyển
thành FeO và một phần lớn lưu huỳnh chuyển thành SO2.
2CuFeS2 + O2
0t
2FeO + 2FeS + SO2
2FeS + 5O2
0t
2FeO + 4SO2
2FeS + 3O2
0t
2FeO + 2SO2
- Thêm cát và nấu chảy ở 1200 - 15000C
FeO + SiO2
0t
FeSiO3 (xỉ)
Xỉ nhẹ hơn nổi lên trên, sản phẩm gồm Cu2S và FeS nặng hơn nằm lớp
dưới. Tiếp tục thêm cát và thổi O2 vào, nhiệt độ ở 13000C
2FeS + 3O2
0t
2FeO + 2SO2
FeO + SiO2
0t
FeSiO3
2Cu2S + 3O2
0t
2Cu2O + 2SO2
- Sau đó Cu (+1) bị lưu huỳnh ở dạng sunfua khử thành Cu
2Cu2O + Cu2S
0t
6Cu + SO2
Đồng thô thu được chứa 90 - 95% Cu.
- Tinh chế đồng thô bằng cách oxi hoá tạp chất bởi oxi không khí
4Sb + 3SO2 = 2Sb2O3
2Pb + O2 = 2PbO
2Zn + O2 = 2ZnO
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương11 – Nguyên tố và các chất nhóm I
Hoá vô cơ 198
Cu cũng bị oxi hoá một phần :
4Cu + O2 = 2Cu + CO
Thêm cát để chuyển tạp chất thành xỉ, chuyển Cu2O thành Cu bằng cách
trộn đồng thô lỏng với than gỗ :
Cu2O + C = 2Cu + CO
* Để có Cu tinh khiết thì phải tinh chế theo phương pháp điện phân dung
dịch CuSO4 với anot (+) là những thỏi đồng đỏ và catot (-) là những lá Cu tinh
khiết. Cu tinh khiết thu được chứa đến 99,99% Cu.
* Cu cũng có thế điều chế theo phương pháp thuỷ luyện :
Cu2S + 2Fe2(SO4)3 = 4FeSO4 + 2CuSïO4 + S
Fe + CuSO4 = Cu + FeSO4
* Điều chế bạc
Bạc chủ yếu điều chế bằng các kim loại thô như Cu, Pb, Sn đã được luyện
từ quặng sunfua có chứa Ag2S. Bạc được tách ra theo những phương pháp sau :
- Phương pháp oxi hoá
Hỗn hợp kim loại CtO 02 , oxit kim loại + Ag
- Phương pháp chiết bằng kẽm :
Nếu hỗn hợp kim loại là Pb có chứa Ag thì dựa trên độ tan khác nhau của
Ag và Pb trong Zn. Nung chảy hỗn hợp Pb, Ag, Zn thì Zn kết hợp với Ag tạo
nên các hợp chất như Ag2Zn3, Ag2Zn5 bền- không tan trong Pb nóng chảy. Tách
các hợp chất này ra và đun nóng để Zn bay hơi (9060C), oxi hoá tạp chất chì và
tách khỏi hỗn hợp, thu được Ag thô. Tinh chế Ag thô bằng phương pháp điện
phân.
- Phương pháp phức chất :
Khoảng 20% lượng Ag được điều chế từ quặng chứa Ag2S bằng phương
pháp tạo phức với CN- :
Ag2S + 4NaCN 2Na[Ag(CN)2] + NaS (1)
2NaS + 2NaCN + O2 + 2H2O = 2NaSCN + 4NAOH
(làm (1) chuyển dịch sang phải)
Dùng Zn bụi để kết tủa Ag :
2Na[Ag(CN)2] + Zn = Na2[Zn(CN)4] + 2Ag
* Điều chế vàng
Vàng được tách ra chủ yếu từ vàng tự do ở trong quặng gốc hoặc sa
khoáng theo các phương pháp sau :
- Phương pháp trọng lực: Dựa vào khối lượng riêng khác nhau giữa các
chất, đãi nhiều lần trong máng nước thu được vàng thô.
- Phương pháp tạo hỗn hống: Vàng dễ tạo hỗn hống với thuỷ ngân, tách
được hỗn hống khỏi tạp chất rồi chưng cất thuỷ ngân và thu vàng.
- Phương pháp tạo phức chất: Hoà tan quặng trong dung dịch NaCN hay
KCN và liên tục sục không khí vào, vàng tan dần tạo phức.
4Au + 8NaCN + O2 + 2H2O = 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH
Sau đó dùng Zn bụi để kết tủa Au:
2Na[Au(CN)2] + Zn = Na2[Au(CN)4] + 2Au
11.2.2. Các hợp chất
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương11 – Nguyên tố và các chất nhóm I
Hoá vô cơ 199
11.2.2.1. Hợp chất +1
Ion M+ có cấu hình electron d10, chúng không chỉ là chất nhận mà còn
là chất cho và khả năng cho tăng lên từ Cu+ đến Au+ và độ linh hoạt của
những cặp electron d tăng lên.
Trạng thái oxi hoá +1 là đặc trưng nhất đối với Ag, kém đặc trưng hơn đối
với Cu và kém đặc trưng nhất là đối với Au.
a) Oxit M2O
- Đều là chất bột, Cu2O màu đỏ, Ag2O màu nâu - đen và Au2O màu tím
(Au2O là hỗn hợp của Au và Au2O3).
- Cu2O rất bền nhiệt (nóng chảy ở 12400C) nhưng Ag2O và Au2O kém
bền, ở trên 2000C thì Au2O phân huỷ thành nguyên tố, ở trên 2200C Au2O phân
huỷ thành Au và Au2O3.
- Các M2O đều ít tan trong nước, tan trong dung dịch kiềm tạo cuprit,
acgentit và orit tương ứng.
M2O + 2NaOH + H2O = 2Na[M(OH)2]
- Trong dung dịch NH3 đậm đặc, Cu2O và Ag2O tan tạo phức amoniacat.
M2O + NH3 + H2O = 2[M(NH3)2]OH
Còn Au2O tạo Au3N.NH3 là kết tủa đen không bền, phân huỷ nổ khi đun nóng.
- Trong dung dịch HCl đậm đặc, Cu2O tan tạo phức H[CuCl2]
Cu2O + 4HClđặc = 2H[CuCl2] + H2O
b) Hiđroxit MOH
- Các MOH không bền nhất là AgOH và AuOH
Vi dụ : 2AgOH = Ag2O + H2O
- Một phần Ag2O tan trong nước làm dung dịch có tính kiềm
Ag2O + H2O 2AgOH = 2Ag+ + 2OH-
Thực tế muối AgNO3 không bị thuỷ phân, chứng tỏ AgOH là chất kiềm
mạnh.
c) Muối M+
- Đa số muối M(+1) dạng tinh thể đều ít tan trong nước.
- Trong nước, chỉ có muối Ag+ là tương đối bền, còn muối Cu+ và Au+ tự
phân huỷ. 2Cu+ Cu + Cu2+ E0 = +0,35V
3Au+ 2Au + Au3+ E0 = +0,3V
Tuy nhiên, Cu+ và Au+ được làm bền khi ở trong nước bằng cách tạo kết
tủa ít tan như CuI, CuCN, AuI, AuCN hoặc tạo ion phức tương đối bền như:
[Cu(NH3)2]+, [CuX2]-, (X: Cl-, Br-, I-, CN-), [Au(CN)2]- nhờ khả năng nhận của
các anion I-, CN-
* Một số muối quan trọng thường gặp:
+ CuCl: Tinh thể màu trắng, bền với nhiệt và ít tan trong nước
(t0nc = 4300C, t0s = 13590C).
- CuCl ít tan trong nước lạnh nhưng phân huỷ trong nước nóng.
CuClrắn Cu+(dd) + Cl-
2Cu+ + 4H2O Cu(R) + [Cu(H2O)4]2+
- Tan dễ trong dung dịch đặc của NH3, HCl, NH4Cl và MCl (M là
kim loại kiềm).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương11 – Nguyên tố và các chất nhóm I
Hoá vô cơ 200
2CuCl + 2NH3đ = [Cu(NH3)2]Cl
CuCl + HCl = H[CuCl2]
- Dễ bị oxi hoá tạo Cu(+2)
4[Cu(NH3)2]+ + O2 + H2O + 8NH3 = 4[Cu(NH3)4]2+ + 4OH-
- Trong dung dịch NH3 hoặc HCl, dung dịch CuCl hấp thụ khí CO
tạo phức dạng đime [Cu(Cl)(CO)H2O]2, khi đun nóng phức này phân huỷ giải
phóng khí CO.
Trong dung dịch HCl, CuCl có thể hấp thụ khí PH3 tạo phức [Cu(PH3)]Cl,
trong dung dịch NH3 có thể hấp thụ C2H2 hay hấp thụ chất R - C C - R tạo
Cu2C2 hay R - C C - Cu là những kết tủa đỏ dễ phân huỷ nổ khi đun nóng.
+ AgNO3: là muối bạc thông dụng nhất, không màu, t0nc = 209,70C, dễ tan
trong nước và độ tan biến đổi nhiều theo nhiệt độ, tan trong ete, etylic, axeton.
- Phân huỷ ở 3000C
2AgNO3 = 2Ag + 2NO2 + O2
- Dễ bị khử thành kim loại bởi những chất hữu cơ như giấy,
glucozơ, focmanđehit ...
2[Ag(NH3)2]NO3+H2O+ HCHO=2Ag + HCOONH4 +NH3+ 2NH4NO3
d) Sự tạo phức
Các hợp chất M(+1) dễ tạo thành phức, các phức này dễ tan và bền hơn
hợp chất ban đầu.
Ví dụ : MCl + 2NH3 = [M(NH3)2]Cl
MI + 2KCN = K[Ag(CN)2] + KI
AgBr + 2Na2S2O3 = Na3[Ag(S2O3)2] + NaBr
11.2.2.2. Hợp chất M(+2): Cu2+
Trạng thái oxi hoá +2 rất đặc trưng với đồng, do đó có rất nhiều hợp chất
của Cu(II) nhưng có rất ít hợp chất của Ag(II) và không có hợp chất Au(II). Vì
vậy, trong phần này chỉ xét các hợp chất Cu(II).
a) Đồng (II) oxit : CuO
- CuO là chất bột màu đen, nóng chảy ở 10260C và trên nhiệt độ đó thì bị
phân huỷ. 4CuO
0t
2Cu2O + O2
- CuO không tan trong nước, tan dễ trong dung dịch axit tạo muối Cu (II)
CuO + 2HCl = CuCl2 + H2O
Tan trong dung dịch NH3 tạo phức amoniacat :
CuO + NH3 + H2O = [Cu(NH3)4](OH)2
- Đung nóng với dung dịch SnCl2, FeCl2 thì CuO bị khử thành muối Cu(I)
2CuO + SnCl2
0t
2CuCl + SnO2
3CuO + 2FeCl2
0t
2CuCl + CuCl2 + Fe2O3
- Khi đun nóng, CuO bị H2, CO, NH3, C khử thành Cu.
Ví dụ : CuO + CO C0300 Cu + CO2
3CuO + 2NH3(k) C5000 3Cu + N2 + 3H2O
- CuO thể hiện tính lưỡng tính khi tan trong kiềm nóng chảy tạo thành
cuprit: M2CuO2, M2CuO3 và MCuO2
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương11 – Nguyên tố và các chất nhóm I
Hoá vô cơ 201
Ví dụ : CuO + 2NaOHnc C01000 Na2CuO2 + H2O
- CuO được điều chế trực tiếp từ đơn chất hoặc bằng cách nhiệt phân
hđroxit, nitrat hay cacbonat.
2Cu + O2 dư C0600 2CuO
Cu(OH)2 C08050 CuO + H2O
2Cu(NO3)2
0t
2CuO + 4NO2 + O2
b) Đồng (II) hiđroxit : Cu(OH)2
- Cu(OH)2 là kết tủa bông màu lam, dễ mất nước biến thành oxit khi đun nóng:
Cu(OH)2
0t
CuO + H2O
- Không tan trong nước nhưng tan dễ trong dung dịch axit, dung dịch NH3
đặc và chỉ tan trong dung dịch kiềm 40% khi đun nóng.
Cu(OH)2 + 2H+ = Cu2+ + 2H2O
Cu(OH)2 + 4NH3 = [Cu(NH3)4](OH)2
Cu(OH)2 + 2NaOH = Na2[Cu(OH)4]
* Cu(OH)2 được điều chế bằng cách cho dung dịch Cu2+ tác dụng với
dung dịch kiềm.
Cu2+ + 2OH- = Cu(OH)2
c) Muối đồng (II)
- Đa số muối đồng (II) dễ tan trong nước, bị thuỷ phân và khi kết tinh từ
dung dịch thường ở dạng hiđrat. Dung dịch loãng của Cu2+ có màu lam là màu
của [Cu(H2O)6]2+ , nhưng khi ở trạng thái rắn các muối đồng (II) có màu khác
nhau.
- Ion Cu2+ là chất tạo phức mạnh, những phức thường gặp là [CuX3]- với
X là F, Cl, Br, [Cu(NH3)4]2+, [Cu(C2O4)2]2-, [Cu(en)2]2+ với en là etylenđiamin:
H2N - (CH2)2 - NH2.
- Trong nước Cu2+ không dễ chuyển thành Cu+ nhưng khi có mặt những
anion có khả năng tạo hợp chất ít tan với Cu+ thì khả năng oxi hoá của Cu2+ tăng
lên.
Ví dụ : 2CuSO4 + 4NaI = 2CuI + I2 + 2Na2SO4
2CuSO4 + 4NaCN = 2CuCN + (CN)2 + 2Na2SO4
- Khi thêm NH3 vào dung dịch Cu2+ thì những phân tử H2O trong
[Cu(H2O)6]2+ lần lượt bị thay thế dễ dàng bởi những phân tử NH3 tạo những ion
phức [Cu(NH3)(H2O)5]2+ ... [Cu(NH3)4(H2O)2]2+, nhưng sự thay thế NH3 thứ 5
và 6 gặp khó khăn.
* Những muối Cu2+ quan trọng và thường gặp là : CuCl2 và CuSO4
11.2.2.3. Hợp chất M(+3) : Au+3
Trạng thái oxi hoá +3 là đặc trưng nhất đối với vàng. Những hợp chất của
Au(III) đều nhất là oxi hoá mạnh.
a) Vàng (III) oxit : Au2O3
- Au2O3 là chất bột nâu, kém bền, phân huỷ dưới tác dụng của ánh sáng
hoặc khi đun nóng đến 1600C.
2Au2O3
0t
4Au + 3O2
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương11 – Nguyên tố và các chất nhóm I
Hoá vô cơ 202
- Không tan trong nước. Thể hiện tính lưỡng tính với axit đặc và kiềm đặc
Au2O3 + 8HClđặc = 2H[AuCl4] + 3H2O
Au2O3 + 2NaOHđặc, nóng + 3H2O = 2Na[Au(OH)4]
- Bị H2 và CO khử khi đun nóng :
Au2O3 + 3H2 C2600 2Au + 3H2O
Au2O3 + 3CO C1000 2Au + 3CO2
* Au2O3 được tạo ra khi làm mất nước của Au(OH)3 ở 1500C trong chân
không. 2Au(OH)3
C150
chánkhäng
0
Au2O3 + 3H2O
b) Vàng (III) hiđroxit : Au(OH)3
- Au(OH)3 là chất bột màu nâu đỏ, không tan trong nước, ở nhiệt độ
thường mất dần nước biến thành dạng meta AuOOH, khi đun nóng biến thành
Au2O3.
- Có tính lưỡng tính :
Au(OH)3 + NaOH = Na[Au(OH)4]
Au(OH)3 + 2H2SO4 = Na[Au(SO2)2] + 3H2O
Au(OH)3 + 4HNO3 = H[Au(NO2)4] + 3H2O
* Au(OH)3 được tạo nên khi cho dung dịch muối Au3+ tác dụng với dung
dịch kiềm.
c) Vàng clorua : AuCl3
- AuCl3 ở dạng tinh thể có màu đỏ ngọc, có cấu tạo đime ở trạng thái rắn
và hơi.
- Khi đun nóng trên 1750C tạo AuCl, dến 2900C phân huỷ thành nguyên
tố : Au2Cl6
0t
2AuCl + 2Cl2
Au2Cl6
C2900
2Au + 3Cl2
- Tan trong nước, rượu và ete. Khi tan trong nước bị thuỷ phân một phần
tạo dung dịch màu da cam.
AuCl3 + H2O H[Au(OH)Cl3] (Axit hiđroxotricloroauric)
- Tác dụng với axit tạo phức
AuCl3 + HCl H[AuCl4] (Axit tetracloroauric)
- Kết hợp với muối clorua kim loại kiềm tạo phức M[AuCl4]
Ví dụ : AuCl3 + NaCl = Na[AuCl4]
- AuCl3 có tính oxi hoá mạnh :
Ví dụ : 2AuCl3 + 3H2O2 = 2Au + SO2 + 6HCl
AuCl3 + 3FeSO4 = Au + Fe2(SO4)3 + FeCl3
AuCl3 + 4Na2S2O2 = Na3[Au(S2O3)2]+ Na2S4O6 + 3NaCl
Cl
Cl
Au
Cl
Cl
Cl
Cl
Au
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương11 – Nguyên tố và các chất nhóm I
Hoá vô cơ 203
* AuCl3 được điều chế bằng cách cho Au bột tác dụng khí Cl2 ở 2500C
hoặc đun nóng H[AuCl4].4H2O ở 1200C.
2Au + 3Cl2 C250 0 2AuCl3
H[AuCl4].4H2O C120 0 AuCl3 + HCl + 4H2O
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương12 – Nguyên tố và các chất nhóm VIII
Hoá vô cơ 204
CHƯƠNG 12 – NGUYÊN TỐ VÀ CÁC CHẤT NHÓM VIII
12.1. NHÓM VIIIA
12.1.1. Đặc điểm chung
Gồm các nguyên tố: heli (He), neon (Ne), argon (Ar), kripton (Kr),
xenon (Xe) và radon (Rn).
He Ne Ar Kr Xe Rn
Cấu hình e 1s2 2s22p6 3s23p6 4s24p6 5s25p6 6s26p6
Rnguyên tử (Ǻ) 1,22 1,6 1,92 1,98 2,18 2,2
I1 (eV) 24,59 21,56 15,76 14 12,13 10,75
%Vtrong không khí 5.10-4 16.10-4 0,93 10-4 10-5 10-12
- Các khí hiếm có lớp e ngoài cùng bão hoà: ns2np6, nên nguyên tử khí
hiếm bền không kết hợp thành phân tử.
- Hoạt tính hoá học của các khí hiếm rất thấp, hầu như không tham gia
phản ứng hoá học (nên khí hiếm còn được gọi là khí trơ). Trước đây người ta
cho rằng các khí hiếm không tạo liên kết với các nguyên tố khác. Tuy nhiên,
trong thời gian gần đây, người ta đã điều chế được các hợp chất của khí hiếm
như: XeF2, XeF3, XeF4, XeF6, ..., XeO3, XeO4, ..., XePtF6.
- Các khí hiếm dễ tan trong nước, tính tan tăng dần từ He đến Rn; dễ tan
hơn trong dung môi hữu cơ: rượu, benzen ...
- Trong không khí hàm lượng khí hiếm rất bé. Trong quang phổ của mặt
trời có He, Rn là sản phẩm của phân rã phóng xạ radi (Ra).
Rayleigh phát hiện ra khí Ar không khí khi tính khối lượng riêng của
không khí 1892.
- Các khí hiếm có màu đặc trưng trong ống phóng điện: He – vàng, Ne –
đỏ, Ar – lam nhạt hơi đỏ, Kr – tím, Xe – lam.
12.1.2. Heli
Tính chất lý học của He giống H2: chất khí, có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng
chảy rất thấp(t0s = -2690C; t0nc = -2720C); He tinh thể có mạng lục phương; ít
tan trong nước và các dung môi hữu cơ (ở 00C: 10mlHe/lit H2O).
Ở điều kiện thường, He trơ về mặt hoá học, khi bị kích thích mạnh (phóng
điện ...) sẽ tạo thành ion phân tử He2+, ion này không bền, khi nhận thêm 1e sẽ
phân huỷ cho He.
He2+ + 1e 2He
He là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ được tạo thành do phản ứng
nhiệt hạt nhân
224 42
1
1 pHeH
Trong công nghiệp, He được điều chế từ các khí thiên nhiên bằng phương
pháp làm lạnh ở nhiệt độ rất thấp.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương12 – Nguyên tố và các chất nhóm VIII
Hoá vô cơ 205
He được dùng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm vật lý làm chất tải
lạnh, dùng trong nhiệt kế đo khoảng nhiệt độ thấp (180K), dùng trong lĩnh vực
năng lượng nguyên tử do tính trơ và khả năng chiếm giữ nơtron của He, tạo môi
trường trơ ...
12.1.3. Neon - Argon
Giống He, Ne và Ar có các orbital hoá trị bão hoà e nhưng Ne, Ar có độ
phân cực của nguyên tử lớn hơn so với He, do đó có khuynh hướng tạo liên kết
giữa các phân tử.
Ne, Ar có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi rất thấp, chỉ kém He, H2.
Độ tan và khả năng hấp phụ của Ne, Ar lớn hơn He; Ne, Ar tinh thể có
mạng lập phương tâm diện.
Ở điều kiện thường, Ne và Ar trơ về mặt hoá học. Khi bị kích thích mạnh,
chúng tạo phân tử Ne2+, Ar2+.
Ar tạo thành các hợp chất xâm nhập phân tử (kiểu Clarat) với H2O,
phenol, toluen, ... ở áp suất cao.
Ne cùng với He được điều chế khi làm lạnh không khí ở nhiệt độ rất thấp.
Ar cũng được điều chế từ không khí lỏng.
Ne và Ar được dùng trong công nghiệp kỹ thuật điện (đèn huỳnh quang,
đèn quảng cáo, đèn ổn áp, tế bào quang điện ...). Ar dùng tạo khí quyển trơ trong
quá trình luyện kim và trong hoá học, sở dụng trong ngành năng lượng hạt
nhân ...
12.1.4. Phân nhóm Kripton
Kr Xe Rn
t0nc (0C) - 157 - 112 - 71
t0s (0C) - 153 - 108 - 62
Độ tan (ml)/lit H2O - 500 -
Đơn chất:
- Có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt sôi thấp. Từ Kr đến Rn có sự tăng độ phân
cực của các phân tử nên nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy lớn hơn Ne, Ar.
- Từ He đến Rn: tính tan trong nước, trong các dung môi hữu cơ, khả
năng hấp phụ tăng.
- Kr, Xe, Rn tạo hợp chất xâm nhập với H2O, chất hữu cơ. Độ bền các
hợp chất xâm nhập tăng theo dãy: Ar.6H2O; Kr.6H2O; Xe.6H2O
- Trong công nghiệp, Kr, Xe được tách ra từ không khí.
- Kr được sử dụng trong kỹ thuật điện chân không.
- Hỗn hợp Kr, Xe dùng trong các loại đèn ống khác nhau.
- Rn dùng điều trị các khối u ác tính bằng phương pháp phóng xạ.
Hợp chất:
* Hợp chất +2:
Hợp chất được biết là các florua được điều chế từ các đơn chất.
Xe + F2
0t XeF2
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương12 – Nguyên tố và các chất nhóm VIII
Hoá vô cơ 206
Các florua có dạng đường thẳng, là những chất rắn không màu, bền.
Các florua bị nhiệt phân, tạo các hợp chất cọng hoá trị giống muối.
2XeF2
0t XeF4 + Xe
XeF2 + 2SbF5 = Xe[SbF6]2
* Hợp chất +4:
Ngày nay đã điều chế được các florua KrF4, XeF4 ... và oxoflorua XeOF2.
XeF4 cấu tạo vuông phẳng, ứng với sự lai hoá sp3d2 của Xe.
F F
Xe
F F
Các hợp chất +4 là những chất oxi hoá mạnh, dễ phân tích.
XeF4 + 2HF + Pt = H2[PtF6] + Xe
3XeF4
0t 2XeF6 + Xe
* Hợp chất +6:
Với Xe có: XeF6, XeO3, XeOF4, ..., Xe(OH)6 ...
XeF6 có cấu tạo bát diện (lệch) ứng với lai hoá sp3d2f, là những tinh thể
không màu, bền, hoạt động hoá học mạnh.
XeO3 có cấu tạo tháp tam giác, hợp chất màu trắng, không bay hơi, dễ nổ.
Các florua, oxit, hiđroxit của Xe (+6) là những hợp chất axit.
XeF6 + 6H2O = Xe(OH)6 + 6HF
XeO3 + Ba(OH)2 = BaXeO4 + H2O
Xe(OH)6 + 3Ba(OH)2 = Ba3XeO6 + 6H2O
Hợp chất Xe(+6) là những chất khử oxi mạnh.
XeO3 + 4NaOH + O3 = Na4XeO6 + O2 + 2H2O
* Hợp chất +8: XeF8, XeO4
XeO4: cấu tạo tứ diện, ở điều kiện thường – phân huỷ chậm.
4XeO4 = 2Xe + 2XeO3 + 5O2
Được điều chế bằng cách:
2H2SO4 + Ba2XeO6 = 2BaSO4 + XeO4 + 2H2O
Kết luận: Khi tăng số oxi hoá của Xe, độ bền của các hợp chất giống muối, các
hợp chất bậc 2 giảm, độ bền các ion phức tăng.
12.2. NHÓM VIIIB
12.2.1. Khảo sát chung
- Họ Fe : Fe, Co, Ni
- Họ Pt : Ru, Rh, Pd, Os, Ir, Pt
- Các nguyên tố nhóm VIIIB : phần lớn có 2e lớp ngoài cùng (trừ Ru :
4d75s1, Rh : 4d85s1, Pd : 4d10), do đó mức oxi hoá đặc trưng 2, 3, 4 ; mức oxi hoá
cao hơn không đặc trưng.
- Nguyên tố VIIIB : kim loại, có khả năng hấp phụ nên được dùng làm
xúc tác.
12.2.2. Họ sắt
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương12 – Nguyên tố và các chất nhóm VIII
Hoá vô cơ 207
Fe Co Ni
Cấu hình e 3d64s2 3d74s2 3d84s2
Rnguyên tử (Ǻ) 1,26 1,25 1,24
I1 (eV) 7,89 7,87 7,63
I2 (eV) 16,2 17,1 18,15
I3 (eV) 30,6 33,5 35,16
- Các nguyên tố họ Fe là những nguyên tố d, có 2e ngoài cùng mức oxi
hoá đặc trưng là 2; 3. Ngoài ra còn có Fe(0), Fe(+6), Ru(+4), Os(+8).
- Là những kim loại hoạt động trung bình, tính kim loại giảm từ Fe đến
Ni.
Đơn chất
Kim loại họ Fe là những kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, có tính
thuận từ.
Fe có 4 dạng thù hình: Fe , , , ; trong đó dạng bền là Fe - mạng lập
phương tâm khối.
* Hoá tính:
Với phi kim: tuỳ thuộc hoạt tính của phi kim và điều kiện phản ứng; Fe có
thể tạo thành dung dịch rắn (C, Si, N, B, ...); hợp chất giống kim loại (Fe3C,
Fe4N ...) hay hợp chất giống muối (FeF2, FeCl2, FeS).
Ví dụ: Fe nung đỏ cháy trong O2, phản ứng mạnh với Cl2:
3Fe + 2O2 = Fe3O4
(3Fe + 2O2 + nH2O = Fe3O4.nH2O)
2Fe + 3Cl2 = 2FeCl3
Fe + S = FeS
Với dung dịch axit: Fe, Co, Ni đứng trước H trong dãy điện hoá do đó
các kim loại tan được trong dung dịch HCl, H2SO4: Fe phản ứng nhanh; Co, Ni
chậm.
Fe + 2HCl = FeCl2 + H2
Fe + H2SO4 = FeSO4 + H2
Fe tan trong HNO3 loãng; H2SO4 đặc nóng:
Fe + 4HNO3 = Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
2Fe + 6H2SO4 = Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Với HNO3 đặc, H2SO4 đặc, nguội: Fe bị thụ động.
Với H2O: ở nhiệt độ cao, Fe đẩy được H2 ra khỏi nước.
3Fe + 4H2O = Fe3O4 + 4H2
Với dung dịch muối: Fe, Co, Ni đẩy được các kim loại có tính khử yếu
hơn ra khỏi muối của nó:
Fe + CuSO4 = Cu + FeSO4
Sắt là nguyên tố phổ biến trong vỏ Quả đất, thường tồn tại dưới dạng các
quặng: quặng sắt nâu HFeO2.nH2O; quặng sắt đỏ hematit Fe2O3; quặng sắt từ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương12 – Nguyên tố và các chất nhóm VIII
Hoá vô cơ 208
manhetit Fe3O4; quặng xiđerit FeCO3 ... Đôi khi cũng gặp sắt tự do trong các
thiên thể hay Quả đất.
Sắt được sử dụng trong thực tế không phải dạng nguyên chất mà là dạng
hợp kim của Fe với C và với các chất phụ gia khác đó là gang và thép. Gang là
hợp kim của Fe với C (có 2 – 4% C) và thép (có 2% C).
Gang được điều chế bằng cách khử oxi của quặng sắt trong lò cao:
Fe2O3 + 3CO = 3Fe + 3CO2
Từ gang loại C dư và các tạp chất có hại như S, P bằng cách chuyển
chúng thành oxit bay ra ngoài như CO, CO2 hay tan vào xỉ.
Sắt có vai trò rất quan trong, nó là kim loại cơ sở của mọi ngành kỷ thuật.
Trong công nghiệp chế tạo máy, thiết bị, dụng cụ ... sắt luôn được dùng dưới
dạng hợp kim. Gang được dùng để đúc các dụng cụ, luyện thép. Thép dùng để
chế tạo các bộ phận thông thường của máy móc, bù loong, đinh, ...; thép rất
cứng dùng chế tạo các công cụ như đục, lưỡi phay ... Ngoài ra, còn có những
loại thép đặc biệt (dẻo, bền nhiệt, bền hoá học ...) dùng để chế tạo các thiết bị,
máy móc, nhiều dụng cụ đặc biệt.
Hợp chất
* Hợp chất M(CO)n
Tương tự các nguyên tố Mn, Cr ... các nguyên tố của họ Fe tạo được hợp
chất M(CO)n bởi liên kết cho nhận.
Ví dụ: Đun nóng bọt Fe, sục khí CO ở 150 – 2000C, 100atm:
Fe + 5CO = Fe(CO)5
Pentacacbonyl sắt
Fe(CO)5 có cấu tạo khối tháp tam giác kép, ứng với sự lai hoá dsp3.
3d 4s 4p
Khi đun nóng, cacbonyl bị phân huỷ nên chúng được dùng điều chế kim
loại tinh khiết.
Khi cacbonyl bị oxy hoá hay khử, các nhóm CO được thay thế:
Fe(CO)5 + 2Na = Na2[Fe(CO)4] + CO
Fe(CO)5 + I2 = [Fe(CO)4]I2 + CO
* Hợp chất M(+2):
Tính khử oxi giảm theo thứ tự Fe(+2) Co(+2) Ni(+2).
Fe(+2) có số phối trí đặc trưng là 6, cấu trúc bát diện.
dsp3
Fe
CO
CO
CO
CO
CO
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương12 – Nguyên tố và các chất nhóm VIII
Hoá vô cơ 209
Oxit: FeO (đen), CoO (xanh xám), NiO (xanh lá cây).
Các MO đều là oxit bazơ, không tan trong nước, dễ tan trong axit.
FeO + 2HCl = FeCl2 + H2O
NiO + H2SO4 = NiSO4 + H2O
Hiđroxit: Fe(OH)2, Co(OH)2, Ni(OH)2.
Các M(OH)2 được tạo thành từ muối M(+2) tác dụng với dung dịch kiềm:
M2+ + 2OH- = M(OH)2
Là các hiđroxit bazơ không tan trong nước, dễ tan trong dung dịch axit.
Fe(OH)2 + H2SO4 = FeSO4 + 2H2O
Ni(OH)2 + H2SO4 = NiSO4 + 2H2O
Fe(OH)2 dễ bị oxi hoá thành Fe(OH)3, Co(OH)2 bị oxi hoá chậm, còn
Ni(OH)2 không bị oxi hoá.
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O = 4Fe(OH)3
Muối: muối Fe(+2) dễ bị oxi hoá, Co(+2) và Ni(+2) không bị oxi hoá.
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 = 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
4FeSO4 + O2 + 2H2O = 4Fe(OH)(SO4)
Trong dung dịch, muối Fe(+2) cá màu xanh lục nhạt, Co(+2) có màu hồng
và Ni(+2) có màu xanh lá cây.
Muối Fe(+2) được điều chế dưới dạng muối kép FeSO4.(NH4)2SO4.6H2O
(muối Mo).
Muối quan trọng là FeSO4.7H2O: dùng để diệt sâu bọ, chế phẩm nhuộm
vô cơ.
Phức chất: các hợp chất M(+2) dễ tạo phức.
- Phức chất CN-: khi cho muối M(+2) tác dụng với KCN dư.
FeSO4 + 2KCN = Fe(CN)2 + K2SO4
Fe(CN)2 + 4KCN = K4[Fe(CN)6]
Hexaxiano ferat(II) kali: chất kết tinh màu vàng, dễ tan. Nếu [Fe(CN)6]4-
tác dụng với Fe3+ thì tạo kết tủa màu xanh (được dùng để xác định ion Fe3+ trong
dung dịch).
4Fe3+ + 3[Fe(CN)6]4- = Fe4[Fe(CN)6]3
- Phức chất NH3: khi cho muối M(+2) tác dụng với NH3 dư.
NiSO4 + 6NH3 = [Ni(NH3)6]SO4
Với Fe(+2), Co(+2) tạo phức amin kém bền, dễ bị thuỷ phân nhất là phức
amin của Fe(+2).
[Fe(NH3)6]SO4 + 2H2O Fe(OH)2 + 4NH3 + (NH4)2SO4
- Phức chất H2O: khi cho muối M(+2) tan trong dung dịch axit loãng.
FeCO3 + 2H3O+ + 3H2O = [Fe(H2O)6]2+ + CO2
Ion [Fe(H2O)6]2+ có màu lục nhạt, dễ bị oxi hoá
5[Fe(H2O)6]2+ + MnO4- + 8H3O+ = 5[Fe(H2O)6]2+ + [Mn(H2O)6]2+ + 6H2O
Phản ứng trên được dùng để xác định Fe(+2) ...
* Hợp chất M(+3):
Oxit: M2O3 đều không tan trong nước, Co2O3, Ni2O3 có tính oxi hoá
mạnh.
Ni2O3 + 6HCl = 2NiCl2 + Cl2 + 3H2O
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương12 – Nguyên tố và các chất nhóm VIII
Hoá vô cơ 210
Fe2O3 được điều chế bằng cách nhiệt phân Fe(OH)3.
2Fe(OH)3 = Fe2O3 + 3H2O
Co2O3, Ni2O3 điều chế bằng cách nung nóng Co(NO3)2, Ni(NO3)2.
Fe2O3 có màu đỏ được dùng làm bột màu, chất độn trong sản xuất cao su.
Hiđroxit: Fe(OH)3, Co(OH)3, Ni(OH)3.
M(OH)3 đều không tan trong nước, dễ tan trong dung dịch axit.
Co(OH)3, Ni(OH)3 có tính oxi hoá mạnh sẽ cho muối M(+2).
4Co(OH)3 + 4H2SO4 = 4CoSO4 + O2 + 10H2O
Khi nung nóng các M(OH)3 bị nhiệt phân
2Fe(OH)3 = Fe2O3 + 3H2O
Muối: muối quan trọng là Fe(+3).
Đa số muối Fe(+3) dễ tan trong nước, dễ bị thuỷ phân.
FeCl3 + 3H2O Fe(OH)3 + 3HCl
Khi đun nóng dung dịch, kết tủa nâu đỏ Fe(OH)3 xuất hiện. Để ngăn sự
thuỷ phân phải axit hoá môi trường (cho axit vào dung dịch muối Fe3+).
Muối Fe3+ oxi hoá được một số chất khử như KI, H2S ...
2FeCl3 + 2KI = 2FeCl2 + I2 + 2KCl
Phản ứng trên được dùng để định lượng Fe trong phân tích.
Phức chất: các muối M(+3) dễ tạo phức chất.
- Phức chất: cho muối M(+3) tác dụng với KCN.
Fe3+ + 6KCN = K3[Fe(CN)6] + 3K+
Phức [Fe(CN)6]3- tác dụng với Fe2+ tạo kết tủa màu xanh tuôcbin (dùng để
xác định Fe2+).
3Fe2+ + 2[Fe(CN)6]3- = Fe3[Fe(CN)6]2
- Phức NH3, NO2: Co3+ tạo phức bền [Co(NH3)6]3+, [Co(NO2)6]3-.
[Co(NO2)6]3- tác dụng với ion K+ sẽ tạo kết tủa: được dùng để nhận biết
ion K+ trong dung dịch.
3K+ + [Co(NO2)6]3- = K3[Co(NO2)6]
12.2.3. Họ platin
Ru Rh Pd Os Ir Pt
Cấu hình e 4d75s1 4d85s1 4d10 5d66s2 5d76s2 5d96s1
Rnguyên tử (Ǻ) 1,34 1,34 1,37 1,35 1,38 1,38
I1 (eV) 7,37 7,46 8,34 8,5 8,9 8,9
I2 (eV) 16,8 18,1 19,4 19,0 18,6 18,6
Độ phổ biến (%NT) 9.10-7 2.10-7 2.10-7 5.10-7 9.10-9 5.10-8
Đơn chất:
Các kim loại nhóm Pt là kim loại hiếm. Trong thiên nhiên, chỉ gặp các
kim loại này ở trạng thái tự do và tất cả chúng thường đi với nhau: Pt gặp trong
các hợp kim tự nhiên (dung dịch rắn) có chứa một ít các kim loại khác Ir, Pd,
Rh, Fe, Ni, ...
Do cấu hình e và sự rất giống nhau về tính chất, các nguyên tố Pt chia làm
3 cặp: Ru – Os, Rh – Ir, Pd – Pt.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương12 – Nguyên tố và các chất nhóm VIII
Hoá vô cơ 211
Dạng đơn chất các kim loại nhóm Pt là kim loại trắng, có ánh kim, có khả
năng hấp phụ được nhiều chất, đặc biệt là H2.
Kim loại hị Pt có nhiều số oxi hoá, trong đó số oxi hoá 4 là đặc trưng, đối
với Os, Ru mức oxi hoá 8 cũng được đặc trưng.
Về mặt hoá học, kim loại họ Pt rất bền, dung dịch axit HNO3 chỉ hoà tan
được Pd, Pt tan được trong nước cường toan, các kim loại còn lại không tan
trong bất kỳ axit, hỗn hợp axit nào, chỉ tan trong kiềm nóng chảy khi có mặt chất
oxi hoá.
3Pt + 4HNO3 + 18HCl = 3H2[PtCl6] + 4NO + 8H2O
Hợp chất:
* Hợp chất M(+2):
Số phối trí của hợp chất M(+2) bằng 4, cấu hình vuông phẳng: MO,
M(OH)2, MCl2, M(CO)2.
Ví dụ: PdCl2
Các hợp chất M(+2) đều có màu : MO, M(OH)2 - đen, PdCl2 - đỏ ...
Pd(+2), Pt(+2) tạo phức với NH3 rất bền :
MCl2 + 4NH3 = [M(NH3)4]Cl2
M(+2) đồng thời có trong thành phần cation và anion phức :
[Pt(NH3)4][PtCl4] – màu xanh lục
[Pd(NH3)4][PdCl4] – màu đỏ
Ngoài ra còn tạo nhiều phức trung tính : [M(NH3)2A2]- (A : Cl-, Br-, NO2-)
Các dẫn xuất Pt(+2) tương đối dễ bị oxi hoá, ngược lại Pd(+2) dễ bị khử.
PdCl2 + CO + H2O = Pd + CO2 + 2HCl
* Hợp chất M(+4) : Pd(+2), Pt(+2)
Số phối trí của M(+4) bằng 6, cấu hình bát diện
Ví dụ : [Pt(NH3)6]Cl4, [Pt(NH3)5Cl]Cl3 ...
Những hợp chất đơn giản của Pt(+4) có tính axit trội hơn tính bazơ.
Pt(OH)4 + 2NaOH = Na2[Pt(OH)6]
Pt(OH)4 + 6HCl = H2[PtCl6] + 4H2O
Pd, Pt dùng để chế tạo chén nung chống gỉ, làm nhiệt kế điện trở cặp nhiệt
điện, công tắc điện. Pt dùng làm anot không tan. Pt, Pd được sử dụng làm chất
xúc tác, đồ trang sức, ...
Cl
Cl
Pd Pd
Cl Cl
Cl Cl
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tài liệu tham khảo
Hoá vô cơ 212
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ (Tập 1,2,3), NXB Giáo Dục, 2000.
2. Lê Mậu Quyền, Hóa học vô cơ, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2004.
3. Lê Mậu Quyền, Bài tập Hóa học vô cơ, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội,
2004.
4. Nguyễn Đức Vận, Hóa học vô cơ (Tập 1,2,3), NXB Khoa học và kỹ thuật Hà
Nội, 2004.
5. Nguyễn Đức Vận, Bài tập Hóa học vô cơ, NXB Giáo Dục, 1983.
6. Nguyễn Đình Soa, Hóa vô cơ, NXB ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh,2005.
7. Nguyễn Trọng Uyển, Hóa học vô cơ, NXB ĐH Sư phạm, 2003.
8. N.X. Acmetop, Hóa vô cơ (Phần 1,2), NXB ĐH & THCN, 1977.
9. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt, Hóa học vô cơ (Quyển 1,2), NXB Giáo Dục,
2007-2008.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_hoa_vo_co_ngo_thi_my_binh.pdf