Bài giảng Hàn hồ quang tay cơ bản (Trình độ Bậc 1)

1 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH SƠ CẤP MÔN HỌC/MÔ ĐUN: HÀN HỒ QUANG TAY CƠ BẢN NGÀNH/NGHỀ: HÀN HỒ QUANG TAY TRÌNH ĐỘ: BẬC 1 Lào Cai, năm 2019 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1 2

pdf142 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Hàn hồ quang tay cơ bản (Trình độ Bậc 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình mô đun “Hàn điện cơ bản” được biên soạn theo đề cương chương trình chi tiết đào tạo sơ cấp nghề Hàn hồ quang tay do hiệu trưởng trường Cao đẳng Lào Cai ban hành ngày tháng năm 2019. Trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề Hàn hồ quang tay , mô đun “Hàn hồ quang tay cơ bản” là mô đun có vai trò quan trọng giúp cho người học các kiến thức cơ bản và trọng tâm về kỹ thuật hàn điện hồ quang tay, hình thành nên kỹ năng nghề nghiệp. Đây cũng là mô đun cơ bản để tiếp thu những kiến thức và kỹ năng của công nghệ hàn tiên tiến và hiện đại. Khi biên soạn giáo trình. Chúng tôi luôn bám sát theo đề cương chương trình chi tiết; nội dung được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối liên hệ logíc chặt chẽ. Tuy vậy giáo trình cũng chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo, nên người dạy, người học có thể tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đối với ngành học để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn. Khi biên soạn, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến mô đun và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với thực hành để giáo trình có tính thực tiễn cao. Trong quá trình biên soạn mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót do thời gian biên soạn còn ngắn và trình độ còn hạn chế. Rất mong được sự góp ý của người sử dụng để giáo trình được hoàn thiện hơn. Lào Cai, tháng năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Hoàng Đức Lượng 3 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Hàn hồ quang tay cơ bản Mã mô đun: MĐ 01 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ, Thực hành: 58 giờ, kiểm tra: 2 giờ) I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun này được bố trí sau đầu tiên để hình thành kỹ năng cơ bản của học sinh. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Là mô đun có vai trò quan trọng giúp cho người học các kiến thức cơ bản và trọng tâm về kỹ thuật hàn điện hồ quang tay, hình thành nên kỹ năng nghề nghiệp. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được những kiến thức cơ bản về Hàn hồ quang tay + Trình bày được đặc điểm và trình tự thực hiện các loại mối hàn + So sánh được kỹ thuật hàn các liên kết ở các vị trí khác nhau: 1F, 1G, 2F, + Trình bày được một số quy định an toàn trong hàn điện. - Kỹ năng: + Vận hành thiết bị thành thạo đúng trình tự; + Hàn được các mối hàn cơ bản 1F, 1G, 2F, đúng trình tự đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt; + Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp. 4 NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Bài 1: Những kiến thức cơ bản khi hàn điện hồ quang 1. Sơ lược về ký hiệu, quy ước của mối hàn. 1.1 Cách biểu diễn mối hàn trên bản vẽ. a. Không phụ thuộc vào phương pháp hàn các mối hàn trên bản vẽ được quy ước và biểu diễn như sau: Mối hàn nhìn thấy được biểu diễn – Nét cơ bản (Hình 15.1.1a,b). Mối hàn khuất được biểu diễn – Nét đứt (Hình 15.1.1c). Hình 15.1.1: Biểu diễn mối hàn trên bản vẽ b. Không phụ thuộc vào phương pháp hàn, các điểm hàn (các mối hàn điểm) trên bản vẽ được quy ước như sau: Điểm nhìn thấy được biểu diễn bằng dấu “+” (hình 15.1.1d) dấu này được biểu thị bằng “nét liền cơ bản” (hình 15.1.1e). c. Để chỉ mối hàn hay điểm hàn quy ước dùng một “đường dóng” và nét gạch ngang của đường dóng. Nét gạch ngang này được kẻ song song với đường bằng của bản vẽ, tận cùng của đường dóng có một nửa mũi tên chỉ vào vị trí của mối hàn. d. Để biểu diễn mối hàn nhiều lớp quy ước dùng các đường viền riêng và các chữ số “La Mã“ để chỉ thứ tự lớp hàn (hình 15.1.2). e. Đối với những mối hàn phi tiêu chuẩn (do người thiết kế qui định) cần phải chỉ dẫn kích thước các phần tử kết cấu chung trên bản vẽ (hình 15.1.3) 5 g. Giới hạn của mối hàn quy ước biểu thị bằng nét liền cơ bản còn giới hạn các phần tử kết cấu của mối hàn biểu thị bằng nét liền mảnh. 1.2 Quy ước ký hiệu mối hàn trên bản vẽ: a. Cấu trúc quy ước ký hiệu mối hàn tiêu chuẩn (hình 15.1.4): Hình 15.1.4 Quy ước ký hiệu mối hàn tiêu chuẩn b. Cấu trúc quy định ký hiệu mối hàn phi tiêu chuẩn chỉ dẫn trên hình 15.1.5. Phương pháp hàn để hàn mối hàn này phải chỉ dẫn trong điều kiện kỹ thuật của bản vẽ. 6 Hình 15.1.5 Quy ước ký hiệu mối hàn phi tiêu chuẩ Những quy ước phụ để ký hiệu mối hàn được chỉ dẫn theo bảng sau: Ký hiệu phụ Ý nghĩa của ký hiệu phụ Vị trí ký hiệu phụ Phía chính Phía phụ Phần lồi của mối hàn được cắt đi cho bằng với bề mặt kim loại cơ bản Mối hàn được gia công để có sự chuyển tiếp đều từ kim loại mối hàn đến kim loại cơ bản Mối hàn được thực hiện khi lắp ráp Mối hàn gián đoạn phân bố theo kiểu mắt xích 7 Mối hàn gián đoạn hay các điểm hàn phân bố so le Mối hàn được thực hiện theo đường kính chu vi kín đường kính của ký hiệu d = 3 ÷ 4 mm Mối hàn được thực hiện theo đường chu vi hở. Ký hiệu này chỉ dùng đối với mối hàn nhìn thấy. Kích thước của ký hiệu qui định: Cao từ 3 ÷ 5 mm Dài từ 6 ÷ 10 mm 8 a. Quy ước ký hiệu mối hàn đối với phía chính ghi ở trên (hình 15.1.6a) và đối với phía phụ ghi ở dưới (hình 15.1.6b) nét gạch ngang của đường dóng chỉ vị trí hàn. Hình 15.1.6 Quy ước phía ghi ký hiệu mối hàn b. Độ nhẵn bề mặt gia công của mối hàn có thể ghi phía trên hay dưới nét gạch ngang của đường dóng chỉ vị trí hàn và được đặt sau ky hiệu mối hàn (hình 15.1.7) hoặc cũng có thể chỉ dẫn trong điều kiện kỹ thuật trên bản vẽ mà không cần ghi ký hiệu. Hình 15.1.7 Quy ước ghi độ nhẵn bề mặt gia công của mối hàn c. Nếu mối hàn có qui định kiểm tra ký hiệu này được ghi ở phía dưới đường dóng chỉ vị trí hàn (hình 15.1.8) Hình 15.1.8 Quy ước ghi ký hiệu kiểm tra mối hàn 9 d. Nếu trên bản vẽ có các mối hàn giống nhau thì chỉ cần ghi số lượng và số hiệu của chúng. Ký hiệu này có thể ghi ở phía trên nét vạch ngang của đường dóng chỉ vị trí hàn (nếu ở phía trên nét gạch ngang của đường này có ghi ký hiệu mối hàn) (hình 15.1.9) Hình 15.1.9 Quy ước ghi ký hiệu các mối hàn giống nhau e. Vật liệu mối hàn (que hàn, dây hàn, thuốc hàn, thuốc bọc...) có thể chỉ dẫn trong điều kiện kỹ thuật trên bản vẽ hoặc có thể không cần phải chỉ dẫn. f. Hiện nay có nhiều phương pháp hàn và dạng hàn khác nhau song chúng ta quy định một số quy ước ký hiệu phương pháp hàn và dạng dạng cơ bản cũng như kiểu liện kết hàn thường dùng nhất như sau: T - Hàn hồ quang tay. Đ - Hàn tự động dưới thuốc không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước. Đ1 – Hàn tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng thép. Đđ1 - Hàn tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng đồng – thuốc liên hợp. Đđ - Hàn tự động dưới thuốc dùng đệm thuốc. Đh - Hàn tự động dưới thuốc có hàn đính trước. Đbv - Hàn tự động trong môi trường khí bảo vệ. B – Hàn bán tự động dưới thuốc không dùng tấm lót, đệm thuốc hay hàn đính trước. Bt - Hàn bán tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng thép. Bđt - Hàn bán tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng đồng – thuốc liên hợp. Bđ - Hàn bán tự động dưới thuốc dùng đệm thuốc. Bh - Hàn bán tự động dưới thuốc có hàn đính trước Bbv - Hàn bán tự động trong môi trường khí bảo vệ. Xđ - Hàn điện xỉ bằng điện cực dây Xt - Hàn điện xỉ bằng điện cực tấm. Xtđ - Hàn điện xỉ bằng điện cực tấm dây liên hợp. 10 * Dùng chữ cái in thường sau đây, có kèm theo các chữ số chỉ kiểu liên kết hàn: m - Liên kết hàn giáp mối. t - Liên kết hàn chữ T. g - Liên kết hàn góc. c - Liên kết hàn chồng. đ - Liên kết hàn tán đinh. k. Tất cả các ký hiệu phụ, các chữ số cũng như các chữ (trừ các chỉ số) trong ký hiệu mối hàn, qui định có chiều cao bằng nhau (3 ÷ 5 mm) và được biểu thị bằng nét liền mảnh. Một số ví dụ về cách ghi ký hiệu mối hàn trên bản vẽ: Đặc tính của liên kết hàn Tiết diện ngang của mối hàn Ký hiệu qui ước mối hàn trên bản vẽ Mặt chính Mặt phụ Liên kết hàn giáp mối không vát mép hàn cả hai mặt. Mối hàn được thực hiện bằng phương pháp hàn hồ quang tay khi lắp ráp. Sau khi hàn xong, gia công mối hàn cho bằng với bề mặt kim loại cơ bản. Độ nhẵn bề mặt gia công của mối hàn. Mặt chính: Rz = 20 μ Mặt phụ: Rz = 20 μ Liên kết hàn giáp mối vát mép hai chi tiết ở một mặt, hàn cả hai mặt. Mối hàn được thực hiện bằng phương pháp han hồ quang tay theo đường chu vi kín. 11 Liên kết hàn góc không vát mép, hàn cả hai mặt. Mối hàn gián đoạn được thực hiện bằng phương pháp hàn bán tự động dưới lớp thuốc không dùng tấm lót, đệm thuốc và hàn đính trước. Liên kết hàn chữ T không vát mép, hàn cả hai mặt. Mối hàn được thực hiện bằng phương pháp hàn hàn hồ quang tay theo chu vi hở. Cạnh mối hàn: K = 6 mm. Liên kết hàn giáp mối vát mép hai chi tiết ở một mặt. Mối hàn được thực hiện bằng phương pháp hàn tự động dưới lớp thuốc có dùng tấm lót bằng thép. Liên kết hàn chồng không vát mép. Hàn một mặt. Mối hàn được thực hiện bằng phương pháp hàn bán tự động không dùng tấm lót, đệm thuốc hay hàn đính trước. Cạnh mối hàn: K = 5 mm. 12 Liên kết hàn giáp mối gấp mép cả hai chi tiết ở một mặt. Hàn một mặt. Mối hàn được thực hiện bàng phương pháp hàn hồ quang tay. 1.3 Những ký hiệu tiêu chuẩn: 1.3.1 Tiêu chuẩn Anh BS.4871 Theo tiêu chuẩn này, các tư thế hàn cơ bản khi hàn hồ quang tay được ký hiệu như sau: Hàn sấp: D Hàn ngang: X Hàn đứng từ dưới lên: Vu Hàn đứng từ trên xuống: Vd Hàn trần: O - Các tư thế khác cũng được qui định như sau: Mối hàn (1G, 1F) cho tư thế hàn D Mối hàn (2G, 2F) cho tư thế hàn X Mối hàn (4G, 4F) cho tư thế hàn O Mối hàn (3G, 3F) cho tư thế hàn Vu và Vd 1.3.2 Tiêu chuẩn Đức DIN 1912 Tư thế hàn cơ bản khi hàn hồ quang được ký hiệu như sau: PA(W) – hàn sấp PB(h) – hàn ngang tư thê sấp PC(q) – hàn ngang tư thế đứng PE (u) – hàn trần PF (s) – hàn đứng từ dưới lên PG (f) – hàn đứng từ trên xuống 13 1.4 Vị trí các yếu tố tiêu chuẩn của ký hiệu mối hàn. 1.4.1 Các ký hiệu phụ được sử dụng chung với các ký hiệu mối hàn cơ bản: * Ký hiệu chu tuyến Dùng để chỉ hình dáng bề mặt của mối hàn sau khi hoàn thành mối hàn. Có 3 loai chu tuyến cơ bản: Chu tuyến Bằng Lồi Lõm 14 Ký hiệu mối hàn toàn bộ xung quanh còn gọi là ký hiệu mối hàn theo chu vi kín. * Ký hiệu có đệm lót phía sau mối hàn: * Ký hiệu mối hàn có sử dụng miếng chêm Chú ý: Cả hai loại ký hiệu có đệm lót và có miếng chêm đều được sử dụng kết hợp với các ký hiệu mối hàn giáp mối để tránh diễn giải nhầm thành mối hàn chốt hay mối hàn rãnh. * Ký hiệu nóng chảy hoàn toàn Ký hiệu nóng chảy hoàn toàn được sử dụng để thể hiện sự thâm nhập toàn bộ liên kết với phần củng cố chân ở phía sau của mối hàn khi chỉ hàn từ một phía. 15 * Ký hiệu hàn thực hiện theo thực tế tại hiện trường Mối hàn được thực hiện tại nơi lắp ráp,không phải trong phân xưởng hoặc tại nơi xây dựng ban đầu. * Ký hiệu ngấu hoàn toàn(Complete Penetration). 16 Ký hiệu hàn góc chữ T kiểu so le 17 18 * Ký hiệu mối hàn đắp, hàn tạo bề mặt * Ký hiệu mối hàn giáp mối rãnh vát chữ V đơn * Ký hiệu mối hàn tiếp xúc điểm * Ký hiệu mối hàn giáp mối hàn hai phía vát một bên 19 1.4.2 . Ký hiệu một số phương pháp hàn theo tiêu chuẩn quốc tế: Tên phương pháp hàn bằng tiếng Việt Ký hiệu phương pháp hàn theo tiêu chuẩn ISO Ký hiệu phương pháp hàn theo tiêu chuẩn AWS Hàn hồ quang tay 111 SMAW Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí trơ 131 GMAW Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí hoạt tính 135 Hàn hồ quang dây kim loại lõi thuốc không có khí bảo vệ 114 FCAW Hàn hồ quang dây kim loại lõi thuốc trong khí hoạt tính 136 Hàn hồ quang dây kim loại lõi thuốc trong khí trơ 137 Hàn hồ quang bằng điện cực không nóng chảy trong môi trường khí trơ 141 GTAW Hàn hồ quang dưới lớp thuốc 12 SAW Hàn hồ quang plasma 15 PAW Hàn điện trở 2 RW Hàn hơi với ngọn lửa ôxy – khí cháy 31 OFW Hàn hơi với ngọn lửa ôxy – axetylen 311 OAW Hàn ma sát 42 FW Hàn điện xỉ 72 ESW Hàn điện khí 73 EGW Hàn bằng tia laser 751 LBW Hàn bằng chùm tia điện tử 76 EBW Hàn vảy cứng 91 Brazing 20 Hàn vảy mền 94 Soldering 21 2. Các loại máy hàn điện hồ quang tay và dụng cụ cầm tay: 2.1 Máy hàn điện hồ quang tay: 2.1.1 Yêu cầu đối với máy hàn điện hồ quang tay: Hồ quang dùng để hàn và điện thường dùng có sự khác nhau rất lớn. Ví dụ: Trong khi dùng đèn điện, điện trở của nó hầu như cố định, nhưng sự biến đổi của hồ quang dùng để hàn thì lại vô cùng phức tạp. Khi mồi hồ quang, trước tiên là cho que hàn tiếp xúc với mặt vật hàn, để tạo thành hiện tượng chập mạch tiếp đó, nhắc ngay que hàn lên để mồi hồ quang, trong quá trình mồi. Như vậy điện trở chập mạch bằng 0, khi hồ quang đốt cháy thì điện trở có một trị số nhất định. Trong quá trình đốt cháy hồ quang vì ta thao tác bằng tay cho nên chiều dài của hồ quang luôn bị thay đổi như vậy hồ quang dài thì điện trở lớn, ngược lại khi hồ quang ngắn thì điện trở nhỏ. Do đó muốn cho hồ quang hơi dài đốt cháy một cách ổn định thì đòi hỏi phải có một điện thế hơi cao ngược lại nếu hồ quang hơi ngắn thì đòi hỏi điện thế cũng phải hơi thấp. Ngoài ra còn do que hàn nóng chảy nhỏ giọt vào bể hàn. Trong mỗi giây que hàn nóng chảy nhỏ giọt trên 20 giọt, khi những giọt to rơi xuống sẽ tạo thành hiện tượng chập mạch làm hồ quang bị tắt sau đó để mồi lại hồ quang đòi hỏi phải có một điện thế tương đối cao ngay lúc đó . Do những đặc điểm trên nếu dùng máy điện phát hay máy biến thế thông thường để cung cấp điện cho hồ quang thì sẽ không thể nào duy trì một cách ổn định quá trình đốt cháy hồ quang thậm chí không mồi được hồ quang đôi khi còn có thể cháy máy phát điện hoặc máy biến thế. Để đáp ứng những nhu cầu trong khi hàn máy hàn điện phải đạt những yêu cầu sau đây: * Điện thế không tải của máy hơi cao hơn điện thế khi hàn, đồng thời không gây nguy hiển khi sử dụng U0 < 80 (V) - Nguồn điện xoay chiều U0 = 55 ÷ 80 (V), điện thế làm việc của nguồn xoay chiều là Uh = 25 ÷ 45 (V) - Nguồn điện một chiều U0 = 30 ÷ 55 (V), Điện thế làm việc của dòng điện một chiều là Uh = 16 ÷ 35 (V) * Khi hàn thường xảy ra hiện tượng ngắn mạch, lúc này cường độ dòng điện rất lớn dòng điện lớn không những làm nóng chảy thanh que hàn và vật hàn mà còn phá hỏng máy do đó trong quá trình hàn không cho phép dòng điện ngắn mạch Iđ = (1,3 ÷ 1,4).Ih . * Tùy thuộc vào sự thay đổi chiều dài hồ quang, điện thế công tác của máy hàn điện phải có sự thay đổi nhanh chóng cho thích ứng . Khi chiều dài của hồ quang tăng thì điện thế công tác tăng , khi chiều dài hồ quang giảm thì điện thế công tác cũng giảm. * Quan hệ giữa điện thế và dòng điện của máy hàn gọi là đường đặc tính ngoài của máy . 22 Đường đặc tính ngoài để hàn hồ quang tay yêu cầu phải là đường cong dốc liên tục. Tức là dòng điện trong mạch tăng lên thì điện thế của máy giảm xuống và ngược lại. Đường đặc tính ngoài càng dốc thì càng thỏa mãn những yêu cầu ở trên và càng tốt, vì khi chiều dài hồ quang thay đổi dòng điện hàn thay đổi ít. Phối hợp giữa đường đặc tính tĩnh của hồ quang (2) và đường đặc tính ngoài của máy hàn (1) ta thấy chúng cắt nhau tại hai điêm B và A. Điểm B là điểm gây hồ quang, ở đây có điện thế lớn để tạo điều kiện gây hồ quang, nhưng vì cường độ nhỏ nên không thể duy trì sự cháy ổn định của hồ quang, mà điểm A mới là điểm hồ quang cháy ổn định. * Máy hàn phải điều chỉnh đường cường độ dòng điện để thích ứng với những yêu cầu hàn khác nhau v.v ... 2.1.2 Máy hàn xoay chiều. Máy hàn xoay chiều được chia thành hai nhóm chính : nhóm có từ thông tán bình thường và nhóm có từ thông tán cao . Theo thứ tự mỗi nhóm đó lại gồm hai kiểu. a. Máy hàn xoay chiều với bộ tự cảm riêng. Máy này dùng để giảm điện thế mạng điện từ 220 vôn hoặc 380 vôn xuống điện thế không tải từ 75 đến 60 vôn để đảm bảo an toàn khi làm việc. Máy kiểu CTЄ là đại diện cho nhóm máy này. 23 Bộ tự cảm riêng mắc nối tiếp với cuộn dây thứ cấp của máy để tạo ra sự lệch pha của dòng điện và điện thế, tạo ra đường đặc tính dốc liên tục và điều chỉnh cường độ dòng điện hàn. - Nguyên lý làm việc của máy như sau: Máy chạy không tải điện thế U1 trong cuộn dây sơ cấp W1, bằng điện thế của mạng điện, trong cuộn dây sơ cấp này có dòng điện sơ cấp I1, chạy qua và tạo ra từ thông Ф0 chạy trong lõi của máy, từ thông Ф0 gây ra trên cuộn dây thứ cấp W2. Lúc chưa làm việc: Ih = 0 ; Ih – Dòng điện hàn (Ampe). Ukt = U2 ; Ukt - Điện thế không tải (V); U2 - Điện điện thế trên hai đầu dây của cuộn thứ cấp (V). Hình 15.1.1 Sơ đồ nguyên lý của máy hàn xoay chiều kiểu CTЄ + Máy chạy có tải (là lúc máy làm việc) Ih  0. U2 = Uh +Utc : Uh - điện thế hàn , Utc - Điện thế trong bộ tự cảm Điện thế bộ tự cảm: Utc = Ih(Rtc + Xtc) Rtc – Điện trở thuận của bộ tự cảm Xtc – Trở kháng của bộ tự cảm. Xtc = 2π.L f - Tần số dòng điện xoay chiều (Hz). L - Hệ số tự cảm của bộ tự cảm. Điện trở Rtc nhỏ hơn Xtc, nếu không tính đến Rtc thì có thể kết luận rằng: Dòng điện hàn càng lớn, trở kháng của bộ tự cảm và điện thế trong bộ tự cảm càng lớn thì điện thế hàn lúc điện thứ cấp không đổi càng giảm. Hành trình ngắn mạch: (Lúc điện thế hàn giảm xuống bằng không). Ih Tăng lên bằng Id 24 W tc Id Có thể tính theo công thức sau: Trong đó: I  U2 . Rt 0,8. . f .108 2 f - Tần số dòng xoay chiều (Hz). Rt - Từ trở của bộ tự cảm. Wtc - Số vòng cuấn trong cuộn tự cảm. Từ đây ta có thể điều chỉnh được dòng điện ngắn mạch cũng như dòng điện hàn bằng hai cách: * Thay đổi số vòng quấn trong cuộn tự cảm Wtc. * Thay đổi từ trở trong bộ tự cảm Rt. Muốn thay đổi Rt ta chỉ việc thay đổi khe hở không khí trong bộ tự cảm. Tăng khe hở (a) thì Rt tăng, L giảm nên Xtc và Utc giảm xuống, do đó cường độ dòng điện hàn tăng . Giảm khe hở thì Xtc và Utc tăng nên cường độ dòng điện hàn giảm xuống. Điều chỉnh cường độ dòng điện bằng cách thay đổi số vòng quấn Wtc của bộ tự cảm thì chỉ có khả năng điều chỉnh từng cấp một do đó ít dùng. Điều chỉnh dòng điện hàn bằng phương pháp thay đổi khe hở không khí (a) trong bộ tự cảm thì có thể điều chỉnh được từng cấp dòng điện hàn. Mặt khác điều chỉnh dòng điện hàn theo phương pháp này dễ dàng và thuận lợi hơn. b. Máy hàn với bộ tự cảm kết hợp (CTH) . Về nguyên tắc tương tự như máy CTЄ , chỉ khác về phần kết cấu. Nguồn cung ứng có lõi sắt chung cho cả biến thế và điều chỉnh. Trên phần lõi chính (phần dưới) đặt cuộn sơ cấp và phần chính của cuộn thứ cấp, ở phần trên của lõi đặt phần còn lại của cuộn thứ cấp và gọi là cuộn dây phản (cuộn kháng). Ở đây biến thế (phần dưới) và điều chỉnh (phần trên) có liên quan cả về điện và từ, nhưng mối liên quan về từ không lớn do có khe hở ( a ) ở lõi phụ . Như vậy ta có thể coi cuộn dây phản như cuộn tự cảm riêng mắc vào mạch hàn nối tiếp với hồ quang. Cuộn tự cảm có thể mắc cùng chiều hay ngược chiều với cuộn thứ cấp. Hình 15.1.2 Sơ đồ nguyên lý của máy hàn xoay chiều kiểu CTH 25 c. Máy hàn xoay chiều có lõi di động: Đây là loại máy hàn xoay chiều có từ thông tán cao. Giữa khoảng hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp đặt một lõi di động A để tạo ra sự phân nhánh từ thông Ø sinh ra trong lõi của máy. Hình 15.1.3: Sơ đồ nguyên lý của máy hàn xoay chiều có lõi di động . - Cấu tạo: Gồm khung từ B, trên khung từ được quấn 2 cuộn dây sơ cấp W1 và cuộn dây thứ cấp W2. Cuộn dây thứ cấp được chia thành 2 phần, đồng thời điều chỉnh được số vòng của cuộn dây trên máy có máy lắp tấm nối dây, dùng để điều chỉnh sơ dòng điện, ở giữa hai cuộn dây đặt lõi di động để điều chỉnh kỹ dòng điện. - Nguyên lý làm việc: Lõi sắt di động trong khung dây tạo ra phân nhánh của từ thông Фo. Nếu lõi sắt (4) nằm trong mặt phẳng của khung từ (3) thì trị số từ thông Фo sẽ chia làm hai phần, một phần là từ thông Ф đi qua lõi sắt (4), một phần Ф2 đi qua cuộn dây thứ cấp W2 giảm đi, sức điện động cảm ứng sinh ra trong cuộn dây thứ cấp nhỏ và dòng điện sinh ra trong mạch hàn nhỏ. Ngược lại điều chỉnh lõi sắt (4) chạy ra tạo nên khoảng trống không khí lớn thì từ thông sẽ lớn lúc này sức điện động cảm ứng lớn tạo cho dòng điện trong mạch hàn lớn. - Việc điều chỉnh dòng điện: *Điều chỉnh sơ: Thông qua cách đấu dây của cuộn thứ cấp W2 nhằm thay đổi số vòng của cuộn dây W2. - Trên tấm đấu dây của cuộn dây thứ cấp có hai cách đấu: 26 + Cách đấu 1 dây hàn nhỏ điện thế không tải cao. + Cách đấu dây hình 2 dòng điện hàn lớn, điện thế không tải thấp. * Điều chỉnh kỹ: Nếu vặn tay quay cùng chiều kim đồng hồ dòng điện hàn giảm. Ngược lại nếu vặn ngược chiều kim đồng hồ dòng điện tăng. 2.1.3 Máy hàn một chiều. Theo cấu tạo và nguyên lý tác dụng, máy hàn một chiều được chia thành 4 kiểu chính: - Máy hàn một chiều có cuộn kích thích độc lập. - Máy hàn một chiều có cuộn kích thích mắc song song và khử từ nối tiếp. - Máy hàn một chiều có các cực từ lắp rời. - Máy hàn một chiều với từ trường ngang. Hiện nay ở Liên Xô, Trung Quốc dùng loại máy hàn một chiều có các cực từ lắp rời phổ biến hơn cả với các kiểu: CM, C.300 và C.300M (Liên Xô); AT.320 (Trung Quốc). - Cấu tạo: Hình 15.1.4 Hình dạng bên ngoài của máy hàn một chiều có các cực từ lắp rời 1. Thân máy phát điện 4. Chổi điện. 7. Má nam châm 2. Bộ biến trở . 5. Cổ góp. 8. Mạch điện ngoài. 3. Phần ứng rôto. 6. Tay quay. 9. Tay nắm Máy phát điện một chiều kiểu các cực từ lắp rời dùng để hàn gồm 4 cực từ, hai cực cùng tên được nối song song với nhau. Trên cực từ có 3 tổ chổi than, hai tổ chổi điện than chính A và B cung cấp điện cho hồ quang, ở giữa lắp tổ chổi 27 điện than phụ C, chổi điện than A và C cung cấp điện cho cuộn kích từ của máy phát điện, ta có thể điều chỉnh dòng điện của cuộn dây kích từ bằng bộ biến trở lắp trên máy hàn, có thể dùng tay nắm để di chuyển vị trí của chổi điện than. - Nguyên lý làm việc: 28 Hình 15.1.5 Máy hàn một chiều với các cực từ lắp rời a. Hình cấu tạo b. Hình nguyên lý 1. Bộ biến trở. 2. Cuộn dây kích từ. 3. Tay nắm. 4. Chổi điện than 5. Cực từ 6. Rô to Theo nguyên lý điện từ khi có dòng điện thông qua rôto của máy phát điện sẽ sinh ra từ thông, từ thông do rôto sinh ra tác dụng làm yếu từ trường sẵn có hiện tượng này gọi là phản ứng rôto. Lúc không tải, trong rôto của máy phát điện không có dòng điện hàn thông qua, không sinh ra phản ứng rôto do đó điện thế không tải của máy phát điện hơi cao, rất dễ mồi hồ quang. Lúc hàn trong rôto của máy phát điện có dòng điện hàn thông qua sinh ra phản ứng rôto làm giảm từ thông của máy phát điện cuối cùng điện thế của máy phát điện sẽ giảm xuống tới mức tương đương. Với điện thế dùng để đốt cháy hồ quang một cách ổn định tùy thuộc vào sự thay đổi chiều dài hồ quang, phản ứng rôto cũng thay đổi làm ảnh hưởng tới điện thế công tác của máy phát điện. Do đó lúc chiều dài của hồ quang tăng thì điện thế công tác của máy phát điện cũng sẽ tăng theo như vậy đáp ứng được nhu cầu khi hàn. Lúc chập mạch phản ứng rôto rất lớn khiến cho điện thế của máy phát điện giảm xuống tới mức xấp xỉ số 0, như vậy hạn chế được dòng điện chập mạch. - Điều chỉnh dòng điện hàn: Có hai phương pháp diều chỉnh dòng điện, điều chỉnh sơ và điều chỉnh kỹ. + Điều chỉnh sơ: Thì dòng điện hàn thay đổi rất lớn, nó thông qua việc di chuyển vị trí chổi điện than để thực hiện việc điều chỉnh, lúc di chuyển chổi điện than theo chiều quay của rôto thì phản ứng rôto sẽ tăng cường, điện thế của máy hàn điện giảm xuống, dòng điện hàn cũng sẽ giảm xuống ngược lại nếu di chuyển chổi than ngược với chiều xoay của rôto thì dòng điện sẽ tăng lên. + Điều chỉnh kỹ: Thì dòng điện thay đổi ít nhiệm vụ chính của nó là làm cho dòng điện hàn sau khi điều chỉnh sơ được điều chỉnh lại một cách đều đặn, ta dùng bộ biến trở để thay đổi dòng điện của cuộn dây kích từ để tăng hoặc giảm từ thông của máy phát điện nhằm thay đổi điện thế của máy hàn điện như vậy 29 là đạt được mục đích điều chỉnh kỹ dòng điện hàn. 30 Cạnh máy hàn một chiều có các cọc nối dây. Căn cứ theo nhu cầu ta có thể thay đổi cách đấu dây để thay đổi cực tính hàn. 2.1.4 Máy hàn bằng dòng điện chỉnh lưu. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ bán dẫn trong kỹ thuật hàn ngày càng ứng dụng nhiều chỉnh lưu. Máy hàn bằng dòng điện chỉnh lưu gồm hai bộ phận chính: máy biến thế (có cơ cấu điều chỉnh) và bộ phận chỉnh lưu dòng điện. Máy biến thế hoàn toàn giống máy biến thế hàn xoay chiều. Bộ phận chỉnh lưu bố trí trên mạch thứ cấp của máy biến thế và thường dùng là chỉnh lưu Sêlen và Silic. Tác dụng của chỉnh lưu là biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều để hàn. a. Máy hàn chỉnh lưu 1 pha * Sơ đồ mạch điện: (Hình 15.1.6) Cấu tạo của máy gồm hai bộ phận chính: phần biến thế (có cơ cấu điều chỉnh) và phần chỉnh lưu dòng điện. Phần biến thế hoàn toàn giống như biến thế của máy hàn điện xoay chiều. Phần chỉnh lưu bố trí trên mạch thứ cấp của máy biến thế và thường dùng là các đi- ốt chỉnh lưu loại sêlen hoặc silíc. Hình 15.1.6. Sơ đồ mạch điện máy hàn chỉnh lưu một pha * Nguyên lý làm việc: Giả sử ở nửa dầu của chu kỳ, đầu A mang điện dương, dòng điện đi qua biến trở đến nút (a), qua đèn 1 đến nút (b), qua mạch hàn (gồm cáp hàn, que hàn, vật hàn) đến nút (d). Do điện thế ở (a) cao hơn ở (d) nên dòng điện không đi qua đèn 4 mà qua đèn 3 đến nút (c). Do điện thế ở (b) cao hơn ở (c) nên dòng điện không đi qua đèn 2 mà trở về đầu B. Ở nửa sau của chu kỳ đầu B mang điện dương, dòng điện đến nút (c) qua đèn 2 đến nút (b), qua mạch hàn đến nút (d). Do điện thế ở nút (c) cao hơn ở (d) nên dòng điện không qua đèn 3 mà qua đèn 4 đến nút (a). Do điện thế ở (b) cao hơn ở (a) nên dòng điện không qua đèn 1 mà qua biến trở về đầu A. Như vậy kết thúc một chu kỳ dòng điện luôn đi theo một chiều nhất định. b. Máy hàn chỉnh lưu 3 pha. * Sơ đồ mạch điện: (Hình 15.1.7) Máy cũng gồm hai bộ phận chính: phần biến thế có bộ phận điều chỉnh dòng điện thứ cấp của máy và phần chỉnh lưu dòng điện. Phần biến thế hàn là loại 31 biến thế hàn 3 pha đấu Y hoặc . Ở mỗi mạch của thứ cấp có bố trí một biến trở đặc biệt dùng để điều chỉnh dòng điện thứ cấp ở mỗi pha trước khi đưa qua chỉnh lưu. Phần chỉnh lưu được bố trí trên mạch thứ cấp của máy bằng bộ chỉnh lưu cầu gồm 6 đèn bán dẫn. 32 Hình 15.1.7. Sơ đồ mạch điện máy hàn chỉnh lưu ba pha * Nguyên lý làm việc: Khi nối các pha của cuộn dây sơ cấp của máy vào lưới điện xoay chiều ba pha thì ở các cuộn dây thứ cấp của máy sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng. Do trong mạch chỉnh lưu cầu có bố trí 6 đèn bán dẫn nên trong mỗi một phần sáu của chu kỳ có một cặp chỉnh lưu làm việc theo trình tự: 1 - 5; 2 - 4; 3 - 6. Kết quả là trong toàn bộ chu kỳ, dòng điện được chỉnh lưu liên tục và đường cong dòng điện gần như là đường thẳng. Như vậy dòng điện xoay chiều ba pha sau khi đi qua chỉnh lưu chỉ đi theo một hướng và có độ nhấp nhô rất nhỏ vì vậy dòng điện hàn rất ổn định, hiệu suất sử dụng lưới điện cao. Đó chính là lý do hiện nay chủ yếu sử dụng loại máy hàn chỉnh lưu loại ba pha. Nhận xét: máy hàn bằng dòng điện chỉnh lưu không có phần quay nên kết cấu đơn giản và tốt hơn máy hàn một chiều kiểu động cơ máy phát. Ngoài ra nó còn có hệ số công suất hữu ích cao, công suất lúc không tải nhỏ hơn 5 - 6 lần so với máy phát dòng điện hàn một chiều. So với máy hàn xoay chiều thì quá trình hàn ổn định hơn, thuận lợi cho việc hàn các loại vật liệu khác nhau.Vì vậy máy hàn bằng dòng điện chỉnh lưu ngày càng được sử dụng rộng rãi. c. Máy biến áp 3 pha MHD - 1000 (6 mỏ): - Thông số kỹ thuật: + Công suất biểu kiến S = 100 KVA + Điện áp thứ cấp không tải: 62 ÷ 75V + Dòng điện thứ cấp I2max = 1500A + Điện áp sơ cấp: 380V (3 pha) + Tần số: 50HZ + Dòng điện sơ cấp I1max = 160A 33 - Kết cấu của máy: Biến áp hàn MHD - 1000 là loại biến áp khô được đặt trong khung có vỏ bảo vệ, hai đầu có cửa thoáng nhiệt. Máy được đạt ở vị trí cố định tránh di chuyển khi máy hàn làm việc. Ruột máy có quạt thông gió 3 pha dùng để làm mái Điốt (bộ phận chỉnh lưu) và ruột máy khi vận hành. + Nguồn vào bố trí áp tô mát 250A dùng để đóng cắt bảo vệ khi máy làm việc qua tải hay bị ngắn mạch. + Vỏ máy được lắp đặt đồng hồ (A) và (V) theo dõi khi vận hành. - Những điều lưu ý khi sử dụng máy hàn MHD - 1000 (6mỏ): + Khi sử dụng cần lắp dây liên tiếp đất tốt cho máy để đảm bảo an toàn. + Dây dẫn điện cho máy dùng loại dây lõi đồng 3 pha, 4 dây tiết diện 35 ÷ 50mm2, dây nối ra kìm hàn (cáp hàn) tiết diện 50 ÷ 70mm2, ép chặt đầu cốt bắt chặt vào đầu ra của máy. + Cần bố trí che chắn các bảng đấu dây vào máy và đầu dây ra tránh người hoặc các vật khác chạm phải để đảm bảo an toàn cho người và máy. + Khi ngừng máy nên cắt áp tô mát. + Không nên nối đầu âm ra của máy với sàn kim loại. + Ngoài ra có đèn báo hiệu xanh, đỏ để phân biệt máy có điện hay đang ở chế độ vận hành: - Khi đèn đỏ sáng máy đang có điện. - Khi đèn đỏ tắt, đèn xanh sáng báo hiệu máy đang ở chế độ vận hành. + Hệ thống nút xanh, đỏ dùng để điều khiển máy hoạt động hay ngừng: + Các loại máy biến áp đều thiết kế có móc cẩu để đảm bảo khả năng di chuyển và thay đổi vị trí. Do vậy khi cần vận chuyển xa phải đặt trên các phương tịên chuyên dùng như ô tô và xe kéo. + Tuyệt đối không đặt máy ở nơi có độ dốc trên 100 và trước khi đấu điện vào máy cần kiểm tra các thiết bị trong ruột máy tránh trường hợp chạm chập mà vẫn đấu điện. + Khi chạy thử máy cần kiểm tra chiều quay quạt gió. 34 1.2.5. Máy hàn vận hành song song: * Mục đích vận hành song song máy hàn: Trong quá trình hàn, có ... với kim loại vật hàn gọi là bắn tóe - Nguyên nhân: + Tốc độ que hàn nóng chảy quá nhanh, + Phôi hàn bị bẩn + Hồ quang dài - Biện pháp phòng ngừa + Chọn chế độ hàn chính xác nhất là cực tính của dòng điện. + Làm sạch bề mặt vật hàn trước khi hàn + Khi hàn gần hết que hàn tốc độ chảy nhanh phải rút ngắn khoảng cách hồ quang và tăng tốc độ hàn 6.7. Sự biến dạng. 59 - Nguyên nhân: + Do lắp ghép chi tiết trước khi hàn không đúng yêu cầu + Do biến dạng nhiệt trong quá trình hàn - Biện pháp phòng ngừa: + Lắp ghép đúng vị trí, kiểm tra kích thước và hình dạng trước khi hàn. + Có biện pháp chống biến dạng trước và trong khi hàn 7. Những ảnh hưởng của hồ quang hàn tới sức khỏe công nhân hàn. 7.1. Khí độc: - Khói hàn có chứa nhiều chất độc làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thợ hàn và những người xung quanh. Vì vậy phải tránh hít phải khí độc trong khi hàn. - Phải có hệ thống hút khí cục bộ tại vị trí hàn và hệ thống hút khí chung. - Khi hàn phải ngồi xuôi theo chiều gió để tránh hít phải khí độc. - Khi hàn các chi tiết trước đó có tiếp xúc với khí độc phải rửa kỹ trước khi hàn. Khi hàn phải tránh hít phải khói hàn và khí bay lên. 7.2. Điện giật. Điện giật sẽ làm cho nạn nhân tử vong vì vậy khi hàn phải: 60 + Kiểm tra hở điện của các bộ phận trong máy và vỏ ngoài của máy. + Đi giầy, ủng cách điện với nơi ẩm ướt phải kê sàn bằng gỗ hoặc cao su để thao tác. + Thực hiện đúng cảnh báo ghi trên thiết bị. 7.3. Bỏng do hồ quang - Ánh sáng của hồ quang có thể gây bỏng, cháy da hoặc mắt và nguy hiểm hơn nhiều so với ánh sáng mặt trời vì vậy thợ hàn phải bảo vệ mắt và da trước ánh sáng hồ quang bằng cách mặc bảo hộ và dùng mũ hàn đúng quy định, khi cùng làm việc phải có tấm chắn để bảo vệ người xung quanh. 7.4. Cháy nổ: Khi hàn, do nhiệt độ tăng cao làm áp suất tăng có thể làm nổ những vật kín, hoặc bắt lửa các chất dễ cháy vì vậy khi hàn: + Không để các chất dễ cháy nổ gần nơi hàn 5 m. +Trước khi hàn phải loại bỏ những chất dễ cháy nổ trên vật hàn. + Có trang bị chữa cháy tại chỗ hàn. + Kiểm tra cháy nổ sau khi hàn 30 phút. 7.5. Nhiệt độ và tiếng ồn: Tiếng ồn và nhiệt độ cao có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của con người, có thể gây nên bệnh thần kinh, điếc và mệt mỏi. Vì vậy khi hàn phải dùng phương tiện để hạn chế tiếng ồn đến tai như dùng nút tai, bao tai. 61 BÀI 2: VẬN HÀNH MÁY HÀN HỒ QUANG TAY 1.Trình tự thực hiện 1.1. Vận hành máy hàn 1.1.1 Vận hành - Đóng cầu dao điện vào máy, bật công tắc điện trên máy (ON), điều chỉnh dòng điện theo vạch số chỉ trên máy hàn. - Kẹp que hàn vào kìm hàn đảm bảo chắc chắn, vuông góc với kìm hàn (H.2- 1) - Chỉnh núm Ampe kế ở vị trí phù hợp, điều chỉnh cáp hàn nằm giữa khe của mỏ kẹp của Ampe kế (H2-). - Cho đầu que hàn tiếp xúc với vật hàn (Cầm kính bảo vệ mắt khi thử), kiểm tra chỉ số chỉ dòng điện hàn trên máy. 1.1.2 Bảo quản máy hàn hồ quang tay Nếu bảo quản và sử dụng hợp lý có thể kéo dài thời gian sử dụng máy, tính năng công tác ổn định, bảo đảm sản xuất. Người thợ hàn phải tuân theo mấy yêu cầu sau: - Khi đặt máy hàn điện phải đặt vào nơi thông gió và khô ráo, không nên để gần những chỗ nóng quá, và phải đặt thân máy vững vàng. - Khi đấu máy hàn điện với lưới điện, điện thế cần phải phù hợp với nhau. - Điều chỉnh dòng điện và cực tính phải tiến hành khi không hàn. - Không nên sử dụng dòng điện hàn quá mức quy định của máy hàn, phải căn cứ vào tỷ số tạm tải và dòng điện của máy đó mà sử dụng. - Thường xuyên phải đảm bảo, đầu nối máy hàn với cáp hàn điện tiếp xúc tốt. - Cần phải đảm bảo máy hàn điện được sạch sẽ, định kỳ dùng khí nén để thổi sạch những bụi bẩn bên trong. - Cần phải kiểm tra sự tiếp xúc chổi than và cổ góp điện, làm sạch mạt than trên mặt cổ góp. - Định kỳ kiểm tra dây tiếp đất của vỏ máy hàn điện để đảm bảo an toàn. - Khi máy hàn điện gặp sự cố, phải lập tức ngắt nguồn điện sau đó báo cáo lên trên. 1.2. Các phương pháp gây và duy trì hồ quang - Đặt chi tiết lên bàn hàn, đường vạch dấu song song với vị trí ngồi. Tư thế ngồi Hình 2-2. Kiểm tra dòng điện hàn Hình 2-1. Kẹp que hàn vào kìm hàn 62 thoải mái. Cúi nghiêng thân về phía trước và mở rộng chân bằng vai. - Đeo mặt nạ và giữ tầm nhìn với vật hàn khoảng (450-600mm). Cầm kìm hàn và giữ cánh tay ở vị trí ngang. - Đưa que hàn đến gần vị trí gây hồ quang. Gây hồ quang (bằng hai phương pháp mổ thẳng và quẹt diêm). Khi hồ quang hình thành, nâng đầu que hàn lên và duy trì chiều dài hồ quang khoảng 3 mm. - Thực hiện các đoạn hàn có chiều dài khoảng 100 mm, chiều rộng khoảng 6 mm. Góc nghiêng que hàn: α = 75o ~ 85o; β = 90o. Dao động que hàn: đường thẳng. Chiều dài hồ quang: Lhq = 2 ÷ 3mm Chú ý: - Không làm hư hại bề mặt vật hàn và mối hàn. - Khi gây hồ quang, gõ nhẹ đầu que hàn lên bề mặt vật hàn làm lớp thuốc hoặc xỉ trên bề mặt bong ra (không gõ quá mạnh làm lớp thuốc bọc quanh đầu điện cực bị vỡ). - Khi gây hồ quang, thỉnh thoảng đầu que hàn có thể bị dính vào vật hàn. Khi đó cần lắc que hàn sang phải, sang trái để tách que hàn ra khỏi vật hàn. Nếu để quá lâu, lớp thuốc bọc sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt nung nóng. 2.6. Ngắt hồ quang : Rút ngắn chiều dài hồ quang và ngắt nhanh. Hình 2-7. Ngắt hồ quang Hình 2-18. Làm sạch bề mặt vật hàn Hình 2-4. Gây và duy trì hồ quang Hình 2-3. Tư thế ngồi hàn Hình 2-5. Góc nghiêng que hàn Hình 2-6. Xử lý que hàn bị dính khi gây hồ quang 90° 75÷85° 63 2. Thực hành gây và duy trì hồ quang. PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG VIỆC: GÂY VÀ DUY TRÌ HỒ QUANG 1/B2/MĐ1 TT Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết bị Ghi chú 1 Chuẩn bị Thiết bị, dụng cụ hàn. Chuẩn bị đầy đủ theo quy định, đúng chủng loại, yêu cầu của bài thực hành - Ca bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, găng tay da, mặt nạ hàn, bàn chải sắt, búa gõ xỉ, kìm kẹp phôi 2 Chuẩn bị vật liệu hàn. Que hàn Ф3,2mm 0,4 kg/HS/ca Máy sấy que hàn, ống đựng que hàn 3 Chuẩn bị phôi hàn. - Phôi có KT: 100x100x5 1 phôi/1học sinh - Nắn thẳng, nắn phẳng phôi, làm sạch bề mặt phôi Bản vẽ phôi; Kéo cần hoặc máy cắt đột liên hợp, máy mài, đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch 4 Kết nối thiết bị và điều chỉnh dòng điện hàn - Các mối nối phải chắc chắn, sử dụng Bu lông, đai ốc bằng đồng, kiểm tra dòng điện hàn đúng quy định - Điều chỉnh dòng điện gây hồ quang = 115 ÷ 125 (A) Can bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, mặt nạ hàn, găng tay da mỏ lết , ampe kìm. 5 Gá phôi Đặt chi tiết lên bàn hàn, trục đường hàn song song với vị trí thao tác 6 Gây hồ quang - Gây hồ quang bằng phương pháp mổ thẳng và quẹt diêm - Góc nghiêng que hàn: α = 75o ~ 85o; β = 90o - Dao động que hàn: đường thẳng - Chiều dài hồ quang: Lhq = 2 ÷ 3m - Can bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, găng tay da, mặt nạ hàn, bàn chải sắt, đe, búa nguội, búa gõ xỉ, kìm kẹp phôi. - Bản vẽ các chuyển động cơ bản của que hàn 7 Ghi tên, nộp bài ghi rõ họ tên, ca, nhóm thực tập Phấn 64 Bài 3: Hàn góc không vát mép ở vị trí bằng (1F) 1. Trình tự thực hiện 1.1 Đọc bản vẽ: Yêu cầu kỹ thuật: - Kim loại mối hàn bám đều hai cạnh - Mối hàn đúng kích thước, không bị khuyết tật 1.2 Chuẩn bị 1.2.1 Tính chế độ hàn: 1.2.1.1: Đường kính que hàn Áp dụng công thức: Thay K= 3( mm) ta có d= 3,5(mm). Vì que hàn chế tạo theo tiêu chuẩn không có que 3,5(mm) mà chỉ có que 2,5(mm), 3,2 (mm), 4(mm)... Nên ta chọn que hàn d= 3,2 (mm) 1.2.1.2. Cường độ dòng điện hàn: Để đạt được độ ngấu ở phần chân của mối hàn góc nên cường độ dòng điện k 2 2 + = d 65 mối hàn góc chữ T phải tăng 10 ÷ 15% so với hàn giáp mối vị trí bằng Áp dụng công thức : I = ( β + α.d ).d (A) Trong đó: β, α là hệ số thực nghiệm, khi hàn bằng que hàn thép (β =20, α = 6) d là đường kính que hàn (mm) Thay số ta có I = 125 (A). Chọn Ih = 135(A). 1.2.1.3. Điện áp hàn: Áp dụng công thức: Uh = a + b.Lhq Trong đó : a là tổng điện áp rơi trên anôt và catôt, a = (15 ÷ 20) V. b là tổng điện áp rơi trên một đơn vị chiều dài cột hồ quang, b = 15,7 V/cm. Lhq là chiều dài cột hồ quang, Lhq = 0,32 (cm) Thay số ta được : Uh = (20 ÷ 25) V. Khi hàn góc chọn hồ quang ngắn nên ta chọn Uh = 21 V. 1.2.2 Chuẩn bị thiết bị hàn: - Máy hàn hồ quang tay nguồn 350A AC/DC - Tủ sấy que hàn 50 kg, Max 3500C - Ống sấy que hàn xách tay 5 kg, Max 2400C - Điều chỉnh dòng điện hàn Ih= 135(A) 1.2.3 Dụng cụ: - Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, găng tay da, búa gõ xỉ, thước lá, kìm rèn, ke vuông, búa nguội... - Thước đo kiểm mối hàn. 1.2.4. Vật liệu hàn: - Que hàn KT421 Ф3,2mm số lượng 0,4Kg/HS/Ca - Thép tấm CT3 hoặc tương đương có kích thước: + (200x100x6) mm x 1 tấm + (200x50x6) mm x 1 tấm 1.3 Gá đính 1.3.1 Gá phôi: Đặt phôi song song với cạnh bàn hàn, chỉnh cho hai tấm phôi vuông góc với nhau kẹp chặt phôi vào đồ gá. 1.3.2. Hàn đính. Hàn đính có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu mối đính quá dài hoặc quá cao sẽ làm cho mối hàn chính thức lồi lõm không đều. Ngược lại, mối đính quá ngắn sẽ làm cho nó dễ bị nứt do ứng suất khi hàn gây nên. Do vậy khi hàn đính 66 phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Cường độ dòng điện khi hàn đính phải cao hơn khi hàn chính thức 10% + Khoảng cách giữa các mối hàn đính bằng (40 ÷ 50)S, nhưng lớn nhất cũng không vượt quá 300 mm. + Chiều dài của vết đính bằng (3 ÷ 4)S, nhưng không vượt quá 30mm, thông thường là (10 ÷ 15) mm. + Bề dày của vết đính thường bằng (0,5 ÷ 0,7)S. Nhưng không được lớn hơn bề dày của mối hàn chính. + Vết đính phải cách mặt ngoài của đầu nối một khoảng (10 ÷ 15) mm. - Sau khi hàn đính xong vật hàn có thể bị cong vênh, nên trước khi hàn chính thức phải nắn sửa lại vật hàn cẩn thận. 1.4 Tiến hành hàn: 1.4.1 Góc độ que hàn: 1.4.2. Kỹ thuật hàn. Bắt đầu mối hàn thường bị rỗ xỉ do xỉ hàn rất dễ chảy vào khe giữa của liên kết. Khắc phục hiện tượng này khi bắt đầu mồi hồ quang cách đầu đường hàn từ 10 - 15mm kéo dài hồ quang đưa về đầu đường hàn rồi tiến hành dao động. Kết thúc mối hàn nên thực hiện chấm ngắt để lấp đầy rãnh hồ quang. Nối tiếp đường hàn để đảm bảo phẳng cần thực hiện đúng thao tác: vệ sinh sạch xỉ hàn ở chỗ nối, mồi hồ quang trực tiếp vào vũng hàn, nhanh chóng nâng chiều dài hồ quang và dao động ngang que hàn. Khi hết vũng hàn mới tiến hành hàn bình thường. 10°÷15° 45° 4 5 ° Hình 7-5. Đồ gá và kích thước mối đính 10 ÷15 Mối đính 67 Đối với mối hàn góc dễ có khuyết tật là không ngấu ở trong góc của mối ghép và dễ cháy cạnh ở hai bên. Do đó khi hàn mối hàn này phải xác định đúng chế độ hàn và công suất nhiệt của hồ quang hàn phải đủ lớn. Khi dao động que hàn phải sang hai bên, tại vị trí que hàn đổi chiều thì phải có thời gian dừng. Hàn với hồ quang ngắn bề rộng dao động ngang không được quá lớn, căn cứ vào yêu cầu của mối hàn mà chọn cách đưa cho phù hợp. Có thể sử dụng cách đưa theo kiểu đường thẳng, răng cưa, bán nguyệt. - Khi hàn các mối hàn có chiều dài khác nhau: + Mối hàn ngắn (L < 500mm): Khi hàn cho phép hàn liên tục một mạch từ đầu đến cuối theo cùng một hướng (hình a). + Mối hàn trung bình (L = 500 ÷ 1000mm): Khi hàn tiến hành hàn phân đoạn, hàn từ giữa ra hai đầu (hình b). + Mối hàn có chiều dài lớn (L > 1000 mm). Khi hàn dùng phương pháp phân đoạn nghịch để hàn: Chia mối hàn ra thành các đoạn ngắn (150 ÷ 250mm) và hàn từng đoạn theo hướng ngược lại với hướng hàn chung, nhằm tránh ứng suất tập trung và giảm biên dạng sau khi hàn (hình c). - Khi hàn góc, kim loại bao giờ cũng có khuynh hướng chảy xướng mép dưới, nên nếu vật hàn nhẹ thì nghiêng đi 450 để thực hiện mối hàn sấp. Nếu vật hàn nặng thì khi hàn que hàn nằm trong mặt phẳng phân giác của kết cấu hàn. 1.5 Kiểm tra chất lượng mối hàn 1.5.1. Làm sạch và quan sát bề mặt mối hàn. - Gõ sạch xỉ, dùng bàn chải sắt đánh sạch mối hàn - Quan sát bề mặt kiểm tra và phát hiện các khuyết tật bên ngoài mối hàn: sai lệch về hình dáng kích thước, mức độ biến dạng của liên kết hàn, kiểm tra mối hàn có rỗ xỉ, rỗ khí, cháy cạnh, chảy tràn, độ đồng đều của vảy hàn 1.5.2. Các dạng khuyết tật thường gặp. 1.5.2.1. Cháy cạnh. Hướng hàn L < 500mm Hướng hàn 1 1’ L = 500 ÷ 1000mm Hướng hàn chung 1 2 3 4 L = 500 ÷ 1000mm a) b) c) Hình 7-7. Hàn các mối hàn có chiều dài khác nhau Cháy cạnh Mối hàn tốt 68 a. Nguyên nhân. - Dòng điện hàn quá lớn - Chiều dài cột hồ quang quá lớn - Góc độ que hàn và cách đưa que hàn chưa hợp lý - Sử dụng chưa đúng kích thước điện cực hàn b. Biện pháp khắc phục. - Khi dao động mỏ sang hai bên mối hàn có thời gian dừng để cho kim loại phụ điền đầy vào hai bên. - Đảm bảo đúng góc độ chuyển động của que hàn - Điều chỉnh lại chế độ dòng điện, điện áp. Điều chỉnh lại khoảng cách cột hồ quang. - Điều chỉnh lại vận tốc hàn, và góc độ mỏ cho phù hợp. - Hạn chế sự thổi tạt hồ quang. 1.5.2.2. Rỗ xỉ (lẫn xỉ). a. Nguyên nhân. - Dòng điện hàn quá nhỏ, không đủ nhiệt lượng để cung cấp cho kim loại nóng chảy và xỉ khó thoát ra khỏi vũng hàn. - Mép hàn chưa được làm sạch hoặc khi hàn đính hay hàn nhiều lớp chưa gõ sạch xỉ. - Góc độ hàn chưa hợp lý và tốc độ hàn quá cao. - Tốc độ làm nguội quá nhanh, xỉ không kịp thoát ra ngoài. b. Biện pháp khắc phục. - Tăng dòng điện hàn cho thích hợp, hàn bằng hồ quang ngắn và tăng thời gian dừng lại của hồ quang - Làm sạch vật hàn trước khi hàn, gõ sạch xỉ ở mối hàn đính và các lớp hàn. - Thay đổi góc độ và phương pháp di chuyển que hàn cho hợp lý, giảm tốc độ hàn tránh xỉ trộn lẫn vào trong vũng hàn hoặc chảy về phía trước vũng hàn. 1.5.2.3. Không ngấu. a. Nguyên nhân. Mép hàn chuẩn bị chưa hợp lý, góc vát quá nhỏ - Dòng điện hàn quá nhỏ hoặc tốc độ hàn quá nhanh - Góc độ que hàn chưa hợp lý và cách đưa điện cực không hợp lý. - Chiều dài cột hồ quang quá lớn b. Biện pháp khắc phục Hình 7-11. Mối hàn rỗ xỉ Mối hàn tốt Rỗ xỉ Hình 7-12. Mối hàn không ngấu Mối hàn tốt Không ngấu 69 - Làm sạch liên kết trước khi hàn, tăng góc vát và khe hở hàn - Tăng dòng điện hàn và giảm tốc độ hàn ... 1.6. An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng. 1.6.1. An toàn lao động. - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, dày da, ống che chân, che tay. - Có trang bị bình chống cháy và bình chống cháy phải thường xuyên được kiểm tra hạn sử dụng. - Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui xưởng thực hành. 1.6.2. Vệ sinh phân xưởng. Sau khi kết thúc ca thực tập, phải vệ sinh khu vực hàn và toàn bộ xưởng. - Cắt công tắc “OFF” của máy hàn, cắt cầu dao điện nguồn vào máy hàn, cuốn dây hàn treo vào vị trí quy định. - Thu dọn các dụng cụ: Kính hàn, búa nguội, búa gõ xỉ, dưỡng kiểm vào vị trí quy định - Vệ sinh bàn hàn: Các đầu mẩu que hàn ; phôi hàn; xỉ hàn để riêng các thùng khác nhau. - Vệ sinh toàn bộ phân xưởng. 70 * Trình tự thực hiện mối hàn góc chữ T không vát cạnh vị trí bằng : TT Nội dung công việc Dụng cụ, Thiết bị Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được 1. Đọc bản vẽ Yêu cầu kỹ thuật: - Kim loại mối hàn bám đều hai cạnh - Mối hàn đúng kích thước, không bị khuyết tật - Nắm được các kích thước cơ bản Hiểu được yêu cầu kỹ thuật 71 2 Chuẩn bị - Thiết bị, dụng cụ - Vật tư - Máy hàn, máy mài, máy cắt con rùa, búa, thước lá.. - Phôi hàn . - Que hàn - Kiểm tra đảm bảo an toàn, đặt đúng chế độ hàn - Phôi phẳng, thẳng không bị pavia, đúng kính thước. - Que hàn KT 421 Ф3,2 72 3 - Gá đính Thiết bị hàn hồ quang tay, đồ gá, búa nguội - Mối đính nhỏ gọn, đủ bền, đúng vị trí - Phôi sau khi gá đính đảm bảo 900 4 Tiến hành hàn Thiết bị hàn hồ quang tay - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị - Dao động và góc độ que từng lớp phải hợp lý 5 Kiểm tra Thước kiểm tra mối hàn - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn 73 2 . Thực hành hàn PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG VIỆC: HÀN GÓC CHỮ T KHÔNG VÁT CẠNH VỊ TRÍ HÀN BẰNG 1/B3/MĐ1 TT Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết bị Ghi chú 1 Đọc bản vẽ - Nắm được các kích thước cơ bản Hiểu được yêu cầu kỹ thuật - Bản vẽ hàn 2 Chuẩn bị Thiết bị, dụng cụ hàn. - Tính toán và đặt đúng chế độ hàn. - Chuẩn bị thiết bị đầy đủ theo quy định, đúng chủng loại, yêu cầu của bài thực hành. - Phôi có KT: + 200x100x6 / 1 phôi/1hs + 200x50x6 / 1 phôi/1hs + Nắn thẳng, nắn phẳng phôi, làm sạch bề mặt phôi - Que hàn Ф3,2mm 0,4 kg/HS/ca - Ca bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, máy cắt, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, găng tay da, mặt nạ hàn, bàn chải sắt, búa gõ xỉ, kìm kẹp phôi. - Bản vẽ phôi; Kéo cần hoặc máy cắt, máy mài, đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch - Máy sấy que hàn, ống đựng que hàn 3 Gá đính - Mối đính nhỏ gọn, đủ bền, đúng vị trí - Phôi sau khi gá đính đảm bảo 900 Can bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, mặt nạ hàn, găng tay da mỏ lết , ampe kìm, đồ gá. 4 Tiến hành hàn Góc nghiêng que hàn: α = 75o ~ 85o; β = 45o - Dao động que hàn: đường thẳng - Chiều dài hồ quang: Lhq = 2 ÷ 3m Can bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, mặt nạ hàn, găng tay da, búa nguội, bàn chải sắt. - Bản vẽ góc độ và các chuyển động cơ bản của que hàn 5 Kiểm ta chất lượng mối hàn - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn - Thước kiểm tra khuyết tật mối hàn và các thiết bị về kiểm tra chất lượng mối hàn 6 Ghi tên, nộp bài Ghi rõ họ tên, ca, nhóm thực tập Phấn 74 Bài 4: Hàn giáp mối không vát mép ở vị trí bằng (1G) 1. Trình tự thực hiện. 1.1 Đọc bản vẽ: Yêu cầu kỹ thuật: - Mối hàn đúng kích thước - Mối hàn không bị khuyết tật 1.2 Chuẩn bị . 1.2.1 Tính toán chế độ hàn. 1.2.1.1. Đường kính que hàn. Hàn giáp mối áp dụng công thức: (mm). Trong đó: d đường kính que hàn (mm) ; S chiều dày vật liệu (mm) Tác có = 4 => Chọn dqh= 4 mm 1.2.1.2. Cường độ dòng điện hàn. Theo công thức: h = ( + α d)d (A) Hoặc Ih = (30 ÷ 40)d (A) Trong đó: Ih là dòng điện hàn;  và α là hệ số thực nghiệm, khi hàn que hàn thép  =20, α = 6; d là đường kính que hàn. Thay vào ta có: Ih= (20 + 6 x 4) x 4 = 176 A => chọn Ih = 176 A 1.2.1.3. Điện áp hàn: s 1 2 + = d 6 1 2 + = d 75 Áp dụng công thức: Uh = a + b.Lhq Trong đó : a là tổng điện áp rơi trên anôt và catôt, a = (15 ÷ 20) V. b là tổng điện áp rơi trên một đơn vị chiều dài cột hồ quang, b = 15,7 V/cm. Lhq là chiều dài cột hồ quang, Lhq = 0,32 (cm) Thay số ta được : Uh = (20 ÷ 25) V. Khi hàn góc chọn hồ quang ngắn nên ta chọn Uh = 21 V. 1.2.2Thiết bị: - Máy hàn hồ quang tay nguồn 250A AC/DC - Tủ sấy que hàn 50 kg, Max 3500C - Ống sấy que hàn xách tay 5 kg, Max 2400C 1.2.3.Dụng cụ: - Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, găng tay da, búa gõ xỉ, thước lá, kìm rèn, ke vuông, búa nguội... - Thước đo kiểm mối hàn. 1.2.4. Phôi hàn: - Thép tấm CT3 hoặc tương đương có kích thước (200x100x6) mm x 2 tấm 1.3 Gá đính: 1.3.1 Gá phôi. + Đặt phôi liệu song song với cạnh bàn hàn, chỉnh cho khe hở giữa hai tấm phôi a = 2mm, gá hai tấm phôi hàn phải đảm bảo thẳng, phẳng không bị so le. + Tạo góc bù biến dạng trước khi hàn góc α = 20 - Trong quá trình chế tạo kết cấu kim loại hàn, gá phôi hàn là một tổ hợp quan trọng và tốn công nhất. Quá trình gá phôi có thể: + Căn cứ đường vạch dấu, vị trí tương hỗ giữa vật hàn do đường vẽ quyết định. + Căn cứ khuôn mẫu (lấy kết cấu thứ nhất làm khuôn mẫu nhưng kiểm tra chính xác kích thước ban đầu sau đó một thời gian lại kiểm tra lại tránh bị sai lệch hình dạng). + Dùng khuôn hoặc dụng cụ kẹp chuyên dùng phương pháp này hoàn thiện hơn. 76 1.3.2. Hàn đính. Công việc chủ yếu của tổ hợp kết cấu là hàn đính (định vị chi tiết trong kết cấu). Hàn đính có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu mối đính quá dài hoặc quá cao sẽ làm cho mối hàn chính thức lồi lõm không đều. Ngược lại, mối đính quá ngắn sẽ làm cho nó dễ bị nứt do ứng suất khi hàn gây nên. Do vậy khi hàn đính phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Cường độ dòng điện khi hàn đính phải cao hơn khi hàn chính thức 10%. - Khoảng cách giữa các mối hàn đính (40 ÷ 50)S, nhưng lớn nhất cũng không vượt quá 300 mm. - Chiều dài của vết đính bằng (3 ÷ 4)S, nhưng không vượt quá 30mm, thông thường là (10 ÷ 15) mm. - Bề dày của vết đính thường bằng (0,5 ÷ 0,7)S. Nhưng không được lớn hơn bề dày của mối hàn chính. - Vết đính phải cách mặt ngoài của đầu nối một khoảng (10 ÷ 15) mm. - Sau khi hàn đính xong vật hàn có thể bị cong vênh, nên trước khi hàn chính thức phải nắn sửa lại vật hàn cẩn thận. 1.4 Tiến hành hàn 1.4.1 Góc độ que hàn. 2÷3 5÷6 5÷6 2÷3 90° 75÷85° 77 1.4.2. Kỹ thuật hàn: Bắt đầu mối hàn thường bị rỗ xỉ do xỉ hàn rất dễ chảy vào khe giữa của liên kết. Khắc phục hiện tượng này khi bắt đầu mồi hồ quang cách đầu đường hàn từ 10 - 15mm kéo dài hồ quang đưa về đầu đường hàn rồi tiến hành dao động. Kết thúc mối hàn nên thực hiện chấm ngắt để lấp đầy rãnh hồ quang. Nối tiếp đường hàn để đảm bảo phẳng cần thực hiện đúng thao tác: vệ sinh sạch xỉ hàn ở chỗ nối, mồi hồ quang cách bể hàn 10-15mm kéo dài hồ quang đưa vào 2/3 bể hàn rồi tiến hành dao động ngang que hàn. Để đảm bảo độ ngấu mối hàn, khi hàn que hàn có thể dao động theo hình đường thẳng hay dao động răng cưa. Nếu đi theo hình đường thẳng thì hồ quang tập trung vào giữa mối hàn, do đó độ ngấu trong trường hợp này tốt hơn. Khi dao động hình răng cưa tốc độ hàn phải phù hợp (đảm bảo bề rộng mối hàn) và phải có điểm dừng ở hai bên để đạt độ ngấu cạnh mối hàn. + Giữ đúng góc độ que hàn và chiều dài hồ quang ổn định trong suốt quá trình hàn. Khi dao động que hàn phải sang hai bên, tại vị trí que hàn đổi chiều thì phải có thời gian dừng. Hàn với hồ quang ngắn bề rộng dao động ngang không được quá lớn, căn cứ vào yêu cầu của mối hàn mà chọn cách đưa cho phù hợp. Có thể sử dụng cách đưa theo kiểu đường thẳng, răng cưa, bán nguyệt. - Khi hàn các mối hàn có chiều dài khác nhau: + Mối hàn ngắn (L < 500mm): Khi hàn cho phép hàn liên tục một mạch từ đầu đến cuối theo cùng một hướng (hình a). + Mối hàn trung bình (L = 500 ÷ 1000mm): Khi hàn tiến hành hàn phân đoạn, hàn từ giữa ra hai đầu (hình b). + Mối hàn có chiều dài lớn (L > 1000 mm). Khi hàn dùng phương pháp phân đoạn nghịch để hàn: Chia mối hàn ra thành các đoạn ngắn (150 ÷ 250mm) và hàn từng đoạn theo hướng ngược lại với hướng hàn chung, nhằm tránh ứng suất tập trung và giảm biên dạng sau khi hàn (hình c). 1.5 Kiểm tra chất lượng mối hàn 1.5.1. Làm sạch và quan sát bề mặt mối hàn. - Gõ sạch xỉ, dùng bàn chải sắt đánh sạch mối hàn - Quan sát bề mặt kiểm tra và phát hiện các khuyết tật bên ngoài mối hàn: sai lệch về hình dáng kích thước, mức độ biến dạng của liên kết hàn, kiểm tra mối hàn có rỗ xỉ, rỗ khí, cháy cạnh, chảy tràn, độ đồng đều của vảy hàn 1.52. Các loại khuyết tật thường gặp nguyên nhân và biện pháp phòng tránh 1.5.2.1. Mối hàn không ngấu. - Nguyên nhân: do cường độ dòng điện hàn yếu, tốc độ hàn lớn. Hướng hàn L < 500mm Hướng hàn 1 1’ L = 500 ÷ 1000mm Hướng hàn chung 1 2 3 4 L = 500 ÷ 1000mm a) b) c) 78 - Biện pháp phòng ngừa: Quan sát tình hình nóng chảy của vũng hàn để điều chỉnh lại dòng điện và tốc độ hàn, trước khi hàn phải hàn thử để kiểm tra chế độ hàn. 1.5.2.2 Mối hàn khuyết cạnh. - Nguyên nhân: do dòng điện hàn quá lớn, không dừng lại khi chuyển động que hàn sang hai bên rãnh hàn. - Biện pháp phòng ngừa: điều chỉnh cường độ dòng điện hàn chính xác, có dừng lại ở hai bên rãnh hàn khi dao động que hàn. 1.5.2.3. Mối hàn rỗ khí ngậm xỉ. - Nguyên nhân: do không chấp hành công tác làm sạch phôi hàn, sấy khô que hàn trước khi hàn, dòng điện hàn yếu. - Biện pháp phòng ngừa: Tuyệt đối chấp hành công tác làm sạch phôi, sấy khô que hàn trước khi hàn. 1.6. An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng. 1.6.1. An toàn lao động. - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, dày da, ống che chân, che tay. - Có trang bị bình chống cháy và bình chống cháy phải thường xuyên được kiểm tra hạn sử dụng. - Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui xưởng thực hành. 1.6.2. Vệ sinh phân xưởng. Sau khi kết thúc ca thực tập, phải vệ sinh khu vực hàn và toàn bộ xưởng. - Cắt công tắc “OFF” của máy hàn, cắt cầu dao điện nguồn vào máy hàn, cuốn dây hàn treo vào vị trí quy định. - Thu dọn các dụng cụ: Kính hàn, búa nguội, búa gõ xỉ, dưỡng kiểm vào vị trí quy định - Vệ sinh bàn hàn: Các đầu mẩu que hàn ; phôi hàn; xỉ hàn để riêng các thùng khác nhau. - Vệ sinh toàn bộ phân xưởng. 79 * Trình tự thực hiện mối hàn giáp mối không vát cạnh vị trí bằng : TT Nội dung công việc Dụng cụ, Thiết bị Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được 1. Đọc bản vẽ Yêu cầu kỹ thuật: - Mối hàn đúng kích thước - Mối hàn không bị khuyết tật - Nắm được các kích thước cơ bản Hiểu được yêu cầu kỹ thuật 2 Chuẩn bị - Thiết bị, dụng cụ - Vật tư - Máy hàn, máy mài, máy cắt con rùa, búa, thước lá.. - Phôi hàn . - Que hàn - Kiểm tra đảm bảo an toàn, đặt đúng chế độ hàn - Phôi phẳng, thẳng không bị pavia, đúng kính thước. - Que hàn KT 421 Ф4 80 3 - Gá đính Thiết bị hàn hồ quang tay, đồ gá, búa nguội - Mối đính nhỏ gọn, đủ bền, đúng vị trí - Phôi sau khi gá đính phẳng 4 Tiến hành hàn Thiết bị hàn hồ quang tay - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị - Dao động và góc độ que từng lớp phải hợp lý 5 Kiểm tra Thước kiểm tra mối hàn - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn 2÷3 5÷6 5÷6 2÷3 90° 75÷85° 81 2 . Thực hành hàn PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG VIỆC: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT CẠNH VỊ TRÍ HÀN BẰNG 1/B4/MĐ1 TT Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết bị Ghi chú 1 Đọc bản vẽ - Nắm được các kích thước cơ bản Hiểu được yêu cầu kỹ thuật - Bản vẽ hàn 2 Chuẩn bị Thiết bị, dụng cụ hàn. - Tính toán và đặt đúng chế độ hàn. - Chuẩn bị thiết bị đầy đủ theo quy định, đúng chủng loại, yêu cầu của bài thực hành. - Phôi có KT: + 200x100x6 / 2 phôi/1hs + Nắn thẳng, nắn phẳng phôi, làm sạch bề mặt phôi - Que hàn Ф3,2mm 0,4 kg/HS/ca - Ca bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, máy cắt, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, găng tay da, mặt nạ hàn, bàn chải sắt, búa gõ xỉ, kìm kẹp phôi. - Bản vẽ phôi; Kéo cần hoặc máy cắt, máy mài, đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch - Máy sấy que hàn, ống đựng que hàn 3 Gá đính - Mối đính nhỏ gọn, đủ bền, đúng vị trí - Phôi sau khi gá đính đảm bảo phẳng không cong vênh Can bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, mặt nạ hàn, găng tay da mỏ lết , ampe kìm, đồ gá. 4 Tiến hành hàn Góc nghiêng que hàn: α = 75o ~ 85o; β = 90o - Dao động que hàn: đường thẳng - Chiều dài hồ quang: Lhq = 2 ÷ 3m Can bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, mặt nạ hàn, găng tay da, búa nguội, bàn chải sắt. - Bản vẽ góc độ và các chuyển động cơ bản của que hàn 5 Kiểm ta chất lượng mối hàn - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn - Thước kiểm tra khuyết tật mối hàn và các thiết bị về kiểm tra chất lượng mối hàn 6 Ghi tên, nộp bài Ghi rõ họ tên, ca, nhóm thực tập Phấn 82 Bài 5: Hàn giáp mối có vát mép ở vị trí bằng (1G) 1. Trình tự thực hiện. 1.1 Đọc bản vẽ Yêu cầu kỹ thuật: - Mối hàn đúng kích thước - Mối hàn không bị khuyết tật 1.2 Chuẩn bị . 1.2.1 Tính toán chế độ hàn. 1.2.1.1. Đường kính que hàn. Hàn giáp mối áp dụng công thức: (mm). Trong đó: d đường kính que hàn (mm); S chiều dày vật liệu (mm) Trong thực tế, chiều dày tấm hoặc cạnh mối hàn góc có thể rất lớn nên khi đó dùng công thức trên sẽ không phù hợp, đối với mối hàn nhiều lớp, những lớp đầu thường chọn que hàn có đường kính từ 2,5÷ 3,2 mm. Những lớp sau đường kính que hàn có thể chọn lớn hơn. => Chọn dqh = 3,2 mm cho hàn lớp lót và dqh = 4 mm hàn lớp thứ hai và lớp phủ 1.2.1.2. Cường độ dòng điện hàn. Theo công thức: h = ( + α d)d (A) Hoặc Ih = (30 ÷ 40)d (A) Trong đó: Ih là dòng điện hàn;  và α là hệ số thực nghiệm, khi hàn que hàn thép  =20, α = 6; d là đường kính que hàn. s 1 2 + = d 83 Thay vào ta có Ta chọn: Ih = 90 ÷ 120 cho hàn lớp thứ nhất Ih = 120 ÷ 160 cho hàn lớp thứ hai 1.2.1.3. Điện áp hàn: Áp dụng công thức: Uh = a + b.Lhq Trong đó : a là tổng điện áp rơi trên anôt và catôt, a = (15 ÷ 20) V. b là tổng điện áp rơi trên một đơn vị chiều dài cột hồ quang, b = 15,7 V/cm. Lhq là chiều dài cột hồ quang, Lhq = 0,32 (cm) Thay số ta được : Uh = (20 ÷ 25) V. Khi hàn góc chọn hồ quang ngắn nên ta chọn Uh = 21 V. 1.2.2Thiết bị: - Máy hàn hồ quang tay nguồn 250A AC/DC - Tủ sấy que hàn 50 kg, Max 3500C - Ống sấy que hàn xách tay 5 kg, Max 2400C 1.2.3.Dụng cụ: - Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, găng tay da, búa gõ xỉ, thước lá, kìm rèn, ke vuông, búa nguội... - Thước đo kiểm mối hàn. 1.2.4. Phôi hàn: - Thép tấm CT3 hoặc tương đương có kích thước (200x100x8) mm x 2 tấm và tiến hành vát mép thep yêu cầu 1.3 Gá đính: 1.3.1 Gá phôi. + Đặt phôi liệu song song với cạnh bàn hàn, chỉnh cho khe hở giữa hai tấm phôi a = 2mm, gá hai tấm phôi hàn phải đảm bảo thẳng, phẳng không bị so le. + Tạo góc ... cưa, kiểu bán nguyệt + Kiểu hồ quang nhảy: Sau mỗi lần kim loại nóng chảy tách khỏi đầu que hàn, dính vào kim loại vật hàn thì nó sẽ hình thành vùng nóng chảy để cho những giọt kim loại nóng chảy quá độ đông đặc kịp thời phải di động vị trí hồ quang để cho vùng nóng chảy có dịp toả nhiệt sau đó di chuyển hồ quang về vùng nóng chảy hàn tiếp. Trong thao tác thực tế tránh kiểu hồ quang nhảy đơn thuần căn cứ vào tính năng que hàn và mối hàn có thể áp dụng phối hợp giữ kiểu hồ quang nhảy với các kiểu khác. Khi hàn trong trường hợp yêu cầu độ ngấu của mối hàn cao, phải rút ngắn thời gian nung nóng hồ quang trên vật hàn tránh để hồ quang dừng lại ở một điểm trong một thời gian dài. Tốc độ hàn và dao động que hàn không cần thiết phải nhanh mà còn phối hợp chặt chẽ, lấy tốc độ đưa que hàn và chiều dài hồ quang để điều chỉnh nhiệt lượng vùng nóng chảy. Đồng thời trong một đơn vị thời gian phải duy trì lượng kim loại nóng chảy thích hợp, để tránh mối hàn sinh ra mọi khuyết tật. Khi hàn mặt sau dòng hàn lớn để đạt độ sâu nóng chảy cách dao động que hàn áp dụng kiểu răng cưa hay bán nguyệt. 2.5 Kiểm tra chất lượng mối hàn 2.5.1. Làm sạch và quan sát bề mặt mối hàn. - Gõ sạch xỉ, dùng bàn chải sắt đánh sạch mối hàn - Quan sát bề mặt kiểm tra và phát hiện các khuyết tật bên ngoài mối hàn: sai lệch về hình dáng kích thước, mức độ biến dạng của liên kết hàn, kiểm tra mối hàn có rỗ xỉ, rỗ khí, cháy cạnh, chảy tràn, độ đồng đều của vảy hàn 2.52. Các loại khuyết tật thường gặp nguyên nhân và biện pháp phòng 115 tránh 2.5.2.1. Mối hàn không ngấu. - Nguyên nhân: do cường độ dòng điện hàn yếu, tốc độ hàn lớn. - Biện pháp phòng ngừa: Quan sát tình hình nóng chảy của vũng hàn để điều chỉnh lại dòng điện và tốc độ hàn, trước khi hàn phải hàn thử để kiểm tra chế độ hàn. 2.5.2.2 Mối hàn khuyết cạnh. - Nguyên nhân: do dòng điện hàn quá lớn, không dừng lại khi chuyển động que hàn sang hai bên rãnh hàn. - Biện pháp phòng ngừa: điều chỉnh cường độ dòng điện hàn chính xác, có dừng lại ở hai bên rãnh hàn khi dao động que hàn. 2.5.2.3. Mối hàn rỗ khí ngậm xỉ. - Nguyên nhân: do không chấp hành công tác làm sạch phôi hàn, sấy khô que hàn trước khi hàn, dòng điện hàn yếu. - Biện pháp phòng ngừa: Tuyệt đối chấp hành công tác làm sạch phôi, sấy khô que hàn trước khi hàn. 2.6. An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng. 2.6.1. An toàn lao động. - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, dày da, ống che chân, che tay. - Có trang bị bình chống cháy và bình chống cháy phải thường xuyên được kiểm tra hạn sử dụng. - Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui xưởng thực hành. 2.6.2. Vệ sinh phân xưởng. Sau khi kết thúc ca thực tập, phải vệ sinh khu vực hàn và toàn bộ xưởng. - Cắt công tắc “OFF” của máy hàn, cắt cầu dao điện nguồn vào máy hàn, cuốn dây hàn treo vào vị trí quy định. - Thu dọn các dụng cụ: Kính hàn, búa nguội, búa gõ xỉ, dưỡng kiểm vào vị trí quy định - Vệ sinh bàn hàn: Các đầu mẩu que hàn ; phôi hàn; xỉ hàn để riêng các thùng khác nhau. - Vệ sinh toàn bộ phân xưởng. 116 Trình tự thực hiện mối hàn giáp mối không vát cạnh vị trí đứng : TT Nội dung công việc Dụng cụ, Thiết bị Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được 1. Đọc bản vẽ Yêu cầu kỹ thuật: - Mối hàn đúng kích thước - Mối hàn không bị khuyết tật - Nắm được các kích thước cơ bản Hiểu được yêu cầu kỹ thuật 2 Chuẩn bị - Thiết bị, dụng cụ - Vật tư - Máy hàn, máy mài, máy cắt con rùa, búa, thước lá.. - Phôi hàn . - Que hàn - Kiểm tra đảm bảo an toàn, đặt đúng chế độ hàn - Phôi phẳng, thẳng không bị pavia, đúng kính thước. - Que hàn KT 421 Ф4 117 3 - Gá đính Thiết bị hàn hồ quang tay, đồ gá, búa nguội - Mối đính nhỏ gọn, đủ bền, đúng vị trí - Phôi sau khi gá đính phẳng 4 Tiến hành hàn Thiết bị hàn hồ quang tay - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị - Dao động và góc độ que từng lớp phải hợp lý 5 Kiểm tra Thước kiểm tra mối hàn - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn 118 3 . Thực hành hàn PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG VIỆC: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT CẠNH VỊ TRÍ HÀN ĐỨNG 1/B1/MĐ2 TT Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết bị Ghi chú 1 Đọc bản vẽ - Nắm được các kích thước cơ bản Hiểu được yêu cầu kỹ thuật - Bản vẽ hàn 2 Chuẩn bị Thiết bị, dụng cụ hàn. - Tính toán và đặt đúng chế độ hàn. - Chuẩn bị thiết bị đầy đủ theo quy định, đúng chủng loại, yêu cầu của bài thực hành. - Phôi có KT: + 200x100x6 / 2 phôi/1hs + Nắn thẳng, nắn phẳng phôi, làm sạch bề mặt phôi - Que hàn Ф3,2mm 0,4 kg/HS/ca - Ca bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, máy cắt, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, găng tay da, mặt nạ hàn, bàn chải sắt, búa gõ xỉ, kìm kẹp phôi. - Bản vẽ phôi; Kéo cần hoặc máy cắt, máy mài, đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch - Máy sấy que hàn, ống đựng que hàn 3 Gá đính - Mối đính nhỏ gọn, đủ bền, đúng vị trí - Phôi sau khi gá đính đảm bảo phẳng không cong vênh Can bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, mặt nạ hàn, găng tay da mỏ lết , ampe kìm, đồ gá. 4 Tiến hành hàn - Góc nghiêng của que hàn so với mặt phẳng hàn theo hướng hàn từ 600800 và que hàn tạo với mặt phẳng phôi hàn góc 900 - Dao động que hàn: răng cưa, bán nguyệt..... - Hàn với hồ quang ngắn Can bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, mặt nạ hàn, găng tay da, búa nguội, bàn chải sắt. - Bản vẽ góc độ và các chuyển động cơ bản của que hàn 5 Kiểm ta chất lượng mối hàn - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn - Thước kiểm tra khuyết tật mối hàn và các thiết bị về kiểm tra chất lượng mối hàn 6 Ghi tên, nộp bài Ghi rõ họ tên, ca, nhóm thực tập Phấn 119 Bài 3: Hàn góc không vát mép ở vị trí đứng (3F) 1. Đặc điểm hàn góc không vát mép ở vị trí đứng (3F) - Hàn đứng: mặt phẳng hàn tạo với mặt phẳng ngang một góc từ 60÷120o trừ phương song song với mặt phẳng ngang. Hàn góc không vát mép ở vị trí hàn đứng là một bài tập nâng cao trong hệ thống các bài thuộc môđun hàn điện nâng cao của chương trình đào tạo. Khi hàn đứng kim loại lỏng trong bể hàn luôn có xu thế bị trọng lực kéo chảy xuống dưới và bứt ra khỏi bể hàn hoặc tạo thành hiện tượng đóng cục, mặt khác kim loại lỏng từ đầu que chảy vào bể hàn cũng khó khăn do tác động của trọng lực. Vì vậy khi hàn ở vị trí đứng phải hạn chế trọng lượng của bể hàn, hạn chế trọng lượng của giọt kim loại, tăng lực đẩy của hồ quang và tăng lực phân tử để kim loại lỏng bám được vào bể hàn. - Hàn lấp góc chúng ta thường gặp dạng mối hàn lấp góc chữ “T”, mối hàn góc dạng L, có các dạng liên kết như hình vẽ. - Mối hàn góc dễ có khuyết tật là không ngấu ở trong góc của mối ghép và dễ cháy cạnh ở hai bên. Các dạng mối hàn lấp góc - Mối hàn chữ “T” Dùng khá phổ biến trong thiết kế, chế tạo kết cấu mới vì có độ bền cao, khả năng chịu tải trọng tĩnh tốt dùng kết cấu chịu tải trọng uốn. Kiểu mối ghép S a K 2,0 ÷ 2,5 0+2 3+2 3,0 ÷ 4,3 0+2 3+2 5,0 ÷ 6,0 0+2 4+2-1 7,0 ÷ 9,0 0+2 5+2-1 10,0 ÷15,0 0+2 6±2 16,0 ÷ 21,0 0+3 7±2 22,0 ÷ 30,0 0+3 8±2 a K S S k k h b 120 2. Trình tự thực hiện. 2.1. Đọc bản vẽ. Yêu cầu kỹ thuật: - Mối hàn đúng kích thước - Mối hàn không bị khuyết tật 2.2 Chuẩn bị. 2.2.1 Chọn chế độ hàn: a. Đường kính que hàn. Hàn góc, hàn chữ T áp dụng công thức: (mm). Trong đó: d đường kính que hàn (mm); k cạnh mối hàn góc (mm) Thay số vào ta có: = 5. Vì là hàn ở vị trí đứng nên ta chọn dqh= 5mm 2.2. Cường độ dòng điện hàn Theo công thức: h = ( + αd)d (A) Hoặc Ih = (30 ÷ 40)d (A) Trong đó: Ih là dòng điện hàn;  và α là hệ số thực nghiệm, khi hàn que hàn thép  =20, α = 6. d là đường kính que hàn. Ta có: Ih = (30 ÷ 40)d (A) = 120 ÷ 160 (A) k 2 2 + = d 6 2 2 + = d 121 Ta cộng thêm 10÷15% (hàn góc) tuy nhiên do hàn ở vị trí hàn đứng nên ta lại giảm đi 10÷15% => Chọn Ih =120 A 2.3. Vận tốc hàn. Áp dụng công thức: Trong đó: αđ - là hệ số đắp (7÷11g/A.h) Fđ - Là tiết diện đắp (cm2) γ- là trọng lượng riêng của vật liệu hàn (đối với thép γ = 7,85g/cm3) Ih - Cường độ dòng điện hàn (A) Trong quá trình hàn rất khó xác định tốc độ hàn do đó người thợ phải luôn luôn quan sát tình hình nóng chảy của vũng hàn để điều chỉnh tốc độ hàn cho thích hợp 2.4. Tính điện áp hàn. Điện áp hàn: Uh = a + blhq (V) Để giảm lượng kim loại bắn toé và tạo điều kiện tốt cho việc hình thành mối hàn, khi hàn luôn sử dụng hồ quang ngắn Lhq ≤1,1dqh. Trong đó: Uh -là điện áp hàn (v) Lhq - là chiều dài cột hồ quang từ 2÷4(mm).. Chọn 3(mm) a - là điện áp trên a-nốt và ca tốt (a= 15÷20 v). Lấy 15 (V) b - là điện áp rơi trên một đơn vị chiều dài của cột hồ quang (b= 15,7v/cm). Thay số vào ta được Uh= 75(V) 1.2.2. Chuẩn bị thiết bị - Máy hàn hồ quang tay nguồn 350A AC/DC - Tủ sấy que hàn 50 kg, Max 3500C - Ống sấy que hàn xách tay 5 kg, Max 2400C - Điều chỉnh dòng điện hàn Ih= 120(A) 1.2.3 Dụng cụ: - Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, găng tay da, búa gõ xỉ, thước lá, kìm rèn, ke vuông, búa nguội... - Thước đo kiểm mối hàn. 1.2.4. Vật liệu hàn: - Que hàn KT421 Ф4mm số lượng 0,4Kg/HS/Ca - Thép tấm CT3 hoặc tương đương có kích thước: + (200x100x6) mm x 1 tấm + (200x50x6)mm x1 tấm - Nắn phẳng, thẳng, làm sạch bề mặt. αđ.Ih γ.Fđ Vh = m/h 122 2.3 Gá đính: 2.3.1 Gá phôi. Đặt phôi song song với cạnh bàn hàn, chỉnh cho hai tấm phôi vuông góc với nhau kẹp chặt phôi vào đồ gá. 2.3.2. Hàn đính. Hàn đính có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu mối đính quá dài hoặc quá cao sẽ làm cho mối hàn chính thức lồi lõm không đều. Ngược lại, mối đính quá ngắn sẽ làm cho nó dễ bị nứt do ứng suất khi hàn gây nên. Do vậy khi hàn đính phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Cường độ dòng điện khi hàn đính phải cao hơn khi hàn chính thức 10% + Khoảng cách giữa các mối hàn đính bằng (40 ÷ 50)S, nhưng lớn nhất cũng không vượt quá 300 mm. + Chiều dài của vết đính bằng (3 ÷ 4)S, nhưng không vượt quá 30mm, thông thường là (10 ÷ 15) mm. + Bề dày của vết đính thường bằng (0,5 ÷ 0,7)S. Nhưng không được lớn hơn bề dày của mối hàn chính. + Vết đính phải cách mặt ngoài của đầu nối một khoảng (10 ÷ 15) mm. - Sau khi hàn đính xong vật hàn có thể bị cong vênh, nên trước khi hàn chính thức phải nắn sửa lại vật hàn cẩn thận. - Th-íc ®o gãc 2.4 Tiến hành hàn 2.4.1. Góc độ que hàn. Đồ gá và kích thước mối đính 10 ÷15 Mối đính 123 2.4.2. Kỹ thuật hàn. Gây hồ quang tại vị trí đầu của đường hàn (có thể bằng phương pháp mổ thẳng, hoặc bằng phương pháp ma sát) Góc nghiêng của que hàn so với mặt phẳng hàn theo hướng hàn từ 650- 750 và que hàn tạo với mặt phẳng phôi một góc bằng 450 Dùng loại que hàn có đường kính nhỏ, dòng điện hàn nhỏ hơn so với hàn bằng cùng chiều dầy từ 10 ÷ 15%. Dùng hồ quang ngắn để hàn, để giảm bớt sự nhỏ giọt kim loại vào vùng nóngchảy. Khi hàn đứng đầu nối chữ T thường gặp khuyết tật: hàn không ngấu, mối hàn hay bị khuyết cạnh do kim loại nóng chảy bị chảy mất khỏi bể hàn. 124 Để khắc phục nhược điểm trên, khi hàn đứng đầu nối chữ T lúc đưa que hàn hai mép mối hàn thì nên dừng lại một ít để kim loại nóng chảy lấp đầy vào chỗ khuyết cạnh kim loại vật hàn, hồ quang hàn nên rút ngắn lại. Dao động ngang que hàn không lớn quá, chiều rộng mối hàn, chọn dao động mối hàn thích hợp, để đạt được chất lượng mối hàn.Phương pháp thao tác hàn đứng mối hàn đầu nối chữ T, cũng giống như hàn đứng giáp mối. 2.5 Kiểm tra chất lượng mối hàn 2.5.1. Làm sạch và quan sát bề mặt mối hàn. - Gõ sạch xỉ, dùng bàn chải sắt đánh sạch mối hàn - Quan sát bề mặt kiểm tra và phát hiện các khuyết tật bên ngoài mối hàn: sai lệch về hình dáng kích thước, mức độ biến dạng của liên kết hàn, kiểm tra mối hàn có rỗ xỉ, rỗ khí, cháy cạnh, chảy tràn, độ đồng đều của vảy hàn 2.5.2. Các dạng khuyết tật thường gặp. 2.5.2.1. Cháy cạnh. a. Nguyên nhân. - Dòng điện hàn quá lớn - Chiều dài cột hồ quang quá lớn - Góc độ que hàn và cách đưa que hàn chưa hợp lý - Sử dụng chưa đúng kích thước điện cực hàn b. Biện pháp khắc phục. - Khi dao động mỏ sang hai bên mối hàn có thời gian dừng để cho kim loại phụ điền đầy vào hai bên. - Đảm bảo đúng góc độ chuyển động của que hàn Hình 7-10. Mối hàn cháy cạnh Cháy cạnh Mối hàn tốt 125 - Điều chỉnh lại chế độ dòng điện, điện áp. Điều chỉnh lại khoảng cách cột hồ quang. - Điều chỉnh lại vận tốc hàn, và góc độ mỏ cho phù hợp. - Hạn chế sự thổi tạt hồ quang. 2.5.2.2. Rỗ xỉ (lẫn xỉ). a. Nguyên nhân. - Dòng điện hàn quá nhỏ, không đủ nhiệt lượng để cung cấp cho kim loại nóng chảy và xỉ khó thoát ra khỏi vũng hàn. - Mép hàn chưa được làm sạch hoặc khi hàn đính hay hàn nhiều lớp chưa gõ sạch xỉ. - Góc độ hàn chưa hợp lý và tốc độ hàn quá cao. - Tốc độ làm nguội quá nhanh, xỉ không kịp thoát ra ngoài. b. Biện pháp khắc phục. - Tăng dòng điện hàn cho thích hợp, hàn bằng hồ quang ngắn và tăng thời gian dừng lại của hồ quang - Làm sạch vật hàn trước khi hàn, gõ sạch xỉ ở mối hàn đính và các lớp hàn. - Thay đổi góc độ và phương pháp di chuyển que hàn cho hợp lý, giảm tốc độ hàn tránh xỉ trộn lẫn vào trong vũng hàn hoặc chảy về phía trước vũng hàn. 2.5.2.3. Không ngấu. a. Nguyên nhân. Mép hàn chuẩn bị chưa hợp lý, góc vát quá nhỏ - Dòng điện hàn quá nhỏ hoặc tốc độ hàn quá nhanh - Góc độ que hàn chưa hợp lý và cách đưa điện cực không hợp lý. - Chiều dài cột hồ quang quá lớn b. Biện pháp khắc phục - Làm sạch liên kết trước khi hàn, tăng góc vát và khe hở hàn - Tăng dòng điện hàn và giảm tốc độ hàn ... 2.6. An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng. 2.6.1. An toàn lao động. - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, dày da, ống che chân, che tay. - Có trang bị bình chống cháy và bình chống cháy phải thường xuyên được kiểm tra hạn sử dụng. - Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui xưởng thực hành. 2.6.2. Vệ sinh phân xưởng. Sau khi kết thúc ca thực tập, phải vệ sinh khu vực hàn và toàn bộ xưởng. - Cắt công tắc “OFF” của máy hàn, cắt cầu dao điện nguồn vào máy hàn, cuốn Mối hàn tốt Rỗ xỉ Mối hàn tốt Không ngấu 126 dây hàn treo vào vị trí quy định. - Thu dọn các dụng cụ: Kính hàn, búa nguội, búa gõ xỉ, dưỡng kiểm vào vị trí quy định - Vệ sinh bàn hàn: Các đầu mẩu que hàn ; phôi hàn; xỉ hàn để riêng các thùng khác nhau. - Vệ sinh toàn bộ phân xưởng. 127 Trình tự thực hiện mối hàn góc không vát cạnh vị trí đứng : TT Nội dung công việc Dụng cụ, Thiết bị Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được 1. Đọc bản vẽ Yêu cầu kỹ thuật: - Mối hàn đúng kích thước - Mối hàn không bị khuyết tật - Nắm được các kích thước cơ bản Hiểu được yêu cầu kỹ thuật 2 Chuẩn bị - Thiết bị, dụng cụ - Vật tư - Máy hàn, máy mài, máy cắt con rùa, búa, thước lá.. - Phôi hàn . - Que hàn - Kiểm tra đảm bảo an toàn, đặt đúng chế độ hàn - Phôi phẳng, thẳng không bị pavia, đúng kính thước. - Que hàn KT 421 Ф4 128 3 - Gá đính Thiết bị hàn hồ quang tay, đồ gá, búa nguội - Mối đính nhỏ gọn, đủ bền, đúng vị trí - Phôi sau khi gá đính phẳng 4 Tiến hành hàn Thiết bị hàn hồ quang tay - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị - Dao động và góc độ que từng lớp phải hợp lý 5 Kiểm tra Thước kiểm tra mối hàn - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn 3 . Thực hành hàn 129 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG VIỆC: HÀN GÓC KHÔNG VÁT CẠNH VỊ TRÍ HÀN ĐỨNG 1/B3/MĐ2 TT Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết bị Ghi chú 1 Đọc bản vẽ - Nắm được các kích thước cơ bản Hiểu được yêu cầu kỹ thuật - Bản vẽ hàn 2 Chuẩn bị Thiết bị, dụng cụ hàn. - Tính toán và đặt đúng chế độ hàn. - Chuẩn bị thiết bị đầy đủ theo quy định, đúng chủng loại, yêu cầu của bài thực hành. - Phôi có KT: + 200x100x6 / 1 phôi/1hs +200x50x6 / 1 phôi/1hs + Nắn thẳng, nắn phẳng phôi, làm sạch bề mặt phôi - Que hàn Ф4mm 0,4 kg/HS/ca - Ca bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, máy cắt, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, găng tay da, mặt nạ hàn, bàn chải sắt, búa gõ xỉ, kìm kẹp phôi. - Bản vẽ phôi; Kéo cần hoặc máy cắt, máy mài, đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch - Máy sấy que hàn, ống đựng que hàn 3 Gá đính - Mối đính nhỏ gọn, đủ bền, đúng vị trí - Phôi sau khi gá đính đảm bảo vuông góc không cong vênh Can bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, mặt nạ hàn, găng tay da mỏ lết , ampe kìm, đồ gá. 4 Tiến hành hàn - Góc nghiêng của que hàn so với mặt phẳng hàn theo hướng hàn từ 600800 và que hàn tạo với mặt phẳng phôi hàn góc 450 - Dao động que hàn: răng cưa, bán nguyệt..... - Hàn với hồ quang ngắn Can bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, mặt nạ hàn, găng tay da, búa nguội, bàn chải sắt. - Bản vẽ góc độ và các chuyển động cơ bản của que hàn 5 Kiểm ta chất lượng mối hàn - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn - Thước kiểm tra khuyết tật mối hàn và các thiết bị về kiểm tra chất lượng mối hàn 6 Ghi tên, nộp bài Ghi rõ họ tên, ca, nhóm thực tập Phấn 130 Bài 4: Hàn giáp mối có vát mép ở vị trí đứng (3G) 1. Đặc điểm hàn giáp mối không vát mép ở vị trí đứng( 3G) - Hàn đứng: mặt phẳng hàn tạo với mặt phẳng ngang một góc từ 60÷120o trừ phương song song với mặt phẳng ngang. Hàn giáp mối có vát mép ở vị trí hàn đứng là một bài tập nâng cao trong hệ thống các bài thuộc môđun hàn điện nâng cao của chương trình đào tạo. Khi hàn đứng kim loại lỏng trong bể hàn luôn có xu thế bị trọng lực kéo chảy xuống dưới và bứt ra khỏi bể hàn hoặc tạo thành hiện tượng đóng cục, mặt khác kim loại lỏng từ đầu que chảy vào bể hàn cũng khó khăn do tác động của trọng lực. Vì vậy khi hàn ở vị trí đứng phải hạn chế trọng lượng của bể hàn, hạn chế trọng lượng của giọt kim loại, tăng lực đẩy của hồ quang và tăng lực phân tử để kim loại lỏng bám được vào bể hàn. Mối hàn giáp mối là mối hàn nối hai đầu tấm kim loại lại với nhau khi chúng cùng nằm trong một mặt phẳng, có đặc điểm như sau: Khi chiều dày vật hàn S > 6 mm, nhiệt lượng của hồ quang rất khó làm cho mối hàn được ngấu hoàn toàn, do đó ta phải tiến hành vát mép. Các loại mép vát thường được dùng là dạng chữ V và chữ X. Để thực hiện hàn mối hàn loại này có thể thực hiện mối hàn nhiều lớp hay nhiều đường nhiều lớp. Nếu điều kiện cho phép người ta ưu tiên vát mép theo kiểu chữ X để tránh biến dạng góc. Kích thước mối hàn giáp mối có vát mép 1 phía S 3 4 5 6 7 8 9 10 12 14 16 18 20 22 24 26 b 10 12 14 16 18 20 22 26 28 30 32 34 b1 8±2 10±2 12±2 a 1±0,5 2±1 c 1±0,5 1,5±1 2±1 p 1,5±1 2±1 131 Kích thước mối hàn giáp mối có vát mép 2 phía S 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 b 12 14 16 20 22 24 c 1,5±1 2±1 S 28 40 42 44 46 48 50 52 54 56 58 60 62 b 26 28 30 32 34 36 38 c 2±1 - Đây là mối ghép đơn giản, tiết kiệm kim loại, dễ chế tạo dùng phổ biến trong thiết kế chi tiết mới. - Hàn đứng giáp mối là phương pháp hàn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất tuy nhiên nó có nhược điểm khó hình thành mối hàn hơn ở vị trí hàn bằng, bởi dưới tác dụng của trọng lực các dọt kim loại nóng chảy chuyển từ điện cực vào vũng hàn khó khăn, bể hàn có xu hướng chẩy xệ xuống dưới. Do đó khí hàn cần phải thực hiện tốt các yếu tố sau. + Chọn đúng chế độ hàn. + Góc nghiêng của que hàn + Chuẩn bị đúng kích thước mối hàn. 2. Trình tự thực hiện. 2.1. Đọc bản vẽ. 132 Yêu cầu kỹ thuật: - Mối hàn đúng kích thước - Mối hàn không bị khuyết tật 2.2 Chuẩn bị. 2.2.1 Chọn chế độ hàn: a. Đường kính que hàn. Hàn giáp mối áp dụng công thức: (mm). Trong đó: d đường kính que hàn (mm) ; S chiều dày vật liệu (mm) Tác có = 5 Tuy nhiên do đây là hàn nhiều lớp và hàn ở vị trí hàn đứng nên lớp thứ nhất ta chọn dqh= 3,2 mm. Lớp thứ 2 ta chọn dqh= 4 mm để tăng năng xuất hàn. b. Cường độ dòng điện hàn. Theo công thức: h = ( + α d)d (A) Hoặc Ih = (30 ÷ 40)d (A) Trong đó: Ih là dòng điện hàn;  và α là hệ số thực nghiệm, khi hàn que hàn thép  =20, α = 6; d là đường kính que hàn. Thay vào ta có: + Lớp thứ nhất Ih= 96 ÷ 128(A) + Lớp thứ hai Ih= 120 ÷ 160(A) Vì hàn ở vị trí hàn đứng nên ta phải giảm dòng điện từ 10- 15% nên ta chọn + Lớp thứ nhất Ih= 85(A) + Lớp thứ hai Ih= 105(A) c. Vận tốc hàn. Áp dụng công thức: Trong đó: αđ - là hệ số đắp (7÷11g/A.h) Fđ - Là tiết diện đắp (cm2) γ - là trọng lượng riêng của vật liệu hàn (đối với thép γ = 7,85g/cm3) Ih - Cường độ dòng điện hàn (A) Trong quá trình hàn rất khó xác định tốc độ hàn do đó người thợ phải luôn luôn quan sát tình hình nóng chảy của vũng hàn để điều chỉnh tốc độ hàn cho thích hợp. s 1 2 + = d αđ.Ih γ.Fđ Vh = m/h 8 1 2 +=d 133 1.2.2. Chuẩn bị thiết bị - Máy hàn hồ quang tay nguồn 350A AC/DC - Tủ sấy que hàn 50 kg, Max 3500C - Ống sấy que hàn xách tay 5 kg, Max 2400C 1.2.3 Dụng cụ: - Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, găng tay da, búa gõ xỉ, thước lá, kìm rèn, ke vuông, búa nguội... - Thước đo kiểm mối hàn. 1.2.4. Vật liệu hàn: - Que hàn KT421 Ф3,2 và Ф4mm số lượng 0,4Kg/HS/Ca - Thép tấm CT3 hoặc tương đương có kích thước: (200x100x8) mm x 2 tấm - Nắn phẳng, thẳng, làm sạch bề mặt và tiến hành vát mép. 2.3 Gá đính: 2.3.1 Gá phôi. + Đặt phôi liệu song song với cạnh bàn hàn, chỉnh cho khe hở giữa hai tấm phôi a = 2mm, gá hai tấm phôi hàn phải đảm bảo thẳng, phẳng không bị so le. + Tạo góc bù biến dạng trước khi hàn góc α = 20 - Trong quá trình chế tạo kết cấu kim loại hàn, gá phôi hàn là một tổ hợp quan trọng và tốn công nhất. Quá trình gá phôi có thể: + Căn cứ đường vạch dấu, vị trí tương hỗ giữa vật hàn do đường vẽ quyết định. + Căn cứ khuôn mẫu (lấy kết cấu thứ nhất làm khuôn mẫu nhưng kiểm tra chính xác kích thước ban đầu sau đó một thời gian lại kiểm tra lại tránh bị sai lệch hình dạng). + Dùng khuôn hoặc dụng cụ kẹp chuyên dùng phương pháp này hoàn thiện hơn. 2.3.2. Hàn đính. Công việc chủ yếu của tổ hợp kết cấu là hàn đính (định vị chi tiết trong kết cấu). Hàn đính có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu mối đính quá dài hoặc quá cao sẽ làm cho mối hàn chính thức lồi lõm không đều. Ngược lại, mối đính quá ngắn sẽ làm cho nó dễ bị nứt do ứng suất khi hàn gây nên. Do vậy khi hàn đính phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Cường độ dòng điện khi hàn đính phải cao hơn khi hàn chính thức 10%. - Khoảng cách giữa các mối hàn đính (40 ÷ 50)S, nhưng lớn nhất cũng không vượt quá 300 mm. - Chiều dài của vết đính bằng (3 ÷ 4)S, nhưng không vượt quá 30mm, thông thường là (10 ÷ 15) mm. - Bề dày của vết đính thường bằng (0,5 ÷ 0,7)S. Nhưng không được lớn hơn bề dày của mối hàn chính. - Vết đính phải cách mặt ngoài của đầu nối một khoảng (10 ÷ 15) mm. - Sau khi hàn đính xong vật hàn có thể bị cong vênh, nên trước khi hàn chính thức 134 phải nắn sửa lại vật hàn cẩn thận. 2.4 Tiến hành hàn 2.4.1. Góc độ que hàn. 2.4.2. Kỹ thuật hàn. Gây hồ quang tại vị trí đầu của đường hàn (có thể bằng phương pháp mổ thẳng, hoặc bằng phương pháp ma sát) Góc nghiêng của que hàn so với mặt phẳng hàn theo hướng hàn từ 600800 và que hàn tạo với mặt phẳng phôi một góc bằng 900 Dùng loại que hàn có đường kính nhỏ, dòng điện hàn nhỏ hơn so với hàn bằng cùng chiều dầy từ 10 ÷ 15%. Dùng hồ quang ngắn để hàn, để giảm bớt sự nhỏ giọt kim loại vào vùng nóngchảy. Thường được hàn nhiều lớp, số lớp hàn nhiều hay ít là căn cứ vào chiều dày vật hàn. Hàn lớp thứ nhất dùng que hàn Ф2,5 mm cách đưa que hàn có 3 loại: Đối với vật hàn dày dùng cách đưa que hàn kiểu tam giác nhỏ, đối với vật hàn có chiều dày vừa phải hoặc hơi mỏng dùng kiểu hồ quang nhảy và kiểu bán nguyệt nhỏ. Từ lớp thứ hai trở lên dùng thích hợp cách dao động que hàn hình răng cưa, đường kính que hàn từ Ф3,2 ÷ Ф4 mm. Những mối hàn phủ lớp cuối cùng, căn cứ yêu cầu bề mặt mối hàn để chọn cách dao động que hàn cho phù hợp. 135 Khi mối hàn cao thì dùng kiểu bán nguyệt, khi bề mặt mối hàn yêu cầu bằng phẳng thì dùng kiểu răng cưa. Bất cứ dùng cách đưa que hàn theo kiểu nào để hàn đường hàn lớp thứ nhất ngoài việc tránh những khuyết tật như: lẫn xỉ, hàn chưa ngấu, khuyết cạnh còn yêu cầu mặt của mối hàn phải bằng phẳng tránh lồi. Nếu bề mặt lồi xỉ hàn dễ nhét vào kẽ và sinh ra khuyết tật cho lớp sau. 136 Cách dao động que hàn của đường hàn phủ mặt khi hàn đứng giáp mối vát cạnh, thường dùng kiểu răng cưa, bán nguyệt để mối hàn đảm bảo mỹ quan và bằng phẳng, ngoài việc đảm bảo chiều dày mối hàn tương đối mỏng, tốc độ que hàn phải duy trì đều đặn thì mối hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không bị khuyết tật 2.5 Kiểm tra chất lượng mối hàn 2.5.1. Làm sạch và quan sát bề mặt mối hàn. - Gõ sạch xỉ, dùng bàn chải sắt đánh sạch mối hàn - Quan sát bề mặt kiểm tra và phát hiện các khuyết tật bên ngoài mối hàn: sai lệch về hình dáng kích thước, mức độ biến dạng của liên kết hàn, kiểm tra mối hàn có rỗ xỉ, rỗ khí, cháy cạnh, chảy tràn, độ đồng đều của vảy hàn 2.52. Các loại khuyết tật thường gặp nguyên nhân và biện pháp phòng tránh 2.5.2.1. Mối hàn không ngấu. - Nguyên nhân: do cường độ dòng điện hàn yếu, tốc độ hàn lớn. - Biện pháp phòng ngừa: Quan sát tình hình nóng chảy của vũng hàn để điều chỉnh lại dòng điện và tốc độ hàn, trước khi hàn phải hàn thử để kiểm tra chế độ hàn. 2.5.2.2 Mối hàn khuyết cạnh. - Nguyên nhân: do dòng điện hàn quá lớn, không dừng lại khi chuyển động que hàn sang hai bên rãnh hàn. - Biện pháp phòng ngừa: điều chỉnh cường độ dòng điện hàn chính xác, có dừng lại ở hai bên rãnh hàn khi dao động que hàn. 2.5.2.3. Mối hàn rỗ khí ngậm xỉ. - Nguyên nhân: do không chấp hành công tác làm sạch phôi hàn, sấy khô que hàn trước khi hàn, dòng điện hàn yếu. - Biện pháp phòng ngừa: Tuyệt đối chấp hành công tác làm sạch phôi, sấy khô que hàn trước khi hàn. 2.6. An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng. 2.6.1. An toàn lao động. - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, tạp dề da, dày da, ống che chân, che tay. - Có trang bị bình chống cháy và bình chống cháy phải thường xuyên được kiểm tra hạn sử dụng. 137 - Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui xưởng thực hành. 2.6.2. Vệ sinh phân xưởng. Sau khi kết thúc ca thực tập, phải vệ sinh khu vực hàn và toàn bộ xưởng. - Cắt công tắc “OFF” của máy hàn, cắt cầu dao điện nguồn vào máy hàn, cuốn dây hàn treo vào vị trí quy định. - Thu dọn các dụng cụ: Kính hàn, búa nguội, búa gõ xỉ, dưỡng kiểm vào vị trí quy định - Vệ sinh bàn hàn: Các đầu mẩu que hàn ; phôi hàn; xỉ hàn để riêng các thùng khác nhau. - Vệ sinh toàn bộ phân xưởng. 138 Trình tự thực hiện mối hàn giáp mối không vát cạnh vị trí đứng : TT Nội dung công việc Dụng cụ, Thiết bị Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được 1. Đọc bản vẽ Yêu cầu kỹ thuật: - Mối hàn đúng kích thước - Mối hàn không bị khuyết tật - Nắm được các kích thước cơ bản Hiểu được yêu cầu kỹ thuật 2 Chuẩn bị - Thiết bị, dụng cụ - Vật tư - Máy hàn, máy mài, máy cắt con rùa, búa, thước lá.. - Phôi hàn . - Que hàn - Kiểm tra đảm bảo an toàn, đặt đúng chế độ hàn - Phôi phẳng, thẳng không bị pavia, đúng kính thước. - Que hàn KT 421 Ф3.2, Ф4 139 3 - Gá đính Thiết bị hàn hồ quang tay, đồ gá, búa nguội - Mối đính nhỏ gọn, đủ bền, đúng vị trí - Phôi sau khi gá đính phẳng 4 Tiến hành hàn Thiết bị hàn hồ quang tay - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị - Dao động và góc độ que từng lớp phải hợp lý 5 Kiểm tra Thước kiểm tra mối hàn - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn 3 . Thực hành hàn 140 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG VIỆC: HÀN GIÁP MỐI CÓ VÁT CẠNH VỊ TRÍ HÀN ĐỨNG 1/B4/MĐ2 TT Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết bị Ghi chú 1 Đọc bản vẽ - Nắm được các kích thước cơ bản Hiểu được yêu cầu kỹ thuật - Bản vẽ hàn 2 Chuẩn bị Thiết bị, dụng cụ hàn. - Tính toán và đặt đúng chế độ hàn. - Chuẩn bị thiết bị đầy đủ theo quy định, đúng chủng loại, yêu cầu của bài thực hành. - Phôi có KT: + 200x100x6 / 2 phôi/1hs + Nắn thẳng, nắn phẳng phôi, làm sạch bề mặt phôi - Que hàn Ф3,2mm 0,4 kg/HS/ca - Ca bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, máy cắt, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, găng tay da, mặt nạ hàn, bàn chải sắt, búa gõ xỉ, kìm kẹp phôi. - Bản vẽ phôi; Kéo cần hoặc máy cắt, máy mài, đe, búa nguội, thước lá, mũi vạch - Máy sấy que hàn, ống đựng que hàn 3 Gá đính - Mối đính nhỏ gọn, đủ bền, đúng vị trí - Phôi sau khi gá đính đảm bảo phẳng không cong vênh Can bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, mặt nạ hàn, găng tay da mỏ lết , ampe kìm, đồ gá. 4 Tiến hành hàn - Góc nghiêng của que hàn so với mặt phẳng hàn theo hướng hàn từ 600800 và que hàn tạo với mặt phẳng phôi hàn góc 900 - Dao động que hàn: răng cưa, bán nguyệt..... - Hàn với hồ quang ngắn Can bin hàn, bàn hàn, máy hàn hồ quang tay, bộ cáp hàn, kìm hàn, kìm kẹp mát, mặt nạ hàn, găng tay da, búa nguội, bàn chải sắt. - Bản vẽ góc độ và các chuyển động cơ bản của que hàn 5 Kiểm ta chất lượng mối hàn - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn - Thước kiểm tra khuyết tật mối hàn và các thiết bị về kiểm tra chất lượng mối hàn 6 Ghi tên, nộp bài Ghi rõ họ tên, ca, nhóm thực tập Phấn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_han_ho_quang_tay_co_ban_trinh_do_bac_1.pdf