Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Chương 1: Văn hóa học và văn hóa Việt Nam

CHƯƠNG I: VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM BÀI 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC I. Nhu cầu bộ môn văn hóa Việt Nam I.1 Nhu cầu về chính trị. I.2 Nhu cầu về khoa học. I.3 Nhu cầu về kinh tế. Vậy Văn hóa là một trào lưu rất lớn không những ở Việt Nam mà của cả thế giới II. Định nghĩa văn hóa và văn hóa học: 1. Định nghĩa Văn hóa: Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa như nghĩa thông dụng, chuyên biệt và nghĩa rộng • có 6 cách tiếp cận: a./ Các định nghĩa miêu tả b./ Các định nghĩa

pdf263 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Chương 1: Văn hóa học và văn hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lịch sử c ./ Các định nghĩa chuẩn mực d./ Các định nghĩa tâm lý học e./ Các định nghĩa nguồn gốc. f./ Các định nghĩa cấu trúc Có rất nhiều cách tiếp cận văn hóa nhưng các cách tiếp cận trên điều không bao quát hết được văn hóa vì văn hóa quá rộng. Vậy hiện nay ở Việt Nam định nghĩa văn hóa như sau: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình họat động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. (theo Trần Ngọc Thêm – CSở văn hóa VN). II. Văn hóa học là gì? a./ Khái niệm văn hoá học: Văn hóa học được xem là một bộ môn khoa học tương đối mới, một môn khoa học tích hợp (Integral Science), vừa nghiên cứu văn hóa nói chung, vừa nghiên cứu các hiện tượng văn hóa riêng biệt. Mục đích của văn hóa học là phát hiện ra và phân tích tính qui luật của những biến đổi văn hóa – xã hội 1.3 Các đặc trưng và chúc năng của văn hóa 1.3.1 Văn hóa học có tính hệ thống Giúp phát hiện những mối lien hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nến văn hóa; phát hiện các đặc trung qui luật hình thành và phát triển của văn hóa. 1.3.2 Văn hóa học có tính giá trị: Phân biệt giá trị và phi giá trị nó là thước đo độ nhân bản của xã hội và con người. phân biệt giá trị và phi giá trị nó là thước đo độ nhân bản của xã hội và con người. 1.3.3 Văn hóa học có tính nhân sinh: Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá như một hiện tượng XH (do con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). 1.3.4 Văn hóa học có tính lịch sử Nó cho phép phân biệt văn hoá như sản phẩm của một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệvới văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hoá một bề dày, một chiều sâu. 1.4.3 Văn hiến và văn vật với văn hoá: Tiêu chí Văn vật Văn hiến Văn hóa Văn minh Tính giá trị Thiên về giá trị vật chất Thiên về giá trị tinh thần Chứa cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần Thiên về giá trị vật chất – kỹ thuật Tính lịch sử Có bề dày lịch sử Có bề dày lịch sử Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát triển Phạm vi Có tính dân tộc Có tính dân tộc Có tính dân tộc Có tính quốc tế Nguồn gốc Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị -Văn hóa nhận thức - Văn hóa tổ chức cộng đồng -Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên - Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội 1.5 Cấu trúc của hệ thống văn hoá: 1.7 Ý nghĩa của văn hoá học: 1.7.1 Trang bị năng lực phản tư văn hoá: 1.7.2 Có tác dụng giáo dục và bồi dưỡng nhân cách: 1.7.3 Giúp lý giải các khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động và triết lý sống của người Việt Nam: 2.1 Đặc điểm của loại hình văn hoá gốc nông nghiệp BÀI 2: ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM Việt Nam do tận cùng phía đông nam nên thuộc loại hình văn hoá gốc nông nghiệp điển hình. Vi vậy những đặc trưng chủ yếu của loại hình văn hoá gốc nông nghiệp là: Về mặt tổ chức cộng đồng con người nông nghiệp ưa sống thep nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hoà thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu (như một bồ cái lí không bằng một tí cái tình), cái sống trọng tình cảm tất yếu dẫn tới thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. a./ Cách ứng xử với môi trường tự nhiên Sống theo tình cảm con người phải biết cư xử bình đẳng dân chủ với nhau. Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ phong kiến Phương Đông và nền dân chủ phương Tây. Lối sống trọng tình cảm và cư xử dân chủ nên dẫn tới tâm lý coi trọng cộng đồng, tập thể. b./ Cách ứng xử với môi trường xã hội: Mặt trái của tính linh hoạt là lối sống tuỳ tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, sự thiếu tôn trọng pháp luật. Trọng tình và linh hoạt làm cho tính tổ chức của người nông nghiệp kém hơn với cư dân các nền văn hoá gốc du mục. Tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn qui định thái độ dung hợp trong tiếp nhận Các đặc trưng vừa phân tích của loại hình văn hoá gốc nông nghiệp có thể được trình bày trong bảng sau: TIÊU CHÍ VĂN HOÁ GỐC NÔNG NGHIỆP Đặc trưng gốc Khí hậu, Nắng nóng và khô; mưa nhiều và ẩm; Nghề chính Trồng trọt Ứng xử với môi trường tự nhiên Sống định cư, thái độ tôn trọng, ước mong sống hoà hợp với thiên nhiên Lối nhận thức, tư duy Thiên về tổng hợp và biện chứng (trọng quan hệ); chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm. Tổ chức cộng đồng Nguyên tắc Trọng tình, trọng đức, trọng văn và trọng nữ; Cách thức Linh hoạt và dân chủ, trọng tập thể Ứng xử với môi trường XH Dung hợp trong tiếp nhận; mềm dẻo, hiếu hoà trong đối phó 2.2 Hoàn cảnh địa lý của văn hoá Việt Nam: Hoàn cảnh khí hậu VN có 3 đặc điểm cơ bản - Đây là khu vực nhiệt đới gió mùa - Việt Nam có nhiều sông ngòi do có lượng mưa trung bình hàng năm lớn. - Việt Nam có bờ biển dài từ Bắcvào Nam và sông ngòi chằn chịt cho nên đây là giao điểm của các nền văn hoá, văn minh. 2.3 Hoàn cảnh không gian của văn hoá Việt Nam 2.3.1 Hoàn cảnh lịch sử, XH của văn hoá Việt Nam: + Giao lưu với VH Ấn Độ + Giao lưu với VH Trung Hoa + Giao lưu với VH phương Tây 2.5 Các vùng văn hoá a./ Vùng văn hoá Tây Bắc: có thể phân thành 3 tiểu vùng: Bao gồm: + Tiểu vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La) + Tiểu vùng miền núi Thanh Nghệ (miền núi Thanh Hoá, Nghệ An) + Tiểu vùng Mường Hoà Bình b./ Vùng văn hoá Việt Bắc:có thể phân thành 2 tiểu vùng: Bao gồm: +Vùng Cao - Bắc - Lạng (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên). + Tiểu vùng Đông Bắc (Quảng Ninh) c./ Vùng văn hoá Bắc Bộ: có thể phân thành 5 tiểu vùng: - Tiểu vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang) - Tiểu vùng Sơn Nam (Hà Đông [Hà Tây], Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên) - Tiểu vùng Xứ Đoài (Phú Thọ, Sơn Tây, Vĩnh Phúc) - Tiểu vùng Xứ Đông (Hải Dương, Hải Phòng) - Tiểu vùng Thăng Long - Hà Nội d./ Vùng văn hoá Trung Bộ •Vùng văn hoá Bắc Trung Bộ • Vùng văn hoá Nam Trung Bộ e./ Vùng văn hoá Tây Nguyên có thể phân chia thành 4 tiểu vùng: - Tiểu vùng nam Trường Sơn (vùng núi Thừa Thiên, Quảng Nam) - Tiểu vùng bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai) - Tiểu vùng trung Tây Nguyên (Đắc Lắc) - Tiểu vùng nam Tây Nguyên (Lâm Đồng, Bình Phước) Vùng văn hoá Nam Bộ: có thể phân thành 3 tiểu vùng: - Tiểu vùng đông Nam Bộ (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Biên Hoà) - Tiểu vùng tây Nam Bộ (Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Mĩ Tho, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu) - Tiểu vùng Sài Gòn - Gia Định * Tóm lại: Sự ra đời và phát triển VH VN là kết quả của quá trình giao lưu ở cấp độ khu vực châu lục và toàn cầu. VH VN là kiểu VH hỗn dung điển hình, do năm tại vùng giao thoa giữa các trung tâm VH lớn. Chính vì đặc tính hỗn dung và tổng hợp (mà việc ứng dụng các phương pháp định vị cho cùng một kết quả như vậy) nên việc xác định cấu trúc của nền VH này sẽ dễ dàng hơn nếu sử dụng phương pháp lôgíc (cách tiếp cận đồng đại). Với cách tiếp cận này chúng ta sẽ tiến hành khảo sát các yếu tố cầu thành VHVN. BÀI 3: TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM Tiến trình VHVN có thể chia thành 6 giai đoạn: 3.1 Lớp VH bản địa - Giai đoạn VH tiền sử - Giai đoạn VH Văn Lang – Âu Lạc - Giai đoạn từ 3-2 nghìn năm trước CN 3.2 Lớp văn hoá giao lưu với Trung Hoa và khu vực - Giai đoạn văn hoá thời chống Bắc thuộc - Giai đoạn văn hoá Đại Việt - Giai đoạn giao lưu với văn hoá Trung Hoa: 3.3 Lớp văn hoá giao lưu với phương Tây: 1. Giai đoạn văn hoá Đại Nam 2. Giai đoạn văn hoá hiện đại: 3.4 Các yếu tố cấu thành văn hoá VN:  Yếu tố mang tính phổ biến (nhân loại): Đây là yếu tố mang tính duy lý ( tính duy lý là sự thể hiện ở mức độ tách khỏi gới tự nhiên của con người được biểu đạt thông qua vật chất và hệ thống các giá trị chuẩn mực, giá trị tinh thần)  Yếu tố mang tính đặc thù (khu vực): Được hiểu là sự thống nhất gữa tính phổ biến và tính đơn nhất  tạo nên những đặc thù mang tính khu vực. Sắc thái này vừa dùng để phân biệt khu vực này với khu vực khác trên Thế gới, song lại vừa dùng để xác định tính đồng nhất VH trong bản thân khu vực ấy. Yếu tố mang tính đơn nhất (dân tộc) Từ yếu tố mang tính khu vực kết hợp với điều kiện địa lý riêng tạo nên tính đơn nhất mang tính dân tôc: - Ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao - Tính dung chấp cao - Không có các công trình kiến thức đồ sộ - Tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật gắn liền với sông nước. CHƯƠNG II: VĂN HÓA NHẬN THỨC BÀI 1: NHẬN THỨC VỀ BẢN CHẤT CỦA VŨ TRỤ 1.1 Tư duy Lưỡng hợp: Tư duy lưỡng hợp là một đặc điểm trong bản sắc văn hoá Việt Nam. Tư duy lưỡng hợp, trong ý niệm ứng xử, biểu hiện ở quan hệ cha - con, cá nhân - cộng đồng; trong ý niệm thẩm mỹ, biểu hiện ở quan hệ giữa danh và thực, giữa nội dung và hình thức... Như vậy, cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hoá Việt Nam là sự dung nạp hai mặt văn hoá trái ngược nhau để tạo nên hai nhân tố cấu thành của cùng một nền văn hoá. Vấn đề đặt ra là, cần chỉ rõ cái được, cái hạn chế của xã hội truyền thống và hiện đại; tìm cách thiết lập một lối sống hoàn thiện hơn, một nền văn minh mới dựa vững chắc trên cơ sở những giá trị truyền thống mang bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Như vậy: cấu trúc văn hoá là cái tiềm ẩn và vô thức , không dễ nhận ra và khó mô tả, được hình thành vào các mục đích khác nhau và được tạo nên bởi các ý niệm khi tiếp xúc với những cái xa lạ.  Ý niện về tâm linh đưa ra sự hình dung con người về vũ trụ bao quanh và về bản thân con người trong vũ trụ bao la.  Ý niệm ứng xử giữa người với người, và người với tự nhiên nhằm xác lập quy tắc hành vi và tiêu chuẩn đạo đức  Ý niệm thẩm mỹ đưa ra được cách nhìn về cái đẹp, đánh giá về sở thích và thị hiếu của con người. CÓ 3 Ý NIỆM CƠ BẢN TRONG CẤU TRÚC VĂN HOÁ 1.2 Triết lý âm dương: Hình 1: Biểu tượng âm dương nói lên bản chất và mối quan hệ giữa âm và dương. Âm dương là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại ... đối lập nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn ... Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý âm dương. 1.2.1/ Sự ra đời, bản chất và khái niệm của triết lý âm dương: a./ Sự ra đời b./ Bản chất và khái niệm của triết lý âm dương Xuất phát từ hai cặp đối lập: cha - mẹ và Đất- trời Hình 2: Thờ sinh thực khí nam và nữ của đồng bào dân tộc Chăm. Cột hình tròn (dương) biểu hiện cho nam, hình bệ vuông (âm) biểu hiện cho nữ. 1.2.2/ Hai quy luật của triết lý âm dương: a./ Quy luật về thành tố: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương , trong âm có dương và trong dương có âm. b./ Quy luật về quan hệ: âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hoá cho nhau: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm. 1.2.3/ Những nội dung cơ bản của triết lý âm dương: a./ Thái cực: là trạng thái âm dương chưa phân, vũ trụ còn nằm trong tình trạng hỗn mang, không định hình và không giới hạn. b./ Lưỡng nghi: là việc sự phân đôi của Thái cực thành Dương (ký hiệu bằng một vạch liền _ , tượng trời, tượng cho số lẻ) và âm (ký hiệu bằng hai vạch ngắn hay một vạch dài đứt tượng trưng cho đất, cho số chẵn) c./ Tứ tượng: Khi đã tồn tại Âm, Dương chúng gặp gỡ nhau và gặp gỡ chính bản thân mình để tạo thành 4 tổ hợp: Dương –Dương (Thái Dương), Âm – Dương (Thiếu Dương), Dương – Âm (Thiếu Âm), Âm – Âm (Thái Âm) đó chính là tứ tượng. d./ Bái quái: (tám quẻ); Tứ tượng lại phối hợp với nhau để tạo thành tám tổ hợp gọi là bát quái. e./ Bát quái (những quẻ cơ bản) lại tiếp tục kết hợp với nhau để tạo thành 64 quẻ - biểu trưng cho những trạng thái thường gặp ở giới tự nhiên và ở con người. Các quy luật cơ bản của Âm Dương bao gồm: Âm Dương đối lập, Âm Dương là gốc của nhau (trong Âm có Dương, trong dương có âm); Âm tiêu dương trưởng và ngược lại, Âm dương chuyển hoá (biến dịch), Âm dương giao hoà (cân bằng động). Áp dụng vào đời sống con người, các quy luật cơ bản của Âm Dương tạo ra triết lý quân bình trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là, mọi tự vật tự nhiên đến XH, để tồn tại mà không biến thành cái khác – thì phải cân bằng âm dương. Do đó, mỗi con người cần duy trì trạng thái cân bằng Âm dương trên cà hai phương diện: thể chất và tinh thần (do cái gì thái quá cũng dần đến bất cập và sinh biến). 1.2.4/ Hai hướng phát triển của triết lý âm dương: Triết lý âm dương là cơ sở để xây dựng lên hai hệ thống triết lý khác đó là hệ thống "tam tài, ngũ hành" và "tứ tượng, bát quái". * Hướng xuống phương Nam, với lối tư duy mạnh về tổng hợp, người Bách Việt đã tạo ra mô hình vũ trụ với số lượng thành tố lẻ (dương): hai sinh ba (tam tài), ba sinh năm (ngũ hành). Chính vì thế mà Lão Tử, một nhà triết học của nước Sở (thuộc phương Nam) lại cho rằng: "nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Tư duy số lẻ là một trong những nét đặc thù của phương Nam. Trong rất nhiều thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, các số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 xuất hiện rất nhiều. Ví dụ: "ba mặt một lời"; "ba vợ, bảy nàng hầu"; "tam sao, thất bản" ... (Tam tài và Ngũ hành Âm dương sinh Tam tài Tam tài sinh Ngũ hành. Số 5 phát triển cao đến số 9 (9 nút) và vô cùng. * Hướng lên : Phương Bắc Qua sông Dương Tử đi lên sông Hoàng Hà, với lối tư duy mạnh về phân tích, người Hán đã gọi âm dương là lưỡng nghi, và bằng cách phân đôi thuần túy mà sinh ra mô hình vũ trụ chặt chẽ với số lượng thành tố chẵn (âm) (âm dương phát triển kiểu số chẵn) Thái Cực → Lưỡng nghi → Tứ tượng → Bát quái → vô cùng . Chính vì vậy Kinh Dịch trình bày sự hình thành vũ trụ như sau: "lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng" (hai sinh bốn, bốn sinh tám). Người phương Bắc thích dùng số chẵn; ví dụ, "tứ đại", "tứ mã", "tứ trụ",... Lối tư duy như vậy, hoàn toàn không có chỗ cho ngũ hành - điều này cho thấy, quan niệm cho rằng "âm dương - ngũ hành - bát quái" chỉ là sản phẩm của người Hán có lẽ là một sai lầm. Hình Bát quái Đó là nội dung cơ bản của Kinh Dịch - hệ thống triết học cổ của Trung Hoa. Mỗi quái có 3 hào âm hoặc / và dương. Đem quẻ này chồng lên quẻ kia sẽ cho một quẻ mới Ví dụ: quẻ Tốn chồng lên quẻ Ly cho quẻ Gia nhân. quẻ Càn chồng lên quẻ Càn,cho quẻ Càn 1 (Kiền 1) Đó là nội dung của thuật Tử Vi theo Kinh Dịch. Ngoài ra tư duy số chẵn còn vận dụng trong đời sống rộng rãi: Tứ mã, tứ trụ, tứ bình, tứ tuyệt, tứ cố vô thân... Bát bửu, bát âm, bát cú, bát vương gia... (vẽ hình bát quái xen giữa là âm dương) Lưỡng nghi Âm Dương Tứ tượng Thái âm, thiếu dương Thái dương, thiếu âm Bát quái Khôn, Cấn, Khảm, Tốn Càn, Đoài, Ly, Chấn Bội số Nhiều quẻ âm Nhiều quẻ dương 1.2.4/ Triết lý âm dương và tính cách người Việt: - Triết lý âm dương là sản phẩm trừu tượng hoá từ ý niệm và ước mơ của cư dân nông nghiệp về sự sịnh sản của hoa màu và con người. - Tư duy lưỡng phân lưỡng hợp bộc lộ rất đậm nét qua khuynh hướng cặp đôi ở khắp nơi từ tư duy đền cách sống, từ các dấu vết cổ xưa đến những thói quen hiện đại. - Người Việt Nam còn nhận thức rõ về hai qui luật của triết lý âm dương, như trong cái rủi có cái may, trong dở có cái hay, trong hoạ có phúc. 1.2.5/ Ứng dụng trong thực tế: Âm dương trong thực tế hiện đại đã được khái quát hóa để chỉ ra hai mặt đối lập nhau trong một sự vật, một hiện tượng. Từ đó chúng được dùng để điều phối, trấn áp hay hỗ trợ nhau. Như trong Đông Y chúng được dùng để xem xét sự mất cân bằng giữa các cơ quan để biết tả hay bổ chúng. Trong nhân tướng học chúng được dùng để xem xét một cá nhân thiên về cá tính nóng hay lạnh, để sử dụng nhân lực phù hợp với công việc. BÀI 2: NHẬN THỨC VỀ CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA VŨ TRỤ 2.1 Mô hình tam tài: Tam tài: Tam: Ba, số 3, thứ ba. Tài: ngôi. Cặp âm dương kết hợp với nhau tạo ra tam tài: Tam tài là ba ngôi trọng yếu trong cấu trúc vũ trụ là: Thiên, Địa, Nhơn, tức là Trời, Đất, Người. Con người đứng giữa Trời Đất, đầu đội Trời, chân đạp đất, cho nên lấy theo thứ tự là: Thiên, Nhơn, Địa để phân biệt các phẩm trong Cửu phẩm Thần Tiên. * Phẩm Thần: 1. Địa Thần (Đạo hữu) 2. Nhơn Thần (Bàn Trị Sự) 3. Thiên Thần (Lễ Sanh) * Phẩm Thánh: 4. Địa Thánh (Giáo Hữu) 5. Nhơn Thánh (Giáo Sư) 6. Thiên Thánh (Phối Sư) * Phẩm Tiên: 7. Địa Tiên (Đầu Sư) 8. Nhơn Tiên (Chưởng Pháp) 9. Thiên Tiên (Giáo Tông). 2.2 Mô hình Ngũ Hành: Những đặc trưng khái quát của Ngũ Hành: a./ Sự ra đời: Ngũ: năm; Hành: vận động, đi. Học thuyết Ngũ hành là một học thuyết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Đó là một mối quan hệ “động” (vì vậy mà gọi là Hành). Có hai kiểu quan hệ: đó là Tương sinh và Tương khắc. Do đó mà có 5 vị trí (vì vậy mà gọi là Ngũ). Bảng Hà Đồ chia 10 số đếm thành 2 loại số đối xứng nhau: Số Dương, số Cơ, số Trời: 1, 3, 5, 7, 9 (chấm trắng). Số Âm, số Ngẫu, số Đất: 2, 4, 6, 8, 10 (chấm đen). Số Sinh: 1, 2, 3, 4, 5. Số Thành: 6, 7, 8, 9, 10. Như vậy Ngũ Hành đã được định cùng với 5 cặp số Sinh Thành ra chúng, có vị trí Tiên Thiên theo đúng các hướng của các cặp số: 1-6: Hành Thủy, phương Bắc. 2-7: Hành Hỏa, phương Nam. 3-8: Hành Mộc, phương Đông. 4-9: Hành Kim, phương Tây. 5-10: Hành Thổ, ở Trung Tâm. Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ khi tương tác lẫn nhau cũng phải theo cơ chế hai chiều đối xứng là Âm và Dương, tức cơ chế Tương Sinh và Tương Khắc. Đây là tinh thần căn bản của thuyết Ngũ Hành. Theo đó cứ hai Hành đứng kề cận nhau thì sinh cho nhau, luân chuyển mãi không ngừng, các Hành cách nhau thì khắc chế nhau, và cứ thế mà luân lưu mãi, biểu thị cho triết lý cao siêu của sự đổi thay, biến dịch của vũ trụ tự nhiên. Sơ đồ 1: mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng: 5 vị trí và 2 mối quan hệ Sinh (→) và Khắc (4) Người xưa mượn tên và hình ảnh của 5 loại vật chất để đặt tên cho 5 vị trí đó là Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy, và gán cho chúng tính chất riêng: - Mộc: có tính chất động, khởi đầu (Sinh). - Hỏa: có tính chất nhiệt, phát triển (Trưởng). - Thổ: có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa). - Kim: có tính chất thu lại (Thu). - Thủy: có tính chất tàng chứa (Tàng). Sau đó qui nạp mọi sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên lẫn trong cơ thể con người vào Ngũ hành để xét mối quan hệ Sinh - Khắc giữa các sự vật hiện tượng đó. * Qui loại Ngũ hành: Có thể tóm tắt việc qui loại các sự vật hiện tượng trong ự nhiên lẫn trong cơ hể con người vào bảng sau (bảng 1) Tiêu chí Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy Vật chất Cây, gỗ Lửa Đất Kim loại Nước Màu Lục Đỏ Vàng Trắng Đen Vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn Mùa Xuân Hạ Trưởng hạ Thu Đông Hướng Đông Nam Trung ương Tây Bắc Quá trình phát triển Sinh Trưởng Hóa Thu Tàng Tạng Can Tâm, Tâm bào Tỳ Phế Thận Phủ Đởm Tiểu trường, Tam tiêu Vị Đại trường Bàng quang Ngũ thể Cân Mạch Nhục Bì mao Cốt tủy Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai Tình chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ Bảng 1: qui loại Ngũ hành * Tính chất của Ngũ hành: Hành Mộc gọi là Phu Hòa, vì nó phân bố ra khí ôn hòa làm cho vạn vật được nẩy sinh tươi tốt. Hành Hỏa gọi là Thăng Minh, có nghĩa là bừng sáng, có khí thịnh trưởng làm cho vạn vật được phát triển. Hành Thổ gọi là Bị Hóa, vì nó đầy đủ khí hóa sinh vạn vật, làm cho vạn vật được đầy đủ hình thể. Hành Kim gọi là Thẩm Bình, vì nó phát ra khí yên tĩnh, hòa bình, làm cho vạn vật kết quả. Hành Thủy gọi là Tĩnh Thuận, vì có khí tĩnh mà nhu thuận làm cho vạn vật được bế tàng, gìn giữ. Quan hệ tương sinh nghĩa là giúp cho nhau lớn hoặc sinh ra nhau. Quan hệ tương khắc là ức chế, làm thiệt hại nhau, nhưng phải biểu hiện cái ý quân bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành. Quan hệ tương sinh và tương khắc nếu thái quá lại làm cho sự biến hóa bị trở ngại khác thường thành ra thái quá hoặc bất cập. Hành Mộc bất cập được gọi là Ủy Hòa, nghĩa là thiếu khí ôn hòa sẽ làm cho vạn vật rũ rượi, không phấn chấn. Hành Hỏa bất cập được gọi là Phục Minh, nghĩa là thiếu khí ấm áp làm cho vạn vật ảm đạm, không sáng. Hành Thổ bất cập gọi là Ty Giám, nghĩa là không có khí hóa sinh, sẽ làm cho vạn vật yếu ớt, không có sức. Hành Thủy bất cập gọi là Hạc Lưu, nghĩa là không có khí phong tàng dấu kín, làm cho vạn vật bị khô queo. Hành Mộc thái quá thì gọi là Phát Sinh, do sự khuếch tán khí ôn hòa quá sớm, làm cho vạn vật sớm phát dục. Hành Hỏa thái quá gọi là Hách Hy, do khuếch tán hỏa khí mãnh liệt, làm cho vạn vật nóng nảy chẳng yên. Hành Thổ thái quá gọi là Đơn Phụ, do có khí nồng hậu rắn chắc, làm cho vạn vật không thể thành hình. Hành Kim thái quá gọi là Kiên Thành, do có khí cứng cỏi làm cho vạn vật ngay thẳng, không có sức nhu nhuyễn. Hành Thủy thái quá gọi là Lưu Diễn, do có khí đầy tràn làm cho vạn vật phiêu lưu không thể về chỗ. Do đó 2 hệ thống tương sinh và tương khắc không tồn tại đơn độc, biệt lập. Trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh và ngược lại, để vạn vật cùng tồn tại và phát triển. Bởi vì vũ trụ không thể có sinh mà không có khắc, không thể có khắc mà không có sinh. Không có sinh thì vạn vật không nảy nở, không có khắc thì sự phát triển quá độ sẽ có hại. b./ Những nội dung cơ bản: Học thuyết Ngũ hành diễn giải hai nguyên lý cơ bản (Sinh) còn gọi là Tương Sinh và (Khắc) hay Tương Khắc trong mối tương tác của vạn vật. - Ngũ hành gồm các yếu tố sau: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. - Trong mối quan hệ Tương Sinh thì: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim (trong đó Kim được coi là sinh xuất cho Thuỷ; còn thuỷ thì được xem là sinh nhập – cái được sinh). - Trong mối quan hệ Tương Khắc thì Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. - Việc ứng dụng ngũ hành rất linh động tuỳ theo trường hợp cụ thể. Nhưng về cơ bản, quy tắc sinh khắc ngũ hành phải lấy âm dương là trọng. Ví dụ kim khắc mộc chưa hẳn đã xấu, nếu như việc khắc ấy cân bằng âm dương, tức là khi Mộc vượng quá thì cần phải được Kim kìêm chế bớt mới tốt, */ Các qui luật của Ngũ hành Có 4 qui luật hoạt động của Ngũ hành (nói cách khác, có 4 kiểu quan hệ giữa các sự vật hiện tượng), gồm có: A. Trong điều kiện bình thường: Có 2 qui luật: • Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. * Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Ngũ hành Tương sinh và Tương khắc Thiên Can Tương Sinh Và Tương Khắc Hoặc là sơ đồ sau đây do người đời sau trình bày để dễ học hỏi (không hoàn toàn chính xác với ý nghĩa của Ngũ hành). Sơ đồ 2: Quan hệ Tương sinh Tương khắc của Ngũ hành (Tương sinh ; Tương khắc 4: -->) B. Trong điều kiện bất thường Có hai qui luật: 1. Tương thừa (Thừa: thừa thế lấn áp): Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc Hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. 2. Tương vũ (Vũ: hàm ý khinh hờn): Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ Tương vũ. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hỏa Như vậy, quan hệ bất thường chủ yếu thuộc quan hệ Tương khắc. Có hai lý do khiến mối quan hệ Tương khắc bình thường trở thành quan hệ Tương thừa, Tương vũ bất thường. (1) Một hành nào đó trở nên thái quá. Thí dụ: Thủy khí thái quá làm tăng khắc Hỏa; đồng thời cũng có thể khinh lờn Thổ. (2) Một Hành nào đó trở nên bất cập. Thí dụ: Thủy khí bất túc làm Thổ tăng khắc Thủy; đồng thời Thủy cũng bị Hỏa khinh lờn. Tuy vậy, quan hệ Tương sinh cũng có bất thường, đó là trường hợp Mẫu bệnh cập tử, Tử bệnh phạm mẫu. * Quan hệ với các lĩnh vực khác: Sự biểu hiện, liên hợp, cùng ứng dụng của Ngũ Hành với thiên nhiên, con người, vạn vật rất lớn lao không thể nào tìm hiểu và trình bày được hết. Bảng liệt kê sau đây chỉ nói lên phần nào căn bản tương quan giữa Ngũ Hành cùng mọi vật như sau: Ngũ Hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy Bát Quái Chấn, Tốn Ly Cấn, Khôn Đoài, Càn Khảm Cửu Cung 3, 4 9 5, 8, 2 7, 6 1 Thiên can Giáp, Ất Bính, Đinh Mậu, Kỷ Canh, Tân Nhâm, Quý Địa Chi Dần, Mão Tỵ, Ngọ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi Thân, Dậu Hợi Tý Mùa Xuân Hạ Cuối Hạ Thu Đông Thời Gian Rạng Sáng Giữa Trưa Chiều Tối Nửa Đêm Phương Hướng Đông Nam Trung Tâm Tây Bắc Khí Hậu Gió Nóng Ẩm Khô Lạnh Ngũ Khí Phong Thử Thấp Táo Hàn Ngũ Âm Giốc Chủy Cung Thương Vũ Ngũ Du Tỉnh Huỳnh Du Kinh Hợp Ngũ Nguyên Nguyên Tính Nguyên Thần Nguyên Khí Nguyên Tình Nguyên Tinh Ngũ Đức Nhân Lễ Tín Nghĩa Trí Ngũ Vật Du Hồn Thức Thần Vọng Yù Hồn Phách Trọc Tinh Ngũ Tinh Tuế Tinh Huỳnh Tinh Trấn Tinh Thái Bạch Thần Tinh Hình Thể Trụ Thẳng Đứng Chóp Nhọn Bằng Phẳng Tròn Uốn Lượn Trạng Thái Sinh Trưởng Hóa Thâu Tàng Màu Sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen Ngũ Hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy Cơ Thể Gân Mạch Thịt Da Lông Xương Ngũ Quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai Tạng Gan Tim Tỳ Phổi Thận Phủ Mật Ruột Non Dạ Dày Ruột Già Bàng Quang Ngũ Tân Bùn Mồ Hôi Nước Dãi Nước Mắt Nước Miếng Ngũ Vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn Cảm Xúc Giận Mừng Lo Buồn Sợ Giọng Hét Nói Ca Khóc Rên Thuyết Âm Dương Ngũ Hành xuất hiện như một học thuyết triết học bao trùm mọi phương diện trong vũ trụ. Âm Dương, Ngũ Hành cùng song song tồn tại để bổ khuyết, chế hóa, cùng thúc đẩy sự sinh trưởng, biến hóa vô cùng của vạn vật. * Thuyết ngũ hành gồm có: Mười Thiên Can Ngũ Hợp Mười Hai Địa Chi Lục Hợp Mười Hai Địa Chi Tương XungMười Hai Địa Chi Tương Hại Tam Hợp Cục Của Mười Hai Địa Chi Mười Hai Địa Chi Hàm Chứa Nhân Nguyên Ngũ Hành Sự Suy Vượng Của Ngũ Hành Sự suy vượng của Ngũ Hành được chia làm 5 giai đoạn, tương ứng với 5 giai đoạn của thời gian trong năm. Hành Vượng Tướng Hưu Tù Tử Mộc Mùa Xuân Mùa Đông Mùa Hạ Tứ Quý Mùa Thu Hỏa Mùa Hạ Mùa Xuân Tứ Quý Mùa Thu Mùa Đông Thổ Tứ Quý Mùa Hạ Mùa Thu Mùa Đông Mùa Xuân Kim Mùa Thu Tứ Quý Mùa Đông Mùa Xuân Mùa Hạ Thủy Mùa Đông Mùa Thu Mùa Xuân Mùa Hạ Tứ Quý Ngũ Hành Và Bát Quái Nguyên gốc chữ Quái là chữ Quải, có nghĩa là "treo". Thuở xưa người Trung Hoa dùng 8 thanh tre, trên mỗi thanh tre có ghi ký hiệu rồi đem treo ở 8 cột theo 8 hướng, từ đó mà thành tên Bát Quái. Bát Quái Gồm Có Tiên Thiên Bát Quái Và Hậu Thiên Bát Quái: Tiên Thiên Bát Quái Hậu Thiên Bát Quái Tiên Thiên Bát Quái được Vua Phục Hy phỏng theo Hà Đồ mà vạch ra, trong đó hàm chứa nhiều nội dung về nguyên tắc lý luận cơ bản của học thuyết Âm Dương. Hậu Thiên Bát Quái do Văn Vương đã vẽ ra dựa theo Lạc Thư, hàm chứa cái dụng lớn lao của Bát Quái trong mọi biến thiên từ vũ trụ cho đến con người cùng vạn vật. d./ Các ứng dụng: d1./ . Ứng dụng vào một số lãnh vực đời sống A. Ứng dụng vào việc ăn uống: - “Trời nuôi người bằng Ngũ khí, Đất nuôi người bằng Ngũ vị”. - Người ta phân loại thức ăn theo Ngũ hành dựa vào màu sắc, mùi vị mà suy ra tác dụng của món ăn đối với cơ thể. Thí dụ: món ăn chua đi vào Can, ngọt đi vào Tỳ B. Ứng dụng vào tổ chức công việc, tổ chức sinh hoạt hàng ngày: Dựa theo tính chất của từng hành trong Ngũ hành: Sinh (Mộc), Trưởng (Hỏa), Hóa (Thổ), Thu (Kim), Tàng (Thủy) và qui luật của Ngũ hành mà tổ chức công việc hoặc sinh hoạt thường ngày. d2./ . Ứng dụng vào Y học A. Ứng dụng vào Triệu chứng học: B. Ứng dụng vào việc phân tích bệnh và chẩn đoán: - Tạng Phủ được qui vào Ngũ hành (bảng 1). Mối tương quan của Tạng Phủ trong trường hợp bệnh lý được phân tích theo qui luật Tương thừa – Tương Vũ. Thí dụ: bình thường Phế Kim khắc Can Mộc để duy trì sự cân bằng, khi thở quá mức (Phế Thịnh) sẽ gây tê rần và co rút chân tay (Mộc). C. Ứng dụng vào việc điều trị bệnh: Điều trị bệnh chủ yếu dựa vào nguyên tắc: “Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con”. Thí dụ: Phế yếu (Phế Hư) phải làm mạnh Tỳ Vị lên (Kiện Tỳ) gọi là nguyên tắc Bồi Thổ sinh Kim. - Nguyên tắc này được ứng dụng nhiều nhất trong lãnh vực Châm cứu. D. Ứng dụng vào việc phân loại, bào chế và sử dụng thuốc: - Người xưa dựa vào màu sắc và mùi vị của thuốc mà phân loại thuốc theo Ngũ hành và từ đó suy ra tác dụng của thuốc đi vào Tạng Phủ tương ứng. BÀI 3: NHẬN THỨC VỀ CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA VŨ TRỤ 3.1 Lịch và lịch âm dương: 3.1.1./ Tổng quan về lịch âm dương: a./ Các loại lịch trên thế giới: Trên thế giới căn cứ vào cách tính lịch người ta chia ra làm 3 loại lịch: (1) Lịch Âm (Lunar Calendar) là loại lịch chỉ căn cứ vào chuyển động của mặt trăng làm cơ sở định ra năm tháng, (2) Lịch Dương (Solar Calendar) tức là chỉ dựa vào mặt trời để định ra năm tháng, (3) Lịch Âm-Dương (Lunisolar Calendar) thì dựa vào cả mặt trăng, lẫn mặt trời để tính năm tháng. + Loại lịch thứ nhất, Lịch âm phát sinh ở vùng nông nghiệp Lưỡng Hà hoàn toàn bỏ qua mặt trời, chỉ dựa vào mặt trăng dài 29.5 ngày ( một tháng ), một năm có 354 ngày ( ít hơn dương lịch 11 ngày ) là lịch của các nước Hồi giáo. Do đó trung bình một năm của người Hồi Giáo chậm khoảng 11,5 ngày so với người phương Tây và nếu bạn sống ở một nước Hồi Giáo (VD: Iraq) thì sau khoảng 30 năm bạn lại bị “già” thêm một tuổi dù số ngày hít khí trời so với người bạn sinh cùng ngày ở phương Tây là như nhau. + Loại thứ hai: Dương Lịch thì quá quen thuộc với chúng ta, phát sinh từ vùng văn hóa nông nghiệp Ai Cập (lưu vực sông Nil ) khoảng 3000 năm trước công nguyên dựa trên lấy sự chuyển động trái đất quanh mặt trời làm cơ sở tính năm. Một chu kỳ chuyển động như vậy của trái đất là 365,242199 ngày, tức là sấp xỉ 365 ¼ ngày, và do đó để chính xác người ta đặt...i ở nhiều dân tộc Đông Nam Á song nó vẫn được xem như là tín ngưỡng đặc thù cho người Việt vì tính phổ biến của nó đối với cộng đồng. - Trong gia đình người Việt, ngoài việc thờ cúng tổ tiên còn thờ Thổ Công Thần Tài - dân gian thườ ng gọi là Ông Địa  - Trong phạm vi thôn xã, việc thờ Thần làng (hay gọi là Thành Hoàng) Đây là thờ thần linh chung của thôn xã hoặc toàn dân tộc. Thờ Thần Hoàng trong một làng là vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng đó. - Đối với dân tộc – quốc gia thì có thờ các vua Hùng, những người có công với đất nước, dân tộc như các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, ngày nay là càc liệt sĩ (thờ Nhân thần). Nghĩa Trang Trường sơn -Quảng Trị  Ngoài ra, người Việt còn có một tín ngưỡng rất đặc biệt là tục thờ Tứ bất tử (bốn người không chết): - Tản Viên, Thánh Gióng hai người này biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết dân tộc để ứng phó với tự nhiên (chống lụt- Sơn Tinh) và XH (chống ngoại xâm – Thánh Gióng), - Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh biểu tượng cho sự ước mơ xây dựng một cuộc sống phồn vinh về vật chất và hạnh phúc về tinh thần. BÀI 2: PHONG TỤC -Xuất phát từ tín ngưỡng, nhân dân đặt ra các nghi thức sinh hoạt, đó là phong tục. - Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, "Tục" là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội.... -Gồm 3 nhóm chính: lễ tết – lễ hội, hôn nhân và tang ma. 2.1 Phong tục Hôn nhân -Trước hết là quyền lợi của gia tộc : Mặc dù việc hôn nhân giữa hai người nhưng lại kéo theo việc xác lập giữa hai gia tộc, vì vậy, điều cần làm đầu tiên chưa phải là lựa chọn một cá nhân cụ thể mà là lựa chọn một dòng họ.  Hôn nhân còn phải đáp ứng các quyền lợi của làng xã - Tục lệ nộp “cheo” là một thứ thuế hôn nhân, nộp cho địa phương chồng hoặc vợ - Nhìn chung, lịch sử hôn nhân VN luôn là lịch sử hôn nhân vì lợi ích cộng đồng  Cuối cùng hôn nhân mới đáp ứng nhu cầu riêng tư: đó là sự phù hợp của đôi trai gái xét một cách trừu tượng bằng việc hỏi tuổi  * Một số quan niệm về Hôn nhân ngày xưa: 1. Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì? Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? (Hai chữ "thụ thụ" trái ngược nghĩa: một chữ "thụ" là trao cho, một chữ "thụ" là nhận). 2. Mối lái là gì? Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất thân" nên hôn nhân cần phải người môi giới. nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ bị chê trách là "Phải lòng nhau" "Mắc phải bùa yêu". 3. Lễ vấn danh có ý nghĩa gì? "Lễ vấn danh" là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên tuổi cô gái, ngày nay gọi là lễ "Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm" chú trọng có môn đăng hộ đối hay không, có hợp tuổi hay không, gia đình nào thận trọng mới tìm hiểu kỹ "Công, dung, ngôn, hạnh“. 4. Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống có đúng không? có cần thiết không? 5. Người trong cùng họ có lấy nhau được không? 6. Tục thách cưới hay dở ra sao ? Đã "Thách" là dở hoặc dở nhiều mà hay ít. Thời nay tôn trọng tự do luyến ái hôn nhân, luật hôn nhân trong chế độ mới đã giải phóng cho nam nữ thanh niên, nhưng luật tục còn gò bó, trói buộc. thách cưới cũng là một lệ tục lạc hậu rơi rớt lại, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái. 7. Bánh su sê hay bánh phu thê? Sở dĩ gọi là bánh phu thê (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dương ngũ hành Đám cưới ngày xưa Đám cưới ngày nay .Đăng ký kết hôn Vật dụng  2.2 Phong tục tang ma: - Tín ngưỡng của người dân bị mâu thuẫn khi có người thân qua đời: có quan niệm cho rằng cuộc tiễn đưa người chết đến cõi cực lạc, có quan niệm cho rằng trần tục coi chết là hết nên việc tang ma là xót thương - Phong tục tang ma thấm nhuần sâu sắc tinh thần triết lý Âm Dương Ngũ hành + Về màu sắc: tang lễ VN truyền thống dùng màu trắng là màu của hành Kim (hướng tây) . Sau màu trắng là màu đen màu của hành Thủy phương bắc theo Ngũ hành. + Về số: Mọi thứ liên quan đến ngừơi chết (âm) đều phải là số chẵn ( lạy trước linh cửu thì phải lạy 2 hoặc 4 lạy) * Một số quan niệm về tang ma: 1. Cư tang là gì? Thời xưa, dù có làm quan đến chức gì, theo phép nước, hễ cha mẹ mất đều phải về cư tang 3 năm, trừ trường hợp đang bận việc quân nơi biên ải hay đi sứ nước ngoài. Lệ này không quy định đối với binh lính và nha lại. Nếu ai vì tham quyền cố vị, giấu diếm không tâu báo để về cư tang, bị đàn hặc về tội bất hiếu, sẽ bị triều đình xử phạt biếm truất. 2. Người dự đám tang nên như thế nào? Dù thân hay sơ, đã đến dự đám tang phải nghiêm túc, biểu lộ lòng thành kính đối với người đã khuất, tình ưu ái đối với tang quyến. Thật là bất lịch sự nếu bô bô cười nói, đùa giỡn trong khi tang chủ đang đau buồn. 3. Lễ cưới đã chuẩn bị sẵn nhưng vấp phải đám tang phải liệu tính ra sao? Đó là trường hợp “Ưu hỷ trùng phùng”, vui và buồn dồn vào một lúc. “Sinh hữu hạn, tử vô kỳ”, cuộc đời có hạn, ai biết trước được sẽ chết vào lúc nào. Theo lễ nghi thì khi trong nhà còn tang, trên đầu còn có vành khăn trắng, nhất là đại tang thì tránh mọi cuộc vui. 4. Đám tang trong ngày Tết phải liệu tính ra sao? Ngày Tết nguyên đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mọi nỗi sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong 3 ngày Tết. 2.3 Phong tục Lễ Tết- Lễ hội: Lễ Tết và Lễ Hội đều là sự tổng hợp uyển chuyển giữa cái linh thiêng (lễ) và cái trần thế (Tết, hội), nhưng Lễ Tết và Lễ Hội khác nhau một số đặc điểm sau: - Lễ Tết thiên về cái vật chất, còn Lễ Hội thiên về cái tinh thần (chơi) như ăn Tết, chơi hội, - Lễ Tết phân bố theo thời gian và Lễ Hội phân bố theo không gian – hai trục này kết hợp với nhau tạo thành nhịp sống âm dương hài hòa suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. - Lễ Tết mang tính đóng trong mỗi gia đình, còn hội mang tính mở lôi cuốn mọi người tìm đến. - Lễ Tết duy trì quan hệ tôn ti (trên dưới), còn hội mang tính bình đẳng mọi thành viên trong làng xã. 2.3.1. Lễ Tết: Lễ Tết - cúng vào những dịp thời tiết quan trọng đối với nghề nông nghiệp và đời sống để tạ ơn Trời Đất. - Trong năm quan trọng nhất là Tết Nguyên Đán. Ngòai Tết Nguyên Đán còn có các Tết như sau: + Tết thượng nguyên, Tết trung nguyên, Tết hạ nguyên (đầu, giữa, cuối năm). + Tết Trung Thu (rằm tháng Tám âm lịch) + Tết ông Táo (23/ tháng Chạp) + Tết ăn nguội hay Tết Hàn thực (3/ 3) kỉ niệm Giới Tử Thôi. + Tết ăn chua hay Tết Đoan Ngọ (5/5) diệt sâu bọ. 2.3.2. Lễ hội: - Lễ hội bao gồm hai phần cơ bản đó là Lễ và Hội (nghi lễ trang trọng và vui chơi thoải mái): a./ Phần Lễ: - Phần lễ là nghi thức thờ cúng mang màu sắc tôn giáo tâm linh, các lễ vật và quy trình tế lễ gắn liền với đặc thù của đối tượng thờ cúng. Nội dung chính của Lễ là: + Tưởng nhớ và tôn vinh các đối tượng thờ cúng. + Cầu sự bảo trợ về mặt thần quyền cho sự thịnh vượng và yên bình cho cộng đồng dân cư b./ Phần Hội: - Phần hội hè : Vui chơi rất đa dạng, phong phú gồm các trò thi đấu cổ truyền tranh tài khéo léo, bền chí, thông minh và các loại hình văn nghệ mang tính chất giải trí + Đây là những dịp tốt để dân chúng đủ mọi lứa tuổi, nhiều địa phương, giao lưu gặp gỡ, nghỉ ngơi, thư giãn, tăng cường mối quan hệ - Phần Hội của người Việt Nam thể hiện tính cộng đồng và hiếu khách của người Việt ( du khách có thể là người xem hội cũng có thể là người tham gia cuộc vui.) *MỘT SỐ LỄ HỘI Ở VIỆT NAM: A. VÙNG TÂY BẮC, VIỆT BẮC: 1. Lễ hội "Xến Xó Phốn" của người Thái vùng Tây Bắc: Lễ hội cầu mưa mang đủ bản sắc văn hóa của người Thái Tây Bắc. 2. Hội chọi trâu Hải Lựu, Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Lễ hội chọi trâu B. VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ: 1. Lễ hội làng Tạ Xá và các trò thi dân gian hấp dẫn: Lễ hội tổ chức vào hai ngày 11 và 12-3, là dịp hàng năm dân làng tỏ lòng thành kính và nhớ ơn vị Thành hoàng đã có công phò vua giúp nước, giúp dân, khai phá, sáng lập ra làng xóm, quê hương. 2. Phong Chúa, rước Vua: Lễ hội độc đáo đất Hà Thành 3.Lễ hội Thuỷ tổ Quan họ làng Viêm Xá, Bắc Ninh 4. Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế: C. VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG: 1. Lễ rước Mục Đồng ở Đà Nẵng: 2. Lễ "Pa Sưm" của người Khơ Mú ( Nghệ An): D. VÙNG TÂY NGUYÊN: 1. Lễ hội giỗ tổ ngành thêu ở Đà Lạt 2. Hội đua voi Tây Nguyên 3. Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me Lễ hội đua bò được tổ chức vào lễ "Đôn ta" (lễ cúng ông bà), từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. E. VÙNG NAM BỘ: 1. Nét độc đáo trong lễ giỗ Nguyễn Trung Trực 2. Lễ hội Katê - di sản văn hóa Chăm độc đáo 3. Lễ hội Đua ghe ngọ: BÀI 3: GIAO TIẾP 3.1 Chức năng của giao tiếp: Giao tiếp là một trong những hình thái biểu đạt văn hóa của cá nhân cũng như cộng đồng khá rõ nét. Trong giao tiếp người Việt có những biểu hiện sau: - Vừa cởi mở, vừa rụt rè; - Xử sự nặng về tình cảm hơn là lý trí; - Trong danh dự thái quá tới mức trở thành bệnh sĩ diện; - Giữ ý tứ trong giao tiếp; - Thiếu tính quyết đoán. 3.2 Các đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt Nam: 3.2.1 Thái độ giao tiếp: - Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè. - Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng: + Sự giao tiếp tạo ra quan hệ. + Sự giao tiếp củng cố tình thân. * Từ gốc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thích thăm viếng. * Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách.  Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè.  Đúng là người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên kết) ngự trị. 3.2.2 Quan hệ giao tiếp: Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm - lấy sự yêu sự ghét - làm nguyên tắc ứng xử 3.2.3 Nguyên tắc giao tiếp: * Với đối tượng giao tiếp: - Do tính cộng đồng  người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm  cần biết rõ hoàn cảnh.  Dẫn đến: +) Tính hay quan sát khiến người Việt Nam +) Biết tính cách, biết người là để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp * Đối với chủ thể giao tiếp: Tính cộng đồng khiến cho người Việt Nam, dưới gốc độ chủ thể giao tiếp, còn có đặc điểm là trọng danh dự 3.2.4 Cách thức giao tiếp: - Người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. - Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp quanh co, vòng vo, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm: 3.2.5. Lời nói trong giao tiếp: + Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trong tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình. + Thứ hai, có tính chất xã hội hóa, cộng đồng hóa cao - trong hệ thống từ xưng hô này, không có cái “tôi” chung chung. + Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kĩ lưỡng 3.3 Ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp - Ngôn ngữ của một dân tộc nảy sinh trước hết do nhu cầu giao tiếp trong cộng đồng; - Về đại từ nhân xưng: lời nói xưng hô rất phong phú,nhất là từ ngữ gọi khách - Để tỏ sự kính trọng, Xưng hô khiêm tốn, nhún mình, mặc dù ngang hàng nhau, thậm chí còn có vai vế cao hơn khách => Tiếng Việt thiên về bộc lộ tình cảm, thái độ hơn là truyền đạt một thông tin chuẩn xác. Do vậy nghệ thuật ngôn ngữ Việt Nam thiên về thơ ca trữ tình. BÀI 4: NGHỆ THUẬT THANH SẮC - HÌNH KHỐI 4.1 Vài nét về nghệ thuật Thanh Sắc và hình khối Việt Nam: a) Vài nét về nghệ thuật Thanh Sắc: Nghệ thuật thanh sắc là thuật ngữ dùng để chỉ một lĩnh vực bao gồm những loại hình nghệ thuật có liên quan mật thiết với nhau mà phương Tây gọi là ca, múa, nhạc, kịch - nét chung giữa chúng là sự coi trọng thanh và sắc. b) Vài nét về nghệ thuật hình khối: - Nghệ thuật hình khối là thuật ngữ dùng để chỉ hai loại hình nghệ thuật có liên quan mật thiết với nhau là hội họa (hình) và điêu khắc (khối). Chân dung Nguyễn Trãi 4.2 Tính biểu trưng của nghệ thuật thanh sắc và hình khối: a) Tính biểu trưng của nghệ thuật thanh sắc - Tính biểu trưng trong NGHỆ THUẬT THANH SẮC Việt Nam thể hiện trước hết ở nguyên lý đối xứng, hài hòa - Tính biểu trưng trong nghệ thuật thanh sắc Việt Nam còn được thực hiện bằng thủ pháp ước lệ - Tính biểu trưng trong nghệ thuật thanh sắc còn được thực hiện một cách xuất sắc bằng thủ pháp mô hình hóa Nghệ thuật hình khối và thanh sắc của VN biểu trưng theo nét đặc thù tiêu biểu nhất. Mục đích của nghệ thuật là thông qua biểu tượng ước lệ nhằm diễn đạt nội dung chứ không phải hình thức 4.2.2./ Tính biểu trưng của nghệ thuật hình khối: - Trong nghệ thuật hình khối, biện pháp đơn giản nhất để thể hiện tính biểu trưng là nhấn mạnh. Đồng thời với nhấn mạnh là giảm thiểu và lược bỏ. (Nhấn mạnh cái này thì giảm thiểu và lược bỏ cái kia). - Nghệ thuật hình khối Việt Nam chú trọng: diễn tả nội tâm, tình cảm nhân vật, do vậy mà sơ sài, giản lược về mặt hình thức. - Nghệ thuật hình khối Việt Nam chú trọng làm nổi bật trọng tâm của đề tài với sự đầy đủ , trọn vẹn của nó, bất chấp yêu cầu về tính hợp lý của hiện thực Đám cưới chuột - Không chỉ dừng ở mức thu nhỏ, nghệ thuật hình khối Việt Nam còn áp dụng thủ pháp lược bỏ. - Để đạt mục đích gợi nhiều hơn tả của tính biểu trưng, nghệ thuật hình khối Việt Nam, giống như nghệ thuật thanh sắc, cũng sử dụng thủ pháp mô hình hoá. MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGHỆ THUẬT Tranh Đông Hồ - Múa rồng Hồ - Chú bé ôm gà - Chú bé ôm cóc Nghệ thuật điêu khắc Tranh Đông Hồ - hứng dừa Mời rượu - Chạm gỗ (Đình làng Tây Đằng - Hà Tây) Bộ tranh tứ quý ghép bằng cật tre 4.3 Tính biểu cảm của nghệ thuật thanh sắc và hình khối: 4.3.1 Tính biểu cảm của nghệ thuật thanh sắc: Bên cạnh tính biểu trưng, nghệ thuật thanh sắc Việt Nam với tính cách là sản phẩm của một nền văn hóa nông nghiệp trọng âm còn mang tính biểu cảm cao độ: - Âm nhạc và các làn điệu dân ca Việt Nam đều mang đậm chất trữ tình với nhịp điệu chậm và chú trọng luyến láy, âm sắc trầm,...(gợi nên tình cảm quê hương với những nỗi buồn man mác,...) - Sự ra đời của điệu ca vọng cổ được nhiều người ưa thích cho thấy tính biểu cảm, chất trữ tình vẫn là một truyền thống mạnh mẽ của người Việt Nam. - Không chỉ âm nhạc và dân ca, mà cả múa cũng không ầm ĩ, ồn ào - Sân khấu Chèo gần gũi với cuộc sống nông thôn, tính biếu cảm của nó thể hiện ở chỗ vai trò của người phụ nữ luôn được nhấn mạnh và tô đậm 4.3.2 Tính biểu cảm của nghệ thuật hình khối: - Người Việt Nam tuy phải chịu cảnh chiến tranh liên miên, nhưng với bản tính trọng tình cảm, hiếu hòa, nên hầu như trong suốt cả lịch sử nghệ thuật hình khối, không hề sáng tạo ra những tác phẩm hội hoạ, điêu khắc về đề tài chiến tranh với cảnh đầu rơi máu chảy rùng rợn là mảng đề tài khá thịnh hành ở các nền văn hóa trọng dương. Cô gái bên hoa huệ - Họa sĩ Tô Ngọc Vân  Rõ ràng có một sợi chỉ đỏ xuyên suốt nghệ thuật hình khối với nghệ thuật ngôn từ Việt Nam, nơi mà suốt cả truyền thống, không hề có những tác phẩm anh hùng ca ca ngợi chiến tranh. - Không chỉ tình cảm con người mà cả tình cảm của loài vật cũng được thể hiện mạnh mẽ không kém 4.4 Tính tổng hợp của nghệ thuật thanh sắc và hình khối: a) Tính tổng hợp của nghệ thuật thanh sắc: - Tính Tổng Hợp của văn hóa nông nghiệp Việt Nam. - Tính Tổng Hợp không phải ngẫu nhiên mà người Việt Nam có cách nói tưởng chừng phi lí: xem hát chèo, xem hát tuồng, xem hát bội. - Việt Nam còn có những thứ nhạc cụ hết sức đặc biệt như cây đàn bầu. 4.4.2 Tính tổng hợp của nghệ thuật hình khối: - Tính Tổng Hợp của văn hóa nông nghiệp Việt Nam cũng bộc lộ rõ nét trong nghệ thuật hình khối. -Tính tổng hợp còn thể hiện trên nhiều phương diện rất đa dạng: tổng hợp không gian và thời gian 4.5 Tính linh hoạt của nghệ thuật thanh sắc và hình khối: 4.5.1 Tính linh hoạt của nghệ thuật thanh sắc: - Nghệ thuật Việt Nam còn bộc lộ rõ TÍNH LINH HOẠT của văn hóa nông nghiệp. +) Sân khấu truyền thống không đòi hỏi diễn viên tuân thủ chặt chẽ bài bản của tích diễn. - Tính linh hoạt còn thể hiện ở sự giao lưu mật thiết giữa sân khấu với người xem. 4.5.2 Tính linh hoạt của nghệ thuật hình khối: Nghệ thuật Việt Nam còn bộc lộ rõ TÍNH LINH HOẠT của văn hóa nông nghiệp. Nhờ thủ pháp biểu trưng ước lệ mà nghệ thuật hội họa Việt Nam có thể diễn tả bất cứ cái gì từ cái nhìn xuyên vật thể đến sự tổng hợp của các góc nhìn, của không gian và thời gian. * Một số tranh dân gian điển hình A./ Nghệ thuật hình khối: Tranh tứ bình (truyện Kiều) Vinh qui Nhà thờ Phát Diệm Nghỉ ngơi Công múa Mục đồng thả diều Đánh ghen B./ Nghệ thuật thanh sắc: Hát Dân ca Nhạc chiêng Ê Đê Đàn môi - một nhạc cụ đặc biệt Chèo tầu Bắc Bộ Cải lương Tuồng Hát Quan họ CHƯƠNG V: VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN BÀI 1: TẬN DỤNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN: ĂN UỐNG 1.1 Đôi nét về Ẩm thực Việt Nam: Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực Việt Nam. Ẩm thực Việt Nam còn đặc trưng với sự trung dung trong cách phối trộn nguyên liệu (không quá cay, quá ngọt hay quá béo). Đây cũng là nền ẩm thực sử dụng thường xuyên nước mắm, tương, tương đen (còn gọi là xì dầu). Bát nước mắm dùng chung trên mâm cơm và nồi cơm chung, từ xưa đến nay biểu thị tính cộng đồng gắn bó của người Việt. - Theo ý kiến của các nhà sử học cho rằng ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng: +Tính hoà đồng hay đa dạng +Tính ít mỡ. +Tính đậm đà hương vị +Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị. +Tính ngon và lành +Tính dùng đũa. +Tính cộng đồng hay tính tập thể +Tính hiếu khách, và +Tính dọn thành mâm. - Cũng có ý kiến cho rằng Ẩm thực Việt Nam có đặc điểm theo vùng miền, dân tộc Tuy có những nét chung nói trên, ẩm thực Việt Nam có đặc điểm khác nhau theo từng vùng, mặc dù trong từng vùng này ẩm thực của các tiểu vùng cũng thể hiện nét đặc trưng + Ẩm thực miền Bắc + Ẩm thực miền Nam + Ẩm thực miền Trung + Ẩm thực các dân tộc thiểu số Việt Nam + Ẩm thực Việt Nam trên thế giới 1.2 Quan niệm về ăn: 1.2.1 Ăn uống là điều kiện tiên quyết để duy trì sự sống: 1.2.2 Ăn uống là văn hóa: a./ Lúa gạo – Trong bữa ăn của người Việt Nam với truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước đó là một cơ cấu ăn thiên về thực vật: b./ Rau quả- Trong bữa ăn của người Việt Nam với truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước c./ Thủy sản - Trong bữa ăn của người Việt Nam với truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước Thủy sản đứng thứ ba trong cơ cấu ăn và đứng đầu sản phẩm hàng thịt ăn động vật của người Việt Nam - đó chính là sản phẩm đặc thù của vùng sông nước. d./ Thịt - Trong bữa ăn của người Việt Nam với truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước: Cuối cùng, chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong cơ cấu bữa ăn Việt Nam mới là Thịt. 1.2.3 Đồ uống – hút: Đồ uống - Hút truyền thống của người Việt Nam thì có trầu cau, thuốc lào, rượu gạo, nước chè, nước vối,...Đó đều là những sản phẩm thực vật của nghề trồng trọt có nguồn gốc Nam-Á và Đông Nam Á. Một số loại rượu thuốc ngâm động vật, thực vật và rượu ngoại 1.3 Tính chất: 1.31. Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt - Tính tổng hợp trong nghệ thuật ăn uống (ẩm thực) của người Việt trước hết thể hiện trong cách chế biến đồ ăn. - Tính tổng hợp còn thể hiện ngay trong cách ăn. 1.3.2 Tính cộng đồng và tính mực thước trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt - Tính tổng hợp kèm theo tính cộng đồng. Ăn tổng hợp, ăn chung, cho nên các thành viên của bữa ăn liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau - Tính cộng động và tính mực thước trong bữa ăn thể hiện tập trung qua nồi cơm và bát nước mắm. 1.3.3 Tính linh hoạt và tính khoa học (biện chứng) trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt - Tính linh hoạt của người Việt thể hiện rất rõ trong cách ăn bởi ăn theo lối Việt Nam là một quá trình tổng hợp các món ăn. - Tính linh hoạt còn thể hiện trong dụng cụ ăn - Tính linh hoạt của người Việt thể hiện rất rõ trong cách ăn bởi ăn theo lối Việt Nam là một quá trình tổng hợp các món ăn. (a) sự hài hoà âm-dương của thức ăn, (b) sự quân bình âm-dương trong cơ thể, (c) sự cân bằng âm-dương giữa con người với môi trường tự nhiên. + Để tạo nên những món ăn có sự cân bằng âm-dương, người Việt phân biệt thức ăn theo năm mức âm-dương, ứng với ngũ hành + Để tạo nên sự quân bình âm-dương trong cơ thể, ngoài việc ăn các món chế biến có tính đến sự quân bình âm-dương + Để bảo đảm quân bình âm dương giữa con người với môi trường, người Việt có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu, theo mùa. BÀI 2: ỨNG PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN: MẶC, Ở VÀ ĐI LẠI I. Mặc: 1.Đôi nét về trang phục: * Các trường phái trang phục - Trường phái cổ điển - Trường phái thể dục thể thao - Trường phái viễn tưởng - Trường phái nhân gian - Trường phái tản mạn * Những đặc trưng trong cách mặc truyền thống của người Việt: + Thường sử dụng các chất liệu thực vật có sẵn trong thiên nhiên (sợi gai, đay, chuối, bông), và sau này là tơ tằm nhằm tạo ra các trang phục mỏng nhẹ (lụa tơ tằm, nhiễu, the,) nhằm phù hợp với thời tiết nóng ẩm. + Chú trọng đến bền chắc (ăn chắc, mặc lấy bền). + Thường chọn các màu âm tính (nâu, đen, chàm, gụ, tím,..). + Thường chỉ sử dụng trang phục có màu sắc dương tính (như đỏ, điều, vàng, xanh lá cây, xanh lá mạ,) vào các dịp lễ hội. + Phụ nữ vận váy “quai cồng”, yếm (thời xưa), áo tứ thân, quần lĩnh, áo dài (tân thời), đội khăn, thắt lưng và trang phục kín đáo. + Đàn ông cởi trần đóng khố, quần “lá tọa”, áo cánh. 1.2 Quan niệm về mặc: 1.2.1 Đối với con người, sau ăn thì đến Mặc là cái quan trọng. - Giúp cho con người đối phó được với cái nóng, cái rét của thời tiết, khí hậu. Vậy cái riêng trong cách mặc của người Việt là gì? Đó trước hết là cái chất nông nghiệp, mà chất nông nghiệp thì thể hiện rõ nhất trong chất liệu may mặc. 1.2.2 Chất liệu may mặc: Ảnh minh hoạ Để đối phó hữu hiệu với môi trường tự nhiên, người phương Nam ta sở trường ở việc tận dụng các chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là những chất liệu may mặc mỏng, nhẹ, thoáng, rất phù hợp với xứ nóng.  a./ Tơ tằm.  b./ Chất liệu thực vật đặc thù khác như tơ chuối, tơ đay, gai, sợi bông . 3.Trang phục nam nữ qua các thời đại  Theo chủng loại và chức năng, trang phục gồm có đồ mặc phía trên, đồ mặc phía dưới, đồ dội đầu, đồ đi chân và đồ trang sức  Theo mục đích, có trang phục lao động và trang phục lễ hội.  Cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại bị chi phối bởi hai nhân tố chính, của môi trường tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên - đó là: - Khí hậu nóng bức của vùng nhiệt đới; - Công việc lao động nông nghiệp trồng lúa nước. 1.4 Ý nghĩa của trang phục Việt Nam: -Do đó, trang phục nói chung của từng tộc người nói riêng thật phong phú đa dạng và đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ trước đến ngày nay . -Trang phục người Việt là một trong những gì thân thiết nhất đối với con người Việt Nam. Sự gắn bó có tâm hồn này chính là điều xuất phát từ những trái tim yêu thương quê hương đất nước. -Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm -Trang phục người Việt còn được lưu ý dưới góc độ sử liệu. Một cái nhìn thoáng nhanh qua áo quần cũng có thể giúp chúng ta khám phá ra được cái mà các nhà sử học gọi là niên đại tương đối -Trang phục cũng là một hiện tượng văn hóa về mặt vật chất, hay văn hóa vật chất. Các chương trên đã cho thấy những điều kiện kinh tế, xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với trang phục người Việt. -Đứng ở góc độ văn hóa tinh thần, trang phục còn có ý nghĩa về ý thức chính trị, về đạo đức con người, về quan niệm thẩm mỹ... Sự tự khẳng định mình thông qua trang phục . II. Nhà ở và kiến trúc: 1.Đôi nét quan niệm về Nhà ở và kiến trúc Việt Nam: -Căn nhà trước hết phục vụ yêu cầu đối phó với thiên nhiên, khí hậu và thuận tiện với nghề nông nghiệp. Cuộc sống nhà nông yên tĩnh, do đó ngôi nhà được xây dựng ổn định thành cái tổ ấm "An cư lạc nghiệp". -Nói chung, nhà cao cửa rộng phù hợp thời tiết. Nhà cần phải bền chắc để chống gió bão . -Nhà không cần móng. Cây tre là vật liệu thông dụng nhất, sau đó tới các loại gỗ đa dạng.Vấn đề chọn hướng nhà rất quan trọng, tránh phía Tây và Bắc, ưa thích Đông Nam. Cấu trúc ngôi nhà: + Gian nhà trung tâm trang trọng nhất dành làm bàn thờ tổ tiên, kiêm luôn nơi tiếp khách (trọng tổ tiên và hiếu khách). + Do lối sống cộng đồng, căn nhà không chia các phòng biệt lập, chỉ có căn buồng (1,2 căn) ngăn hờ, vẫn liên thông với gian chính. + Do lối coi trọng bên trái, nên căn buồng bên tay trái (phía Đông) dành cho sự ưu tiên (mẹ chồng buồng trái, con dâu buồng phải). + Do coi trọng số lẻ, đặc biệt ngũ hành nên số gian nhà là 1, 3, và 5 (tối đa), bậc thềm 3 bậc (tam cấp), cổng nhà có 1 hoặc 3 cái (tam quan). + Mái nhà lợp bằng các loại lá cỏ cho mát, nếu mái ngói thì dùng ngói âm dương vừa mát vừa bền. + Vị trí ngôi nhà chọn đặt nơi trung bình, không cao không thấp. Ghép các bộ phận theo lối ghép mộng (âm dương).Việc làm nhà dựa theo nguyên lý hài hòa âm dương, hướng tới một cuộc sống ổn định. * Nhìn chung kiến trúc truyền thống của người Việt khá đa dạng, phức tạp và chứa nhiều yếu tố vay mượn. Tuy nhiên nó vẫn có những nét đặc trưng để khẳng định bản sắc riêng của mình: + Người Việt không có các công trình kiến trúc lớn, hoành tráng, thể hiện tính vĩnh cửu (kiểu như Kim Tự Tháp ở Ai Cập, Vạn lý Trường Thành ở Trung Quốc). + Người Việt tận dụng những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, do đó chất liệu cũng như kết cấu và kiểu dáng kiến trúc thường thay đổi tùy theo vùng nguyên liệu. + Áp dụng kiểu dáng kiến trúc của Trung Quốc một cách sáng tạo có sửa đổi cho phù hợp với điều kiện và phong cách sinh hoạt của địa phương. (ví dụ: lăng tẩm, chùa chiền) 2. Đặc điểm của nhà ở và kiến trúc (Ứng phó với môi trường thời tiết và khí hậu): Nhà ở Bắc Ninh 2.1 Ngôi nhà của người Việt Nam gắn liền với môi trường sông nước: - Trước hết, do đây là đặc điểm khu vực cư trú của người Việt Nam là vùng sông nước -Nó không chỉ có tác dụng đối phó với (a) môi trường sông nước ngập lụt quanh năm, mà còn có tác dụng đối phó với (b) thời tiết mưa nhiều gây lũ rừng ở miền núi và ngập lụt định kỳ ở vùng thấp, (c) khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao, (d) hạn chế và ngăn cản côn trùng, thú dữ (ruồi muỗi, sâu bọ, rắn rết, cá Cấu trúc nhà mái cong hình thuyền. 2.2 Ngôi nhà của người Việt Nam có cấu trúc là nhà cao của rộng: Cái cao của ngôi nhà Việt Nam bao gồm hai yêu cầu: nơi con người đặt chân cao so với mặt đất, và mái cao so với nơi con người đặt chân 2.3 Chọn hướng nhà và chọn đất để ứng phó với môi trường tự nhiên: Chọn hướng nhà, chọn đất là một trong các biện pháp quan trọng (biến pháp quan trọng thứ 2) để đối phó với môi trường tự nhiên. Đó là cách tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên để đối phó với nó. Cả cái bếp cũng được đặt bên trái (phía Đông), biệt lập và vuông góc với nhà chính, nhìn về hướng tây Thuật phong thủy hình thành ở nền văn hóa nông nghiệp Nam-á nên khởi đầu hoàn toàn được xây dựng trên căn bản âm dương Ngũ hành. "Phong" và "thủy" là hai yếu tố quan trọng nhất, tạo thành vi khí hậu cho một ngôi nhà. 2..4 Kết cấu kiến trúc của người Việt rất động và linh hoạt: Để đối phó với môi trường tự nhiên là tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên trong việc chọn và sử dụng vật liệu xây dựng. Vật liệu xây dựng tự nhiên sẵn có nhất là tre Sau tre thì đến gỗ Lợp mái thì phổ biến là các vật liệu thực vật: rơm rạ, lá cọ (lá gồi), lá dừa nước cỏ tranh Nung đất làm gạch xây tường và ngói lợp mái là một nghề thủ công rất phổ thông và cổ truyền có từ ngàn xưa . *** Về cách thức kiến trúc thì đặc điểm của ngôi nhà Việt Nam truyền thống là rất động và linh hoạt. -Chất động và linh hoạt đó là toàn bộ ngôi nhà được hình thành trên cơ sở một bộ khung chịu lực hình hộp với sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong một không gian ba chiều: (chiều đứng , chiều ngang , chiều dọc ngôi nhà ) -Để thống nhất kích thước, trong khi phương Tây dùng bản vẽ kĩ thuật phức tạp, chi li và cứng nhắc thì người Việt Nam dùng cái thước tầm (còn gọi là rui mực, sào mực; tầm = cỡ, khoảng; tầm thước có ghi kích cỡ khoảng chuẩn; rui mực, sào mực = cái rui, cái sào có ghi dấu bằng mực). Đó là một thân tre bổ đôi dài hơn chiều cao của cột cái, trong lòng máng vạch những kí hiệu cho phép xác định các khoảng ngang, khoảng đứng và khoảng chảy, từ đó mà ấn định được kích thước của các bộ phận như chiều cao của cột hiên, cột con, cột cái... ngõ mùa hè - Tranh Nguyễn Hữu Thuận 2.5 Ngôi nhà Việt Nam là tấm gương phản ánh đặc điểm của truyền thống văn hóa dân tộc: - Hình thức kiến trúc của ngôi nhà Việt Nam phản ánh truyền thống coi trọng bên Trái (phía Đông) của văn hóa nông nghiệp. -Trước hết là môi trường sông nước phản ánh qua cách làm nhà sàn với vách nghiêng và mái cong hình thuyền. - Tính cộng đồng thể hiện ở việc trong nhà không chia thành nhiều phòng như phương Tây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_co_so_van_hoa_viet_nam_chuong_1_van_hoa_hoc_va_van.pdf
Tài liệu liên quan