Bài giảng Chọn mẫu đối tượng kiểm toán cụ thể

Chọn mẫu đối tượng kiểm toán cụ thểChương 4: Chọn mẫu đối tượng kiểm toán cụ thể 4.1. Các hình thức chọn phần tử kiểm tra4.2. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán4.3. Phương pháp chọn các phần tử vào mẫu4.4. Quy trình chọn mẫu trong kiểm toánCác hình thức chọn phần tử kiểm traKhi thiết kế các thủ tục kiểm toán, KTV phải xác định các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử kiểm tra. Các phương pháp có thể được lựa chọn là:a) Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%) (selecting all items);b) Lựa ch

ppt71 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Chọn mẫu đối tượng kiểm toán cụ thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọn các phần tử đặc biệt (selecting specific items);c) Lấy mẫu kiểm toán (audit sampling).Trong từng trường hợp cụ thể, KTV có thể lựa chọn một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả 3 phương pháp trên. Việc quyết định sử dụng phương pháp nào là dựa trên sơ sở đánh giá rủi ro kiểm toán và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Các hình thức chọn phần tử kiểm tra Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%)Kiểm tra 100% là thích hợp trong một số trường hợp sau:Những tổng thể có ít phần tử nhưng giá trị của từng phần tử lớn;Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều rất cao và các phương pháp khác không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng thích hợp;Khi việc tính toán thường lặp lại hoặc các quy trình tính toán khác có thể thực hiện bởi hệ thống máy vi tính làm cho việc kiểm tra 100% vẫn có hiệu quả về mặt chi phí;ĐV được kiểm toán có dấu hiệu kiện tụng, tranh chấp;Theo yêu cầu của khách hàng.Các hình thức chọn phần tử kiểm traLựa chọn các phần tử đặc biệtCác phần tử đặc biệt có thể bao gồm:Các phần tử có giá trị lớn hoặc quan trọng. .Tất cả các phần tử có giá trị từ một khoản tiền nào đó trở lên. Các phần tử thích hợp cho mục đích thu thập thông tin. Các phần tử cho mục đích kiểm tra các thủ tục. Các hình thức chọn phần tử kiểm traLựa chọn các phần tử đặc biệt (tiếp)Việc kiểm tra dựa trên lựa chọn các phần tử đặc biệt từ một số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ thường là một phương pháp hiệu quả để thu thập bằng chứng kiểm toán, nhưng không được xem là lấy mẫu kiểm toán. Kết quả của các thủ tục lựa chọn áp dụng cho các phần tử đặc biệt không thể nhân lên cho toàn bộ tổng thể. KTV phải xem xét việc thu thập bằng chứng liên quan đến các phần tử còn lại của tổng thể nếu các phần tử còn lại này được coi là trọng yếu.Các hình thức chọn phần tử kiểm traLấy mẫu kiểm toán KTV có thể quyết định áp dụng lấy mẫu kiểm toán cho một số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ. Lấy mẫu kiểm toán có thể áp dụng phương pháp thống kê hoặc phương pháp phi thống kê. Việc lựa chọn lấy mẫu thống kê hay phi thống kê là tuỳ thuộc vào việc xét đoán nghề nghiệp của KTV xem phương pháp nào có hiệu quả hơn để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trong từng trường hợp cụ thể. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toánChọn mẫu kiểm toán (Audit sampling): Là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp KTV thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu có thể tiến hành theo phương pháp thống kê hoặc phi thống kê.Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toánĐơn vị lấy mẫu (Spamling unit): Là các phần tử riêng biệt cấu thành tổng thể. Đơn vị lấy mẫu có thể là một đơn vị tiền tệ, một đơn vị hiện vật hoặc số lượng.Tổng thể (Population): Là toàn bộ dữ liệu mà từ đó KTV lấy mẫu để có thể đi đến một kết luận. Một tổng thể có thể được chia thành các nhóm hoặc các tổng thể con và mỗi nhóm được kiểm tra riêng. Trong trường hợp này, thuật ngữ “tổng thể” bao hàm cả thuật ngữ “nhóm”.Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toánMẫu đại diện: là mẫu mang những đặc trưng của tổng thể mà mẫu được chọn raLấy mẫu thống kê (Statistical sampling): Là phương pháp lấy mẫu có hai đặc điểm sau:Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu;Sử dụng lý thuyết xác suất thông kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu.Lấy mẫu phi thống kê (Non-statistical sampling) là phương pháp lấy mẫu không có một hoặc cả hai đặc điểm trên.Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toánRủi ro lấy mẫu (sampling risk): Là khả năng kết luận của KTV dựa trên kiểm tra mẫu có thể khác với kết luận mà KTV đạt được nếu kiểm tra trên toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán Có hai loại rủi ro lấy mẫu:Rủi ro khi KTV kết luận rủi ro kiểm soát thấp hơn mức rủi ro thực tế (đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế là có (đối với thử nghiệm cơ bản). Loại rủi ro này ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của cuộc kiểm toán, và có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán không xác đáng.Rủi ro khi KTV kết luận rủi ro kiểm soát cao hơn mức rủi ro thực tế (đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc có sai sót trọng yếu trong khi thực tế không có (đối với thử nghiệm cơ bản). Loại rủi ro này ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán vì nó thường dẫn đến các công việc bổ sung để chứng minh rằng các kết luận ban đầu là không đúng.Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toánRủi ro ngoài lấy mẫu (Non-sampling risk): Là rủi ro khi KTV đi đến một kết luận sai vì các nguyên nhân không liên quan đến cỡ mẫu. Các trường hợp dẫn tới rủi ro không do chọn mẫu bao gồm:Đánh giá rủi ro tiềm tàng không đúngĐánh giá không đúng về rủi ro kiểm soátLựa chọn các thủ tục kiểm toán không thích hợp và thực hiện công việc kiểm toán không hợp lýCác khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toánLý do cần phải kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu:KTV không thể tìm kiếm một sự chắc chắn, chính xác tuyệt đối về mặt số họcKTV không thể phát hiện hết các sai phạm hay có thể đưa ra kết luận chính xác tuyệt đối kể cả khi kiểm toán toàn bộKiểm toán toàn diện sẽ mất nhiều công sức, chi phí và thời gianTheo lý thuyết toán học thì kết luận rút ra từ mẫu chọn vẫn đảm bảo phù hợpRút ngắn được thời gian kiểm toán nên hỗ trợ được quản lý kịp thờiPhương pháp chọn các phần tử vào mẫu KTV phải lựa chọn các phần tử của mẫu sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu trong tổng thể đều có cơ hội được chọn4.3.1 Chọn mẫu xác suất 4.3.2 Chọn mẫu phi xác suất4.3.3 Kỹ thuật phân tầng (nhóm) trong mẫu kiểm toán4.3.4. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệPhương pháp chọn các phần tử vào mẫu Chọn mẫu xác suấtChọn mẫu xác suất đòi hỏi các phần tử được chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên để mỗi đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được chọn như nhau. Đơn vị lấy mẫu có thể là hiện vật (Ví dụ: hoá đơn) hoặc đơn vị tiền tệ.Điều kiện áp dụng: Áp dụng trong cả lấy mẫu thống kê và lấy mẫu phi thống kêTrong chọn mẫu ngẫu nhiên các kỹ thuật thường được sử dụng để chọn mẫu bao gồm: Chọn mẫu dựa vào Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu theo chương trình máy vi tính và chọn mẫu hệ thốngPhương pháp chọn các phần tử vào mẫuChọn mẫu xác suất Chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên Bảng số ngẫu nhiênQuá trình chọn mẫu theo Bảng số ngẫu nhiên có thể gồm 4 bước sau:Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhấtBước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượngBước 3: Lập hành trình sử dụng bảngBước 4: Chọn điểm xuất phátb. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy vi tínhc. Chọn mẫu ngâu nhiên theo hệ thống (khoảng cách)Phương pháp chọn các phần tử vào mẫuChọn mẫu phi xác suấtTheo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, KTV sử dụng xét đoán nghề nghiệp để chọn các phần tử của mẫu. Điều kiện áp dụng: Chỉ áp dụng trong lấy mẫu phi thống kêChọn mẫu phi xác suất gồm chọn mẫu theo khối và chọn mẫu theo nhận định nhà nghềPhương pháp chọn các phần tử vào mẫuChọn mẫu phi xác suấtChọn mẫu theo khốiChọn mẫu theo khối là việc chọn một tập hợp các đơn vị kế tiếp nhau trong một tổng thể. Trong trường hợp này, phần tử đầu tiên trong khối được chọn thì các phần tử còn lại cũng được chọn tất yếu. Mẫu chọn có thể là một khối liền hoặc nhiều khối rời gộp lại.Phương pháp chọn các phần tử vào mẫuChọn mẫu phi xác suấtChọn mẫu theo nhận định nhà nghề: là cách chọn các phần tử mẫu dựa trên tiêu thức xác lập bởi kiểm toán viênCác phần tử có khả năng sai phạm nhiều nhấtCác phần tử có đặc trưng của tổng thểCác phần tử có quy mô tiền tệ lớnPhương pháp chọn các phần tử vào mẫuKỹ thuật phân tầng (nhóm) trong mẫu kiểm toánKTV thường phân tổng thể thành các tầng trước khi xác định quy mô mẫu cũng như thực hiện chọn mẫu. Trong mỗi tầng bao gồm các đơn vị có những đặc tính khá tương đồng với nhau. Các tầng (tổng thể con) sẽ được chọn mẫu độc lập và kết quả của các mẫu có thể được đánh giá một cách độc lập hoặc kết hợp để từ đó suy rộng kết quả cho toàn tổng thể.Việc phân tầng sẽ làm giảm sự khác biệt trong cung một tổ và giúp KTV tập trung vào những bộ phận chứa đựng nhiều khả năng sai phạm. Từ đó sẽ làm tăng hiệu quả chọn mẫu vì giảm được quy mô chọn mẫu Phương pháp chọn các phần tử vào mẫuChọn mẫu theo đơn vị tiền tệChọn mẫu theo đơn vị tiền tệ: Mỗi đơn vị tiền tệ là một đơn vị tổng thểTổng thể là tổng số tiền lũy kế của đối tượng kiểm toánĐược sử dụng phổ biến trong thử nghiệm cơ bảnSử dụng Bảng số ngẫu nhiên, chương trình máy vi tính, và chọn mẫu hệ thốngĐiều kiện ứng dụng: Các khoản mục trong tổng thể có tính chất giống nhauPhương pháp chọn các phần tử vào mẫuChọn mẫu theo đơn vị tiền tệƯu điểm:khoản mục nào có qui mô tiền tệ càng lớn thì càng có cơ hội lựa chọnNhược điểm: Các khoản mục có giá trị bằng 0 hoặc nhỏ không có cơ hội được chọn ngay cả khi có sai phạm Các áp dụng chọn mẫu thống kê trong kiểm toán4.1. Chọn mẫu thuộc tính4.2. Chọn mẫu biến sốCác áp dụng chọn mẫu thống kê trong kiểm toán4.1. Chọn mẫu thuộc tínhKN: Là cách chọn mẫu giúp KTV ước lượng tỉ lệ xuất hiện của những thuộc tính cụ thể trong tổng thểThông qua chọn mẫu, KTV xác định tỉ lệ xuất hiện của thuộc tính trong mẫu, sau đó suy rộng tỉ lệ xuất hiện của thuộc tính này trong tổng thểĐược sử dụng rộng tãi đối với thử nghiệm kiểm soát khi KTV muốn ước lượng tỉ lệ sai lệch của các hoạt động kiểm soát thực tế so với thiết kếCác áp dụng chọn mẫu thống kê trong kiểm toánTỉ lệ xuất hiện dự kiến: là tỉ lệ sai phạm dự kiếnTỉ lệ xuất hiện có thể chấp nhận được: Là tỉ lệ tối đa của lỗi có thể chấp nhận được bởi KTV trong khi vẫn bảo đảm rủi ro kiểm soát ở mức thấp hơn mức tối đaTỉ lệ sai lệch trên: Là tỉ lệ ước đoán từ việc kiểm tra mẫuRủi ro của việc đánh giá thấp rủi ro kiểm soát: rủi ro của việc đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đaCác áp dụng chọn mẫu thống kê trong kiểm toánChọn mẫu thuộc tính bao gồm các bước:Xác định mục tiêu của chọn mẫu, đơn vị mẫu, tổng thể và thuộc tínhXác định quy mô mẫu, tỉ lệ xuất hiện dự đoán, tỉ lệ xuất hiện có thể chấp nhận được, rủi ro của việc đánh giá thấpChọn mẫu trên cơ sở xác suấtKiểm tra mẫu và liệt kê các sai phạmĐánh giá kết quả mẫuCác áp dụng chọn mẫu thống kê trong kiểm toán4.2. Chọn mẫu biến sốChọn mẫu biến số ước tính qui mô sai phạmChương 5: Quy trình kiểm toán 5.1. Mục tiêu trình tự tổ chức công tác kiểm toán5.2. Quy trình kiểm toán của kiểm toán độc lập 5.3. Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước5.4. Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nội bộTrình tự tổ chức công tác kiểm toánMục tiêuMục tiêu của tổ chức công tác kiểm toán hướng tới việc tạo ra mối liên hệ khoa học và nghệ thuật các phương pháp kỹ thuật kiểm toán dùng để xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán.Tùy phạm vi kiểm toán (Scope of an Audit), quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán và đối tượng cụ thể của kiểm toán, trình tự chung của kiểm toán cũng thay đổi cũng thay đổi với mục tiêu bảo đảm hiệu quả kiểm toán:Trình tự tổ chức công tác kiểm toánMục tiêu (tiếp)Nếu đối tuợng cụ thể của kiểm toán là các nghiệp vụ cụ thể đã được định lượng và tuân theo luật định hay qui tắc xác định, kiểm toán phải đi từ cụ thể đến tổng quát. Nếu các nghiệp vụ được phản ánh trong chứng từ và tài liệu kế toán thì trình tự của kiểm toán nói chung phù hợp với trình tự kế toán.Nếu đối tượng cụ thể của kiểm toán là bảng khai tài chính thì kiểm toán thường bắt đầu bằng kiểm toán cân đối tổng quát, có trình tự ngược với trình tự kế toán Quy trình kiểm toán của kiểm toán độc lậpTrình tự tổ chức công tác kiểm toánChuẩn bị kiểm toánLập kế hoạch kiểm toán Thực hành kiểm toánKết thúc kiểm toánChuẩn bị kiểm toánXử lý thư mời kiểm toán và ký kết hợp đồng kiểm toánTìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng để cân nhắc khả năng chấp nhận kiểm toánChuẩn bị các nội dung đàm phán và thực hiện việc đàm phánm ký kết hợp đồng với khách hàngKế hoạch kiểm toánVai trò:Kế hoạch kiểm toán (Planding) phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán.Kế hoạch kiểm toánKế hoạch chiến lược (General Strategy)Kế hoạch tổng thể (Overall audit plan)Chương trình kiểm toán (Audit program) Kế hoạch kiểm toán gồm ba bộ phận:Kế hoạch kiểm toánKế hoạch chiến lượcKế hoạch chiến lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về qui mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều nămLà cơ sở lập kế hoạch kiểm toán tổng thể , là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toánKế hoạch kiểm toánKế hoạch chiến lược bao gồm các nội dung:Tổng hợp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàngTổng hợp các thông tin về những vấn đề quan trọng có liên quan đến BCTCXác định những loại nghiệp vụ, những bộ phận thông tin của đơn vị có khả năng rủi ro chủ yếu và ảnh hưởng của nó đến BCTCXác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cậnDự kiến nhóm trưởng, lực lượng nhân sự và sự hỗ trợ của chuyên giaDự kiến về thời gian thực hiệnKế hoạch kiểm toánKế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiếnKế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toánKế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toánKế hoạch kiểm toánKế hoạch kiểm toán tổng thể (tiếp)Những vấn đề chủ yếu KTV phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể, gồm: Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toánHiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộĐánh giá rủi ro và mức độ trọng yếuNội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm traCác vấn đề khácKế hoạch kiểm toánKế hoạch kiểm toán tổng thể (tiếp)Trường hợp công ty kiểm toán đã lập kế hoạch chiến lược cho cuộc kiểm toán thì các nội dung đã nêu trong kế hoạch chiến lược không phải nêu lại trong kế hoạch kiểm toán tổng thể.Kế hoạch kiểm toánChương trình kiểm toánChương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hànhChương trình kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toánKế hoạch kiểm toán Chương trình kiểm toán (tiếp)Khi xây dựng chương trình kiểm toán, KTV phải xem xét các đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua thử nghiệm cơ bản. KTV cần phải xem xét: Thời gian để thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản;Sự phối hợp từ phía khách hàng, từ trợ lý kiểm toán trong nhóm và sự tham gia của KTV khác hoặc các chuyên gia khác. Kế hoạch kiểm toánNhững thay đổi trong kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toánKế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình kiểm toán nếu có những thay đổi về tình huống hoặc do những kết quả ngoài dự đoán của các thủ tục kiểm toán. Nội dung và nguyên nhân thay đổi kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán phải được ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán.Thực hành kiểm toán Thực hành kiểm toán (THKT) bao gồm tất cả các công việc thực hiện chức năng xác minh của kiểm toán để khẳng định được thực chất của đối tượng và khách thể kiểm toán cụ thể. Hay thực hành kiểm toán là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc đã ấn định trong kế hoạch kiểm toán.Thực hành kiểm toán THKT phải tôn trọng những nguyên tắc cơ bản sau:Kiểm toán phải tuyệt đối tuân thủ chương trình kiểm toán đã được xây dựngTrong quá trình kiểm toán, KTV phải thường xuyên ghi chép những phát giá, những nhận định về các nghiệp vụ, các con số các sự kiệnnhằm tích lũy bằng chứng, nhận định cho kết luận kiểm toán và loại trừ những ấn tượng, nhận định xét ban đầu không chính xác.Thực hành kiểm toán THKT phải tôn trọng những nguyên tắc cơ bản sau:Định kỳ tổng hợp kết quả kiểm toán để nhận rõ mức độ thực hiện so với khối lượng công việc chungMọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi , trình tự kiểm toán đều phải có ý kiến thống nhất của người phụ trách chung công việc kiểm toán và người ký thư mời và hợp đồng kiểm toán.Kết thúc kiểm toán Để kết thúc kiểm toán cần đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo hoặc biên bản kiểm toán5.2.4.1 Kết luận kiểm toán5.2.4.2 Báo cáo hoặc biên bản kiểm toánKết thúc kiểm toán Kết luận kiểm toánKết luận kiểm toán là sự khái quát kết quả thực hiện các chức năng kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán cụ thể.Nội dung: kết luận kiểm toán phải phù hợp đầy đủSự phù hợp của kết luận kiểm toán là sự nhất quán giữa két luận nêu ra với mục tiêu kiểm toánSự đầy đủ của kết luận là sự bao hàm toàn bộ yêu cầu, phạm vi kiểm toán đã xác định và được điều chỉnhKết thúc kiểm toán Kết luận kiểm toán (tiếp)Kết luận kiểm toán phải bảo đảm yêu cầu cả về nội dung cũng như tính pháp lý:Tính pháp lý: của kết luận trước hết đòi hỏi những bằng chứng tương xứng theo yêu cầu của các qui chế, chuẩn mực và luật pháp. Tính pháp lý cũng đòi hỏi các kết luận phải chuẩn xác trong từ ngữ và văn phạmKết thúc kiểm toánKết luận kiểm toán (tiếp)Bảo đảm yêu cầu pháp lý, trong kiểm toán báo cáo tài chính, căn cứ kết quả kiểm toán, KTV đưa ra một trong các loại ý kiến như sau:Ý kiến chấp nhận toàn phần;Ý kiến chấp nhận từng phần;Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến); Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược).Kết thúc kiểm toánBáo cáo hoặc biên bản kiểm toánBáo cáo hoặc biên bản kiểm toán là hình thức biểu hiện các chức năng kiểm toán và thể hiện kết luận kiểm toánBiên bản kiểm toán thường được sử dụng trong kiểm toán nội bộ hoặc trong từng phần kiểm toán báo cáo tài chínhKết thúc kiểm toánBáo cáo hoặc biên bản kiểm toán (tiếp)Báo cáo kiểm toán là hình thức biểu hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về báo cáo tài chính được kiểm toán phục vụ yêu cầu của những người quan tâm cụ thểKèm theo báo cáo kiểm toán có thể có “Thư quản lý” gửi cho người quản lý để nêu lên những kiến nghị của KTV trong công tác quản lýQuy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nướcLập kế hoạch kiểm toánThực hiện kế hoạch kiểm toán Lập và gửi báo cáo kiểm toánKiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toánQuy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nướcKế hoạch kiểm toán là việc xác định mục tiêu, phạm vi, phương pháp kiểm toán, thời gian, số lượng KTV cần thiết, chi phí và phương tiện để hoàn thành cuộc kiểm toánTổ chức thực hiện kiểm toán: là việc tổ chức cho các thành viên trong đoàn kiểm toán thực hiện các khảo sát kiểm soát và khảo sát cơ bản, kiểm tra giám sát kết quả, thu nhận và tổng hợp kết quả của các thành viênQuy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nướcTổ chức lập và gửi báo cáo kiểm toán: Khi kết thúc công việc kiểm toán, KTV Nhà nước cần tôt chức việc tổng hợp kết quả kiểm toán để lập báo cáo kiểm toán và gửi cho các bên liên quan theo qui địnhTùy thuộc vào kết quả kiểm toán cụ thể mà ý kiến nhận xét của KTV đưa ra thuộc 4 loại ý kiến Quy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nướcTổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán: Sau khi lập và phát hành báo cáo kiểm toán và gửi cho đơn vị được kiểm toán, KTV nhà nước cần theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các kết luận và kiến nghị của KTVQuy trình kiểm toán của kiểm toán nội bộLập kế hoạch kiểm toánThực hiện kế hoạch kiểm toán Lập và gửi báo cáo kiểm toánKiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toánQuy trình kiểm toán của kiểm toán nội bộLập kế hoạch kiểm toán: được lập với 2 cấp độ là kế hoạch hàng năm và kế hoạch từng cuộc kiểm toánTổ chức thực hiện kiểm toánTổ chức lập báo cáo kiểm toán và hoàn tất các công việc kiểm toánTổ chức kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị kiểm toánChương 6: Tổ chức bộ máy kiểm toán6.1. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ6.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập6.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nướcTổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ Khái niệmBộ máy kiểm toán nội bộ là hệ thống tổ chức của các KTV do dơn vị tự lập ra theo yêu cầu quản trị nội bộ và thực hiện nền nếp, kỷ cương quản lýTổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ Mô hình tổ chứcHội đồng hay bộ phận kiểm toán nội bộHội đồng có nhiệm vụ thực hiện tất cả các công việc do ủy ban kiểm toán giao cho kể cả việc xây dựng hoặc hoàn thiện qui chế kiểm toán nội bộ, tổ chức thực hiện đều dặn và có hiệu lực qui chế đã ban hành và cả công việc đột xuất khácMô hình này có nhiều ưu điểm và rất thích hợp với các doanh nghiệp có qui mô lớn. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để phát huy ưu việt này là chất lượng đội ngũ KTV nội bộ.Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ Mô hình tổ chức (tiếp)Giám định viên kế toán Mô hình ứng dụng phổ biến ở các xí nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có qui mô nhỏ.Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập6.2.1 Khái niệm6.2.2 Mô hình tổ chứcTổ chức bộ máy kiểm toán độc lậpKhái niệmBộ máy kiểm toán độc lập là tổ chức của các KTV chuyên nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quanTổ chức bộ máy kiểm toán độc lậpMô hình tổ chứca. Mô hình kiểm toán tưMô hình kiểm toán tư được hình thành bởi một hoặc vài KTV độc lập để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Người lập văn phòng phải có bằng KTV độc lập và có đủ điều kiện hành nghề khácƯu điểm: phát huy tính năng động cao của bộ máy kiểm toán, rất thích ứng với nhu cầu kiểm toán và tư vấn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như đại lý thuế cho nhà nướcTổ chức bộ máy kiểm toán độc lậpMô hình tổ chứcMô hình kiểm toán tư (tiếp)Hạn chế: các văn phòng chỉ thực hiện giới hạn các dịch vụ và sức cạnh tranh của mỗi tổ chức kiểm toán cũng hạn chế. Sự hợp tác, tự bồi dưỡng kinh nghiệm nghiệp vụ giữa các KTV cũng hạn chếTổ chức bộ máy kiểm toán độc lậpMô hình tổ chứcb. Công ty kiểm toánCông ty kiểm toán là bộ máy tổ chức kiểm toán độc lập với số lượng lớn các KTV dộc lập.Các công ty kiểm toán này thực hiện nhiều loại dịch vụ trên địa bàn lớn, do đó chúng được tổ chức theo loại hình phân tán và điều hành theo phương thức chức năng hoặc kết hợp.Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lậpb. Công ty kiểm toán (tiếp)Ưu điểm: Các công ty này luôn luôn có tiềm năng lớn, đặng hoàn tất nhiều loại dịch vụ có qui mô lớn trong khoảng thời gian ngắn và có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Sự hợp tác, bồi dưỡng kinh nghiệm nghiệp vụ giữa các KTV luôn được phát huy.Nhược điểm: Do qui mô lớn phân tán và cơ cấu tổ chức phức tạp nên các công ty lớn đòi hỏi trình độ tổ chức phối hợp cao của các nhà quản lý, đòi hỏi khả năng chuyên môn cao và toàn diện của KTV và lãnh đạo công ty, đòi hỏi đầu tư lớn cả vẩ chuyên gia, kinh nghiệm và tiền vốn.Tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước6.3.1 Khái niệm6.3.2 Mô hình tổ chứcTổ chức bộ máy kiểm toán nhà nướcKhái niệmBộ máy kiểm toán nhà nước là hệ thống những viên chức nhà nước để thực hiện chức năng kiểm toán ngân sách và tài chính côngTrong quan hệ với hệ thống bộ máy nhà nước, kiểm toán nhà nước là một phân hệ thực hiện chức năng kiểm toán. Xét trong hệ thống kiểm toán nói chung, kiểm toán nhà nước lại là phân hệ thực hiện chức năng này với một đối tượng cụ thể là tài sản nhà nước trong đó có ngân sách nhà nước. Xét trong mối quan hệ với KTV nhà nước, kiểm toán nhà nước là một hệ thống tập hợp các KTV này theo một trật tự xác định.Tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nướcMô hình tổ chứca. Mô hình tổ chức độc lập giữa cơ quan kiểm toán nhà nước với các cơ quan lập pháp và hành pháp.Mô hình này được ứng dụng ở hầu hết các nước có nền kiểm toán phát triển, có nhà nước pháp quyền được xây dựng có nền nếp. Nhờ đó kiểm toán phát huy được đầy đủ tính độc lập trong việc thực hiện các chức năng của mìnhb. Mô hình tổ chức cơ quan kiểm toán trực thuộc cơ quan hành pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_chon_mau_doi_tuong_kiem_toan_cu_the.ppt