Chương 4. Truyền động đai
4.1 Khái niệm 4.8 Trình tự thiết kế bộ
chung truyền đai
4.2 Vật liệu đai và kết
cấu bánh đai 4.6 Đường cong trượt và
4.3 Các thơng số hình 4.4 Vận tốc và tỉ số truyền hiệu suất
học 4.5 Lực và ứng suất trong 4.7 Tính truyền động đai
dây đai (đai dẹt, đai thang, đai
răng)
1
Chương 4. Truyền động đai
4.1 Khái niệm chung
Truyền chuyển động và cơng suất giữa hai trục khá xa nhau.
1. Nguyên lý:
Bộ truyền đai làm việc theo nguyên lý ma sát (hoặ
22 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Chi tiết máy - Chương 4: Truyền động đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc ăn
khớp). Bộ truyền đai bao gồm hai bánh đai: bánh dẫn 1,
bánh bị dẫn 2 được lắp lên hai trục và dây đai 3 bao quanh
các bánh đai. Tải trọng được truyền đi nhờ vào lực ma sát
sinh ra giữa dây đai và các bánh đai. Muốn tạo ra lực ma
sát này, cần phải căng đai với lực căng ban đầu Fo.
2. Phân loại:
Theo tiết diện ngang dây đai, ta phân ra: đai dẹt; đai hình
thang; đai hình lược; đai tròn, đai răng, đai hình lục giác.
Theo kiểu truyền động, bộ truyền đai dẹt và tròn được phân
ra: truyền động giữa các trục song song cùng chiều, truyền
động giữa các trục song song ngược chiều, truyền động
giữa các trục chéo nhau.
Chương 4. Truyền động đai
4.1 Khái niệm chung
3. Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng
Ưu điểm:
- Có thể truyền động giữa các trục xa nhau (>15m).
- Làm việc êm và không ồn nhờ vào độ dẻo của đai, có thể truyền động với vận tốc lớn.
- Tránh cho các cơ cấu không có dao động lớn sinh ra do tải trọng thay đổi nhờ vào tính chất
đàn hồi của đai.
- Đề phòng sự quá tải của động cơ nhờ vào sự trượt trơn của đai khi quá tải.
- Kết cấu và vận hành đơn giản (do không cần bôi trơn), giá thành hạ.
Nhược điểm:
- Kích thước bộ truyền lớn.
- Tỷ số truyền thay đổi do hiện tượng trượt đàn hồi của đai và bánh đai (ngoại trừ đai răng).
- Tải trọng tác động lên trục và ổ lớn do phải căng đai với lực căng ban đầu Fo.
- Tuổi thọ thấp (từ 1000÷5000 giờ).
Phạm vi sử dụng:
Bộ truyền đai thường sử dụng khi khoảng cách giữa hai trục tương đối xa. Công suất truyền
không quá 50kW và thường đặt ở trục có số vòng quay cao. Tỉ số truyền đai dẹt u < 5, có bộ
căng đai < 10, đai thang <10, đai hình lược <15, đai răng <20÷30.
Chương 4. Truyền động đai
4.1 Khái niệm chung
4. Các phương pháp căng đai:
Định kỳ điều chỉnh sức căng: bằng cách dùng vít 2
đẩy động cơ điện di trượt trên rãnh 1.
Tự động điều chỉnh lực căng: nhờ khối lượng của
động cơ điện 1, sử dụng bộ truyền có bánh căng,
khi đó bánh căng 1 được đặt gần bánh đai nhỏ.
Điều chỉnh lực căng theo tải trọng: Bánh đai 1 lắp
trên cần lắc 2, cần lắc này đồng thời là trục quay
của bánh răng bị dẫn 3 ăn khớp với bánh răng dẫn
4.
5. Các phương pháp nối đai dẹt:
Chương 4. Truyền động đai
4.2 Vật liệu đai và kết cấu bánh đai
4.2.1 Vật liệu đai
1. Đai dẹt:
Đai vải cao su gồm nhiều lớp vải và liên kết với nhau bằng cao su được sulfua hóa. Chiều
rộng đai theo tiêu chuẩn: 20, 25, 30, 90, 50, 60, (65), 70, 75, 80, 100, (115), (120), 125, 150,
(175), 200, 225, 250, (275), 300, 400, 450, (550), 600 và đến 2000 cách khoảng 100.
Đai sợi bông: tuổi thọ và khả năng tải thấp hơn đai da và đai vải cao su.
Đai sợi len chế tạo từ len dệt (sợi ngang là sợi vải) được tẩm hỗn hợp oxit chì và dầu gai, khả
năng tải kém hơn các loại đai khác.
Đai vật liệu tổng hợp với vật liệu nền là nhựa poliamid liên kết với các lớp sợi capron.... Loại
đai này có độ bền tĩnh và mỏi rất cao, có thể truyền công suất 15kW, vận tốc từ 80÷100m/s và
đường kính bánh đai nhỏ.
Chương 4. Truyền động đai
4.2 Vật liệu đai và kết cấu bánh đai
4.2.1 Vật liệu đai
2. Đai hình thang:
Đai thang được chế tạo thành vòng kín, có chiều dài đai L và tiết diện đai A được tiêu chuẩn
hóa. Theo TCVN, có 6 loại tiết diện đai thường (từ nhỏ đến lớn): Z, A, B, C, D, E đối với đai
thang thường và ba loại đai thang hẹp SPZ, SPA, SPB.
Chiều dài L đai theo dãy số tiêu chuẩn sau (mm): 400, 450, 500, 560, 630, 710, 800, 900, 1000,
1120, 1250, 1400, 1600, 1800, 2000, 2240, 2500, 2800, 3150, 3550, 4000, 5000, 5600, 6300,
7100, 8000, 9000, 10000, 11200, 12500, 14000, 16000, 18000...
3. Đai trịn: Đai tròn bao gồm đai da, đai vải cao su... Biên dạng rãnh bánh đai có dạng hình
tròn hoặc hình thang góc 40o.
Chương 4. Truyền động đai
4.2 Vật liệu đai và kết cấu bánh đai
4.2.2 Kết cấu bánh đai
Bánh đai có đường kính nhỏ hơn 100mm không khoét lõm.
Khi đường kính bánh đai lớn, dùng bánh đai khoét lõm, có lỗ
hoặc làm nan hoa (4÷6 nan) để giảm bớt khối lượng.
Vành bánh đai hình thang và hình lược được cắt rãnh có kích
thước tương ứng với kích thước tiết diện của đai.
Đối với đai dẹt, vành bánh đai có thể mặt trụ, mặt gấp khúc, mặt
lồi (để tránh đai khỏi bị tuột khỏi bánh đai), ta khoét các rãnh
vòng có tiết diện hình tam giác hoặc hình chữ nhật để thoát
không khí trong vùng tiếp xúc giữa đai và bánh đai.
Đối với bộ truyền đai tròn, bánh đai được khoét rãnh nửa đường
tròn có bán kính bằng bán kính dây đai.
Các bánh đai nên lắp công xôn để dễ thay thế dây đai.
Chương 4. Truyền động đai
4.3 Các thơng số hình học
Các thông số hình học chủ yếu bộ truyền đai bao gồm: a, α1. Đối
với bộ truyền đai có trục chuyển động song song cùng chiều:
o
α1 = p - β (rad) = 180 – β (độ).
o
α1 = p - (d2 - d1)/a (rad) = 180 – 57.(d2 - d1)/a (độ)
o
α1 = p – d1.(u- 1)/a (rad) = 180 – 57.d1.(u - 1)/a (độ)
Chiều dài đai được xác định như sau:
.
L = 2a.cos(β/2) +α1 d1/2 + (2π – α1).d2/2
2
L = 2a + p.(d1 + d2)/2 + (d2 – d1) /(4a) (mm)
Đối với đai dẹt, ta cắt dây đai theo chiều dài vừa tính và cộng thêm
một khoảng 100÷400mm để nối dây đai.
Chiều dài đai thang chọn theo tiêu chuẩn. Sau đó ta phải tính lại
khoảng cách trục a, mm:
trong đó: k = L – p.(d1 + d2)/2; Δ = (d2 – d1)/2
Chương 4. Truyền động đai
4.4 Vận tốc và tỉ số truyền
Vận tốc vòng trên các bánh đai (m/s):
- Trên bánh dẫn: v1 = p. d1.n1 /60000
- Trên bánh bị dẫn: v2 = p. d2.n2 /60000
trong đó: d1, d2 - đường kính bánh dẫn và bánh bị dẫn, mm; n1.n2 - số vòng quay bánh dẫn và
bánh bị dẫn, vg/ph.
Do sự trượt đàn hồi giữa đai và bánh đai nên v1 > v2 và:
v2 = v1(1 - ξ)
trong đó ξ là hệ số trượt tương đối, phụ thuộc vào tải trọng, ξ = 0,01÷0,02.
Tỷ số truyền của bộ truyền đai:
u = n1/n2 = v1.d2/v2.d1 = d2/[d1.(1 - ξ)]
Tuy nhiên vì giá trị ξ nhỏ nên ta có thể lấy gần đúng:
u ≈ d2/d1
Chương 4. Truyền động đai
4.5 Lực và ứng suất trong dây đai
1. Lực tác dụng lên đai
F0 - lực căng ban đầu;
F1 , F2 - lực căng trên nhánh chủ động và nhánh bị động;
Ft = 2T1 /d1 - lực vòng hay còn gọi là tải trọng có ích, ta có:
(F1 – F2) = Ft
Dưới tác dụng của lực căng khi chịu tải, nếu nhánh căng giãn ra bao nhiêu, nhánh chùng cũng
co lại bấy nhiêu, ta suy ra:
F1 = F0 + Ft/2 ;F2 = F0 -Ft/2 ; F0 = σ0 A
trong đó σ0 là ứng suất căng đai ban đầu, MPa.
2 2
Phương trình Ơle khi tính đến lực căng phụ Fv (Fv = ρ.A.v = qm.v ) do lực ly tâm:
fα
(F1 - Fv) / (F2 - Fv) = e
fα fα fα
F1 = Ft.e /(e – 1) + Fv ;F2 = Ft /(e – 1) + Fv ;
fα fα
F0 = Ft.(e +1)/[2.(e – 1)] + Fv
trong đó: α- góc trượt và giá trị lớn nhất sẽ bằng góc ôm α1, f - hệ số ma sát, qm- khối lượng
của 1m dây đai, kg/m. Trong trường hợp đai thang, ta thay thế f bởi f ’= f / sin(γ/2)
Chương 4. Truyền động đai
4.5 Lực và ứng suất trong dây đai
2. Lực tác dụng lên trục và ổ
Lực căng trên các nhánh đai sẽ tác dụng lên trục và ổ:
Fr = 2.F0.sin(α1/2)
Khi tính lực tác dụng lên trục ta thường nhân thêm 1,5 vào F0 khi đó:
Fr ≈ 3.F0.sin(α1/2)
3. Ứng suất sinh ra trong đai
- Ứùng suất do lực căng ban đầu: σ0 = F0 / A
- Ứùng suất có ích sinh ra trong đai: σt = Ft / A
- Ứng suất kéo trên nhánh căng: σ1 = Ft / A + F0 / (2.A)
- Ứng suất kéo trên nhánh chùng: σ2 = Ft / A-F0 / (2.A)
2 -6
- Ứng suất do lực căng phụ gây nên: σv = Fv / A = ρ.v .10
- Ứng suất uốn σu tuân theo định luật Hooke: σu = ε.E = δ.E/d
trong đó: ε = y/r - độ giãn dài tương đối của thớ đai ngoài cùng, y = δ/2 - khoảng cách từ
đường trung hòa đến thớ đai ngoài cùng (đối với đai dẹt), đối vối đai thang y = y0 ,E - mô đun
đàn hồi; r - bán kính cong của đường trung hòa r ≈ d/2 và:
σu = εE = 2.y0.E/d
Chương 4. Truyền động đai
4.5 Lực và ứng suất trong dây đai
Ứng suất lớn nhất sinh ra trong đai trên nhánh căng tại điểm dây đai bắt đầu
tiếp xúc bánh đai nhỏ:
σmax = σ1 +σv + σu1 = σ0 + σt/2 + σv + σu1
σmin = σ2 +σv = σ0 - σt/2 + σv
fα fα
σt = 2.σ0 (e - 1) / (e + 1)
fα fα
σmax = σt e / (e - 1) + σv + σu1
fα fα 2 -6
σmax = (1000P1 /vA). e / (e - 1) + ρ.v .10 + δ.E/d1
Đối với đai thang:
fα fα 2 -6
σmax = (1000P1 /vA). e / (e - 1) + ρ.v .10 + 2.y0.E/d1
khi tăng σ0 thì tuổi thọ của đai giảm, do đó ta hạn chế σ0:
Đối với đai thang σ0 ≤ 1,5MPa; Đối với đai dẹt σ0 ≤ 1,8MPa
và giá trị cho phép của σt không được vượt quá 2,0÷2,5MPa.
Chương 4. Truyền động đai
4.6 Đường cong trượt và hiệu suất
2. Đường cong trượt và hiệu suất
Khả năng làm việc của bộ truyền đai đặc trưng
bởi đường cong trượt và hiệu suất. Trên trục tung
là hệ số trượt tương đối ξ (%) và hiệu suất η.
Trên trục hoành là tải trọng, đặc trưng bởi hệ số
kéo φ:
fα fα
φ = Ft / (2.F0) = σt / (2.σ0) = (e - 1) / (e + 1)
Đường biểu diễn quan hệ giữa ξ và φ gọi là
đường cong trượt.
Khi 0 ≤ φ≤φ0, với φ0 là hệ số kéo tới hạn, trượt đàn hồi. Hiệu suất bộ truyền tăng lên và đạt
giá trị lớn nhất khi φ=φ0.
Nếu tăng Ft để φ>φ0, đai sẽ trượt trơn từng phần hệ số ξ tăng càng nhanh, hiệu suất bộ
truyền giảm xuống nhanh.
Nếu φ≥φmax thì sẽ xảy ra hiện tượng trượt trơn hoàn toàn. Tỷ số φmax / φ0 đối với các loại đai
như sau:
Chương 4. Truyền động đai
4.7 Tính truyền động đai
1. Các dạng hỏng:
Bộ truyền đai có các dạng hỏng sau: Đứt đai do mỏi; Nóng do ma sát; trượt trơn.
2. Khả năng làm việc và chỉ tiêu tính:
Các tiêu chuẩn về khả năng làm việc của bộ truyền đai là: Khả năng kéo (tránh hiện tượng
trượt trơn); Tuổi thọ đai (hạn chế sự hỏng đai do mỏi).
Chỉ tiêu tính:
- Đối với bộ truyền đai thang, đai nhiều chêm, tính toán đai theo độ bền mỏi và khả năng kéo.
- Đối với bộ truyền đai dẹt, tính theo khả năng kéo và sau đó kiểm tra độ bền mỏi bằng số
vòng chạy của đai trong một giây:
i = v/L
trong đó: v - vận tốc vòng, m/s; L - chiều dài đai, m.
đối với đai hình thang i ≤ 3÷5 s-1; đai dẹt i ≤ 10÷20 s-1.
Để tránh xảy ra hiện tượng trượt trơn giữa đai và bánh đai hệ số kéo phải thỏa mãn điều kiện:
φ = σt / (2.σ0) ≤ φ0 ; σt = Ft /A ≤ 2.σ0.φ0 = [σt]
Chương 4. Truyền động đai
4.7 Tính truyền động đai
3. Tính đai theo tuổi thọ:
Giá trị của ứng suất có ích phải thỏa mãn điều kiện dưới đây để tránh hỏng do mỏi:
fα fα
σt = (σmax - σv - σu1).(e - 1) / e
7 1/m 2 -6 fα fα
= [σr .(10 /NE) - δ.E/d1 - ρ.v .10 ] .(e - 1) / e
trong đĩ:
NE = 2.3600.i.Lh,
i = v/L là số vòng chạy của đai trong một giây
m 7
Lh = (σr / σmax) .10 / (2.3600.i) (giờ)
Giới hạn mỏi của các loại đai có giá trị như sau:
Chương 4. Truyền động đai
4.7 Tính truyền động đai
4. Tính đai theo khả năng kéo:
a. Tính toán đai dẹt:
Để tránh hiện tượng trượt trơn, ta sử dụng công thức:
σt = Ft /A ≤ 2.σ0.φ0 = [σt]
trong đó: Ft = 1000.P1 /v với P1 là công suất bộ truyền, (kW); A = b.δ, với b là chiều rộng đai,
mm; δ - chiều dày đai, mm; [σt] - ứng suất có ích cho phép, MPa.
Biểu thức tính chiều rộng đai b như sau:
b ≥ Ft / δ.[σt] = 1000.P1 /(δ.v.[σt]) ; Giá trị b được chọn theo tiêu chuẩn.
Ứng suất có ích cho phép [σt] đối với bộ truyền đai dẹt:
[σt] = [σt]0 Cα Cv C0 Cr
trong đó [σt]0 là ứng suất có ích cho phép tìm được bằng con đường thực nghiệm khi u = 1, v =
10m/s, tải trọng êm, bộ truyền nằm ngang.
Cα - hệ số xét đến ảnh hưởng của góc ôm đai, tính theo công thức:
o
Cα = 1 – 0,003 (180 – α1), với α1 tính bằng độ.
Cv - hệ số xét đến ảnh hưởng của vận tốc, tính bằng công thức:
2
Cv = 1 – cv (0,01v – 1).
C0 - hệ số xét đến ảnh hưởng của vị trí bộ truyền và phương pháp căng đai. Khi bộ truyền có
bộ căng đai được điều chỉnh tự động thì C0 = 1.
Cr - hệ số chế độ làm việc, tính đến ảnh hưởng của sự thay đổi theo chu kỳ của tải trọng đến
tuổi thọ đai (khi làm việc hai ca: giảm 0,1; ba ca: giảm 0,2).
Chương 4. Truyền động đai
4.7 Tính truyền động đai
4. Tính đai theo khả năng kéo:
b. Tính toán đai thang:
Công thức tính đai thang theo độ bền mỏi và khả năng kéo như sau:
σt = Ft / z.A1 ≤ [σt] ;
(A = z.A1, với Z là số dây đai; A1 là diện tích mặt cắt ngang của một sợi dây đai), từ đây suy ra:
Z ≥ Ft / (A1.[σt]) = 1000.P1 / ([σt].v. A1) = P1 / [P]
Z ≥ P1 / [P]
trong đó giá trị [P] xác định khi thí nghiệm đai theo khả năng kéo và tuổi thọ:
[P] = [P0].Cα.Cu.CL.Cz.Cr.Cv.
Z ≥ P1 / [P] .Cα.Cu.CL.Cz.Cr.Cv
[P0] - công suất có ích cho phép, xác định bằng thực nghiệm; Cv - hệ số xét đến ảnh hưởng của
2
vận tốc: Cv = 1 – 0,05(0,01v – 1); Cα - hệ số xét đến ảnh hưởng của góc ôm đai, được xác định
α /110
bằng công thức: Cα = 1,24.(1 – e 1 ), α1 tính bằng độ; Cu - hệ số xét đến ảnh hưởng của tỷ
1/6
số truyền u (tra bảng); CL - hệ số xét đến ảnh hưởng của chiều dài đai L: CL = (L/ L0) ; với
L0 - chiều dài đai thực nghiệm, mm; L - chiều dài thật của đai, mm; Cz - hệ số xét đến sự ảnh
hưởng của sự phân bố không đều tải trọng giữa các dây đai (tra bảng); Cr - hệ số xét đến ảnh
hưởng của chế độ tải trọng (tra bảng).
Chương 4. Truyền động đai
4.8 Trình tự thiết kế bộ truyền đai
1. Trình tự tính tốn bộ truyền đai dẹt:
Thông số đầu vào: Công suất P1, kW; Số vòng quay n, vg/ph; Tỉ số truyền u. Tính toán thiết kế
bộ truyền đai dẹt theo các bước:
1- Chọn dạng đai và vật liệu đai tùy theo điều kiện làm việc.
2- Định đường kính bánh đai nhỏ theo công thức Savơrin:
1/3
d1 = (1100÷1300) (P1 / n1) ; trong đó: P1 - công suất, kW; n1 - số vòng quay, vg/ph.
1/3
Hoặc tìm d1 theo mômen xoắn T (Nmm): d1 = (5,2÷6,4).(T1) , mm;
Chọn d1 theo các bảng tiêu chuẩn sau: 40, 45, 50, 56, 63, 71, 80, 90, 100, 110, 125, 140, 160,
180, 200, 225, 250, 280, 320, 360, 400, 450, 500, 560, 630, 710, 800, 900, 1000, 1250, 1400,
1600, 1800, 2000.
3. Tính v1 và kiểm tra có phù hợp không. Nếu không thì thay đổi đường kính bánh đai nhỏ.
4. Chọn hệ số trượt tương đối ξ. Sau đó tính d2 theo công thức: u = d2/[d1.(1 - ξ)]
và chọn tiêu chuẩn như d1. Tính chính xác tỉ số truyền u.
:
5. Xác định khoảng cách trục a theo kết cấu hoặc theo chiều dài Lmin Lmin = v/(3÷5) (trường
hợp bộ truyền đai hở); Lmin = v/(8÷10) (trường hợp có bánh căng đai):
trong đó: k = L – p.(d1 + d2)/2; Δ = (d2 – d1)/2
Kiểm nghiệm khoảng cách trục a theo điều kiện:
a ≥ 2(d1 + d2): trường hợp bộ truyền đai hở;
a≥ (d1 + d2): trường hợp bộ truyền có bánh căng đai.
Chương 4. Truyền động đai
4.8 Trình tự thiết kế bộ truyền đai
1. Trình tự tính tốn bộ truyền đai dẹt:
2
6. Sau khi xác định a (hoặc cho trước a), ta tính L: L = 2a + p.(d1 + d2)/2 + (d2 – d1) /(4a)).
Tăng chiều dài đai L lên một khoảng 100÷400mm để nối đai.
7. Kiểm tra i của đai trong 1 giây, nếu không thỏa ta tăng khoảng cách trục a và tính lại L và i.
8. Tính góc ôm đai α1 của bánh đai nhỏ theo công thức:
o
α1 = 180 – 57.(d2 - d1)/a (độ) hoặc:
o
α1 = 180 – 57.d1.(u - 1)/a (độ)
khi cần thiết tăng góc ôm đai thì ta tăng khoảng cách trục a hoặc sử dụng bánh căng đai.
9. Chọn trước chiều dày tiêu chuẩn δ của đai theo điều kiện:
d1/δ ≥ 25 đối với đai da; d1/δ ≥ 30 đối với đai vải cao su.
10. Tính các hệ số Ci, tính chiều rộng b của đai theo công thức:
b ≥ Ft / δ.[σt] = 1000.P1 /(δ.v.[σt])
và chọn b theo giá trị tiêu chuẩn.
11. Chọn chiều rộng B của bánh đai theo chiều rộng b tiêu chuẩn.
12. Xác định lực tác dụng lên trục theo công thức:
Fr = 2.F0.sin(α1/2) hoặc:
Fr ≈ 3.F0.sin(α1/2)
và lực căng đai ban đầu theo điều kiện:
fα fα
[σ0].b.δ≥ F0 ≥ Ft.(e +1)/[2.(e – 1)]
Chương 4. Truyền động đai
4.8 Trình tự thiết kế bộ truyền đai
2. Trình tự tính tốn bộ truyền đai thang:
Thông số đầu vào: công suất P1, kW, số vòng quay n, vg/ph và tỉ số truyền u. Tính toán thiết
kế bộ truyền đai thang theo các bước sau:
1- Chọn dạng đai (tiết diện đai) theo công suất P1 và số vòng quay n1 theo đồ thị;
2- Tính đường kính bánh đai nhỏ d1 ≈ 1,2.dmin với dmin cho trong bảng (d1 là đường kính bánh
đai tính theo lớp trung hòa của đai, còn được gọi là đường kính tính toán). Chọn d1 theo giá trị
tiêu chuẩn (mm): 63, 71, 80, 90, 100, 112, 125, 140, 160, 180, 200, 224, 250, 280, 315, 355,
400, 450, 500, 560, 630, 710, 800, 900, 1000. Tính v1 theo công thức: v1 = p. d1.n1 /60000,
nếu v1 > 25m/s thì chọn d1 nhỏ hơn hoặc dùng đai thang hẹp.
3- Chọn hệ số trượt tương đối và tính d2 theo công thức:
u = d2/[d1.(1 - ξ)] hoặc: u = d2 / d1
và chọn theo giá trị tiêu chuẩn (chiều dài đai xác định theo lớp trung hòa của đai).
4- Khoảng cách trục a cho trước theo kết cấu hoặc chọn sơ bộ khoảng cách trục a theo đường
kính d2:
Chương 4. Truyền động đai
4.8 Trình tự thiết kế bộ truyền đai
2. Trình tự tính tốn bộ truyền đai thang:
Xác định L theo a sơ bộ theo công thức:
2
L = 2a + p.(d1 + d2)/2 + (d2 – d1) /(4a) và chọn chiều dài L tiêu chuẩn.
Tính chính xác khoảng cách trục a theo L tiêu chuẩn theo công thức:
trong đó: k = L – p.(d1 + d2)/2; Δ = (d2 – d1)/2.
Kiểm nghiệm điều kiện:
2(d1 + d2) ≥ a ≥ 0,55(d1 + d2) + h ; với h là chiều cao mặt cắt ngang của dây đai (tra bảng).
5- Tính góc ôm đai α1 theo công thức:
o o
α1 = 180 – 57.(d2 - d1)/a (độ) hoặc: α1 = 180 – 57.d1.(u - 1)/a (độ)
và kiểm tra điều kiện không xảy ra hiện tượng trượt trơn. Nếu không ta tăng khoảng cách trục
a hoặc giảm tỉ số truyền u.
6- Tính số đai z theo công thức:
Z ≥ 1000.P1 / ([σt].v. A1) = P1 / [P] hoặc: Z ≥ P1 / [P] .Cα.Cu.CL.Cz.Cr.Cv.
Chọn Z theo số nguyên và không nên quá 6.
7. Tính chiều rộng các bánh đai và đường kính ngoài của các bánh đai.
8- Tính lực tác dụng lên trục theo công thức:
Fr = 2.F0.sin(α1/2) hoặc: Fr ≈ 3.F0.sin(α1/2)
và lực căng đai ban đầu theo điều kiện:
fα fα
[σ0].z. A1 ≥ F0 ≥ Ft.(e +1)/[2.(e – 1)]
HẾT CHƯƠNG 4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_chi_tiet_may_chuong_4_truyen_dong_dai.pdf