Bài giảng Cấu tạo thân vỏ xe ô tô (Trình độ Trung cấp) (Phần 2)

44 BÀI 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VỎ XE 1. PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VỎ XE 1.1 Phân loại Xe bị va chạm có thể chia thành 2 loại tùy theo mức đô hư hỏng « Hư Hỏng nặng » hay « Hư hỏng nhẹ ». Xe bị hư hỏng nặng là loại hư hỏng mà cần phải sửa chữa dầm của khung xe. Xe bị hư hỏng nhẹ là loại hư hỏng mà cần phải sửa chữa và thay thế các tấm vỏ xe. Trong phần này, chúng ta sẽ thảo luận cách sửa chữa những tấm vỏ xe bị hỏng thuộc về loại hư hỏng nhẹ. Các phương pháp sửa chữa có thể c

pdf63 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Cấu tạo thân vỏ xe ô tô (Trình độ Trung cấp) (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hia sơ bộ thành 3 loại sau : Phương pháp dùng búa và đe, phương pháp vòng đệm hàn và phương pháp sử lý nhiệt. 45 Mỗi phương pháp sửa chữa có các yêu cầu như nhau. 1.2 Sửa chữa vỏ xe bằng búa và đe cầm tay. Sửa chữa vỏ xe bằng búa và đe cầm tay là một kỹ thuật đã có từ rất lâu. Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận những điểm cơ bản về kỹ thật này. (1) Nguyên tắc dùng búa. Nếu dùng búa đập một tấm thép phẳng trên một đe phẳng, cả hai đầu của tấm thép sẽ bị cong lên như trong hình vẽ dưới. Hình tượng này sẽ trở lên dõ dàng hơn khi bề mặt của đầu búa cong hơn. Rõ ràng rằng, khi nhìn trên bề mặt đã gõ xong nếu búa có đầu tròn hơn và các vết lõm lớn hơn. Do đó tấm thép biến dạng và cong về phía các vết khía nhỏ hơn. Ngược lại đầu búa nhỏ hơn, các ngấn sẽ lớn hơn và không có các vết lõm. Trong quá trình sửa chữa vỏ xe, ta thường dung búa có đầu phẳng hơn. Độ cong bề mặt đầu búa (2) Lựa chọn dụng cụ. Thông thường búa và đe tay được dùng cho sửa chữa vỏ xe, nhưng ở chỗ khó với tới, công việc sửa chữa được thực hiện bằng các dụng cụ nậy thay cho đe tay. Trong hình vẽ dưới là mốt số loại búa, đe tay và dụng cụ nậy thông thường. 46 Nên sử dụng búa có bề mặt nhẵn, phẳng. Mặt khác, đe cầm tay hay dụng cụ vỏ phải có bề mặt cong giống hay nhỏ hơn phần vỏ xe đang sửa chữa. Không được đặt đe tay phẳng lên một tấm có bề mặt cong bởi vì các mép của đe tay sẽ để lại các vết hằn trên bề mặt tấm thép. Độ cong của bề mặt đe tay phải xấp xỉ 80% độ cong ban đầu của tấm thép vỏ xe. Bề mặt tròn, phẳng Sự lựa chọn đe tay (3) Kỹ thuật gõ búa trên đe và gõ búa ngoài đe. Sửa chữa vỏ xe bằng búa và đe tay được chia thành hai kỹ thuật cơ bản. Một loại được gọi là gõ búa trên đe và loại kia được gọi là gõ búa ngoài đe. Trong quá trình sửa chữa, một kỹ thuật viên kinh nghiệm dung cả hai phương pháp này tùy theo tấm vỏ bị hư hỏng. Chúng ta sẽ xem xét hai kỹ thuật này trong hình vẽ sau đây. - Kỹ thuật gõ búa trên đe. Kỹ thuật gõ búa trên đe là đặt đe tay lên trùng với điểm gõ búa. Đe được đặt vào bề mặt bên trong tại điểm cao nhất trên tấm vỏ xe đồng thời dung búa để gõ vào bề mặt bên ngoài tại cùng một vị trí. Như trong hình vẽ bên dưới, chu vi của điểm cao nhất trên 47 tấm thép phải tiếp xúc với đe. Kỹ thuật gõ trên đe thường được dung để sửa chữa chỗ bị lõm nhẹ sau khi vết lõm lớn đã được sửa chữa bằng kỹ thuật gõ ngoài đe. (4) Kỹ thuật gõ búa ngoài đe. Kỹ thuật gõ búa ngoài đe là đặt đe lệch ra khỏi vùng gõ búa. Đe tay được đặt tại điểm thấp ở mặt bên trong của tấm thép trong khi dung búa gõ vào điểm cao hơn. Nếu bạn cố gõ vào điểm cao mà không đặt đe phía dưới thì sẽ khó làm cho chỗ lồi lên xẹp xuống, do chuyển động của tấm thép làm cho búa bị nảy lên. Bằng cách đặt đe ở bên trong, tấm thép sẽ không bị nẩy lên cho phép điểm lồi xẹp xuống dưới tác dụng gõ búa. Kỹ thuật gõ búa ngoài đe được dung sửa chữa các vết lõm trên diện rộng. 1.3 Sửa chữa vỏ xe bằng cách hàn vòng đệm. Sửa chữa vỏ xe bằng cách hàn vòng đệm là một phương pháp sửa chữa mà một vòng đệm được hàn vào điểm lõm của tấm thép. Vòng đệm này sau đó được kéo ra và chỗ lõm được sửa chữa. Do phương pháp này được thực hiện trên bề mặt bên ngoài, nó là phương pháp lý tưởng để sửa chữa các hư hỏng ở phần bên ngoài mà không thể với tới được từ phía trong. (5) Máy hàn vòng đệm. 48 (6) Phương pháp kéo. Trong hình vẽ bên phải, kỹ thuật sửa chữa xe bị biến dạng bằng cách hàn một vòng đệm vào tấm thép sử dụng một nguyên lý của kỹ thật gõ búa ngoài đe trong phương pháp dùng búa và đe cầm tay. Trong trường hợp gõ búa ngoài đe, đe tay được đặt ở điểm thấp nhất của vết lõm ở phía bên trong của tấm thép. Tuy nhiên trường hợp kỹ thật hàn vòng đệm, một vòng đệm được hàn vào bề mặt bên ngoài của tấm thép, thay vì ép đe tay từ phía trong ra, vòng đệm được kéo ra từ mặt bên ngoài. Như trong hình vẽ bên dưới, khi kéo vòng đệm ra, những vùng bị biến dạng dẻo (A) nằm ở chu vi của vết lõm, sẽ bị lồi lên. Những vùng này sau đó được gõ xuống bằng búa để sửa chữa vùng bị lõm và vòng đệm được hàn vào Khi dùng phương pháp kéo vòng đệm để sửa chữa vỏ xe, các vết lõm nhỏ vẫn còn. Các vết lõm nhỏ này được điền đầy bằng matit Máy hàn vòng đệm là một loại máy hàn điện trở. Một vòng đệm được giữ bởi một điện cực sẽ tiếp xúc với tấm thép. Sau đó một dòng điện với cường độ cao sẽ được cấp đến khu vực nà, và nhiệt tạo ra bởi điện trở sẽ hàn dính phần tiếp xúc. Trong mạch điện như hình vẽ bên phải, vùng có điện trở lớn nhất là vùng tiếp xúc với vòng đệm và tấm thép. Khi dòng điện chạy qua vùng có điện trở lớn, năng lượng điện sẽ bị tiêu thụ tại vùng đó và sinh ra nhiệt. 49 (7) Các phương pháp kéo. Các phương pháp kéo vòng đệm có thể được chia thành 4 phương pháp như sau : 1. Kéo bằng móc cầm tay Như được chỉ ra reong hình vẽ bên phải, vòng đệm hàn được kéo ra bằng các móc kéo bằng tay. Với các ùng bị lồi lên được gõ xuống bằng búa. Phương pháp này được dùng để sửa chữa các vết lõm nhỏ. 2. Kéo bằng búa giật. Vòng đệm hàn được keo ra bằng búa giật. lực động của búa giật sẽ kéo chỗ bị lõm ra. Phương pháp này được dùng để kéo thô và để sửa chữa các vết lõm ở những vùng thép tấm có độ cứng cao. 3. Kéo bằng móc xích. Phương pháp này được dùng để sửa chữa các vết lõm lớn. Một số vòng đệm được hàn vào tấm thép, và một lực lớn được dùng để kéo chúng ra cùng một lúc. Ngoài ra, do xích có thể giữ được lực kéo mà KTV có thể rảnh tay mà thực hiện các thao tác như gõ búa. 4. Kéo bằng móc giật có đầu hàn. Dụng cụ này gồm một búa giật có đầu hàn. Dụng cụ này được dùng để hàn đầu hàn lên tấm thép và kéo tấm thép ra. Để dùng được dụng cụ này, dây điện từ náy hàn phải được gắn vào phía đuôi của búa giật 1.4 Sử lý nhiệt vỏ xe. Xử lý nhiệt vỏ xe mà công nghệ mà tấm thép được nung nóng và sau đó làm nguội nhanh để làm co các phần kim loại bị giãn. Nếu tấm thép bị giãn, nó sẽ không đủ độ cứng và sẽ bị biến dạng dễ dàng khi ấn ngón tay vào mặc dù mặt phẳng có thể được làm phẳng bằng búa và đe cầm tay. 50 Có hai nguyên nhân chính có thể làm tấm thép bị giãn. Một là sự biến dạng do va đập hai là do sự biến dạng gây ra bởi việc sử dụng kỹ thuật gõ búa trên đe quá nhiều khi sửa chữa. Các vị trí dễ bị biến dạng nhất trên thân xe là những vị trí có độ cứng thấp do khoảng cách giữa các đường gờ trên thân xe rộng hay bề mặt bị nghiêng một chút. (8) Nguyên lý sử lý nhiệt. 51 Hình vẽ bên phải cho thấy một thanh thép có cả hai đầu ở trạng thái tự do để giãn nở hay co lại sẽ bị giãn nở khi nung nóng lên và co lại chiều dài ban đầu khi bị làm nguội. Nếu nung nóng một thanh thép như vậy nhưng lại bị chặn ở cả hai đầu, sau đó làm nguội nó, chiều dài của nó sẽ giảm đi. Quá trình này được gọi là sử lý nhiệt và xảy ra như sau. 1. Khi bị nung nóng thanh thép nở, nhưng do bị ngăn không cho giãn nở ở hai đầu, một ứng suất nén cao được tạo ra bên trong thanh thép. 2. Khi nhiệt độ tiếp xúc tăng, thanh thép trở lên nóng đỏ và mềm ra, ứng suất nén tập trung ở vùng nóng đỏ và làm cho đường kính của vùng nóng đỏ tăng lên. 3. Nếu thanh thép bị làm nguội, nó sẽ co lại và chiều dài của nó bị rút ngắn lại một đoạn bởi đường kính của phần nóng đỏ được tăng lên. Nguyên lý xử lý nhiệt của thanh thép mô tả ở trên cũng áp dụng cho việc xử lý nhiệt tấm thép. 4. Tấm thép được nung nóng nhanh tại một điểm. 5. Khi nhiệt độ tăng lên, phần bị nung nóng của tấm thép bị giãn nở về phía mép của phần bị nung nóng. Do phần sung quanh còn lạnh và cứng, tấm thép không bị giãn nở tự do, nên tạo ra một ứng suất nén mạnh. Nếu tiếp tục gia nhiệt, tấm thép bị phồng ở giữa của phần nóng đỏ, ép nó ra ngoài do đó giảm bớt ứng suất nén. 6. Nếu phần nóng đỏ bị làm lạnh đột ngột ở trạng thái này, diện tích bề mặt tấm thép bị co lại. Khi tấm thép co lại do bị làm lạnh, lực căng sẽ được tạo ra. Vùng nóng đỏ và mềm Vùng nguội và cứng Khi làm nóng Kéo ra Khi làm lạnh 52 (9) Các phương pháp sử lý nhiệt. Hai nguồn điện có thể dùng để sử lý, đó là máy hàn điện trở (máy sử lý nhiệt) mà dùng để thực hiện xử lý nhiệt từng điểm và liên tục. Cả hai phương pháp có thể dùng để đốt nóng nhanh vùng bị giã, sau đó làm nguội nhanh để làm co nhanh vùng đó. Phương pháp xử lý nhiệt Xử lý theo điểm Xử lý liên tục Điện cực Đồng Các bon Các đặc tính • Xử lý vùng bị hư hỏng theo từng điểm một • Mặc dù vùng xử lý nhỏ, nó có thể được thực hiện tại một vài vị trí bằng cách dịch chuyển đầu điện cực đến vị trí đó • Xử lý vùng bị hư hỏng theo đường xoắn ốc • Phương pháp này có thể dùng để nung nóng làm lạnh một vùng rộng trong cùng một lúc. Minh họa 53 Cấp nhiệt 2. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA TẤM THÉP Vỏ xe được tạo thành từ một số đường gờ và mặt cong. Trong quá trình sửa chữa vỏ xe, các đặc tính của những đường gờ và mặt cong này cần phải được tính đến để đặt được yêu cầu. (1) Liên kết lực và biến dạng. Chúng ta hãy xem xét điều gì sẽ sảy ra khi tấm thép bị uốn. nếu một tấm thép phẳng bị uốn nhẹ như hình bên (A), nó sẽ trở về hình dạng ban đầu nếu thả tay ra. Loại biến dạng này được gọi là « biến dạng đàn hồi. 54 Nếu một tấm thép bị uốn mạnh như hình (B), một phần tính chất đàn hồi trong tấm thép sẽ làm cho nó gần trở về hình dạng ban đầu, tuy nhiên, biến dạng vĩnh viễn tạo ra trong tấm thép sẽ giữ nó ở vị trí đó. Biến dạng vĩnh viễn được gọi là « biến dạng dẻo » và khi vật liệu không trở về hình dáng ban đầu của nó, điều này được gọi là tính dẻo. Đồ thị bên phải được gọi là « đường cong ứng suất –biến dạng ». nó cho biết mối quan hệ giữa tải và biến dạng khi tải trọng tác dụng lên tấm thép. Điểm A được gọi là « giới hạn đàn hồi » nếu tải trọng thấp hơn giới hạn này, biến dạng sẽ biến mất khi tải trọng ngừng tác dụng, cho phép tấm thép trở về hình dạng ban đầu của nó. Nếu tải trọng vượt quá giới hạn này biến dạng sẽ không thay đổi và tấm thép không trở về hình dạng ban đầu của nó. Ví dụ tấm thép bị uốn cong đến điểm P, nó có thể trở về điểm E khi ngừng tác dụng tải trọng, tuy nhiên, biến dạng vĩnh viễn O-E vẫn tồn tại. Tải và độ biến dạng (2) Biến dạng dẻo và đàn hồi trong vùng hư hỏng. Khi vỏ xe bị hư hỏng, sự biến dạng do va đập sẽ lưu lại. Điều này có nghĩa là biến dạng vĩnh cửu sẽ ngăn cản việc loại bỏ biến dạng đàn hồi. Để sửa chữa vỏ xe ở trạng thái này, trước tiên cần phải sửa chữa biến dạng vĩnh cửu đang giữ biến dạng đàn hồi. sau đó biến dạng đàn hồi sẽ tự nhiên biến mất và tấm vỏ xe sẽ trở về hình dạng ban đầu của nó. 55 Biến dạng dẻo của mặt cong Biến dạng dẻo của mặt cong nhiều Ví dụ để sửa chữa một vỏ xe có vết lõm lớn, như trong hình vẽ dưới đây, điểm nhọn nhất chỉ ra rằng biến dạng vĩnh cửu tại điểm A phải được sửa chữa trước tiên. Sau đó tính đàn hồi của tấm thép sẽ tự nó làm cho vỏ xe trở về hình dạng ban đầu của nó. Vỏ xe bị hư hỏng theo rất nhiều dạng, và nó cũng trải qua nhiều thay đổi trong quá trình sửa chữa. Để sửa chữa các hư hỏng này bằng búa, bạn cần thiết phải áp dụng các kỹ thuật sửa chữa khác nhau phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Điều này có thể liên quan đến việc gõ búa tại các vị trí khác nhau dùng lực gõ khác nhau, đỡ vỏ xe bằng đe hay dùng phương pháp vòng đệm. Hãy tham khảo hai điểm sau khi cân nhắc việc sửa chữa vỏ xe. Trình tự đúng để sửa chữa vỏ xe như sau : Nếu mặt cong biến dạng lớn, cần lực gõ lớn hơn và đỡ vỏ xe nhiều hơn. 2.1 Quy trình sửa chữa vỏ xe. Quy trình sửa chữa vỏ xe thông thường được mô tả như sau. Biến dạng đàn hồi 56 3. Sửa chữa vỏ xe bằng búa và đe tay 5. Sửa chữa vỏ xe bằng máy hàn vòng đệm 6. Xử lý nhiệt vỏ xe. 7. Xử lý chống gỉ bề mặt trong (lắp bộ cách âm) Búa và đe cầm tay Máy hàn vòng đệm 2.2 Đánh giá mức độ hư hỏng. Trước khi bắt đầu việc sửa chữa phải đánh giá mức độ hư hỏng rồi sau đó quyết định phương pháp sửa chữa. Thông thường có 3 phương pháp để đánh giá mức độ hư hỏng. (1) Đánh giá bằng mắt. Xem xét các phản xạ của ánh sáng huỳnh quang trên vỏ xe để đáng giá mức độ hư hỏng và biến dạng. Điều quan trọng là kiểm tra vùng hư hỏng và các chi tiết sung quanh nó trong giai đoạn này, bởi vì sẽ rất khó khăn để đánh giá chính xác hư hỏng khi việc sửa chữa đã bắt đầu. Nếu bắt đầu sửa chữa từ thời điểm này, bề mặt sơn có thể bị ảnh hưởng. 1. Đánh giá mức độ hư hỏng và chọn phương 2. Tháo tấm cách âm ra khỏi bề mặt bên trong 4. Mài lớp sơn gốc ra khỏi bề mặt làm việc 57 Biến dạng dẻo là những vùng co nhiều nhất Tới gần vùng hư hỏng và ngắm nhìn mức độ hư hỏng Phản xạ không đồng đều (2) Đánh giá bằng tay. Vuốt tay vào các vùng hư hỏng từ tất cả các hướng, không ép tay và tập trung cảm giác vào tay. Để đánh giá các chỗ bị lõm bé, dịch chuyển của tay phải ở diện tích rộng và bao gồm cả vùng khônq bị hư hỏng. (3) Đánh giá bằng thước. Đặt thước lên vùng không hư hỏng và kiểm tra khe hò giữa vỏ xe và thước. Sau đó, đặt thước lên vùng bị hư hỏng và đánh giá sự khác nhau về khe hở giữa vùng hư hỏng và không hư hỏng. Phương pháp đánh giá này có thể nhận biết vùng hư hỏng một cách rõ ràng hơn so với phương pháp khác. 58 a. Tháo tấm cách âm khỏi bề mặt bên trong. Tháo tấm cách âm có tác dụng như một lớp đệm, để sao cho đe tay hay dụng cụ nậy có thể tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bên trong. b. Sửa chữa vỏ xe bằng đe tay và búa. Sửa lại hình dáng của phần vỏ xe bị hư hỏng bằng đe tay và búa. (1) Một số điểm cơ bản. + Bảo dưỡng búa và đe tay. Do búa và đe tay ảnh hưỏng trực tiếp đến vỏ xe, nên bề mặt của chúng phải được giữ tròn và nhẵn . Nếu bề mặt của búa bị xước, nứt, nó có thể tạo ra các vết gờ trên vỏ xe. Thao tác gõ búa trên đe Loại búa này được tạo hình theo các cách sau: 1. Kẹp búa lên ê tô. 2. Dùng giũa, giũa các góc. 3. Dùng giấy ráp số 120, đánh bề mặt búa. 4. Dùng máy mài tác dụng kép, các loại giấy ráp sau, mài bề mặt búa. Giấy ráp số: #120 #180 -> #320 #1000 59 Đe tay phải được bảo dưỡng theo cách sau. c. Cách cầm búa và đe. c1. Búa. c2. Đe tay. Cầm cán búa cách đầu cán búa một khoảng 10 đến 20mm Ngón tay út nắm chặt cán búa 60 d. Gõ búa. d1. Chuyển động lắc. Nghiêng cánh tay một góc khoảng 15 độ so với bàn tay Lắc cổ tay Lắc cánh tay quanh khuỷu tay Lắc cánh tay quanh khớp vai là không cần thiết d2. Chuyển động gõ 61 Hình bên dưới mô tả cách sửa chữa vết lõm Nếu cầm búa gõ đúng thì sẽ để lại các dấu đều trên bề mặt vỏ xe như hình vẽ sau. (2) Sửa chữa vỏ xe bằng kỹ thuật gõ búa ngoài đe tay. Hình bên phải cho thấy cách sửa chữa một vết lõm rộng bằng kỹ thuật gõ búa ngoài đe tay. trong trường hợp hình (a), trên bề mặt bên ngoài không có điểm nhô cao lên. Nếu ép đe tay ra phía ngoài, nó sẽ làm cho các điểm (A) bị nhô cao lên. Vùng (A) là biến dạng dẻo chu vi được tạo ra do kết quả của việc đẩy vùng (B) ra. Do đó vùng (B) phải được ép ra và vùng (A) phải được gõ xuống. Khi vùng (A) ép xuống, vùng (B) (đang bị ép bằng đe tay) sẽ được chuyền ra ngoài như hình (b) và phồng trên diện tích rộng bằng kỹ thuật gõ búa ngoài đe tay. 62 Hình (1) cho thấy cách làm phẳng sự biến dạng phồng lên nhiều nhất. Vùng bị biến dạng phồng này cũng là vùng bị biến dạng dẻo và biến dạng dẻo được giữ lại trong vùng nay Khi lực gây biến dạng dẻo giảm đi thì tính đàn hồi của vỏ xe sỗ cô' gắng làm cho nó trc về hình dạng ban đầu. Kỹ thuật gõ búa ngoài đe sử dụng tính chất của lực này. Hình (2) cho thấy cách làm phẳng điểm nhô cao trên vỏ xe. Khi hình dạng của vỏ xe trở về gần với hình dạng ban đầu, sẽ vẫn còn lại một điểm nhô cao so với bể mặt bên ngoài. Vì lý do đó, các vùng thấp hơn xung quanh đó phải được ép ra và điểm nhô cao phải được gõ xuống. Hình (3) cho thấy cách dùng búa và đe tay để tạo hình dạng cho toàn bộ vỏ xe. Trong giai đoạn này, hình dạng phải được tạo thành khi kiểm tra các điểm cao và thấp cũng như độ cứng của vỏ xe. Tuy nhiên, các vết cong nhỏ vẫn còn do bề mặt của vỏ xe do không sử dụng kỹ thuật gõ trên đe. (3) Sửa chữa vỏ xe bằng kỹ thuật gõ búa trên đe. Hình bên dưới cho thấy cách sửa chữa các vết lõm nhỏ trên bề mặt bằng kỹ thuật gõ trên đe. Khi các vết lõm nhỏ xuất hiện trên bề mặt bên ngoài, như trong hình vẽ bên phải, đe tay phải được ấn ra phía ngoài (Giống như khi dùng kỹ thuật gõ ngoài đe) trong khi gõ búa từ bề mặt bên ngoài. Trừ khi vết lõm được ấn ra ngoài, các vết búa trên sẽ được tạo ra ở vùng vỏ xe được gõ bằng búa. Vết lõm được ép phẳng bằng kỹ thuật gõ trên đe. Khi một vết lồi xuất hiện trên bề mặt của vỏ xe, như trong hình vẽ bên phải, không cần phải ép đe tay ra. Thay vào đó, đe được dùng để đỡ nhẹ vỏ xe trong khi gõ búa vào vấu lồi. Vấu lồi được gõ phẳngbằng kỹ thuật gõ trên đe 63 (1) Đặt nguồn điện (3) Kéo (5) Mài (2) Hàn vòng đệm (4) Tháo vòng đệm 3. MÀI LỚP SƠN CŨ KHỎI BỀ MẶT LÀM VIỆC. Mài bỏ lớp sơn cũ khỏi bề mặt nó đóng vai trò như một lớp cách điện cản trở dòng điện hàn. 3.1 Sửa chữa vỏ xe bằng máy hàn vòng đệm. Hàn vòng đệm vào vết lõm trên vỏ xe, sau đó kéo vòng đệm ra khỏi vết lõm. Quy trình sửa chữa bằng máy hàn vòng đệm gồm 5 bước sau: (1) Gắn giấy ráp 60 vào máy mài tác dụng đơn (2) Điều chỉnh tốc độ máy mài sao cho tương ứng với trình độ của bạn (3) Với những chỗ sẽ được hàn đệm và chỗ nối mát, nghiêng máy mài đi so với vỏ xe để mài bỏ lớp sơn cũ 64 1. Đặt nguồn điện: Để có thể hàn tốt vòng đệm vào vỏ xe, thời gian hàn của dòng điện phải được điều chình trước khi bắt đầu Mọi liên hệ giữa tình trạng của mối hàn và hai yếu tố (dòng điện, thời gian) được chỉ ra ở trên. 2. Hàn vòng đệm. Hàn các vòng đệm làm thành đường thẳng Ấn nhẹ để vỏ xe không bị lõm 65 3. Kéo vòng đệm. + Hướng kéo. a. M ứ c đ ộ k éo. b. Điểm gõ búa. 66 1. Dự tính vị trí ban đầu của bề mặt. 2. Điểu chỉnh góc bằng các trượt phần nối để kéo tại góc 90 độ 3. Kéo bề mặt ra hơi ra ngoài một chút so với bề mặt ban đầu 67 4. Gõ nhẹ vào các điểm bị nhô lên trong khi giữ cho xích kéo căng. 5. Sau khi gõ búa, kiểm tra mức độ kéo và kéo lại nếu cần thiết (3) Tháo vòng đệm. Tháo vòng đệm ra khỏi xe bằng cách dung kìm hay que sắt. (4) Mài Sau khi tháo vòng đệm, mài bề mặt để loại bỏ các vết hàn mà có thể làm vỏ xe dễ bị gỉ. 68 (1) Đánh giá mức độ giãn (Vùng bị phồng lên so với bề mặt bình thường (2) Mài sơn ( Mài lớp sơn cũ trên vùng bị giãn) (3) Tìm điểm xử lý nhiệt ( Tìm các điểm cao nhất trong vùng bị giãn) (4) Xử lý nhiệt (5) Mài 3.2 Sử lý nhiệt vỏ xe. Sấy nóng các vùng bị giãn, sau đó làm nguội nó. Điều này làm cho kim loại bị co lại. Quy trình sử lý nhiệt bao gồm 5 bước sau: (1) Đánh giá mức độ giãn. Do tấm thép bị giãn làm cho vỏ xe phồng lên, vùng bị phồng lên so với bề mặt bình thường giống như vùng bị giãn. Có hai phương pháp để tìm vùng bị giãn như trong hình vẽ sau. 69 (2) Mài lớp sơn. Mài lớp sơn cũ trên vùng bị giãn. (3) Tìm điểm sử lý nhiệt. Tìm các điểm cao nhất trong vùng bị trong vùng bị giãn bằng phương pháp như trong bước (1) Đánh giá mức độ giãn. (4) Xử lý nhiệt. * Chú ý: Kiểm tra đầu điện cực Nếu đầu điện cực bị hỏng hay bẩn, sẽ không thể sấy nóng tốt kom loại và dịch chuyển trơn tru được, vì vậy nếu có bất kỳ ba via hay vết xước nào, đánh sạch bằng giấy ráp. Xử lý nhiệt theo điểm (dùng đầu điện cực đồng) 1. Đặt điện cực. Ấn đầu điện cực vào điểm cao nhất với một áp lực vừa đủ để làm tấm thép bị biến dạng một chút. 2. Giữ điện cực. Sau khi bật công tắc, một phản lực nhẹ sẽ xuất hiện từ tấm thép. Giữ nguyên điện cực trong 1-2 giây với lực ép vào tấm thép. 70 3. Làm nguội. Dùng sung xì hơi làm nguội nhanh vùng xử lý nhiệt. Quy trình làm nguội khoảng 5-6 giây. Xử lý nhiệt liên tục (dùng đầu điện cực cacbon) 1. Tạo nhiệt. Nghiêng điện cực và ép nhẹ nó vào vỏ xe. Bật công tắc cho đầu điện cực nóng đỏ lên. 2. Dịch chuyển theo đường xoắn ốc. Dịch chuyển điên cực theo đường xoắn ốc khoảng 20mm đường kính bên ngoài vào trong khi tăng dần tấc đọ di chuyển. 3. Làm nguội. 71 Tắt công tắc và lấy đầu điện cực ra khỏi vỏ xe. Làm nguội nhanh bề mặt bằng súng xì hơi. Kiểm tra độ cứng. (5) Mài. Sau khi vỏ xe đã nguội, kiểm tra độ cứng. Nếu thấy rằng nó vẫn chưa đủ độ cứng, tìm một điểm cao khác và lặp lại thao tác xử lý nhiệt. Sau khi xử lý nhiệt, mài bề mặt để làm sạch các vết hàn mà có thể dễ làm cho vỏ xe bị gỉ. 72 3.3 Xử lý chống gỉ bề mặt bên trong. Lớp sơn cũ trên bề mặt bên trong của vỏ xe bị ảnh hưởng bởi nhiêt tao ra trong quá trình sửa chữa bằng máy hàn vòng đệm hay xử lý nhiệt. Do trạng thái này làm cho vỏ xe dễ bị gỉ, luôn bôi phụ gia chống gỉ vào bề mặt này. Hơn nưa, khi sửa chữa vỏ xe bằng búa và đe tay, cũng cần phải xử lý chống gỉ do lớp sơn có thể bị nứt hay bong. 73 BÀI 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP HÀN 1. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA HÀN Hàn được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp, nó cũng trở nên cần thiết trong việc sửa chửa thân xe. Các đặc tính chính của hàn được chỉ ra như sau. 1. Có thế gắn các miếng có hình khác nhau và tạo thành một kêt câu liên kêt bền vững. 2. Có thể giảm được trọng lượng. 3. Có tính kín khí và khòng thâ'm nước cao. 4. Nâng cao hiệu quả sản xuất. 5. Độ bển của mối ghép bị ảnh hưởng bởi tay nghề kỹ thuật viên. 6. Các vỏ xe xung quanh sẽ bị cong nếu nhiệt độ quá cao. 2. HÀN THÂN XE Ô TÔ Yêu cầu vể độ bền và tuổi thọ của các chỉ tiết thân xe khác nhau phụ thuộc vào vị trí của từng chi tiết. Trong quá trình lắp ráp thân xe tại nhà máy, các phương pháp hàn thích hợp đã được lựachọn dựa trên vùng, mục đích, hình dạng và độ dày của tấm thép. Hình minh hoạ dưới đây cho tất cả các phương pháp hàn khác nhau được dùng tại nhà sản xuất ô tô. Trong sửa chữa thân xe, người ta dùng phương pháp hàn thích hợp sao cho độ bền và tuổi thọ của thân xe không được giảm đi. Để thực hiện điều này; phải đạt được các yêu cầu căn bản sau. 1. Phương pháp hàn sử dụng phải là hàn điểm, hàn hồ quang C02 hay là hàn MAG. 2. Hàn đồng không được thực hiện ở ngoài vùng chỉ định bởi nhà sản xuất xe. 3. Không được sử dụng phương pháp hàn ôxy - axêtylen. 74 Các phương pháp hàn sử dụng rộng rãi trong sản xuất ô tô. 2.1 Hàn MAG-CO2. a. Nguyên lý đặc tính. Nguyên lý cơ bản của hàn MAG-C02 là dùng một dây kim loại làm điện cực để tạo ra hồ quang (hiện tượng phóng điện) giữa dây kim loại và kim loại hàn. Nhiệt tạo ra bỏi hồ quang này làm nóng chảy và làm dính dây kim loại và kim loại hàn vào nhau. Trong quá trình hàn, dây hàn được tự động cung cấp với một tốc độ không đổi, do đó loại hàn này cũng được gọi là hãn hổ quang bán tự động. Khí bảo vệ cũng được cung cấp từ bình chứa để bao bọc lấy mối hàn không cho tiếp xúc với không khi trong quá trình hàn nhằm tránh hiên tương ôxy và nitơ hoá. 75 Hàn MAG có các đặc điểm sau: - Cho thấy một mức độ biến dạng và cháy thủng thấp, cho phép hàn các tâm thép mỏng. - Đô bền và hình dạng của môí hàn bị ảnh hưởng bởi kỹ năng nghề của kỹ thuật viên. - Nhiệt độ của kim loại nóng chảy thấp và dòng chẩy kim loại được giữ ỏ mức tối thiểu, cho phép hàn ở mọi vị trí (khả năng ứng dụng tốt). - Tạo ra một lượng xỉ hàn tôi thiểu, không cần phải làm sạch. - Không thích hợp trong điếu kiện gió, do nó có khí bảo vệ. 2.2 Các chế độ hàn. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hàn là: dòng điện hàn, điện áp hồ quang, tốc độ dòng khí bảo về, khoảng cách giữa mỏ hàn và kim loại hàn, góc mỏ hàn, hướng và tốc độ hàn. Trong các yếu tố trên, dòng điện hàn, điện áp hồ quang và tốc độ dòng khí bảo về phải được điều chỉnh thùy theo từng sách hướng dẫn vận hành. (1) Dòng điện hàn. Dòng điện hàn có ảnh hưởng lớn đến độ thấm sâu của kim loại hàn (độ sâu nóng chảy xảy ra trong kim loại hàn trong quá trình hàn) và tốc độ nóng chảy của dây hàn. Dòng điện hàn cũng ảnh hưởng đến tính ổn định của hồ quang và lượng bắn toé, là hiện tượng mà vẩy hàn và các hạt kim loại bị tản mát ra trong quá trình hàn. Cả mức độ thấm sâu và chiều rộng của vết hàn đều tăng khi dòng điện hàn tăng. Độ thấm sâu, kim loại hàn nhô lên, chiều rộng dường hàn Mối liên hệ giữa đường kính dây hàn, chiều dầy tấm kim loại và dòng điện hàn 76 (2) Điện áp hồ quang Để có được môi hàn tốt, chiếu dài của hổ quang rất quan trọng. Chiều dài của hồ quang được quyết định bằng điện áp hổ quang. (1) Khi điện áp hổ quang thích hợp, sẽ có được mối hàn tốt. (2) Nếu điện áp hổ quang tăng lên, chiều dài hổ quang sẽ tăng. Hố kim loại nóng chẩy cũng sẽ rộng ra và độ thấm sâu của mối hàn sẽ nông. (3) Nếu điện áp hổ quang thấp, chiều dài hồ quang giảm. Kết quả là dây kim loại có thể ăn sâu vào hố kim ioại nóng chẩy, hiện tượng bắn tóc có thể tăng và mối hàn sẽ bị trùng lặp. Điện áp hồ quang và hình dạng đường hàn. (3) Tốc độ cảu dòng khí bảo vệ. Cẩn thận để không sử dụng dòng khí bảo vệ quá nhiều. Nếu dòng quá lớn, nó có thể tạo ra xoáy và kết quả tác dụng của khí bả vệ kém đi. Tốc độ dòng khí bảo vệ tiêu chuẩn nằm khoảng 10 – 15 lít/phút và được điều chỉnh phụ thuộc vào khoảng cách mỏ hàn và kim loại hàn, dòng điện hàn, tốc độ hàn và môi trường hàn (tốc độ gió). (4) Khoảng cách giữa điện cực và bề mặt kim loại. 77 Khoảng cách giữa đầu mỏ hàn và kim loại hàn là một yếu tố quan trọng khác để có được mối hàn tốt. Khoảng cách tiêu chuẩn là khoảng 8-15 mm. Nếu khoảng cách này quá lớn, tốc độ nóng chảy của dây sẽ trở nên quá nhanh. Đó là bỏi vì chiểu dài của phần dây nhô ra khỏi đầu của mỏ hàn tầng lên và phần dài quá này sẽ bị nung nóng. Kết quả là dòng điện giảm đi, làm cho độ thấm sâu của mối hàn giảm xuống. Cũng như, nếu khoảng cách quá lớn, hiệu quả bảo vệ của lớp khí sẽ giảm. Nếu nó quá nhỏ, người vận hành sẽ khó nhìn thấy vết hàn. (5) Góc của mỏ hàn và hướng hàn. Có hai hướng hàn, như trong hình vẽ bên phải. Kiểu hàn tiến sẽ tạo ra vết hàn phẳng hơn và độ thấm nông., còn kiểu hàn lùi sẽ tạo ra vết hàn có độ thấm sâu và nhỏ cao. Góc của mỏ hàn phải giữa 10 và 30° trong bất kỳ kiểu hàn nào. Góc hàn tiến Góc hàn lùi (6) Tốc độ hàn. Có thể đạt được độ thấm sâu tốt và chiểu rộng đều khi thao tác hàn được thực hiện với dòng điện và tốc độ hàn thích hợp phụ thuộc vào độ dầy của kim loại hàn. Khi dòng điện hàn không đổi tăng tốc đố hàn sẽ làm giảm độ thấm sâu và chiều rộng. Điều này sẽ tạo ra một vết hàn lồi và không thể đạt đươc độ bền cẩn thiết của mối hàn. Mặt khác, nếu tốc độ hàn chậm xuống, kim loại hàn sẽ trở nên quá nóng, kết quả là cháy thủng. Thông thường, một tấm thép mỏng dày khoảng 0.8 mm được hàn tại tốc độ 105 -115 cm/phút. Thông thường, tốc độ hàn giảm tỷ lệ với độ dầy của tám kim loại tăng. Độ dày tấm thép (mm) Tốc độ hàn (cm/phút) 0.8 105 – 115 1.0 100 1.2 90 – 100 1.6 81 - 85 Góc mỏ hàn và hướng hàn 78 3. Các phương pháp hàn. Có các phương pháp hàn phổ biến sau được dùng trong sửa chữa thân xe bằng hàn MAG-CO2 Phương pháp hàn Đặc tính (1) Hàn lỗ Đây là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong sửa chữa thân xe, đặc biệt trong những vùng mà không thể với tới được để hàn bấm, hay hàn bấm sẽ không đạt được độ bền cần thiết. Một lỗ được khoan ở tấm bên trên tại phần đặt chồng lên của hai hay nhiều tấm thép và các tấm được hàn vào nhau bằng cách điền đầy lỗ bằng kim loại nóng chẩy. Nếu tấm thép hàn quá dầy, các lỗ hàn phải được khoan lớn hơn. Độ dầy tấm thép(mm) Kích thước lỗ (mm) 0.8 -1.0 5 tối thiểu 1.0 – 1.6 6.5 tối thiểu 1.7 – 2.3 8 tối thiểu 2.4 tối thiểu 10 tối thiểu (2) Hàn giáp mối Hai tấm thép được đặt lên một mặt phẳng và được nổi với nhau bằng cách điền đấy khe hở giữa hai tấm ghép vào nhau. Phương pháp này được dùng cho những vùng mà tấm vỏ xe không thể chống lên nhau được. 79 Có thể dùng các để cắt các vỏ xe khi cắt và nối. Mặc dù phương pháp này có thể dùng với các tấm dầy cũng như mỏng, tấm dầy hơn phải được vát mép để tạo độ thấm sâu cao, như hình vẽ sau. (3) Hàn chồng Mép hàn của tấm thép đặt chồng lên nhau. Trong sửa chữa thân xe, hàn chồng được sử dụng ở những vùng không thể thực hiện được hàn bấm hay hàn lỗ. Phương pháp này được dùng trong chế tạo thân xe. 4. QUY TRÌNH HÀN MAG-CO2. 4.1 Thao tác bảo dưỡng cơ bản. Đây là một số điểm cơ bản trong việc bảo dưỡng mỏ hàn. (1) Dây hàn. Nếu đầu dây hàn tạo thành hình cầu lớn hay dây thò ra quá dài, nó sẽ khó tạo được hồ quanh, vì vậy hãy cắt đầu dây bằng kìm cắt dây. 80 Thao tác nguy hiểm Thao tác đúng (2) Vỏ mỏ hàn. Nếu vảy hàn dính vào vỏ mỏ hàn, khí bảo vệ sẽ không thổi tốt, vì vậy làm sạch nó bằng phương pháp sau. • Tháo vỏ ra khỏi vỏ hàn. • Cạo sạch vẩy hàn. • Thổi sạch vẩy hàn. • Lắp vỏ vapf mỏ hàn. • Bôi dung dịch chống dính vảy hàn vào vỏ mỏ hàn. 81 (1) Định vị tấm thép. (5) Mài đường hàn. (6) Bôi phụ gia chống gỉ (3) Đầu tiếp xúc. Nếu vẩy hàn dính vào đầu tiếp xúc, dây hàn sẽ chạy ra không đều, vì vậy làm sạch chúng bằng dụng cụ thích hợp. Nếu đấu tiếp xúc bị mòn, không thể tạo ra hổ quang ổn định được, vi vậy đấu tiếp xúc phải được thay thế. Vảy hàn Giũa C 4.2 Hàn gối đầu (giáp mối) Quy trình hàn giáp mối được mô tả như sau. (2) Đặt máy hàn (3) Hàn đính. (4) Hàn 82 (1) Định vị tấm thép. Đặt hai tấm thép với nhau. (2) Đặt máy hàn. Tham khảo Mỗi thông số của máy hàn được điều chỉnh theo hướng dẫn vận hành. Tạo hồ quang trên tấm thép mẫu có cùng vật liệu và độ dầy giống như tấm thép hàn. Khi khoảng cách đầu mỏ hàn và tấm thép ngắn lại một chút, nó sẽ dễ tạo hồ quang Tạo hồ quang Đặt đầu vỏ mỏ hàn gần tấm thép. Bật công tắc trên mỏ hàn.Cho đầu dây hàn tiếp xúc với tấm thép và tạo hồ quang. 83 Tham khảo. Hàn đính được tiến hành để đảm bảo vị trí của hai tấm thép so với nhau, nó giúp tránh được biến dạng nhiệt có thể xảy ra trong q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_cau_tao_than_vo_xe_o_to_trinh_do_trung_cap_phan_2.pdf