KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 57 - 2019 89
ÂU THUYỀN KẾT HỢP KHOANG XẢ CÂN BẰNG NƯỚC
TRONG VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH DÂNG NƯỚC
XÂY DỰNG THEO CÔNG NGHỆ ĐẬP TRỤ ĐỠ
Thái Quốc Hiền, Ngô Thế Hưng, Bùi Cao Cường
Viện Thủy Công
Tóm tắt: Đập trụ đỡ là công nghệ được áp dụng ngày càng phổ biến. Nhiều sông lớn của miền
trung Việt Nam hiện nay đã bắt buộc phải xây dựng công trình để ngăn mặn kết hợp giữ ngọt và
dâng nước. Đập trụ đỡ là một công nghệ xây dựng ư
5 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Âu thuyền kết hợp khoang xả cân bằng nước trong vận hành các công trình dâng nước xây dựng theo công nghệ đập trụ đỡ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u việt không chỉ về kết cấu mà còn đảm bảo
khả năng tiêu thoát lũ trong quá trình xây dựng.
Để xây dựng đập dâng nước trên sông thì một vấn đề rất quan trọng là tiêu năng cho công trình
khi vận hành cửa van. Trong quá trình giữ nước, mực nước thượng lưu luôn cao hơn rất nhiều
so với hạ lưu do vậy nếu mở cửa van trong những trường hợp này sẽ gây xói lở hạ lưu vì gia cố
chống xói cho công trình vẫn chỉ cần kết cấu đơn giản như rọ đá hoặc tấm bê tông lắp ghép.
Trong những công trình có âu thuyền thì giải pháp thiết kế âu thuyền kết hợp cửa cân bằng nước
thượng hạ lưu đập vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm được vốn đầu tư.
Kết quả nghiên cứu kết cấu âu thuyền dạng này đã được áp dụng trong thiết kế đập dâng hạ lưu
sông Dinh tỉnh Ninh Thuận để hạ mực nước thượng lưu từ +2.50 xuống cân bằng với mực nước
hạ lưu trong thời gian đủ để vận hành mở cửa an toàn cho các cửa van chính của công trình.
Từ khóa: Đập dâng, âu thuyền, đập trụ đỡ, đập hạ lưu sông Dinh, cống xả nước.
Summary: Pillar dam is an increasingly popular technology. Many large rivers in central
Vietnam are now required to construct structures to prevent salinity in combination with keeping
fresh and rising water. Pillar dam are a preeminent construction technology not only in terms of
structure but also ensure flood drainage during construction.
In order to build a weir on the river, a very important issue is the energy dissipation of the
building when operating the gate. In the process of water retention, the upstream water level is
always much higher than the downstream so opening the gate in these cases will cause downdrift
erosion because the erosion protection reinforcement for the construction still only a simple
structure as rock gabions or precast concrete slabs. In constructions with a lock, the lock design
solution combined with a water balance gate up-downstream is both safe and economical.
Research results of this lock structure have been applied in the design of the Dinh river
downstream weirs in Ninh Thuan province to lower the upstream water level from +2.50 to
equal with the downstream water level in a time sufficient to operate the safe opening of the
main gates of the construction.
Keywords: Dam, ship-lock, pillar dam, dam of downstream Dinh river, culvert water discharge.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đập trụ đỡ là công nghệ xây dựng đập dâng,
điều tiết nước đặt trên dòng sông chính, bao
gồm các hạng mục công trình chính là:
Ngày nhận bài: 12/11/2019
Ngày thông qua phản biện: 06/12/2019
Ngày duyệt đăng: 13/12/2019
(1) Công trình dâng, điều tiết nước:
Gồm các trụ độc lập kết hợp với dầm đỡ van
tạo thành các khoang có cửa van được đóng
mở bằng hệ thống thiết bị chủ động. Cửa van
có nhiều loại như: Cửa phẳng, cửa Clape, cửa
can cung
(2) Âu thuyền:
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 57 - 2019 90
Hình 1: Mặt bằng bố trí đập dâng, điều tiết
nước dạng Trụ đỡ
Âu thuyền có nhiệm vụ thông thủy cho tàu
thuyền qua lại trên sông trong trường hợp mực
nước thượng hạ lưu công trình có chênh lệnh,
hoặc trong trường hợp đập dâng phải đóng
hoàn toàn để ngăn mặn và giữ ngọt.
(3) Gia cố tiêu năng phòng xói:
Đập trụ đỡ có khoang mở rộng nhằm giảm
thiểu số lượng trụ pin trên sông, tỷ lệ diện tích
mặt cắt thoát nước Ωc/Ωs≥85% đảm bảo gần
như nguyên trạng so với địa hình sông tự
nhiên, do đó làm giảm lưu tốc qua cống, đồng
thời giảm thiểu được khối lượng gia cố phòng
xói phía sau công trình.
Hạ lưu thường được gia cố bằng rọ đá, thảm
đá hoặc tấm bê tông đúc sẵn thả trong nước,
chiều dài gia cố nối tiếp trong khoảng 50m
ngay trước và sau công trình. Việc thi công
trong nước không phải dẫn dòng thi công, đẩy
nhanh tiến độ thi công.
Đặc điểm vận hành: Về mùa lũ hệ thống các
cửa van được mở hoàn toàn (kể cả cửa âu
thuyền) để đảm bảo trả lại diện tích mặt cắt
ướt sông gần như nguyên trạng so với khi chưa
có công trình. Trong thiết kế và vận hành cửa
van điều tiết cho công trình Đập trụ đỡ luôn
đặt ra một yêu cầu quan trọng là chênh lệch
mực nước thượng hạ lưu cống trình ΔH đảm
bảo trong giới hạn cho phép nhằm đảm bảo an
toàn cho không chỉ cửa van và thiết bị mà
đồng thời đảm bảo an toàn công trình tiêu
năng phía hạ lưu. Như vậy bài toán đặt ra đối
với các đập dâng là cần có giải pháp hạ thấp
mực nước phía thượng lưu đập về đến cao
trình sao cho chênh lệch mực nước ΔH thượng
hạ lưu đảm bảo cửa van trên đập vận hành ổn
định và không gây xói lở cho hạ lưu.
2. TÍNH TOÁN BỐ TRÍ ÂU THUYỀN KẾT
HỢP KHOANG XẢ CÂN BẰNG NƯỚC
2.1. Trình tự các bước tính toán quy mô và
kích thước âu thuyền
Giải pháp hạ thấp mực nước thượng lưu đập
trước khi vận hành cửa van chính được lựa
chọn là sử dụng âu thuyền như một khoang xả.
Khi có yêu cầu mở cửa van chính để tiêu thoát
lũ, cửa âu thuyền được mở xả nước từ thượng
lưu về hạ lưu cho đến khi chênh lệch mực
nước thượng hạ lưu đảm bảo mở cửa van
chính an toàn cho công trình.
Việc tính toán thiết kế Âu thuyền phải đảm
bảo đáp ứng đồng thời 02 nhiệm vụ gồm vận
tải thủy và xả cân bằng nước, trình tự các bước
tính toán cụ thể như sau:
2.2. Tính toán thủy lực tiêu năng qua âu thuyền
2.2.1. Tính toán lưu lượng qua âu:
Căn cứ vào yêu cầu giao thông thủy, chọn
khích thước sơ bộ âu thuyền, tính toán khả
năng tháo dòng chảy qua âu theo dạng đập tràn
đỉnh rộng chảy không ngập (điều 6.2- TCVN
9147:2012) là:
Hình 1: Sơ đồ tính thủy lực qua âu
(ngưỡng tràn đỉnh rộng)
hn
Zhp
H h
V Vh
ZSong
BienZ
hh
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 57 - 2019 91
3/2
0 . b. 2 .Q m g H (m
3/s)
- Hệ số co hẹp dòng chảy được xác định là:
5,00,5. og
- Hệ số lưu lượng lấy theo điều 6.2-TCVN
9147:2012
Tổng lượng nước phía thượng lưu phải xả để
đảm bảo cân bằng là dung tích nước trong
sông tính đến mực nước hạ lưu tần suất 50%.
Thời gian tháo phải ngắn hơn thời gian lũ về.
Trong trường hợp tính toán với kích thước âu
cơ bản không đáp ứng thời gian thì phải tăng
chiều rộng cửa âu.
2.2.2. Tính toán kích thước bể tiêu năng:
Âu thuyền thường phải bố trí ở lạch sâu, thân
âu thuyền dạng mặt cắt chữ U bê tông liền
khối nên hình thức tiêu năng nên lựa chọn theo
dạng bể tường kết hợp. Bể tiêu năng chính là
lòng âu thuyền. Ngưỡng cửa vào thượng lưu là
ngưỡng tràn tính toán.
Hình 2: Sơ đồ tính toán
* Chiều sâu bể tiêu năng:
d = б.hc'' – (hh + ΔZ)
* Chiều cao tường tiêu năng:
Tính C0:
Tính H1: 2
2
2
3/.2
1
)"..(.2
.
.2'.. hg
q
gm
q
H
n
* Chiều dài bể (thân âu) Lb:
- Theo Tréc-tô-u-xốp: Lb = .Ln + l;
- Là hệ thống thực nghiệm, lấy = 0,7-0,8;
Ln-Chiều dài nước nhảy hoàn chỉnh không
ngập: l = lrơi – s
- Theo A-gơ-rốt-xkin: Lb = 3.hb – l1
3. THIẾT KẾ CỤ THỂ CHO ÂU
THUYỀN ĐẬP HẠ LƯU SÔNG DINH,
TỈNH NINH THUẬN
3.1. Đặc điểm vận hành đập hạ lưu Sông Dinh
Đập hạ lưu Sông Dinh có nhiệm vụ ngăn
mặn, dâng và giữ nước ngọt về mùa khô để
phục vụ nhu cầu dùng nước của TP. Phan
Rang Tháp Chàm cũng như các khu vực lân
cận phía thượng lưu công trình. Về mùa lũ
đập được mở hoàn toàn để đảm bảo điều
kiện tiêu thoát lũ trên sông Dinh. Tàu thuyền
qua lại trên sông chủ yếu là tàu nhỏ, tàu du
lịch nên kích thước cơ bản của âu thuyền đập
hạ lưu sông dinh yêu cầu tối thiểu rộng 6m,
dài 20m.
- Mực nước thượng lưu luôn giữ ở cao độ từ
+2.00 đến +2.50;
- Mực nước triều ngoài sông dao động trong
khoảng -1.34 đến +1.03;
- Vị trí Âu thuyền được bố trí bên bờ phải phía
huyện Ninh Phước, đây là vị trí lạch sâu có cao
độ đáy sông trong khoảng -2.50 đến -3.00;
* Kết quả tính toán kích thước bể tiêu năng số 01:
- Cao trình đáy bể tiêu năng 01: ZĐáybể 01 =
-3,50 m
- Chiều sâu bê tiêu năng 01: dBể 01= 1,00 m
- Cao trình đỉnh tường tiêu năng 01: ZĐinhtuong
01=-1,80 m
- Chiều dài bể tiêu năng số 01: LBể 01 =14,80 m
* Kết quả tính toán kích thước bể tiêu năng số 02:
- Cao trình đáy bể tiêu năng 02: ZĐáybể 02 =
-3,50 m
- Chiều sâu bể tiêu năng 02: dBể 02 = 1,00 m
- Cao trình đỉnh tường tiêu năng 02: ZĐỉnhtuong
02 = -2,00 m
- Chiều dài bể tiêu năng số 02: LBể 02 =12,79 m
* Kiểm tra nối tiếp sau tường số 02:
- Kết quả tính toán kiểm tra cho thấy: Nhảy
ngập, không cần làm thêm bể tiêu năng 03,
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 57 - 2019 92
vận tốc cửa ra sau bể tiêu năng Vc < [V]kx đất
nền không bị xói.
3.2. Bố trí kết cấu âu thuyền:
Với kết quả tính toán, âu thuyền đập hạ lưu
sông Dinh bố trí rộng 6,2m, chiều dài toàn bộ
âu thuyền Lâu = 35,60m trong đó buồng âu dài
21,50m. Cao trình đáy âu -3,50m; cao trình
đỉnh tường âu thuyền là +3,50m.
Cửa van âu thuyền thượng lưu dạng cửa phẳng
kéo đứng, cấp nước cho âu từ phía thượng lưu
sử dụng cống cấp nước dọc theo thân âu đặt
giữa kết cấu tường âu và trụ pin. Cao trình
đỉnh cửa van âu thuyền đặt ở +3,20m.
Cửa van âu thuyền hạ lưu dạng cánh cửa
phẳng trục đứng, điều tiết cấp nước cho âu từ
phía hạ lưu bằng cửa van Net.
Hình 3: Cắt ngang âu thuyền
- Để tiêu năng khi cửa van âu thuyền phía
thượng lưu mở để xả cân bằng đảm bảo
giảm chênh lệch cột nước trước khi vận
hành cửa van chính của công trình thì
buồng âu ngay phía sau cửa thượng lưu
được hạ thấp xuống đến cao trình -3.50m
để tạo thành bể tiêu năng thứ nhất ngay
trong buồng âu;
- Ngoài ra trên mặt bản đáy phía trong
buồng âu có bố trí các mố tiêu năng cao
30cm, cuối buồng âu tại cửa van âu thuyền
hạ lưu ngưỡng cửa được thiết kế nhô cao ở
cao trình -1.80m. Cao trình đáy âu tại cửa ra
hạ lưu là -3.50m. Sân kết hợp bể tiêu năng
cấu tạo thứ 2 phía hạ lưu âu thuyền ở cao
trình -3.50m dài 15,8m có kết cấu bằng
BTCT đổ tại chỗ dày 1,0m phía dưới là bê
tông lót và bê tông bịt đáy.
- Cuối sân tiêu năng âu thuyền là hàng cừ
BTCT dự ứng lực SW500A; L=10m, phía trên
là dầm BTCT đầu cừ ở cao trình -2.50m tạo
thành ngưỡng tiêu năng thứ 2 sau cửa xả. Tại
cao trình -2.50m tiếp theo được gia cố bằng
tấm bê tông lắp ghép dày 0,8m phía dưới là vải
địa kỹ thuật, chiều dài gia cố L=20m; phần sau
tấm bê tông có chiều dài L=23m được gia cố
bằng rọ đá thép bọc PVC 2x1x1m nối tiếp với
lòng dẫn tự nhiên.
Hình 4: Cắt dọc buồng âu thuyền
Cäc BTCT 35x35x1200cm
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 57 - 2019 93
Hình 5: Sơ đồ mặt bằng âu thuyền kết hợp cống xả
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong quá trình vận hành các công trình đập
dâng nước nói chung và đập ngăn mặn, giữ ngọt
kết hợp tiêu thoát lũ theo công nghệ Đập trụ đỡ
nói riêng thì việc lựa chọn thời điểm đóng mở,
chênh lệch mực nước trước và sau cống là
một công việc tuyệt đối quan trọng. Nếu đóng
mở cửa van cống (đặc biệt là cửa Phẳng) trong
trường hợp có chênh lệch cột nước lớn sẽ dẫn
đến nhiều hệ quả không lường trước như: Gây
xói lở hạ lưu, kẹt cửa, thiết bị quá tải và khó
kiểm soát trong công tác vận hành.
Giải pháp thiết kế sử dụng Âu thuyền kết hợp
làm cống xả cân bằng nước để đảm bảo chênh
lệch mực nước thượng hạ lưu đáp ứng yêu cầu
trước khi vận hành mở các cửa van trên đập
chính là một phương án tối ưu, phù hợp với
các công trình ngăn mặn, dâng và giữa nước
theo công nghệ Đập trụ đỡ, đặc biệt với các
công trình ở khu vực Miền Trung, nơi có độ
dốc sông lớn, dòng chảy lũ xảy ra với tốc độ
nhanh và đỉnh lũ cực hạn trong thời gian ngắn.
Đây là giải pháp vừa đáp ứng yêu cầu về giao
thông thủy cho thuyền bè qua lại, đồng thời khi
sử dụng làm cống xả cân bằng đảm bảo tiêu
năng phòng xói, phát huy hiệu quả điều tiết nước
cao trong cả mùa khô cũng như mùa lũ;
Việc ứng dụng công nghệ Đập trụ đỡ trong xây
dựng các công trình đập dâng nước đã và đang
mang lại lợi ích nhất định về mặt kinh tế, rút
ngắn thời gian thi công, giảm thiểu tối đa công
tác đền bù giải phóng mặt bằng Để phát huy
hiệu quả của giải pháp trong thiết kế và vận hành
cần nghiên cứu tối ưu hóa kết cấu tiêu năng,
khẩu độ âu thuyền, cửa van vận hành chi tiết và
phù hợp với từng kiểu loại và nhiệm vụ khác
nhau đối với các đập dâng, điều tiết nước khu
vực miền Trung và các vùng phụ cận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ sơ thiết kế BVTC công trình đập hạ lưu Sông Dinh tỉnh Ninh Thuận;
[2] Đập trụ đỡ - GS.TS Trương Đình Dụ - Nhà xuất bản Nông nghiệp 2014;
[3] TCVN 9144:2012 - Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế âu tàu;
[4] Trương Đình Dụ, Trần Đình Hòa, Trần Văn Thái, Thái Quốc Hiền "Các công nghệ mới
trong xây dựng cống ngăn sông". Tạp chí KHCN Thủy lợi số 02/2005;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- au_thuyen_ket_hop_khoang_xa_can_bang_nuoc_trong_van_hanh_cac.pdf