Mở đầu
Việt Nam đã tham gia vào WTO, một sân chơi lớn mở ra cho các doanh nghiệp nước ta rất nhiều cơ hội để phát triển vươn lên, nhưng bên cạnh đó cũng là hàng loạt những thách thức cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. Để giữ vững và đảm bảo vị thế của mình trên thị trường, một doanh nghiệp trước hết phải luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình. Chất lượng sản phẩm đã trở thành yếu tố cạnh trah sống còn, nhờ có nó mà tạo được sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp. Điều này có
61 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Áp dụng phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm đồng bộ TQM để quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến dược quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vẻ càng đúng với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm, và Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh cũng không phải là một ngoại tệ. Từ lâu Thái Minh đã luôn chú trọng vào vấn đề chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng. Nhưng dưỡng như Thái Minh chưa bao giờ tự hài lòng với những gì mình đã mang lại được cho khách hàng, họ luôn nỗ lực phấn đấu để làm tốt hơn nữa những gì đã làm được nhằm mang đến cho người tiêu dùng sự tin tưởng và yên tâm mỗi khi sử dụng sản phẩm thương hiệu của doanh nghiệp.
Là một sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng trong doanh nghiệp, với kiến thức đã được đào tạo trong trường, cùng với những kinh nghiệm tích luỹ được qua thời gian thực tập của thầy giáo - Giảng viên chính - Hoàng Trọng Thanh, em đã chọn đề tài báo cáo thực tập nghiệp vụ: "áp dụng phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm đồng bộ TQM để quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần chế biến dược Quảng Bình". Nội dung báo cáo thực tập nghiệp vụ bao gồm các nội dung chính sau:
Phần I: Cơ sở lý luận của chất lượng và giải pháp quản lý chất lượng đồng bọ TQM ở doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM ở Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh.
Phần III: Phương hướng, giải pháp áp dụng TQM ở Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập để em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập nghiệp vụ. Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Trọng Thanh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em để em có hướng đi đúng, hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Huyền
Phần ICơ sở lý luận của chất lượng và giải pháp quản lý chất lượng đồng bộ TMQ ở doanh nghiệp
I. Khái quát chung về chất lượng sản phẩm:
I.1. Chất lượng là gì?
Theo Emanuel Canto (nhà triết học Đức) cho rằng: "Chất lượng là hình thức quan tòa của sự việc". Điều đó cho thấy mỗi sự việc hay kết quả của những sự việc hữu hình hay vô hình thì cũng phải chịu một sự chi phối chung mang tính tất yếu khách quan là chất lượng. Mọi kết quả của các quá trình không mang trong mình đặc tính chất lượng thì quá trình đó không có lý do để tồn tại.
Còn từ điển Tiếng Việt (1994) thì chất lượng là cái tạo nên phẩm chất giá trị của một con người, một sự vật, một sự việc. Điều này cho thấy chất lượng mang một ý nghĩa rất rộng và bao trùm lên một hình thái tồn tại cho thấy chất lượng mang một ý nghĩa rất rộng và bao trùm lên mọi hình thái tồn tại của thế giới vật chất, kể cả hữu hình và vô hình. Xem xét chất lượng trong giới hạn sản phẩm hàng hóa, chúng ta cũng khó có thể đưa ra một khái niệm tuyệt đối chính xác.
I.2. Các quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, không ai phủ nhận tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Nó là một yếu tố góp phần đảm bảo sự thành công của một doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Ngay từ đầu thế kỷ 19 đã có những công trình vĩ đại của các nhà kinh điển, trong đó có Karl Marx (1818-1883). Ông cho rằng: "người tiêu dùng mua hàng không phải hàng có giá trị mà hàng có giá trị sử dụng và thỏa mãn những mục đích xác định". Nghĩa là chất lượng không phải là một cái gì đó trừu tượng, vô định mà ngược lại nó có tính xác định, cụ thể mà chúng ta có thể nhờ vào đó để đánh giá sản phẩm này là có chất lượng cao. Sản phẩm kia là hàng kém chất lượng.
Có rất nhiều khái niệm về chất lượng sản phẩm, sau đây là một số khái niệm mang tính đại diện và được sự đánh giá cao của giới chuyên môn:
(1). Theo quan điểm của hệ thống XHCN trước đây là Liên Xô làm đại diện thì "chất lượng sản phẩm là tất cả các tính chất sản phẩm bảo đảm khả năng thỏa mãn nhu cầu nhất định trong những điều kiện nhất định". Theo đó, chất lượng được coi là một chỉ tiêu tĩnh, không gắn các chỉ tiêu của chất lượng sản phẩm với sự thay đổi nhu cầu, hiệu quả sản xuất kinh doanh, điều kiện sản xuất của mỗi nước và của từng doanh nghiệp.
(2) Theo khuynh hướng quản lý sản xuất: "chất lượng của một sản phẩm nào đó là mức độ sản phẩm ấy thể hiện những yêu cầu, chỉ tiêu thiết kế hay những quy định riêng cho sản phẩm ấy". Quan niệm này lại không hề đề cập đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
(3) Theo khuynh hướng thỏa mãn nhu cầu: "Chất lượng của một sản phẩm là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ thỏa mãn những nhu cầu của người sử dụng".
(4) Theo J.Jvan (Mỹ):" Chất lượng sản phẩm là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất".
(5) Theo Oxford Pocket Dictionary:" Chất lượng là mức độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện thông số cơ bản".
(6) Theo Johns Ockland: chất lượng chỉ là sự đáp ứng yêu cầu. Điều này cũng được nhiều tác giả đề cập như Juran, BS4778, 1987/ISO… Như vậy, chất lượng sản phẩm có nhiều ngụ ý rộng lớn, đó là số lượng của hàng hóa và dịch vụ, việc giao hàng, độ tin cậy, lợi ích chi phí…
(7) Theo TSO 8402-86:" Chất lượng sản phẩm là tổng thể những đặc điểm, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng, tên gọi của sản phẩm".
(8) Theo TCVN 5814-94: "Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể, đối tượng, tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn'.
Tóm lại ta có thể đưa ra một khái niệm tương đối khái quát như sau:
"Chất lượng sản phẩm hàng hóa là tổng hợp các đặc tính của sản phẩm tạo nên giá trị sử dụng, thể hiện khả năng mức độ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao, trong những điều kiện sản xuất, kinh tế xã hội nhất định".
Như vậy chất lượng sản phẩm không chỉ là những thuộc tính mà còn là mức độ các thuộc tính ấy thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong những điều kiện cụ thể. Hay chất lượng sản phẩm vừa có tính chủ quan, vừa có tính khách quan. Quan niệm này thể hiện sự khoa học và toàn diện về chất lượng, cũng như mối quan hệ hữu cơ giữa "sản phẩm - xã hội - con người".
I.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm:
Các sản phẩm được sản xuất ra và được tiêu dùng đều phải đạt mức yêu cầu nào đó về chất lượng, được gọi là các chỉ tiêu chất lượng. Trong thực tế ta gặp rất ít sản phẩm chỉ có một chỉ tiêu chất lượng, mà thường có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau. Ta có thể tập hợp một số chỉ tiêu sau để đánh giá chất lượng sản phẩm:
I.3.1. Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng sản hẩm mà người tiêu dùng khi mua hàng hay sử dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa.
* Chỉ tiêu thời gian hữu dụng của hàng hóa: thể hiện tuổi thọ và độ bền của sản phẩm.
* Chỉ tiêu thời gian hữu dụng của hàng hóa: Thể hiện tuổi thọ và độ bền của sản phẩm.
* Chỉ tiêu mức độ an toàn trong sử dụng: đặc trưng cho tính bảo đảm an toàn khi sản xuất, sức khỏe, sinh mạng của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm, thường được quy định cả trong văn bản Nhà nước về quản lý chất lượng.
* Chỉ tiêu khả năng sửa chữa, thay thế các chi tiết: thường được sử dụng trong ngành cơ khí, điện tử… và rất được người tiêu dùng quan tâm.
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng: được đánh giá sức sinh lợi và sự tiện lợi của sản phẩm, thể hiện tác dụng của sản phẩm qua quá trình khai thác so với chi phí người dùng bỏ ra để có và sử dụng sản phẩm.
I.3.2. Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật -công nghệ: Kết luận về chất lượng sản phẩm hàng hóa được rút ra qua nghiên cứu một số chỉ tiêu quan trọng sau:
* Chỉ têiu về cơ lý hóa như khối lượng, thông số kỹ thuật, các thông số về độ bền, độ tin cậy, độ chính xác, an toàn khi sử dụng và sản xuất… mà hầu như mọi sản phẩm đều có. Các chỉ tiêu này thường được quy định trong văn bản tiêu chuẩn của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, hợp đồng kinh tế…
* Chỉ tiêu về sinh hóa như mức độ ô nhiễm môi trường, khả năng tỏa nhiệt, giá trị dinh dưỡng, độ ẩm, độ mài mòn… Tùy vào từng mặt hàng cụ thể và thành phần mỗi chỉ tiêu chiếm mà ta tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu này ở một mức độ nhất định, đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
I.3.3. Nhóm chỉ tiêu hình dáng trang trí thẩm mĩ:
Các chỉ tiêu này bao gồm: chỉ tiêu hình dạng, sự phối hợp các yếu tố tạo hình, tính chất đường nét, hoa văn, màu sắc thời trang…
Đây là nhóm các chỉ tiêu mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào yếu tố tạo hình, tính chất đường nét, hoa văn, màu sắc thời trang…
Đây là nhóm các chỉ tiêu mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của nhiều người, khó được lượng hóa và vì vậy đòi hỏi cán bộ kiểm nghiệm hay người tiêu dùng phải có kinh nghiệm, am hiểu thẩm mĩ.
I.3.4. Nhóm các chỉ tiêu kinh tế:
Nhóm này bao gồm chi phí sản xuất, chi phí cho quá trình sử dụng, chi phí cho quá trình bảo trì bảo dưỡng, giá cả… Đây là chỉ tiêu quan trọng luôn được nhà sản xuất và người tiêu dùng sử dụng để đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa. Chi phí của nhà sản xuất và chi phí mua, sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng có quan hệ mật thiết với nhau. Khi nhà sản xuất giảm được chi phí sản xuất có thể giảm được giá bán, mở rộng thị trường, tất nhiên sẽ có lợi cho cả đôi bên và ngược lại.
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Điều đáng lưu ý là khi sử dụng các chỉ tiêu này phải gắn với một sản phẩm cụ thể, với các điều kiện kinh tế, quan hệ cung cầu, trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật… đặt trong mối quan hệ đó ta sẽ có cái nhìn xác đáng về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
II. Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp.
Như vậy ta đã biết, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp. Hiểu rõ, hiểu sâu và chất lượng sản phẩm không chưa đủ nói lên điều gì mà điều tối quan trọng là chúng ta phải tác động vào nó, quản lý nó theo đúng mục tiêu đã định.
II.1. Quản lý chất lượng là gì? Vì sao phải tiến hành quản lý chất lượng sản phẩm.
II.11. Quản lý chất lượng sản phẩm:
Cũng như chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm cũng có nhiều cách nhìn khác nhau do nó phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng quản lý, và vị trí của chủ thể quản lý đối với đối tượng vật chất. Mục tiêu then chốt của quản lý chất lượng sản phẩm là tạo ra những sản phẩmthỏa mãn nhu cầu xã hội. Một mục tiêu có thể có nhiều phương pháp khác nhau để cùng đạt được mục tiêu đó. Do vậy cũng có nhiều cách tiếp cận khái niệm quản lý chất lượng:
(1) A.G.Robertson - nhà quản lý người Anh nêu khái niệm: "Quản lý chất lượng sản phẩm là ứng dụng các biện pháp, thủ tục, kiến thức khoa học kỹ thuật đảm bảo cho các sản phẩm đang hoặc sẽ phù hợp với thiết kế, với yêu cầu trong hợp đồng kinh tế bằng con đường hiệu quả nhất, kinh tế nhất".
(2) A.Faygenbaum - Giáo sư Mĩ lại nói: "Quản lý chất lượng sản phẩm đó là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả nhất của các đơn vị khác nhau trong một đơn vị kinh tế, chịu trách nhiệm triển khai các thông số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và sản xuất một cách kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu thị trường".
(3) K.Ishikawa - Giáo sư người Nhật cho rằng: "Quản lý chất lượng sản phẩm có nghĩalà nghiên cứu triển khai, thiết kế, sản xuất và bảo dưỡng một sản phẩm có chất lượng kinh tế nhất, có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng".
(4) Theo TCVN 5814-94" "Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện thông qua các biện pháp như: Lập kế hoạch chất lượng, điều khiển kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng".
Ta sử dụng khái niệm quản lý chất lượng theo ISO 8402-94 để làm phương pháp luận cho công tác quản lý chất lượng, tạo sự phù hợp cho công tác quản lý chất lượng nước ta với tiêu chuẩn hóa của Thế giới trong giai đoạn mở cửa, hội nhập kinh tế.
"Quản lý chất lượng là một hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm đề ra các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng".
II.1.2. Sự cần thiết phải quản lý chất lượng sản phẩm:
a. Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng là sự sống còn của doanh nghiệp:
Quản lý chất lượng sản phẩm sẽ cho chúng ta một cách sử dụng hợp lý nhất, tiết kiệm nhất các nguồn lực của doanh nghiệp. Quản lý tốt các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm sẽ làm giảm hàng kém phẩm chất làm ra hàng có chất lượng tốt hơn, làm giảm giá thành sản phẩm. Ta có thể nhận thấy giữa vấn đề giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm là không mâu thuẫn và hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ công tác quản lý chất lượng.
Quy luật cạnh tranh vừa là đòn bẩy để các doanh nghiệp tiến lên đà phát triển, hòa nhập với thị trường khu vực và thế giới song nó cũng gây sức ép lớn cho các doanh nghiệp. Trong kinh doanh nếu như đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu thì tất về lâu dài doanh nghiệp sẽ nằm ra ngoài quỹ đạo của thị trường. Đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau song chỉ tiêu chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất. Vậy nên, quản lý chất lượng chính là phương thức mà doanh nghiệp cần tiếp cận và hoàn thiện hệ thống của mình. Có như vậy doanh nghiệp mới có khả năng thắng lợi trên thương trường.
b. Quản lý chất lượng sản phẩm là yêu cầu của xã hội:
Nhu cầu con người ngày một cao nên những đòi hỏi của họ về sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú. Đáp ứng yêu cầu đó, các nhà snả xuất kinh doanh phải có các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ một cách hợp lý để sản phẩm có uy tín với người tiêu dùng, phù hợp quy định quốc gia và quốc tế.
Yêu cầu về tiết kiệm đòi hỏi ta phải quản lý chất lượng sản phẩm. Các nguồn lực cho sản xuất sản phẩm đều có giới hạn nếu như chúng ta không khai thác hợp lý thì sẽ gây lãng phí và những hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, môi trường. Quản lý chất lượng đúng ngay từ đầu (do right the first time) đang được các nhà quản trị doanh nghiệp hết sức quan tâm. Đây là con đường tiết kiệm nhất trong kinh doanh và nó cũng là mục tiêu của quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp nói riêng và quản lý của các đơn vị tổ chức nói chung.
II. 2. Đặc điểm của công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
II.2.1. Chất lượng là số một sau đó mới là lợi nhuận:
Thực tế cho thấy, sự thành công của các doanh nghiệp trên thương trường đặc biệt là các doanh nghiệp ở Nhật đều bắt nguồn từ một nguyên nhân quan trọng đó là họ khởi nguồn mọi hành động là chất lượng, phương châm là chất lượng.
Muốn tăng chất lượng sản phẩm thì phải tăng chi phí một mức (C1) và khi đó sản phẩm của doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh cao. Đến lượt tăng chất lượng sản phẩm tác động trở lại sẽ giảm đáng kể các chi phí ẩn của sản xuất hay chi phí không chất lượng (Unquality costs). Chi phí ẩn của sản xuất gồm 3 nhóm lớn.
- Chi phí phòng ngừa
- Chi phí đánh giá, kiểm soát.
- Chi phí cho sai sót lỗi lầm.
Ta có thể nói chi phí ẩn của sản xuất (SCP - Shadow costs of production) thể hiện dưới hai dạng hữu hình và vô hình.
- Loại hữu hình gồm: Sản phẩm bị loại bỏ, sửa chữa, khách trả lại; chi phí cho kiểm tra chất lượng sản phẩm, tồn kho, thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công, những trục trặc, sửa chữa thiết bị do kém bảo dưỡng.
- Loại vô hình gồm: Tai nạn lao động, mâu thuẫn nội bộ, vắng mặt của công nhân do không thích làm việc, hiệu quả, hiệu lực quản lý kém, môi trường công tác xấu sẽ làm giảm năng suất lao động; hệ thống thông tin liên lạc trục trặc, chi phí cho việc theo đuổi các vụ kiện tụng, tranh chấp…
Khi tăng chất lượng thì chi phí ẩn sản xuất giảm:
+ Số khuyết tật giảm, tỷ lệ sản phẩm chấp nhận tăng (C2)
+ Tỷ lệ phế phẩm giảm đi rõ rệt (C3).
+ Chi phí cho sửa chữa, bảo dưỡng giảm (C4).
+ Chi phí cho kiểm tra giảm (C5).
Như ta đã biết SCP có thể không nhỏ hơn 50% doanh số, nhất là ở nước ta do vậy một sự tăng lên chi phí để nâng cao chất lượng sản phẩm chắc chắn sẽ nhỏ hơn lợi ích mà nó mang lại cho ta tức là C1<C2+C3+C4+C5.
II.2.2. Định hướng sản xuất vào người tiêu dùng.
Trong kinh doanh nếu không vì người tiêu dùng thì nắm chắc thất bại. Kinh doanh phải xuất phát từ thị trường sau đó phải quay trở lại thị trường. Do đó phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng. Khi cung cấp các sản phẩm ra thị trường các doanh nghiệp phải làm bổn phận của mình ngay cả lúc người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Để thực hiện được quan điểm này ta phải thực hiện chu trình Deming. M-P-P-C.
Sơ đồ 1: Chu trình Deming_MPPC
Thông tin phản hồi
Nghiên cứu
Thiết kế
Sản xuất
Người
II.2.3. Đảm bảo thông tin và áp dụng SQC.
Quản trị chất lượng là công việc, trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. Quản trị chất lượng phải được thực hiện ở cấp lãnh đạo cao nhất của công ty với ý nghĩa chiến lược, đồng thời phải quán triệt quản lý tác nghiệp ở từng phân xưởng, tổ đội sản xuất vì thế có các nguồn thông tin hai chiều. Quản trị nói chung và quản lý chất lượng nói riêng không có thông tin thì không thể thực hiện quản lý và thông tin trong mối quan hệ tương tác đòi hỏi phải chính xác, kịp thời, đầy đủ, có như thế cán bộ lãnh đạo quản lý chất lượng mới có các quyết định đúng đắn.
Quản lý chất lượng bằng thống kê - SQC là phương pháp sử dụng khá phổ biến và mang lại những kết quả to lớn không thể phủ nhận. Đặc trưng thống kê chất lượng sản phẩm là đầu mối cho chúng ta cải tiến. Song ở nước ta rất nhiều doanh nghiệp còn chưa sử dụng hiệu quả các công cụ này. SQC bao gồm: biểu đồ pareto, biểu đồ quá trình, sơ đồ nhân quả, phiếu kiểm tra, biểu đồ phân bố mật độ, biểu đồ kiểm soát, biểu đồ phân tán…
Khi sử dụng 7 công cụ trên ta sẽ tìm ra nguyên nhân những sai sót và đề ra cách giải quyết. Đặc biệt hiện nay tiến trình cơ giới hóa, tự động hóa diễn ra khá phổ biến. Vì vậy, việc sử dụng các công cụ kiểm tra, kiểm soát là không thể thiếu - con số thường có tính thuyết phục cao hơn lời nói suông.
II.2.4. Con người được coi là yếu tố quyết định trong quản lý chất lượng sản phẩm.
Để phát huy nhân tố con người trong quản lý chúng ta phải thực hiện một số công việc sau:
- Đổi mới tư duy và triết lý quản trị chất lượng.
- Đào tạo bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài.
- Đẩy mạnh ý thức tự quản trị công việc của mình cho mỗi thành viên.
- Phối hợp, kích thích tinh thần hợp tác nhóm.
Quản lý chất lượng phải được các cấp trong doanh nghiệp thấm nhuần các mục đích, vai trò, ý nghĩa của nó đối với hãng và chính bản thân các nhân viên. Các doanh nghiệp phải tổ chức các chương trình đào tạo, có thể đào tạo trong hoặc ngoài công việc cho ban giám đốc hãng, các thành viên của ban quản lý, trưởng phòng, đốc công, công nhân, thiết lập lên nhu cầu các nhóm hoạt động vì chất lượng.
Một điều bất cập trong quản trị doanh nghiệp, quản trị chất lượng sản phẩm ở các doanh nghiệp nước ta là tinh thần hợp tác nhóm là chưa cao hoặc chưa thực hiện. Trong khi, để tạo ra chất lượng sản phẩm là một quá trình nhiều mắt xích, để tạo ra một chủng loại sản phẩm lại bao gồm nhiều sản phẩm riêng lẻ hợp thành. Do vậy để giảm sản phẩm sai hỏng, khuyết tật một cách thức rất hiệu quả là các doanh nghiệp phải triển khai thực hiện công việc trên.
II.2.5. Quản trị theo chức năng - Quản trị chéo.
Quản trị theo chức năng được xây dựng bằng quy tắc PPM.
P-Plan: Hoạch định thiết kế.
P-Production: Sản xuất, bán
P-Prevention: Phòng ngừa.
M-Market: Thị trường.
Quản lý theo chức năng gắn chặt theo các ban chức năng là cơ chế đảm bảo cho hoạt động của hãng.
Sơ đồ 2: Cơ cấu quản tị theo chức năng và theo phòng của giáo sư Ixikawa Kaoru
Kế hoạch hóa
Lưu thông hàng hóa
Sản xuất, kiểm tra
Cung cấp vật tư
kỹ thuật
Đảm bảo chất lượng, kiểm tra chi phí
Kế hoạch sản xuất
Thiết kế sản phẩm
Chuẩn bị sản xuất
Kiểm tra cán bộ
Quản trị theo chức năng được thực hiện qua các ban chức năng. Trong mỗi ban đều có thư ký và chỉ định thư ký để điều hành công việc. Sự phối hợp hoạt động của các ban chức năng phải nhịp nhàng, mềm dẻo. Ban chức năng nghiên cứu cơ cấu dọc và cơ cấu ngang để hoàn thiện hoạt động của toàn bộ tổ chức.
II.3. Những yêu cầu chủ yếu trong quản lý chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm phải nằm ở vị trí trung tâm trong các hd ở doanh nghiệp, đặc biệt đội ngũ cán bộ phải có sự cam kết về chất lượng sản phẩm của mình. Mọi nhân vật cấp cao, các cán bộ quản lý và mọi công nhân phải chứng minh rằng họ có thái độ nghiêm chỉnh đối với chất lượng.
Quản lý chất lượng sản phẩm phải chú ý tới con người, ta đã tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và khẳng định con người là nhân tố cơ bản nhất quyết định đến việc tạo ra chất lượng sản phẩm cao hay thấp. Từ giám đốc cho tới người công nhân đều phải thấy được trách nhiệm của mình về vấn đề chất lượng.
Tuân thủ tính đồng bộ và toàn diện trong quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm được hình thành ở nhiều phân hệ, điều này yêu cầu công tác quả lý chất lượng sản phẩm thực hiện ở tất cả các phòng ban, trách nhiệm này không của riêng lẻ bộ phận nào. Để phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp, người lãnh đạo cần thiết lập mối quan hệ mật thiết, gắn liền quyền hạn với trách nhiệm thì mới cho kết quả phối hợp tốt.
Quản lý chất lượng sản phẩm tập trung vào các quá trình, quản lý hệ thống. Nâng cao tính linh hoạt và không ngừng nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống và các quá trình từ thiết kế đến sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng sản pẩhm. Đồng thời xác định những nguyên nhân gây ra trục trặc về chất lượng sản phẩm và có biện pháp tác động nhằm ngăn chặn những nhân tố đó. Trong đó cần sử dụng vòng tòn chất lượng và các công cụ thống kê để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. Phát triển và tập trung ưu tiên cho những vấn đề quan trọng nhất trong công tác quản lý.
II.4. Hiệu quả của công tác quản lý lượng sản phẩm trong doanh nghiệp.
Hiểu rõ được quản lý chất lượng, vai trò, ý nghĩa, mục đích, các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm và việc sử dụng linh hoạt các công cụ trong quản lý các doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặt hái được những lợi thế sau:
* Giảm phát sinh hàng xấu, chất lượng sản phẩm được đồng nhất thực hiện được (Zezo Defects), làm việc không lỗi.
* Quản lý chất lượng nâng cao sự phồn thịnh, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Sản phẩm là hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường do vậy sản phẩm có chất lượng cao sẽ tôn thêm vị thế của doanh nghiệp trong áp lực cạnh tranh.
* Do có hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm mà nó kích thích ước vọng của các thành viên đạt tới mức chất lượng cao nhất bằng cách nghiên cứu, triển khai các sản phẩm mới. Bằng cách này, tăng niềm đam mê và sự sáng tạo, học tập bồi dưỡng, hoàn thiện quy trình sản xuất, hoàn thiện mình.
* Quản lý chất lượng là hệ thống tôn trọng hoàn toàn nhân cách của cá nhân trong doanh nghiệp. Quản lý chất lượng theo quan điểm nhân văn nên mỗi người sẽ tự quản lý mình, quản lý công việc của mình và họ sẽ phục vụ hết khả năng của mình cho doanh nghiệp.
* Nhờ ứng dụng của thủ pháp thống kê chất lượng giảm được chi phí cho kiểm tra. Sẽ là sai lầm nếu như ta xem nhẹ công cụ thống kê trong quản lý, đây là cơ sở của TQM - một phương pháp vừa đơn giản vừa có hiệu quả cao.
* Quản lý chất lượng xác định vai trò đúng đắn của quản lý hành chính, coi quản lý hành chính có tầm quan trọng lớn lao ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả của quản lý. Tinh giảm bộ máy sẽ giảm chi phí gián tiếp, giảm tham nhũng quan liêu.
* Quản lý chất lượng sản phẩm giúp cho mọi thành viên tìm ra các nguyên nhân của sựâphna tán chất lượng từ đó có những biện pháp khắc phục nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí.
* Thực thi quản lý chất lượng sản phẩm sẽ tăng cường sự hợp tác, chia sẽ thông tin để tiến hành công việc tốt hơn giữa các khối kỹ thuật, nơi sản xuất, chế tạo và bộ phận KCS.
* Quản lý chất lượng tốt sẽ giảm chi phí giá thành sản phẩm. Tăng hiệu quả sử dụng vật liệu. Doanh nghiệp có thể giảm được giá thành tăng khả năng tiêu thụ mà lợi nhuận của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.
* Qua quản lý chất lượng sản phẩm, công ty có cơ sở khách quan, khoa học để xác định sự cần thiết phải đổi mới quy trình sản xuất, sản phẩm, có kế hoạch sản xuất hợp lý hơn, tìm được cách thức tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp.
II.5. Những nội dung then chốt của phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm đồng bộ TQM.
II.5.1. Định nghĩa.
Cơ sở của phương pháp TQM là ngăn ngừa sự xuất hiện của các khuyết tật, trục trặc về chất lượng ngay từ đầu. Sử dụng các kỹ thuật thống kê, các kỹ năng của quản lý để kiểm tra, giám sát các yếu tố ảnh hưởng tới sự xuấthiện các khuyết tật ngay trong hệ thống sản xuất từ khâu nghiên cứu, thiết kế, cung ứng và các dịch vụ khác liên quan đến quá trình hình thành nên chất lượng. áp dụng phương pháp TQM không những nâng cao được chất lượng sản phẩm mà còn cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống nhờ vào nguyên tắc "luôn làm đúng việc đúng ngay từ đầu". Theo Armand V.Feigenbaur. "TQM là một hệ thống hữu hiệu nhằm hội nhập những nỗ lực về phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các tổ, nhóm trong một doanh nghiệp để có thể tiếp thị, áp dụng khoa học - kỹ thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế nhất".
Có một số cách phát biểu khác nhau về TQM như sau:
- Theo Histoshi Kame: "TQM là một giải pháp quản trị đưa đến thành công. Tạo thuận lợi cho tăng trưởng bền vững của một tổ chức, thông qua việc huy động hết tất cả tâm trí của mọi thành viên nhằm tạo ra chất lượng một cách kinh tế theo yêu cầu của khách hàng".
- Theo ISO 8402-1994: "TQM là cách quản trị một tổ chức (một doanh nghiệp) tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội".
Theo ISO 9000, quản lý chất lượng đồng bộ là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó. Nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và xã hội.
TQM được coi như là một trong những công cụ quan trọng giúp các nhà sản xuất vượt qua được các hàng rào kỹ thuật trong Thương mại Thế giới. áp dụng TQM là một trong những điều kiện cần thiết trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và Thế giới. ở Việt Nam, trong những năm gần đây, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã có khuyến cao rằng: "Để hòa nhập với hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống Tiêu chuẩn hóa khu vực ASEAN, ở Việt Nam cần thiết phải đưa mô hình quản lý TQM vào áp dụng trong các doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng và vượt qua hàng rào TBT".
II.5.2. Đặc điểm của TQM.
TQM là một phương pháp quản lý chất lượng mới, liên quan đến nhiều cấp, nhiều bộ phận có chức năng khác nhau, nhưng lại đòi hỏi một sự hợp tác đồng bộ. Các đặc điểm của TQM có thể liệt kê như sau:
a. Về mục tiêu:
Trong TQM, mục tiêu quan trọng nhất là coi chất lượng là số một, chính sách chất lượng phải hướng tới khách hàng. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng được hiểu là thỏa mãn mong muốn của khách hàng, chứ không phải là việc cố gắng đạt được một số tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra từ trước. Việc không ngừng cải tiến, hoàn thiện chất lượng là một trong những hoạt động quan trọng của TQM.
b. Về quy mô:
Để đảm bảo chất lượng sản xuất và dịch vụ, hệ thống TMQ phải mở rộng việc sản xuất sang các cơ sở cung ứng, thầu phụ của doanh nghiệp. Vì thông thường việc mua nguyên vật liệu trong sản xuất có thể chiếm tới 70% giá thành sản phẩm sản xuất ra (tuỳ theo từng loại sản phẩm). Do đó có thể đảm bảo chất lượng từng loại nguyên vật liệu để có thể kiểm soát chất lượng của chúng, cải tiến phương thức đặt hàng cho phù hợp với tiến độ sản xuất.
c. Về hình thức:
Thay vì kiểm tra chất lượng sau sản xuất (KCS), TQM đã chuyển sang việc kế hoạch hóa, chương trình hóa, theo dõi phòng ngừa trước khi sản xuất. Sử dụng các công cụ thống kê theo dõi, phân tích về mặt định lượng có kết quả cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, tiến hành phân tích tìm nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
d. Cơ sở hệ thống TQM:
Cơ sở của các hạot động TQM trong doanh nghiệp là con người trong đơn vị, công ty. Nói đến chất lượng người ta thường đi đến chất lượng sản phẩm. Nhưng chính chất lượng con người mới là mối quan tâm hàng đầu của TQM. Nguyên tắc cơ bản để thực thi TQM là phát triển một cách toàn diện và thống nhất năng lực của các thành viên, thông qua việc đào tạo, huấn luyện và chuyển quyền hạn, nhiệm vụ cho họ. Để thực hiện TQM, doanh nghiệp phải xây dựng được một môi trường làm việc của họ. Trong các nhóm đó, trọng tâm chú ý của họ là cải tiến liên tục các quá trình công nghệ và các thao tác để thực hiện những mục tiêu chiến lược của công ty bằng con đường kinh tế nhất. Đây là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong cách tiếp cận quản lý chất lượng đồng bộ.
e. Về tổ chức:
Hệ thống quản lý trong TQM có cơ cấu, chức năng chéo nhằm kiểm soát, phối hợp một cách đồng bộ các hoạt động khác nhau trong hệ thống, toạ điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tổ, nhóm. Việc áp dụng TQM cần thiết phải có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao và cấp trung gian. Công tác tổ chức phải nhằm phân công trách nhiệm một cách rành mạch. Vì vậy, TQM đòi hỏi một mô hình qunả lý mới, với những đặc điểm khác hản với các mô hình quản lý trước đây. Quản trị chất lượng là chất lượng của quản trị, là chất lượng của công việc. Do vậy, để thực hiện tốt TQM thì đầu tiên cần làm là phải đặt đúng người đúng chỗ và phân định rạch ròi trách nhiệm của ai, đối với việc gì. Vì thế, trong TQM việc quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng là trách nhiệm cảu các nhà quản lý chủ yếu trong doanh nghiệp. Những người nàylập thành phòng đảm bảo chất lượng (QA: Quality Assurance) dưới sự chỉ đạo của Giám đốc điều hành cấp cao nhất (C._.EO: Chief Excutive Officer) của doanh nghiệp để thực hiện việc phòng ngừa bằng quản lý chứ không dành nhiều thời gian cho việc thanh tra, sửa sai. Cấp lãnh đạo trực tiếp của phòng đảm bảo chất lượng có trách nhiệm phải đảm bảo dây chuyền chất lượng không bị phá vở. Mặt khác, công việc tổ chức xây dựng một hệ thống TQM còn bao hàm việc phân công trách nhiệm để tiêu chuẩn hóa công việc cụ thể, chất lượng của từng bộ phận sản phẩm và sản phẩm ở mỗi công đoạn.
Mô hình cũ
Mô hình mới
Cơ cấu quản lý
Cơ cấu thứ bậc dành uy quyền cho các nhà quản lý cấp cao (quyền lực tập trung)
Cơ cấu mỏng, cải tiến thông tin và chia xẻ quyền uy (uỷ quyền)
Quan hệ cá nhân
Quan hệ nhân sự dựa trên cơ sở chức vụ, địa vị
Quan hệ thân mật, phát huy tinh thần sáng tạo của con người.
Cách thức ra quyết định
Ra quyết định dựa trên kinh nghiệm quản lý và cách làm việc cổ truyền, cảm tính
Ra quyết định dựa trên cơ sở khoa học là các dữ kiện, các phương pháp phân tích định lượng, các giải pháp mang tính tập thể.
Kiểm tra - kiểm soát
Nhà quản lý tiến hành kiểm tra, kiểm soát nhân viên
Nhân viên làm việc trong các đội tự quản, tự kiểm soát
Thông tin
Nhà quản lý giữ bí mật tin tức cho mình và chỉ thông báo các thông tin cần thiết
Nhà quản lý chia sẻ mọi thông tin với nhân viên một cách công khai
Phương châm hoạt động
Chữa bệnh
Phòng bệnh
f. Về kỹ thuật quản lý và công cụ:
Các biện pháp tác động phải được xây dựng theo phương châm phòng ngừa "làm đúng việc đúng ngay từ đầu", từ khâu nghiên cứu, thiết kế, nhằm giảm tổn thất kinh tế. áp dụng một cách triệt để vòng tròn DEMING (PDCA) làm cơ sở cho việc cải tiến chất lượng liên tục. Mặt khác, trong quản lý, số liệu bị tản mạn là điều không thể tránh khỏi, chính nó sẽ không cho phép xác định về mặt định lượng các vấn đề nảy sinh. Việc sử dụng các công cụ thống kê là cách tiếp cận có hệ thống và khoa học. Việc ra quyết định điều chỉnh phải dựa trên cơ sở các sự kiện, dữ liệu chứ không dựa vào cảm tính hoặc theo kinh nghiệm. Với các công cụ này, chúng ta có thể kiểm soát được những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất.
Trên đây là những đặc điểm cơ bản của TQM, việc triển khai áp dụng nó như thế nào có hiệu quả lại phụ thuộc vào rất nhiều những hoàn cảnh thực tế vì các phương pháp quản lý chất lượng không thể tiến hành tách rời những điều kiện văn hóa - xã hội.
Phần IIThực trạng áp dụng TQM tại công ty cổ phần dược quảng bình
I. Giới thiệu công ty Cổ phần dược phẩm Quảng Bình
1. Tên công ty: Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình, tên giao dịch quốc tế: QUANABNH Pharmacentical Jonit - stoc company - Viết tắt là: QUAPHARCO. Công ty có trụ sở tại đường Hữu Nghị, thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, có Email Quaphaco@dng.vnn.vn có địa bàn hoạt động trong và ngoài nước. Công ty có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật, có con dấu riêng, độc lập về tài chính, có điều lệ tổ chức hoạt động, có năng lực tổ chức đại hội đồng cổ đông.
2. Lịch sử ra đời và quá trình của doanh nghiệp
Thuốc chữa bệnh và trang thiết bị dụng cụ y tế là mặt hàng thiết yếu không thể thiếu được phục vụ nhu cầu phòng và chữa bệnh cho Nhân Dân. Trong bối cảnh đất nước đang chiến tranh thì nhu cầu ấy càng bức thiết hơn. Trước tình hình đó, ngày 19/05/1965 Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Bình ra quyết định thành lập Xí nghiệp Dược phẩm Quảng Bình, đóng tại huyện Tuyên Hóa. Tháng 01/1976 Xí nghiệp chuyển về đóng tại Phường Bắc Lý - Thành phố Đồng Hới.
Tháng 04/1982 Xí nghiệp sáp nhập với Xí nghiệp dược phẩm BìnhTrị Thiên với tên gọi là Xí nghiệp dược phẩm Quảng Bình trực thuộc Xí nghiệp liên hợp dược Bình Trị Thiên, hạch toán báo sổ. Tháng 07/1989 Xí nghiệp được tách ra khỏi Xí nghiệp liên hợp dược Bình Trị Thiên và đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Dược quảng Bình, hạch toán kinh tế độc lập.
Ngày 17/06/1992 Chủ tịch uỷ ban nhân tỉnh Quảng Bình và Quyết định số 289 QĐ/UB về việc hợp nhất Xí nghệip liên hợp được Quảng Bình với Công ty trang thiết bị dịch vụ y tế Quảng Bình và mang tên là Xí nghiệp liên hợp được - thiết bị y tế Quảng Bình. Ngày 24/08/1992 Chủ tịch uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình ra quyết định số 423 QĐ/UB về việc sáp nhập thêm 07 Công ty được cấp Huyện, Thị trong toàn tỉnh trực thuộc Xí nghiệp liên hợp được - thiết bị y tế Quảng Bình. Ngày 27/03/1993 Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ra quyết định số 63 QĐ/UB về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dược phẩm Quảng Bình Nhà nước Công ty Dược phẩm Quảng Bình.
Thực hiện Quyết định số 94/2004/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc "Chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dược phẩm Quảng Bình thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình tiến hành Đại hội đồng cổ đông thànhlập. Ngày 31/03/2005 Sở Kế hoạch & đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2903000034, Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình chính thức hoạt động kể từ ngày 31/03/2005.
Chức năng nhiệm vụ của công ty là sản xuất và kinh doanh thuốc tân dược, trang thiết bị dụng cụ y tế, kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thiết bị vật tư y tế phục vụ cho các yêu cầu phát triển kinh doanh xã hội và nhu cầu bảo vệ sức khoẻ của Nhân dân, góp phần tăng tích lũy cho ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho xã hội.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đơn vị đã vượt qua biết bao gian lao thử thách của buổi đầu mới thành lập với hơn 40 cán bộ công nhân viên, nguồn vốn ít ỏi, điều kiện sản xuất thô sơ. Đặc biệt là thời điểm cuối năm 1993 đầu năm 1994 doanh nghiệp đứng bên bờ vực thẳm của sự phá sản. Nhưng tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đã đoàn kết, gắn bó, năng động sáng tạo đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển đi lên.
II. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
1. Một số mặt hàng chủ yếu và kết quả kinh doanh năm qua:
Các mặt hàng kinh doanh năm qua chủ yếu thuốc viện các loại, thuốc mỡ các loại, ĐD-TD, mối iốt.v.v.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 2006
Năm 2007
Số KH 2007 (%)
Số TH 2006 (%)
Kế hoạch
Thực hiện
Giá trị sản lượng HH
Tỷ đồng
30,958
37,76
36,55
96,8%
118,1%
1
Thuốc viên: - Giá trị
Tỷ đồng
22,02
27,15
27,73
102,1%
125,9%
- Sản lượng
Triệu viên
429411
516,2
441,6
85,6%
102,8%
2
Thuốc mỡ: - Giá trị
Tỷ đồng
7,243
8,77
7,83
89,2%
108,1%
- Sản lượng
Triệu tub
11,914
13,5
11,93
88,4%
100,1%
3
ĐD - TD: - Giá trị
Triệu đ
670,509
764,51
903,622
118,2%
134,8%
Sản lượng
Nghin lọ
761,185
737
905,935
122,9%
119,0%
4
Muối Iốt: - Giá trị
Triệu Đ
1.024,23
1.070,85
90,727
8,5%
8,9%
- Sản lượng
Tấn
1.031
1.100
85,7
7,8%
8,3%
Nguồn: Báo cáo công tác 2007
2. Đánh giá kết qủa hoạt động kinh doanh:
- Một số chỉ tiêu chủ yếu về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây:
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Kế hoạch
Thực hiện
So KH 2005
So TH 2004
1
Doanh thu
Tỷ đồng
45,68
53,26
62,1
70,0
72,5
103,5
116,7
2
Giá trị SXCN
Tỷ đồng
12,02
12,99
15,12
18,8
23,7
126,1
156,7
3
Vốn cổ phần
Tỷ đồng
6,47
7,58
7,7
8,7
9,1
104,6
118,1
4
Lợi nhuận trước thuế
Tr. đồng
590
706
802
1.000
1.636
163,6
203,9
5
Thu nhập bình quân
1000đ/ng/th
700
802
870
900
990
110
113,8
6
Nộp ngân sách
Tr. đồng
907,3
1.096
1.201
1.055
1.200
113,7
99,9
7
Đầu tư XDCB
Tỷ đồng
5,6
3,3
3,2
1,6
1,9
118,7
59,38
Qua bảng số liệu, đi sâu nghiên cứu tìm hiểu các chỉ tiêu cụ thể ta thấy:
- Doanh thu kinh doanh tăng đều qua các năm giao động trong khoảng từ 16,59%/năm đến 16,7%/năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ các năm 2004, 2005; năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 23,7 tỷ đồng; hoàn thành 126,1% kế hoạch đề ra; so năm 2004 tăng 8,58 tỷ đồng; tỷ lệ tăng 56,7%.
- Vốn cổ phần (trước đây là vốn nhà nước) phục vụ sản xuất kinh doanh từ năm 2002 đến 2004 tăng chậm, đây là thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, năm 2005 sau khi chuyển qua hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, đơn vị chủ động phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, do đó vốn kinh doanh (vốn cổ phần) tăng 1,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 18,1%.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2002 chỉ đạt 590 triệu đồng, đến năm 2005 tăng mệnh đạt 1,636 tỷ đồng hoàn thành 163,6% kế hoạch đề ra; tăng 834 triệu đồng so thực hiện năm 2004; đạt 203,9%. Năm 2005 sau khi chuyển qua công ty cổ phần doanh nghiệp đã thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp, sắp xếp lại lao động, thay đổi phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo trả cổ tức cho các cổ đông với mức cổ cức 112% /năm.
- Thu nhập của người lao động năm 2002 đạt 700 ngàn đồng/người/tháng đến năm 2005 đạt 990 ngàn đồng/người/tháng, hoàn thành 110% kế hoạch đề ra năm 2005, tăng 13,8% so năm 2004. Với mức thu nhập này trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thuộc loại trung bình khá.
- Công tác nộp ngân sách nhà nước được doanh nghiệp chú trọng quan tâm, năm 2004 nộp ngân sách đạt 1,201 tỷ đồng, năm 2005 đơn vị xây dựng kế hoạch 1,055 tỷ đồng đó là do năm 2005 doanh nghiệp chuyển qua hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, được nhà nước ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, mặc dù vậy năm 2005 đơn vị vẫn nộp ngân sách đạt 1,2 tỷ đồng, tăng 13,7% so kế hoạch đề ra.
- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thuộc đạt tiêu chuẩn GMP ASEAN, với tổng mức đầu tư 10,7 tỷ đồng đến đầu năm 2005 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, mức đầu tư qua các năm có thay đổi biến động từ năm 2002 đến 2005, đây là thời kỳ đơn vị đầu tư xây dựng nhà máy GMP, năm 2002 mức đầu tư đạt 5,6 tỷ đồng năm 2005 sau khi nhà máy hoàn thành đơn vị tập trung đầu tư các máy móc thiết bị kiểm nghiệm, máy vi tính, công nghệ thông tin trong DN.
Qua phân tích các chỉ tiêu chủ yếu cho thấy từ năm 2002 đến năm 2005 đơn vị luôn hoàn thành cơ bản các mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, giá trị sản lượng hàng hóa, doanh thu, lợi nhuận ngày càng tăng, thu nhập của người lao động ngày càng ổn định và nâng lên, nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, bảo toàn và phát triển vốn, tích luỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động từ doanh nghiệp nhà nước qua công ty cổ phần theo đúng tiền độ, sắp xếp, bố trí, tuyển dụng lao động hợp lý, phát triển sản xuất kinh doanh đúng hướng.
3. Đánh giá các kết quả hoạt động khác của doanh nghiệp.
Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, hiện nay đơn vị đã và đang thực hiện sản xuất và cung ứng muối i ốt phục vụ đồng bào miền núi phần phòng chống bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu i ốt gây ra. Đây là mặt hàng được nhà nước thực hiện trợ giá, trợ cước trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, giá bán theo quy định của UBND tỉnh theo từng thời kỳ. Trong năm 2005 doanh nghiệp đã sản xuất và cung ứng 840 tấn muối i ốt phục vụ đồng bài miền núi, rẻo cao.
Thực hiện dự trữ thuốc phòng chống dịch bệnh, cung ứng phục vụ đồng bào tỉnh nhà trong những lúc thiên tai, hỏa hoạn.
Thực hiện tốt công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ an toàn tài sản, giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội.
Phối hợp với các tổ chức công đoàn, đoàn TN, phụ nữ xây dựng phong trào thi đua sôi nổi hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.
Trong những năm qua tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên đều hoàn thành chức năng nhiệm vụ theo quy định của điều lệ.
Do nỗ lực chung công ty đã đạt được kết quả kinh doanh những năm gần đây như sau:
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
- Giá TSLHHSX
15,12
23,7
30,9
36,5
- Doanh số bán ra
62,09
72,5
86,9
112,9
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
- Giá trị sản lượng thực hệin năm 2007/2004 tăng 21,38 tỷ đồng; gấp 2,4 lần.
- Doanh thu thực hiện năm 2007/2004 tăng 50,81 tỷ đồng; gấp 1,8 lần.
- Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện năm 2007 đạt 36,55 tỷ đồng, so năm 2006 tăng 5,58 tỷ đồng, tăng 18,1%.
- Các sản phẩm cạnh tranh được: Vitamin C 0,5 viên bao phim, capsul; para 0,5 nén vĩ, capsul lọ 500 viên; terpincodein 10mg bao fiml, HHDNão; thuốc mỡ: genxason 10g; Gensonmax…
- Sản phẩm chưa ổn định chất lượng: PH 8, Diclofenac 50 mg bao fiml, Erythromycin 0,25, ENEREFFECT-C cần đầu tư nghiên cứu hoàn thiện.
- GTSLHH sản xuất từ 50 tỷ trở xuống thuộc loại DN sản xuất nhỏ, DN chúng ta
Để thấy rõ hơn các kết quả nỗ lực của tập thể cán bộ - CNV trong công ty ta đánh kết quả hoạt động kinh doanh hai năm gần đây.
Kết quả kinh doanh những năm gần đây.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 2006
Năm 2007
Số KH 2007 (%)
Số TH 2006 (%)
Kế hoạch
Thực hiện
1
Tổng giá trị bán ra
Tỷ đồng
86,951
98,300
112,902
114,9%
129,8%
*
Các hệ thống bán + Giao hàng BV
Tỷ đồng
29,856
31,991
41,37
129,3%
138,6%`
HT Lệ Thuỷ
Tỷ đồng
5,194
5,482
7,304
133,2%
140,6%
HT Quảng Ninh
Tỷ đồng
2,889
2,923
4,185
143,1%
145,0%
HT Đồng Hới
Tỷ đồng
4,281
4,918
8,257
167,9%
192,9%
HT Bố Trạch
Tỷ đồng
7,560
7,817
8,109
103,7%
107,3%
HT Quảng Trạch
Tỷ đồng
6,425
6,643
6,320
95,1%
98,4%
HT Tuyên Hóa
Tỷ đồng
2,563
2,755
3,677
133,5%
143,5%
HT Minh Hóa
Tỷ đồng
0,947
1,453
3,815
242,1%
371,4%
*
Bán Ngoại tỉnh
Tỷ đồng
39,908
52,359
54,050
103,2%
135,4%
CN Hà Nội
Tỷ đồng
12,745
15,500
16,679
107,6%
130,9%
CN Sài Gòn
Tỷ đồng
19,025
26,400
25,859
98,0%
135,9%
CN Phú Yên
Tỷ đồng
2,623
3,600
3,699
102,8%
141,0%
Bán BV Huế, QT, Phía Bắc Nam
Tỷ đồng
5,515
6,859
7,813
113,9%
141,7%
*
Quầy trung tâm
Tỷ đồng
3,079
3,400
4,172
122,7%
135,5%
Quầy Hường
Tỷ đồng
0,503
0,550
0,461
83,8%
91,6%
Quầy Huế
Tỷ đồng
1,899
2,100
2,638
125,6%
138,9%
Quầy BV CuBa (Vân)
Tỷ đồng
0,389
0,440
0,480
109,1%
123,4%
Quầy Tâm
Tỷ đồng
0,389
0,440
0,480
109,1%
123,4%
Quầy Duyên
Tỷ đồng
0,048
Quầy Quế (Bình Định)
Tỷ đồng
0,165
*
Bán BV CuBa
Tỷ đồng
8,145
8,700
9,843
113,1%
120,9%
*
Bán muối iốt
Tỷ đồng
0,912
1,000
0,018
1,8%
2,0%
*
TT Chuyên Khoa + BV
Tỷ đồng
4,048
0,500
1,839
367,8%
45,4%
*
Bán khác
Tỷ đồng
1,003
0,350
1,610
460,0%
160,0%
2
Giá trị NK và uỷ thác nhập khẩu
*
USD
1000 USD
933,801
1,092
878,674
80,5%
94,1%
*
VNĐ
Tỷ đồng
14,942
17,482
14,307
81,8%
95,8%
Nguồn: Báo cáo kết quả 2007
- Nhờ sự nỗ lực tích cực phấn đấu từ cán bộ quản lý đến nhân viên kinh doanh nên cộng tác kinh doanh đã đạt doanh thu: 112,900 tỷ đồng, so với năm 2006 tăng 25,95 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 29,8%.
- Hầu hết các hiệu thuốc đều hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Bán ngoại tỉnh: Năm 2007 đạt 54,049 tỷ; tăng 35,4% so với năm 2006.
- Các hiệu thuốc bán +giao hàng BV đạt doanh số: 41,369 tỷ, tăng 38,6% năm 2006 và chiếm tỷ trọng: 36,64% doanh số. Chủ yếu doanh số bán BV tăng.
- Doanh số bán Bệnh viện Cu Ba đạt: 9,843 tỷ, chiếm tỷ trọng: 8,72% doanh số.
- Doanh số bán các trung tâm chuyên khoa: 1,839 tỷ (DN chiếm thị phần chủ yếu các trung tâm chuyên khoa).
- Các DN lớn doanh thu kinh doanh> 1000 tỷ đồng, DN chúng ta đứng thứ hạng trung bình, doanh số đạt 112,9 tỷ đồng năm 2007.
- DN nhập khẩu 14,307 tỷ đồng xếp loại đơn vị nhập khẩu nhỏ yếu đứng thứ 24 các công ty được cấp tỉnh.
- Công ty đã tổ chức 3 hội nghị giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng tiêu thụ thuốc do công ty sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Năm 2007 trong điều kiện kho của DN chật, chưa đầu tư trang bị được nhiều, môi trường chưa đảm bảo nhưng công tác xuất, nhập, kiểm nhận, kiểm soát đều hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch, không để xảy ra mất mát, tỷ lệ hư hao, hỏng vỡ hợp lý. Tồn tại:Kho chưa triển khai phần mềm hồ sơ kho theo GSP, công tác bảo quan sắp xếp, theo dõi chất lượng, hạn dùng, thời gian nghiệm thu còn thiếu sót, chưa kịp.
Tồn tại của KD:
- Chưa triển khai quản lý vật tư hàng hóa bằng phần mềm vi tính.
- Hàng hóa, nguyên liệu, vật tư cung ứng, có lúc chưa kịp thời, chưa đồng bộ.
- Khai thác biệt dược cho bệnh viện còn yếu.
- Khảo sát giá cả trước khi mua chưa đủ, SOP mua chưa đúng.
- Cán bộ KD thiếu xác nhận công nợ với người mua cuối quý, nợ quá hạn thanh toán. Thông tin thị trường, khác hàng còn yếu, cán bộ nghiệp vụ kinh doanh cập nhật thông tin ít báo cáo phản ánh, báo cáo công nợ, doanh thu, giá cả chưa kịp thời, chưa thực hiện đúng quy chế đề ra.
- Mạng lưới đại lý các tỉnh miền Bắc và miền trung cho DN còn ít, trình dược viên của DN hoạt động bán hàng DN còn yếu.
- Tuyên truyền giới thiệu sản phẩm, quảng bá hàng hóa, hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm còn yếu.
- Giới thiệu thuốc cho bác sĩ bệnh viện còn quá yếu.
- Một số MDV không hoàn thành mức khoán và công ty chưa xử lý dứt điểm theo quy chế.
III. Thực trạng quản lý chất lượng theo TQM tại Công ty Cổ phần dược Quảng Bình.
III.1. Thực trạng quản lý chất lượng theo TQM tại công ty.
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm là một trong những nghiệp vụ quan trọng của công tác quản lý kinh tế kỹ thuật nói chung và công tác quản lý chất lượng nói riêng. Việc quản lý chất lượng sản phẩm được công ty thực hiện ở hầu hết các khâu trong vòng tròn Deming. Từ nghiên cứu nhu cầu, thiết kế, chế tạo… đến khâu cuối cùng là tiêu thụ và sử dụng hàng hóa.
Để có chất lượng sản phẩm cao mở rộng được thị trường nâng cao uy tín của doanh nghiệp công ty đã thực hiện việc quản lý như sau:
* Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế: Công việc thiết kế được công ty coi là một trong những vấn đề quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Với sự đa dạng về chủng loại, việc thiết kế là nhu cầu thiết yếu của công ty để tất cả các sản phẩm có thể tồn tại trên thị trường. Phòng quản lý chất lượng của công ty (KCS) luôn kết hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh và bộ phận bán hàng để nắm bắt nhu cầu của khách hàng, đồng thời phối hợp với bộ phận kỹ thuật, thiết kế để đưa ra hệ thống của chỉ tiêu chất lượng phù hợp.
* Quản lý chất lượng trong khâu cung ứng: Số lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất là tương đối lớn. Vì vậy để có chất lượng sản phẩm cao thì bộ phận KCS phải kiểm tra tất cả các loại nguyên vật liệu điều vào để đảm bảo các nguyên vật liệu đưa vào sử dụng là có chất lượng.
Trong cơ chế thị trường có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất cung ứng các loại nguyên vật liệu trong đó có doanh nghiệp ngoài nước và trong nước. Vì vậy việc tìm kiếm nguồn hàng không phải là khó song để tìm một nguồn hàng có uy tín thì không dễ. Qua quá trình sản xuất, công ty không ngừng kiểm tra, đánh giá để lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào đáp ứng được tối đa yêu cầu chất lượng sản phẩm.
Trong nghiệp vụ này công ty cũng phải xác định các phương án giao nhận NVL. Giao nhận đúng thời điểm sẽ tạo điều kiện cho công ty giảm chi phí lưu kho bãi, nâng cao chất lượng NVL.
* Quản lý chất lượng trong sản xuất: Đây là nhiệm vụ quan trọng của bộ phận quản lý chất lượng vì muốn thực hiện tốt được chất lượng thiết kế thì vấn đề cơ bản là phải quản lý, kiểm soát tốt quy trình sản xuất. Trong Công ty, máy móc, quy trình công nghệ không mấy phức tạp song các khâu các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau và một sự trục trặc trong bất cứ khâu nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Để làm tốt công tác này công ty đã thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Cung cấp đủ số lượng và chất lượng NVL cho quá trình sản xuất theo đúng tiến độ.
- Thành lập và thực hiện các tiêu chuẩn, thủ tục, thao tác và quy trình thực hiện.
- Thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay trên dây chuyền, trước và khi đóng gói. Để không có sản phẩm hỏng lọt ra ngoài thị trường thì phải thực hiện tốt công tác kiểm tra. Công việc này do phòng KCS đảm nhiệm.
* Quản trị chất lượng trong và sau khâu bán hàng: Công ty đang rất chú trọng tới việc nâng cao chất lượng trong khâu này. Làm tốt công tác này không chỉ có lợi cho người tiêu dùng mà còn cho cả doanh nghiệp. Để làm tốt công tác này công ty đã thực hiện một số công việc cơ bản sau:
- Chuẩn bị sản phẩm tốt sau khi xác định thị trường mục tiêu để cung cấp sản phẩm.
- Tổ chức mạng lưới phân phối thuận lợi. Nếu như nhà quản lý chất lượng mà không nắm được đặc điểm kênh phân phối của mình thì thật khó có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình còn nguyên vẹn đến tay người tiêu dùng.
- Tổ chức dịch vụ sau bán hàng, như bảo hành, kỹ thuật…
- Dịch vụ này gây dựng được niềm tin uy tín với khách hàng đồng thời nó cũng giúp cho công ty có điều kiện tốt để tìm hiểu hơn về khách hàng và thị trường của mình.
Có thể nhận thấy công ty đã có sự áp dụng phương pháp quản lý chất lượng đồng bộ TQM tuy nhiên chưa áp dụng triệt để. Bên cạnh việc tiến hành thực hiện trong sản xuất, cần có sự đào tạo, phổ biến một cách sâu rộng kiến thức về TQM trong toàn bộ công ty. Có như vậy việc thực hiện mới thực sự có hiệu quả.
III.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quản lý chất lượng theo TQM.
III.2.1. Những thuận lợi.
Trong sản xuất kinh doanh, càng ngày công ty càng có quyền tự chủ hơn, tìm các đối tác làm ăn trong nước cũng như nước ngoài qua đó học hỏi được kinh nghiệm tổ chức quản lý hiện đại, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, mở rộng thị trường sản phẩm.
Những năm qua, việc đầu tư cho nghiên cứu triển khai, mua sắm tuy chưa phải là nhiều song, bước đầu đã đem lại hiệu quả tốt. Do đầu tư đúng hướng nên doanh nghiệp đã khai thác tốt công nghệ máy móc nâng cao được chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm.
Công ty còn có một đội ngũ cán bộ công nhân viên tương đối trẻ khá năng động nhiệt tình, học hỏi trao dồi kiến thức tạo điều kiện cho việc nâng cao tay nghề để đưa năng suất, chất lượng ngày càng cao.
Ngày nay có nhiều doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước ra đời tạo ra nguồn hàng phong phú, chất lượng cao đặc biệt là đường, dầu thực vật tinh bột…
Các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đã có tác dụng tích cực tới tình hình sản xuất của công ty như; chính sách tài khóa, khuyến khích đầu tư, phát triển nghiên cứu khoa học - công nghệ và những giải pháp tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, chống hàng giả đã nâng được uy tín, chất lượng sản phẩm của công ty lên một bước.
III.2.2. Những khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi, công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong hoạt động.
Đội ngũ cán bộ quản lý còn trẻ nên kinh nghiệm thực tế chưa nhiều phản ứng chậm với thị trường. Phòng Marketing chưa có nên khó khăn trong việc điều tra thị trường cũng như thực hiện các hành vi xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.
Cơ chế quản lý của Nhà nước chưa được nghiêm minh các nạn làm hàng giả, buôn lậu hàng hóa còn nhiều và đang gây không ít khó khăn trong cạnh tranh của công ty.
Tiềm lực tài chính của công ty còn yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong tình hình mới khó có thể đưa các dây chuyền sản xuất hiện đại vào sử dụng.
Trên đây là những khó khăn và thuận lợi chính của công ty trong thời gian vừa qua cũng như trước mắt. Để khắc phục được những khó khăn, phát huy những thuận lợi, công ty phải đẩy mạnh công tác quản lý trên tất cả các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Có như vậy công ty mới tạo ra thế và lực mới trên thương trường để Thái Minh không những phát triển mạnh thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài như mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra từ nay đến năm 2010.
Phần IIIKiến nghị giải pháp áp dụng TQM ở Công ty Cổ phần dược Quảng Bình
I. Phương hướng chung.
Thứ nhất: Phải xem xét doanh nghiệp theo quan điểm hệ thống, đưa quản lý đồng bộ chất lượng sản phẩm hàng hóa vào doanh nghiệp.
Việc quản lý đồng bộ chất lượng sản phẩm hàng hóa đòi hỏi mọi cá nhân trong doanh nghiệp từ người công nhân, cán bộ quản lý cấp trung gian và cán bộ quản lý cấp cao đều phải tham gia tích cực. Đây không phải là nhiệm vụ riêng của bất cứ một phòng ban nào mà nó trở thành trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của họ… Để đảm bảo chất lượng sản phẩm đòi hỏi sự quản lý trên phải tập trung không chỉ vào một vài khâu quan trọng của quản lý sản xuất mà phải ở mọi quá trình hình thành lên chất lượng sản phẩm.
Thứ hai: Tăng cường công tác quản lý toàn diện các mặt trong doanh nghiệp.
Trong quá trình tạo ra sản phẩm có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Vì vậy các hoạt động quản lý của công ty phải mang tính bao trùm lên tất cả các yếu tố đó nhằm đảm bảo chất lượng của các quá trình ngăn chặn sự trục trặc để cuối cùng tạo ra các sản phẩm CL cao.
- Quản lý con người: Quản lý con người là nhiệm vụ của các cấp, cấp trên quản lý cấp dưới, cấp dưới kiểm tra cấp trên và các phòng ban chức năng kiểm tra lẫn nhau để cùng tiến bộ. Khi có những nhận thức đúng đắn của con người về chất lượng sản phẩm thì hoạt động của mọi phòng ban sẽ trôi chảy giảm thiểu những cản trở việc nâng cao chất lượng sản phẩm chuyển đổi quan hệ hành chính sang quan hệ kinh tế, lợi ích thì chắc chắn tinh thần hoạt động sẽ mang tính hợp tác chứ không phải là chống đối. Với phòng KCS thì điều này sẽ có thuận lợi rất lớn khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Quản lý nguyên vật liệu, bán thành phẩm.
Công tác quản lý không thể không nhắm vào các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau với rất nhiều loại vì vậy việc quản lý là không dễ dàng và phải thực hiện các biện pháp hợp lý thì mới có thể đảm bảo được chất lượng, số lượng, cơ cấu vật tư đáp ứng kịp thời tiến độ sản xuất kinh doanh. Khi nhập nguyên vật liệu vào nhà máy cũng như khi bảo quản cấp phát vật tư cho sản xuất đều phải tiến hành kiểm tra kỹ càng. Các bộ phận này phải có sự phối hợp quản lý vật tư về mọi mặt, giữa họ hình thành lên trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
- Quản lý công nghệ, quá trình sản xuất sản phẩm:
Quy trình công nghệ của Công ty đơn giản và có các công đoạn rõ ràng vì vậy không khó khăn trong việc kiểm tra các máy móc thiết bị và bán thành pẩhm trên các công đoạn của quy trình sản xuất. Trong lĩnh vực quản lý này doanh nghiệp nên nêu cao vai trò của công tác tự kiểm tra đó là công nhân kiểm tra, nhân viên kỹ thuật kiểm tra chính các sản phẩm mình làm ra. Như vậy, Công ty sẽ có sản phẩm chất lượng cao hạn chế công tác kiểm tra cuối cùng, giảm các chi phí chất lượng.
- Quản lý CLSP trong quá trình tiêu thụ.
Để chất lượng sản phẩm được đảm bảo trong khâu tiêu thụ phải có sự giám sát chặt chẽ thì sản phẩm đến tay người tiêu dùng mới có nguyên giá trị. Hơn nữa công ty phải thu thập ý kiến của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, tổ chức bảo hành, phục vụ kỹ thuật, phát hiện sự sai hỏng của sản phẩm và phân tích nguyên nhân từ đó đưa ra được biện pháp khắc phục.
Sau nữa là công ty phải thu thập ý kiến của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, tổ chức bảo hành, phục vụ kỹ thuật, phát hiện sự sai hỏng của sản phẩm và phân tích nguyên nhân từ dó đưa ra được biện pháp khắc phục. Ngược lại, khi các đại lý vi phạm các quy định của công ty phải được xử lý thích đáng.
Thứ ba: Đưa các loại quy định có liên quan tới chất lượng sản phẩm vào công ty.
Để sản phẩm có chất lượng cao về mọi mặt thì ban quản lý Công ty phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định đã đề ra và phải tiến hành thực hiện trên phạm vi rộng khắp. Sau đây là một số quy định của Công ty và các quy định mới mà công ty nên tham khảo để đưa vào công ty,
1. Quy định về việc quản lý cách trong công ty: Tổng quát về quy cách trong công ty, quy định về việc lập quy cách, sửa đổi, quản lý, phân loại, hình thức trình bày…
2. Quy định về ủy ban quản lý CL: Thành phần cấu tạo ủy ban (bao gồm cả việc tiêu chuẩn hóa), quy định về nội dung nghiệp vụ, xử lý giấy tờ hồ sơ, thủ tục điều hành…
3. Quy định về đề án cải tiến: Quy định về thủ tục liên quan đến chế độ đề án cải tiến.
4. Quy cách sản phẩm: quy định về tiêu chuẩn CLSP, quy định về hình dáng, kích thước, độ chính xác, tính năng, các chỉ têiu lý hóa, sinh… của sản phẩm.
5. Quy định quản lý kho: quy định về quản lý hàng nhập kho như vật liệu, sản phẩm, nghiệp vụ xuất nhập.
6. Quy cách đóng gói: quy định về chủng loại và kích thước vật liệu dùng để gói hàng, đóng thùng sản phẩm xuất xưởng, quy định về phương pháp gói hàng cùng phương pháp ghi ở bên ngoài.
7. Quy định về quản lý chất lượng: Thủ tục từ việc lập ra phương án kế hoạch quản lý chất lượng đến lúc quyết định. Kế hoạch về tiêu chuẩn hóa, cải tiến và quản lý quy trình công nghệ. Giáo dục quản lý chất lượng, thanh tra quản lý chất lượng… quy trình về phương pháp bảo quản, phương pháp sử dụng tài liệu, quản lý chất lượng.
8. Quy định mua hàng: phương châm mua hàng, phương pháp mua hàng, quy định về thủ tục đặt mua hàng: hình thức và cách sử dụng phiếu đặt mua hàng, nhận hàng, thanh toán…
9. Phiếu đặt mua hàng: tối với nguyên vật liệu mua vào: quy định về cách thông báo cho bên cung cấp các điều kiện mua hàng như điều kiện nhận hàng, điều kiện đóng gói, điều kiện vận chuyển…
10. Quy cách về nguyên vật liệu: Quy định về chất lượng của nguyên vật liệu, số lượng, cơ cấu chủng loại nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm mà ta đã định ra quy cách.
11. Quy cách kiểm tra nhận hàng: quy định về phương pháp kiểm tra nhận hàng mua ở ngoài.
12. Tiêu chuẩn hóa thao tác: Quy định về thao tác chế tạo sản phẩm ở mỗi công đoạn gia công sử dụng máy móc, dụng cụ, phương pháp và điều kiện thao tác.
13. Quy định quản lý thiết bị: Quy định về việc kiểm tra hàng ngày tra dầu mỡ, bảo dưỡng để duy trì nâng cao tính năng độ chính xác của máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
14. Quy định về quản lý máy đo: Quy định về việc kiểm tra, bảo dưỡng để duy trì và nâng cao tính năng, độ chính xác của các loại máy móc dùng để kiểm tra, thí nghiệm.
15. Quy định về quản lý vẽ: Quy định về hình thức bản vẽ, khổ bản vẽ, khung bản vẽ, cách nghĩ mã số bản vẽ, cách hiệu đính… quy định về thủ tục lấy bản vẽ ra, bảo quản bản vẽ sao và chính.
16. Quy định về quản lý lịch gia công, sản xuất, quy định về cách làm lịch gia công, sản xuất, kiểm tra tiến độ quản lý hiện vật, quản lý tiêu chuẩn thời gian…
17. Quy định về kiểm tra công đoạn, quy định về các hạng mục thời gian kiểm tra đối với các công đoạn sản xuất sản phẩm, cách ghi tên người kiểm tra, người đo, nơi thực hiện…
18. Quy cách kiểm tra sản phẩm: quy định về phương thức, hạng mục, phương pháp kiểm tra mẫu, ghi kết quả kiểm tra…
19. Quy định về xử lý phàn nàn: Quy định về cách tiếp nhận, điều tra, phương pháp xử lý phàn nàn, cách xử lý đối với sản phẩm bị phàn nàn.
Ngoài ra công t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7830.doc