MỤC LỤC
Lời mở đầu
Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đang là một nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù vậy công tác này hiện nay vân đang diễn ra với tốc độ khá chậm do có nhiều vướng mắc trong công tác định giá. Một trong những vướng mắc đó là việc lựa chọn các phương pháp định giá doanh nghiệp sao cho phù hợp đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa.
Nhà nước ta đã có nhiều động thái tích c
87 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu trong xác định giá trị Doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực trong việc thay đổi trong hệ thống pháp lý nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thành công tác cổ phần hóa. Đặc biệt là sự ra đời của nghị đinh 187 đã giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc trong quá trình định giá và cổ phần hóa doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Thông tư 126 đã hướng dẫn và quy định cụ thể về việc lựa chọn các phương pháp định giá, trong đó khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn các phương pháp tính giá thích hợp với doanh nghiệp và nêu ra hai phương pháp điển hình là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu.
Bên cạnh những thành tựu bước đầu đáng khen ngợi đó, hệ thống pháp lý cũng như công tác định giá con tồn tại nhiều vướng mắc. Đặc biệt là về phương pháp định giá doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó để hoàn thiện công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp trong và ngoài quốc, doanh cần thiết phải nghin cứu và hoàn thiện bộ máy pháp lý và các văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết hơn nữa, hạn chế việc thất thu vốn của nhà nước.
Xuất phát từ những thục tế và nhận định trên, em đã chọn đề tài :”Áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu trong xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam” để nghin cứu.
Kết cấu của chuyên đè gồm phần mở đầu, kết luận và nội dung được thể hiện ở 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu trong công tác định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo – TS . Sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy đã giúp em rất nhiều trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập.
Chương 1 Tổng quan về hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam
1.1. Doanh nghiệp và nhu cầu định giá doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm định giá doanh nghiệp
Ở Việt Nam, theo luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh - tức là thực hiên một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Doanh nghiệp ở Việt Nam mang các đặc điểm:
· Doanh nghiệp là một loại hàng hoá đặc biệt, nó chịu sự chi phối của quy luật giá trị, quy luật cung cầu, là đối tượng của các giao dịch mua bán, sát nhập…
· Các doanh nghiệp có môi trường hoạt động, ngành nghề kinh doanh khác nhau, quy mô khác nhau … nên giá trị của các doanh nghiệp là khác nhau.
· Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, là một tổ chức kinh tế đang hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hưu.
· Người sở hữu doanh nghiệp là người sở hữu tư liệu sản xuất và phương tiện sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường , doanh nghiệp là một loại hàng hoá đặc biệt. Doanh nghiệp có thể được sát nhập, mua bán , trao đổi. Do đó viêc xác định giá trị của daonh nghiệp là rất cần thiết. Hiện tại có rất nhiều quan điểm và cách đánh giá giá trị của doanh nghiệp, tuy nhiên một cách chung nhất có thể hiểu việc định giá doanh nghiệp là:
Định giá doanh nghiệp là xác định giá trị của một doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. Xác định giá trị doanh nghiệp hay còn gọi là định giá doanh nghiệp là xác định cho doanh nghiệp một giá trị thực nội tại khi doanh nghiệp này còn đang là một thực thể hoạt động và đang là mối quan tâm của việc quản lý và đổi mới doanh nghiệp.
Giá trị doanh nghiệp là sụ biểu hiện bằng tiền và được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể đem lại cho nhà đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc lượng hoá các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ là cơ sở cho hoạt động mua bán, trao đổi, và các giao dịch khác liên quan đến doanh nghiệp trên thị trường.
Giá trị của doanh nghiệp tồn tại ngay cả khi hoạt động mua bán doanh nghiệp không xảy ra. Đây chỉ là một tiêu chí đánh giá khả năng sản xuất cũng như các khoản lợi nhận ma doanh nghiệp có thể đem lai. Giá trị của doanh nghiệp rất khó định lượng do có nhiều yếu tố đánh giá mang tính chủ quan, và có nhiều yếu tố biến động theo giá thị trường.
1.1.2. Nhu cầu định giá doanh nghiệp
Xác định giá trị doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tao ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch liên quan đến doanh nghiệp trên thị trường. Việc xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm các công đoạn :
Điều tra chi tiết tình hình tài sản, nguồn vốn, khả năng kinh doanh của công ty. Thông qua giá trị của tài sản hưu hình, tài sản vô hình, giá trị quyền sử dụng đất, đồng thời xác định giá trị của các tài sản phi kinh tế như: địa điểm kinh doanh, bộ máy quản lý, thương hiệu, uy tín kinh doanh của công ty… qua đó đánh giá được giá trị của doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh
Đánh giá các hoạt động của công ty: Thông qua các tỷ số tài chính, nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về khả năng hoạt động, nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn, nhóm tỷ số về khả năng sinh lời, người ta có thể xác định giá trị hiện hữu của doanh nghiệp cưng như tiềm năng của doanh nghiệp.
Việc xác định giá doanh nghiệp ngày nay là một nhu cầu không thể thiếu do các cá nhân và các tổ chức có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp tới các doanh nghiệp luôn cần thông tin về doanh nghiệp để quyết định đàu tư hoặc thu hồi vốn và giá trị của doanh nghiệp là một chỉ số tốt để đưa ra quyết định. Mặt khác bộ máy điều hành doanh gnhiệp cung cần nắm được giá trị của doanh nghiệp để đưa ra những chiến lược kinh doanh tốt hơn.
Trong những năm ngần đây, việc các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cô phần hoá nhằm mục đích tái cấu trúc doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi những doanh nghiệp nhà nước không cần thiết phải nắm giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Mặt khác các hoạt động chuyển đổi sở hữu hoặc thay đổi tỷ lệ sở hữu giữa các bên liên quan đòi hỏi nguồn thông tin về doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là loại thông tin đặc biệt nó bao hàm giá trị thực của doanh nghiệp cũng như phản ánh giá trị tương lai mà doanh nghiệp có thể đem lại.
Đứng dưới góc độ của nhà đầu tư, nhà cung ứng dịch vụ thông tin về doanh nghiệp là hết sức quan trọng nó quyết định khả năng đầu tư và khả năng thu hồi vôn đầu tư. Thông qua thông tin giá trị doanh nghiệp, nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp: hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời, uy tín, khả năng tài chính, và vị thế tín dụng.
Đứng dưới góc độ của nhà quản lý Giá trị doanh nghiệp là laọi thông tin quan trọng, nó giúp người quản lý phân tích, đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh, tái đầu tư cũng như các hoạt động tài chính liên quan đến doanh nghiệp. Giúp nhà quản lý đi đúng hướng là hoạt động nhằm mục đích tăng giá trị của chủ sở hữu. Kết quả của hoạt động định giá doanh nghiệp cung cấp thông tin về sức cạnh tranh, khả năng hoạt động của doanh nghiệp thông qua sự so sánh với các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cũng như của doanh nghiệp trong quá khứ. Giá trị doanh nghiệp là cơ sở để người quản lý điều hành công ty, đưa ra các quyết định kinh doanh, đầu tư mới .... từ đó nhằm mục đích hoàn thiện chiến lược kinh doanh và cải thiện tình hình hoạt động của công ty.
Hiện tại, các công ty cổ phần đang từng bước thực hiện hoạt động IPO đưa doanh nghiệp cổ phần thành doanh nghiêp đại chúng. Việc định giá doanh nghiệp giúp các nhà hoạch định chính sách, quản lý thị trường chứng khoán , hiệp hội kinh doanh chứng khoán đưa ra các chính sách thích hợp để bình ổn thị trường cung như nâng cao hiệu quả của thị trường chứng khoán. Giá chứng khoán luôn vận động tăng giảm xung quanh giá trị thực của doanh nghiệp do đó nghin cứu giá trị của doanh nghiệp cho nhà đầu tư cũng như người làm công tác quản lý biết được khi nào giá chứng khoán không phản ánh giá trị thực của công ty và từ đó tìm ra nguyên nhân của hiện tượng, đưa ra các biện pháp kích cầu, cảnh báo những biến cố có thể xảy ra…..
Việt Nam đang trên đà phát triên với sự tham gia của nhiều tổ chức trong và ngoài nước do vậy các hoạt động mua bán, sát nhập, hợp nhất và chia nhỏ doanh nhgiệp đang diễn ra ngày càng nhiều. Để thực hiên những giao dịch mua bán và sát nhập đó các bên liên quan đều muốn nắm bắt được thông tin về đối tác một cách toàn diện. Việc nắm bắt thông tin về đối tác giúp cho việc thương thuyết mua bán cũng như quyết định sát nhập và hợp nhất. Để giải quyết yêu cầu đó định giá doanh nghiệp là một giải pháp toàn diện nhất. Định giá doanh nghiệp cung cấp thông tin về doanh nghiệp một cách chi tiết về cơ cấu vốn, khả năng hoạt động, nguồn lợi nhuận tương lai mà doanh nghiệp có thể mang lại…..
Nước ta đang dần dần tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, việc định giá doanh nghiêp là bước đi không thể thiếu, nó cung cấp thông tin chi tiết về các doanh nghiệp trực thuộc của nhà nước, tầm quan trọng của các công ty đối với nền kinh tế từ đó quyết định tới phần vốn nhà nước nắm giữ tại các công ty sau cổ phần hoá, giúp cho vai trò chỉ đạo nền kinh tế của nhà nước không bị mất đi. Mặt khácthông qua giá trị doanh nghiệp xác định được quy mô vốn điều lệ, cơ cấu số lượng cổ phần bán ra thị trường lần đầu, xác định mức giá sàn để tổ chức bán lần đầu ra công chúng.
1.1.3. Mục tiêu và yêu cầu của hoạt động định giá doanh nghiệp
Định giá doanh nghiệp có vai trò rất lớn đối với tất cả các cá nhân, tổ chức có liên quan đến doah nghiệp được định giá. Nó cung cấp thông tin cho nhà quản lý trực tiếp, từ đó đưa ra chính sách kinh doanh và phương hướng hoạt động hiệu quả, đồng thời cung cấp thông tin cho các công ty các tổ chức đầu tư, hợp tác tài trợ hay cấp tín dụng cho doanh nghiệp….do vậy hoạt động định giá doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu và đảm bảo được các mục tiêu sau:
· Đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của thông tin
Kết quả định giá doanh nghiệp là cơ sở thông tin quan trọng của nhiều đối tượng liên quan đến doanh nghiệp được định giá, cũng như chính doanh nghiệp được định giá. Để đưa ra được một phương án kinh doanh tốt hoặc một quyết định đầu tư có hiệu quả các doanh nghiệp và các tổ chức, các cá nhân đòi hỏi phải có một nguồn thông tin chính xác, có độ tin cậy cao. Vì vậy mục tiêu chất lượng và độ tin cậy của thông tin là quan trọng nhất là yêu cầu đầu tiên trong công tác định giá. để thực hiện được yêu cầu này cơ quan định gái cần hoàn thiện đồng thời nhiều yếu tố như: nguồn thông tin đầu vào tốt, năng lực định giá của cán bộ định giá, phương pháp định giá, tính minh bạch khách quan trong công việc…..
· Đảm bảo tính nhanh chóng và đúng thời điểm
Giá trị của thông tin mang tính chất thời gian, mọi quyết định đầu tư hay việc đưa ra một chính sách kinh doanh mới đều sẽ diễn ra trong một thời điểm nhất định và có gía trị trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy thông tin định giá phải đảm bảo đúng tiến độ của dự án, thông tin định giá phải được sử dụng đúng thời điểm tức là phục vụ việc đưa ra quyết định của người sử dụng thông tin. Tuy nhiên việc đảm bảo yêu cầu nhanh chóng đúng thời điểm vẫn phải dựa trên nguyên tắc chính xác, tin cậy về giá trị của thông tin.
· Đảm bảo mục tiêu chi phí.
Việc định giá doanh nghiệp không phải được thực hiện với bất kì giá nào, mọi chi phí trong quá trình định giá một daonh nghiệp sẽ được tính vào một phần của chi phí đầu tư. Phương pháp định giá nào cho kết quả tốt nhất và cung cấp được nhiều thông tin nhất đồng thời tiết kiệm chi phí nhất sẽ được nhà đầu tư lựa chọn.
Các doanh nghiệp khác nhau có ngành nghề kinh doanh khác nhau và mang đặc trưng của ngành, do vậy khi xét đến giá trị doanh nghiệp nhà định giá phải lựa chọn những phương pháp định giá sao cho phù hợp nhất. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại sẽ có tài sản hữu hình lớn nhưng mặt khác các công ty phần mềm hoặc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành nghề đặc biệt thì lại có giá trị tài sản vô hình cao và tài sản hữu hình lại không có giá trị đáng kể…. việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ cho phép định giá chính xác phản ánh được giá trị thực của doanh nghiệp. Việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp định gía sẽ nâng cao chất lượng, tính chính xác của công việc định giá.
1.2. Lý luận lựa chọn phương pháp định giá doanh nghiệp.
1.2.1. Các yếu tố tác động tới giá trị của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt đông kinh doanh trên thị trường do đó doanh nghiệp chịu sự tác động của tất cả các yếu tố chi phối thị trường như: các yếu tố vĩ mô, các yếu tố thuộc môi trường ngành - đặc thù của ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp cũng tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Khi định giá doanh nghiệp việc xem xét tác động của các yếu tố trên là tất yếu.
· Tác động của môi trường kinh tế
Doanh nghiệp là một thực thể kinh tế, nó tồn tại và hoạt động trong một môi trường kinh tế xác định. Nền kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động trên đó cũng hoạt động và không ngừng biến đổi, sự biến đổi của nền kinh tế biểu hiện thông qua sự thay đổi của các chỉ số mang tính vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ suất đầu tư, chỉ số giá cả, chỉ số thị trường chứng khoán …… sự biến động của nền kinh tế mang tính chất khách quan và nó ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp đang hoạt động trong một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, các yếu tố vĩ mô tác động thuận lợi, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng chung không ngừng tăng lên, giá chứng khoán phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp và đúng quy luật cung cầu, đồng thời đồng tiền lưu hành trong nền kinh tế ổn định, lãi suất kích thích đầu tư thì doanh nghiệp nên mở rộng sản xuất. Khi đó tất yếu giá trị của doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao. ngược lại, khi doanh nghiệp đang hoạt động trong một nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, giá chứng khoán không phả ánh giá trị thực của doanh nghiệp và quy luật cung cầu thì tất yếu giá trị của doanh nghiệp sẽ không được đánh giá cao do môi trường kinh doanh không ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
· Tác động của môi trường khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ đóng vai trò quyết định trong sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. một doanh nghiệp có sự đầu tư hợp lý về khoa học và công nghệ sẽ đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng về chất lượng, số lượng cũng như sự đa dạng về mẫu mã hàng hoá. Hàng hoá được sản xuất với một công nghệ hiện đại chứa đựng hàm lượng chi thức cao và có được ưu thế trong giá thành sản phẩm, đáp ứng tốt được nhu cầu cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng tăng cao của khách hàng.
Đối với mỗi doanh nghiệp thì thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ là khác nhau. Khoa học công nghệ không ngừng thay đổi, cải tiến do đó ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với sức cạnh tranh khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nhạy bén biết cách thay đổi chiếm lĩnh những thành tưu khoa hoc sẽ đạt được vi thế kinh doanh và ngược lại doanh nghiêp thiếu nhạy bén trong việc thay đổi công nghệ sản xuất sẽ có những nguy cơ phá sản. Khi xem xét giá trị của doanh nghiệp cần nghin cứu sự tác động của thay đổi khoa học công nghệ đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
· Tác động của mối quan hệ doanh nghiệp và khách hàng
Trong kinh doanh yếu tố đầu ra cho sản phẩm là hết sức quan trọng nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nhgiệp. Một doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường sẽ có khả năng phát triển và mở rộng sản xuất. Thị trường của doanh nghiệp được thể hiện thông qua thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng. Để duy trì thị trường hiện tại và phát triển thị trường tiềm năng thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo uy tín duy trì độ tin cậy của khách hàng đối với doanh nghiệp. Khi định giá doanh nghiệp, xem xét vấn đề uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng nhà định giá thường căn cứ vào các yếu tố: Thái độ của khách hàng đối với sản phẩm và sự trung thành của khách hàng đối với nhà sản xuất, số lượng khách hàng, số lượng người biết đến tên tuổi của nhà sản xuất, mối quan hệ của doanh nghiệp với địa phương nơi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh…..đánh giá quan trọng nhất quyết định mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng thể hiện ở thị phần hiện tại, kế hoạch phát triển thị phần tương lai, doanh số bán hàng và tốc độ phát triển của các chỉ tiêu qua các giai đoạn kinh doanh khác nhau.
· Tác động của mối quan hệ doanh nghiệp và nhà cung cấp
Ngoài các yếu tố môi trường và mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng thì nguồn nguyên liệu đầu vào cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Đầu vào của doanh nghiệp bao gồm các laọi nguyên vật liệu, điên, nước, thông tin sản xuất tiêu dùng ….tính ổn định của các nguồn nguyên liệu đầu vào quyết định tiến độ sản xuất của doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có được hoàn thành đúng dự tính hay không phụ thuộc vào tính ổn định của các yếu tố đầu vào.
Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp đầu vào doanh nghiệp đóng vai trò là khách hàng và ở thế bị động. Do tính khan hiếm của tài nguyên nên số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu không phải là vô tận đồng thời giá thành nguyên vật liệu đầu vào không ngừng biến động theo giá thị thường…. tất cả các yếu tố trên tạo ra một sức ép nên khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này doanh nghiệp thường xuyên phải nghin cứu thị trường đầu vào, liên doanh liên kết với doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đầu vào để tăng tính chủ động và hạ giá thành sản phẩm đầu vào, tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế cung là biên pháp khác phục tinh trạng khan hiếm các yếu tố đầu vào. Đánh giá mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp là đánh giá khả ngăng tim kiếm các nguồn đầu vào phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp với các tiêu trí: phong phú về số lượng và đảm bảo về chất lượng, tinh bền vững của các nguồn cung cấp, khả năng thay thế của các loại hàng hoá đầu vào, giá cả và tính kịp thời của nguyên vật liệu đầu vào.
· Tác động từ các hãng cạnh tranh
Trong nền kinh tế chỉ có một vài công ty được sản xuất các loại sản phẩm độc quyền không có đối thủ cạnh tranh, còn lại phần lớn các donh nghiệp đều có các đối thủ là những công ty sản xuất kinh doanh cùng một mặt hàng. Các đối thủ cạnh tranh với daonh nghiệp luôn tim cách thâu tóm thị trường thông qua các hoat động tiếp thị quảng bá thương hiệudo đó bắt buộc doanh nghiệp phải có các chinh sách thị trường để duy trì và phát triển thị phần của mình. Việc nghin cứu các đối thủ cạnh tranh trong ngành dưới các góc độ như: khả năng sản xuất, trình độ công nghệ, phat hiên nhưng điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ…là một công việc cần thiết. Từ những nghin cứu đó doanh nghiệp đưa ra các chính sách kinh doanh mang tính cạnh tranh về giá cả, chất lượng, dịch vụ sau bán hàng …. Đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tác động không nhỏ đến đánh giá doanh nghiệp.
· Tác động của cơ sở vật chất trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp nào cũng có một nền tảng cơ sở vật chất nhất định, đó là yếu tố cần thiêt và tất yếu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Chất lượng của sản phẩm sản xuất ra có đạt được yêu cầu về chất lượng và sản lượng hay không là phụ thuộc vào số lượng tài sản, chất lượng của khối tài sản và tính đồng bộ của toàn bộ trang thiết bị vật chất của doanh nghiệp. Do đó sức cạnh tranh của doanh nghiệp có được cải thiện và chiếm được vị thế hay không là do yếu tố trang thiết bị vật chất sản xuất quyết định hay khối lượng tài sản của doanh nghiệp quyết định.
Mặt khác, trong các hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp, tài sản luôn là nguồn tài sản đảm bảo cho các khoản vay của doanh nghiệp với ngân hàng, tài sản là sự thể hiện rõ ràng nhất về giá trị của doanh nghiệp. Thay vì việc ngồi tính toán các khoản thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai thi người sở hưu doanh nghiệp hay các thành phần liên quan có thể bán ngay các tài sản của doanh nghiệp để thu được một nguồn tài chính nhất định. Do đó trong định giá doanh nghiệp chúng ta phải chú ý đến thực trạng nguồn tài sản của doanh nghiệp.
· Tác động của thương hiệu- uy tín kinh doanh
Thương hiệu của doanh nghiệp được hình thành từ những yếu tố như: chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm , các dịch vụ hậu mãi, trình đọ quản trị của doanh nghiệp….. Uy tín kinh doanh của daonh nghiệp được khách hàng trực tiếp đánh giá trong suốt quá trình kinh doanh. Cùng một loại mặt hàng kinh doanh nhưng những doanh nghiệp có uy tin lớn cùng các dịch vu chăm sóc khách hàng chu đáo có thể đặt mức giá cao hơn các doanh nghiệp trong ngành mà khách hàng vẫn chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp. Việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp quyết định doanh thu , lợi nhuận của doanh nghiệp. Uy tín – thương hiệu của doanh nghiệp được coi như một phần tài sản của doanh nghiệp vi nó góp phần vào việc tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp. Hiện nay viêc mua bán trao đổi thương hiệu của doanh nghiệp không còn là vấn đề quá mới mẻ vì những giá trị của thương hiệu đem lại cho doanh nghiệp là vô cùng lớn. Do đó, uy tín – thương hiệu của doanh nghiệp là một phần cấu thành nên giá trị của doanh nghiệp.
· Tác động của khả năng quản lý kinh doanh
Trong một doanh nghiệp, bộ máy quản lý đóng vai trò là đầu tầu chỉ đạo mọi hoạt động của doanh nghiệp, một bộ máy quản lý tốt sẽ có các phương án kinh doanh tận dụng được tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất, biến các thách thức thành cơ hội, thích ứng với sự biến động của thị trường kinh doanh. Năng lực khinh doanh của doanh nghiệp luôn được coi là một nhân tố đặc biệt quan trọng tác động đến giá trị của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có tồn tại lâu dài và phát triển được hay không là phụ thuộc vào bộ máy quản trị kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.
Năng lực quản trị của doanh nghiệp được thể hiên qua các tiêu chí: khả năng hoạch định kế hoạch kinh doanh, chiến lược, chiến thuật kinh doanh, trình độ của bộ may kinh doanh, trình độ tổ chức bộ máy quản lý, khả năng quản lý các yếu tố đầu vao đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh cũng như vấn đề nhân lực trong doanh nghiệp. Năng lực quả tị của doanh nghiệp thể hiện thông qua kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các chi tiêu tài chính, việc phân tích hiêụ quả của quá trình sản xuất kinh doanh cho ta cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp là cơ s để đưa ra các kết luận về giá trị của doanh nghiệp.
Ngoài các yếu tố trên giá trị của doanh nghiệp còn chịu tác đọng của các yếu tố khách quan khác như:
· Tác động của vị trí kinh doanh
· Tác động của môi trường chính trị
· Tác động của môi trường văn hoá – xã hội
· Tác động của các cơ quan nhà nước
· Tác động của trình độ lao động
1.2.2. Các phương pháp định giá doanh nghiệp, ưu và nhược điểm của từng phương pháp
1.2.2.1. Phương pháp giá trị tài sản thuần
· Cơ sở lý luận
Theo khái niệm doanh nghiệp: Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách phấp nhân hoạt động trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu hoặc với mục đích công ích.
Theo luật doanh nghiệp thi “ doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp được coi như một loại hàng hoá đặc biệt, có giá trị thay đổi theo khả năng hoạt động, nhu cầu của thị trường. Thực tế cho thấy giá trị của doanh nghiệp luôn cao hơn giá trị đầu tư cần thiết để xây dựng lên doanh nghiệp đó. Khi định giá doanh nghiệp các nhà định giá luôn tuân thủ một nguyên tắc chung: giá trị của doanh nghiệp bao gồm tổng giá trị các tài sản hữu hình và tài sản vô hình cấu thành nên doanh nghiệp đó.
Phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng dụa trên cơ sở lý luận: Doanh nghiệp là một loại hàng hoá đặc biệt, giá trị của doanh nghiệp được tính bằng tổng giá trị thị trường của số tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng phục vụ cho mục đích xản suất kinh doanh của minh.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng , có tài sản có trụ sở giao dịch ổn định, do đó ngay từ khi thành lập doanh nghiệp đã có một lượng tài sản nhất định, mọi hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng dựa trên một lượng tài sản nhất định. Những tài sản cấu thành nên doanh nghiệp là biểu hiên rõ ràng và cụ thể cho sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như là điều kiện chứng minh năng lực pháp lý và năng lực hoạt động của doanh nghiệp.
Về mặt tài chính, doanh nghiệp ngay từ khi thành lập đã được tài trợ từ các nguồn khác nhau như: các nhà đầu tư, ngân hàng, ngân sách nhà nước cấp vốn…. và nguồn tài trợ vào doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở đó, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp còn được nhận thêm tài trợ từ các nguồn khác như góp vốn liên doanh liên kết, phát hành cổ phiếu, trái phiếu …. Cơ cấu nguồn tài trợ của doanh nghiệp là sự khẳng định quyền sở hữu cũng như là cơ sở pháp lý, lợi ích của các nhà đầu tư đối với tài sản của doanh nghiệp.
· Phương pháp xác định
Giá trị doanh nghiệp = giá trị tài sản ròng
Theo ngôn ngữ kế toán, giá trị ròng bằng tổng tài sản trừ đi các khoản nợ. Giá trị tài sản ròng của một hàng hoá hay một công ty là số tiền thu được khi thanh lý tài sản hoặc công ty. Giá trị tài sản ròng đựơc tính theo hai cách như sau:
Cách 1: giá trị tài sản ròng tính theo giá trị sổ sách
Giá trị của doanh nghiệp = Tổng giá trị tài sản có – Các khoản nợ.
Tài sản của doanh nghiệp được thể hiện ở bên tài sản của bảng cân đối kế toán.
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thể hiện ở bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán, bao gồm các khoản mục: Nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn,các khoản phải trả cho người bán hàng, phai trả cho công nhân viên, thuế và các khoản phải nôp ngân sách nhà nước, phải trả nội bộ các khoản nợ khác,…..
Việc tính giá trị của tài sản theo phương pháp này tất cả số liệu đều dựa trên sổ sách kế toán do đó kết quả phụ thuộc vào việc doanh nghiệp chấp hành chế độ kế toán như thế nào. Nếu doanh nghiệp tuân thủ chế độ kế toán hợp lý, chấp hành tốt các quy định của chế độ kế toán, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ thì giá trị tài sản thuần tính theo phương pháp này sẽ đáng tin cậy. Việc tính giá trị của doanh nghiệp theo phương pháp nay rất đơn giản, giá trị tính được là giá trị trên sổ sách của vốn chủ sở hữu đang được huy động và sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Giá trị ròng của doanh nghiệp chi ra mức độ độc lập về tài chính và khả năng tự chủ trong sản xuất kinh doanh của daonh ngiệp, đây là tiêu chí để nhà đầu tư đánh giá mức độ an toàn của đồng vốn đâu tư, vị thế tin dụng của doanh nghệp. Ngoài ra qua kết quả tính toán giá trị ròng của doanh nghiệp cho các bên liên qua thấy rằng đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp luôn được đảm bảo bằng một giá trị cụ thể đó là giá trị của các tài sản hiện có tại doanh nghiệp.
Hạn chế của phương pháp của phương pháp tinh này là:
Do tính thời điểm của các số liệu đựoc phản ánh trên sổ sách kế toán nên ngay cả khi doanh nghiệp thực hiện ghi chép các nghiệp vụ phát sinh một cách đày đủ và thực hiện nghiêm túc các chế độ kế toán của nhà nước thì các số liệu trên bảng cân đối chỉ phản ánh giá trị của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó chứ không phản ánh đúng giá trị thị trường của các tài sản trong doanh nghiệp. Do đó, giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp cũng chỉ mang tính lịch sử. Nếu lấy giá trị ròng của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư và các quyết định điều chỉnh thì phải cân nhắc thêm về tỉ lệ lạm phát và mức độ trượt giá của các tài sản trong doanh nghiệp.
Mặt khác, giá trị trên sổ sách của doanh nghiệp còn lai đến thời điểm đem ra tính toán phụ thuộc vào phương thức tính khấu hao của doanh nghiệp, thời điểm doanh nghiệp xác định nguyên giá của tài sản cũng như việc xác định tuổi thọ của tài sản sản xuất kinh doanh. Vì vậy, giá trị của tài sản ghi trên sổ sách kế toán và giá trị của tài sản theo giá thị trường thường chênh lệch rất nhiều.
Cách xác định giá trị hàng hoá, vật tư, công cụ lao động.. một mặt phụ thuộc vào phương pháp hạch toán như giá mua đầu kì hay cuối kỳ hay giá thực tế bình quân. Mặt khác phụ thuộc vào tiêu thức phân bổ chi phí của doanh nghiệp. Do đó số liệu kế toán phản ánh giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá không phản ánh chính xác giá trị thực tế, giá trị thu được không đủ độ tin cậy.
Với những hạn chế trên của cách tính giá tài sản ròng của doanh nghiệp dựa trên số liệu ghi chép trên bảng cân đối kế toán mà giá trị ròng của doanh nghiệp chỉ được sử dụng như một số liệu tham khảo.
Cách 2: Xác định giá trị tài sản ròng theo giá thị trường
Các tài sản mang bán được trên thị trường của doanh nghiệp là những tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh . Vì vậy, khi tính giá doanh nghiệp theo giá thị trường thì nhà định giá cần phải loại bỏ những tài sản không cần thiết, không tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp cũng như không đáp ứng được các yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Tiếp theo, tiến hành định giá doanh nghiệp theo các tiêu chí sau:
Đối với các tài sản cố định và tài sản lưu động là hiện vật thì đánh giá giá trị của tài sản theo giá trị thị trường nếu trên thị trường hiện đang có bán loại tài sản đó. Vì thực tế thị trường tài sản cũ không tồn tại, nên việc định giá các loại tài sản cố định đã qua sử dụng là rất khó vì có nhiều mức độ sử dụng khác nhau. Để đánh giá những tài sản đã qua sử dụng như vậy người ta thường sử dụng chỉ tiêu đánh giá khả năng phục sản xuất, công dụng sản xuất của tài sản và xác định tỷ lệ khấu trừ sau đó căn cứ vào giá thị trường tinh toán ra giá trị còn lại của tài sản đã qua sử dụng. Đối với các loại tài sản cũ không còn bán trên thị trường thi sẽ lấy giá thành của các tài sản khác có tính năng tương tự có bán trên thị trường làm căn cứ tính giá với tỷ số khấu trừ tương tự.
Đối với các sản bằng tiền được xác định bằng cách kiểm tra thực tế, kiểm quỹ, đối chiếu số dư trên tài ._.khoản. Đối với ngoại tệ sẽ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá thị trường tại thời điểm kiểm quỹ. Các tài sản tương đương tiền khác như: vàng, kim loại quý, đá quý… cũng được tính theo phương pháp tương tự, theo giá cả thi trường tại thời điểm định giá.
Các khoản phải thu được phản ánh trên bảng cân đối kế toán được phân loại và đánh giá độ tin cậy. Do khả năng thu hồi của các khoản nợ là hoàn toàn khác nhau nên người làm công tác kiểm định cần phải đối chiếu công nợ, xác minh tính hợp pháp của từng món nợ, đánh giá khả năng thu hồi của từng khoản từ đó loại ra những khoản nợ khó đòi hoặc không còn khả năng thu hồi.
Đối với các khoản góp vôn liên doanh liên kêt bên ngoài doanh nghiệp thì cần xác định giá trị còn lại thực tế của từng khoản bằng cách dựa trên giá trị của doanh nghiệp đối tác, giá chứng khoán của doanh ngiệp liên doanh liên kết, số liệu đối chiếu của các bên liên quan. Nếu giá trị của các khoản đầu tư là quá lớn thi cần xác định cụ thể tác động của các khoản đầu tư đó đến giá thành của doanh nghiệp thông qua quyền lợi nghĩa vụ của doanh nghiệp với các dự an đầu tư ma doanh nghiệp tham gia đầu tư.
Đối với các tài sản thuê và cho thuê bất động sản cần tính chi tiết theo giá thị trường và theo phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Đối với nhưng tài sản vô hình phải xác định giá trị của chúng theo các tiêu thức đặc biệt của phương pháp định giá tài sản vô hình.
Vậy giá trị tài sản của doanh nghiệp có thể tính theo công thức:
Giá trị tài sản thuần theo giá thị trường
=
Giá trị tài sản thuần đã được xác định
-
Các khoản nợ phản ánh bên nguồn vốn BCĐKT
-
Các khoản tiền thuế tính trên giá trị tăng thêm của tài sản được đánh giá lai
· Ưu nhược điểm của phương pháp giá trị tài sản ròng
Nhược điểm của phương pháp:
Phương pháp tài sản ròng đơn thuần chỉ là phép cộng giá trị các tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm định giá, kết quả của phương pháp nay phản ánh giá trị của doanh nghiệp tại trạng thái tĩnh, chưa xét đến các yếu tố hoạt động của doanh nghiệp do đó chưa cho thấy được cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp. Doanh nghiệp không được nhìn nhận như một thực thể kinh tế độc lập đang hoạt động trong một nền kinh tế vận động, các giá trị vô hình và chiều hướng phát triển trong tương lai cũng như các khoản thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp. Do những khiếm khuyết đó mà phương pháp định giá doanh nghiệp này không cho thấy được tầm nhìn chiến lược về doanh nghiệp. Trong khi đó mục tiêu của quá trình định giá doanh nghiệp là mong muốn tìm kiếm , thẩm định khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, giá trị tài sản đơn thuần chưa phản ánh được chỉ tiêu đó vì vậy không đạt yêu cầu, không thoả mãn được nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như các bên liên quan đến doanh nghiệp được định giá.
Khi sử dụng phương pháp định giá doanh nghiệp này người định giá vô tình bỏ qua các yếu tố phi vật chất tồn tại cấu thành nên doanh nghiệp, các yếu tố phi vật chất này có giá trị không nhỏ cũng như có vai trò thực sự quan trọng trong quá trình hoạt đọng của doanh nghiệp như: Trình độ quả lý của bộ máy giám đốc, trình độ của công nhân lao động, thương hiệu – uy tín của doanh nghiệp, tính độc quyền về công nghệ hoặc ngành nghề kinh doanh….các tài sản vô hình này không nhìn thấy được bằng nhãn quang nhưng đôi khi lại mang giá trị rất lớn, quyết định lợi nhuận, triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp có hệ thống chi nhánh rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước, các tài sản trong doanh nghiệp được hình thành từ rất lâu và hiện tại không có trên thị trường nữa, việc xác định giá trị của tài sản là hết sức phức tạp….. khi đó việc định giá doanh nghiệp rất phức tạp, tốn kém thời gian, công sức, do quy mô doanh nghiệp lớn nên quá trình định giá tất yếu mang tính dàn trải tốn kém về chi phí cũng như việc sai số trong quá trình định giá các tài sản có tính chất đặc thù ngành cao do các chuyên gia trong ngành đưa ra, mang tính chủ quan không thực tế.
Ưu điểm của phương pháp:
Phương pháp giá trị tài sản ròng đơn thuần chỉ chỉ ra được giá trị giá trị của những tài sản cấu thành nên doanh nghiệp. Giá trị tài sản thuần là căn cứ cụ thể, mang tính pháp lý về những khoản thu nhập của những người sở hữu doanh nghiệp hay những người nắm giữ cổ phiếu của công ty. Giá trị của cổ phiếu, số tiền của người mua luôn được đảm bảo bằng một giá trị cụ thể, một lượng tài sản có thật.
Giá trị của doanh nghiệp tính theo cách này là tổng hợp của giá trị các tài sản đem bán tại thời điểm định giá theo giá thị trường. Đây là mức giá cơ sở, mức giá sàn mà các bên liên quan đưa ra trong quá trình giao dịch, đàm phán, thương lượng, mua bán doanh nghiệp.
Do phương thức tính giá đơn giản, chi phí định giá thấp nên đây là phương pháp định giá phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khối lượng tài sản không quá lớn, giá trị của tài sản vô hình không ảnh hưởng nhiều đến giá trị của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh không phức tạp, hàm lượng công nghệ trong quá trình sản xuất không quá cao, các khoản thu nhập trong tương lai không rõ ràng hoặc không có căn cứ xác định, yêu cầu định giá đơn thuần chỉ là để đưa ra giá trị ban đầu trong quá trình đàm phán, thương lượng chuyển nhượng doanh nghiệp. Phương pháp tài sản ròng chỉ mang tính tham khảo chứ chưa phản ánh được giá trị thật của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, bộ máy lãnh đạo phức tạp, chiến thuật kinh doanh mang tính khoa hoc cao cần phải tiến hành định giá theo phương pháp khác để đưa ra được giá trị đích thực của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Phương pháp định lượng Goodwill
· Cơ sở lý luận của phương pháp định luợng Goodwill
Trong thực tế, hai doanh nghiệp trong cùng một nền kinh tế xác định, cung kinh doanh một ngành nghề, một chung loại mặt hàng như nhau nhưng lợi nhuận của hai doanh nghiệp đó lại hoàn toàn không giống nhau.
VD: Hai doanh nghiệp ABC và XYZ cùng kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin với mặt hàng là các trang thiết bị, máy văn phòng, lượng vốn đầu tư của hai doanh nghiệp là như nhau (1000$) nhưng doanh nghiêp ABC có lợi nhuận 150$ con doanh nghiệp XYZ chỉ thu được 100$.
Vậy nguyên nhân là do đâu mà lợi nhuận của 2 doanh nghiệp lại khác nhau như vậy? Để lý giải vấn đề đó người ta đi tìm hiểu và nhận ra các nguyên nhân sau:
- Doanh nghiệp ABC có vị trí kinh doanh thuận lợi hơn doanh nghiệp XYZ.
- Đối tượng của doanh nghiệp ABC là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng bán lẻ với chất lượng hàng hoá tốt, thái độ phục vụ tốt, trình độ quản lý của ban giám đốc giỏi hơn XYZ, mạng lưới kinh doanh rộng.
- Thương hiệu của doanh nghiệp ABC được nhiều người biết đến
- Chế độ bảo hành tốt hơn……
Tất cả các yếu tố trên, nếu trực tiếp nhìn bằng nhãn quan thì không the nhận thấy được nhưng các yếu tố đó tập nhợp lại đã mang lai sụ vượt trội về số lượng khấch hàng cũng như sự khác biệt về doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp ABC so với XYZ. Toàn bộ các yếu tố trên mang lạ cho doanh nghiệp một lợi thế trên môi trường ngành lợi thế đó gọi là lợi thế thương mại.
Doanh nghiệp ABC do có được lợi thế thương mại nên đã thu được khoản lợi nhuận cao hơn doanh nghiệp XYZ, nếu mức lợi nhuận của XYZ là mức lợi nhuận của ngành thị khoản lợi nhuận chênh lệch đó được gọi là siêu lợi nhuận do lợi thế thương mại mang lại.
Theo Uỷ ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, “ tài sản vô hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế, chúng không có cấu tạo vật chất mà tạo ra những quyền và ưu thế đối với người sở hữu, và thường sinh ra những thu nhập cho người sở hữu chúng” ( hướng dẫn 04 – 2000).
Tài sản vô hình mang các đặc điểm:
- Tài sản vô hình không có hình thái rõ ràng, các yếu tố cấu thành tài sản vô hình chỉ có một số ít được biểu hiện dưới hình thái vật chất cụ thể ví dụ như: nhãn hiệu, bằng sáng chế, bản quyền sáng tác…. còn phần lớn không co hình thái rõ ràng, ví dụ như: uy tín khách hàng, mối quan hệ với đơn vi cung cấp đầu vào và khách hàng đầu ra…..
- Tài sản vô hình do không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể nên không bị hao mòn hữu hình mà chỉ bị hao mòn vô hình. Đối với các loại tài sản vô hình đóng góp nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh như công nghệ, bằng sáng chế….. thì cách mạng công nghệ và sự thay đổi thị hiếu người tiêu dùng làm cho tài sản vô hình mất giá một cách nhanh chóng.
- Do sự thay đổi của khoa học kỹ thuật là vô cùng nhanh chóng nhưng đôi khi cũng không thể đoán trước được nên giá trị sử dụng của tài sản vô hình rất khó xác định.
- Giá trị của tài sản vô hình là rất khó xác định, có những loại tài sản vô hình có thể mua bán được như: bằng sáng chế, bản quyền công nghệ…vì để có được các tài sản vô hình này chủ sở hữu có thể tính được chi phí để hình thành nên tài sản đó. Nhưng có những tài sản không thể định giá cũng như không thể bán được ví dụ như: thương hiệu, uy tín, mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh…..
Vậy giá trị của các khoản siêu lợi nhuận được dùng làm thước đo giá trị của các tài sản vô hình, hay nói cách khác giá trị của tài sản vô hình đựơc tính bằng giá trị hiện tại của các khoản thu nhập do tài sản vô hình ( lợi thế thương mại ) tạo ra.
· Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Phương pháp xác định:
Trong đó :
ANC : Giá trị tài sản thuần
GW : Lợi thế thương mại
Bt : Lợi nhuận năm t
r : Tỷ suất lợi nhuận của tài sản đưa vào sản xuất khinh doanh
r.At : Lợi nhuận trung bình của tài sản năm t
Bt-r.At : Siêu lợi nhuân trong năm kinh doanh thứ t
Trong qúa trình nghin cứu các nhà kinh tế học có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách xác định các tham số Bt , r.At , r , Bt-r.At trong công thức định lượng trên, nguyên nhân là do các nhà kinh tế học ở các tổ chức kinh tế khác nhau có nhưng quan niệm về chi phí cơ hội khac nhau. Dưới đây là 3 quan điểm chủ yếu về việc kết hợp các tham số để định giá doanh nghiệp theo phương pháp định lượng Goodwill:
Sự kết hợp giữa các tham số để tính Goodwill
Tên phương pháp
Tỷ suất sinh lợi bình thường của tài sản (r)
Lợi nhuận (Bt)
Tài sản đầu tư vào kinh doanh
UEC (của Hiệp hội chuyên gia kế toán châu Âu)
Chi phí sử dụng vốn trung bình
Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay
Tổng giá trị tài sản (không phân biệt tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn nào)
Anglo - Saxons
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận thuần
Giá trị tài sản thuần được đánh giá lại
CPNE (vốn thường xuyên cần thiết cho kinh doanh)
Chi phí sử dụng vốn trung bình tính riêng cho các nguồn tài trợ dài và trung hạn
Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay trung và dài hạn
Vốn thường xuyên được tài trợ bằng các nguồn ổn định (dài hạn và trung hạn)
Phương pháp UEC:
Dưới góc nhìn của những người hoạt động trong ngành kế toán, việc lựa chọn các tham số trong công thức Goodwill được lý giải bằng một lập luận như sau: Tài sản của doanh nghiệp một phần được tài trợ bằng các khoản nợ ma doanh nghiệp chiếm dụng của các thành phần liên quan. Theo quan điểm này người sử dụng vốn vay hay người điều hành doanh nghiệp phải tạo ra được một tỷ suất lợi nhuận tôíi thiểu để bù đắp các khoản lãi từ các khoản nợ, điều này một phần phản ánh chi phí cơ hội của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải trả lãi và một mức cổ tức tối thiểu cho các cổ đông. Bắt nguồn từ các nguyên nhân trên, tỷ suất sinh lợôăc bản của doanh nghiệp được lựa chọn là chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp(WACC). Đối với một cơ cấu nợ nhất định mà doanh nghiệp đang sử dụng thì các nhà đầu tư đòi hỏi một mức sinh lời tối thiểu, chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp phản ánh mức sinh lời tối thiểu mà các nhà đầu tư yêu cầu khi doanh nghiệp có một tỷ lệ nợ nhất định.
Siêu lợi nhuận là khoản lợi nhuận vượt trội giữa lợi nhuận thực tế và mức sinh lời tối thiểu. B thường được tính bằng lợi nhuận sau thuế trước lãi vay, đó là các khoản lợi nhuận sinh ra do các tài sản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp mang lại, lợi nhuận này bao gồm cả lợi nhuận cơ bản và siêu lợi nhuận.
Phương pháp Anglo-Saxons:
Theo phương pháp này các yếu tố rủi ro được nhấn mạnh, các doanh nghiệp kinh doanh trong mọi ngành nghề mọi lĩnh vực đều tiềm ẩn các rủi ro khách quan và chủ quan. Hiện tại, ít có doanh nghiệp nào kinh doanh dựa trên 100% vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ tăng thì tương ứng với mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp tăng lên. Tỷ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn chủ sở hữu phả ánh khả năng bù đắp rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Khi chủ sở hữu đầu tư một lượng vốn tương ứng với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp được đánh giá lại, thì tỷ suất sinh lời tối thiểu của doanh nghiệp đối với số vốn này phải là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu . Lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ sản xuất sau khi trừ đi khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư đòi hỏi( mức sinh lời đòi hỏi ) được coi là khoản siêu lợi nhuận.
Phương pháp CNPE
Theo quan điểm của các nhà nghin cứu kinh tế theo phương pháp CNPE, doanh nghiệp được coi như một dự án đầu tư với mục đích là thu được siêu lợi nhuận. Các khoản vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất khinh doanh như tài sản cố định, tài sản lưu động phải được tài trợ thường xuyên và ổn định từ các nguồn vốn trung và dài hạn. Lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được phụ thuộc vào việc hoạch định chính sách đầu tư ngay từ ban đầu, đầu tư dài hạn vào các tài sản thường xuyên. Từ những nguyên nhân đó, tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp tất yếu phải đáp ứng được chi phí sử dụng vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được siêu lợi nhuận khi kết quả kinh doanh vượt được mức sinh lợi tối thiểu mà các nhà đầu tư đòi hỏi.
Mỗi phương pháp định giá doanh nghiệp cho một kết quả khác nhau do mỗi phương pháp tinh giá doanh nghiệp xuất phát từ các quan niệm khác nhau của các nhóm tác giả khác nhau, phục vụ những mục đích nghin cứu khác nhau, các đối tượng tìm kiếm thông tin khác nhau nên kết quả của phương pháp này không có được tính thống nhất.
· Ưu nhược điểm của phương pháp Goodwill:
Ưu điểm:
Phương pháp định lượng Goodwill có cơ sở lý luận tương đối vững chắc, doanh nghiệp được định giá được nhìn nhận như một thực thể kinh tế đang vận động trên thị trường kinh tế, giá trị của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên hai yếu tố là tài sản hữu hình và tài sản vô hình, đặc biệt giá trị của tài sản vô hình được lượng hoá cụ thể. Đây là một trong những phương pháp tương đối hoàn thiện và phản ánh giá trị của doanh nghiệp một cách sát thực nhất.
Phương pháp định lượng Goodwill là một phương pháp định giá doanh nghiệp hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhiều đói tượng, nó đáp ứng được nhu cầu thông tin đối với người mua, nhà đầu tư khi họ yêu cầu tìm kiếm thông tin về tỷ suất sinh lời, vấn đề siêu lợi nhuận….đồng thời đáp ứng được thông tin yêu cầu của chủ sở hữu doanh nghiệp khi họ muốn tim kiếm thông tin về giá trị thực tế của doanh nghiệp để đưa ra mức giá chính xác khi thực hiên giao dịch mua bán doanh nghiệp cũng như thực hiện điều chỉnh cải thiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra phương án kinh doanh hợp lý trong thời gian tới…
Từ công thức của phương pháp ta có thể thấy được rằng nếu NAV được đánh giá cao thì giá trị GW của doanh nghiệp sẽ giảm đi và ngược lại, nếu đánh giá thấp giá trị của các tài sản thì sẽ được bù trừ bằng giá trị GW. Do đó trong quá trình định giá lại tài sản thuần của doanh nghiệp nếu có sai sót thì giá trị của doanh nghiệp sẽ giảm bớt do phần chênh lệch đó sẽ được bù lại bằng giá trị GW và giá trị của doanh nghiệp không thay đổi.
Nhược điểm:
Công thức tính giá trị tài sản vô hình theo phương pháp GW lấy căn cứ chính là phần siêu lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh do đó đôi khi không phản ánh đựơc giá trị chính xác của các tài sản vô hình. Thực tế, trong môi trường kinh tế luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt không phải doanh nghiệp nào cũng duy trì được tỷ lệ siêu lợi nhuận trong suốt quá trình hoạt động, đồng thời giá trị của tài sản vô hình lại luôn tồn tại, một doanh nghiệp không đạt được siêu lợi nhuận không phải là các tài sản vô hình có giá trị thấp mà có thể là do chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, có thể do sự lệch pha của các nguồn thu chi trong một giai đoạn đầu tư phát triển…
Phương pháp định lượng GW đánh giá tài sản vô hình dựa trên các quan điểm khac nhau, phụ thuộc vào các tham số không cố định như do đó việc lựa chọn những tham số khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau rất nhiều trong việc xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp.
Một thiếu sót nữa của phương pháp này là chưa phản ánh được triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời giá trị GW có biên độ giao động lớn so với sự dao động của r. Khi sử dụng công thức cần thận trọng tránh nhầm lẫn vì rất dễ đưa ra kết luận sai lầm về giá trị của tài sản vô hình.
1.2.2.3. Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tài chính trong tương lai
Phương pháp hiên tại hoá các nguồn tài chính trong tương lai chia thành nhiều phương pháp khác nhau do đối tượng được chọn làm cơ sở tiến hành hoạt động định giá là khác nhau: phương pháp định giá chứng khoán, phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận, phương pháp hiện tại hoá các dòng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai( hay còn gọi là phương pháp dòng tiền chiết khấu).
· Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của phương pháp này dựa trên một quan điểm xuyên suốt quá trình định giá doanh nghiệp là: giá trị của một doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể thu được trong tương lai, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Khi xem xét bất cứ một hoạt động kinh tế nào, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp chúng ta không thể không quan tâm đến giá trị thời gian của đồng vốn bỏ ra, một đồng vốn bỏ ra của ngày hôm nay khác với một đồng vốn bỏ ra của ngày mai. Do đó, việc quy đổi các khoản thu nhập của doanh nghiệp về một thời điểm là cần thiết và thời điểm đó là thời điểm hiện tại - thời điểm định giá.
· Công thức tổng quát của phương pháp:
Trong đó:
V0 : Giá trị của doanh nghiệp
Ft : Thu nhập đem lại ở năm thứ t cho nhà đầu tư
i : Tỷ suất chiết khấu
n : Thời gian đáo hạn
1.2.2.3.1. Phương pháp định giá chứng khoán
· Cơ sở lý luận
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường chứng khoán xuất hiện như một nhân tố không thể thiếu, thị trường chứng khoán được đánh giá là sự phát triển đỉnh cao của nền kinh tế thị trường. Trên thị trường chứng khoán các nhà đầu tư hoạt động với các phương pháp khác nhau nhưng đều cố gắng tìm ra quy luật chung của thị trường, dự đoán sự biến động của giá chứng khoán để có thể thu lợi nhuận lớn nhất. Nhưng sự biến động của giá chứng khoán không dễ dàng dự đoán được, các nhà đầu tư thường đầu tư theo phương hướng chung của thị trường khi thị trường tăng giá họ mua các loại chứng khoán vào với hy vọng giá của chúng tiếp tục tăng cao sẽ bán ra để thu được lợi nhuận và ngược lại, khi giá chứng khoán giảm xuống thì họ bán ra để hạn chế thâm hụt vốn đầu tư. Cách đầu tư khác nhau, cách phân tích khác nhau của các nhà đầu tư làm cho giá chứng khoán thay đổi theo quy luật cung cầu trên thị trường. Các nhân tố trên thị trường cũng không ngừng tác động đến giá chứng khoán như khủng hoảng tài chính, sự biến động của giá cả …. Làm cho giá chứng khoán tăng lên, giảm xuống một cách không thể dự đoán. Nhưng có một thực tế là giá của chứng khoán không thể giảm và tăng một cách không có giới hạn, nó tăng lên rồi hạ xuống xoay quanh một giá trị nào đó tương ứng với mỗi một công ty, trong mỗi thời kỳ, giá trị đó là giá trị của doanh ngiệp.
Trong quá trình nghin cứu kinh tế các nhà kinh tế cho rằng: “ Giá trị của doanh nghiệp quyết định giá trị của chứng khoán”. Năm 1962, nhà kinh tế học nổi tiếng M.I.Gordon đã đưa ra một công thức lượng giá chứng khoán kinh điển. Công thức đó nói lên rằng: Nhà đầu tư bỏ tiền ra đầu tư chứng khoán không phải là để mua các tài sản hiện có trong doanh nghiệp mà là để đổi lấy những khoản thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp.
Theo quan điểm này thì giá trị của doanh nghiệp sẽ bằng tổng của các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đã phát hành trên thị trường.
· Phương pháp xác định
Công thức tổng quát :
Trong đó:
PV0 : Giá trị thực của một chứng khoán
Rt : Thu nhập của chứng khoán ở năm thứ t
n : Tỷ suất chiết khấu
i : Thời điểm đáo hạn
Từ công thức tổng quát, người ta xây dựng các công thức tính giá trị của từng loại chứng khoán cụ thể:
- Xác định giá trị thực của trái phiếu
Trái phiếu là một loại chứng chỉ ghi nợ hay chứng khoán tài chính do các doanh nghiệp hay chính phủ phát hành để vay vốn dài hạn. Thông thường trái phiếu được phát hành với kỳ hạn nhiều năm có lãi suất cố định. Hằng năm, người giữ trái phiếu được hưởng lợi tức ghi trên cuống phiếu và khi trái phiếu đến hạn, người giữ trái phiếu được nhận lại vốn gốc bằng mệnh giá của trái phiếu. Trái phiếu của công ty có thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi hoặc thông thường.
Trái phiếu có nhiều loại khác nhau như: trái phiếu coupon, trái phiếu consol, trái phiếu chiết khấu, trái phiếu rủi ro…..trái phiếu được mua đi bán lại trên thị trường trái phiếu. giá thị trường của trái phiếu biến động thường xuyên để đảm bảo cho lãi suất thực tế luôn luôn phù hợp với lãi suất trên thị trường. Giá trị trái phiếu được tính bằng công thức:
Trong đó:
M : Mệnh giá trái phiếu phải trả vào năm thứ n
Vì các khoản lợi tức trái phiếu là cố định nên R1=R2=....=Rn, do đó công thức trên đựơc viết lại như sau:
- Xác định giá trị thực của cổ phiếu
Cổ phiếu là chứng khoán tài chính do một công ty hay chính phủ phát hành để kêu gọi vốn dài hạn. Người nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu của công ty cổ phần. Tuy nhiên, cần chú ý rằng chỉ có những người nắm giữ cổ phiếu thông thường mới có quyền bỏ phiếu trong các đại hội cổ đông hàng năm. Cũng như trái phiếu cổ phiếu rất đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên cổ phiếu không có thu nhập ổn định như trái phiếu đồng thời không có thời hạn, thời điểm đáo hạn như trái phiếu, chủ sở hữu chỉ nhận được phần vốn góp của mình khi doanh nghiệp bị giải thể, thanh lý hoặc phá sản. Cách duy nhất cổ đông có thể thu hồi được vốn đầu tư là bán lại cổ phần của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán do đó khi áp dụng công thức tổng quát vào tính giá cổ phiếu gặp rất nhiều khó khăn. Để thuận tiện cho quá trình tính giá cổ phiếu người ta thường chia thành các trường hợp:
Phương pháp sử dụng hệ số P/E:
Tỷ số P/E là tỷ số giữa giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập mà mỗi cổ phiếu mang lại cho chủ đầu tư. Hệ số P/E cho biết mỗi đồng thu nhập mà một cổ phiếu mang lại cho nhà đầu tư phải đánh đổi bằng một lượng vốn nhất định là bao nhiêu. Các nhà đầu tư luôn yêu thích các cổ phiếu có hệ số P/E thấp vì khi kinh doanh các loại cổ phiếu đó họ sẽ chỉ phải bỏ ra một lượng vốn it hơn nhưng vẫn thu được khoản lợi nhuận mong muốn. Tuy nhiên trên thị trường lại xuất hiện một quy luật: các công ty, doanh nghiệp có hệ số P/E cao thi có nghĩa là doanh nghiệp đó đang được thị trường đánh giá cao và khả năng thu được lợi nhuận trong tương lai của nhà đầu tư là có cơ sở. Phương pháp dùng hệ số P/E chỉ có ý nghĩa lớn trong việc xác định giá trị cổ phiếu trong thị trường chứng khoán, khi thị trường chứng khoán đã đạt đến một mức độ phát triển nhất định, với nhiều đối tượng so sánh, nhiều công ty cùng ngành nghề kinh doanh, khi đó giá trị của chứng khoán bám sát với giá trị thực của doanh nghiệp.
Công thức tính giá trị chứng khoán theo phương pháp sử dụng hệ số P/E:
PVo = (P/E) x EPS
Trong đó :
P/E được xác định từ hệ số bình quân toàn ngành hay hệ số P/E của doanh nghiệp có cùng quy mô, rủi ro, mức độ tăng trưởng và cùng tỷ lệ lợi nhuận.
er : Tỷ lệ thu nhập giữ lại
r : Tỷ lệ thu nhập dự tính
g : Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
EPS : Là thu nhập ròng trên một cổ phiếu
Giá trị của cổ phiếu :
Tuy nhiên viêc định giá chứng khoán theo phương pháp hệ số P/E cũng có không ít những hạn chế riêng như: các nhà đầu tư phải dựa vào kết quả kinh doanh của những năm trước thế nên phương pháp không thích hợp với những doanh nghiệp chưa có bề dày hoạt động, mới thành lập, hoặc mới đạt chỉ tiêu sinh lợi. Để khắc phục nhược điểm trên người ta thường sử dụng hệ số P/E tương lai căn cứ vào việc dự đoán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các năm sau. Tuy vậy việc dự đoán lợi nhuận của doanh nghiệp trong những năm tới cũng không khả thi do thị trường biến động liên tục và không thực tế. Do đó việc định giá chứng khoán theo phương pháp hệ số P/E là không hoàn toàn khả thi, kết quả của việc định giá dựa trên một loạt những dự tính trong tương lai về viễn cảnh tăng trưởng cũng như tình hình thu nhập của doanh nghiệp hiện tại và tương lai.
Phương pháp chiết khấu cổ tức:
Bất kỳ cổ phiếu của công ty nào giá trị thị trường của chúng cũng phải dựa trên dòng tiền ước tính lưu chuyển từ công ty sang nhà đầu tư. Vậy giá thị trường của cổ phiếu thường được xác định dựa trên giá trị chiết khấu của cổ tức ước tính trong tương lai. Cổ tức mà nhà đầu tư nhận được có thể ở một trong 3 dạng sau:
Với một công không có tăng trưởng và mức cổ tức hàng năm (D) là cố định, giá cổ phiếu được xác định như sau:
Đối với công ty có mức tăng trưởng đều đặn hàng năm, giá cả và cổ tức trên một cổ phiếu đầu tăng theo tỷ lệ thời gian, giá cổ phiếu được áp dụng theo công thức:
Với:
Công thức trên chỉ được áp dụng được khi g r, lúc đó tỷ lệ tăng trưởng của công ty cao hơn chi phí về vốn của nó, điều này sẽ dẫn đến sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh mà điều này sẽ làm cho cung hàng hóa tăng lên, giá cả có xu hướng giảm xuống và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, tỷ lệ tăng chi phí vốn sẽ giảm nên công thức trên sẽ không thể áp dụng được.
Đối với công ty có tốc độ tăng trưởng là như nhau qua các năm: với tốc độ tăng trưởng của công ty trong giai đoạn hiện tại là g1 và trong tương lai là g2 thì giá cổ phiếu sẽ được xác định theo công thức
Với
Trong đó:
Pn : giá trị hiện tại của cổ phiếu trong giai đoạn phát triển
Dn+1 : cổ tức trong giai đoạn trưởng thành
· Ưu nhược điểm của phương pháp định giá chứng khoán
Ưu điểm:
Phương pháp định giá chứng khoán là mô hình đầu tiên tiếp cận trực tiếp các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần để xác định giá trị chứng khoán. Thông qua việc phân tích, nhà đầu tư sẽ đánh giá giá cả chứng khoán trên thị trường có đi quá xa so với giá trị thực của nó hay không, từ đó xác định mức độ đầu cơ đối với từng loại chứng khoán và đầu cơ trong việc mua bán DN.
Phương pháp định giá chứng khoán đặc biệt phù hợp với quan điểm nhìn nhận của nhà đầu tư thiểu số, những người mà không có khả năng thâu tóm quyền kiểm soát DN.
Phương pháp định giá chứng khoán xác định giá trị DN dựa trên dòng lợi tức cổ phần, tỏ ra khá thích hợp với các DN có chứng khoán được giao dịch trên thị trường, xác định giá trị tài sản thuần gặp nhiều khó khăn và những doanh nghiệp có tài sản hữu hình không đáng kể nhưng được đánh giá rất cao ở những giá trị vô hình.
Hạn chế:
Việc dự báo lợi tức cổ phần không phải là đơn giản. Cổ phiếu là loại chứng khoán rủi ro nhất nên giả thuyết về sự ổn định của cổ tức và mức độ tăng trưởng đều đặn k thường không thuyết phục được nhà thực hành.
Để xác định giá trị cổ tức phải xây dựng được một lý thuyết định hướng phân chia lợi nhuận trong tương lai. Trong thực tế, chính sách phân chia lợi tức cổ phần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nhu cầu đầu tư, nhu cầu trả nợ, khả năng tích lũy vốn khấu hao, chính sách thuế thu nhập của Nhà nước...
1.2.2.3.2. Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận
· Cơ sở lý luận
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh thu của DN được sử dụng để bù đắp các khoản chi phí phát sinh, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. Phần còn lại chính là lợi nhuận thuần thuộc về sở hữu DN. Giá trị một DN, theo đó sẽ được đo bằng độ lớn của các khoản lợi nhuận thuần mà DN có thể mang lại cho chủ sở hữu trong suốt thời gian tồn tại của DN.
· Phương pháp xác định
Để đảm bảo sự nhất quán trong việc đánh giá các khoản lợi nhuận thuần phát sinh ở các thời điểm khác nhau trong tương lai, người ta thực hiện việc quy đổi chúng về thời điểm hiện tại theo một lãi suất nhất định, còn gọi là lãi suất chiết khấu hay tỷ suất hiện tại hóa.
Công thức:
Với
V0: Giá trị doanh nghiệp
Prt: Lợi nhuận năm thứ t
Nếu Pr1 = Pr2 = ... = Prt thì công thức trên được viết lại như sau:
Trong đó:
Pr là khoản lợi nhuận thuần có thể đạt được hàng năm trong tương lai. Để xác định Pr người ta thường dựa vào số liệu về lợi nhuận thuần mà DN đã đạt được ở một số năm trong quá khứ, sau đó tính trung bình.
Tuy nhiên số liệu về lợi nhuận thuần phản ánh trên các báo cáo thu nhập hàng năm thường không sử dụng được ngay để tính toán và dự báo mà phải thực hiện một số điều chỉnh nhất định nhằm đánh giá đúng lợi nhuận DN đã đạt được trong quá khứ.
Khoản trích khấu hao TSCĐ thường phải tính lại vì các DN bao giờ cũng trích khấu hao trên nguyên giá chưa được đánh giá lại tại thời điểm xác định giá trị DN. Do đó cần phải đánh giá lại nhằm phản ánh đúng mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ, xác định đúng lợi nhuận thuần của DN.
Một số khoản chi phí vượt trội như tiền lương, thưởng vượt trội của một số lãnh đạo DN trên góc độ tài chính là các khoản thu bất thường và phần vượt trội đó đã vượt quá tính chất của khoản chi phí cần đưa nó vào thu nhập và tính vào lợi nhuận thuần của DN.
Lãi thuần trong kết toán cao hay thấp còn phụ thuộc vào việc phân bổ các chi phí cho hàng tồn kho cuối niên độ kế toán. Chính vì vậy cần có sự điều chỉnh tiêu thức phân bổ giống nhau giữa các thời kỳ kinh doanh.
Mỗi sự điều chỉnh trên đây điều ảnh hưởng đến khoản thuế thu nhập vì vậy cần tính lại cả phần thuế thu nhập phải nộp.
Việc điều chỉnh trên nguyên tắc rà soát lại cách thức hạch toán doanh thu, cách thức hạch toán từng khoản mục chi phí nhằm tìm ra khoản lợi nhuận thuần trên góc độ tài chính, chứ không phải theo cách nhìn của hạch toán kế toán. Có như vậy mới chỉ ra những khoản thu nhập thực tế mà người mua DN có thể thu được.
· Ưu nhược điểm của phương pháp:
Ưu điểm:
Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần được xây dựng phù hợp với các DN không có nhiều tài sản để khấu hao, khả năng._. TSLĐ khác
1,410
1,264
4,090
63,111
49,769
TSCĐ
220,518
203,635
377,325
511,249
964,619
TSCĐ hữu hình
209,412
196,125
369,815
502,911
671,995
Đầu tư tài chính dài hạn
33,833
138,221
162,875
548,964
380,495
Xây dựng cơ bản dở dang
24,949
92,037
125,106
170,387
284,397
Cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn
43,256
41,377
3,616
Chi phí trả trước dài hạn
108,097
Tài sản khác
105,661
Tổng tài sản
1,893,304
2,368,414
2,299,237
3,508,142
3,207,291
Tổng Nợ
544,587
962,581
632,217
1,485,916
744,551
Nợ ngắn hạn
503,916
860,198
521,170
1,310,389
664,325
Nợ dài hạn
18,000
62,885
80,226
Các khoản phải trả khác
40,671
102,383
93,048
112,642
Vốn chủ sở hữu
1,348,716
1,405,832
1,667,021
2,022,226
2,462,740
Vốn và các quỹ
1,196,401
1,404,449
1,633,463
1,939,127
2,404,249
Tổng nguồn vốn
1,893,304
2,368,414
2,299,237
3,508,142
3,207,291
Báo cáo kết quả kinh doanh 2003-2007
Đơn vị: 10,000 VND
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh thu thuần
4,258,483
3,428,473
3,804,159
5,074,906
5,957,192
Giá vốn hàng bán
3,050,306
2,399,693
2,849,754
3,941,816
4,511,369
Chi phí bán hàng
523,370
371,597
401,734
588,692
814,368
Chi phí quản lý
121,105
81,805
89,662
72,394
101,599
Lợi nhuận hoạt động
563,702
575,377
463,009
472,003
529,856
Lợi nhuận hoạt động tài chính
20,270
66,883
15,653
31,847
32,302
Lợi nhuận bất thường
3,775
97,673
11,011
38,490
100,340
Lợi nhuận trước thuế
587,748
739,932
489,673
542,340
662,498
Thuế TNDN
187,979
278,713
23,769
-2,596
-2,596
Lợi nhuận thuần
399,769
461,219
465,904
544,936
659,903
· Xác định dòng tiền tự do FCF đối với số liệu quá khứ trong giai đoạn 2003-2007:
a) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:
NOPLAT = EBITA – Tax
EBITA : Là lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay của hoạt động kinh doanh.
Tax : Thuế thu nhập doanh nghiệp
NOPLAT : Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh điều chỉnh thuế
Thực tế, NOPLAT là phần lợi nhuận của hoạt động chính tại công ty, không bao gồm lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động bất thường. Tại công ty Cổ phần Hoá chất, khoản lợi nhuận này chỉ tính từ các hoạt động liên quan tới hoạt động chính của công ty, đó là kinh doanh sản phẩm hoá chất .
Trong phần định giá này, để làm đơn giản mô hình, ta giả định tất cả lợi nhuận của công ty là lợi nhuận của hoạt động chính : kinh doanh sản phẩm hoá chất tại công ty Cổ phần Hoá chất. khi đó NOPLAT bằng lợi nhuận thuần của công ty .
b) Tính dòng tiền tự do trong giai đoạn quá khứ 2003-2007
FCF = NOPLAT – NI
Trong đó:
FCF : Dòng tiền thuần tự do
NI : Đầu tư ròng
NI = DTSLĐròng + Chi phí vốn + DNợ phải trả khác - Khấu hao TSCĐ
DTSLĐròng : TSLĐròngt - TSLĐròngt+1
Chi phí vốn : (GTCL TSCĐt+1 – GTCL TSCĐt) – Chi phí khấu hao TSCĐt
DNợ phải trả khác = Nợ kháct - Nợ kháct+1
Để thuận lợi cho quá trình tính toán, giả định Công ty không có các khoản đầu tư (NI = 0).
· Tính toán khả năng sinh lời của doanh nghiệp đối với số liệu quá khứ
ROIC = NOPLAT / IC
Trong đó:
ROIC : Tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn đầu tư
IC : Vốn đầu tư trở lại trong doanh nghiệp
IC = Vốn lưu động + TSCĐròng – TSLĐkhác, các khoản phải trả khác
(Khả năng sinh lời tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại công ty)
2.3.4.2. Dự đoán báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo 2008-2012
Đơn vị : VND
Nghìn VNĐ
2008
2009
2010
2011
2012
Doanh thu
69,699,144,060
81,547,998,552
96,226,638,291
113,547,433,185
133,985,971,152
Doanh thu chính khác
717,188,850
753,048,297
790,700,706
830,235,744
871,747,533
Giá vốn hàng bán
-52,971,349,482
-61,160,998,914
-71,207,712,333
-82,889,626,221
-97,809,758,946
Chi phí quản lý
-9,060,888,726
-10,601,239,815
-12,509,462,979
-13,625,691,984
-16,078,316,535
Khấu hao TSCĐ
-868,157,190
-878,209,218
-954,111,582
-1,125,851,670
-1,328,504,967
Chi phí khác
-348,495,723
-407,739,996
-481,133,187
-567,737,163
-669,929,859
EBITDA
7,167,441,789
9,252,858,915
11,864,918,907
16,168,761,882
18,971,208,378
Chi phí trả lãi
-107,870,184
-117,590,184
-127,310,184
-137,030,184
-146,750,184
Thu nhập trước thuế EBT
7,059,571,605
9,135,268,731
11,737,608,723
16,031,731,698
18,824,458,194
Thuế
-1,976,680,053
-2,557,875,240
-3,286,530,441
-4,488,884,874
-5,270,848,299
Lợi nhuận sau thuế
5,192,997,552
6,687,499,482
8,561,184,282
11,652,952,824
13,663,715,904
· Dự đoán dòng tiền tự do trong tương lai giai đoạn 2008-2012
Căn cứ vào số liệu dự đoán trong những năm tiếp theo, chúng ta tính dòng tiền tự do cho giai đoạn này theo công thức đã trình bày ở trên.
Dự đoán cho giai đoạn 10 năm tiếp theo
Trong giai đoạn 10 năm tiềp theo chúng ta dự đoán sự phát triển của công ty thông qua chỉ tiêu tăng trưởng của các tham số. Các chỉ tiêu quan trọng khác được dự đoán thông qua tỷ trọng của nó đối với doanh thu từ hoạt động chính của Công ty.
Tỷ lệ tăng trưởng của các chỉ tiêu chính
Đơn vị : %
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
Doanh thu
14.40%
14.40%
14.40%
13.50%
11.70%
10.80%
9.90%
9.90%
9.00%
8.10%
EBITA
12.60%
11.70%
9.90%
9.00%
8.10%
8.10%
7.20%
7.20%
6.75%
6.30%
Thuế
25.20%
25.20%
25.20%
25.20%
25.20%
25.20%
25.20%
25.20%
25.20%
25.20%
TSCĐ (% doanh thu)
8.10%
8.10%
9.00%
9.00%
9.00%
9.00%
9.90%
9.90%
9.90%
9.90%
Vốn đầu tư (IC) (% doanh thu)
16.20%
17.10%
18.00%
18.00%
18.00%
18.00%
18.00%
18.00%
18.00%
18.00%
Từ các tham số đã được dự đoán,tính dòng tiền tự do cho giai đoạn 2013 – 2022 theo công thức đã nêu ở trên.
· Tính chi phí vốn bình quân gia quyền WACC
Chi phí vốn là lãi suất chiết khấu dùng để chiết khấu các dòng tiền trong tường lai về hiện tại. WACC cũng chính là chi phí cơ hội của đồng vốn bỏ ra.
Công thức tính WACC:
WACC =
WACC : Chi phí vốn bình quân gia quyền
Ke : Chi phí vốn chủ sở hữu
Kd : Chi phí vốn vay
E : Vốn chủ sở hữu
D : Vốn vay
t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó:
· Chi phí vốn vay
Chi phí nợ được xác định bằng chi phí của nợ dài hạn trong cơ cấu vốn của Công ty. Thực tế, trong trường hợp này, chi phí vốn vay được lấy bằng lãi suất cho vay dài hạn của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Kd = 12.84%( thời điểm cuối năm 2007).
· Chi phí vốn chủ sở hữu
Ke = KRF + b ´ RP
KRF : Lãi suất phi rủi ro
RP : Phần bù rủi ro cho rủi ro trung bình của đầu t ư
b : Hệ số rủi ro thị trường
Trong định giá Công ty Hoá chất các tham số được xác định như sau:
KRF = 7.12%. Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt nam 10 năm phát hành tại thị trường Mỹ cuối năm 2005.
RP = 5.4%. Đây là phần bù rủi ro trung bình cho hoạt động đầu tư tại thị trường Việt Nam.( số liệu của Bộ tài chính)
Hệ số b: do ở nước ta số kiệu thông kê kinh tế chưa nhiều nên không thể xác định được b cho các ngành nên hệ số b đưa ra trên đây là hệ số của các nước phát triển đãđiều chỉnh lại cho phù hợp với thị trường Việt Nam. Công thức điều chỉnh:
b điều chỉnh = b chưa điều chỉnh ´
Giá trị của D, E là giá trị thị trường tại thời điểm tính toán nhưng trong trường hợp này tạm thời lấy giá trị sổ sách.
b chưa điều chỉnh của thị trường hoá chất thiết bị công nghiệp tại các nước đang phát triển là 0.81.
2.3.4.3. Tính giá trị doanh nghiệp
· Công thức tính:
V = + + +… + +
Trong đó:
V : Giá trị của doanh nghiệp cần định giá
NOPLATt+1 : Mức độ bình thường của NOPLAT trong năm đầu tiên khi kết thúc thời gian dự đoán, tức là năm thứ 16 nếu khoảng thời gian dự đoán lựa chọn là 15 năm.
G : Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của NOPLAT trong dài hạn sau 15 năm dự đoán.
ROICt : Tỷ lệ sinh lời dự kiến đối với khoản đầu tư ròng năm thứ 15
WACC : Chi phí vốn bình quân gia quyền
: Lãi suất chiết khấu cho từng năm
Trong đó giá trị được gọi là giá trị tiếp diễn , giá trị này được xác định sau khoảng thời gian 15 năm dự đoán, và tính toán dựa trên số liệu của năm thứ 15.
Trong trường hợp này, ROIC15 = 15.5%, g = 5%, WACC = 13.23%
Công thức xác định giá trị vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của Công ty (GT VCSH) :
GT VCSH = Giá trị tài sản hoạt động + Dư tiền mặt & Tài sản phi hoạt động
= Giá trị doanh nghiệp – Giá trị nợ
Giá trị doanh nghiệp
Đơn vị : Triệu đồng
Giá trị hoạt động
68,210.74304
Đầu tư chứng khoán
2,764.17000
Đầu tư tài chính
4,861.55700
Giá trị doanh nghiệp
75,836.47004
Giá trị nợ
-802.26000
Giá trị vốn chủ sở hữu
75,034.21004
· Phân tích độ nhạy
Một số yếu tố ảnh hưởng có thể khiến cho NOPLAT, ROIC thay đổi và dao động trong một khoảng giá trị nào đó. Sự thay đổi của hai yếu tố trên có ảnh hưởng trọng yếu tới giá trị doanh nghiệp. Việc phân tích khoảng giá trị của doanh nghiệp trong khoảng giao động của hai yếu tố này sẽ cho thấy rõ hơn về giá trị doanh nghiệp khi điều kiện làm cho NOPLAT và ROIC thay đổi.
Khi phân tích độ nhạy ta thấy khi giá trị của NOPLAT và ROIC thay đổi +(-) 1% thì giá trị vốn chủ sở hữu cũng thay đổi theo một tỷ lệ tương ứng. Khi ROIC bằng với WACC = 13.23% thì NOPLAT thay đổi không làm cho giá trị vốn chủ sở hữu thay đổi nữa và luôn bằng 72,694.33230 (Triệu đồng). Giá trị vốn chủ sở hữu mà ta đã xác định được ở đây là 75,034.21004 ( Triêu đồng) ứng với ROIC = 15.5% và NOPLAT = 5%.
Kết luận giá trị: Tại thời điểm 31/12/2007, Công ty cổ phần Hoá chất có giá trị là 75.034,21004 triệu đồng.
2.4. Đánh giá tổng quan về hoạt động định giá Doanh nghiệp tại Việt Nam
2.4.1. Những mặt đã làm được
Trong thời kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, quá trình cổ phần hoá đã diễn ra mạnh mẽ và song song với nó là hoạt động định giá cũng phát triển không ngừng. Tính từ năm 1992 đến nay đã có trên 3000 doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá, trong số đó có trên 2000 doanh nghiệp được định giá. Hoạt động định giá đã góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá, đánh giá chính xác giá trị thực tế của các doanh nghiệp trên thị trường.
Trong suốt quá trình hoạt động, các công đoạn định giá đã được rút ngắn tránh vòng vèo tốn kém về thời gian và chi phí. Các hoạt động định giá hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản mới hướng dẫn hoàn thiện quá tình định giá như: Các nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/09/1998; số 64/2002/ND-CP. Tại thông tư 126/2004/TT – BTC ngày 24/12/2004 hướng dẫn thi hành nghị định 187/2004/NĐ –CP đã hướng dẫn thời gian hoàn thành tối đa không quá 60 ngày đối với tổng công ty và 30 ngay đối với các trường hợp khác.
Hình thành các tổ chức tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong xử lý tài chính. Chính phủ ban hành các văn bản hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành định giá như nghị định 187/2004/ NĐ – CP và thông tư 126/2004/TT –BTC, hình thành các công ty quản lý vốn và xử lý nợ là đại diện của nhà nước như: Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước(SCIC); Công ty Mua bán nợ…việc hình thành hai tổ chức kinh tế trên đã giúp cho các doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc trong quá trình định giá một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Công tác định giá ngày càng được thực hiện một cách chuyên nghiệp với kết quả định giá chính xác và chung thực hơn. Việc hình thành và hoạt động hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam đã góp phần hoàn thiện quá trình định giá doanh nghiệp, giá của chứng khoán phản ánh giá trị của doanh nghiệp, là thị trường huy động, lưu thông, thu hút vốn cho doanh nghiệp. Do đó công tác định giá doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện hơn mang tính chuyên nghiệp hơn. Giá trị của doanh nghiệp được định giá sát thực hơn.
Tuy vậy hoạt động định giá còn nhiều hạn chế khách quan chưa thể hoàn thiện cần được khắc phục.
2.4.2. Những hạn chế cần khắc phục
Do là một hoạt động mới nên việc lựa chọn phương pháp định giá trong doanh nghiệp còn chưa chính xác, chưa phù hợp với từng doanh nghiệp khác nhau vì các doanh nghiệp khác nhau có loại hình kinh doanh khác nhau, cơ cấu tài sản khác nhau…… Hiện nay có hai phương pháp chính được thực hiện chủ yếu ở Việt Nam đó là: Phương pháp tài sản và Phương pháp dòng tiền chiết khấu. Việc lựa chọn phương pháp nào cho doanh nghiệp nào là một vấn đề không đơn giản.
Phương pháp định giá doanh nghiệp chưa bao quát hết được các trường hợp tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nước. Quá trình chia tách sát nhập các công ty trong hệ thống các doanh nghiệp quốc doanh yêu cầu hoạt động định giá doanh nghiệp phải hoàn thiện thích ứng để phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp sau quá trình tái cấu trúc. Thực tế hiện nay, các Tổng công ty hình thành do sát nhập các công ty con thì giá trị chính bằng giá trị của các công ty con, giá trị của doanh nghiệp chưa được phản ánh chính xác.
Ngoài ra hai phương pháp định giá hiện nay đều tồn tại những bất cập vì chưa hoàn toàn phù hợp với tình hình tài chinh, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam cũng như sự phát triển chậm của thị trường chứng khoán. Công tác định giá còn mang nhiều tính chủ quan.
2.4.3. Những nhân tố tác động đến hoạt động định giá tại Việt Nam
Nền kinh tế chưa phát triển hiện nay đang là rào cản chính của công tác định giá doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán mới thành lập, chưa hoạt động và vận hành theo một quy luật nhất định nào, giá trị của chứng khoán chưa phản ánh được giá trị thực của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp của Việt Nam chưa quen với việc hoạch định chính sách kinh doanh dài hạn vì thế việc áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu còn mang tính chủ qua vì doanh thu tương lai của doanh nghiệp là do người định giá tự dự đoán.
Hệ thống phương pháp luận về định giá doanh nghiệp chưa được hoàn thiện. Hệ thống lý luận của hoạt động định giá chưa mang tính thực tiễn, việc không phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp định giá đang là rào cản chính. Việc xác định các yếu tố tác động đến giá trị của doanh nghiệp do lý luận về giá trị của các yếu tố chưa phù hợp tại Việt Nam dẫn đến hiệu quả công tác định giá không cao.
Do là một hoạt động mới, một nền kinh tế đang có những bước phát triển ban đầu vậy nên hệ thống cơ sở của hoạt động định giá con thiếu. Hoạt động định giá doanh nghiệp hiện nay đang hoàn thiện song song với quá trình hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách do đó quá trình hoan thiện rất chậm. Số liệu đầu vào của hoạt động định giá thường không chính xác do hoạt động kế toán của doanh nghiệp định giá không chính xác. Nguồn dữ liệu thông kê chưa được hình thành do đó các dự đoán sự phát triển của công ty, của ngành kinh doanh không được khách quan.
Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực định giá cũng đang là một yêu cầu cấp bách để hoàn thiện quá trình định giá. Thực tế cho thấy rằng hoạt động định giá là một hoạt động rất khó khăng và phức tạp yêu cầu phải có một đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, năng lực làm việc tốt, có khả năng tháo gỡ vấn đề tôt. Muốn đạt được các yếu cầu đó nhân viên định giá phải được đào tạo một cách nghiêm túc được trang bị nhưng kiến thức chuyên môn tốt, nắm bắt được bản chất của vấn đề và các giá trị cấu thành nên giá trị doanh nghiệp.
2.4.4. So sánh hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam và thế giới
Việc mua bán doanh nghiệp trên thế giới thường diễn ra dưới hai hình thức chính: Công ty A sáp nhập với công ty B hay A nắm quyền sở hữu hoặc kiểm soát trong B .Về bản chất, định giá là phương tiện, còn mua bán mới là mục đích của các nhà đầu tư.
Để định giá công ty đối tượng của các hoạt động mua bán, người ta có các cách làm như sau:
· Một là định giá theo giá trị sổ sách, giá trị doanh nghiệp là tổng số giá trị tài sản có trừ đi tổng số tài sản nợ, số dư ra được coi là giá trị bán được hay giá trị thấp nhất để mua một doanh nghiệp.
· Hai là giá trị xé lẻ, là số tiền có thể thu được khi tách các xưởng hay các bộ phận khác nhau của một công ty lớn để bán đi.
· Ba là, theo giá trị kinh tế, khoản thu nhập từ doanh nghiệp được đem ra mua bán mà nhà dầu tư trông đợi trong những thời gian kinh doanh nào đó trong tương lai.
· Bốn là giá trị thanh lý tức là số tiền mà công ty có thể mang lại cho nhà đầu tư nếu bán đi các tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Khi đó doanh nghiệp coi như không còn hoạt động nữa.
· Năm là giá thị trường tức là giá trị của doanh nghiệp bằng tích của số lượng cổ phần và giá trị của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Chương 3Một số giải pháp hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu.
3.1 Định hướng cổ phần hoá và công tác định giá DNNN CPH.
3.1.1 Mục tiêu và định hướng tiến trình CPH doanh nghiệp NN.
Trong hội nghị về đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010 được tổ chức ngày 7-10-2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: " Nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp trong 5 năm tới trọng tâm là cổ phần hóa. Mục tiêu đến năm 2010, chúng ta sẽ cơ bản cổ phần hóa xong doanh nghiệp nhà nước ". Phương án được lựa chọn để tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước từ nay đến 2010 là đẩy mạnh sắp xếp, cố phần hóa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Theo đó, từ nay đến hết năm 2010 sẽ cổ phần hóa khoảng 1.500 doanh nghiệp (riêng các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty nhà nước phải hoàn thành trong năm 2008), trong đó, năm 2007 phải cổ phần hóa 550 doanh nghiệp (có khoảng 20 tổng công ty), số còn lại sẽ thực hiện trong các năm 2008-2009, một số công ty và số ít doanh nghiệp chưa cố phần hóa được thực hiện trong năm 2010. Theo kết quả này, đến cuối năm 2010, cả nước sẽ chỉ còn 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trong đó có 26 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn; 178 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu; 200 nông, lâm trường; 150 doanh nghiệp thành viên các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Có thể nói rằng, để thực hiện những mục tiêu trên là một nhiệm vụ hết sức khó khăn trong những năm sắp tới. Công tác triển khai nhiều năm qua đã cho thấy, không những khối lượng công việc phải tiến hành rất lớn, mà còn có thể phải đối mặt với rất nhiều lực cản. Trong 4 năm sắp tới (2007-2010) sẽ phải cổ phần hóa 1.500 doanh nghiệp (bình quân mỗi năm cổ phần hóa 365 doanh nghiệp), riêng năm 2007 đặt kế hoạch cổ phần hóa 540 doanh nghiệp. Chỉ tiêu này tuy không cao hơn nhiều so với kế hoạch của một số năm trước, nhưng kinh nghiệm thực hiện nhiều năm cho thấy con số này là rất cao. Như đã nêu ở trên, trong khoảng thời gian 15 năm (1992-2006), cả nước cổ phần hóa được 3.060 doanh nghiệp, nghĩa là bình quân mỗi năm cổ phần hóa được 204 doanh nghiệp. Tuy nhiên, với quyết tâm cao và kinh nghiệm đã tích lũy được, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hoàn thành mục tiêu trên, và đi kèm với nỗ lực đó là còn cần có những đổi mới mạnh mẽ trong phương thức tiến hành cổ phần hóa.
3.1.2 Yêu cầu và định hướng công tác định giá doanh nghiệp NN CPH.
Như vậy, để đáp ứng mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra cho tiến trình Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động định giá doanh nghiệp cũng cần có những nỗ lực nhất định để đóng góp tích cực vào những hoạch định nói trên.
3.1.2.1 Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm và loại hình doanh nghiệp.
Thực tiễn công tác định giá doanh nghiệp cho thấy không có một phương pháp định giá nào là luôn luôn đúng và thích hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Bởi như ta đã biết mỗi doanh nghiệp đều có những đặc trưng riêng về ngành nghề kinh doanh, đặc điểm kinh tế kỹ thuật, cấu trúc,… Vì thế năng lực của nhà định giá sẽ là rất quan trọng, đóng vai trò quyết định phương pháp nào được lựa chọn để phản ánh chính xác nhất giá trị của doanh nghiệp cần định giá.
Theo định hướng cổ phần hóa của Chính phủ, trong thời gian tới sẽ là thời kỳ cao điểm của thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp mà song song với đó là hoạt động định giá. Một số lượng lớn doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau, hình thức và cấu trúc khác nhau sẽ đòi hỏi những phương pháp định giá khác nhau. Do đó, các phương pháp định giá cần đa dạng và phong phú hơn.
3.1.2.2 Đảm bảo tính chính xác, trung thực và đáng tin cậy cho giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hóa
Đây là một trong những yêu cầu cơ bản và có tầm quan trọng hàng đầu đối với hoạt động định giá doanh nghiệp. Yêu cầu trên được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh:
Giá trị của doanh nghiệp chỉ được công nhận khi trong trao đổi, mua bán. Nói cách khác, giá trị doanh nghiệp là giá trị thực tế của nó theo giá thị trường.
Việc xác định giá trị của các yếu tố cấu thành giá trị doanh nghiệp như giá trị tài sản, nợ, lợi thế thương mại, tiềm năng phát triển,… đóng một vai trò hết sức quan trọng vì xác định sai các yếu tố này sẽ dẫn đến giá trị doanh nghiệp bị tính toán không chính xác.
Bên cạnh đó người làm định giá phải có một cái nhìn tổng quan và hiểu biết khái quát về doanh nghiệp như ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, thị trường, thực trạng tài chính, tiềm năng… để xác định những yếu tố nào sẽ cấu thành nên giá trị của doanh nghiệp và loại bỏ những yếu tố không liên quan. Từ đó, các nhà định giá có thể lựa chọn phương pháp thích hợp nhất đối với từng doanh nghiệp cụ thể.
Trong quá trình định giá ta cũng cần chú ý đến vấn đề thời gian vì giá trị doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa tại một thời điểm nhất định. Bởi doanh nghiệp cũng là một hàng hóa mà cung cầu thị trường thì luôn thay đổi. Chính vì thế, thời gian xác định giá trị không được kéo dài quá lâu, làm mất đi tính chính xác của kết quả định giá.
3.1.2.3. Giá trị doanh nghiệp không bị chi phối bởi chính sách bán cổ phần, làm thất thoát tài sàn Nhà nước
Rõ ràng là có mối liên hệ giữa hoạt động định giá doanh nghiệp và chính sách phát hành cổ phiếu ra công chúng. Bởi mệnh giá cổ phần được xác định bằng giá trị doanh nghiệp chia cho số cổ phần. Vì thế, một số doanh nghiệp có thể tìm cách định giá thấp doanh nghiệp để bán được nhiều cổ phần ra công chúng hoặc tư lợi bản thân. Nhưng không thể để vì điều này mà chính sách bán cổ phần sẽ có quyền quyết định tới hoạt động định giá doanh nghiệp. Cần có sự tách biệt tương đối giữa hai hoạt động trên. Giá trị doanh nghiệp cần phải được xác định một cách trung thực không phụ thuộc vào việc bán cổ phần ra bên ngoài. Cần chấm dứt tình trạng định giá tài sản thấp để dễ bán cổ phần, làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
3.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu trong công tác định giá doanh nghiệp để cổ phần hoá ở Việt Nam hiện nay.
3.2.1 Xây dựng hệ thống lý luận làm nền tảng cho hoạt động định giá doanh nghiệp.
Thực tế ở nước ta hiện nay đang thiếu một hệ thống lý luận hoàn chỉnh là cơ sở cho hoạt động định giá doanh nghiệp. Hoạt động định giá được nhắc đến nhiều nhưng chủ yếu là những bài viết phân tích lẻ tẻ và rời rạc. Thực sự thiếu đi một cái nhìn tổng quan cho toàn bộ hoạt động. Và điều quan trọng nhất là chưa giúp những người quan tâm có cái nhìn bản chất về giá trị doanh nghiệp cũng như những yếu tố tạo nên giá trị doanh nghiệp. Cũng vì điều này mà công tác định giá doanh nghiệp còn nhiều thiếu xót và chưa đạt hiệu quả cao.
Cơ sở lý luận ở đây còn cần phải nhắc đến những yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp, một hệ thống đầy đủ các phương pháp định giá doanh nghiệp và điều kiện áp dụng… làm tài liệu nghiên cứu và tham khảo cho cán bộ định giá. Được tiếp cận với một hệ thống lý luận đầy đủ và sâu sắc, cùng với kinh nghiệm định giá được tích lũy trong thực tế, đội ngũ cán bộ định giá doanh nghiệp sẽ làm tốt hơn công tác của mình.
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện hành theo một hệ thống
Đối với những văn bản pháp luật đã ban hành mà còn nhiều bất cập và vướng mắc trong quá trình đưa vào thực tiễn thì cần có những bổ sung, sửa đổi kịp thời, hạn chế mọi tổn thất có thể xảy ra.
Cùng với đó phải xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan tới công tác định giá doanh nghiệp mang tính thực tiễn như: cách tính giá trị tài sản đối với một số ngành nghề cụ thể, phương pháp định giá nào là tối ưu đối với từng loại doanh nghiệp, xử lý tồn tại tài chính trong định giá giữa các doanh nghiệp với nhau,…
Các văn bản pháp luật này phải đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ, không gây mẫu thuẫn cho nhau, rõ ràng mạch lạc để không gây khó khăn trong áp dụng. Các cơ quan Nhà nước và Chính phủ quản lý hoạt động Cổ phần hóa và định giá cần luôn luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến phản hồi từ những người thực hiện để từ đó có những điều chỉnh kịp thời và tiến hành sửa đổi cho phù hợp và thích nghi với thực tiễn.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả của công tác xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp
Xử lý tồn tại tài chính là yếu cầu tất yếu tại doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động định giá. Thực tế cho thấy, tuy đã có những hướng dẫn và hỗ trợ từ phía Nhà nước nhưng công tác này vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn. Những khó khăn đó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như: thiếu quy định cụ thể; chặt chẽ trong việc xử lý nợ và tài sản tồn đọng; thiếu cơ chế giám sát hoạt động; thiếu chế tài xử phạt nghiêm đối với các sai phạm, … Vì vậy, cần có những điều chỉnh nghiêng về mặt quản lý, nhằm hướng đến tính hiệu quả và chặt chẽ của hoạt động này:
1. Chính phủ cần ban hành và công bố công khai cơ chế hoạt động của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng.
2. Nên có quy định bắt buộc trong cáo bạch (hồ sơ bán đấu giá cổ phần của các công ty trên thị trường chứng khoán) phải công bố cả danh mục, số lượng và giá trị các tài sản đã được thẩm tra loại khỏi giá trị DNCPH. Có như vậy mới buộc các DNCPH và đơn vị chịu trách nhiệm tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp chịu sự giám sát công khai của các nhà đầu tư về vấn đề này.
3. Quy định rõ chế tài xử lý cả về hành chính và hình sự giữa bên giao (DN CPH) và bên nhận (công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của DN) nếu để xảy ra những tiêu cực trong giao nhận hồ sơ pháp lý và hiện vật tài sản.
4. Nhà nước nên tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về toàn bộ quá trình xử lý tài chính trước, trong và sau CPH DN để sau đó ban hành bổ sung những quy định và chế tài đầy đủ, chặt chẽ hơn nhằm tiếp tục đảm bảo cho tình hình tài chính của các DNCPH được lành mạnh, chống thất thoát vốn và tài sản nhà nước.
3.2.4 Phát triển thị trường chứng khoán.
Thị trường sơ cấp là kênh huy động vốn của doanh nghiệp với số lượng cổ phần và mệnh giá cổ phần chào bán. Hoạt động định giá doanh nghiệp cũng góp một phần vào sự thành công hay thất bại của đợt chào bán này. Bởi giá trị doanh nghiệp không trung thực và chính xác sẽ không đảm bảo cho việc doanh nghiệp thu hút được vốn đầu tư thành công và hợp pháp. Sự thành bại và diễn biến của việc thu hút vốn sẽ là thông tin phản hồi cho chất lượng công tác định giá.
Thị trường thứ cấp là nơi cổ phiếu của doanh nghiệp được giao dịch. Giá chứng khoán luôn giao động xung quanh giá trị thực của doanh nghiệp, cũng là thước đo tiềm năng sinh lời của doanh nghiệp. Thị trường thứ cấp tạo tính thanh khoản cho thị trường sơ cấp. Chính vì vậy, để phát triển công tác định giá doanh nghiệp ta cần có những chính sách đúng đắn để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
· Đảm bảo tính công khai, công bằng và minh bạch cho thị trường.
· Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp và có tác dụng điều chỉnh tích cực đối với các cá nhân, tổ chức tham gia thị trường cũng như diễn biến của thị trường.
· Duy trì một thị trường ổn định, có các biện pháp ngăn chặn các hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường.
3.2.5 Sử dụng kết hợp với các phương pháp định giá doanh nghiệp khác.
Việc sử dụng các phương pháp định giá khác nhau sẽ cho ta các giá trị doanh nghiệp khác nhau vì điều kiện áp dụng của từng phương pháp, những giả định đặt ra, cách xác định các yếu tố góp phần vào giá trị,… là khác nhau. Không có phương pháp nào là thực sự hoàn hảo đối với mọi doanh nghiệp mà chỉ có thể thích hợp hơn đối với từng doanh nghiệp cụ thể. Mặt khác, giá trị xác định được dựa trên một phương pháp cũng không phải là giá trị chính xác tuyệt đối. Phương pháp nào cũng chứa đựng những ưu, khuyết điểm. Vì thế, ta nên sử dụng kết hợp các phương pháp định giá để có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp từ đó có những đánh giá đúng đắn về doanh nghiệp .
Thực tế hoạt động định giá cho thấy, tổ chức định giá luôn đưa ra một khoảng giá trị biến thiên của giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là trong phương pháp dòng tiền chiết khấu với biến lãi suất chiết khấu thay đổi. Việc làm này còn gọi là phân tích độ nhạy hay phân tích tình huống.
Hiện nay, chúng ta đang sử dụng hai phương pháp định giá phổ biến là phương pháp dòng tiền chiết khấu và phương pháp tài sản. Phương pháp tài sản chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể cấu thành nên giá trị doanh nghiệp. Đó là căn cứ cụ thể, có tính pháp lý rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà nhà đầu tư chắc chắn nhận được khi sở hữu doanh nghiệp. Giá trị đó nói lên rằng số tiền nhà đầu tư bỏ ra luôn được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thật. Đây cũng là giá trị thấp nhất được đưa ra trên bàn đàm phán trong quá trình mua bán doanh nghiệp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu lại chỉ ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Việc kết hợp hai phương pháp này sẽ cho ta một khoảng giá trị dao động của doanh nghiệp giúp ích cho nhà đầu tư trước khi ra quyết định.
Kết Luận
Bên cạnh những chính sách phát triển doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chính sách sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là con đường tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và các khối kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Thực tế hiện nay, yêu cầu bức thiết nhất là làm thế nào để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh với tiêu chí đánh giá chính xác giá trị của các đối tượng cổ phần hóa. Việc đưa ra các thông tin định giá chính xác về các doanh nghiệp cổ phần hóa là cơ sở cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Để đảy nhanh quá trình cổ phần hóa và hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp cần có những quy định hướng dẫn cụ thể hơn về quy trình cổ phần hóa, lựa chọn phương pháp định giá phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể….. đặc biệt là phương pháp định giá. Việc lựa chọn phương pháp định giá chính xác xẽ góp phần làm tăng tính hiệu quả của hoạt động định giá. Qua đó, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và tăng chất lượng của hàng hóa lưu thông trên thị trường chứng khoán, thị trường vốn.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34711.doc