Áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

MỤC LỤC KẾT LUẬN……………………………………………………………………………...96 TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 06/1997/QH 10 và Luật sửa đổi bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước số 10/2003/QH11. Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11- Pháp lệnh ngoại hối 2005 Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH. Nghị định134/2005/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Nghị định 160/2006/NĐ-CP quy đ

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh chi tiết pháp lệnh ngoại hối. Quyết định 48/2007/QĐ-NHNH về việc ban hành quy định thu phí thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ- UCP 600. Luật thống nhất về Hối phiếu năm 1930. ISBP 681e 2007 ( International Standard Banking Practice – Văn bản hướng dẫn kiểm tra chứng từ theo UCP600 có hiệu lực từ ngày 1/1/2007). Các quy tắc thống nhất về Nhờ thu ( ICC Uniform Rules for Collection ), do phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế ban hành năm 1995, số xuất bản 522, gọi tắt là URC 522. Các quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo Tín dụng chứng từ do phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế ban hành, số xuất bản 525 gọi tắt là URR525. Giáo trình Luật thương mại quốc tế, đồng chủ biên: TS. Trần Thị Hòa Bình – PGS.TS. Trần Văn Nam, NXB Lao động - Xã hội, 2006. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Học viện ngân hàng, Hà Nội, 2007. PGS.TS Nguyễn Thị Quy, Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C (sách chuyên khảo), NXB lý luận chính trị Hà Nội, 2006 Quy trình thanh toán xuất nhập khẩu theo hình thức tín dụng chứng từ và nhờ thu chứng từ trong hệ thống NHNT Việt Nam (ban hành kèm theo quyết định số 40/QĐ/NHNT.THTT của Tổng Giám đốc Ngân hàng ngoại thương Việt Nam . Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của SGD NHNT. Website: http:// www.vietcombank.com Tạp chí ngân hàng số 3+4. DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT. NHNT : Ngân hàng ngoại thương. NHNN : Ngân hàng Nhà nước. TTQT : Thanh toán quốc tế. XNK : Xuất nhập khẩu. NK : Nhập khẩu. XK : Xuất khẩu. NHTM : Ngân hàng thương mại. NH : Ngân hàng. NHĐL : Ngân hàng đại lý. NHPH : Ngân hàng phát hành. NHTB : Ngân hàng thông báo. NHCK : Ngân hàng chiết khấu. NHXN : Ngân hàng xác nhận. NHCĐ : Ngân hàng chỉ định. SGD : Sở Giao Dịch. L/C : Thư tín dụng (Letter of Credit). ATM : Máy rút tiền tự động (Automated Teller Machine) BGĐ : Ban Giám đốc. HSC : Hội sở chính. TMCP : Thương mại cổ phần. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ. Bảng 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam. Bảng 2.2: Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế 2005-2008 tại SGD NHNT. Bảng 2.3: Bảng các chỉ tiêu thanh toán quốc tế năm 2005-2008 tai SGD NHNT. Bảng 2.4: Bảng cơ cấu tỷ trọng hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD NHNT Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất khẩu tại SGD NHNT 2005 - 2008 Bảng 2.6: Doanh số thanh toán nhập khẩu tại SGD NHNT từ năm 2005 – 2008. Bảng 2.7: Quy trình tổng quát về nghiệp vụ tín dụng chứng từ LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. T rong thời đại ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với các hoạt động kinh tế xã hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế khu vực, quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại và các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt là khi hiện nay Việt Nam đã tham gia với tư cách thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đã mở cửa thị trường tài chính vào ngày 01/04/2007 theo đúng lộ trình cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Vì vậy, Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam cũng như các ngân hàng thương mại khác không ngừng đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương thức thanh toán quốc tế: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, tín dụng chứng từ không phải là một nghiệp vụ đơn giản mà ngược lại rất phức tạp, rủi ro tín dụng chứng từ mà kéo theo là các tranh chấp có thể phát sinh nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển cũng như uy tín của ngân hàng. Thực tế đã cho thấy khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến tín dụng chứng từ không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng mà còn cả các tổ chức xuất nhập khẩu tham gia phương thức tín dụng chứng từ đó nữa. Vì lý do đó với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, một ngân hàng cổ phần có hệ thống chi nhánh rộng khắp cả nước, và trải qua gần 45 năm hoạt động và phát triển bên cạnh những thành tựu đạt được cũng gặp không ít những khó khăn trong phương thức tín dụng chứng từ, nhưng NHNT mà điển hình là Sở giao dịch NHNT Việt Nam vẫn luôn là đơn vị đi đầu trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, mỗi năm thu lại lợi nhuận hàng triệu USD. Chính vì vậy, trên cơ sở các tài liệu lý luận về tín dụng chứng từ cùng những kinh nghiệm thực tế khi thực tập tại Sở giao dịch NHNT nên em đã chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”. Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS Nguyễn Vũ Hoàng, Th.S Nguyễn Hoàng Vân cùng tập thể các anh, chị làm việc tại phòng Thanh toán xuất khẩu SGD Ngân hàng Ngoại thương đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài. Mục đích đi sâu, tìm hiểu tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C). Qua đó đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện hơn nữa hoạt động này trong hoạt động của thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNT Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. Đối tượng: phương thức thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C. Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của Sở giao dịch NHNT Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu. Một số phương pháp được áp dụng để nghiên cứu đề tài là phương pháp suy luận, phân tích số liệu, phân tích thực tế hoạt động để thấy được điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương pháp tín dụng chứng từ, từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất. 5. Kết cấu đề tài. Nhằm đạt được mục đích của việc nghiên cứu đã đề ra, em xin được trình bày từ khái quát đến chuyên sâu, từ lý luận đến thực tiễn đề tài. Đề tài được trình bày theo các phần cụ thể như sau: Chương I. Pháp luật về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Chương II. Thực trạng áp dụng pháp luật theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chương III. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại sở giao dịch Vietcombank . CHƯƠNG I PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 1. Khái quát về các phương thức thanh toán quốc tế. 1.1 Bản chất của TTQT. H oạt động TTQT được bắt nguồn từ hoạt động ngoại thương, mục đích chính của hoạt động TTQT là để hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động XNK giữa các nước diễn ra một cách trôi chảy và đạt hiệu quả cao. Như chúng ta đã biết, một quốc gia không thể tự sản xuất mọi thứ để phục vụ nhu cầu của mình. Do các điều kiện tự nhiên, điều kiện địa lý, trình độ phát triển và các yếu tố khác ở mỗi nước khác nhau là khác nhau, chính vì điều này đã quy định năng lực và phạm vi sản xuất của các nước đó. Điều này lý giải tại sao các quốc gia luôn phụ thuộc vào nhau về rất nhiều loại hàng hóa cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng. Kết quả, một số nước sẽ nhập khẩu hàng hóa có nhu cầu từ những nước chuyên sản xuất các mặt hàng với giá rẻ, đồng thời xuất khẩu những hàng hóa có ưu thế về năng suât lao động của mình cho những nước có nhu cầu, nhằm tận thế những lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối trong ngoại thương. Hàng hóa được nhập khẩu từ nước này sang nước khác bằng đường biển, đường bộ, đường không, đường sắt…từ đó hình thành nên chuyên nghành “Vận tải hàng hóa trong ngoại thương”. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hóa này có thể gặp rủi ro nên phát sinh nhu cầu hàng hóa phải được bảo hiểm để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Từ đó làm phát sinh chuyên nghành “Bảo hiểm hàng hóa trong ngoại thương”. Một thương vụ mua bán trong ngoại thương thường kết thúc bằng việc các bên mua – bán thanh toán tiền hàng cho nhau, các bên có thể thỏa thuận với nhau về các phương thức thanh toán, việc thanh toán này hiếm khi được thực hiện một cách trực tiếp giữa các bên mà thông thường là phải thông qua một hệ thống ngân hàng ở giữa có chức năng làm nhiệm vụ thanh toán cho các bên. Từ đó chuyên nghành “Kỹ thuật nghiệp vụ TTQT” đã ra đời. Tiền tệ được sử dụng trong hoạt động mua bán ngoại thương có thể là đồng tiền của nước người mua, của nước người bán hay của nước thứ ba điều này có thể gây ra những rủi ro cao về tỷ giá nhất là trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay, chuyên nghành “Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối” của các ngân hàng ra đời để giúp các nhà XNK chuyển đổi tiền tệ nhằm thực hiện việc mua bán quốc tế dễ dàng hơn và có thể phòng ngừa các rủi ro về tỷ giá. Các hoạt động mua bán của các bên có sự khác nhau về phong tục, tập quán, nguồn luật điều chỉnh dễ làm nảy sinh các tranh chấp vì vậy cần thiết phải có một nguồn luật chung điều chỉnh mang tính thống nhất để điều chỉnh các hoạt động phát sinh trong mua bán ngoại thương. Vì vậy đã ra đời chuyên nghành “Luật kinh doanh quốc tế”, đây là một hệ thống các hiệp ước song phương, đa phương, các nguyên tắc, tập quán được tao ra nhằm điều chỉnh để hoạt động ngoại thương được diễn ra một cách trôi chảy, dễ dàng. Trong hoạt động ngoại thương thì hoạt động TTQT liên quan và gắn liền với những lĩnh vực hoạt động khác, trong đó mỗi lĩnh vực là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu và TTQT là khâu quan trọng trong chuỗi các mắt xích đó khi nó là khâu quyết định đến tính hiệu quả và tăng trưởng trong ngoại thương PGS.TS Nguyễn Văn Tiến , giáo trình “Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương”, NXB Thống kê , trang 45. . 1.2 Vai trò của hoạt động TTQT. Ngày nay, ngoại trừ những hoạt động mua bán nhỏ, một số giao dịch hạn chế tại biên giới được chi trả bằng tiền mặt; hầu như các hoạt động kinh doanh hợp pháp trên thế giới đều được thực hiện thông qua các định chế tài chính trung gian. Với chức năng trung tâm thanh toán, hoạt động TTQT của NHTM đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa. Trước hết hoạt động TTQT đẩy nhanh tiến độ toàn cầu hóa, hội nhập hóa của các nước trên Thế giới. Thật vậy, TTQT được nảy sinh từ các hoạt động thương mại, mua bán, trao đổi… giữa các chủ thể trên thế giới. Mối quan hệ giữa các bên tham gia và bản chất của các giao dịch thương mại sẽ quyết định hình thức chuyển tiền thanh toán. Tuy nhiên, trong quá trình chi trả, độ an toàn, tính chính xác, sự bảo mật, chi phí của nghiệp vụ thanh toán sẽ tác động mạnh và thúc đẩy quan hệ thương mại ngày càng mở rộng và phát triển. Vì vậy, hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện quá trình hội nhập của một quốc gia đối với thế giới. TTQT còn góp phần nâng cao tốc độ chu chuyển vốn trên toàn thế giới. Thật vậy, sự gia tăng vượt trội của đầu tư quốc tế trong những năm qua đã tạo nên những dòng vốn khổng lồ trên toàn cầu. Thực trạng này đòi hỏi hoạt động TTQT phải nhanh chóng, chính xác. Thông qua mạng lưới TTQT, các NHTM đã đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của luồng tiền, tăng nhanh vòng quay vốn, góp phần phân bổ nguồn vốn giữa các thị trường, các vùng, lãnh thổ trên toàn cầu ngày càng hiệu quả. Đối với hệ thống NHTM, TTQT là dịch vụ mang lại lợi nhuận cao. Nghiệp vụ TTQT có mối quan hệ tương hỗ và tạo điều kiện phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như: kinh doanh ngoại tệ, tài trợ ngoại thương, bảo lãnh, đầu tư, ngân quỹ… Và cùng với các nghiệp vụ này, hoạt động TTQT đã mở rộng phạm vi giao dịch, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ra ngoài trụ sở hành chính của nó. 1.3 Các phương thức TTQT thông dụng. 1.3.1 Phương thức mở tài khoản (Open account). Khái niệm: người xuất khẩu mở một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu sau khi người xuất khẩu đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu. Ðặc điểm: - Ðây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. - Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản đa song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản chỉ là để theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên. - Chỉ có hai bên tham gia thanh toán: người bán và người mua. 1.3.2 Phương thức chuyển tiền (Remittance). Khái niệm: Là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Đặc điểm: - Cũng giống như phương thức thanh toán trên, NH không tham gia vào sự thanh toán của hai bên mà chỉ đóng vai trò là người chuyển tiền. - Chỉ có hai bên tham gia thanh toán. 1.3.3 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment). Khái niệm: Là phương thức thanh toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, ủy thác cho NH mình thu hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó. Các loại nhờ thu: - Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection Payment) là phương thức mà trong đó người bán ủy thác cho NH thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ hàng hóa gửi thẳng cho người mua không qua NH. Nhận xét: Trong phương thức này NH chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hóa đã giao cho nhà NK nên NHĐL không thể khống chế nhà NK được. Vì vậy, nhà NK chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường hợp có quan hệ lâu năm và có sự tín nhiệm của nhà NK. - Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection of Payment) là phương thức trong đó người bán ủy thác cho NH thu hộ tiền ở người mua không những căn cú vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ cứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì NH mới trao bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để nhận hàng. Nhận xét: Trong phương thức này, nhà XK ngoài việc ủy thác cho NH thu tiền mà còn nhờ NH thông qua việc khống chế bộ chúng từ hàng hóa để buộc nhà NK phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy, phương thức này đảm bảo được khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và phương thức nhờ thu hối phiếu trơn. 1.3.4 Phương thức ghi sổ. Khái niệm: người xuất khẩu mở một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu sau khi người xuất khẩu đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu. Ðặc điểm: - Ðây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các Ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. - Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản đa song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản chỉ là để theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên. Nhận xét: Phương thức này chỉ có lợi cho người nhập khẩu, dùng cho thanh toán tiền gửi bán hàng ở nước ngoài và trong thanh toán tiền phi mậu dịch: tiền cước phí vận tải, bảo hiểm... 1.3.5 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit). Khái niệm: Là một sự thoả thuận trong đó NH (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho NH một bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Đặc điểm: - Thư tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng thương mại mà thư tín dụng được phát hành dựa trên cơ sở của hợp đồng thương mại ngay cả khi thư tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó. Kế đó, ngân hàng chỉ giao dịch bằng chứng từ và không giao dịch bằng hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến chứng từ. - Thư tín dụng là sự bảo lãnh của ngân hàng phát hành thanh toán cho người thụ hưởng khi họ xuất trình chứng từ phù hợp với tín dụng thư. Do đó, ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra kỹ bộ chứng từ của người thụ hưởng xuất trình để quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán. - Thư tín dụng rất đa dạng, gồm nhiều loại khác nhau mỗi loại thư tín dụng lại có một đặc điểm riêng, như: Thư tín dụng trả ngay, trả chậm, xác nhận, chuyển nhượng, giáp lưng, đối ứng, tuần hoàn, có điều khoản đỏ, dự phòng. Nhận xét: So với các hình thức TTQT khác, hình thức tín dụng chứng từ được sử dụng nhiều hơn cả. Đây là hình thức thanh toán mang lại tính an toàn cao hơn so với các hình thức trên cho cả hai bên mua bán, vai trò trách nhiệm của NH cũng được nâng cao hơn, không chỉ đóng vai trò trung gian nữa mà NH đa tham gia vào quá trình thanh toán của cả hai bên. 2. Khái quát về thanh toán tín dụng chứng từ. 2.1 Bản chất của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 2.1.1 Là hợp đồng kinh tế hai bên và mang tính độc lập với hợp đồng cơ sở, hàng hóa. Là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên là NHPH và nhà xuất khẩu, đã có nhiều sự hiểu lầm cho rằng đây là hợp đồng kinh tế ba bên là của nhà nhập khẩu PGS.TS Nguyễn Văn Tiến,sđd, trang , NHPH và nhà xuất khẩu nhưng trên thực tế mọi yêu cầu và chỉ thị của nhà NK là do NHPH đai diện do đó tiếng nói chính thức của nhà NK không được thể hiện trong L/C. Về bản chất thì L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở để hình thành giao dịch L/C. Trong mọi trường hợp thì NH không liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có bất cứ dẫn chiếu nào đến hợp đồng. Như vậy, L/C có tính chất rất quan trọng nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận, thì cho dù nội dung của L/C có đúng hợp đồng ngoại thương hay không, cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến L/C. Một số nhà NK có thể sử dụng L/C như là công cụ dự phòng để cụ thể hóa, chi tiết hóa hoặc bổ sung những điều khoản mà hợp đồng thương mại đã được ký còn bỏ sót hoặc khi ký bị hớ, ngoài ra nó còn được coi như là công cụ để đính chính, sửa chữa những nội dung bất lợi trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết. 2.1.2 Thực hiện giao dịch chỉ thông qua chứng từ không căn cứ vào hàng hóa trong phương thức tín dụng chứng từ. Các NH khi làm việc chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không. Như thế, các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng chứng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được giao, do đó, chúng trở thành căn cứ để NH trả tiền, là căn cứ để nhà NK trả tiền cho NH, là chứng từ đi nhận hàng của nhà NK…Việc nhà XK có thu được tiền hay không, phụ thuộc vào việc xuất trình bộ chứng từ là có phù hợp hay không; đồng thời, NH cũng chỉ trả tiền khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp, NH không chịu trách nhiệm gi về thực tế hàng hóa. Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện cho nhà XK, mặc dù có thể trên thực tế hàng hóa có thể không được giao hoặc được giao không hòan toàn đúng như ghi trên chứng từ. Như vậy, việc thanh toán L/C không căn cứ vào tình hình thực tế hàng hóa, nều hàng hóa không khớp với chứng từ, thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng mua bán, không liên quan đến NH. Chỉ trong trường hợp chứng từ không phù hợp, mà NH vẫn thanh toán cho người XK thì NH phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, bởi vì người NK có quyền từ chối thanh toán tiền cho NH. 2.1.3 Là công cụ thanh toán hạn chế rủi ro nhiều nhất. L/C có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương thức thanh toán khác xét trên khía cạnh là công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà XK và nhà NK. Chính vì thế mà phương thức này đã tồn tại và phát triển như ngày nay. Trong thực tiễn thương mại quốc tế, do sự biến động thường xuyên của giá cả, tỷ giá, thị trường hàng hóa…nên L/C có thể bị lợi dụng trở thành công cụ để từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán, và nó có thể bị lợi dụng để trở thành công cụ để lừa đảo, gian lận. 2.2 Các loại tín dụng chứng từ. 2.2.1 Các loại thư tín dụng thông thường. L/C không hủy ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C sau khi mở ra và được nhà XK thừa nhận thì NH mở L/C không được sửa đổi, bổ sung.. trong thời hạn hiệu lực của nó. Một L/C không ghi IRREVOCABLE thì vẫn được coi là không huỷ ngang tại Điều 3 UCP600 quy định: “Một tín dụng là không huỷ ngang cho dù không chỉ rõ điều đó”. L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ và được một NHXN đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. L/C không hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable Without Recourse L/C): là loại L/C mà sau khi trả tiền nhà XK thì NH không còn quyền đòi lại tiền dù trong bất kỳ trường hợp nào. 2.2.2 Các loại thư tín dụng đặc biệt. L/C dự phòng ( Standby L/C ): đây là một loại tín dụng chứng từ thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước; thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng; bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mìnhPGS.TS Nguyễn Văn Tiến, sđd, trang . Do đó L/C dự phòng được xem như là phương tiện thanh toán thứ yếu. Sự khác nhau của các loại L/C khác và L/C dự phòng là các loại L/C khác hoạt động trên cơ sở thực hiện hợp đồng cho người bán. Ngược lại, L/C dự phòng đảm bảo cho người thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện. Trong L/C dự phòng, NH mở ghi rõ L/C này chỉ có giá trị thực hiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ của người xin mở L/C ngược lại nếu không có sự  vi phạm ấy, L/C dự phòng sẽ không được thực hiện. L/C chuyển nhượng ( Irrevocable Tranferable L/C ): là L/C không thể huỷ ngang, trong đó quy định người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác nt . Chuyển nhượng ở đây là chỉ chuyển nhượng quyền thực hiện L/C và chuyển nhượng quyền được đòi trả tiền (quyền được ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C ), quyền này chỉ dành cho người hưởng lợi thứ nhẩt hay một số người được chuyển nhượng của L/C và nó khác với quyền có thể nhượng các khoản thu được từ L/C cho người khác hưởng. L/C giáp lưng ( Back - to - back L/C ): sau khi nhận được L/C do nhà NK mở cho mình hưởng, nhà XK dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng nt . L/C được thế chấp là L/C chủ hay L/C gốc ( Master L/C hay Backing L/C ) L/C sau gọi là L/C giáp lưng hay còn gọi là L/C đối, còn người xin mở L/C là nhà trung gian. Giáp lưng được biểu hiện qua toàn bộ một giao dịch thương mại sử dung hai L/C riêng biệt, cái dau dựa vào cái trước và được cái trước đảm bảo. L/C điều khoản đỏ ( Red clause L/C ): là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, sđd, trang . Gọi là L/C điều khoản đỏ vì trước đây được in bằng mực đỏ để tăng sự chú ý, với “ điều khoản đỏ ” NHPH cam kết ứng một số tiền nhất định của L/C khi nhận được các chúng từ: hối phiếu của số tiền ứng trước, hóa đơn, giấy nhận nợ và cam kết giao hàng. L/C đối ứng (Reciprocal L/C): là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở. Loại L/C này được sử dụng trong phương thức hàng đổi hàng và phương thức gia công nt . L/C trả chậm (Deferreed L/C): là là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở thư tín dụng sẽ thanh toán dần dần trị giá thư tín dụng cho người hưởng lợi theo quá trình hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của họ. Loại thư tín dụng này áp dụng cho các hợp đồng giao hàng nhiều lần nt . L/C tuần hoàn ( Revolving L/C ): là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định đến khi toàn bộ hợp đồng được thực hiện nt . Lợi thế của L/C tuần hoàn là tạo điều kiện tốt cho nhà NK mua được hàng hóa trong suốt thời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho họ. Hơn nữa, bên mua cũng không muốn nhận toàn bộ hàng hóa ngay cùng một lúc vì phải tính đến chi phí lưu kho, bảo quản và việc quay vòng vốn. 2.3 Các bên liên quan trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 2.3.1 Người xin mở L/C ( Applicant ): là nhà NK hay người mua, yêu cầu NH phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của NH cho người bán theo những quy định trong L/C. Người xin mở L/C còn được gọi là người mở (opener), người trả tiền (accounter) hay người ủy thác (principal). 2.3.2 Người thụ hưởng (Beneficiary): còn được gọi là người hưởng hay người hưởng lợi L/C. Theo quy định L/C thì đây là người hưởng số tiền được thanh toán hay là sở hữu đối với hối phiếu đã chấp nhận thanh toán. Tùy hoàn cảnh cụ thể thì người thụ hưởng L/C còn có tên gọi khác: người bán (seller), nhà XK (exporter); người ký phát hối phiếu (drawer). 2.3.3 Ngân hàng phát hành (Issuing Bank), NH người mở (Opener Bank) là NH mà theo yêu cầu của người mua đã phát hành một L/C cho người bán hưởng. NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quyểt định trong hợp đồng ngoại thương, nếu có sự thỏa thuận từ trước thì nhà NK hoặc nhà XK còn được phép tự chọn NHPH. 2.3.4 Ngân hàng thông báo (Advising Bank) là ngân hàng được NHPH yêu cầu thông báo L/C cho người hưởng, NHTB thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước của nhà XK. 2.3.5 Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank) là ngân hàng mà trong trường hợp nhà XK muốn có sự bảo đảm chắc chắn của L/C thì có thể chỉ định một ngân hàng có uy tín đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của NHPH. Thông thường, NHXN là một NH lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp thì NHTB được đề nghị là NHXN. Muốn được xác nhận NHPH phải trả phí xác nhận rất cao và thường phải đặt cọc trước, mức đặt cọc có thể lên tới 100% giá trị L/C. 2.3.6 Ngân hàng chỉ định (Nominated Bank) là NHXN hay bất cứ NH nào khác được NHPH ủy nhiệm để khi nhận bộ chứng từ xuất trình phù hợp với những quy định của L/C thì họ sẽ thanh toán cho người thụ hưởng, chấp nhận hối phiếu kỳ hạn hoặc chiết khấu hối phiếu hay bộ chứng từ nhận được. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHCĐ là giống như NHPH khi nhận được bộ chứng từ của nhà XK gửi đến. 3. Nội dung của thư tín dụng. Số hiệu của thư tín dụng: để tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán. Ðịa điểm và ngày mở thư tín dụng: Ðịa điểm mở thư tín dụng là nơi ngân hàng mở phát hành thư tín dụng để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Ðịa điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng, để giải quyết những bất đồng xảy ra (nếu có). Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người hưởng lợi; là ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở của người NK; là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng thời hạn không… Loại L/C: khi mở L/C người yêu cầu mở phải xác định cụ thể loại L/C. Mỗi loại L/C khác nhau quy định quyền lợi và nghĩa vụ những người liên quan tới thư tín dụng cũng khác nhau. Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ + Người yêu cầu mở thư tín dụng + Người hưởng lợi + Ngân hàng mở thư tín dụng + Ngân hàng thông báo + Ngân hàng trả tiền (nếu có) + Ngân hàng xác nhận (nếu có) Số tiền của thư tín dụng: Số tiền phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác. Không nên ghi số tiền dưới dạng một con số tuyệt đối, vì như vậy sẽ có thể khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là ghi một số lượng giới hạn mà người bán có thể đạt được. Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong thư tín dụng đó Thời hạn trả tiền của thư tín dụng: Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền về sau (trả chậm). Ðiều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào quy định của hợp đồng thương mại đã ký kết. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (nếu trả chậm). Trong trường hợp này, cần lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Thời hạn giao hàng:Ðược ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Ðây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên mua, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì ngân hàng mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng. Những nội dung liên quan tới hàng hoá: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu... cũng được ghi cụ thể trong nội dung thư tín dụng. Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở về giao hàng (FOB, CIF...), nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng,... cũng được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung thư tín dụng. Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình: Ðây cũng là một nội dung rất quan trọng của thư tín dụng. Bộ chứng từ thanh toán là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thanh nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá của người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi. Ngân hàng mở thư tín dụng thường yêu cầu người hưởng lợi đáp ứng những yếu tố liên quan tới chứng từ sau đây: - Các loại chứng từ phải xuất trình: căn cứ theo yêu cầu đã được thoả thuận trong hợp đồng thương mại. Hối phiếu thương mại (Commerial Bill of Exchange) Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading) Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy) Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) Chứng nhận tr._.ọng lượng (Certificate of quality) Danh sách đóng gói (packing list) Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate) - Số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại - Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng. Ðây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở thư tín dụng đối với thư tín dụng mà mình đã mở. Ví dụ: phần cam kết trong một thư tín dụng thường được diễn đạt như sau: “Chúng tôi cam kết với những người ký phát hoặc người cầm phiếu trung thực rằng các hối phiếu được ký phát và chiết khấu phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng này sẽ được thanh toán khi xuất trình và các hối phiếu được chấp nhận theo điều khoản của tín dụng sẽ được thanh toán”. 4. Pháp luật về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. 4.1 Nguồn luật điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. 4.1.1 Điều ước quốc tế. Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế. Công ước này được ký kết tại Viên ngày 11/04/1980, đây là nguồn luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay. Trong đó cũng có điều khoản quy định về thanh toán của các bên. Công ước Geneve 1930 “Luật thống nhất về Hối phiếu” (Uniform Law for Bill of Exchange – ULB Công ước đưa ra những quy định thống nhất về việc phát hành các hình thức việc áp dụng Hối phiếu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Kể từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, mở rộng hoạt động thương mại với nước ngoài, việc chuyển nhượng bằng các công cụ ngoài tiền mặt như thương phiếu, séc ở Việt Nam trở thành tất yếu, tập trung ở hoạt động xuất nhập khẩu và vay nợ nước ngoài. Mỹ, Anh là hai cường quốc về thương mại hàng hóa họ không gia Công uớc Geneve 1930 mà có luật riêng, Luật hối phiếu của Anh quốc (Bill of Exchange Act 1882 – BEA). Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế - International Bill of Exchange and Promissory Notes – UN convention 1980. Ngoài ra còn có các Luật và Công ước quốc tế khác liên quan. 4.1.2 Luật quốc gia. Các văn bản liên quan có thể áp dụng là: Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005. Luật Thương mại được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005 và có hiệi lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Pháp lệnh ngoại hối của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 28/2005/PLUBTVQH11 ngày 13/12/2005 quy định về các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối. Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương Mại và bộ quản lý chuyên ngành. Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc NHNN về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm. Quyết định số 1233/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước sửa đổi điều 15 của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc NHNN về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm. Thông tư 08/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành về nghĩa vụ bán ngoại tệ đối với giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức. Thông tư 09/2004/TT-NHNN quy định các khoản vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp. 4.1.3 Tập quán quốc tế. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ( Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, gọi tắt là UCP) Mặc dù UCP chỉ là những quy định do Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) soạn thảo và ban hành nhưng được coi là Luật quốc tế về NH trong giao dịch tín dụng chứng từ. UCP là văn kiện tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa thống nhất quốc tế, được hầu hết các quốc gia công nhận. Điều này cũng nói lên vai trò quan trọng của bản quy tắc này trong việc kiến tạo hành lang pháp lý cho mọi giao dịch quốc tế của NH. UCP cũng phân định rất rõ ràng, cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các bên tham gia vào giao dịch Tín dụng chứng từ. Bản UCP đầu tiên được soạn thảo và công bố năm 1933 và được Hội nghị ICC lần thứ VII tại Viên thông qua, ấn phẩm và có hiệu lực cùng năm 1933 . Sau đó, UCP đã được ICC chỉnh sửa bổ sung hoàn chỉnh qua nhiều lần sửa đổi vào các năm 1952, 1962, 1974, 1983, 1993…Cần lưu ý là các bản UCP ra đời sau không huỷ bỏ các văn bản ra đời trước đó, cho nên 7 bản UCP ban hành vào các năm khác nhau đều có giá trị thực hành trong thanh toán quốc tế. Việc áp dụng văn bản UCP nào là do ý nguyện của các bên quyết định, và trong nội dung của Thư tín dụng phải có dẫn chiếu số hiệu của văn bản UCP được áp dụng. Chính vì thế, UCP được xếp vào loại văn bản quy phạm có tính chất tuỳ ý. UCP600 có một số thay đổi cơ bản so với UCP500 như sau: Thứ nhất, về hình thức, UCP600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP500. Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation… Thứ hai, UCP600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five banking days). Ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng là “Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without delay) để kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất hợp lệ. Thứ ba, UCP600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như trong thư tín dụng. Thứ tư, theo UCP600, ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ. Về cơ bản, UCP600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ mà UCP500 chưa thực hiện được. Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu, UCP600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và phức tạp, đòi hỏi ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi để có thể đáp ứng được sự thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế. Tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng cho việc kiểm tra chứng từ trong Tín dụng chứng từ của phòng Thương Mại Quốc Tế, gọi tắt là ISBP 681e 2007 ( International Standard Banking Practice ) Văn bản hướng dẫn kiểm tra chứng từ theo UCP600 có hiệu lực từ ngày 1/1/2007).Đây là tài liệu bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP600. ISBP không sửa đổi UCP mà chỉ giải thích chi tiết rõ ràng làm thế nào để những quy tắc này được áp dụng trong giao dịch hàng ngày. Thông qua việc sử dụng ISBP, những người làm việc kiểm tra chứng từ có thể thực hành công việc cho phù hợp với các tập quán mà các đồng nghiệp của họ đang sử dụng trên thế giới. Do vậy, ISBP ra đời góp phần làm giảm đáng kể số lượng chứng từ bị từ chối thanh toán do bất hợp lệ khi xuất trình lần đầu tiên. Thanh toán qua mạng viễn thông liên ngân hàng thế giới, gọi tắt SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). SWIFT là nhà cung cấp sự an toàn, dịch vụ chuẩn hóa và phần mềm giao diện cho hơn 8,000 viện tài chính tại 208 quốc gia và lãnh thổ. Thành viên của SWIFT bao gồm các ngân hàng, nhà môi giới, quản lý đầu tư. Cộng đồng của SWIFT cũng bao gồm các công ty cũng như cơ sở hạ tầng ngân hàng trong việc thanh toán, đảm bảo, ngân khố và thương mại. Trong hơn 10 năm qua, giá tin SWIFT được cắt giảm hơn 80% khả năng đáp ứng của hệ thống đạt mức 5x9 xét về mức độ tin cậy – tức là đạt mức chạy liên tục 99.999% so với thời gian quy định. Quy tắc thống nhất về Nhờ thu (Uniform Rules For Collections – URC) Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thống nhất các nguyên tắc thực hành nghiệp vụ nhờ thu trong thương mại quốc tế trên phạm vi toàn thế giới, Phòng thương mại quốc tế đã soạn thảo và ấn hành văn bản mang tên “Quy tắc thống nhất về nhờ thu” (URC). Bản URC đầu tiên đã được phát hành từ năm 1956, sau đó đã được sửa đổi vào những năm 1967, 1978. Bản URC được sửa đổi năm 1978 có hiệu lực từ ngày 1/1/1979 với tên gọi URC 1979 Revision – ICC Publication No. 322. Để phù hợp với sự phát triển của thương mại quốc tế theo hướng mở rộng và đa dạng hoá, một số nội dung của URC số 322 không còn phù hợp nữa. Vì vậy, trên cơ sở những ý kiến đóng góp của các Phòng thương mại quốc gia và của các ngân hàng ở các nước, Phòng thương mại quốc tế đã tiến hành bổ sung sửa đổi văn bản này thành văn bản mới có tên là Uniform Rules For Collection, ICC Publication No. 522, 1995 Revision, in force on Jan. 01, 1996 (Quy tắc thống nhất về nhờ thu, Phòng thương mại quốc tế ban hành số 522 có hiệu lực từ ngày 1/1/1996, gọi tắt là URC No. 522). Văn bản URC số 522 quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về khái niệm, hình thức và cơ cấu của nhờ thu, về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng cũng như của các bên có liên quan, về các chi phí, các chứng từ trong nhờ thu. Các quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo Tín dụng chứng từ do phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế ban hành, số xuất bản 525 gọi tắt là URR525(Uniform Rules for Bank Reimbursement under Documentary Credit). Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế, gọi tắt ISP98 (International Standby Practices) Do Phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành, cung cấp các quy tắc về thực hành nghiệp vụ ngân hàng tiêu chuẩn đối với thư tín dụng và các cam kết độc lập có liên quan như thư tín dụng dự phòng. ISP98 là một sản phẩm mang tính cách mạng về việc áp dụng UCP đối với thư tín dụng dự phòng. Tuy nhiên, thư tín dụng dự phòng vẫn có thể được phát hành theo UCP nếu các bên quyết định như vậy. 4.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong hoạt động tín dụng chứng từ. Đối với người nhập khẩu: Khi trong hợp đồng mua bán có quy định điều khoản áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì việc người mua mở thư tín dụng là điều kiện tiên quyết để người bán thực hiện hợp đồng. Người mua phải mở thư tín dụng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Người mua phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng mua bán để làm đơn yêu cầu mở thư tín dụng gửi tới ngân hàng. Khoản phí mà người NK phải trả cho ngân hàng mở thư thường là khoản ký quỹ từ 20 đến 25% TS Trần Thị Hòa Bình và PGS.TS Trần Văn Nam, giáo trình luật thương mại quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, trang 299. giá trị L/C. Người mua có quyền từ chối hoàn trả toàn bộ hay một phần của số tiền thư tín dụng cho ngân hàng nếu xét về bề ngoài bộ chứng từ không phù hợp với những điều kiện mà người mua đã nêu trong thư tín dụng. Đối với người xuất khẩu: Người bán chỉ giao hàng khi nào biết người mua đã mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho mình. Người bán phải kiểm tra thư tín dụng xem có đúng với nội dung của hợp đồng mua bán không, nếu sai với hợp đồng mua bán hoặc có những điều kiện không rõ ràng, không có lợi cho mình thì có quyền yêu cầu người mua sửa đổi hoặc bổ sung thư tín dụng. Nội dung sửa đổi thư tín dụng phải được ngân hàng mở thư tín dụng xác nhận thì mới có hiệu lực thanh toán. Theo Điều 10 UCP600 quy định “Trừ khi có quy định khác tại Điều 38, một tín dụng không có thể sửa đổi mà cũng không có thể hủy bỏ nếu như không có sự thỏa thuận của ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, nếu có, và của người thụ hưởng”. Sau khi giao hàng người bán phải lập đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Người bán chỉ thu được tiền nếu ngân hàng kiểm tra thấy các chứng từ đó phù hợp về hình thức với các điều kiện của thư tín dụng. Đối với ngân hàng: - Ngân hàng phát hành thư tín dụng: có nghĩa vụ căn cứ vào đơn yêu cầu, mở thư tín dụng cho người mua và tìm cách thông báo việc mở thư tín dụng này cho người bán biết. Khoản phí mà người mua trả cho NHPH vào khoảng 0,125 đến 0,5% số tiền của L/C TS Trần Thị Hòa Bình và PGS.TS Trần Văn Nam, sđd, trang 300. Ngân hàng mở thư tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ do người bán xuất trình xem bề ngoài có phù hợp với những điều kiện của thư tín dụng hay không. Nếu phù hợp thì ngân hàng phải thanh toán tiền cho người bán và nhận chứng từ, nếu ngân hàng làm sai thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sau khi trả tiền cho người bán, ngân hàng trao chứng từ cho người mua và thu lại tiền từ người mua. - Ngân hàng thông báo: là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng, thường là NH ở nước người bán có trách nhiệm thông báo cho người xuất khẩu rằng một thư tín dụng đã được mở cho người xuất khẩu hưởng. Bằng việc thông báo thư tín dụng, ngân hàng chỉ có chức năng làm trung gian, cầu nối cho ngân hàng mở L/C; ngân hàng thông báo không chịu thêm một rủi ro nào và chỉ có trách nhiệm đảm bảo là thư tín dụng chính xác và xác thực. Để thuận tiện cho việc thông báo L/C, ngân hàng thông báo thường ở nước xuất khẩu. Một ngân hàng thông báo thường thực hiện một hoặc nhiều chức năng như xác nhận, chiết khấu hoặc thanh toán. - Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng (cũng thường là ngân hàng thông báo), theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng, đứng ra xác nhận trả tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng. Việc xác nhận này cho phép người xuất khẩu được thanh toán bởi một ngân hàng ở nước xuất khẩu, hoặc một ngân hàng mà người xuất khẩu tin tưởng. NHXN cam kết trách nhiệm thanh toán không thể huỷ bỏ cho người xuất khẩu trên cơ sở nhận được các chứng từ đúng quy định. - Ngân hàng được chỉ định thanh toán là ngân hàng, với thoả thuận trong thư tín dụng được uỷ quyền để thanh toán, tiến hành thanh toán chấp nhận hối phiếu. Trừ khi thư tín dụng nói rõ là chỉ có ngân hàng mở thư tín dụng có quyền chỉ định thì ngân hàng mở L/C mới chỉ định một ngân hàng khác thanh toán. Một ngân hàng được chỉ định thường không bị buộc phải thanh toán theo một thư tín dụng trừ khi đã xác nhận trách nhiệm thanh toán trong thư tín dụng và trở thành ngân hàng xác nhận. - Ngân hàng thanh toán có thể là ngân hàng đã mở thư tín dụng hoặc là một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng uỷ thác trả tiền cho người bán. Khi nhận được các chứng từ do người xuất khẩu xuất trình, ngân hàng kiểm tra và nếu thấy phù hợp với các điều khoản và điều kiện cuả thư tín dụng, thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu. - Ngân hàng chiết khấu: là ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kỳ hạn chưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Việc mua lại thường được đảm bảo là có thể truy đòi, nghĩa là nếu ngân hàng mở không thể thanh toán cho ngân hàng chiết khấu, ngân hàng chiết khấu sẽ thu lại tiền đã thanh toán cho người xuất khẩu. Đây là điểm khác biệt giữa ngân hàng chiết khấu và ngân hàng xác nhận. Trong thực tế nghiệp vụ về tín dụng chứng từ, không nhất thiết phải có đủ các loại ngân hàng trên tham gia. Thông thường chỉ có hai hoặc đôi khi chỉ có một ngân hàng đứng ra làm tất cả các chức năng nói trên của ngân hàng về việc mở thư tín dụng và trả tiền thư tín dụng. 4.3 Một số rủi ro pháp lý thường gặp trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. 4.3.1 Đối với nhà nhập khẩu. Việc thanh toán của NH cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hóa. NH chỉ kiểm tra tính chân thật “bề ngoài” của chứng từ mà không chịu trách nhiệm với tính chất “bên trong” của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hóa. Vì vậy, một nhà XK có chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (có bề ngoài phù hợp với L/C) đến NHCĐ để thanh toán. Như vậy không có sự đảm bảo nào cho nhà NK rằng hàng hóa sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì và nhà NK vẫn phải hòa trả đầy đủ lại tiền cho NHPH. Trường hợp này sẽ dễ xảy ra tranh chấp giữa nhà NK và nhà XK vì liên quan đến việc hàng hóa được cung cấp không dúng như trong hợp đồng. 4.3.2 Đối với nhà xuất khẩu. Nhà XK gặp khó khăn khi thực hiện các điều khoản trong thư tín dụng hoặc không thể thực hiện được do nhà NK yêu cầu phát hành thư tín dụng không đúng với hợp đồng, từ đó dễ làm phát sinh tranh chấp giữa hai bên. Kế đó, khi nhà XK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với thư tín dụng thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà XK sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà XK còn phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hóa… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có bất hợp lệ. Sau đó, nếu NHPH hoặc NHXN mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hợp lệ cũng không được thanh toán. Do đó, nhà XK sẽ phải chịu rủi ro về pháp luật nếu như nhà nước có sự thay đổi về chính sách pháp luật. 4.3.3 Đối với ngân hàng phát hành. Việc phát hành thư tín dụng luôn mang yếu tố rủi ro khi nhà NK ký quỹ không đủ 100% trị giá thư tín dụng. Vào thời điểm thanh toán, NHPH sẽ gặp rủi ro khi phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của thư tín dụng trong trường hợp nhà NK chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán: không có tiền, thị trường hàng hóa nhập khẩu có sự biến động giá cả, cố tình không thanh toán hoặc bị phá sản. Do đó, NHPH sẽ phải thanh toán cho ngân hàng xuất trình khi nhà NK viện lý do hàng hóa có vấn đề để từ chối thanh toán. Kế đó, khi phát hành thư tín dụng, nếu NHPH chuyển tải không hết, hoặc không đúng nội dung trên đơn đề nghị mở thư tín dụng của nhà NK, nếu có tranh chấp thì NHPH phải chịu rủi ro do nhà NK từ chối nhận chứng từ và thanh toán cho NHPH. Khi xử lý chứng từ bất hợp lệ, NHPH mất quyền từ chối thanh toán và phải thực hiện việc thanh toán bất kể tính hợp lệ của chứng từ khi: - Thông báo từ chối chứng từ nhưng không nêu rõ các bất hợp lệ. - Thông báo chứng từ bất hợp lệ bị ngân hàng xuất trình bác bỏ bằng các luận điểm phù hợp với UCP600 và ISBP681. - Thông báo chứng từ bất hợp lệ vượt quá 5 ngày làm việc sau ngày nhận chứng từ. Theo Điều 35 UCP600, ngân hàng phát hành vẫn phải thanh toán cho ngân hàng xuất trình khi chứng từ xuất trình phù hợp quy định thư tín dụng bị thất lạc trong quá trình chuyển từ ngân hàng xuất trình đến ngân hàng phát hành. 4.3.4 Đối với các ngân hàng khác. Đối với ngân hàng thông báo thư tín dụng: NHTB phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà XK. Bất kỳ sự chậm trễ hay thiếu chính xác của về việc thông báo thư tín dụng do sai sót của NHTB làm thương vụ không thành thì NHPH hay nhà NK có thể khởi kiện NHTB để đòi bồi thường. Ngoài ra, khi gặp phải một thư tín dụng giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì thì theo Điều 9 UCP600, NHTB phải thông báo NHPH không kiểm tra được tính chân thật của thư tín dụng nhưng lại thông báo cho người thụ hưởng mà không kèm ghi chú “Chúng tôi không chịu trách nhiệm tính xác thực của thư tín dụng”. Theo thông lệ quốc tế thì NHTB phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi người thụ hưởng đã giao hàng nhưng không được thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Đối với ngân hàng chỉ định: NHCĐ không có trách nhiệm phải thanh toán cho nhà XK trước khi nhận được tiền từ NHPH. Tuy nhiên trong thực tế, các NHCĐ thường ứng trước tiền cho nhà XK với điều kiện có truy đòi để trợ giúp cho nhà XK. Do đó, khi xảy ra vấn đề rủi ro liên quan đến việc thanh toán, NH này thường phải tự chịu rủi ro về các tranh chấp đối với NHPH hoặc nhà XK. Đối với ngân hàng xác nhận: NHXN thường là ngân hàng lớn có uy tín hoặc ngân hàng có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NHPH, được ngân hàng yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như NHPH không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với ngân hàng xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán thư tín dụng khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của ngân hàng phát hành mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng phát hành do ngân hàng phát hành thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản hay việc xác nhận không được đảm bảo bằng tài sản đảm bảo hay ký quỹ. Đối với ngân hàng chiết khấu: NHCK là ngân hàng được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu thư tín dụng có điều khoản chiết khấu tại bất cứ ngân hàng nào. Cũng như ngân hàng phát hành, ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP600. Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của NHPH và nhà NK. Các rủi ro mà NHCK có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà NK trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà NK từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NHPH bị phá sản; rủi ro do NHCK không hành động đúng theo quy định của UCP600. 4.4 Một số các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán L/C và con đường giải quyết tranh chấp. 4.4.1 Các nguyên nhân có thể làm phát sinh tranh chấp. Thứ nhất, do việc hiểu và vận dụng pháp luật của các bên không chính xác. Văn bản pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán thanh toán L/C là UCP, trong thương mại quốc tế đã có nhiều bản UCP được sử dụng và phiên bản mới nhất là UCP600. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc vận dụng UCP600 trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ cũng gặp không ít khó khăn từ đó phát sinh nhiều tranh chấp. Nguyên nhân của tình trạng này phần nhiều là do trình độ vận dụng UCP của các bên tham gia vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó thì cũng phải kể đến những bất cập do chính các điều khoản của UCP600 có thể chưa theo kịp với những phát sinh trong việc sử dụng việc thanh toán tín dụng chứng từ gắn với các hoạt động kinh doanh vô cùng phong phú. Bản quy tắc này chỉ có giá trị pháp lý tùy ý nên trong thực tiễn đã có nhiều tranh chấp do việc các bên không dẫn chiếu sử dụng UCP trong hợp đồng mua bán hoặc trong L/C. Vì vậy, Phòng thương mại quốc tế ICC đã khuyến cáo các bên khi áp dụng UCP vào quan hệ kinh tế thì phải tôn trọng luật lệ, tập quán của quốc gia nơi diễn ra giao dịch chứ không phải ngược lại. Chính điều này đã gây ra không ít các tranh chấp xung quanh L/C. Các NH khi tham gia phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ đều đã và đang sử dụng UCP600 làm nguồn luật điều chỉnh. Trong các bản UCP từ trước đến nay đều có các điều khoản quy định về việc miễn trách của NH, nhưng Người xin mở L/C và Người hưởng lợi lại không nhận được sự bảo vệ giống như vậy. Điều này tạo ra sự không công bằng, trong nhiều tranh chấp xảy ra giữa NH và các doanh nghiệp, các NH thường dựa vào các điều khoản miễn trách để thoái thác trách nhiệm mà lẽ ra họ phải gánh chịu do sự sơ suất hay bất cẩn của mình. Các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức về vai trò của UCP 600 cũng như trình độ vận dụng nó tỏ ra chưa tương xứng với mức độ phổ biến của việc sử dụng văn bản này. Vì vậy đã xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng theo điều khoản thanh toán bằng tín dụng chứng từ, yêu cầu mở L/C mà không chú ý đưa vào hay loại ra những điều khoản nhất định nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Một nguyên nhân nữa mà chúng ta không thể không nhắc tới trong việc làm phát sinh các tranh chấp là sự phức tạp của nguồn luật điều chỉnh, vì hoạt động thanh toán quốc tế bắng L/C gắn liền với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: mua bán hàng hóa, đối ngoại, bảo hiểm…Do đó, ngoài việc phải vận dụng các thông lệ quốc tế thì việc phải vận dụng đến nhiều luật lệ, tập quán đặc thù ở hai hay nhiều nước khác nhau khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến phương thức thanh toán trên là khó tránh khỏi. Phương thức tín dụng chứng từ có liên quan đến ba quan hệ hợp đồng. Do mỗi quan hệ hợp đồng có chủ thể và khách thể khác nhau nên luật điều chỉnh các quan hệ đó cũng khác nhau. Thứ hai, hợp đồng ngoại thương được ký kết không hợp lý và chặt chẽ. Trong khâu ký kết hợp đồng, do sự sơ suất hoặc hạn chế về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ pháp lý của những người tham gia ký kết hợp đồng, họ đã bỏ ra không quy định hoặc quy định không đầy đủ, rõ ràng về các điều khoản thanh toán bằng L/C, các bên lại không quy định rõ về thời hạn mở L/C. Ví dụ, hợp đồng vừa quy định, “L/C phải được mở x ngày trước ngày giao hàng” vừa quy định “ngày giao hàng là y ngày sau ngày mở L/C” PGS.TS Nguyễn Thị Quy, giáo trình “Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong TTQT bằng L/C”, NXB lý luận chính trị, trang 71. . Thứ ba, sự phức tạp của quy trình kỹ thuật thanh toán bằng L/C. So với các phương thức thanh toán được áp dụng trong ngoại thương khác thì phương thức thanh toán bằng L/C là phương thức được áp dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, đây cũng là phương thức có quy trình nghiệp vụ kỹ thuật phức tạp nhất, các quy định của phương thức này rất chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia nên quy trình kỹ thuật của nó gồm rất nhiều bước. Trong mỗi bước đều tiềm ẩn rất nhiều vấn đề phức tạp mâ nếu các bên không thận trọng thì sẽ dễ dàng phát sinh tranh chấp. Ngoài ra, nếu trong phương thức thanh toán bằng L/C còn có sự tham gia của các NHXN, NH hoàn trả tiền…thì quy trình thanh toán này còn phức tạp hơn, vì càng có nhiều mối quan hệ giữa các bên thì càng có thể có nhiều dạng tranh chấp phát sinh. Trong những năm qua, các tranh chấp phát sinh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài rất đa dạng, xoay quanh nhiều vấn đề khác nhau, trong đó tranh chấp phát sinh trong thanh toán bằng L/C. 4.4.2 Một số tranh chấp phát sinh. 4.4.2.1 Tranh chấp liên quan đến chứng từ xuất trình. Trong phương thức tín dụng chứng từ, các bên chỉ giao dịch với nhau căn cứ vào chứng từ, NH chỉ trả tiền cho người xuất khẩu khi bộ chứng từ của người XK hoàn toàn phù hợp với những quy định của L/C. Một bộ chứng từ được coi là phù hợp khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau: các chứng từ phải thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điều kiện của tín dụng và các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng không được mâu thuẫn lẫn nhau. Tranh chấp liên quan đến vận đơn đường biển. Theo kết quả đánh giá của ICC, đại đa số các sai biệt dễ dẫn đến tranh chấp tranh chấp liên quan đến vận đơn là do cách thể hiện không đúng về năng lực, tư cách của người ký phát hành vận đơn. Vận đơn phải ghi rõ hàng hóa đã được bốc lên đích danh một con tàu. Quy định này chỉ phù hợp với việc giao hàng theo điều kiện FOB, CIF và do đó nó chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều hiểu lầm làm phát sinh tranh chấp trong hình thức sử dụng B/L vận tải đa phương thức, hoặc khi điều kiện cơ sở giao hàng là FCA thì người chuyên chở chỉ cấp cho người gửi hàng là vận đơn nhận để xếp. Vận đơn phải chỉ rõ được việc gửi hàng từ cảng tới cảng trên một con tàu chỉ định theo yêu cầu của L/C. Yêu cầu này cũng đã gây khó khăn cho người gửi hàng trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường bởi vì trên vận đơn chỉ có ô ghi “cảng bốc hàng” và “cảng dỡ hàng”chứ không có ô ghi “cảng chuyển tải”. Trong thực tiễn đã có nhiều vụ tranh chấp phát sinh từ nguyên nhân vận đơn đường biển không tuân theo quy định của L/C về cảng bố dỡ hàng, về vận tải và về phương thức vận chuyển. Để tránh xảy ra tranh chấp nếu L/C quy định một chứng từ không phù hợp, người gửi hàng phải yêu cầu sửa đổi L/C để tránh xảy ra sai sót trong các chứng từ xuất trình. Tranh chấp liên quan đến hóa đơn thương mại. Hóa đơn thương mại được xem là trung tâm của bộ chứng từ xuất trình đòi tiền theo L/C vi trong trường hợp không dùng hối phiếu thì hóa đơn là căn cứ để thanh toán tiền hàng. Trong thực tế thanh toán tín dụng chứng từ tại Việt Nam, các tranh chấp liên quan đến hai vấn đề chính là về trị giá hóa đơn và phần mô tả hàng hóa trên hóa đơn. Tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm. Các nguyên nhân làm phát sinh loại tranh chấp này: chứng từ bảo hiểm không bao gồm loại rủi ro quy định trong L/C; loại tiền tệ ghi trên chứng từ bảo hiểm khác với loại tiền tệ của L/C; bảo hiêm có hiệu lực sau ngày ghi trên vận đơn hoặc trên các chứng từ vận tải khác; số tiền bảo hiểm nhỏ hơn 110% giá CIF của hàng hóaPGS.TS Nguyễn Thị Quy,sđd, trang 45. . Với những hợp đồng XNK bình thường, các tranh chấp về chứng từ bảo hiểm ít xảy ra ví các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu theo điều kiện FOB nên không phải chịu trách nhiệm cho việc mua hàng hóa xuất khẩu. Đây được coi là một nhược điểm của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vốn đã có ít kinh nghiệm tong việc lập chứng từ, nay lại càng yếu kém hơn do ít phải cọ xát với thực tế mà đặc biệt là việc mua bảo hiểm. Việc thiếu kinh nghiệm mua bảo hiểm đã khiến nhiều doanh nghiệp ngoại thương Việt Nam bị lỗ vốn trong các thương vụ mua bán kiểu này do chứng từ bảo hiểm có sai sót khi xuất trình thanh toán theo L/C . Tranh chấp phát sinh do có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ với nhau. Các chứng từ được lập trên cơ sở yêu cầu của thư tín dụng phải phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, giữa các chứng từ đó không được mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên các nhà xuất khẩu thường mắc lỗi trong khi lập chứng từ theo tiếu chuẩn này. Trong thực tiễn, quan điểm thế nào là sự mâu thuẫn giữa các chứng từ cón có rất nhiều khoảng cách. Ví dụ, theo yêu cầu chứng từ hóa đơn lập có mô tả hàng hóa là vitamin C, nhưng trong chứng từ giám định lại ghi tên khác của loại hàng hóa này, xét về bản chất thì có thể thấy hàng hóa này là cùng loại. Trong quá trình kiêm tra chứng từ, với sự cần mẫn hợp lý thì NH có thể phán xét chứng từ không mâu thuẫn, song trong những trường hợp k._.phát hành L/C với các điều kiện quan trọng trong Hợp đồng mua bán. (f) Thư yêu cầu phát hành L/C là cơ sở pháp lý cuối cùng để NHNT phát hành L/C vì vậy Thư yêu cầu phát hành phải có đầy đủ chữ ký của Chủ tài khoản và Kế toán trưởng (nếu có). (g) Mọi sửa chữa trên Thư yêu cầu phát hành L/C phải có chữ ký xác nhận của Chủ tài khoản hoặc Người được Chủ tài khoản ủy quyền; không tự động sửa chữa hoặc bổ sung các chi tiết thay Người mở L/C. - Phát hành L/C. Trình tự phát hành L/C. (a) Nhập thông tin tạo hồ sơ L/C. (b) Chọn hình thức phát hành và loại Điện/Telex/thư phát hành l/C thích hợp. (i) Phát hành bằng điện: SWIFT sử dụng mẫu điện MT700/MT701/MT705 (trường hợp phát hành LC thông báo sơ bộ ); hoặc bằng Telex có mã; (ii) Phát hành bằng thư sử dụng mẫu điện MT700/MT701/MT705 kèm thư theo mẫu. (iii) Trường hợp đã phát hành L/C thông báo sơ bộ, phải phát hành L/C chi tiết ngay sau khi nhận được chi tiết từ Người mở L/C; (c) Phát hành L/C có nội dung phù hợp với yêu cầu của Người xin mở L/C, đáp ứng nội dung của các trường liên quan trong mẫu điện MT700 cho dù phát hành bằng hình thức nào và chỉ các nội dung sau: (i) Trị giá L/C bao gồm số tiền L/C cộng với dung sai tối đa nếu có; (ii) Địa chỉ để gửi chứng từ; (iii) Truờng hợp chứng từ có sai sót: (1) phí sai sót trừ vào tiền hàng; (2) Nếu phát hành L/C tuân thủ theo UCP500 thì ghi thêm nội dung: NHNT bảo lưu chuyển giao chứng từ cho Người mở L/C khi Người mở L/C chấp nhận sai sót và NHNT sẽ tiến hành thanh toán/cam kết thanh toán chấp nhận thanh toán khi đến hạn nếu không nhận được chỉ thị của NH gửi chứng từ trước đó; (iv) Cung cấp một bộ chứng từ copy để NHPH lưu hồ sơ; (d) Nhập thông tin chính xác về nguồn vốn phát hành L/C. (e) Thu phí theo quy định, Phí phát hành được được tính trên trị giá L/C bao gồm cả dung sai tối đa. Trường hợp phí do Người hưởng L/C chịu, yêu cầu NHTB thu phí phát hành từ Người hưởng trước khi giao L/C gốc và chuyển trả tiền phí cho NHNT. Trường hợp không thu được phí phát hành L/C từ Người hưởng thì thu phí từ Người mở L/C. (f) Lưu ý: L/C phát hành bằng Thư phải được CTQ ký đủ chữ ký trước khi gửi tới NHTB. (g) L/C phát hành được in thành 02 bản, 01 bản lưu hồ sơ va f01 bản gửi Người mở L/C. (h) Lưu ý kiểm tra việc Nhập ngoại bảng cam kết phát hành L/C theo trị giá l/C tối đa. (i) Lưu hồ sơ theo quy định và ghi đầy đủ thông tin trên bìa hồ sơ L/C. L/C phát hành bị từ chối. Khi nhận được điện/thư từ chối L/C từ NH của Người hưởng, thực hiện: lập thông báo gửi Người mở L/C yêu cầu Người mở L/C cho chỉ thị hoặc tuyên bố đóng hồ sơ. - Phát hành L/C xác nhận. NH xác nhận. (a) NHXN phải là NHĐL của NHNT. (b) Trường hợp NHXN là NHTB, trong L/C phải ghi : Đề nghị thông báo kèm theo sự xác nhận của Quý NH (đối với L/C phát hành bằng Telex hoặc bằng Thư) hoặc lựa chọn Confirm tại trường 49 nếu phát hành bằng SWIFT MT700. (c) Trường hợp NHXN không phải là NHTB, thực hiện : (i) Lập điện SWIFT MT799/Telex/Thư gửi NHXN đề nghị xác nhận L/C kèm toàn bộ nội dung của L/C ; (ii) Yêu cầu NHXN thông báo việc xác nhận của họ cũng như tiền phí xác nhận nếu phí này do Người mở L/C chịu. Phản hồi của NHXN. (a) NH được chỉ định là NHXN yêu cầu điều chỉnh thư tín dụng : (i) Thông báo cho Người mở L/C ; (ii) Điều chỉnh hoặc từ chối điều chỉnh L/C theo chỉ thị của Người mở L/C; (b) NH được chỉ định là NHXN từ chối xác nhận: thông báo cho Người mở L/C và chờ chỉ thị của Người mở L/C. (c) NH được chỉ định là NHXN yêu cầu ký quỹ: (i) Thông báo cho Người mở L/C; (ii) Thương lượng với NH này để chọn hình thức bảo đảm khác; (d) Hạn chế đến mức thấp nhất việc ký quỹ cho LC xác nhận; Trường hợp phải ký quỹ cho NHXN, thực hiện: (i) Yêu cầu Người mở L/C/đơn vị bảo lãnh chuyển tiền ký quỹ đối với L/C thanh toán bằng nguồn vốn tự có của Người mở L/C/đơn vị bảo lãnh;hoặc (ii) Thông báo ngay đến bộ phận tín dụng để bộ phận này làm thủ tục rút vốn vay cho khách hàng trường hợp L/C thanh toán bằng vốn vay; (iii) Số tiền Người mở L/C ký quỹ không được thấp hơn số tiền NHNT phải ký quỹ theo chỉ thị của NHXN; (iv) Chuyển tiền ký quỹ theo chỉ thị của NHXN, yêu cầu NHXN trả lãi trên số tiền ký quỹ kể từ ngày nhận được tiền đến ngày các bên hoàn tất nghĩa vụ cam kết đối với L/C đó (sử dụng hết số dư L/C) trừ khi có thỏa thuận khác về việc trả lãi. (e) NHNT sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ sự chậm trễ nào do việc chậm chấp nhận xác nhận L/C của NH được chỉ định là NHXN gây ra. Phí xác nhận. (a) L/C phải chỉ rõ phí xác nhận do ai chịu. (b) Trường hợp phí xác nhận do Người mở L/C chịu thì phải xác định rõ nguồn tiền trả phí xác nhận. - Phát hành sửa đổi L/C. Sửa đổi L/C theo yêu cầu cảu Người mở L/C (a) Hồ sơ yêu cầu sửa đổi L/C: (i) Yêu cầu sửa đổi L/C của Người mở L/C theo mẫu. (ii) Bằng chứng về việc đã thanh toán (từng phần) của Người mở L/C, như điện chuyển tiền, đối với L/C Stand – by để thực hiện điều chỉnh giảm trị giá đã thực hiện thanh toán; (iii) Các Phụ lục hợp đồng mua bán liên quan (nếu có). (iv) Các giấy tờ như quy định tại mục hồ sơ yêu cầu phát hành L/C. (b) Kiểm tra hồ sơ yêu cầu sửa đổi L/C: (i) Đối với các nội dung yêu cầu sửa đổi với các điều khoản của L/C và các sửa đổi L/C trước đó (nếu có). (ii) Trường hợp sửa đổi về trị giá và thời hạn: thực hiện kiểm tra tiền ký quỹ hoặc thực hiện theo Thông báo tác nghiệp của bộ phận quản lý hạn mức của khách hàng. Sửa đổi L/C theo yêu cầu của NH Người hưởng. Khi nhận được yêu cầu sửa đổi L/C từ NH Người hưởng, TTV thực hiện: (a) Thông báo bằng văn bản gửi Người mở L/C kèm bản sao yêu cầu sửa đổi L/C của NHTB; đề nghị Người mở L/C cho ý kiến trong vòng 03 ngày làm việc. (b) Người mở L/C không đồng ý sửa đổi: lập điện/ Telex/ Thư gửi NH yêu cầu sửa đổi thông báo việc Người mở L/C không đồng ý sửa đổi L/C và tuyên bố thu điện phí. Sửa đổi L/C do lỗi của NH. Trường hợp sửa đổi L/C do lỗi của NH, TTV thực hiện sửa đổi lưu ý: (a) Không thu phí sửa đổi. (b) Chọn điện MT799 đế sửa đổi L/C và nêu rõ đây là một “Bank correction” và là một phần không thể tách rời của L/C. - Thực hiện sửa đổi L/C. Sửa đổi L/C. (a) Chọn hình thức sửa đổi thích hợp. (i) Sửa đổi bằng điện: nếu bằng SWIFT sử dụng mẫu điện MT707; nếu bằng Telex phải có mã; (ii) Sửa đổi bằng Thư theo mẫu. (b) Thu phí sửa đổi L/C theo quy định, Trường hợp phí do Người hưởng L/C chịu yêu cầu NHTB thu phí trước khi giao sửa đổi L/C gốc cho Người hưởng và chuyển trả toàn bộ phí cho NHNT. (c) Trong trường hợp có tăng/giảm trị giá L/C, thực hiện: (i) Ký quỹ/giải tỏa ký quỹ (nếu có); hoặc (ii) Lưu ý kiểm tra việc Nhập/Xuẩt ngoại bảng (nếu có). (d) Giao 01 bản copy sửa đổi L/C cho Người mở L/C, lưu ý Người mở L/C kiểm tra lại nội dung sửa đổi. Sửa đổi Ủy quyền hoàn trả. L/C có phát hành Ủy quyền hoàn trả khi thực hiện sửa đổi L/C liên quan đến nội dung của Ủy quyền hoàn trả, TTV đồng thời thực hiện sửa đổi Ủy quyền hoàn trả: (a) Lập điện sửa đổi Ủy quyền hoàn trả gửi NHHT bằng SWIFT MT747. (b) Thu phí sửa đổi ủy quyền hoàn trả theo quy định. - Hủy/đóng hồ sơ L/C. Điều kiện: + Các bên tham gia L/C thống nhất hủy. + L/C sử dụng không hết số dư. Khi NH người người hưởng yêu cầu hủy L/C hoặc người mở L/C yêu cầu hủy L/C trong thời hạn hiệu lực thì hủy L/C. B – Thanh toán L/C. - Xử lý điện đòi tiền theo L/C. Nhận và kiểm tra điện đòi tiền. Khi nhận được điện SWIFT(MT 754/MT/742) telex có mã từ NH người hưởng đòi tiền theo L/C, TTV kiểm tra: (a) L/C quy định cho phép đòi tiền bằng điện. (b) Số tiền đòi phù hợp điều kiện, điều khoản L/C. (c) Trị giá phí (nếu có). (d) Lưu ý kiểm tra tuyên bố chứng từ phù hợp và gửi chứng từ theo quy định của L/C trên điện (nếu cần). Sau khi đã kiểm tra kỹ các nội dung trên và xác định điện đòi tiền phù hợp với các quy định của L/C thì phải tiến hành thanh toán điện đòi tiền, nếu các điều khoản vẫn chưa phù hợp thì từ chối thanh toán. - Xử lý chứng từ theo thư đòi tiền. (a) Sau khi tiếp nhận chứng từ, thực hiện kiểm tra chứng từ và kiểm tra nguồn vốn thanh toán theo cam kết của Người mở L/C khi yêu cầu phát hành L/C có thể kết luận chứng từ xuất trình phù hợp hay không phù hợp. (b) Thanh toán/chấp nhận/từ chối chứng từ theo thư đòi tiền. (i) Điều kiện thanh toán/chấp nhận: + Bộ chứng từ phù hợp theo L/C trả ngay. + Bộ chứng từ theo L/C trả chậm đã được NHNT chấp nhận thanh toán và đáo hạn thanh toán. + Bộ chứng từ không phù hợp đã được người mở L/C chấp nhận thanh toán. (ii) Trình tự thanh toán chứng từ. + Lập điện thanh toán. + Hạch toán từ tài khoản của người mở L/C. + Thu phí từ người mở L/C theo quy định. Trường hợp phí do người hưởng lợi chịu mà chưa thu thì khấu trừ từ số tiền thanh toán. + Đối với các khoản thanh toán có giá trị lớn bằng ngoại tệ, trước khi thực hiện thanh toán cần thông báo cho bộ phận quản lý vốn tiền gửi ngoại tệ của NHNT tại HSC để đảm bảo công tác điều động vốn. + Đóng hồ sơ L/C, hủy số dư không thanh toán hết, hoàn trả ký quỹ (nếu có) vào lần thanh toán cuối cùng. (iii) Trình tự chấp nhận thanh toán. + Lập điện chấp nhận thanh toán. + Thu phí chấp nhận thanh toán. + Theo dõi chứng từ đã chấp nhận thanh toán. + Vào ngày đáo hạn thanh toán, thực hiện thanh toán theo đúng quy định. (iv) Từ chối chứng từ không phù hợp. + Trường hợp người mở L/C không trả lời về việc chấp nhận chứng từ. Lập điện SWIFT (MT734/MT799/MT999) thông báo từ chối thanh toán gửi NH đòi tiền. + Trường hợp người mở L/C không chấp nhận bộ chứng từ và yêu cầu NHNT giữ chứng từ. Lập điện SWIFT (MT734/MT799/MT999) thông báo từ chối thanh toán gửi NH đòi tiền. + Trường hợp người mở L/C không chấp nhận chứng từ và yêu cầu NHNT gửi trả lại chứng từ. Lập điện SWIFT (MT734/MT799/MT999) thông báo từ chối thanh toán gửi NH đòi tiền, tuyên bố sẽ gửi trả lại chứng từ sau 03 ngày làm việc kể từ ngày điện. Việc thông báo chứng từ không phù hợp và từ chối thanh toán phải được thực hiện trong thời hạn cho phép của UCP. CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 1. Định hướng phát triển của Sở giao dịch Vietcombank. 1.1 Định hướng phát triển chung. T rên cơ sở đánh giá môi trường kinh doanh cùng kinh nghiệm hoạt động của mình SGD đã xác định tầm nhìn và chiến lược như sau: SGD sẽ vươn lên phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những chi nhánh hàng đầu của NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, góp phần xây dựng NHNT thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu Châu Á vào năm 2015-2020, có phạm vi hoạt động quốc tế rộng khắp. SGD xác định chiến lược phát triển tập trung vào các nội dung sau: Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi hoạt động – bắt kịp với trình độ khu vực và thế giới. Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của SGD góp phần đưa NHNT cũng như các cổ đông mới – phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng và chiều sâu. Mục tiêu cụ thể của SGD: Dịch vụ tài chính ngân hàng – mảng kinh doanh “lõi” của SGD. Phấn đấu vươn lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và truyền thống này của hệ thống NHNT Việt Nam (các lĩnh vực như: ngân hàng bán buôn; kinh doanh vốn; dịch vụ thanh toán; tài trợ thương mại; tài trợ/đầu tư dự án…); đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực: ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa & nhỏ. Mở rộng và đẩy mạnh hoạt động cả ở các lĩnh vực khác mhư dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ tài chính quốc tế khác. Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu, tăng trưởng bền vững làm mục tiêu xuyên suốt. Đảm bảo quản trị và duy trì các chi tiêu tài chính, tỷ lệ an toàn một cách minh bạch, công khai theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất. Ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong hoạt động kinh doanh và phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Phát triển chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, ứng dụng hệ thống khuyến khích/đánh giá hiệu quả làm việc người lao động phù hợp; xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có năng lực chuyên môn cao vừa có đạo đức nghề nghiệp. Phấn đấu duy trì hoặc vượt một số chỉ tiêu cơ bản: Vốn chủ sở hữu đạt mức: 200 – 500 triệu USD. Tổng tài sản tăng trung bình : 15-20%/năm. 1.2 Định hướng phát triển của hoạt động thanh toán L/C. 2. Kiến nghị hoàn thiện hoạt động thanh toán L/C tại Sở giao dịch Vietcombank. 2.1 Kiến nghị với Ngân hàng Vietcombank. 2.1.1 Mở rộng đối tượng khách hàng hướng đến các doanh nghiệp vừa & nhỏ, các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, do tính tiện ích của một số dịch vụ đối với khách hàng chưa cao, trong khi đó hoạt động marketing ngân hàng còn hạn chế, nên tỷ lệ khách hàng là cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn ít. Bên cạnh đó, khách hàng chủ yếu của SGD mới chỉ là cá doanh nghiệp lớn, ít các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để khắc phục những hạn chế này, ngân hàng cần phải thực hiện hàng loạt các giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam bao gồm: Nâng cao khả năng tài chính; đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới như cung cấp các khỏan vay ưu đãi cho Điều chỉnh mức lãi suất và phí phù hợp với thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam; hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định, đảm bảo bình đẳng và an toàn cho các doanh nghiệp tham gia thị trường hoạt động có hiệu quả; phát triển nguồn nhân lực. Cung cấp các ưu đãi về lãi suất hoặc các khoản cho vay trung và dài hạn với lãi suất thấp nhằm thu hút các doanh nghiệp nhỏ & vừa., việc tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính và uy tín cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là công cụ sắc bén giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao vị thế trong thương thuyết đàm phán thương mại quốc tế, tạo cơ hội chủ động đưa ra các điều khoản thanh toán phù hợp và hiệu quả. Thông qua đó, hiệu quả thanh toán L/C của Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được nâng cao. Cuối cùng là xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử... Cụ thể, để tăng năng lực tài chính cho ngân hàng và tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động và nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ thì phải giải quyết 3 vấn đề: tăng vốn tự có; tăng khả năng sinh lời và tháo gỡ những khó khăn để xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, làm sạch bảng cân đối tài sản. Bên cạnh đó, cần xây dựng các định chế quản lý tài sản nợ, tài sản có, quản lý vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thông tin quản lý (MIS)... theo đúng thông lệ quốc tế. Nâng cao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại. Nâng cao khả năng dự báo thị trường để có thể vừa mở rộng khả năng kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. 2.1.2 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế, bố trí sắp xếp và đào tạo cán bộ có chọn lọc. Con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi hoạt động. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể gặp liên quan đến tranh chấp phát sinh trong thanh toán tín dụng chứng từ là do trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Do vậy, để phòng tránh, cần phải bố trí, sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, trách nhiệm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế. Sự cẩn thận, am hiểu chuyên môn của cán bộ trong quá trình xử lý giao dịch sẽ góp phần giảm thiểu xảy ra rủi ro. - Nâng cao trình độ nghiệp vụ: SGD cần quan tâm đến công tác đào tạo trong lĩnh vực tín dụng chứng từ. Đây là lĩnh vực thương mại quốc tế rất phức tạp và thường xuyên thay đổi. Nếu không chú trọng đến công tác đào tạo thì dù cán bộ có năng lực tốt vẫn không thích ứng kịp với sự thay đổi đang diễn ra hằng ngày. Do đó, nếu cán bộ không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức thì sẽ không thể đáp ứng yêu cầu của công việc thanh toán quốc tế. Thực tế tại SGD, các cán bộ làm công tác về thanh toán quốc tế đa số là sinh viên mới tốt nghiệp trong đó có cả những sinh viên được tuyển không đúng chuyên ngành. Do đó, những kiến thức học ở trường vẫn là lý thuyết chưa có kinh nghiệm thực tế nên phải đào tạo lại. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ còn yếu cũng là một rào cản trong quá trình xử lý các giao dịch hằng ngày. Bên cạnh đó, tình trạng luân chuyển nhân viên giữa các bộ phận nhằm mục đích để nhân viên có thể nắm bắt được hết các nghiệp vụ của ngân hàng cũng là một nhân tố tạo sự am hiểu không đúng về các nghiệp vu. Bởi vì tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ phức tạp, trong thời gian vài tháng không thể nào nắm bắt được hết. Chính vì vậy, việc đào tạo và đào tạo lại là nhân tố quan trọng hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, cụ thể: Tiêu chuẩn hóa cán bộ nghiệp vụ thanh toán quốc tế để từ đó bố trí đúng người, đúng việc. Cần có cơ chế tuyển dụng, chính sách đãi ngộ để có thể tuyển được người có năng lực và đạo đức. Giãn thời gian luân chuyển nhân viên giữa các bộ phận khác nhau. Hiện nay, thời gian luân chuyển nhân viên ở SGD là 6 tháng. Thời gian này nên là 12 tháng để nhân viên có thể nắm bắt và hiểu sâu nghiệp vụ ở bộ phận của mình đang làm việc trước khi chuyển qua làm việc ở bộ phận mới. Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo tại HSC của Vietcombank hoặc phối hợp với các ngân hàng bạn để cập nhật thông tin thanh toán quốc tế, tạo cơ hội cho SGD phát triển những sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của các cấp lãnh đạo và kỹ năng làm việc, khả năng phát triển của nhân viên SGD, áp dụng công nghệ hiện đại vào phát triển hoạt động kinh doanh. - Đạo đức nghề nghiệp: Bên cạnh công tác đào tạo nghiệp vụ thì cần phải chú trọng bồi dưỡng đạo đức cho các cán bộ thanh toán quốc tế. Bởi vì đây là hoạt động phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và ngân hàng nước ngoài. Do đó, trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề thương hiệu và đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quyết định sự thành công của SGD. - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát: Không phải lúc nào con người cũng đảm bảo xử lý các giao dịch hoàn hảo, không sai sót. Do đó, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát hợp lý để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các sai sót trong quá trình xử lý chứng từ. 2.1.3 Kết hợp với các loại hình sản phẩm, dịch vụ khác để cung cấp các sản phẩm trọn gói cho khách hàng, đồng thời tăng cường hợp tác giữa các phòng ban trong sở giao dịch. Điều này đóng vai trò rất quan trọng vì chỉ khi các phòng ban có mối liên hệ thống nhất, đồng bộ với nhau mới tạo điều kiện cho việc giải quyết công việc nhanh chóng, không tốn thời gian, kết hợp giữa các phòng tín dụng, thanh toán xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, vốn & vay nợ viện trợ, hạch toán giao dịch…tạo ra một chu trình làm việc thông suốt, khép kín. Điều này sẽ góp phần phát huy thế mạnh của SGD về nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói chung và nghiệp vụ thanh toán tín dung chứng từ nói riêng. 2.1.4 Mở rộng và phát triển dịch vụ tư vấn cho khách hàng trước và sau khi ký hợp đồng mua – bán hàng hóa. Khách hàng đến với SGD không chỉ được tư vấn về khẩu mở L/C mà bên cạnh đó còn có thể tham gia vào dịch vụ tư vấn khách hàng về khâu ký hợp đồng ngoại thương với các đối tác. SGD sẽ đào tạo một đội ngũ chuyên môn vừa am hiểu nghiệp vụ NH, vừa am hiêu luật pháp, để tư vấn cho khách hàng của mình các điều khoản trong hợp đồng một cách hợp lý, chặt chẽ, nếu khách hàng tham gia hợep đồng có nhu cầu mua bảo hiểm hàng hóa, hay thuê hãng tàu vận tải, các tư vấn viên của NH có thể giới thiệu cho khách hàng những hàng tàu, hãng bảo hiểm làm ăn uy tín, có kinh nghiệm; không những thế khách hàng có thể được tham gia tư vấn kể cả các vấn đề sau khi ký hợp đồng. Ví dụ, NH có thể tư vấn cho doanh nghiệp những mặt sau: +) Với nhà XK: - Tư vấn nhà XK yêu cầu nhà NK mở cho mình một L/C bảo đảm an toàn nhất - Cần chú trọng tới công tác tư vấn với nhà XK khi bộ chứng từ của họ có sai sót. +) Với nhà NK: Nhà NK gây rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp họ không có khả năng thanh toán hoặc cố ý vi phạm cam kết của mình khi ngân hàng không yêu cầu kí quỹ 100%. Để đem lại lợi ích cho nhà nhập khẩu và bảo đảm độ an toàn cho mình, ngân hàng có thể tư vấn cho họ những vấn đề như sau: - Tư vấn cho nhà NK nên mở L/C nào là thích hợp nhất - Tư vấn cho nhà NK trong việc đưa những điều khoản nào vào L/C - Tư vấn cho nhà NK trong việc lựa chọn L/C. 2.1.5 Phát triển và nâng cao chất lượng quan hệ đại lý. Để tăng cường quan hệ đối ngoại với các NH khác ở trong và ngoài nước, SGD cũng cần tăng cường quan hệ đại lý với các ngân hàng trong nước và trên thế giới để từ đó giúp việc thanh toán diễn ra được nhanh hơn và hiện quả hơn, giảm chi phí khi phải thông qua một ngân hàng khác để thanh toán. Từ đó nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đồng thời để tranh thủ vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của ngân hàng nước ngoài. Do đó, SGD cần nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng để cạnh tranh với các ngân hàng khác về nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, tạo niềm tin với các ngân hàng uy tín khác. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, ngân hàng cần chú trọng các biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ năng khai thác dịch vụ, thái độ phục vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình; hoàn thiện các qui trình nghiệp vụ; đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và quản lý rủi ro; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng cần phải nâng cao tiềm lực tài chính và sức cạnh tranh trên thị trường như: tăng vốn điều lệ, hợp tác cùng ngân hàng nước ngoài nhằm tăng khả năng tài chính và thúc đẩy dịch vụ ngân hàng liên quốc gia. Bởi các hoạt động của ngân hàng nước ngoài nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ cho các ngân hàng (bank to bank), hoạt động bán buôn vốn và các sản phẩm tài chính cho ngân hàng...sẽ không phải là hoạt động cạnh tranh đối với các ngân hàng Việt Nam mà ngược lại, sẽ là bổ trợ tích cực cho các ngân hàng Việt Nam. Việc tham gia thị trường của các định chế nước ngoài, một mặt làm tăng mức độ cạnh tranh, mặt khác tạo điều kiện và động lực để các ngân hàng nội địa phải học hỏi, tự đổi mới. Từ đó thúc đẩy cho sự phát triển và đi lên của các NH trong nước, giúp các NH có thể cạnh tranh được với các NH nước ngoài trong thời kỳ hội nhập. Do vậy việc xác định được chiến lược đúng đắn vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các định chế nước ngoài trên thị trường nội địa là nhân tố quyết định thành công của các ngân hàng nói chung và của SGD NHNT nói riêng.. 2.1.6 Hiện đại hóa công nghệ của ngân hàng. Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin tai SGD là một nhiệm vụ quan trọng để đổi mới toàn diện, triệt để hoạt động Ngân hàng, công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển. SGD cần tăng cường hoàn thiện, củng cố, xây dựng hệ thống máy móc kỹ thuật, phần mềm vi tính, công nghệ hiện đại hướng đến tự động hoá, đạt chuẩn thế giới. Để phát triển CNTT Ngân hàng, cần thực hiện bốn nội dung sau: Hoạch định hướng đi, lựa chọn công nghệ; Đầu tư phát triển phần mềm, phần cứng; Đầu tư cho nhân lực và nghiên cứu khoa học; và Ban hành các cơ sở pháp lý. Như đã biết, hoạt động của hệ thống NH là một ngành nhạy cảm, thông tin hoạt động của mỗi NH là tài sản vô giá, vì vậy khi ứng dụng CNTT vào hoạt động, vấn đề bảo mật, an ninh, an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Để đạt được điều đó, SGD cũng phải xây dựng cho mình đội ngũ những kỹ sư giỏi thiết kế và viết các phần mềm cho những bài toán ứng dụng, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi đưa các nghiệp vụ Ngân hàng mới vào thực tiễn, điều này mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng mà vẫn mang tính bảo mật cao: Tiết kiệm ngoại tệ; dễ nâng cấp, dễ bảo trì, bảo dưỡng và đặc biệt là an toàn. 2.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước. 2.2.1 Xây dựng hệ thống quản lý điều hành tốt phù hợp điều kiện thực tế. Với chủ chương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước, vai trò điều tiết của NHNN ngày càng được khẳng định. Xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới đem lại cơ hội lớn cho mỗi quốc gia đồng thời cũng là thách thức đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán thư tín dụng nói riêng cần đến những chính sách, định hướng thích hợp với mục tiêu từng thời kỳ để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và ngày càng phát triển. Ngân hàng Nhà nước cần ban hành thêm một số văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể về thực hiện L/C trong toàn hệ thống ngân hàng, về chiết khấu chứng từ…đặc biệt là UCP có phiên bản mới UCP 600. Chẳng hạn, đối với nghiệp vụ chiết khấu, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 1325/2004/QĐ-NHNN về quy chế chiết khấu và tái chiết khấu chứng từ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Tuy nhiên Quyết định này chỉ đề cập tới chứng từ có giá, còn chiết khấu chứng từ hàng hoá vẫn là khoảng trống trong các văn bản của Ngân hàng Nhà nước. Xây dựng một hệ thống chính sách điều hành về tỷ giá linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế xã hội. Bởi tỷ giá tác động trực tiếp đến hoạt động XNK của các doanh nghiệp từ đó gián tiếp tác động đến hoạt động thanh toán quốc tế, nó tác động trực tiếp đến cám cân thương mại và ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, dưới sự điều hành đúng đắn, NHNN cần đưa ra chính sách về tỷ giá đúng đắn, tạo điều kiên lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, NHNN cần tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ của các cán bộ làm việc trong các NH, giúp họ có điều kiện cọ xát, cùng trao đổi kinh nghiệm, rút ra các bài học trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. 2.2.2 Giao thêm quyền tự chủ, quyền tự định đoạt cho các ngân hàng thương mại. Bên cạnh sự chỉ đạo, điều hành của NHNN, NHNN cần chủ động giao thêm quyền điều hành cho các NH để các NH chủ động hơn trong việc ra quyết định, vì nếu phải trông chờ sự chỉ đạo từ trên xuống thì sẽ rất tốn thời gian,. Vì vậy, tốt hơn hết NHNN nên giao cho các NHTM nhiều hơn nữa quyền tự chủ, quyền tự định đoạt trong hoạt động, bên cạnh đó phải nêu rõ trách nhiệm của cá nhân. 2.3 Kiến nghị với Chính phủ. 2.3.1 Hoàn thiện pháp luật thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu để cải thiện cán cân thương mại quốc tế. Chính phủ có vai trò khá quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng. Chính phủ có vai trò khá quan trọng trong việc thiết lập khuôn khổ luật pháp cho hoạt động thương mại, với chính sách pháp luật do đưa ra có thể tác động mạnh mẽ đến cán cân thương mại quốc tế. Nếu chính sách pháp luật đưa ra nhằm khuyến khích xuất khẩu thì xuất khẩu sẽ tăng mạnh làm cán cân thương mại nghiêng về phía xuất khẩu từ đó thúc đẩy xuất khẩu, từ đó chính phủ cần ban hành các chính sách pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà XK, hạn chế NK 2.3.3 Hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm tạo môi trường cho hoạt động thanh toán quốc tế đạt hiệu quả cao. Cần có các văn bản luật hoặc dưới luật ( luật, pháp lệnh, nghị quyết ) quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia cũng như xử lý trnong trường hợp có xung đột pháp luật giữa quy tắc quốc tế và luật pháp quốc gia trong TTQT nói chung và phương thức thư tín dụng L/C nói riêng vì L/C đang và chắc chắn là phương thức chủ yếu trong TTQT. Trong rất nhiều trường hợp, bộ chứng từ đòi tiền được lập hoàn hảo, tuân thủ và phù hợp với L/C nhưng do người mua phát hiện hàng hóa kém, mất phẩm chất trước khi trả tiền hoặc do khi hàng về giá cả thị trường giảm xuống hoặc người mua nhận ra bị hớ khi ký hợp đồng và sẽ lỗ nếu tiếp tục thực hiện, nên người mua trốn tránh trả tiền, hủy bỏ hợp đồng hoặc cố tình dây dưa để buộc người bán giảm giá. Trong những trường hợp như vậy, nếu NH vẫn trả tiền sẽ xảy ra xung đột với người mua và nếu người mua tìm cách có được quyết định của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu không thanh toán thì NH sẽ bị quy kết là cố ý làm trái gây hậu quả, làm thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam; ngược lại, nếu NHTM từ chối trả tiền thì sẽ xảy ra tranh chấp giữa NHTM Việt Nam với NH nước ngoài và nhà XK. Do đó rất cần bổ sung các quy định pháp luật nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và chủ động hội nhập quốc tế có hiệu quả, về phía Nhà nước cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp mà trước hết là tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp lý cho sự phát triển của thị trường dịch vụ NH. KẾT LUẬN Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán có nhiều tính ưu việt, bên cạnh đó nó cũng gây ra những rủi ro nhất định cho các bên tham gia trong hoạt động thanh toán quốc tế, bao gồm cả người xuất – nhập khẩu và ngân hang giao dịch. Với xu hướng hội nhập toàn cầu của nền kinh tế thế giới, các giao dịch ngoại thương diễn ra ngày càng nhiều với tốc độ ngày càng chóng mặt, đòi hỏi hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng cũng phải đảm bảo tính khẩn trương để không gây đình trệ cho các hoạt động mua bán xuất nhập khẩu. Cũng vì thế, thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ ngày càng được ưu tiên sử dụng bởi đặc tính nhanh gọn và tiện dụng. Trước xu thế chung này, tại SGD NHNT, hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ cũng diễn ra rất mạnh mẽ, ngày càng hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho đơn vị. Để có được kết quả như vậy, SGD NHNT đã có những chính sách kịp thời nhằm tăng cường hiệu quả của các giao dịch trong hoạt động thanh toán quốc tế. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ thanh toán viên phòng Thanh toán xuất khẩu cùng toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên tại SGD đã không ngừng phát huy những thế mạnh và vị trí đang có được bằng những chiến lược kinh doanh hợp lý, tin rằng hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng sẽ luôn trở thành một thế mạnh của SGD NHNT trong tương lai. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2087.doc
Tài liệu liên quan