CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.Khái niệm về thị trường
a.Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm được đưa ra khi nói về thị trường: một cách ngắn gọn thì thị trường là một nhóm khách hàng nói chung,đang có sức mua và nhu cầu đang được thoả mãn ,hay: thị trường là nơi diễn ra hoạt động(quan hệ)mua bán….
Trong lịch sử đã có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường,tuỳ theo từng giai đoạn,nhưng với việc ứng dụng những thành tựu khoa hoạ vĩ đại của khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực kinh tế đã đưa s
48 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3091 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Áp dụng mô hình kinh tế lượng phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố lên giá gạo của VN và năng lực cạnh tranh về giá của gạo xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự phát triển kinh tế bước sang một kỷ nguyên mới”kỷ nguyên giao dịch ảo” do đó những đặc trưng có thay đổi ít nhiều so với thị trường truyền thống.Song về cơ bản những khái niệm về thị trường của trường phái chính hiện đại vẫn đảm bảo tính thời sự , đại diện tiêu biểu của trường phái này là P.A.Samuelson cho rằng: ” thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá”.
Với khái niệm trên , thị trường tồn tại với hầu hết mọi thứ , từ các tác phẩm nghệ thuật đến đồ phế thải (hay những loại có khả năng tái chế) . Thị trường có thể tập trung như thị trường chứng khoán ,cũng có thể phi tập trung như thị trường nhà cửa hay thị trường lao động.Hoặc có thể tồn taị qua thiêt bị điện tử như trog trường hợp nhiều loại tài sản và dịch vụ tài chính vốn chỉ được trao đổi qua máy tính,ngày nay sự tồn tại ảo này ngày càng phổ biến hơn.Điểm đặc thù nhất của thị trường là nó đưa người mua và ngưòi bán đến với nhau để xác định sản lượng và giá cả.
b.Các yếu tố cấu thành thị trường
Khi nói thị trường là một quá trình mà trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá tức là ta đã nói tới một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng.Cơ chế như một chiếc cầu bắc nhịp nối hai bờ một bên là người mua,một bên là người bán.Câù có sự gặp gỡ giữa hai bên mới diễn ra trôi chảy,người bán tìm đến người muavới mục đích tối đa hoá lợi nhuận,trong khi người mua muốn tối đa hoá sự thoả mãn thu được từ sản phẩm họ mua.
Khi hai bên hài lòng về sự trao đổi cũng chính là khi có một cơ chế trao đổi được xác định giữa họ,cơ chế này sẽ giúp cho toàn bộ nền kinh tế vận hành một cách có hiệu quả.Nói là hiệu quả bởi nó là phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau,nhưng nó vẫn giải quyết được những vấn đề sản xuất và phân phối bao gồm hàng triệu ẩn số khác nhau và những mối tương quan mà không ai biết.Chẳng có ai thiết kế ra thị trường nhưng nó vẫn vận hành tốt,ẩn đằng sau sự hiệu quả đó vẫn là cơ chế cấu thành thị trường
Tuy nhiên, sẽ không có khái niệm thị trưòng nếu không có người mua và người bán,người mua nói tới ở đây là người mua cuối cùng còn người bán được hiểu là người sản xuất .Những người mua và người bán như những tế bào của một cơ thể kinh tế nó cần phải được trao đổi chất để duy trì sự tồ tại của nó,như AdamSmith đã nói thiên hướng trao đổi là đặc tính vốn có của loài người,nó tồn tại vĩnh viễn cũng như sự tồn tại của loài người.khi trao đổi diễn ra mỗi bên bị chi phối bởi những lợi ích riêng,làm thế nào để trao đổi và cân bằng được lợi ích của đôi bên?
điêù này đã được giải quyết bởi thị trường hay cơ chế tương tác giữa người mua và người bán.
Vâỵ ai là người điêù tiết thị trường?.Liệu có phải những công ty ,tập đoàn khổng lồ nắm vai trò này hay không?.Qua nghiên cứu các yếu tố cấu thành thị trường có thể có hai vương triều chia nhau điêù khiển đó là người tiêu dùng và công nghệ. Bằng các sở thích vốn có và tích luỹ được,người tiêu dùng sẽ hướng dẫn(thông qua lá phiếu bằng tiền của mình)cách sử dụng cuối cùng các nguồn lực của xã hội.Họ chọn lấy một điểm các vị trí trên đường giới hạn khả năng sản xuất PPF.Nhưng chỉ riêng người tiêu dùng thì không thể chỉ dẫn được cần sản xuất loại hàng hoá gì .
Những lựa chọn của người tiêu dùng bị giới hạn chính bởi nguồn lực và công nghệ hiện có.Nền kinh tế không thể vượt qua ngoài đường PPF của nó .Các nguồn lực của nền kinh tế cùng với nền khoa học,công nghệ của nó hạn chế sự ham muốn tiêu dùng.Nhu cầu của người tiêu dùng phải luôn đi đôi với khả năng cung cấp hàng hoácủa nhà sản xuất.Vì vậy chi phí kinh doanh và các quyết định sản xuất cùng với nhu cầu tiêu dùng sẽ quyết định loại hàng hoá nào sẽ được sản xuất.
c.Chức năng của thị trường
-Chức năng thừa nhận : người sản xuất được thị trường chấp nhận tiêu thụ sản phẩm,người mua chấp nhận mua sản phẩm trên thị trường
-Chức năng thực hiện:Quá trình trao đổi,mua bán được thực hiện trên thị trường
-Chức năng thông tin:Thị trường phản ánh những thông tin về sản phẩm,giá cả, tình hình cung-cầu..cho cả bên mua và bên bán,nó là tấm gương phản ánh bộ mặt kinh tế-xã hội
-Chức năng đìêu tiết:từ những thông tin về thị trường,cả hai bên mua và bán điêù tiết hoạt động sản xuất kinh doanh ,tiêu dùng của mình,tức là đìêu tiết giữa cung và cầu cho phù hợp
Bằng việc để người bán và người mua đáp ứng được nhau trong từng thị trường,thị trường đã giải quyết luôn ba vấn đề cơ bản : cái gì? thế naò? cho ai? đó là ba câu hỏi chủ yếu đối với bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào khi họ muốn làm ăn
-Hàng hoá và dịch vụ gì sẽ sản xuất được xác định bằng lá phiếu của người tiêu dùng
-Việc hàng hoá được sản xuất như thế nào được xác định bằng sự cạnh tranh giữa những nhà sản xuất
-Hàng hoá sản xuất cho ai-ai là người tiêu dùng và tiêu dùng bao nhiêu-phụ thuộc lớn vào mức cung-cầu các yếu tố sản xuất trên thị trường.
d.Phân loại
Phân loại thị trường là phân chia thị trường tổng thể lớn thành các thị trường nhỏ hơn theo những tiêu thức nhất định,tuỳ theo mục đích khác nhau mà lựa chọn các tiêu thức phân chia khác nhau ở đây ta chỉ quan tâm tới phân chia thị trường nước ngoài
*Phân theo địa lý
theo từng châu hoặc theo từng nước, theo từng khu vực hay vùng lãnh thổ,cộng đồng kinh tế.đây là cơ sở phân loại chủ yếu vì sự khác nhau về nhu cầu,khả năng cung cũng như những đặc trưng riêng thường gắn với yếu tố địa lý.
*Phân theo dân số xã hội
Nhóm tiêu thức như: Thái độ,động cơ,lối sống,sự quan tâm,quan điểm,giá trị văn hoá…Các tiêu thức này được sử dụng kết hợp với các tiêu thức khác trong nghiên cứu các thị trường vì tâm lý và thói quen tiêu dùng có vai trò quan trọng trong sự biến động cung cầu thị trường.
2.Khái niệm giá cả
a.Khái niệm
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá,một tín hiệu đối với người sản xuất và tiêu dùng.Giá cả là phạm trù trung tâm của kinh tế hàng hoá,của cơ chế thị trường.Mặc dù gia trị là cơ sở của giá cả,nhưng trên thị trường giá cả luôn biến động,lên xuống xoay quanh giá trị của hàng hoá do nhiều nhân tố ảnh hưởng.Trên thị trường giá cả sẽ kếtt hợp các quyết định của người mua và người tiêu dùng.Giá tăng lên sẽ làm giảm lượng mua sắm của người tiêu dùng và khuyến khích người sản xuất.Giá hạ xuống sẽ khuyến khích tiêu dùng và không khuyến khích sản xuất.Giá cả là quả cân trên khích trên thị trường.Tại mỗi thời điểm,trên thị trường luôn tồn tại giá cân bằng mà tại đó người mua và người bán đều hài lòng.
b.Phân loại
có nhiều cách để phân loại giá tuỳ theo mục đích nghiên cứu,dưới đây là cách phân loại giá sử dụng trong thống kê giá cả của nước ta
*giá sử dụng :
+Giá tiêu dùng(giá sử dụng cuối cùng)là giá mà người tiêu dùng mua sản phẩm hàng hoá dịch vụ trên thị trường để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân,biểu hiện qua giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường.
+giá bán vật tư cho sản xuất(giá sử dụng trung gian)là giá của các tổ choc kinh doanh vật tư trực tiếp bán vật tư cho người sản xuất để sản xuất,chế biến ra sản phẩm(tiêu dùng cho sản xuất).giá này không bao gồm chi phí vận chuyển và các chi phí khác.
*giá sản xuất hay giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông,lâm nghiệp,thủy sản và công nghiệp,dịch vụ các loại là giá mà người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm của mình ở mọi nơi, mọi lúc kể cả bán tại nơi sản xuất.
*Giá cước vận tải hàng hoá là giá cước mà người thuê vận chuyển hàng hoá trả cho các đơn vị vận tải hàng hoá.
*Giá xuất khẩu-nhập khẩu:
+Giá xuất khâủ hàng hoá là giá mà Việt Nam trực tiếp bán hàng hoá cho các nước tính bằng ngoại tệ.Giá xuất khẩu được tính theo điêù kiện giao hàng tại biên giới Việt Nam(FOB)khi không muốn tính đến xuất khẩu dịch vụ ,vận tải,bảo hiểm ..,
(tức là trong thành phần của nó chỉ có giá sản phẩm vật chất)và được tính theo điêù
kiện tại biên giới nước nhập(CIF)nếu muốn tính cả xuất khẩu dịch vụ,vận tải,bảo hiểm..,(tức là trong thành phần của nó có cả giá sản phẩm vật chất và giá sản phẩm dịch vụ)và theo điêù kiện tại biên giới nước sản xuất(FOB)nếu không muốn tính đến nhập khẩu dịch vụ, vận tải,bảo hiểm ..,(tức là trong thành phần của nó chỉ có giá sản phẩm vật chất).
c.Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả
Những nhân tố nêu ra sau đây dựa trên những tác động rõ ràng,trực tiếp,mang tính chất bao quát chứ không quá đi sâu vào những nhân tố tác động mờ nhạt,chi tiết:
*Nhân tố từ phía nhà sản xuất hàng hoá, dịch vụ(từ phía cung)
Nói chung khi cung hàng hoá ,dịch vụ nào đó tăng(giảm)thì giá tương ứng sẽ giảm (tăng).Những yếu tố dưới đây tuy tác động trực tiếp tới sự biến động của cung nhưng cũng có thể coi như là nhân tố tác động trực tiếp đến giá cả.
+Công nghệ:công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần làm nâng cao năng suất,giảm chi phí lao động trong quá trình chế tạo sản phẩm.sự cải tiến công nghệ làm tăng khả năng cung lên do vậy làm giảm giá thành dẫn đến giá hàng hoá dịch vụ giảm.
+Giá của các yếu tố sản xuất (đầu vào):nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm sẽ dẫn tới giá thành sản xuất giảm và cơ hội sinh lời của các nhà sản xuất cao hưn do đó họ muốn sản xuất nhiều hơn,điêù đó đồng nghĩa với giá cả hàng hoá dịch vụ sẽ giảm.
*Nhân tố từ phía cầu(người tiêu dùng)
Cũng như cung,sự biến động của cầu cũng có tính song hành cùng với giá,tuy sự biến động này ngược với cung.Khi cầu hàng hoá dịch vụ nào đó tăng(giảm) giá tương ứng sẽ tăng(giảm).Những nhân tố như:giá cả hàng hoá liên quan(hàng hoá bổ sung,thay thế),dân số,thị hiếu,các kỳ vọng tương lai tuy có tác động trực tiếp tới cầu dodos phần nào ảnh hưởng đến giá,nhưng đó là những tác động dài hạn,mờ nhạt đối với mục tiêu nghiên cứu.Do vậy chỉ xét chung đại diện là ảnh hưởng của cầu tới giá hàng hoá,dịch vụ.
*Nhân tố từ các thị trường đặc trưng
+Thị trường cạnh tranh hoàn hảo:thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường bao gồm nhiều người mua và người bán trao đổi với nhau về mọi thứ hàng hoá đồng nhất.Không có một ngưòi mua,người bán đơn lẻ nào gây ảnh hưởng lớn đến thời giá thị trường.Do vậy giá cả trên thị trường được thoả thuận thông qua sự cân bằng cung cầu như đã xác định ở hai nhân tố trên.
+Thị trường độc quyền thuần tuý:Thị trường này thường chỉ có một người bán. Những công ty độc quyền thường có hàng rào cản trổch sự gia nhập của các công ty khác do quy định của nhà nước hoặc do có những thế mạnh độc nhất vô nhị trong khả năng cạnh tranh.ở thị trường này,giá sản phẩm của công ty độc quyền nhà nước sẽ do nhà nước quyết định theo những mục tiêu mà nhà nước đặt ra.Với độc quyền có đIũu tiết,công ty có quyền hạn chế trong định giá.Họ chịu sự điêù tiết của luật giá do nhà nước điêù tiết của luật giá do nhà nước quy định khá nghiêm ngặt còn các công ty độc quyền không bị điêù tiết sẽ được tự do định giá mà thị trường chấp nhận được và không có đối thủ cạnh tranh.
+Thị trường canh tranh có độc quyền bao gồm nhiều người mua và bán giao dịch với nhau qua một khung giá chứ không phảI một giá thị trường duy nhất.Mức độ giá trong khung tuỳ thuộc vào sản phẩm tương ứng có một sản phẩm khác biệt như thế nào đối với những sản phẩm còn lạivì sản phẩm ở đât có những khả năng thay thế nhau rất cao.
+Thị trường độc quyền nhóm bao gồm một số ít người bán luôn có thế mạnh để có thể gây ảnh hưởng.sản phẩm của các nhà độc quyền là có khả năng thay thế lẫn nhau.Chính điêù này đã làm cho các nhà độc quyền có khả năngtrong việc điêù khiển giá.
*Các yếu tố khác
+Môi trường kinh tế:bao gồm lạm phát,tăng trưởng ,suy thoái ,lãi suất,thất nghiệp,tỷ giá hối đoái…Lạm phát liên quan đến sức mua của đồng tiền,khi lạm phát tăng đồng tiền trở nên mất giá do vậy giá cả hàng hoá tăng.Không tác động mạnh mẽ như lạm phát nhưng lãi suất ảnh hưởng một cách gián tiếp tới biến động giá,vì lãi suất điều chỉnh khối lượng tiền đưa vào lưu thông mà khối lượng tiền đưa vào lưu thông lại tác động đến sức mua của đồng tiền do đó làm giá cả biến động.Hơn nữa lãi suất còn ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư-một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tức là tác động tới giá thành sản phẩm và tất yếu tác động tới giá sản phẩm.Đối với yếu tố tăng trưởng và suy thoái,ảnh hưởng của chúng vừa thực vừa ảo bởi cũng có thể thấ ngay suy thoái dẫn đến sức mua giảm( đồng nghĩa với việc giảm giá sản phẩm)nhưng nhiều khi phải quan sát cả một quá trình tăng trưởng mới thấy tác động của nó tới sự thay đổi giá.Riêng tỷ giá hối đoái chủ yếu tác động đến giá mặt hàng xuất-nhập khẩu.
+Chính sách của chính phủ:các chính sách mà chính phủ đưa ra rất có trọng lượng đối với sự thay đổi giá cả một số hàng hoá ,dịch vụ.Chẳng hạn,khi giá thóc gạo xuống quá thấp chính phủ thường đưa ra một loạt biện pháp:quy định khung lãi suất và hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp mua gạo xuất khẩu,quy định giá sàn trong việc mua gạo của dân,hỗ trợ một số các chi cục dự trữ mua thóc dự trữ…,tất cả những biện pháp đó ngay lập tức đẩy giá thóc ,gạo tăng lên.Ngoài ra,trong một số lĩnh vực,nghành mà nhà nước còn độc quyền,những biện pháp của chính phủ đưa ra lại càng có ảnh hưởng rõ rệt đối với giá sản phẩm thuộc lĩnh vực đó.
+giá cả của thị trường liên quan
+Các yếu tố bất thường:chiến tranh,thiên tai,hoả hoạn..,đây là những yếu tố thường tạo nên sự thay đổi đột ngột của hàng hoá dịch vụ liên quan.Nó thường đến một cách ngẫu nhiên khó lường trước do đó cũng ảnh hưởng một cách mãnh liệt.
3.Xuất khẩu
a.Thường trú và không thường trú
Xuất khẩu gắn liền với khái niệm thường trú và không thường trú. Chúng ta cần lưu ý là khái niệm thường trú ở trong hoạt động xuất –nhập khẩu không dựa trên cơ sở quốc tich hay quốc gia hoặc tiêu chuẩn hợp pháp(mặc dù đôi khi nó có thể tương tự với các khái niệm thường trú mà người ta sử dụng trong việc kiểm soát đánh thuế và các mục đích khác)Hơn nữa các đường biên giới của một nước có thể được người ta đặt ra và công nhận theo mục đích chính trị,do vậy nhiều khi không phù hợp với các mục đích kinh tế
*Các đơn vị thường trú:
+Các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong các nghành kinh tế thuộc tất cả các hình thức sở hữu của Việt Nam hoạt động trên lãnh thổ địa lý của Việt Nam
+Các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt đọng trong các ngành kinh tế của nước ngoài đầu tư trực tiếp,hợp tác liên doanh ở Việt Nam với thời gian trên 1 năm.
+Các tổ chức hoặc cư dân Việt Nam đi công tác,làm việc ở nước ngoài với thời gian dưới 1 năm .Kể cả du học sinh Việt Nam du học ở nước ngoài trên 1 năm
+Các đại sứ quán,lãnh sự quán,đại diện quốc phòng-an ninh của Việt Nam ở nước ngoài.
*Các đơn vị không thường trú
+Phần còn lại của các đơn vị thuộc các nước không hoạt động trên lãnh thổ địa lý của Việt Nam.
+Các đơn vị sản xuất kinh doanh của Việt Nam ở nước ngoài với thời gian trên 1 năm
+Các tổ chức hoặc cư dân nước ngoài hoạt động ở Việt Nam dưới 1 năm.kể cả học sinh nước ngoài du học ở Việt Nam
+Các đại sứ quán,lãnh sự quán,tổ chức quốc phòng-an ninh của nước ngoài làm việc tại Việt Nam
b.Khái niệm xuất khẩu
Là những hoạt động trao đổi ,bán ,chuyển giao các sản phẩm hàng hoá ,vật chất ,dịch vụ giữa các đơn vị tổ chức, dân cư thường trú nước ta với các đơn vị dân cư không thường trú(hay còn gọi là giữa nước ta với nước ngoài)
c.Nội dung
*xuất khẩu hàng hoá vật chất
Là sự mua bán ,trao đổi,chuyển giao các loại sản phẩm hàng hoá vật chất của nước ta ra nước ngoài hay còn gọi quyền sở hữu về hàng hoá vật chất được chuyển giao từ đơn vị,tổ chức, dân cư thường trú sang tổ chức ,đơn vị, dân cư không thường trú.Như vậy thông qua xuất khẩu hàng hoá có thể làm giảm nguồn sản phẩm vật chất của chúng ta
Thông thường xuất khẩu hàng hoá được diễn ra dưới hình thức sau đây:
+Là những hàng hoá nước ta bán ra nước ngoài theo hợp đồng thương mại được ký kết giữa đơn vị ,tổ chức ,dân cư thường trú nước ta thuộc tất cả các thành phần kinh tế với nước ngoài
+Những hàng hoá kinh doanh,bán ra,trao đổi trực tiếp giữa các đơn vị dân cư thường trú nước ta với nước ngoài(dân cư không thường trú)qua các đường biên giới,các cửa khẩu,trên bộ,trên không,biển,hải đảo
+Hàng hoá do các chuyên gia,người lao động,học sinh,người du lịch ,người đi công tác khác mang ra khỏi nước ta
+những hàng hoá là quà tặng,quà biếu,đồ dùng và phương tiện khác của dân cư thường trú nước ta gửi ra nước ngoài
+hàng viện trợ,giúp đỡ của chúng ta đối với nước ngoài
+những hàng hoá dịch vụ xuất ra của các đơn vị lien doanh,đầu tư ,hợp tác nước ngoài
*Xuất khẩu dịch vụ
Bao gồm:các dịch vụ giao thông vận tải,thông tin liên lạc,bảo hiểm,du lịch,dịch vụ tài chính ,văn hoá ,giáo dục,y tế và các hoạt động dịch vụ khác do các đơn vị tổ chức dân cư thường trú nước ta cung cấp trực tiếp cho các đơn vị,tổ chức dân cư không thường trú.
Chương II
Xuất khẩu Việt Nam(1990-2002) Xuất khẩu gạo của Việt Nam(1989-2002)thực trạng và những vấn đề liên quan
1.Xuất khẩu Việt Nam 1990-2002
a.Tăng trưởng xuất khẩu
Ngoại thương Việt Nam đi từ khởi điểm rất thấp,thiết lập từ mối quan hệ với các nước XHCN phát triển dần lên và hình thành 2 giai đoạn rõ rệt: từ 1976 đến 1990 và từ 1991 đến nay.Các số liệu thống kê cho thấy tổng xuất khẩu năm 1976 chỉ có 222.7 triệu Rúp và USD gần 60% trong số đó là buôn bán với khu vực đồng Rúp ( biểu A1 và A2).Đến năm 1990 con số này là 2404 triệu Rúp và USD trong đó buôn bán với khu vực đồng Rúp vẫn còn chiếm gần 50%.Năm 1991 đánh giấu sự thay đổi đột ngột.Xuất khẩu giảm xuống còn 2087.1 triệu Rúp và USD trong đó xuất khẩu sang khu vực đồng Rúp chỉ còn 8.3%.Đây là sự kiện đánh dấu bước thay đổi lớn trong quan hệ ngoại thương của Việt Nam.
Biểu A1:Xuất khẩu Việt Nam 1976-2001
Biểu A2:Xuất khẩu với khu vực đồng RUP 1976-2001
Từ năm 1986-1990 Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát cao,các nước XHCN lâm vào tình cảnh khó khăn,trì trệ,khủng hoảng;quan hệ ngoại thương với các nước thuộc khu vực đồng Rúp giảm dần,cho đến năm 1991 thì gần như dứt hẳn.Cũng từ đó buôn bán với các nứơc thuộc khu vực USD tăng lên.Bước ngoặt xảy ra vào năm 1989 khi xuất khẩu sang khu vực USD đạt mức 1.14 tỷ USD chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu,nhờ hai mặt hàng lớn là dầu thô và gạo.Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam thặng dư ở khu vực USD
Tăng trưởng xuất khẩu trong những năm này đạt đến mức rất cao,bình quân 35.7%/năm(Biểu A3)
Biểu A3:Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam 1976-2001
Từ năm 1991-1995 ngoại thương Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới.Đồng USD trở thành phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi.Luật đâù tư nước ngoài ra đời năm 1988 đã thu hút được nguồn vốn đầu tư quan trọng.Tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn này rất cao,bình quân đạt 26.8%
Số liệu bảng A4 phản ánh sự thay đổi các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2000.Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hang đầu từ năm 1990 đến năm 1996 chỉ còn lại 8 mặt hàng(rau quả và hạt tiêu đã bị loại),đến năm 2000 thì 4 mặt hàng có mặt trong năm 1990 là hạt điều ,cao su ,than đá,hạt tiêu không còn nằm trong tốp 10.Những mặt hàng mới lọt vao nhóm này gồm:linh kiện điện tử,sản phẩm đồ gỗ;nhóm hàng rau quả đã trở lại nhóm này.Các mặt hàng :dầu thô, thuỷ sản,dệt may,giày dép,gạo khá ổn định trong nhóm năm kể từ năm 1992 đến năm 2001.Gọi là 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vì từ sau năm 1992 nó đã chiếm trên dưới 75% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm và sự thay đổi trong nhóm ấy nói chung là rất chậm.Bảng A4 cũng cho thấy sự thay đổi về số lượng và giá cả của những mặt hàng nói trên trong các năm 1999,2000 và năm 2001.ở hầu hết các mặt hàng dầu thô,gạo,cao su,cà phê,than đá,hạt tiêu đều có tỷ lệ tăng tổng kim ngạch nhanh hơn số lượng so với năm trước,trong các năm 1999-2000 thì tình hình năm 2001 đã diễn ra ngược lại:có mặt hàng giá chỉ giảm 5-10% như cao su, chè,một số giảm đến trên 15% như gạo nhưng có loại giảm đến 40% như cà phê và 60% như hạt tiêu.Nhìn chung nông sản Việt Nam đã giảm giá đến 22% trong năm 2001,nên mặc dù khối lượng xuất khẩu nông sản đã tăng hơn so với năm trước nhưng giá các loại hàng nông sản giảm hơn 22% nên kim ngạch XUẤT KHẨU NÔNG SẢN NĂM 2001 VẪN THẤP HƠN SO VỚI NĂM 2000.
BIỂU A4: CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU
1990
1996
1999
2000
2001
Thay đổi bình quân năm
Xếp hạng
90-96
96-00
00/99
01/000
90
96
0
1
Xuất khẩu năm
2404
7256
11541
14483
15027
20.2
18.9
25.5
3.8
Dỗu thô
390
1346
2092
3503
3126
22.9
27
67.4
-10.8
1
1
1
1
Dệt may
25
1150
1747
1892
1975
32.2
13.3
8.3
4.4
4
2
2
2
HảI sản
220
651
971
1479
1778
19.8
22.8
52.3
20.2
3
4
3
3
Giày dép
530
1392
1472
1560
29.1
5.7
6
5
4
4
Điện tử
788.6
595.6
-24.5
5
6
Gạo
272
855
1025
667.8
624.7
21
-6
-34.8
-6.5
2
3
5
5
Cà phê
25
337
585
501.4
391.3
54.3
10.4
-14.3
-22
7
6
7
7
Sphẩm gỗ
294.2
335.1
13.9
8
8
Mỹ nghệ
20
124
168
237.1
235.2
35.5
17.6
41.1
-0.8
8
9
9
10
Rau quả
52.3
90
105
213.1
330
9.5
24
54.9
5
11
10
9
Hạt điều
130
110
167.3
151.7
6.5
52.1
-9.3
8
11
13
Cao su
16
163
147
166
166
47.2
0.5
12.9
0
9
7
12
12
Hạt tiêu
12
65.5
137
145.7
91.2
32.7
22.1
6.4
-37.4
10
12
13
15
Than đá
38
115
96
94
113.3
20.3
-4.9
-2.1
20.5
6
10
14
14
Sữa và sản phẩm từ sữa
80.4
187.7
15
11
b.Quan hệ xuất khẩu với các quốc gia và vùng lãnh thổ
Các số liệu thống kê tình hình buôn bán với các nước từ năm 1991-2000 ghi nhận châu á là khu vực buôn bán lớn nhất với tổng kim ngạch hai chiều trên 70%.Buôn bán với châu Âu( kể cả Đông Âu) chiếm tỷ trọng lớn từ những năm 1990 trở về trước nhưng đã giảm mạnh từ năm 1991,đến năm 1995 chỉ còn 15% tổng kim ngạch buôn bán hai chiều.Từ năm 1997 buôn bán với châu Âu tăng lên khá nhanh.
Dựa vào số liệu thống kê ta có thể xếp hạng được 10 quốc gia và vùng lãnh thổ là những thị trường chủ yếu của xuất khẩu Việt Nam.Năm 1995 chúng ta đạt kim ngạch xuất khẩu 5449 triệu USD trong đó xuất khẩu sang Nhật là 1461Triệu USD chiếm 26.8%,các quốc gia tiếp theo và các số liệu tương ứng là: singapo 689.8-12.7;Đài Loan 439-8.1;Trung Quốc 361.9-6.6;Hồng Kông 256.7-4.7;Hàn Quốc 235.3-4.3;Đức 218-4;Hoa Kỳ 169.7-3.1;Pháp 169.1-3.1;Malaixia 110.5-2 tổng cộng xuất khẩu sang những nước này đạt 4111.4 triệu USD chiếm tới 75% giá trị xuất khẩu của Việt Nam.Đến năm 2001 trật tự và danh sách cũng như tỷ lệ xuất khẩu với 10 nước có sự thay đổi: tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 15027 triệu USD
Nhật Bản vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị xuất sang thị trường này là 2510 triệu USD nhưng chỉ còn chiếm 16.7% so với 26.8% năm 1995 tiếp theo là:Trung Quốc 1420-9.4;Hoa Kỳ 1070 7.1; Australia 1040-6.9;Singapo 1000-6.7;Đài Loan 810-5.4;Đức 720-4.8;Anh 510-3.4;Pháp 470-3.1;Hàn Quốc 410-2.7, tổng cộng là 9960 triệu USD chiếm 66.3% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.So sánh các số liệu cho ta thấy có sự đa dạng hơn trong các quan hệ thương mại.Năm 1990 xuất khẩu của Việt Nam với 10 quốc gia và vùng lãnh thổ chiếm tới 84% kim ngạch xuất khẩu,năm 1995 là 75.5% tới năm 2001 là 66.3%.Xu hướng này tuy có nói lên sự đa dạng về cơ cấu nhưng với gần 70% xuất khẩu chỉ với 10 quốc gia và vùng lãnh thổ thì tình trạng phụ thuộc vào nền ngoại thương của một số thị trường vẫn còn rất lớn,Trong nhóm đó thì 5 quốc gia nhập hàng Việt Nam lớn nhất là Nhật Bản,Trung Quốc,Australia,Singapo và Đài Loan.Như vậy có thể nói quan hệ thương mại của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là với các nước trong vùng;phụ thuộc vào các quốc gia và vùng lãnh thổ chính là Singapo,Hàn Quốc và Đài Loan.Xu hướng nay rồi đây sẽ có sự thay đổi ,Hoa Kỳ, EU,Trung Quốc sẽ tăng lên nhưng quan hệ với các nước trong khu vực vẫn là yếu tố chi phối chính.
c.Đánh giá chung về xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1990-2002
Có thể khái quát thành tựu nổi bật của xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1991-2001 là đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nghiêm trọng nhất khi mất đi thị trường chiếm đến 60% tổng mức buôn bán và đạt được những kết quả hết sức ngoan mục,xuất khẩu tăng nhanh với tỷ lệ tăng lên đến 23%/năm trong 10 năm,từ mức 2.4 tỷ Rup và USD năm 1990 lên 14.5 tỷ USD vào năm 2000,tăng gấp 6 lần,tính trên đầu người thì đã tăng từ 36.4R-USD năm 1990 lên 184.2USD năm 2000,làm giảm mạnh tỷ lệ nhập siêu góp phần khắc phục lạm phát,thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.Nhưng xét trên nhiều mặt thì vẫn mang đậm dấu ấn của nền kinh tế khai thác nguyên liệu.70% lượng hàng hoa xuất khẩu của chúng ta là từ khu vực nông nghiệp và khai thác dầu thô,các mặt hàng còn lại là hang thủ công va hàng công nghiệp ma phần lớn trong số đó là những sản phẩm gia công như may mặc,giày dép…Trong 10 năm kể từ bước ngoặt 1989 với 10 mặt hàng được coi là xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam thay đổi không đáng kể,vẫn la dầu thô,gạo,thuỷ sản ,may mặc ,giày dép,càphê…Cơ cấu này phản ánh tình hình yếu kém của công nghiệp chế biến,và là một phần của gánh nặng tang qua trình phục hồi kinh tế của Việt Nam trong mấy năm qua và tình trạng không khả quan trong cạnh tranh hội nhập sắp tới.
2.Xuất khẩu gạo của Việt Nam 1989-2002
a.Những cố gắng đáng ghi nhận
Chúng ta là một nước nông nghiệp, nhưng từ những năm giữa thập kỷ 80 trở về trứơc lại là một nước luôn trong tình trạng thiếu lương thực triền miên và có một điều tưởng chừng như vô lý nhưng lại là sự thực :chúng ta lúc đó đã phải nhập khẩu gạo.Nền nông nghiệp nước nhà dần chuyển mình theo sự thay đổi của cơ chế lúa gạo làm ra dần dần đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.Đến năm 1989,Việt Nam chính thức tham gia thị trường gạo thế giới với vai trò khiêm tốn,đến hôm nay quy mô và chất lượng gạo của Việt Nam đã tăng cao.Tỷ trọng gạo xuất khẩu có chất lượng cao trong những năm gần đây tăng từ 14.2% lên đến 43% tổng sản lượng gạo xuất khẩu.Từ chỗ giá gạo của chúng ta khi xuất khẩu luôn rẻ hơn của TháiLan tư 40-50USD xuống còn trên dưới 10 USD/tấn.
Việt Nam từ nước chuyên nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới.Tự hào về những kết quả đạt được nhưng phải thấy đó là con đường nhọc nhằn vất vả của nông dân Việt Nam ,của hiệp hội lương thực Việt Nam cũng như của 57 đơn vị thành viên đang phải vượt qua rất nhiều khó khăn để thu mua gạo,nhất là từ năm 2000 đến nay Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh gạo không chỉ ở thị trường thế giới mà còn ở ngay thị trường trong nứơc.Đồng bằng sông Cửu Long vừa đón một vụ đông xuân 2002 trúng mùa.Năng suất bình quân đạt 5.15 tấn/ha,sản lượng đạt 8 triệu37 nghìn tấn, lương thực quy thóc tương đương 2.6 triệu tấn gạo.
b.Xuất khẩu gạo
Trong giai đoạn 1989-2002 Việt nam đã xuất khẩu được hơn 35 triệu tấn gạo sang trên 30 thị trường,mang về cho đất nước hơn 8 tỷ USD,đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm gần 13%/năm,về kim ngạch là trên 12%/năm.Năm 1999,lượng gạo xuất khẩu cả nước là 4.5 triệu tấn gạo,đạt mức kim ngạch trên 1 tỷ USD.Tuy nhiên sang năm 2000,do nhu cầu và giá nhập khẩu trên thế giới giảm xuống nên lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt 3.5 triệu tấn,kim ngạch cũng chỉ đạt 600 triệu USD.Sự giảm sút này kéo dài liên tục qua các năm 2001 và 2002 đang ảnh hưởng tới lợi ích của người nông dân,các nhà xuất khẩu và lợi ích quốc gia.Đồng thời,chính sự biến động này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong vài năm tới
Biểu A5:Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam 1989-2000
Biểu A6:Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam 1989-2000
Trong những năm qua,Châu á luôn là thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam.Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Châu á thường chiếm trên 50% tổng xuất.Các nước Châu á nhập khẩu gạo chính của Việt Nam là Indonesia,Philippin,Singapore,Malaysia và Hồng Kông.Các nước Trung Đông như Iran,Irắc cũng là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam.Năm 2000,lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông chiếm khoảng 30% tổng xuất của cả nước.Trung Đông là một thị trường lớn và có nhu cầu khá ổn định,chính vì vậy Việt Nam phải cố gắng chiếm giữ thị trường này thông qua việc nâng cao khả năng cạnh tranh với gạo của Thái Lan,tăng cường công tác tiếp thị quốc tế.Hiện nay,nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước Châu Phi từ Việt Nam còn chiếm tỷ trọng thấp.Mặc dù có nhiều nguồn tin cho biết ,thực chất một số công ty Châu Âu,Châu Mỹ nhập khẩu một lượng lớn gạo của Việt Nam nhưng chủ yếu để tái xuất sang Châu Phi,chính vì thế thực chất lượng gạo của Việt Nam tiêu thụ tại thị trường Châu Phi không phải là nhỏ .Tuy nhiên Châu Phi là một thị trường tiềm năng lớn ,vì thế các nhà xuất khẩu Việt Nam cần khai thác , thâm nhập vào thị trường này .
Theo các thương gia,do tình hình Châu Phi dân số ngày càng tăng mạnh nên nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước này có xu hướng tăng lên trong 5 năm tới.Điều này sẽ đẩy nhu cầu gạo tăng mạnh trên toàn thế giới.Năm 2001 Châu Phi nhập khẩu 5.2 triệu tấn gạo.Trong đó Châu Phi chủ yếu nhập khẩu gạo của Thái Lan, Việt Nam,ấn Độ,Pakistan và Trung Quốc.Các chuyên gia cũng cho rằng hiện nay Châu á vẫn là khu vực dẫn đầu về sản xuất và tiêu thụ gạo,tuy nhiên trong thời gian tới Châu Phi sẽ có tốc độ nhập khẩu gạo vượt khu vực này.
c.Khó khăn gặp phải
Chất lượng gạo của Việt Nam không đồng đều,trong tình hình cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ gạo diễn ra khá gay gắt giữa các nước khu vực,do họ sẵn sàng giảm giá gạo xuống bất cứ lúc nào,miễn bán được,số lượng thương nhân quốc tế mua bán gạo giảm mạnh do rủi ro trong kinh doanh gạo cao(thương nhân mua gạo Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ)cộng thêm sự mất giá của đồng tiền các nước trong khu vực trong khi đồng tiền Việt Nam vẫn ổn định,khiến gạo Việt Nam khó cạnh tranh về giá.Ngoài ra,hiện nay theo đánh giá của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,lượng gạo nhập khẩu trên thế giới giảm mạnh do lượng gạo dự trữ ở nhiều nước vẫn còn khá lớn,dẫn đến tiêu thụ gạo giảm về số lượng
Lúa gạo Việt Nam tuy đã quen thuộc với thị trường gạo thế giới nhưng vẫn lép vế so với gạo của Thái Lan,chất lượng gạo của Việt Nam dù đã được nâng cao rất nhiều nhưng so với Thái Lan thì vẫn còn thua kém,nông dân Thái Lan họ chỉ trồng mỗi năm một vụ để giữ độ phì cho đất trong khi chúng ta mỗi năm làm đến 3 vụ, được điều này.Việt Nam chỉ có gạo trắng loại 5,10,15,25% tấm để bán,chiếm 98.5% lượng gạo xuất khẩu,trong khi ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29655.doc