LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây những yêu cầu về môi trường đang ngày càng trở thành một rào cản thương mại to lớn thì các doanh nghiệp buộc phải có cách nhìn nhận mới về vấn đề môi trường. Các doanh nghiệp càng ngày càng phải nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đạt tới hoạt động kinh doanh bền vững và giảm các tác động môi trường do các hoạt động công nghiệp gây ra. Từ đó để hướng tới “phát triển bền vững”, đạt được sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế cùng với q
111 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3312 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Áp dụng hạch toán quản lý môi trường tại Công ty giấy Bãi Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uá trình tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Khi đời sống của người dân được nâng cao thì nhận thức về môi trường ngày càng phát triển họ bắt đầu có những đòi hỏi sản phẩm và hoạt động sản xuất “thân thiện với môi trường” hơn. Đồng thời các doanh nghiệp cũng chịu áp lực từ phía các nhà đầu tư, người lao động, các cơ quan pháp luật, ngân hàng…Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần phải có sự tiếp cận với phương pháp hạch toán quản lý môi trường mới ngoài cách quản lý truyền thống hiện nay. Với phương pháp này toàn bộ các chi phí môi trường được phân biệt rõ ràng với các chi phí khác, từ đó cho doanh nghiệp xác định rõ các chi phí môi trường trong quản lý và sản xuất, giúp doanh nghiêp đánh giá được đầy đủ các chi phí môi trường trực tiếp và gián tiếp vào trong bảng cân đối thu chi nội bộ của doanh nghiệp và phân bổ nó hợp lý hơn đối với từng sản phẩm. Các doanh nghiệp cần xem xét vấn đề môi trường một cách hệ thống và có phương pháp để đảm bảo duy trì mục đích cao nhất là lợi nhuận. Cần phải biết chi phí môi trường gồm những chi phí gì, chiếm bao nhiêu phần trăm trong giá thành sản phẩm, những hoạt động nào làm tăng chi phí môi trường. Từ đó để phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững, giảm thiểu những tác động ô nhiễm trực tiếp bằng các hệ thống xử lý hoặc gián tiếp bằng các hoạt động nhằm nâng cao ý thức, sức khoẻ, và cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác có thể giảm hoặc tránh được các chi phí môi trường qua các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm như thay đổi sản phẩm, thay nguyên liệu đầu vào, cải tiến quá trình hoạt động…
Do đó tôi quyết định chọn đề tài : “ÁP dụng hạch toán quản lý môi trường tại công ty giấy Bãi Bằng”.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Phương pháp luận về Hạch toán quản lý môi trường
Chương 2: Hạch toán chi phí môi trường
Chương 3: Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường tại Công ty giấy Bãi Bằng
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc áp dụng Hạch toán quản lý môi trường tại công ty giấy Bãi Bằng, để từ đó nhận dạng toàn bộ chi phí môi trường trong tổng chi phí, và thể hiện nó trên bảng báo cáo thu chi của công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp như:
Phương pháp phân tích giá thành
Phương pháp điều tra, thống kê
CHƯƠNG 1
PHƯƠNG PHÁP LUẬN HẠCH TOÁN
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1.1. Các khái niệm liên quan đến hạch toán quản lý môi trường
Để nắm vững được khái niệm EMA là gì trước tiên cần phải hiểu các khái niệm liên quan để thấy được vai trò và tầm quan trọng của EMA
Trước hết là khái niệm Hệ thống hạch toán môi trường là một cơ chế quản trị kinh doanh, cho phép doanh nghiệp xác định, phân tích, tổng hợp các chi phí và hiệu quả bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường thiên nhiên duy trì mối quan hệ thân thiện với cộng đồng xã hội theo nguyên tắc phát triển bền vững. Mặt khác, hạch toán môi trường cũng có thể được hiểu là một thuật ngữ rộng đề cập tới sự hoà nhập của yếu tố chi phí và thông tin môi trường vào những nội dung khác nhau của hệ thống hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó hạch toán môi trường là một phương pháp trợ giúp cho quá trình ra quyết định kinh doanh có tính đến các cơ hội và thách thức môi trường doanh nghiệp ngày nay đang phải đối mặt.
Hệ thống hạch toán môi trường có thể chia làm 3 loại:
* Hạch toán quản lý môi trường (EMA)
* Hạch toán môi trường bên ngoài (EEA), cả tiền tệ và phi tiền tệ
* Các hệ thống hạch toán môi trường khác
Hạch toán quản lý (MA) là quá trình xác định, thu thập, phân tích các thông tin cho mục đích kinh doanh của công ty theo nguyên tắc đã định. Vì mục đích chính của MA là giúp cho quá trình ra quyết định về quản lý kinh doanh nên nó cũng được xem xét kỹ càng. MA có thể bao gồm các dữ liệu về chi phí, mức độ sản xuất, tồn kho, ứ đọng và các khía cạnh quan trọng khác cuả kinh doanh. Các thông tin thu thập được từ hệ thống MA được sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát bằng nhiều cách. Hiểu theo cách thông thường, MA là một công cụ quản lý bên ngoài quyết định cho cả các tổ chức cá nhân và các tổ chức công cộng.
MA không phải là một công cụ đơn lẻ mà là một bộ các công cụ mà những cung cấp quản lý khác nhau có những quan tâm và yêu cầu khác nhau. Ở cấp quản lý cao nhất sẽ quan tâm đến thông tin mang tính chiến lược là đem lại lợi nhuận như thế nào, kinh doanh của công ty sẽ đạt doanh thu bao nhiêu hay bị thua lỗ bao nhiêu, còn những người quản lý sản xuất cấp dưới lại quan tâm đến thông tin chi tiết, cụ thể liên quan đến quá trình sản xuất hay một bộ phận sản xuất cụ thể nào đó
Vậy MA có thể định nghĩa “ MA là sự nhận dạng, đo lường, tích luỹ, phân tích, chuẩn bị, giải thích và truyền đạt thông tin giúp đỡ các nhà quản lý thực hiện các mục tiêu của tổ chức”
Có thể xem xét nhiều khía cạnh khác nhau của MA:
- Là một phần của công tác quản lý thông tin nội bộ, phần này liên quan đến vấn đề thu thập thông tin tiền tệ và phi tiền tệ nhưng những thông tin này phải xác định và đo đạt được.
- Hỗ trợ công tác ra quyết định ở mọi cấp trong một công ty là làm thế nào đạt được mong muốn, mục tiêu từ cấp quản lý cao nhất đến các cấp quản lý sản xuất, bộ phận.
- Hỗ trợ việc lập kế hoạch hành động, và chiến lược, hình dung được mục tiêu, dự đoán trước các kết quả tiềm năng theo các hoàn cảnh và các cách khác nhau để đạt mục tiêu. Một mục tiêu thích hợp có thể là cải thiện hiệu quả sinh thái của doanh nghiệp. Điều này có thể được thực hiện qua việc giới thiệu một hệ thống có khả năng đo lường các quá trình kinh tế và môi trường nhằm hướng tới hiệu quả sinh thái.
- Có tác dụng bổ trợ cho việc hạch toán bên ngoài công ty như hạch toán tài chính và hạch toán thuế.
Thông qua các chức năng chủ yếu của mình, MA cung cấp thông tin thích hợp để có được cách thức quản lý công ty tiết kiệm nhất. Khi các vấn đề môi trường bắt đầu có ảnh hưởng ngày càng lớn đến việc thực hiện kinh tế của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sinh thái của công ty nên chúng cần được thể chế hoá trong các hệ thống MA.
MA là công cụ thông tin nội bộ cung cấp cho chúng ta mọi thông tin mà chúng ta cần nhưng thông tin đó được đưa ra bên ngoài hay không là hoàn toàn tự nguyện. MA bao gồm cả EMA, nó là một công cụ bên trong không làm nhiệm vụ thiết lập báo cáo bên ngoài mà cung cấp thông tin để ta có thể lập báo cáo tốt. MA cho ta thông tin liên quan đến sản phẩm và quy trình sản xuất cụ thể cho khách hàng.
Hạch toán quản lý
(bao gồm cả hạch toán
quản lý môi trường)
Thông tin hạch toán
cho khách hàng
Hạch toán môi trường
Hạch toán thuế
Hạch toán tài chính
Thông tin hạch toán cho người cho vay vốn
Hạch toán khác
HẠCH TOÁN NGOÀI CÔNG TY
HẠCH TOÁN NỘI BỘ
Hình 1: Sơ đồ hạch toán quả lý và hạch toán bên ngoài công ty
Câu hỏi mà các nhà quản lý cao nhất của một công ty thường đưa ra là: “Tôi có cần thông tin môi trường để ra quyết định quản lý của công ty?” Bởi vì đa số doanh nghiệp đều nghĩ rằng vấn đề môi trường không quan trọng hoặc ít ảnh hưởng đến vấn đề kinh doanh của họ.Theo điều tra thì khi hỏi các cấp quản lý khác nhau trong một công ty rằng họ nghĩ thế nào về chi phí do môi trường gây ra thì đa số họ đánh giá, ước tính chi phí môi trường chiếm khoảng 3% trong tổng chi phí của doanh nghiệp, nhưng sau kết quả đo đạc cụ thể thì các chuyên gia EMA đã chứng minh rằng các chi phí dành cho môi trường không phải là 3% mà thực chất nó chiếm tới 22% trên tổng chi phí của toàn doanh nghiệp. Lý do của sự sai khác này không phải do công ty không có cán bộ kế toán giỏi mà do chi phí môi trường bị ẩn trong chi phí quản lý chung và một số chi phí khác. EMA sẽ giúp chúng ta có thể so sánh và cân nhắc hai mặt của các biện pháp môi trường của doanh nghiệp là tạo ra chi phí và tạo ra lợi nhuận cần phải so sánh đúng, chính xác giữa các chi phí bỏ ra và lợi ích thu được của doanh nghiệp.
1.2. Khái niệm hạch toán quản lý môi trường
EMA là một phần của MA, nó được sử dụng để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định cho một tổ chức. Phương pháp luận của EMA được xem xét từ hai góc độ: công tác kế toán và công tác quản lý môi trường. Mục tiêu chính của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và việc ra quyết định kinh doanh của công ty liên quan đến khía cạnh môi trường thường bị xem nhẹ. Do vậy nhiệm cụ của những kỹ sư, những nhà quản lý trong công ty phải có đầy đủ thông tin để chỉ ra được những người ra quyết định thấy tầm quan trọng của môi trường liên quan đến hoạt động kinh doanh. Câu hỏi đặt ra là hậu quả tài chính (có thể thu được hay mất đi) của các hoạt động môi trường là như thế nào? Những lợi ích từ các quyết định môi trường của doanh nghiệp hay nói cách khác liệu có thể lồng ghép yếu tố môi trường vào trong quyết định của doanh nghệp hay không. EMA là công cụ liên kết hai nhóm kỹ sư, những người quản lý môi trường với những người làm công tác tài chính, những nhân viên kế toán của công ty.
Theo liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC): EMA là quản lý hoạt động môi trường và hoạt động kinh tế thông qua việc phát triển và thực hiện các hệ thống và phương thức thực hiện hạch toán liên quan đến môi trường
Bản chât của EMA: Là công cụ thông tin quản lý trong nội bộ công ty
* EMA có các chức năng sau:
- Hỗ trợ việc ra quyết định nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hướng tới hai mục đích là cải thiện kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động môi trường.
- Cung cấp thông tin về chi phí thông thường, chi phí liên quan đến môi trường, thông tin thực tế về các dòng vật chất và năng lượng.
- Là cơ sở cho các nhiệm vụ bên ngoài công ty (như báo cáo tài chính, báo cáo môi trường)
EMA điển hình bao gồm chi phí vòng đời, hạch toán chi phí toàn bộ, đánh giá lợi ích và kế hoạch chiến lược cho quản lý môi trường. Tuy nhiên trong luận văn tốt nghiệp này sẽ tập trung vào hạch toán chi phí môi trường và đánh giá lợi ích cho các hoạt động quản lý môi trường của doanh nghiệp.
Ngoài ra cơ quan phát triển bền vững liên hợp quốc (UNDSD) năm 2001 đã đưa ra một định nghĩa khác về EMA. Định nghĩa này cho thấy tầm quan trọng của hệ thống EMA tạo ra thông tin cho việc ra quyết định bên trong, nơi mà thông tin có thể hoặc phi tiền tệ hoặc tiền tệ trong sự tập trung. Như UNDSD tuyên bố: “ Sử dụng thông tin EMA nói chung là cho việc tính toán tổ chức bên trong và ra quyết định. Các thủ tục EMA cho việc ra quyết định nội bộ của công ty bao gồm cả các thủ tục phi tiền tệ cho việc tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng chôn lấp thải và thải bỏ cuối cùng, và các quy trình tiền tệ của các chi phí, các khoản tiết kiệm và doanh thu liên quan đến các hoạt động môi trường tiềm ẩn”.
EMA là một yếu tố không thể tách rời khỏi công việc quản lý trong một công ty, nó là một trong những công cụ thông tin quan trọng nhất để nhận dạng, thu thập, ước lượng, phân tích tài chính và thông tin phi tài chính, báo cáo nội bộ sử dụng thông tin dòng phi tiền tệ (thông tin về nguyên vật liệu và các dạng năng lượng) thông tin chi phí môi trường khác mà dựa vào đó đưa ra các quyết đinh ở một doanh nghiệp cụ thể.
* Lợi ích hạch toán quản lý môi trường
- Phát hiện các lợi ích tài chính và tiềm năng tiết kiệm chi phí khi nhận dạng các chi phí ẩn, các chi phí gián tiếp, từ đó tiết kiệm và giảm bớt các chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, điện năng hay giảm được nhân công… mà có thể đạt được thông qua việc nhằm vào các khía cạnh môi trường mà công việc kinh doanh đang phải đối mặt.
- Hỗ trợ việc ra quyết định ở cấp quản lý cao nhất trong một chiến lược kinh doanh hay đầu tư công nghệ mới, mở rộng sản xuất…đặc biệt là các cơ hội kinh doanh trong tương lai nhằm xác định được đầy đủ tất cả các thông tin, các chi phí thực hiện của doanh nghiệp để vừa đảm bảo kết quả tài chính vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động môi trường. Đặc biệt thông tin được sử dụng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định mà nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp quản lý và thúc đẩy các nhân viên chịu trách nhiệm về sản phẩm, môi trường của doanh nghiệp
- Tạo ra lợi thế mang tính chiến lược, khi một doanh nghiệp nắm được toàn bộ các chi phí kể cả chi phí môi trường bị ẩn đi thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế chiến lược rõ ràng so với doanh nghiệp mà không xác định được các chi phí không nhận thấy.
- Cung cấp thông tin đầy đủ cho các cổ đông, các khách hàng, đối tác kinh doanh, các khách hàng và những bên liên quan làm hài lòng và củng cố lòng tin đối với họ, mặt khác vừa cải thiện được kết quả hoạt động kinh doanh vừa cải thiện được kết quả môi trường và tất nhiên sẽ nâng cao tính cạnh tranh và danh tiếng, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
EMA bao gồm các chi phí môi trường ước tính và đôi khi nó cũng được xem như là hạch toán chi phí, EMA có thể được sử dụng để hỗ trợ việc ra quyết định liên quan đến thiết kế sản phẩm, thiết kế quy trình sản xuất, lựa chọn địa điểm nhà máy, quản lý chất thải, phân bổ chi phí, giá thành sản phẩm…
Có nhiều khái niệm liên quan đến EMA khác như: Hạch toán môi trường (EA), hạch toán chi phí đầy đủ (FCA), đánh giá chi phí tổng cộng (TCA), hạch toán nguyên vật liệu, hạch toán tài nguyên và nhiều loại khác,
EMA giám sát và đánh giá thông tin chất lượng từ hệ thống hạch toán tài chính, MA và các số liệu về nguyên vật liệu cũng như các dạng năng lượng trong mối quan hệ tương hỗ nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng, giảm nhẹ các tác động của môi trường trong các hoạt động của công ty, sản phẩm và dịch vụ, giảm rủi ro môi trường và cải thiện các kết quả quản lý cho doanh nghiệp.
Các chi phí được xác định là sự tiêu thụ của các yếu tố sản xuất được tính bằng đơn vị tiền tệ, là kết quả từ doanh thu của công ty. Các chi phí này không chỉ bao gồm việc giảm bớt vốn đối với đối tượng kinh doanh (ví dụ đối với đầu ra) mà còn đối với đối tượng khác như chi phí xã hội, chi phí do không tuân thủ luật pháp và các quy định về môi trường (các khoản tiền phạt), các chi phí gây ra do các nhân tố bất thường (thiệt hại), chi phí do việc thực hiện chính sách kinh tế của chính phủ (thuế lợi tức) và các vấn đề khác (như các chi phí giải trí, các chi phí trả cho việc chăm sóc thân thể).
1.3. Tổng quan hiện trạng ứng dụng phương pháp luận hạch toán quản lý môi trường .
1.3.1. Những ứng dụng hạch toán quản lý môi trường trên thế giới
Năm 1998, tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng bảo an liên hợp quốc về phát triển bền vững, nhóm làm việc nhằm cải thiện vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy EMA đã được thành lập trong bối cảnh các cuộc thương lượng về các công nghệ thân thiện môi trường. Các buổi thảo luận đã chỉ ra rằng một số chính phủ đã quan tâm đến việc thúc đẩy EMA, nhưng ít có sự thông tin giữa các cơ quan có liên quan. Nhóm làm việc này đã họp 5 lần khác nhau tại các địa điểm khác nhau là thủ đô Washington vào tháng 8 năm 1999; thủ đô Viên, Áo vào tháng 5 năm 2000; tại Bon; Đức, vào tháng 11 năm 2000; cuộc họp lần thứ tư đã được tổ chức tại Tokyo; Nhật Bản, vào tháng 6 năm 2001 và cuộc họp lần thứ 5 được tổ chức tại Bristol, vương Quốc Anh, vào tháng 2 năm 2002.
Những người tham gia trong nhóm làm việc đến từ các uỷ ban quốc tế về môi trường và các bộ, các tổ chức quốc tế, công nghiệp, các công ty hạch toán, các trường đại học, các cơ quan tổ chức quốc tế, cũng như từ cơ quan “phát triển bền vững” của liên hợp quốc. Tham gia cuộc họp còn có các đại biểu từ các cơ quan chính phủ của Arhentina, Autralia, Áo, Braxin, Canada, Trung quốc, Clômbia, Cộng hoà Séc, Đan mạch, Ai cập, Phần lan, Đức, Hungari, Ấn Độ, Italia, Nhật bản, Mexico, Nepan, Hà lan, Nauy, philipin, Balan, Bồ đào nha, Nước cộng hoà Sovak, Thuỵ Điển, Anh, Mỹ, Zimbabuê.
Mục đích của các cuộc họp này là nhằm xác định rõ các quá trình và nguyên tắc cho EMA, tập trung vào các cách thức để xác định các chi phí môi trường và các chi phí này được xem như cơ sở cho sự phát triển của các khung EMA mang tính chất quốc gia. Và kết quả của các cuộc gặp này là việc xuất bản cuốn sách “ Quy trình và nguyên tắc hạch toán quản lý môi trường” do cơ quan phát triển bền vững của liên hợp quốc biên soạn và cung cấp cho chính phủ và các tổ chức doanh nghiệp cũng như những người quan tâm đến EMA ở các quốc gia trên thế giới.
Điển hình là rất nhiều trường hợp nghiên cứu mô tả những cố gắng của chính phủ nhằm hỗ trợ và xúc tiến sự phát triển phương pháp luận EMA ở các quốc gia. EMA chủ yếu được nghiên cứu và được xúc tiến nhờ các cơ quan của chính phủ, tuy nhiên cũng có một số chường trình được ra đời từ sự giúp đỡ của các chính quyền địa phương và khu vực. Ví dụ như một số các chính sách hay chương trình nghiên cứu đã được khởi xướng bởi các cơ quan chính phủ như Văn phòng quốc gia của chính quyền địa phương Autralia, chương trình phát triển của Liên hợp quốc, văn phòng tổng thống Mỹ, hay dự án Hà Lan đã sáng kiến với sự hỗ trợ ngang nhau từ 5 bộ quốc gia, chỉ 2 trong số các bộ này có nhiệm vụ về môi trường cụ thể.
Một vài ứng dụng EMA trên thế giới:
Ứng dụng đầu tiên là dự án: “Giảm đến mức tối thiểu chất thải doanh nghiệp và các chi phí môi trường” do Bộ Nông Nghiệp và Lâm nghiệp, môi trường và quản lý chất thải của Áo chịu trách nhiệm với đối tác là Viện quản lý môi trường kinh tế và trường đại học công nghệ Graz thực hiện. Dự án nhằm mục đích tiếp cận các chương trình SXSH nhằm đem lại hiệu quả kinh tế kết hợp với các công nghệ giảm đến mức tối thiểu chất thải với việc giảm các chi phí môi trường như chi phí xử lý và chôn lấp; chi phí nhân công; chi phí các dịch vụ bên ngoài; chi phí tài chính đầu tư cho môi trường; ước tính rủi ro… hướng phát triển tiếp theo của dự án này là đưa các công ty của Áo dần tiếp cận với các tiêu chuẩn mới như ISO 14001.
Dự án tiếp theo là: “Áp dụng khung EMA trong chính quyền địa phương giai đoạn 1995 -1996 và 1998-1999” do Văn phòng Quốc gia Autralia về chính quyền địa phương ( NOLG) chịu trách nhiệm và tài trợ, cộng với bộ phận thống kê môi trường và năng lượng của Cục thống kê Autralia (ABS), với Bộ môi trường Autralia và với các cơ quan chính phủ bang và liên bang khác. NOLG đã sử dụng trách nhiệm góp phần vào các sáng kiến quản lý tài nguyên thiên nhiên môi trường phù hợp với chính quyền các bang ở Autralia.
Dự án “ Thúc đẩy hạch toán môi trường doanh nghiệp và các hệ thống báo cáo” do cơ quan môi trường Nhật Bản (JEA) với đối tác là Viện hạch toán cộng đồng, một số hội doanh nghiệp và các tổ chức khác. JEA đã khởi đầu sáng kiến nghiên cứu hạch toán môi trường vào năm 1996 nhằm tạo ra các tiêu chuẩn hệ thống hạch toán môi trường trong đó bao gồm cả ISO 14001. Đặc biệt vào tháng 7 năm 1999 thủ tướng Nhật Bản Obuchi đã đề xuất việc đầu tư hạch toán môi trường như là một phần của sự cải cách chung nhằm tạo ra việc làm và nâng cao tính cạnh tranh cho ngành công nghiệp Nhật Bản. Trọng tâm của dựa án là về các tổ chức kinh doanh,người sử dụng và người được hưởng lợi ích của hạch toán môi trường. JEA nhận dạng 6 loại chi phí môi trường chung nên được hạch toán trong một khu vực kinh doanh, các chi phí quản lý, kinh doanh, các chi phí thiệt hại môi trường, các chi phí xã hội. JEA đã phát triển 3 khung tiêu chuẩn mà công ty có thể sử dụng để báo cáo và mở rộng thông tin hạch toán môi trường liên quan đến đầu tư môi trường hoặc thực hiện môi trường, và đang phát triển các công cụ phần mềm. Kết quả là hơn 100 công ty đã bước đầu làm quen với hạch toán môi trường, trong đó có hơn 70 công ty đã chính thức báo cáo thông tin hạch toán môi trường của họ, một vài chính quyền địa phương đã bắt đầu làm quen với khái niệm hạch toán môi trường
Dự án quan trọng tiếp theo là dự án “Đầu tư SXSH” do cơ quan môi trường của liên hợp quốc (UNEP) tài trợ về các vấn đề SXSH, quản lý hoá chất an toàn, kinh doanh và môi trường tại các nước đang phát triển là Zimbabuê, Tanzania, Việt Nam, Guatêmara, Nicaragoa. Những người tham gia dự án bao gồm đại diện cho trường đại học, ngành công nghiệp, ngân hàng, cơ quan tài chính khác ở mỗi nước cùng các chuyên gia quốc tế và cố vấn về các vấn đề liên quan. UNEP đã sáng kiến ra dự án này vào năm 1998. Mục tiêu của dự án là tăng mức độ đầu tư SXSH ở các nước đang phát triển, bằng việc thúc đẩy các khoản đầu tư SXSH và liên quan đến xây dựng vốn trong năm nước tham gia và sau đó bằng việc đánh giá các kinh nghiệm đầu tiên ở 5 nước, dự án sẽ góp phần đáng kể cho các cuộc đối thoại toàn cầu về các chiến lược ngăn ngừa kết hợp với các chính sách tại các doanh nghiệp.
Dự án tiếp theo là “ Hướng dẫn về quản lý chi phí môi trường” do Bộ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và an toàn phóng xạ của liên bang Đức quản lý dự án với các đối tác là viện nghiên cứu kinh tế sinh thái Berlin, Viện quản lý và môi trường Angsburg, hiệp hội công nghiệp, đại diện doanh nghiệp và các nhà khoa học. Dự án đã được thực hiện từ năm 2000 để hướng dẫn về việc thực hiện EMA cho doanh nghiệp nhằm nhận dạng việc cần thiết của các tiêu chuẩn EMA, một số phương pháp quản lý chi phí môi trường khác nhau. Phương pháp luận của dự án bào gồm phương pháp hạch toán chi phí môi trường truyền thống, phương pháp hạch toán dòng chi phí nguyên liệu và năng lượng, phương pháp tính toán các chi phi đầu tư môi trường liên quan và lợi nhuận. Lý thuyết cơ bản của EMA, khái niệm, định nghĩa và hướng dẫn đã và đang được phát triển như một phần của dự án. Dự án đang được phát triển và phổ biến tại Đức.
Dự án ECOMAC/EMAN “ Thúc đẩy hạch toán quản lý sinh thải như một công cụ cho quản lý môi trường” được bảo trợ bởi uỷ Ban môi trường và chương trình khí hậu của cộng đồng Châu Âu. Dự án ECOMAC được sáng kiến vào năm 1996 đã khảo sát quy mô để “hạch toán quản lý sinh thái” đang xuất hiện trong cộng đồng chung Châu Âu (cụ thể là các nước Đức, Italia, Hà lan, và Anh). Dự án được thực hiện ở 84 công ty lớn nhỏ ở 4 nước và 15 nghiên cứu điển hình đã được thực hiện. Có thể xem hạch toán quản lý sinh thái gần giống với EMA, chỉ khác là nó đi xa hơn EMA về việc xem xét các chi phí bên ngoài. Hạch toán quản lý sinh thái (EMAN) là một mạng lưới gồm các nhà nghiên cứu, cố vấn, thương gia … Những người cố vấn chính sách quan tâm đến EMA như một công cụ cho việc quản lý môi trường doanh nghiệp. Mục đích của mạng lưới là để thúc đẩy sự hiểu biết và việc sử dụng EMA bằng kinh doanh, để khích lệ các nghiên cứu trong phạm vi, thúc đẩy sự giáo dục về EMA và để nhận dạng các cơ hội cho những nỗ lực của chính phủ về EMA. Thành công của dự án này giúp cho các công ty hiểu sâu sắc các nguyên tắc hạch toán môi trường như thế nào.
Một ứng dụng tiếp theo là “ Sáng kiến hạch toán môi trường” do cơ quan môi trường của Anh đề xuất. Sáng kiến này có 3 mục tiêu: phát triển một hệ thống hạch toán môi trường bên trong quá trình quản lý tài chính của công ty: giảm tiêu thụ tài nguyên, thực hiện báo cáo các khoản tiết kiệm chi phí. Tác động đến cộng đồng và các tổ chức cá nhân để thông qua, xúc tiến và phát triển cùng hoặc tương tự việc thực hành. Phương pháp luận dựa trên một hệ thống theo dõi chi phí môi trường, phân biệt với chi phí điều hành, các chi phí hỗ trợ hành chính, kết nối dữ liệu tài chính với thông tin định lượng khác nhau như dòng nguyên liệu.
Ứng dụng gần đây nhất của EMA tại Châu Á là dự án: “ Thực hiện và phổ biến EMA cho các doanh nghiệp của Đông Nam Á nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững (EMA- SEA)” hướng tới việc áp dụng phổ biến EMA tại các công ty ở Đông Nam Á là Thái Lan, Inđôndxia, Philipin, Việt Nam. Dự án kéo dài từ tháng 11 -2003 đến tháng 8 – 2007. Cơ quan quản lý và điều hành dự án là Tổ chức nâng cao năng lực quốc tế (INWent) đặt tại Bonn và Cologne của Cộng Hoà liên bang Đức là một tổ chức về phát triển nhân lực quốc tế, đào tạo và trao đổi cấp cao được thành lập năm 2002 thông qua sự hợp nhất từ hai tổ chức Carl Duisberg Gessellschaft và Quỹ phát triển quốc tế của cộng hoà liên bang Đức. Các đối tác chính của dự án ở khu vực Châu Á là Hội bảo vệ môi trường Châu Á (ASEP), Trung tâm quản lý bền vững (CSM) của trường đại học tổng hợp Lueneburg, cộng hoà liên bang Đức và các đối tác phối hợp ở các quốc gia. Về mặt nội dung dự án tập trung vào việc tổ chức các hội thảo khoa học cung cấp thông tin về EMA, triển khai 16 nghiên cứu điển hình tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở 4 nước Đông Nam Á, xây dựng bộ tài liệu đào tạo nhằm chuyển giao kiến thức và kỹ năng EMA cho các công ty và các tổ chức liên bang thông qua các hội thảo đào tạo hay đào tạo thông qua máy tính, mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ EMA tại các nước để sau khi kết thúc dự án mục tiêu là nhân rộng việc nghiên cứu và phổ biến EMA cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay trên thế giới hàng trăm doanh nghiệp và tổ chức đã và đang áp dụng EMA để cải thiện tình hình kinh tế và hiện trạng môi trường của mình. Có thể kể đến như công ty Andersen về sản xuất đồ gỗ ( Hoà kỳ), công ty điện tử Canon, công ty điện tử Fujitsu (Nhật Bản), …
Còn rất nhiều những ứng dụng của EMA trên thế giới khác như dự án “ các hoạt động hạch toán xanh” của cơ quan bảo vệ môi trường Đan Mạch, chương trình “ Lợi ích sinh thái - Các dự án đa dạng sinh học cho các công nghệ môi trường kết hợp” của Bộ bảo vệ môi trường Á, các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm tại New jersey - Mỹ…. Tuy nghiên ứng dụng EMA chủ yếu mới được thực hiện và diễn ra ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Châu Âu, các nước ở Châu Á và Châu phi gần như chưa có cách tiếp cận với phương pháp luận này.
1.3.2. Những ứng dụng hạch toán quản lý môi trương tại Việt Nam
EMA là phương pháp luận đã được ra đời hơn một thập kỷ, nó đã được nhiều nước trên thế giới biết đến và đặc biệt nhiều công ty trên thế giới từ các công ty có quy mô lớn, đến các công ty có quy mô nhỏ, và đã đạt được những thành công nhấ định trong kinh doanh và cải thiện môi trường. Tuy nhiên ở Việt Nam EMA còn là một khái niệm hết sức mới mẻ và rất ít người biết đến. Dự án đầu tiên là dự án phổ biến EMA cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam là dự án EMA- SEA kể trên cho các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Đối tác thực hiện dự án phía Việt Nam là Viện khoa học công nghệ môi trường - trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Dự án đã chọn 2 công ty đại diện Việt Nam tham gia vào nghiên cứu điển hình thực hiện áp dụng EMA, và dự án kết thúc vào năm 2007.
Ngoài ra còn một ứng dụng khác nữa của EMA tại Hà Nội là đề tài : “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp EMA cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố Hà Nội” do sở khoa học công nghệ Hà Nội tiến hành. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đứng ra quản lý và tài trợ, cơ quan chủ trì và thực hiện đề tài là Vịên khoa học và công nghệ môi trường, đại học Bách Khoa Hà Nội.
1.4. Hạch toán truyền thống
Trong những thập kỷ trước các nước phát triển và đang phát triển đều sử dụng hệ thống hạch toán truyền thống. Nhưng ngày nay rất nhiều các công ty ở các nước phát triển đã thu thập sử dụng và phân loại những thông tin có liên quan đến môi trường tự nhiên. Do áp lực ngày càng tăng từ phía các cấp quản lý của công ty, các cổ đông, các khách hàng và các bên liên quan về các tác động của công ty đối với môi trường và các chi phí cần thiết để khắc phục những hậu quả của những hoạt động đó. Vậy tại sao hạch toán truyền thống không thể cung cấp tất cả các thông tin đó? Trong phần này sẽ đưa ra những ưu nhược điểm của hạch toán truyền thống và cần thiết phải cải tiến nó theo hướng mới
* Hạch toán truyền thống bao gồm :Hạch toán quản lý và hạch toán tài chính
- Hạch toán quản lý bao gồm việc nhận dạng, đo lường, tích luỹ, phân tích, sự chuẩn bị và giải thích thông tin trợ giúp cho những người điều hành đạt được các mục tiêu của tổ chức. Hạch toán quản lý truyền thống không được đưa ra rõ ràng, mặc dù đã có sự công nhận riêng biệt về các tác động môi trường liên quan đến công ty. Thay vào đó hạch toán đưa ra chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của nhà quản lý đang tìm kiếm thông tin về thực hiện kinh tế của công ty như một cơ sở cho việc ra quyết định.
- Hạch toán tài chính truyền thống: Mục đích của báo cáo tài chính là để cung cấp thông tin về vị trí tài chính, việc thực hiện và những thay đổi trong vị trí tài chính của một doanh nghiệp mà có lợi cho phạm vi rộng những người sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế.
- Các loại hệ thống hạch toán khác như hạch toán thuế, hạch toán điều chỉnh ngân hàng, các loại hạch toán này đều cần thiết và bắt buộc đối với các doanh nghiệp.
1.4.1. Những ưu điểm của hạch toán truyền thống
Hạch toán truyền thống là một phương pháp hạch toán ra đời và tồn tại từ rất lâu. Do vậy nó trở thành một hệ thống hạch toán phổ biến cho tất cả các công ty, doanh nghiệp, các ngành nghề trong xã hội đều phải sử dụng nó như một công cụ thiết yếu
Các hệ thống hạch toán là một trong số những công cụ quản lý quan trọng nhất cho mọi công ty. Chức năng của hạch toán là để cung cấp thông tin thích hợp, tin cậy và chính xác nhằm hướng dẫn cho việc ra quyết định của các nhà quản lý, nhà đầu tư và các cổ đông
* Những ưu điểm của hệ thống hạch toán truyền thống
- Hệ thống hạch toán truyền thống cung cấp thông tin tài chính về một công ty một cách có hệ thống cho các cổ đông. Các cổ đông của một doanh nghiệp cần các hệ thống thông tin nhằm giảm sự phức tạp của môi trường kinh doanh để giúp họ ra quyết định trong các điều kiện nhất định
- Các hệ thống hạch toán truyền thống có mục đích trình bày cho những người không nằm trong doanh nghiệp thấy vị thế tài chính của doanh nghiệp và những thay đổi trong vị thế tài chính của nó trong một giai đoạn cụ thể. Cụ thể là các hệ thống hạch toán truyền thống thừa nhận, đo lường, tiết lộ và tạo thuận lợi cho việc quản lý tài sản và nguồn vốn. Thách thức cho hạch toán môi trường là phải kết hợp quá trình hạch toán với báo cáo về các khía cạnh tài chính của các hoạt động công ty mà có ảnh hưởng đến môi trường
- Nghiệp vụ hạch toán có mặt trên khắp thế giới và bất kỳ sự thay đổi nào trong thực tế hạch toán đều tạo ra những ảnh hưởng cho tất cả các nước. Do đó hạch toán có thể được xem như một trong số các ngôn ngữ quốc tế được nhiều người sử dụng trên khắp thế giới. Điều này thể hiện tầm quan trọng và ảnh hưởng ngày càng tăng của nghề kế toán.
Các hệ thống hạch toán truyền thống phản ánh đặc điểm về sự tích luỹ tài sản, sức khoẻ, quyền lực đo được bằng các đơn vị tiền tệ. Không có nhân viên kế toán nào thừa nhận rằng những tha._.y đổi của hệ thống hạch toán truyền thống là đủ để giải quyết các vấn đề môi truờng to lớn của hôm nay và tương lai. Tuy nhiên hạch toán là một cách làm cần thiết và quan trọng để có cách tiếp cận thực tế hơn nhằm giải quyết các vấn đề môi trường do các công ty gây ra. Vấn đề là các hệ thống hạch toán hiện nay cần được cải tiến nhiều hơn nữa chứ không phải là cần phải xoá bỏ.
Các lợi ích chính thu được từ việc điều chỉnh hạch toán truyền thồng để giải quyết vấn đề môi trường là:
Cung cấp thông tin dự phòng cho việc xem xét các hậu quả tiềm ẩn thực tế và tiềm ẩn của các vấn đề môi trường
Cung cấp thông tin dự phòng tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể thích ứng khi phải áp dụng các quy định mới vê môi trường và các công cụ kinh tế mới được ra đời do các tác động môi trường
Tạo điều kiện thuận lợi của một triết lý quản lý ra đời để tạo ra sự rõ ràng và khuyến khích áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường có tính đến kinh tế
Làm cho phản ứng đối với vấn đề môi trường của các cổ đông tích cực hơn.
1.4.2. Những nhược điểm của hạch toán truyền thống
Theo quan điểm luật pháp, các tác động đến môi trường của công ty thường xảy ra bên ngoài ranh giới giao dịch và nằm ngoài mối quan tâm của một doanh nghiệp, do đó các tác động môi trường thường được coi là các yếu tố bên ngoài, Do các tác động môi trường xảy ra bên ngoài ranh giới luật pháp của một doanh nghiệp, nên chúng chỉ được họ tính toán đến trong một vài trường hợp nhất định. Nói chung, các hệ thống hạch toán không phản ánh các tác động môi trường mà công ty gây ra trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ nếu tác động môi trường xuất hiện do các loại nguyên vật liệu đặc biệt được sử dụng trong sản xuất thì các tác động này được thể hiện trực tiếp trong các tài khoản doanh nghiệp. Tuy nhiên trong một số trường hợp các khách hàng có thể kiện công ty hay phạt tiền một cách gián tiếp bằng việc không mua các sản phẩm của doanh nghiệp do gây tác động xấu tới môi trường
Các hệ thống hạch toán truyền thống không cung cấp các thông tin về môi trường bị thiệt hại gây đối với môi trường có thể khắc phục được hay không, hay liệu năng lực sản xuất có quá tải hay không. Nếu quản lý chỉ dựa vào thông tin hạch toán truyền thống thì nó sẽ không thể nhận ra rằng môi trường đã bị thiệt hại do:
- Các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường không được phản ánh trong bảng cân đối kế toán
- Khấu hao nguồn vốn tự nhiên không được tính toán
- Các thiệt hại môi trường được xem xét đến, trừ khi nó được phản ánh trong các khoản tiền phạt, giấy phép và các chi phí làm sạch môi trường.
Do đó người ta cho rằng theo một khía cạnh nào đó, ảnh hưởng bất lợi cho môi trường có thể được xem xét như là kết quả từ việc áp dụng hạch toán hiện hành. Hệ thống hạch toán hiện hành sẽ không bao giờ có thể phản ảnh tất cả các tác động đến môi trường. Vào thời điểm khi sản phẩm mới được phát triển hay một hoạt động mới được sáng lập thì không thể ước lượng một cách chính xác các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai mà hạch toán truyền thống không quan tâm đến tương lai.
Quan điểm phê phán còn chỉ ra sự khác biệt tiềm ẩn giữa hệ thống hạch toán truyền thống và hệ thống sinh thải tự nhiên. Đối với hệ thống hạch toán truyền thống giới hạn cho các nguồn tài chính không tồn tại từ “đủ”, trong đó môi trường tự nhiên lại có giới hạn này và nó được phản ánh thông qua khái niệm “quy mô”. Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, quan điểm này được sử dụng như là một luận điểm để phê phán khái niệm tổng sản phẩm quốc gia(GNP) khi coi khái niệm này là phương tiện để đánh giá sự giàu có và người ta không ngừng cố gắng để có GNP cao hơn. Trong khi những tác hại với môi trường không được xem xét đến trong nỗ lực để có được thu nhập cao hơn và sự giàu có hơn nữa, vì không có giá trị nào được thể hiện trong các hàng hoá môi trường. Những quan điểm phê phán khác cũng cho rằng tác hại môi trường là không cần thiết vì nó sẽ tạo thành mức giá giả tạo cho hàng hoá môi trường. Thế giới tự nhiên phản ứng theo một cách hoàn toàn khác chứ không phải theo cách thức được tạo lập dựa trên quan điểm của hệ thống hạch toán truyền thống, cách thức này dựa vào sự liên kết và sự tác động lẫn nhau của con người và vật thể.
Mặc dù có các ý kiến phê bình khác nhau nhằm vào hệ thống hạch toán truyền thống nhưng hệ thống hạch toán truyền thống đã tự chứng minh rằng qua thời gian tồn tại, phát triển và những ưu điểm kể trên, nó vẫn rất vững chắc và bất kỳ một hệ thống hạch toán tương lai nào cũng phải dựa vào.
1.5. Nội dung hạch toán quản lý môi trường
Việc xác định EMA là tương tự với việc xác định hạch toán truyền thống nhưng tóm lại có một vài điều khác nhau cơ bản sau:
* EMA nhấn mạnh hạch toán các chi phí môi trường.
* EMA không chỉ bao gồm thông tin thông thường, thông tin môi trường và thông tin tài chi phí khác, mà còn bao gồm cả thông tin về dòng nguyên vật liệu, nước, năng lượng.
* Thông tin EMA có thể được sử dụng cho bất kỳ loại hoạt động quản lý nào hoặc việc ra quyết định trong một tổ chức, nhưng còn có lợi cho các hoạt động và các quyết định liên quan đến thành phần môi trường cụ thể.
EMA là một công cụ đặc biệt đã được liên đoàn kế toán quốc tế công nhận và đạt nhiều thành tựu khá cao. EMA là một hệ thống thích hợp bao gồm các cách tiếp cận tiền tệ và phi tiền tệ cho hạch toán trong nội bộ công ty. EMA có thể được xác định như là một thuật ngữ khái quát bao gồm cả hạch toán quản lý môi trường tiền tệ (được viết tắt là MEMA) và hạch toán quản lý môi trường phi tiền tệ (được viết tắt là PEMA). Có hai nhóm chính liên quan đến các tác động môi trường trong mỗi công ty là:
* Các tác động môi trường lên hệ thống kinh tế liên quan đến “thông tin môi trường tiền tế”. Thông tin môi trường tiền tệ ghi lại tất cả các tác động liên quan đến công ty như vốn tài chính trong quá khứ, hiện tại hay tương lai và các dòng vốn của công ty và được thể hiện trong các đơn vị tiền tế ( ví dụ, các phép đo được bộc lộ trong phí tổn về SXSH, các chi phí tiền phạt cho sự vi phạm các luật môi trường, giá trị tiền tệ có thể được xem xét như một sự mở rộng phạm vi hay một sự phát triển xa hơn hay sự cải tiến hạch toán truyền thống trong các đơn vị tiền tệ khi chúng được dựa trên các cách thức của các hệ thống hạch toán truyền thống. Thông tin môi trường tiền tệ có thể được xem như các chi phí về nguyên vật liệu, năng lượng, nước… là các tài nguyên thiên nhiên mà doanh nghiệp đã sử dụng nó cho hoạt động kinh tế của mình và các tài nguyên môi trường này được định giá bằng tiền.
* Các tác động liên quan đến các hoạt động công ty lên hệ thống môi trường liên quan đến “thông tin môi trường phi tiền tệ”. Do đó, ở mức độ công ty, thông tin môi trường phi tiền tệ bao gồm tất cả dòng vật liệu và năng lượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai có tác động lên các hệ sinh thái. Thông tin môi trường phi tiền tệ luôn được thể hiện trong các đơn vị vật lý hay còn gọi là đơn vị phi tiền tệ như kg, m3,, hay jun. Thông tin môi trường phi tiền tệ được xem như các hoạt động sản xuất của công ty gây ra tác động bằng tiền và có thể không định giá được như một mét khối khí thải là bao nhiêu, hay hoạt động doanh nghiệp tác động đến các tài nguyên trong khu vực như thế nào, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ra sao… chưa định giá được.
EMA bao gồm cả việc hạch toán nội bộ các khía cạnh môi trường theo 2 mặt tiền tệ và phi tiền tệ.
Bảng 1: Các hệ thống hạch toán môi trường
Các đơn vị
Loại hạch toán
Tiền tệ
Phi tiền tệ
Nội bộ
Hạch toán quản lý môi trường tiền tệ (MEMA)
Hạch toán quản lý môi trường phi tiền tệ (PEMA)
Hạch toán quản lý môi trường (EMA)
Bên ngoài
Hạch toán và báo cáo môi trường bên ngoài tiền tệ (MEEA)
Hạch toán và báo cáo quy định môi trường tiền tệ
Hạch toán và báo cáo môi trường bên ngoài phi tiền tệ (PEEA)
Hạch toán và báo cáo quy định môi trường phi tiền tệ
Hạch toán môi trường bên ngoài (EEA)
Hạch toán quản lý môi trường tiền tệ (MEMA) liên quan tới các khía cạnh môi trường của các hoạt động công ty được thể hiện trong các đơn vị tiền tệ và tạo ra thông tin cho việc sử dụng quản lý nội bộ. Hạch toán quản lý môi trường tiền tệ là một công cụ trung tâm, rộng khắp, cung cấp cơ sở cho hầu hết các quyết định quản lý nội bộ cũng như các vấn đề liên quan đến việc làm thế nào để theo dõi, phát hiện và xử lý các chi phí và các doanh thu xuất hiện do tác động đến môi trường của công ty. Hạch toán quản lý môi trường tiền tệ đóng góp cho việc lập kế hoạch chiến lược và hoạt động, cung cấp cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định để đạt được mục tiêu mong đợi.
Hạch toán quan lý môi trường phi tiền tệ (PEMA) cũng đáp ứng như một công cụ thông tin cho việc ra quyết định nội bộ. Tuy nhiên, trái với hạch toán môi trường phi tiền tệ, nó tập trung vào các tác động của công ty vào môi trường tự nhiên, được thể hiện trong các thuật ngữ vật lý như tấn, kg, m3,… Nhiệm vụ của hạch toán quản lý môi trường phi tiền tệ là phân loại, thu thập, ghi chép, phân tích và truyền thông tin nội bộ về các dòng vật chất và năng lượng. Những tác động môi trường được định giá theo đại lượng phi tiền tệ vì chúng thường không được định giá bằng tiền trên thị trường. Hạch toán quản lý môi trường phi tiền tệ như một cách tiếp cận hạch toán môi trường nội bộ được dùng cho các mục đích sau:
Một công cụ phân tích được thiết kế để tìm ra những mặt mạnh và những nhược điểm sinh thái học.
Một công cụ kiểm soát trực tiếp và gián tiếp các hậu quả môi trường
Một phương pháp kỹ thuật để hỗ trợ việc ra quyết định đến chất lượng môi trường nổi bật
Một công cụ đo lường là một phần không thể thiếu của các phép đo môi trường, như hiệu quả sinh thái.
Một công cụ hạch toán cung cấp một cơ sở trung lập và rõ ràng cho nội bộ, và gián tiếp, cho truyền thông bên ngoài.
Một công cụ có sự điều chỉnh chặt chẽ và bổ sung cho một bộ công cụ đang được phát triển để giúp cho việc đẩy mạnh phát trỉên bền vững về mặt sinh thái.
Khi xem xét đến nội dung EMA, các công cụ hạch toán có thể được phân biệt theo độ dài chu kỳ thời gian ngắn hạn và dài hạn và được xem tới theo quá khứ những yêu cầu khác nhau và do vậy trong một số trường hợp các nhà quản lý quan tâm đến thông tin trong quá khứ hoặc tương lai, ví dụ như nhiều lúc họ cần biết đến những thông tin trong quá khứ và ngắn hạn, hay một số quyết định đầu tư cần thông tin dự báo tương lai; hoặc khi quyết định đầu tư một dây chuyền công nghệ trong tương lai… Ngoài ra các công cụ EMA còn được phân biệt theo thông tin thường xuyên còn đánh giá đầu tưu lại cần cả những thông tin thường xuyên và không thường xuyên mang tính rủi ro.
EMA đã nói ở trên không phải là một công cụ đơn lẻ mà là bộ rất nhiều các công cụ khác nhau gồm hạch toán chi phí, lợi ích, thẩm định đầu tư, lập ngân sách, lập kế hoạch, kiểm kê vòng đời sản phẩm… Trong số các công cụ này, hạch toán chi phí, lợi ích là một công cụ tương đối đơn giản và dễ thuyết phục các doanh nghiệp trong việc đem lại lợi ích cụ thể dễ dàng cho mỗi doanh nghiệp.
Khi áp dụng EMA vào thực tế, có thể áp dụng cho một hay nhiều loại công cụ cho một công ty tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu cũng như thực tế về tình hình tài chính và môi trường của mỗi doanh nghiệp.
Thông tin EMA có thể được sử dụng cho bất kỳ loại hoạt động quản lý nào hoặc việc ra quyết đinh trong một tổ chức, nhưng còn có ích cho các hoạt động và quyết định với các thành phần môi trường cụ thể hoặc các kết quả.
Có thể nói, ECA là công cụ quan trọng nhất của EMA, nó là bước đầu tiên và cần thiết, nếu thực hiện tốt công cụ này mới có thể mở rộng cho các công cụ khác. Mục đích củ ECA là nhằm xác định các loại chi phí môi trường và tìm cách phát hiện, phân tích nguyên nhân sinh ra chúng, phân tích các chi phí ẩn của công ty và tìm cách phân bổ riêng rẽ thay vì đưa vào các chi phí chung khác. Mục tiêu của EMA là để tăng lượng thông tin đang có cho những người ra quyết định và cung cấp thông tin về các tác động tài chính của các vấn đề liên quan đến môi trường. Và mục tiếp theo sẽ giới thiệu về ECA, thế nào là chi phí môi trường, cách xác định, mô hình nguyên tắc để thực hiện ECA và xác định các chi phí môi trường từ góc độ dòng vật chất và năng lượng.
CHƯƠNG 2
HẠCH TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG
2.1. Chi phí môi trường và cách xác định
Trong các công cụ của EMA, ECA là định hướng quá khứ, và có một trọng tâm ngắn hạn. Trong giới hạn luận văn tốt nghiệp, sử dụng công cụ ECA là công cụ bổ sung thông tin về chi phí môi trường vào các quá trình hạch toán chi phí hiện tại hay xác định các chi phí môi trường và phân bổ chúng vào quá trình sản xuất phù hợp.
2.1.1. Sự cần thiết phải hạch toán CPMT trong doanh nghiệp
Chi phí môi trường là một trong nhiều loại chi phí mà các doanh nghiệp phải chi trả khi cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng. Hoạt động môi trường là một trong những yếu tố quan trọng để dẫn tới thành công trong kinh doanh. Chi phí môi trường và hoạt động môi trường xứng đáng được quan tâm trong hệ thống quản trị doanh nghiệp vì:
- Khi có các quyết định về sự thay đổi quy mô hoạt động trong kinh doanh hoặc đầu tư vào công nghệ thân thiện môi trường (xanh, sạch,…) hay thiết kế lại quá trình sản xuất, sản phẩm thì nhiều khoản chi phí môi trường sẽ được giảm đi đáng kể.
- Chi phí môi trường có thể đưa vào tài khoản chi phí quản lý, chi phí sản xuất, chi phí bất thường hay bị bỏ qua
- Nhiều doanh nghiệp nhận thức được rằng các chi phí môi trường có thể được bù đắp lại từ các khoản thu được từ việc bán sản phẩm phụ, phế liệu, phế thải, phần thưởng từ việc chống ô nhiễm hày việc cấp giấy phép cho công nghệ sạch, hay chi phí môi trường có thể gây nên những thiệt hại cho công ty như các khoản tiền phạt cho việc gây ô nhiễm, không tuân thủ pháp luật về môi trường.
- Hiểu rõ chi phí và hoạt động bảo vệ môi trường có thể cải thiện môi trường làm việc, bảo vệ tốt hơn sức khoẻ cho người lao động, do đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh, tạo nên lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp.
- Hạch toán chi phí và các hoạt động bảo vệ môi trường hỗ trợ cho hoạt động phát triển của doanh nghiệp trong hệ thống quản lý môi trường chung, và cần thiết cho doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình thương mại quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 14001.
2.1.2. Định nghĩa chi phí môi trường (CPMT):
Thuật ngữ hạch toán môi trường luôn sử dụng những cụm từ ‘toàn bộ’ ‘đầy đủ’, ‘chu kỳ sống’ để nhấn mạnh một điều rằng các phương pháp truyền thống là không hoàn thiện vì chúng đã bỏ qua các chi phí môi trường quan trọng. Để xác định chi phí môi trường, công cụ ECA sẽ giúp xác định, phân loại và nhận diện các chi phí môi trường. Các chi phí môi trường theo quan điểm truyền thống là các chi phí xử lý cuối đường ống, như các chi phí kết hợp với vị trí làm sạch sau khi sản xuất, các chi phí xử lý chất thải.
Thuật ngữ môi trường cũng chứa đựng nguyên liệu và năng lượng đã sử dụng cho sản xuất hàng hoá, dịch vụ, các chi phí đầu vào kết hợp với chất thải được tạo ra (bao gồm các chi phí vốn, chi phí lao động, chi phí nguyên liệu và năng lượng đã sử dụng để sản xuất chất thải) cộng với sự kết hợp các chi phí chôn lấp, chi phí cất giữ nguyên liệu đặc biệt, bảo hiểm trách nhiệm môi trường, và các chi phí điều hoà môi trường như chi phí tuân thủ và các lệ phí cấp phép, tiền phạt.
Người ta thường chia ECA thành hai nhóm chính sau:
* Các chi phí “cá nhân” là các chi phí có tác động trực tiếp đến các vấn đề tài chính cốt yếu của công ty, doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả và các chi phí này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp.Chi phí “cá nhân” còn được gọi là chi phí bên trong.
* Các chi phí “xã hôi” hay còn gọi là chi phí bên ngoài, là các chi phí do các tác động của doanh nghiệp đến môi trường và xã hội, là các khoản chi phí mà công ty không trực tiếp chịu trách nhiệm về mặt tài chính. Nó còn được gọi là chi phí bên ngoài. Các chi phí này được biểu hiện bằng đại lượng tiền tệ và phi tiền tệ.
Rất nhiều chi phí đã được xem xét là chi phí xã hội lại trở thành chi phí cá nhân, ví dụ như sự thay đổi khí hậu sẽ ngày càng trở thành một chi phí cá nhận hơn là một chi phí xã hội vì thuế cácbon và các đầu tư khác đang đè nặng lên các tổ chức.
Chi phí môi trường là một khái niệm rộng và không có định nghĩa chính xác. Có thể xem chi phí môi trường là các chi phí nhằm mục đích tuân theo luật môi trường. Đó là các chi phí dành cho chữa bệnh, thiết bị kiểm soát ô nhiễm, tiền phạt do không tuân thủ luật môi trường cũng được gọi là chi phí môi trường, thậm chí khi họ không bị ràng buộc bởi các quy định hoặc ở bên ngoài việc tuân thủ các quy định. Ngay cả một doanh nghiệp định nghĩa chi phí môi trường như thế nào là tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp đó sử dụng các thông tin và phạm vi ứng dụng như thế nào. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra là liệu chi phí này hay chi phí kia có phải là chi phí môi trường không? Phụ lục 1 liệt kê các ví dụ về chi phí được gọi là chi phí truyền thống, ẩn tiềm năng, ngẫu nhiên và chi phí uy tín/quan hệ/hình ảnh.
Theo nguyên lý tảng băng ngầm chi phí môi trường được mô phỏng như tảng băng ngầm mà các chi phí dễ nhận thấy (phần nổi của tảng băng), các chi phí theo quan điểm truyền thống chỉ là một phần nhỏ so với các chi phí bị ẩn (phần chìm của tảng băng). Đó là do theo quan điểm truyền thống thì người ta vẫn chỉ xem một số chi phí thực chất là chi phí môi trường như là chi phí trực tiếp cho sản xuất và các chi phí khác. Nhưng thực ra các chi phí không được nhìn thấy rõ ràng cũng là các chi phí môi trường và nó thậm chí lớn hơn rất nhiều các chi phí dễ nhận thấy.
phần chi phí môi trường dễ nhận thấy
Chi phí tái chế chất thải
Chi phí năng lượng của nguyên liệu thải
Chi phí phát sinh diện tích chứa chất thải
Chi phí cho quản lý chất thải tái chế và quản lý phế liệu
Chi phí nhân công cho xử lý chất thải và phế liệu
Chi phí mua nguyên liệu thải
Phần chi phí môi trường ẩn
Chi phí thiêu đốt rác
Nhìn trên hình ta dễ dàng nhận thấy chi phí xử lý chất thải hay thiêu đốt rác nhưng thực ra chi phí này chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí liên quan đến môi trường vì không phải tự nhiên chất thải sinh ra mà phải mất năng lượng, mất tiền để mua nguyên vật liệu rồi một phần trở thành chất thải. Nếu giảm được chất thải đầu ra thì sẽ tiết kiệm được chi phí liên quan khác dẫn tới chi phí chung sẽ được giảm. EMA chính là công cụ có thể đo lường tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.
Hình 2: Phần chi phí dễ nhận thấy và phần chi phí ẩn liên quan đến chất thải theo nguyên lý tảng băng ngầm
ECA không chỉ xem xét các chi phí môi trường mà khi thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường gây ra một phần các chi phí môi trường thì kết quả của các hoạt động đó còn đem lại doanh thu về môi trường cho các doanh nghiệp. Các lợi ích và doanh thu môi trường có thể chia thành lợi ích hay doanh thu trực tiếp và gián tiếp. Các doanh thu trực tiếp ví dụ như lợi ích từ việc bán phế phẩm, sản phẩm tái chế, từ doanh thu bán công nghệ không gây ô nhiễm môi trường và thậm chí lợi ích thu được từ việc kinh doanh các chứng chỉ ô nhiễm (ví dụ bán chứng chỉ SO2,, liên quan đến chất lượng không khí hay bán chứng chỉ muối liên quan đến chất lượng nước). Các ảnh hưởng gián tiếp là vô hình như việc hình ảnh của doanh nghiệp được cải thiện, làm tăng sự tín nhiệm của khách hàng và tăng sự hài lòng cho người lao động, do việc chuyển nhượng lại bí quyết sản xuất và sự phát triển thị trường mới cho các sản phẩm tốt cho môi trường.
Các trách nhiệm pháp lý cũng là các chi phí môi trường tương lai, như các chi phí xuất hiện cho việc khôi phục bãi chôn lấp trong tương lai hay cho các hoạt động pháp lý bênh vực công ty trong các vụ kiện chống lại công ty.
Các chi phí môi trường thường không được ghi đầy đủ dẫn tới các tính toán sai lệch cho các phương án cải thiện. Các dự án bảo vệ môi trường nhằm mục đích giảm thiểu phát thải và chất thải tại nguồn bằng cách sử dụng tốt hơn các nguyên liệu và phụ liệu và đòi hỏi các nguyên liêu vận hành ít gây độc hại hơn không được nhận biết và thực hiện. Những ưu điểm về mặt kinh tế và sinh thái học xuất phát từ những tính toán như vậy không được sử dụng, Những người đứng đầu các công ty thường không nhận thức được rằng việc tạo ra chất thải và chất phát thải thường đắt hơn việc thải bỏ chúng.
Các nhà quản lý công ty thường chỉ nhận thức được một phần rất nhỏ tổng thể các chi phí môi trường. Mặt khác, nhà quản lý không có nhiều thông tin để có thể bóc tách các chi phí môi trường. Thêm vào đó, họ bị hạn chế suy nghĩ trong phạm vi khung hạch toán hiện hành.
2.1.3. Phân loại chi phí môi trường:
Chi phí môi trường có thể chia thành các dạng như sau:
Dạng 1: Các chi phí trực tiếp cho sản xuất: các chi phí trực tiếp của vốn đầu tư, lao động, nguyên vật liệu và đổ thải. Có thể bao gồm chi phí định kỳ và không định kỳ, bao gồm cả chi phí vốn, chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng thiết bị, công trình….
Dạng 2: Các chi phí ẩn tiềm năng tổng hợp và tổng chi phí gián tiếp cho sản xuất: Các chi phí gián tiếp không được phân bổ vào sản phẩm hay quá trình sản xuất, có thể bao gồm các chi phí vốn và chi phí O & M, gồm các dịch vụ có nguồn gốc từ bên ngoài.
Dạng 3: Các chi phí tương lai và chi phí trách nhiệm pháp lý ngẫu nhiên: bao gồm các khoản tiền phạt do không tuân thủ các quy định, chi phí trách nhiệm làm sạch trong tương lai, chi phí kiện cáo, tố tụng do làm hư hại tài sản và sức khoẻ cá nhân, chi phí bồi thường thiệt hại tài nguyên thiên nhiên và chi phí đền bù các tai nạn, sự cố công nghiệp.
Dạng 4: Các chi phí vô hình nội tại: được công ty chi trả, bao gồm các loại chi phí khó định lượng được như sự chấp nhận của người tiêu dùng, sự trung thành của khách hàng, tinh thần làm việc của các công nhân, sự lành nghề của công nhân, các quan hệ đoàn thể, hình ảnh doanh nghiệp và các quan hệ công đồng.
Dạng 5: Các chi phí ngoại ứng: doanh nghiệp không phải chi trả một cách trực tiếp, mà xã hội phải chịu, bao gồm sự suy thoái môi trường do sự phát tán các chất gây ô nhiễm phù hợp với các quy định tương ứng hiện hành hay sự thiệt hại môi trường gây ra bởi tổ chức mà chúng không được hạch toán, hoặc các tổ chức đã tạo ra các chất phát thải có hại cho sức khoẻ mà không phải chịu trách nhiệm.
Chi phí trực tiếp
(chi phí truyền thống
Chi phí gián tiếp
Chi phí bên ngoài (chi phí xã hội)
Chi phí bên trong
(chi phí cá nhân)
Chi phí phát sinh
Chi phí vô hình nội tại
Hình 3: Phân loại chi phí môi trường
2.2. Mô hình hạch toán chi phí môi trường
2.2.1. Sơ đồ mô hình
Cần phải xác định tất cả các chi phí về môi trường và các doanh thu nhằm mục đích:
- Nhận dạng các chi phí môi trường, chúng ta cần phải xem xét đến các tác động môi trường của tất cả các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ…
- Các quyết định này được phản ánh trong biểu đồ hạch toán môi trường tại các doanh nghiệp và các chi phí liên quan đến trang thiết bị, các chi phí khác liên quan đến bảo vệ môi trường và những thiệt hại môi trường.
Khung EMA bao gồm 5 loại chi phí môi trường và doanh thu môi trường
+ Dạng thứ nhất bao gồm các chi phí liên quan đến xử lý chất thải, quản lý khí thải và nước thải
+ Dạng thứ hai là các chi phí quản lý và giảm thiểu ô nhiễm và quản lý môi trường
+ Dạng thứ ba là chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải.
+ Dạng thư tư là các chi phí cho việc sản xuất đầu ra là phi sản phẩm(chất thải hoặc khấu hao máy móc…)
+ Dạng thứ năm là doanh thu môi trường bao gồm các tiền trợ cấp về môi trường, các phần thưởng hay các giải thưởng về môi trường, bán phế liệu hay các khoản khác đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Các thông tin chi tiết về các chi phí môi trường và doanh thu được thu thập thể hiện cụ thể trong bảng doanh thu và chi phí môi trường (phụ lục 2), dùng để xác định mô hình ECA
Bổ xung vào 5 loại chi phí môi trường, khung EMA bao gồm danh mục các chi phí cần kiểm tra cho 8 yếu tố môi trường cụ thể.
- Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với không khí và khí hậu
- Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với nước thải
- Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với chất thải
- Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với đất và nước ngầm
- Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với tiếng ồn và độ rung
- Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với phóng xạ
- Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với hệ sinh thái và cảnh quan
- Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với các chi phí môi trường khác.
- Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với 8 loại môi trường đặc thù (phụ lục 3)
2.2.2. Xác định chi tiết các dạng chi phí và doanh thu môi trường
* Chi phí xử lý chất thải, nước thải, khí thải
- Khấu hao thiết bị xử lý nước thải, khí thải và chất thải
Thiết bị xử lý chất thải, nước thải và khí thải gồm: các thùng côngtenơ và phương tiện thu gom, máy nén ép rác, lò đốt rác, thiết bị lọc khí ô nhiễm, các thiết bị xử lý nước thải… Các thiết bị này nên được ghi chép vào bảng hạch toán một cách độc lập. Loại thiết bị này có thể bao gồm việc cải tạo lại đất và khử sự nhiễm độc đất (đối với lĩnh vực đa dạng sinh học và cảnh quan, đất và nước mặt, nước ngầm)
- Bảo dưỡng thiết bị, nguyên liệu hoạt động và các dịch vụ đi kèm
Một khi mà các thiết bị xử lý đã được xác định, các chi phí liên quan đến thiết bị đã đề cập ở trên cần phải xem xét. Các chi phí bao gồm chi phí tiêu thụ nguyên liệu hoạt động, chi phí sửa chữa, bảo trì, chi phí kiểm soát và kiểm tra…
- Tiền lương nhân công
Phần này tính toán thời gian đã qui định cho việc sử lý thời gian hao phí dành cho chất thải tạo ra từ quá trình sản xuất kém năng suất và thời gian dành cho các hoạt động quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường cần phải xác định thật rõ. Các chi phí gồm tiền lương, nhân công và chi phí nhân công khác phụ trách các bộ phận thu gom chất thải, nhân công phụ trách việc kiểm soát và điều khiển nước thải và khí thải, nhân công trực tiếp tham gia vào các hoạt động liên quan đến giảm thải và vận hành thiết bị xử lý chất thải, nước thải và khí thải
- Các dịch vụ bên ngoài
Phần này bao gồm việc trả tiền cho các tổ chức bên ngoài liên quan đến việc quản lý chất thải, khí thải, nước thải. Ví dụ như là kí kết hợp đồng, trả tiền cho các tổ chức bên ngoài chôn lấp thải bỏ chất thải, khử chất thải độc hại, đốt chất thải và xử lý nước thải. Phần này cũng bao gồm các chi phí dịch vụ có liên quan đến việc loại bỏ đất bị ô nhiễm, cho thuê các thiết bị xử lý
- Các loại phí và thuế
Các loại lệ phí này bao gồm: Lệ phí chôn lấp chất thải, thu gom, phân loại và tiêu huỷ chất thải, lệ phí liên quan đến nước thải bị ô nhiễm, sử dụng nước ngầm, ô nhiễm không khí, sử dụng chất phá huỷ tầng ôzôn, khai thác tài nguyên khoáng sản
Các loại thuế như thuế đất nông nghiệp lâu dài hay tạm thời, thuế tài nguyên, thuế trồng rừng, thuế môi trường và các chi phí liên quan đến giấy phép
- Các khoản tiền phạt va bồi thường thiệt hại
Trong trường hợp vi phạm pháp luật, ví dụ các điều luật được áp dụng chung có thể nộp tiền như là một hình phạt tài chính. Đối với sự vi phạm các nghĩa vụ từ việc kết thúc hợp đồng hay trong trường hợp vi phạm việc trả tiền theo luật tài chính có thể bị đánh thuế, số lượng bắt nguồn từ thời hạn không trả được nợ và đó được qui định như một tỉ lệ phần trăm thuế số lượng. Phần này còn bao gồm việc công ty phải trả tiền thiệt hại cho công ty khác hay cho con người về trách nhiệm pháp lý
- Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý môi trường
Các công ty có thể tự bảo vệ mình hạn chế các nguy cơ rủi ro bằng cách đóng bảo hiểm đề phòng thiệt hại gây ra cho con người, hàng hoá do các hoạt động nguy hiểm và nguy hiểm tiềm tàng. Hay bảo hiểm liên quan đến rủi ro hỏa hoạn hay các rủi ro khác cho thiết bị sản xuất hay rủi ro trong quá trình vận chuyển các chất dễ cháy nguy hiểm và hoạt động của các quá trình nguy hiểm.
- Các khoản dự phòng, các chi phí làm sạch và phục hồi
Trách nhiệm pháp lý có thể xảy ra từ các hoạt động của công ty bao gồm ô nhiễm nước ngầm, nước mặt, ô nhiễm không khí, phát xạ năng lượng, ô nhiễm đất.
Trách nhiệm pháp lý quan hệ đến tổ chức thứ ba có thể xuất phát từ các qui định hợp pháp và các điều luật. Các nghĩa vụ kết quả từ qui định có thể bao gồm nghĩa vụ đối với việc lắp đặt thiết bị và quá trình hoàn hảo, các nghĩa vụ liên quan đến quản lý chất thải, nghĩa vụ tái chế cải tạo, nghĩa vụ chôn lấp trong khoảng thời gian nào đó và nghĩa vụ để làm sạch đất bị nhiễm bẩn và các vị trí nhiễm bẩn.
- Các chi phí khác
Phần này qui định các chi phí khác không ghi trong thuật ngữ có trước và liên quan đến xử lý chất thải, nước thải, khí thải.
* Quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường
- Các dịch vụ bên ngoài
Phần này bao gồm tất cả các dịch vụ bên ngoài để ngăn ngừa ô nhiễm và quản lý môi trường như dịch vụ tư vấn, đào tạo, kiểm tra, kiểm toán và thông tin. Cần xác định rõ ràng từng loại dịch vụ cho từng lĩnh vực cụ thể. Các dịch vụ bên ngoài liên quan đến xử lý, in ấn, vận chuyển các tài liệu về tác động môi trường cũng như các chi phí khác của các hoạt động thông tin đại chúng
- Tiền lương
Đây là loại chi phí cho những người tham gia ngăn ngừa ô nhiễm và quản lý môi trường. Các hoạt động này cũng bao gồm việc đào tạo, lập dự án, kiểm toán, thông tin. Các chi phí trong phần này bao gồm ví dụ như chi phí vận chuyển kinh doanh trong phạm vi quản lý môi trường. Các chi phí này không bao gồm chi phí tiền công cho những người phụ trách thiết bị xử lý chất thải, nước thải, khí thải.
- Nghiên cứu và phát triển
Gồm các chi phí cho việc thực hiện nghiên cứu, phát triển bởi các tổ chức bên ngoài, chi phí cho việc thực hiện nghiên cứu và phát triển bởi nhân viên công ty. Phần này cũng chỉ bao gồm các chi phí về nghiên cứu và phát triển liên quan đến môi trường nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, thay đổi nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng sử dụng.
- Nghiên cứu bổ sung cho công nghệ sạch hơn
Để xác định điều này thì cần so sánh chi phí của những giải pháp kém hiệu quả với những chi phí của những công nghệ sạch hơn. So sánh này cần được xem xét trong cùng một điều kiện. Tuy nhiên nếu như công nghệ sạch hơn chỉ là một công nghệ phổ biến ở thời điểm hiện tại và nếu nó thay thế cho những thiết bị, công nghệ cũ đang tồn tại thì không nên đánh giá đó là một khoản đầu tư cho bảo vệ môi trường
- Các chi phí khác
Phần._.ăng suất lao động của người công nhân và điều đó đồng nghĩa với việc công ty sẽ thu được lợi ích. Ngay cả việc cải thiện sức khoẻ, giảm các bệnh nghề nghiệp cũng tiết kiệm được cho công ty một khoản chi phí cho khám chữa bệnh hay giảm chất thải giúp tiết kiệm chi phí.
* Nhận xét:
- Ở phương pháp phân tích chi phí doanh thu truyền thống, công ty có tính đến các yếu tố môi trường nhưng vẫn còn các chi phí môi trường khác ẩn trong các chi phí quản lý chung và các chi phí khác. Do chi phí xử lý nước thải lớn nên công ty đã tính toán được nhưng lại chưa được tách riêng ra khỏi chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Ở phương pháp 2: Phân tích có tính đến chi phí môi trường. Ở đây chi phí môi trường đã được bóc tách ra khỏi chi phí quản lý chung, nó được phân ra thành chi phí môi trường trực tiếp và chi phí môi trường gián tiếp, từ đó giúp các nhà quản lý của công ty có thể xem xét và nhìn nhận một cách tổng thể và đầy đủ để khi đưa ra quyết định vừa đảm bảo có hiệu quả về mặt kinh tế vừa đảm bảo hiệu quả trong môi trường.
- Ở phương pháp phân tích có tính đến chi phí môi trường và SXSH. Khi đưa các giải pháp SXSH vào bảng phân tích chi phí và doanh thu sẽ cho ta thấy bức tranh về chi phí và doanh thu, lợi nhuận hiện lên rõ nét hơn. Từ đó để chúng ta thấy được lợi ích của sản xuất sạch hơn vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa mang lại lợi ích về môi trường.
Bảng 26: So sánh chi phí và doanh thu trước và sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn
Sản phẩm
Giấy ram (5000 tấn)
Giấy cuộn (77.000 tấn)
Giấy photo
(10.000 tấn)
Chi phí sản xuất/một đơn vị sản phẩm (tỷ đồng)
Trước khi áp dụng sản xuất sạch hơn
Sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn
0,01136
0,01142
0,0112
0,01121
0,01145
0,01153
Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm (tỷ đồng)
Trước khi áp dụng sản xuất sạch hơn
Sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn
0,00269
0,0027
0,000352
0,000355
0,00357
0,00358
Nếu lựa chọn giữa 3 phương pháp thì phương án 3 là tối ưu nhất vì nó thể hiện được đầy đủ, phản ánh rõ nét chi phí và doanh thu trên thực tế của công ty. Chỉ số lợi nhuận/doanh thu là 7,4% đã chứng tỏ được khả năng kinh doanh, đảm bảo lợi nhuận của công ty.
Vậy việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là hoàn toàn có cơ sở, mang lại lợi ích cho môi trường, xã hội mà vẫn đảm bảo lợi nhuận của công ty. Đây là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển bền vững trong kinh doanh.
KẾT LUẬN
Môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề đáng quan tâm của toàn cầu, con người đã và đang phải chịu các hậu quả do chính con người gây ra cho môi trường. Chính vì vậy các chính sách và đạo luật môi trường không chỉ có ở các nước phát triển mà tại các nước đang phát triển cũng ngày càng được quan tâm. Các chính sách và đạo luật này buộc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường phải có nhận thức và phải có những biện pháp, phương thức có hiệu quả để giảm thiểu đến mức tối thiểu sức ép và tàn phá lên môi trường tự nhiên.
Phương pháp luận EMA ra đời sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề môi trường mà vẫn đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế. Từ đó giúp các doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững.
Khác với các phương pháp Hạch toán truyền thống, EMA tập trung xem xét và bóc tách toàn bộ chi phí môi trường ra khỏi các chi phí khác để phân bổ chúng trực tiếp vào bảng hạch toán lỗ lãi, và chi phí môi trường khi được bóc tách sẽ được xem như là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như doanh thu môi trường được tách ra khỏi doanh thu khác của doanh nghiệp.
EMA giúp các doanh nghiệp xác định và đánh giá chính xác những thông tin môi trường và thông tin kinh tế cần thiết. Từ đó giúp doanh nghiệp trong việc ra quyết định nội bộ chính xác hơn, đầy đủ hơn, tức là không chỉ xem xét dưới góc độ tài chính mà còn quan tâm đến góc độ môi trường và xã hội. Từ việc xác định toàn bộ các chi phí môi trường trong doanh nghiệp, công ty sẽ có các biện pháp giảm thiểu các chi phí môi trường đó. Một trong những biện pháp đó là sản xuất sạch hơn, nó sẽ vừa tiết kiệm được các chi phí nguyên vật liệu, vừa giảm được phát thải ra ngoài môi trường. EMA và SXSH kết hợp với nhau thì khả năng hỗ trợ nhau sẽ tăng lên đáng kể.
Các vấn đề môi trường chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và về lâu dài những tác động này ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. EMA sẽ là một công cụ cho phép nâng cao hiệu quả tài chính và hiệu quả môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển theo hướng kinh doanh bền vững.
Công ty sản xuất với rất nhiều sản phẩm ở nhiều công đoạn khác nhau nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nhận dạng toàn bộ chi phí môi trường và coi chi phí môi trường là một yếu tố cấu tạo nên giá thành sản phẩm, nhưng mới chỉ là phân bổ theo trọng lượng sản phẩm, hi vọng rằng trong tương lai sẽ có thể phân bổ các chi phí sản xuất trực tiếp cho sản phẩm theo từng công đoạn sản xuất để phản ánh rõ giá thành của các sản phẩm.
KIẾN NGHỊ
Công ty giấy Bãi Bằng là một công ty lớn sản xuất với số lượng và chủng loại phong phú do đó sử dụng rất nhiều các loại hoá chất, điện, hơi, nước, đồng thời cũng sẽ thải ra môi trường một khối lượng chất thải, khí thải, nước thải lớn. Để giảm các chi phí đầu vào cũng như giảm chi phí xử lý chất thải công ty cần có những biện pháp có tính khả thi cao. Qua quá trình thực tập tại công ty tôi thấy có một số kiện nghị sau:
Hiện nay công ty có hai hệ thống hạch toán là hệ thống hạch toán kế toán và hệ thống hạch toán quản lý theo tiêu chuẩn của hệ thống hạch toán doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Cần hoàn thiện hơn hệ thống hạch toán quản lý của nội bộ doanh nghiệp để các nhà quản lý có thêm thông tin đầy đủ, hệ thống chính xác nhằm hạch toán toàn bộ chi phí trong đó có chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả trợ giúp cho việc ra quyết định nội bộ của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà công ty cần phải mời các chuyên gia về hạch toán quản lý môi trường để nghiên cứu và phân bổ lại giá thành sản phẩm cho chính xác hơn.
Do công ty sản xuất với khối lượng lớn đồng thời phát thải ra ngoài môi trường cũng lớn, do đó cần phải thường xuyên nghiên cứu và tìm các giải pháp sản xuất có lợi về kinh tế đồng thời có lợi về môi trường xã hội. Có nhiều biện pháp sản xuất sạch hơn chỉ mang tính chất quản lý công ty nên chỉ đạo thực hiện bởi các giải pháp này rất đơn giản, đầu tư ít mà hiệu quả lại cao. Đối với các giải pháp mang tính chất dài hạn công ty cần phân tích kĩ để lựa chọn xem giải pháp nào cần được ưu tiên thực hiện trước.
Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ phẩm chất đạo đức của người quản lý, của công nhân có như vậy thì hiệu quả sản xuất mới cao.
Thường xuyên có các phong trào khuyến khích sự sáng tạo bằng các sáng kiến kĩ thuật mang lại lợi ích kinh tế cũng như lợi ích môi trường
Phải tuyên truyền đào tạo về kĩ thuật sản xuất sạch hơn cho tất cả cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo
TS. Nguyễn Chí Quang (2002) “ Cơ sơ hạch toán môi trường doanh nghiệp”. NXB Khoa học và kỹ thuật
TS. Nguyễn Chí Quang (2006) “ Cơ sơ hạch toán quản lý môi trường”. Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Manfred Schreiner (2000) “Quản lý môi trường – Con đường dẫn đến nền kinh tế sinh thái”
Giáo trình Nhập môn phân tích chi phí lợi ích (2003)– Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu doanh nghiệp
Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giấy Bãi Bằng 2004, 2005, 2006
Báo cáo an toàn lao động – Ban an toàn lao động – Công ty giấy Bãi Bằng năm 2006
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của công ty giấy Bãi Bằng năm 2006
Báo cáo đánh giá sản xuât hơn của công ty giấy Bãi Bằng năm 2006
Phụ lục 1.
Mô tả các chi phí môi trường trong doanh nghiệp
Các chi phí ẩn tiềm năng
Theo luật định
Thông báo
Báo cáo
Quan trắc/Kiểm tra
Lưu giữ tài liệu
Lập kế hoạch
Đào tạo
Thanh tra
Kiểm kê
Dán nhãn
Sửa chữa
Bảo quản thiết bị
Kiểm tra y tế
Bảo hiểm môi trường
Bảo hiểm tài chính
Quản lý ô nhiễm
Đối phó rò rỉ
Quản lý dự trữ nguồn nước
Quản lý chất thải
Thuế/phí
Trước tiên
Nghiên cứu địa điểm
Chuẩn bị địa điểm
Xin giấy phép
Nghiên cứu và phát triển
Xây dựng và thu mua
Lắp đặt
Truyền thống
Vốn đầu tư ban đầu
Nguyên nhiên vật liệu
Lao động
Cung cấp dịch vụ
Trang thiết bị
Chi phí quản lý
`Chi phí tận dụng chất thải
Sau cùng
Đóng cửa
Kiểm kê chuyển nhượng
Coi sóc sau khi đóng cửa
Khảo sát địa điểm
Tình nguyện
Quan hệ với cộng đồng/mở rộng
Quan trắc/Kiểm tra
Đào tạo
Kiểm toán
Chất lượng nhà cung cấp
Báo cáo môi trường hàng năm
Bảo hiểm
Kế hoạch
Nghiên cứu khả thi
Khắc phục
Tái sử dụng
Nghiên cứu môi trường
Nghiên cứu và phát triển
Bảo vệ điều kiện sống và đất lầy
Cảnh quan
Các dự án môi trường khác
Hỗ trợ tài chính cho các nhóm môi trường/nhóm nghiên cứu
CÁC CHI PHÍ KHÔNG LƯỜNG TRƯỚC
Chi phí tuân thủ pháp luật
Phạt/ đền bù
Đáp ứng yêu cầu tương lai
Khắc phục
Thiệt hại tài sản
Thiệt hại cá nhân
Chi phí luật pháp
Tổn thất tài nguyên thiên nhiên
Thiệt hại thất thoát kinh tế
CÁC CHI PHÍ UY TÍN/QUAN HỆ/HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP
Ấn tượng về doanh nghiệp
Quan hệ với khách hàng
Quan hệ với nhà đầu tư
Quan hệ với nhà bảo hiểm
Quan hệ với các chuyên viên
Quan hệ với các công nhân
Quan hệ với nhà cung cấp
Quan hệ với các đối tác khác
Quan hệ với chủ nợ
Quan hệ với các cộng đồng khác
Quan hệ với đại diện pháp luật
Phụ lục 2
Bảng chi phí và doanh thu môi trường của công ty
Loại môi trường
Các loại chi phí môi trường
Không khí/khí hậu
Xử lý nước thải
Chất thải
Đất/nước ngầm
Tiếng ồn/độ rung
Đa dạng sinh học/cảnh quan
Phóng xạ
Các chi phí môi trường khác
Tổng cộng
1. Xử lý chấy thải, nước thải, khí thải
1.1. Khấu hao thiết bị xử lý chất thải, nước thải và khí thải
1.2. Bảo dưỡng thiết bị, nguyên vật liệu hoạt động và các dịch vụ liên quan đến thiết bị
1.3. Tiền lương
1.4. Các dịch vụ bên ngoài
1.5. Lệ phí, thuế
1.6. Tiền phạt và thiệt hại
1.7. Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý môi trường
1.8. Các khoản dự phòng cho các chi phí làm sạch và phục hồi
1.9. Các chi phí khác
2. Quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường
2.1. Các dịch vụ bên ngoài
2.2. Tiền lương
2.3. Nghiên cứu và phát triển
2.4. Chi phí bổ sung cho các công nghệ sạch hơn
2.5. Các chi phí khác
3. Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải
3.1. Nguyên liệu
3.2. Bao gói
3.3. Phụ liệu
3.4. Nguyên liệu hoạt động
3.5. Năng lượng
3.6. Nước
4. Chi phí tái chế
Tổng chi phí môi trường
5. Doanh thu môi trường
5.1. Trợ cấp, phần thưởng
5.2. Các khoản tiền lãi khác
Tổng doanh thu môi trường
Phụ lục 3 : Bảng liệt kê những công việc cần kiểm tra đối với 8 yếu tố môi trường gồm:
- Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với không khí và khí hậu
Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với nước thải
Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với chất thải
Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với đất và nước ngầm
Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với tiếng ồn và độ rung
Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với phóng xạ
Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với hệ sinh thái và cảnh quan
Bảng liệt kê những thông tin cần kiểm tra đối với các chi phí môi trường khác.
Quy trình EMA áp dụng cho công ty giấy Bãi Bằng không có các loại chi phí môi trường liên quan tới đất và nước ngầm, hệ sinh thái và cảnh quan, chất phóng xạ
3.1. Bản liệt kê những công việc cần kiểm tra đối với không khí và khí hậu
Chi phí môi trường Không khí và khí hậu
1. Xử lý chất thải và chất phát thải
1.1. Khấu hao thiết bị có liên quan
Các hệ thống lọc, loại bỏ rác, các thiết bị lọc sinh học
Thu hồi các chất hoà tan dễ bay hơi
Khấu hao đối với thiết bị phát sinh năng lượng trong nhà tương ứng với sự mất mát hiệu suất ( nhiệt, năng lượng mặt trời, gió)
Khấu hao (tương đương với sự mất mát) đối với các thiết bị kết hợp nhiệt năng và điện năng.
Các hệ thống làm lạnh vòng kín
Hệ thống sưởi các toà nhà: phần năng lượng chuyển đổi không hiệu quả
Máy điều hoà không khí
Phương diện môi trường có liên quan đến khấu hao các thiết bị sản xuất
1.2. Bảo dưỡng và vận hành nguyên vật liệu và dịch vụ
Nguyên vật liệu và năng lượng hoạt động cho thiết bị theo đúng mục 1.1., đối với việc vận hành, kiểm tra, dịch vụ, bảo dưỡng và sửa chữa, với phần năng lượng chuyển đổi không hiệu quả.
Các dịch vụ bảo dưỡng được cung cấp từ bên ngoài
Phân tích và đánh giá bên ngoài
Thử nghiệm, kiểm soát và giám sát bên ngoài
1.3. Tiền lương cho những ngừơi
Quản lý năng lượng
Điều hành và bảo dưỡng trong nhà thiết bị liên quan đến năng lượng
Phân tích và đánh giá bên trong
Thử nghiệm, kiểm soát và kiểm tra bên trong
Đào tạo vận hành đối với việc lưu giữ và chuyển đổi năng lượng
Tuân thủ luật pháp và các quy định của công ty
Tuân thủ bằng chứng và nghĩa vụ khai báo
1.4. Lệ phí, thuế
Năng lượng có liên quan kết hợp với các chi phí tương ứng với các tổn thất chuyển đổi (ví dụ khu vực làm việc nóng bức)
Thuế năng lượng (bao gồm giá mua, đánh thuế việc phân phối mạng lưới điện ở đa số các nước)
Thuế đối với sự phát thải vào không khí
1.5. Tiền phạt
Tiền phạt cho việc không tuân thủ đối với những điều luật phát thải không khí
1.6. Bảo hiểm đối với trách nhiệm pháp lý môi trường
Bảo hiểm đề phòng sự nhiễu loạn và các tai nạn gây ra bởi sự phát thải
1.7. Các khoản dự phòng cho các chi phí làm sạch, phục hồi …
Các khoản dự phòng cho việc cải tạo cuối đuờng ống của nhà máy để có những công nghệ hoàn hảo.
2. Quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường
2.1. Các dịch vụ bên ngoài cho quản lý môi trường
Các dịch vụ hợp pháp và tham khảo bên ngoài
Đào tạo, quảng cáo và thông tin về nguyên vật liệu…
2.2. Tiền lương cho những người tham gia hoạt động quản lý môi trường chung
Gặp mặt ban quản lý, người quản lý, những người lao động khác và nhóm lấp báo cáo môi trường liên quan đến các vấn đề
Liên tục hoặc thỉnh thoảng kiểm tra các thông số, kiểm toán ngoại ứng
Các quá trình thựôc hành chính, những thông cáo và hướng dẫn
Đào tạo nội vi và ngoại vi hoặc đảo tạo thêm bao gồm các chi phí du lịch
2.3. Nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển các chi phí cho các biện pháp giảm thiểu phát thải
Nghiên cứu và phát trỉên các biện pháp đối với việc giảm thiểu sự chuyển đổi năng lượng bị mất mát và phát thải
2.4. Chi phí bổ sung
Các chi phí bổ trợ so sánh với các công nghệ hoàn hảo đối với việc cải tiến hiệu suất năng lượng
2.5. Chi phí quản lý môi trường khác
3. Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải (đầu ra phi sản phẩm)
Năng lượng
* Năng lượng chứa đựng vượt quá/ thải nhiệt (các chi phí cho phần năng lượng chuyên chở tương ứng với sự chuyển đổi bị mất mát)
4. Chi phí tái chế đầu ra phi sản phẩm
∑ chi phí môi trường
5. Doanh thu môi trường
5.1. Tiền trợ cấp, phần thưởng
Các khoản trợ cấp cho những công nghệ sử dụng năng lượng tái sinh
Các chi phí xây dựng và trợ cấp tài chính cho việc sản xuất điện trong nhà
Phần thưởng cho việc quản lý năng lượng tối ưu
5.2. Những khoản tiền lãi khác
Tiền lãi từ sản xuất điện trong nhà
∑ Doanh thu môi trường
3.2. Bản liệt kê những công việc cần kiểm tra đối với nước thải
Chi phí môi trường Nước thải
1. Xử lý chất thải và chất phát thải
1.1. Khấu hao thiết bị có liên quan
Khấu hao các thiết bị xử lý nước thải, ví dụ như bộ phận cào, dầu nhờn. máy lọc cát, thiết bị làm sạch tại chỗ (CIP), xử lý cấp sinh học.
Khu vực kho để ngăn chặn sự nhiễm bẩn nước ngầm
1.2. Bảo dưỡng và vận hành nguyên vật liệu và dịch vụ
Nguyên vật liệu và năng lượng hoạt động cho thiết bị theo đúng mục 1.1., đối với việc vận hành, kiểm tra, dịch vụ, bảo dưỡng và sửa chữa, với phần năng lượng chuyển đổi không hiệu quả.
Các dịch vụ bảo dưỡng được cung cấp từ bên ngoài
Phân tích và đánh giá bên ngoài
Thử nghiệm, kiểm soát và giám sát bên ngoài
1.3. Tiền lương cho những ngừơi
Quản lý nước thải
Điều hành và bảo dưỡng các thiết bị liên quan đến nước thải
Phân tích và đánh giá bên trong
Thử nghiệm, kiểm soát và kiểm tra bên trong
Đào tạọ cho xử lý và giảm thiểu nước thải
Tuân thủ luật pháp và các quy định của công ty
Tuân thủ bằng chứng và nghĩa vụ khai báo
1.4. Lệ phí, thuế
Những khoản lệ phí kết hợp
Các chi phí đối với nước thải đầu vào bên trong các hệ thống cống thải công cộng
Các chi phí cho việc tuân thủ luật pháp với những quy định về nước thải nhiễm bẩn
Thuế đối với nguồn nước, tải trọng và lượng nước thải
1.5. Tiền phạt
Tiền phạt cho việc không tuân thủ đối với những điều luật liên quan đến nước thải
1.6. Bảo hiểm đối với trách nhiệm pháp lý môi trường
Bảo hiểm đề phòng sự nhiễu loạn và các tai nạn gây ra bởi xe cộ
1.7. Các khoản dự phòng cho các chi phí làm sạch, phục hồi …
Các khoản dự phòng đối với biện pháp làm sạch và bồi thường tiếp theo sự náo động và tai nạn.
Các khoản dự phòng cho việc làm sạch nước ngầm
Các khoản dự phòng cho việc cải tạo cuối đường ống của công ty để có các công nghệ hoàn hảo
2. Quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường
2.1. Các dịch vụ bên ngoài cho quản lý môi trường
Các dịch vụ hợp pháp và tham khảo bên ngoài
Đào tạo, quảng cáo và thông tin về nguyên vật liệu…
2.2. Tiền lương cho những người tham gia hoạt động quản lý môi trường chung
Gặp mặt ban quản lý, người quản lý, những người lao động khác và nhóm lấp báo cáo môi trường liên quan đến các vấn đề
Liên tục hoặc thỉnh thoảng kiểm tra các thông số, kiểm toán ngoại ứng
Các quá trình thựôc hành chính, những thông cáo và hướng dẫn
Đào tạo nội vi và ngoại vi hoặc đảo tạo thêm bao gồm các chi phí du lịch
Bổ sung dự án tiết kiệm nước của doanh nghiệp
Thông tin với quốc gia láng giềng/nghề cá và thông tin bên ngoài khác
2.3. Nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển các chi phí cho các biện pháp giảm thiểu nước thải và tiết kiệm nước.
2.4. Chi phí bổ sung
Các chi phí bổ trợ so sánh với các công nghệ hoàn hảo, cụ thể là các quá trình giảm thiểu nước thải
Sự sụt giảm đối với tiêu chuẩn nước lưu giữ và sự đóng kín chu kỳ nước
2.5. Chi phí quản lý môi trường khác
3. Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải (đầu ra phi sản phẩm)
3.1.Nguyên liệu
Giá trị mua vật liệu của những nguyên liệu kết thúc trong nước thải, ví dụ hoa bia và mạch nha
3.2. Bao gói
Giá trị mua vật liệu của những vật liệu bao gói kết thúc trong nước thải
3.3. Phụ liệu
Giá trị mua vật liệu kết thúc trong nước thải, ví dụ đường, men bia
3.4. Nguyên liệu hoạt động
Giá trị mua vật liệu của hoạt dộng kết thúc trong nước thải, ví dụ thuốc nhuộm, tác nhân làm sạch
3.5. Nước
Giá trị mua vật liệu của nước sạch thải ra như nước thải
4. Chi phí tái chế đầu ra phi sản phẩm
* Phần chi phí sản xuất cho nhân công, khấu hao và vận hành nguyên vật liệu tỉ lệ với đầu ra phi sản phẩm
∑ chi phí môi trường
5. Doanh thu môi trường
5.1. Tiền trợ cấp, phần thưởng
Các khoản trợ cấp đối với nước cống các nhà máy
Tiền trợ cấp cho làm sạch nước ngầm
5.2. Những khoản tiền lãi khác
Tiền lãi từ nước thải trở nên có giá trị đối với các công ty bên ngoài
∑ Doanh thu môi trường
3.3. Bảng liệt kê những công việc cần kiểm tra đối với chất thải
Chi phí môi trường Chất thải
1. Xử lý chất thải và chất phát thải
1.1. Khấu hao thiết bị có liên quan
Các thiết bị cho dòng thải riêng rẽ, ví dụ hệ thống thải riêng, các thùng thu gom
Đầu tư tại ví trí thải riêng biệt và việc xây dựng chúng, ví dụ các thùng côngtennơ, các thùng thu gom, thùng chứa
Các thiết bị xử lý chất thải,ví dụ các thiết bị vệ sinh, các thiết bị xử lý hoá học và vật lý
Các thiết bị làm khô đối với chất thải ướt
Kiểm soát chất thải có liên quan, tài liệu và các thiết bị xử lý hoá học vật lý
Các thiết bị làm khô đối với chất thải ướt
Kiểm soát chất thải có liên quan, tài liệu các thiết bị thí nghiệm
Các thiết bị xử lý các nguyên liệu hoạt động với các chất thải
Các hệ thống vận chuyển ví dụ như xe tải, máy kéo, thùng chứa cho việc thu gom và chôn lấp, bao gồm các thiết bị an toàn như các thùng chứa có 2 cạnh
1.2. Bảo dưỡng và vận hành nguyên vật liệu và dịch vụ
Nguyên vật liệu và năng lượng hoạt động cho thiết bị theo đúng mục 1.1., đối với việc vận hành, kiểm tra, dịch vụ, bảo dưỡng và sửa chữa, với phần năng lượng chuyển đổi không hiệu quả.
Các dịch vụ bảo dưỡng được cung cấp từ bên ngoài
Phân tích và đánh giá bên ngoài
Thử nghiệm, kiểm soát và giám sát bên ngoài
Các chi phí vận chuyển, ví dụ đối với việc vận chuyển chất thải đến nơi chôn lấp hoặc được tái chế
Thuê các thùng thu gom chất thải và các hệ thống tách biệt
1.3. Tiền lương cho những ngừơi
Quản lý chất thải
Tại địa điểm thu gom làm sạch chất thải
Xử lý chất thải nội vi, như thu gom, làm khô, vận chuyển chất thải nội vi
Điều hành và bảo dưỡng trong nhà thiết bị liên quan đến năng lượng
Phân tích và đánh giá bên trong
Thử nghiệm, kiểm soát và kiểm tra bên trong
Đào tạo phân loại chất thải và giảm thiểu
Đào tạo vận hành đối với việc lưu giữ và chuyển đổi năng lượng
Tuân thủ luật pháp và các quy định của công ty
Tuân thủ bằng chứng và nghĩa vụ khai báo
Báo cáo lưu giữ chất thải độc hại
1.4. Lệ phí, thuế
Chi phí chôn lấp chất thải đô thị và nguy hại bao gồm chi phí cân nặng, thuê côngtennơ…
Lệ phí chôn lấp chất thải và các chi phí khác
Các loại chi phí tái chế đối với các chất còn lại như giấy, giấy bao gói, nhựa, chất thải hữu cơ
Các loại thuế thải bỏ và làm sạch các vị trí bị ô nhiễm
Các giấy phép đối với các loại giấy phép đô thi để quản lý chất thải
Các chi phí về giấy phép và tuân thủ các giấy phép hợp tác sản xuất kết hợp với tái chế các vật liệu độc hại
1.5. Tiền phạt
Tiền phạt cho việc không tuân thủ đối với việc chôn lấp, vận chuyển, giám sát
1.6. Bảo hiểm đối với trách nhiệm pháp lý môi trường
Bảo hiểm đề phòng sự nhiễu loạn và các tai nạn gây ra trong vận chuyển hàng hoá và chất thải độc hại
1.7. Các khoản dự phòng cho các chi phí làm sạch, phục hồi …
Các khoản dự phòng cho sự phục hồi các lớp đất đá bị di chuyển trong ngành mỏ
Các khoản dự phòng cho việc loại bỏ chất thải và nghĩa vụ tái chế
Các khoản dự phòng cho việc cải tạo cuối đường ống của nhà máy để có công nghệ hoàn hảo
2. Quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường
2.1. Các dịch vụ bên ngoài cho quản lý môi trường
Các dịch vụ hợp pháp và tham khảo bên ngoài
Đào tạo, quảng cáo và thông tin về nguyên vật liệu…
2.2. Tiền lương cho những người tham gia hoạt động quản lý môi trường chung
Gặp mặt ban quản lý, người quản lý, những người lao động khác và nhóm lấp báo cáo môi trường liên quan đến các vấn đề
Liên tục hoặc thỉnh thoảng kiểm tra các thông số, kiểm toán ngoại ứng
Các quá trình thựôc hành chính, những thông cáo và hướng dẫn
Đào tạo nội vi và ngoại vi hoặc đảo tạo thêm bao gồm các chi phí du lịch
Các chi phí thiết kế sản phẩm để thay đổi thiết kế nhằm giảm thải
Các chi phí dự trù cho quá trình thay đổi để giảm chất thải
kế hoạch và đào tạo phản ứng khẩn cấp liên quan đến chất thải nguy hại
2.3. Nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển các chi phí cho các biện pháp giảm thiểu chất thải
2.4. Chi phí bổ sung
Các chi phí bổ trợ so sánh với các công nghệ hoàn hảo đặc biệt đối phó với vùng bị nhiễm bẩn
2.5. Chi phí quản lý môi trường khác
3. Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải (đầu ra phi sản phẩm)
Nguyên liệu
3.1. Giá trị mua vật liệu của nguyên liệu kết thúc trong chất thải
3.2. Bao gói
Giá trị mua vật liệu bao gói kết thúc trong chất thải
3.3. Phụ liệu
Giá trị mua vật liệu của phụ liệu kết thúc trong chất thải
3.4. Nguyên liệu hoạt động
Giá trị mua vật liệu của nguyên liệu hoạt động kết thúc trong chất thải, nếu không bao gồm trong 1.2
4. Chi phí tái chế đầu ra phi sản phẩm
Các chi phí sản xuất quá tải phù hợp với năng lực trình độ xử lý của công nhân, khấu hao và vận hành vật liệu của đầu ra không sản phẩm
∑ chi phí môi trường
5. Doanh thu môi trường
5.1. Tiền trợ cấp, phần thưởng
Các khoản trợ cấp cho các thiết bị thải liên quan
Các chi phí xây dựng và trợ cấp tài chính cho việc sản xuất điện trong nhà
Phần thưởng cho việc quản lý chất thải tốt nhất
5.2. Những khoản tiền lãi khác
Tiền lãi từ việc bán vật liệu tái sử dụng và tái sinh
∑ Doanh thu môi trường
3.4. Danh mục cần kiểm tra đối với các chi phí môi trường
Danh mục này áp dụng đối với các chi phí còn lại, mà không tập trung vào các loại môi trường. Bất cư khi nào có thể, các chi phí có liên quan được tập trung đến các loại môi trường khác nhau, dựa vào ước tính hợp lý
Chi phí môi trường Các loại chi phí
1. Xử lý chất thải và chất phát thải
1.1. Khấu hao thiết bị có liên quan
1.2. Bảo dưỡng và vận hành nguyên vật liệu và dịch vụ
1.3. Tiền lương cho những ngừơi
Tuân thủ các luật pháp và qui định của công ty
Tuân thủ tài liệu và các nghĩa vụ khai báo.
1.4. Lệ phí, thuế
Chi phí ghi tên tiếp nhận vào danh sách EMAS
Các chi phí cho công việc hành chính
Chi phí đăng kí, ví dụ cho nhãn hiệu hàng hoá
1.5. Tiền phạt
Tiền phạt môi trường, sự bồi thường và sự hoà giải, nếu không cho phép môi trường media tương ứng
1.6. Bảo hiểm đối với trách nhiệm pháp lý môi trường
1.7. Các khoản dự phòng cho các chi phí làm sạch, phục hồi …
2. Quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường
2.1. Các dịch vụ bên ngoài cho quản lý môi trường
Các dịch vụ hợp pháp và tham khảo bên ngoài
Đào tạo, quảng cáo và thông tin về nguyên vật liệu…
Sự thẩm tra môi trường, chứng nhận và các chi phí kiểm toán
Các chi phí truyền thông ngoại ứng ví dụ quảng cáo
2.2. Tiền lương cho những người tham gia hoạt động quản lý môi trường chung
Gặp mặt ban quản lý, người quản lý, những người lao động khác và nhóm lấp báo cáo môi trường liên quan đến các vấn đề
Liên tục hoặc thỉnh thoảng kiểm tra các thông số, kiểm toán ngoại ứng
Các quá trình thựôc hành chính, những thông cáo và hướng dẫn
Đào tạo nội vi và ngoại vi hoặc đảo tạo thêm bao gồm các chi phí du lịch
Chi phí chung cho quản lý môi trường, quản lý môi trường chung
Bổ xung một hệ thống quản lý môi trường
Truyền thông môi trường, trả lời đối với sự thẩm tra, báo cáo viết về môi trường
Khai báo, thảo luận, thẩm tra/thử, nghiên cứu/làm mẫu. sổ ghi chép kiểm tra.
Thông tin với quốc gia láng giềng/nghề cá và thông tin bên ngoài khác
2.3. Nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển cho các tiêu chuẩn môi trường chung
2.4. Chi phí bổ sung cho các công nghệ sạch hơn
2.5. Chi phí quản lý môi trường khác
Các chi phí bổ xung cho các sản phẩm mang tính chất môi trường hợp lý, nếu có ý nghĩa
Các chi phí cho việc ủng hộ cho các hoạt động truyền thông môi trường khu vực, như nguồn tài chính dự phòng, các hội nghị và thông tin
Các chi phí quảng cáo và truyền thông môi trường
Các chi phí liên quan đến các phương tiện môi trường công cộng
∑ chi phí môi trường
5. Doanh thu môi trường
5.1. Tiền trợ cấp, phần thưởng
Các khoản trợ cấp cho hoạt động quản lý môi trường chung
Phần thưởng cho các hoạt động quản lý môi trường
5.2. Những khoản tiền lãi khác
∑ Doanh thu môi trường
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong chuyên đề là do bản thân thực hiện không sao chép, cắt dán chuyên đề, báo cáo, luận văn của người khác, nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật của nhà trường.
Hà Nội, ngày …. tháng…. năm 2007
Sinh viên
Vũ Thị Minh Trang
LỜI CẢM ƠN
Qua chuyên đề thực tập tốt nghiệp em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Chí Quang; cán bộ hướng dẫn Cử nhân môi trường: Lê Thị Điệp; cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa KT _ QL Tài nguyên, Môi trường và Đô thị và các cán bộ, công nhân viên trong công ty Giấy Bãi Bằng đã nhiệt tình, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1: Các hệ thống hạch toán môi trường 22
Bảng 2: Nguyên, nhiên liệu để sản xuất giấy 43
Bảng 3 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 49
Bảng 4: Báo cáo kiểm tra thành phần nước thải 52
Bảng 5: Kết quả phân tích mẫu chất thải rắn của công ty giấy bãi bằng 55
Bảng 6: Tình hình sức khoẻ của công nhân 56
Bảng 7: Tổng hợp chi phí xử lý nước thải năm 2006 59
Bảng 8: Tổng hợp chi phí xử lý chất thải rắn năm 2006 60
Bảng 9: Tổng hợp chi phí xử lý khí thải, bụi thải năm 2006 61
Bảng 10: Tổng hợp chi phí và doanh thu môi trường tại Công ty Giấy Bãi Bằng năm 2006 65
Bảng 11: Phân tích tổng chi phí, doanh thu theo phương pháp hạch toán truyền thống ( tính cho tổng sản lượng giấy sản xuất năm 2006 là 92.000 tấn giấy) 66
Bảng 12 Phân tích tổng chi phí, doanh thu khi tính đến chi phí môi trường (tính cho tổng sản lượng giấy sản xuất năm 2006 là 92.000 tấn giấy) 68
Bảng 13: Khả năng sinh lời của sản phẩm dựa vào báo cáo thu nhập chưa sửa 70
Bảng 14: Khả năng sinh lời của sản phẩm dựa vào báo cáo thu nhập đã sửa 71
Bảng 15: Phân bổ chi phí môi trường vào các sản phẩm giấy 72
Bảng 16: Các khoản mục chi phí 74
Bảng 17: So sánh nguyên liệu sử dụng của hai công nghệ 74
Bảng 18: So sánh lượng nước tiêu thụ của hai công nghệ 75
Bảng 19: So sánh lượng nước thải của hai công nghệ 75
Bảng 20: Tổng hợp chi phí và lợi ích từ giải pháp 1 75
Bảng 21: Tình hình tiêu thụ nước và lượng nước thải tại các công đoạn 76
Bảng 22: Tổng hợp chi phí đầu tư ban đầu và lợi ích từ giải pháp 2 77
Bảng 23: Tổng hợp chi phí đầu tư và lợi ích từ các giải pháp SXSH 77
Bảng 24: Phân tích tổng chi phí – doanh thu có tính đến chi phí môi trường và sản xuất sạch hơn (tính cho tổng sản lượng giấy sản xuất năm 2006 là 92.000 tấn giấy) 78
Bảng 25: Khả năng sinh lời của sản phẩm khi có tính đến sản xuất sạch hơn 80
Bảng 26: So sánh chi phí và doanh thu trước và sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn 82
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ hạch toán quả lý và hạch toán bên ngoài công ty 5
Hình 2: Phần chi phí dễ nhận thấy và phần chi phí ẩn liên quan đến chất thải theo nguyên lý tảng băng ngầm 28
Hình 3: Phân loại chi phí môi trường 31
Hình 4: Sơ đồ dây chuyền sản xuất và chất thải 47
Hình 5: Sơ đồ dòng vật liệu vào ra tại các công đoạn 48
Hình 6: Hệ thống xử lý nước thải – Công ty Giấy Bãi Bằng 53
Hình 7: Biểu đồ so sánh chi phí môi trường 69
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EMA : HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MA : HẠCH TOÁN QUẢN LÝ
ECA : HẠCH TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG
SXSH : SẢN XUẤT SẠCH HƠN
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36591.doc