Tài liệu Áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4: ... Ebook Áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4949 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội để có thể tự do phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong khu vực và trên thế giới. Một trong những nhân tố để các doanh nghiệp có thể tạo lợi thế cạnh tranh đó là thông qua việc doanh nghiệp thực hiện các chế độ trách nhiệm xã hội của mình đối với các cán bộ công nhân viên trong công ty. Điều này trở nên rất quan trọng nhất là trong điều kiện hiện nay khi rất nhiều công ty mới thành lập với những chính cách ưu đãi dành cho nhân viên có năng lực trong công việc, một số công ty không chú trọng đến điều này nên đã xảy ra tình trạng “ rò rỉ chất xám”, mất công nhân có tay nghề cao, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra yêu cầu của khách hàng ngày nay là rất cao họ không chấp nhận sản phẩm của một công ty khi mà bản thân công ty không đối sử tốt với công nhân của chính họ. Nhận thấy tầm quan trọng đó một số công ty trên thế giới đã áp dụng bộ tiêu chuẩn “trách nhiệm xã hội” SA 8000. Đây là một bộ tiêu chuẩn còn tương đối mới nên nó còn rất xa lạ với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Vì vậy nên có nhiều công ty chưa áp dụng bộ tiêu chuẩn này. Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 4, một trong những công ty chưa áp dụng bộ tiêu chuẩn này, em nhận thấy công ty nên xây dựng và thực hiện áp dụng bộ tiêu chuẩn SA 8000 vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho công ty cả ở thời điểm hiện tại cũng như tương lai.
Vì vậy em quyết định chọn đề tài làm chuyên đề tốt nghiệp của em tại công ty là: “ Áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4”.
Ngoài phần mở bài và kết bài chuyên đề có kết cấu 3 phần như sau:
Chương I: Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.
Chương II: Áp dụng bộ tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội SA 8000 tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.
Chương III: Giải pháp áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội SA 8000 tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.
Xuất phát từ nhận thức trên thông qua Chuyên đề tốt nghiệp này em xin được đưa ra một chương trình xây dựng SA 8000 tại công ty cùng một số kiến nghị để công ty có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo.
Trong quá trình thực hiện bài viết này em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Việt Hưng đẫ hướng dẫn em và anh Nguyễn Minh Ngọc và các cô chú tại nơi em thực tập đã giúo đỡ em hoàn thành bài này.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG CỔ PHẦN ĐẦU TƯVÀ XÂY DỰNG SỐ 4
1.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.
1.1.1. Công ty
Nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội là một công ty với bề dày thành tích trong ngành xây dựng đó là Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 với tên dao dịch đối ngoại là Investment and Construction Joint Stock Company No.Tên viết tắt tiếng Việt: XD4.Tên viết tắt tiếng Anh: ICON4
Công ty có rất nhiều chi nhánh ở các tỉnh và thành phố khác nhưng trụ sở chính đặt tại 243A Đê La Thành-Láng Thượng-Đống Đa-TP Hà Nội
Điện thoại liên lạc là 04.8348845, FAX: 04.8348863
-Email: cc4 marketing@hn.vnn.vn
Công ty có thể đầu tư vốn thành lập các công ty thành viên, đơn vị trực thuộc hoặc văn phòng đại diện tại các địa bàn kinh doanh để thực hiện các mục tiêu của công ty phù hợp với nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông của Hội đồng quản trị và theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Chi nhánh
-Chi nhánh công ty tại Bắc Ninh: Thôn Cổ Mễ- phường Vũ Ninh- thị xã Bắc Ninh- tỉnh Bắc Ninh.
-Chi nhánh Thành phố HCM: C11 khu thương mại Thuận Việt- 319 Lý Thường Kiệt- quận 11-Thành phố HCM.
-Chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng: 21 Lê Đình Lý- phường Vĩnh Trung- quận Thanh Khê- Thành phố Đà Nẵng.
-Chi nhánh tại Bắc Giang: 245 Đường Lê Lợi- phường Hoàng Văn Thụ- Thành phố Bắc Giang- Tỉnh Bắc Giang.
-Chi nhánh tại Hà Tây: 94 Phố Nhuệ Giang-Phường Nguyễn Trãi- Thị xã Hà Đông- Tỉnh Hà Tây.
-Chi nhánh tại Hưng Yên: Phường Hiến Nam- Thị xã Hưng Yên- Tỉnh Hưng Yên.
-Chi nhánh tai Thái Nguyên: Đường Hoàng Văn Thụ- Phường Phan Đình Phùng-Thành phố Thái Nguyên- Tỉnh Thái Nguyên.
1.1.3. Các công ty khác hiện công ty đang tham gia góp vốn cổ phần đầu tư gồm:
-Công ty Cổ phần đầu tư Tam Đảo.
-Công ty Cổ phần BOT Quốc Lộ II.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hà Nội trụ sở chính đóng tại 243A Đê La Thành Quận Đống Đa Hà Nội.
Công ty được thành lập vào ngày 18/10/1959, cơ sở ban đầu tiền thân là Công ty xây dựng nhà máy phân đạm Hà Bắc sau này phát triển thành Công ty kiến trúc Hà Bắc và Công ty kiến trúc khu Bắc Hà Nội.
Năm 1975 Bộ xây dựng có Quyết định số11/BXD-TC ngày 13/1/1975 hợp nhất Công ty xây dựng Hà Bắc và công ty khu Bắc Hà Nội lấy tên là công ty xây dựng Hà Nội lấy tên là công ty xây dựng số 4.
Năm 1992 bộ xây dựng có Quyết định số132/BXD-TCLD ngày 23/03/1992 hợp nhất xí nghiệp xây dựng số 3 và công ty xây dựng số 4 lấy tên là công ty xây dựng số 4 mới.
Năm 1995 bộ có Quyết định nhập Công ty xây dựng số 4 vào Tổng công ty xây dựng Hà Nội từ đó trở đi công ty xây dựng số 4 là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
Năm 2005 bộ xây dựng có quyết định số 2075/QĐ-BXD ngày 4/11/2005 của bộ trưởng bộ xây dựng về việc phê duyệt phương án Cổ phần hoá Công ty xây dựng số 4. Từ đó đến nay, công ty mang tên Công ty Cổ phần xây dựng số 4.
Trải qua 40 năm trưởng thành và phát triển Công ty đã đóng góp cho đất nước hàng trăm công trình lớn nhỏ, chất lượng công trình luôn được đảm bảo, làm tăng thêm cơ sở vật chất cho CNXH góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất nước.
Trong những năm gần đây, Công ty liên tục được xếp hạng nhà nước hạng 1, là một công ty xây dựng thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội có giá trị sản lượng cao nhất. Vì vậy, Công ty luôn giữ được uy tín với khách hàng.
Có thể nói, Công ty đang trên đà phát triển với đội ngũ nhân viên được đào tạo chính quy và đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, có tinh thần trách nhiệm và hăng say làm việc. Vì vậy, với số vốn kinh doanh ban đầu là 19,7 tỷ đồng cho đến nay Công ty đã phát triển bổ sung và hiện nay Công ty có tổng số vốn kinh doanh là 33.571.108.955 đồng.
1.3. Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật ảnh hưởng đến việc áp dụng SA 8000 tại công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.
1.3.1. Sản phẩm, thị trường và khách hàng:
-Sản phẩm:
*Các công trình dân dụng,công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật, đường dây và trạm biến thế, trang trí nội ngoại thất.
*Các hợp đồng tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và các dự án đầu tư xây dựng bao gồm: Lập và thẩm tra dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát và quản lý dự án, tư vấn công nghệ và thiết bị tự động hoá, khảo sát địa hình địa chất thuỷ văn, đo đạc công trình, thí nghiệm, thiết kế lập tổng dự toán và kiểm tra thiết kế tổng dự toán, thiết kế quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu chức năng đô thị, khu công nghiệp, kiểm định chất lượng công trình và các dịch vụ tư vấn khác.
*Phục hồi và phục chế các công trình di tích lịch sử.
*Các khu đô thị , khu dân cư, khu công nghệ cao,khu kinh tế mới, khu chế xuất, khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà, quản lý khai thác các dịch vụ các khu đô thị mới.
* Vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, bốc xếp dịch vụ giao nhận hàng hoá.
*Thương mại dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, đồ thủ công mỹ nghệ, rượu bia, nước giải khát, nước sạch, hàng tiêu dùng.
*Vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, phụ tùng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, phương tiện vận tải.
* Điều hoà không khí, điện lạnh, thiết bị phòng cháy nổ, thang máy, sửa chữa xe máy, thi công xây dựng.
-Thị trường: Trước kia thị trường của công ty chỉ gói gọn trong phạm vi quốc gia, với các hợp đồng từ các tập đoàn, đơn vị kinh doanh thuộc quản lý của nhà nước. Khi xoá bỏ bao cấp, thị trường của công ty đã được mở rộng với nhiều đơn đặt hàng từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Với mức đầu tư cho mỗi dự án ngày càng tăng, tới hàng triệu đô la.
- Khách hàng: Các cá nhân, các doanh nghiệp,các công ty trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn có đơn đặt hàng từ Chính phủ của các quốc gia khác.
1.3.2. Công nghệ và quy trình công nghệ.
Công ty là doanh nghiệp xây dựng nên sản xuất kinh doanh chủ yếu là thi công, xây mới, nâng cấp,cải tạo hoàn thiện và trang trí nội thất. Các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình công cộng. Do đó, sản phẩm của công ty có quy mô vừa và lớn, mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loài yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư lớn. Công ty CP đầu tư và xây dựng số 4 được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp với phát hành thêm cổ phiếu. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hoá công ty cần thiết đầu tư năng lực thiết bị thi công xây lắp, nâng cao công nghệ, thiết bị sản xuất, văn phòng. Sửa chữa lớn tài sản cố định của công ty. Sau khi cổ phần công ty dự kiến đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất và nâng cao công nghệ như sau:
Bảng 1: Bảng số liệu trang thiết bị dây truyền sản xuất
STT
Nội dung
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Nâng cao năng lực thiết bị sản xuất
Cầu tháp(chiếc)
3
4
5
Vân thăng(chiếc)
2
5
4
Cốt pha(M2)
4000
4500
5000
Giáo(bộ)
25
35
30
Máy bơm BT cố định
1
-
1
2
Đầu tư sửa chữa lớn TSCĐ(tỷ đồng)
2
4
3
( Nguồn: Phòng tổ chức lao động )
Trong tương lai công ty sẽ cố gắng đầu tư thêm nhiều máy móc hiện đại hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Dưới đây là sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty:
Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Chuẩn bị máy móc thiết bị
Khởi công công trình
Vật liệu mua về nhập kho của công ty
Hoàn thiện công trình thi công
Bàn giao công trình
( Nguồn: Phòng kỹ thuật thi công )
- Chuẩn bị máy móc và thiết bị : Sau khi nhận được hợp đồng , nghiên cứu bản vẽ và tính toán các loại chi phí.Công ty tiến hành kiểm tra máy móc, nguyên vật liệu dự trữ, và đưa ra kế hoạch mua sắm và tu sửa.
- Khởi công công trình: Công ty tiến hành khởi công công trình với sự tham gia của chủ thầu và các bên liên quan.
- Vật liệu mua về nhập kho của công ty: Sau khi nhận được kinh phí từ phía chủ thầu, công ty tiến hành mua thêm vật liệu theo thoả thuần của bên A đã quy định trong hợp đồng.
- Hoàn thiện công trình thi công: Công ty tiến hành xây dựng theo đúng tiến độ đã tính toán.
1.3.3. Lao động
- Chế độ tuyển dụng: Hội đồng quản trị của công ty ấn định mức tối đa tổng số nhân viên và quỹ lương của công ty. Tổng giám đốc công ty có quyền tự do thuê lao động theo nhu cầu của công ty trên cở sở định mức đó
Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế và các chế độ khác cho người lao động theo quy định của pháp luật. Cơ cấu lao động của công ty như sau:
-Căn cứ vào trình độ ta có:
Bảng 2 : Cơ cấu lao động của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4
Tiêu chí
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Đại học và trên Đại học
212
15.36
Cao đẳng
198
14.35
Trung cấp và công nhân KT
581
42.10
Lao dộng phổ thông
389
28.19
Nam
956
69,28
Nữ
424
30.72
Trên 40 tuổi
498
36.09
Dưới 40 tuổi
882
63.91
Nếu xét cơ cấu lao động theo độ tuổi thì ta có thể thấy công ty có số nhân viên dưới 40 tuổi là 882 người chiếm cơ cấu lao động theo trình độ ta có thể thấy vì công ty là công ty sản xuất nên số cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn nhất với số lượng là 581 ngưòi chiếm 42,10%. Mặt khác những nhân viên có trình độ Đại học và trên đại học ở trong công ty cũng chiếm một số lượng không nhỏ là 15,36% và nhân viên có trình độ cao đẳng cũng chiếm 14,35%. Từ đó ta có thể thấy nhân viên trong công ty đều là những người có trình độ, và có khả năng phát triển hơn 63,91%. Vì vậy có thể nói cơ cấu nhân viên trong công ty là trẻ điều này cũng có thể là một thuân lợi cho công ty vì những người trẻ dễ dàng tiếp thu được nhũng kiến thức mới, sáng tạo, luôn theo được nhu cầu của thời đại. Mặt khác, số nhân viên trên 40 tuổi cũng chiếm một con số không nhỏ trong công ty, chiếm 36,09%. Đây cũng là một điều thuận lợi đối với công ty vì những người này thường có kinh nghiệm làm việc nhiều hơn. Có thể giải quyết vấn đề khi có sự cố xảy ra, mà những người trẻ tuổi thường không có.
Bảng 3: Bảng số liệu về lao động của công ty
TT
Các chỉ tiêu chủ yếu
ĐVT
KH 2006
Ước TH 2006
% TH so với KH
KH 2007
% Tăng
trưởng
I.
Lao động và tiền lương
người
1
Lao động có đến cuối kỳ báo cáo
1654
1991
100
1700
2
- Lao động đang quản lý
Nt
1261
1211
96
1290
7
- Lao động không bố trí được
Nt
2
Lao động sử dụng bình quân
Nt
1527
1523
100
1690
11
- Lao động đang quản lý (cả HĐ)
Nt
1261
1211
96
1290
7
- Lao động hợp đồng thời vụ
nt
400
400
100
400
0
- Lao động ở nước ngoài
nt
3
Nhu cầu bổ sung biên chế LĐ
nt
- Đại học, trên đại học
nt
35
27
77
25
-7
- Công nhân các nghề
nt
234
225
96
220
-2
1.3.4. Vốn sản xuất kinh doanh.
Theo quyết định của Hội đồng quản trị thì số vốn điều lệ của công ty là 45 tỷ đồng trong đó vốn cố định là 35.918 triệu đồng, vốn lưu động là 9.082 triệu đồng. Trong năm công ty huy động vốn đầu tư là 3000 triệu đồng . Trong tương lai Công ty sẽ cố gắng tăng mức vốn điều lệ của công ty lên vì với số vốn đó chưa xứng tầm với quy mô và khả năng của công ty.
Bảng 4: Bảng kết cấu vốn của công ty
STT
Kết cấu vốn điều lệ
Đơn vị
Giá trị
1
Tổng vốn điều lệ
Triệu đồng
45.000
Trong đó: Vốn cố định
Triệu đồng
35.918
Vốn lưu động
Triệu đồng
9.082
2
Nguồn vốn đầu tư trong năm
Triệu đồng
3.000
Huy động khác
Triệu đồng
3.000
Vay ngân hàng
Vay quỹ hỗ trợ đầu tư
Tự bổ sung
3
Vốn lưu động
Tổng nhu cầu vốn lưu động trong năm
Triệu đồng
150.000
Vốn lưu động hiện có
Triệu đồng
10.000
Vốn lưu động thiếu cần bổ sung
Triệu đồng
140.000
( Nguồn: Phòng tổ chức lao động )
1.3.5. Chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.
Trong thời gian tới công ty sẽ nhanh chóng hoàn thiện phân cấp, quy định rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm của từng phòng ban. Thực hiện quản lý chặt chẽ chất lượng, tiến độ đối với từng công trình, dự án. Triển khai làm tốt các bước chuẩn bị đồng thời tổ chức học tập rút kinh nghiệm từ các đơn vị cổ phần hoá đã và đang hoạt động để lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo mô hình tổ chức mới cho phù hợp. Xây dựng các quy chế tổ chức và hoạt động của công ty về các mặt quản lý: Tài chính kế toán, kinh tế kỹ thuật, lao động tiền lương… Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm lành mạnh hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tạo điều kiện để các tổ chức chính trị xã hội của công ty hoạt động và phối hợp với các tổ chức này đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Thực hiện phương án sản xuất kinh doanh: Tiếp quản các công ty xây dựng số 4, hoàn thành các công trình, dự án đang thực hiện và tiếp tục tham gia đấu thầu, dự thầu, triển khai các dự án đầu tư, dự án sản xuất kinh doanh để tăng thêm việc làm và đạt các chỉ tiêu đề ra. Phấn đấu giữ vững và phát huy năng lực ngành nghề hiện có của công ty, tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, tăng cường đào tạo tuyển dụng lực lượng kỹ sư, thạc sỹ thuộc các ngành kinh tế, kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, tăng cường hợp tác liên kết tìm kiếm đối tác có đủ năng lực về chuyên môn và cơ sở vật chất để mở rộng thị trường SXKD của công ty
1.3.6. Cơ cấu tổ chức của công ty xây dựng số 4
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Cônh ty. Hội đồng quản trị Công ty là cơ quan cao nhất của công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông.Có thể tóm tắt cơ cấu tổ chức của công ty bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của công ty xây dựng số 4
a. Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông thành lập chỉ hợp lệ khi có số cổ đông tham dự đại diện cho ít nhất 51% số vốn điều lệ.
b. Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mụch đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có 5 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm.Thành viên của Hội đồng quản trị được trúng cử với đa số phiếu tính theo lượng cổ phần bằng thể thức bỏ phiếu kín.
Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau:
-Quyết định chiến lược phát triển của công ty.
-Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán.
-Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
c. Ban kiểm soát
Là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễnvới đa số tính theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín. Các thành viên Ban kiểm soát bầu trưởng Ban kiểm soát. Sau Đại hội đồng cổ đông thành lập, Ban kiểm soát thực hiện việc kiểm soát quá trình triển khai và hoàn tất thủ tục thành lập Cônh ty.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát:
-Trưởng Ban kiểm soát có trách nhiệm phân công công việc cho các thành viên Ban kiểm soát. Mỗi thành viên Ban kiểm soát dưới sự chỉ đạo và phân công của trưởng Ban kiểm soát có trách nhiệm và quyền hạn: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và các báo cáo tài chính.
d. Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch kinh doanh. Tổng giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của công ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông.
e.Khối phòng ban trong công ty.
1. Phòng tổ chức lao động.
-Chức năng: Là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc và lãnh đạo Công ty tổ chức, triển khai, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chủ trương đường lối của lãnh đạo công ty đối với các đơn vị trực thuộc về các lĩnh vực: Tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, dân quân tự vệ và các chế độ khác đối với CBCNV. Thực hiện ISO 9001-2000.
2. Phòng kỹ thuật thi công.
-Chức năng: Là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty và Lãnh đạo công ty triển khai chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các công trình trực thuộc công ty và các đơn vị trực thuộc về tiến độ thi công, chất lượng sản phẩm, khoa học công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, triển khai việc thực hiện ISO 9001-2000 của công ty.
3. Phòng kinh tế thị trường.
-Chức năng: Là phòng tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty nhằm triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện về lĩnh vực tiếp thị, các hợp đồng kinh tế trong và ngoài công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm, báo cáo thống kê theo quy định, công tác đầu tư của toàn công ty và thực hiện ISO 9001-2000.
4. Phòng tài chính kế toán.
-Chức năng: Là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc và Lãnh đạo công ty để triển khai tổ chức thực hiện công tác tài chính- kế toán và hạch toán kinh tế toàn công ty đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đã được Tổng công ty phê duyệt.
5. Phòng dự án
-Chức năng:Là phòng tham mưu cho Giám đốc Công ty nghiên cứu hồ sơ thầu ,phương án lập giá dự thầu,giải trình những điều cần thiết trong quá trình lập hồ sơ thầu và thực hiện ISO 9001-2000.
6. Văn phòng:
-Chức năng:Là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc và lãnh đạo Công ty để tổ chức triển khai tình hình hoạt động của Công ty ,nắm bắt thông tin, phản ánh của các đơn vị ;công tác hành chính ,quản trị để thực hiện các hoạt động tác nghiệp ;quản lí đất đai các khu vực tập thể của Công ty hiện đang quản lí và thực hiện ISO 9001-2000
7. Phòng cơ điện và quản lí thiết bị
-Chức năng: Là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong những lĩnh vực sau: Quản lí và sử dụng các thiết bị, phương tiện xe máy của công ty. Công tác đầu tư máy móc theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đáp ứng thiết bị thi công cho toàn công ty về Giáo, Cốp pha và máy móc thiết bị thi công được công ty giao cho. Công tác an toàn thiết bị và khoa học công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, triển khai thực hiện và áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo ISO 9001-2000 vào quản lí thiết bị và xe máy.
8. Ban quản lí dự án.
-Chức năng: Thay mặt, giúp Giám đốc công ty giám sát, quản lí toàn bộ quá trình thực hiện dự án theo quy định của Nhà nước về quản lí đầu tư và xây dựng theo quy định của công ty và thực hiện ISO 9001-2000.
-Quyền hạn: Được tham gia dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch của công ty. Báo cáo Giám đốc công ty về những sai phạm trong quá trình thực hiện các dự án.
9. Ban bảo hộ lao động.
-Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác an toàn vệ sinh lao động trên toàn công ty.
-Quyền hạn: Được tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết tổng kết tình hình sản suất kinh doanh và kiểm điểm điểm việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động. Được tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị. Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện các vi phạm hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động thì có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để đảm bảo an toàn lao động đồng thời boá cáo cấp trên.
f. Khối trực tiếp sản xuất.
Bao gồm các chi nhánh trực thuộc công ty, các xí nghiệp trực thuộc công ty và các đội công trình.
Các xí nghiệp và đội trực thuộc có Giám đốc xí nghiệp và Đội trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty về các lĩnh vự và nhiệm vụ được giao.
1.4. Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Khi công ty bước vào cổ phần hoá công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 đã có những bước tiến vượt so với trước kia, mặc dù còn nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường lại còn non kém về kinh nghiệm nhưng với sự nỗ lực của tất cả cán bộ nhân viên trong công ty nên các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong công ty đã không ngừng gia tăng. Cụ thể: Tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005 là 904.191.700 tr. đồng, đó là một con số đáng khâm phục. Khi có quyết định cổ phần hoá công ty có chính sách cải tổ một loạt các hoạt động từ bộ máy quản lý văn phòng đến tổ, đội sản xuất nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trước. Kết quả cho thấy tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty đã cao hơn những năm trước đây. Đến năm 2006 thì tổng giá trị sản xuất kinh doanh lên tới 949.401.300 trđồng, tăng 3.000.000 đồng tương ứng 6,67%, điều đó cho thấy: Bước đầu những hoạt động cải tổ của công ty đã phát huy tác dụng thông qua sự tăng lên của giá trị sản xuất. Thêm vào đó cũng trong năm này nước ta ra nhập WTO với khá nhiều cơ hội và thách thức mới, những hợp đồng mới với trị giá hang chục triệu đô la của các đơn vị trong nước và quốc tế, công ty dự tính sang năm 2007 tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty sẽ là 1.044.341.400 đồng, tăng 5.000.000 so với năm 2006 tức 10,4%. Có thể nói đây là một thách thức đối với công ty khi đặt ra chỉ tiêu cao như vậy, nhưng không phải công ty quá chủ quan khi đưa ra quyết định vì căn cứ vào nhiều điều kiện hiện tại của công ty với trang máy móc thiết bị có thể nói là khá hiện đại so với mặt bằng chung của các đối thủ cạnh tranh trong nước, đồng thời khi nêu ra một chỉ tiêu cao như vậy cũng khuyến khích các thành viên trong công ty hăng hái làm việc để hoàn thành. Tổng doanh thu của công ty trong vòng vài năm trở lại đây cũng rất khả quan : Năm 2005 là 587.724.300 trđồng, năm 2006 là 617.100.800 trđồng tăng 19.600.300 trđồng tức 5,3% điều này là hoàn toàn hợp lý vì tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty tăng nên doanh thu cũng phải tăng lên. Công ty dự kiến sang năm 2007 doanh thu sẽ là 678.821.900 tăng so với năm 2006 là 60.711.900 trđồng tức 10,23%.
Các khoản nộp ngân sách năm 2006 là 48.000.000 tăng so với năm 2005 là 3.000.000 trđồng tức 6,67% do tổng giá trị sản xuất và doanh thu của công ty tăng nên các khoản nộp ngân sách nhà nước cũng tăng theo, mặt khác ta thấy các khoản nộp ngân sách tăng mạnh hơn doanh thu và tổng giá trị sản xuất kinh doanh. điều này cho thấy công ty đã có ý thức, trách nhiệm hơn đối với các vấn đề của xã hội, dự kiến trong tương lai năm 2007 các khoản nộp ngân sách của công ty sẽ là 53.000.000, tăng so với năm 2006 là 5.000.000 tức 10,4%, đó là một con số khá lớn với một công ty cổ phần mới thành lập được 2 năm.
Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng là 1.650 nđồng năm 2005, năm 2006 là 1.850 nđồng tăng 200 nđồng so với năm 2005 tức 12%, đây là một thành tích mà không phải công ty nào cũng đạt được, ngay trong nghị quyết của công ty cũng đã nêu việc đối sử với người lao động phải theo đúng chế độ trả tiền lương hiện hành và tiền lương là một trong những biện pháp để thu hút lao động ở lại công ty. Dự kiến sang năm 2007 mức lương trung bình một công nhân của công ty là 2.200 nđồng, tăng 350 nđồng so với năm 2006 tức 16,43% càng khẳng định rõ mục tiêu của công ty là giữ chân lao động lành nghề ở lại và cũng là chính sách cạnh tranh của công ty với các đối thủ trên thi trường ngày nay.
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2005 là 5.295.000 nđồng, năm 2006 là 7.118.000 nđồng, tăng so với năm 2005 là 1.823.000 nđồng tức 34,4% so với mức tăng của doanh thu và tổng giá trị sản xuất kinh doanh thì tỷ xuất lợi nhuận là khá cao, nó cho thấy khả năng cạnh tranh của công ty là khá lớn vì từ lợi nhuận cao cho thấy rất nhiều điểm mạnh của công ty tiềm ẩn trong đó, nó cho thấy sự hợp lý trong công tác quản lý nhân sự, biết tận dụng mọi nguồn lực huy động cho sản xuất, tiết kiệm một cách hợp lý các chi phí,…Dự kiến năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ là 8.472.000 nđồng, tăng 1.354.000 nđồng so với năm 2006 tức 19%, con số dự tính này không hề có ý nghĩa rằng tỷ suất lợi nhuận của công ty giảm đi cùng với khả năng cạnh trang và nhiều mặt khác của công ty giảm xuống mà chỉ là công ty điều chỉnh lại tỷ xuất nhằm đảm bảo một số phúc lợi cho người lao động trong công ty và các hoạt động phúc lợi xã hội khác.
Công ty cũng rất chú trọng tới công tác dự trữ nó thể hiện qua giá trị trích quỹ dự trữ bắt buộc liên tục tăng trong các năm cụ thể năm 2005 đã tăng so với năm 2005 là 91.000 nđồng tức 30% do việc mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hoá nhiều mặt hàng, giá trị sản xuất nhày càng tăng thì rủi ro ngày càng lớn do vậy công tác dự trữ chiếm một phần rất quan trọng và công ty cũng rất chú ý. Năm 2007 dự tính công ty sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ.
Khuyến khích người lao động hăng say sản xuất để tăng năng suất lao động là một chiến lược mà công ty nào hiện nay cũng quan tâm, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 4 cũng vậy: Quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty luôn được ban Giám đốc và Hội đồng quản trị quan tâm nên hàng năm công ty luôn trích một % cố định trong doanh thu vào quỹ khen thưởng phúc lợi. Năm 2005 là 265.000 nđồng, năm 2006 là356.000 nđồng, dự tính năm 2007 là 424.000 mức tăng của quỹ tuỳ thuộc vào mức tăng của doanh thu.
Vấn đề mở rộng sản xuất là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp vì vậy quỹ đầu tư mở rộng sản xuất của công ty cũng tăng lên theo từng năm, năm 2005 là 265.000 nđồng, năm 2006 là 356.000 nđồng, năm 2007 dự tính là 424.000 nđồng, Quỹ này dùng để đầu tư nhà xưởng máy móc thiết bị cho sản xuất kinh doanh.
Không thể quên rằng công ty là một công ty cổ phần nên thành phần quan trọng nhất là các cổ đông, họ là những người quyết định sự thành bại của công ty, với vai trò to lớn đó họ phải được hưởng quyền lợi chính đáng, quyền lợi của họ được thể hiện qua số cổ tức họ được hưởng, lợi tức họ được hưởng từ cổ tức phụ thuộc trặt trẽ vào lợi nhuận và doanh thu của công ty, nếu công ty làm ăn phát đạt thì họ được hưởng nhiều quyền lợi. Sự kinh donh thành đạt của công ty cũng thể hiện qua đó, cụ thể: Năm 2005 là 4.500.000 nđồng, năm 2006 là 6.050.000 nđồng, tăng 1.550.000 nđồng,năm 2007 dự tính là 7.200.000 nđồng.
Ta có Bảng tổng quan các chỉ tiêu chủ yếu của công ty:
Bảng 5: Bảng các chỉ tiêu giá trị sản xuất kinh doanh của công ty
STT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Năm
2005
2006
2007
1
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh
904.191.700
949.401.300
1.044.341.400
2
Tổng doanh thu
587.724.300
617.110.800
678.821.900
3
Vốn điều lệ
45.000.000
45.000.000
45.000.000
4
Các khoản nộp ngân sách
45.000.000
48.000.000
53.000.000
5
Thu nhập bình quân (Người/tháng)
1.650
1.850
2.200
6
Lợi nhuận trước thuế
7.354.000
9.886.000
11.767.000
7
Lợi nhuận để lại sau thuế TNDN
5.295.000
7.118.000
8.472.000
8
Trích quỹ dự trữ bắt buộc
265.000
356.000
424.000
9
Trích quỹ khen thưởng phúc lợi
265.000
356.000
424.000
10
Quỹ đầu tư mở rộng sản xuất
265.000
356.000
424.000
11
Lợi tức còn lại chia cổ đông
4.500.000
6.050.000
7.200.000
12
Tỉ suất cổ tức(%/năm)
10%
11%
12%
13
Tỷ suất cổ tức chưa trích quỹ đầu tư mở rộng ( % )
12,79
13,74
13,85
14
Tỷ suất cổ tức đầu tư mở rộng (% )
10,53
11,31
11,40
( Nguồn: Phòng tổ chức lao động )
Có thể nhận xét tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm trở lại đây có nhiều dấu hiệu rất khả quan, với các chỉ tiêu chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận, vốn…. đều liên tục tăng. Trong tương lai có thể cạnh tranh được với các đối thủ lớn trong khu vực và trên thế giới.
1.5. Định hướng chung của công ty
- Đào tạo xây dựng lực lượng nâng cao trình độ quản lý: Khắc phục những tồn tại cơ cấu lao động hiện tại, tạo lập cơ cấu mới năng động thích ứng với điều kiện thực tiễn để phát triển công ty cổ phần. Thực hiện chính sách đối với người lao động của doanh nghiệp, tạo điều kiện để người lao động ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất. Tất cả các cán bộ quản lý đều phải qua các lớp quản lý kinh tế và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Nâng cao năng lực công tác của bộ máy quản lý công ty về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ bằng các kế hoạch đào tạo nâng cao tại các trường, lớp quản lý trong và ngoài nước. Tất cả các công nhân kỹ thuật đều qua lớp đào tạo căn bản hoặc đào tạo nâng cao.
- Mục tiêu đào tạo: Nâng cao trình độ quản lý, điều hành của bộ máy quản lý công ty về chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ. Bổ túc tay nghề cho công nhân. Đào tạo ngành nghề mới phù hợp với lực lượng lao động và lĩnh vực kinh doanh mới của công ty.
- Đối t._.ượng: Là người lao động thuộc diện công ty quản lý, tuổi đời dưới 50, có sức khoẻ và có nguyện vọng làm việc lâu dài tại công ty. Tuỳ theo nhu cầu chuyển đổi hoặc nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có kế hoạch cụ thể cho các năm phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
- Đầu tư máy móc trang thiết bị để thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức cùng các quy định của công ty để mọi cán bộ công nhân viên chấp hành đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng các chiến lược quảng cáo về hình ảnh của công ty nhằm tiếp thị với các đối tác và nâng cao thương hiệu của công ty.
- Tăng cường kiểm tra giám sát công trình đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ để bàn giao.
1.6. Hoạt động quản lý chất lượng của Công ty
Công ty đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, tiêu chuẩn này khuyến khích việc chấp nhận cách tiếp cận theo quá trình khi xây dựng, thực hiện và nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, nhằm thỏa mãn khách hàng qua việc đáp ứng nhu cầu của họ.
Chính sách chất lượng của công ty:
- Chính sách chất lượng do giám đốc thiết lập, có thể có sự góp ý kiến của tập thể. Chính sách chất lượng bao gồm cam kết đáp ứng các yêu cầu và cải tiến thường xuyên hiệu lực của HTQLCL.
- Ban Giám đốc sẽ sử dụng các biện pháp thích hợp để truyền đạt chính sách chất lượng trong toàn công ty, ví dụ: Niêm yết chính sách chất lượng tại các vị trí dễ nhận biết trong công ty, đào tạo, giải thích trong các cuộc họp, và đảm bảo rằng chính sách chất lượng được thấu hiểu trong toàn công ty, Chính sách chất lượng là cơ sở để thiết lập và xem xét mục tiêu chất lượng. Tùy theo từng giai đoạn phát triển, Ban Giám đốc sẽ thực hiện việc xem xét tính phù hợp của chính sách chất lượng và tiến hành sửa đổi nếu cần.
- Nội dung của chính sách chất lượng của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Số 4 là: Cung cấp từng phần hay toàn bộ các công việc về thi công xây lắp mọt công trình xây dựng theo đúng các yêu cầu kỹ thuật đúng thời gian được thỏa thuận như hợp đồng đã ký kết đảm bảo nét đẹp kiến trúc và mang lại niềm vui cho khách hàng.
- Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 cam kết:
+ Áp dụng duy trì có hiệu quả HTQLCL theo các yêu cầu của ISO 9001-2000 thông qua việc tham gia của tất cả các cán bộ, công nhân viên có liên quan.
+Đào tạo và cung cấp các nguồn nhân lực cho mọi nhân viên để họ có khả năng thực hiện được tốt các nhiệm vụ được giao.
+Liên tục cải tiến chất lượng thi công, thường xuyên tìm hiểu nguyện vọng và ý kiến của khách hàng để thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của họ
*.Mục tiêu chất lượng của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Số 4
Vào các kỳ xem xét của lãnh đạo, Ban Giám đốc xác định các mục tiêu chất lượng chung của công ty. Trưởng các bộ phận tùy theo sự đóng góp của đơn vị mình đói với mục tiêu chung của công ty, sẽ xác định mục tiêu riêng cho đơn vị mình. Các mục tiêu này là rõ ràng, có thể đo lường được, và nhất quán với chính sách chất lượng.
Việc xác định mục tiêu chất lượng căn cứ vào:
- Định hướng phát triển của công ty
- Kết quả các hoạt động theo dõi và đo lường hệ thống
- Việc quản lý các nguồn lực
- Nhu cầu của khách hàng và sự cạnh tranh trên thị trường
- Sự phát triển kỹ thuật
- Các sản phẩm hay dịch vụ mới
Việc đạt được mục tiêu chất lượng của các bộ phận phải đóng góp vào việc đạt được mục tiêu chất lượng chung và việc thực thi chính sách chất lượng toàn công ty.
Nội dung mục tiêu chất lượng của công ty:
+ Áp dụng duy trì hiệu quả HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000
+ Không có khiếu nại của khách hàng cho đến hết thời hạn bảo hành
+ Có hai công trình đạt giải huy chương vàng chất lượng cao do Bộ xây dựng và công đoàn Xây Dựng Việt Nam tặng.
+ Không có hạng mục công trình nào phải làm lại do sự thiết kế hay không đảm bảo chất lượng.
*Công việc xây dựng, thực hiện duy trì và cải tiến HTQLCL tại công ty gồm:
+ Thiết lập nhu cầu và mong đợi của khách hàng và các bên liên quan ( các yêu cầu luật định), từ đó xác định yêu cầu đối với sản phẩm.
+ Thiết lập mục tiêu chất lượng, là sự cụ thể hóa chính sách chất lượng.
+ Xác định các quá trình, xác định các vai trò cũng như mối quan hệ của chúng trong việc đạt được các mục tiêu chất lượng.
+ Xác định và cung cấp các nguồn lực, bao gồm nhân lực, môi trường làm việc và cơ sở hạ tầng cần thiết cho quá trình.
+ Định ra các chuẩn mực và phương pháp đo để đánh giá được tính hiệu lực của mỗi quá trình.
+ Thực hiện theo dõi đo lường các quá trình
Sơ đồ 3: Tổ chức hệ thống chất lượng của công ty
Giám đôc công ty
Tổ chức đánh giá nội bộ công ty
Phó GĐ kỹ thuật
P. Thi công
P. KHKT
P. Tổ chức
Văn phòng
P. KTTT
P. Dự án
9 Xí nghiệp xây dựng
Phó GĐ nhân lực
Phó GĐ kinh doanh
Xí nghiệp nền móng
Xí nghiệp cơ giới
Xí nghiệp hạ tầng
Đội quản lý thiết bị
Đội xây dựng
CHƯƠNG II:
ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI SA 8000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4
2.1. Cơ sở lý thuyết để xây dựng tiêu chuẩn SA 8000
2.1.1. Sự ra đời của tiêu chuẩn SA 8000.
SA 8000 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu về quản trị trách nhiệm xã hội do Hội đồng công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế ban hành năm 1997. Tiêu chuẩn SA8000 là kết quả 4 năm làm việc của Hội đồng công nhận quyền ưu tiên kinh tế thuộc Hội đồng ưu tiên kinh tế (CEP).Hội đồng ưu tiên kinh tế là một tổ chức phi chính phủ, chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, có trụ sở đặt tại New York-Mỹ.
Ban cố vấn Hội đồng công nhận quyền ưu tiên kinh tế gồm các đại diện của các tổ chức như các công ty sản xuất và dịch vụ, các viện tài chính, các công ty quản lý dịch vụ,các hiệp hội khách hàng,các nhà cung cấp và các tổ chức phi chính phủnhư: Công đoàn và các viện. Ngoài ra, tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn này còn có các công ty sản xuất đồ chơi “R” của công ty Avon, công ty OTTO-Versand, KPMG, công ty sản xuất Body-Shop, hiệp hội những công nhân dệt may và đa quốc tế, ủy ban lao động trẻ em quốc gia, trường đại học Texas.
Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các công ước của Tổ chức lao động quốc tế,Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và Tuyên bố toàn cầu về nhân quyền.
Sự phát triển của SA8000 không thuộc hệ thống của chính phủ hoặc của ngành riêng biệt nàovà cũng không do đề cử của nhóm cá nhân nào mà được đề cửtư đại diện của các lĩnh vực kinh doanh và tài chính
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các nước công nghiệp và cho cả các nước đang phát triển, có thể áp dụng cho các công ty lớn và các công ty có quy mô nhỏ…Tiêu chhuẩn SA8000 là cơ sở cho các công ty cải thiện được các điều kiện làm việc. Mục đích của SA8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc.
SA8000 cho phép các doanh nghiệp có thể làm được những gì tốt đẹp nhất: áp dụng hệ thống quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra và đảm bảo lợi nhuận liên tục. Công việc chỉ có thể thực hiện tốt khi có một môi trường thuận lợi, và sự ra đời của tiêu chuẩn quốc tế SA8000 chính là để tạo ra một môi trường đó.
Thuật ngữ “trách nhiệm xã hội” trong tiêu chuẩn SA8000 đề cập đến điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan như: lao động trẻ em, an toàn sức khỏe, tự do hội họp và thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật, thời gian làm việc, sự đền bù và hệ thống quản lý.
2.1.2 Lợi ích của SA8000.
Việc áp dụng SA8000 vào trong hoạt động của tổ chức sẽ mang lại nhiều lợi ích, trong đó có thể phân loại như sau:
+ Lợi ích trên quan điểm khách hàng.
- Nếu công ty đã có các thủ tục giám sát nhằm đảm bảo các sản phẩm đứng tên của mình và nhãn mác của công ty mình khi bán ra đáp ứng với mong đợi của khách hàng, thi tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ giảm thiểu chi phí giám sát.
- Áp dụng tiêu chuẩn này tạo ra sự tin tưởng cao hơn cho khách hàng rằng các sản phẩm và dịch vụ dủa doanh nghiệp được tao ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng. Các yêu cầu cải tiến liên tục và sự cần thiết tiến hành đánh giá định kỳ của bên thứ 3 là cơ sở để nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty.
+ Lợi ích đứng trên quan điểm nhà cung cấp.
- Trong môi trường kinh doanh mà vấn đề xã hội đang ngày càng trở nên quan trọng thì SA8000 chính là cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới đồng thời đem lại cho công ty cũng như các nhà quản lý “ Sự yên tâm về mặt trách nhiệm xãc hội”.
- Áp dụng tiêu chuẩn SA8000 có thể giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội khác nhau.
- Tiêu chuẩn SA8000 tạo cho công ty có một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường lao động. Cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho công ty có thể dẽ dàng thu hút được các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng, đây là yếu tố được xem là “ chìa khóa của sự thành công” trong thời đại mới.
- Cam kết của công ty về phúc lợi cho người lao động sẽ làm tăng lòng trung thành và cam kết của họ đối với công ty. Điều này không những giúp cho công ty tăng được năng suất mà còn có được mối quan hệ tôt hơn với khách hàng và có được khách hàng trung thành.
2.1.3 Các yêu cầu của SA8000.
Cũng giống như hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuần ISO9000 và ISO14000 tiêu chuẩn SA8000 được thiết lập để các cơ quan chứng nhận thứ 3 đánh giá và chứng nhận. Tiêu chuẩn mới này không chỉ bao gồm các yêu cầu hệ thống mà còn bao gồm cả các yêu cầu thực hiện cụ thể. Tiêu chuẩn SA8000 xây dựng nhằm mục tiêu cải thiện các hoạt động trách nhiệm xã hội. Tiêu chuẩn SA8000 gồm các yêu cầu về :
2.1.3.1. Lao động trẻ em.
Lao động trẻ em đang là vấn đề được quan tâm bởi rất nhiều tổ chức phi chính phủ đang tập trung đến vấn đề lao động trẻ em. Nhiều nước trên thế giới đã ban hành luật ngăn cấm lao động trẻ em bên cạnh đó cũng có rất nhiều công ước và nghị định quốc tế được ban hành nhằm bảo vệ quyền trẻ em. Theo kết quả khảo sát của CCC tiến hành năm 1995, tại các nhà máy may mặc ở Bangladesh cho thấy trong tổng số 10 nhà máy thì có 2 nhà máy sử dụng lao động trẻ em. Lao động trẻ em được sử dụng thường xuyên do tiền công trả cho lao động trẻ em rẻ hơn nhiều so SA8000ới tiền công trả cho lao động người lớn. Ví dụ tại một nhà máy ở Bangladesh một trẻ em được trả lương ở mức từ 400 – 700 tk, trong khi lao động người lớn được trả với mức lương tối thiểu là 1800 tk/tháng( tại thời điểm 1995).
Tuy nhiên vấn đề cấm lao động trẻ em đang là vấn đề xảy ra nhiều tranh cãi phức tạp, đặc biệt là công việc có tính chất thay đổi . Theo báo cáo về tình trạng lao động trẻ em trong ngành công nghiệp may mặc ở Bangladesh do một tổ chức phi chính phủ tiến hành nêu rằng : đa phần trẻ em làm công việc không chính thức trong điều kiện rất tồi. Những công việc không chính thức mà người ta thuê lao động trẻ em ở Bangladesh gồm : đi hầu, đi bán dạo và thu nhặt rác. Một số công việc nguy hại hơn như : Đóng gạch, mài đá, làm việc trong các nhà máy nhựa, cao su, thủy tinh…
Tiêu chuẩn SA8000 yêu cầu các công ty không được tham gia và hỗ trợ trong việc sử dụng lao động trẻ em, đồng thời công ty phải thiết lập, lập thành văn bản và duy trì thông tin liên lạc tới các cá nhân và các bên hữu quan về các chính sách và thủ tục nhằm hỗ trợ cho trẻ em tại nơi làm việc đảm bảo tuân thủ với công ước 138 và khuyến nghị 146 về độ tuổi lao động tối thiểu của trẻ em của Tổ chức Lao động Quốc tế.
Công ty phải có trách nhiệm lập thành văn bản và duy trì thông tin một cách có hiệu quả đến các bên có liên quan về chính sách, các quy định để thúc đẩy giáo dục trẻ em và các lao động vị thành niên nằm trong diện giáo dục phổ cập của địa phương hoặc đang đi học, bao gồm các phương cách để đảm bảo rằng không có một trẻ em hoặc lao động vị thành niên nào như vậy được thuê mướn trong suốt thời gian lên lớp, và tổng thời gian học, làm việc, di chuyển ( thời giân di chuyển từ nơi học đến nơi làm việc và ngược lại) không vượt quá 10h/ ngày.
Công ty không được sử dụng trẻ em hoặc lao động vị thành niên vào các nơi làm việc độc hại, nguy hiểm, không an toàn hoặc có hại cho sức khỏe.
2.1.3.2 Lao động cưỡng bức.
Tiêu chuẩn SA8000 ngăn cấm tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc dưới bất cứ hình thức nào, bao gồm các hình thức : Lao động trả nợ. cưỡng bức hoặc lao động ép buộc trong nhà tù. Tiêu chuẩn SA8000 kêu gọi phải làm rõ các thuật ngữ và định nghĩa về giai đoạn tuyển dụng như giai đoạn tuyển bổ sung, giai đoạn thuê trước và giai đoạn thuê chính thức cho người công nhân. Các thuật ngữ này phải được nêu rõ ràng trong hợp đồng và giải thích cho người công nhân hiểu được và không được để họ rơi vào trong tình trạng làm trả nợ.
Lao động trả nợ thường ở các dạng các chủ lao động dùng các khoản nợđể ép buộc người công nhân vào cảnh lệ thuộc. Trong những trường hợp này người công nhân không thể bỏ đi khi chưa trả hết các khoản nợ.
Các hình thức đào tạo nghề (thậm chí nếu được thỏa thuận với chính phủ) phải luôn là hình thức tạm thời (với thời gian xác định), sự tham gia của công nhân phải được đền bù. Các công nhân đang trong giai đoạn học nghề không được coi là lực lượng lao động.
Một trong những hình thức lao động cưỡng bức là đối với người lao động nhập cư nước ngoài. Người lao động luôn bị hấp dẫn bởi những lời hứa sẽ được trả lương cao ở nước ngoài, họ sẽ phải trả khoản phí cho các tổ chức trung gian giới thiệu việc làm cho họ. Nhưng điều kiện làm việc thực tế tồi hơn nhiều so với những gì mà họ được hứa hẹn, do đó có rất nhiều người lao động muốn bỏ đi.Nhưng ngườichủ lao động không muốn cho công nhân bỏ đi và giữ chân người lao động bằng cách giữ lương của họ lại. Ví dụ một nhà máy may mặc ở Ma Caocó 60 công nhân muốn bỏ đi nhưng người chủ lao động từ chối trả lương cho họ, sau đó phải nhờ có áp lực của một tổ chức lao động, chủ lao động mới quyết định trả lương cho các công nhân.
Để tuân thủ được các yêu cầu này của tiêu chuẩn, công ty cần phải tuân thủ các quy định không tham gia hoặc hỗ trợ các hoạt động sử dụng lao động cưỡng bức cũng như không được yêu cầu người lao động phải đặt cọc hoặc nộp các giấy tờ cá nhân( chứng minh thư, hộ chiếu) khi tuyển dụng lao động.Công ty tuân thủ công ước 105 về Lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nêu rõ rằng không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc. Ngoài ra công ty cũng cần xem xét các các quy định về pháp luật của quốc gia và địa phương về sử dụng lao động.
2.1.3.3 .An toàn sức khỏe.
Qyuền có một môi trường làm việc an toàn và sức khỏe có thể nói là một trong những điều kiện khó khăn nhất khi đưa vào thực hiện. Vấn đề an toàn và sức khỏe được dề cập đến trong công ước 155 của Tổ chức Lao động Quốc tế với các thuật ngữ : An toàn và rui ro sức khỏe. Công ước này được sử dụng là hướng dẫndựa trên cơ sở phân tích của các nhà sản xuất quần áo, tập trung vào phân tích điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn và sức khỏe trong ngành công nghiệp may như điều kiện làm việc thiếu hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng không đảm bảo, chỗ ngồi không phù hợp, tiếng ồn, không có các phương tiện phù hợp bảo vệ khỏi các hóa chất nguy hiểm,các biện phápứng phó với tình trạng khẩn cấp cháy nổ không đảm bảo, thiếu các phương tiện bảo hộ cá nhân hoặc số lượng toa lét không đủ.
Khi môi trường làm việc không đảm bảo sức khỏe có thể gây ra các bệnh nghề nghiệp. Trong ngành công nghiệp may, có sử dụng các dung môi làm sạch có thể gây ra các loại bệnh khác nhau : Từ đau họng cho đến ung thư, hay các công việc có tính chất căng thẳng lặp lại như công việc cắt vải bằng kéo sẽ dẫn đến bệnh căng cơ bắp. Ví dụ trong một nhà máy sản xuất quần áo ở Philipin, có tới 30% lực lượng lao động bị bệnh lao(TB) do làm việc quá sức cũng như tỷ lệ mắc bệnh sung huyết cao kết hợp với môi trường làm việccó độ ẩm cao rất rễ lan truyền những bệnh truyền nhiễm.Môi trường làm việc không đảm bảo an toàn và sức khỏe làm việc trong nhiều giờ dẫn đến sao nhãng thiếu tập trung có thể dẫn đến những thương tật do các kéo cắt hay các máy may công nghiệp.
Nguy hiểm hơn, điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn và sức khỏe có thể gây tử vong cho người lao động. Ví dụ trong một đám cháy tại nhà máy may đồ dệt kim Rose tại Bangladesh vào năm 1999 có 5 người công nhân bị chết do nhà máy không có cửa thoát hiểm.Theo kết quả khảo sát của các nhân viên Chiến dịch quần áo sạch(CCC) về vấn đề an toàn tại các nhà máy ở Bangladesh cho thấy : Trong số 10 nhà máy sản xuất quần áo mà họ đi tham quan có 5 nhà máy không có cửa thoát hiểm. Trên đây chỉ là những ví dụ điển hình trong số rất nhiều các trường hợp sự cố về vấn đề an toàn lao động và sức khỏe tại các nhà máy các của ngành công nghiệp khác nhau.
Để mọi người có thể thấu hiểu các hoạt động về an toàn sức khỏe và có thể tuân thủ các yêu cầu về an toàn sức khỏe của pháp luật và của công ty đặt ra, công ty cần tiến hành đào tạo huấn luyện định kỳ và phổ biến kiến thức cho mọi người về các kiến 1thức an toàn sức khỏe.
2.1.3.4. Quyền tự do hội họp và thỏa ước tập thể
Công ty phải thể hiện được mọi người đều có quyền thành lập công đoàn và tự do ra nhập công đoàn theo sự lựa chọn của mình theo Công ước 87 về Hội họp và bảo vệ quyền tự do hội họp của ILO. Công ty phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự độc lậpvà tự do liên kết và thương lượng cho tất cả các thành viên khi quyền tự do của đoàn thể và quyền thương lượng tập thể được giới hạn bởi luật.
Để thể hiện được sự tuân thủvới yêu cầu này của tiêu chuẩn, công ty có công đoàn, công đoàn đóng vai trò đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Công đoàn cơ sở thay mặt người lao động ký thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, trong đó nêu rõ các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. Công đoàn và những người đại diện của công đoàn tại doanh nghiệp có quyền tiếp cận với người lao động, nêu tiếng nói chung của người lao động.
Công ty có thể thành lập các nhóm như :
Ban an toàn và sức khỏe
Ban quản lý công nhân về năng suất và chất lượng
Phòng tiếp nhận và giải quyết khiếu nại
Ban giáo dục trách nhiệm xã hội
Phòng tiền lương
Ban phát triển cộng đồng
Trên thực tế kết quả điều tra tại Việt Nam cho thấy hoạt động công đoàn tại các doanh nghiệp ( chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài và công ty cổ phần) còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt vai trò đại diện người lao động bảo vệ quyền, lợi ích người lao động, kiểm tra giám sát hoạt động trong công ty, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, vi phạm điều lệ công ty của người sử dụng lao động,…chưa đạt hiệu quả cao.
Tình hình ở các nước châu Á khác cũng tương tự. Theo kết quả phân tích tại các nhà máy may mặc, cho thấy các hoạt động công đoàn thường bị cản trở.
2.1.3.5.Phân biệt đối xử.
Tiêu chuẩn SA 8000 yêu cầu các công ty không được tham gia hoặc hỗ trợ các hành động phân biệt đối sử trong việc thuê mướn nhân công, tuyển dụng, đào tạo, thăng tiến, chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc cho cho nghỉ hưu, dựa trên cơ sở chủng tộc , đẳng cấp, tôn giáo, quốc tịch, người tàn tật, giới tính, …
Người sử dụng lao động không được can thiệp vào quyền của các cá nhân trong việc tuân thủ các nguyên lý hoặc lề thói của họ hoặc không được ngăn cản họ đáp ứng những nhu cầu cá nhân về chủng tộc, tôn giáo,tầng lớp xã hội,…
Công ty không được cho phép các cư xử như các cử chỉ, ngôn ngữ, hoặc tiếp xúc cơ thể mang tính cưỡng bức, lạm dụng hoặc lợi dụng tình dục.
Theo các kết quả phân tích của các nhà máy sản xuất hàng may mặc cho thấy, hiện nay vẫn còn tồn tại những hình thức phân biệt đối sử trong ngành công nghiệp may mặc, hầu hết các trường hợp đó đều xảy ra đối với phụ nữ, là thành phần chiếm đa số lực lượng lao động trong ngành may mặc Châu Á ( ví dụ có hơn 80% công nhân làm trong ngành công nghiệp dệt của Malaixia là phụ nữ),tại một số nhà máy, các chủ lao động để đảm bảo tiến độ sản xuất,họ sẵn sàng tước đi quyền của phụ nữ: Không cho phép họ nghỉ giữa giờ trong những thời kỳ đặc biệt, hoặc tại Indonexia, chủ lao động tước đi quyền làm mẹ của các phụ nữ nếu họ kết hôn, hoặc tại Ấn Độ, các chủ lao động tuyển dụng lao động nam là chủ yếu( chỉ 5% công nhân là phụ nữ) vì họ cho rằng công nhân nam giới có thể làm việc nhiều giờ đặc biệt là ca đêm.
Bên cạnh hình thức phân biệt đối xử lao động nữ, còn có các hình thức khác như phân biệt đối xử đối với người lao động nước ngoài nhập cư, theo báo cáo của Rudnick(1995) thấy rằng các công nhân người Bangladesh làm việc ở Malaisia phải làm việc nhiều giờ hơn các công nhân địa phương, trong khi đó mức lương mà họ được hưởng lại thấo hơn đối với các công việc như nhau. Tại các công ty đó, người lao động nhập cư nước ngoài phải lao động trong điều kiện không đảm bảo và không có đại diện công đoàn bảo vệ quyền lợi cho họ ( tại một số quốc gia khan hiếm lực lượng lao động như Malaixia thì việc tuyển dụng lao độngnhập cư bị ngăn cấm, theo kết quả điều tra tại Malaisia lao động nước ngoài nhập cư chiếm 29% tổng lực lượng lao động của nước này)
Phân biệt đối xử cũng thể hiện ở việc tuyển dụng lao động căn cứ vào tuổi tác, trong giai đoạn kinh tế khó khăn, các nhà máy có xu hướng sa thải người lao động lớn tuổi và có kinh nghiệm vì lý do người lao động lớn tuổi và có kinh nghiệm thì phúc lợi xã hội phải nhiều hơn và họ cũng đòi phải trả lương cao hơn so với người lao động ít tuổi và ít kinh nghiệm hơn.
2.1.3.6. Kỷ luật.
Mặc dù đã có các luật và các quy định của quốc tế và quốc gia về vấn đề kỷ luật lao động trong doanh nghiệp, nhưng thực tế tình trạng vi phạm luật và quy định vẫn diễn ra tại các doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra của Tổng Liên đoàn Lao động iệt Nam và Bộ Lao động Thương binh Xã hội tiến hành thì có một số công ty được khảo sát tự quy định các hình thức cảnh cáo bằng miệng hoặc bằng văn bản thậm chí có công ty còn thêm hình thức đình chỉ công tác 3 ngày không lương. Trong khi đó một công ty khác còn phân cấp cho các đơn vị thành viên được kỷ luật người lao động dưới mọi hình thức kể cả sa thải, trái với quy định tại điều 10 Nghị định số 41/CP của chính phủ.
Để tuân thủ với yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000 các công ty cần đảm bảo không được sử dụng hoặc hỗ trợ các hành động xử phạt cá nhân, cưỡng bức về tinh thần và vật chất cũng như có lời nói lăng mạ người lao động.
Tất cả các hình thức kỷ luật không công bằng cần được lưu ý và ghi chép lại( tước mất việc làm, điều kiện làm việc, lao động cách ly).
2.1.3.7.Giờ làm việc.
Theo con số thống kê trong cuộc khảo sát của CCC năm 1995, rất nhiều xí nghiệp và nhà máy có số giờ lao động vượt quá 48h/tuần, trong đó có 7 nhà máy, xí nghiệp có số giờ vượt quá 60h/tuần. Có trường hợp một doanh nghiệp gia công giày xuất khẩu liên doanh với Đài Loan tại Việt Nam có chế độ làm việc rất căng thẳng, các dây truyền thường xuyên phải làm thông ca, thêm giờ, có ngày đỉnh điểm doanh nghiệp yêu cầu công nhân phải làm thông ca đến tận 20 tiếng vẫn không cho công nhân nghỉ dẫn đến cuộc biểu tình của toàn bộ công nhân để phản ứng cách đối xử của Ban lãnh đạo xí nghiệp, nhờ có can thiệp của Cơ quan chức năng liên quan, ban lãnh đạo xí nghiệp đã sửa đổi chính sách, chế độ phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Trên thực tế tại các nước đang phát triển, đôi khi người công nhân lại muốn làm việc thêm giờ để kiếm thêm tiền vì lương cơ bản không đủ chi tiêu cho cuộc sống, các bằng chứng thu thập được cho thấy rằng rất hiếm khi người công nhân chống đối lại việc làm thêm giờ. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào trong số các trường hợp giờ làm việc trên của các xí nghiệp đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Công ty phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và các tiêu chuẩn của ngành về giờ làm việc. Giờ làm việc không quá 48h/tuần ( theo quy định cơ bản) nếu có trường hợp làm thêm giờ thì phải do người lao động tự nguyện và được trả lương thỏa đáng.
2.1.3.8. Sự đền bù.
Với tình trạng khan hiếm việc làm hiện nay tại nhiều nước Châu Á, rất nhiều công nhân đồng ý làm việc với mức lương thấp hơn mức tối thiểu cho phép. Thậm trí tại một số nước ngay cả khi người công nhân nhận mức lương tối thiểu thì mức lương đó vẫn dưới mức sống.
Đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế Châu Á thì khoảng cách giữa tiền lương tối thiểu và mức sống thực tế càng xa nhau. Như vậy mức lương tối thiểu không đảm bảo tuân thủ điều 3 trong công ước 131 của tổ chức lao động quốc tế rằng : “Nhu cầu của người công nhân và gia đình họ tính đến cả mức lương chung của quốc gia và bao gồm các chi phí cho cuộc sống, các lợi ích BHXH và tiêu chuẩn sống của các nhóm xã hội khác có liên quan”.
2.2.Cơ sở thực tế tại công ty để có thể áp dụng tiêu chuẩn SA 8000
Là một công ty cổ phần với đa dạng hình thức kinh doanh và sản phẩm chủ chốt là các chương trình xây dựng. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 tuy chưa áp dụng bộ tiêu chuẩn SA 8000 nhưng xét về những hoạt động thực tế của công ty thì ở một mức độ nào đó đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn SA 8000 như:
2.2.1. Công tác an toàn vệ sinh lao động
Do đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty đòi hỏi tính cấp thiết của an toàn lao động. Hàng năm công ty luôn tổ chứcdự thảo kế hoạch BHLĐ, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc các đơn vị, các bộ phận có liên quan, thực hiện đúng các biện pháp tyg cua đã đề ra trong kế hoạch bảo hộ lao động. Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm, về ATLĐ và VSLĐ bcủa nhà nước và của công ty. Phối hợp với các cơ quan y tế tổ chức đo đạt các yếu tố có hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao đông. Đề xuất với người sử dụng lao động về các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động:
Sơ đồ 4: Quy trình kiểm soát an toàn lao động tại công ty
Thành lập ban chỉ ban an toàn dự án
Thiết kế biện pháp kiểm tra ATLĐ, VSLĐ
Thực hiện kiểm tra nghiệm thu
Mua sắm trang thiết bị BHLĐ
Huấn luyện kỹ thuật ATLĐ cho người LĐ
Khám sức khoẻ cho người lao động
Kiểm tra hướng dẫn người LĐ thực hiện ATLĐ
Kiểm tra chất lượng dây an toàn
Xây dựng, lắp đặt các thiết bị bảo vệ
Thủ tục kiểm định xin cấp giấp phép
Điều kiện lao động tại nơi sản xuất trực tíêp của công ty nhìn chung nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do thường xuyên làm việc ngoài trời, trên cao, thậm chí trong hầm sâu,…
Bảng 6 : Báo cáo tình hình tai nạn lao động của công ty
Năm
Số người bị tai nạn lao động
Mức độ nguy hiểm
Bị thương tật
Chết
2003
2
2
0
2004
1
1
0
2005
2
2
0
( Nguồn: Ban bảo hộ lao động )
Tình trạng bệnh nghề nghiệp mà công nhân của công ty mắc phải chủ yếu là do bụi cây gây nên như: Bệnh đau mắt hột, viêm mũi dị ứng.
Bảng 7: Tình hình sức khoẻ bệnh nghề nghiệp của công nhân viên
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
A: Sức khoẻ
Tổng số người được khám
36
40
310
Sức khoẻ loại 1
170
283
70
Sức khoẻ loại 2
73
41
142
Sức khoẻ loại 3
22
34
12
Sức khoẻ loại 4
2
2
0
B: Các bệnh nghề nghiệp
Đau mắt hột
112
95
106
Viên mũi dị ứng
47
54
35
( Nguồn: Ban bảo hộ lao động )
Công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc:
Nhận thức rõ tầm quan trọng của ATLĐ trong sản xuất cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện công tác này, nên Công ty đã rất quan tâm và chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc. Cụ thể:
- Công ty đã ban hành đầy đủ bản phân cấp chế độ trách nhiệm đối với công tác bảo hộ lao động từ Tổng giám đốc công ty tới người lao động theo thông tư số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998. Đồng thời, triển khai đầy đủ các văn bản xuống đơn vị cơ sở để thực hiện.
- Công ty đã triển khai, hướng dẫn đầy đủ và cụ thể các văn bản pháp qui của Nhà nước về công tác ATLĐ để các đơn vị cơ sở thực hiện.
- Công ty đã xây dựng và ban hành đầy đủ quy chế thưởng phạt nội bộ đối với việc thực hiện công tác BHLĐ.
- Xây dựng đầy đủ các nội quy kỹ thuật ATLĐ cho các máy, thiết bị, các công việc, nội quy ATLĐ chung tại các công trình để các đơn vị treo dán tại nơi làm việc hoặc máy, thiết bị yêu cầu mọi người thực hiện.
- Công ty đã xây dựng các mẫu, biểu và ra văn bản hướng dẫn các nội dung cụ thể để các công trình thực hiện, đồng thời kết hợp hướng dẫn trực tiếp khi kiểm tra tại các công trình thi công.
- Công ty đã soạn thảo và ban hành tài liệu huấn luyện ATVSLĐ và các biện pháp cấp cứu TNLĐ thường gặp để các đơn vị, các công trình huấn luyện cho người lao động khi làm việc tại công trình.
- Công ty thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tại các đơn vị thi công. Các thiếu sót được ghi chép đầy đủ trong nhật ký ATLĐ của công trình, hoặc lập biên bản để nhắc nhở các đơn vị thực hiện.
- Ngoài ra, Công ty cũng thường xuyên có các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, chấn chỉnh các đơn vị trực thuộc và yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc công tác ATLĐ theo qui định của pháp luật.
- Công ty cũng đã xây dựng kế hoạch thực hiện công tác BHLĐ hàng quí, năm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, đồng thời tổng kết việc thực hiện kế hoạch để rút kinh nghiệm.
Công tác quản lý thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
Công ty có Phòng Cơ điện & Quản lý thiết bị chuyên theo dõi, quản lý toàn bộ máy và thiết bị của Công ty.
Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ chủ yếu tập trung tại CN- Xí nghiệp xử lý nền móng và Xây dựng, CN-Xí nghiệp cơ giới sửa chữa và Đội quản lý thiết bị của Công ty.
Các thiết bị khi đưa vào hoạt động đều được đăng ký, kiểm định và có giấy phép sử dụng đầy đủ theo qui định.
2.3. Công tác thực hiện chính sách đối với người lao động
2.3.1. Công tác trả lương
* Xác định quỹ lương:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty để xác định quỹ tiền lương tương ứng trả cho người lao động bao gồm:
- Quỹ tiền lưong theo đơn giá tiên lương được giao: Quỹ tiền lương này sẽ bằng doanh thu của công ty nhân với đơn giá tiền lương được giao theo doanh thu.
QLđg = DT(kh) * ĐG
Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoài đơn giá tiền lương.
Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31910.doc