Ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam

Lời nói đầu Trong cuộc đua tranh phát triền kinh tế hiện nay , vấn đề tăng trưởng nhanh và lâu bền diễn ra gay gắt đối với tất cả các quốc gia . Đối với những nước đi sau , có điểm xuất phát thấp về kinh tế , yêu cầu này đặt ra như một đòi hỏi sống còn ; Hoặc là đuổi kịp vươn lên phía trước , hoặc là tụt lại sau và ngày càng xa rời các cơ hội phát triển . Trước những diễn biến phức tạp đó của thế giới ,Việt Nam cũng có những cải cách kinh tế quan trọng , đặc biệt là sau đại hội VI của Đảng .

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một trong những nội dung qua trọng của chính sách mới ở Việt Nam là mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài .Trong những năm qua Việt Nam đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư trong nước nhằn thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và những nỗ lực đó đã mang lại những kết quả đáng khích lệ . Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đi vào hoạt động và mang lại những hiệu quả thiết thực trong việc nâng cấp hệ thống thông tin viễn thông , khách sạn hình thành một số ngành công nghiệp mới như lắp ráp và sửa chữa ô tô , xác định trữ lượng dầu khí , hình thành các khu công ghiệp …Còn các nhà kinh doanh nước ngoài qua thực tiễn hoạt động ở Việt Nam đã ngày càng tin tưởng hơn vào hiệu quả các dự án đầu tư của họ . Tuy nhiên cũng như nhiều nước khác , trong giai đoạn đầu đầu tư nước ngoài ,Việt Nam chưa có môi trường đầu tư thuận lợi và đầu tư nước ngoài cũng gây nhiều phiền phức trong quá trình quản lý nền kinh tế .Để giải quyết các tồn tại và tìm hiểu rõ hơn vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự phát triển của đất nước , em mạnh dạn chọn đề tài : “ ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam “. Chuyên đề nhằm nêu lên thực trạng ,vai trò của đầu tư nước ngoài đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta , đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước , ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế và một số kiến nghị nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào Vệt Nam. Cơ cấu chuyên đề gồm hai chương : Chương I : FDI đối với nền kinh tế Việt Nam Chương II: Mô hình phân tích sự tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế . Do trình độ của em có hạn ,kinh nghiệm viết còn non yếu , kinh nghiệm thực tế không đáng kể cho nên thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những sai sót .Em rất mong các thầy cô và các bạn chỉ bảo , đóng góp ý kiến để lần sau em có thể viết tốt hơn . Em cảm ơn thầy Nguyễn Quý Phi , thầy đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này , giúp em có thêm kinh nghiệm bài viết của em đa dạng và phong phú hơn . Em xin chân thành cảm ơn ! Mục lục Lời nói đầu . Chương I: Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam I. Vì sao phải có FDI ? II . Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội. 1.1. Tác động tới đầu tư phát triển , thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , nâng cao năng lưc sản xuất và thưc hiện và chuyển dịnh cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. 1.2. FDI góp phần mở rộng quy mô, ra tăng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu: 1.3. FDI Với nguồn nhân lực và tạo thu nhập cho người lao động. 1.4. FDI đối với hệ quả kinh tế - xã hội: 1.5. ảnh hưởng của FDI tới cơ cấu kinh tế : 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI: 2.1. Xu hướng đầu tư trực tiếp trên thế giới . 2.2. Tình hình chính trị đối ngoại . 2.3. Môi trường đầu tư trong nước . 3. Các hình thức FDI . 3.1. Hình thức xí nghiệp liên doanh : 3.2. Hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài : 3.3. Hình thức hợp đồng , hợp tác kinh doanh . 3.4. Các hình thức đầu tư và các phương thức tổ chức thu hút đầu tư khác 4. Những hạn chế của FDI : Chương II : Mô hình phân tích sự tác động của fdi tới tăng trưởng kinh tế I . Mô hình đánh giá ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế . II. Các kiến nghị về giải pháp phát triển FDI ở Việt Nam : 1. Cần có kế hoạch thu hút và sử dụng FDI cụ thể , xác định rõ các ngành , lĩnh vực cần tập chung đầu tư : 2. Cải thiện môi trường đầu tư. Kết luận Phụ lục Ước lượng mô hình và kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian . Tài liệu tham khảo : Chương I Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam I. Vì sao phải có FDI ? Một khó khăn lớn đối với hầu hết các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu để phát triển nền kinh tế cuả đất nước là thiếu vốn đầu tư .Đây là yếu tố quyết định để các nước đang phát triển có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế , cải thiện đời sống vật chất của nhân dân , ở các nước đang phát triển thường có nguồn lao động và tài nguyên chưa sử dụng hết hoặc không được sử dụng vì thiếu các điều kiện vật chất của quá trình lao động sản xuất . Bản thân các nước đang phát triển lại ít có khả năng tích luỹ vì năng suất lao động thấp , sản xuất hầu như không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước .Trong hoàn cảnh như vậy , nguồn vốn từ bên ngoài sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với bước ban đầu của các nước này . Đặc biệt là trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới hiện nay , các nước đang phát triển bị đặt trong tình huống phải tạo được tốc độ phát triển nhanh để đuổi kịp và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới , nguy cơ tụt hậu không cho phép các nước đang phát triển không được chậm trễ hay có cách lựa chọn nào khác . Trong điều kiện trên thế giới có nhiều quốc gia có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài thì các nước đang phát triển có cơ hội tranh thủ nguồn vốn và kỹ thuật của nước ngoài để phát triển nền kinh tế .Thực tế cho thấy ,quốc gia nào biết thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài sẽ tạo ra một bộ mặt nhanh chóng của nền kinh tế . Nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh đã bị tàn phá nặng nề , lại vấp phải những sai lầm nghiêm trọng trong quản lý và điều hành trên cả tầm vĩ mô và vi mô ,nên đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng , Một nền kinh tế què quặt ,nghèo nàn , lạc hậu ; đời sống của đại đa số nhân dân khó khăn thiếu thốn ,là gánh nặng không dễ vượt qua được . Một thời gian dài trước năm 1990 , Việt Nam không có tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế , một phần quỹ tiêu dùng và phần lớn quỹ tích luỹ chúng ta phải dựa vào vay nợ và viện trợ , mà chủ yếu là Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây , sau nàylà từ nhiều chính phủ và các tổ chức trên thế giới .Sau khi vượt khỏi khủng hoảng , nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn ổn định và phát triển (1991-2004) nhờ vào nguồn lực từ bên ngoài thông qua vay nợ ,viện trợ và hợp tác đầu tư ; cùng với khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực trong nước ,chúng ta đã tạo ra một bước phát triển đầu tiên khá vững chắc .Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là khoảng 8,0% nhờ có sự tăng trưởng kinh tế mà đã tăng được tỷ lệ tích luỹ lên gần 20% GDP vào năm 1995 và 25% GDP vào năm 1999. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2001-2010 tăng gấp đôi GDP mà Đảng và chính phủ đã đề ra và phấn đấu đến năm 2020 đưa mức GDP đầu người tăng lên 8-10 lần sovới hiện nay tương đương mức 2000-3000 USD/người /năm , đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp , tạo công ăn việc làm cho khoảng 15 triệu người , tiến tới một nước Việt Nam không còn nghèo đói , có một nền kinh tế hiện đại hoá nhanh và có sự công bằng xã hội rộng lớn hơn trong tương lai . Để thực hiện được mục tiêu ổn định , phát triển và tăng trưởng kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2001-2010 , yêu cầu về vốn là một trong những thách thức lớn nhất và khó giải quyết nhất đối với nền kinh tế Việt Nam , dự kiến Việt Nam sẽ phải tăng mức đầu tư trung bình từ 25%GDP trong những năm 90 lên trung bình 30%-35%GDP trong thập kỷ này ; giá trị xuất khẩu tăng khoảng 24%-30%,trong đó xuất khẩu hàng chế biến khoảng 18%-25%; tỷ trọng công nghiệp tăng từ 30%lên 40%GDP.Tuy nhiên , mức đầu tư ở các khu vực nhà nước ,ngoài quốc doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài xẽ phải có mức đầu tư cao hơn : Trong đó nguồn vốn trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50%,còn khoảng 50%nguồn vốn chúng ta phải nhờ tới đầu tư nước ngoài ,mà chủ yếu là FDI. Việc huy động vốn nước ngoài để phát triển kinh tế là tận dụng điều kiện khách quan cực kỳ thuận lợi mà thế giới đã tạo ra .Thay vì phải bỏ ra hàng trăm năm để phát triển kinh tế ,vượt qua thời kỳ tích luỹ ban đầu lâu giài và gian khổ ,như nước Anh ,Pháp ,…các nước đi sau có thể “mượn sức” những nước đi trước để thực hiện thành công chiến lược “rượt đuổi “như : Nhật Bản,Hàn Quốc ,Singapo,… Lợi ích củaviệc huy động vốn đầu tư nước ngoài đối với công cuộc tăng trưởng và phát triển như : + Tạo thêm công ăn việc làm : nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao động và cho đất nước . + Chuyển giao công nghệ – kỹ thuật :đây là lợi ích căn bản nhất đối với các nước tiếp nhận vốn .Vì nó mang lại công nghệ –kỹ thuật hiện đại ,kỹ xảo chuyên môn ,bí quyết và trình độ quản lýtiên tiến cũng như năng lực thị trường của các nước đi trước . + Lơị ích về vốn và ngoại tệ :rút ngắn thời gian tích luỹ vốn ban đầu cho công nghiệp hoá ;tạo ra những cơ sở xuất khẩu cho đất nước trong tương lai ;thu một phần lợi nhuận của các công ty nước ngoài ;thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ …. II . Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Cũng như nhiều nước trên thế giới Việt Nam luôn quan tâm đến mục têu tăng trưởng và phát triển . Để thực hiện tốt mục tiêu này cần phải có một nguồn vốn lớn , trong đó nguồn vốn nước ngoài có vai trò quan trọng . Năm 1987 luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được Quốc Hội Việt Nam thông qua ,được quốc tế ủng hộ và đánh giá cao . Từ năm 1988 đến đầu năm 2004 hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Vệt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn với 4 trạng thái khác nhau : +, Giai đoạn 1988-1990 : Trong 3 năm đầu tiên có 1794 triệu USD vốn FDI đăng ký , vốn thực hiện không đáng kể . Nhìn chung ,FDI chưa có tác dụng rõ rệt đến kinh tế –xã hội .Các nhà đầu tư coi Việt Nam như một “miền đất mới “nên rất thận trọng trong hoạt động đầu tư .Mặt khác các doanh nghiệp FDI phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam . +, Giai đoạn 1991-1997 : Hoạt động FDI rất sôi động ,tăng trưởng nhanh và hàng nghìn đoàn khách quốc tế đế tìm kiếm cơ hội đầu tư ,hàng trăm dự án mới đến chờ thẩm định ,nhiều nhà máy được khởi công và hoạt động đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội .Từ 1991-1995 ,vốn đăng ký đạt 16,684 tỷ USD , vốn thực hiện đạt 8,525tỷ USD bằng 32%tổng vốn đầu tư của cả nước .Năm 1995 vốn FDI đăng ký đạt 6,53 tỷ USD ,gấp 4,9 lần so với năm 1991 là 1,322 tỷ USD . Trong thời gian này các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho 20 vạn người . Hai năm tiếp theo 1996-1997, vốn FDI đăng ký đạt 13,146 tỷ USD ,trong đó vốn thực hiện đạt 6,14 tỷ USD . +, Giai đoạn 1998-2000 : Hoạt động FDI có sự giảm sút .Năm 1998 ,vốn đăng ký giảm còn 3,897 tỷ USD năm 1999 là 2,916 tỷ USD ,bằng 56,3%năm 1998 ;năm 2000 là 2,398 tỷ USD .Trong 3 năm 1998-2000 vốn thực hiện đạt 7,332 tỷ USD . +, Từ 2001 đến nay :Hoạt động FDI có sự phục hồi chậm . vốn đăng ký năm 2001: 2,536 tỷ USD ,tăng 12,6 % so với năm 2000; năm 2002 là 1,558 tỷ USD và năm 2003 là 2 tỷ USD . Như vậy , kể tư khi có luật đầu tư trực tiếp nươc ngoài đến nay đã thu hút 44,725 tỷ USD vốn đăng ký , vốn thực hiện là 28,297 tỷ USD , trong đó vốn của các nhà đầu tư nước ngoài là 25,217 tỷ USD . Đồ thị sau biểu diễn mức độ thu hút vốn FDI : Nguyên nhân của việc giảm sút FDI từ 1998 đến nay là do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực mà bắt đầu ở Thái Lan và tiếp đó là sự suy giảm kinh tế thế giói , đặc biệt là ở một số nước như Mỹ , EU , Nhật Bản mà đến nay vẫn đang trong quá trình phục hồi chậm chạp , đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam , trong đó ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư FDI .Ngoài ra, hệ thống pháp luật thiếu minh bạch , thiếu nhất quán và việc thực thi luạt không nghiêm minh , các thủ tục hành chính phiền hà , chi phí đầu tư kinh doanh đắt đỏ , môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng trở nên kém hẫp dẫn đã làm cho hoạt động FDI giảm sút . 1. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội. 1.1. Tác động tới đầu tư phát triển , thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , nâng cao năng lưc sản xuất và thưc hiện và chuyển dịnh cơ cấu kinh tế : Để thưc hiện tăng trưởng cao và bền vững , cần phải có một khối lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển .Tuy nhiên , hiện nay Viêt Nam đang đứng trước thực trạng vốn huy động trong nước thông qua tiết kiệm và thu NSNN không đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển. Tỷ lệ huy động vốn ở Việt Nam hiện nay chỉ đạt 22% GDP trong khi nhu cầu đầu tư cần 30 –35%GDP .Hơn nữa , trong giai đoạn đầu thực hiện CNH- HĐH , nhập siêu là vấn đề không tránh khỏi nên rễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt ngoại tệ .Giải quyết vấn đề này chỉ có thể là thu hút vốn đầu tư nước ngoài ,trong đó có FDI . Nguồn vốn này sẽ là một tác nhân thu hút vốn ODA từ các nước và tổ chức quốc tế, góp phần ra tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế , kích thích thị trường vốn phát triển ,thúc đẩy thương mại quốc tế và sự tham gia đầu tư của các công ty khác .Mặt khác FDI là dòng vốn ổn định , được các nhà đầu tư cam kết lâu dài . Theo dự kiến trong dai đoạn 5 năm 2001 – 2005 thì nhu cầu vốn đầu tư xã hội là 60 –65 tỷ USD ,bình quân khoảng 13 tỷ USD . Trong đó , vốn nước ngoàI dự kiến chiếm 30% ,gồm ODA khoảng 7,5 tỷ USD và FDI khoảng 12,5 tỷ USD .Trong số 800-1000 (tỷ USD) FDI của thế giới có khoảng100 – 140 tỷ USD dành cho các nước đang phát triển , cho nên kế hoạch thu hút FDI của Việt Nam là có thể thực hiện được , tuy nhiên , hiện nay vốn đăng ký mới hàng năm của nước ta vẫn chưa được 3 tỷ USD/năm .Có lẽ chúng ta phải đặt mục tiêu vốn FDI thực hiện hàng năm tối thiêu phải bằng năm cao nhất của thập kỷ trước và cố gắng tăng thêm càng nhiều càng tốt , đặc biệt chú trọng đến hiệu qủa sử dụng vốn FDI. Hiện nay ,đầu tư nước ngoài chiếm 100% về khai thác dầu thô, sản xuất ôtô , máy giặt , tủ lạnh , điều hoà nhiệt độ ….chiếm 60%sản lượng thép cán , 33% về sản xuất máy móc , thiết bị điện , 76% dụng cụ y tế chính xác . Trong công nhiệp nhẹ FDI chiếm 55% sản lượng sợi các loại , 30% vải các loại ,49% da,giày , 18%may mặc và 25% thực phẩm …kết quả là khu vực FDI đóng góp hơn 13%GDP , chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, trên23%kim nghạch xuất khẩu (không kể dầu khí ), đạt trên 35%giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp cho NSNN khoảng 7%thu hut hơn 500 ngàn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp .Bằng việc chủ động nguồn vốn FDI , Nhà nước đã chủ động trong bố trí cơ cấu vốn đầu tư nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển kinh tế .Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều ngành nghề và sản phẩm mới ,tăng năng lực lao động cho các ngànhcông nghiệp Việt Nam .Ngoài ra dự án FDI với trang thiết bị , công nghệ mới , kinh nghiệm quản lý tiên tiến ,với sức cạnh tranh cao đã co sức mạnh lan toả anh hưởng , thúc đẩy tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung ngày một tăng lên . Thông qua đầu tư ,FDI đã có tác động đến cả chiều sâu và chiều rộng của quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam . Khu vực đầu tư nươc ngoài đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ và kỹ thuật của nhiều ngành sản xuất , nhờ vậy tạo điều kiện nâng cao tay nghề , kinh doanh quản lý tiên tiến , nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước . Hiện nay , các doanh nghiệp của 64 nước và vùng lãnh thổ hoạt động tại Việt Nam , chu yếu ở các thành phố lớn và vùng phụ cận .Năm 2000, các doanh nghiệp FDI đã chiếm tỷ trọng 13,3% tỷ GDP nói chung và 19,5% GDP trừ khu vực hộ gia đình ;chiếm tỷ trọng 35,5%tổng sản lượng công nghiệp chiếm tỷ trọng 18,6% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội Nhiều địa phương có lợi thế trong thu hút FDI đã biết khai thác các lợi thế và tiềm năng, nâng cao năng lực sản xuất như : Đồng Nai, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996 –2000 của tỉnh này là 12,9%(cao gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước ).Các doanh nghiệp FDI có công nghệ cao hơn các doanh nghiệp nhà nước nên lao động Viêt Nam được tiếp thu công tác quản lý tiên tiến cũng như trình độ lao động càng góp phần nâng cao trình độ lao động Việt Nam. Chỉ trong một thập kỷ Viêt Nam đã hình thành nhiều ngành kinh tế quan trọng như thăm dò , khai thác dầu khí , bưu chính viễn thông , cơ khí điện tử, công nghệ phần mềm và nhiều dịch vụ khác như kinh doanh khách sạn ….FDI với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đã hình thành nhiều doanh nghiệp hiện đại , có đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Nhân tố cơ bản cho sự tăng trưởng kinh tế là vốn đầu tư ,mức tăng trưởng kinh tế phụ thựôc vào tổng số vốn đầu tư và hệ số ICOR của nền kinh tế . Tổng nguồn vốn đầu tư và hệ số ICOR của toàn bộ nền kinh tế trong thời gian từ 1991 đến năm 2000 như sau : Đầu tư toàn xã hội 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Vốn trong nớc (tỷ đồng) 11545 19552 30556 37796 46048 56667 66570 73036 86300 98200 FDI (Tỷ đồng) 1926 5185 10621 16500 22000 22700 30300 24300 18900 21800 Tỷ lệ vốn /GDP (%) 17.6 22.4 30.1 30.4 29.7 29.2 30.9 27 26.3 27.2 Hệ số ICOR 3 2.6 3.7 3.4 3.1 3.1 3.8 4.7 5.5 4 Theo số liệu của bảng trên đây thì số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 26.87% trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế .Nhưng phần tăng của GDP do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại chiếm khoảng 45.1% trong tổng mức tăng GDP . Điều này có thể do việc sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả cao hơn so với hiệu quả vốn đầu tư trong nước . 1.2. FDI góp phần mở rộng quy mô, ra tăng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu: Học tập kinh nghiệm thành công của các nước Đông á, Việt Nam hiện đang đi theo con đường hiện đại hoá hướng ngoại . coi trong xuất nhập khẩu hàng hoá , dịch vụ , mở cửa thị trường với lộ trình thích hợp để hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế khu vực và thế giới ;Từ đó tăng cường đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng quy mô thị trường quốc tế , nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam . Bên cạnh đó , khu vực đầu tư nước ngoài cũng đã góp phần mở rộng thị trường trong nước , thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận thị trường quốc tế . Hiện nay , tiềm năng thu hút FDI trong lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp chế tạo cho xuất khâủ còn rất lớn như lĩnh vực công nghệ điện tử, thông tin . Hiện nay Việt Nam đang trú trọng thu hút FDI , nhưng nhìn chung , việc thu hút chỉ rừng ở đầu tư lĩnh vực công nghiệp lắp ráp có quy mô nhỏ , nguyên nhân chủ yếu là do thể chế và phương thức thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay . 1.3. FDI Với nguồn nhân lực và tạo thu nhập cho người lao động. Việc tăng đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài sẽ tạo ra cơ hội sản xuất ra nhiều hàng hoá không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu nhiều hơn , tạo ra nhiều việc làm hơn . Trong những năm qua , việt nam đã thu hút hơn 500nghàn lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI .Tuy nhiên hàng năm nhu cầu tạo việc làm là 1,2 triệu lao động .Như vậy để giải quyết việc làm thì cần thiết phải phát triển kinh tế nhiều thành phần , kể từ khi có luật doanh nghiệp đã có hàng nghàn doanh nghiệp được thành lập mới và thu hút hàng nghàn lao động , tạo ra nhiều việc làm mới . Tuy nhiên thực tế lao động trong các doanh nghiệp FDI có mức thu nhập trung bình gấp 2 lận thu nhập của các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề , số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại , có kỷ luật lao động tốt , học hỏi được các kinh nghiệm , phương thức lao động tiên tiến và phải làm việc trong môi trường có áp lực cao , cường độ lớn điều này đòi hỏi lao động việt nam luôn phải phát huy , học hỏi và nâng cao trình độ . Đây là các thế mạnh của các doanh nghiệp FDI đối với tạo công ăn , việc làm . 1.4. FDI đối với hệ quả kinh tế - xã hội: Trong môi trường có điều kiện lao động tốt ,chất lượng lao động cao , các doanh nghiệp FDI thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy có quy mô thích hợp đều đạt được hiệu quả tối đa .Các sản phẩm được xuất khẩu trên thị trường thế giới hay sản phẩm chỉ được bán trong nước nhưng đầu tư FDI hợp lý đã góp phần tăng năng xuất lao động xã hội do FDI đã thúc đẩy tiến bộ công nghệ ,nâng cao tay nghề cho người lao động ,cải thiện trình độ quản lý doanh nghiệp ... Hàng năm FDI đã có đóng góp quan trọng vào thu nghân sách nhà nước từ các khoản thuế trực tiếp mà các doanh nghiệp nộp và các khoản gián tiếp mà FDI đã tạo ra cho các hoạt động dịch vụ thương mại , thu nhập của người lao động . Đối với Việt Nam thì FDI còn tác động tới cán cân thanh toán quốc tế .Hàng năm ,Việt Nam nhập từ 2-3 tỷ USD , trong đó không dưới 30% là ngoại tệ manh để trang trải kinh phí đầu tư ban đầu ở trong nước . Trong quá trình gia tăng kim ngạch xuất khẩu ,các doanh nghiệp FDI đã tạo ra nguồn ngoại tệ thặng dư tham gia vào việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế . FDI còn có tác động kích thích cải cách và hoàn thiện thể chế tiền tệ ,ngoại hối .Trong thời gian qua đã có nhiều định chế tiền tệ ,tín dụng của Việt Nam được thay đổi . Sự tham gia của các nghân hàng nước ngoài ,các tổ chức tín dụng quốc tế ,các quỹ đầu tư ,các tổ chức bảo hiểm lớn trên thế giới tại Việt Nam có tác động trực tiếp đến các hoạt động thương mại và đầu tư đòi hỏi các nghân hàng ,các tổ chức tín dụng ,các doanh nghiệp bảo hiểm ...phải thay đổi cách thức hoạt động cũng như thể chế của mình theo nguyên tắc thị trường cởi mở hơn . 1.5. ảnh hưởng của FDI tới cơ cấu kinh tế : Trong điều kiện nền kinh tế mở , các quan hệ kinh tế quốc tế tạo ra sự động lực và điều kiện cho sự dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế của các quốc gia . Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là một động lực mạnh mẽ ,có ý nghĩa tăng lớn đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế . +. Cơ cấu kinh tế bao gồm :cơ cấu ngành ;cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng kinh tế .Mỗi cơ cấu kinh tế sẽ xác định vị trí và vai trò của các bộ phận khác và có mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế .Qúa trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế sẽ làm thay đổi vị trí và vai trò của các bộ phận khác nhau .Nội dung dưới đây chỉ đề cập đến ngành kinh tế . Cơ cấu ngành kinh tế được thể hiện ở tỷ trọng của các ngành trong GDP .Tỷ trọng này của Việt Nam trong thời gian từ năm 1990-2000 có sự thay đổi đáng kể ,nếu chia nền kinh tế quốc dân thành ba nhóm ngành lớn là nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp ,lâm nghiệp , thuỷ sản ), công nghiệp (bao gồm công nghiệp và xây dựng ) và dịch vụ (bao gồm các ngành còn lại )thì tỷ trọng của chúng như sau : năm nông nhiệp công nghiệp dịch vụ tổng số 1990 38.7 22.7 38.6 100 1991 40.49 23.79 35.72 100 1992 33.49 27.26 38.8 100 1993 29.87 28.9 41.23 100 1994 27.43 28.87 43.7 100 1995 27.18 28.76 44.06 100 1996 27.76 29.73 42.51 100 1997 25.77 32.08 42.15 100 1998 25.78 32.49 41.37 100 1999 25.43 35.5 40.67 100 2000 24.3 36.61 39.09 100 Từ năm 1990 đến năm 1995, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực . Tất cả các nhóm ngành kinh tế đều tằng lên , nhưng tốc độ tăng lên của các nhóm ngành là khác nhau nên đã làm cho tỷ trọng các ngành trong GDP thay đổi . Tính trung bình thời kỳ 1990-1995, nông nghiệp tăng 4.4%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng chung của nền kinh tế là 8.2%, nên tỷ trọng trong GDP đã giảm 9.7% trong vòng 5 năm , thời kỳ 1996-2000 ,nông nghiệp tăng 3.2%và từ chỗ là ngành có tỷ trọng cao nhất đã trở thành ngành có tỷ trọng thấp nhất . Nhóm ngành công nghiệp có tốc độ tăng cao nhất ,trung bình 12.8%/năm , riêng công nghiệp tăng 13.6%, gấp rưỡi tốc độ tăng chung , nên tỷ trọng đã tăng 6.4%từ chỗ là nhóm ngành có tỷ trọng thấp nhất đã trở thành nhóm ngành có tỷ trọng cao thứ hai .Nhóm ngành dịch vụ có tốc độ tăng khá , bình quân 9%/năm ,cao hơn tốc độ tăng chung , nên tỷ trọng GDP thời kỳ 1990-1995 đã tăng 3.3%. Điểm xuất phát của sự tăng trưởng kinh tế là việc tăng đầu tư cho nền kinh tế ,trong thơi kỳ 1990-1995 ,tổng vốn đầu tư trong nền kinh tế đã thực hiện là 15.7 tỷ USD ( nếu quy theo giá năm 1995 thì tổng vố đầu tư lên tới 18-19 tỷ USD) trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 4,205 tỷ USD, chiếm 27.4% tổng số vốn đầu tư trong nền kinh tế ,thời kỳ 1996-2000 là 4.567 tỷ USD . +. Do có sự tăng cường đầu tư nhiều hơn , nhất là sự trang bị máy móc thiết bị và công nghệ ,nên sản xuất công nghiệp thời gian qua đã đạt tốc độ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng GDP ,theo số liệu của tổng cục Thống Kê giá trị xản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp đã đi vào sản xuất thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 21.7%giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp giai đoạn 1991-2000. Kết quả này phản ánh phần nào vài trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xản xuất công nghiệp của Việt Nam hiện nay ,trước hết là mặt định lượng . Đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đã có vai trò to lớn đối với sự dịch chuyển kinh tế ,thông qua việc đầu tư nhiều hơn vào ngành công nghiệp đã tạo điều kiện để ngành công nghiệp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng . Vì ngành công nghiệp có năng suất lao động cao và tỷ trọng lớn trong nền kinh tế ,đầu tư trực tíêp nước ngoài đã góp phần to lớn vào tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế quốc dân . 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vàoViệt Nam sẽ chịu sự chi phối của ba nhóm yếu tố cơ bản . Đó là : xu hướng đầu tư của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới ; Mức độ cải thiện mối quan hệ chính trị – ngoại giao với các nước ,đặc biệt là mối quan hệ Việt - Mỹ , tạo điều kiện thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO); khả năng cải thiện môi trường đầu tư trong nước bao gồm cả môi trường kinh tế , pháp lý và xã hội . 2.1. Xu hướng đầu tư trực tiếp trên thế giới . Qua nghiên cứu về đầu tư trực tiếp trên thế giới cho thấy lượng vốn FDI đã tăng mạnh qua các thập kỷ . Nếu như trong những năm 70, lượng vốn đầu tư trực tiếp trên toàn thế giới bình quân hàng năm là 25 tỷ USD , thì con số này đã tăng lên với lượng vốn là 50 tỷUSD trong thời kỳ 1980-1985, trong thời kỳ 1986-1989 thì con số này đã tăng lên trung bình là 141 tỷ USD /năm . Trong thập kỷ 90 thì số lượng vốn đầu tư nước ngoài trung bình là 147.8 tỷ USD /năm . Qua đó cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài nó là kết quả trực tiếp của sự bành trướng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia đang ngày còn chiếm giữ vị trí quan trong trong đời sống kinh tế quốc tế . Tuy nhiên , phần lớn lượng vốn đầu tư trực tiếp được thực hiện ở các nước phát triển , các nước đang phát triển không những chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn FDI trên toàn thế giới mà tỷ trọng này còn liên tục giảm xuống . Các luồng vốn vào các nước đang phát triển ( tỷ USD ) . 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Luồng vốn thuần 174.1 187.7 154.5 99.0 83.5 64.0 Năm 1999, các nước công nghiệp phát triển chiếm 76.5 % tổng số vốn FDI , trong khi đó dân số thế giới sống tại các nước đang phát triển chia nhau 23.5% còn lại . Xu hướng gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới là yêu cầu tất yếu của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ . Xu hướng này mang tính lâu dài , cho dù một số năm cụ thể ,lượng vốn FDI có thể giảm xuống do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế , nhất là cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu á năm 1997 ( do cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 , tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới giảm xuống 4.2% so với 6.9%trong thời kỳ 1990-1996 , đã dẫn đến sự giảm xút của các luồng FDI trong thời gian này ). Mặc dù tổng lượng vốn FDI trên toàn thế giới là rất lớn , nhưng phần lớn là đầu tư lẫn nhau giữa các cước phát triển . Trong số các nước đang phát triển , đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào một số nước như : Khu vực Châu á thái Bình Dương , ASEAN, Trung Quốc , các nước NICS .... 2.2. Tình hình chính trị đối ngoại . Tình hình chính trị trên thế giới và mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước , nhất là quan hệ Việt –Mỹ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới dòng chu chuyển các dòng vật tư bên ngoài vào Việt Nam .Trong những năm qua Việt Nam đã chủ động giải quyết từng bước quan hệ goại giao với các nước . Trong đó bình thường hoá quan hệ với các nước Tây Âu , Nhật Bản , Trung Quốc , quan hệ Việt –Mỹ và nhất là Việt Nam gia nhập các nước ASEAN , ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ , cam kết với AFTA, xin ra nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ), đã tạo điều kiện tiền đề cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài , nhập khẩu công nghệ cao từ các nước phát triển và mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới . 2.3. Môi trường đầu tư trong nước . Mặc dù đã từng bước cải thiện ,nhưng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn kém thuận lợi hơn so với các nước khác trong khu vực , chủ yếu là cơ sở hạ tầng yếu kém , thếu sân kho bến bãi , thếu ngoại tệ , sức mua của thị trường trong nước còn hạn hẹp và đặc biệt là hệ thống luật pháp ,chính sách thiếu đồng bộ , thủ tục hành chính quan liêu rườm rà . Sự nghèo nàn và lạc hậu của cơ sở hạ tầng vốn dĩ đã tồn tại từ nhiều thập kỷ nay và càng trở nên gay gắt hơn khi nền kinh tế đã tạo được đà chuyển biến với những kết quả tích cực trong việc gia tăng sản xuất trong nước và mở quan hệ kinh tế với bên ngoài .Tình trạng quá tải và lạc hậu của một số cảng biển , hàng không và hệ thống giao thông đường bộ , đường sắt cũng như thiếu hụt điện năng , nhất là các tỉnh phía nam, nguồn cung cấp nước công nghiệp chưa được đảm bảo ,thông tin liên lạc chưa thích nghi với cơ chế thị trường , thiếu nhà ở , thiếu khu vực giải trí và dịch vụ cho người nước ngoài . Chất lượng dịch vụ ngân hàng , tài chính cũng như sức mua của thị trường trong nước là bộ phận cấu thành quan trọng của môi trường đầu tư .Lĩnh vực tài chính , ngân hàng đã có những chuyển biến nhất định . Chưa khi nào mức độ lạm phát ở nước ta lại thấp như thời gian gần đây . Khả năng khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ của hệ thống luật pháp , chính sách cũng như việc giảm bớt tình trạng quan liêu và kết quả chống tham nhũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường đầu tư . 3. Các hình thức FDI . Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định có ba hình thức đầu tư chủ yếu là xí nghiệp liên doanh , xí nghiệp 100% vốn nước ngoài ,hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng ; ngoài ra còn có một số hình thức khác . 3.1. Hình thức xí nghiệp liên doanh : Được áp dụng phổ biến hơn nhưng có xu hướng bớt dần về tỷ trọng .Các Nhà đầu tư nước ngoài thích áp dụng hình thứ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0237.doc
Tài liệu liên quan