Chương I. Cơ sở lý luận chung.
I.Giới thiệu tổ chức thương mại thế giới ( WTO).
1.Lịch sử hình thành.
Tháng 2 năm 1946, Hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc đã triệu tập một hội nghị bàn về thương mại và việc làm. Văn kiện cuối cùng của hội nghị này là Hiến chương Lahabana. Đây là cơ sở để 23 nước thương lượng ký Nghị định thư tạm thời về việc thi hành "Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) vào ngày 23 tháng 10 năm 1947, chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948.
Và
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) tới việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế là GATT, công ước mang tính chất lâm thời, trở thành thoả thuận đa phương then chốt về mậu dịch toàn cầu. Hiệp định GATT trở thành văn kiện công pháp quốc tế đầu tiên điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các quốc gia mang tính chất đa phương. Nhiệm vụ chính của GATT là tự do hoá thương mại, cắt giảm thuế quan, bãi bỏ các hạn chế về nhập khẩu và chấm dứt mọi phân biệt đối xử về kinh tế và buôn bán giữa các nước. Bất cứ sự thay đổi nào trong hiệp định cũng đòi hỏi phải được tất cả các thành viên đồng ý. Nếu có sự tranh chấp, mọi thành viên phải đồng thuận về giải pháp.
Khi GATT ra đời, các quốc gia chỉ xem đây là một giải pháp dung hoà tạm thời nhưng trên thực tế nó tồn tại trong một thời gian dài. GATT đã trải qua bảy vòng đàm phán, không kể vòng khai sinh ra nó gồm: 1949 (vòng Annecy), 1951 (vòng Torquay), 1956 (vòng Geneva), 1960 - 1961 (vòng Dillon), 1964 - 1967 (vòng Kennedy), 1973 - 1979 (vòng Tokyo) và 1986 - 1994 (vòng Uruguay).
Sau hơn 40 năm tồn tại của mình, GATT đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế thế giới. Nhưng do cơ chế giải quyết tranh chấp không hiệu quả và người được lợi chủ yếu là Mỹ nên các quốc gia khác đòi phải có một tổ chức thay thế GATT có hiệu quả hơn. Trong vòng Uruguay (vòng đàm phán cuối cùng của GATT) các quốc gia thành viên đã đồng thuận thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) để kế vị GATT từ ngày 1 tháng 1 năm 1995.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế, là thiết chế pháp lý của hệ thống thương mại thế giới quy định các nghĩa vụ chủ yếu mang tính cam kết để xác định các chính phủ xây dựng và thực thi luật pháp và các quy chế thương mại trong nước như thế nào.
Hiện nay WTO là một tổ chức quốc tế có quy mô lớn nhất thế giới (trừ Liên Hiệp Quốc) với 146 thành viên chính thức. Thêm vào đó, thoả thuận WTO cũng có quy mô khá đồ sộ với 29 văn bản pháp quy riêng rẽ, bao quát mọi thứ từ nông nghiệp đến vải vóc và may mặc, từ dịch vụ đến mua sắm của chính phủ, từ nguồn gốc hàng hoá đến sở hữu trí tuệ. Ngoài ra còn có 25 văn bản bổ sung là tuyên bố, quyết định và ghi nhớ cấp bộ trưởng giải thích rõ các nghĩa vụ và cam kết của các thành viên WTO. Như vậy rõ ràng WTO có nhiều khác biệt so với GATT và chủ yếu ở 5 điểm cơ bản sau:
- GATT chỉ là một loạt quy định, một thoả thuận đa phương không mang tính chất thiết chế và chỉ có một ban thư ký điều phối nhỏ. WTO là một thiết chế thường trực, có cả một bộ phận văn phòng điều hành lớn.
- Các quy định của GATT được áp dụng trên cơ sở "lâm thời". Các cam kết của WTO là toàn bộ và thường trực.
- Các quy định của GATT chỉ áp dụng đối với buôn bán hàng hoá. WTO thì ngoài hàng hoá còn bao quát cả thương mại trong dịch vụ và thương mại về phương diện liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
- GATT là công cụ đa phương, và từ những năm 1980, có thêm nhiều hiệp định của một số bên nên mang tính chất chọn lựa. Hầu hết các hiệp định của WTO là đa phương và như vậy đòi hỏi sự cảm kết bắt buộc của tất cả các thành viên.
- Hệ thống xử lý tranh chấp của WTO nhanh hơn, linh động hơn, và như vậy giảm nguy cơ bế tắc so với hệ thống của GATT. Việc thực thi cũng được bảo đảm hơn.
"GATT 1947" tồn tại cho đến cuối năm 1995. Nhưng "GATT 1994", bổ sung và cập nhật nó, là bộ phận tổng thành của WTO và vẫn tiếp tục phát huy chức năng tác dụng về thương mại hàng hoá quốc tế trong tổ chức mới này.
2.Nguyên tắc hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới.
2.1. Nguyên tắc thứ nhất: Không phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế.
Theo điều khoản về "đãi ngộ tối huệ quốc - MFN", mỗi nước thành viên sẽ dành sự ưu đãi của mình đối với sản phẩm của các thành viên khác, không có nước nào dành lợi thế thương mại đặc biệt cho bất kỳ một nước nào khác hay phân biệt đối xử chống lại nước đó. Tất cả đều trên cơ sở bình đẳng và chia sẻ lợi ích về mậu dịch trong mọi lĩnh vực. Một loại hình chống phân biệt đối xử khác là "đối xử quốc gia". Loại hình này đòi hỏi khi hàng hoá thâm nhập vào một thị trường thì nó phải được đối xử không kém ưu đãi so với hàng hoá tương tự sản xuất trong nước. Ngoài ra, WTO còn đưa ra các điều khoản không có sự phân biệt đối xử khác bao gồm các hiệp định, các quy tắc về xuất xứ, kiểm nghiệm hàng hoá trước khi giao hàng, về biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại và về áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch.
2.2.Nguyên tắc thứ hai: Thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán.
Nhiều lý thuyết kinh tế học hiện đại đã chỉ ra rằng "lợi thế so sánh" là căn nguyên của thương mại quốc tế. Tuy vậy lịch sử và kinh nghiệm cho thấy, tất cả các nước có lợi thế, chẳng hạn lợi thế về chi phí lao động hay nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng có thể trở thành không thể cạnh tranh được trong một vài sản phẩm hay dịch vụ khi nền kinh tế của họ phát triển. Tuy nhiên, với những ưu thế của nền kinh tế mở, chúng có khả năng cạnh tranh ở một nơi khác. Đây là một quá trình dần dần. Mặt khác bảo hộ quá mức sẽ làm nền kinh tế trì trệ, không hiệu quả. Chính vì những lợi ích trên mà một trong những mục tiêu mang tính nguyên tắc của WTO là ngăn cản xu thế bảo hộ và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa bảo hộ.
Việc giải quyết tranh chấp trong WTO được coi là một yếu tố trung tâm bảo đảm cho việc vận hành thương mại một cách an toàn và nằm trong dự kiến. Các thành viên phải dựa vào cam kết không hành động đơn phương chống lại những điều mà họ coi là vi phạm luật lệ thương mại, mà phải dựa vào hệ thống giải quyết tranh chấp đa phương và phải tuân thủ các quy định và phán quyết của hệ thống này.
Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được khiếu kiện hoặc kháng án, cơ quan xử lý tranh chấp (DSB) phải họp để phán quyết. Bên bị kiện phải tuyên bố rõ ý định chấp hành khuyến nghị. Nếu có khó khăn trong việc tuân thủ ngay lập tức thì có thể được DSB cho kéo dài "một thời gian hợp lý" để chấp hành. Trong trường hợp vẫn không chấp hành được thì thành viên bị kiện phải thương lượng với bên nguyên để xác định những điều kiện bồi thường có thể chấp nhận được cho cả hai phía - chẳng hạn, giảm thuế suất về một số lĩnh vực nào đó có lợi cho bên nguyên.
Nếu sau 21 ngày mà yêu cầu bồi thường vẫn chưa được thoả mãn thì bên nguyên có thể đề nghị DSB cho phép mình thực hiện việc đình chỉ thoả nhượng hoặc nghĩa vụ với phía bên kia. DSB sẽ đồng ý với đề nghị này sau khi mãn hạn 30 ngày nói trên. Vụ việc sẽ nằm trong nghị trình của DSB cho đến khi đã được hoàn toàn giải quyết. Như vậy, DSB có thẩm quyền duy nhất thành lập các hội đồng xét xử, thụ lý các báo cáo của hội đồng xét xử và kháng cáo, duy trì giám sát việc thực thi các phán quyết và khuyến nghị, cho phép vận dụng các biện pháp trả đũa trong những trường hợp không chịu chấp hành khuyến nghị.
2.3.Nguyên tắc thứ ba: Nguyên tắc dễ dự đoán.
Hệ thống thương mại đa phương là một sự cố gắng của các quốc gia nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư, người chủ, người lao động và người tiêu dùng một môi trường kinh doanh thuận lợi để có thể khuyến khích thương mại, đầu tư và tạo công ăn việc làm, cũng như các cơ hội và giá cả thấp trên thị trường. Môi trường đó cần được ổn định và có khả năng dự đoán trước, đặc biệt là với những công việc liên quan đến đầu tư và phát triển.
Vấn đề mấu chốt của những điều kiện thương mại có thể dự báo trước là sự rõ ràng của luật pháp trong nước, các quy định và thực tiễn. Nhiều hiệp định của WTO chứa đựng những điều khoản rõ ràng đòi hỏi phải công bố trong toàn quốc, ví dụ thông qua các báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng hay thông báo chính thức với WTO. Phần lớn công việc của các quan chức WTO có liên quan là xem xét lại những thông báo này. Việc giám sát này sẽ cung cấp thêm các biện pháp nhằm khuyến khích sự rõ ràng của các điều luật và các quy định ở cả phạm vi trong nước và quốc tế.
2.4.Nguyên tắc thứ tư: Nguyên tắc tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng.
WTO là một tổ chức hướng tới tự do hoá thương mại trên toàn cầu nhưng hiện tại nó vẫn chấp nhận một số dạng bảo hộ (thuế...) mà WTO cho phép các nước thành viên sử dụng để chống trả lại mọi biện pháp có thể gây méo mó về giá cả trong nước hoặc gây tổn hại cho chính nước bạn hàng như việc bán phá giá, trợ cấp đầu vào, áp dụng các biện pháp phụ thu đối với hàng nhập khẩu để bảo hộ nội địa, sử dụng các hàng rào thuế để hạn chế hoặc hạn chế buôn bán... Theo nguyên tắc này buộc các thành viên phải đưa ra những ứng xử công bằng với các nước bạn hàng như giảm bớt các bảo hộ, rõ ràng các luật lệ thương mại, đưa ra các biện pháp bảo hộ trí tuệ...
Các quy tắc về không phân biệt đối xử được đưa ra đảm bảo hoạt động thương mại bình đẳng; tương tự các quy tắc về chống phá giá và trợ cấp nhằm mục đích đó. Hiệp định về nông sản của WTO đưa ra nhằm gia tăng sự công bằng trong thương mại nông sản. Hiệp định đa biên về mua sắm của các chính phủ sẽ quy định các nguyên tắc cạnh tranh cho các vụ mua sắm của hàng nghìn cơ quan khác nhau của chính phủ ở nhiều quốc gia. Còn nhiều ví dụ khác về điều khoản của WTO được đưa ra để đẩy mạnh sự cạnh tranh công bằng và không bị bóp méo.
2.5.Nguyên tắc thứ năm: Nguyên tắc dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi.
Hơn 3/4 số thành viên của WTO là các nước phát triển và các nước đang phát triển và các nước đang trong quá trình cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường. Các nước này đang ở trong thời kỳ chuyển đổi để điều chỉnh theo các điều khoản phức tạp và phi thuế quan của WTO, đặc biệt là đối với các nước nghèo và kém phát triển nhất. Trong phần IV của GATT - 1994, bao gồm 3 điều khoản đã được đưa ra năm 1965, là nhằm khuyến khích các nước công nghiệp giúp đỡ các nước đang phát triển thành viên "như một sự cố gắng có ý thức và kiên quyết" trong các điều kiện thương mại của họ và không đòi hỏi một sự đáp lại nào về sự nhượng bộ của các nước đang phát triển trong thương lượng. Biện pháp tiếp theo được thoả thuận tại thời điểm cuối của vòng đàm phán Tokyo năm 1979 và được đề cập một cách thông thường như là "điều khoản có thể", đưa ra một cơ sở pháp lý vĩnh viễn cho sự nhượng bộ thâm nhập thị trường của các nước phát triển đối với các nước đang phát triển theo hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP).
3. Cơ cấu tổ chức của Tổ chức thương mại thế giới.
Hội nghị cấp bộ trưởng là cơ quan quyền lực tối cao của WTO, gồm đại diện của tất cả các thành viên, ít nhất hai năm họp một lần và có thể ra quyết định về mọi vấn đề thuộc bất kỳ hiệp định thương mại đa phương nào.
Công việc thường ngày do một số cơ quan sau đây chịu trách nhiệm: Đại hội đồng, cũng bao gồm các thành viên, có trách nhiệm báo cáo cho Hội nghị cấp Bộ trưởng. Đại hội đồng điều hành công việc thường xuyên nhân danh Hội nghị cấp bộ trưởng, thành lập hai bộ phận chuyên trách là Cơ quan xử lý tranh chấp (DSB) và Ban kiểm điểm chính sách thương mại (TPRB).
Đại hội đồng giao trách nhiệm cho 3 cơ quan chức năng sau:
- Hội đồng mậu dịch về hàng hoá.
- Hội đồng mậu dịch về dịch vụ.
- Hội đồng mậu dịch về các phương diện liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Các hội đồng này hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao, có các tiểu ban giúp việc. Biên chế của Ban thư ký có 500 người, đứng đầu là Tổng giám đốc và bốn Phó tổng giám đốc. Ngân sách của WTO do đóng góp của các thành viên tính theo tỷ phần của mỗi nước trong tổng kim ngạch thương mại thế giới
Hình 1.Sơ đồ cơ cấu Tổ chức thương mại thế giới
4.Các nước thành viên.
Kể từ ngày thành lập đến nay, Tổ chức thương mại thế giới hoạt động rất hiệu qủa và cho đến nay đã có 146 thành viên. Việc một quốc gia nào đó gia nhập Tổ chức thương mại thế giới phải đáp ứng những điều kiện của tổ chức này, chính vì thế, để được gia nhập vào tổ chức này họ phải hết sức nỗ lực chuẩn bị cả về nguồn lực, cơ sở hạ tầng tới đường lối chính sách kinh tế. Điều này làm cho họ tập trung một cách tối đa. Sau khi gia nhập họ phải chịu sự ràng buộc điều kiện của tổ chức, trong đó nổi bật lên là chính sách về thuế. Tổ chức thương mại thế giới thừa nhận thuế quan ( thuế nhập khẩu) là công cụ hợp pháp duy nhất để bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Các hàng rào bỏ hộ phi thuế quan phải được bãi bỏ. Có như vậy là do thuế quan là biện pháp bảo hộ ít bóp méo thương mại nhất và cũng là biện pháp mang tính minh bạch hơn cả. Thuế quan chia thành nhiều loại thuế khác nhau: Thuế phần trăm là một số phần trăm nhất định trên giá trị hàng hoá nhập khẩu ( ví dụ 5%). Thuế cụ thể quy định một khoản tiền cố định phải nộp trên một đơn vị hàng hoá ( ví dụ 1000 đồng/kg). Ngoài ra còn có thuế thay thế có thể áp dụng thay thế hoặc thuế phần trăm hoặc thuế cụ thể tuỳ theo loại thuế nào cao hơn. Trong khi đó, thuế kết hợp buộc người nhập khẩu phải trả cả hai loại thuế phần trăm và nhập khẩu. Tuy nhiên, loại thuế phần trăm là loại thuế rõ ràng hơn cả nên Tổ chức thương mại thế giới khuyến khích dùng hơn các loại thuế khác, cần phải đưa ra mức thuế phần trăm tương đương nhằm xác định mức bảo hộ tương ứng. Thuế quan phải được áp dụng trên nguyên tắc tối huệ quốc ( MFN) cho tất cả các thành viên Tổ chức thương mại thế giới . Chính sự ràng buộc về chính sách thuế thúc đẩy các doanh nghiệp, công ty của các nước thành viên ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Điều đó làm cho chất lượng sản phẩm trên thị trường ngày một tăng, giá thành hạ, mẫu mã đẹp,…Sự cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển đã làm cho thị trường của các nước thành viên trở nên sôi động, luôn được hâm nóng.
II.Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.Giới thiệu chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Kể từ khi luật đầu tư được ban hành năm 1987 tới 24/12/2002, trên địa bàn cả nước có trên 4500 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký và tăng vốn đạt trên 50 tỷ USD trừ các dự án giải thể trước thời hạn hoặc đã hết hạn hoạt động, hiện còn 3670 dự án có hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt trên 39 tỷ USD. Trong đó có gần 2000 dự án đang triển khai hoạt động kinh doanh, 980 dự án trong thời kỳ xây dựng cơ bản và làm thủ tục hành chính và gần 700 dự án chưa triển khai do nhiều nguyên nhân ( Theo Thông tin kinh tế, xã hội số 2 (14) trang 21).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hơn một thập kỷ qua có thể nhìn nhận qua 2 giai đoạn với hai xu hướng phát triển khác biệt với mốc là năm 1996.
Giai đoạn trước năm 1996: đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục gia tăng cả về số lượng dự án lẫn số vốn đầu tư, đạt mức kỷ lục là 8,6 tỷ USD về tổng số vốn đăng ký vào năm 1996.
Trong giai đoạn 1997 – 2002, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm trung bình 24% năm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giảm đáng kể từ mức vốn đàu tư đăng ký khoảng 8,6 tỷ USD năm 1996 xuỗng còn 2,1 tỷ USD năm 2000 và 1,4 tỷ USD năm 2002. Ngoài ra, trong giai đoạn này còn một xu hướng khác rất đáng lo ngại đó là số dự án và vốn đầu tư giải thể tăng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Khu vực Đông Bắc á ( bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công…) chiếm vị trí quan trọng trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 2033 dự án và 15.976 triệuUSD vốn đăng ký còn hiệu lực ( chiếm 55,4% tổng số dự án và 40,8% về vốn đăng ký của tất cả các dự án đang còn hiệu lực).
Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam từ năm 1997 trở lại đây suy giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới năm 1997. Tuy nhiên kể từ năm 2000, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đài Loan và Nhật Bản đã có dấu hiệu phục hồi. Bù vào sự giảm sút về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước châu á, những năm qua các nước châu Âu như Anh, Hà Lan, Liên bang Nga đã tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Đầu tư của các nước châu âu như Pháp, Hà Lan, Anh vẫn nằm trong số 10 nước đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Mỹ đang ở vị trí thứ 13 với 1350 triệu USD vốn đăng ký đầu tư trong 127 dự án.
Bảng 1. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến tháng 2/2002.
( Đơn vị tính: triệu USD)
Nền kinh tế
Số dự án
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Singapo
Đài Loan
Nhật Bản
Hồng Kông
Trung Quốc
Pháp
Quần đảo Virgin-Anh
Anh Quốc
Liên Bang Nga
Hoa Kỳ
Malaysia
Thái Lan
australia
Các nước khác
256
712
339
332
319
161
102
44
65
127
92
132
101
506
5776,3
5027,8
3576,1
3367,1
3167,3
2189,8
1801,7
1721,7
1577,6
1350,6
1102,5
1029,9
1025,5
5889,9
15,0
13,0
9,3
8,7
8,2
5,7
4,7
4,5
4,1
3,5
2,9
2,7
2,7
15,3
2124,7
2537,4
2828,5
1630,7
1992,4
697,6
943,0
960,1
854,1
607,8
986,8
528,6
585,8
2797,7
10,6
12,6
14,1
8,1
9,9
3,5
4,7
4,8
4,3
3,0
4,9
2,6
2,9
13,9
Tổng số
3288
38603,8
100,0
20065,2
100,0
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư.
2.Phân biệt giữa ODA và FDI.
Để có nguồn lực phát triển mỗi quốc gia phải nỗ lực khai thác triệt để nguồn lực của nước mình, biết tận dụng những thế mạnh vốn có để phát triển đất nước. Nhưng với xu hướng toàn cầu hoá, hiện đại hoá ngày nay đòi hỏi cần phải có một nguồn lực thật dồi dào để phát triển đất nước. Điều này làm cho nguồn lực nội tại của mỗi quốc gia không đủ khả năng đáp ứng, nhất là các nước đang phát triển. Chính điều đó đã nảy sinh ra nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn này hết sức quan trọng đối với những nước đang phát triển, những nước có tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn,lạc hậu. Điển hình cho loại nguồn lực đầu tư trực tiếp nước ngoài này là nguồn vốn đầu tư FDI, ODA.
Nhưng hai nguồn vốn đầu tư này tương đối khác nhau. Nguồn vốn đầu tư ODA chủ yếu là nguồn lực viện trợ không hoàn lại của các tổ chức chính phủ. Mục đích chủ yếu của nguồn vốn nàyla là đầu tư nâng cao chất lượng xã hội như y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo, xây dựng đường xá giao thông,…Có thể nói nguồn đầu tư này tập trung chủ yếu ở các nước nghèo, lạc hậu, kém phát triển kinh tế. Nhưng nguồn đầu tư này cũng có nhược điểm là nếu chúng ta quá lệ thuộc vào nó thì dễ rơi vào tình trạng lệ thuộc về chính trị. Vì thế khi được đầu tư từ nguồn vốn này cần phải hết sức cẩn thận trong quá trình nhận viện trợ. Chính điều này giải thích cho quá trình chậm chạp trong quá trình giải ngân.
Khác với ODA, nguồn vốn đầu tư FDI có thể của tổ chức chính phủ và cũng có thể của các tổ chức phi chính phủ, tư nhân hoặc các doanh nghiệp. Mục đích của nguồn đầu tư này là đàu tư ra nước ngoài để thu lợi nhuận về cho quốc gia mình hoặc cho lợi ích cá nhân của chủ đầu tư. Đây là loại vốn đầu tư tương đối sòng phẳng, không phải vì thế mà nó không được quan tâm. Ngược lại để có thể phát triển đất nước, nâng cao mức sống cho người dân, quốc gia được đầu tư phải tìm cách thu hút nguồn đầu tư này.
Phải tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các chủ đầu tư, sửa đổi các chính sách một cách phù hợp tránh sự rườm rà gây thiện cảm không tốt đối với chủ đầu tư.
Tuy khác nhau về mặt bản chất, nhưng giữa hai nguồn vốn này đều có điểm chung là cùng mục đích phát triển đất nước, phát triển con người.
3.Lợi ích đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Tổ chức thương mại thế giới là tổ chức có rất nhiều quốc gia muốn gia nhập, bởi những lợi ích sau khi gia nhập tôt chức này mang lại. Sau khi gia nhập tổ chức này, các nớc thành viên sẽ có nhiều ưu đãi trong quá trình phát triển đất nước, Bên cạnh đó, để có thể gia nhập vào Tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu này đòi hỏi mỗi quốc gia phải tuân thủ đủ các điều kiện của tổ chức như giảm thuế hoặc phá bỏ hoàn toàn thuế quan, nới rộng chính sách đầu tư,…Điều này làm cho các nhà đàu tư dễ thở hơn trong quá trình đầu tư ra nước ngoài. Sự rủi ro trong đầu tư giảm nó kích thích các nhà đà tư tham gia vào các thị trường mới. Chính vì thế quốc gia nào tham gia tổ chức này thì nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ ngày một tăng, đáp ứng nguồn lực cho phát triển đất nước. Trong qúa trình triển khai kế hoạch, quốc gia đó phải sửa đổi, bổ sung các chính sách làm sao tăng sự hấp dẫn cho nhà đầu tư để thu hút họ đầu tư vào hoặc tiếp tục đàu tư trên lãnh thổ quốc gia mình.
Nói tóm lại, việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đưa đến cho quốc gia một tiềm năng rất lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI, đây là nguồn lực đầy hứa hẹn trong kế hoạch huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng đất nước.
III.Kinh nghiệm của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
1.Những quyền lợi chủ yếu mà Trung Quốc được hưởng sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Quyền phát ngôn, quyền biểu quyết. Sau khi gia nhập WTO, với tư cách một nước đang phát triển nằm trong Tổ chức thương mại thế giới, Trung Quốc có quyền phát ngôn và biểu quyết tương ứng, đó là điều hết sức có lợi về mặt kinh tế, chính trị đối với Trung Quốc cũng như đối với đông đảo các nước đang phát triển .
Tham gia chế định nguyên tắc mậu dịch. Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Trung Quốc sẽ tham gia vòng đàm phán mới mậu dịch nhiều bên, thông qua việc chế định nguyên tắc mậu dịch quốc tế. Điều đó giúp Trung Quốc có cơ hội chủ động bảo vệ nguồn lợi chính đáng và nâng cao địa vị của mình cũng như bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển.
Được hưởng quy chế tối huệ quốc. Như vậy, Trung Quốc sẽ cải thiện được môi trường mậu dịch, tạo thuận lợi cho việc phát triển các mặt hàng xuất khẩu có ưu thế.
Sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp. Việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới có tác dụng giảm bớt tính kỳ thị đơn phương của các nước phương Tây đối với Trung Quốc nhằm cải thiện môi trường bên ngoài để xúc tiến quan hệ mậu dịch.
Tham dự sâu hơn vào quá trình phân công kinh tế. Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Trung Quốc sẽ trực tiếp hội nhập với nền kinh tế thế giới, tạo thuận lợi cho mục tiêu quốc tế hoá sản phẩm thu hút vật tư thiết bị nước ngoài, thực hiện tính nhất thể hoá giữa tài nguyên với môi trường.
2.Đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1.Mức độ thu hút đầu tư nước ngoài gia tăng mạnh mẽ.
Cùng với việc tăng cường phát triển quan hệ mậu dịch đối ngoại mở cửa thị trường cũng là yếu tố quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng và có hiệu quả. Theo “ Báo cáo đầu tư thế giới năm 1997”, năm 1996, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển là 129 tỷ USD, trong đó đầu tư vào các nước châu á tăng hơn 25% so với năm 1995 vào khoảng 81 tỷ USD, riêng Trung Quốc chiếm 1/2 khoảng 42 tỷ USD. Nhìn vào thực chất, những năm qua, mứcđộ thu hút phụ thuộc vào đầu tư của nước ngoài tăng rất nhanh. Năm 1985 mức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ngoài là 4,72 tỷ USD, mức độ phụ thuộc vào đầu tư ( tỷ trọng đầu tư nước ngoài chiếm tròn GDP) chỉ là 1,55%. Đến năm 1995 đã tăng khoảng 20%, năm 1997 mức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là 220,14 tỷ USD. Mức độ phụ thuộc vào đầu tư lêm tới 24,4%. Trung Quốc đã trở thành nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai sau Mỹ. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hiện nay.
2.2.Các xí nghiệp đầu tư nước ngoài đạt hiệu quả cao.
Song song với việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, Trung Quốc đã đảy mạnh xây dựng các xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Thời gian qua, những xí nghiệp đầu tư của nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều hiệu quả to lớn làm tăng nguồn thu tài chính cho Trung Quốc . Chỉ riêng trong ngành công nghiệp năm 1983 giá trị sản lượng của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng trong GDP của Trung Quốc là 0,3. Năm 1990 đã tăng lên 6,3, năm 1997 đạt tới mức 20,8%. Xét về tỉ trọng thu nhập tiêu thụ sản phẩm của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trong tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm của toàn bộ ngành công nghiệp Trung Quốc năm 1990 chỉ là 2%, song đến năm 1997 đã đạt tới 20.5%. Có thể nói lợi ích mà Trung Quốc thu được nhờ toàn cầu hoá kinh tế là vô cùng lớn.
2.3.Nguồn vốn vay của nước ngoài được đảm bảo ổn định.
Cùng với việc ở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hoà nhập với toàn cầu hoá kinh tế , mcs độ phụ thuộc vào vốn vay của nước ngoài cũng ngày càng tăng lên. Trung Quốc đã nhận định rằng nhằm pthúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân, duy trì mức độ mở cửa đối ngoại cân đối với quá trình quốc tế hoá kinh tế , cần phải đảm bảo một lượng giá trị vay nước ngoài thông thường là từ 0.9 – 1%. Năm 1979, số dư nợ nước ngoài của Trung Quốc là 2,35 tỉ USD , mức độ phụ thuộc vào nước ngoài ( tỷ lệ mức nợ so với tu nhập tài chính năm đó) là 0,03. Bước vào những năm 90, cùng với mức tăng vốn đầu tư nước ngoài mức độ phụ thuộc vào vay nước ngoài cũng tăng lên. Cuối năm 97, số dư nợ nước ngoài đã đạt tới 131 tỷ USD, mức độ phụ thuộc vào vay nước ngoài đạt tới 1,25 tỷ USD. Với những con số này, Trung Quốc cho rằng hoạt động kinh tế đối ngoại hiện đang có cơ hội hoà nhập và tham gia nhanh chóng vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc tế., từ đó tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế đất nước.
3.ảnh hưởng của Trung Quốc đến Việt Nam . Rút ra bài học kinh nghiệm.
Hiện nay Việt Nam đang tích cực chuản bị cho việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới . Do Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về cơ cấu và thể chế kinh tế, nên những kinhh nghiệm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới của Trung Quốc có giá trị tham khảo sâu sắc đối với Việt Nam .
3.1. Về thể chế.
Trung Quốc là nước có nền kinh tế chuyển đổi từ mô hình công hữu xã hội chủ nghĩa, thời gian thực hiện cơ chế kinh tế thị trường còn rất ngắn, thiếu kinh nghiệm, cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện. Để thích ứng với nguyên tắc vận hành của WTO, trước hết cần có sự thay đổi về nhận thức và quan niệm, cần nghiên cứu, tìm hiểu những mặt có lợi và bất lợi khi gia nhập WTO nhằm đi đến nhận thức chung, tạo thuận lợi cho các bước cải cách từ nay về sau. Trung Quốc đã rất thành công trong các việc này. Tiếp đến, Trung Quốc đã không ngừng hoàn thiện cơ chế thị trường, hệ thống luật và văn bản đồng bộ tương ứng. Đồng thời tiến hành điều chỉnh, nâng cấp và đổi mới cơ cấu ngành nghề. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, đi sâu nghiên cứu về WTO.
3.2. Về điều chỉnh cơ cấu ngành nghề.
Đối với nông nghiệp: Trung Quốc là một nước có nền nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Để gia nhập WTO, Trung Quốc đã tiến hành rất nhiều các điều chỉnh cần thiết và có thể nói phải trả khá đắt cho cái giá của nông nghiệp. Trung Quốc vừa phải đầu tư vốn để cơ giới hoá nông nghiệp, cấp vốn tín dụng ưu đãi để phát triển trang trại, cam kết đảm bảo đầu ra cho nông sản và áp dụng các biện pháp bảo hộ hết sức linh hoạt và hiệu quả để có được sự đồng ý của các thành viên WTO.
Đối với công nghiệp: Do cần xoá bỏ dần hạn ngạch nên việc gia nhập WTO sẽ đưa lại cho Trung Quốc nhiều cơ hội xuất khẩu các sản phẩm dệt, hàng công nghiệp cơ điện, nhưng lại gây những tác động lớn đối với ngành xe hơi của Trung Quốc. Trong quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm tất sẽ có hàng loạt xí nghiệp phải đóng cửa. Tuy nhiên gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc du nhập kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đối với ngành dịch vụ: Các lĩnh vực bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm và tài chính tiền tệ của Trung Quốc cơ bản nằm dưới sự khống chế độc quyền của nhà nước. Nhưng sau khi gia nhập WTO, những ngành này tất phải mở cửa, chính phủ sẽ từng bước giảm can thiệp hành chính, lãi suất và hối suất từng bước được thị trường hoá, vì thế mà thị trường tài chính tiền tệ sẽ chịu nhiều rủi ro hơn. Ngân hàng nước ngoài có chất lượng cao hơn sẽ thu hút hết khách hàng của ngân hàng trong nước. Vì vậy Trung Quốc đã không ngừng cải cách hệ thống ngân hàng của mình, bồi dưỡng thêm cho cán bộ ngân hàng trong nước, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng...
Trên đây là vài kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi về thể chế và cơ cấu kinh tế của Trung Quốc nhằm mục đích nhanh chóng gia nhập WTO. Đây là bài học quý giá cho những nước có cơ cấu và thể chế kinh tế tương đồng với Trung Quốc đang trong quá trình gia nhập WTO.
Ngoài Việt Nam các nước khác như Lào, Campuchia, Mianma cũng có một số đặc điểm gần giống Trung Quốc , cùng là quốc gia lạc hậu hoặc ới chuyển sang nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải có những điều chỉnh lớn về quan niệm và thể chế để thích ứng với sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Đồng thời các quốc gia này cũng có nhiều nét giống nhau về cơ cấu ngành nghề như: nông nghiệp chiếm địa vị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, công nghiệp lach hậu lại phân tán, hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm sơ chế và nguyên liệu thô; nhiệm vụ thiết yếu trước mắt là phải nâng cấp ngay; tỷ trọng ngành dịch vụ phát triển không hoàn thiện, đó là khâu yếu trong kinh tế. Trung Quốc gia nhập WTO có tác dụng thúc đẩy các nước láng giềng hội nhập nhanh hơn và tiến trình nhất thể hoá, đẩy mạnh quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường, xúc tiến tự do hoá mậu dịch, bao gồm thuế quan, tăng cường tính công khai về các điều khoản quản lý hải quan, từng bước pha bỏ hàng rào phi thuế quan…
Là một thực thể kinh tế lớn trên thế giới, Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt so với các nước ASEAN, vì vậy, chiến lược phát triển cũng như các bước đi cũng không hoàn toàn giống các nước này. Đương nhiên, mỗi nước đều phải xuất phất từ đặc điểm, tình hình riêng để lựa chọn mô hình và cách đi của mình.
Kinh nghiêm của Trung Quốc cho thấy hội nhập kinh tế thế giới là một quá trình lâu dài và gian khổ. Nó vừa đem lại lợi ích, vừa tạo nên những khó khăn, phức tạp. Nhưng, nhất thể hoá nền kinh tế thế giới đã trở thành xu hướng tất yếu, nếu các nước đang phát triển không tham dự vào quá trình đó thì cục diện kinh tế thế giới sẽ nằm trong sự khôngs chế của các nước phát triển , như vậy, các nước đang phát triển sẽ mãi mãi ở vào thế bị động, thậm chí còn có thể rơi vào tình trạng ngày càng lạc hậu, kém xa các nước phát triển . Các quốc gia đang phát triển cần phải đoàn kết lại cùng kiếm tìm vận hội phát triển.
Tóm lại, dù cải cách và điều chỉnh là một quá trình gian khổ, nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận sự thật này. Lựa chọn cách nhìn tích cực, đối mặt với hiện thực, thay đổi bản thân mình, chỉ như vậy mới có thể dành được phần “ trái ngọt” của mình trong nền kinh tế toàn cầu. Trung Quốc gia nhập WTO chính là sự lựa chọn chiến lược lâu dài trong bối cảnh như vậy.
Chương II:
ảnh hưởng của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ ._.chức thương mại thế giới tới việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
i.Đánh giá thực trạng đầu tư FDI trong giai đoạn vừa qua.
1. Tình hình chung
Từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực cho đến hết tháng 12 năm 2000, Nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 3254 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 38.553 triệu USD. Tính trung bình mỗi năm chúng ta cấp phép cho 250 dự án với mức 2965,62 triệu USD vốn đăng ký. Cũng trong thời gian này, đã có 1067 dự án mở rộng quy mô vốn đầu tư với lượng vốn bổ sung thêm là 6034 triệu USD. Như vậy tổng số vốn cấp mới và bổ sung đến thời điểm hết năm 2000 đạt khoảng 44.587 triệu USD.
Trong số các dự án đã nêu trên, đã có 30 dự án hết hạn hoạt động với số vốn hết hạn là 291 triệu USD. Bên cạnh đó, đã có một số lượng đáng kể dự án bị giải thể, rút giấy phép đầu tư (645 dự án), lượng vốn giải thể là 7952 triệu USD, chiếm gần 21% tổng lượng vốn đăng ký. Như vậy, tính đến ngày 15/03/2001, tổng số dự án còn hiệu lực là 2701 với tổng vốn đăng ký (kể cả phần vốn bổ sung) là 36.329,775 triệu USD.
Nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của ta có xu hướng tăng nhanh từ 1988 đến 1995 cả về số dự án cũng như vốn đăng ký. Riêng năm 1996 sở dĩ có lượng vốn đăng ký tăng vọt là do có 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được phê duyệt với quy mô dự án lớn (hơn 3 tỷ USD/ dự án). Như vậy nếu xét trong cả thời kỳ 1988-2000 thì năm 1995 có thể được xem là năm đỉnh cao về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam (cả về số dự án, vốn đăng ký cũng như quy mô dự án). Từ năm 1997 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có biểu hiện suy giảm, nhất là đến các năm 1998, 1999 thì xu hướng giảm đó càng rõ rệt hơn. So với năm 1997, số dự án được duyệt của năm 1998 chỉ bằng 79,71%, năm 1999 chỉ bằng 80,58%. Số liệu tương ứng của vốn đăng ký là 83,83% và 33,01%. Trong các năm này, số dự án giải thể và số lượng vốn giải thể tăng mạnh. Lượng vốn giải thể năm 1998 là 2428 triệu USD, gấp 4,5 lần so với năm 1997. Đến năm 2000, sự giảm sút có chiều hướng dừng lại và bắt đầu có sự phục hồi. Số dự án và lượng vốn đầu tư của năm 2000 đã tăng lên so với năm 1999, tuy nhiên vẫn còn khá nhỏ so với cả những năm 1997 và 1998.
Nếu nhìn lại một cách thuần tuý trên cơ sở các con số thì có thể nói chúng ta đã ngăn chặn được đà giảm sút đầu tư. Song nếu nhìn nhận một cách tổng quát và khách quan hơn, thì vẫn còn khá nhiều thách thức trong tương lai. Nếu không tính đến dự án khí Nam Côn Sơn (1080 triệu USD) được cấp phép vào những ngày cuối cùng trong năm, thì trên thực tế năm 2000, tổng vốn FDI đăng ký chỉ đạt 1318 triệu USD, thấp hơn nhiều so với năm 99 (2196 triệu USD). Dự án này đã hình thành từ nhiều năm trước nhưng bị trắc trở chủ yếu do vấn đề giá cả về khí giữa các đối tác. So với năm 1999, số dự án tăng vốn chỉ bằng 94% (153/163 dự án) và số vốn tăng thêm chỉ bằng 68% (427/629 triệu USD).
Bảng 2: Tình hình thực hiện FDI qua các năm
Đơn vị : triệu USD
Chỉ tiêu
Số dự án đầu tư
Vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn
Cấp mới
Lượt tăng vốn
Giải thể
Hết hạn
Vốn đăng ký
Tăng vốn
Giải thể
Hết hạn
Còn hiệu lực
Tổng
88-2000
3254
1067
645
30
38553
6034
7952
291
3 năm
88-90
214
1
6
2
1582
0.3
26
0.3
1556
1991
151
9
37
2
1275
9
240
1
2598
1992
197
13
48
3
2027
50
402
13.9
4260
1993
274
60
34
4
2589
240
79
38
6971
1994
367
84
60
1
3746
516
292
0.1
10941
1995
408
151
58
3
6607
1318
509
45.5
18311
5 năm
91-95
1397
262
237
12
16244
2132
1522
98.6
1996
365
162
54
4
8640
788
1141
146.1
26453
1997
348
164
85
6
4649
1173
544
24.4
31706
1998
275
162
101
2
3897
884
2428
19.1
34040
1999
311
163
85
2
1568
629
624
1.1
35613
2000
344
153
77
2
1973
427
1666
1.9
36344
5 năm 96-2000
1643
804
402
16
20727
3902
6403
193
Vốn còn hiệu lực = vốn cấp mới + tăng vốn - vốn hết hạn - vốn giải thể
Nguồn : Vụ Quản lý dự án - Bộ KH-ĐT
Trong bối cảnh đầu tư quốc tế vào các nước ASEAN suy giảm và môi trường đầu tư ở nước ta vẫn còn những hạn chế nhất định, sự phục hồi bước đầu của đầu tư nước ngoài qua các số liệu nêu trên là các dấu hiệu rất đáng khích lệ và là một phần hệ quả từ các tác động tích cực của các giải pháp thu hút đầu tư mà Chính phủ đã thực thi trong những năm gần đây. Tuy nhiên chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để tạo ra sự phục hồi thực sự vững chắc trong lĩnh vực này.
Bảng 3: Quy mô dự án đầu tư (triệu USD/ dự án)
Năm
91
92
93
94
95
96
97
98
99
2000
Quy mô
8.76
11
10.8
10.98
17.6
26.1
13.5
14.2
5.52
5.73
Nguồn : Những vấn đề kinh tế thế giới, Số 2(64) 2000.
Nếu theo số lượng vốn đăng ký thì quy mô dự án thời kỳ 1988 - 2000 là 11,85 triệu USD / 1dự án. So với một số nước ở thời kỳ đầu thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì quy mô dự án đầu tư vào nước ta bình quân ở thời kỳ này là không thấp. Nhưng vấn đề đáng quan tâm là quy mô dự án theo vốn đăng ký bình quân của năm 1999 và năm 2000 lại nhỏ đi một cách đột ngột và ở mức thấp nhất từ trước đến nay (5,52 triệu USD/ 1dự án năm 1999 và 5,73 triệu USD/ 1dự án năm 2000). Quy mô dự án năm 2000 chỉ bằng 48,35% quy mô dự án bình quân của thời kỳ 1988 - 2000 và bằng 32,4% so với quy mô dự án bình quân của năm cao nhất (năm 1995, ta không so sánh với năm 1996 vì có 2 dự án đặc biệt như đã nêu trên), trong khi quy mô dự án bình quân của năm 2000 đã có sự tăng trưởng so với của năm 1999. Đây là những vấn đề rất cần được lưu tâm trong chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ta thời gian tới.
2. Thực trạng FDI theo ngành.
Những năm đầu 1988-1990, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phần lớn tập trung vào lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí (32,2%) và khách sạn, du lịch, căn hộ cho thuê (20,6%). Nhưng từ năm 1994 trở lại đây, đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất của nền kinh tế ngày càng gia tăng (nhất là lĩnh vực công nghiệp). Hiện nay, các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số lượng dự án lẫn vốn đầu tư, tiếp đến là các lĩnh vực khách sạn, du lịch và dịch vụ. Các ngành nông, lâm nghiệp có số dự án khá lớn nhưng vốn thấp, chỉ chiếm 5,79% tổng vốn đầu tư, chứng tỏ quy mô dự án ở lĩnh vực này tương đối nhỏ. Quy mô dự án đầu tư vào ngành thủy sản là nhỏ nhất, khoảng 3 triệu USD. Ngành dịch vụ có quy mô đầu tư lớn nhất, khoảng 25 triệu USD/dự án, nếu không tính 2 dự án xây dựng khu đô thị mới tại Hà Nội thì quy mô bình quân 1 dự án là 21,7 triệu USD.
Tính đến ngày 15/03/2001, khu vực công nghiệp có 1715 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư 19430,413 triệu USD, chiếm 53,5% tổng vốn FDI của cả nước; tiếp theo là ngành dịch vụ với 638 dự án và lượng vốn đầu tư 14796,008 triệu USD, chiếm 40,73%; khu vực nông lâm nghiệp có 348 dự án với số vốn đầu tư 2103,353 triệu USD, chiếm 5,77% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước. Vốn đầu tư vào công nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, sau đó dến công nghiệp nhẹ, xây dựng, công nghiệp dầu khí và công nghiệp thực phẩm . Ngành dịch vụ các dự án tập trung vào xây dựng văn phòng, căn hộ, xây dựng khu đô thị mới; khách sạn du lịch, giao thông vận tải và bưu điện.
Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành
(Tính đến 15/03/2001 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị : triệu USD
Chuyên ngành
Số dự án
Tổng vốn
đầu tư
Vốn pháp định
Đầu tư
thực hiện
Công nghiệp
1715
19430,413
8824,962
11037,702
CN dầu khí
29
3154,826
2094,106
2555,553
CN nhẹ
681
4198,597
1859,332
2022,423
CN nặng
659
6616,185
2784,646
3526,042
CN thực phẩm
142
2303,174
971,524
1318,477
Xây dựng
204
3157,628
1115,352
1615,207
Nông, lâm nghiệp
348
2103,354
992,655
1209,544
Nông-Lâm nghiệp
298
1942,614
912,947
1113,656
Thủy sản
50
160,739
79,708
95,888
Dịch vụ
638
14796,008
6547,210
5595,08
GTVT- Bưu điện
93
2571,986
2027,826
849,204
Khách sạn-Du lịch
123
3497,052
1126,845
1853,834
Tài chính-Ngân hàng
49
552,250
521,650
494,535
Văn hóa-Y tế- GD
92
566,045
243,832
144,568
XD Khu đô thị mới
3
2466,674
675,183
0,394
XD Văn phòng-Căn hộ
116
3781,909
1351,182
1640,271
XD hạ tầng KCX-KCN
13
807,221
274,961
460,988
Dịch vụ
149
552,870
325,729
151,285
Tổng số
2701
36329,775
16364,827
17842,325
Nguồn : Vụ Quản lý dự án ĐTNN - Bộ KH-ĐT
Thực trạng cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế đang đặt ra những vấn đề cần suy nghĩ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp vốn đã ít lại đang có xu hướng chững lại và giảm dần vì đây là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro, thời gian thu hồi vốn dài, trình độ quản lý dự án còn nhiều hạn chế. Đến cuối 1999, trong lĩnh vực này đã có tới 74 dự án đầu tư nước ngoài bị giải thể trước thời hạn với số vốn 287 triệu USD. Trong đó 35 dự án thuộc lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông sản, 39 dự án chế biến gỗ và lâm sản.
Vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành như trên đã biểu hiện phù hợp các chỉ số của cơ cấu kinh tế hiện đại, công nghiệp hóa: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Tuy vậy, trong điều kiện ở giai đoạn đầu tiến hành CNH-HĐH và với đặc trưng của nền kinh tế trong đó nông nghiệp nhiệt đới đang là một trong những thế mạnh của Việt Nam thì tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này như hiện nay còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu, mong muốn và mục tiêu mà chúng ta đặt ra. Sở dĩ như vậy là vì đối với Việt Nam, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực đang có nhiều tiềm năng mà chúng ta chưa có điều kiện để khai thác. Và, từ đặc điểm phân bố dân cư, lao động, việc làm như hiện nay thì sự thành công trong phát triển nông thôn, nông nghiệp là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá thành công của sự nghiệp CNH-HĐH. Thực hiện CNH-HĐH trong nông thôn, nông nghiệp cũng tức là tạo được việc làm và thu nhập cho số đông lao động cũng như tác động làm chuyển biến đáng kể đến sản xuất và đời sống của đa số nhân dân Việt Nam.
3.Thực trạng thu hút FDI theo vùng lãnh thổ.
Với mong muốn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng kinh tế nên Chính phủ ta đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào “những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa”. Tuy vậy, các cấp độ ưu đãi chưa tương ứng với mức độ chênh lệch về điều kiện giữa các vùng do đó, vốn nước ngoài vẫn được đầu tư tập trung chủ yếu vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế-xã hội. Nói riêng trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào các vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Riêng 3 vùng này đã chiếm tới 63,5% số dự án và 70% vốn đầu tư. Trong khi đó, có 15 tỉnh thuộc trung du và miền núi phía Bắc, tuy vẫn là những địa bàn có nhiều tiềm năng mở rộng và phát triển nông lâm nghiệp và có nhu cầu lớn về thu hút đầu tư, nhưng do có điều kiện khó khăn nên hầu như chưa có dự án đầu tư nước ngoài nào vào lĩnh vực nông lâm nghiệp ở các vùng này.
Hoạt động đầu tư tập trung ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam, các tỉnh miền Trung chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Riêng vùng Đông Nam Bộ đã chiếm tới 53,13% tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước, trong khi vùng Tây Bắc và Tây Nguyên chiếm chưa đầy 1%. Sự phân bổ FDI cũng chênh lệch rất nhiều giữa khu vực thành thị và nông thôn. Trên 80% tổng số vốn đầu tư tập trung ở khu vực thành thị, chỉ còn chưa tới 20% cho khu vực nông thôn, trong khi 80% dân số Việt Nam sinh sống ở nông thôn, làm cho khoảng cách thu nhập giữa hai khu vực ngày càng lớn.
Vốn đầu tư vào các vùng (1988-1999) được xếp thứ tự như sau:
Bảng 5: Cơ cấu đầu tư theo vùng (%)
1. Đông Nam Bộ
53,13
5. Đồng bằng sông Cửu Long
2,46
2. Đồng Bằng sông Hồng
29,6
6. Bắc Trung Bộ
2,38
3. Duyên hải Nam Trung Bộ
7,64
7. Tây Nguyên
0,16
4. Đông Bắc
4,46
8. Tây Bắc
0,15
Nguồn : Những vấn đề kinh tế thế giới, Số 2 (64) 2000.
Cũng trong thời kỳ này, nếu như hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã chiếm tới hơn nửa (50,3%) tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước thì 10 địa phương có điều kiện thuận lợi cũng chiếm tới 87,8%. TP Hồ Chí Minh chiếm 26,6% tổng vốn đăng ký của cả nước. Số liệu tương ứng của các địa phương tiếp theo như sau : Hà Nội: 21,15%; Đồng Nai: 12,5%; Bình Dương: 6,4%. Đến nay, phần lớn các tỉnh, thành phố đều đã có hoạt động hợp tác đầu tư với nước ngoài. Tuy nhiên, trừ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa, vốn đầu tư tập trung nhiều vào 3 vùng kinh tế trọng điểm là những nơi có nhiều thuận lợi. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với ưu thế vượt trội về cơ sở hạ tầng, sự thuận lợi về giao thông thủy, bộ, hàng không và năng động trong kinh doanh là vùng thu hút được nhiều vốn FDI nhất, 1.378 dự án, chiếm 57% tổng số dự án của cả nước, vốn đầu tư đăng ký đạt 17,3 tỷ USD, chiếm đến 48% tổng vốn đăng ký cả nước. Đây cũng là vùng kinh tế sôi động nhất của cả nước, chiếm đến 66% giá trị doanh thu và 84% giá trị xuất khẩu của khu vực FDI năm 1999. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đứng đầu là thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị và kinh tế của cả nước là vùng thu hút FDI thứ hai, với 493 dự án còn hiệu lực chiếm 20,5% về số dự án và 30% tổng vốn đăng ký, là đầu tàu phát triển của cả khu vực phía Bắc. Trên địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung, tính riêng dự án lọc dầu Dung Quất với tổng số vốn đầu tư đăng ký 1,3 tỷ USD đã cao hơn tổng vốn đăng ký của 113 dự án tại đồng bằng sông Cửu Long là 300 triệu USD. Dưới đây là số liệu về 10 địa phương có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất:
Bảng 6: Mười địa phương có vốn đầu tư cao nhất
(Tính đến 15/03/2001 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị : triệu USD
STT
Địa phương
Số dự án
Tổng vốn
đầu tư
Vốn pháp định
Đầu tư thực hiện
1
TP Hồ Chí Minh
921
9673,464
4610,524
4641,441
2
Hà Nội
365
7684,434
3364,454
2773,569
3
Đồng Nai
287
4534,895
1741,576
2119,190
4
Bình Dương
393
2325,312
1083,049
1057,800
5
Dầu khí
24
1788,000
1263,000
1955,487
6
Quảng Ngãi
5
1327,723
813,000
555,458
7
Hải Phòng
86
1283,294
570,218
915,483
8
Bà Rịa-Vũng Tàu
67
1203,097
502,946
397,702
9
Lâm Đồng
46
841,767
101,305
86,155
10
Quảng Ninh
38
617,021
218,516
174,283
Nguồn : Vụ Quản lý dự án - Bộ KH-ĐT
Các số liệu trên cũng phần nào nói lên rằng vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo vùng lãnh thổ để kết hợp hoạt động này với việc khai thác các tiềm năng trong nước đạt kết quả chưa cao. Cơ cấu FDI theo vùng còn nhiều bất hợp lý. Như vậy, đây cũng là một trong những vấn đề rất cần được chú ý để điều chỉnh hoạt động của chúng ta trong thời gian tới đối với lĩnh vực này.
4.Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư
Trong giai đoạn 1988-1999, liên doanh là hình thức phổ biến nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, chiếm tới khoảng 60% số dự án và 70% vốn đăng ký. Hiện nay, trong số các dự án còn hiệu lực thì hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn về số dự án (56,64%), tuy nhiên vốn đầu tư chỉ chiếm 30,17% tổng vốn đầu tư FDI. Đối với hình thức liên doanh, các con số này là 38,47% và 58,33%.
Bảng 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư
(Tính đến 15/03/2001 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị : triệu USD
Hình thức đầu tư
Số DA
Tổng VĐT
Vốn PĐ
Vốn TH
Tỷ lệ (%)
BOT
4
415,125
140,030
37,112
1.14
Hợp đồng hợp tác KD
128
3762,541
3156,998
2645,37
10,36
100% vốn nước ngoài
1530
10962,092
4863,514
5236,300
30,17
Liên doanh
1039
21190,017
8204,284
9923,542
58.33
Tổng số
2701
36329,775
16364,826
17842,325
100%
Nguồn : Vụ Quản lý dự án ĐTNN - Bộ KH-ĐT
Sở dĩ hình thức liên doanh chiếm tỷ lệ lớn là do thời kỳ đầu, các thủ tục để triển khai dự án còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải thông qua nhiều khâu, nhiều nấc và rất phức tạp, người nước ngoài còn ít hiểu biết về các điều kiện kinh tế-xã hội và pháp luật của Việt Nam, họ thường gặp khó khăn trong giao dịch, quan hệ cùng một lúc với khá nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam để có được đầy đủ các điều kiện triển khai xây dựng cơ bản cũng như tổ chức thực hiện dự án đầu tư. Trong hoàn cảnh như vậy, đa số các nhà đầu tư thích lựa chọn hình thức liên doanh để bên Việt Nam đứng ra lo các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Sau một thời gian hoạt động trong môi trường đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Châu á có điều kiện hiểu biết hơn về pháp luật, chính sách, phong tục tập quán và cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Vì vậy, nhu cầu có đối tác Việt Nam giảm đi một cách đáng kể. Không những thế, khi tham gia liên doanh, khả năng của phía Việt Nam thường yếu cả về vốn đóng góp lẫn cán bộ quản lý, mặt khác nhiều nhà đầu tư nước ngoài không muốn chia sẻ quyền điều hành doanh nghiệp với bên Việt Nam nên họ thấy không cần thiết phải có đối tác Việt Nam trong hoạt động đầu tư. Do đó, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dưới hình thức 100% vốn nước ngoài ngày càng có xu hướng tăng lên cả tuyệt đối lẫn tương đối. Các dự án 100% vốn nước ngoài tập trung chủ yếu trong các khu công nghiệp và khu chế xuất vì đảm bảo các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tránh được nhiều thủ tục hành chính phức tạp.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đến nay chỉ chiếm 4,74% số dự án và 10,36% tổng vốn đầu tư, chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, các dịch vụ viễn thông. Hợp đồng BOT là hình thức chúng ta đưa vào áp dụng từ năm 1993 với mong muốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều ưu đãi như không thu tiền thuê đất, hưởng các mức thuế thấp nhất, được chuyển đổi ngoại tệ... nhưng số dự án thuộc hình thức này vẫn còn rất ít. Đến nay mới chỉ có 4 dự án đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT với số vốn đăng ký hơn 415 triệu USD. Điều này chủ yếu là do các bên chưa thực sự gặp nhau trong các ý tưởng khi thương lượng, như không thống nhất được cách tính giá cả đầu vào, đầu ra đối với các đối tác cung ứng nguyên, nhiên vật liệu và mua sản phẩm...
5.Tác động của FDI tới tăng trưởng GDP.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới và phương thức sản xuất kinh doanh mới, từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội, tăng tổng sản phẩm quốc nội và làm cho nền kinh tế nước ta từng bước chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác và cao hơn hẳn chỉ số phát triển chung của cả nước. Năm 1995, chỉ số phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 114,98% thì chỉ số phát triển chung của cả nước là 109,54%. Số liệu tương ứng của năm 1996 là 119,42% và 109,34%, của năm 1997 là 120,75% và 108,15%, của năm 1998 là 116,88% và 105,8%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao. Trong giai đoạn 1991-1997, nước ta đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm khoảng 8,4%. Trong giai đoạn này nguồn vốn FDI chiếm khoảng 26% -30% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Những tính toán sơ bộ cho thấy nếu thời gian qua không có nguồn vốn này thì mức tăng trưởng có thể không vượt quá 5% bình quân năm và nếu không có cả nguồn ODA thì mức tăng trưởng hàng năm có thể chỉ khoảng 3% - 4% trong điều kiện phát huy tốt nội lực.
Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP ngày càng gia tăng và có xu hướng tương đối ổn định, từ 2% năm 1992 lên trên 9% năm 1997 và đạt 12,7% năm 2000. Điều đó cho thấy hoạt động FDI giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta.
Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm (%)
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tốc độ
8.7
8.08
8.83
9.54
9.34
8.15
5.76
4.77
6.75
Đóng góp của FDI
2.0
3.6
6.1
6.3
7.39
9.07
10.03
11.75
12.7
Nguồn : Kinh tế VN và Thế giới 2000-2001 - Thời báo kinh tế Việt Nam
Bên cạnh đó, ta thấy có mối quan hệ giữa sự gia tăng của GDP và xu hướng vận động của dòng vốn FDI. Hệ số tương quan Pearson bằng 0,882 cho thấy mối quan hệ này tương đối chặt chẽ và là tương quan thuận chiều, nghĩa là sự tăng lên của vốn đầu tư nước ngoài sẽ làm tăng GDP.
Từ sự phân tích này, ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua ước lượng mô hình với các biến GDP và VNN (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Trong mô hình còn có mặt biến xu thế T vì ta thấy tổng sản phẩm trong nước theo các năm là một chuỗi có tính xu thế, tăng dần theo thời gian.
Dưới đây là kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS:
Ln(GDP) = 9,5712 + 0,14459 5 T + 0,20277 5 Ln(VNN)
hay GDP = e 9,5712 5 VNN 0,202775 e 0,14459 .T
Các kiểm định chẩn đoán cho thấy mô hình đảm bảo được các giả thiết của ước lượng bình phương nhỏ nhất và không có khuyết tật. Các hệ số của mô hình đều phù hợp với nội dung kinh tế và đều khác 0 một cách thực sự. Hệ số của biến Ln(VNN) bằng 0,20277 tức là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi vốn ĐTTTNN tăng lên 1% sẽ làm cho GDP của nước ta tăng lên 0,202%. Đồng thời từ năm này sang năm tiếp theo, GDP sẽ tăng lên gấp 1,119 lần ( e0,14459 ), với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên như năm trước. Đây thật sự là các kết quả có ý nghĩa, cho thấy vai trò to lớn của vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư nước ngoài nói riêng trong sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nước ta.
Một số lượng lớn các dự án FDI sau thời gian chuẩn bị triển khai và xây dựng cơ bản đã đi vào hoạt động, tạo ra sản phẩm và nguồn thu đáng kể. Doanh thu của khu vực FDI liên tục gia tăng với tốc độ nhanh chóng, từ 151 triệu USD năm 1991 lên 2063 triệu USD năm 1995, 3910 triệu USD năm 1998 và đạt 5500 triệu USD trong năm 2000. Tổng doanh thu thời kỳ 1998-2000 đạt 21.641 triệu USD. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước: 195 triệu USD năm 1995, 263 triệu USD năm 1996, 317 triệu USD năm 1998. Trong giai đoạn 1988-2000, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách tổng cộng khoảng 1749 triệu USD, đây là một con số thực sự có ý nghĩa, góp phần làm giảm bớt tình trạng thâm hụt và nâng cao khả năng chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.
Số liệu về doanh thu và nộp ngân sách Nhà nước của khu vực FDI:
Bảng 9: Doanh thu và nộp NSNN của khu vực FDI
Đơn vị : triệu USD
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Doanh thu
228
505
1026
2063
2743
3851
3910
4600
5500
Nộp NSNN
-
-
128
195
263
315
317
271
260
Nguồn : Kinh tế VN và Thế giới 2000-2001 - Thời báo kinh tế Việt Nam
Ta sẽ đi xem xét cụ thể hơn vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với sự tăng trưởng của các ngành kinh tế nước ta trong những năm vừa qua:
Đối với ngành công nghiệp
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những chiếm tỷ trọng cao mà còn có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Khu vực FDI luôn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực này đạt được từ 25,1% năm 1995; 26,73% năm 1996; 28,9% năm 1997 đã tăng lên 31,98% năm 1998; 34,73% năm 1999 và 35,5% năm 2000.
Bảng 10: Tỷ trọng khu vực FDI trong GTSX công nghiệp (%)
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tỷ trọng
26.2
26,4
26,2
25,1
26,7
28,9
32
34,7
35,5
Trong ngành công nghiệp khai thác, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có vị trí hàng đầu, với tỷ trọng 79% giá trị sản xuất của toàn ngành. Tiêu biểu mức tỷ trọng ở một số năm như sau: 77,8% (năm 1995); 78% (năm 1996); 77,7% ( năm 1997) và 81,4% (năm 1998). Đặc biệt, giá trị sản xuất của ngành khai thác dầu thô và khí tự nhiên chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra, với các mức cụ thể như sau: 99,7% năm 1995; 99,7% năm 1996; 99,8% năm 1997 và 99,8% năm 1998.
Trong công nghiệp chế biến, tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 22% và có xu hướng ngày càng tăng, từ 18,1% (năm 1995); 20,1% (năm 1996); 22,9% (năm 1997) lên 25,3% (năm 1998). Trong đó, ở một số ngành quan trọng, tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp FDI như sau: 71% trong ngành sản xuất và sửa chữa xe có động cơ (trong đó 100% trong sản xuất và lắp ráp xe máy, ô tô); 44,3% trong ngành sản xuất sản phẩm bằng da và giả da; 100% trong ngành sản xuất tụ điện, máy in, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa không khí, đầu video, sản xuất sợi PE, PES; 67,6% trong ngành sản xuất radio, tivi, thiết bị truyền thông; 31% trong ngành sản xuất kim loại; 22,2% trong sản xuất thiết bị điện, điện tử; 20,1% trong ngành sản xuất hóa chất; 19,1% trong ngành may mặc và 18,6% trong ngành dệt. Các số liệu trên chứng tỏ khu vực FDI có vai trò thực sự quan trọng trong ngành công nghiệp của nước ta và đang nắm giữ hầu hết các ngành ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
Đối với ngành nông nghiệp
Tính đến nay, còn 298 dự án ĐTTTNN đang hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp với tổng số vốn đăng ký gần 2 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nông nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông lâm sản hàng hóa. Vốn FDI còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế CNH-HĐH. Nếu như trước đây đầu tư nước ngoài chỉ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản.. thì những năm gần đây nhiều dự án đã đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất giống, trồng trọt, sản xuất thức ăn chăn nuôi, mía đường, trồng rừng, sản xuất nguyên liệu giấy, chăn nuôi...
Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một phần rất lớn vào những thành tựu về tăng trưởng kinh tế mà chúng ta đạt được trong thời gian qua và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước các giai đoạn tiếp theo.
5.1.Xuất khẩu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, nó là một trong những phương thức đưa hàng hóa sản xuất tại Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thực hiện dự án đầu tư đã trở thành “cầu nối”, là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật, công nghệ mạnh của thế giới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giúp Việt Nam mở rộng hơn thị phần ở nước ngoài. Đối với những hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, vô hình chung đã biến các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam. Sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Từ các thị trường truyền thống thuộc khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây mà chủ yếu là các nước Đông Âu, thị trường xuất khẩu đã mở rộng sang các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và các nước Nics. Với sự giúp đỡ thông qua uy tín và hệ thống marketing sẵn có của các nhà đầu tư nước ngoài, các hàng hóa xuất khẩu của chúng ta có thể thâm nhập vào thị trường thế giới một cách dễ dàng hơn.
Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục có sự tăng trưởng với tốc độ khá cao. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu tăng 24% so với năm 1999. Tỷ trọng xuất khẩu/ GDP giai đoạn 1991-1999 cho thấy xu thế mở cửa của nền kinh tế Việt Nam ngày càng gia tăng. Đến năm 1999, tỷ trọng xuất khẩu so với GDP đạt mức 40,7%.
Bảng 11: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Xuất khẩu
(triệu USD)
2581
2985
4054
5449
7256
9145
9361
11540
14308
Xuất khẩu so GDP (%)
26,1
23,3
26,1
26,3
29,5
35
34,3
40.7
_
Tốc độ tăng trưởng (%)
23,7
15,7
35,8
34,4
33,2
26,6
1,9
23,3
24
Nguồn : Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển KT-XH
Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 - Viện chiến lược phát triển
Nhờ có những lợi thế trong hoạt động thị trường thế giới nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của các doanh nghiệp có vốn FDI cao hơn tốc độ tăng KNXK của cả nước và cao hơn hẳn KNXK của các doanh nghiệp trong nước. Năm 1996, KNXK của các doanh nghiệp FDI tăng 78,6% so với năm trước, thì KNXK của cả nước tăng 33,2%, còn KNXK của các doanh nghiệp trong nước chỉ tăng 29,5%. Số liệu tương ứng của năm 1997 là: 127,7%; 26,6% và 14%; của năm 1998 là: 10,7%; 2,4% và 1,8%; năm 1999 là: 30,2%; 23% và 21,1%. Về số tuyệt đối, KNXK của các doanh nghiệp FDI đã tăng một cách đáng kể qua các năm. Nếu năm 1991 đạt 52 triệu USD, năm 1995 đạt 445 triệu USD, năm 1997 đạt 1790 triệu USD thì năm 1999 đạt 2590 triệu USD và năm 2000 đạt tới 3320 triệu USD. Như vậy, KNXK của các doanh nghiệp loại này đạt được trong năm 2000 gấp 7,4 lần của năm 1995 và gần bằng 64 lần của năm 1991.
Bảng 12: Dưới đây là số liệu về tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI :
Năm
92
93
94
95
96
97
98
99
Tóc độ tăng(%)
115
129
37
25
79
128
11
30
Nguồn : Vụ Quản lý dự án - Bộ KH-ĐT
Về số tương đối, tỷ trọng KNXK của các doanh nghiệp có vốn FDI trong tổng KNXK của cả nước đang có xu hướng tăng lên. Năm 1992 chiếm 4,3%, năm 1996 chiếm 12,7% và đến năm 2000 đã chiếm 23,2% tổng KNXK của cả nước.
Bảng 13: Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Xuất khẩu
(triệu USD)
112
269
352
445
920
1790
1982
2590
3320
So với cả nước (%)
4,3
9
8,7
8,1
12,7
19,6
21,2
22,4
23,2
Nguồn : Vụ Quản lý dự án - Bộ KH-ĐT
Theo số liệu của Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài thuộc Bộ KH-ĐT, trong số hơn 6 tỷ USD giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI thu được trong vòng 10 năm trở lại đây, không kể phần xuất khẩu dầu thô của liên doanh VietsoPetro và xuất khẩu dịch vụ, thì giá trị xuất khẩu của các nhà ._.i tại Việt Nam, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước. Mặt khác, Việt nam có định hướng trong việc thu hút FDI nên FDI không thể là nhân tố tạo rạ chênh lệch hướng trong xây dựng và bảo vệ nền kinh tế - xã hội - chính trị của đất nước.
Hai là, ảo tưởng về tính “mầu nhiệm” của FDI, gắn cho FDI một vai trò tích cực tự nhiên, bất chấp điều kiện bên trong và tách rời với những cố gắng chủ quan của con người trong quản lý nhà nước đối với hoạt động này.
3.Cần phải xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn hơn hiện nay
Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý chung về kinh tế để tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng. Trên cơ sở Luật sửa đổi, bổ sung một số điều kiện của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam năm 2000 và nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000 quy định chi tiết việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chính phủ cần chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ban hành quy định về quản lý Nhà nước trên địa bàn đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài ở địa phương các bộ, ngành ban hành quy định hướng dẫn về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuộc chức năng và thẩm quyền quản lý của mình. Bên cạnh đó, chính phủ cần đề phòng các bộ, các UBND tỉnh trong khi ban hành các thông tư hướng dẫn đưa những nội dung mà họ không nhất trí với Luật sửa đổi với các văn bản đó.
Những trở ngại về thủ tục hành chính đang là nhân tố cản trở quá trình thu hút vốn FDI. Môi trường đầu tư có được cải thiện hay không, theo ý kiến của đại bộ phận các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước chính là có cải cách được bộ máy Nhà nước, giảm thiểu được các thủ tục hành chính không cần thiết, giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian hình thành và triển khai dự án đầu tư ...Do vậy, Chính phủ cần giành nhiều thời gian để chỉ đạo có hiệu lực hơn công việc cải cách hành chính, cần có hình thức khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh đối với những cá nhân và tổ chức trong việc thực hiện chủ trương quan trọngvà có ý nghĩa thời sự trong thời đại này.
Những trở ngại về cơ sở hạ tầng yếu kém, những bất cập của yếu tố quản lý cần sớm được khắc phục. Cơ sở hạ tầng”cứng” ở Việt nam như đường xá, cầu cống, bến cảng, sân bay, điện, nước, thông tin liên lạc đã được ưu tiên đầu tư và có nhiều thay đổi sâu sắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam trong những năm qua. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và các nước công nghiệp phát triển thì cơ sở hạ tầng của Việt nam còn rất lạc hậu ( trừ thông tin liên lạc, viễn thông ). Trong những năm tới cũng như lâu dài, đầu tư vào cơ sở hạ tầng vẫn được Nhà nước khuyến khích đầu tư từ nhiều nguồn như nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn ODA, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, nhưng cũng cần nghiên cứu thu hút nguồn vốn tư nhân trong nước góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
4. Hoàn thiện quy hoạch và sử dụng vốn FDI theo từng vùng
Quy hoạch đầu tư nước ngoài phải là một bộ phận hữu cơ trong quy hoạch tổng thể các nguồn lực chung của cả nước bao gồm vốn và các nguồnlực trong nước, vốn ODA, vốn FDI trên cơ sở phát huy cao độ nội lực, bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, gắn với tiến trình hội nhập, nâng cao cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế. Việc quy hoạch thu hút vốn FDI ngay từ đầu phải gắn với việc phát huy nội lực ( gồm cả vốn, tài sản và cơ sở vật chất - kỹ thuật đã tích luỹ được cùng với nguồn tài nguyên chưa sử dụng, nguồn lực con người, lợi thế vị trí địa lý và chính trị ); gắn với việc bảo vệ an ninh quốc phòng, phát huy được lợi thế so sánh của sản phẩm Việt nam trong bối cảnh cạnh tranhvà hội nhập quốc tế. Việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm gắn với mỗi ngành, có xem xét đến từng vùng, mỗi địa phương, ưu tiên phát triển các ngành khai thác lợi thế so sánh của ngành, đồng thời tăng cường thu hút các dự án có công nghệ thích hợp, đầu tư vào những ngành mũi nhọn.
Rà soát và hoàn trỉnh quy hoạch tổng thể đối với từng ngành kết hợp với vùng lãnh thổ, đặc biệt là các nhóm ngành lớn của ngành kinh tế như công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và góp phần chuyển dịch cơ cấu nội bộ các nhóm ngành theo hướng tích cực với nội dung:
Một là: Xây dựng hệ thống dữ liệu về tiềm năng và thế mạnh của vùng thông qua hoạt động điều tra, khảo sát về nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên...
Hai là: Xây dựng danh mục sản phẩm trong nước có thể tự sản xuất.
Ba là: Xây dựng các danh mục cần gọi vốn FDI theo hình thức và ngành cần đầu tư trên cơ sở dự báo chuẩn xác nhu cầu thị trường, dự kiến quy mô, công suất, đối tác trong và ngoài nước, địa điểm, đối tượng thực hiện và các chính sách khuyến khích, ưu đãi...để làm cơ sở xúc tiến đầu tư .
5. Khuyến khích và ưu đãi hơn nữa các dự án đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn
Trước hết, cần xác định các ngành kinh tế mũi nhọn là các ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các ngành kinh tế khác và là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, đồng thời đây cũng là các ngành khai thác các thế mạnh đặc biệt của đất nước. Phát triển các ngành này sẽ tạo khả năng cạnh tranh cao độ và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn cho đất nước. Mặt khác, các ngành mũi nhọn phải là các ngành có sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, có trình độ công nghệ cao, phù hợp với xu thế thời đại.
Đối với nước ta hiện nay, các ngành mũi nhọn là các ngành sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu và tỷ lệ xuất khẩu cao, có sức cạnh tranh cho sản phẩm nước ta trên thị trường thế giới.
Thời gian qua, mặc dù nhà nước đã liên tục điều trỉnh tăng mức ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu và công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện tử, năng lượng, những ngành mà ta có lợi thế về nguyên liệu và lao động... Nhưng thực tế, các ưu đãi nói trên vẫn không hấp dẫn các nhà đầu tư. Đồng thời, nhiều dự án trong lĩnh vực này gặp khó khăn, trở ngại trong thực hiện đầu tư, không đạt được hiệu quả mong muốn. Vì vậy,để tăng cường thu hút đầu tư vào cáclĩnh vực nói trên cần phải điều trỉnh một số chính sách ưu đãi theo hướng sau:
Một là: Cần quan tâm hơn nữa đội ngũ trí thức trong và ngoài nước ( trí thứcViệt kiều yêu nước ), khơi dậy và phát huy lòng yêu nước, tự hào dân tộc của lực lượng này, bởi họ có khả năng làm cầu nối, lựa chọn công nghệ hiện đại và đưa các nhà đầu tư mạnh vào Việt Nam.
Hai là: Thực hiện chính sách đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu cho hàm lượng giá trị gia tăng trong nước cao, đào tạo nguồn nhân lực hỗ trợ Nhà nước đầu tư nhằm giảm chi phí dự án tạo mọi điều kiện cho dự án triển khai có hiệu quả, đảm bảo đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Ba là: Chỉ thu tượng trưng tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư vào nông-lâm-ngư nghệp trong khuôn khổ dự án kêu gọi vốn đầu tư góp phần hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo ngành gắn với vùng kinh tế, đặc biệt tại các vùng sâu, xa ( ví dụ: 1 USD/ha/năm như kinh nghiệm của Trung quốc ).
6. Hoàn thiện một số chính sách thuế, tài chính, ngoại hối tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI
6.1. Chính sách thuế
Thuế có tác động lớn đến FDI bởi khi một nhà đầu tư dự định đầu tư vào một dự án nào đó, họ sẽ quan tâm đến trước tiên là lợi nhuận, trong khi đó thuế có tác động trực tiếp tới lợi nhuận, do đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
Thuế đóng vai trò bảo hộ sản xuất trong nước (thuế quan nhập khẩu ) sẽ kích thích đầu tư nước ngoài vào trong nội địa. Thông thường, khi có một mặt hàng nào đó đánh thuế nhập khẩu cao ( như ôtô du lịch, xe máy, điện tử...) thì các nhà đầu tư sẽ nghĩ ngay đến việc đầu tư sản xuất tại Việt nam để tránh hàng rào thuế quan.
Thông qua việc tác động đến giá cả hàng hoá và sức mua của người tiêu dùng, thuế sẽ có ảnh hưởng đến nhu cầu có hiệu lực, tức là ảnh hưởng đến dung lượng thị trường. Như vậy suy cho cùng, thuế sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
Thuế là nhân tố quan trọng tạo ra môi trường đầu tư và điều này được thể hiện:
Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, thuế có ảnh hưởng quyết định đến việc chi tiêu ngân sách. Ngân sách càng có nguồn thu lớn thì càng tạo ra được môi trường tốt để khuyến khích đầu tư. Thuế thu đủ cho chi tiêu của ngân sách ( cân bằng thu - chi ) góp phần hạn chế lạm phát. Điều đó đã tạo môi trường tài chính thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
Là nguồn vốn ngày càng tăng tạo điều kiện vật chất cho Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực có tỷ xuất lợi nhuận thấp, thời gian hoàn vốn dài như: cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục,v.v..và do đó tạo môi trường cần thiết để hấp dẫn FDI.
Bởi vậy, cần có định hướng chung đổi mới chính sách thuế, dùng thuế như là một công cụ để khuyến khích, phát triển và tăng khả năng hội nhập với các ngành nghề, lĩnh vực cần gọi vốn đầu tư.
Thực hiện chính sách thuế nhập khẩu thực sự khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao sản xuất cơ khí, điện tử, tin học, viễn thông, cơ khí chế tạo, đặc biệt là công nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện tại Việt Nam. áp dụng tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu thích hợp với từng ngành, từng sản phẩm và theo từng giai đoạn nhất định.
Bổ sung ưu đãi cao hơn đối với các dự án chế biến nông - lâm - thuỷ sản, đầu tư vào nông thôn và các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn.
Sử dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích các doanh nghiệp có vốn FDI hướng mạnh hơn nữa vào xuất khẩu ( khuyến khích chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có trong nước ).
Đối với các dự án đặc biệt quan trọng, cần sử lý đặc cách và có chính sách hỗ trợ hợp lý trong khuôn khổ những cam kết trong lộ trình hội nhập.
Vì vậy, chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI cần cải tiến theo hướng:
Dễ tính toán, đơn giản các mức thuế.
Đảm bảo lợi ích quốc gia.
Có tác dụng khuyến khích đầu tư.
Phù hợp với thông lệ quốc tế.
6.2. Tài chính, tín dụng, ngoại hối
Có kế hoạch giảm dần tỷ lệ kết hối ngoại tệ để tiến tới xoá bỏ việc kết hối ngoại tệ bắt buộc khi có điều kiện; từng bước thực hiện tự do hoá chuyển đổi ngoại tệ đối với các giao dịch vãng lai.
Các doanh nghiệp FDI được tiếp cận thị trường vốn, được vay tín dụng, kể cả trung và dài hạn, tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt nam tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ của các dự án và có thể đảm bảo bằng tài sản cảu công ty mẹ ở nước ngoài.
Phát triển mạnh thị trường vốn để các doanh nghiệp Việt nam có thể góp vốn bằng các nguồn huy động dài hạn như: trái phiếu, cổ phiếu, tiến tới thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp FDI.
Xây dựng các quy chế quản lý hoạt động tài chính của các doanh nghiệp FDI; ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp đồng thời đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp FDI.
7. Khuyến khích đầu tư của các công ty xuyên quốc gia
Trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt nam thì 5 nước đứng đầu là các nước Châu á mà Singapore chiếm vị trí số một. Vốn giải ngân chủ yếu cũng từ các nước này dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào sự phát triển của các nước trong khu vực mà thể hiện rõ nhất là trong thời kỳ khủng hoảng tiền tệ vừa qua. Vốn giải ngân năm 1998 giảm 32% so với năm 1997, năm 1999 giảm 20% so với năm 1998. Trong các nhà đầu tư Châu á thì Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu về vốn thực hiện với 2,4 tỷ USD, chiếm 15,6% vốn thực hiện và tỷ lệ thực hiện đạt 60% vốn đăng ký.
Do ảnh hưởng của những khó khăn tài chính, các công ty đa quốc gia từ các nước Châu á đã giảm một phần đầu tư ra nước ngoài ( đặc biệt tại các nước Châu á ), giảm việc mua lại các công ty nước ngoài và thậm chí bỏ một số tài sản ở nước ngoài. Hệ quả là nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam trong những năm qua liên tục giảm, hàng loạt các dự án đã phải giãn tiến độ thực hiện hoặc xin tạm dừng triển khai với số vốn lên tới 3 tỷ USD, chủ yếu là các dự án trong lĩnh vực kimh doanh khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê.
Việc các đối tác chủ yếu từ khu vực Châu á cũng gây ra những bất lợi trong việc tiếp thu những công nghệ hiện đại từ các nước phát triển. Cơ cấu thu hút đầu tư quá cao từ các nước mới phát triển trong khu vực đã biến Việt nam trở thành nước tiếp nhận những công nghệ không còn phù hợp ở nước chủ nhà và luôn là nước đi sau về công nghệ.
Từ tình hình thực tế trên cùng với việc nước ta là nước đang phát triển, trình độ khoa học còn tương đối lạc hậu, nên để góp phần cơ cấu hoàn thiện ngành kinh tế góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, mục tiêu đặt ra là phải thu hút nguồn vốn và khoa học công nghệ của các công ty xuyên quốc gia, nhất là các công ty của Mỹ và Tây Âu.
8. Xử lý linh hoạt hình thức đầu tư
Các hình thức FDI trên thế giới hiện nay rất đa dạng và phong phú. Sự chuyển hoá giữa các hình thức đầu tư cũng rất linh hoạt do đòi hỏi của đời sống kinh tế và tuỳ thuộc vào hình thức lựa chọn, quyết định của nhà đầu tư. Các dự án FDI dù dưới hình thức nào cũng tác động tích cực, đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nếu các dự án triển khai tốt. Trong hoàn cảnh nước ta, đặc biệt là các vùng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nhiều nguồn lực chưa được khai thác, các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, cần xử lý linh hoạt vấn đề hình thức đầu tư theo hướng:
Một là: Khuyến khích các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với những dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới; các dự án có quy mô đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao, tỷ lệ lợi nhuận thấp. Mở rộng việc cho phép đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài đối với một số lĩnh vực yêu cầu liên doanh ( Quy định tại nghị định 24/2000/ND-CP ) như kinh doanh xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, sản xuất xi măng, xây dựng khu thể thao, vui chơi giải trí, trồng rừng hoặc cây công nghiệp lâu năm, các dự án trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật.
Hai là: Cho phép linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư từ liên doanh sang hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong trường hợp doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài; các đối tác liên doanh mâu thuẫn nghiêm trọng nhưng chưa tìm được đối tác khác thay thế dẫn đến liên doanh có nguy cơ đổ vỡ hoặc trong trường hợp liên doanh hoạt động bình thường nhưng những đối tác trong nước muốn rút vốn để đầu tư vào dự án khác có hiệu quả hơn. Việc chuyển đổi liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phải bảo toàn được vốn góp hoặc chịu rủi ro ở mức thấp nhất.
Thực tế thời gian qua rất nhiều dự án FDI chuyển đổi hình thức đầu tư, như doanh nghiệp liên doanh chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam. Nguyên nhân chuyển liên doanh thành doanh nghiệp 100% nước ngoài bắt nguồn từ việc liên doanh gượng ép và không ngang tầm giữa các đối tác trong và ngoài nước. Bên Việt nam bị hạn chế về mọi mặt trong khi đối tác nước ngoài là những công ty, tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh và theo đuổi chiến lược kinh doanh toàn cầu, nên quan điểm và chiến lược kinh doanh khác nhau.
Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 cho phép tự do chuyển đổi hình thức đầu tư sẽ tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp liên doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Do đó cần hoàn thiện hành lang pháp lý để định hướng sự vận động và phát triển các hình thức đầu tư.
9. Thực hiện chiến lược thu hút khoa học công nghệ
Một trong những vai trò quan trọng của FDI là chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ mang một hàm ý rộng, bao gồm không chỉ nhập khẩu công nghệ đơn thuần mà còn vận hành công nghệ đó, sửa chữa, bảo hành, nắm vững các nguyên lý, mô phỏng và phát triển nó. Thông qua các hình thức FDI, giữa các nước đã có sự chuyển giao công nghệ và bổ sung công nghệ cho nhau. Đối với các nước đang phát triển, trình độ công nghệ lạc hậu, thấp kém, thì FDI được coi là phương tiện hữu hiệu để nhập khẩu công nghệ có trình độ cao hơn từ bên ngoài. Thông qua các nước phát triển có điều kiện xuất khẩu công nghệ trung gian và truyền thống hoặc chuyển giao công nghệ đã có phần lạc hậu so với trong nước. Các hình thức chuyển giao công nghệ trong FDI thường có lợi cho cả hai bên.
Phần lớn các nước đang phát triển, như Việt Nam, nhu cầu về đổi mới công nghệ và do đó, có những biện pháp và chính sách cởi mở nhằm đẩy mạnh FDI và muốn nhập những ngành công nghiệp mới với công nghệ mới. Một vấn đề quan trọng của FDI liên quan đến chuyển giao công nghệ là FDI dẫn đến thay đổi về cơ cấu ngành trong nội bộ kinh tế đất nước.
Tại Việt Nam, kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành đến nay, một loạt các dự án đã được thực hiện và xuất hiện một số ngành hoàn toàn mới như sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy, điện tử... gây ảnh hưởng lớn đến cơ cấu công nghiệp. Do đó, cần có biện pháp thu hút các dự án chuyển giao công nghệ ở trình độ tiên tiến đến hiện đại trên thế giới vào Việt nam.Thông qua các dự án FDI có công nghệ cao, việc tiếp nhận công nghệ sẽ tạo điều kiện để Việt nam sản xuất các hàng hóa dịch vụ phục vụ trong nước và xuất khẩu.
10. Đổi mới và vận động công tác xúc tiến đầu tư
Công tác vận động, xúc tiến đầu tư cần được đổi mới về nội dung và phương thức thực hiện, theo các kế hoạch và trương trình chủ động có hiệu quả. Trước hết, cần xác định xúc tiến đầu tư , cũng như xúc tiến thương mại là nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước, các Bộ, các Ngành, địa phương, tại các cơ quan đại diện Nước đặt tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động vận động thu hút FDI.
Thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các đối tác đầu tư nước ngoài để tạo thế chủ động trong mọi tình huống. Cùng với việc tiếp tục thu hút các nhà đầu tư truyền thống ở Châu á vào các dự án mà họ có kinh nghiệm và thế mạnh như chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu,v.v.. cần có kế hoạch hướng vào các tập đoàn đa quốc gia Mỹ và Tây Âu nhằm tranh thủ tiềm lực về vốn, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần hoàn thiện cơ cấu ngành; chú ý đến các dự án vừa và nhỏ nhưng sử dụng công nghệ hiện đại.
Trên cơ sở quy hoạch ngành kinh tế và danh mục dự án kêu gọi đầu tư đã được phê duyệt, cần có kế hoạch chủ động vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể, trực tiếp đối với từng dự án, trực tiếp đối với từng tập đoàn, công ty và nhà đầu tư có tiềm năng.
Các cơ quan Nhà nước có liên quan cần tổ chức, phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các tập đoàn đa quốc gia để có chính sách vận động thu hút đầu tư phù hợp; đồng thời cần tích cực nghiên cứu pháp luật, chính sách thu hút FDI của các nước trong khu vực để kịp thời có chính sách thích hợp trong môi trường cạnh tranh.
Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp, tập trung chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời các nhà đầu tư đang có dự án hoạt động hiện nay, giúp họ giải quyết tốt các vấn đề phát sinh. Đó là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng để vận động có hiệu qủa và có sức thuyết phục nhất đối với các nhà đầu tư mới, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng tại Việt Nam.
11. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Trong những năm trước mắt, ngoài các giải pháp nêu trên, cần có biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Song song với việc tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, FDI đã góp phần quan trọng vào đào tạo đội ngũ công nhân, giúp đội ngũ này có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới và được đào tạo về kỹ năng để vận hành máy móc, thiết bị. Nhờ có FDI mà trình độ và kỹ năng của người lao động trong các doanh nghiệp FDI được nâng cao, qua đó rút ngắn khoảng cách về trình độ lao động giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Vì vậy, cần chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến khi làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Mặt khác, cần có cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ Việt nam làm việc trong các liên doanh, đảm bảo những người được đưa vào quản lý doanh nghiệp liên doanh thực sự có đủ năng lực bảo vệ quyền lợi của Nhà nước và của bên Việt Nam, tiếp thu được công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.
Đồng thời, cần phải đầu tư thích đáng và có cải cách triệt để trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Cần xây dựng trương trình, cách dạy và học sao cho khoa học và phù hợp ở các cấp phổ thông, đại học, đặc biệt là các trường dạy nghề, công nhân kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng lao động Việt nam.
Để đáp ứng được mục tiêu gia tăng các hoạt động dịch vụ chất lượng cao cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực thích hợp với yêu cầu của loại hình dịch vụ này ( Dịch vụ tư vấn, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, y tế - văn hoá - giáo dục, bưu chính - viễn thông,v.v..). Do đó, việc nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực này theo mục tiêu đặt ra là cần thiết. Trước mắt, cần đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, kết hợp đào tạo trong nước và nước ngoài, đào tạo tại cơ sở và đào tạo thông qua công việc,v.v..
12. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng ở tất cả các khâu, các cấp
Tăng cường tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các ngành, các cấp, từ Trung ương đến cơ sở. Cần chống tham nhũng với chống lãng phí, buôn lậu, đặc biệt là chống hành vi lợi dụng các chức quyền để làm giàu bất chính.
Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy chế, quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý kinh tế - tài chính, quản lý tài sản công dân, không để sơ hở cho kẻ xấu lợi dụng.
Tiếp tục xoá bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, nhất là ở những lĩnh vực, những khâu dễ xảy ra tham nhũng yêu sách. Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm tính minh bạch trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản công, tài chính đảng, đoàn thể, tài chính các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngoài viên trợ.
Các Đảng viên và chi bộ Đảng, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng và toàn xã hội có trách nhiệm giám sát, kiểm tra cán bộ, công chức, phát hiện, tố cáo, lên án những kẻ tham nhũng. Xử lý nghiêm minh theo pháp luật và theo những điều lệ Đảng những cán bộ, Đảng viên công chức ở bất kỳ cấp nào, lĩnh vực nào lợi dụng chức quyền để tham nhũng. Có những biện pháp cụ thể bảo vệ và khen thưởng những người kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Thường xuyên giáo dục cán bộ, Đảng viên, công chức về chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng.
Cụ thể hoá và thực hiện nghiêm những điều cấm đối với cán bộ, công chức, trước hết là cán bọ chủ chốt, cán bộ quản lý. Cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước kê khai tài sản của cá nhân và gia đình mình. Kịp thời kiểm tra và kết luận, có biện pháp xử lý những cán bộ, công chức có tài sản bất minh.
Xem xét trách nhiệm hình sự hoặc có hình thức kỷ luật thích đáng đối với những người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi xảy ra những vụ tham nhũng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.
13. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của công đoàn
Sự lãnh đạo của đảng, thông qua các tổ chức Đảng và các Đảng viên giữ chức danh lãnh đạo và quản lý trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, là yếu tố đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng các quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước và người lao động. Do đó, trung ương Đảng nên có quy định và hướng dẫn phương thức, chế độ tổ chức sinh hoạt Đảng trong các doanh nghiệp FDI, phù hợp với đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này.
Hoạt động của công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác là hình thức thuận tiện nhất để thực hiện sự lãnh đạo của đảng và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Việc thành lập và hoạt động của các tổ chức công đoàn đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, cần có kế hoạch vận động thành lập công đoàn ở tất cả các doanh nghiệp FDI; xây dựng tổ chức công đoàn thật sự trở thành người bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, giám sát chủ đầu tư thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước.
Mục lục
Chương I. Cơ sở lí luận chung
I.Giới thiệu Tổ chức thương mại thế giới WTO.
1.Lịch sử hình thành.
2.Nguyên tắc hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới.
2.1. Nguyên tắc thứ nhất: Không phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế.
2.2.Nguyên tắc thứ hai: Thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán.
2.3.Nguyên tắc thứ ba: Nguyên tắc dễ dự đoán.
2.4.Nguyên tắc thứ tư: Nguyên tắc tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng.
2.5.Nguyên tắc thứ năm: Nguyên tắc dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi.
3. Cơ cấu tổ chức của Tổ chức thương mại thế giới.
4.Các nước thành viên.
II.Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.Giới thiệu chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
2.Phân biệt giữa ODA và FDI.
3.Lợi ích đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
III.Kinh nghiệm của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
1.Những quyền lợi chủ yếu mà Trung Quốc được hưởng sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
2.Đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1.Mức độ thu hút đầu tư nước ngoài gia tăng mạnh mẽ.
2.2.Các xí nghiệp đầu tư nước ngoài đạt hiệu quả cao.
2.3.Nguồn vốn vay của nước ngoài được đảm bảo ổn định.
3.ảnh hưởng của Trung Quốc đến Việt Nam . Rút ra bài học kinh nghiệm.
3.1. Về thể chế.
3.2. Về điều chỉnh cơ cấu ngành nghề.
Chương II. ảnh hưởng của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới tới việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
I.Đánh giá thực trạng đầu tư FDI trong giai đoạn vừa qua.
1. Tình hình chung
2. Thực trạng FDI theo ngành.
3.Thực trạng thu hút FDI theo vùng lãnh thổ.
4.Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư
5.Tác động của FDI tới tăng trưởng GDP.
5.1.Xuất khẩu
5.2.Việc làm - thu nhập.
5.3.Đầu tư trực tiếp nước với hoạt động chuyển giao công nghệ.
6.Kết quả thực hiện.
II.Tình hình chuẩn bị gia nhập WTO của Việt Nam.
1. Tiến trình đàm phán.
2. Những kết quả đạt được.
III.ảnh hưởng sau khi Việt Nam gia nhập WTO đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.Những cơ hội sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.
2.Những thách thức trong giai đoạn hiện nay sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam.
3.Hướng nguồn đầu tư FDI vào một số lĩnh vực kinh tế tiêu biểu.
3.1. Lĩnh vực dầu khí
3.2. Lĩnh vực công nghiệp điện tử
3.3. Lĩnh vực công nghiệp ô tô và xe máy
3.4. Lĩnh vực viễn thông
3.5. Lĩnh vực công nghiệp hóa chấ
3.6. Hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch
3.7. Lĩnh vực dệt may, giầy dép
Chương III. Một số kết luận và gợi ý về chính sách.
I. Định hướng của đảng và nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam
II.Những giải pháp về chính sách nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức của Việt Nam sau khi gia nhập WTO tới thu hút FDI.
1.Hoàn thiện pháp luật đầu tư
2. Thống nhất quan điểm trong việc thu hút FDI vào Việt nam
3.Cần phải xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn hơn hiện nay
4. Hoàn thiện quy hoạch và sử dụng vốn FDI theo từng vùng
5. Khuyến khích và ưu đãi hơn nữa các dự án đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn
6. Hoàn thiện một số chính sách thuế, tài chính, ngoại hối tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI
6.1. Chính sách thuế
6.2. Tài chính, tín dụng, ngoại hối
7. Khuyến khích đầu tư của các công ty xuyên quốc gia
8. Xử lý linh hoạt hình thức đầu tư
9. Thực hiện chiến lược thu hút khoa học công nghệ
10. Đổi mới và vận động công tác xúc tiến đầu tư
11. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
12. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng ở tất cả các khâu, các cấp
13. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của công đoàn
Bảng tổng hợp thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tính đến 31 tháng 12 năm 2002
TT
Chỉ tiêu
Thời kỳ
88 -2001
Thời kỳ
88 - 90
Thời kỳ
91 - 95
Thời kỳ 1996 - 2000
2001
2002*
1996
1997
1998
1999
2000
5 năm
I
Số dự án đầu tư
Cấp mới
3.810
214
1.397
365
348
275
311
377
1.676
523
754
Lượt tăng vốn
1.661
1
262
162
164
162
163
174
825
227
346
Giải thể
776
6
237
54
85
101
86
113
439
94
107
Hết hạn
31
2
12
4
6
2
2
2
16
1
3
II
Vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn
Vốn đăng ký
41.130
1.582
16.244
8.640
4.649
3.897
1.566
2.014
20.768
2.536
1.558
Tăng vốn
7.765
0.3
2.132
788
1.173
884
629
476
3.951
608
1.074
Giải thể
9.674
0.26
1.522
1.141
544
2.428
784
1.794
6.691
1.434
747
Hết hạn
296
0.3
98,6
146,1
24,4
19,1
1,1
2,5
193
3,8
333
Còn hiệu lực tính từ đầu năm 1998 (a)
1.556
26.453
31.706
34.040
35.452
3.146
37.851
39.403
III
Vốn thực hiện
22.284
7.153
2.923
3.137
2.364
2.179
2.228
12.831
2.300
2.345
Vốn từ nước ngoài
19.754
6.086
2.518
2.822
2.214
1.971
2.043
11.566
2.100
2.045
Vốn từ doanh nghiệp Việt nam
2.530
1.067
405
315
150
208
185
1.263
200
300
IV
Doanh thu **
37.073
4.106
2.800
3.955
4.380
5.711
7.921
24.767
8.200
9.000
V
Kim ngạch xuất khẩu
Xuất khẩu **
15.505
1.230
920
1.790
1.982
2.590
3.320
10.602
3.673
4.500
Nhập khẩu
22.698
2.382
2.042
2.890
2.668
3.382
4.350
15.332
4.984
6.500
VI
Đóng góp của khu vực FDI
Tỷ trọng trong GDP (%)
7,4
9,1
10,0
11,8
12,7
13,1
Nộp ngân sách
1.863
263
315
317
271
324
1.490
373
472
VII
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
Khu vực FDI (%)
21,7
23,2
23,3
20,0
18,6
12,1
14,5
Cả nước (%)
14,2
13,8
12,1
10,5
15,8
14,2
14,5
VIII
Giải quyết việc làm (1000 người) (b)
220
250
270
296
379
489
492
Chú thích: a/ vốn còn hiệu lực = vốn cấp mới + tăng vốn - vốn hết hạn - vốn giải thể
b/ Lao động tính tới cuối năm báo cáo không kể lao động gián tiếp
* Số liệu năm 2002 tính theo báo cáo nhận được tới thời điểm báo cáo
** Xuất khẩu và doanh thu không kể dầu thô
Nguồn: Vụ đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch - Đầu tư
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- R0007.doc