Tài liệu Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn: ... Ebook Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
108 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỨA ĐÌNH HÒA
ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC TIẾP CẬN
NGUỒN NƢỚC ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN
XÃ TÂN LẬP, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỨA ĐÌNH HÒA
ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC TIẾP CẬN
NGUỒN NƢỚC ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN
XÃ TÂN LẬP, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Chí Thiện
THÁI NGUYÊN, NĂM 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
LỜI CẢM ƠN
Luận văn đuợc hoàn thành là quá trình học tập nghiên cứu và tích luỹ
kinh nghiệm của tác giả. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn đối
với các lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với lãnh đạo Khoa Đào tạo Sau
đại học - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên
Để có được kết quả này, tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng sâu
sắc đến TS. Trần Chí Thiện - người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi làm đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo,
các bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn nhất
Luận văn hoàn thành, không thể không nhắc tới sự giúp đỡ của các cán
bộ UBND xã Tân Lập, nơi tôi thực hiện luận văn này. Đã luôn tạo điều kiện
rất thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu, nghiên cứu địa bàn.
Cuối cùng thôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thành viên trong gia đình
tôi, những người đã tạo điều kiện cho tôi cả về vật chất lẫn tinh thần, để tôi
hoàn thành kháo học cũng như luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn nhóm sinh
viên đã cùng tôi đi nghiên cứu địa bàn và thu thập số liệu.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người.
Thái nguyên, ngày tháng năm 2008
Tác giả luận văn
Hứa Đình Hoà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi số
liệu sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn. Các số liệu sơ cấp là kết quả
điều tra, đánh giá của tôi, và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình
nghiên cứu nào khác.
Thái nguyên, ngày tháng
năm 2008
Tác giả luận văn
Hứa Đình Hoà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Nội dung Ký hiệu, viết tắt
1 Khoa học và Công nghệ KH&CN
2 Tài nguyên nước TNN
3 Lưu vực sông LVS
4 Uỷ ban nhân dân UBND
5 Tài nguyên và Môi trường TN&MT
6 Phát triển nông thôn PTNT
7 Xây dựng cơ bản XDCB
8 Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn PCLB&TKCN
9 Vệ sinh môi trường nông thôn VSMTNN
10 Khoa học thuỷ lợi KHTL
11 Kinh tế xã hội KTXH
12 Hội nước quốc tế IWRA
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................... 3
4. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 4
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................. 5
1.1. Cơ cở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 5
1.1.1.1. Tình hình tài nguyên nước của Việt Nam ............................................ 5
1.1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước ....................... 8
1.1.1.3. Vai trò của nước và khả năng tiếp cận nguồn nước phục vụ
sản xuất nông nghiệp ........................................................................... 14
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................... 15
1.1.2.1. Đánh giá nguồn nước tại một số tỉnh khó khăn miền núi phía Bắc ....... 15
1.1.2.2. Tình hình nguồn nước của tỉnh Bắc Kạn ........................................... 18
1.1.2.3. Tình hình phát triển của hệ thống thuỷ lợi ở tỉnh Bắc Kạn ................... 22
1.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ......................................................... 25
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 25
1.2.2. Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu ........................................... 26
1.2.3.Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................... 26
1.2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................... 26
1.2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ................................................. 26
1.2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................... 27
1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 28
1.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng tiếp cận nguồn nước của hộ .................. 28
1.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và chi phí của hộ ........................ 29
1.2.4.3. Một số chỉ tiêu bình quân ................................................................... 29
Chƣơng II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI XÃ TÂN LẬP,
CHỢ ĐỒN, BẮC KẠN ................................................................... 30
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu xã Tân Lập, Chợ Đồn, Bắc Kạn ............... 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Tân Lập .............................................................. 30
2.1.1.1. Vị trí Địa lý ........................................................................................ 30
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình huyện Chợ Đồn và xã Tân Lập ............................ 30
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết của xã Tân Lập - huyện Chợ Đồn .......... 31
2.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn của xã .................................................................. 32
2.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên đất đai của xã ................................................... 33
2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản của xã ........................................................... 35
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã ............................................................. 36
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ............................................................. 37
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của xã .......................................................................... 37
2.1.2.3. Đánh giá những tác động của điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã
hội phát triển nông nghiệp và hạ tầng thuỷ lợi của địa phương ........... 41
2.1.2.4. Đặc điểm của nhóm hộ điều tra. ........................................................ 42
2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp và tiếp cận nguồn nước của người
dân xã Tân Lập ...................................................................................... 45
2.2.1. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra ................................................ 45
2.2.2. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ ................................ 50
2.2.2.1 Kết quả sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra .......................... 50
2.2.3. Phân tích tình hình sản xuất lúa của hộ ................................................. 57
2.3. Phân tích quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước và sản xuất của hộ ............. 61
2.3.1. Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước và sản xuất lương thực của
các hộ nông dân xã Tân Lập ................................................................. 61
2.3.2. Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước với cơ cấu thu nhập của hộ .... 62
2.3.3. Phân tích ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn nước đến thu
nhập của hộ ........................................................................................... 65
2.3.4. Kết luận về tình hình thu nhập và ảnh hưởng của khả năng tiếp cận
nguồn nước đến thu nhập của hộ .......................................................... 69
Chƣơng III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TĂNG KHẢ NĂNG TIẾP
CẬN NGUỒN NƢỚC VÀ TĂNG THU NHẬP CHO HỘ
NÔNG DÂN XÃ TÂN LẬP, HUYỆN CHỢ ĐỒN ....................... 71
3.1. Các giải pháp chung sử dụng nguồn nước ............................................... 71
3.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước phục vụ SXNN ................ 71
3.1.2. Tình hình thuỷ lợi và một số giải pháp thuỷ lợi cho các tỉnh miền
núi phía Bắc .......................................................................................... 72
3.2. Giải pháp của Nhà nước ........................................................................... 78
3.3. Giải pháp sử dụng nguồn nước cho xã Tân Lập, Chợ Đồn, Bắc Kạn ..... 82
3.3.1. Giải pháp của UBND xã Tân Lập ......................................................... 82
3.3.2. Giải pháp cho khu vực có điều kiện trung bình về nguồn nước ........... 86
3.3.3. Giải pháp cho khu vực không thuận lợi trong việc tiếp cận và sử
dụng nguồn nước .................................................................................. 86
3.3.4. Giải pháp của các nhóm hộ nông dân xã Tân Lập ................................ 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 88
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 92
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình lượng mưa, độ ẩm của huyện năm năm 2007 ........................ 31
Bảng 2.2: Tổng diện tích đất tự nhiên xã Tân Lập năm 2007 ........................ 34
Bảng 2.3: Thống kê các công trình thuỷ lợi .................................................... 38
Bảng 2.4: Tình hình nguồn nước xã Tân Lập năm 2007 ................................ 40
Bảng 2.5: Những đặc trưng của nhóm hộ điều tra .......................................... 42
Bảng 2.6: Thông tin chung về chủ hộ điều tra ................................................ 45
Bảng 2.7: Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ ........................................ 45
Bảng 2.8: Tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra .......................................... 47
Bảng 2.9: Tình hình tài sản phục vụ sản xuất của hộ ..................................... 48
Bảng 2.10: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp của hộ ................................ 50
Bảng 2.11: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của hộ ..................................... 51
Bảng 2.12: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của hộ .................................... 53
Bảng 2.13: Chi phí ngành trồng trọt của hộ .................................................... 55
Bảng 2.14: Chi phí ngành chăn nuôi của hộ ................................................... 56
Bảng 2.15: Kết quả sản xuất lúa của nhóm hộ điều tra................................... 57
Bảng 2.16: Chi phí sản xuất lúa của nhóm hộ điều tra (tính cho bq 1 sào) .............. 59
Bảng 2.17: Hiệu quả sản xuất lúa của nhóm hộ điều tra (tính cho bq 1 sào) ............. 60
Bảng 2.18: Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước và sản xuất
lương thực của các hộ nông dân xã Tân Lập năm 2005 ................... 61
Bảng 2.19: Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước với xác định
phương án sản xuất kinh doanh của hộ năm 2005 ............................ 62
Bảng 2.20: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng thu
nhập từ nông nghiệp .......................................................................... 65
Bảng 2.21: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới
năng suất lúa ..................................................................................... 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là một trong những yếu tố cần thiết hàng đầu đến đời sống của
con người nói riêng và đến mọi sự sống trên trái đất nói chung.
Nước là một yếu tố không thể thay thế của sự sống. N•íc lµ tµi s¶n quý
b¸u cña c¸c hé gia ®×nh lµm kinh tÕ n«ng nghiÖp vµ c¶i thiÖn viÖc sö dông
nguån n•íc lµ mét ph•¬ng ph¸p quan träng lµm ®a d¹ng ho¸ ph•¬ng kÕ vµ lµm
gi¶m yÕu tè yÕu thÕ cña c¸c hé n«ng d©n nghÌo. Mét ph•¬ng ph¸p sö dông
hiÖu qu¶ h¬n nguån n•íc cho viÖc s¶n xuÊt l•¬ng thùc b»ng viÖc tiÕt kiÖm
nguån n•íc quý gi¸ ®Ó ®¸p øng nhu cÇu cho c¸c ph•¬ng s¸ch kh¸c. T¨ng n¨ng
suÊt cña nguån n•íc ë vïng l•u vùc th•îng nguån ®•îc xem nh• lµ mét sù
can thiÖp cèt yÕu sÏ n©ng cao c«ng t¸c qu¶n lý ®Êt ®ai mét c¸ch tæng quan.
Nước ngọt là nguồn tài nguyên quý hiếm của thế giới, lượng nước ngọt
trên mặt bao gồm các ao, hồ, sông, suối và nước ngầm tầng nông chỉ chiếm
khoảng 2% tổng lượng nước; toàn thế giới hiện có khoảng 430 triệu người
thiếu nước dùng. Việt Nam cũng không ít vùng thiếu nước ngọt và cũng
không ít vùng có nước nhưng bị ô nhiễm, khoảng hai phần ba số dân thiếu
nước và chưa được dùng nước sạch.
Trên các vùng, nguồn nước ngọt có được nhờ vào nước mưa hằng năm,
lượng nước đó phục vụ đời sống dân cư và các lĩnh vực sản xuất. Với đặc
điểm lượng mưa hằng năm từng vùng khác nhau, nơi cao tới hơn 2.000 (mm)
ly, nơi thấp chỉ 600 - 700 ly; nhưng lượng mưa đó không phân đều trong năm
mà tập trung vào một số tháng trong năm, trong tháng cũng chỉ tập trung vào
một số ngày. Có những trận mưa hàng trăm ly trong ngày gây nên lũ lụt và
nạn xói mòn đất nghiêm trọng; đồng thời tình trạng mưa phân bố không đều
trong năm cũng gây nên những đợt hạn hán khắc nghiệt kéo dài. Vụ hạn từ
cuối năm 2004 đến 2005 kéo dài tới mười tháng ở các tỉnh cực nam Trung Bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
và Tây Nguyên không những đã gây nên thiệt hại to lớn cho sản xuất nông
nghiệp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của cư dân trong vùng.
Với những đặc điểm thiên nhiên và thiên tai kể trên, đòi hỏi chúng ta
muốn có nền sản xuất, nhất là nông nghiệp, bền vững và ổn định cuộc sống
của nhân dân, phải xây dựng một chiến lược sử dụng nước có cơ sở khoa học
kết hợp kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm trên thế giới và trong nước để sử
dụng nguồn nước tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất.
Các nước trên thế giới và nước ta nhiều năm cũng đã tích lũy được
nhiều kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vực chống xói mòn. Nhưng trong những
năm của thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ 20, do khai thác thiên nhiên, phát triển
kinh tế thiếu khoa học, lãng phí tài nguyên, làm mất cân bằng sinh thái, ô
nhiễm môi trường, nạn lụt lội, hạn hán xảy ra hằng năm ngày càng trầm trọng,
nạn thiếu nước ngọt cho cuộc sống và sản xuất đang trở thành nguy cơ số một
của thế giới. Các nước cần tính đến chiến lược nhằm từng bước giải quyết
một cách cơ bản vấn đề bức xúc này.
Sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều của điều
kiện tự nhiên như: khí hậu, thời tiết, ánh sáng, độ ẩm, đất, nước. Trong đó,
nước là yếu tố quan trọng nhất.
Tiếp cận nguồn nước, nói cách khác nguồn nước thuận lợi hay không
ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sản xuất nông nghiệp, do đó ảnh hưởng đến
thu nhập của người dân. Nguồn nước cũng tác động đến phương án sản xuất
kinh doanh, do đó cũng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
Xã Tân Lập là một xã miền núi của huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn,
phần lớn diện tích của xã có khó khăn về nguồn nước do hệ thống thuỷ lợi và
khả năng dự trữ kém. Do vậy, thu nhập của hộ cũng bị hạn chế.
Để có được những chính sách, giải pháp phát triển hệ thống thuỷ lợi nhằm
phục vụ cho người dân, đề tài phải nghiên cứu rõ những ảnh hưởng của khả năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ, mà chủ yếu là từ nông nghiệp.Vì vậy,
tôi chọn nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu
nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn
nước đến thu nhập của hộ nông dân
2.2. Mục tiêu cụ thể
1) Hệ thống hoá được những lý luận về phát triển sản xuất nông nghiệp và
vai trò của nguồn nước đối với sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân miền núi
2) Đánh giá được tác động của nguồn nước tới sản xuất nông nghiệp và
thu nhập của hộ
3) Đề ra được những giải pháp nhằm nâng cao khả nằng tiếp cận
nguồn nước cho các hộ gia đình nông dân
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng tiếp cận các nguồn nước
và thu nhập của hộ nông dân
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài được tổ chức nghiên cứu tại xã Tân Lập - Chợ Đồn - Bắc Kạn
3.2.2. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu những số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2005 - 2007
Số liệu sơ cấp năm 2007
3.2.3. Phạm vi nội dung
Nước có vai trò quan trọng đối với mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên,
nội dung đề tài chỉ giới hạn trong ảnh hưởng của nguồn nước sản xuất nông
nghiệp tơi các phương án sản xuất kinh doanh và thu nhập của hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
4. Đóng góp mới của luận văn
Đây là một đề tài mới, một hướng nghiên cứu mới trong phát triển nông
nghiệp nông thôn liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý để phát
triển bền vững. Đề tài nghiên cứu sẽ chỉ ra được những ảnh hưởng của khả
năng tiếp cận nguồn nước đến khả năng tăng thu nhập cho hộ nông dân.
Đề tài sử dụng hàm Cobb - Douglas để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng
của nguồn nước đến tăng thu nhập của người dân.
Đề tài chỉ ra được những giải pháp cơ bản nhằm tăng khả năng tiếp cận
và hiệu quả sử dụng nguồn nước cho hộ nông dân miền núi xã Tân Lập -
huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn.
5. Bố cục của luận văn
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, có 3 chương gồm:
Chương I: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương II: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thực trạng vấn đề nghiên cứu
tại xã Tân lập - Chợ Đồn - Bắc Kạn
Chương III: Một số giải pháp tăng khả năng tiếp cận nguồn nước và
tăng thu nhập cho hộ nông dân tại xã Tân lập, huyện Chợ Đồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1.1. Tình hình tài nguyên nước của Việt Nam
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,
nước biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại
thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như:
sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng
tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được
sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói
chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định
sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay
một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào
và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta
bằng khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3
chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương
đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế
giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế
giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến
đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều
trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3,
chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó
đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3
km
3
(4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau,
khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình
và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5
km
3
(11,1%).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là
phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm
ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3,
88%). Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh
thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3
km
3) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ
thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6%) [14].
Việt Nam không giàu tài nguyên nước, đánh giá, kết luận này rất có giá
trị, giúp chúng ta nhận thức lại một thực tế Việt Nam không giàu có về tài
nguyên nước. Phụ thuộc nhiều vào nguồn nước bên ngoài
Chúng ta thường nghĩ Việt Nam là quốc gia giàu về tài nguyên nước
(TNN). Hai hệ thống sông lớn Mê Kông, Hồng-Thái Bình của hai đồng bằng
lớn Cửu Long và Bắc bộ cùng những dòng sông dọc bờ biển miền Trung
khiến nhiều người cho rằng Việt Nam thừa nước. Thậm chí có người còn cho
rằng, TNN ở Việt Nam là vô hạn và các hệ thống sông thiên nhiên tiếp tục
cung cấp đủ nước chất lượng tốt cho tương lai. Thế nhưng, những số liệu mới
nhất của Dự án nghiên cứu về nguồn tài nguyên nước của Việt Nam lại khẳng
định điều ngược lại.
Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nước của các sông quốc tế. Chỉ
40% lượng nước mặt phát sinh trong nước, có 6 lưu vực sông lớn phụ thuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
vào dòng chảy từ các nước khác. Cụ thể, gần 57% tổng lượng nước thuộc lưu
vực sông (LVS) Cửu Long, hơn 16% thuộc LVS Hồng-Thái Bình. Hai hệ
thống này đều có nguồn từ Trung Quốc và chảy qua không chỉ một quốc gia.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, mức không đủ nước là dưới 1.700m3/người/năm,
nếu lượng nước sẵn có nằm trong khoảng 1.700m3-4.000m3/người/năm thì có
khả năng xảy ra thiếu nước. Lượng nước bình quân đầu người của cả nước là
9.856m
3/năm, với con số này Việt Nam dồi dào về TNN; tuy nhiên, lượng
nước ở các lưu vực sông rất khác nhau, đặc biệt là trong mùa khô ở một số
lưu vực sông kéo dài tới 9 tháng với lượng nước chỉ đạt 20-30% tổng lượng
nước bình quân năm [14].
Theo tiêu chuẩn quốc tế, trong mùa khô, có 4 trong 16 lưu vực sông
hiện thuộc nhóm “căng thẳng cao” là sông Mã, nhóm sông Đông Nam bộ,
sông Hương và Đồng Nai và có 6 lưu vực sông thuộc nhóm “căng thẳng trung
bình”. Trong đó, lưu vực sông Hồng có mức khai thác cao nhất trong nhóm
trung bình. Hiện nay 80% lượng nước mùa khô của sông Mã được khai thác.
Các sông ven biển Nam Trung bộ có mức khai thác sử dụng gần 75% lượng
nước mùa khô. Tính trung bình toàn quốc, gần 82% lượng nước mặt được
khai thác phục vụ nông nghiệp. Điều này cho thấy mức sử dụng nước cao và
không bền vững [14].
Thực trạng trên làm gia tăng cạnh tranh đối với cả nước mặt và nước
dưới đất (ngầm) trong mùa khô, ngày càng ít nước cung cấp cho cộng đồng,
do đó 60% dân số sử dụng nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, thực tế khai thác
nước ngầm ở mức cao đã gây nên sự sụt giảm nhanh mực nước ở các vùng
quanh Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Tây Nguyên. Đó là chưa kể tới chất lượng
nguồn nước sông và nước ngầm đang suy giảm nhanh do những hoạt động
phát triển liên quan đến nước và đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Khoảng 8,5 triệu người ở các đô thị không được tiếp cận với nước sạch
và đối với những người được tiếp cận với nước sạch thì tiêu chuẩn hiện hành
là rất thấp theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù gần đây đã có rất nhiều nỗ lực,
nhưng vẫn còn 21 triệu người ở nông thôn không được tiếp cận với nước vệ
sinh và 41 triệu người không được cấp nước theo tiêu chuẩn nước sạch của
Bộ Y tế [14].
1.1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước
Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 sẽ làm
gia tăng mạnh nhu cầu dùng nước và đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài
nguyên nước. Tài nguyên nước (xét cả về lượng và chất) liệu có đảm bảo cho
sự phát triển bền vững kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai của nước ta
hay không. Đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm.
Trước hết, sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước
sạch cho ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động
của con người đến môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói
riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
Ở nước ta, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm
từ 12.800 m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m3/người vào năm 2000
và có khả năng chỉ còn khoảng 8500 m3/người vào khoảng năm 2020. Tuy
mức bảo đảm nước nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu
Á (3970 m
3/người) và 1,4 lần so với thế giới (7650 m3/người), nhưng nguồn
nước lại phân bố không đều giữa các vùng. Do đó, mức bảo đảm nước hiện
nay của một số hệ thống sông khá nhỏ: 5000 m3/người đối với các hệ thống
sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã và chỉ đạt 2980 m3/người ở hệ thống
sông Đồng Nai. Nước nào có mức bảo đảm nước cho một người trong một
năm dưới 4000 m3/người thì nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn
2000 m
3/người thì thuộc loại hiếm nước [11]. Theo tiêu chí này, nếu xét
chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
vùng và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, như
vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai. Đó là chưa
xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được hình thành ở nước ngoài
sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó.
Hơn nữa, nguồn nước sông tự nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ chỉ
chiếm khoảng 10 - 40% tổng lượng nước toàn năm, thậm chí bị cạn kiệt và ô
nhiễm, nên mức bảo đảm nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so với mức bảo
đảm nước trung bình hàng năm.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu
dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ
trong tất cả các vùng. Theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần
dùng của cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng
với tần suất 75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào khoảng năm
2010. Tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng khá lớn, từ 41 km3 (chiếm
89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km3 (năm 1990) và 60 km3 năm 2000 (chiếm
85%). Lượng nước cần dùng trong mùa cạn rất lớn, nhất là lượng nước dùng
cho nông nghiệp. Tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn năm 2000 đạt tới
70,7 km
3, chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong
mùa cạn (bao gồm nước sông, nước dưới đất và nước do các hồ chứa điều
tiết), hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%.
Vào khoảng năm 2010, tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn có thể tới 90
km3, chiếm khoảng 54% tổng lượng nước có thể cung cấp hay 65% tổng
lượng dòng chảy trong mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Đặc biệt, ở
không ít vùng và lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng
lượng nước có thể cung cấp, tức là chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng
nước cần có để duy trì sinh thái mà còn không có nguồn nước tại chỗ để cung
cấp cho sinh hoạt và sản xuất [11].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đã, đang và sẽ tác động mạnh
mẽ đến nguồn tài nguyên nước. Theo đánh giá bước đầu, vào khoảng năm
2070, với kịch bản nhiệt độ không khí tăng thêm 2,5 - 4,50C, lượng dòng chảy
sông ngòi cũng sẽ biến đổi tuỳ theo mức độ biến đổi của lượng mưa, nếu
lượng mưa giảm 10% thì dòng chảy năm có thể giảm 17 - 53% đối với kịch
bản nhiệt độ không khí tăng 2,50C và giảm 26 - 90% với kịch bản nhiệt độ
không khí tăng 4,50C. Mức độ biến đổi mạnh nhất xẩy ra ở Nam Trung Bộ và
Đông Nam Bộ [11].
Ngoài ra, trái đất nóng lên sẽ làm cho nước biển có thể dâng cao thêm
0,3 - 1,0m và do đó nhiều vùng thấp ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng
bằng châu thổ Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước biển.
Nếu nước biển dâng 1 m, diện tích ngập lụt là 40.000 km2, chủ yếu ở đồng
bằng sông Cửu Long, 1700 km2 vùng đất ngập nước cũng bị đe doạ và 17
triệu người sẽ chịu hậu quả của lũ lụt [11].
Cuối cùng, sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm
nguồn nước sẽ càng trầm trọng nếu không có các biện pháp quản lý tốt tài
nguyên nước. Cũng vì lẽ đó mà người ta cho rằng, khủng hoảng nước hiện
nay không chỉ do nước quá ít không đủ để thoả mãn nhu cầu của con người
mà còn do sự quản lý nguồn nước quá kém gây nên hàng tỷ người và môi
trường gánh chịu hậu quả.
* Thực trạng và nguyên nhân gây lãng phí nguồn nƣớc sản xuất nông nghiệp
1. Các hiện tượng chính gây lãng phí, thất thoát nước tưới phục vụ sản
xuất nông nghiệp, bao gồm:
Tổn thất trong quá trình dẫn nước từ công trình đầu mối đến mặt
ruộng, do ngấm, kênh bị bồi lắng, sạt lở... cản trở dòng chảy, thiếu các công
trình điều tiết nước cho từng khu tưới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Tưới ngập thường xu._.yên: Đây là biện pháp tưới truyền thống, phù hợp
tưới cho lúa. Tuy nhiên, theo kết quả nhiều công trình nghiên cứu, việc tưới
nước cho cây lúa theo quy trình “nông, lộ, phơi” sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
nhất, tức là có những thời kỳ chúng ta hạn chế cấp nước mà phải để lộ ruộng
và phơi ruộng theo yêu cầu sinh trưởng của cây trồng. Việc tưới ngập thường
xuyên suốt vụ theo tập quán của nông dân đã gây ra lãng phí nước rất lớn,
chưa kể tình trạng lượng nước dư thừa từ ruộng chảy xuống kênh tiêu.
Chưa có biện pháp tích cực hạn chế bốc hơi mặt thoáng: Đây là hiện
tượng tự nhiên cũng gây tổn thất nước rất lớn, ví dụ: tổng lượng bốc hơi bình
quân tại trạm Tuyên Quang là 1.193,9mm/năm, lượng mưa là 1.145,8 mm/năm;
tại trạm Phan Rang - Ninh Thuận, tổng lượng nước bốc hơi bình quân là
1.730 mm/năm, trong khi đó lượng mưa có 815 mm/năm. Trước đây, người
nông dân có phong trào dùng bèo phủ lên mặt thoáng của ruộng, xung quanh
gốc cây trồng, vừa hạn chế bốc thoát hơi nước và làm phân xanh, tăng cường
độ đạm trong đất. Hiện nay, phong trào đó không còn, một vài địa phương,
người dân dùng ni lông để che phủ cho một số loại cây trồng, nhưng chi phí
tốn kém.
Tưới tràn, vượt quá khu vực cây trồng có khả năng sử dụng được nước
tưới: Điều này xảy ra đối với việc cấp nước cho cây công nghiệp, cây ăn quả,
khi chúng ta tưới nước để chẩy tràn trên mặt đất.
Tưới quá nhiều làm nước thấm quá sâu so với chiều sâu bộ rễ cây
trồng: Cây trồng chỉ có khả năng hấp thụ nước trong phạm vi của rễ cây, nếu
chúng ta tưới nhiều, nước sẽ ngấm sâu hơn so với chiều sâu của bộ rễ, gây
lãng phí.
Tưới tiết kiệm nước và sử dụng nước tiết kiệm là những biện pháp cấp
nước theo yêu cầu và khả năng hấp thụ nước theo từng thời đoạn sinh trưởng
của cây trồng, hạn chế lượng nước dư thừa nhưng không ảnh hưởng đến năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
suất, chất lượng cây trồng. Vụ 3 năm 2005, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh An
Giang đã thử nghiệm xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước cho lúa trên diện
tích 17,3 ha của 19 hộ nông dân tại phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang (trong đó: 8,3 ha của 9 hộ nông dân sử dụng biện pháp tưới tiết
kiệm nước; 9 ha của 10 hộ nông dân còn lại sử dụng biện pháp tưới truyền
thống để đối chứng). Bằng việc đặt ống theo dõi mực nước trong ruộng và áp
dụng biện pháp tưới ướt khô xen kẽ của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI),
nông dân làm thí nghiệm đã giảm bình quân 4 lần bơm nước vào ruộng trong
1 vụ lúa, so với 8 lần bơm nước theo tập quán nông dân, tiết kiệm nước tưới,
ít sâu bệnh, giảm được 7,9% số diện tích bị đổ ngã, tỷ lệ chắc chiếm 78,2%,
cho năng suất 5,8 tấn/ha, tăng 0,5 tấn/ha so với ruộng đối chứng. Giá thành
sản xuất của ruộng ""tưới tiết kiệm"" chỉ 1.142 đồng/kg lúa, trong khi ruộng
đối chứng tới 1.382 đồng/kg, mức chênh lệch 240 đồng/kg. (Nguồn NNVN).
Như vậy, áp dụng biện pháp tưới cổ truyền đã làm cho lượng nước tưới
lãng phí rất lớn.
Theo số liệu thống kê, hiện tại các hệ thống công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới
cho 7,61 triệu ha lúa, nếu với mức tưới bình quân 4.500 m 3 / ha - vụ,
chỉ cần tiết kiệm được 10% lượng nước tưới thì sẽ tiết kiệm khoảng 3 tỷ
m3 nước. Trong khi đó, để xây dựng hồ chứa Nước Trong thuộc
tỉnh Quảng Ngãi chỉ có dung tích 258 triệu m3 đã phải tốn gần 1.642 tỷ đồng.
Như vậy, nếu chúng ta tiết kiệm được nước tưới sẽ tiết kiệm được chi phí đầu
tư, xây dựng công trình thuỷ lợi và chi phí xã hội rất lớn.
2. Nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát nước tưới phục vụ sản xuất
nông nghiệp, bao gồm:
Để xẩy ra hiện tượng lãng phí, thất thoát nước, ngoài nguyên nhân về
công trình, trang thiết bị chưa được đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa, còn
do những hạn chế trong công tác quản lý. Cụ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Công trình chưa có chủ thực sự: Theo Pháp lệnh khai thác &BVCTTL,
các công trình thuỷ lợi do các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi và
các hợp tác xã dùng nước quản lý, nhưng hầu hết các địa phương đều chưa
phân cấp rõ đâu là công trình do doanh nghiệp quản lý, công trình do hợp tác
xã dùng nước quản lý. Tình trạng vi phạm phạm vi bảo vệ công trình diễn ra
ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cấp nước của
công trình. Kể cả công trình đã được phân cấp nhưng quyền hạn và trách
nhiệm chưa rõ ràng:
+ Đối với công trình do doanh nghiệp quản lý: Do không có hoặc
thiếu kinh phí quản lý, nâng cấp, sửa chữa nên doanh nghiệp quản lý theo
kiểu có đến đâu sửa đến đó, công trình còn đến đâu phục vụ đến đó, chỉ tập
trung chủ yếu vào sửa chữa máy móc thiết bị, còn phần công trình, kênh
mương gần như bỏ ngỏ. Chủ của các công trình này là Nhà nước và giao cho
Giám đốc doanh nghiệp quản lý, nhưng do cơ chế, chính sách trong quản lý
khai thác chưa đồng bộ, thiếu kính phí nên công trình xuống cấp, hư hỏng
cũng không ai chịu trách nhiệm.
+ Đối với công trình do hợp tác xã dùng nước quản lý (hiện nay chủ
yếu là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý): Chủ nhiệm hợp tác xã do xã
viên bầu, chế độ tiền lương thấp, nên hầu hết làm việc theo kiểu “được chăng
hay chớ”, còn bầu thì làm, không thì nghỉ, các chế tài quản lý chưa đầy đủ,
nên trách nhiệm rất hạn chế. Trình độ chuyên môn của cán bộ thuỷ nông hầu
như không có, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm và lòng nhiệt tình. Chủ của
các công trình này là tập thể xã viên hợp tác xã nên không có ai chịu trách
nhiệm một cách cụ thể, công trình còn hoạt động được thì hợp tác xã quản lý
vận hành, khi công trình hư hỏng thì bàn giao trả Nhà nước.
Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý khai thác công
trình thuỷ lợi còn thiếu và chưa đồng bộ như các văn bản về hướng dẫn về tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
chức quản lý, chế độ tài chính, phân cấp công trình... Bên cạnh đó, nhiều địa
phương chưa triển khai thực thi đầy đủ các văn bản đã có.
Ý thức sử dụng nước của người nông dân chưa cao: Họ thường coi
nước là ""của trời"", công trình cấp nước đã có Nhà nước đầu tư, bản thân họ
đã đóng thuỷ lợi phí nên họ phải sử dụng cho “đủ”. Kiến thức sử dụng nước
của hầu hết người dân còn nhiều hạn chế, họ không được trang bị kiến thức về
yêu cầu nước tưới theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng... dẫn đến tình
trạng lấy nước quá nhiều, dư thừa.
Trách nhiệm giữa đơn vị cung cấp nước và người hưởng lợi được thực
hiện thông qua hợp đồng kinh tế nhưng chưa rõ ràng và chưa nghiêm túc.
Theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, đơn vị cung cấp nước
và đơn vị sử dụng nước có trách nhiệm ký kết hợp đồng kinh tế ngay từ đầu
vụ làm cơ sở để thực hiện và thanh quyết toán vào cuối vụ sản xuất. Nhưng
thực tế nhiều địa phương xảy ra tình trạng đơn vị sử dụng nước ký hợp đồng
thấp hơn so với diện tích thực phục vụ và chây ỳ trong việc thanh toán thuỷ
lợi phí (từ năm 1999 đến năm 2003 cả nước nợ đọng thuỷ lợi phí 332,450 tỷ
đồng). Đây là hiện tượng vi phạm hợp đồng kinh tế nhưng Nhà nước cũng
chưa có chế tài cụ thể. Dẫn đến tình trạng các đơn vị cung cấp nước không có
kinh phí tu bổ công trình đảm bảo dẫn nước.
1.1.1.3. Vai trò của nước và khả năng tiếp cận nguồn nước phục vụ sản
xuất nông nghiệp
Nước là một loại vật chất đặc biệt, chiếm 3/4 bề mặt trái đất. Trong cấu
trúc động, thực vật thì nước chiếm tới 95 - 99% trọng lượng các laòi cây dưới
nước, 80% trọng lượng các loài cá, 70% các loại cây trên cạn, 65 - 75% trọng
lượng con người và các động vật [11].
Nước là nền tảng của sự sống, không một sinh vật nào có thể sống thiếu
nước. Nước là điều kiện đầu tiên xác định sự sinh tồn của sự sống, của con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
người cũng như của nền sản xuất nông nghiệp. Từ đó thấy được nghĩa vụ của
mình trong việc giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
Do nguồn tài nguyên nước phân bố không đều, đối với Việt Nam, tài
nguyên nước ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững. Các kết quả nghiên cứu
gần đây ở Việt Nam dự báo, tổng lượng nước mặt của nước ta vào năm 2025
chỉ bằng khoảng 96%, đến năm 2070 xuống còn khoảng 90% và năm 2100
chỉ còn khoảng 86% so với hiện nay.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1.2.1. Đánh giá nguồn nước tại một số tỉnh khó khăn miền núi phía Bắc
Gắn phát triển kinh tế - xã hội với thực hiện các chính sách dân tộc, từng
bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái
cho vùng và hạ lưu ở đồng bằng Bắc Bộ; góp phần giữ vững an ninh quốc
phòng”. Để thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế -
xã hội ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt khó khăn cần thiết phải đầu tư cơ
sở hạ tầng nói chung, cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nói riêng.
Trên địa bàn các tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc có tổng diện
tích tự nhiên 58.265 km2, dân số 3,405 triệu người, được chia ra 956 đơn vị
cấp xã, trong đó có 444 xã, bản với số dân 1,403 triệu người thường xuyên
thiếu nước sinh hoạt và sản xuất [6]. Nguồn nước hiện nay được sử dụng chủ
yếu là nước tại các nguồn lộ, nước khe, nước suối với lưu lượng rất hạn chế,
hơn thế nữa các nguồn nước này đều không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho
ăn uống và sinh hoạt. Các cao nguyên đá vôi thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc
Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu có địa hình karst phân cắt mạnh không có
điều kiện tàng trữ nước mặt, nguồn nước cho sinh hoạt thường xuyên thiếu
trầm trọng đặc biệt về mùa khô. Một số tỉnh như: Sơn La, Lai Châu, Điện
Biên có nhu cầu lớn về nước sạch phục vụ các khu di dân, tái định cư, các
công trình thuỷ điện. Để từng bước giải quyết những khó khăn về nước cho
đồng bào các dân tộc vùng cao thuộc 6 tỉnh miền núi phía Bắc (Sơn La, Lai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn) cần thiết phải tiến hành điều
tra, đánh giá khai thác nguồn nước ngầm.
Công tác điều tra, đánh giá nước dưới đất phục vụ cấp nước cho nhân
dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, trong đó có các tỉnh đặc biệt khó
khăn. Kết quả đạt được là rất đáng khích lệ, tính riêng năm 2002 đã điều tra,
đánh giá được trữ lượng khai thác 18.521 m3/ngày có khả năng cung cấp nước
sạch cho 300.000 người (mức 60 lít/người/ngày) [13]. Các công trình được lắp
máy bơm điện để khai thác, có bể chứa nước và bàn giao trực tiếp các công
trình cấp nước cho địa phương, kịp thời đáp ứng một phần nhu cầu cấp thiết
về nước sinh hoạt cho nhân dân các huyện Mộc Châu, Yên Sơn (Sơn La);
Mường Lay (Lai Châu); Mường Khương (Lào Cai); Quản Bạ (Hà Giang);
Trùng Khánh (Cao Bằng) và Chợ Đồn (Bắc Kạn). Tuy nhiên, so với số vùng,
số dân còn chưa có nước sạch để sử dụng cần phải điều tra đáp ứng thì những
kết quả trên còn rất nhỏ
Do đó, để góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế –
xã hội tại các tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc theo tinh thần chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ thì việc đầu tư thực hiện dự án điều tra, đánh giá
nước dưới đất trên địa bàn các tỉnh theo phương châm điều tra kết hợp khai
thác cấp nước sạch tại chỗ cho dân là rất cấp thiết.
Sáu tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc có dạng địa hình chủ yếu
là núi cao, cao nguyên và các thung lũng giữa núi nhỏ hẹp, dốc đứng. Mức độ
phân cắt địa hình lớn, độ cao trung bình 1000 - 1500m. Do góc dốc địa hình
lớn nên các dòng mặt có trong vùng thường là các dòng tạm thời. Về mùa
mưa các dòng này hầu như cạn kiệt trơ đáy.
Về tiền đề địa chất, địa chất thuỷ văn: Vùng nghiên cứu tồn tại các thể
địa chất từ già nhất đến trẻ nhất phân bố đan xen, nhiều khi không theo quy
luật do các hoạt động nội ngoại sinh. Nguồn gốc thạch học đa dạng gồm: trầm
tích, biến chất, macma và các sản phẩm phong hoá. Hoạt động tân kiến tạo và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
các vận động nội sinh phức tạp biểu hiện đa dạng như các hệ thống đứt gãy
chằng chịt, các hiện tượng lún trượt, lở đất xảy ra thường xuyên.
Trong vùng nghiên cứu đã phát hiện được nhiều nguồn nước ngầm, nước
khoáng có giá trị. Nước dưới đất tồn tại và vận động chủ yếu ở các đới dập vỡ,
đứt gãy kiến tạo. Tầng chứa nước thường mỏng, phân bố không đồng nhất.
Thành phần hoá học của nước dưới đất đa dạng và có nguồn gốc hình thành
khác nhau. Đặc biệt là cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc và một số vùng khác
do có mực xâm thực rất sâu nên để trả lời câu hỏi có nước dưới đất hay không?,
nước dưới đất tồn tại bao nhiêu mét?, nguồn hình thành và đặc điểm tàng trữ và
vận động ra sao? Vẫn là một câu hỏi lớn cho các nhà địa chất thuỷ văn.
Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án là điều tra, phát hiện các nguồn nước
dưới đất, đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn nước tìm được, phục vụ cấp
nước sinh hoạt tại chỗ cho nhân dân. Cung cấp tài liệu cơ bản về địa chất, địa
chất thuỷ văn, khả năng cung cấp nước dưới đất, làm cơ sở cho quy hoạch
khai thác hợp lý nước dưới đất của địa phương. Ngoài ra, các lỗ khoan địa
chất thuỷ văn đáp ứng được yêu cầu cấp nước được tiến hành kết cấu thành
giếng khoan khai thác (như doa mở rộng đường kính, đặt ống chống, ống lọc
đảm bảo giếng khoan khai thác bền vững), lắp đặt thiết bị khai thác (máy
bơm, ống dẫn, đường điện) để đưa nước trong lỗ khoan lên bể chứa, bàn giao
cho địa phương quản lý, khai thác phục vụ nhân dân.
Theo tài liệu tại phòng Địa chất cho biết: Cục Địa chất và Khoáng sản
đã có nguồn tài liệu phong phú về địa chất - địa chất thuỷ văn trên toàn lãnh
thổ Việt Nam, đó là thuận lợi cơ bản giúp Nhà nước giảm thiểu chi phí đầu tư.
Ngoài ra, với đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ cao và được đào
tạo cơ bản cả trong và ngoài nước, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt
động điều tra địa chất , chắc chắn dự án sẽ thành công và mang lại hiệu quả
kinh - tế xã hội đáp ứng lòng mong mỏi của đồng bào các dân tộc miền núi.
Kết quả dự án còn giúp các nhà chuyên môn nắm được quy luật hình thành và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
vận động của nước dưới đất cũng như quy mô khai thác có thể áp dụng, giúp
các cơ quan quản lý điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế khu vực.
Đựơc biết, đến năm 2006 dự án sẽ hoàn thành, khoảng 250.000 người
dân thuộc các tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn được tiếp cận và sử dụng nước
sạch, khoảng hơn 100 vùng dân cư, đô thị, di dân được dùng nước trên một
diện tích gần 2.000km2. Đây là một đóng góp không nhỏ trong công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt khó khăn. Số
vốn đề nghị để thực hiện dự án là hơn 25 tỷ đồng.
1.1.2.2. Tình hình nguồn nước của tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là nguồn của 5 con sông lớn chảy sang các tỉnh lân cận, đó là
sông Phó Đáy, sông Năng chảy sang tỉnh Tuyên Quang về phía Tây, sông Bắc
Giang chảy sang Lạng Sơn về phía Đông, sông Bằng Giang chảy sang tỉnh Cao
Bằng về phía Bắc và sông Cầu chảy về tỉnh Thái Nguyên.
Theo thống kê sơ bộ của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi
trường nông thôn, tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 400 công trình cấp nước tập
trung qui mô vừa và nhỏ, thiết kế theo hệ tự chảy tại các địa bàn đông dân cư,
các trường học nơi vùng sâu vùng xa và khoảng 10.000 lu bể chứa, thiết bị
tích trữ nước sạch và hệ thống giếng khoan đạt chuẩn vệ sinh, chưa kể các
giếng nước do dân tự khơi. Với sự đầu tư của Nhà nước, các tổ chức phi
chính phủ, các nhà hảo tâm và sự đóng góp của nhân dân, Bắc Kạn đã nhanh
chóng đảm bảo cung cấp nhu cầu nước sạch hợp vệ sinh cho hơn 70% dân số,
tăng 59% so với năm 1999, trong đó hơn 18.000 nhân khẩu nơi định canh
định cư không còn thiếu nước sinh hoạt [10].
Là tỉnh vùng cao, dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển, dân cư sống
thưa thớt theo các lũng núi cao, nước sinh hoạt luôn là nhu cầu cấp thiết với
người dân nơi đây. Hơn nữa, thổ nhưỡng tại Bắc Kạn phần nhiều là núi đá
vôi, mùa hè các khe núi còn có nước chảy, bước sang mùa Thu hoặc mùa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Đông và Xuân thì nước các khe núi thường cạn kiệt, người dân các bản vùng
sâu phải đi bộ hàng km mới kiếm được nước về nấu ăn, còn tắm rửa, giặt rũ
thì “mạnh ai ấy làm”. Đối với thanh niên và người có sức khoẻ thì còn leo núi
đi xa bản làng tìm được khe nước để tắm giặt, còn trẻ em, người già thì rất ít
có điều kiện tắm giặt trong mùa khô cạn, vì gùi được nước về nấu ăn đã khó,
lấy đâu ra nước sạch đẻ vệ sinh cơ thể.
Trước hàng loạt khó khăn ở nơi vùng sâu, nhất là vùng khó khăn trong
việc tiếp cân nguồn nước, tỉnh Bắc Kạn đã ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng
phục vụ sự ổn định vững chắc nơi vùng sâu từ; giao thông, thuỷ lợi, điện lưới,
trường học, trạm y tế đến chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp bà con thay đổi
tập quán sản xuất, hình thành những thôn bản định canh định cư và dần
chuyển nếp sinh hoạt cũ theo nếp sống mới. Trong đó, Bắc Kạn đã giành hơn
100 tỷ đồng đầu tư các công trình nước sạch sinh hoạt, giúp nhân dân có điều
kiện thay đổi dần nếp sinh hoạt cổ truyền theo lối hợp vệ sinh. Phương thức
Nhà nước và nhân dân cùng làm đối với các dự án về nước sạch, bà con chỉ
đóng góp công sức và lao động thủ công, nhà nước cấp tiền mua vật tư, thiết
bị, nhân công kỹ thuật. Sau bàn giao công trình cho dân hưởng lợi tự quản lý,
duy tu và sử dụng, do đó đã phát huy tốt hiệu quả các công trình, nhất là hệ
thống nước tự chảy nơi tập trung khu cụm dân cư. Nhờ có sự phối kết hợp
nhịp nhàng gữa nhà nước và người dân hưởng lợi, hàng trăm công trình nước
sạch tập trung tại khu cụm dân cư và hàng nghìn công trình cấp nước nhỏ lẻ
hình thành nhanh chóng xây dựng xong tại hầu khắp các khu cụm dân cư
vùng sâu, nhất là những địa hình núi đá vôi và cát tơ thường xuyên thiếu
nước, góp phần cấp nước sạch đầy đủ cho hơn 18.000 nhân khẩu đã định canh
định cư, góp phần tăng số dân của toàn tỉnh có nước sạch từ hơn 11% năm
1999 lên trên 70% năm 2008.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Có nước sạch sinh hoạt, ở các thôn bản vùng cao đã dần bắt nhịp theo
nếp sống mới như ăn ở hợp vệ sinh, góp phần loại bỏ tận gốc các mầm bệnh
ngoài da, đường ruột, sốt rét.
Là tỉnh đầu nguồn sông Cầu, Bắc Kạn đang phải đối mặt với tình trạng
ô nhiễm môi trường đang gia tăng, lưu lượng nước ở đầu nguồn ngày càng
cạn kiệt, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, gây ra những tác động xấu tới
môi trường và cảnh quan lưu vực sông Cầu
Tình hình ô nhiễm nguồn nước
Qua điều tra, khảo sát tổng quan hiện trạng ô nhiễm Arsenic (thạch tín)
nguồn nước của Bắc Kạn do Trung tâm Thông tin Kỹ thuật tài nguyên môi trường
tỉnh tiến hành đã cho thấy, tình trạng nhiễm thạch tín đang ở mức báo động...
Hàm lượng thạch tín tại sông, suối... cao
Theo tài liệu của Phòng Môi trường (Sở TN & MT) khi phân tích mẫu
nước tại vị trí đuôi nước thải gần các xí nghiệp chế biến khoáng sản. Kết quả
cho thấy, nguồn nước tại các sông suối đều ô nhiễm thạch tín. Điều này cũng
khẳng định, ở những vùng nhiều khoáng sản như Chợ Đồn, Ngân Sơn nguy
cơ nhiễm thạch tín càng cao. Một vài xã ở cuối nguồn nước thải từ khu vực
khai thác quặng ở xã Bằng Lãng như Tủm Tó, Bản Lắc hàm lượng Arsenic
khi thử nhanh đều cao hơn mức quy định.
Đoàn Trung tâm Thông tin Kỹ thuật TN - MT đã tiến hành điều tra ở 8
huyện thị với 72/122 xã, phường, tập trung vào giếng khoan, giếng đào và
những mạch lộ mà người dân sử dụng làm nước sinh hoạt. Cụ thể, 277 công
trình lấy nước từ khe, mạch lộ, 3 vị trí lấy nước mặt, 306 giếng đào và 114
giếng khoan. Đoàn sử dụng bộ dụng cụ phân tích tại hiện trường, phiếu điều
tra và gửi mẫu về phòng thí nghiệm... Kết quả là chỉ có duy nhất xã Bằng
Lãng (Chợ Đồn) có hàm lượng thạch tín 0,05mg/l (vượt quá tiêu chuẩn quy
định là 0,01mg/l). Những tài liệu nghiên cứu trước đó cũng khẳng định, tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
một số huyện, nguồn nước mặt, nước sinh hoạt đều nhiễm thạch tín ở nhiều
mức độ, qua thời gian chúng sẽ ngấm vào mạch nước ngầm và lại được dùng
làm nước sinh hoạt.
Bắc Kạn có nhiều sông suối như Sông Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy,
sông Bắc Giang, sông Na Rì, sông Hiến, sông Bằng Khẩu... chưa kể hàng
trăm con suối, khe lạch khác.
Hiện nay, nguồn nước một số vùng trên địa bàn đã chịu ảnh hưởng của
các chất thải, gây hiện tượng ô nhiễm, nguyên nhân gây ô nhiễm được các
khoa học khẳng định, một phần do cấu tạo địa chất. Tuy nhiên, nguyên nhân
chính vẫn do các nhà máy xả thải không qua xử lý, người dân sử dụng nhiều
chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, đào lấp giếng không đúng tiêu chuẩn.
Quan trọng hơn nữa là do hoạt động khai thác khoáng sản ngày càng phát
triển trên địa bàn tỉnh.
Một trong những biện pháp được Trung tâm Thông tin Kỹ thuật Tài
nguyên và môi trường phổ biến, là dùng phương pháp lọc bằng cách cho
nước thô đi qua khối vật liệu bằng cát, than hoạt tính, vải lọc. Phương pháp
này có thể lọc bớt các chất bẩn nhìn thấy như mănggan, kết tủa sắt, vi khuẩn
và cả Arsenic. Điều này đặc biệt hữu dụng với rất nhiều hộ dân đang sử dụng
giếng đào, giếng khoan ở các thị trấn, thị tứ của tỉnh.
Mặc dù, tình trạng nguồn nước nhiễm arsenic tại Bắc Kạn chưa quá
nghiêm trọng như tại Hà Nam, An Giang... nhưng nếu người dân sử dụng
trong thời gian dài thì khả năng mắc bệnh là không tránh khỏi. Cần phải có
các giải pháp và chính sách hợp lý để xử lý tình trạng nhiểm asenic.
* Tình hình thuỷ lợi và phát triển nông nghiệp Miền Núi
Thuỷ lợi là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu
khoa học công nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên
nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Hệ thống thuỷ lợi được xây dựng ở các tỉnh miền núi còn rất ít so với nhu
cầu của sản xuất. Hầu hết mới chỉ phục vụ tưới tiêu cho lúa và một ít cho cây
trồng cạn và hoa màu. Tưới cho cây ăn quả, cây công nghiệp chưa được đề cập,
còn yếu. Năng lực tưới mới chỉ đáp ứng 20% - 30% đất nông nghiệp hiện có.
Đồng thời mới đạt 40% - 60% công suất thiết kế của các công trình thuỷ lợi [5].
Chi phí đầu tư ban đầu cho công trình thuỷ lợi ở miền núi gấp 2 - 3 lần ở đồng
bằng cho 1 ha canh tác nông nghiệp. Địa hình miền núi phức tạp, lượng mưa
không nhiều, lại phân bố không đều, bốc hơi lớn, đất có tính thấm mạnh, hệ số
dòng chảy nhỏ, diện tích canh tác phân tán và không bằng phẳng nên rất khó
khăn về nguồn nước và bố trí hệ thống tưới mặt ruộng. Các công trình thuỷ lợi
ở Tây Nguyên được xây dựng sau giải phóng Miền Nam mới đảm bảo tưới
30.000 ha lúa đông xuân, 46.000 ha lúa mùa và 44.000 ha cà phê (khoảng 50
diện tích hiện có) và 15% so với diện tích đất ở 5 tỉnh Tây nguyên [5].
Mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp chính ở các tỉnh miền núi và
Tây Nguyên là ổn định về lương thực, phát triển lợi thế về sản xuất hàng hoá,
đó là phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu
đến năm 2010 tổng sản lượng cây cà phê, cây điều các tỉnh miền núi tăng gấp
3 lần. Diện tích cây ăn quả tăng gấp 5 lần, cây công nghiệp tăng gấp 5 lần,
cây hoa màu tăng gấp 2,5 lần so với hiện nay. Yêu cầu về nước tưới và các
biện pháp thâm canh khác cũng phải đầu tư rất lớn [5].
1.1.2.3. Tình hình phát triển của hệ thống thuỷ lợi ở tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là tỉnh thượng nguồn của lưu vực sông Cầu, có địa hình phức
tạp chủ yếu là núi cao. Hệ thống sông Cầu nằm trên địa bàn tỉnh có độ dốc
lớn, rừng đầu nguồn và thảm phủ thực vật bị thoái hoá, khai thác mạnh nên
hàng năm vào mùa mưa thường xảy ra lũ quét gây thiệt hại lớn về người và
nhà cửa, hoa màu, tài sản, đất đai của nhân dân. Vào mùa khô mực nước trên
các nhánh sông thường cạn gây khô hạn, thiếu nguồn nước cho sản xuất và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
sinh hoạt của nhân dân. Với tỉnh Bắc Kạn, phần lớn nhân dân sống bằng nghề
nông nghiệp do vậy nguồn nước trên các nhánh sông có ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống của nhân dân.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các Bộ
ngành trung ương, tỉnh Bắc Kạn đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình
thuỷ lợi để chủ động nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và
giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra. Với các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tài
trợ, dân đóng góp đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 500 công trình
gồm hồ chứa, đập dâng, hệ thống kênh mương, tưới chủ động bằng công trình
5.780 ha ruộng lúa.
a. Kết quả công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất của tỉnh Bắc Kạn trong 6
tháng đầu năm 2006
Từ đầu năm 2006 Sở Nông nghiệp và PTNT đã cùng các địa phương
kiểm tra, chỉ đạo nạo vét các hệ thống công trình thuỷ lợi, tích luỹ nước trong
các ao hồ, bảo dưỡng các máy bơm trên địa bàn, chủ động tốt công tác cày ải
trước vụ xuân, hoàn thiện thủ tục XDCB để tiến hành thi công một số công
trình trong thời gian tới và tiếp tục khảo sát thiết kế các công tình theo kế
hoạch đầu tư của tỉnh.
b. Tình hình thiên tai và biện pháp khắc phục của địa phương
Về hạn hán: Trong 6 tháng đầu năm 2006 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tình
hình thời tiết diễn biến phức tạp, tình trạng khô hạn xảy ra trên diện rộng.
Việc xảy ra khô hạn đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụ xuân. Trước tình hình
đó, chính quyền địa phương đã chỉ đạo nhân dân tích nước vào các ao hồ, nạo
vét tu sửa kênh mương để đảm bảo nguồn nước tưới, mặt khác chỉ đạo nhân
dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với nguồn nước và kịp thời vụ.
Về lũ và công tác PCLB-TKCN: UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Chỉ
thị số 08/2006/CT - UBND ngày 10/5/2006 về công tác PCLB - TKCN và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
giảm nhẹ thiên tai; đã phê duyệt phương án PCLB - TKCN năm 2006 tại
Quyết định số 913/QĐ - UB ngày 10/5/2006, kiện toàn BCH PCLB - TKCN
của tỉnh và chỉ đạo các ngành, các cấp. Ngày 28/4/2006, tổ chức hội nghị tổng
kết công tác PCLB - TKCN giai đoạn 2001 - 2005 và triển khai công tác
PCLB -TKCN năm 2006. Phối hợp với Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn
tỉnh kiểm tra các hệ thống đo mưa, đo mực nước đảm bảo hoạt động tốt để
phục vụ cho công tác PCLB trên địa bàn tỉnh [10].
c. Các vấn đề phát sinh trong lưu vực, khó khăn, tồn tại và kiến nghị của
địa phương
Các vấn đề phát sinh trong lưu vực: Hiện nay diện tích rừng, thảm phủ
thực vật mỏng, địa hình dốc khả năng giữ nước kém nên mùa mưa thường
ngập úng, lũ quét, vào mùa khô các sông suối cạn kiệt ảnh hưởng đến sản
xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Ngoài ra hiện nay các cơ sở công
nghiệp khai thác khoáng sản do công tác xử lý chất thải kém nên gây ô nhiễm
nguồn nước trên một số nhánh sông suối (huyện Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn).
Khó khăn, tồn tại: Công tác quy hoạch thuỷ lợi chưa được thực hiện
toàn diện trên địa bàn toàn tỉnh do vậy việc hoạch định, cân đối sử dụng
nguồn nước lâu dài, đa mục tiêu chưa được tận dụng tối đa. Hiện nay tỉnh
đang tiến hành lập quy hoạch phát triển thuỷ lợi toàn tỉnh, dự kiến hoàn thành
cuối năm 2006.
d. Yêu cầu phối hợp đa ngành và liên tỉnh trong phát triển lưu vực
Để ổn định lưu vực sông sự phối hợp đa ngành, liên tỉnh là yếu tố cần
thiết. Trong công tác quản lý nguồn nước cần có sự phối hợp giữa các ngành,
các tỉnh để đảm bảo chất lượng nước và môi trường. Có các giải pháp công
trình và phi công trình để ổn định lâu dài, cân bằng môi trường sinh thái. Về
tổ chức quản lý, có chế chính sách phải có sự thống nhất, phù hợp với điều
kiện tổng thể của lưu vực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
e. Đề xuất ưu tiên đầu tư trong lưu vực
Nâng cao năng lực quản lý và khai thác nguồn nước trong lưu vực sông.
Đầu tư xây dựng công trình phục vụ đa mục tiêu: hồ chứa, đập dâng...
phục vụ sản xuất, nước sinh hoạt, hệ thống cảnh báo nguy cơ sạt lở, lũ quét.
Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước; Trồng rừng tăng độ
che phủ đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Đề nghị xem xét xây dựng hệ thống công trình trên toàn lưu vực để
thuận lợi trong việc thu hút các dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn đông thời
huy động sự tham gia, đóng góp của các tỉnh có hiệu quả hơn.
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Một là, tiếp cận nguồn nước ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông
nghiệp và thu nhập của người dân.
Xã Tân Lập là một xã nghèo của huyện Chơ Đồn, giao thông đi lại rất
khó khăn, nền kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp, trong đó chủ yếu là nông
nghiệp. Để có thu nhập cao từ nông nghiệp đòi hỏi người nông dân phải tiếp
cận tốt được với nguồn nước.
Hai là, làm thế nào giúp cho các hộ nông dân miền núi tăng khả năng
tiếp cận nguồn nước.
Đây là một vấn đề quan trọng đối với miền núi hiện nay. Với nền thu
nhập chủ yếu từ nông nghiệp, nhưng dù có nguồn tài nguyên nước dồi dào,
khả năng được tiếp cận nguồn nước của người nông dân lại chưa được nhiều.
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập, nhằm tìm
ra các nguyên nhân nhiều vùng chưa được tiếp cận nguồn nước, làm giảm thu
nhập của các hộ, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận
nguồn nước, giúp tăng năng suất, tăng thu nhập của người nông dân nói
chung và người nông dân xã Tân Lập nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
1.2.2. Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp
luận nghiên cứu. chủ nghĩa duy vật biện chứng cho chúng ta cái nhìn sự vật
hiện tượng trong mối quan hệ và sự vận động của chúng. Trong đề tài đó là
mối quan hệ giữa tiếp cận và sử dụng nguồn nước đến thu nhập và năng suất
lúa của hộ.
1.2.3.Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
1.2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã được công bố chính thức. Các
thông tin thứ cấp được thu thập thông qua cá._.y trồng có giá trị kinh tế cao, đòi hỏi cấp
nước thường xuyên ở mức nhỏ.
Tưới phun mưa: Là hình thức tưới nước cho cây trồng dưới dạng hạt
mưa. Áp dụng cho vùng đất có độ thấm ít, cho các loại cây trồng mềm yếu có
giá trị kinh tế cao.
Tưới ngầm: Là hình thức đưa nước trực tiếp vào bộ rễ cây trồng. Áp
dụng cho các vùng đất có khả năng mao dẫn tốt, đất thịt, thịt pha cát, kết cấu
đất vào loại trung bình, có khí hậu khô hạn, thường xuyên có gió lớn
3. Tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật thuỷ lợi, nông nghiệp đến tận bà con
nông dân, đặc biệt là kỹ thuật tưới tiêu phù hợp với yêu cầu nước theo từng
thời đoạn sinh trưởng của cây trồng, đặc biết đối với tưới lúa, để người nông
dân hiểu và biết cách sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Nâng cao hiệu quả sử dụng nước
Một là, đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển mạnh mẽ thị trường nước sạch
và vệ sinh nông thôn. Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch &VSMTNT, huy
động sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội, các thành phần kinh tế nhất là khu
vực nhân dân đầu tư phát triển cấp nước sạch &VSMTNT. Nhà nước khuyến
khích sự tham gia của các thành phần kinh tế thông qua các cơ chế chính sách
đảm bảo nguyên tắc các thành phần kinh tế được coi trọng và đối xử bình đẳng.
Hai là, công tác thông tin- giáo dục- truyền thông phải được tăng cường
và tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau, như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng, tiếp thị xã hội nhằm nâng cao
nhận thức của người dân và các cấp chính quyền, khuyến khích người dân đầu
tư, tham gia bảo vệ và sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh.
Ba là, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng, rà soát, đánh
giá, bổ sung, cập nhật quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về cấp nước
và VSMTNT làm cơ sở xây dựng kế họach phát triển 5 năm và hàng năm.
Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch theo phương pháp kế hoạch hoá. Việc
xây dựng kế hoạch của chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn phải căn cứ vào nhu cầu của người dân và được tiến hành theo lịch trình
5 năm và hàng năm phải xuất phát từ cơ sở để đảm bảo tính khả thi cao. Tăng
cường việc phân cấp quản lý để đảm bảo các tỉnh chủ động trong vịêc lập kế
hoạch, triển khai và quản lý các công trình cấp nước sạch &VSMTNT, đồng
thời có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực hịên có hiệu quả.
Bốn là, chủ trọng phát triển khoa học công nghệ, nghiên cứu và phát
triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình công nghệ khai thác, sử dụng
nguồn nước hợp lý và nâng cao chất lựơng nứơc phù hợp với điều kịên tự
nhiên- kinh tế- xã hội của từng vùng, đảm bảo nguyên tắc bền vững. Ưu tiên
tìm kiếm và tận dụng các nguồn nước ổn định với các vùng đặc biệt khó khăn
( vùng thường xuyên hạn hán, lũ lụt, vùng núi cao, hải đảo…); cấp nước tập
trung cho nhũng vùng dân cư đông và tập trung; nâng cấp, mở rộng các công
trình cấp nước hịên có.
Năm là, quản lý chặt chẽ đầu tư xây dựng, khai thác và bảo vệ công
trình cấp nước. Việc đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy họach, kế hoạch, dự
án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành về quản lý
đầu tư xây dựng; đảm bảo công trình được đầu tư đúng mục đích, đúng đối
tượng, đúng giá trị và bền vững. Vịêc xác định dự án, công trình xuất phát từ
nhu cầu của người dân, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, người dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
được tham gia ngay từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, lựa chọn công
nghệ và giám sát thực hiện xây dựng công trình. Phương thức quản lý và chủ
sở hữu công trình sau xây dựng phải đựơc xác định ngay từ khi lập dự án, đặc
biệt cơ chế tài chính được thiết lập phù hợp với quy mô công trình và điều
kiện kinh tế xã hội của địa phương đảm bảo phát triển bền vững. Khuyến
khích việc phân cấp quản lý đầu tư bằng ngân sách Nhà nước cho tổ chức trực
tiếp khai thác công trình. Giá nước phải được tính toán đúng, tính đủ các chi
phí sản xuất, đảm bảo cho các tổ chức và cá nhân làm dịch vụ khai thác, các
nhà đầu tư tự chủ về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Trường hợp giá
nước tiêu thụ thấp hơn giá thành, phải xác định nguồn kinh phí hỗ trợ. Người
sử dụng nước có trách nhịêm và nghĩa vụ trả tiền nứơc theo số lựơng sử dụng
thực tế và giá nước quy định.
Sáu là, đa dạng hoá nguồn kinh phí, trong đó xã hội hoá nguồn lực tài
chính làm trong tâm bằng cách vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để
khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các thành phần kinh tế và toàn xã hội
đầu tư vào nứơc sạch &VSMTNT. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút thêm
nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, mở rộng thị trường nước sạch và VSMTNT
thông qua vốn vay ưu đãi của nhà nước và quốc tế cho các vùng kinh tế phát
triển và các vùng đồng bằng, giảm dần vốn ngân sách cho các vùng này để tập
trung ưu tiên cho các vùng miền núi, vùng khó khăn và các vùng thường
xuyên bị thiên tai.
Với các giải pháp xây dựng mới công trình thuỷ lợi là rất tốn kém,
trong khi đó rất nhiều công trình đã có lại chưa phát huy hết năng lực. Giải
pháp về sửa chữa nâng cấp công trình hiện có, đi đôi với việc đổi mới công
tác quản lý, nâng cao hiệu quả công trình, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kỹ
thuật tưới tiết kiệm nước, sử dụng nước tiết kiệm thông qua việc xây dựng mô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
hình điểm để nhân rộng sẽ đòi hỏi chi phí không cao nhưng hiệu quả kinh tế -
xã hội rất lớn. Đây là hướng đi đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chỉ đạo thực hiện.
3.3. Giải pháp sử dụng nguồn nƣớc cho xã Tân Lập - Chợ Đồn - Bắc Kạn
3.3.1. Giải pháp của UBND xã Tân Lập
3.3.1.1. Giải pháp cho khu khực tiếp cận tốt nguồn nước
Phát triển và bảo vệ tốt các công trình thuỷ lợi, cần tăng cường vai trò
của chính quyền cơ sở, bởi các điều kịên về nguồn lực, kỹ thuật về cấp nước
công tác vận hành- bảo dưỡng các công trình nước sạch và vệ sinh diễn ra
thường xuyên và lâu dài trong phạm vi quản lý của người dân và chính quyền
địa phương. Các họat động cấp nước và VSMTNT chỉ có thể thành công và
bền vững nếu có sự liên kết chặt chẽ với chính quyền cơ sở và sự phối hợp
của các cơ quan chức năng liên quan.
Những năm qua, vấn đề xói mòn, suy thoái đất tại vùng trung tâm xã,
nơi có điều liện thuận lợi nhất trong việc tiếp cận nguồn nước, do tác động
của điều kiện tự nhiên và nạn phá rừng, cũng như các hoạt động canh tác
nông nghiệp không phù hợp trên đất dốc diễn ra với tốc độ nhanh, trong khi
vùng đồng bằng thích hợp cho cây hoa màu lương thực ngắn ngày trên thực tế
đã được khai thác tới hạn. Do vậy, việc phát triển nông lâm nghiệp trong
những năm tiếp theo phụ thuộc phần lớn vào vấn đề quản lý sử dụng hiệu quả
và lâu bền quỹ đất đồi núi vốn đang rất đa dạng, giàu tiềm năng, nhưng vấn
đề mấu chốt tiếp cận và sử dụng nguồn nước để phát triển nông nghiệp là giải
quyết nước tưới cho cây trồng và hạn chế chống xói mòn đất.
Là vùng có thuận lợi về tiếp cận nguồn nước, nhưng còn gặp nhiều khó
khăn do phải hứng chịu những thiên tai từ thiên nhiên, cần xây các bể chứa
nước nhỏ. Dòng suối chảy qua trung tâm xã cần có các guồng quay dẫn nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
từ suối thấp lên các kênh mương hoặch ống dẫn nước để đến được với diện
tích cần tưới nước, đầu tư máy móc phục vụ tưới tiêu. Xây dựng kè chống xói
dọc bờ sông, chống hiện tượng xói mòn, làm mất diện tích đất canh tác.
Hiện tại các vùng đồi núi nước ta nói chung và vùng khó khăn nhất về
tiếp cận nguồn nước của xã Tân Lập, hầu hết hệ thống công trình thuỷ lợi
nhỏ, mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nước cho phát triển nông
nghiệp. Những khu vực đất dốc giàu tiềm năng trồng cây ăn quả thường nằm
ngoài phạm vi phục vụ của các hệ thống thuỷ lợi. Phát triển hệ thống tưới cho
các khu vực này thường không khả thi, hoặc nếu có thể thì chi phí đầu tư xây
dựng cũng như vận hành và quản lý sẽ rất lớn và không mang lại lợi nhuận.
Do vậy, giải pháp có chi phí thấp - giải pháp thu trữ nước có nhiều ưu điểm,
thích hợp với vùng đất này là một giải pháp tốt.
Thu trữ nước là giải pháp tạo nguồn nước tưới hiệu quả cho những
vùng có điều kiện tiếp cận nguồn nước khó khăn nhất, không thể xây dựng
được công trình thuỷ lợi, đặc biệt thích hợp với những vùng trồng cây ăn quả
và cây công nghiệp trên các vùng đất dốc. Việc ứng dụng giải pháp này vừa
giải quyết được nguồn nước vào mùa khô vừa có tác dụng hạn chế xói mòn,
rửa trôi đất và các chất dinh dưỡng. Hệ thống thu trữ nước có kết cấu đơn
giản, rất dễ áp dụng và nhân rộng. Trong các hạng mục của hệ thống thu trữ
nước, bể chứa chiếm tỷ lệ kinh phí lớn nhất. Do đó, chính quyền UBND xã
Tân lập cần đưa một số loại vật liệu như gạch xây, xi măng đất, bê tông vỏ
mỏng vào thử nghiệm, bởi bể chứa bằng bê tông vỏ mỏng có giá thành thấp
nhất. Hình thức bể này đang được kiến nghị đưa vào ứng dụng đại trà cho
vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Khu vực không thuận lợi và rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn
nước, chính quyền địa phương cần có những giải pháp chung và đồng bộ, vì
đều có những khó khăn giống nhau như, xa nguồn nước, chưa được sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
hệ thông kênh mương thuỷ lợi, cùng nằm ở địa hình cao và dốc, không có các
công trình chứa nước như ao, hồ và bể chứa nước, vì vậy cần đầu từ xây dựng
các hồ chứa nước tự nhiên phù hợp để tránh lẵng phí.
Cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của chính quyền địa phương trong
việc đầu tư nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, định hướng phát triển kinh tế phù hợp
với vùng. Sử dụng nguồn nước một cách hợp lý, phân bố cây trồng phù hợp,
ví dụ trồng các loại cây có khả năng chịu hạn cao…
Một số giải pháp về giữ nước và sử dụng nước
Một là, phải tính đến những giải pháp giữ nước, giữ tại chỗ, giữ từng
chặng, triệt để hạn chế lượng nước mưa chảy ra biển. Ðịa hình phần lớn của
huyện Chợ Đồn và xã Tân Lập là đều có độ dốc đổ ra Biển Ðông, nếu không
có những giải pháp giữ nước thì sau mỗi trận mưa tạo dòng chảy trên mặt đất
chiếm tới 90% lượng nước mưa, làm xói mòn đất mùn và lượng nước mưa quý
hiếm đó nhanh chóng theo sông chảy ra biển. Các giải pháp giữ nước tại chỗ và
từng chặng bao gồm tích trữ nước mặt, tăng lượng nước ngầm.
Tổng thể các giải pháp là một hệ thống hoàn chỉnh chia nhiều bước,
thực hiện trong nhiều năm; nhỏ và dễ làm trước, to và khó làm sau, tùy theo
khả năng huy động nhân lực, sự hỗ trợ của dân và Nhà nước. Trước mắt cần
tổ chức một chương trình nghiên cứu xây dựng hệ thống giải pháp được bố trí
thành hệ thống kế hoạch, chia bước hằng năm, góp phần tăng trưởng kinh tế,
bảo đảm sản xuất bền vững và ổn định đời sống nhân dân. Mỗi khi tạo được
các công trình trữ nước lớn, nhỏ hay các đập tràn dâng mức nước, cần có kế
hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn nước mới được tạo nên, lấy hiệu quả kinh tế
của bản thân nó để tạo điều kiện thực hiện tiếp kế hoạch của giai đoạn sau.
Hai là, sử dụng nước hợp lý, phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Cần hình
thành một chương trình nghiên cứu khoa học để làm cơ sở phân phối nguồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
nước quý hiếm này cho các lĩnh vực sử dụng như: Sinh hoạt, tưới tiêu, phát
triển cây trồng phù hợp với vùng.
Ba là, chống ô nhiễm nguồn nước sạch và tái sinh nước đã sử dụng.
Hiện tượng tại huyện Chợ Đồn hiện nay là sử dụng nước lãng phí và làm ô
nhiễm nguồn nước, do huyện có một số công ty khai thác khoáng sản và khai
thác quặng đồng thời nước thải không xử lý càng làm tăng mức độ ô nhiễm
nguồn nước sạch. Là tiếng chuông cảnh báo, chúng ta cần khẩn trương tiến
hành các giải pháp khả thi để bảo vệ các nguồn nước ngọt quý. Nhiệm vụ
trước mắt cũng như lâu dài là tăng cường tuyên truyền, nâng cao dân trí về
bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch, thực hiện các biện pháp chống ô
nhiễm nguồn nước sạch và tái sinh nước thải trong sinh hoạt cũng như trong
các lĩnh vực sản xuất để quay vòng sử dụng.
Ba giải pháp trên bao gồm một hệ thống các giải pháp mang tính tổng
hợp, cần được tiến hành đồng bộ mới đạt được yêu cầu hỗ trợ lẫn nhau, chi
phí thấp, hiệu quả cao.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tìm nguồn nước ngầm cho vùng núi
cao, xây lu chứa và bể chứa nước để chứa nước mưa. Nhưng thực tế cho thấy,
trong thời gian ngắn nếu không có mưa thì nước cũng bôc hơi hết. vì vậy giải
pháp tìm nguồn nước ngầm là vô cùng quan trọng đối với vùng cao khó khăn
về tiếp cận nguồn nước. Việc xây dựng các đường dẫn nước tự chảy từ các
mỏ nước sẽ rất lợi, nếu các mỏ nước tồn tại lâu dài.
Đa số diện tích ở vùng này là đất đồi núi dốc, vấn đề xói mòn, suy thoái
đất canh tác do tác động của điều kiện tự nhiên va nạn phá rừng cũng như các
hoạt động canh tác nông nghiệp không phù hợp trên đất dốc diễn ra với tốc độ
nhanh. Vì vậy vấn đề hạn chế xói mòn và giải quyết nước tưới cho cây trồng
là vấn đề mấu chốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
3.3.2. Giải pháp cho khu vực có điều kiện trung bình về nguồn nước
Để tạo điều kịên cho người dân nông thôn tiếp cận đựơc với nước sạch
và điều kiện vệ sinh tốt, Nhà nước và chính quyền địa phương cần phải ưu
tiên cải thiện điều kiện cấp nước và vệ sinh cho người nghèo, khu vực nghèo
và giải quyết đồng bộ các yếu tố xây dựng, quản lý, công nghệ, nâng cao năng
lực cộng đồng và thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức. Đồng
thời thực hịên chủ trương tiếp cận dựa theo nhu cầu và phân cấp quản lý, thực
hiện công tác cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn một cách mạnh mẽ
hơn, trong đó đặc biệt chú trọng vào việc trao quyền cho cộng đồng và lấy
cộng đồng làm trọng tâm.
Tiếp tục đầu tư cho việc xây dựng các kênh mương còn dang dở, kiên
cố hoá kênh mương, tránh tình trạng nước không đến được với những diện
tích cần tưới tiêu, tránh tình trạng nước bị thấm do mương chưa được xây
kiên cố hoá.
Là khu vực có điều kiện thuận lợi về nguồn nước, mặc dù chưa thật sự
có điều kiện tốt nhất về tiếp cận nguồn nước, nhưng là một vùng có nguồn
nước dồi dào và có điều kiện thuận lợi. Vùng đã được hưởng hệ thống kênh
mương thuỷ lợi, nhưng do còn một số chỗ kênh mương còn thấp hơn mặt
ruộng và diện tích cần tưới nước, vì vậy cần có một quy hoạch đồng bộ, tránh
tình trạng diện tích cần tưới nước gần hệ thống thủy lợi, nhưng không thật sự
thuận tiện khi tiếp cận với nguồn nước đó.
3.3.3. Giải pháp cho khu vực không thuận lợi trong việc tiếp cận và sử
dụng nguồn nước
Những năm qua, vấn đề xói mòn, suy thoái đất tại vùng trung du miền
núi do tác động của điều kiện tự nhiên và nạn phá rừng, cũng như các hoạt
động canh tác nông nghiệp không phù hợp trên đất dốc diễn ra với tốc độ
nhanh, trong khi vùng đồng bằng thích hợp cho cây hoa màu lương thực ngắn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
ngày trên thực tế đã được khai thác tới hạn. Do vậy, chính quyền địa phương
cần chú trọng việc đầu tư hệ thống kênh mương thuỷ lợi, các đường ống dẫn
nước, phát triển nông lâm nghiệp trong những thập kỷ tiếp theo phụ thuộc
phần lớn vào vấn đề quản lý sử dụng hiệu quả và lâu bền quỹ đất đồi núi vốn
đang rất đa dạng, giàu tiềm năng, nhưng vấn đề mấu chốt để phát triển nông
nghiệp miền núi là giải quyết nước tưới cho cây trồng và hạn chế chống xói
mòn đất. Với nguồn kinh phí của một xã nghèo, xây các bể chứa lớn là khó
thực hiện, vì vậy, xây các bể chứa nhỏ bằng vật liệu xây dựng (xi măng, đá,
cát, sỏi, sắt, thép) sẽ tiết kiệm được chi phi và tăng khả năng giữu nước cho
vùng này. Xây dựng các trạm bơm nhỏ để bơm nước lên bể chứa theo các
đường ống dẫn trong trường hợp mừa khô, lượng mưa ít. Xây dựng kiên cố hệ
thống kênh mương, tránh tình trạng thấm nước.
3.3.4. Giải pháp của các nhóm hộ nông dân xã Tân Lập
Kết hợp với chính quyền địa phương, góp sức cùng chính quyền đầu tư
và xây dựng hệ thống kênh mương, xây dựng lắp đặt các đường ống dẫn nước
nhỏ từ vùng thuận lợi lên vùng khó khăn, tưới phun đối với vùng triền đồi
cao. Bên cạnh đó cần tăng cường bảo vệ, tu sửa hệ thống kênh mương, đuờng
ống dẫn nước, kiểm tra và khơi thông hệ thống dẫn nước. Đối với vùng thuận
lợi, còn một số vùng, các hộ nông dân ở cao hơn hệ thống kênh mương, dùng
biện pháp tát nước bằng gầu lên mương, dùng ống dẫn nước vào diện tích cần
tưới tiêu. Đối với các hộ khó khăn về nguồn nước, biện pháp giữ nước là vô
cùng quan trọng, xây các bể chứa nước nhỏ hoặc chứa nước bằng các lu chứa
nước sẽ với chi phí ít hơn. Mặt khác, tranh thủ sự đầu tư của của Nhà nước
cũng như của chính quyền địa phương để tiếp cận tốt hơn nữa nguồn nước, để
tăng thu nhập của mình. Ngoài ra cũng cần có chiến lược và định hướng đúng
đắn đối với việc canh tác và trồng loại cây thích hợp với vùng đất canh tác, để
đạt được năng suất cao.
Bên cạnh đó còn cần có giải pháp mang tính cộng đồng, trồng rừng để
giữ nước đầu nguồn, tạo nguồn nước mạch và độ màu mỡ cho đất trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, vì vậy
việc quan tâm của các cấp các ngành trong nước đã có nhiều sự quan tâm và
đầu tư lớn trong việc phát triển nông nghiệp bền vững, các chính sách khuyến
khích, hỗ trợ và nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước, phát triển sản xuất
nông nghiệp, đưa nền kinh tế chúng ta phát triển cùng khu vực.
Trong quá trình thực hiện Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng việc tiếp cận
nguồn nước tác động đến thu nhập của người nông dân xã Tân Lập, từ số liệu
điều tra thực tế, Luận văn rút ra một số kết luận sau:
1. Trong những năm qua, cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, sự
phấn đấu nỗ lực của chính quyền địa phương và sự vươn lên khắc phục những
khó khăn của người dân, việc nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước đã và
đang dần được cải thiện, với nhiều điều đã đạt đươc trong phát triển nông
nghiệp của địa phương. Tuy nhiên, bên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần
tháo gỡ, chính vì vậy vẫn cần có những nghiên cứu chi tiết hơn, cụ thể hơn
nữa về vấn đề nâng cao khả năng được tiếp cận với nguồn nước, và đề ra
những giả pháp mang tính tổng thể hơn.
2. Tân Lập là một xã miền núi vùng sâu, vùng xa của huyện Chợ Đồn
tỉnh Bắc Kạn. Đời sống nhân dân còn nghèo nàn, lạc hậu, giao thông đi lại
giữa các vùng còn khó khăn, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông
nghiệp và lâm nghiệp. Sạt lở bờ sông khu vực trung tâm xã Tân Lập sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến tính mạng, đời sống vật chất, tinh thần, đất đai, ruộng
vườn của người dân, cũng như các cơ sở hạ tầng quan trọng của xã như đường
giao thông liên thôn, đường điện, năng suất, thu nhập từ sản phẩm nông
nghiệp…Do đó việc xây dựng các kề chống xói lở là vô cùng cần thiết.
3. Với điều kiện về nguồn nước khá dồi dào, nhưng do phân bố không
đều, cơ sở hạ tầng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu nước tưới tiêu cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
người dân. Nhưng với sự cố gắng khắc phục khó khăn, cố gắng tiếp cận và sử
dụng nguồn nước để cải thiện thu nhập, đã phần nào tác động ít nhiều đến thu
nhập người dân trên địa bàn. Các vùng có điều kiện tiếp cận nguồn nước khác
nhau đã biết canh tác các loại cây trồng phù hợp để có thu nhập. Tuy nhiên,
trong quá trình điều tra, phân tích cho thấy một thực tế, tại khu vực tiếp cận
nguồn nước tôt nhất thu nhập từ lúa lại chưa cao do một số nguyên nhân như:
diện tích đất canh tác nhỏ, chịu ảnh hưởng nặng của thiên tai. Những vùng khó
khăn trong việc tiếp cận nguồn nước không canh tác được nhiều loại cây trồng.
Các cấp lãnh đạo cần có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa cho
huyện Chợ Đồn nói chung và xã Tân Lập nói riêng. Là một xã vùng sâu vùng
xa, giao thông đi lại khó khăn, tiềm lực kinh tế yếu kém, trình độ dân trí thấp,
cơ sở hạ tầng kém phát triển, giao thương nhỏ lẻ, chưa có chợ, nền kinh tế của
xã chủ yếu là nông nghiệp. Nhưng điều kiện để phát triển sản xuất nông
nghiệp còn rất hạn chế, điều kiện để tiếp cận và sử dụng nguồn nước còn khó
khăn, bên cạnh những yếu tố chủ quan còn có những yếu tố khách quan như
thiên nhiên, lũ lụt, làm xói mòn đất đai canh tác, làm giảm năng suất, cho dù
đó là vùng có thuận lợi về tiếp cận nguồn nước.
Theo tài liệu của xã, xã còn 1 thôn chưa có điện lưới quốc gia để phục
vụ cho cuộc sống, trong khi đó lại là thôn vùng cao, khó khăn trong việc tiếp
cận nguồn nước. Với các giải pháp đầu tư xây dựng và cải tao mới công trình
thuỷ lợi là rất tốn kém, với nguồn ngân sách hạn hẹp, trong khi đó rất nhiều
công trình đã có lại chưa phát huy hết năng lực. Giải pháp về sửa chữa nâng
cấp công trình hiện có, đi đôi với việc đổi mới công tác quản lý, nâng cao
hiệu quả công trình, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật tưới tiết kiệm
nước, sử dụng nước tiết kiệm thông qua việc xây dựng mô hình điểm để nhân
rộng sẽ đòi hỏi chi phí không cao nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
4. Đề tài hoàn thành thể hiện sự cố gắng của tác giả trong quá trình học
tập, tích luỹ kinh nghiệm cũng như quá trình nghiên cứu thực tế. Có thể nói,
đề tài đã thu được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, do thời gian và
trình độ có hạn, cũng như để phù hợp với cấp độ một Luận văn thạc sỹ, bản
thân tác giả cũng nhận thấy một số điểm hạn chế:
Công trình nghiên cứu khoa học mới dừng lại ở phân tích sự ảnh hưởng
của việc tiếp cận nguồn nước ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân từ
nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyền Đình Hà (2004), Kinh tế phát triển nông thôn, Trường Đại học nông
nghiệp I, Hà Nội.
2. PGS. TS. Phạm Ngọc Hải, GS. TS. Tống Đức Khang, GS. TS. Bùi Hiếu,
TS. Phạm Việt Hoà (2007), Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống huỷ
lợi, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
3. Hội khoa học kinh tế nông – lâm nghiệp (2000), Giáo trình kinh tế và chính
sách đất đai ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Đỗ Hồng Phấn (2007), “Xin đừng lãng phí nước mưa”, Báo TTXVN
5. Nguyễn Quang Phi (2006), Nghiên cứu điển hình quy hoạch hệ thống
thuỷ lợi
6. Đặng Đình Quang (2002), Đổi mới ở vùng Miền núi, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
7. TS. Đỗ Anh Tài, TS. Nguyễn Minh Thọ, ThS. Nguyễn Thị Bình, Chiến
lược phát triển nông nghiệp nông thôn miền Bắc Việt Nam.
8. Đặng Lim Vui, Nguyễn Thế Đặng, Trần Ngọc Ngoạn, Lương Văn Hinh,
Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Hữu Hồng, Nguyễn Thị Minh Thọ, Nguyễn
Thị Thắc, (2002), Một số phương pháp tiếp cận và phát triển nông thôn,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Báo cáo thống kê UBND xã Tân Lập năm 2007
10. Báo cáo tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2007, Sở
Nông nghiệp & PTNT Bắc Kạn.
11. Báo cáo của Hội Nước Quốc tế (IWRA)
12. Báo cáo của Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam
13. Niên giám thống kê huyện Chợ Đồn năm 2003 - 2007
14. Tạp chí Tài nguyên và Môi truờng tháng 5 - 2008.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN
PhiÕu sè:...................
Th«n:……………….X·:………………...M·........ HuyÖn: ..............
Hä vµ tªn ng•êi pháng vÊn:........................................... M·........... ........................
I. Th«ng tin chung vÒ hé n«ng d©n
1. Hä vµ tªn chñ hé:.......................................... Giíi tÝnh (nam: 0 ; n÷:1)
- Ngµy th¸ng n¨m sinh chñ hé:………………………..
- Tr×nh ®é v¨n ho¸ chñ hé: líp:……………………
- D©n téc cña chñ hé (Kinh: 0; Tµy: 1; Dao: 2; Nïng: 3; M«ng: 4; Kh¸c: 5)
2. Nh©n khÈu cña hé
2.1. Tæng nh©n khÈu:……………….. ngêi
Trong ®ã: sè nh©n khÈu lµ nam:……………. Ngêi
Sè nh©n khÈu lµ n÷:……………… ngêi
2.2. Lao ®éng cña hé:……………………… lao ®éng
Trong ®ã: sè lao ®éng lµ nam:………………. Lao ®éng
Sè lao ®éng lµ n÷:………………… lao ®éng
Sè nh©n khÈu ngoµi ®é tuæi lao ®éng cã tham gia lao ®éng..... ng•êi?
- Trªn 60 tuæi...... ng•êi?
- D•íi 18 tuæi ...... ng•êi?
2.4. Ph©n lo¹i hé theo nghÒ nghiÖp
- Hé thuÇn n«ng: - Hé n«ng nghiÖp kiªm TTCN:
- Hé NN kiªm DÞch vô: - Hé kh¸c:..................................
3. Nh÷ng tµi s¶n chñ yÕu cña hé
3.1. Nhµ ë
Nhµ kiªn cè: Nhµ b¸n kiªn cè Nhµ t¹m
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
4. §Êt ®ai cña hé
Lo¹i ®Êt §VT DiÖn tÝch Thuû lîi C©y trång Ghi chó
Tæng diÖn tÝch cña hé *
1. §Êt thæ c•
2. §Êt v•ên nhµ
3. §Êt trång c©y hµng n¨m
M¶nh 1
M¶nh 2
M¶nh 3
M¶nh 4
M¶nh 5
M¶nh 6
M¶nh 7
M¶nh 8
4. §Êt trång c©y l©u n¨m
-§Êt trång chÌ
-§Êt trång c©y ¨n qu¶
5. §Êt v•ên rõng
6. §Êt ao, hå
7. §Êt kh¸c
*: Chñ ®éng: 1 kh«ng chñ ®éng: 2
Ghi chó: 1: mét vô; 2: hai vô; 3: 3 vô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
5. Tµi s¶n phôc vô s¶n xuÊt cña hé
Tµi s¶n Sè l•îng Gi¸ trÞ
M¸y kÐo
M¸y cµy
M¸y b¬m
M¸y xay x¸t
M¸y tuèt lóa
M¸y kh¸c
Cµy, bõa
M¸y tuèt lóa thñ c«ng
Tr©u bß cµy kÐo
Lîn n¸i
Chuång tr¹i ch¨n nu«i
Tµi s¶n kh¸c
6. Thu nhËp vµ vèn cña hé gia ®×nh
-Thu nhËp hµng n¨m cña hé:............................................................ ®
-Vèn cña hé gia ®×nh vµo thêi ®iÓm ®Çu n¨m:..................................®
-TiÒn göi tiÕt kiÖm cña hé gia ®×nh:...................................................®
II. KÕt qu¶ s¶n xuÊt cña hé gia ®×nh
1. KÕt qu¶ s¶n xuÊt ngµnh trång trät
C©y trång
DiÖn
tÝch
(m2)
NS
(t¹/sµo)
SL
(t¹)
L•îng
b¸n
(kg)
Gi¸
(1000®/kg)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
2. Thu tõ ngµnh ch¨n nu«i
VËt nu«i
Sè ®Çu gia
sóc, gia cÇm
(con)
Träng
l•îng BQ
(kg)
Tæng träng
l•îng
(kg)
L•îng
b¸n
(kg)
Gi¸
(1000®/kg)
-Lîn thÞt
-Lîn con
-Gµ
-VÞt
-Tr©u
-Bß
- C¸
(TÝnh trong mét n¨m; riªng tr©u bß ®¬n vÞ tÝnh lµ con)
3. Thu tõ ho¹t ®éng l©m nghiÖp:................................ ®
4. Thu tõ c¸c nguån kh¸c
- Thu tõ ho¹t ®éng dÞch vô:.........................®
- Thu tõ lµm nghÒ:.......................................®
- Thu tõ lµm thuª:........................................®
- TiÒn l•¬ng:................................................®
- Thu kh¸c:..................................................®
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
III. Chi phÝ s¶n xuÊt cña hé
1. Chi phÝ cho s¶n xuÊt trång trät (tÝnh b×nh qu©n cho 1 sµo)
Chi phÝ §VT Lóa C©y... C©y... C©y... C©y... C©y...
1. Gièng Kg
- Sè ®i mua Kg
- Gi¸ 1000®/kg
2. Ph©n bãn
- Ph©n chuång T¹
- §¹m Kg
- L©n Kg
- Kaly Kg
- NPK Kg
3. Thuèc trõ s©u 1000®
4. Thuèc diÖt cá 1000®
5. Lao ®éng C«ng
- Thuª ngoµi C«ng
- Gi¸ 1000®/c«ng
6. Chi phÝ b»ng tiÒn
- Thuû lîi phÝ 1000®
- DÞch vô lµm ®Êt 1000®
- VËn chuyÓn 1000®
- Tuèt 1000®
- B¶o vÖ ®ång ruéng 1000®
- Chi kh¸c 1000®
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
2. Chi phÝ cho ch¨n nu«i
Kho¶n môc §VT
Lîn
thÞt
Lîn
n¸i
Gia
cÇm
Tr©u,
bß
C¸
1. Gièng Kg
- Gi¸ 1000®/kg
2. Thøc ¨n tinh
- G¹o Kg
- Ng« Kg
- C¸m g¹o Kg
- Khoai, s¾n Kg
- C¸m tæng hîp Kg
+ Gi¸ 1000®/kg
- Bét c¸ Kg
+ Gi¸ 1000®/kg
-
-
3. Thøc ¨n xanh (rau)
- Tæng sè Kg
+ Mua ngoµi Kg
+ Gi¸ 1000®/kg
4. Chi b»ng tiÒn kh¸c 1000®
5. C«ng lao ®éng C«ng
(Ghi chó: tÝnh cho c¶ n¨m hay tÝnh cho mét løa)
3. Chi cho ho¹t ®éng l©m nghiÖp:....................................®
4. Chi cho ho¹t ®éng kh¸c:
- Chi cho ho¹t ®éng dÞch vô:.........................®
- Chi cho lµm nghÒ:.......................................®
- Chi kh¸c......................................................®
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
IV. Th«ng tin tham kh¶o vÒ t×nh h×nh thuû lîi vµ sö dông hÖ thèng thuû lîi
cña hé gia ®×nh
Gia ®×nh cã ®•îc sö dông hÖ thèng thuû lîi? (cã: 1 ; kh«ng: 0)
NÕu cã: hÖ thèng thuû lîi ®· phôc vô tèt ch•a? (tèt: 1 ; kh«ng: 0)
Bao nhiªu % diÖn tÝch cña gia ®×nh ®•îc sö dông thuû lîi? .................
Gia ®×nh cã gÆp khã kh¨n g× trong viÖc tiÕp cËn nguån n•íc?
Xin cô thÓ:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Thuû lîi phÝ cña gia ®×nh ph¶i tr¶ cao hay thÊp? (Cao: 1 ; b×nh th•êng: 0)
Mçi sµo sö dông gia ®×nh ph¶i tr¶ bao nhiªu? ............................1000®
Theo «ng (bµ) ®¸nh gi¸ thÕ nµo vÒ ®iÒu kiÖn thuû lîi cña ®Þa ph•¬ng?
ThuËn lîi.............................................................................................................
.............................................................................................................................
Khó kh¨n.............................................................................................................
.............................................................................................................................
Theo «ng bµ lµm thÕ nµo ®Ó n©ng cao kh¶ n¨ng tiÕp cËn nguån n•íc?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù hîp t¸c cña «ng (bµ)!
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9405.pdf