HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
BÙI THỊ THU HIỀN
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH KHÍ
CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THÔ DÙNG CHO BÒ
Ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Kim Cương
PGS. TS. Bùi Quang Tuấn
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả thu được là do bản thân trực tiếp theo
dõi, thu thập với một thái độ hoàn toàn khách quan trung thực. Các tài liệu
66 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học đến đặc điểm sinh khí của một số loại thức ăn thô dùng cho bò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã trích dẫn
của các tác giả đều được liệt kê đầy đủ, không sao chép bất cứ tài liệu nào mà không có
trích dẫn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Bùi Thị Thu Hiền
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hướng
dẫn tận tình của các thầy cô giáo khoa Chăn Nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
cũng như các đồng nghiệp và người thân.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Kim Cương, bộ môn Dinh
dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Viện chăn nuôi; PGS.TS Bùi Quang Tuấn trưởng bộ môn
dinh dưỡng thức ăn, khoa Chăn Nuôi, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, đã luôn tạo
điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới các bạn bè, đồng
nghiệp, các thầy cô giáo đang công tác tại khoa Chăn nuôi – Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam, Trung tâm Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi,
sẵn lòng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này.
Cuối cùng cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong
gia đình, những người đã mang lại cho tôi sự tự tin ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Bùi Thị Thu Hiền
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract ................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1. Đặc điểm của nguồn nguyên liệu thức ăn giàu xơ cho gia súc nhai lại .............. 3
2.1.1. Cellulose ............................................................................................................. 5
2.1.2. Hemicellulose ..................................................................................................... 5
2.1.3. Lignin .................................................................................................................. 7
2.1.4. Đặc điểm của bông sợi. .................................................................................... 10
2.2. Tiêu hóa xơ của gia súc nhai lại ....................................................................... 11
2.2.1. Sơ lược chức năng cơ quan tiêu hóa gia súc nhai lại ........................................ 11
2.2.2. Quá trình tiêu hóa thành tế bào thực vật của vi sinh vật dạ cỏ ......................... 12
2.3. Các chế phẩm sinh học dùng cho gia súc nhai lại ............................................ 15
2.3.1. Chế phẩm enzyme ............................................................................................ 15
2.3.2. Chế phẩm sinh học bổ sung trực tiếp cho vi khuẩn .......................................... 16
2.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ............................................ 18
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 18
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 19
Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................... 21
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 21
3.1.1. Chế phẩm sinh học ........................................................................................... 21
3.1.2. Thức ăn thô ....................................................................................................... 21
iii
3.1.3. Gia súc thí nghiệm ............................................................................................ 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 22
3.4.1. Phân tích thành phần hóa học ........................................................................... 22
3.4.2. Thí nghiệm in vitro gas production .................................................................. 22
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 27
Phần 4. Kết quả thảo luận ............................................................................................ 28
4.1. Thành phần hóa học của các loại thức ăn thí nghiệm ....................................... 28
4.2. Tốc độ và động thái sinh khí in vitro của bông ................................................ 29
4.2.1. Lượng khí sinh ra trong thí nghiệm in vitro của bông ..................................... 29
4.2.2. Động thái sinh khí khi lên men in vitro bông ................................................... 33
4.3. Tốc độ và động thái sinh khí in vitro của rơm .................................................. 36
4.3.1. Lượng khí sinh ra trong thí nghiệm in vitro của rơm ....................................... 36
4.3.2. Động thái sinh khí in vitro của rơm .................................................................. 39
4.4. Tốc độ và động thái sinh khí in vitro của cỏ khô pangola ................................ 40
4.4.1. Lượng khí sinh ra trong thí nghiệm in vitro của cỏ khô Pangola ..................... 40
4.4.2. Động thái sinh khí in vitro của cỏ khô Pangola ................................................ 42
4.5. Tốc độ và động thái sinh khí in vitro của cỏ voi .............................................. 43
4.5.1. Lượng khí sinh ra trong thí nghiệm in vitro của cỏ voi .................................... 43
4.5.2. Động thái sinh khí in vitro của cỏ voi .............................................................. 45
4.6. Tốc độ và động thái sinh khí in vitro của thân cây ngô .................................... 46
4.6.1. Lượng khí sinh ra trong thí nghiệm in vitro của thân cây ngô ......................... 46
4.6.2. Động thái sinh khí in vitro của thân cây ngô .................................................... 48
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 50
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 50
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 50
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 50
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
ADF Xơ không tan trong môi trường axit
Cs Cộng sự
Bs Bổ sung
NDF Xơ không tan trong môi trường trung tính
VCK Vật chất khô
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các vi sinh vật dạ cỏ và hoạt tính enzyme của chúng liên quan tới
phân giải thành tế bào thực vật trong dạ cỏ .............................................. 13
Bảng 2.2. Các hoạt tính enzyme chủ yếu cần thiết cho quá trình thủy phân các
polymer thành tế bào thực vật hiện diện trong dạ cỏ .................................. 15
Bảng 4.1. Thành phần hóa học của các loại thức ăn thí nghiệm ................................. 28
Bảng 4.2. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm A đến lượng khí sinh ra khi
lên men in vitro bông ................................................................................. 30
Bảng 4.3. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm C đến lượng khí sinh ra khi
lên men in vitro bông ................................................................................. 32
Bảng 4.4a. Động thái sinh khí của bông gòn khi bổ sung chế phẩm A ........................ 34
Bảng 4.4b. Động thái sinh khí của bông gòn khi bổ sung chế phẩm C ........................ 35
Bảng 4.5. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm đến lượng khí sinh ra khi lên
men in vitro rơm ........................................................................................ 37
Bảng 4.6. Động thái sinh khí của rơm khi bổ sung chế phẩm ở các mức
khác nhau .................................................................................................... 39
Bảng 4.7. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm đến lượng khí sinh ra khi lên
men in vitro cỏ khô Pangola ...................................................................... 41
Bảng 4.8 Động thái sinh khí của cỏ khô khi bổ sung chế phẩm ở các mức
khác nhau .................................................................................................................... 42
Bảng 4.9. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm đến lượng khí sinh ra khi lên
men in vitro cỏ voi .................................................................................... 44
Bảng 4.10. Động thái sinh khí của cỏ voi khi bổ sung chế phẩm ở các mức
khác nhau ................................................................................................................... 45
Bảng 4.11. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm đến lượng khí sinh ra khi lên
men in vitro thân cây ngô ......................................................................... 47
Bảng 4.12. Động thái sinh khí của thân cây ngô khi bổ sung chế phẩm ở
các mức khác nhau ................................................................................... 48
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cấu trúc thành tế bào thực vật ....................................................................... 3
Hình 2.2. Thành phần chủ yếu của lignocellulose ......................................................... 4
Hình 2.3. Công thức hóa học của cellulose.................................................................... 5
Hình 2.4. O-acetyl-4-O-methylglucuronoxylan ở cây gỗ cứng ..................................... 7
Hình 2.5. Arabino-4-O-methylglucuronoxylan ở cây gỗ mềm ...................................... 7
Hình 2.6. Các đơn vị cơ bản của lignin .......................................................................... 8
Hình 2.7. Cấu trúc lignin trong gỗ mềm với các nhóm chức chính ............................... 9
Hình 2.8. Hình thái cây bông sợi ................................................................................. 10
Hình 4.1. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm A đến lượng khí sinh ra
khi lên men in vitro bông ............................................................................. 31
Hình 4.2. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm C đến lượng khí sinh ra
khi lên men in vitro bông ............................................................................. 33
Hình 4.3. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm đến lượng khí sinh ra khi
lên men in vitro rơm ..................................................................................... 38
Hình 4.4. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm đến lượng khí sinh ra khi
lên men in vitro cỏ khô Pangola .................................................................. 43
Hình 4.5. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm đến lượng khí sinh ra khi
lên men in vitro cỏ voi ................................................................................. 44
Hình 4.6. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm đến lượng khí sinh ra khi
lên men in vitro thân cây ngô ....................................................................... 47
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thị Thu Hiền
Tên Luận văn: “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học đến đặc điểm
sinh khí của một số loại thức ăn thô dùng cho bò”.
Ngành: Chăn Nuôi Mã số: 60.62.01.05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học bổ sung vào khẩu phần đến đặc
điểm sinh khí khi lên men thức ăn trong điều kiện in vitro gas production.
Phương pháp nghiên cứu
a/ Đề tài có hai nội dung chính.
- Nội dung 1: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học đến tốc độ và đặc
điểm sinh khí khi lên men in vitro gas production trên bông.
- Nội dung 2: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học đến tốc độ và đặc
điểm sinh khí khi lên men in vitro gas production một số loại thức ăn thô (cỏ voi 45
ngày, thân cây ngô tươi sau thu bắp, rơm lúa khô và cỏ khô Pangola).
b/ Nguyên vật liệu
- 2 bò đực Lai Sind mổ lỗ dò có gắn canula.
- Chế phẩm sinh học A và C (dạng bột do Viện Chăn nuôi và Viện Vi sinh vật
phối hợp nghiên cứu và sản xuất).
- Mẫu thử nghiệm: Bông, cỏ voi 45 ngày tuổi, thân cây ngô tươi sau thu bắp, cỏ
khô Pangola, rơm lúa khô được nghiền qua mắt sàng 1mm.
- Hóa chất và các dụng cụ làm thí nghiệm in vitro gas production.
c/ Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp in vitro gas production để tiến hành thí nghiệm theo thủ
tục của Menke và Steingass (1988).
Phương pháp tiến hành đối với nội dung 1: Tiến hành qui trình thí nghiệm sinh
khí in vitro gas production trên bông. Cân mẫu bông 200mg, đưa vào mỗi xilanh. Để ủ
mẫu trong tủ ấm 390C qua đêm. Sáng hôm sau bổ sung vào mẫu chế phẩm A và C theo
tỷ lệ 1‰; 3‰; 5‰; 7‰; 9‰; 11‰; 13‰; 15‰ và 17‰ (theo chất khô). Sau đó pha
dung dịch đệm và bơm 30ml hỗn hợp dịch dạ cỏ và dung dịch đệm cho vào xilanh đã có
mẫu và chế phẩm. Đưa xilanh vào tủ ấm 390C và đọc thể tích khí sinh ra tại các thời điểm
viii
Phương pháp tiến hành đối với nội dung 2: Từ kết quả thu được sẽ tìm ra 3 mức
bổ sung chế phẩm A và 3 mức bổ sung chế phẩm C phù hợp cho thí nghiệm tiếp theo để
đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm sinh học đến tốc độ và đặc điểm sinh khí
khi lên men in vitro gas production thức ăn thô (cỏ voi 45 ngày tuổi, thân cây ngô tươi
sau thu bắp, cỏ khô Pangola, rơm lúa khô).
Kết quả chính và kết luận
Bổ sung enzyme vào bông đã ảnh hưởng đến tốc độ và đặc điểm sinh khí khi lên
men in vitro gas production. Bổ sung enzyme từ nấm Aspergillus niger vào bông ở mức
11‰ đạt tiềm năng sinh khí cao nhất (26,2 ml). Bổ sung enzyme từ nấm Aspergillus
niger, các chủng thuộc giống Lactobacillus spp, Bacillus spp và Saccharomyces vào
bông ở mức 13‰ đạt tiềm năng sinh khí cao nhất (23 ml) so với các mức còn lại.
Bổ sung enzyme từ nấm Aspergillus (chế phẩm A) vào thức ăn thô khô (rơm, cỏ
khô pangola), thức ăn thô xanh (cỏ voi, thân cây ngô) đã ảnh hưởng đến tốc độ và đặc
điểm sinh khí khi lên men in vitro của chúng. Bổ sung ở mức 11‰ đạt được hiệu quả
cao nhất với tiềm năng sinh khí lần lượt là 29,6ml; 32,9 ml; 38,9 ml; 39,3 ml, cao hơn
hẳn so với mức bổ còn lại và đối chứng (23,5 ml; 25,7 ml; 32,8 ml; 34 ml) với P<0,05.
Bổ sung enzyme từ nấm Aspergillus niger, các chủng thuộc giống Lactobacillus
spp. Bacillus spp và Saccharomyces (chế phẩm C) vào thức ăn thô khô (rơm, cỏ khô
pangola), thức ăn thô xanh (cỏ voi, thân cây ngô) đã ảnh hưởng đến tốc độ và đặc điểm
sinh khí khi lên men in vitro của chúng. Bổ sung ở mức 13‰ đạt được hiệu quả cao
nhất với tiềm năng sinh khí lần lượt là 29,3 ml; 24,4 ml; 30 ml; 30,1 ml; cao hơn hẳn so
với mức bổ sung còn lại và đối chứng với P<0,05.
ix
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bùi Thị Thu Hiền
Thesis title: “EFFECTS OF PROBIOTICS SUPPLEMENT ON GAS
PRODUCTION OF SEVERAL ROUGHAGE AS COW FEEDS”.
Major: Animal science Code: 60.62.01.05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: Assessing the effect of probiotics supplements on the rate
and characteristics of in vitro gas production of roughage.
Materials and Methods
a / Two main contents
- Contents 1: The effect of probiotics supplements on the rate and
characteristics of in vitro gas production of cotton.
- Contents 2: The effect of probiotics production supplements on the rate and
characteristics of in vitro gas production of several roughages (elephant grass 45 days,
maize stalk, dried rice straw and Pangola hay).
b / Materials
- 2 fistulated lai Sind bulls.
- Probiotics products named: A and C (produced by the Institute of Animal
Husbandry and Institute of Microbiology and Biotechnology).
- Feed Sample: Cotton, elephant grass at 45 days old, maize stalk, Pangola hay
and dried rice straw that crushed through a sieve 1mm.
- Chemicals and laboratory equipment for in vitro gas production.
c / Methods
The procedure of in vitro gas production according to Menke and Steingass, 1988.
- Procedure for the content 1: Approximately 200mg dry weight of cotton was
weighed into triple glass syringes (Häberle Labortechnik, Germany) of 100 ml. The
syringes were pre-warmed at 39°C overnight in incubator. The next morning added to
the sample probiotics products of A and C at the rate of 1 ‰; 3 ‰; 5 ‰; 7 ‰; 9 ‰; 11
‰; 13 ‰; 15 ‰ and 17 ‰ (on dry matter basic). Then injection of 30 ml rumen fluid
buffer mixture consisting of 10 ml rumen liquor and 20 ml digestion medium into each
syringe followed by incubation in an incubator at 39°C. Readings of gas production
were recorded before incubation (0) and after 3, 6, 9, 12, 24, 48, 72 and 96 h of
x
incubation. Total gas values were corrected for blank incubation. Cumulative gas
production data were fitted to the model of Ørskov and McDonald (1979).
- Procedure for the content 2: results obtained from content 1, used of 3 levels
probiotics products A and C that suitable preparations for the next experiments to
determine the effects of probiotics supplements on the rate and characteristics of in vitro
gas production of elephant grass 45 days, maize stalk, dried rice straw and Pangola hay.
Main findings and conclusions
Supplement of probiotics to cotton has affected to the rate and characteristics of
the cumulative gas during in vitro fermentation. Additional enzyme from the fungus
Aspergillus niger on cotton at the level of 11 ‰ achieve the highest potential gas (26.2
ml) while additional enzyme from the fungus Aspergillus niger, Lactobacillus spp,
Bacillus spp and Saccharomyces to cotton at level of 13 ‰ to achieve the highest
potential gas (23 ml) at P<0.05 cooperated to others level.
Supplement enzymes from Aspergillus (product A) to dried forage (straw,
Pangola hay) and forage (elephant grass, maize trunk) has affected to the rate and
characteristics cumulative gas when fermented in vitro gas production. Additional at the
level of 11 ‰ achieve the highest efficiency potential for gas of 29,6 ml; 32.9 ml; 38.9
ml; 39.3 ml respectively that much higher than the rest level of supplementation and
also compared to control (23.5 ml; 25.7 ml; 32.8 ml; 34 ml) (P <0.05).
Supplement enzyme from the fungus Aspergillus niger, Lactobacillus spp, Bacillus
spp and Saccharomyces (product C) to dried forage (straw, Pangola hay) and forage
(elephant grass, corn stalks) has affected to the rate and characteristics cumulative gas when
fermented in vitro gas production. Additional at the level of 13 ‰ achieve the highest
efficiency potential for gas of 29.3 ml; 24.4 ml; 30 ml; 30.1 ml respectively that much
higher than the rest level of supplementation and also compared to control (P <0.05).
xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vai trò tích cực của enzyme đến
khả năng tiêu hóa, đặc biệt là tiêu hóa chất xơ. Trong đó nấm đóng vai trò quan
trọng, chúng sinh các loại enzyme cellulase, xylanase phân huỷ các cấu trúc polyme
vững chắc của thành tế bào thực vật (Forsberg and Cheng, 1992; Wubah et al, 1993;
Trinci et al, 1994). Thức ăn cho gia súc nhai lại thường có hàm lượng Cellulose cao
hơn rất nhiều so với thức ăn cho lợn và gà. Đặc biệt hầu hết các thức ăn này có
nguồn gốc thực vật như cây thức ăn, các loại phụ phẩm trồng trọt (rơm, thân cây ngô
sau thu bắp, ngọn lá mía ) và phụ phẩm chế biến công - nông nghiệp (bã sắn, cám
gạo, cám mỳ). Hàm lượng dinh dưỡng của nguyên liệu giàu Cellulose này thường
thấp do hàm lượng lignin trong đó khá cao (5-15%). Đây là thành phần mà vi sinh
vật dạ cỏ không thể phân giải được và vì thế lignin được coi là một trong những
nhân tố chính gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn thô của vi sinh vật dạ cỏ. Lignin
trong cấu trúc xơ của thực vật không những không bị vi sinh vật phân giải mà nó
còn tạo mối liên kết chặt chẽ với Cellulose và hemicellulose của vách tế bào thực
vật, làm hạn chế quá trình phân giải các thành phần xơ này của các vi sinh vật dạ cỏ
(Arora and Sharma, 2009). Tuy nhiên hiện nay các nghiên cứu trong nước mới chỉ
tập trung vào việc nghiên cứu các sản phẩm enzyme thích hợp dùng trong thức ăn
cho lợn và gà, mà chưa có những nghiên cứu chuyên sâu vào việc sử dụng sản phẩm
enzyme trong thức ăn cho loài nhai lại. Chính vì thế việc nghiên cứu sử dụng các
chế phẩm sinh học có khả năng giúp nâng cao tỷ lệ tiêu hóa các phụ phẩm giàu xơ
làm thức ăn cho gia súc nhai lại đang là một yêu cầu cấp thiết góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm giá thành sản phẩm và làm tăng hiệu quả kinh tế cho
người chăn nuôi.
Xuất phát từ những lý do trên đề tài nghiên cứu này đã được tiến hành
nhằm xác định “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học đến khả năng
tiêu hóa của một số loại thức ăn thô dùng cho gia súc nhai lại”.
1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục Tiêu chung
Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học bổ sung vào khẩu phần đến tốc
độ và đặc điểm sinh khí khi lên men thức ăn trong điều kiện in vitro gas production.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định liều lượng bổ sung enzyme thích hợp vào khẩu phần thức ăn
cho bò.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN GIÀU XƠ CHO
GIA SÚC NHAI LẠI
Trong tự nhiên, các lớp của thành tế bào thực vật được minh họa bằng mô
hình của gỗ (Hình 2.1). Ở giữa các tế bào có một hợp chất đóng vai trò như keo
dán gắn kết các tế bào lại với nhau, đó là lớp gian bào. Lớp này cấu tạo từ các
chất keo, có bản chất pectin và không có tác động về quang học. Bên trong là
thành tế bào sơ cấp.
Hình 2.1. Cấu trúc thành tế bào thực vật
Thành tế bào sơ cấp có thể được chia thành mặt bên trong và mặt bên ngoài.
Sự sắp xếp của các vi sợi trong thành tế bào sơ cấp phân tán tăng dần từ mặt
trong ra mặt ngoài. Tiếp đến là thành tế bào thứ cấp gồm 3 lớp: lớp ngoài (S1),
lớp giữa (S2) và lớp trong (S3). Sự phân chia thành tế bào thứ cấp thành ba lớp S
chủ yếu là do sự định hướng khác nhau của các vi sợi trong ba lớp đó. Điển hình
các vi sợi định hướng xoắn trong vách tế bào. Lớp ngoài của thành tế bào thứ
cấp, các vi sợi được định hướng trong cấu trúc xoắn chéo có độ nghiêng tạo
thành một góc lớn với trục dọc của tế bào.
Lớp giữa là lớp dày nhất và ở lớp giữa có góc nhỏ và độ nghiêng của sợi
xoắn ốc trong khi vi sợi trong lớp 3 được sắp xếp như ở lớp ngoài, với một góc
rộng với trục dọc của tế bào. Ngoài ra trong một số trường hợp, trên mặt trong
của thành tế bào có lớp sần sùi (W). Chức năng của thành tế bào là chống đỡ cho
3
các cơ quan của cây đặc biệt là các vách dày và cứng. Thành tế bào còn giữ các
chức năng quan trọng chính như hấp thụ, thoát hơi nước hay vận chuyển và bài
tiết. Lignocellulose là thành phần cấu trúc chính của thực vật thân gỗ và các thực
vật khác như cỏ, lúa, ngô. Trong tự nhiên, chúng ta có thể tìm thấy lignocellulose
ở thực vật hay các chất thải nông nghiệp, lâm nghiệp và các chất thải rắn trong
thành phố. Thành phần chủ yếu của lignocellulose là cellulose, hemicellulose và
lignin (Hình 2.2). Cellulose và hemicellulose là các đại phân tử cấu tạo từ các
gốc đường khác nhau, trong khi lignin là một polymer dạng vòng được tổng hợp
từ tiền phenylpropanoid. Thành phần cấu tạo và phần trăm của các polymer này
là khác nhau giữa các loài. Hơn nữa, thành phần cấu tạo trong cùng một cây hay
các cây khác nhau là khác nhau dựa vào độ tuổi, giai đoạn sinh trưởng, phát triển
của cây và các điều kiện khác.
Hình 2.2. Thành phần chủ yếu của lignocellulose
4
2.1.1. Cellulose
Cellulose là hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo (C6H10O5)n, và là thành
phần chủ yếu của thành tế bào thực vật, gồm nhiều cellobiose liên kết với nhau,
4-O- (β-D-Glucopyranosyl)-D-glucopyranose (Hình 2.3).
Hình 2.3. Công thức hóa học của cellulose
Celluolose có cấu tạo tương tự carbohydrate phức tạp như tinh bột và
glycogen. Các polysaccharide này đều được cấu tạo từ các đơn phân là glucose.
Cellulose là glucan không phân nhánh, trong đó các gốc glucose kết hợp với
nhau qua liên kết β-1->4-glycoside, đó chính là sự khác biệt giữa cellulose và các
phân tử carbohydrate phức tạp khác. Giống như tinh bột, cellulose được cấu tạo
thành chuỗi dài gồm ít nhất 500 phân tử glucose. Các chuỗi cellulose này sắp xếp
song song tạo thành các vi sợi cellulose có đường kính khoảng 3,5nm. Mỗi chuỗi
có nhiều nhóm OH tự do, vì vậy giữa các sợi ở cạnh nhau kết hợp với nhau nhờ
các liên kết hydro được tạo thành giữa các nhóm OH của chúng. Các vi sợi lại
liên kết với nhau tạo thành vi sợi lớn hay còn gọi là bó mixen có đường kính
20nm, giữa các sợi trong mixen có những khoảng trống lớn. Khi tế bào còn non,
những khoảng này chứa đầy nước, ở tế bào già thì chứa đầy lignin và
hemicellulose.
Cellulose có cấu trúc rất bền và khó bị thủy phân. Người và động vật
không có enzyme phân giải cellulose (cellulase) nên không tiêu hóa được
cellulose, vì vậy cellulose không có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số nghiên
cứu cho thấy cellulose có thể có vai trò điều hòa hoạt động của hệ thống tiêu
hóa.Vi khuẩn trong dạ cỏ của gia súc, các động vật nhai lại và động vật nguyên
sinh trong ruột của mối sản xuất enzyme phân giải cellulose. Nấm đất cũng có
thể phân hủy cellulose. Vì vậy chúng có thể sử dụng cellulose làm thức ăn.
2.1.2. Hemicellulose
Hemicellulose là một loại polymer phức tạp và phân nhánh, độ trùng hợp
khoảng 70 đên 200 đơn phân. Hemicellulose chứa cả đường 6 carbon gồm glucose,
mannose và galactose và đường 5 gồm xylose và arabinose. Thành phần cơ bản của
hemicellulose là β-D xylopyranose, liên kết với nhau bằng liên kết β-(1-4).
5
Cấu tạo của hemicellulose khá phức tạp và đa dạng tùy vào nguyên liệu, tuy
nhiên có một vài đặc điểm chung gồm:
- Mạch chính của hemicellulose được cấu tạo từ liên kết β-(1-4).
- Xylose là thành phần quan trọng nhất.
- Nhóm thế phổ biến nhất là acetyl O –liên kết với vị trí 2 hoặc 3.
- Mạch nhánh cấu tạo từ các nhóm đơn giản, thông thường là disaccharide
hoặc trisaccharide. Sự liên kết của hemicellulose với các polysaccharide khác và với
lignin là nhờ các mạch nhánh này. Cũng vì hemicellulose có mạch nhánh nên tồn tại
ở dạng vô định hình và vì thế dễ bị phân hủy.
Hemicellulose là polysaccharide trong màng tế bào tan trong dung dịch
kiềm và có liên kết chặt chẽ với cellulose, là một trong ba sinh khối tự nhiên
chính. Cùng với cellolose và lignin, hemicellulose tạo nên thành tế bào vững
chắc ở thực vật. Về cấu trúc, hemicellulose có thành phần chính là D-glucose, D-
galactose, D-mannose, D-xylose và L-arabinose liên kết với các thành phần khác
và nằm trong liên kết glycoside. Hemicellulose còn chứa cả axit 4-O-
methylglucuronic, axit D-galacturonic và axit glucuronic. Tromg đó, đường D-
xylose, L-arabinose, D-glucose và D-galactose là phổ biến ở thực vật thân cỏ và
ngũ cốc. Tuy nhiên, khác với hemicellulose thân gỗ, hemicellulose ở thực vật
thân cỏ lại có lượng lớn các dạng liên kết và phân nhánh phụ thuộc vào các loài
và từng loại mô trong cùng một loài cũng như phụ thuộc vào độ tuổi của mô đó.
Tùy theo trong thành phần của hemicellulose có chứa monosaccharide nào
mà nó sẽ co những tên tương ứng như manan, galactan, glucan và xylan. Các
polysaccharide như manan, galactan, glucan hay xylan đều là các chất phổ biến
trong thực vật, chủ yếu ở các thành phần của màng tế bào của các cơ quan khác
nhau như gỗ, rơm rạ, v.v
Trong các loại hemicellulose, xylan là một polymer chính của thành tế bào
thực vật trong đó có các gốc D-xylopyranose kết hợp với nhau qua liên kết β-1,4-
D-xylopyranose, là nguồn năng lượng dồi dào trên trái đất. Đa số phân tử xylan
chứa nhiều nhóm ở trục chính và chuỗi bên. Các gốc thay thế chủ yếu trên khung
chính của xylan là các gốc acetyl, arabinosyl và glucuronosyl. Các nhóm này có
đặc tính liên kết tương tác cộng hóa trị và không hóa trị với lignin, cellulose và
các polymer khác.
6
Cấu tạo, số lượng và vị trí của xylan ở các loài thực vật khác nhau là khác nhau.
Xylan tồn tại ở dạng O-acetyl-O-...n bị vào bình tam giác).
* Cách pha dung dịch đệm 2
Dung dịch Lượng dung dịch cần tạo ra (ml)
(ml) 500 750 1000 1200 1300 1400 1500 1700 2000
Nướccất 237,5 356 475 570 617,5 665 712,5 831 950
DD đệm 1 120 180 240 288 312 336 360 420 480
Khoáng đa lượng 120 180 240 288 312 336 360 420 480
Khoáng vi lượng 0,06 0,090 0,12 0,144 0,156 0,168 0,180 0,210 0,240
Resazurin 0,61 0,92 1,22 1,46 1,59 1,71 1,83 2,14 2,44
Dung dịch khử
Nước cất 23,8 35,7 47,5 57,1 61,9 66,6 71,3 83,2 95
NaOH 1N 1,0 1,5 2,0 2,4 2,6 2,8 3,0 3,5 4,0
Na2S.9 H2O 0,168 0,252 0,336 0,360 0,437 0,470 0,504 0,588 0,672
Lưu ý: Dung dịch đệm 2 chỉ trộn trước khi tiến hành mỗi lần thí nghiệm
- Làm ấm dung dịch đến 39oC sau đó cho dung dịch khử vào.
- Đặt bình tam giác có dung dịch đệm vào bể nước (Water bath) có khuấy từ
ổn định nhiệt 39oC trong 25-30 phút sau đó cho dung dịch khử vào, sục khí
CO2 vào dung dịch cho đến khi mẫu dung dịch chuyển sang màu hồng sau đó
sang màu sáng. Độ pH của dung dịch từ 7-7,3.
* Dịch dạ cỏ
- Dịch dạ cỏ lấy từ 2 bò vào buổi sáng trước khi cho ăn, khoảng 1lít/con
sau đó trộn với nhau, lấy trước khi cho ăn sáng để đảm bảo thành phần và hoạt
lực của vi sinh vật trong dạ cỏ tương đối ổn định được đổ vào 1 bình kín (để đảm
bảo yếm khí), dịch phải được giữ ấm 380C cho đến khi pha chế.
- Lọc bỏ những hạt thức ăn lớn bằng vải xô, để đảm bảo loại trừ các
mảnh thức ăn lớn còn lẫn ở trong dịch dạ cỏ làm ảnh hưởng không tốt đến kết
quả sinh khí trong thí nghiệm.
- Tỷ lệ dung dịch đệm 2 và dịch dạ cỏ là: 2:1, cụ thể như sau: hỗn hợp
dịch dạ cỏ của 2 bò với số lượng tương đương được trộn đều và cho vào bình tam
giác với dung dịch đệm 2 theo tỷ lệ 2:1.
24
0
- Bình tam giác phải giữ trong bình nước ấm 39 C, liên tục sục khí CO2
và khuấy đều co đến khi đã chuẩn bị xong xilanh.
* Tiến hành thí nghiệm
Nội dung 1: Tiến hành qui trình thí nghiệm sinh khí in vitro gas production
trên bông. Cân mẫu bông 200mg, đưa vào mỗi xilanh. Để ủ mẫu trong tủ ấm 390C
qua đêm. Sáng hôm sau bổ sung vào mẫu chế phẩm A và C theo tỷ lệ 1‰; 3‰;
5‰; 7‰; 9‰; 11‰; 13‰; 15‰ và 17‰ (theo chất khô). Sau đó pha dung dịch
đệm và bơm 30ml hỗn hợp dịch dạ cỏ và dung dịch đệm cho vào xilanh đã có mẫu
và chế phẩm. Đưa xilanh vào tủ ấm 390C và đọc thể tích khí sinh ra tại các thời
điểm (phương pháp in vitro gas production của Menker and Steingass (1988)).
* Ghi chép và xử lý số liệu
- Lượng khí sinh ra khi lên men in vitro của bông được ghi chép tại các
thời điểm 3, 6, 9, 12, 24, 48, 72 và 96 giờ.
- Ghi chép số ml trên xilanh ở thời điểm bắt đầu 0 giờ.
- Ghi chép số ml khí trên xilanh ở các thời điểm thích hợp.
- Cho khí thoát ra nếu lượng khí trong xilanh >60ml.
25
Thời gian đọc có thể được lập kế hoạch như sau:
Thời điểm đọc (giờ) Ngày giờ
0 9 giờ sáng ngày thứ nhất
3 12 giờ trưa ngày thứ nhất
6 15 giờ chiều ngày thứ nhất
12 21 giờ tối ngày thứ nhất
24 9 giờ sáng ngày thứ hai
48 9 giờ sáng ngày thứ ba
72 9 giờ sáng ngày thứ tư
96 9 giờ sáng ngày thứ năm
- Lượng khí tích luỹ trong quá trình lên men in vitro được tính như sau:
Khí tích luỹ (ml) = Lượng khí sinh ra tại thời điểm t (ml) - Giá trị trung
bình lượng khí sinh ra tại thời điểm t (ml) của các xilanh không chứa mẫu
(blank).
- Động thái sinh khí khi lên men in vitro tích luỹ trong 96 giờ được tính
theo phương trình của Orskov and McDonald (1979):
P = a + b (1 - e -ct)
Trong đó:
- P: giá trị lượng khí sinh ra ở khoảng thời gian t (ml),
- a: lượng khí ban đầu (ml),
- b: lượng khí sinh ra trong khi lên men (ml),
- (a + b): tiềm năng khí sinh ra (ml),
- c: hằng số tốc độ khí sinh ra (phần/giờ),
- e: logarít tự nhiên
Nội dung 2: Từ kết quả thu được sẽ tìm ra 3 mức bổ sung chế phẩm A và 3
mức bổ sung chế phẩm C phù hợp cho thí nghiệm tiếp theo để đánh giá hiệu quả
của việc bổ sung chế phẩm sinh học đến tốc độ và đặc điểm sinh khí khi lên men
in vitro gas production thức ăn thô (cỏ voi 45 ngày tuổi, thân cây ngô tươi sau
thu bắp, cỏ khô Pangola, rơm lúa khô).
26
Phương pháp tiến hành, ghi chép, xử lý số liệu: tương tự như nội dung 1
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được xử lý thô trên bảng tính Excel 2013, sau đó được xử lý trên
phần mềm MINITAB 16 (Mỹ), sử dụng mô hình như sau:
Xij = + i + eij
Trong đó: Xij: giá trị quan sát thứ j của yếu tố thí nghiệm i,
: trung bình tổng thể,
i : ảnh hưởng của yếu tố thí nghiệm (chế phẩm) ,
eij : sai số ngẫu nghiên.
Nếu phương sai cho kết quả ảnh hưởng rõ rệt thì sử dụng phép thử t-
student để so sánh sai số giữa các cặp số trung bình.
27
PHẦN 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN THÍ NGHIỆM
Để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm sinh học
đến tốc độ và đặc điểm sinh khí khi lên men in vitro gas production một số loại
thức ăn thô thì việc đầu tiên là phải xác định thành phần hóa học và giá trị dinh
dưỡng các loại thức ăn. Kết quả thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng các
mẫu thức ăn được trình bày trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thành phần hóa học của các loại thức ăn thí nghiệm
Tính theo VCK (%)
Loại thức VCK Lipid Dẫn xuất Xơ
Protein Khoáng
ăn (%) thô không nitơ thô NDF ADF
thô tổng số
(EE) (NFE) (CF)
Rơm 88,70 5,64 1,45 44,76 34,88 73,11 40,65 13,28
Cỏkhô
87,66 6,95 2,60 48,18 36,21 78,19 42,23 6,07
Pangola
Cỏ voi tươi 19,89 9,19 2,34 43,57 34,04 63,22 37,65 10,86
Thân cây
18,00 9,89 2,39 59,26 22,80 61,38 30,40 5,67
ngô
Ghi chú: VCK: vật chất khô, NDF: xơ không tan trong chất tẩy trung tính, ADF: xơ không tan trong chất
tẩy axit.
Bảng 4.1 cho thấy:
Thành phần hóa học của rơm có hàm lượng VCK, protein thô, lipid thô, dẫn
xuất không nitơ, xơ thô, NDF và ADF, khoáng tổng số tương ứng như sau:
88,70%; 5,64%; 1,45%; 44,76%; 34,88%; 73,11%; 40,65% và 13,28%. Kết quả
cho thấy rơm có hàm lượng vật chất khô cao nhất trong bốn loại thức ăn: rơm, cỏ
voi, thân cây ngô, cỏ khô pangola, chứa nhiều xơ thô nhưng lại nghèo protein và
lipid. Hàm lượng vật chất khô, khoáng tổng số, thấp hơn so với kết quả của Vũ
Duy Giảng và cộng sự (2008) đã công bố: vật chất khô, khoáng tổng số lần lượt
là: 90,3%; 15,4%; và cũng theo kết quả của tác giả thì lượng NDF và ADF
tương ứng là 70,1 %; 39,7% kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu trong thí
nghiệm này NDF và ADF tương ứng là 73,11 và 40,65%.
Các thành phần hóa học của cỏ khô pangola về VCK, xơ thô, NDF, ADF
tương ứng lần lượt là: 87,66%; 36,21%; 78,19%; 42,23%, cao hơn về hàm lượng
28
vật chất khô trong nghiên cứu của Đinh Văn Mười (2012): 86,49% nhưng hàm
lượng xơ thô, NDF, ADF lại thấp hơn kết quả của tác giả: hàm lượng xơ thô,
DNF, ADF lần lượt là 41,31%; 80,3%; 47,51%. Mặt khác hàm lượng protein
trong nghiên cứu này thấp hơn kết quả của Hoàng Chung và cộng sự (2004) đã
công bố: 8,88%. Có sự khác nhau về kết quả này có thể là do nguồn gốc của các
nguyên liệu thức ăn khác nhau, điều kiện khí hậu, đất đai ở mỗi vùng khác nhau.
Cỏ voi là thức ăn thô xanh, có hàm lượng vật chất khô thấp (19,89%). Hàm
lượng protein cao hơn rơm và cỏ khô Pangola, tuy nhiên hàm lượng xơ thô, NDF
và ADF lần lượt là: 34,04; 63,22; 37,65% thấp hơn hàm lượng xơ thô, NDF và
ADF của rơm và cỏ khô Pangola. Các thành phần hóa học của cỏ voi về VCK,
protein thô, lipid, dẫn xuất không nitơ, xơ thô, NDF, ADF, khoáng tổng số tương
ứng lần lượt là: 19,98%; 9,19%; 2,34%; 43,57%; 34,04%; 63,22%; 37,65%;
10,86%. Kết quả này cao hơn kết quả của Đinh Văn Mười (2012) đã công bố về
vật chất khô, lipid thô, xơ thô: 19,89%; 2,34%; 34,04% nhưng lại thấp hơn về
protein thô (13,18%), NDF (63,22%), ADF (37,65%).
Các thành phần hóa học của thân cây ngô về VCK, protein thô, lipid, dẫn
xuất không nitơ, xơ thô, NDF, ADF, khoáng tổng số tương ứng lần lượt là:
18,00%; 9,89%; 2,39%; 59,26%; 22,80%; 61,38%; 30,40%; 5,67%. Kết quả này
thấp hơn so với kết quả của Đinh Văn Mười (2012) đã công bố: vật chất khô,
protein thô, lipid thô, xơ thô, NDF, ADF, khoáng tổng số lần lượt là: 20,87%;
10,73%; 29,14%; 66,19%; 35,56%; 8,65%.
4.2. TỐC ĐỘ VÀ ĐỘNG THÁI SINH KHÍ IN VITRO CỦA BÔNG
Phương pháp đo lượng khí lên men in vitro của Menke and Steingass
(1988) là phương pháp dùng để đánh giá gián tiếp tiêu hoá xơ thô ở dạ cỏ thông
qua xác định lượng khí sinh ra và các axít béo bay hơi tạo ra khi vi sinh vật dạ cỏ
phân giải chất hữu cơ, bởi vì cenlulose và các loại xơ khác khi bị lên men yếm
khí bởi các vi sinh vật dạ cỏ sẽ tạo ra axit béo bay hơi, CO2, CH4 và một lượng
nhỏ khí hydrô (Schofield et al., 1994). Để xác định liều lượng bổ sung chế phẩm
phù hợp, tốc độ và đặc điểm sinh khí in vitro của bông gòn (nguyên liệu giàu
xenlulose tinh khiết) được tiến hành nghiên cứu, đánh giá.
4.2.1. Lượng khí sinh ra trong thí nghiệm in vitro của bông
Bổ sung chế phẩm A và C mức 1‰; 3‰; 5‰; 7‰; 9‰; 11‰; 13‰; 15‰
và 17‰ (theo chất khô của bông) được tiến hành thí nghiệm với ba lần lặp lại, cụ
29
thể là mỗi mức bổ sung chế phẩm sẽ được đưa vào ba (03) xylanh đặt ở các vị trí
khác nhau trong cùng một giá. Kết quả sinh khí (khí sinh ra tích luỹ) được tính
trung bình ở các thời điểm khác nhau. Từ các kết quả này có thể cho biết lượng
khí sinh ra của các mức bổ sung chế phẩm khác nhau.
Lượng khí sinh ra trong điều kiện in vitro của các mức bổ sung chế phẩm
trên bông được trình bày trong bảng 4.2; 4.3 và hình 4.1; 4.2
Bảng 4.2. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm A đến lượng khí sinh ra
khi lên men in vitro bông (ml/200mg chất khô)
Liều Thời gian ủ mẫu
bs Giá trị
(n=3) 3h 6h 9h 12h 24h 48h 72h 96h
Mean 2,8 cd 4,0 de 5,0 hi 8,0 ghij 14,5 fgh 18,6 hij 19,6 hij 20,6 ij
1‰
± SE 0,436 0,578 0,578 0,578 0,578 0,260 0,260 0,260
Mean 3,3 abcd 5,0bcde 6,6efghi 9,3defgh 15,5 def 19,7defghi 20,7efghi 21,6efghi
3‰
± SE 0,176 0,484 0,484 0,484 0,484 0,448 0,448 0,473
Mean 3,4 abcd 4,7 bcde 6,6defg 9,3defgh 16,1 cde 20,7 cde 21,7cdef 22,7cdef
5‰
± SE 0,176 0,095 0,321 0,100 0,318 0,379 0,384 0,379
Mean 3,8 abc 5,2abcde 6,7 defg 9,5 def 16,6 bcd 21,0 cd 22,1 cde 23,2bcde
7‰
± SE 0,153 0,067 0,117 0,175 0,495 0,446 0,349 0,309
Mean 4,4 a 6,2 ab 8,2 abc 12,1 ab 19,7a 22,7 b 23,7 b 24,7 b
9‰
± SE 0,176 0,306 0,481 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176
Mean 4,1 ab 6,7 a 9,2 a 13,2 a 20,9a 24,4a 25,4 a 26,5a
11‰
± SE 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,346
Mean 3,3 abcd 6,0 ab 7,5 bcde 10,0 de 17,1bc 21,4 bc 23,1 bc 24,1 bc
13‰
± SE 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,406 0,503 0,503
Mean 4,2 a 5,4abcde 7,3bcdef 9,8 de 16,1 cde 21,1 cd 22,6bcd 23,3 bcd
15‰
± SE 0,379 0,176 0,176 0,318 0,351 0,437 0,462 0,404
Mean 4,0 abc 5,3abcde 6,9cdef 9,3defgh 15,8 cdef 20,3 cdefg 21,3defg 22,3defgh
17‰
± SE 0,484 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176
Ghi chú: a, b, c, d, e,Các giá trị trung bình trong cùng một cột với các chữ cái khác nhau là khác nhau
có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
30
Hình 4.1. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm A đến lượng khí sinh ra
khi lên men in vitro bông
Kết quả trên cho thấy: Khi bổ sung chế phẩm vào bông ta thấy lượng khí
sinh ra tăng mạnh tại thời điểm từ 3h-48h, sau đó thời điểm 72h-96h lượng khí
sinh ra giảm dần. Bổ sung chế phẩm A vào bông với tỷ lệ 1‰; 3‰; 5‰; 7‰;
9‰; 11‰; 13‰; 15‰ và 17‰ (theo chất khô của bông), tại thời điểm 24h,
chúng tôi nhận thấy lượng khí sinh ra có sự khác biệt đáng kể giữa các mức bổ
sung chế phẩm với P<0,05, trừ hai mức bổ sung 9‰ và 11‰ là không có sự khác
biệt. Tăng mức bổ sung chế phẩm từ 1‰ đến 11‰ thì lượng khí sinh ra tăng theo
tỷ lệ thuận. Tiếp tục tăng mức chế phẩm 13‰ đến 17‰ thì lượng khí sinh ra lại
giảm dần. Điều này có thể giải thích là do khi nồng độ enzyme tăng, lượng khí
sinh ra theo xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, khi nồng độ enzyme đạt đến một
ngưỡng nào đó nồng độ cơ chất sẽ trở thành yếu tố hạn chế tốc độ phản ứng. Vì
thế bổ sung 15‰ và 17‰ chế phẩm mặc dù nồng độ chế phẩm cao hơn nhưng
lượng khí sinh ra vẫn thấp hơn so với mức bổ sung 11‰ và 13‰. Ở thời điểm
này, lượng khí sinh ra cao nhất ở mức bổ sung 11‰ (20,9ml) và thấp nhất ở mức
bổ sung 1‰ (14,5ml).
Tại thời điểm 96h ủ, cũng có sự khác biệt giữa các mức bổ sung
(P<0,05). Lượng khí sinh ra lớn nhất tại mức 11‰ (26,5 ml), thấp nhất ở mức
bổ sung 1‰ (20,6ml).
31
Bảng 4.3. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm C đến lượng khí sinh ra
khi lên men in vitro bông (ml/200mg chất khô)
Liều Thời gian ủ mẫu
Giá
bs
trị
(n=3) 3h 6h 9h 12h 24h 48h 72h 96h
Mean 2,3 d 3,8 e 4,7 i 6,8 j 13,3 h 17,8 j 18,8 j 19,8 j
1%
± SE 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176
Mean 2,3 d 4,3 cde 5,3 ghi 7,3 ij 13,8 gh 18,3 ij 19,3 ij 20,3 ij
3%
± SE 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176
Mean 2,9 bcd 4,9bcde 5,9fghi 7,9 hij 14,4 fgh 18,9 ghij 19,9 ghij 20,9 hij
5%
± SE 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176
Mean 3,1 abcd 5,2abcde 6,1defghi 8,1 ghij 14,6 efgh 19,1 ghij 20,1 ghij 21,1 ghij
7%
± SE 0,176 0,176 0,318 0,418 0,176 0,176 0,176 0,176
Mean 3,2 abcd 5,3abcde 6,2defghi 8,2 fghi 14,7 efgh 19,2 fghi 20,2fghij 21,2 fghij
9%
± SE 0,176 0,252 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176
Mean 3,4 abcd 5,6abcd 7,6 bcd 10,6 cd 17,1gh 20,6 cdef 21,6 def 22,6cdefg
11%
± SE 0,176 0,503 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176
Mean 3,6 abc 5,8 abc 8,4 ab 11,7 bc 17,8b 21,3 bc 22,3 bcd 23,3bcd
13%
± SE 0,176 0,503 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176
Mean 3,3 abcd 5,5abcd 6,8cdefg 9,4 defg 15,3 defg 19,8defgh 20,8 efgh 21,8defghi
15%
± SE 0,176 0,176 0,133 0,176 0,176 0,176 0,176 0,176
Mean 3,4 abcd 5,4abcd 6,5defgh 8,8 efgh 15,0 efg 19,4efghi 20,4 fghi 21,3 fghi
17%
± SE 0,176 0,491 0,384 0,176 0,291 0,176 0,176 0,404
Ghi chú: a, b, c, d, e,Các giá trị trung bình trong cùng một cột với các chữ cái khác nhau là khác nhau
có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Đối với chế phẩm C, khi bổ sung chế phẩm vào bông với tỷ lệ 1‰; 3‰; 5‰;
7‰; 9‰; 11‰; 13‰; 15‰ và 17‰ (theo chất khô của bông), tại thời điểm 24h,
chúng tôi nhận thấy các mức bổ sung chế phẩm có ảnh hưởng đến lượng khí sinh
ra với P<0,05 trừ hai mức bổ sung 7‰ và 9‰ là không có sự khác biệt. Khi tăng
32
mức bổ sung chế phẩm từ 1‰ đến 13‰ thì lượng khí sinh ra tăng theo tỷ lệ thuận.
Tiếp tục tăng mức chế phẩm lên 15‰ đến 17‰ thì lượng khí sinh ra có xu hướng
giảm. Theo Beauchemin et al (2004b) cho rằng bổ sung liều lượng enzyme cao có
thể ít hiệu quả hơn so với bổ sung liều lượng thấp hơn và tối ưu của việc bổ sung
enzyme phụ thuộc vào chế độ ăn. Ở thời điểm 24h này, lượng khí sinh ra cao nhất
ở mức bổ sung 13‰ (17,8ml) và thấp nhất ở mức bổ sung 1‰ (13,3ml).
Tại thời điểm 96h, lượng khí sinh có sự khác biệt đáng kể giữa các mức bổ
sung chế phẩm với P<0,05. Lượng khí sinh ra lớn nhất tại mức 13‰ (23,3ml),
thấp nhất ở mức bổ sung 1‰ (19,8ml).
25.0
20.0 1‰
3‰
5‰
15.0 7‰
ml 9‰
11‰
10.0 13‰
15‰
17‰
5.0
0.0
3h 6h 9h 12h 24h 48h 72h 96h
Hình 4.2. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm C đến lượng khí sinh ra
khi lên men in vitro bông
4.2.2. Động thái sinh khí khi lên men in vitro bông
Động thái sinh khí in vitro phản ánh tiềm năng phân giải của mẫu thức
ăn trong môi trường dạ cỏ. Chúng được mô tả bởi các chỉ tiêu như khí ban
đầu (A); thể tích khí tích luỹ sinh ra trong quá trình lên men (B); tiềm năng
sinh khí (A+B); tốc độ sinh khí (c) và pha dừng (L) khi lên men in vitro.
Động thái sinh khí của bông gòn khi bổ sung chế phẩm A và C được trình
bày trong bảng 4.4a và 4.4b.
33
Bảng 4.4a. Động thái sinh khí của bông gòn khi bổ sung chế phẩm A
Liều bổ A (ml) B (ml) A+B (ml) c (phần/giờ) L (giờ)
sung Giá trị Khí ban Khí sinh ra Tiềm năng Tốc độ Pha
(n=3) đầu sau khi ủ mẫu sinh khí sinh khí dừng
Mean 2,8 cd 18,1 gh 20,9 hij 0,045 bc 4,2 a
1‰
± SE 0,436 0,353 0,145 0,002 0,252
Mean 3,3 abcd 18,5 efgh 21,9 efghi 0,046 bc 3,9 abc
3‰
± SE 0,176 0,353 0,467 0,002 0,200
Mean 3,4 abcd 19,5 cde 22,9 cdef 0,047 b 4,0 ab
5‰
± SE 0,176 0,233 0,384 0,000 0,088
Mean 3,8 abc 19,6 cde 23,4 bcd 0,045 bc 4,0 ab
7‰
± SE 0,153 0,231 0,342 0,002 0,067
Mean 4,4 a 20,2 bc 24,5b 0,058a 3,8abc
9‰
± SE 0,176 0,033 0,153 0,001 0,058
Mean 4,1 ab 22,1 a 26,2 a 0,060 a 3,6abc
11‰
± SE 0,176 0,167 0,219 0,001 0,000
Mean 3,3 abcd 20,8 b 24,2bc 0,047b 3,3c
13‰
± SE 0,176 0,371 0,533 0,001 0,058
Mean 4,2 a 19,6 cd 23,8 bcd 0,042 bc 3,9 ab
15‰
± SE 0,379 0,384 0,481 0,001 0,133
Mean 4,0 abc 18,6 defgh 22,6 defg 0,045 bc 4,0 ab
17‰
± SE 0,484 0,285 0,208 0,001 0,186
Ghi chú: a, b, c, d, e, f các giá trị trung bình trong cùng một cột với các chữ cái khác nhau là khác nhau có ý
nghĩa thống kê (P<0,05).
Để đánh giá tiềm năng sinh khí qua đó dự đoán khả năng lên men phân giải
trong dạ cỏ của các loại thức ăn, Mc Donal (1976) đã đưa ra thông số A+B (ml).
Theo đó, các loại thức ăn có tiềm năng sinh khí cao trong thí nghiệm sinh khí in
vitro có thể sẽ có khả năng lên men, phân giải tốt ở điều kiện in vivo trong môi
trường dạ cỏ.
Kết quả ở bảng 4.4a cho thấy, mức bổ sung chế phẩm A có ảnh hưởng rõ
rệt đến tiềm năng sinh khí P<0,05. Tiềm năng sinh khí tăng dần khi tăng mức bổ
sung từ 1‰ đến 11‰, sau đó giảm dần khi bổ sung chế phẩm 13‰ đến 17‰.
Tiềm năng sinh khí đạt cao nhất khi bổ sung chế phẩm A ở mức 11‰ (26.2ml)
và thấp nhất ở mức 1‰ (20,9ml).
34
Bảng 4.4b. Động thái sinh khí của bông gòn khi bổ sung chế phẩm C
A (ml) B (ml) A+B (ml) c (phần/giờ) L (giờ)
Liều bổ Giá
Khí sinh ra Tiềm năng Tốc độ Pha
sung (n=3) trị Khí ban đầu
sau khi ủ mẫu sinh khí sinh khí đừng
Mean 2,3 d 17,9 h 20,2 j 0,041 c 4,0 ab
1‰
± SE 0,176 0,000 0,176 0,000 0,000
Mean 2,3 d 18,3 gh 20,6 ij 0,043 bc 3,7 abc
3‰
± SE 0,176 0,000 0,176 0,000 0,000
Mean 2,9 bcd 18,3 gh 21,2 ghij 0,043 bc 3,7 abc
5‰
± SE 0,176 0,000 0,176 0,000 0,000
Mean 3,1 abcd 18,4 fgh 21,5 fghij 0,043 bc 3,6 bc
7‰
± SE 0,176 0,033 0,153 0,001 0,067
Mean 3,2 abcd 18,3 gh 21,5 fghij 0,043 bc 3,6 abc
9‰
± SE 0,176 0,000 0,176 0,000 0,033
Mean 3,4 abcd 19,0 defg 22,4defgh 0,055a 3,5 bc
11‰
± SE 0,176 0,000 0,176 0,000 0,133
Mean 3,6 abc 19,4 cdef 23,0bcde 0,059a 3,5bc
13‰
± SE 0,176 0,000 0,176 0,000 0,067
Mean 3,3 abcd 18,6 defgh 21,9efghi 0,046bc 3,5bc
15‰
± SE 0,176 0,000 0,176 0,000 0,000
Mean 3,4 abcd 18,2 gh 21,6 efghij 0,045 bc 3,5 bc
17‰
± SE 0,176 0,120 0,296 0,001 0,200
Ghi chú: a, b, c, d, e, f Các giá trị trung bình trong cùng một cột với các chữ cái khác nhau là khác nhau có ý
nghĩa thống kê (P < 0,05).
Kết quả ở bảng 4.4b cho thấy, tiềm năng sinh khí khi bổ sung chế phẩm C ở
các mức khác nhau là có sự khác biệt P<0,05, trừ trường hợp bổ sung mức 7‰
và 9‰ là không có sự khác biệt. Tiềm năng sinh khí tăng dần khi tăng mức bổ
sung từ 1‰ đến 13‰, sau đó tiềm năng sinh khí giảm dần khi bổ sung chế phẩm
ở mức 15‰ đến 17‰. Tiềm năng sinh khí đạt cao nhất khi bổ sung chế phẩm C
ở mức 13‰ (23,0ml) và thấp nhất ở mức 1‰ (20,2ml).
35
Hệ số c (%/h) biểu hiện tốc độ lên men sinh khí của các mẫu thức ăn trong thí
nghiệm sinh khí in vitro. Khi bổ sung chế phẩm A vào bông gòn ở các mức khác
nhau thì hệ số (c) hầu như không có sự khác biệt giữa các mức bổ sung trừ hai mức
9‰; 11‰; là có sự khác biệt với các mức bổ sung còn lại với P<0,05. Hệ số c đã
tăng cao nhất ở mức bổ sung 11‰ (0,060%/h), thấp nhất ở mức bổ sung 15%
(0,042). Tương tự khi bổ sung chế phẩm C ở các mức khác nhau thì hệ số (c) hầu
như không có sự khác biệt giữa các mức bổ sung trừ hai mức 11‰; 13‰; là có sự
khác biệt với các mức bổ sung còn lại với P<0,05. Hệ số c đã tăng cao nhất ở mức
bổ sung 13‰ (0,059%/h), thấp nhất ở mức bổ sung 1‰ (0,041%/h).
Khoảng thời gian (L) là tham số rất quan trọng trong động thái sinh khí in
vitro để biết được thời gian vi sinh vật bắt đầu hoạt động lên men sinh khí từ mẫu
ủ thí nghiệm (hay còn gọi là pha dừng). Bảng 4.4a cho thấy hai mức bổ sung chế
phẩm A 13‰ và 1‰ là có sự khác biệt rõ rệt với các mức bổ sung còn lại P
<0,05. Còn các mức bổ sung khác hầu như không có sự khác nhau đáng kể về
pha dừng (P>0,05). Thời gian chờ ngắn nhất là ở mức bổ sung 13‰ (3,3h), thời
gian chờ dài nhất là ở mức bổ sung 1‰ (4,2h). Kết quả cũng cho thấy ở bảng
4.4b hầu như không có sự khác nhau đáng kể về pha dừng khi ta tăng lượng chế
phẩm C từ 11‰ đến 17‰, pha dừng của các mức này là ngắn nhất và đều bằng
3,5h, thời gian chờ dài nhất là ở mức bổ sung 1‰ (4,0h).
Tóm tắt các kết quả thu được về tốc độ và đặc điểm phân giải nêu ở trên, có
thể bổ sung chế phẩm A ở mức 9‰; 11‰; 13‰ và bổ sung chế phẩm C ở mức
11‰; 13‰; 15‰ là phù hợp do chúng đạt được tốc độ sinh khí và tiềm năng
sinh khí cao hơn hẳn các mức còn lại.
Các mức này sẽ được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm in vitro trên các mẫu thức
ăn thô là rơm lúa khô, cỏ khô Pangola, cỏ voi 45 ngày và thân cây ngô sau thu bắp.
4.3. TỐC ĐỘ VÀ ĐỘNG THÁI SINH KHÍ IN VITRO CỦA RƠM
4.3.1. Lượng khí sinh ra trong thí nghiệm in vitro của rơm
Rơm là phụ phẩm của cây lúa sau khi thu hoạch. Rơm rạ có thành phần
chính là celllulose, hemicellulose và lignin trong lúc hàm lượng nitơ, một số
vitamin và khoáng thấp (bảng 4.1). Để xem xét hiệu quả phân giải rơm khi được
bổ sung chế phẩm sinh học, các mức bổ sung 9‰; 11‰; 13‰ (chế phẩm A) và
mức 11‰; 13‰; 15‰ (chế phẩm C) được lựa để đánh giá. Tốc độ sinh khí
trong điều kiện in vitro của rơm được trình bày trong bảng 4.5 và đồ thị 4.3.
36
Bảng 4.5. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm đến lượng khí sinh ra khi
lên men in vitro rơm (ml/200mg chất khô)
Liều Thời gian ủ mẫu
Chế
bs Giá trị
phẩm 3h 6h 9h 12h 24h 48h 72h 96h
(n=3)
Mean 1,8 bc 3,2 ab 5,0 bc 8,5 c 19,5a 23,4 bc 26,0 bc 27,2 cd
9‰
± SE 0,134 0,301 0,077 0,308 0,596 0,544 0,391 0,266
Mean 2,5 a 4,1 a 6,3 a 10,8 a 21,1a 25,5 a 28,3 a 29,5 a
A 11‰
± SE 0,160 0,377 0,259 0,306 0,293 0,295 0,406 0,424
Mean 1,3 c 2,6 b 4,2 c 7,1 d 17,1 bc 21,6 d 23,8 d 25,5 d
13‰
± SE 0,065 0,050 0,284 0,350 0,320 0,320 0,221 0,092
Mean 2,1 ab 3,3 ab 4,9 bc 9,2 bc 19,0ab 22,6 cd 25,4 cd 27,2 cd
11‰
± SE 0,226 0,333 0,018 0,193 0,132 0,272 0,341 0,250
Mean 2,7 a 4,2 a 5,8 ab 9,9 ab 20,3a 25,0 ab 27,6 ab 29,0ab
C 13‰
± SE 0,165 0,002 0,161 0,417 0,196 0,392 0,273 0,567
Mean 1,5 bc 2,6 b 4,2 c 7,0 d 17,0 bc 21,4 d 23,8 d 25,8 cd
15‰
± SE 0,103 0,126 0,232 0,171 0,433 0,183 0,194 0,574
Mean 1,3 c 2,5 b 4,0 c 6,7 d 15,1 c 19,2 e 21,8 e 23,1e
ĐC 0%
± SE 0,066 0,116 0,306 0,072 0,736 0,240 0,382 0,058
Ghi chú: a, b, c, d, e,Các giá trị trung bình trong cùng một cột với các chữ cái khác nhau là khác nhau
có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả trên cho thấy: Khi bổ sung chế phẩm A, lượng khí sinh ra tại các
mức giờ là khác nhau và ở các liều bổ sung chế phẩm khác nhau thì lượng khí
sinh ra của rơm là khác nhau. Khuynh hướng lượng khí sinh ra khi lên men tăng
mạnh từ 3 – 24 giờ sau đó tăng chậm ở giai đoạn 48 – 72 giờ (đồ thị 4.3) điều
này cho thấy việc bổ sung chế phẩm, làm tăng hàm lượng enzyme cenllulaza,
xylanaza phân giải hầu hết các cơ chất ở thời điểm 24 giờ ủ mẫu.
Tại thời điểm 24h sau ủ, lượng khí sinh ra có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa mẫu đối chứng (không bổ sung chế phẩm) và mẫu có bổ sung chế phẩm
với (P<0.05), tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai mức
bổ sung 11‰ và 9‰. Khi bổ sung chế phẩm A vào rơm thì lượng khí sinh ra đạt
cao nhất ở mức bổ sung 11‰ (21,1ml) và thấp nhất ở mức bổ sung 13‰
(17,1ml), tuy nhiên vẫn cao hơn hẳn so với mức đối chứng (15,1ml). Việc bổ
sung chế phẩm đã làm tăng hàm lượng enzyme phân giải các thành phần của rơm
(enzyme xenlulase, xylanase) do đó lượng khí sinh ra ở những mẫu có bổ sung
chế phẩm đạt cao hơn những mẫu không bổ sung chế phẩm.
37
Cũng tại thời gian ủ này, khi bổ sung chế phẩm C vào rơm lượng khí sinh ra
có sự khác biệt đáng kể giữa mẫu đối chứng (không bổ sung chế phẩm) và mẫu
có bổ sung chế phẩm với (P<0.05). Lượng khí sinh ra đạt cao nhất ở mức bổ
sung 13‰ (20,3ml), thấp nhất ở mức bổ sung 15‰ (17ml), mức này vẫn cao hơn
so với đối chứng (15,1ml). Khi nồng độ enzyme tăng,lượng khí sinh ra theo xu
hướng tăng lên. Tuy nhiên, khi nồng độ enzyme đạt đến một ngưỡng nào đó thì
nồng độ cơ chất sẽ trở thành yếu tố hạn chế tốc độ phản ứng. Vì thế ở công thức
bổ sung 15‰ chế phẩm C, nồng độ chế phẩm dù cao hơn nhưng lượng khí sinh
ra vẫn thấp hơn so với công thức bổ sung11‰ và 13‰.
Hình 4.3. Ảnh hưởng các mức bổ sung chế phẩm đến lượng khí sinh ra khi
lên men in vitro rơm
Tại thời điểm 96h ủ, lượng khí sinh ra ở các mẫu bổ sung chế phẩm có sự
khác biệt so với mẫu đối chứng (P<0,05), khi bổ sung chế phẩm A lượng khí cao
nhất đạt ở mức 11‰ (29,5ml) và thấp nhất là đối chứng 23,1ml. Cũng ở thời gian
ủ này khi bổ sung chế phẩm C, lượng khí sinh ra không có sự khác biệt ở hai
mức bổ sung 11‰ và 15‰, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa các mức bổ sung
chế phẩm và đối chứng (P<0,05). Lượng khí cao nhất đạt ở mức 13‰ (29,0ml),
thấp nhất là đối chứng 23,1ml.
38
So sánh hiệu quả giữa 2 chế phẩm cho thấy mặc dù có sự sai khác về giá
trị lượng khí sinh ra tại các thời điểm ủ mẫu nhưng không thấy có sự sai rõ về ý
nghĩa thống kê (P>0,05). Ví dụ tại thời điểm 24 giờ, lượng khí sinh ra khi bổ
sung 9‰ và 11‰ (chế phẩm A) là 19,5 và 21,1 ml so với 11‰ và 13‰ (chế
phẩm B) là 19, 0 và 20,3 ml
4.3.2. Động thái sinh khí in vitro của rơm
Động thái sinh khí in vitro phản ánh tiềm năng phân giải của mẫu thức ăn
trong môi trường dạ cỏ. Động thái sinh khí của rơm trong điều kiện in vitro được
trình bày trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Động thái sinh khí của rơm khi bổ sung chế phẩm
ở các mức khác nhau
A B A+B c L
Liều
Chế (ml) (ml) (ml) (phần/giờ) (giờ)
bs Giá trị
phẩm Khí ban khí sinh ra tiềm năng tốc độ pha
(n=3)
đầu sau khi ủ mẫu sinh khí sinh khí dừng
Mean 1,8 bc 25,9 ab 27,7 bc 0,0453 a 4,3 a
9‰
± SE 0,134 0,260 0,325 0,002 0,145
Mean 2,5 a 27,1a 29,6a 0,0475a 4,1a
A 11‰
± SE 0,160 0,318 0,478 0,001 0,088
Mean 1,3 c 24,5 b 25,8 d 0,0422 a 4,2 a
13‰
± SE 0,065 0,120 0,121 0,001 0,133
Mean 2,1 ab 24,9 b 27,0 cd 0,0450a 4,3 a
11‰
± SE 0,226 0,208 0,343 0,001 0,000
Mean 2,7 a 26,7a 29,3ab 0,0445 a 4,2a
C 13‰
± SE 0,165 0,657 0,634 0,002 0,033
Mean 1,5 bc 24,6 b 26,0 cd 0,0405 a 4,4 a
15‰
± SE 0,103 0,291 0,387 0,000 0,100
Mean 1,3 c 22,3 c 23,5 e 0,0402 a 4,1 a
ĐC
0% ± SE 0,066 0,318 0,253 0,002 0,252
Ghi chú: a, b, c, d, e,Các giá trị trung bình trong cùng một cột với các chữ cái khác nhau là khác nhau
có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Các loại thức ăn có tiềm năng sinh khí cao trong thí nghiệm sinh khí in
vitro có thể sẽ có khả năng lên men, phân giải tốt ở điều kiện in vivo trong môi
trường dạ cỏ. Qua bảng 4.6 chúng tôi thấy, tiềm năng sinh khí ở các mẫu bổ sung
chế phẩm A có sự khác biệt so với mẫu đối chứng (P<0,05), tiềm năng sinh khí
39
đạt cao nhất ở mức 11‰ (29,6ml) và thấp nhất ở mức đối chứng 23,5ml. Khi bổ
sung chế phẩm C, tiềm năng sinh khí không có sự khác biệt ở hai mức bổ sung
11‰ và 15‰, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa các mức bổ sung chế phẩm và
đối chứng (P<0,05). Tiềm năng sinh khí đạt cao nhất ở mức bổ sung 13‰
(29,3ml), đạt thấp nhất ở đối chứng 23,5ml (P<0,05). Theo Mc Donal (1976) các
loại thức ăn có tiềm năng sinh khí cao trong thí nghiệm sinh khí in vitro có thể sẽ
có khả năng lên men, phân giải tốt ở điều kiện in vivo trong môi trường dạ cỏ.
Như vậy, việc bổ sung chế phẩm sinh học đã cung cấp đủ cơ chất để giúp vi
khuẩn phân giải xơ hiệu quả hơn.
Hệ số c (%/h) biểu hiện tốc độ lên men sinh khí của các mẫu thức ăn trong
thí nghiệm sinh khí in vitro. Trong thí nghiệm này khi bổ sung chế phẩm A hay
C chúng tôi nhận thấy mặc dù có sự sai khác về giá trị nhưng không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu này giữa các mức bổ sung chế phẩm và mẫu
đối chứng P>0,05. Tốc độ lên men sinh khí đạt cao nhất khi bổ sung chế phẩm A
ở mức 11‰ (0,0475%/h), chế phẩm C ở mức 11‰ (0,0450%/h), và thấp nhất ở
đối chứng (0,0042%/h).
Khoảng thời gian (L) là tham số rất quan trọng trong động thái sinh khí in
vitro. Pha dừng ở đây dao động từ 4,1h đến 4,3h, hầu như không có sự khác nhau
đáng kể có ý nghĩa thống kê khi ta bổ sung chế phẩm vào rơm so với đối chứng
(P>0,05). Theo McAllister et al., (2001) cho đến nay, những cơ chất có cấu trúc
phức tạp như ezyme thì vẫn còn thiếu thông tin về các yếu tố hạn chế về tốc độ
và độ trễ trong tiêu hóa thức ăn khi sử dụng các chế phẩm enzyme ngoại sinh
được thiết kế để khắc phục những hạn chế của quá trình tiêu hóa thức ăn.
4.4. TỐC ĐỘ VÀ ĐỘNG THÁI SINH KHÍ IN VITRO CỦA CỎ KHÔ
PANGOLA
4.4.1. Lượng khí sinh ra trong thí nghiệm in vitro của cỏ khô Pangola
Lượng khí sinh ra của cỏ khô bổ sung chế phẩm A: 9‰; 11‰ và 13‰, chế
phẩm C: 11‰; 13‰ và 15‰ được trình bày ở bảng 4.7 và hình 4.3.
Kết quả bẳng 4.7 cho một số nhận xét như sau: Tại thời điểm 24h lượng khí
tích lũy ở mẫu đối chứng thấp hơn rõ rệt (P<0,05) các mẫu bổ sung chế phẩm,
đạt cao nhất ở mức bổ sung 11‰ (25,5ml) và 13‰ (24,4ml) lần lượt đối với chế
phẩm A và chế phẩm C. Lượng khí sinh ra đạt thấp nhất ở mức đối chứng 15,6ml.
Điều này là hoàn toàn hợp lý vì lượng khí sinh ra không những phụ thuộc vào bản
40
chất của thức ăn mà còn phụ thuộc vào nồng độ các enzyme có mặt trong dạ cỏ.
Trong ngưỡng giới hạn, nồng độ enzyme càng cao thì tốc độ phản ứng càng cao,
lượng khí sinh ra càng cao. Pell an
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_viec_bo_sung_che_pham_sinh_hoc_den_dac_diem_si.pdf