Ảnh hưởng của tuổi, mùa vụ đến chất lượng tinh dịch của trâu murrah nuôi tại trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh moncada

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ TRUNG HIẾU ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI, MÙA VỤ ĐẾN CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA TRÂU MURRAH NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH MONCADA Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi 2. TS. Lê Văn Thông NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng

pdf78 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của tuổi, mùa vụ đến chất lượng tinh dịch của trâu murrah nuôi tại trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh moncada, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Trung Hiếu i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn của mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình, sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, cán bộ công nhân viên Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Lê Văn Thông - Giám đốc Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương, PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi – Bộ môn sinh lý tập tính động vật, Khoa chăn nuôi – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, đánh giá kết quả và hoàn thành luận văn đồng thời bồi dưỡng cho tôi những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm quý báu. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Bá Quế, chủ nhiệm đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh cọng rạ phục vụ công tác cải tạo giống trâu Việt Nam” giai đoạn 2011-2014, đã cho phép tôi được sử dụng các kết quả của đề tài và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Với tình cảm sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Để hoàn thành luận văn này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Sinh lý tập tính động vật, Khoa Chăn nuôi – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, đã ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành các thủ tục cần thiết để bảo vệ thành công luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, anh em, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Trung Hiếu ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................... v Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục hình ................................................................................................................. vi Danh mục hình ................................................................................................................. vi Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii Thesis abstract ................................................................................................................ viii Phần 1. mở đầu ................................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 3 2.2. Một số chỉ tiêu sinh vật học về tinh dịch trâu Murrah ........................................ 3 2.2.1. Màu sắc tinh dịch ................................................................................................ 4 2.2.2. Thể tích tinh dịch (ml) ........................................................................................ 4 2.2.3. pH tinh dịch ........................................................................................................ 6 2.2.4. Nồng độ tinh trùng C (tỷ/ ml) ............................................................................. 6 2.2.5. Hoạt lực tinh trùng A (%) ................................................................................... 7 2.2.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ...................................................................................... 9 2.2.7. Tỷ lệ tinh trùng sống ......................................................................................... 10 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới phẩm chất tinh đông lạnh của trâu Murrah ........ 11 2.3.1. Giống và cá thể ................................................................................................. 11 2.3.2. Tuổi ................................................................................................................... 12 2.3.3. Mùa vụ .............................................................................................................. 12 2.3.4. Thức ăn ............................................................................................................. 13 2.3.5. Quản lý, chăm sóc và khai thác tinh ................................................................. 13 2.4. Thụ tinh nhân tạo trâu bằng tinh đông lạnh ...................................................... 14 2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................... 15 2.5.1. Những nghiên cứu trong nước .......................................................................... 15 2.5.2. Những nghiên cứu ngoài nước ......................................................................... 17 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 19 3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 19 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 19 iii 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 19 3.1.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 19 3.2. Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ....................................................................... 19 3.3. Điều kiện khí hậu khu vực ba vì h nội .............................................................. 20 3.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 21 3.4.1. Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ........................................................................ 21 3.4.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ........................................................................ 21 3.4.3. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh cọng rạ của trâu Murrah trên đàn trâu cái địa phương. ................................................................................... 22 3.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 22 3.5.1. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ...................................... 22 3.5.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ....................... 22 3.5.3. Phương pháp đánh giá tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng rạ của từng trâu Murrah trên đàn trâu cái địa phương ............................. 26 3.6. Xử lý số liệu...................................................................................................... 27 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 29 4.1. Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ................................................................................ 29 4.1.1. Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah ........................ 29 4.1.2. Ảnh hưởng của tuổi đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ....................................................................................................... 36 4.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ........................................................................ 40 4.2.1. Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah .................. 40 4.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah ....................................................................................................... 46 4.3. Tỷ lệ thụ thai của tinh trâu murrah đông lạnh dạng cọng rạ trên đàn trâu cái địa phương .................................................................................................. 50 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 52 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 52 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 52 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 53 Phụ lục .......................................................................................................................... 64 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt % Phần trăm 0C độ C A Hoạt lực tinh trùng C Nồng độ tinh trùng Cm Centimet Cs Cộng sự ĐTC Đạt tiêu chuẩn FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc FSH Follicle-stimulating hormone K Tinh trùng kỳ hình kg Kilogam km Kilomet KTT Khai thác tinh LH Lutenizing hormone ml Mililit n Dung lượng mẫu nghiên cứu PGF2α Prostaglandin F2α SE Standard Error TTNT Thụ tinh nhân tạo V Thể tích tinh dịch VAC Tổng số tinh trùng tiến thẳng % Phần trăm v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Nhiệt độ và độ ẩm ở khu vực nghiên cứu theo từng mùa trong giai đoạn 2013-2016 ........................................................................................... 21 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah .................. 30 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của tuổi đến tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn và các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch đạt tiêu chuẩn của trâu Murrah .......................................................................................................... 37 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của tuổi đến số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ trên lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn ........................................................................ 39 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tuổi đến hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu Murrah .......................................................................................................... 39 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah .............. 41 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn và các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch ............................................. 47 Bảng 4.7. Số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ trên lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn của trâu Murrah theo mùa vụ ............................................................ 49 Bảng 4.8. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu Murrah theo mùa vụ ................. 49 Bảng 4.9. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của trâu Murrah ............................................. 50 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Các dạng kỳ hình phổ biến của tinh trùng ....................................................... 9 vi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Vũ Trung Hiếu Tên Luận Văn: Ảnh hưởng của tuổi, mùa vụ đến chất lượng tinh dịch của trâu Murrah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada. Ngành: Chăn Nuôi Mã số: 60.62.01.05 Tên Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố lứa tuổi, mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh cọng rạ của trâu Murah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, qua đó giúp cơ sở chăn nuôi trâu đực giống có biện pháp chăn nuôi, khai thác tinh đạt hiệu quả cao với từng lứa tuổi trâu và ở từng mùa vụ trong năm. Phương pháp nghiên cứu Tổng số có 800 mẫu tinh dịch của 5 trâu đực giống Murrah (có độ tuổi, khối lượng đồng đều) được nghiên cứu đánh giá. Mỗi trâu đực khai thác 160 mẫu tinh dịch ở 4 giai đoạn tuổi và 4 mùa trong năm. Các giai đoạn tuổi được phần chia gồm: từ 36 tháng tuổi trở xuống, từ 37 đến 48 tháng tuổi, từ 49 đến 60 tháng tuổi và trên 60 tháng tuổi. Các mùa trong năm gồm có: mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3, mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 6, Mùa thu từ tháng 7 đến tháng 9, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12. Kết quả chính và kết luận Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng, tổng số tinh trùng tiến thẳng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tỷ lệ tinh trùng sống, tỷ lệ tinh trùng sống, số lượng tinh cọng rạ trong một lần khai thác theo từng giai đoạn tuổi, theo từng mùa vụ và tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng rạ của từng trâu Murrah trên đàn trâu cái địa phương cho thấy, yếu tố tuổi và mùa vụ có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah. Giai đoạn từ 49 đến 60 tháng tuổi có phẩm chất tinh dịch đạt tốt nhất, thể tích tinh dịchđạt 4,07ml, hoạt lực tinh trùng đạt 77,43%, nồng độ tinh trùng đạt 1,14 tỷ/ml, số lượng cọng rạ trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn đạt 160,58 liều, hoạt lực sau giải đông đạt 45,82%. Chất lượng tinh dịch, số lượng cọng rạ trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn của trâu Murrah thấp nhất trong mùa hạ, sau đó đến mùa xuân, mùa thu và tốt nhất là mùa đông (P<0,05) .Tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu của các trâu đực giống trên đàn trâu cái địa phương đạt 50,77% và dao động từ 50,00% đến 50,91% tùy theo từng cá thể trâu đực, tuy nhiên không thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). vii THESIS ABSTRACT Master candidate: Vu Trung Hieu Thesis title: “Effects of age, season on semen quality of Murrah buffaloes raised at Moncada research and produce frozen semen station”. Major: Husbandry Code: 60.62.01.05 University’s name: Vietnam National University of Agriculture Research Objectives The objective of this study was evaluating the influence of age, season on quantity, quality semen, and the ability to producing frozen semen of Murrah buffalo at Moncada research and produce frozen semen station. Thereby, helping breeding farms have effective management and semen collection depending on age and season. Materials and Methods 800 semen samples from 5 Murrah buffalo bulls (the same: age, weight) is assessed. Each buffalo were collected 160 semen samples at stage 4 periods of age and 4 seasons. Age stages were divided into 4 groups: under 36 months of age, from 37 to 48 months of age, from 49 to 60 months and over 60 months of age. The seasons include: Spring: from January to March; Summer: from April to June; Autumn: from July to September and Winter: from October to December. Results and conclusions The results showed that there was a clear effect of age and season on semen quality and production of frozen semen Murrah buffaloes. The period from 49 to 60 months of age had the best quality semen: V (Volume) 4.07ml, motility (A) 77.43%, C (sperm concentration) 1.14 billion/ml, the number of straws per a standard ejaculation was 160.58 straws, post-thawing motility was 45.82%. Semen quality, the number of straws per a standard ejaculation of Murrah buffalo was the lowest in Summer, followed by Spring, Autumn and Winter was the best (P<0.05). The fertility rate at first insemination on the swamp buffalo herd was 50.77% and about from 50.00% to 50.91% depending on each individual male buffalo (P> 0.05). viii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Hàng ngàn năm qua, trâu là loài động vật cung cấp sức kéo, sữa và thịt chất lượng cao cho con người, cung cấp phân bón cho cây trồng và là một nguồn vốn tiết kiệm góp phần cải thiện cuộc sống của người nông dân (Gupta and Das, 1994) . Có 2 loại hình trâu gồm trâu sông (River buffalo) và trâu đầm lầy (Swamp buffalo). Chúng có chung nguồn gốc từ trâu rừng và được tách biệt ước tính đã ít nhất từ 10.000 đến 15.000 năm trước đây. Do quá trình chọn lọc và sử dụng mà ngoại hình, khả năng sản xuất và số lượng nhiễm sắc thể của hai loại hình trâu có những đặc điểm khác nhau. Trâu sông có 50 nhiễm sắc thể (Ahmad et al., 2004), sống tập trung ở vùng Tây Á nhằm khai thác sữa và được chia làm nhiều giống khác nhau như Murrah, Nili-Ravi, Kundi, Surti, Mehsana, Jafarabadi (Cockrill, 1974). Trâu trâu đầm lầy có 48 nhiễm sắc thể (Supanuam et al., 2009), sống tập trung ở vùng Đông Nam Á, được sử dụng để cày kéo, lấy thịt và chỉ có một giống (do ít được chọn lọc cải tạo) nhưng có những tên gọi địa phương khác nhau như trâu Ngố, trâu Gié ở Việt Nam, trâu Carabo ở Philipin, trâu Krbau ở Malaysia(Lê Viết Ly và Mai Văn Sánh, 2004). Trên thế giới có khoảng 198,88 triệu con trâu, phân bố chủ yếu ở Châu Á (chiếm 97,17%) và tập trung ở 3 nước Ấn Độ (115,40 triệu con), Pakistan (32,70 triệu con), Trung Quốc (23,25 triệu con) (FAO, 2013). Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có số lượng trâu đầm lầy lớn trên thế giới với 2,51 triệu con năm 2014 (Tổng Cục thống kê, 2015). Trâu Việt Nam chỉ được nuôi để cày kéo, giết thịt mà không có đàn trâu khai thác sữa, do vậy nước ta đã nhập nội giống trâu Murrah trong giai đoạn 1970-1978 từ Trung Quốc, Ấn Độ nhằm nhân thuần phát triển đàn trâu sữa và đồng thời lai tạo với trâu cái Việt Nam. Trâu lai F1 (Murrah x trâu Việt Nam) có tầm vóc lớn hơn, khả năng sinh trưỡng, sinh sản, cày kéo, cho thịt, sữa đều cao hơn so với trâu nội và có thể phát triển tốt trong điều kiện nông thôn (Nguyễn Đức Thạc, 1983; Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực, 1984; Mai Văn Sánh, 1996; Tạ Văn Cần và cs., 2008). 1 Do khác nhau về đặc điểm giống loài, việc ghép đôi nhảy trực tiếp giữa trâu đực Murrah và trâu cái Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo đã giúp cho quá trình sinh sản tạo con lai F1 (Murrah x trâu Việt Nam) trở nên dễ dàng hơn trong những năm gần đây. Việc tuyển chọn, nuôi dưỡng những trâu đực Murrah có chất lượng giống tốt để sản xuất tinh đông lạnh đã giúp làm tăng tốc độ cải tiến di truyền, góp phần thúc đẩy quá trình cải tạo cải tạo giống trâu và tăng năng suất trong chăn nuôi trâu một cách bền vững (Lê Bá Quế và cs., 2015). Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho thịt sữa của trâu Murrah ở nước ta nhưng hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu ảnh hưởng của của các yếu tố ngoại cảnh đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah sản xuất tinh đông lạnh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Ảnh hưởng của tuổi, mùa vụ dến chất lượng tinh của trâu Murrah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada” là cần thiết và mang tính khoa học, tính thực tiễn cao nhằm nâng cao khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah, góp phần phục vụ tốt công tác thụ tinh nhân tạo, cải tạo đàn trâu địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi trâu thịt Việt Nam. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố lứa tuổi, mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh cọng rạ của trâu Murah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài giúp bổ sung các dữ liệu khoa học về ảnh hưởng của lứa tuổi, mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh cọng rạ của trâu Murrah trong điều kiện chăn nuôi ở miền Bắc. Ngoài ra, kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng cũng như cho cơ sở chăn nuôi trâu đực giống. - Ý nghĩa thực tiễn: - Thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của lứa tuổi, mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh cọng rạ của trâu Murah, giúp cơ sở chăn nuôi có biện pháp chăn nuôi, khai thác tinh đạt hiệu quả cao với từng lứa tuổi trâu và ở từng mùa vụ trong năm. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Trâu Murrah thuộc giống trâu sông (River buffalo Carabao) là giống trâu nổi tiếng nhất và được nuôi nhiều nhất trên thế giới. Đặc trưng về ngoại hình của trâu Murrah là thường có da và lông màu đen tuyền, da mỏng, mềm mại, nhẵn bóng, có lông thưa, ở cuối đuôi có chòm lông màu trắng sát với chân, sừng ngắn, quay ra sau và lên trên sau đó vòng vào trong thành hình xoắn ốc. Đầu trâu đực thô kệch và nặng nề, đầu con cái thì tương đối nhỏ, cân đối. Trán rộng và hơi gồ, mặt cân đối, lỗ mũi rộng. Tai trâu bé, mỏng và rủ xuống. Cổ trâu đực thô và mập, cổ trâu cái dài, mảnh. Ngực to, rộng, không có yếm. Trâu đực có phần thân trước nặng, phần sau nhẹ, trâu cái thì phần thân trước nhẹ và hẹp, phần thân sau nặng và rộng tạo thành hình cái nêm. Lưng rộng, dài và thon về phía đầu. Xương sườn rất tròn, núm rốn nhỏ, không có u bướu. Năng suất sữa của trâu Murrah đạt 1600 – 1800 Kg/ chu kỳ 270 - 300 ngày với tỷ lệ mở sữa tới 7%. Trâu đực trưởng thành có khối lượng: 650- 730kg/con, có thể tới 1000 kg, chiều cao trung bình 142 cm. Trâu cái: 350- 400kg/con, có thể tới 900 kg, chiều cao trung bình 133 cm, nghé sơ sinh: 30kg/con. 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, một con đực hoặc cái đạt đến thành thục về tính dục là khi chúng có khả năng sản sinh giao tử và biểu hiện đầy đủ các hệ quả tập tính sinh dục. ở con đực, thành thục về tính là lúc bộ máy sinh sản đã đủ phát triển, sản sinh ra tinh trùng có khả năng làm con cái có chửa (Hiroshi, 1992; Kunitada, 1992). Sự thành thục về tính dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giống, tuổi, khối lượng cơ thể, điều kiện nuôi dưỡng và môi trường ...Nghé đực 3- 4 tháng đã có phản xạ nhảy (nhảy ôm lên những con nghé khác), một năm rưỡi nghé đực đã có khả năng giao phối với cái. Tuổi thành thục về tính của trâu phụ thuộc vào loại hình, giống trâu và đặc biệt là chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng nghé trước và sau khi tách mẹ. Theo tác giả Mai Văn Sánh (1996) thì trâu Murrah nuôi tại Sông Bé – Việt Nam có tuổi thành thục sinh dục là 33,81 tháng. 2.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH VẬT HỌC VỀ TINH DỊCH TRÂU MURRAH Cũng như bò và các gia súc khác, tinh dịch trâu Murrah có thể được khai thác bằng cách sử dụng âm đạo giả, bằng máy xung điện (electroejaculator), mát 3 xa qua trực tràng hoặc lấy ra từ âm đạo của con cái sau khi cho con đực xuất tinh vào. Tuy nhiên khai thác tinh bằng âm đạo giả được sử dụng phổ biến hơn bởi tính an toàn và phù hợp với tập tính sinh dục, các phương pháp còn lại hoặc có chất lượng tinh dịch thấp hoặc có những phản ứng phụ không tốt cho vật nuôi. Tinh dịch trâu Murrah thường được khai thác vào buổi sáng, trước khi cho ăn và có thể lấy một lần hoặc lấy đúp 2 lần, lần 2 cách lần 1từ 15 phút đến 30 phút, tùy thuộc vào độ hưng phấn sinh dục của gia súc (Jainudeen et al., 1982; Koonjaenak et al., 2007a, Vale, 2010; Bhakat et al., 2011). Một số chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch được kiểm tra, đánh giá gồm màu sắc tinh dịch, thể tích tinh dịch (ml), nồng độ tinh trùng (tỷ/ml), hoạt lực tinh trùng (%), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%), tỷ lệ tinh trùng sống (%), pH tinh dịch. Các chỉ tiêu này có ý nghĩa trong việc phát hiện các trường hợp sinh sản yếu hoặc vô sinh ở gia súc (Rodriguez – Martinez, 1998). 2.2.1. Màu sắc tinh dịch Tinh dịch trâu thường có màu trắng sữa hay trắng ngà. Màu sắc tinh dịch phụ thuộc vào nồng độ tinh trùng cũng như sự hiện diện của các chất khác (Vale, 1994). Tinh dịch có màu trắng sữa hoặc trắng ngà thường có nồng độ tinh trùng cao, màu trắng trong, loãng là tinh dịch có nồng độ tinh trùng thấp. Tinh dịch có màu xanh hoặc xám thường có lẫn mủ, có màu cà phê hay màu nâu thường do lẫn máu hay sản phẩm viêm của đường sinh dục. 2.2.2. Thể tích tinh dịch (ml) Chỉ tiêu này kiểm tra bằng mắt thường trên vạch chia mililit (ml) ở thành ống hứng tinh. Thể tích tinh dịch là số ml tinh dịch lấy được trong một lần xuất tinh thành công (ml/lần khai thác). Thể tích tinh dịch liên quan chặt chẽ tới giống, tuổi, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, kích thước dịch hoàn, mùa vụ, mức độ kích thích tính dục trước khi lấy tinh, phản xạ nhảy giá và kỹ thuật khai thác tinh. Đực giống trẻ thì thể tích tinh dịch thường ít nhưng sau 2 tuổi có thể đạt được hơn 4ml . Trâu đực trên 4 tuổi thể tích tinh dịch có thể đạt hơn 6ml(Vale 1994). Nếu lấy tinh hai lần thì thể tích lấy tinh lần hai thường ít hơn lần đầu (Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997). Theo Bhakat et al. (2011) trâu Murrah ở Ấn Độ có độ tuổi từ 2,31-7,36 năm tuổi có thể tích tinh dịch đạt 2,58 ml, dao động từ 1,79-3,61 ml. Nghiên cứu của Manik và Mudgal (1984) cho biết, trâu đực giống Murrah có thể tích tinh dịch bình quân đạt 3,25 ml/lần khai thác. 4 Trong thực tiễn, không phải tinh dịch của lần xuất tinh nào cũng đủ tiêu chuẩn đông lạnh. Chỉ những lần lấy tinh qua kiểm tra đánh giá đạt tiêu chuẩn quy định của từng nước, ở Việt Nam theo quy định số 675/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 04/4/2014 quy định đối với trâu đực giống Murrah là hoạt lực tinh trùng ≥ 65%, nồng độ trên 0,7 tỷ tinh trùng/ml, kỳ hình dưới 20 %... mới đủ tiêu chuẩn pha chế sản xuất tinh đông lạnh, nếu không đạt thì loại bỏ ngay. Nghiên cứu của Manik and Mudgal (1984) cho biết, trâu đực giống Murrah có bình quân thể tích tinh dịch đạt 3,56-4,34 ml/lần khai thác ở mùa xuân, ở mùa thể tích tinh dịch dao động từ 3,98-4,28 ml/lần khai thác tinh, ở mùa thu dao động từ 3,48-4,38 ml/lần khai thác tinh và ở mùa đông thể tích tinh dịch dao động từ 3,88-4,02 ml/lần khai thác tinh. Nghiên cứu Bhakat et al. (2011) trên trâu đực giống Murrah có độ tuổi từ 2,31-7,36 tại Ấn Độ thể tích tinh dịch bình quân là 2,58 ml/lần khai thác, dao động từ 1,79-3,61 ml/lần khai thác. Pawan Singh et al. (2001) công bố kết quả khi nghiên cứu 12 trâu đưc giống Murrah 40 tháng tuổi tại Ấn Độ cho biết thể tích tinh trùng đạt 4,26 ml/ lần khai thác. Theo Pant et al. (2002) khi nghiên cứu 133 trâu đực giống Murrah ở các giai đoạn cho biết: ở giai đoạn tuổi 25-36 tháng tuổi thể tích tinh dịch đạt 2,5ml/ lần khai thác, ở giai đoạn 37-48 tháng tuổi thể tích tinh dịch đạt 3,1ml/ lần khai thác, ở giai đoạn 49- 60 tháng tuổi thể tích tinh dịch đạt 3,5ml/ lần khai thác và trên 60 tháng tuổi thể tích tinh dịch 3,6ml/ lần khai thác. Theo Vale. (1994) khi nghiên cứu về đặc điểm tinh dịch trâu đực Murrah cho biết thể tích tinh dịch đạt 3ml/ lần khai thác. Theo kết quả nghiên cứu trâu Murrah nuôi tại Trung tâm nghiên cứu trâu và đồng cỏ Sông Bé cho biết thể tích tinh dịch trâu Murrah đạt 3,0-5,0ml/ lần khai thác. Theo kết quả nghiên cứu trâu Murrah nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi khi nghiên cứu về tinh trâu Murrah cho biết: thể tích tinh dịch trâu Murrah đạt 3,25ml/ lần khai thác. Trâu Murrah nuôi ở Ngọc thanh, Vĩnh Phú được huấn luyện lấy tinh lúc 24 tháng tuổi đến 34 tháng tuổi phẩm chất tinh dịch ổn định và có thể tích đạt là 3,29ml/ lần khai thác. 5 2.2.3. pH tinh dịch Sau khi tinh vừa lấy xong cần kiểm tra độ pH của tinh dịch sẽ hỗ trợ cho đánh giá chất lượng tinh dịch chính xác. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tinh dịch trâu. Người ta có thể dùng máy đo pH để kiểm tra, hoặc dùng giấy đo pH cũng chính xác và nhanh. Tinh dịch trâu đực giống Murrah thường có pH dao động từ 6,8-7,0 (Tomar et al., 1966); pH dao động từ 6,4 – 7,0 (Kumar et al., 1993b). Theo Vale (1994) khi nghiên cứu về đặc điểm tinh dịch trâu đực Murrah đã công bố pH của tinh dịch dao động từ 6,7 – 7,5. Theo Mandal et al. (2000) công bố tinh dịch trâu đực giống Murrah ở Ấn Độ có pH dao động từ 6,85 đến 6,97. Tinh dịch có pH hướng kiềm là không tốt hoặc biểu hiện viêm các bộ phận sinh dục Tinh dịch nguyên tươi của trâu đực giống không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu này phải loại bỏ và không cần kiểm tra các chỉ tiêu khác. 2.2.4. Nồng độ tinh trùng C (tỷ/ ml) Nồng độ tinh trùng (C) là số lượng tinh trùng có trong một ml tinh dịch. Nồng độ tinh trùng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tinh dịch, là chỉ tiêu cơ sở để tính số liều tinh sản xuất. Có nhiều cách xác định nồng độ tinh trùng, nhưng hiện nay nồng độ tinh trùng được xác đ...v/v Ban hành Quy định về quản lý và sử dụng trâu đực giống; Quyết định số 2489/QĐ-BNN ngày 16/9/2010 v/v Phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm giống gốc). - Mỗi cá thể trâu đực được nuôi trong một ô chuồng riêng với diện tích là 45m2, trong đó gồm 20m2 chuồng có mái che và 25m2 sân chơi không mái, có máng ăn và máng uống riêng cho từng con. Quản lý cá thể và phòng bệnh cho đàn trâu được thực hiện nghiêm ngặt, kiểm tra thú y định kỳ 2 lần/năm. Trâu đực giống trong nghiên cứu được cho ăn cùng chế độ dinh dưỡng tính sẵn cho từng cá thể theo tiêu chuẩn cơ sở dựa trên tiêu chuẩn của Kearl (1982). Các loại thức ăn thô được ăn tự do gồm có cỏ Alfalfa, cỏ pangola, cỏ ghinê và thức ăn tinh có tỷ lệ protein không nhỏ hơn 16%, nước uống đầy đủ, ngoài ra còn bổ sung khoáng bằng đá liếm. - Đàn trâu cái trong nghiên cứu này được nuôi tại các nông hộ gia đình có chuồng trại riêng, trâu được chăn thả vào ban ngày kết hợp bổ sung thức ăn tại chuồng vào ban đêm theo quy trình kỹ thuật chăn nuôi trâu sinh sản kết hợp cày kéo. 3.3. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU KHU VỰC BA VÌ HÀ NỘI Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc. Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết khí hậu khu vực Ba Vì được chia ra làm bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm; mùa Hạ (hè) từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm; mùa Thu từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm; mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. - Số liệu quan trắc nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 4 năm 2016 được thu thập từ Trạm Khí Tượng Nông Nghiệp Ba Vì (Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội). 20 Bảng 3.1. Nhiệt độ và độ ẩm ở khu vực nghiên cứu theo từng mùa trong giai đoạn 2013-2016 Nhiệt độ trung bình (0C) Ẩm độ trung bình (%) Mùa Tháng Mean SD Mean SD Xuân 1-3 17,96 4,53 89,33 6,39 Hạ 4-6 27,42 2,94 83,66 6,91 Thu 7-9 27,53 1,81 88,48 5,12 Đông 10-12 21,26 4,01 84,77 7,18 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.4.1. Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah - Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Thể tích tinh dịch (V - ml), hoạt lực tinh trùng (A - %), nồng độ tinh trùng (C - tỷ/ml), tổng số tinh trùng sống tiến thẳng (VAC - tỷ), pH, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%) và tỷ lệ tinh trùng sống (%). - Ảnh hưởng của lứa tuổi đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn (%), một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch đạt tiêu chuẩn (V, A, C, VAC, pH, K, tỷ lệ tinh trùng sống), số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ trên lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn (cọng rạ) và hoạt lực tinh trùng sau giải đông (%). 3.4.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah - Ảnh hưởng của mùa vụ đến một số đặc điểm số lượng, chất lượng tinh dịch của trâu Murrah. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Thể tích tinh dịch (V - ml), hoạt lực tinh trùng (A - %), nồng độ tinh trùng (C - tỷ/ml), tổng số tinh trùng sống tiến thẳng (VAC - tỷ), pH, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%) và tỷ lệ tinh trùng sống (%). - Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah. 21 Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn (%), một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch đạt tiêu chuẩn (V, A, C, VAC, pH, K, tỷ lệ tinh trùng sống), số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ trên lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn (cọng rạ) và hoạt lực tinh trùng sau giải đông (%). 3.4.3. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh cọng rạ của trâu Murrah trên đàn trâu cái địa phương. 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah - Các lứa tuổi của trâu đực Murrah được chia ra làm 4 giai đoạn: + Giai đoạn từ 36 tháng tuổi trở xuống + Giai đoạn từ 37 tháng tuổi đến 48 tháng tuổi + Giai đoạn từ 49 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi + Giai đoạn trên 60 tháng tuổi - Để đánh giá ảnh hưởng của lứa tuổi đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah, mỗi cá thể trâu đực giống tiến hành lấy số liệu của 10 mẫu tinh dịch trong một giai đoạn tuổi (đồng thời trong một mùa vụ). Mỗi giai đoạn tuổi lấy tổng số 200 mẫu tinh dịch của 5 trâu đực giống Murrah. 3.5.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah - Mùa vụ trong năm được chia ra làm 4 mùa: + Mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm + Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm + Mùa thu từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm + Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm - Để đánh giá ảnh hưởng của mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah, mỗi cá thể trâu đực giống tiến hành lấy số liệu của 10 mẫu tinh dịch trong một mùa vụ (đồng thời trong một giai đoạn tuổi). Mỗi mùa vụ lấy tổng số 200 mẫu tinh dịch của 5 trâu đực giống Murrah. 22 * Phương pháp khai thác tinh dịch - Thời gian khai thác tinh: từ 7 giờ đến 8 giờ (buổi sáng) - Tần suất khai thác tinh dịch: 2 lần/tuần - Chuẩn bị âm đạo giả: Các bộ phận của âm đạo giả, đã được khử trùng rồi lắp ráp và bảo quản trong tủ ấm 420C trước khi lấy tinh. - Chuẩn bị trâu đực: Những trâu đực đến ngày khai thác tinh được tắm sạch sẽ và thụt rửa bao dương vật trước khi khai thác tinh 30 phút bằng nước muối sinh lý 0,9%. - Chuẩn bị trâu giá: Chọn trâu giá thích hợp, vệ sinh cơ thể trâu sạch sẽ và cho vào giá. - Lấy tinh: Kích thích cho trâu đực giống hưng phấn sinh dục, rồi cho nhảy trâu giá và lấy tinh bằng âm đạo giả. - Mẫu tinh dịch khai thác được đưa ngay vào phòng thí nghiệm và đặt trong bể nước ấm 350C để kiểm tra các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch sau đó đưa những mẫu tinh dịch đạt tiêu chuẩn vào sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ. * Phương pháp xác định một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch trâu Murrah - Thể tích tinh dịch: Xác định bằng cách quan sát trên ống nhựa có chia vạch khắc ml. - Hoạt lực tinh trùng: Dùng micropipét hút 0,01 ml tinh dịch + 0,09 ml dung dịch A (môi trường pha loãng tinh dịch không có glycerol) rồi nhỏ lên phiến kính chuyên dụng và được giữ ấm ở nhiệt độ 380C, đậy la men rồi đưa lên kính hiển vi phản pha có có gắn camera phóng đại 100 lần có kết nối với màn hình. Hoạt lực tinh trùng được đánh giá bởi 03 chuyên gia độc lập, giá trị hoạt lực là giá trị trung bình của các chuyên gia đánh giá (Jainudeen et al., 1982; Beheshti et al., 2011). Hoạt lực tinh trùng được kiểm tra ngay sau khi khai thác tinh dịch. - Nồng độ tinh trùng: Dùng micropipét hút 0,02ml tinh dịch pha loãng trong 4ml nước muối sinh lý 0,9%, lắc nhẹ cho đều và đưa vào máy Photometer SDM5 (Minitub, Đức). Chỉ số hiện trên máy là nồng độ tinh trùng (tỷ/ml). - Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng: Xác định bằng tích của lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng (VAC = VxAxC). 23 - pH tinh dịch: Xác định bằng máy đo pH (Minitub, Đức). - Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình: Sử dụng Fucsin 5% nhuộm tinh trùng từ 5 đến 7 phút, phết lam kính và soi trên kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần. Đếm số lượng tinh trùng kỳ hình và không kỳ hình, tổng số 500 tinh trùng, rồi tính toán theo công thức sau: Số lượng tinh trùng kỳ hình K (%) = x 100 500 - Tỷ lệ tinh trùng sống (%): Xác định theo phương pháp của Blom (1950), nhỏ 1 giọt tinh dịch lên lam kính lõm và 2 giọt Eosin 5%, đảo nhẹ, sau đó nhỏ 4 giọt Nigrosin 10%, đảo nhẹ, để ấm 370C trong 30 giây. Lấy 1 giọt tinh dịch đã nhuộm phết kính dàn mỏng đều đưa lên kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần. Đếm tổng số 500 tinh trùng gồm cả tinh trùng sống và tinh trùng chết (tinh trùng chết là những tinh trùng bắt màu đỏ Eosin). Tính tỷ lệ tinh trùng sống theo công thức sau: Số lượng tinh trùng sống Tỷ lệ tinh trùng sống (%) = x 100 500 * Phương pháp đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Murrah a) Quy trình sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ - Tiêu chuẩn số lượng, chất lượng tinh dịch đưa vào sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ: Các lần khai thác tinh đưa vào sản xuất tinh đông lạnh cần phải đạt tiêu chuẩn gồm: hoạt lực tinh trùng không nhỏ hơn 70%, nồng độ tinh trùng không nhỏ hơn 0,6 tỷ/ml, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình không lớn hơn 20%, tỷ lệ tinh trùng sống không nhỏ hơn 70% (Herdis et al., 1999; Vale, 2010; Ansari et al., 2011, Swelum et al., 2011, El Kon, 2011) - Pha môi trường: Sử dụng môi trường gồm có Tris, axit Citric, Fructose, Lactose, Raffinose, Penicillin G, Streptomycin, glycerin, lòng đỏ trứng gà. Các môi trường được pha làm 2 loại dung dịch, dung dịch A không có glycerin, dung dịch B gồm dung dịch A và glycerin theo tỷ lệ của từng môi trường (theo quy trình kỹ thuật của cơ sở). Bảo quản môi trường trong tủ bảo quản có nhiệt độ 50C. Trước khi sử dụng, môi trường được lấy ra và đặt trong Autobath có nhiệt độ 350C để cân bằng nhiệt độ với nhiệt độ tinh dịch 24 - In nhãn mác lên vỏ cọng rạ bằng máy in chuyên dùng (Linx 4900) với các chỉ số: + VN: là mã nước Việt Nam. + MR 3095: là trâu đực giống Murrah số hiệu 3095. + NSX: là ngày sản xuất tinh 25/08/2015. + VINALICA: là thương hiệu Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương. - Pha loãng tinh dịch: Sử dụng các dung dịch A và B của môi trường pha loãng tinh dịch sao cho nồng độ tinh trùng đạt 0,12 tỷ/ml tương đương 30 triệu/cọng rạ 0,25ml (Ansari et al., 2011). - Làm mát và cân bằng glycerol: Giảm nhiệt độ tinh dịch xuống 400C trong 2h và tiếp tục cân bằng ở 400C trong 4h (Shukla and Misra, 2007; Akhter et al., 2011; Beheshti et al., 2011; El-Kon, 2011; Sadeg et al., 2011; Ansari et al., 2011). - Đóng gói tinh dịch: Sử dụng máy nạp hàn cọng rạ (hãng Minitub, Đức) để nạp tinh dịch vào cọng rạ 0,25ml (hãng IMV, Pháp). - Bảo quản: Tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn thì được đóng vào ống 25 cọng rạ/ống và sắp vào cóng đựng tinh theo từng đực giống, từng ngày sản xuất (có ghi sơ đồ quản lý từng ngày sản xuất và của từng đực giống) và bảo quản trong bình chuyên dụng chứa đầy nitơ lỏng (-1960C). b) Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu - Tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn ở từng chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch được tính toán theo phép tính số học thông thường: Số lần khai thác tinh ĐTC Tỷ lệ ĐTC (%) = x 100 Tổng số lần khai thác tinh - Các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch đạt tiêu chuẩn (V, A, C, VAC, pH, K, tỷ lệ tinh trùng sống), số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ trên 25 lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn (cọng rạ) được tính toán bằng phép tính số học thường quy sau khi đưa mẫu tinh dịch trâu đạt tiêu chuẩn vào sản xuất tinh đông lạnh. - Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (%) được xác định sau khi bảo quản tinh đông lạnh 24 giờ, kiểm tra ngẫu nhiên 1 cọng rạ của từng lô tinh cọng rạ của từng lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn của từng trâu đực, giải đông ở nhiệt độ 37°C trong 30 giây, kiểm tra hoạt lực tinh trùng trên kính hiển vi phản pha có màn hình nếu hoạt lực A  40% thì đạt tiêu chuẩn. 3.5.3. Phương pháp đánh giá tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng rạ của từng trâu Murrah trên đàn trâu cái địa phương - Xác định tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng rạ của từng trâu Murrah với đàn trâu cái địa phương cụ thể như sau: + Tinh cọng rạ của 6 trâu Murrah được lấy ngẫu nhiên ở các lô sản xuất trong các bình nitơ bảo quản tinh đông lạnh. Tinh cọng rạ đảm bảo tiêu chuẩn hoạt lực tinh trùng sau giải đông không nhỏ hơn 40%. Mỗi trâu đực sử dụng tối thiểu 50 cọng rạ đạt tiêu chuẩn để phối TTNT với tối thiểu 50 trâu cái địa phương, tổng cộng sử dụng 260 cọng rạ tinh trâu đông lạnh phối TTNT cho 260 trâu cái. + Dẫn tinh viên là người đã và đang làm công tác TTNT tại cơ sở đều được đào tạo cơ bản và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm. + Chọn trâu cái nền: Tiến hành chọn lựa 260 trâu cái địa phương từ 5 đến 7 năm tuổi, sinh sản bình thường, đã đẻ được một lứa, sức khỏe tốt, khối lượng từ 300kg đến 400kg. + Theo dõi trâu cái động dục và phối giống: Theo dõi trâu cái động dục bằng các biện pháp thông thường là quan sát niêm dịch và niêm mạc âm đạo vào ban đêm, buổi sáng và những biểu hiện nhảy nhau, bỏ ăn, theo đực khác, âm hộ căng mòng, niêm dịch tiết nhiều, niêm mạc âm đạo xung huyết... Trâu cái động dục được phối giống TTNT với tinh đông lạnh dạng cọng rạ của các trâu Murrah. + Quản lý trâu thí nghiệm: Tất cả các trâu cái sinh sản được đánh số, có sổ theo dõi từng khu vực. Khi trâu cái động dục được phối giống và giữ tại nhà đến khi hết động dục mới cho đi chăn thả. 26 + Thời gian thực hiện phối giống TTNT: Thời gian phối giống TTNT trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 2 hàng năm. (Mai Văn Sánh, 1996; Mai Thị Thơm và Mai Văn Sánh, 2004; Nguyễn Văn Thanh, 2005) - Xác định trâu có chửa và tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu: Sử dụng phương pháp khám thai qua trực tràng sau khi phối 90 ngày để xác định trâu cái có chửa. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu tính theo công thức: Số trâu cái có chửa Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu (%) = x 100 Tổng số trâu cái phối lần một 3.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU - Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007 (Microsoft, Redmond, WA) để xử lý sơ bộ các số liệu thu thập được. Trong quá trình xử lý số liệu một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh dịch trâu Murrah, tiến hành loại bỏ những số liệu đặc biệt (quá cao hoặc quá thấp). Các số liệu có bản chất là phần trăm như hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tỷ lệ tinh trùng sống được chuyển dạng số liệu theo công thức: y = asin[sqrt(x/100)] trước khi đưa vào xử lý thống kê. Sau khi tính toán xong, giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (SD - Standard Deviation) của các chỉ tiêu này được chuyển dạng trở lại công thức x = [sin(y)]2x100 (Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải, 2002). - Các số liệu về số lượng, chất lượng tinh dịch trâu (Thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng, tổng số tinh trùng sống tiến thẳng, pH, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tỷ lệ tinh trùng sống), số lượng cọng rạ sản xuất, số lượng cọng rạ đạt tiêu chuẩn, chất lượng tinh đông lạnh (hoạt lực tinh trùng sau giải đông, tỷ lệ tinh trùng sống sau giải đông, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau giải đông) được phân tích phương sai (ANOVA) một nhân tố, sử dụng phương pháp kiểm tra Tukey trong phần mềm Minitab (Version 14; Minitab Inc., State College, PA) nhằm đánh giá sự sai khác giá trị trung bình của các chỉ tiêu theo từng lứa tuổi và theo từng mùa vụ trong năm (P<0,05). - Các số liệu tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ các lần sản xuất tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn theo từng lứa tuổi và theo từng mùa vụ, tỷ lệ thụ thai của từng cá thể trâu đực giống được so sánh theo phương pháp Chi-square, sử dụng bảng tương liên (2x2), kiểm định chính xác theo Fisher (P<0,05). 27 - Các mô hình phân tích: Mô hình phân tích phương sai một nhân tố: yij    ai  eij Trong đó: + yij là giá trị quan sát của các chỉ tiêu theo dõi + µ là trung bình chung + ai là ảnh hưởng của yếu tố thứ i 2 + eij là sai số dư thừa ngẫu nhiên với giả thiết N (0,σ e) 28 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI ĐẾN PHẨM CHẤT TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH CỦA TRÂU MURRAH 4.1.1. Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch của trâu murrah 4.1.1.1 Ảnh hưởng của tuổi đến thể tích tinh dịch Thể tích tinh dịch (V - ml) là lượng tinh dịch thu được trong một lần khai thác tinh (ml/lần) của mỗi trâu đực giống Murrah. Chỉ số này có ý nghĩa quan trọng khi kết hợp với nồng độ tinh trùng (C) và hoạt lực tinh trùng (A), giúp đánh giá khả năng sản xuất tinh của trâu đực giống, cũng như tính được tổng số tinh trùng tiến thẳng/ lần khai thác tinh, từ đó cho phép xác định được số liều tinh cọng rạ sản xuất được và lượng môi trường pha loãng cần thiết của lần lấy tinh đó. Thể tích tinh dịch chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như giống, lứa tuổi, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý... và liên quan chặt chẽ với các chỉ tiêu khác của tinh dịch, từ đó xác định được lượng môi trường và số liều tinh sẽ sản xuất trong lần khai thác tinh đó và có thể xác định được nguyên nhân ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lứa tuổi đến thể tích tinh dịch của trâu đực giống Murrah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada được thể hiện qua bảng 4.1. Qua bảng 4.1 cho thấy, thể tích tinh dịch của trâu Murrah ở các lứa tuổi lần lượt: Từ 36 tháng tuổi trở xuống là thấp nhất (2,07ml), tiếp đến giai đoạn từ 37 đến 48 tháng tuổi (2,73ml), trên 60 tháng tuổi (3,61ml), và cao nhất giai đoạn từ 49 đến 60 tháng tuổi (4,07ml). (P<0,05). Ta thấy Trâu Murrah có mối tương quan mạnh mẽ giữa tuổi tác, chu vi dịch hoàn và khối lượng cơ thể (Suryaprakasam et al., 1993;). Chu vi dịch hoàn tăng nhanh từ 3,5 - 4,5 tuổi và sau đó tăng trưởng chậm lại, thể tích tinh dịch và nồng độ tinh trùng tăng tuyến tính đến 6 năm tuổi và sau đó có xu hướng giảm đi (Suryaprakasam et al., 1993). Mức độ testosterone huyết thanh của trâu có mối tương quan thuận với chu vi dịch hoàn và lượng xuất tinh Đây là lí do ham muốn tình dục của con đực trưởng thành cao hơn so với con đực già hay trẻ (Younis et al., 2003). Điều này phù hợp với công bố của nhiều tác giả đã khẳng định rằng tinh dịch trâu Murrah có chất lượng tốt nhất trong giai đoạn từ 3-5 tuổi (Chinnaiya and Ganguli, 1990; Kumar et al., 1993; Singh et al., 2004). 29 Bảng 4.1 Ảnh hưởng của tuổi đến phẩm chất tinh dịch của trâu Murrah n= 05 trâu đực giống Từ 36 tháng tuổi Từ 37 tháng tuổi Từ 49 tháng tuổi Trên 60 Lứa tuổi trở xuống đến 48 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi tháng tuổi Chỉ tiêu Số lần khai Mean SE Mean SE Mean SE Mean SE thác tinh (lần) Thể tích tinh dịch (ml) 200 2,07c 0,02 2,73bc 0,02 4,07a 0,02 3,61b 0,02 Hoạt lực tinh trùng (%) 200 70,46c 0,01 73,59b 0,01 77,43a 0,01 76,14ab 0,01 Nồng độ tinh trùng 200 0,77b 0,01 0,91ab 0,01 1,14a 0,01 1,05a 0,01 (tỷ/ml) Tổng số tinh trùng tiến 200 1,15b 0,03 1,85b 0,03 3,59a 0,03 2,87ab 0,03 thẳng (tỷ/lần khai thác) pH 200 6,78 0,01 6,81 0,01 6.83 0,01 6.76 0,01 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình a b c c 200 15,59 0,01 13,59 0,01 10,45 0,01 11,43 0,01 (%) Tỷ lệ tinh sống (%) 200 77,55c 0,01 80,51b 0,01 88,76a 0,01 86,88a 0,01 Ghi chú: Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) 30 Một số nghiên cứu có kết quả khác. Theo Pant et al. (2002) khi nghiên cứu 133 trâu đực giống Murrah ở các giai đoạn tuổi 25-36 tháng tuổi; 37-48 tháng tuổi;49- 60 tháng tuổi và trên 60 tháng tuổi cho biết: Giai đoạn 25 – 36 tháng tuổi: thể tích tinh dịch đạt 2,5ml, giai đoạn 37 – 48 tháng tuổi: thể tích tinh dịch đạt 3,1ml, giai đoạn 49 – 60 tháng tuổi: thể tích tinh dịch đạt 3,5ml, giai đoạn trên 60 tháng tuổi: thể tích tinh dịch đạt 3,6ml. Pawan Singh et al. (2001) công bố kết quả khi nghiên cứu 12 trâu đưc giống Murrah 40 tháng tuổi tại Ấn Độ cho biết thể tích tinh dịch đạt 4,26 ml. Nguyên nhân có sự khác biệt về thể tích tinh dịch có ở trong các báo cáo có thể do sự khác nhau về điều kiện nghiên cứu như khí hậu, thời tiết, điều kiện, chăm sóc nuôi dưỡng.... Nhưng nhìn chung thể tích tinh dịch cao nhất vẫn trong giai đoạn từ 3-5 tuổi. 4.1.1.2. Ảnh hưởng của tuổi đến hoạt lực tinh trùng của trâu Murrah Hoạt lực tinh trùng thể hiện số lượng tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong tinh dịch và được đánh giá ước tính tỷ lệ phần trăm thông qua việc quan sát mức độ chuyển động của tinh trùng trên kính hiển vi phản pha có gắn với màn hình (Agnieszka et al., 2012). Hoạt lực tinh trùng là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tinh dịch vì nó có tương quan chặt chẽ với các chỉ tiêu số lượng, chất lượng khác của tinh dịch (Shelke and Dhami, 2001; Shukla and Misra, 2005). Hoạt lực tinh trùng cũng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố nội tại, ngoại cảnh như giống, cá thể, mùa vụ, chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật khai thác, đánh giá chất lượng tinh dịch Kết quả đánh giá Ảnh hưởng của lứa tuổi đến hoạt lực tinh trùng của trâu Murrah cho thấy, trong tất cả các lần khai thác tinh, hoạt lực tinh trùng ở các giai đoạn tuổi có sự ảnh hưởng cụ thể : giai đoạn từ 49 – 60 tháng tuổi hoạt lực là cao nhất đạt 77,43%, trên 60 tháng tuổi đạt 76,14%, giai đoạn từ 37 – 48 tháng tuổi đạt 73,59%, và giai đoạn từ 36 tháng tuổi trở xuống hoạt lực là thấp nhất đạt 70,46%. Kết quả phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nordin et al. (1990) trên trâu đầm lầy ở Malaysia cho thấy, hoạt lực tinh trùng có sự khác nhau giữa các độ tuổi. Koonjaenak et al. (2007a) và Nair et al. (2012) công bố kết quả tương tự ở trâu đực trưởng thành. Pawan Singh et al. (2001) công bố kết quả khi nghiên cứu 12 trâu đưc giống Murrah 40 tháng tuổỉ hoạt lực của tinh trùng trâu Murrah sau pha loãng là 70,83%, Nghiên cứu Bhakat et al. (2011) trên trâu đực giống Murrah tại Ấn Độ có độ tuổi từ 2,31-7,36 tuổi hoạt lực tinh trùng 66,63 %, Trâu 31 Murrah nuôi ở Ngọc thanh, Vĩnh Phú được huấn luyện lấy tinh lúc 24 tháng tuổi đến 34 tháng tuổi phẩm chất tinh dịch ổn định với hoạt lực tinh trùng đạt 71,7%. Kế quả của chúng tôi cao hơn kết quả của Bhakat et al. (2011) và của Pawan Singh et al. (2001) công bố. Nguyên nhân có thể do có sự khác nhau về điều kiện nghiên cứu như chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý 4.1.1.3. Ảnh hưởng của lứa tuổi đến nồng độ tinh trùng Nồng độ tinh trùng được tính là số lượng tinh trùng có trong một mililit tinh dịch. Việc sử dụng máy đo quang phổ để đo nồng độ tinh trùng đã mang lại độ chính xác cao hơn, thời gian nhanh và giảm được lỗi kỹ thuật do con người so với các phương pháp sử dụng buồng đếm hồng cầu, buồng đếm Neubauer hoặc buồng đếm Makler (Anzar et al., 2009; Atiq et al., 2011). Cũng như các chỉ tiêu số lượng, chất lượng khác của tinh dịch, nồng độ tinh trùng của gia súc cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như giống, mùa vụ, lứa tuổi . (Javed et al., 2000; Phùng Thế Hải, 2013, Lê Bá Quế, 2013). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lứa tuổi đến nồng động tinh trùng của các trâu Murah được thể hiện ở bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ tinh trùng đạt cao nhất ở giai đoạn tuổi từ 49 – 60 tháng tuổi(1,14 tỷ/ml), tiếp theo các giai đoạn trên 60 tháng tuổi, giai đoạn từ 37 – 48 tháng tuổi, lần lượt là 1,05 tỷ /ml, 0,91 tỷ/ml và thấp nhất là giai đoạn từ 36 tháng tuổi trở xuống đạt 0,77 tỷ/ml (P<0,05). Kết quả của chúng tôi tương đương với tác giả Bhakat et al. (2011) cũng nghiên cứu ở Ấn Độ đã công bố trâu Murrah từ 2,31 đến 7,36 năm tuổi có nồng độ tinh trùng dao động từ 0,85 tỷ/ml đến 1,13 tỷ/ml, trung bình đạt 0,99 tỷ/ml. Nordin et al. (1985) cho biết, trâu đầm lầy từ 30 đến 72 tháng tuổi, nồng độ tinh trùng 1,13 tỷ/ml, kết quả này tương đương với nghiên cứu của Jainudeen et al. (1982) trên trâu đầm lầy ở Malaysia từ 2 đến 6 năm tuổi, nồng độ tinh trùng đạt 1,06 tỷ/ml. Kết quả của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của một số tác giả Theo Pant et al. (2002) khi nghiên cứu 133 trâu đực giống Murrah ở các giai đoạn tuổi đã công bố trâu Murrah ở giai đoạn 25-36 tháng tuổi nồng độ tinh trùng đạt 1,67 tỷ/ml, ở giai đoạn 37-48 tháng tuổi nồng độ tinh trùng đạt 1,49 tỷ/ml, ở giai đoạn 49- 60 tháng tuổi nồng độ tinh trùng đạt 1,47 tỷ/ml và trên 60 tháng tuổi nồng độ tinh trùng đạt 1,66 tỷ/ml. Pawan Singh et al. (2001) công bố kết quả khi nghiên cứu 12 trâu đưc giống Murrah 40 tháng tuổi tại Ấn Độ cho biết 32 nồng độ tinh trùng đạt 1,32 tỷ/ml. Trâu Murrah nuôi ở Ngọc thanh, Vĩnh Phú được huấn luyện lấy tinh lúc 24 tháng tuổi đến 34 tháng tuổi phẩm chất tinh dịnh với nồng độ tinh trùng đạt 1,1 tỷ/ml. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của thức ăn, nuôi dưỡng . đến các kết quả nghiên cứu, do vậy có sự khác nhau giữa các công bố của các tác giả. 4.1.1.4. Ảnh hưởng tuổi đến tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch của trâu Murrah Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng là chỉ tiêu tổng hợp của 3 chỉ tiêu lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng (V x A x C). Qua chỉ tiêu tổng số tinh trùng sống tiến thẳng có thể đánh giá được số lượng tinh đông lạnh sản xuất của gia súc (Phùng Thế Hải, 2013; Lê Bá Quế, 2013). Kết quả nghiên cứu tổng số tinh trùng tiến thẳng của trâu Murah ở các giai đoạn tuổi được thể hiện qua bảng 4.1. Tổng số tinh trùng tiến thẳng ở giai đoạn từ 36 tháng tuổi trở xuống là thấp nhất 1,15 tỷ/lần khai thác, tiếp đến giai đoạn 37 -48 tháng tuổi đạt 1,85 tỷ/lần khai thác, trên 60 tháng tuổi là 2,87 tỷ/lần khai thác, và cao nhất giai đoạn từ 49 đến 60 tháng tuổi đạt 3,59 tỷ/lần khai thác.(P<0,05) Giữa các giai đoạn tuổi của trâu Murah có sự khác nhau về tổng số tinh trùng tiến thẳng là do các chỉ tiêu lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng của từng giai đoạn tuổi có sự khác nhau (P<0,05). Tác giả Vũ Đình Ngoan và cs. (2010) nghiên cứu trên trâu Murrah ở Việt Nam cho biết, tổng số tinh trùng tiến thẳng đạt 2,36 tỷ/lần khai thác. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn có thể do có sự khác nhau điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng các đối tượng nghiên cứu. 4.1.1.5. Ảnh hưởng của lứa tuổi đến pH PH của tinh dịch do nồng độ ion H+ quyết định, nếu nồng độ H+ cao tinh dịch có tính toan và ngược lại pH sẽ có tính kiềm. Độ pH tinh dịch có liên quan đến nồng độ tinh trùng (Sajjad et al., 2007), hoạt lực tinh trùng (Settergren, 1994) và tỷ lệ thụ thai trên con cái (Anderson, 1952). Qua bảng 4.1 cho ta thấy, pH ở giai đoạn tuổi trên 60 tháng tuổi là thấp nhất (6,76), tiếp đến là giai đoạn từ 36 tháng tuổi trở xuống(6,78), Ở giai đoạn 37 – 48 Tháng tuổi pH đạt 6,81, giai đoạn từ 49 đến 60 tháng tuổi pH đạt 6,83. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Kết quả này là phù hợp với kết quả của một số tác giải nghiên cứu về trâu đầm lầy và trâu sông trên thế giới. Singh and Sadhu (1973) thông báo, pH tinh dịch trâu Murrah dao 33 động từ 6,4 đến 6,9 và có thể lên đến 7. Herdis et al. (1999) cho biết, trâu Indonesia có pH tinh dịch đạt 6,83. Trịnh Thị Kim Thoa (2006) thấy rằng, trâu nội có pH đạt 6,87. Theo Alavi-Shoushtari and Babazadeh-Habashi (2006), pH tinh dịch trâu Azarbaijani là 6,97. Như vậy pH tinh dịch của bò đực Murrah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada tương đối ổn định, không bị ảnh hưởng bởi các giai đoạn tuổi. 4.1.1.6. Ảnh hưởng của lứa tuổi đến tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của trâu Murrah Trong quá trình sinh tinh hoặc đông lạnh tinh trùng, hình thái của tinh trùng có thể bị biến dạng khác thường như đầu biến dạng, hình quả lê, chỉ có đầu, đầu không hoàn thiện, đuôi cuộn quanh đầu, cuộn đuôi, cong đuôi, gấp đuôi, đuôi ngắn, cổ biến dạng, acrosom biến dạng, giọt bào tương gần tâm, giọt bào tương xa tâm ... (Saeed et al., 1990; Koonjaenak et al., 2007b). Việc đánh giá hình dạng tinh trùng được sử dụng để bổ sung cho việc đánh giá hoạt lực tinh trùng, cho phép giám sát chất lượng của tinh dịch tốt hơn, đặc biệt tỷ lệ tinh trùng kỳ hình có liên quan chặt chẽ với kết quả thụ thai ở gia súc .Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là tỷ lệ tinh trùng bị dị dạng về hình thái học so với tổng số tinh trùng trong một lần khai thác tinh và nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, , chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ Qua nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình qua các giai đoạn tuổi cụ thể cao nhất ở giai đoạn từ 36 tháng tuổi trở xuống đạt 15,59%, tiếp đến giai đoạn từ 37 đến 48 tháng tuổi đạt 13,59%, sau đó giai đoạn trên 60 tháng tuổi đạt 11,43%, và thấp nhất ở giai đoạn từ 49 đến 60 tháng tuổi đạt 10,45%(p<0,05). Ở giai đoạn từ 36 tháng tuổi trở xuống tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao nhất 15,59%, nguyên nhân có thể là do ở giai đoạn này trâu còn non, sự hoạt động điều tiết của cơ thể cũng như bộ phận sinh sản chưa hoàn thiện. Shukla and Misra (2005) nghiên cứu thấy trâu Murrah Ấn Độ có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 12,57%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở các giai đoạn tuổi nằm trong khoảng kết quả nghiên cứu của Shukla and Misra (2005). Một số tác giả có những báo cáo khác nhau về tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở trâu đực. Nordin et al. (1990) nghiên cứu ở trâu đầm lầy Malayssia thấy rằng, các khuyết tật tinh trùng phổ biến nhất là đuôi uốn cong và mất đầu. Trâu ở các độ tuổi từ 29 đến 32 tháng tuổi, 33 đến 41 tháng tuổi, 42 đến 53 tháng tuổi, 54 đến 65 tháng tuổi 34 và trên 65 tháng tuổi, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình lần lượt là 12,3%, 11,1%, 11,5%, 13,2% và 10,6%. Cùng đối tượng trâu đầm lầy ở Malaysia, Jainudeen et al. (1982) cho biết tỷ lệ tinh trùng kỳ hình chiếm 16% nhưng Nair et al. (2012) thấy rằng tỷ lệ tinh tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 9,25%. Theo Sajjad et al. (2007), trâu Nili-Ravi có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình chiếm 11,67%. El-Sisy et al. (2010) cho biết trâu Ai Cập có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình dao động từ 4,78% đến 6,04% nhưng một nghiên cứu khác của Mahmoud et al. (2013) lại thấy rằng trâu Ai Cập có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 15,19%. Theo chúng tôi nguyên nhân có thể do có sự khác nhau về giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý ở các nghiên cứu. 4.1.1.7. Ảnh hưởng c...ng pha loãng gồm có lòng đỏ, tris và glycerol cho thấy tỷ lệ thụ thai đạt tương ứng là 52,7% và 50,4%. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Vale (1997) tỷ lệ thụ thai của tinh trâu Murrah sau giải đông đạt hơn 50% . Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Văn Cải và cs. (2010) tỷ lệ thụ thai khi phối đơn tinh trâu Murrah đông lạnh dạng cọng rạ 0,25 ml cho trâu cho trâu cái là 49,89%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nằm trong khoảng kết quả công bố của các tác giả Haranath et al. (1990); Vale, (1997) và cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Văn Cải và cs. (2010). Điều này chứng tỏ chất lượng giống, chất lượng tinh trâu Murrah đông lạnh được sản xuất tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada thương hiệu VINALICA luôn được cải tiến nhằm không ngừng nâng cao. 51 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN - Tuổi có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh dịch của trâu Murrah. Giai đoạn từ 49 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi có phẩm chất tinh dịch đạt tốt hơn các giai đoạn còn lai. Các chỉ tiêu thể tích tinh dịch đạt 4,07ml, hoạt lực đạt 77,43%, nồng độ đạt 1,14 tỷ/ml. -Yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch (P<0,05). Chất lượng tinh dịch trâu thấp nhất trong mùa hạ, sau đó đến mùa xuân, mùa thu và tốt nhất là mùa đông. -Tuổi cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh và hoạt lực sau giải đông của trâu Murrah nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada. Giai đoạn từ 49 đến 60 tháng tuổi đạt cao nhất 160,58 liều cọng rạ/lần khai thác đạt tiêu chuẩn, hoạt lực sau giải đông đạt 45,82% . -Yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng đến số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ trên lần khai tác tinh đạt tiêu chuẩn (P<0,05). Số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ cao nhất trong mùa đông, sau đó đến mùa thu, mùa xuân, và thấp nhất là mùa hạ. - Tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu của các trâu đực giống trên đàn trâu cái địa phương đạt 50,77% và dao động từ 50,00% đến 50,91%, không có sự sai khác giữa các cá thể trâu về chỉ tiêu này. 5.2. KIẾN NGHỊ - Đề nghị mở rộng nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các yếu, thức ăn, quản lý khai thác tinh, thời gian bảo quản tinh tới số lượng, chất lượng tinh và khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu đực giống Murrah. - Mở rộng nghiên cứu các biện pháp nâng cao tỷ lệ thụ thai của đàn trâu cái địa phương khi sử dụng tinh trâu Murra đông lạnh dạng cọng rạ để phát triển công tác TTNT trâu trong cả nước. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003). Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5286 - 90 Trâu bò giống hướng thịt và cày kéo - Phương pháp phân cấp chất lượng, Tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, Tập V, Tiêu chuẩn Chăn nuôi, phần 1: Chăn nuôi - Thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 199-204. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( 2013). Báo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 1 năm 2013 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trung tâm tin học thống kê. Truy cập ngày 25/01/2013 tại 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN, ngày 04/4/2014, Phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật nuôi giống gốc, Hà Nội. 4. Cao Xuân Thìn (1987). Xác định thời gian dẫn tinh thích hợp của trâu cái Murrah nuôi tại Trung tâm trâu sữa sông Bé. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp.(30). tr. 36-39. 5. Đặng Thị Tùng Loan (2012). Kỹ thuật bảo quản tế bào động vật, Giáo trình Kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật và ứng dụng, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. tr. 4. 6. Đinh Văn Cải, Nguyễn Hữu Trà, Lưu Công Hòa, Thái Khắc Thanh, Hàn Quốc Vương, Hoàng Khắc Hải và Lê Trần Thái (2011). Hiệu quả phối giống nhân tạo trên trâu cái nội và thời điểm dẩn tinh thích hợp. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT. (23).tr. 80-84. 7. Đỗ Kim Tuyên và Hoàng Kim Giao (2009). Chăn nuôi Việt Năm năm 2009. Cục Chăn nuôi. tr: 18-20. 8. Hà Minh Tuân (2015). Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng dạ của trâu việt nam. Luận án tiến sỹ, Hà Nội. 9. Hà Văn Chiêu (1999). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch bò (HF, Zebu) Và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng tại Việt Nam. Luận án Tiến Sỹ Khoa học Nông nghiệp. Viện Chăn nuôi. 10. Lê Bá Quế (2013). Đánh giá bò đực giống Holstein Friesian nuôi tại Moncada thông qua số lượng, chất lượng tinh dịch và sản lượng sữa của đàn con gái. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Viện Chăn nuôi. Hà Nội. 53 11. Lê Việt Anh, Lê Minh Châu, Nguyễn Văn Trừng (1984). Kết quả thí nghiệm sản xuất và dẫn tinh đông viên trâu Murrah. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp.tr.270. 12. Lê Viết Ly và Võ Sinh Huy (1982). Nghiên cứu một số môi trường pha chế bảo tồn tinh dịch trâu Murrah.Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp.( 235).tr. 36-39. 13. Lê Viết Ly và Mai Văn Sánh (2004). Cẩm nang chăn nuôi trâu, Cẩm nang chăn nuôi gia súc ăn cỏ, Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm, tập III. Hội Chăn nuôi Việt Nam.Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.tr 135-202 14. Lưu Kỷ (1979). Nghiên cứu môi trường pha loãng tinh dịch trâu. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi. Viện Chăn nuôi. tr.174 – 178. 15. Mai Thị Thơm và Mai Văn Sánh (2004). Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của trâu ở huyện mê Linh-Vĩnh Phúc. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.(2).tr. 127-131. 16. Mai Văn Sánh. (1996). Khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa, thịt của trâu Murrah nuôi tại Sông Bé và kết quả lai tạo với trâu nội. Luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Hà Nội. 17. Nguyễn Đức Thạc (1983). Một số đặc điểm về sinh trưởng, cho thịt, sữa của loại hình trâu to Miền Bắc và khả năng cải tạo nó với trâu Murrah. Luận án phó tiến sỹ, Hà nội. 18. Nguyễn Đức Thạc, Nguyễn Văn Vực (1984). Kết quả nuôi dưỡng đàn trâu Murrah tại Trung tâm nghiên cứu trâu Sông Bé, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp.( 268). tr. 456-462. 19. Nguyễn Hữu Trà, Đặng Đình Hanh, Hoàng Kim Giao, Phan Văn Kiểm, Mai Văn Sánh, Đào Đức Thà (2001). Kết quả sản xuất tinh đông viên trâu Murrah tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Núi. Báo cáo khoa học năm 2001. Viện Chăn nuôi.tr. 91-95. 20. Nguyễn Quang Tuyên, Phan Đình Thắm, Dương Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Liên và Hồ Thị Bích Ngọc (2006). Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển đàn trâu tại tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. ( 1&2). tr.88-90. 21. Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải (2002). Phương pháp kiểm tra thống kê sinh học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Thanh (2005). Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của đàn trâu nội nuôi tại một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp. ( 3). 54 23. Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc (2006). Công nghệ sinh học trên người và động vật, Nxb Giáo dục. tr. 5. 24. Phùng Thế Hải (2013). Đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia nuôi tại Việt Nam. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. 25. Sharma P.A. và Đỗ Kim Tuyên (2006). Khả năng sinh sản của trâu đực giống Murrah nuôi tại Sông Bé, Tạp chí khoa học nông nghiệp, (292). 26. Tạ Văn Cần, Nguyễn Hữu Trà, Vũ Văn Tý, Nguyễn Đức Chuyên và Mai Văn Sánh (2008). Nghiên cứu lai tạo giữa trâu đực Murrah với trâu cái địa phương và đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai F1 nuôi trong nông hộ. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. (9). Tr.41-46. 27. Tổng Cục Thống Kê (2015). Niên giám thống kê tóm tắt năm 2014. Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, tr .147. 28. Trịnh Thị Kim Thoa, Cao Thị Vân Hậu, Lê Thị Huệ, Đào Đức Thà và Nguyễn Hữu Trà (2005). Bảo tồn tinh trâu, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. tr. 765-767. 29. Trịnh Thị Kim Thoa ( 2006). Báo cáo tổng kết nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đề tài Nghiên cứu và phát triển công nghệ tinh đông lạnh trong thụ tinh nhân tạo trâu. Viện Công nghệ sinh học, Hà nội. 30. Vũ Đình Ngoan, Đào Đức Thà, Đặng Đình Hanh, Nguyễn Hữu Trà, Nguyễn Đức Chuyên, Tạ Văn Cần, Hàn Quốc Vương, Nguyễn Thị Hương và Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2010). Nghiên cứu kỹ thuật đông lạnh tinh dịch trâu dạng cọng rạ tại Bá vân Thái nguyên, %20hang%20nam/2010/B8_CNSH.pdf (ngày 11/4/2012). 31. Vũ Ngọc Tý và Lưu Kỷ (1979). Nghiên cứu pha loãng tinh dịch trâu ở bội số 1:10 và 1:15, Báo cáo khoa học kỹ thuật chăn nuôi. tr. 170-173. 32. Vũ Thanh Hằng, Phạm Thị Lê Hằng, Phan Văn Tân ( 2010). Dao động và biến đổi của hiện tượng rét đậm, rét hại ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 26(3). tr 334-343. Tài liệu tiếng nước ngoài. 33. Abdou M. S .S.,M El-Guindi., A. A. El-Menoufy and K.Zaki (1978). Enzymic profile of the semen of bovines (Bubalus bubalis and Bos taurus) . II. Parellelism between acid and alkaline phosphatases and various measures of semen quality. Vol 25. pp. 222-230. 55 34. Agnieszka P., N Wojciech and O Małgorzata (2012). Methods of Assessment of Cryopreserved Semen, Current Frontiers in Cryobiology, Prof. 35. Ahmad I., K. Javed and A. Sattar (2004). Screening of breeding bulls of different breeds through karyotyping. Pakitan Veterinary Journal. Vol 24(4). pp.190-192. 36. Ahmad N., S. Umair, M. Shahab and M. Arslan (2010).Testicular development and establishment of spermatogenesis in Nili-Ravi buffalo bulls. Theriogenology. Vol 73. pp. 25–30. 37. Akhter S., M. Ansari, S. Rakha, S. M. H. Andrabi, M. Khalid and N. Ullah ( 2011). Effect of low density lipoproteins in extender on freezability and fertility of buffalo (Bubalus bubalis) bull semen. Theriogenology. 76(4): 759-764. 38. Alavi-Shoushtari S. M. And B. Babazadeh Habashi (2006). Seasonal variation in the characteristics of the Azarbaijani buffalo (Bubalus bubalis) semen. Iranian Journal of Veterinary Research.Vol 7(1) pp. 49-54. 39. Al-Sahaf M. M. and N. S. Ibrahim (2012). Monthly changes in testes and epididymis measurements with some semen characteristics of tail epididymis for Iraqi buffalo. Iraqi. Journal of Veterinary Medical.Vol 36(2). pp. 204-208. 40. Anderson, J ( 1952). The pH change in bull semen and fertility. Journal of Agricultural Science.Vol 42(1-2). pp. 172-174 (Abstract). 41. Andrabi S. M. H. ( 2009). Factors Affecting the Quality of Cryopreserved Buffalo (Bubalus bubalis) Bull Spermatozoa. Reprod Dom. Anim. Vol 44. pp. 552–569. 42. Ansari M. S., B. A Rakha, S. M . Andrabi. And S. Akhter ( 2011). Effect of straw size and thawing time on quality of cryopreserved buffalo (Bubalus bubalis) semen. Reprod. Biol. Vol 11(1). pp. 49-54. 43. Anzar M., T. Kroetsc and M. M. Buhr (2009). Comparison of different methods for assessment of sperm concentration and membrane integrity with bull semen. J. Androl.Vol 30(6). pp. 661-668. 44. Atiq N., N. Ullah, S. M. H. Andrabi and S. Akhter (2011). Comparison of photometer with improved Neubauerhemocytometer and Makler counting chamber for sperm concentration measurement in cattle. Pakitan Veterinary Journal. Vol 31. pp.83-84. 45. Barile V. L., A. Galasso., E. Marchiori, C. Pacelli, N. Montemurro. and A. Borghese (2001). Effect of PRID treatment on conception rate in Mediterranean buffalo heifers. Livest, Prod.Sci.,Vol 68. pp. 283-287 56 46. Beheshti R., A. Asadi, B. Eshratkhah, K. J. G Ghale. and A. Ghorbani ( 2011). The effect of cysteine on post-thawed buffalo bull (Bubalus Bubalis) sperm parameters. Advances in Environmental Biology.Vol 5(6). pp. 1260-1263. 47. Bhakat M., T. K. Mohanty, A. K. Gupta. And V. S Raina (2009). Effect of season and management on semen quality of breeding bulls - A review. Agric. Rev. Vol 30. pp. 79-93. 48. Bhakat M., T. K. Mohanty, V. S. Raina, A. K. Gupta. And H. M. Khan (2011). Frozen semen production performance of Murrah buffalo bulls. Buffalo Bulletin. Vol 30(2). pp. 157-162. 49. Bhattacharya P. And P. N. Srivastava. (1955). Studies in deep freezing of buffalo semen. 42nd Indian Science Cong., New Delhi, Vol.III, Baroda-India: 348. 50. Bhosrekar M. R., S. Mokashi, J. R. Purohit, S. B. Gokhal and B. R.Mangurkar (1991). Studies on the extracellular effect of deep freezing and seasons on the leakage of aspartate amino transferase into medium and sperm morphology of Murrah buffalo bulls. Animal Reproduction Science. Vol 26(3).pp. 219-226 51. Capitan S. S., G. S. Antiporda and V. G. Momongan (1990). Reaction time, semen output and semen quality of buffalo bulls after pre-collection injection of prostaglandin F2 alpha (PGF2 Alpha). Asian-Australasian Journal of Animal Sciences. Vol 3(4). pp.343-346. 52. Chinnaiya G. P. And N. C. Ganguli. Journal of Veterinary Medical science (1990). Effect of age and season on the initial attributes and preservability of buffalo bull semen. R. M. Acharya, R. R. Lokeshwar, S. Kumar. Recent Advances in Buffalo Research.Vol 3. pp. 80-86. 53. Cockrill W. R. (1974). The Husbandry and Health of the Domestic Buffalo. Food and Agriculture Organization [for] the Australian Freedom from Hunger Campaign ; [London] : [H.M.S.O.], Rome 54. Cruz L. C. (1998). Reproductive Biotechnique in Buffaloes. 8th World Conference on Animal Production. Symposium series. pp. 286-289. 55. Dahiya S. S., P. Singh and A. Bharadwaj (2006). Feeding and Management of buffalo bulls. Technical Bulletin CIRB, Hisar, India. 56. Dhami A. J. and S. B. Kodagali. (1990). Freezability, enzyme leakage and fertility of buffalo spermatozoa in relation to the quality of semen ejaculates and extenders. Theriogenology.Vol 34(5). pp. 853-863. 57. Dhami A. J. And K. L. Sahni ( 1994). Effects of various cooling (from 300C to 50C). equilibration and diluent treatments on freezability, post-thaw 57 thermoresistance, enzyme leakage and fertility of bubaline spermatozoa. Buffalo J. 2. pp. 147-159. 58. El-Amrawi G. A. (1997). Effect of thawing time and post-thaw temperature on fertility of buffalo spermatozoa frozen in straws. Proc. 5th World Buffalo Congr., 13-16 Caserta, Italy. Vol 1. pp.850-855. 59. El-Kon, I. (2011). Testing Usability of Bovine Serum Albumin (BSA) for Preservation of Egyptian Buffalo Semen. American-Eurasian J. Agric and Environ. Sci. Vol 11(4). pp.495-502. 60. El-Sisy, G. A., R. I. El-Sheshtawy , A. A. Mohamed and W. S. El-Nattat (2010). Correlations between semen parameters and conception rate in buffaloes. Global. Vol 5(1) .pp.15-21. 61. FAO. (2013). Statistics/databases, Global Livestock Production and Health Atlas (GLiPHA), World - Livestock population - Number (Region x Year), Livestock species = buffaloes. 62. Gokhale, S. B. And R.L. Bhagat (2000). Status of reproductive performance in rural buffaloes artificially inseminated using deep frozen semen. Indian J. Anim. Sci. Vol 70. pp.366-368. 63. Gokhale, S. B., M. Mushtaque, N. L. Phadke, V. V. Dindorkar and G. S. Ambhore ( 2003). Studies on the effect of hydrogen ion concentration of extender on semen characters of Murrah buffalo bulls. Indian Journal of Animal Reproduction. Vol 24(2) . pp.158-160. 64. Gupta K. A. (1998). Studies on vaginal electrical resistance and plasma progesterone profile in relation to oestrus cycle in buffaloes, M.V. Sc. Thesis submitted to Rajasthan Agricultural University, Bikaner, India. pp. 65-69. 65. Gupta S. K. and G. K . Das (1994). Post partum anoestrus in buffaloes Factors responsible. J. Remount Vet. Corps.Vol 33. pp.141-151. 66. Gupta K.A. and G. N. Purohit (2001). Use of vaginal electrical resistance to predict estrus and ovarian activity, its relationship with plasma progesterone and use for insemination in buffaloes, Theriogenology. Vol 56. pp. 235-245. 67. Haranath G. B., T. B. Suryaprakasa, A. V. N. Rao and G. Somasekharam (1990). Freezability of semen and fertility of frozen semen packaged in mini and medium French straws: a note. In: Acharya, R. M., Lokeshwar, R. R. and Kumar, A. T. (eds) Proceedings of 2nd World Buffalo Cong, New Delhi, India. International Buffalo Federation, Roma, Italy .pp.87-88. 58 68. Herdis B. P., I. Supriatna and I. G. Putu ( 1999). Integrity of swamp buffalo sperm on a variety of semen freezing process. Jurnal Ilmu Ternakdan Veteriner. Vol 4(1). pp. 7-12. 69. Ibrrhem N. S., M. M. H Al-Sahaf and A. F. Alwan (2014). Reproductive activity of mature Iraqi bull buffaloes Epididymis sperm quality and histological picture. Journal of Agriculture and Veterinary Science. Vol 7(4). pp.56-62. 70. Igna V., A. Moje, C. Mirci, M. Roman, C. Ghiurca, D. Casalean and H. Cernescu (2010). The influence of some environmental factors and age on semen production of Fleckvieh bulls. Lucrǎri Stiintifice Med. vol 43.pp. 56-63. 71. Jainudeen M. R. and E. S. E. Hafez. (1993c). Reproduction in cattle and buffalo. In Reproduction in Farm Animals Edited by ESE Hafez 6th edition Lea and Febriger, Philadelphia, pp. 205- 212. 72. Jainudeen M. R., T. A. Bongso and S. Dass (1982). Semen characteristics of the swamp buffalo Bubalus bubalis). Anita. Reprod. Sci. Vol 4. pp. 213-217. 73. Januskauskas A and H. Zilinskas (2002). Bull semen evaluation post thaw and relation of semen characteristics to bull’s fertility. Vet. Zootec. Vol 17. pp. 29-36. 74. Javed M. T., A. Khan and R. Kausar ( 2000). Effect of age and season on some semen parameters of Nili-Ravi buffalo (Bubalus bubalis) bulls. Vet. Arhiv. Vol 70. pp. 83-94. 75. Kanwal M. R., N. U. Rehman, N. Ahmad, H. A. Samad, Zia-Ur-Rehman, N. Akhtar and S. Ali ( 2000). Bulk Cations and Trace Elements in the Nili-Ravi Buffalo and Crossbred Cow Bull Semen. Int. J. Agri. Biol.Vol 2(4). pp. 303-305. 76. Khawaskar M. V., M. T. Panchal, A. J. Dhami and J. A. Patel (2012). Seasonal variation in physico-morphological and functional characteristics of semen of Surti buffalo bulls and their interrelationships. Indian Journal of Field Veterinarians. Vol 8(2). pp. 55-61. 77. Koonjaenak S., P. Pongpeng, S.Wirojwuthikul, A. Johannisson, A. Kunavongkrit and H. Rodriguez-Martinez ( 2007b). Seasonality affects post-thaw plasma membrane intactness and sperm velocities in spermatozoa from Thai AI swamp buffaloes (Bubalus bubalis). Theriogenology. Vol 67(9). pp. 1424-1435. 78. Koonjaenak S., V. Chanatinart, S. Aiumlamai, T. Pinyopumimintr and H. Rodriguez- Martinez (2007a.) Seasonal variation in semen quality of swamp buffalo bulls (Bubalus bubalis) in Thailand. Asian J. Androl. Vol 9(1). pp. 92-101. 79. Kumar S., K.L. Sahni and G.S. Bistha (1993a). Cytomorphological characteristics of motile and static semen of buffalo bulls. Buffalo J. Vol 2. pp.117-127. 59 80. Kumar S., K. L. Sahni, B. N. Benjamin, G. Mohan (1993b). Effect of various levels of yolk on deep freezing and storage of buffalo semen in different diluters without adding glycerol. Buffalo J. Vol 1. pp.79-85. 81. Kumaresan A. And M.R. Ansari (2001). Evaluation of conception rate in buffaloes (Bubalus bubalis) with reference to semen quality, stage of oestrus and inseminator. Indian J. Anim.Sci.Vol 71 (2). pp.144-145. 82. Kunitada Sato (1992). The male Reproductive system, Artificial inseminstion manual for cattle, Assosiation of livestock technology. Tokyo Japan, pp. 7-13. 83. Mahmoud K. G. M., A.A.E. El-Sokary, M.E.A. Abou El-Roos, A.D. Abdel- Ghaffar and M. Nawito (2013). Sperm Characteristics in Cryopreserved Buffalo Bull Semen and Field Fertility. Iranian Journal of Applied Animal Science. Vol 3(4). pp.777-783. 84. Mandal D. K., P. K. Nagpaul and A. K. Gupta ( 2000). Seasonal variation in seminal attributes and sexual behaviour of Murrah buffalo bulls. Indian Journal of Dairy Science. Vol 53(4). pp.278-283. 85. Manik, R. S. and V. D. Mudgal (1984). Monthly and seasonal variation in physiochemical and biochemical attributes of buffalo semen. World Review of Animal Prod. Vol 20(4). pp. 46-51 86. Marai I. F. M. and A. A. Haeeb ( 2010). Buffalo's biological functions as affected by heat stress - A review. Livestock Science. Vol 127. pp. 89-109. 87. Marshall, C. E. (1984). Considerations for cryopreservation of semen. Zoo Biol. Vol 3. pp.343–-356. 88. Mazur P. (1989). Fundamental aspects of the freezing of cells with emphasis on mammalian ova and embryos, International Congress on Animal, pp. 234-238 89. Mohan G. and K. L. Sahni (1990). Efficiency of semen production in buffalo bulls. Acharya, R. M., Lokeshwar and R. R., Kumar, S. (Eds.). Recent Advances in Buffalo Research. Vol 3. pp.14-16. 90. Nasir M., Zuhairah Abu Bakar, Md Zuki Saad, Mohd Zamri and Kassim Azhar (2012). Evaluation of the semen quality of a buffalo bull in the Buffalo Breeding and Research Centre, Telupid, Sabah, Malaysia. In: 7th Proceedings of the Seminar in Veterinary Sciences, 27 February - 02 March, Universiti Putra Malaysia. 91. Nordin W., M. Hilimi, and T. A. Bongso (1990). Semen characteristics related to age in growing Swamp buffalo (Bubalus bubalis). Buffalo J. Vol. pp.161-166. 60 92. Nordin W., T. A. Bongso and H. S (1985). Relationship of semen characteristics and testosterone profiles with age in growing swamp buffalo bulls (Bubalus bubalis). In: Buffalo Seminar, 29 April - 2 May, Bangkok, Thailand. 93. Pal A., P. N. Chatterjee, and A. K. Chakravarty (2012). Genetic study of dairy cattleand buffalo bulls based on growth, milk production and reproductive traits. Iranian Journal of Applied Animal Science.Vol 2(3).pp.239-245. 94. Pant H C., R. K. Sharma, S. H. Patel (2002). Testicular development and its relationship to semen production in Murrah buffalo bulls. Theriogenology 60, pp. 27-34. 95. Pant H. C ( 2002). Increasing reproductive efficiency and productivity of cattle and buffaloes. In: Proceedings of the National Symposium on Reproductive Technologies for Augmentation of Fertility in Livestock of The Indian Society for Study of Animal Reproduction. pp. 14-23 96. Pawan Singh B. P., Sengupta and V. N. Tripathi (2001). Effect of Multiple Showering and Vitamin Supplementation on Sexual Behaviour, Quality and Freezability of Buffalo Bull Semen, Asian-Aust. J. Anim.Sci.( 2001). Vol. 14 (2). pp. 184-188. 97. Rajamahendran R. and S. Manickavadivale (1981). Libido and semen characteristics of Murrah, Surti, and local buffalo bulls in Sri Lanka. Beitrage zur tropischen Landwirtschaft und Veterinarmedizin. Vol 19(4). pp. 455-459 98. Rao A. V. N. and M .C. Venkataramulu (1994). Effect of single varsus double insemination on conception rate in bovines. Indian Vet. J. 71. pp.1144-1145. 99. Rodriguez-Martinez H. (1998). Optimization of sperm quality in AI bulls. Reproduction in Domestic Animals. Vol (33).pp. 233-237. 100. Sadeg Tajvidi Asr, Rahim Beheshti and Hamid Kohram. (2011). The evaluations of Tris-citrate acid or Bioxcell extenders on the post-thawed buffalo sperm parameters. Annals of Biological Research.Vol 2(4). pp.360-365. 101. Saeed A. (1988). Studies on morphology of buffalo bull semen of different age groups. Thesis. University of Agriculture. Faisalabad, Pakistan. 102. Sajjad M., S. Ali, N. Ullah, M. Anwar, S. Akhter and S. M. H. Andrabi (2007). Blood serum testosterone level and its relationship with scrotal circumference and semen characteristics in Nili-Ravi buffalo bulls. Pakistan Vet. J.vol 27(2).pp.63-66. 103. Sansone G., M. J. F. Nastri and A. Fabbrocini. (2000). Storage of buffalo (Bubalus bubalis) semen. Animal Reproduction Science.Vol 62. pp.55-76. 61 104. Settergren, I. (1994). Bull fertility examination. XIIth FAO/SIDA International Postgraduate Course on Animal Reproduction, III. Veterinary College. Upsala. 105. Sharma A. K., L. A. Rodriguez,G. Mekonnen, C.J. Wilcox, K.C. Bachman and R.J. Collier (1983a). Climatological and genetic effects on milk composition and yield. Journal of Dairy Science. Vol 66. pp.119-126. 106. Sharma D. B., C. S. P. Singh and H. R. Mishra (1983b). Growth rate in the she buffaloes. Indian Veterinary Medicine Journal. Vol 60. pp. 1017-1018. 107. Shelke V. B. And A. J. Dhami (2001). Comparative evaluation of physico- morphological attributes and freezability of semen of Gir cattle (Bos indicus) and Jafarabadi buffalo (Bubalus bubalis) bulls. Indian Journal of Animal Sciences. Vol 71(4). pp.319-324. 108. Shukla M. K. And A. K. Misra (2007). Effect of Bradykinin on Murrah buffalo (Bubalus bubalis) semen cryopreservation. Anim. Reprod. Sci. Vol 97. pp. 175-179. 109. Shukla M. K. and A. K. Misra (2005). Correlation between seminal characteristics in Murrah bulls. Indian Journal of Animal Sciences Vol 75(3). pp. 263-266 (Abstract). 110. Shukla M.K. and A.K. Misra (2006). Effect of Bradykinin on Murrah buffalo (Bubalus bubalis) semen cryopreservation. Department of Animal Reproduction, Gynaecology and Obstetrics, College of Veterinary and Animal Science, G.B Pant University of Agriculture and Technology, Pantnagar, Udhamsinghnagar, Uttaranchal, India. pp. 1-5. 111. Singh B. And D. P. Sadhu (1973). Buffering capacity, and CO2 and nitrogen contents of the seminal plasma of cattle and buffalo. Indian Journal of Animal Sciences. Vol 43(7). pp. 579-583. 112. Singh P. B. P., B. P. Sengupta and V. N. Tripathi (2000a). Effect of supplemental amino acid feeding on sexual behaviour, quality and freezability of buffalo bull semen. Buffalo J. Vol 1.pp.41-46 113. Singh P., S. S . Dahiya, T. R. Chauhan, S. Singh S, B. Kumar, R.K. Sharma and I. Singh (2004). Effect of feeding different sources of rumen undegradable protein on sexual maturity and semen production in buffalo bulls. Indian Buffalo .vol. pp. 274-77. 114. Singh P., J. K. Jindal, S. Singh and O. K. Hooda (2000b). Freezability of buffalo bull semen using different extenders. Indian J. Anim. Reprod. 21: 41-42. 62 115. Somparn P., M .J. Gibb, K. Markvichitr, K, N. Chaiyabutr, S. Thummabood and C. Vajrabukka, (2004). Analysis of climatic risk for cattle and buffalo production in northeast Thailand. Int. J. Biometeorol.Vol 49. pp. 59-64. 116. Supanuam P., T. Alongkoad, J. Sitthisak , K. Wanpen , K. Sarawut K. Anan (2009). Standardized karyotype and idiogram of Thai native swamp buffalo, Bubalus bubalis (Artiodactyla, Bovidae) by convention staining, G-banding, C-banding and NOR-banding techniques. Thai Journal of Genetics. Vol 3(1). pp. 83-93 117. Suryaprakasam T. B., A. V. Rao, Narasimha and A. Rao, Narasimha.(1993). Semen production traits in relation to age, body weight and scrotal parameters in Murrah buffalo bulls. Indian Veterinary Journal. Vol 70(12). pp. 1131-1134. 118. Swelum A. A., H. A. Mansour, A. A. Elsayed and H. A. Amer (2011). Comparing ethylene glycol with glycerol for cryopreservation of buffalo bull semen in egg-yolk containing extenders. Theriogenology. Vol 76. pp. 833-842. 119. Tarr B. (2007). Cold Stress in Cows. from (date 1/7/2012). 120. Tomar N. S., B. S. Mishra and C.B. Johari (1966). Seasonal variations in reaction time and semen production, and prediction of some semen attributes on initial motility of spermatozoa in Hariana and Murrah bulls. Indian J. Dairy Sci. Vol 19. pp.87-93. 121. Vale W. G. (1994a). Collection, processing and deep freezing of buffalo semen of buffalo semen. Buff. J. Vol 2.pp. 65-72. 122. Vale W. G. (1997). Sperm cryopreservation. Bubalus Bubalis. Vol 1. pp.129–140. 123. Vale W. G. (2010). Deep freezing buffalo semen - state of art. Proceedings of the 9th World Buffalo Congress, Buenos Aires, 25-28 Abril: 83-92. 124. Wei L. Y. and Y.S. Jea (2006). Conservation of water buffalo in Taiwan: cryopreservation of spermatozoa. International seminar on artificial reproduction biotechnologies for buffalo in Bogor, Indonesia. pp. 108-113. 125. Wildeus S and A.C. Hammond (1993). Testicular, semen and blood parameters in adapted and non adapted Bos taurus bulls in the semiarid tropics. Theriogenology. Vol 40.pp. 345-355. 126. Yates J. H., J. E. Chandler,A. L. Canal, J. Braden Paul (2003). The effect of nocturnal sampling on semen quality and the efficiency of collection in bovine species. Theriogenology. Vol 60(9). pp. 1665-77. 63 PHỤ LỤC MỘT SỐ ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH TRÂU ĐỰC GIỐNG MURRAH TẠI MONCADA Ảnh 1. Trâu đực giống Murrah số hiệu 3085 Ảnh 2. Trâu đực giống Murrah số hiệu 3095 Ảnh 3. Trâu đực giống Murrah số hiệu 3097 64 MỘT SỐ ẢNH KHU CHĂN NUÔI VÀ SẢN XUẤT TINH Ảnh 4. Khu vực chăn nuôi trâu đực giống và sản xuất tinh đông lạnh Ảnh 5. Khu vực khai thác tinh Ảnh 6. Giá giả Ảnh 7. Trâu nhảy giá khai thác tinh 65 MỘT SỐ ẢNH VỀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH Ảnh 8. Đo thể tích tinh dịch, Quan sát màu sắc tinh dịch 66 Ảnh 9. Chuẩn bị âm đạo giả Ảnh 10. Âm đạo giả Ảnh 11. Đánh giá hoạt lực tinh trùng Ảnh 12. Máy xác định nồng độ tinh trùng Ảnh 13. Kính hiển vi-đánh giá tỷ lệ Ảnh 14. Tủ bảo ôn môi trường 50C kỳ hình, sống chết của tinh trùng 67 Ảnh 15. Máy đông lạnh tinh trùng Ảnh 16. Tủ cân bằng trước đông lạnh Ảnh 17. Pha loãng tinh dịch Ảnh 18. Xác định độ pH tinh dịch cọng rạ Ảnh 19. Ghi đồ thị về nhiệt độ trong Ảnh 20. Buồng cân bằng trong buồng đông lạnh buồng 5oC 68 Ảnh 21. Máy in nhãn hiệu lên cọng rạ Ảnh 21. Bình bảo quản tinh đông lạnh trong nitơ lỏng (-1960C) Ảnh 22. Máy nạp-hàn cọng rạ 69

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_tuoi_mua_vu_den_chat_luong_tinh_dich_cua_trau.pdf
Tài liệu liên quan