Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt Nam chuyển từ một nên kinh tế tự cấp tự túc không đủ hàng hóa cho tiêu dùng trong nước đến trở thành một nước xuất khẩu hàng hóa sang hơn 70 quốc gia trên thế giới. Đây là kết quả của chính sách mở cửa nên kinh tế của Đảng và Nhà Nước, thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế. Cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại trên thế giới làm cho lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ở nước ta ngày một tăng, kéo theo đó là sự phát triển của
17 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của tự do hoá thương mại đến hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành vận tải giao nhận hàng hóa và dịch vụ về giao nhận, trong đó có ngành vận tải hàng không. Ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển của tự do hóa thương mại ở nước ta. Việt Nam đang dần thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ và trong đó có thị trường dịch vụ giao nhận kho vận quốc tế ( logistic ). Bên cạnh những thuận lợi, những cơ hội lớn mở ra, ngành vận tải giao nhận nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hiện nay, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh giao nhận kho vận quốc tế ở nước ta còn rất thấp: cơ sở vật chất kĩ thuật, trình độ chuyên môn, mạng lưới đại lý nhỏ hẹp…Khi mở của thị trường, nhiều công ty đa quốc gia sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam, đây là thách thức chung đặt ra cho cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không khi chúng ta thâm nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại đến sự phát triển của vận tải hàng không Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
- Đối tượng nghiên cứa là “ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không“
- Phạm vi nghiên cứa là tình hình kinh doanh của công ty Vinatrans trong thời gian từ năm 2007 – 2009
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỚI DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG.
1. Giao nhận và và giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không:
1.1. Khái niệm giao nhận.
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.
Theo điều 136 luật thương mại Việt Nam thì Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác( gọi chung là khách hàng ) .
Trước kia, việc giao nhận có thể do người gửi hàng( nhà xuất khẩu) người nhận hàng (nhà nhập khẩu ) hay do người chuyên chở đảm nhiệm và tiến hành. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của buôn bán quốc tế phân công lao động quốc tế với mức độ và qui mô chuyên môn hoá ngày càng cao, giao nhận cũng dần dần được chuyên môn hóa, do các tổ chức, các ngiệp đoàn giao nhận chuyên nghiệp tiến hành và giao nhận đã chính thức trở thành một nghề.
Như vậy, nói một cách ngắn gọn: Dịch vụ giao nhận là một dịch vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hoá từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng.
1.2. Giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không :
1.2.1. Khái niệm :
Giao nhận hàng không là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến qúa trình vận tải hàng không nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng tới nơi nhận hàng. Giao nhận hàng không thực chất là tổ chức qúa trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến qúa trình chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không.
Người thực hiện dịch vụ giao nhận hàng không có thể là chủ hàng, các hãng hàng không, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác.
Hiện nay dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không thường do đại lý hàng hoá hàng không và người giao nhận hàng không thực hiện.
+ Đại lý hàng hoá hàng không là bên trung gian giữa một bên là người chuyên chở (các hãng hàng không) và một bên là chủ hàng (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu). Nói đến đại lý hàng hoá hàng không, người ta thường gọi là đại lý IATA vì đây là đại lý tiêu chuẩn nhất.
Đại lý hàng hoá IATA là một đại lý giao nhận được đăng ký bởi hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, được các hãng hàng không là thành viên của IATA chỉ định và cho phép thay mặt họ.
+ Người giao nhận hàng không : Là người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không. Người giao nhận hàng không có thể là đại lý IATA hoặc không phải là đại lý IATA, dịch vụ mà người giao nhận thường làm chủ yếu là dịch vụ gom hàng.
1.2.2. Vai trò của người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không trong thương mại quốc tế.
Ngày nay, ngành vận tải hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không ngày càng tỏ rõ ưu thế của nó so với các phương thức vận tải khác. Khi thương mại quốc tế ngày mở rộng thì cũng là lúc ngành vận tải hàng hoá hàng không đi vào qũy đạo, phát triển mạnh mẽ. Để tiến trình này này phát huy được hiệu quả tốt nhất thì nhất thiết phải cần tới sự tham gia tích cực của những đại lý hàng hoá hàng không và người giao nhận hàng không.
+ Vai trò của đại lý hàng hoá hàng không.
Đại lý hàng hoá hàng không được coi như một mắt xích quan trọng, cần thiết trong mối quan hệ giữa người gửi hàng/người nhận hàng và hãng hàng không cũng như trong hoạt động vận chuyển hàng hoá. Đối với hãng hàng không, đại lý là người khá am hiểu về tình hình thị trường hàng hoá, về nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không của các nhà xuất nhập khẩu. Với mạng lưới tiếp thị của mình, các đại lý có thể bảo đảm nguồn hàng tương đối thường xuyên để các hãng hàng không thực hiện nghiệp vụ vận chuyển của mình. Có thể nói tỷ trọng hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không do các đại lý mang lại lớn hơn rất nhiều so với những đơn hàng trực tiếp tới các hãng hàng không, tỷ trọng này thường tới 90%. Hơn nữa, với tư cách là người được các hãng hàng không ủy thác, các đại lý hàng không có thể thực hiện, cung cấp các dịch vụ cho người gửi hàng và đảm bảo giao hàng cho các hãng hàng không trong điều kiện hàng đã sẵn sàng để chở. Bởi vậy, sẽ thuận tiện hơn nhiều cho các hãng hàng không. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng các hãng hàng không và các đại lý cùng tham gia vào một chương trình vận tải nên có thể coi là những đối tác của nhau trong một cuộc kinh doanh, trong đó sự hợp tác là tối quan trọng.
+ Vai trò của người giao nhận hàng không.
Như trên đã định nghĩa, người giao nhận hàng không cũng có thể là đại lý IATA hoặc không phải là đại lý IATA nhưng họ chuyên về dịch vụ gom hàng. Bởi vậy vai trò của người giao nhận hàng không cũng tương tự như vai trò của đại lý hàng hoá hàng không, nhưng thêm một số vai trò về dịch vụ gom hàng như sau :
- Đối với người gửi hàng, dịch vụ gom hàng làm giá cước thấp hơn. Hơn nữa, khi giao dịch với người gom hàng, người gửi hàng cảm thấy thuận lợi hơn với người vận tải bởi người gom hàng có thể lo việc vận tải cho lô hàng một cách thích hợp.
- Đối với người chuyên chở, họ sẽ tiết kiệm được chi phí giấy tờ, thời gian, do không phải trực tiếp giải quyết những lô hàng lẻ. Người chuyên chở có thể tận dụng hết khả năng của phương tiện vận tải và họ cũng không sợ không thu được tiền của các chủ hàng lẻ do đã có người gom hàng thu hộ.
- Đối với người giao nhận không làm dịch vụ gom hàng, anh ta sẽ được hưởng giá cước thấp hơn của các hãng hàng không cho những lô hàng lớn. Anh ta sẽ chuyển một phần lợi này cho khách hàng bằng cách chào cho họ giá cước thấp hơn mà người gửi hàng phải trả cho các hãng hàng không. Vì vậy, người giao nhận hàng không có thể đưa ra bản giá cước riêng của mình khi anh ta làm nhiệm vụ thu gom hàng và đồng thời anh ta sẽ được hưởng khoản chênh lệch giá cước giữa tiền cước mà anh ta phải trả cho những hàng không và tiền cước thu được của các chủ hàng lẻ.
2. Tự do hóa thương mại và các nhân tố ảnh hưởng tới vận tải hàng không
2.1. Tự do hoá thương mại là gì ?
Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế.
Nội dung của tự do hóa thương mại là việc Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ thương mại với nước ngoài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộng và bề sâu.
Các biện pháp ở đây là điều chỉnh theo chiều hướng nới lỏng dần nhập khẩu với bước đi phù hợp trên cơ sở các thỏa thuận song phương và đa phương với các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ thương mại quốc tế.
2.2 Hai nhóm rào cản quá trình tự do hóa thương mại
2.2.1. Hàng rào thuế quan
Thuế quan được áp dụng trước hết là nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách cho chính phủ, sau đó là vì những mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành sản xuất quan trọng hay còn non trẻ của nước mình.
2.2.2. Các hàng rào phi thuế quan
Các hàng rào này bao gồm: hạn ngạch, cấp phép, định giá hải quan, quy định về xuất xứ, kiểm tra hàng hóa trước khi xuống tầu, các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác, trợ cấp, chống bán phá giá, sở hữu trí tuệ... Trong đó, các biện pháp đang được sử dụng rộng rãi là:
- Hạn chế định lượng (quota), đang được coi là có tác dụng bảo hộ mạnh hơn các biện pháp thuế quan và dễ bóp méo thương mại.
- Định giá hải quan để tính thuế cũng có thể trở thành một rào cản lớn với hoạt động thương mại. Thí dụ như quy định về áp giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu.
- Rào cản về chống bán phá giá là hành vi bán hàng hóa tại thị trường nước nhập khẩu thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu nhằm chiếm lĩnh thị trường, hay cạnh tranh giành thị phần. ..
Thương mại tự do là một trong những động lực to lớn phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, trong quá trình hội nhập sâu vào hệ thống thương mại đa phương, việc đầu tư nguồn lực và thời gian để nghiên cứu, hiểu rõ để phòng tránh hiệu quả những rào cản này là vô cùng cần thiết. Theo đó, các biện pháp đấu tranh phòng tránh các rào cản không công bằng để bảo vệ lợi ích cho mình là một vấn đề lớn không chỉ đối với các nhà quản lý vĩ mô, hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp mà còn là một nhiệm vụ quan trọng số một đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không :
2.3.1. Các nhân tố vĩ mô:
Thực trạng nền kinh tế và các xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều là tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế, lãi xuất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Nếu nền kinh tế có tốc độ phát triển cao, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, hay suy thoái, việc tiêu dùng dịch dịch vụ của các công ty XNK giảm, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của công ty, cạnh tranh gay gắt hơn.. Các yếu tố lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các công ty làm dịch vụ quốc tế.
Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau, chúng có thể tạo cơ hội, trở ngại, thậm chí rủi ro thật sự cho doanh nghiệp.
Quan hệ quốc tế mở rộng, hoạt động đầu tư nước ngoài tăng, giao lưu quốc tế tăng dẫn tới nhu cầu trao đổi bưu kiện tăng, du lịch… làm hoạt động vận chuyển hàng không phát triển. Xuất nhập khẩu tăng tác động phần nào đến vận tải và giao nhận hàng không. ..
2.3.2. Các nhân tố vi mô :
Các nhân tố vi mô ảnh hay các nhân tố thuộc môi trường ngành, ảnh hưởng tới hoạt tới hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa chủ yếu trên khía cạnh cạnh tranh và khách hàng.
Việc mở cửa các thị trường để hội nhập và tự do hóa thương mại giúp cho một hãng vận tải hàng không có thể kinh doanh trên nhiều thị trường khác nhau, chính các điều này đã nảy sinh ra một cuộc chiến cạnh tranh giành giật thị trường, thị phần của các hãng vận tải hàng không trên thế giới. Cạnh tranh càng khốc liệt đòi hỏi các hãng vận tải hàng không ngày càng phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức, gia tăng lợi ích cho khách hàng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chiến lược kinh doanh độc đáo … để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Khi tự do hóa thương mại, nhu cầu về giao nhận hàng hóa quốc tế tăng lên, các luồng hàng hóa trao đổi thuận lợi hơn. Thị trường kinh doanh mở rộng, đồng nghĩa với các doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, nhưng khi ngành tồn tại nhiều doanh nghiệp làm cùng lĩnh vực giao nhận hàng hóa thì khách hàng cũng có nhiều lựa chọn. Sức ép từ phía khách hàng vì thế tăng, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải giảm giá dịch vụ, đồng thời hoàn thiện hơn chất lượng dịch vụ.
II, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG KHÔNG Ở VINATRANS GIAI ĐOẠN 2007-2009 :
1. Giới thiệu khái quát về VINATRANS :
Công ty cổ phần Giao nhận vận tải Ngoại thương, tên tiếng Anh: The Foreign Trade Forwarding and Transportation Joint Stock Company, tên viết tắt: VINATRANS HÀ NỘI
Công ty Vinatrans Hà Nội hiện nay là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa của Việt Nam. Công ty cung cấp các sản phẩm dịch vụ như: giao nhận vận tải đường biển, giao nhận vận tải đường không, kho bãi, tổ chức triển lãm,…. Cùng với các đơn vị liên doanh liên kết là Vinafreight, Vinalink, Vinatrans Đà Nẵng, Vinatrans Hà Nội đã tạo nên tập đoàn Vinatrans Group lớn mạnh nhất hiện nay về giao nhận với mạng lưới phủ khắp cả nước.
Vốn điều lệ của Vinatrans Hà Nội đã tăng từ 12 tỷ năm 2003 lên 54,72 tỷ năm 2007. Trong đó, 3 cổ đông lớn nắm giữ trên 5% vốn của Công ty là CTCP Vận tải Ngoại Thương (Vinafreight) nắm 24,12%, CTCP Giao nhận vận tải và thương mại (Vinalink) nắm 24,12%, Công ty Giao nhận kho vận Ngoại Thương Tp. Hồ Chí Minh (Vinatrans) nắm 10,96%.
Vinatrans Hà Nội trước đó là chi nhánh của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại Thương Tp.Hồ Chí Minh, được thành lập vào tháng 6/1996 với tên gọi Vinatrans Hà Nội. Năm 2003, chi nhánh Vinatrans Hà Nội được tiến hành cổ phần hoá theo quyết định của Bộ Thương mại. Trải qua hơn 5 năm hoạt động trong môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, với lợi thế xuất phát từ một đơn vị kinh doanh của Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương Tp. Hồ Chí Minh, một công ty lớn trong lĩnh vực giao nhận vận tải, được thừa hưởng những thuận lợi về cơ sở ban đầu như: tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm nghiệp vụ và mạng lưới khách hàng, Vinatrans Hà Nội đã định hướng và tiếp tục kiên trì định hướng phát triển đa dạng dịch vụ, xây dựng và phát triển hệ thống đại lý mới trên toàn cầu với nhiều biện pháp cụ thể đồng bộ nên đã hoàn thành toàn diện vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu của những năm vừa qua.
Dịch vụ vận tải hàng không chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Công ty (55,06% năm 2008). Tại khu vực phía Bắc, Vinatrans Hà Nội là đơn vị đại lý vận tải đường không có lượng hàng xuất hàng năm lớn nhất. Về Dịch vụ giao nhận vận tải đường biển, trong nhiều năm liền, Vinatrans Hà Nội được đánh giá là 1 trong 5 doanh nghiệp hàng đầu của ngành. Đặc biệt dịch vụ thu gom hàng lẻ đóng container chung chủ đi các cảng trên thế giới, Vinatrans Hà Nội luôn duy trì, phát triển và dẫn đầu thị trường miền Bắc. Đối với Dịch vụ đại lý tàu, hiện tại, Công ty làm đại lý cho hai hãng tàu lớn là Hãng tàu container RCL Singapore từ năm 1993 và Hãng tàu Richmer của Đức. Đây là hai hãng tàu có quy mô lớn và uy tín trên thị trường quốc tế, góp phần làm tăng uy tín của Vinatrans Hà Nội và đem lại nguồn cầu dịch vụ ổn định và tiềm năng cho Công ty. Trong Dịch vụ giao nhận vận tải và khai thác kho bãi,hiện tại, Vinatrans Hà Nội cũng đang tiến hành đầu tư vào phát triển hệ thống kho bãi, cầu cảng hiện đại tại khu vực Cảng Hải Phòng, Cái Lân với diện tích gần 5 ha giúp nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường của Công ty trong lĩnh vực dịch vụ kho bãi.
Với thời gian gần 15 năm hoạt động và phát triển tại khu vực phía bắc, đến nay Vinatrans Hà nội đã trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển của Việt Nam. Với ưu thế là đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, cơ sở hạ tầng kho bãi, trang thiết bị đầy đủ Vinatrans Hà nội đem đến cho khách hàng những dịch vụ giao nhận qua đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ với chất lượng và giá cả tốt nhất.
2. Phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến Vinatrans :
2.1. Tự do hóa thương mại làm tăng cầu về dịch vụ giao nhận hàng hóa hàng không :
ĐT 1 : Doanh thu và lợi nhuận. ( Đvt: triệu đồng )
Từ kết quả ở bảng 1 và đồ thị trên, ta có thể thấy rằng từ năm 2007-2008 doanh thu tăng 17 %.
Từ năm 2007 trở về trước, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ phát triển khá cao, cụ thể: năm 2005 đạt 8,4%, năm 2006 đạt 8,2% và năm 2007 là 8,5%. Năm 2008, do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chững lại và chỉ đạt 6,23%.Tuy nhiên, mức tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2009 (tăng trưởng 4,6% so với cùng kỳ năm 2008) cho thấy xu hướng phục hồi của nền kinh tế. Hoạt động chính của công ty Vinatrans là các dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nên kết quả kinh doanh của công ty phụ thuộc trực tiếp vào tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế và tình hình XNK.
Trong cơ cấu sản phẩm dịch vụ của công ty cổ phần Giao nhận vận tải ngoại thương Vinatrans, Doanh thu từ hoạt động vận tải hàng không vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của. Liên tục trong mấy năm gần đây, mặc dụ thị trường cạnh tranh gay gắt nhưng dịch vụ giao nhận hàng không của công ty vẫn xếp vào hàng tốt nhất thị trường. Tại khu vực phía Bắc, Vinatrans Hà Nội là đơn vị vận tải đường hàng không có lượng hàng xuất hàng năm lớn nhất.
Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng không của công ty phát triển mạnh, năm 2007 đạt 112 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2006. Năm 2008 do mở thêm đối tác tòan cầu nên doanh thu đạt trên 178 tỷ đồng , tăng 58.9 % so với năm 2007. Những tháng đầu năm 2009, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của kinh tế trong nước và quốc tế nhưng dịch vụ giao nhận hàng không của công ty vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, vượt trên 20 % so với kế hoạch.
Ta có thể điểm qua một số lợi thế của công ty trong lĩnh vực giao nhận hàng không:
- Công ty có trụ sở, các chi nhánh và kho bãi được xây dựng ở những nơi thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng , thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa ở các sân bay lớn. Mạng lưới các chi nhánh được thiết lập rộng khắp ở các khu trọng điểm kinh tế như Hải Phòng, Quảng Ninh, TP HCM và sẽ được mở rộng hơn trong thời gian tới. Thêm vào đó, công ty đã thiết lập một mạng lưới đại lý quốc tế có quy mô với các nước lớn và có nhu cầu tiềm năng như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu.
- Công ty đã đầu tư để có trang thiết bị văn phòng hiện đại, kết nối internet và mạng thông tin với các hãng lớn, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ với thời gian liên tục, thuận lợi cho khách hàng trong và ngoài nước…
Như vậy, nhờ đánh giá được tầm quan trọng của giao nhận hàng không, công ty đã đầu tư vào cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho dịch vụ; từ đó, có được mức tăng trưởng cao, với sự đóng góp lớn của dịch vụ giao nhận hàng không.
ĐT 2 : Cơ cấu dịch vụ trên tổng doanh thu qua các năm.
2.2 Tự do hóa thương mại làm môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt :
Trên thị trường dịch vụ logistics Việt Nam có khoảng gần 1000 công ty, trong đó hầu hết các công ty này đều có dịch vụ vận tải hàng không. Như vậy mức độ cạnh tranh trên thị trường là hết sức gay gắt.
Các đối thủ cạnh tranh chính của VINATRANS là VIETRANS, TRANSIMEX…và một số những Công ty khác. Trong số đó cũng có nhiều đơn vị đạt tiêu chuẩn đại lý IATA, như VIETRANS, họ là những Công ty có nhiều điền kiện, kinh nghiệm trong công tác giao nhận hàng hoá quốc tế với đội ngũ cán bộ lành nghề, biết tường tận nghiệp vụ xuất nhập khẩu và giao nhận hàng không. Bên canh đó còn rất nhiều, công ty giao nhận tư nhân và một số công ty trước đây kinh doanh giao nhận đường biển cùng tham gia giao nhận hàng không. nhỏ nhưng cũng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không.
Khi Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, các Công ty kinh doanh vận tải Ngoại thương hàng đầu thế giới đang và sẽ tiến vào thị trường Việt Nam. Với những ưu thế rất lớn về thủ tục, tập quán thương mại quốc tế, họ có thể quyết định ngay công việc, tận dụng được cơ hội kinh doanh, và có nguy cơ sẽ thâu tóm dịch vụ hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam.
3. Đánh giá các nhân tố :
a) Thuận lợi :
- Với chính sách ngoại giao tích cực, Việt Nam đã ra nhập các tổ chức lớn về chính trị cũng như kinh tế của khu vực và thế giới, tạo được một ví thế mới, thuận lợi cho sự phát đất nước. Hơn nữa, chính sách kinh tế mở làm mở rộng giao lưu buôn bán hàng hoá quốc tế, lượng hàng xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho dịch vụ giao nhận hàng hoá nói chung và dịch vụ giao nhận hàng không nói riêng.
- Những năm gần đây, cùng với sự mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế với nền kinh tế thế giới, bên cạnh việc đảm nhiệm vai trò chủ yếu là vận chuyển hành khách, ngành hàng không dân dụng cũng rất chú trọng đến nghiệp vụ vận chuyển hàng hoá quốc tế. Hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN và 42 trên thế giới về vận tải hàng không với 4 hãng hàng không chính nội địa là : Vietnamairline, Jetstar Pacific, VASCO, tổng công ty Bay dịch vụ ( SFC ) và khoảng hơn 40 hãng hàng không nước ngoài mở đường bay tới Việt Nam . Hệ thống sân bay gồm 22 cảng hàng không trong đó có 3 cảng hàng không quốc tế và 19 cảng hàng không nội địa. Thời gian qua vận tải hàng không Việt Nam phát triển nhanh chóng với tốc độ cao tăng bình quân 11.7 % / năm, tổng doanh thu của các hãng hàng không Việt Nam năm 2006 đạt gần 1 tỷ USD chứng tỏ sự phát triển của vận tải hàng không Việt Nam là khá vững chắc.
- Sự hoàn thiện cơ chế xuất nhập khẩu của Nhà nước, các chính sách kinh tế khuyến khích xuất khẩu như chính sách thuế…cùng với sự cải tiến của những thủ tục thông quan đã tạo hành lang thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ giao nhận.
b) Những khó khăn tồn tại
- Khó khăn lớn nhất của Công ty hiện nay đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty cùng tham gia vào lĩnh vực giao nhận hàng không trong và ngoài nước. Trong khi đó năng lực cạnh tranh của của các công ty còn yếu. Hiện tại, chỉ có dưới 50% doanh nghiệp giao nhận Việt Nam có đại lý ở nước ngoài, còn lại là nhận làm đại lý cho các hãng giao nhận đa quốc gia … Ngòai ra, hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ giao nhận HK tại Việt Nam còn thiếu và yếu, tác động mạnh đến khả năng thực hiện các hợp đồng giao nhận cũng như việc đảm bảo tiến độ giao hàng cho khách hàng..
- Một số chính sách của Nhà nước còn thiếu nhất quán, cụ thể là biểu thuế áp mã số thuế, thủ tục hải quan ở các cửa khẩu của Việt Nam còn mất nhiều thời gian, chi phí ngoài sổ sách, không hoá đơn chứng từ nhiều. Chính vì vậy, chi phí giao nhận của Việt Nam thường cao so với các nước khác. Do đó một số khách hàng giao nhận ở Việt Nam khi biết được điều đó đã chọn những Công ty giao nhận ở nước ngoài để uỷ thác giao nhận những lô hàng xuất nhập khẩu của mình. Đây cũng là lý do khiến VINATRANS rất khó có thể cạnh tranh một cách đích thực với các Công ty giao nhận nước ngoài.
- Mặt khác, do đặc thù kinh doanh mà cước phí các loại dịch vụ công ty đang cung cấp được các khách hàng thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ. Vì vậy công ty thường đối mặt với rủi ro về mặt tỉ giá điều này có thể gây những tác động nhất định đến kết quả kinh doanh của công ty
Trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, không riêng gì VINATRANS mà các Công ty hoạt động trong lĩnh vực này nói chung đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Để có thể tồn tại và phát triển VINATRANS cần phải đưa ra những phương hướng, giải quyết thích hợp, thoả đáng. Sau đây là một số giải pháp kiến nghị để công ty có thể phát huy những thuận lợi của môi trường.
III, MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY THUẬN LỢI ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG KHÔNG Ở VINATRANS :
Quá trình tự do hóa thương mại diễn ra trên phạm vi toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội để phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa và trong đó có giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không. Để phát huy những thuận lợi đã nêu ở trên, công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VINATRANS ( HÀ NỘI ) cần có một số giải pháp tác động đến nội tại công ty nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và mở rộng hoạt động kinh doanh.
1. Giải pháp về mở rộng thị trường
Để tạo tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của mình, tránh các biến động của thị trường thì song song với việc giữ vững thị trường hiện có, Công ty phải tìm biện pháp thích hợp để mở rộng hoạt động của dịch vụ giao nhận hàng không hơn nữa ra thị trường nước ngoài. Đối với các thị trường mới VINATRANS cần phải đưa ra những chiến lược xâm nhập thị trường một cách phù hợp. Chỉ như vậy thì VINATRANS mới có thể thực sự phát triển và thực sự lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh giao nhận nói chung và giao nhận hàng không nói riêng.
Có hai hình thức mở rộng thị trường, đó là mở rộng thị trường của Công ty theo chiều rộng và theo chiều sâu. Trong đó :
- Mở rộng thị trường theo chiều rộng chính là mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý. Ví dụ như mở rộng thị trường dịch vụ hàng không sang Mexico, Nam Mỹ, Trung Phi..
- Mở rộng thị trường theo chiều sâu thì không phải là mở rộng về mặt dịa lý. Những vẫn trong môi trường địa lý, văn hoá, kinh doanh đó, mở rộng thị trường theo chiều sâu là đa dạng hoá phạm vi dịch vụ của Công ty để thu hút được nhiều khách hàng đạt doanh thu hoạt động cao hơn nhằm khai thác triệt để và giữ vững thị trường hiện có của Công ty.
2. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh :
2.1. Các biện pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Ngày nay, do có sự phân công lao động xã hội, hoạt động giao nhận hàng không ra đời và ngày càng chuyên môn hóa sây sắc hơn. Các trang thiết bị phục vụ cho vận tải hàng không cũng không ngừng được hiện đại hóa như các thiết bị xếp, dỡ hàng lên máy bay, làm cho việc giao nhận hàng không được nhanh chóng thuận tiện hơn. Chính vì vậy , Công ty cần đầu tư mua các trang thiết bị mới, nâng cấp trang thiết bị cũ để thuận tiện hơn trong việc bốc, dợ hàng cũng như công tác quản lý.
Hiện nay, công ty đã chủ động đầu tư nâng cấp phần mềm và mạng máy tính..các thiết bị như xe nâng, băng tải, palet..
Việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại ngoài việc giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu thuần túy về nghiệp vụ kinh doanh như : cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tăng tốc độ công việc, tăng tốc độ chính xác, tăng chất lượng dịch vụ… còn làm tăng tuy tín của Công ty, tạo điều kiện đẻ mở rộng kinh doanh.…Có thể nói rằng, ngày nay trang thiết bị hiện đại là một trong những chìa khoá dẫn đến sự thành công của một doanh nghiệp.
2.2. Xây dựng chiến lược Marketing và sử dụng công nghệ Marketing.
Đối với dịch vụ giao nhận hàng không, do đặc thù riêng của nó, Công ty cần phải có chiến lược Marketing, tiếp cận tới các khu vực, các ngành nghề có sản phẩm cần thiết phải vận chuyển bằng đường hàng không như các xí nghiệp Thủy hải sản, chế tạo máy móc chính xác, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ… Hiện nay công ty vẫn chưa có bộ phận chuyên trách Marketing cho hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không cũng như cho hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Vì vậy, công ty nên có bộ phân Marketing riêng của mình.
Về chiến lược Marketing, công ty sẽ thực hiện đa dạng hóa loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng, giảm giá thành…nhằm đưa đến cho khách hàng các dịch vụ tiện lợi, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, nhanh chóng, thuận tiện.
2.3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên.
Do đặc điểm của hàng hoá giao nhận bằng đường hàng không thường là hàng có giá trị cao, hàng tươi sống, hàng đặc biệt… do đó trước khi một chủ hàng quyết định trao hàng hoá vào tay người giao nhận, khách hàng phải có cơ sở tin chắc chắn rằng hàng hoá của mình giao vào tay những người đáng tin cậy . Đồng thời hoạt đôngh giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không cũng có liên quan đến đến nhiều lĩnh vực như : hải quan, luật pháp, thương mại, bảo hiểm… do đó chỉ với một sai sót và sơ suất nhỏ cũng sẽ gây ra hậu quá khó lường. Vì vậy việc năng lực và trách nhiệm của nhân viên giao nhận là rất quan trọng.Để có được một nguồn nhân lực có chất lượng, Vinatrans cần thực hiện một số biện pháp sau :
- Đặc ra tiêu chuẩn để chọn lựa nhân viêc cho công ty qua các cuộc thi tuyển.
- Xây dựng chính sách thưởng phạt, nâng cao trách nhiệm của cán bộ công nhân.
- Đào tạo thêm cho nguồn nhân lực hiện có : mời chuyên gia về giảng dạy, cử đi học các lớp về chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như các kĩ năng mềm, đặc biệt là tiếng Anh.
- Có chính sách thích hợp về sử dụng cán bộ sau khi đào tạo.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25443.doc