Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dược phẩm nhập khẩu, lấy ví dụ tại Công ty cổ phần XNK y tế Việt Nam

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng đề án này em viết hoàn toàn dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ: NguyễnThị Liên Hương và tham khảo các tài liệu có liên quan, không sao chép bất kỳ tài liệu này. Nếu em vi phạm lời cam đoan này em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường . Sinh viên: Hồ Đức Khánh LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, nhiều ngành kinh tế, nhiều lĩnh vực kinh tế đã có những bước thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình, trong đó có ngành Dược. Trong qu

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dược phẩm nhập khẩu, lấy ví dụ tại Công ty cổ phần XNK y tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trình hội nhập, nhiều công ty dược phẩm đã và đang cải tiến hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng và tiêu chuẩn quốc tế. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Một trong những hoạt động cơ bản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam đang thực hiện là hoạt động nhập khẩu mặt hàng dược phẩm. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Dược ở nước ta là một ngành có lịch sử phát triển chưa lâu, nền công nghiệp dược còn nhiều yếu kém, lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật của nhân dân ta lại không ngừng tăng cao. Để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của người dân, nhà nước đã tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh sản xuất thuốc tại Việt Nam, cũng như tăng cường các hoạt động nhập khẩu mặt hàng dược phẩm vào trong nước. Việc tạo các điều kiện thuận lợi trên mặc dù đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân nhưng lại làm cho thị trường dược phẩm nước ta trở nên dể biến động và phụ thuộc vào thị trường dược phẩm nước ngoài. Để bảo vệ nghành công nghiệp dược trong nước và bình ổn thị trường dược phẩm, nhà nước ta tiến hành xây dựng, hoàn thiện các chính sách để hổ trợ sự phát triển của ngành. Thuế quan nhập khẩu là một chính sách quan trọng để bình ổn thị trường dược phẩm trong nước. Biểu thuế nhập khẩu mặt hàng dược phẩm là một vấn đề được các bộ, ngành, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Sau khi xem xét , nghiên cứu thực trạng ngành dược phẩm nước ta và biểu thuế suất nhập khẩu mặt hàng dược phẩm, thông qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu y tế Việt Nam em quyết định chọn đề tài “ Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dược phẩm nhập khẩu, lấy ví dụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam” để có thể đóng góp ý kiến của mình xây dựng chính sách hoàn thiện cho ngành, thúc đẩy sự phát triển của ngành dược Việt Nam. Và em xin cám ơn Thạc sỹ: NguyễnThị Liên Hương đã giúp em hoàn thành đề án. Mong thầy cô và các bạn góp ý kiến để bài viết hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM 1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM. 1.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam được thành lập ngày 2/5/1985theo quyết định 388/CP và 350/CP. Công ty được thành lập từ việc tách ra từ năm công ty ngoại thương Minexport, Tocomtap, Machinoimport, Tecnoimport, Naforimex. Vào thời điểm này công ty thuộc bộ Y tế. Khi thành lập công ty có tên là công ty xuất nhập khẩu thiết bị Y tế TW. Là một doanh nghệp nhà nước thuộc Bộ y tế sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và bán buôn bán lẻ dược phẩm va các thiết bị Y tế. Công ty tự hạch toán độc lập với vốn ban đầu nhà nước cấp là 5.9 tỷ đồng. Công ty có 56 cán bộ công nhân viên, trong đó có 45% có trình độ đại học. Đến năm 1993 căn cứ theo nghị định 135 /CP, nghị định 15/CP, nghị định 388/HĐBT và thông báo số 136/TB Bộ trưởng Bộ Y tế, quyết định thành lập công ty xuất nhập khẩu Y tế I- Hà Nội, tên giao dich quốc tế: Vimediex (Việt Nam medical national import export companyI-Ha Noi). Ngày 12-6-1993, theo quyết định số 530/ BYTQĐ , công ty trực thuộc bộ Y tế với 96 ngưởi, vốn kinh doanh là 13,169 tỷ đồng và tự hạch toán độc lập. Khi đó mọi báo cáo cũng như xin phép của công ty đều phải trình lên Bộ Y tế, nhưng sang năm 1996, theo quyết định số 4670/BYTQĐ ngày 30-3-1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế, công ty dược Việt Nam được tự mình quyết định. Từ đó công ty xuất nhập khẩu Y tế I là thành viên của tổng công ty dược Việt Nam. Từ tháng 1 năm 1997 công ty giao nhận Y tế Hải Phòng, trước đây là công ty thuộc tổng công ty dược Việt Nam trở thành chi nhánh của công ty xuất nhập khẩu Y tế I - Hà Nội (theo quyết định 35/BYTQĐ ngày 15-1-1997 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc sát nhận công ty giao nhận Y tế Hải Phòng vào công ty xuất nhập khẩu Y tế I- Hà Nội, và quyết định số 06/TCTD ngày 31-1-1997 của tổng công ty dược Việt Nam, về việc thành lập chi nhánh công ty xuất nhập khẩu Y tế Hải Phòng trên cơ sở công ty giao nhận Y tế). Chi nhánh công ty giao nhận Hải Phòng đã có trên 20 năm kinh nghiệm chuyên làm nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển thuốc trang thiết bị, dụng cụ y tế, hoá chất... cho các đơn vị trong ngành, chương trình Y tế Quốc gia. Công ty được cổ phần hóa theo quyết định số 483/QĐ-BYT ngày 19 tháng 2 năm 2004 của bộ trưởng bộ y tế. Năm 2006 công ty tiến hành cổ phần hóa. Với tên gọi Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam ( VIMEDIMEX). Công ty có chức năng XNK và XNK ủy thác các mặt hàng dược phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, sinh phẩm, VIMEDIMEX đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào công tác nghiên cứu, phát triển các vùng trồng dược liệu sạch theo tiêu chuẩn GACP để phát triển các sản phẩm dược liệu sạch chất lượng cao. 1.1.2.chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam. 1.     Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ các ngành hàng chính dưới đây: -         Dược phẩm: Tân dược, đông dược, thuốc nam, thuốc bắc, cao đơn hoàn tán… -         Nguyên liệu, hoá chất, phụ liệu để sản xuất thuốc, bao b́ dược và các sản phẩm y tế khác. -         Dược liệu, tinh dầu, hương liệu, dầu động vật. -         Mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, thực phẩm chức năng (Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học). -         Trang thiết bị, máy móc dụng cụ bao b́ cho sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị và dụng cụ y tế. -         Hoá chất xét nghiệm và kiểm nghiệm (Các hoá chất phục vụ cho ngành y dược). -         Vắc xin sinh phẩm. -         Các loại hóa chất thông dụng, các loại nguyen liệu vật tư dùng cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, điện - điện tử. -         Các mặt hàng nông, lâm, hải sản; hàng thủ công mỹ nghệ. -         Các mặt hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng khác. 2.     Kinh doanh dich vụ: -         Dịch vụ khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế khác. -         Giao nhận, kho vận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. -         Thu đổi ngoại tệ và kiều hối. -         Hội trợ triển lăm, quảng cáo tiếp thị. -         Khách sạn, nhà hàng và hướng dẫn du lịch. 3.     Đại lý ký gửi, đại lý tiêu thụ cho các tổ chức trong và ngoài nước. 4.     Hợp tác, liên kết liên doanh với các công ty, đơn vị trong và ngoài nước. 5.     Sản xuất thuốc và trang thiết bị vật tư y tế. 6.     Các hoạt động sản xuất kinh doanh khác phù hợp với với quy định của pháp luật.   1.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam. Bộ máy quản trị của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng, quyền lực tập trung vào Hội đồng quản trị và ban giám đốc. Hệ thống các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc và có sự tác động qua lại với nhau đồng thời đóng vai trò tham mưu cho Tổng Giám Đốc điều hành trực tiếp hoạt động của Công ty. Áp dụng mô hình này có ưu điểm là kết hợp quản lý tập trung thống nhất với phát huy quyền chủ động và đang được áp dụng phổ biến hiện nay, nhưng nó lại đang mắc phải một số những nhược điểm đó là có thể làm chậm quá trình ra quyết định do phải nghiên cứu nhiều ý kiến và đòi hỏi mỗi người trong Công ty phải biết cách làm việc trong cơ cấu này thì mới hiệu quả được. Dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam với 7 cấp quản trị và chức năng, nhiệm vụ của các chức danh và bộ phận chính trong bộ máy quản trị Công ty. CHỦ TỊCH HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC TP.BĐCL TP. NC&PT TP.TCHC TP.KT -TV TP.XK TP NK&KHSX P.TỔNG GIÁM ĐỐC TP. KDDL T CHI NHÁNH TP. KTCL T. KHO TP. MARKETING QUẢN ĐỐC PX GMP QUẢN ĐỐC PX HOÁ CHẤT QUẢN ĐỐC PX ĐÔNG DƯỢC TRƯỞNG CA 1 TRƯỞNG CA 1 TRƯỞNG CA 1 TRƯỞNG CA 2 TRƯỞNG CA 2 TRƯỞNG CA 2 TC1 TC2 TC1 TC1 TC1 TC1 TC1 TC2 TC2 TC2 TC2 TC2 Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam (Nguồn: phòng tổ chức hành chính) Chủ tịch Hội đồng quản trị Là người đứng đầu Hội đồng quản trị, có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị, giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc Là người được Hội đồng quản trị giao trách nhiệm quản trị Công ty, người chỉ huy cao nhất trong công ty có nhiệm vụ quản lý toàn diện các vấn đề của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của công ty. Nhiệm vụ chính của tổng giám đốc là đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó tổng giám đốc Là người giúp việc trực tiếp cho tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm một mảng kinh doanh nhất định của doanh nghiệp và không có quyền ký thu chi trong doanh nghiệp mà phải trình lên tổng giám đốc ký. Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính Là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất trong phòng Tổ chức – Hành chính, phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến tổ chức – hành chính như: Quản lý công tác đào tạo, quản lý nguồn nhân lực, quản lý công tác tuyển dụng Trưởng phòng Kế toán – Tài vụ Là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất trong phòng Kế toán – tài vụ, phụ trách công tác kế toán tài chính, theo dõi sổ sách, lập các báo cáo tổng hợp số liệu về kêt quả kinh doanh của Công ty đồng thời là người giúp các lãnh đạo cấp trên nắm rõ được tình hình tài chính, vạch ra các mặt trong việc quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp, giải trình các báo cáo tài chính với các cơ quan quản lý cấp trên và đưa ra báo cáo thường kỳ hàng năm. Trưởng phòng Xuất khẩu Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Xuất khẩu, phụ trách toàn bộ mảng hoạt động xuất khẩu thuốc của Công ty ra các thị trường nước ngoài. Trưởng phòng Nhập khẩu & Kế hoạch sản xuất Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Nhập khẩu & Kế hoạch sản xuất có chức năng phụ trách các vấn đề về hoạt động nhập khẩu và điều phối, đôn đốc hoạt động sản xuất theo đúng tiến độ được định ra. Trưởng phòng Bảo đảm chất lượng Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Bảo đảm chất lượng có chức năng phụ trách quá trình sản xuất thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn đã được đặt ra ( phía bên ngoài của sản phẩm). Trưởng phòng Nghiên cứu & Phát triển Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Nghiên cứu & Phát triển có chức năng nghiên cứu có nhiệm vụ khảo sát, định hướng hình thành và phát triển các loại hoá chất, dược liệu mới hoặc cải tiến các loại hoá chất, dược liệu cũ. Trưởng chi nhánh Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất tại các chi nhánh đặt ở các tỉnh thành khác nhau, là người điều phối toàn bộ hoạt động của một khu vực do mình phụ trách và báo cáo lại kết quả kinh doanh cho Công ty mẹ. Trưởng phòng kinh doanh dược liệu Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng kinh doanh dược liệu. Là người điều phối các vấn đề về dược liệu. Trưởng phòng Marketing Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Marketing, giúp việc trực tiếp cho các Phó tổng giám đốc trong việc vạch ra các kế hoạch marketing. Trưởng phòng Kiểm tra chất lượng Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Kiểm tra chất lượng, có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo việc kiểm tra tính định lượng và định tính cụ thể của mỗi sản phẩm đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Trưởng kho Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong tổng kho, phụ trách việc kiểm soát lượng hàng ra vào kho để trách thất thoát và tránh nhập các mặt hàng trái phép hoặc chưa được cấp phép vào kho. Trưởng kho phải thường xuyên kiểm soát được lượng hàng trong kho để báo cáo lên Phó tổng giám đốc giúp Phó tổng giám đốc kiểm soát tốt được tốc độ luân chuyển hàng hoá. Quản đốc phân xưởng Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong một phân xưởng, nhìn chung quản đốc phân xưởng không thực hiện các chức năng quản lý như tuyển dụng lao động, mua sắm vật tư, … mà là người theo dõi, đôn đốc hoạt động sản xuất ở phân xưởng theo đúng quy định. Trưởng ca Là thủ trưởng cao nhất trong ca làm việc có trách nhiệm chỉ huy điều hành mọi người và chịu trách nhiệm về vấn đề xảy ra trong ca làm việc đó. Tổ trưởng Là thủ trưởng trực tiếp trong tổ sản xuất có trách nhiệm chỉ huy toàn bộ các tổ viên hoạt động theo quy định của trưởng ca. 1.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty thời gian gần đây Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty phát triển khá vững chắc. Cơ chế mới đã cho phép công ty tự hoạt động kinh doanh, phát huy được các năng lực hoạt động của mình trong nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt, thêm vào đó là những khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ bấp bênh, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ của thế giới năm 2009, thị trường thế giới có nhiều biến động phức tạp đã đặt ra nhiều thách thức lớn đối với công ty. Để đứng vững và phát triển trên thị trường công ty đã xây dựng một chiến lược kinh doanh hướng về thị trường phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của công ty trên cơ sở nhiên cứu thị trường nhằm tranh thủ những thuận lợi, hạn chế những khó khăn của môi trường kinh doanh. Với những nỗ lực của mình, công ty đã đương đầu với những khó khăn và thách thức. Qua những thử nghiệm ban đầu, công ty đã vượt qua những thử thách và giành lấy cơ hội không ngừng đưa công ty phát triển lên tầm cao mới. Kết quả được thể hiện qua bảng báo cáo thực hiện kinh doanh với các chỉ tiêu mua vào bán ra. Theo quyết định phê duyệt của Bộ Y tế, giá trị doanh nghiệp của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt khi cổ phần hóa là 667 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là 25 tỷ đồng. Sau khi cổ phần hóa, công ty làm ăn có lãi, lương, thu nhập liên tục tăng, doanh thu cũng tăng từ 2.400 tỷ đồng năm 2006 lên 2.800 tỷ đồng năm 2007 1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh qua bốn năm thực hiện ( 2006-2009). Chỉ tiêu Đơn vị Tính Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 Mua vào triệu đồng 511.687 541.286 708.142 971.677 Bán ra triệu đồng 512.992 560.403 723.051 1.009.527 Kim ngạch XNK USD 30.835.017 32.395.026 39.149.863 48.430.904 Lợi nhuận triệu đồng 255 2.017 2.988 3.500 Nộp ngân sách triệu đồng 25.312 24.000 35.475 51.000 Bảng 1.2. Kết quả kinh doanh bốn năm : 2006 – 2009 Nguồn: Phòng kế toán, tài vụ Qua bảng báo cáo kinh doanh của công ty, qua bốn năm thực hiện (2006-2009). Công ty đã thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty luôn vượt mức so với lượng hàng hoá mua vào, năm 2006 lượng bán ra hơn lượng mua vào là 1.305 triệu đồng. Năm 2007 lương bán ra hơn lượng mua vào là 19.117 triệu đồng. Năm 2008 lượng bán ra hơn lượng mua vào là 14.909 triệu đồng.và năm 2009 lượng bán ra hơn lượng mua vào là 37.850 triệu đồng. Như vậy tình hình kinh doanh của công ty tăng khá mạnh qua các năm, điều này đã thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của công ty. Kết quả hoạt động kinh doanh. Về doanh thu. Đây là chỉ tiêu quan trọng, là kết quả của hoạt động kinh doanh, nó thể hiện quy mô kinh doanh, khả năng đáp ứng nhu cầu và cạnh tranh trên thị trường. Sự tăng hay giảm doanh thu cho biết tình hình kinh doanh của công ty phá triển hay suy thoái, đồng thời qua đây cũng nói lên những khó khăn trở ngại mà công ty gặp phải và những diễn biến phức tạp trên thị trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh thu của công ty đạt được qua các năm là khá cao. Năm 2006 đạt 512.992(triệu đồng), năm 2007 đạt 560.403(triệu đồng) tăng 30,5% tương ứng với 47.411(triệu đồng). Năm 2008 doanh thu của công ty là 723.051(triệu đồng) tăng 162,648(triệu đồng) so với năm 2007.năm 2009 đánh dấu một bước lớn trong phát triển của công ty, doanh thu của công ty là 1.009.527(triệu đồng) vượt chi tiểu của công ty đề ra năm 2009 là 650.000 triệu đồng ( vượt chỉ tiêu tới 155%). Về lợi nhuận. Lợi nhuận của công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ các hoạt động bất thường. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là chính, mà hoạt động kinh doanh lại chủ yếu là hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá đem lại lợi nhuận. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty tuy không ổn định qua các nặm nhưng cũng luôn ở mức cao. Năm 2006 đạt 255 triệu đồng, năm 2007 đạt 2.017 tỷ đồng , năm 2008 đạt 2.988 tỷ đồng và năm 2009 đạt 3.500 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự không ổn định là do khách quan từ môi trường bên ngoài mang lại. Nhưng dù là nguyên nhân khách quan như thế nào thì thì công ty cũng luôn cố gắng khắc phục để cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Năm 2009 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tiền tệ trên thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển của công ty. Nhưng trong khó khăn công ty đã tìm cho mình một hướng đi mới đó là mở rộng thị trường và tìm kiếm thêm các mặt hàng xuất khẩu và biện pháp này đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả là lợi nhuận tổng thể của công ty năm 2009 vẫn tăng cao hơn năm 2008. Về đóng góp của công ty trong nộp ngân sách nhà nước Qua số liệu các năm từ 2006 đên 2009, ta thấy hàng năm công ty vẫn đóng gọp vào cho ngân sách nhà nước một số tiền rất lớn.năm 2006 công ty nộp ngân sách nhà nước là 25.312 triệu đồng , năm 2007 công ty nộp ngân sách nhà nước là 24.000 triệu đồng, năm 2008 công ty nộp ngân sách nhà nước là 35.475 triệu đồng và năm 2009 công ty nộp ngân sách nhà nước là 51.000 triệu đồng. Mặc dù có một số thời điểm số tiền đóng góp của công ty vào ngân sách nhà nước có ít hơn năm trước( nạp ngân sách năm 2007 ít hơn năm 2006 là 1.312 triệu đồng) Một phần là do ảnh hưởng của chính sách của nhà nước, mặt khác là do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nên ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty. Nhưng nhìn chung sự đóng góp của công ty vào ngân sách nhà nước vẫn ngày càng tăng, năm 2008 nhiều hơn năm 2007 là 11.375 triệu đồng, năm 2009 nhiều hơn 2008 là 15.525 triều đồng, đặc biệt nạp ngân sách năm 2009 đã vượt chỉ tiêu đề ra của năm đến 177%. Đđiều đó phản ảnh sự phát triển nhanh và bễn vừng của công ty. Về kim ngạch xuât nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng được thể hiện rất rỏ thôg qua kim ngạch xuất nhập khẩu. Đây chính là hoạt động tạo nên doanh thu cho công ty. Từ năm 2006 đến nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty tăng không ngừng điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty phát triển khá khả quan. Qua bảng số liệu thống kê ta nhận thấy được sự tăng trưởng mạnh của công ty. Năm 2006 kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty là 30.835.017 USD. Năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 32.395.206 USD, năm 2008 đạt 39.149.863 USD Sang đến năm 2009 thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty bằng 48.430.904 USD, vượt hơn kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008 là 9.281.041 USD, là năm có chỉ số tăng lên cao nhất có kim ngạch xuất nhập khẩu.Nguyên nhân của sự tăng lên của kim ngạch xuất nhập khẩu này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ trên thế giới, tình hình xuất khẩu-nhập khẩu hàng hóa của công ty tăng lên bình thường nhưng do tỷ giá đồng USD tăng cao nên làm cho tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty tăng lên cao. 2006 2007 2008 2009 Hinh 1.3: Tỷ trọng kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2006-2009 Nguồn: phòng tổng hợp Trong cơ cấu kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty thì hoạt động nhập khẩu của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao hơn hoạt động xuất khẩu. Nhưng xu hướng hiện nay của công ty là tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu 1.2.CÁC THÀNH CÔNG ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÔNG TY. Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của công cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên lĩnh vực kinh doanh cũng như hiệu quả xã hội. Có thể đánh giá thành tựu về hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam như sau. Trong những năm qua, công ty luôn có nhiều cố gắng bán sát, xâm nhập và phát triển thị trường trong và ngoài nước. Khai thác được nhiều nguồn hàng chứng khoán và hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu, công ty đã chú trọng quan tâm đến công tác tiếp thị, khai thác mở rộng thị trường xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu mới. Các mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là hương liệu, dược liệu, và các loại tinh dầu cũng như một số mặt hàng khác. Nên kim ngạch xuất khẩu xủa công ty ngày một tăng cao. Trong quá trình kinh doanh công ty phải cạnh tranh gay gắt khi khai thác nguồn hàng, do nhà nước mở rộng cơ chế xuất nhập khẩu nên có rất nhiều công ty tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng như của công ty, ngoài ra còn có các văn phòng đại diện cũng tham gia mua bán trực tiếp đến tận các cơ sở thu mua, sản xuất, chế biến nên làm cho giá cả lên xuống thất thường. Sự biến động tiền tệ trong khu vực và thế giới, tỷ giá ngoại tệ mạnh lên xuống cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty nhất là năm 2009. Trước tình hình đó, công ty đã áp dụng nhiều biện pháp sản phẩm kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, giao hàng đúng hạn và bảo đảm chất lượng hàng hoá, thanh toán sòng phẳng, và đã thực sự gây được lòng tin đối với khách hàng, lôi cuốn khách hàng đến hợp tác lâu dài. Những điều đó vừa tạo được nguồn hàng ổn định vừa có khách hàng tiêu thụ. Thị trường của công ty không ngừng được mở rộng, công ty có quan hệ bạn hàng với nhiều nước trên thế giới, không chỉ những nước trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc... Công ty còn mở rộng quan hệ với các nước ở Châu âu và thị trường Mỹ. Đây là xu hướng phù hợp với tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay, đó là đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ quốc tế. Nhờ vào các biện phsản phẩm tích cực mở rộng thị trường mà khối lượng hàng hoá lưu chuyển của công ty ngày càng tăng làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu và doanh thu xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên, hiệu quả kinh doanh của công ty cũng không ngừng được tăng lên, và đạt được những con số đáng khích lệ. Xét về các chỉ tiêu thực hiện năm 2009 so với năm 2006 thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên rõ rệt. Về lợi nhuận tăng 150%. Các tỷ suất lợi nhuận trên vốn, doanh thu, chi phí đều tăng, mức doanh lợi của vốn lưu động tăng 24,47%, Số vòng quay của vốn lưu động tăng 3,82%, doanh thu bình quân một lao động tăng 16,35%, mức sinh lợi của một lao động tăng cao là 34,68%. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác đạt rất cao như tình hình nộp ngân sách nhà nước tăng 101%. Điều này cho thấy giai đoạn hoạt động của công ty từ 2006-2009 là khá hiệu quả cả về mặt hiệu quả doanh nghiệp lẫn hiệu quả xã hội. Có được kết quả trên là do công ty đã nỗ lực cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình như: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu nhanh chóng, chính xác, đúng chính sách và pháp luật của nhà nước, nộp thuế xuất nhập khẩu đúng hạn đầy đủ. Thực hành tiết kiệm trong công ty, giảm các loại chi phí trong kinh doanh như chi phí vận tải, bốc xếp giám định, bảo quản hàng hoá... các chi phí về quản lý hành chính đều ở mực cho phép. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ làm việc có hiệu quả nên năng suất cao. Công ty luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng đào tạo nang cao nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học bổ túc thêm trình độ về nghiệp vụ ngoại thương, về trình độ ngoại ngữ, tin học và trình độ mọi mặt. Ngoài ra còn có nguyên nhân nữa dẫn đến hiệu quả kinh doanh cao là công ty rất coi trọng công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong mọi hoạt động công ty đều lấy chất lượng, hiệu quả làm điều kiện tiên quyết tạo được uy tín đối với bạn hàng trong và ngoài nước. CHƯƠNG 2 MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM NHẬP KHẨU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG NÀY 2.1 ĐẶC ĐIỂM MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 2.1.1 Khái niệm Dược phẩm là thuốc và các hoạt động liên quan đến thuốc. Thuốc là chất hoá học là thay đổi chức năng của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể  và làm thay đổi tiến trình của một bệnh. Dược phẩm được phân chia thành nhiều loại theo nhiều phương thức khác nhau, trong đó theo cách phân chia để tính thuế của cơ quan hải quan thì dược phẩm được chia thành hai dạng chính là thuốc và thực phẩm thuốc. 2.1.2. Dược phẩm là hàng hóa đặc biệt, khó bảo quản Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm không chỉ đáp ứng mục tiêu lợi nhuận mà phải đáp ứng cả mục tiêu y tế và xã hội. Do đặc thù của sản phẩm dược là các sản phẩm khó bảo quản, bắt buộc phải có những biện pháp kiểm nghiệm chất lượng ngay cả trong và sau quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm hiện nay đều phải bắt buộc có xưởng đạt tiêu chuẩn gồm các điều kiện bảo quản thuốc tốt. Bên cạnh đó, thuốc cũng là một loại hàng hóa, đã là hàng hóa thì cũng giống như các loại hàng hóa tiêu dùng khác, giá thuốc cũng được điều tiết theo quy luật cung – cầu trên thị trường và chịu sự quản lý của nhà nước về giá như niêm yết giá, bán theo giá niêm yếu, chống gian lận thương mại. Nhưng vì thuốc là hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên cần phải có các cơ chế quản lý giá đặc biệt: như giá thuốc nhập khẩu không được cao hơn giá CIF thực tế trung bình của các nước, nếu kê khai không đúng, bán không đúng thì cơ quan nhà nước sẽ tạm dừng việc cấp số đăng ký, tạm từng việc cấp đơn hàng nhập khẩu thuốc… 2.1.3.Giá cả cao không đồng nghĩa với chất lượng tốt Việc tăng giá thuốc là một xu thế chung trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hiện tượng này càng phổ biến, nhà thuốc này tăng giá thì nhà thuốc khác cũng tăng giá theo. Tuy nhiên, tăng cao nhất vẫn là những mặt hàng thuốc ngoại. Điều này có nguyên nhân từ tâm lý sính ngoại của nhiều người bệnh, họ cho rằng cứ những loại thuốc đắt tiền là tốt nhất. Tuy nhiên, chúng ta lại không thể biết được chất lượng thực tế của thuốc. Chẳng hạn, một bệnh nhân tiểu đường điều trị với một đơn thuốc ngoại nhưng bệnh không giảm, thậm chí càng ngày càng tăng với một đơn thuốc tốn kém hơn. Vậy đó là do chất lượng thuốc hay do sự phát triển của tiến trình bệnh lý? Rõ ràng giá thuốc tăng không phản ánh chất lượng thuốc tăng. 2.1.4.Dược phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người Việc sử dụng các mặt hàng dược phẩm hiện nay không thể tránh khỏi gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ của dược phẩm được chia làm 3 cấp độ Cấp độ I: Thuốc có khả năng rất lớn gây tử vong hay các vấn đề tác dụng phụ trầm trọng cho sức khỏe. Cấp độ II: Dược phẩm có chứa các chất có thể gây rắc rối cho sức khỏe tạm thời trong quá trình dùng thuốc nhưng tác hại có thể khắc phục được. Cấp độ III: Thuốc có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe nhưng khả năng xảy ra tác dụng phụ thì không cao. Như vậy, rõ ràng việc sử dụng các mặt hàng dược phẩm sẽ giảm được bệnh tật này nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc mắc một số bệnh khác, chính vì thế việc sử dụng thuốc phải luôn luôn kèm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 2.2.1. Sức cầu về mặt hàng dược phẩm phụ thuộc phần lớn vào bác sĩ kê đơn Thuốc là nhu cầu tất yếu nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho con người. Nhưng việc sử dụng thuốc có nét đặc thù: người tiêu dùng không có quyền quyết định mua loại nào, số lượng bao nhiêu, dùng như thế nào, … mà là do thầy thuốc. Vì vậy, sử dụng thuốc hợp lý, phù hợp với mức chi trả của người dân là rất quan trọng – nhất là trong điều kiện mức sống của người dân còn thấp, tiền thuốc bình quân đầu người là 7,6 USD/năm ( so với 40 – 60USD/năm của các nước trên thế giới) thì càng cần phải có định hướng sử dụng thuốc. Hiện nay, tỷ lệ sử dụng thuốc ngoại còn cao, ngay cả thuốc của các nước trong khu vực có trình độ công nghệ tương đương với thuốc đã sản xuất trong nước. Không chỉ lạm dụng thuốc kháng sinh, biệt dược đắt tiền, mà thuốc bổ sung vitamin, thuốc hỗ trợ điều trị cũng chiếm tỷ lệ cao trong đơn thuốc. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối thuốc vẫn ưu tiên hướng tới mục tiêu kinh tế chứ chưa quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, một số hành vi tiêu cực trong quảng cáo, tiếp thị, chi hoa hồng cho người kê đơn đã làm cho người bệnh thiệt thòi... 2.2.2. Sức cầu hiện nay chủ yếu đối với các mặt hàng ngoại Hiện nay, Việt Nam chưa sản xuất được các dạng bào chế hiện đại với những sản phẩm công nghệ cao như thuốc giải phóng theo chương trình, thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tác dụng đích ... Một số doanh nghiệp chỉ đơn thuần bắt chước mẫu mã của nước ngoài, còn việc xây dựng chiến lược mặt hàng, tiếp thị sản phẩm và quảng bá thương hiệu chưa được các doanh nghiệp dược Việt Nam chú trọng. Chính vì thế mà theo thống kê hiện nay, lượng thuốc nhập ngoại tiêu thụ trong các bệnh viện luôn chiếm tỷ lệ cao là 65%, thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 35%. 2.2.3. Doanh nghiệp Dược chịu sự quản lý chặt chẽ của Bộ Y Tế Dược phẩm là loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Để được nhập khẩu các mặt hàng dược phẩm thì các doanh nghiệp phải được sự cấp phép của cơ quan Nhà nước. Khi hàng về đến các cửa khẩu hải quan, các doanh nghiệp phải xuất trình phiếu kiểm nghiệm gốc của nhà sản xuất, chỉ khi các thông số trên phiếu kiểm nghiệm gốc đạt tiêu chuẩn quy định thì hàng hóa mới được thông quan. Với mỗi lần nhập hàng về, doanh nghiệp đều phải có đơn gửi lên Bộ Y Tế và nếu được phê duyệt thì mới tiến hành nhập hàng. Tất cả các mặt hàng thuốc tân dược muốn lưu thông trên thị trường đều phải có giấy phép đăng ký và những mặt hàng nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại chỉ thị số 03/1998/CT – BYT ngày 17/02/1998 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế và Quy chế Quản lý chất lượng thuốc ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Y Tế số 2412/1998/QĐ – BYT ngày 15/9/1998. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25747.doc
Tài liệu liên quan