Phần I: Lời mở đầu
Thế kỷ XX đã qua và đã có bao nhiêu cuộc chiến tranh sung đột đã diễn ra trên thế giới năm 2000. Là bước đầu của thế kỷ XXI thế kỷ này nhân loại lấy mốc là một thế kỷ chấm dứt chiến tranh trên toàn thế giới và được sống trong một thế giới hoà bình hạnh phúc và không có chiến tranh xảy ra.
Ngày 11/9/2001 cuộc tấn công bất ngờ vào nước Mỹ của bọ khủng bố đã xảy ra ở hai thành phố lớn Newyork và washington của nước Mỹ.
Vụ việc này đã khiến cho cả thế giới bàng hoàng và cùng c
14 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của sự kiện 11/9 tới thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hung một suy nghĩ rằng thế kỷ XXI không phải như được mong muốn nữa. Sau hành động của bọn khủng bố này dư luận đông đảo của quần chúng nhân dân cả thế giới lên án rất kịch liệt.
Thiết nghĩ rằng đó là hành động suất phát từ mối quan hệ, chính sách, sự chênh lệch giàu nghèo, toàn cầu hoá trên toàn thế giới nên đã gây ra cuộc khủng bố này. Trào lưu của toàn cầu hoá là lại cố tạo ra cạnh tranh tự do giữa những đối thủ không ngang sức nhau, ngoài ra cũng phải tìm kiến dầu lửa và an ninh năng lượng để nuôi sống nền công nghiệp từ các nước phát triển.
Khi mà giữa hai đối thủ cạnh tranh không ngang sức bao giờ phái mạnh sẽ đè phái yếu ngay và phái yếu sẽ dùng cách nào đó để trả đũa đó là hành động khủng bố mà vừa qua đã xảy ra trên đất nước Mỹ.
Với sự kiện 11/9 này qua một thời gian em tìm hiểu và em mạnh dạn chọn đề tài " ảnh hưởng của sự kiện 11/9 tới thị trường Chứng khoán Mỹ và thế giới".
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Anh Minh người đã hướng dẫn em hoàn thành tốt đề án môn học Kinh doanh quốc tế này.
Phần II: Nội dung
I. Sự kiện 11/9/2001 và tác động tới thị trường Chứng khoán Mỹ.
Sự kiện 11/9/2001 đã xảy ra vô cùng bất ngờ cho đất nước Mỹ thảm hoạ này gây ra một hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với nước Mỹ và đẩy nước Mỹ vốn đang đối mặt với bờ vực suy thoái , và tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau cơn đại khủng hoảng "thừa" 1929 - 1933.
Theo ước tính ban đầu tổn thất kinh tế trực tiếp vào khoảng 50 tỷ USD trong đó chỉ riêng toàn nhà trung tâm thương mại thế giới đây là biểu tượng sự phồn vinh của kinh tế Mỹ, có trị giá là 3,2 tỷ USD và khoản bồi thường thiệt hại của ngành bảo hiểm là 30 tỷ USD và tổn thất của ngành hàng không là 4,4 tỷ USD; bảy ngày ngân hàng lớn tổn thất thiệt hại 1 tỷ USD. Đối với thành phố Newyork thiệt hại cả trực tiếp lẫn gián tiếp có thể lên tới 83 tỷ USD, trong đó mất mát về vốn là 30 tỷ USD, chi phí khu vực thu dọn Growudzcru là 14 tỷ USD, mất mát suy giảm sản lượng kinh tế là 39 tỷ USD, tỷ lệ thất nghệp sau sự kiện 11/9/2001 cũng tăng nhanh, cụ thể là 125 nghìn người. Mất việc làm, còn số người mất việc gián tiếp trong hai năm tới sẽ là 57.000 chiếm 1,5% tổng số lao động ở thành phố Newyork.
WTC tạo ra khoảng 10 tỷ USD/1năm cho GDP, so với tiền vay kinh tế Mỹ có thể làm ra 25 tỷ USD/ngày, con số thiệt hại là nhỏ nhưng hậu quả của nó lại nghiêm trọng vì nó dáng đòn chỉ từ vào hệ thống tài chính Mỹ.
Sau sự kiện 11/9/2001 thị trường tài chính tiền tệ Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng và làm ảnh hưởng tới ngành hàng không Mỹ, ngành ngân hàng, dầu mỏ... du lịch cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
Song cũng phải nói đến thị trường Chứng khoán Mỹ cũng bị ảnh hưởng khá lớn. Sau cuộc khủng bố 11/9/2001 làm cho thị trường chứng khoán Mỹ phải gần như đóng cửa tất cả, các thị trường chứng khoán phố Wall và Nasdaq của nước Mỹ cũng đóng cửa gần một tuần lễ (từ ngày 11/9/2001 đến 17/9/2001) tai những nơi giao dịch các nhà đầu tư đã bán tống bán tháo những cổ phiếu để đổi lấy tiền vàng hoặc đầu tư sang loại chứng khoán khác cho an toàn hơn.
Trong tuần giao dịch trở lại đầu tiên chỉ số công nghiệp Dowjens đã giảm thể thảm tới 14,2% và đã mất 1.370 điểm. Chỉ số S và Q 500 giảm 11,6% xuống chỉ còn 956,80 điểm và đây chính là tuần giao dịch tồi tệ nhất của S và Q 500. Chỉ số Nasdaq giảm 116% xuống còn 1.423,19 điểm. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm ngoái giá cổ phiếu của các hãng Mỹ phẩm tại Mỹ ngày càng có giá và diễn biến bệnh tham đang ngày càng một phức tạp ở nức này giá cổ phiếu trong ngành công nghiệp quốc phòng, viễn thông cũng đã có dấu hiệu tăng lên và được bán ra với số lượng lớn các chỉ số chứng khoán đều đặt mức cao nhất và những ngày cuối tháng. Đối với các nhà đầu tư Mỹ do nước Mỹ bị khủng bố thì tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư chứng khoán trên đất Mỹ, kỷ vọng để mà thu được lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu hiện đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Giao dịch Chứng khoán Nasdaq đã đóng cửa trong một thời gian kỷ lục kể từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
Sáu ngày sau khi thảm hoạ xảy ra thì ngày 17/9/2001 thị trường Chứng khoán New york và Nasdaq đã hoạt động trở lại và kết quả tại phiên giao dịch chiều ngày 17/9/2001 cho thấy giá cổ phiếu của các thị trường Chứng khoán Mỹ: Newyork và Nasdaq đều bị mất giá và chưa được hồi phục trở lại.
Chỉ số Dowjones đã mất 684,81 điểm, chỉ số công nghệ cao Nasdaq đã mất 115,75 điểm và chỉ số S và Q mất 53,77 điểm còn thị trường Chứng khoán phố Wall và Mỹ cũng đã trở lại phiên giao dịch ngày thứ hai (17/9/2001) giá cổ phiếu Mỹ đã tụt xuống mức thấp nhất trong vòng gần 3 năm trở lại do các nhà đầu tư đồng loạt bán ra mà không mua vào. Riêng chỉ số công nghệ Dowjoues phải hứng chịu một mức giảm điểm tồi tệ nhất trong lịch sử, một phần là do cổ phiếu của ngành hàng không giảm mạnh. Giá cổ phiếu của tập đoàn sản xuất máy bay khổng lồ Boeing và nhà cung cấp phụ tùng hàng không United techuohgies đã xuống giá khủng hoảng khủng khiếp. Cổ phiếu của hãng hàng không contineutal đã giảm một nửa giá trị. Bên cạnh đó, cottnental còn phải trả một khoản nợ đến hạn trị giá 70 triệu USD và phải đương đầu với những khó khăn do cầu giảm mạnh và thiếu vốn chi trả cho việc tăng cường an ninh trên những chuyến bay. Một loạt hãng hàng không khác như Americam Airline, US Airways, Americam West Airlines, cũng đã thông báo cắt giảm lao động trong tuần này.
Bên cạnh đó do phải đối mặt với những khoản tiền bồi thường khổng lồ, giá cổ phiếu trong ngành bảo hiểm đều giảm giá trong phiêu giao dịch ngày 17/9/2001. Cổ phiếu của Geueral Elicetric co đã giảm gần 11% tại phiên giao dịch cuối ngày. Cổ phiếu AIG giảm 4,39% xuống mức 71,00 USD/ cổ phiếu. Giá cổ phiếu của ACI giảm 14% xuống còn 28,51 USD/ cổ phiếu còn giá cổ phiếu Metlife giảm 5% chỉ còn 28,91 USD/cổ phiếu.
Sau đó thứ ba ngày 18/9/2001 thị trường Chứng khoán New york khởi đầu buồn thảm và người chơi chứng khoán đang lo lắng hồi hộp, chờ đợi. Chỉ số tổng hợp Nasdaq cũng giảm hơn 6,83% khuất khoảng 115,82 điểm và giảm xuống còn 1.579,55 đây là mức thấp nhất trong 5 năm gần đây.
Ngày 9/10/2001 Nasdaq tăng giá trong những phút giao dịch cuối cùng các nhà đầu tư Chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày hôm qua đón nhận và chỉ số Dowjones trung bình giảm 51,73 xuống mức 9.067,94 sau khi đã tăng 272,21 điểm chiếm khoảng 3,1% vào tuần trước, chỉ số Standard và poor's vốn được coi là "xương sống" cho hoạt động của phố Wall đã giảm 8,94 điểm còn 1.026,4 trừ chỉ số Nasdaq đã tăng nhẹ khoảng 0,65 điểm và đứng ở mức 1.605,95.
Ngày 25/7/2002 thị trường chứng khoán Mỹ đã bắt đầu hồi sinh trở lại và có một bứt phá ngoạn mục trong phiên giao dịch.
Sau gần 1 năm bị áp đảo các phiên giao dịch đều buồn thảm đó là mất giá liên tục của cổ phiếu của các hãng, các thị trường chứng khoán trên đất nước Mỹ, thì tại phiên giao dịch ngày 25/7 các nhà đầu tư lại trở lại với một tâm trạng phấn khởi. Chỉ số chứng khoán Dowjones trong phiên giao dịch hôm qua tăng gần 500 điểm - đây là mức tăng lớn nhất trong vòng 15 năm qua có thể nói đây là điều đáng mừng cho các nhà đầu tư chứng khoán và cũng là niềm tin của giới đầu tư chứng khoán.
Các nhà đầu tư đều không muốn bỏ lỡ cơ hội này để mua những cổ phiếu đang có mức giá thấp nhất tại thời điểm này. Do vậy đây có thể coi là ngày bận rộn nhất của các chuyên gia môi giới, các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh chứng khoán nước Mỹ.
Như vậy sau ngày khủng bố trên nước Mỹ thì thị trường chứng khoán nước Mỹ đã tồi tệ không bao giờ hết. Các giá cổ phiếu triền miên bị xuống giá các sở giao dịch bị đóng cửa trong một thời gian. Sau sự kiện này các nhà đầu tư chứng khoán đã thất vọng buồn chán, họ đã rút các cổ phiếu của mình mà không đầu tư chứng khoán nữa mà để đầu tư vào lĩnh vực khác có lợi nhuận hơn.
Mặt khác sau vụ khủng bố này làm cho thị trường chứng khoán Mỹ biến động phức tạp đó là gặp khó khăn tại các phiên giao dịch, các giá cổ phiếu đều giảm mạnh và mất giá liên tục. Vì vậy đã làm mất lòng tin của người đầu tư vào chứng khoán.
Vậy với sự kiện 11/9/2001 đã xảy ra trên đất nước Mỹ nó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Mỹ nói chung và một ngành thị trường chứng khoán nước Mỹ nói riêng và đã làm tổn thất tới thị trường chứng khoán Mỹ rất lớn.
II. Những biện pháp được đưa ra nhằm hồi phục hoạt động thị trường chứng khoán ở Mỹ.
Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngay lập tức đã làm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Mỹ đó là các sở giao dịch chứng khoán phải đóng cửa gần một tuần sau khi sự kiện xảy ra.
Trước tình hình tụt giá của thị trường chứng khoán các nhà kinh tế khác tổ chức, Chính phủ Mỹ đã lập tức đề ra các biện pháp của mình để tránh khỏi cuộc khủng hoảng và xuống dốc của thị trường chứng khoán này.
Điều mà các chuyên gia kinh tế Mỹ lo ngại nhất là các cổ đông sẽ ở độ bán ra các cổ phiếu, tín phiếu làm cho giá cổ phiếu tụt không ngừng, gây ra hội chứng quân bài đô mi nô làm cho các cổ phiếu trên khắp nước Mỹ thi nhau trượt giá, tác động đến nền kinh tế toàn cầu như trong thời kỳ đại khủng hoảng 1929 - 1933.
Ngày 2/10 cục dự trữ liên bang Mỹ FED đột ngột lại cắt giảm thêm 0,5% lãi suất các ngân hàng nhằm ổn định thị trường tài chính Mỹ và thế giới và kích thích tăng trưởng với hy vọng chu kỳ suy thoái không kéo dài. Đây là lần thứ 9 trong năm nay và lần thứ 2 trong vòng nửa tháng FED phải dùng đến biện pháp cắt giảm lãi suất từ 6,75% tháng 1/2001 xuống còn 2,5% ở thời điểm hiện nay nhằm chống đỡ sự tụt dốc của nền kinh tế Mỹ, mức lãi suất này đã là mức thấp nhất trong vòng 40 năm qua.
Thứ 4 ngày 3/10/2001 đúng như dự đoán của VNEXPress, lúc 2 giờ sáng cục dữ trữ liên bang Mỹ đã quyết định cắt giảm lãi suất cho các doanh nghiệp các ngành khi vay để hồi phục các ngành của nước Mỹ.
Trước đó nhiều nhà phân tích đã cho rằng, mức cắt giảm lãi suất có thể lên tới 0,75% vì nền kinh tế Mỹ thực sự khủng hoảng sau cuộc khủng bố này. Thêm vào đó tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang duy trì ở mức cao kỷ lục trong vòng 4 năm qua là 4,9%.
Hiện nay chính quyền Tổng thống Bush đang tranh luận về một kế hoạch chỉ tiêu trọn gói với trị giá lên tới 100 tỷ USD cắt giảm thuế cũng là một công cụ có thể sử dụng khi cần thiết vì đây là thời điểm của chính phủ cần phải làm thế này để hồi phục nhanh chóng nền kinh tế của nước Mỹ.
Trước đó có nhiều nhà quản lý kinh tế Mỹ đã dự báo chiến tranh xảy ra thị trường chứng khoán sẽ xuống dốc thê thảm với nhận định này thì không ít nhiều đã gây ra sự bất ổn trong chính trị nước Mỹ, tạo sức ép buộc cụ dự trữ liên bang phải cắt giảm lãi suất lần thứ 9 trong 5 năm nay và chi một khoản tiền là 60 tỷ USD nhằm xốc lại nền kinh tế Mỹ . Nhưng thực tế sự hỗn loạn trên thị trường Mỹđã không xảy ra các loại chứng khoán tăng giá rất nhẹ, đây là dấu hiệu vui cho các nhà đầu tư chứng khoán nước Mỹ và lại trong thời điểm này chính phủ Mỹ công bố giảm lãi suất cho vay nên đây là điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán Mỹ hồi sing trở lại.
Chính phủ Mỹ đã chỉ ra một khoản đo la lớn để chi cho việc phục hồi kinh tế đặc biệt là đề hồi phục thị trường chứng khoán trên nước Mỹ.
Trong vòng gần 1 năm sau sự kiện 11/9 ngày 25/7/2002 các nhà đầu tư chứng khoán đã trở lại và chỉ số Dowjones trong hiên giao dịch hôm qua tăng gần 500 điểm ở mức tăng lớn nhất trong vòng 15 năm qua, niềm tin của giới nhà đầu tư dường như đã trở lại. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thị trường chứng khoán Mỹ.
Khi mà được chính phủ quyết định giảm các lãi suất cho vay thì các nhà đầu tư chứng khoán đã không bỏ lỡ cơ hội này để hồi phục lại chứng khoán của họ.
Sau gần 1 năm bị ảm đạm của thị trường chứng khoán Mỹ thì ngành thị trường chứng khoán đã dần dần hồi phục trở laị như trước, các phiên giao dịch đã diễn ra đều đặn hơn, các người chơi chứng khoán cũng đã trở lại sàn giao dịch chứng khoán.
Trên đây là những biện pháp của chính phủ Mỹ và các nhà đầu tư, các nhà kinh tế Mỹ nhằm phục hồi và đi vào hoạt động ổn định thị trường chứng khoán Mỹ.
III. Giới thiệu về thị trường chứng khoán Nasdaq.
1. Nasdaq là thị trường chứng khoán tự động hoá toàn cầu đầu tiên trên thế giới, và bắt đầu đi vào hoạt động năm 1972. Cho đến nay Nasdaq là thị trường chứng khoán lớn thứ hai trên thế giới về khối lượng giao dịch tính bằng đề ra và đây cũng là thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh nhất ở Mỹ.
+ Cơ cấu Nasdaq: Hiện hội quốc gia các nhà kinh doanh chứng khoán là chức tự quản lớn nhất trong ngành chứng khoán ở Mỹ. Tổ chức được thành lập năm 1939 theo luật giao dịch chứng khoán Mỹ. Đây là tổ chức tự quản hoạt động dưới sự giám suát và quản lý của người bán chứng khoán và giao dịch Mỹ.
Trong năm 2000, các thành viên của Nasd đã bỏ phiếu quyết đa số thông qua việc tái cơ cấu tổ chức. Việc tái cơ cấu tổ chức sẽ biến Nasdaq thành một Công ty cổ phần hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận.
* Quy mô thị trường của Nasdaq
- Số lượng Công ty giao dịch: 4.720
- Quy mô vốn thị trường: 3,6 nghìn tỷ đô la
- Tốp 10 cổ phiếu hàng đầu
* Các chỉ số chính:
- Nasdaq Composite Index
- Nasdaq - 100 Index
- Nasdaq Financial - 100 Index
- Chỉ số ngân hàng
- Chỉ số công nghệ sinh học
- Chỉ số máy tính
- Chỉ số tài chính
- Chỉ số bảo hiểm
- Chỉ số giao thông
- Chỉ số Nasdaq - 100 Index
2. Tình hình hoạt động của Nasdaq trước sự kiện 11/9/2001
Năm 1980 Nasdaq bắt đầu thực hiện việc yết giá thực tế trên các bảng yết giá trong số, với giá chào mua cao nhất và giá bán thấp, thay vì phải thực hiện việc yết giá qua trung gian mà sổ này đã thực hiện từ năm 1971. Điều này đã làm giảm chi phí cho việc phát hành ấn phẩm thông tin yết giá trên 86% các chứng khoán trên Nasdaq và dẫn đến khối lượng cổ phiếu hàng năm 1982, thị trường quốc gia Nasdaq được đưa vào hoạt động với 40 chứng khoán có giao dịch tích cực nhất trên Nasdaq thực hiện theo quy định báo cáo giao dịch tức thời.
Mỹ đã có những bước đột phá quan trọng cho các Công ty nhỏ và các thị trường toàn cầu trong những năm 1990. Đó là dựa vào dịch vụ Quốc tế Nasdaq giúp các Công ty chứng khoán và giúp các nhà đầu tư quốc tế có thể tham gia vào mạng lưới liên kinh doanh của Nasdaq trên toàn khu vực Đại Tây Dương trong cùng thời gian giao dịch chính thức ở Chân âu, báo cáo giao dịch thời gian được áp dụng cho thị trường Công ty nhỏ của Nasdaq vào năm 1992: Nasdaq Workstation II được đi vào hoạt động năm 1995. Năm 1997 Nasdaq bắt đầu thực hiện các quy định mới về việc sử lý lệnh của Sec. Trong đó yêu cầu phải hiển thị tất cả các lệnh giới hạn của các nhà đầu tư và tăng cường thông tin thị trường.
Ngày 2/10/1999 Nasd sổ giao dịch chứng khoán M (Amex) đã tuyên bố sát nhập với nhau. Ngày nay càng đánh dấu việc thành lập ra Công ty Nasdaq - Amex Group, Iuc,... Một nhánh mới thành của Nasd. Công ty nhà giám sát hoạt động của Nasd và Amex đồng thời khai thác hiển qua của công nghệ cũng như các cơ hội quốc tế cho hoạt động sát nhập.
Hệ thống giao dịch Nasdaq sử dụng các công nghệ thông tin máy tính và viễn thông thay cho các sàn giao dịch truyền thống. Khoảng 535 nhà giao dịch những nhà tạo lập thị trường đại diện cho một số Công ty chứng khoán lớn nhất trên thế giới, đưa ra hơn 60.000 lệnh đặt mua và chào bán cạnh tranh các chứng khoán niêm yết Nasdaq thông qua mạng lưới máy tính rộng lớn hiển thị giá tốt nhất cho các nhà đầu tư tại 55 nước.
3. Tình hình hoạt động của Nasdaq sau sự kiện 11/9/2001.
Hoạt động của Nasdaq ngày càng phát triển trên nước , các nhà kinh tế Mỹ ước tính rằng Nasdaq có thể cạnh tranh tốt được với thị trường chứng khoán New york. Do vậy các thành viên Công ty đóng cổ phiếu Nasdaq có xu hướng gia tăng trưởng và hoạt động của Nasdaq và ở đây bao gồm 100 trong số Công ty tài chính lớn nhất trong vế niêm yết trên thị trường Nasdaq đã ngừng hoạt động một tuần và sau một tuần trở lại phiên giao dịch do các nhà đầu tư quá lo ngại và đã rút hết vốn và để đầu tư vào việc khác nên giá của cổ phiếu Nasdaq giảm trầm trọng. Chỉ số Nasdaq giảm hơn 6,8% vào khoảng 115,82 điểm. Đây là thời điểm Nasdaq gặp phải khó khăn nhất ngày 9/10/2001 thì thị trường chứng khoán Nasdaq tăng giá trong phút giao dịch cuối cùng đây đã báo hiệu cho thị trường chứng khoán Nasdaq hồi sinh trở lại. Và sau một năm chao đảo của thị trường chứng khoán Mỹ phát triển và ổn định, được các nhà đầu tư lớn nhất nước Mỹ tin tưởng để đầu tư vào Nasdaq.
IV. Sự kiện 11/9 và thị trường chứng khoán ở các vé trên thế giới.
Ngày thứ 3 đen tối với nước Mỹ đã đưa những dư âm của nó vẫn còn đọng lại không chỉ đối với người dân trên nước Mỹ. Mà còn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán thế giới.
Cụ thể tại thị trường chứng khoán Châu á.
Thị trường chứng khoán hồng Kông: ngày 4/10 Hồng Kông đã đưa ra một chỉ số chứng khoán mới, chỉ số tổng hợp Hang Seng. Chỉ số nàh được cấm thành từ 200 cổ phiếu hàng đầu niên yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, chiếm 90% tổng lượng vốn lưu chuyển trên thị trường này. Chỉ số tổng hợp Hang seng Hồng Kông và chỉ số tổng hợp Hang Seng Trung Quốc. Chỉ số mới này sẽ cung cấp sự đánh chỉ sí này mới cung cấp sự đánh giá về tình hình hoạt động của các công ty làm ăn tại Hồng Kông và đại lục, nhưng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Một số thị trường chứng khoán khác trong khu vực như thị trường chứng khoán Malaysia, philipin... các nước trong khu vực này vẫn tiếp tục biến động phức tạp do chịu ảnh hưởng của sự suy thoái của nền kinh tế thế giới cùng với sự tác động mạnh thị trường chứng khoán và Châu á.
Thị trường chứng khoán Đài Loan: nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chứng khoán Mỹ và ngăn chặn thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, chính phủ Đài Loan đã quy định mức trầu sụt giảm mỗi ngày của thị trường chứng khoán nước này không quá 3,5% trong thời gian từ 19 - 28/9. Cùng với việc quy định trần giảm giá, Đài Loan còn tiến hành việc giảm 0,25 - 0,5% lãi suất để kích thích nền kinh tế.
* Trung Quốc dự kiến sẽ sớm cho phép các doanh nghiệp nước ngoài niêm yết trên thế giới trong nước. Ngay su khi dự kiến kế hoạch trên, nhiều Công ty đã xúc tiến kế hoạch tham gia vào thị trường chứng khoán Trung Quốc như Eastman kodaq. Ngoài ra Trung Quốc cũng khuyến khích các Công ty nước ngoài mua cổ phiếu hoặc sát nhập với các doanh nghiệp Trung Quốc nhằm thu hút thêm vốn đầu tư và thúc đẩy hình thức gián tiếp từ nước ngoài.
* Tại Thái Lan, thị trường chứng khoán thứ 2 của nước này MAI chuẩn bị đi vào hoạt động các chỉ số mai của Thái Lan giảm rõ rệt.
* Tại Nhật thị trường chứng khoán của nước này cũng bị tụt xuống. Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo đóng cửa giảm 6,6% đạt 9.610 điểm, mức tháp nhất trong vòng 17 năm qua.
* ảnh hưởng ở Châu Âu:
Các thị trường chứng khoán khu vực Châu Âu cũng không khả quan hơn. Chỉ số chuẩn FTSE của thị trường chứng khoán Lôn Đôn Anh đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ ba (11/9) giảm 5,7% xuống còn 4.748 điểm mức thấp nhất kể từ tháng 6/1987. Cùng ngày chỉ số DAX trên thị trường chứng khoán Frankfurt Đức giảm 8,49% xuống mức 4.273,53 điểm và chỉ số CAC 40 trên thị trường Paris Pháp giảm 7,4% chỉ số còn 4.059,75 điểm.
Như vậy sự kiện 11/9 không những ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Mỹ mà càng ảnh hưởng thị trường chứng khoán ở trên thế giới.
Phần III: Kết luận
- Sau sự kiện 11/9 của nước Mỹ việc kinh doanh nước Mỹ và thế giới bất ngờ và đã gánh chịu hậu quả thua lỗ trong vòng gần 1 năm đầu tư vào thị trường chứng khoán. Sau sự kiện này các nhà đầu tư rất bàng hoàng và lo ngại về đầu tư vào thị trường chứng khoán Mỹ. Nhưng sau một thời gian thì các nhà đầu tư lại tiếp tục trở lại đầu tư khi mà tất cả ccs thị trường chứng khoán đã ổn định.
- Việc sự kiện sảy ra bất ngờ thì đã làm đủ tới việc kinh doanh chứng khoán trên toàn thế giới và các nhà kinh doanh thị trường chứng khoán thua lỗ rất lắm. Song việc đầu tư chứng khoán này dù sao đi nữa thì việc chơi chứng khoán là niềm đam mê của những người chơi chứng khoán và thị trường chứng khoán trên toàn thế giới nói riêng thị trường chứng khoán Mỹ nói chung.
Sau sự kiện này nhà chơi chứng khoán đã thận trọng và cân nhắc hơn cho việc đầu tư vào chứng khoán của mình. Khi đó những biến cố hay ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán các nhà đầu tư sẽ xử lý tốt hơn.
Sự kiện 11/9 đã làm cho thị trường chứng khoán Mỹ nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng bị chao đảo rất mạnh song sự hồi phục của nó cũng nhanh chóng.
Với bài viết này em có ý kiến khi mà biến cố chính trị của một nước xảy ra thì nó ảnh hưởng rất lớn từng ngành, từng lĩnh vực mà nước đó phải chịu.
Mục lục
Phần I: Lời nói đầu 1
Phần II: Nội dung 2
I. Sự kiện 11/9 và tác động tới thị trường chứng khoán Mỹ 2 2
II. Những biện pháp được đưa ra nhằm hồi phục hoạt động thị trường chứng khoán 5
III. Giới thiệu về thị trường chứng khoán Nasdaq 7
IV. Sự kiện 11/9 về tác động thị trường chứng khoán các nước trên thế giới 10
Phần III: Kết luận 12
Mục lục 13
Tài liệu tham khảo 14
Tài liệu tham khảo
I. Tạp chí
1. Thị trường chứng khoán thế giới số 10 - Tháng 11/2002
Tác giả Lê Trọng Hải
2. Thị trường chứng khoán thế giới số 10 - Tháng 11/2001
Tác giả Lê Trọng Hải
3. Châu Mỹ ngày nay - Số 11/12/2001.
TS. Vũ Đăng Hinh
4. Châu Mỹ ngày nay - Số 3/2002 - Thông tin
II. Các trang Web
1. HTTP: //WWW. Vinaseek. Com
2. HTTP: //WWW. Hoa tieu. Com
3. HTTP: //WWW.Kinh te đoi ngoai. Com
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28265.doc