Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất sữa ở đàn bò HF và con lai nuôi tại Nghĩa Đàn, Nghệ An

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TRƯƠNG THỊ ÁNH NGUYỆT ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS NHIỆT ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ NĂNG SUẤT SỮA Ở ĐÀN BÒ HF VÀ CON LAI NUÔI TẠI NGHĨA ĐÀN, NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI Mã ngành : 60.62.40 Người hướng dẫn khoa học : TS. ĐẶNG THÁI HẢI HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3931 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất sữa ở đàn bò HF và con lai nuôi tại Nghĩa Đàn, Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Trương Thị Ánh Nguyệt LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn thạc sỹ này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, nhiệt tình của các tập thể, cá nhân, các thầy giáo, cô giáo, lãnh đạo cơ quan và bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành luận văn cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Đặng Thái Hải - Người hướng dẫn khoa học, về sự giúp đỡ nhiệt tình và đầy trách nhiệm đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Hoá Sinh - Sinh lý động vật; Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản; Viện Sau đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả Trương Thị Ánh Nguyệt MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt v Danh mục bảng vii Danh mục đồ thị viii Danh mục đồ thị viii Danh mục ảnh ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt AĐCN7 AĐCN13 AĐCN17 AĐMT7 AĐMT13 AĐMT17 AMZ LTATN NT7 NT13 NT17 NĐCD NĐCT NĐTT7 NĐTT13 NĐTT17 NSS TA TIM7 TIM13 TIM17 THI THICN7 THICN13 THICN17 THIMT7 THIMT13 THIMT17 THICNTB THIMTTB VCK VNTT Nghĩa là Ẩm độ chuồng nuôi lúc 7 giờ Ẩm độ chuồng nuôi lúc 13 giờ Ẩm độ chuồng nuôi lúc 17 giờ Ẩm độ môi trường lúc 7 giờ Ẩm độ môi trường lúc 13 giờ Ẩm độ môi trường lúc 17 giờ Australian Milking Zebu Lượng thức ăn thu nhận Nhịp thở lúc 7 giờ Nhịp thở lúc 13 giờ Nhịp thở lúc 17 giờ Nhiệt độ cận dưới Nhiệt độ cận trên Nhiệt độ trực tràng lúc 7 giờ Nhiệt độ trực tràng lúc 13 giờ Nhiệt độ trực tràng lúc 17 giờ Năng suất sữa Thức ăn Nhịp tim lúc 7 giờ Nhịp tim lúc 13 giờ Nhịp tim lúc 17 giờ Temperature Humidity Index THI chuồng nuôi lúc 7 giờ THI chuồng nuôi lúc 13 giờ THI chuồng nuôi lúc 17 giờ THI môi trường lúc 7 giờ THI môi trường lúc 13 giờ THI môi trường lúc 17 giờ THI trung bình chuồng nuôi THI trung bình môi trường Vật chất khô Vùng nhiệt trung tính DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.2. Thân nhiệt bình thường một số loài gia súc vùng nhiệt đới (oC) 7 2.3. Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới đến năng suất sữa của bò HF 16 4.1. Cơ cấu giống và cơ cấu đàn bò sữa ở các nông hộ 32 4.2. Diễn biến nhiệt độ và độ ẩm môi trường và chuồng nuôi 34 4.3. Diễn biến THI môi trường và chuồng nuôi 35 4.4. Nhịp thở (lần/ phút) của bò sữa 39 4.5. Nhiệt độ trực tràng (0C) của bò sữa 40 4.6. Nhịp mạch (lần/phút) của bò sữa 42 4.7. Hệ số tương quan giữa THI và nhiệt độ trực tràng 48 4.8. Hệ số tương quan giữa THI và nhịp mạch 51 4.9. Hệ số tương quan giữa THI và nhịp thở 54 4.10. Lượng thức ăn thu nhận, nước uống và năng suất sữa 57 4.11. Hệ số tương quan giữa lượng TĂTN, nước uống với THI 59 DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 4.1. THI chuồng nuôi và môi trường lúc 7h 36 4.2. THI chuồng nuôi và môi trường lúc 13h 36 4.3. THI chuồng nuôi và môi trường lúc 17h 37 4.4. THITB chuồng nuôi và môi trường 37 4.5. THI chuồng nuôi và nhiệt độ trực tràng của bò lúc 7h 43 4.6. THI chuồng nuôi và nhiệt độ trực tràng của bò lúc 13h 43 4.7. THI chuồng nuôi và nhiệt độ trực tràng của bò lúc 17h 44 4.8. THI chuồng nuôi và nhịp thở của bò lúc 7h 44 4.9. THI chuồng nuôi và nhịp thở của bò lúc 13h 45 4.10. THI chuồng nuôi và nhịp thở của bò lúc 17h 45 4.11. THI chuồng nuôi và nhịp mạch của bò lúc 7h 46 4.12. THI chuồng nuôi và nhịp mạch của bò lúc 13h 46 4.13. THI chuồng nuôi và nhịp mạch của bò lúc 17h 47 4.14. Tương quan giữa THI với nhiệt độ trực tràng bò HF lúc 17h 49 4.15. Tương quan giữa THI và nhịp mạch bò HF lúc 13h 52 4.16. Tương quan giữa THI và nhịp thở của bò HF lúc 13h 55 4.17. THITB, lượng TATN và nước uống của bò HF 58 4.18. Tương quan giữa THI và lượng TATN của HF 60 4.19 Tương quan giữa THI và lượng nước uống của bò HF 61 4.20. Tương quan giữa lượng nước uống F2 và THI 62 4.21. Tương quan giữa lượng nước uống F1 và THI 63 4.22. Ảnh hưởng THI chuồng nuôi tới năng suất sữa 64 4.23. Tương quan giữa THITB và năng suất sữa bò HF 64 4.24. Tương quan giữa THITB và năng suất sữa bò F2 65 4.25. Tương quan giữa THITB và năng suất sữa bò F1 65 DANH MỤC ẢNH STT Tên ảnh Trang 2..1. Bò cái HF 20 2..2. Bò đực HF 20 2..3. Bò cái Lai Sind 21 2..4. Bò cái lai F1 (1/2 HF) 22 2..5. Bò cái lai F2 (3/4 máu HF) 22 2..6. Bò cái AFS lang trắng đen 23 2..7. Bò cái AFS lang trắng đỏ 23 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi bò sữa nước ta đang phát triển mạnh ở nhiều vùng với tốc độ cao. Đặc biệt từ sau quyết định 167/2001/QĐ/TTg [12], số lượng đàn bò sữa không ngừng tăng nhanh. Năm 2000 nước ta có khoảng 35.000 con bò sữa; năm 2002 có khoảng 55.000 con tăng gần 1,6 lần so với năm 2000; năm 2004 có khoảng 95.000 con, gấp hơn 2,7 lần. Đến 2006 cả nước có khoảng 113.000 con bò sữa, gấp 3,2 lần so với năm 2000 (Cục chăn nuôi, 2007) [3]. Dự kiến đến năm 2010, đàn bò sữa nước ta đạt số lượng 200.000 con, sản xuất được 350.000 tấn sữa, đáp ứng được 40% nhu cầu tiêu dùng trong cả nước. Tuy đàn bò sữa nước ta đã tăng nhanh về số lượng, trong chăn nuôi bò sữa chúng ta còn gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn lớn hiện nay mà ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đang phải đối mặt là stress nhiệt. Nước ta nói chung có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm về mùa hè. Đây là điều kiện hoàn toàn bất lợi cho sinh lý của bò sữa. Về mùa hè, nhiệt độ và độ ẩm rất cao. Bò sữa thường rơi vào trạng thái stress nhiệt. Đây là một nguyên nhân làm giảm sản lượng sữa. Có thể nói, hiện tượng stress nhiệt xảy ra thường xuyên và diễn biến nghiêm trọng ở nhiều vùng trên cả nước, trong đó phải kể đến huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Bởi Nghĩa Đàn cũng không nằm ngoài vùng khí hậu đó. Hơn nữa, Nghĩa Đàn có khí hậu nhiệt đới gió mùa hết sức khắc nghiệt: Mùa đông thường đến muộn và kết thúc sớm hơn các tỉnh phía bắc, mùa hè thường kéo dài, đặc trưng nhất là những ngày có gió Lào khô nóng. Thời kỳ nhiệt độ trên 250C có thể lên tới 6 tháng, độ ẩm lại thường cao. Chính điều này gây ra trạng thái stress nhiệt cho đàn bò sữa. Trước thực trạng đó, nước ta nói chung và Nghĩa Đàn nói riêng chưa có nghiên cứu đầy đủ và đồng bộ về lĩnh vực này để có thể đưa ra áp dụng vào sản xuất. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất sữa ở đàn bò HF và con lai nuôi tại Nghĩa Đàn, Nghệ An”. 1.2. Mục đích của đề tài Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến một số chỉ tiêu sinh lý và sức sản xuất sữa của đàn bò sữa nuôi tại Nghĩa Đàn, Nghệ An, làm cơ sở cho các giải pháp giảm thiểu stress. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Khái niệm về stress và stress nhiệt 2.1.1. Khái niệm stress Stress là trạng thái mất cân bằng nội môi của cơ thể, là trạng thái sinh lý không bình thường xảy ra do tác động của các yếu tố bất lợi trong và ngoài cơ thể. Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, phải chịu các tác nhân stress mà cơ thể không duy trì được trạng thái cân bằng nội môi, con vật sẽ lâm vào trạng thái stress và phải trải qua quá trình stress để thích nghi. Khi bị stress, gia súc phải huy động năng lượng để chống lại tác nhân gây stress, duy trì cân bằng nội môi. Khi tác nhân stress vượt quá giới hạn chịu đựng, sự duy trì cân bằng nội môi gặp khó khăn, con vật lâm vào trạng thái stress nặng và có thể bị chết. Khi bị stress, gia súc phải huy động năng lượng tiềm tàng của cơ thể; đây là năng lượng cho tăng trọng, sinh sản và tiết sữa. Do đó, trong điều kiện stress, khả năng sản xuất của gia súc giảm và gây thiệt hại cho chăn nuôi. 2.1.2. Stress nhiệt ở bò sữa Nhiệt độ môi trường và ẩm độ là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa, đặc biệt là ở bò sữa cao sản. Bởi vì các yếu tố này ảnh hưởng đến cả lượng thức ăn thu nhận và lượng nhiệt sản xuất ra trong quá trình trao đổi chất. Các nghiên cứu về bò sữa đã tập trung rất nhiều vào cải tiến di truyền và dinh dưỡng để nâng cao năng suất sữa, cũng như về khả năng điều hoà nhiệt của bò sữa. Trao đổi chất ở gia súc luôn luôn có sự cân bằng động, trong đó luồng dinh dưỡng đi vào được cân bằng bởi hai quá trình đồng hoá và dị hoá (Kadzere và CS, 2002) [48]. Bò sữa cần dinh dưỡng để duy trì các hoạt động sinh hoá học của cơ thể, sinh sản, tiết sữa, nuôi thai… Stress nhiệt ở bò sữa là trạng thái mà tại đó do tác động của nhiệt độ, ẩm độ bắt đầu xuất hiện các điều chỉnh ở mức độ mô bào và ở toàn bộ cơ thể, giúp gia súc tránh được các rối loạn chức năng sinh lý để thích nghi tốt hơn với môi trường ngoài (Kadzere và CS, 2002) [48]. Ổn định được nhiệt độ cơ thể trong một giới hạn khá hẹp là hết sức cần thiết để gia súc kiểm soát được các phản ứng sinh hoá học và các quá trình sinh lý trong điều kiện trao đổi chất bình thường (Shearer và Beede, 1990) [66]. Để duy trì được trạng thái đẳng nhiệt, gia súc cần ở trạng thái cân bằng nhiệt với môi trường (Kadzere và CS, 2002) [48]. Bò sữa thích hợp nhất với khoảng nhiệt độ từ 5 - 250C. Đây là vùng nhiệt độ trung tính (VNTT) (Roenfeldt, 1998) [61]. Khi nhiệt độ trên 260C, bò sữa không còn khả năng làm mát cơ thể, hiệu quả sinh học trong các hoạt động của bò sữa đều giảm xuống và rơi vào trạng thái stress nhiệt. Nhiệt độ cơ thể gia súc thường được duy trì bởi các hệ thống điều hoà nhiệt trong phạm vi 10C, khi nhiệt độ môi trường không quá cao hoặc quá thấp (Bligh, 1973) [27]. Stress nhiệt thường được đánh giá thông qua nhiệt độ cơ thể (Fuquay và CS, 1979) [36]. Bò sữa thường rất mẫn cảm với khí hậu nóng (Akari và CS, 1984) [20], nên nhiệt độ cơ thể là một chỉ thị rất nhậy cảm về stress nhiệt. McDowell và CS (1976) [52] đề nghị sử dụng chỉ số nhiệt ẩm (THI - Temperature Humidity Index) làm chỉ thị về stress nhiệt. Chỉ số này được tính như sau: THI = 0,72 (W + D) + 40,6 Trong đó : W là nhiệt độ của nhiệt kế ướt tính bằng 0C D là nhiệt độ của nhiệt kế khô tính bằng 0C. Chỉ số này được Frank Wiersma (1990) [34] sửa đổi như sau: THI = Nhiệt độ bên khô (oC) + 0,36 x nhiệt độ bên ướt (oC) + 41,2 Theo Frank Wiersma (1990) [34], bò sữa có vùng nhiệt - ẩm tối ưu để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nhất. Bảng 2.1. Chỉ số THI và stress nhiệt ở bò sữa Không bị stress STRESS nhẹ STRESS nặng (Theo Frank Wiersma, 1990) [30] (Theo Frank Wiersma, 1990) [34] Bảng 2.1 cho thấy bò sữa sẽ không bị stress nhiệt nếu THI nhỏ hơn 72, bị stress nhẹ khi THI trong khoảng từ 72 đến 78, stress nặng khi THI từ 79 đến 88, stress nghiêm trọng khi THI từ 89 đến 98 và sẽ bị chết khi THI lớn hơn 98. Do vậy, THI là chỉ số rất hữu ích cần phải tham khảo khi quyết định chăn nuôi bò sữa nguồn gốc ôn đới trong một vùng nhiệt đới nào đó. Đồng thời, chỉ số này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng bò hàng ngày, vì nó có thể dự đoán được vào một giai đoạn nào đó bò có thể bị stress hay không. Chỉ số THI cũng cho thấy trong điều kiện ẩm độ càng cao, bò đòi hỏi nhiệt độ càng thấp để không bị stress nhiệt. Đây là một khó khăn lớn cho phần lớn các vùng sinh thái ở Việt Nam. Stress nhiệt được đặc trưng bởi sự tăng nhịp thở và nhiệt độ trực tràng, trao đổi chất sút kém, năng suất sinh sản giảm (Bandaranayaka và Holmes, 1976) [22]. Coppock và CS (1982) [30] cho rằng bò sữa năng suất cao chịu ảnh hưởng của nhiệt nhiều hơn bò năng suất thấp bởi vì, vùng nhiệt trung tính sẽ thấp hơn khi năng suất sữa, lượng thức ăn thu nhận và sản xuất nhiệt do trao đổi chất tăng lên. 2.2. Khả năng thích nghi của gia súc 2.2.1. Nhiệt độ cơ thể Gia súc là động vật đẳng nhiệt, nhiệt độ cơ thể bình thường luôn nằm trong phạm vi nhất định mặc cho điều kiện môi trường sống thay đổi, vì vậy có thể coi nhiệt độ cơ thể của chúng là một hằng số hoặc gần như vậy. Điều này có nghĩa là nếu vượt quá biến động chúng sẽ chết. Bởi thế, nhiệt độ cơ thể chính là chỉ thị tốt nhất về sức khoẻ của gia súc. Sự biến động trên hoặc dưới mức bình thường của nhiệt độ là số đo khả năng chịu đựng của gia súc với những điều kiện môi trường khắc nghiệt. Mỗi loài gia súc có một phạm vi thân nhiệt bình thường; Ở gia súc non, thân nhiệt cao hơn gia súc trưởng thành 1 - 1,50C. Chúng ta có thể theo dõi thân nhiệt của một số loài gia súc vùng nhiệt đới ở bảng 2.2. Bảng 2.2. Thân nhiệt bình thường một số loài gia súc vùng nhiệt đới (oC) Loài Thấp nhất Cao nhất Bò Zebu (Bos Indicus) Bò ôn đới (Bos Taurus) Trâu Cừu Dê Lợn 37 37,5 38 38 38 38,5 41 40 39 40 40 39,5 (Theo Steven Rosen, 2004) [70] 2.2.2. Vùng nhiệt trung tính Vùng nhiệt trung tính (VNTT) là vùng mà tại đó nhiệt sản sinh trong trao đổi chất là thấp nhất (Kadzere và CS, 2002) [48]. Tại vùng này năng suất bò là cao nhất, chi phí cho các hoạt động sinh lý của cơ thể là thấp nhất (Johnson, 1987) [45]. Thông thường vùng nhiệt trung tính thay đổi từ nhiệt độ nguy kịch cận dưới (NĐCD) hay nhiệt độ giới hạn dưới đến nhiệt độ nguy kịch cận trên (NĐCT) hay nhiệt độ giới hạn trên. Các cận này có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi gia súc, loài giống, lượng thức ăn thu nhận, thành phần khẩu phần, khả năng thích nghi, năng suất và kiểu chuồng trại,... (Yousef, 1985) [73]. 2.2.3. Nhiệt độ nguy kịch cận dưới Nhiệt độ môi trường mà dưới đó tốc độ sản xuất nhiệt của gia súc ở trạng thái nghỉ phải tăng lên để duy trì cân bằng nhiệt chính là nhiệt độ nguy kịch cận dưới (NĐCD). 2.2.4. Nhiệt độ nguy kịch cận trên Nhiệt độ môi trường mà tại đó gia súc tăng sản xuất nhiệt, do nhiệt độ cơ thể tăng lên vì thải nhiệt do bốc hơi không đủ chính là nhiệt độ nguy kịch cận trên (NĐCT) (Yousef, 1985) [73]. Khi nhiệt sinh ra trong cơ thể vượt quá khả năng thải nhiệt do bốc hơi, nhiệt độ cơ thể tăng lên và gia súc có thể bị chết do nhiệt độ quá cao (Allan và Dan, 2005) [21]. Thông thường, nhiệt độ cơ thể bò là 38,50C. Bò bị stress nhiệt khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 39,20C. Nhiệt độ cận trên ở bò sữa thường từ 25 - 260C, không kể đến năng suất sữa và khả năng thích nghi trước đó (Berman và CS, 1985) [25]. Tuy nhiên, Yousef (1985) [73] lại cho rằng NĐCT biến đổi phụ thuộc vào tình trạng sinh lý và yếu tố môi trường. Igono và CS (1988) [39] thấy rằng bò sữa năng suất cao dễ mẫn cảm hơn với stress nhiệt và năng suất sữa giảm đáng kể khi nhiệt độ trực tràng vượt quá 390C trong 16 giờ. Purwanto và CS (1990) [59] cho thấy bò sữa năng suất cao (36,6 kg/ngày) và trung bình (18,5 kg/ngày) tạo ra nhiều nhiệt hơn (48,5 - 27,7%) so với bò cạn sữa. Lý do là ở bò sữa năng suất cao, lượng thức ăn thu nhận nhiều hơn, sản sinh nhiều nhiệt trao đổi hơn. Frisch và Vercoe (1977) [35] cho thấy các giống gia súc nhai lại đã thích nghi với môi trường khô hạn, có khả năng chống chịu stress nhiệt tốt hơn. 2.2.5. Cơ chế thoát nhiệt Theo Allan và Dan, (2005) [21] sự thoát nhiệt qua da của bò sữa được thực hiện theo 4 phương pháp: Bức xạ, đối lưu, bốc hơi và dẫn nhiệt. Đồng thời bò giảm lượng thức ăn thu nhận để sản xuất ít nhiệt hơn trong quá trình trao đổi chất. Theo Pierre và CS, (2003) [58] stress nhiệt đã gây ra cân bằng âm giữa lượng nhiệt từ cơ thể gia súc thoát ra ngoài môi trường và lượng nhiệt cơ thể gia súc tạo ra trong quá trình trao đổi chất. Sự không cân bằng xảy ra khi có sự thay đổi các phối hợp của điều kiện môi trường (ánh sáng mặt trời, nhiệt độ không khí, bức xạ nhiệt), cơ thể gia súc (tốc độ trao đổi chất, tốc độ thoát hơi nước từ cơ thể gia súc) và các cơ chế điều hoà nhiệt của gia súc (dẫn nhiệt, bức xạ, đối lưu và bốc hơi). Như vậy bò thoát nhiệt thông qua dẫn nhiệt, bức xạ, đối lưu và bốc hơi. Cơ chế thoát nhiệt sẽ chuyển từ bức xạ, dẫn nhiệt, đối lưu ở nhiệt độ môi trường thấp sang cơ chế bốc hơi khi nhiệt độ môi trường cao (Kadzere và CS, 2002) [48]. Mất nhiệt qua da phụ thuộc một phần vào gradient nhiệt độ (chênh lệch nhiệt độ) giữa da, không khí và các vật thể rắn (Kadzere và CS, 2002) [48]. Thoát nhiệt do các cơ chế khác không phải do bốc hơi giảm khi nhiệt độ môi trường đạt đến ngưỡng nhiệt độ nguy kịch cận trên (NĐCT). Bò lúc này chủ yếu dựa vào sự giãn các mạch máu ngoại vi và bốc hơi để tăng thải nhiệt từ cơ thể ra môi trường, ngăn ngừa sự tăng thân nhiệt (Berman, 1968) [24]. Theo Berman và CS, (1985) [25] tốc độ thoát hơi nước cực đại ở bò sữa năng suất thấp là 1,5 kg/giờ hay 4,3 KJ/ngày. Tốc độ này tương đương với tốc độ ở bò cạn sữa nhưng chỉ bằng ½ tốc độ ở bò sữa 30 lít sữa/ngày. Điều này giải thích vì sao bò cạn sữa mẫn cảm ít hơn với nhiệt độ môi trường ngoài cao. Khi nhiệt độ môi trường cao lên, bò tăng tốc độ thoát hơi nước thông qua tăng tiết mồ hôi và tăng nhịp thở (Richard, 1998) [60]. Trong điều kiện khí hậu nóng, 15% nhiệt nội sinh ở bò thoát ra ngoài môi trường qua đường tiêu hoá (Mc Dowell và CS, 1976) [52]. Phần còn lại của nhiệt nội sinh được chuyển đến da để thải ra ngoài thông qua các cơ chế: Bức xạ, đối lưu, dẫn nhiệt và bốc hơi. Bức xạ: Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ môi trường, từ cơ thể toả ra ngoài môi trường một lượng nhiệt dưới dạng sóng hồng ngoại gọi là bức xạ. Khả năng bức xạ nhiệt của bò sữa ra ngoài môi trường không những phụ thuộc vào chênh lệch nhiệt độ của cơ thể và môi trường mà còn phụ thuộc vào màu sắc và cấu trúc của da. Gia súc lông đen, da đen có chỉ số hấp phụ nhiệt bằng 1; ở gia súc lông và da trắng 0,37; ở gia súc lông đỏ chỉ số này bằng 0,65 (Cena và Monteith, 1975) [28]. Sự bức xạ nhiệt xảy ra theo chiều từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp hơn. Vì thế, khi nhiệt độ môi trường càng gần hoặc cao hơn thân nhiệt thì sự bức xạ nhiệt từ cơ thể ra ngoài môi trường gặp nhiều khó khăn. Bốc hơi nước: Làm giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể và do đó giảm nhiệt độ toàn cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong giảm stress nhiệt ở bò sữa (Kadzere và CS, 2002) [48]. Đây là phương pháp thoát nhiệt hiệu quả nhất khi môi trường vừa nóng vừa khô (Kadzere và CS, 2002) [48]. Khi 1 gam nước bốc hơi sẽ lấy đi 540 cal. Bốc hơi nước ở các gia súc được thực hiện qua sự tiết mồ hôi, thở ra, tiết nước bọt. Độ ẩm môi trường có ảnh hưởng lớn đến tốc độ bốc hơi nước. Không khí càng khô, bốc hơi nước càng nhanh; ngược lại khi độ ẩm cao, trời nóng thì sự bốc hơi nước giảm, làm thân nhiệt tăng. Đối lưu: Khi không khí mát tiếp xúc với cơ thể nóng, lớp không khí bao quanh cơ thể sẽ bị nóng lên, bốc lên cao mang theo nhiệt từ cơ thể gia súc. Như vậy, cơ thể gia súc đã được làm mát. Ngược lại, khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể gia súc, không khí sẽ đưa nhiệt từ ngoài vào cơ thể gia súc cho đến khi nhiệt độ bên ngoài bằng nhiệt độ trên da thì quá trình này sẽ dừng lại. Tốc độ di chuyển của không khí ảnh hưởng đến tốc độ truyền nhiệt bằng đối lưu và bất cứ vật gì ngăn cản chuyển động của không khí. Ví dụ, lông bò cũng làm giảm tốc độ truyền nhiệt bằng đối lưu (Kadzere và CS, 2002) [48]. Dẫn nhiệt: Dòng nhiệt trao đổi giữa 2 môi trường hoặc 2 vật thể khi tiếp xúc trực tiếp được gọi là truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt (Kadzere và CS, 2002) [48]. Đối với bò sữa, truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt đóng vai trò quan trọng và phụ thuộc vào bản chất của vật liệu tiếp xúc với da của gia súc, đặc biệt là độ dẫn nhiệt của vật liệu này. Để giảm stress nhiệt, việc sử dụng các chất dẫn có nhiệt độ cao (cát, vôi bột, đệm cao su...) có tác dụng tốt. Gia súc đứng, truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt là nhỏ nhất vì lớp không khí bao quanh cơ thể có độ dẫn nhiệt kém (Yousef, 1985) [73]. Hơn thế, khi gia súc đứng, dẫn nhiệt từ cơ thể tới nền chuồng chỉ thông qua chân với diện tích nhỏ nên không hiệu quả. 2.2.6. Cơ chế thần kinh thể dịch trong điều hoà nhiệt ở gia súc Hệ thần kinh trung ương là cơ quan phối hợp và điều hoà các chức năng tối quan trọng của cơ thể, một trong các chức năng đó là duy trì thân nhiệt, với sự tham gia của các neuron thần kinh cảm giác (nơron hướng tâm) và nơron vận động (nơron ly tâm), hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, các tuyến nội tiết và các hormon. Bởi vậy, khi nhiệt độ môi trường thay đổi sẽ tác động vào trung khu điều nhiệt ở vùng dưới đồi (Hypothalamus), rồi chuyển lên vỏ não. Từ vỏ não, các hưng phấn truyền ra theo thần kinh vận động đến cơ để điều khiển các hoạt động có thể làm tăng hoặc làm giảm cường độ trao đổi chất. Mặt khác, từ vùng dưới đồi hưng phấn tác động lên hệ thần kinh thực vật, qua đó chi phối các tuyến mồ hôi, sự co dãn các mao mạch, kích thích hoặc ức chế tuyến giáp, tuyến trên thận tiết hormon tham gia điều tiết thân nhiệt thông qua sự tăng giảm trao đổi chất (Nguyễn Xuân Tịnh và CS, 1996) [16]. Một số hormon tham gia quá trình điều hoà nhiệt như hai hormon adrenalin va noradrenalin của miền tuỷ thượng thận kích thích quá trình chuyển hoá gluxit: Tăng glucoza huyết, thyroxin của tuyến giáp kích thích quá trình trao đổi chất (sản nhiệt). Các hormon của thuỳ trước tuyến yên có liên quan đến điều hoà nhiệt gồm: Somatotropin hormon (STH) tác động trực tiếp lên các tế bào của cơ thể, ACTH (adrenocorticotropin hormon) kiểm soát hoạt động tiết corticoid của tuyến thượng thận (Jean Pagot, 2002) [40]. Ngoài ra trong các hormon của thuỳ sau tuyến yên chỉ có vasopressin kiểm soát huyết áp và loại bỏ nước từ thận là có liên quan đến điều hoà nhiệt (Jean Pagot, 2002) [40]. Như vậy, hệ thần kinh và các tuyến nội tiết đóng vai trò tối quan trọng - là trung tâm trong điều hoà thân nhiệt ở gia súc. Khi có bất cứ một trục trặc nào trong hệ thống này, các hoạt động điều khiển không bình thường dẫn đến thân nhiệt gia súc sẽ bị rối loạn từ đó gây nên các trạng thái bệnh lý khác nhau. 2.3. Các đáp ứng ở bò sữa đối với stress nhiệt 2.3.1. Đáp ứng sinh lý Do tác động của các tác nhân stress, cơ thể bò sữa có những đáp ứng sinh lý để cố gắng duy trì cơ thể ở trạng thái bình thường. Các đáp ứng này bao gồm tăng nhịp thở, tăng nhiệt độ trực tràng (Orma và CS, 1996) [56], tăng tiết mồ hôi, giảm nhịp tim, tiết mồ hôi ào ạt (Blazquez và CS, 1994) [26], giảm lượng thức ăn thu nhận (NRC, 1989) [55], giảm năng suất sữa (Abdel Bary và CS, 1992) [19]. Các đáp ứng với stress nhiệt phụ thuộc vào giống (Finch, 1986) [33]... bò Bos Indicus ít mẫn cảm hơn Bos Taurus, Jersey ít mẫn cảm hơn HF (Sharma và CS, 1983) [65]. Tiết mồ hôi: Ở bò sữa, việc thải tiết mồ hôi là biện pháp chính để thải nhiệt. Quá trình này bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường, ẩm độ không khí, lượng gió lưu chuyển và diện tích bề mặt cơ thể (da). Khi nhiệt độ môi trường cao, ẩm độ không khí cao, tốc độ gió thấp sẽ làm hạn chế quá trình bốc hơi trên bề mặt da, từ đó làm giảm hiệu quả thoát nhiệt. Bò sữa có hai loại hình tiết mồ hôi (tiết mồ hôi thường xuyên và tiết mồ hôi do nhiệt độ cao). Sự tiết mồ hôi thường xuyên xảy ra ở tất cả các thời gian (trừ khi ẩm độ đạt 100%). Hình thức thứ hai là tiết mồ hôi do tác động của nhiệt độ cao. Nhiệt lượng cần thiết để biến nước thành hơi gọi là nhiệt bốc hơi tiềm tàng. Để biến 1ml nước thành hơi cần 2,43J đây chính là nhiệt lượng mất đi khi 1ml nước bốc hơi qua da. Phần nhiệt trao đổi chất mất đi qua bốc hơi từ cơ thể sẽ tăng lên khi nhiệt độ môi trường tăng lên và khi giữa cơ thể và không khí giảm đi (Kadzere và CS, 2002) [48]. Nhiệt độ trực tràng (NĐTT): Là một chỉ thị về cân bằng nhiệt và có thể sử dụng để đánh giá những ảnh hưởng bất lợi của môi trường đến sinh trưởng, sinh sản, tiết sữa của bò (Johnson, 1980) [44]. Khi NĐTT tăng lên 10C hoặc thậm chí ít hơn cũng đủ để giảm năng suất ở hầu hết các gia súc (McDowell và CS, 1976) [52]. NĐTT là một chỉ thị nhạy cảm về đáp ứng sinh lý của gia súc với stress nhiệt, vì nó thường ổn định trong các điều kiện bình thường (Kadzere và CS, 2002) [48]. Shalit và CS, (1991) [64] cho thấy: NĐTT ở bò đang vắt sữa cao hơn 0,90C so với bò sắp đẻ trong cùng điều kiện môi trường. Sở dĩ như vậy vì bò đang vắt sữa mẫn cảm hơn và khả năng duy trì ở mức độ ổn định nồng độ cũng như thể tích huyết tương đã giảm đi so với bò không vắt sữa. Srikandakumar và Johnson (2004) [69] thấy stress nhiệt đã làm tăng nhiệt độ trực tràng từ 39,18 lên 39,650C ở bò HF; 38,730C lên 39,430C ở bò Jersey và 38,67 lên 39,050C ở bò AMZ (Australian Milking Zebu). Rõ ràng, dưới tác động của nhiệt độ và ẩm độ cao, cơ thể bò sữa thải nhiệt ra ngoài không kịp nên NĐTT tăng. Khi NĐTT vượt quá 102,60F thì bò sữa bắt đầu bị stress nhiệt, gia súc ít ăn hơn và giảm lượng nhiệt sinh ra. Nhịp thở: Các hiệu chỉnh về sinh lý như tăng nhịp thở thường gặp ở bò sữa khi nhiệt độ và ẩm độ môi trường tăng cao. Nguyên nhân là do tích luỹ nhiều nhiệt trong cơ thể và bò sữa phải đáp ứng lại bằng cách tăng hô hấp, thậm chí thở dồn dập để làm tăng thải nhiệt từ cơ thể ra môi trường. Theo Allan và Dan (2005) [21], bò sữa bị stress nhiệt thở trên 80 lần/phút (bình thường là 35 - 45 lần/phút). Berman và CS (1985) [25] thông báo rằng trong điều kiện cận nhiệt đới tần số hô hấp bắt đầu tăng trên 50 - 60 lần/phút khi nhiệt độ cao hơn 250C. Tầm quan trọng của độ ẩm tương đối trong các nghiên cứu stress nhiệt cũng đã được khẳng định. Độ ẩm tăng làm giảm hô hấp và bốc hơi bề mặt dẫn đến tăng nhiệt độ trực tràng, giảm lượng thức ăn thu nhận và năng suất sữa. Lanham và CS (1986) [50] thấy 20 phút sau uống nước 10 - 280C, tần số hô hấp ở bò HF đang vắt sữa giảm từ 38,6 - 17 lần/phút và từ 53 - 35 lần/phút (P < 0,05). Milam và CS, (1985) [53] lại không thấy có sự khác biệt về tần số hô hấp trước và sau khi cho uống nước có nhiệt độ 10 - 280C. Nhịp tim: Khi rơi vào trạng thái stress nhiệt, nhịp tim bò Bos Taurus giảm ở các mức độ khác nhau (Kibler và Brody, 1951) [49]. Ngược lại với kết quả trên thì Richard (1998) [60] thấy nhịp tim tăng lên ở bò HF sau khi nuôi ở môi trường stress nhiệt: Nhiệt độ 380C, độ ẩm 80% trong vòng 7 ngày. Nhìn chung, sự giảm nhịp tim là khá điển hình ở bò stress nhiệt (Kadzere và CS, 2002) [48]. Huhke và Monty (1976) [38] không phát hiện sự khác biệt về nhịp tim ở bò HF trước và sau khi nuôi trong điều kiện mát và nóng ở Arizona, Hoa Kỳ. Singh và Bhattacharya (1990) [68] kết luận rằng mạch của gia súc luôn biến động phụ thuộc vào nhiệt độ và giống. 2.3.2. Đáp ứng về năng suất Stress nhiệt có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất gia súc thâm canh ở Hoa kỳ và các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới (Beede và Collier, 1986) [23]. Đối với bò đang vắt sữa, nhiệt độ trên 250C làm giảm lượng thức ăn thu nhận, giảm năng suất sữa và tốc độ trao đổi chất (Berman, 1968) [24] và tỷ lệ phối chửa. Tất cả các đáp ứng này là để giảm nhiệt độ cơ thể (Beede và Collier, 1986) [23]. Bò bị stress nhiệt uống nhiều nước hơn (86 lít/ngày so với 81,9 lít/ngày), cho sữa ít hơn (16,5 lít so với 20 lít) (Schendder và CS, 1988) [62]. Lượng nước uống: Nước không chỉ là nhu cầu thiết yếu của sự sống, (chiếm 70% trọng lượng cơ thể) mà nó còn là một chất dinh dưỡng, một yếu tố quan trọng trong quá trình tạo sữa, đặc biệt trong việc giảm stress nhiệt cho bò. Nước tham gia quá trình bài tiết mồ hôi, hô hấp. Do vậy, khi nhiệt độ và ẩm độ tăng cao, bò sẽ có khuynh hướng uống nhiều nước để bù đắp cho lượng nước cơ thể thải ra để giảm nhiệt. Ở bò có năng suất cao lượng nước tiêu thụ có thể tăng lên gấp hai lần trong điều kiện stress (Kadzere và CS, 2002) [48]. Theo đó có sự tương quan giữa lượng nước uống và sản lượng sữa, lượng nước uống và lượng VCK thu nhận. Lượng nước uống vào phụ thuộc nhiều vào lượng VCK, muối, protein trong khẩu phần ăn. Lượng thức ăn thu nhận (LTATN): LTATN của bò tăng giảm khác nhau tuỳ thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ của môi trường và chuồng nuôi. Khi nhiệt độ tăng cao, LTATN giảm, sự nhai lại và quá trình lên men của dạ cỏ cũng giảm. Bò thiếu hụt chất dinh dưỡng cho quá trình duy trì và sản xuất. Nghiên cứu của Umberto và CS (2002) [72] cho thấy: mùa hè LTATN ở bò sữa thấp hơn 19,8%. Theo Allan và Dan (2005) [17] khi bò sữa bị stress nhiệt giảm 10 - 15% LTATN. Lượng thức ăn thu nhận của bò đang vắt sữa thường giảm khi nhiệt độ môi trường 25 - 260C và giảm mạnh ở nhiệt độ 300C; Ở 400C LTATN giảm 40% hoặc hơn (NRC, 1989) [55]. Sở dĩ như vậy là vì các tác nhân stress đã làm cho trung tâm làm lạnh của Hypothalamus kích thích trung tâm điều khiển sự no đói, trung tâm này ức chế trung tâm điều khiển sự ngon miệng ở bên cạnh, kết quả là LTATN giảm và lượng sữa giảm. Ngoài ra, tính ngon miệng giảm trong điều kiện stress nhiệt còn do nhiệt độ cơ thể tăng cao và có thể liên quan đến sức chứa của dạ dày (Silanikove, 1992) [67]. Collier và CS (1982) [29] cho thấy, khi bò bị stress nhiệt, lượng thức ăn thô ăn vào giảm, làm giảm lượng axit béo bay hơi sản sinh trong dạ cỏ, thay đổi tỷ lệ giữa axetat và propionat, giảm pH. Bò thích nghi với stress nhiệt bằng cách thay đổi cách ăn, ăn nhiều khi nhiệt độ mát hơn (Schendder và CS, 1988) [62]. Năng suất sữa: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất sữa là “muôn hình vạn vẻ” - Có thể là những nguyên nhân không liên quan gì đến môi trường như dinh dưỡng, loài giống,... Có thể là những nguyên nhân trực tiếp từ môi trường chẳng hạn tác động tiêu cực của nhiệt độ và ẩm độ quá cao hoặc quá thấp đều làm năng suất sữa của bò giảm. Theo Mc Dowell và CS (1976) [52] yếu tố môi trường tạo ra 50% biến động về năng suất sữa trong mùa hè và bò sẽ cho sữa ít hơn trong điều kiện stress nhiệt. Theo Allan và Dan (2005) [21] bò sữa bị stress nhiệt giảm sữa 10 - 20% hoặc hơn. Mùa hè năng suất sữa giảm 10% (Umberto và CS, 2002) [72]. Dù là cùng giống, song bò được nuôi ở nơi càng nóng ẩm (THI càng cao) thì LTATN và năng suất sữa thực tế càng thấp (bảng 2.3). Bình quân LTATN giảm 0,23 kg VCK/ngày và năng suất sữa giảm 0,26 lít/ngày khi THI tăng 1 đơn vị (Johnson, 1992) [47]. Theo Silanikove (1992) [67], sản lượng sữa giảm là do tác động trực tiếp của nhiệt độ môi trường, stress nhiệt có thể đã ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tiết của bầu vú. Bảng 2.3. Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới đến năng suất sữa của bò HF Nơi nuôi THI Năng suất sữa (kg/con/ngày) Missouri Mexico Ai Cập Guyana 54 73 69 77 23 9 9 6 (Theo Johnson, 1992) [47] Sức khoẻ gia súc: Sức khoẻ gia súc có sự cân bằng động. Các tác nhân gây stress dễ dàng tác động làm mất sự cân bằng đó. Do vậy, stress nhiệt cũng có ảnh hưởng tiêu._. cực đến sức khoẻ gia súc. Nó cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp. DuBois và Williams (1980) [31] nhận thấy rằng: Bò đẻ vào các tháng mùa hè mắc bệnh viêm tử cung nhiều hơn, tỷ lệ sót nhau cao hơn, thời gian mang thai ngắn hơn bò đẻ vào các mùa khác trong năm. Như vậy, có thể khẳng định, stress nhiệt đã làm thay đổi cơ chế điều hoà thần kinh - thể dịch ở bò, vì thế làm cho thời gian chửa ngắn lại. Pavlicek và CS (1989) [57] cho biết thêm tỷ lệ xeton huyết ở bò sữa trong các tháng mùa hè cao hơn 11% so với các mùa khác trong năm. Như vậy, Stress nhiệt rõ ràng đã ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý của bò sữa dẫn đến các bệnh (Kadzere và CS, 2002) [48]. 2.4. Một số biện pháp giảm stress nhiệt ở bò sữa Stress nhiệt có thể gây những ảnh hưởng tức thì và hết sức nghiêm trọng đến sức khoẻ và năng suất bò sữa. Vì vậy, trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của stress nhiệt, người ta đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp sau đây: 2.4.1. Biện pháp dinh dưỡng Các biện pháp dinh dưỡng để làm giảm stress nhiệt cho bò sữa bao gồm: Biện pháp về năng lượng khẩu phần, các giải pháp đối với nước uống và chất khoáng cần thiết. 2.4.1.1. Hàm lượng năng lượng của khẩu phần Dưới tác động của các tác nhân stress nhiệt, bò sữa tự động giảm thu nhận thức ăn do trung tâm làm lạnh ở phần đầu vùng dưới đồi bị kích thích. Từ đó, trung tâm điều khiển sự no đói bị kích thích dẫn đến ức chế trung tâm điều khiển sự ngon miệng làm con vật giảm thu nhận thức ăn. Do vậy, để hạn chế stress nhiệt cho bò sữa ta cần cung cấp cho bò sữa khẩu phần ăn giàu năng lượng, có lượng xơ thô chất lượng cao, dễ tiêu hoá. Phương pháp tối ưu nâng cao mật độ dinh dưỡng khẩu phần bao gồm cho bò ăn khẩu phần cỏ xanh chất lượng cao và sử dụng mỡ bổ sung. Tổng lượng mỡ khẩu phần không vượt quá 7% (Jefey F. Keown và Richarch J. Grant, 1996) [41]. Theo Gerrit Rietveld (2003) [37], khi cho bò ăn loại cỏ có chất lượng cao, giàu dinh dưỡng thì sự sinh nhiệt trong quá trình tiêu hoá là nhỏ nhất. Bên cạnh đó, bổ sung mỡ, các loại cỏ, hạt có nồng độ năng lượng cao cũng làm tăng nồng độ năng lượng. Mỡ bổ sung vào khẩu phần ăn có thể lấy từ các loại hạt nhiều dầu như hạt bông, hạt đậu hoặc dầu thực vật. Theo các tác giả này, hầu hết khẩu phần cơ sở chỉ có chứa khoảng 3% mỡ, 2 - 3% phải lấy từ các loại hạt để khẩu phần chứa 5 - 6% mỡ. Nhưng lượng mỡ trong khẩu phần không được vượt quá 7 - 8%. 2.4.1.2. Cung cấp nước uống trong điều kiện stress nhiệt Khi bị stress nhiệt, nhu cầu về nước của bò tăng cao. Bò uống nhiều hơn 50% lượng nước bình thường khi chỉ số nhiệt ẩm trên 80 (Jodie và karl, 2002) [42]. Vì vậy, cung cấp nước uống cho bò sữa là yêu cầu bắt buộc. Cung cấp không giới hạn nước sạch và mới, lượng nước thu nhận tăng lên có ý nghĩa trong thời gian thí nghiệm. Cần xác định vị trí đặt máng uống, vòi uống để bò uống nước thuận lợi nhất. Che bóng mát cho máng uống, giữ nước luôn sạch và mát, không nhiễm bẩn là rất cần thiết (Jodie A. Pennington và CS, 1995) [43] và nên đặt hai máng uống cho mỗi nhóm bò (15 con), mỗi máng uống dài 0,5 - 0,7m. 2.4.1.3. Sử dụng chất khoáng Trong khẩu phần ăn của bò sữa, chất khoáng chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng rất cần thiết. Tuy nhiên trong điều kiện stress nhiệt, chất khoáng có thể sụt giảm do mất đi theo mồ hôi, sữa, nước tiểu,... Vì vậy nhu cầu khoáng của bò sữa tăng lên để bù đắp lượng thiếu hụt. Để cung cấp đầy đủ chất khoáng, Richarch S. Adams (1998) [60] đưa ra khẩu phần bao gồm K 1,5%, Mg 0,35% và Na 0,5 - 0,6% so với tổng lượng vật chất khô của khẩu phần. Báo cáo của Dupchak (2002) [32] chỉ ra rằng nhu cầu K, Na, Mg tăng lên trong giai đoạn stress nhiệt. Khẩu phần ăn của bò sữa cần 1,5% K, 0,5% Na, 0,35% Mg so với lượng vật chất khô của khẩu phần. 2.4.2 Biện pháp về chuồng nuôi Bò sữa rất mẫn cảm với nhiệt độ và ẩm độ cao do vậy che chắn bức xạ nhiệt và tăng thải nhiệt từ cơ thể ra ngoài môi trường được coi là biện pháp khá hữu hiệu để giảm thấp hoặc ngăn ngừa stress nhiệt ở bò sữa. Bóng mát cho phép giảm hơn 30% bức xạ nhiệt ở bò, đây là phương pháp đơn giản và quan trọng nhất giúp giảm stress nhiệt. Thông thoáng bắt buộc trong chuồng nuôi là biện pháp đang được áp dụng rộng rãi. Thông thoáng bắt buộc cho bò ở Isreal làm giảm một nửa tỷ lệ thân nhiệt tăng lên so với lô đối chứng (Berman và CS, 1985) [25]. Kết hợp phun nước và thông thoáng bắt buộc (dùng quạt công suất cao) ở khu vực chuồng nuôi, khu vực vắt sữa làm tăng gấp đôi hiệu quả giảm nhiệt độ cơ thể bò so với áp dụng riêng lẻ từng biện pháp. Ngoài ra, các biện pháp như tạo bóng mát tự nhiên ở khu vực chăn thả, phun nước lên mái chuồng,… cũng được nhiều tác giả đưa ra. 2.4.3. Biện pháp về giống Các giống gia súc khác nhau, khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết ở các vùng khác nhau. Do vậy, cần chọn những giống bò sữa thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu của từng vùng để giảm tới mức tối thiểu ảnh hưởng của stress nhiệt. Trước hết, cần phải có sự chọn lọc cá thể chặt chẽ giúp chúng phát huy được tiềm năng di truyền trong vùng tiểu khí hậu chăn nuôi, đặc biệt quan trọng nếu con giống được lựa chọn đúng tính trạng sản xuất và thích nghi (Johnson và CS, 1988) [46], các tính trạng này sẽ giúp gia súc có sức chống chịu stress nhiệt tốt hơn và tránh được sự sụt giảm năng suất. Xác định kiểu gen thích nghi cũng như phát huy tiềm năng sản xuất để có môi trường tối ưu cho kiểu gen của vật nuôi là biện pháp khả thi nhất. Israel là một nước bán sa mạc, mùa hè rất nóng (gần 400C) đã nuôi thành công bò HF thuần. Năng suất sữa bò HF của Israel hiện nay cao nhất thế giới khoảng 10.500 kg/305 ngày. Đồng thời công tác cải tạo bò địa phương, nhập bò đực ngoại sử dụng để gieo tinh nhân tạo được tiến hành trong gần 60 năm đã giúp Israel thành công trong việc tạo ra một giống bò HF thích nghi với khí hậu nóng. Trong khoảng 10 năm gần đây, Israel đã xuất khẩu tinh bò đực được đánh giá qua đời sau đến 25 nước trên thế giới. 2.5. Đặc điểm một số giống bò sữa nuôi ở việt nam 2.5.1. Bò Holstein Friesian Holstein Friesian (HF) là giống bò chuyên sữa nổi tiếng thế giới được tạo ra từ thế kỷ thứ XIV ở tỉnh Fulixon của Hà Lan, nơi có khí hậu ôn hoà, mùa hè kéo dài và đồng cỏ rất phát triển. Bò HF có 3 dạng màu lông chính: lang trắng đen (chiếm ưu thế), lang trắng đỏ (ít), và toàn thân đen riêng đỉnh trán và chót đuôi trắng. Các điểm trắng đặc trưng là: điểm trắng ở trán, vai có vệt trắng kéo xuống bụng, 4 chân và chót đuôi trắng. Toàn thân có dạng hình nêm đặc trưng của bò sữa; đầu con cái dài, nhỏ, thanh, đầu con đực thô; sừng nhỏ, ngắn, chĩa về phía trước; trán phẳng hoặc hơi lõm; cổ thanh, dài vừa phải, không có yếm; vai - lưng - hông - mông thẳng hàng; bốn chân thẳng, đẹp, hai chân sau doãng; bầu vú rất phát triển; tĩnh mạch vú ngoằn ngoèo, nổi rõ. Tầm vóc bò HF khá lớn: khối lượng sơ sinh khoảng 35 - 45 kg, trưởng thành 450 - 750kg/cái, 750 - 1.100kg/đực. Bò này thành thục sớm, có thể phối giống lúc 15 - 20 tháng tuổi. Khoảng cách lứa đẻ khoảng 12 - 13 tháng. Ảnh 2.1. Bò cái HF Ảnh 2.2. Bò đực HF Năng suất sữa trung bình khoảng 5.000 - 8.000 kg/chu kỳ (10 tháng), tỷ lệ mỡ sữa thấp, bình quân 3,3 - 3,6%. Năng suất sữa biến động nhiều tuỳ theo điều kiện nuôi dưỡng và thời tiết khí hậu, cũng như kết quả chọn lọc của từng nước. Bò HF chịu nóng và chịu đựng kham khổ kém, dễ cảm nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh sản khoa. Bò HF chỉ nên nuôi thuần tốt ở những nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân năm dưới 21oC (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004) [18]. 2.5.2. Bò Lai Sind Bò Lai Sind là kết quả lai tạo giữa bò Red Sindhi, bò Sahiwal với bò vàng Việt Nam. Tỷ lệ máu của bò Lai Sind thay đổi rất lớn giữa các cá thể và do đó mà ngoại hình và sức sản xuất cũng thay đổi tương ứng. Ngoại hình của bò Lai Sind trung gian giữa bò Sind và bò vàng Việt Nam. Đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp, rốn và yếm rất phát triển, yếm kéo dài từ hầu đến ngực, nhiều nếp nhăn. U vai nổi rõ, âm hộ có nhiều nếp nhăn, lưng ngắn, ngực sâu mông dốc, bầu vú phát triển, đuôi dài, chót đuôi thường không có xương. Màu lông thường vàng hoặc sẫm, một số ít có vá trắng. Ảnh 2.3. Bò cái Lai Sind Thể vóc lớn hơn bò vàng. Trọng lượng sơ sinh 17 - 19 kg, trưởng thành 250 - 350 kg đối với con cái, 400 - 450 kg đối với con đực. Có thể phối giống lần đầu lúc 18 - 24 tháng. Khoảng cách lứa đẻ 15 tháng. Năng suất sữa khoảng 1200 - 1400 kg/240 - 270 ngày, mỡ sữa đạt 5 - 5,5%. Có thể làm nền để lai với bò sữa tạo ra con lai cho sữa tốt. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 48 - 49% (bò thiến). Có thể dùng làm nền để lai với bò đực chuyên dụng thịt thành bò lai hướng thịt. 2.5.3. Bò lai F1 và F2 Trong mấy chục năm qua, nước ta đã cho lai phổ biến giữa bò đực HF với bò cái Lai Sind để tạo ra con lai hướng sữa. Bò lai hướng sữa hiện nay có tỷ lệ máu HF khác nhau tuỳ theo thế hệ lai : F1(1/2 HF), F2 (3/4 HF). Bò lai F1 (1/2 HF): Được tạo ra khi phối tinh bò đực HF cho bò cái Lai Sind. Bò F1 thường có màu lông đen toàn thân, trừ đốm trắng ở trán và đuôi, một số ít có màu vàng sẫm hay vàng nhạt (thường là lúc mới sinh). Bê sơ sinh có trọng lượng 20 - 25 kg. Bò cái trưởng thành nặng 350 - 420 kg, bò đực 450 - 600 kg. Năng suất sữa bình quân 2500 - 3000 kg/chu kỳ. Tỷ lệ mỡ sữa 3,6 - 4,2 %. Chu kỳ tiết sữa có thể trên 300 ngày. Bò F1 động dục lần đầu lúc khoảng 17 tháng tuổi, tuổi đẻ lứa đầu 27 tháng, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ khoảng 13 - 14 tháng. Bò F1 chịu đựng tương đối tốt với điều kiện nóng, ít bệnh tật. Ảnh 2.4. Bò cái lai F1 (1/2 máu HF) Ảnh 2.5. Bò cái lai F2 (3/4 HF) Bò lai F2 (3/4 HF): Bò cái lai F1 được tiếp tục phối tinh bò HF để tạo ra bò lai F2 (3/4 HF). Bò F2 thường có màu lông lang trắng đen hay trắng đỏ, ngoại hình gần giống với bò HF thuần, tuy mông vẫn hơi dốc. Trọng lượng sơ sinh 30 - 35 kg, trưởng thành bò cái lai F2 có thể đạt 400 - 450 kg, bò đực 500 - 700 kg. Trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bò lai F2 cho năng suất cao hơn bò F1 3000 - 3500 kg/chu kỳ hoặc cao hơn. Tỷ lệ mỡ sữa 3,2 - 3,8 %. Tuy nhiên trong điều kiện nóng và ẩm (trên 300 C) bò lai F2 tỏ ra kém chịu đựng hơn bò lai F1. Có tác giả cho rằng, các loại bò lai (HF x Lai Sind) nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh cho năng suất khá cao. Tuy nhiên, tác giả cũng cho biết khi tỷ lệ máu HF lên quá cao sẽ có hiện tượng giảm khả năng sinh sản và bị stress nhiệt (nhịp thở tăng), do đó năng suất sữa giảm xuống, bò bị bệnh và tỷ lệ loại thải cao. 2.5.4. Bò AFS (Australian Friesian Sahiwal) Bò AFS có nguồn gốc từ Australia (lai giữa bò HF và bò Sahiwal) được nhập vào Việt Nam và nuôi ở Nghĩa Đàn, Nghệ An. Bò có màu lông lang trắng đen hoặc lang trắng đỏ. Ngoại hình của bò AFS nằm trung gian giữa bò HF và bò Sahiwal; có bầu vú phát triển; thể vóc bò cái 350 - 450kg, bò đực 600 - 800kg. Bò AFS có năng suất sữa khoảng 3500 - 4000kg/chu kỳ, mỡ sữa đạt 4 - 4,2%. Bò có khả năng chịu nóng khá tốt (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004) [18]. Ảnh 2.6. Bò cái AFS lang trắng đen Ảnh 2.7. Bò cái AFS lang trắng đỏ 2.6. Tình hình nghiên cứu stress nhiệt 2.6.1. Tình hình nghiên cứu stress nhiệt ngoài nước Đã có nhiều nghiên cứu về stress nhiệt ở bò sữa: Yousef (1985) [73], Richard (1998) [60], Umberto và CS (2002) [72], Srikandakumar và CS (2004) [69],... Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bò sữa cũng như tất cả các động vật có vú khác, có vùng nhiệt trung tính (thermoneutral zone), khoảng nhiệt độ từ 5 - 250C. Khi nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cận trên, bò sữa rơi vào trạng thái “thừa nhiệt” và nhiệt độ đo được ở trực tràng lúc đó sẽ vượt qua 1020F (38,90C). Bò sữa sẽ cố gắng để thải lượng nhiệt thừa này ra khỏi cơ thể. Theo Allan và Dan (2005) [21], bò sữa thải nhiệt thông qua 4 cơ chế: Dẫn nhiệt, bức xạ, đối lưu, bốc hơi. Nếu cơ thể không thải nhiệt kịp thời bò sữa sẽ lâm vào trạng thái stress nhiệt. McDowell và CS (1976) [52] đề nghị sử dụng chỉ số nhiệt ẩm THI để làm chỉ thị về stress nhiệt. THI nhỏ hơn hoặc bằng 70 là thích hợp với bò sữa, 75 - 78 là stress, trên 78 là stress nghiêm trọng. Sau đó, chỉ số này đã được Frank Wiersma (1990) [34] sửa đổi. Khi gia súc lâm vào trạng thái stress nhiệt, cơ thể bò sữa sẽ có những đáp ứng để duy trì hoạt động cơ thể trong giới hạn sinh lý bình thường. Năng suất sữa thấp là ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ (giảm 15 - 40%). Trong một đàn, năng suất ở bò cao sản giảm nhiều hơn so với ở bò năng suất thấp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ rằng yếu tố môi trường gây ra khoảng 40% biến động về số lượng thức ăn thu nhận trong mùa hè và khoảng 50% biến động về năng suất sữa trong những điều kiện đó. Dưới tác động bất lợi của nhiệt độ và ẩm độ cao, bò sữa sẽ tăng tiết mồ hôi, tăng nhịp thở để làm tăng lượng nhiệt thải ra ngoài môi trường, giảm lượng thức ăn thu nhận, uống nước nhiều hơn (Orman và CS, 1996) [56]. Stress cũng làm thay đổi thành phần sữa. Thành phần casein, tỷ lệ mỡ sữa giảm khi bò bị stress nhiệt (Kadzere và CS, 2002 [48]; Srikandakumar, 2004 [69]). Theo Johnson (1987) [45], thành phần của sữa (béo, đạm và các chất rắn khác) đều giảm trong điều kiện nhiệt độ cao. Srikandakumar (2004) [69] cũng cho biết stress nhiệt làm tăng nồng độ K+ và Ca++ huyết thanh. Theo Collier và CS (1982) [29], pH dạ cỏ giảm khi bò bị stress nhiệt, nồng độ chất điện giải trong dịch dạ cỏ, đặc biệt là K+ và Na+ cũng giảm. Người ta còn phát hiện thấy giảm hàm lượng vitamin C, hormon thyroxin, hormon sinh trưởng và glucocoticoid ở bò bị stress nhiệt thường xuyên. Nghiên cứu cho thấy bò sinh đôi từ lúc 7,5 tháng tuổi đến hết chu kỳ cho sữa thứ nhất thì nhóm bò nuôi ở vùng khí hậu ôn đới có mức tăng trọng cao hơn 9,6%. Trong điều kiện nhiệt đới, nuôi dưỡng kém thì nhóm bò HF thuần bị ảnh hưởng nhiều hơn bò lai HF và bò nhiệt đới. Đồng thời, sản lượng sữa của bò nuôi ở vùng khí hậu ôn đới cao hơn 44% và sản lượng chất béo cao hơn 56% so với bò nuôi ở vùng nhiệt đới. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cao có những tác động xấu đến sinh sản của bò. Người ta nhận thấy bò có biểu hiện giảm những hoạt động tính dục như không nhảy lên bò khác hoặc ít kêu rống, nhiều trường hợp bò động dục thầm lặng hơn, phát triển bất thường buồng trứng, ít xảy ra động dục hàng loạt, khả năng sinh sản kém, tỷ lệ chết phôi cao, kéo dài thời gian mang thai, rối loạn hormon sinh sản,... Nồng độ hormon progesterone ở giai đoạn thể vàng của bò trong mùa hè thấp hơn nồng độ này ở bò trong mùa đông. Người ta cũng nhận thấy dưới tác động của nhiệt độ cao, bò cái đã mang thai nhập từ các nước ôn đới vào khu vực nhiệt đới, thì trọng lượng bê sinh ra thường thấp hơn 17 - 20% so với bê sinh ra tại chính quốc. Khi ẩm độ không khí càng cao thì những tác động này càng cao. Nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ môi trường tăng cao, nếu không được thoát nhiệt tốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao ảnh hưởng đến khả năng sống của phôi thai. Nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ cơ thể tăng 1,1 - 1,70C thì các phôi định vị trong tử cung sẽ chết hoàn toàn. Vì những tác động trực tiếp và gián tiếp không thuận lợi nói trên, ở các nước nhiệt đới bò sữa cao sản gốc ôn đới không thể phát huy hết tiềm năng cho sữa của chúng. Khống chế nhiệt độ là một vấn đề khó khăn nhất cho ngành chăn nuôi bò sữa. Tài liệu điều tra trên đàn bò sữa ở Israel vào mùa hè cho thấy: Năng suất sữa giảm 10 - 20% so với mùa đông. Còn ở miền Nam Hoa Kỳ, năng suất sữa giảm tới 24% hoặc hơn thế trong mùa hè. Phần lớn năng suất sữa giảm khi nhiệt độ môi trường vượt quá 26,70C, hoặc THI vượt quá 72 (Srikandakumar, 2004) [69]. Hệ số sử dụng năng lượng tiêu hoá cho sản xuất sữa giảm từ 60% trong điều kiện nhiệt độ 210C (700F) xuống còn 50% sau 14 ngày ở 320C (900F). Các công trình nghiên cứu của Thatcher (1974) [71] cho thấy, bò bị stress nhiệt đã giảm khả năng sinh sản và tăng tỷ lệ chết phôi một cách đáng kể. Ở Israel, mặc dù tất cả bò sữa đều được nuôi tự do trong bóng mát, tỷ lệ thụ thai trong mùa hè chỉ đạt 24%; còn vào mùa đông, tỷ lệ này đạt tới 52%. Người ta đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm stress cho bò sữa trong thời tiết nóng: Phun nước lên cơ thể bò kết hợp quạt gió thông thoáng, phun nước lên mái chuồng, cho bò uống nước đã làm mát, trồng cây tạo bóng mát kết hợp che mái và các biện pháp cải thiện khả năng thu nhận thức ăn,... 2.6.2. Tình hình nghiên cứu stress nhiệt trong nước Ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, khi nước ta nhập đàn bò sữa đầu tiên từ Trung Quốc (bò lang trắng đen Bắc Kinh) về nuôi thử nghiệm ở miền Bắc, các nhà chăn nuôi đã bước đầu tiến hành đánh giá khả năng thích nghi của chúng với khí hậu nóng ẩm ở nước ta (Trần Đình Miên, 1965) [9]. Lương Văn Lãng (1983) [10] đã tiến hành đánh giá một số đặc điểm về khả năng sinh sản, sinh trưởng và sức sản xuất của bò sữa HF thuần trong quá trình nuôi thích nghi ở Việt Nam. Nguyễn Kim Ninh và CS (1997) [11] đã tiến hành nghiên cứu đánh giá mức độ thích nghi của bò lai Hà - Ấn nuôi tại Ba Vì - Hà Tây. Đinh Văn Cải và CS (2003) [2] đã nghiên cứu những ảnh hưởng của stress nhiệt đến sinh lý sinh sản của bò lai HF và bò thuần HF nuôi tại khu vực phía Nam. Theo các tác giả trên, khu vực thành phố Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình năm là 28,30C và ẩm độ 73,3%; giá trị THI trung bình đạt 79,3, cao nhất là 93,76. Khả năng chống chịu nóng ẩm bò F1>F2>F3>HF thuần. Khi THI chuồng nuôi từ 82 trở lên, các nhóm bò thuần HF và bò lai HF năng suất cao (> 15 kg/ngày) thể hiện dấu hiệu stress nhiệt rất rõ. Giải pháp đơn giản khắc phục stress nhiệt là thiết kế chuồng nuôi thông thoáng và sử dụng quạt gió công suất cao để làm mát cho bò. Phun nước vào chuồng sẽ làm tăng thêm ẩm độ vì vậy không làm giảm THI chuồng nuôi. Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú (2006) [7] đã nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn thu nhận và nước uống thu nhận của bò lai F1 (50% máu HF) nuôi tại Ba Vì trong mùa hè. Theo các tác giả, stress nhiệt có ảnh hưởng rất lớn đến lượng thức ăn thu nhận và lượng nước tiêu thụ: Lượng thức ăn thu nhận giảm, lượng nước uống vào tăng. Chỉ số THI có tương quan âm chặt chẽ với thức ăn thu nhận và tương quan dương với lượng nước uống vào của bò F1. Vương Tuấn Thực và CS (2007) [14] khi nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến đàn bò lai F1 và F2 nuôi tại Ba Vì cũng cho biết: Không có sự sai khác về lượng thức ăn thu nhận giữa bò F1 và F2. Tuy nhiên, F2 uống nhiều nước hơn. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến năng suất sữa bò F1 ít hơn. Stress nhiệt không ảnh hưởng đến chất lượng sữa của cả bò F1 và F2. Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú (2008) [8] cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong mùa hè. Theo các tác giả trên, các chỉ tiêu sinh lý đều có tương quan dương với các yếu tố stress nhiệt và ảnh hưởng của stress nhiệt đến các chỉ tiêu sinh lý ở bò F2 có xu hướng cao hơn bò F1. Các nhà chăn nuôi trong nước cũng đã nghiên cứu đề xuất các kiểu chuồng nuôi như kiểu chuồng hai dãy, chuồng một dãy hoặc kiểu chuồng nhiệt đới. Mỗi kiểu chuồng nuôi đều có những yêu cầu cụ thể về nền chuồng, tường chuồng, sân chơi và hàng rào, máng ăn, máng uống, đường đi, mái che, rãnh thoát, bể chứa... Tiêu chuẩn diện tích nền chuồng (chỗ đứng) cho từng loại bò cũng đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà những nghiên cứu này chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được các đòi hỏi của sản xuất, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà ngành chăn nuôi bò sữa đang được quan tâm đầu tư, nghề chăn nuôi bò sữa được người dân chú trọng phát triển mạnh mẽ. Áp lực của thực tế sản xuất đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng bò sữa, nhất là đàn bò sữa cao sản nhập ngoại nuôi trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi của stress nhiệt, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên đàn bò sữa Holstein Friesian và con lai F1 (1/2 máu HF), F2 (3/4 máu HF) nuôi trong các nông hộ, tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Bò được nuôi nhốt; bò cùng loại có độ đồng đều tương đối về: Lứa vắt sữa (lứa 3 - 5), tháng vắt sữa (tháng 2 - 4) và năng suất sữa. 3.2. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số nội dung sau: Hiện trạng đàn bò sữa của huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ môi trường và chuồng nuôi trong mùa hè tại Nghĩa Đàn, Nghệ An. Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ đến nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và nhịp mạch ở bò sữa. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ đến lượng thức ăn thu nhận, lượng nước tiêu thụ hàng ngày. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ đến năng suất sữa. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong nội dung nghiên cứu 3.3.1.1. Hiện trạng đàn bò sữa của huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An Thu thập số liệu thứ cấp từ Phòng Nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. 3.3.1.2. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ môi trường, chuồng nuôi trong mùa hè tại Nghĩa Đàn Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ môi trường: Sử dụng các số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn Nghĩa Đàn. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi đo bằng nhiệt kế “khô - ướt” và ẩm kế hàng ngày vào 3 thời điểm: 7; 13 và 17 giờ hàng ngày. Tính chỉ số nhiệt ẩm THI (Temperature Humidity Index) của từng ngày, từng thời điểm trong ngày theo Frank Wiersma (1990) [30]: THI = Nhiệt độ bên khô (oC) + 0,36 x (Nhiệt độ bên ướt (oC)) + 41,2 3.3.1.3. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến nhiệt độ cơ thể bò, nhịp thở và nhịp mạch ở bò sữa Nhiệt độ cơ thể bò được xác định bằng phương pháp đo trực tiếp ở trực tràng bằng nhiệt kế điện tử vào 3 thời điểm đã nêu trên. Nhịp thở quan sát bằng mắt thường qua hoạt động lên xuống của hõm hông bò với đồng hồ bấm giây (đơn vị tính: lần/phút) vào 3 thời điểm nêu trên. Nhịp mạch xác định bằng cách dùng tay bắt mạch ở khấu đuôi bò với đồng hồ bấm giây (đơn vị tính: lần/phút) vào 3 thời điểm nêu trên. 3.3.1.4. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến lượng thức ăn thu nhận, lượng nước tiêu thụ hàng ngày ở bò sữa Lượng thức ăn thu nhận (TATN) được theo dõi trên từng cá thể bằng phương pháp cân lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa hàng ngày. Lượng TATN (kg VCK/con/ngày) = (Lượng TA ăn vào) x (VCK của TA) Lượng nước tiêu thụ được theo dõi trên từng cá thể bằng phương pháp đo lượng nước uống vào hàng ngày của từng bò (lít/con/ngày). Lượng nước tiêu thụ (lít/con/ngày) = lượng nước cho vào máng - lượng nước còn lại trong máng. 3.3.1.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến năng suất sữa Năng suất sữa được xác định bằng phương pháp cân trực tiếp lượng sữa ngày của từng con tại thời điểm vắt sữa (ngày 2 lần sáng và chiều). 3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu được trong quá trình theo dõi được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 và Minitab 14, theo phương pháp thống kê sinh học nhờ các thuật toán: phân tích phương sai, tương quan hồi quy. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng đàn bò sữa của Nghĩa Đàn Trong tự nhiên, một bản chất từ ngàn xưa của động vật có vú là sau khi sinh con thì cho sữa để nuôi con. Bò là loài động vật cũng mang trong mình bản năng đó. Nhưng điều đặc biệt là bò có kích thước cơ thể lớn nên khả năng cho sữa nhiều. Với những con bò cho lượng sữa đến hàng ngàn kg/chu kỳ thì bê không thể bú hết và con người đã nghĩ ra cách khai thác sữa bò để làm thức ăn cho mình. Sữa là loại thức ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hoá nên được con người rất ưa chuộng. Ngành chăn nuôi bò lấy sữa ra đời từ đó. Ở nước ta, từ những năm của thập kỷ 60 - 70 (thế kỷ XX) đã bắt đầu hình thành ngành nuôi bò sữa và phát triển cho tới ngày nay. Từ năm 2000, hoà chung với chủ trương phát triển chăn nuôi bò sữa trong cả nước, Nghệ An bắt đầu phát triển ngành này và là một tỉnh nằm trong dự án phát triển chăn nuôi bò sữa. Để thực hiện các giải pháp góp phần thực hiện thành công dự án này, tỉnh Nghệ An đã có những chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích người chăn nuôi cụ thể là: Quyết định 27/2001 QĐUB (8/2001) về phát triển chăn nuôi bò sữa với mục tiêu đến năm 2010 toàn tỉnh có 10.000 con, chủ yếu tập trung ở huyện Nghĩa Đàn (4000 con). Như vậy, có thể thấy, Nghĩa Đàn được coi là huyện trọng điểm để phát triển chăn nuôi bò sữa. Nghĩa Đàn là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An vừa có núi, thung lũng, vừa có đồng bằng. Trong đó, đồng bằng chỉ là những dải đất hẹp xen kẽ những vùng núi tạo nên địa hình phức tạp. Tuy với diện tích không lớn song vùng đồng bằng khá thuận lợi cho việc phát triển cây lúa chủ động nguồn lương thực cho đời sống nhân dân trong huyện, cũng như cung cấp nguồn nguyên liệu cho việc phát triển chăn nuôi. Đặc biệt, Nghĩa Đàn có diện tích đất trồng cỏ lớn, đất đai màu mỡ, nguồn lao động dồi dào và có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Chính bởi Nghĩa Đàn mang trong mình những thuận lợi tiềm ẩn về tự nhiên cũng như nhân lực mà nó đã trở thành một địa phương được tỉnh Nghệ An chú trọng để phát triển dự án chăn nuôi bò sữa. Do vậy, trong những năm gần đây, huyện Nghĩa Đàn được chính quyền, ban ngành các cấp quan tâm giúp đỡ để thực hiện các giải pháp góp phần thực hiện thành công dự án chăn nuôi bò sữa của tỉnh nhà. Không thể phủ nhận rằng: Chăn nuôi bò sữa là một nghề hoàn toàn mới đối với tỉnh Nghệ An nói chung và người trực tiếp chăn nuôi bò sữa của Nghĩa Đàn nói riêng. Nhưng từ khi bắt đầu “thai ngén” rồi “chập chững” bước vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa đến nay, người chăn nuôi bò sữa ở Nghĩa Đàn cũng đã trải qua gần 7 năm thăng trầm. Bước đầu đã xây dựng được cơ cấu giống và cơ cấu đàn bò sữa như ở bảng 4.1 dưới đây. Bảng 4.1. Cơ cấu giống và cơ cấu đàn bò sữa ở các nông hộ (tháng 6/2008) HF (con) F2 (con) F1 (con) Tổng (con) Tỷ lệ (%) Bò đang cho sữa 75 70 64 209 59,2 Bò cạn sữa 24 5 35 64 18,1 Bò hậu bị 21 31 - 52 14,8 Bê 12 12 4 28 7,9 Tổng (con) 132 118 103 353 - Tỷ lệ bò các loại 37,4 33,4 29,2 - 100 Bò HF chiếm tỷ lệ cao nhất (37,4%), thấp nhất là bò F1 (29,2%). Tỷ lệ bò đang cho sữa cao nhất (59,2%). Trong thời gian theo dõi, chúng tôi thấy rằng đàn bò HF đang có xu hướng được nuôi nhiều ở Nghĩa Đàn còn bò F1 ít hơn, không có bò F1 hậu bị. Sở dĩ như vậy là vì đa phần nông dân thấy chăn nuôi bò HF hiệu quả kinh tế cao hơn, thời gian cho sữa dài hơn và sản lượng sữa cao hơn. Cho nên từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2007 Nghĩa Đàn đã mua thêm 29 con bò HF từ Tuyên Quang. 4.2. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số THI môi trường, chuồng nuôi trong thời gian theo dõi Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố chính gây nên stress nhiệt cho bò sữa trong mùa hè. Qua thời gian theo dõi chúng tôi nhận thấy nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi cũng như môi trường ở Nghĩa Đàn luôn biến động ở mức cao. Trong đó nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi luôn có xu hướng cao hơn các giá trị này ở bên ngoài môi trường. Sự kết hợp giữa nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi và môi trường ở đây thể hiện qua chỉ số THI. Kết quả của chúng tôi cho thấy giá trị THI trong chuồng nuôi luôn cao hơn so với ngoài môi trường. Điều này chứng tỏ hệ thống chuồng nuôi chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chưa đảm bảo tính thông thoáng, vệ sinh... Kết quả của chúng tôi giống với kết quả của Đinh Văn Cải và cộng sự (2003) [2]: THI chuồng nuôi luôn cao hơn (85,4 so với 85,1). Kết quả theo dõi diễn biến nhiệt độ, ẩm độ và THI môi trường và chuồng nuôi được trình bày ở bảng 4.2 và THI ở bảng 4.3. Qua bảng 4.2 và 4.3 cho thấy giá trị nhiệt độ, ẩm độ và THI của chuồng nuôi và môi trường trong ngày rất khác nhau. Độ ẩm cao nhất vào buổi sáng (89,58 ± 0,98 ngoài môi trường và 87,58 ± 0,8 trong chuồng nuôi lúc 7 giờ). THI và nhiệt độ lại có giá trị cao nhất vào buổi trưa (83,5 ± 0,5 và 34,24 ± 0,330C ở môi trường; 83,7 ± 0,7 và 35,64 ± 0,380C trong chuồng nuôi), thấp nhất vào buổi sáng (78,1 ± 0,2 và 26,75 ± 0,180C ngoài môi trường; 79,0 ± 0,5 và 27,31 ± 0,180C trong chuồng nuôi). Các chỉ số nhiệt độ và độ ẩm tại chuồng nuôi ở cả ba thời điểm đều có giá trị cao hơn bên ngoài môi trường (P < 0,001). Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do đàn bò đã tham gia vào quá trình tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi (thông qua các hoạt động như ăn uống, thải phân và nước tiểu, thân nhiệt của bò...) và do chuồng nuôi có độ thông thoáng kém. Kết quả ở bảng 4.2 cũng cho thấy một quy luật là khi nhiệt độ tăng thì ẩm độ giảm và ngược lại. Do nhiệt độ và ẩm độ có tương quan nghịch nên không thể căn cứ vào duy nhất giá trị của nhiệt độ hay ẩm độ để đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường tới gia súc. Sự tác động tổng hợp giữa nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi và môi trường qua chỉ số THI được chúng tôi theo dõi thể hiện ở bảng 4.3. Bảng 4.2. Diễn biến nhiệt độ và độ ẩm môi trường và chuồng nuôi (n = 45) Thời điểm Tham số thống kê Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Chuồng nuôi Môi trường Chuồng nuôi Môi trường 7h ± m Max Min Cv% 27,31 ± 0,18 30,2 24,9 4,48 26,75 ± 0,18 29,80 24,6 4,49 87,58 ± 0,81 96,0 72,0 6,17 89,58 ± 0.98 98,0 75,0 7,33 13h ± m Max Min Cv% 35,64 ± 0,38 39,7 27,9 7,18 34,24 ± 0,33 38,2 27,2 6,5 61,6 ±1,27 80,0 45,0 13,8 59,27 ± 1,27 86,0 46,0 14,39 17h ± m Max Min Cv% 30,48 ± 0,31 35,2 25,2 6,88 29,81 ± 0,32 34,2 24,6 7,29 76,73 ± 1,28 97,0 59,0 11,16 75,13 ± 1,55 96,0 50,0 13,81 Theo Frank Wiersma (1990) [34], bò ôn đới bắt đầu có dấu hiệu stress nhiệt khi giá trị THI đạt từ 72 trở lên. Còn theo Allan và Dan (2005) [21], khi THI nằm trong khoảng từ 78 - 79 bò sữa rơi vào trạng thái stress nhiệt nặng. Theo chúng tôi ngay từ buổi sáng, kết quả theo dõi đã cho thấy chỉ số THI chuồng nuôi đạt 79,0. Điều này chứng tỏ rằng, chỉ số THI chuồng nuôi tại Nghĩa Đàn luôn có giá trị khá cao, dao động từ khoảng 71,8 - 97,6. Có thể nói, đàn bò sữa nuôi tại Nghĩa Đàn, Nghệ An luôn rơi vào tình trạng stress nhiệt nặng. Kết quả của chúng tôi thu được cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đặng Thái Hải và CS (2008) [8]. Bảng 4.3. Diễn biến THI môi trường và chuồng nuôi (n = 45 ngày đo) Thời điểm Tham số thống kê THI Chuồng nuôi Môi trường 7h ± m Max Min Cv% 79,0 ± 0,5 83,9 71,8 4,06 78,1 ± 0,2 80,3 75,7 1,59 13h ± m Max Min Cv% 83,7 ± 0,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTRUONG THI ANH NGUYET.doc
  • docBAO CAO DANG SUA SO DONG.doc
Tài liệu liên quan