Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội

Lời mở đầu Hà Nội là trung tâm lớn về văn hóa, kinh tế, khoa học, giáo dục và giao dịch quốc tế của cả nước cũng như của vùng Bắc Bộ, có vị trí địa lý, chính trị xã hội hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước. Mặt khác, Hà Nội đóng vai trò rất to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của cả nước. Hà Nội có 5 huyện ngoại thành đó là Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm,Thanh Trì, Sóc Sơn. Với vị trí địa lý, những tiềm năng về tài nguyên như đất đai, khí hậu, lao đ

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng, trí tuệ, và vị thế của Thủ đô cho phép phát triển một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mức sống của dân cư cả nước nói chung và nhân dân Hà Nội nói riêng đang ngày một nâng cao. Người dân không chỉ quan tâm nhiều tới số lượng trong khẩu phần ăn mà còn rất chú trọng đến chất lượng của nó. Theo xu thế nhu cầu đó, nông nghiệp ngoại thành trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nền nông nghiệp nhiều thành phần đã phát triển với nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Hàng năm nông nghiệp ngoại thành Hà Nội sản xuất ra trên 240.000 tấn lương thực quy thóc, trên 100.000 tấn rau các loại, trên 30.000 tấn thịt lợn hơi, hàng chục ngàn tấn thịt gia cầm và nhiều hàng hoá nông sản khác để cung cấp cho nhu cầu của nhân dân Thủ đô. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế nước ta, quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Thủ đô Hà Nội cũng không nằm ngoài xu thế đó. Có thể nói, đô thị hoá là quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế xã hội, và đó là xu thế tích cực tạo nên động lực mới cho phát triển kinh tế toàn vùng. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng gây nên một số tác động tiêu cực, đặc biệt là đối với nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Do đô thị hoá là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên những vấn đề phát sinh của quá trình đó cũng sẽ là thường xuyên, luôn luôn được đặt ra và phải giải quyết. Những năm qua, các vấn đề về việc làm cho nông dân bị mất đất, phương thức di dân, dãn dân… đang phát sinh ngày càng phức tạp. Nếu không có một chiến lược cụ thể, chúng ta sẽ gặp nhiều vướng mắc và sẽ lúng túng trong quá trình giải quyết những vướng mắc đó. Vấn đề ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội được rất nhiều cơ quan quan tâm và nghiên cứu. Để hiểu thêm về vấn đề này em đã chọn đề tài "ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội" làm đề tài viết luận văn tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận về đô thị hoá; Phân tích thực trạng ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội; Từ đó bước đầu đề xuất những giải pháp giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Đề tài có nội dung và kết cấu như sau: Lời nói đầu. Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề đô thị hoá. Phần thứ hai: ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Phần thứ ba: Phương hướng và giải pháp giải quyết những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đối với nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Kết luận. phần thứ nhất cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề đô thị hoá I. Đô thị và vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế nói chung. 1. Đô thị. Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là dân cư phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện. (Thông tư số 31/TTLB, ngày 20/11/1990 của bộ xây dựng và Ban tổ chức cán bộ của Chính phủ) Đô thị có các chức năng sau: - Trung tâm tổng hợp: Những đô thị là trung tâm tổng hợp, khi chúng có vai trò và chức năng nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... - Trung tâm chuyên ngành: Những đô thị là trung tâm chuyên ngành, khi chúng có vai trò và chức năng chủ yếu về một mặt nào đó như: công nghiệp cảng, du lịch - nghỉ dưỡng, đầu mối giao thông... - Một đô thị là trung tâm tổng hợp của một vùng tỉnh có thể cũng là trung tâm chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc toàn quốc. Do đó, việc xác định một trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành còn phải căn cứ vào vị trí của đô thị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định. Lãnh thổ đô thị gồm: Nội thành hoặc nội thị và ngoại ô. Các đơn vị hành chính của nội thị bao gồm: Quận và Phường, còn các đơn vị hành chính của ngoại ô gồm: Huyện và xã. 2. Vai trò của đô thị trong nền kinh tế Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đô thị được giới hạn về mặt hành chính, hoạt động của nó có tính độc lập tương đối, song ảnh hưởng của nó có tính lan truyền mạnh mẽ. Các thành tựu khoa học kỹ thuật trong các ngành kinh tế được nghiên cứu tại các trung tâm khoa học kỹ thuật ở các thành phố được ứng dụng rộng rãi trong cả nước đã mang lại hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân. Khi nghiên cứu các vấn đề kinh tế đô thị về mặt địa lý, chúng ta tiến hành phân tích những hoạt động kinh tế của một hoặc từng thành phố, đồng thời cũng cần phân tích những mối quan hệ giữa các thành phố, đặc biệt là quan hệ thành thị và nông thôn. Đô thị có vai trò to lớn trong việc tham gia sản suất GDP chung của cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2000 chỉ tính riêng bốn thành phố lớn là Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng đã tham gia đóng góp trên 40% GDP của cả nước. Chỉ tiêu cơ cấu dân số và cơ cấu GDP theo địa bàn cho thấy dân số Hà Nội chiếm 3,74% dân số cả nước nhưng sản suất ra 9,33% GDP, Thành Phố Hồ Chí Minh dân số chiếm 7,07% dân số cả nước nhưng sản xuất ra được 24,72% GDP... Ngoài ra, sự đóng góp của các đô thị vào ngân sách chiếm tỷ trọng chủ yếu. Chỉ tính riêng 4 thành phố lớn đã đóng góp trên 80% ngân sách cả nước. II. Đô thị hoá 1. Khái niệm đô thị hoá và tính tất yếu khách quan của đô thị hoá Trên quan điểm một vùng, đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị. Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hoá là một quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu. Đô thị hoá là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị của các nhóm dân cư. Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tác động đến đô thị hoá cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện mới mà biểu hiện tập trung là sự thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, hình thái kiến trúc,… Đô thị hoá ngoại vi: là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng... tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị góp phần đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn. Đô thị hoá giả tạo: là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân cư từ các vùng khác đến đặc biệt là từ nông thôn... dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuộc sống... Đô thị hoá là kết quả của sự biến đổi tổng hợp nhiều yếu tố và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, vì thế có thể nêu khái niệm dưới nhiều góc độ. Đô thị hoá mang tính xã hội và lịch sử và là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành hệ thống các đô thị. Đô thị hoá gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội của đô thị và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ... do vậy đô thị hoá gắn liền với chế độ kinh tế xã hội. Tiền đề cơ bản của đô thị hoá là sự phát triển công nghiệp, hay công nghiệp hoá là cơ sở phát triển của đô thị hoá. Đô thị hoá trên thế giới bắt đầu từ cách mạng thủ công nghiệp, sau đó là cách mạng công nghiệp là sự thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc với năng suất lao động cao hơn và sự thay đổi về cơ cấu lao động xã hội trên cơ sở sự phân công lao động xã hội. Đồng thời cách mạng công nghiệp đã tập trung hoá lực lượng sản xuất ở mức độ cao dẫn đến hình thành đô thị mới, mở rộng quy mô đô thị cũ. Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mà tượng trưng cho nó là cỗ máy vi tính, những siêu xa lộ thông tin và điện thoại di động... thì đô thị hoá có tiền đề vững chắc hơn và tốc độ đô thị hoá đã và sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bên cạnh tiền đề sự phát triển của công nghiệp - tiền đề cơ bản của đô thị hoá thì sự phát triển của trung tâm dịch vụ, thương mại và du lịch cũng là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của một số khu đô thị mới, cho sự mở rộng các khu đô thị hiện có và sự hoàn thiện hơn các khu đô thị cũ. Tóm lại, đô thị hoá là quá trình phức tạp có thể định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau. Một cách tổng quát: Đô thị hoá là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị, đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số. Phương hướng và điều kiện phát triển của quá trình đô thị hoá phụ thuộc vào trình độ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đó là biểu hiện cụ thể của sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất với nội dung cụ thể là công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tập trung sản xuất dẫn tới sự hình thành lối sống mới văn minh hơn của các vùng chưa phải đô thị là điều tất yếu của quá trình phát triển. Sự định hướng, tạo điều kiện và khai thác các yếu tố tích cực là biểu hiện của sự nhận thức của người quản lý. Chính vì những lẽ đó có thể coi đô thị hoá là một hiện tượng tất yếu khách quan theo tiến trình phát triển của lịch sử. ở các nước phát triển, đô thị hoá là đặc trưng cho sự bùng nổ về dân số và sự phát triển công nghiệp. Song sự gia tăng dân số không dựa trên cơ sở phát triển kinh tế. Mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn trở nên sâu sắc hơn do sự mất cân đối, do sự độc quyền trong kinh tế. 2. Những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình đô thị hoá. Điều kiện tự nhiên: Trong thời kỳ kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ thì đô thị hoá phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Những vùng có khí hậu thời tiết tốt, có nhiều khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư mạnh hơn và do đó sẽ được đô thị hoá sớm hơn, quy mô lớn hơn. Từ đó dẫn đến sự phát triển không đồng đều hệ thống đô thị giữa các vùng. Khi kinh tế phát triển, Nhà nước có khả năng điều tiết bằng các chính sách vĩ mô và bằng phân phối vốn đầu tư tạo điều kiện cho các vùng ít có lợi thế về tự nhiên phát triển công nghiệp và xây dựng các đô thị mới. Điều kiện xã hội: Mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị tương ứng và do đó quá trình đô thị hoá có những đặc trưng riêng của nó. Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa với những quan hệ sản xuất có nhiều ưu việt để phát triển toàn diện nền kinh tế quốc dân, đã cố gắng hạn chế sự phát triển đô thị không đồng đều giữa các vùng trong nước. Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế nhiều thành phần đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hoá và hiện đại hoá, là tiền đề cho đô thị hoá. Công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong khu vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản của nền kinh tế sẽ tạo ra sự đô thị hoá nông thôn và các vùng ven biển. Văn hoá dân tộc: Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng của mình và nền văn hoá đó có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội... nói chung và hình thái đô thị nói riêng. Về mặt xã hội đô thị Việt Nam còn mang nhiều màu sắc nông thôn. Người thành thị hôm nay, cách đây không lâu họ còn là những người nông dân, ra thành phố học tập và lao động, họ hoà nhập lối sống thành thị nhưng chưa bỏ hết cái chân quê của mình. Sự pha trộn lối sống đó có ảnh hưởng cả đến vấn đề tổ chức xã hội, tôn trọng hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường... Về mặt xây dựng, đô thị Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá khác nhau biểu hiện qua hình thức xây dựng nhà ở của các giai đoạn lịch sử. Trên ba miền đất nước, mỗi thành phố đều có những nét độc đáo riêng của mình. Hà Nội, Huế, Sài Gòn đều có những biểu tượng riêng mang đậm đà bản sắc dân tộc Trình độ phát triển kinh tế : phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyết định trong quá trình đô thị hoá. Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính, để xây dựng, nâng cấp hay cải tạo đô thị đòi hỏi nguồn tài chính lớn, nguồn đó có thể từ trong nước hay từ ngoài nước. Trình độ phát triển kinh tế thể hiện trên nhiều phương diện : quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền kinh tế, sự phát triển các thành phần kinh tế, luật pháp kinh tế, trình độ hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, trình độ văn hoá giáo dục của dân cư, mức sống dân cư... Tình hình chính trị: Việt Nam sau 1975 thời kỳ đất nước thống nhất, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, các khu đô thị mới mọc lên nhanh chóng... Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, với các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tề nhiều thành phần thì đô thị hoá đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc. Thực trạng đô thị Việt Nam hiện nay có thể nói rằng hệ thống các đô thị đang được hình thành, đô thị hoá đang diễn ra vối tốc độ cao biểu hiện cụ thể là mở rộng quy mô đô thị theo mô hình phát triển từng phần theo một quy hoạch thống nhất, đô thị hoá nông thôn và các vùng ngoại vi; việc làm ở đô thị được tăng thêm đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng việc làm còn thấp chưa phù hợp với tốc độ tăng dân số đô thị, chất lượng sống của người dân đô thị chưa cao, rất nhiều vấn đề cuả đô thị đang được đặt ra và chưa có giải pháp hữu hiệu... các nhà quản lý đô thị đang phải đối đầu với vấn đề quản lý kinh tế - xã hội ở đô thị . 3.Các hình thức của đô thị hoá. Mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sơ hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới là hình thức phổ biến với các đô thị của Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Việc hình thành các khu đô thị mới, các quận phường mới được xem là hình thức đô thị hoá theo chiều rộng và là sự mở đường của quan hệ sản xuất cho lực lượng sản xuất phát triển. Với hình thức này dân số và diện tích đô thị tăng nhanh chóng. Sự hình thành các đô thị để phát triển đồng đều các khu vực, các đô thị mới được xây dựng trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp và các vùng kinh tế là xu hướng tất yếu của sự phát triển. Hiện đại hoá và nâng cao trình độ các đô thị hiện có là quá trình thường xuyên và tất yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển. Các nhà quản lý đô thị và các thành phần kinh tế trên địa bàn thường xuyên vận động nhằm làm giàu thêm cho đô thị của mình. Quá trình đó đòi hỏi họ phải điều tiết, tận dụng tối đa nhưỡng tiềm năng sẵn có và hoạt động có hiệu quả cao trên cơ sở hiện đại hoá trong mọi lĩnh vực kinh tế -xã hội ở đô thị. Cả hai hình thức trên đây đều dẫn đến hiện tượng dân số đô thị tăng nhanh. Sự biến đổi về pháp lý dẫn đến những người dân hôm qua còn là nông dân hôm nay trở thành người thành thị, cộng với sự nhập cư ồ ạt vào các đô thị cũ với cơ sở hạ tầng sẵn có đã cung cấp cho đô thị nguồn nhân lực dồi dào là cơ sở cho các doanh nghiệp mới ra đời, cơ sở cũ mở rộng quy mô sản xuất... nhưng nó cũng tạo ra những mất cân đối về cung cầu lao động, việc làm. Về mặt xã hội, vấn đề quản lý kinh tế - xã hội các đô thị được đặt ra như một thách thức với các chính quyền đô thị. Biểu hiện mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất còn nhiều yếu kém với lực lượng sản xuất mới được Nhà nước ưu tiên đầu tư. III. Những vấn đề có tính quy luật thường phát sinh trong quá trình đô thị hoá theo chiều rộng ở Việt Nam. 1. Mở rộng diện tích đất đô thị và thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Hai hình thức đô thị hoá đều dẫn đến sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Hình thức phát triển theo chiều rộng đưa đến tình trạng thu hẹp đất đất canh tác nông nghiệp nhanh chóng. Một phần đất do Nhà nước thu hồi để xây dựng các công trình công cộng, một phần đất dân cư bán cho những ngưòi từ nơi khác đến để ở, để làm cửa hàng kinh doanh. Hình thức phát triển theo chiều sâu cũng dẫn đến tình trạng thay đổi mục đích sử dụng đất. Đất đai là loại tư liệu sản xuất đặc biệt, trong kinh tế thị trường đất sẽ thuộc quyền sử dụng của ai đặt giá thuê hoặc mua cao nhất tức là họ sử dụng hiệu quả nhất. Trong thực tế một mảnh đất có thể sử dụng để ở hoặc để làm cửa hàng hoặc văn phòng đại diện... Trong quá trình đô thị hoá Nhà nước nắm thế chủ động chuyển đổi mục đích sử dụng đất tạo đà mạnh mẽ cho sự phát triển đô thị. Trong điều kiện kinh tế nước ta, đô thị hoá dẫn đến tình trạng thu hẹp đất canh tác nông nghiệp diễn ra phổ biến. Thực chất quá trình đó là thay đổi mục đích sử dụng đất: Từ đất dùng cho sản xuất nông nghiệp chuyển sang sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đất ở… Quá trình này góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất nói chung nhưng cũng gây ra không ít các vấn đề xã hội. Biểu 1: Đất đai và lao động nông nghiệp của Hà Nội qua 4 năm. Năm 1995 1997 1999 2000 Đất nông nghiệp (ha) 43.602 43.430 44.610 44.842 Trong đó: - H. Từ Liêm 5.332 4.127 4.102 4.071 - H. Thanh Trì 5.622 5.367 5.160 5.189 Lao động nông nghiệp trong tuổi 328.064 398.017 421.265 427.795 Trong đó: - H. Từ Liêm 38.698 45.440 46.474 47.171 - H.Thanh Trì 49.329 47.153 61.206 62.246 Đất nông nghiệp BQLĐ (m2/người) 1.329,1 1.091,2 1.059,0 1.048,2 - H. Từ Liêm 1.377,8 908,2 882,6 863.0 - H. Thanh Trì 1.139,7 1.138,2 843,1 833.6 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2000, cục Thống kê Hà Nội. Biểu 1 cho thấy trong 4 năm qua diện tích đất nông nghiệp bình quân một lao động nông nghiệp của Hà Nội giảm nhanh. Đặc biệt là huyện Từ Liêm từ năm 1995 đến 2000 diện tích đất nông nghiệp bình quân lao động nông nghiệp giảm đi 514,8 m2/ lao động và huyện Thanh Trì là 306,1m2/lao động. Như vậy, có 2 vấn đề cần phải đặt ra cho cả 2 huyện là: - Cần tạo việc làm cho những người nông dân khi không có đất hoặc diện tích canh tác bị thu hẹp. - Dân cư đổ xô về các vùng đô thị mới để mua đất, làm thế nào để Nhà nước có thể kiểm soát được giá đất. Một trong những đặc điểm kinh tế quan trọng nhất của đất nói chung và đất đô thị nói riêng ở Việt Nam là đất thuộc sở hữu Nhà nước. Các cá nhân và doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng. Đất đai đô thị tuy thuộc sở hữu toàn dân song vẫn được mua bán, trao đổi… và thực tế mọi người đều thừa nhận đất đai có giá của nó về mặt pháp lý. Thực chất giá cả của đất là những chi phí để có được quyền sử dụng đất trong dài hạn, nó không phải là những chi phí để mua, cải tạo… Tuy nhiên, giá đất không chỉ bao gồm những chi phí để hình thành đất đai, mà còn bao gồm cả khả năng sinh lợi của đất đai. Hơn nữa, giá đất còn phụ thuộc vào quan hệ cung, cầu. Thị trường đất đô thị đã được hình thành, giá cả đất phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của thị trường đất. Cung về đất có thể coi là ổn định vì diện tích đất đai có hạn, do đó giá cả của đất phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và một số định hướng bởi thu nhập. Thu nhập thay đổi làm cho cầu thay đổi tuỳ thời gian và tuỳ vùng. Mặt khác nhu cầu về đất xây dựng các công sở, các doanh nghiệp phụ thuộc vào chức năng và quy mô của đô thị. 2. Quá trình đô thị hoá tác động đến vấn đề dân số, lao động và việc làm đối với nông dân. Dân số và lao động ở đô thị gia tăng với tốc độ nhanh do nước ta là nước nông nghiệp, tỷ lệ nghèo đói cao, ảo tưởng của người dân về đô thị còn nặng nề. Người nông dân nghĩ rằng chỉ có ở đô thị mới có thể thành đạt và giàu có vì ở đô thị mới có các trường đại học, công sở… Cùng với thực tế tăng tổng việc làm ở đô thị đã tạo ra dòng di cư vào thành phố và làm tăng trưởng dân số đô thị nhanh. Dòng di cư bắt đầu là lao động, lao động di cư đến để thực hiện các công việc mới và cạnh tranh với các công việc đã có và tạo ra một thị trường lao động ở đô thị. Biểu 2: Thực trạng về lao động việc làm ở Hà Nội thời kỳ 1995-2000. Đơn vị: Người Năm 1995 1997 1999 2000 Đang làm việc trong khu vực Nhà nước 363.359 392.092 384.495 383.152 Số người được giải quyết việc làm 37.198 45.500 50.604 29.308 Số người đang tìm việc làm (đăng ký) 30.200 22.563 30.852 28.743 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2000, Cục thống kê Hà Nội. Trong quá trình đô thị hoá nói chung và đô thị hoá theo chiều rộng nói riêng, cơ cấu dân cư theo tuổi, giới, theo tầng lớp xã hội, theo nghề nghiệp biến đổi nhanh chóng. Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt, thu nhập của dân cư nói chung tăng lên nhưng tốc độ tăng của mỗi nhóm xã hội, mỗi nghề nghiệp rất khác nhau. Nhóm giàu thường có tuổi thọ cao hơn vì điều kiện sống, chữa bệnh tốt hơn. Cơ cấu giàu nghèo có quan hệ chặt chẽ với cơ cấu nghề nghiệp, việc làm chủ yếu của họ. 3. Môi trường ở khu đô thị mới và khu vực giáp ranh đô thị . * ở khu đô thị mới: Đối với nước ta là một nước nông nghiệp, kinh tế chưa phát triển, tài nguyên không dồi dào, diện tích đất canh tác bình quân đầu người quá thấp, lao động dư thừa từ các vùng nông thôn sẽ đổ về các đô thị để tìm việc làm. Chính những đội ngũ người từ nông thôn ra đô thị sẽ kéo theo phong tục, tập quán, lối sống của người nông dân sản xuất nhỏ từ vùng quê về thành thị. Lối sống tuỳ tiện trong sinh hoạt hàng ngày đã làm tăng thêm sự phức tạp về xã hội và môi trường sinh thái. Hiện tượng đó sẽ tiếp tục diễn ra làm cho các đô thị quá tải về dân số dẫn đến hậu quả là các thị trường đô thị mất cân bằng giữa cung và cầu, các chi phí xã hội tăng như chi phí quản lý giao thông, môi trường. Hiện tượng lấn chiếm vỉa hè, hình thành các xóm liều, ô nhiễm môi trường sẽ gia tăng. * Môi trường ở khu vực giáp ranh đô thị. Do quy mô dân số, quy mô sản xuất và cung cấp các dịch vụ của đô thị mà môi trường đô thị đang ngày càng xấu đi. Để giải quyết vấn đề đó các chính quyền đô thị sẽ có chính sách di chuyển những nhà máy hay khu công nghiệp ra vùng ngoại thành hay xa trung tâm. Các doanh nghiệp sẽ chọn điểm có giá đất thấp và vẫn được hưởng các dịch vụ của đô thị, thuận tiện về giao thông, đó chính là khu vực giáp ranh đô thị và nông thôn. ở khu vực này vấn đề quản lý môi trường tương đối lỏng lẻo, người dân có nhu cầu cuộc sống không cao. Vì lẽ đó môi trường bị đe doạ nếu không có những chính sách kịp thời. 4. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực ngoại thành. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung: Cùng với việc tăng dân số đô thị là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tăng việc làm. Trước hết là chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của kinh tế đô thị. Trên góc độ dân số và lao động, đô thị hoá là quá trình chuyển đổi cơ cấu dân số từ khu vực I sang khu vực II và khu vực III của nền kinh tế. Những nông dân trước đây gắn bó với ruộng vườn, sau khi trở thành dân cư đô thị họ bị mất phần lớn ruộng đất canh tác. Với số tiền được Nhà nước đền bù họ dùng để tạo nghề mới, tìm việc làm mới, để xây dựng nơi cư trú mới… và nhiều vấn đề khác cũng thay đổi. Trong quá trình đô thị hoá cơ cấu ngành kinh tế trong vùng và cả nền kinh tế cũng thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng trong khu vực I, tăng tỷ trọng ở khu vực II và III. Khi đô thị mở rộng ra vùng ngoại vi nhằm giải quyết vấn đề quá tải dân số, hình thành các khu dân cư đô thị ở các vùng ngoại vi thì các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng khu Vực III. Ngoại thành là nơi có sự thay đổi mạnh mẽ về các hoạt động thương mại, dịch vụ. Hoạt động chủ yếu phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, ăn uống của dân cư nội thành và là nơi cung cấp phần lớn các loại hoa quả, lương thực, thực phẩm cho nội thành. * Đối với khu vực đô thị mới: Trong quá trình đô thị hoá, kinh tế ở các đô thị mới tăng trưởng nhanh nhờ có sự tập trung lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao, cách tổ chức lao động hiện đại. Thực chất quá trình tăng trưởng kinh tế là quá trình tăng việc làm ở đô thị. Ngược lại, việc chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế đô thị làm tăng trưởng kinh tế đô thị theo chiều sâu, tăng năng suất lao động xã hội, tăng GDP bình quân đầu người ở đô thị. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực trên là vấn đề của nền kinh tế thị trường: - Sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường dẫn đến những mất cân đối trong kinh tế đô thị đồng thời dẫn đến các vấn đề xã hội. Vấn đề thất nghiệp, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và cơ cấu nghề nghiệp trong từng đô thị là vấn đề lớn cho mọi đô thị cũng như nền kinh tế. Tăng tỷ lệ có việc làm và tăng trưởng việc làm dẫn đến giảm tỷ lệ dân số có việc làm trong tuổi lao động. - Mất cân đối cung cầu về các dịch vụ ở đô thị: Nhu cầu các dịch vụ điện, nước, thông tin liên lạc tăng nhanh hơn so với khả năng cung cấp… - Nhà ở luôn là vấn đề lớn đối với các đô thị. Trong những năm vừa qua hoạt động "tự cung tự cấp" về nhà ở của dân cư đô thị đã biểu hiện quá nhiều điểm yếu kém trong công tác quản lý. Nền kinh tế thị trường với sự dư thừa các yếu tố đầu vào cho ngành xây dựng như: sắt, thép, xi măng, gạch, thiết bị vệ sinh. - Tài chính đô thị luôn là vấn đề nan giải: để bộ máy hành chính quản lý đô thị hoạt động, để xây dựng và phát triển đô thị; để tu bổ đường xá, công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật chính quyền đô thị cần một khối lượng tiền ngày càng lớn. Khoảng cách giữa nhu cầu và thực tế về tài chính đối với các chính quyền đô thị ngày càng xa. * Đối với các khu vực giáp ranh: Khu vực giáp ranh giữa đô thị và nông thôn luôn chịu ảnh hưởng của cả những ngoại ứng tích cực và tiêu cực. Mật độ dân cư ở khu vực này sẽ tăng dần, đất đai thay đổi nhanh về mục đích sử dụng. Một phần những người dân nội thành mua làm nhà nghỉ, một phần sẽ trở thành nơi cung cấp dịch vụ giải trí cho dân cư nội thành. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực là khu vực I giảm dần và thay vào đó là khu vực III. Những vấn đề xã hội xảy ra, tệ cờ bạc, số đề, nghiện hút, mại dâm như là căn bệnh lây truyền ở khu vực giáp ranh thành thị và nông thôn. Chính quyền nông thôn không đủ khả năng giải quyết các vấn đề xã hội . 5. Vấn đề hạ tầng kỹ thuật. Hình thành nhanh chóng cơ sở hạ tầng: Quá trình đô thị hoá là quá trình hình thành nhanh chóng cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà bắt đầu bằng những con đường tiếp theo đó là hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện và khu ở của dân cư. Trong quá khứ, việc hình thành các khu ở của dân cư trước hoặc đồng thời với việc hình thành cơ sở hạ tầng đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị. Do tốc độ tăng dân số, lao động và tăng trưởng kinh tế khá nhanh, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá cũng tăng tương ứng, trong khi đó cơ sở hạ tầng đường xá lại tăng quá chậm, phương tiện giao thông chủ yếu là xe 2 bánh. Do đó mật độ quá cao về xe máy, xe đạp ở các thành phố đang là vấn đề lớn cho các đô thị. Tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm thường xảy ra ở các thành phố lớn. Vấn đề quản lý được đặt ra là liệu có thể áp dụng những chính sách nào nhằm làm tắc nghẽn giao thông? 6. Vấn đề văn hoá xã hội. Đô thị hoá góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, hình thành lối sống công nghiệp, xây dựng xã hội mới, tuy nhiên khi tăng quy mô thành phố bằng các giải pháp mở rộng không gian, hình thành các quận mới, phường mới sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng thất nghiệp. Số tiền Nhà nước đền bù đất để tạo công ăn việc làm mới không được người nông dân sử dụng đúng mục đích sẽ làm cho tỷ lệ thất nghiệp và các vấn đề xã hội khác gia tăng nhanh chóng. Trong các đô thị hiện có tăng trưởng việc làm và tăng của cải của dân cư thành phố, các vấn đề có tính công bằng xã hội được đặt ra: có bao nhiêu việc làm mới do tăng trưởng kinh tế tạo ra dành cho người mới đến và bao nhiêu dành cho dân cư gốc của thành phố. Đặc biệt là giải quyết vấn đề lao động trước đó không có việc làm hay có việc làm. Mối quan hệ người mới, người cũ có liên quan đến vấn đề quy mô thành phố. Sự thay đổi tập quán lối sống và sự phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh chóng nhu cầu giáo dục, y tế tăng, an ninh, tệ nạn xã hội trở thành vấn đề lớn. Vấn đề nghèo đói thất nghiệp được đặt ra. Thay đổi tập quán sinh hoạt, lối sống, phương thức kiếm sống là kết quả tất yếu cuả quá trình đô thị hoá. Người dân của đô thị sẽ nhanh chóng làm biến đổi tập quán của những người mới đến thông qua các hoạt động xã hội, quan hệ, sinh hoạt, làm việc hàng ngày. Những người mới đến, về mặt tâm lý họ cần phải nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng mới. Nhu cầu của họ tăng nhanh và họ cũng muốn được mọi người tôn trọng. Những tục lệ ma chay, cưới xin sẽ theo kiểu đô thị để hợp với xã hội đô thị. Tập quán sinh đẻ hoàn toàn thay đổi, mục tiêu nâng cao đời sống và cho con cái được học hành, được đặt lên hàng đầu. Sự pha trộn văn hoá trong một đơn vị hành chính là tất yếu. Trong các đô thị cũ, các cơ sở sản xuất, cơ sở hạ tầng có nhiều ưu thế hơn. Trong các đô thị mới người dân chưa quen cách sống và suy nghĩ. Giữa hình thức và nội dung của các đơn vị hành chính đô thị, trên quan điểm triết học có sự chưa phù hợp. Là đô thị về mặt pháp lý nhưng nội dung còn mang nhiều dấu tích của nông thôn, cơ sở hạ tầng thấp kém. Sự khác biệt về giàu nghèo giữa các đô thị, trong từng đô thị, giữa nông thôn và thành thị ngày càng trở nên sâu sắc hơn. 7. Thay đổi hình thái kiến trúc : Hình thái kiến trúc đô thị được biểu hiện tập trung ở các kiểu nhà ở. Kiểu nhà ở phản ánh trình độ văn hoá, mức sống, đặc điểm xã hội từng thời kỳ. Tại các thành phố chúng ta có thể phân biệt những toà nhà cổ, những toà nhà xây dựng thời bao cấp, những toà nhà được xây dựng trong thời kỳ đổi mới. Tại các vùng nông thôn các ngôi nhà kiểu thành thị đang dần thay thế cho nhà mái ngói. ở các phường mới, quận mới, khu đô thị mới những toà nhà hiện đại đã và đang được xây dựng. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là các ngôi nhà đồ sộ được xây dựng bởi khu vực kinh tế tư nhân thiếu sự quy hoạch chung đã làm cho thành phố kém đi vẻ ngăn nắp của nó, không tạo được bản sắc văn hoá riêng của các thành phố ở Việt Nam. 8. Vấn đề về quản lý hành chính: Đô thị hoá theo chiều rộng bằng việc mở rộng quy mô đô thị dưới hình thức xây dựng các phường mới, quận mới dẫn đến biến động ranh giới các đơn vị hành chính cũng như diện tích và dân số của đô thị và các quận, các phường. * Về bộ máy hành chính: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đô thị nhỏ không còn phù hợp khi quy mô đô thị tăng vì trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý còn yếu, còn thiếu, chi phí cho quản lý đô thị c._.òn hạn hẹp. Tuy nhiên trên góc độ vĩ mô, bộ máy quản lý của đô thị còn cồng kềnh không hiệu quả. Đồng thời, với sự tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý Nhà nước về địa giới hành chính, quá trình đô thị hóa làm xuất hiện ở khu vực ngoại thành Hà Nội mâu thuẫn giữa cơ cấu kinh tế - xã hội hiện thực với thể chế quản lý hành chính Nhà nước. Hiện thực cho thấy rằng đô thị hay còn gọi là thành thị và nông thôn là 2 khu vực có cơ cấu kinh tế - xã hội khác nhau. - Về vai trò, vị trí: Đô thị là trung tâm văn minh, là hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của vùng, tỉnh và huyện. - Về kinh tế: kinh tế nông thôn là đơn ngành và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Còn kinh tế đô thị là đa ngành, phi nông nghiệp chủ yếu là công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Kinh tế đô thị có tốc độ phát triển cao hơn và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. - Về dân cư: Dân cư nông thôn đơn giản, thuần nhất, gắn kết với nhau từ lâu đời có tính chất huyết thống tạo nên những bản sắc, phong tục, tập quán riêng của từng vùng, huyện, xã, thôn... Dân cư đô thị rất đa dạng và phức tạp, đông đúc, tập trung với mật độ cao. Dân cư đô thị có nguồn gốc khác nhau "tứ xứ" tập trung lại, mang theo những phong tục tập quán và lối sống khác nhau. Dân cư đô thị có trình độ học thức và dân trí cao hơn nông thôn. Thành phần dân cư không thuần nhất, nhu cầu cuộc sống đa dạng và phức tạp hơn, dân ngụ cư không chính thức và dân vãng lai cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Do đó quản lý dân cư, hộ tịch, hộ khẩu ở đô thị khó khăn và phức tạp gấp nhiều lần so với nông thôn. - Về lối sống: Cuộc sống của người dân nông thôn đa số là tự túc, tự cấp, còn cuộc sống của người dân đô thị hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường theo phương thức mua bán. Những nhu yếu phẩm cần cho cục sống hàng ngày, từ cáo nhỏ nhất đều do thị trường cung cấp. Bảo đảm cung cấp đủ nhu yếu phẩm cho cuộc sống hàng ngày của người dân là trách nhiệm nặng nề cuả chính quyền các đô thị. Chính quyền của đô thị không chỉ có trách nhiệm bảo đảm cung cấp nhu yếu phẩm mà còn có trách nhiệm giải quyết việc làm, tạo ra nguồn sống cho người dân đô thị. Chính quyền nông thôn cũng phải lo cho cuộc sống của người dân song mức độ phức tạp và gay gắt không thể bằng đô thị. - Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở đô thị phức tạp nhiều lần so với nông thôn, nhất là về giao thông, cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường. Cơ sở hạ tầng đô thị là những mạng lưới, hệ thống đồng bộ, xuyên suốt địa bàn, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, đòi hỏi phải có sự quản lý tập trung, thống nhất cao, không thể phân tán, cắt khúc. Do đặc điểm kinh tế - xã hội và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phát triển ở các trình độ khác nhau nên quản lý Nhà nước ở khu vực đô thị thực hiện theo thể chế hành chính đô thị, khu vực nông thôn - tổ chức quản lý theo thể chế nông thôn. - Về tính chất quản lý: ở đô thị, nội dung quản lý phức tạp, khối lượng công việc quản lý lớn gấp nhiều lần so với nông thôn và có nhiều nội dung khác với nông thôn. ở nông thôn hầu như không có nội dung quản lý Nhà nước về nhà ở, xây dựng, cấp thoát nước, giao thông và vệ sinh đường phố. Trong khi những nội dung trên lại là những vấn đề bức xúc, thường xuyên trong quản lý Nhà nước ở đô thị. - Về địa giới hành chính: ở đô thị, nhất là ở nội thành, nội thị địa giới hành chính chỉ có ý nghĩa trong quản lý hành chính Nhà nước. Còn trong các lĩnh vực khác như cơ sở hạ tầng, hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội , giao thông ... hầu như không có khái niệm địa giới hành chính. ở nông thôn, địa giới hành chính trùng với địa giới khác, nhất là địa giới kinh tế. Sự khác nhau giữa đô thị với nông thôn về cơ cấu kinh tế - xã hội và vai trò và vị trí của lãnh thổ trong khu vực dẫn đến sự khác nhau trong thể chế quản lý hành chính Nhà nước cụ thể là: - Về hệ thống đơn vị hành chính: Khu vực nông thôn chia thành huyện, dưới huyện là xã, dưới xã là các tổ chức tự quản cấp thôn làng. Chính quyền Nhà nước ở khu vực nông thôn có nhiêm vụ: . Bảo đảm an ninh chính trị trật tự, an toàn xã hội. . Quản lý và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nông thôn. . Phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế nông nghiệp là chủ đạo. . Thu ngân sách. Tuy nhiên khu vực nông thôn cần chia lại thành quận, dưới quận là phường, dưới phường là các tổ chức tự quản như: cụm dân cư, tổ dân phố. Vấn đề cần xác định là: . Bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội cho nhân dân và các cơ quan của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội trong nước và ngoài nước. . Quản lý và sử dụng hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị, cung cấp các dịch vụ điện, nước, nhà ở và môi trường. . Cung cấp các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. . Thu ngân sách. - Về tổ chức bộ máy các đơn vị hành chính: Đối với khu vực đô thị, bộ máy hành chính nhà nước mang tính chuyên nghiệp cao, ở cấp cơ sở (cấp phường) bộ máy hành chính cấp phường được chuyên nghiệp cao. Trong khi đó, bộ máy hành chính cấp xã lại mang tính chất nghiệp dư. Do đó quá trình đô thị hoá dẫn đến chuyên nghiệp hoá chính quyền cấp cơ sở. Từ sự khác nhau trên đây, quá trình đô thị hoá dẫn đến việc tổ chức lại quản lý Nhà nước trên địa bàn. Về nguyên tắc, đô thị hóa diễn ra đến đâu cần tổ chức lại quản lý Nhà nước trên địa bàn đó. Phần thứ hai: ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. I - Khái quát quá trình đô thị hoá ở Hà Nội thời kỳ 1990 - 2000. * Sự biến động về quy mô đất đai, dân số và giá trị sản xuất ở Thành phố Hà Nội trong thời kỳ 1990 - 2000. 1. Về đất đai: Thành phố Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên vào khoảng 92.097 ha(Tính đến ngày 31/12/2000), trong đó tổng diện tích các quận nội thành là 8.430 ha và các huyện ngoại thành là 83.667 ha. Trong thời kỳ 1990 - 2000, do sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá, cơ cấu đất đai có nhiều thay đổi: Diện tích đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp giảm tương ứng là 0,88% và 0,09%, đất chuyên dùng và đất ở tăng lên tương ứng là 0,07% và2,07%, đất chưa sử dụng giảm 1,89%. Biểu 3: Tình hình biến động cơ cấu đất đai của Hà Nội thời kỳ 1990 - 2000. Loại đất Tình hình sử dụng Biến động tăng (+), giảm(-) 1990 1995 2000 1995 so 2000 so với 1995 2000 so với 1990 với 1990 Tổng diện tích đất tự nhiên (ha). 92.090 91.810 92.100  -251 290 39 1.Đất nông nghiệp (%)  48,24 47,78 47,36  -0,46  -0,42 -0,88 2. Đất lâm nghiệp (%)  7.37  7,32  7,28 -0,05  -0,04 -0,09 3. Đất chuyên dùng (%)  22,02  21,02  22,09  -1  +1,07  +0,07 4. Đất ở (%)  10,10  12,53  12,17  +2,43  -0,36 +2,07 5. Đất chưa sử dụng (%)  12,25  11,33  10,36 -0,92 0,97  -1,89 Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2010. 1.1. Biến động đất đai ở khu vực nội thành. Cùng với việc phát triển kinh tế -xã hội, quá trình đô thị hoá ở Hà Nội trong những năm qua đã diễn ra rất mạnh mẽ. Năm 1995 toàn thành phố chỉ có 4 quận nội thành là: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa thì đến nay đã lên tới 7 quận (thêm các quận mới là Thanh Xuân, Cầu Giấy và Tây Hồ). Năm 1995 diện tích của 4 quận nội thành là 4.968 ha thì đến năm 2000 (gồm 7 quận) đã tăng thêm 3.462 ha. Như vậy diện tích của các quận nội thành lên 8.430 ha. 1.2. Biến động đất đai ở khu vực ngoại thành. Đến năm 2000, khu vực ngoại thành Hà Nội gồm 5 huyện với 118 xã và 8 thị trấn, tổng diện tích đất đai là 83.667 ha, chiếm 92% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thành phố; năm 1995 là 85.447 ha, chiếm 93%. Biểu 4:Tình hình biến động đất đai ở khu vực ngoại thành. Đơn vị: ha Năm Các loại đất Huyện Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất chưa sử dụng Đô thị Nông thôn 1995 Sóc Sơn 12.874 6.647 5.273 26 3.089 2.652 Đông Anh 9.989 6 3.482 103 1.972 2.650 Gia Lâm 9.158 44 3.942 191 1.545 2.370 Từ Liêm 5.332 20 1.236 145 1.283 1.430 Thanh Trì 5.622 - 2.082 37 1.192 1.055 Tổng 42.975 6.717 16.015 502 9.081 10.157 2000 Sóc Sơn 12.963 6.045 5.483 27 3.142 2.798 Đông Anh 9.942 5 3.741 109 1.941 2.419 Gia Lâm 9.144 59 4.172 213 1.570 2.273 Từ Liêm 4.071 16 1.497 49 913 749 Thanh Trì 5.189 - 2.377 32 1.233 990 Tổng 41.309 6.125 17.270 430 8.817 9.229 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội - 2000; Định hướng sử dụng đất đai thành phố Hà Nội đến năm 2010. Như vậy qua các số liệu ở biểu 4 cho thấy sự biến động đất đai trong những năm 1995 - 2000 là tương đối giảm và không đồng đều. + Đất nông nghiệp: Nhìn chung thời kỳ từ 1995- 2000 đất nông nghiệp giảm, cụ thể là 1.666 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều xã của Từ Liêm đã nhuyển sang các phường để thành lập các quận mới trong đó quận Cầu Giấy là 8 xã và quận Tây Hồ là 4 xã. + Đất lâm nghiệp: Biến động không đáng kể kể từ năm 1995 - 2000. Đặc biệt giảm mạnh nhất là huyện Sóc Sơn, giảm 602 ha, do chuyển sang trồng cây ăn quả, cây lâu năm. + Đất chuyên dùng: Từ năm 1995 - 2000, diện tích của đất chuyên dùng của các huyện tăng lên tương đối đồng đều. Nguyên nhân là do đất xây dựng, đất giao thông, đất thuỷ lợi tăng lên. +Đất ở: Nhìn chung đất ở cũng tăng lên qua các năm do tác động của quá trình phát triển đô thị đã có sự chuyển đổi từ đất canh tác sang đất ở, do xây dựng các khu đô thị mới, do lấn chiếm… + Đất chưa sử dụng: Nhìn chung đất chưa sử dụng của các huyện đều giảm. Năm 2000 so với năm 1995 giảm đi 928 ha. Trong đó huyện Từ Liêm giảm 681 ha, năm 2000 so với năm 1995. Nguyên nhân là do thành phố lấy đất để xây dựng và phát triển đô thị. Cùng với quá trình đô thị hoá, quy mô đất đai của các khu công nghiệp ngày càng được mở rộng trong khu vực Hà Nội do nhu cầu sử dụng đất lớn. Đặc biệt là việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, các khu công nghiệp, nhu cầu cho các dự án liên doanh với nước ngoài… Hầu hết các khu này đều lấy vào đất nông nghiệp và lâm nghiệp. Hiện tại Hà Nội có 14 khu công nghiệp đó là: 1) Khu Thượng Đình : 94,3 ha 2) Khu Cầu Bươu : 49 ha. 3) Khu Minh Khai - Vĩnh Tuy : 81 ha. 4) Khu Trương Định - Giáp Bát : 32 ha. 5) Khu Văn Điển - Pháp Vân : 40 ha. 6) Khu Cầu Diễn - Mai Dịch : 27 ha. 7) Khu Đông Anh : 70 ha. 8) Khu Chèm : 14 ha. 9) Khu Đức Giang - Gia Lâm : 38 ha. 10) Khu Nội Bài : 100 ha. 11) Khu Hà Nội - Đài Tư : 40 ha. Mười một khu công nghiệp trên có tổng diện tích là 585,3 ha. Đó là các khu công nghiệp được xây dựng trước năm 1995 và là những khu công nghiệp cũ, hình thành không theo quy hoạch. Sau năm 1995 có 3 khu công nghiệp được xây dựng đều nằm ở ngoại vi thành phố, tập trung chủ yếu ở huyện Gia Lâm. Đông Anh: 1) Khu Sài Đồng B : 97 ha. 2) Khu DEAWOO - HANEL : 420 ha. 3) Khu Thăng Long : 638 ha. Ba khu này có tổng diện tích là 1.155 ha. Như vậy cùng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và quá trình đô thị hoá ở Thành phố, việc phát triển các khu công nghiệp là để đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị. Do vậy, trong những năm vừa qua, số lượng các khu công nghiệp tăng đã kéo theo sự biến động về đất đai của Thành phố. Nếu như trong giai đoạn 1990 - 1995 toàn thành phố có 585,3 ha diện tích đất xây dựng khu công nghiệp thì đến năm 2000 đã có thêm 3 khu công nghiệp mới, mở rộng thêm 1.155 ha. 2. Sự biến động dân số ở Thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hoá. 2.1. Về quy mô dân số: Hà Nội là một thành phố lớn của cả nước, do vậy có dân số khá cao và tăng nhanh cùng với quá trình đô thị hoá, có sự chênh lệch rất lớn giữa các quận nội thành, giữa các huyện ngoại thành và giữa khu vực nội thành và ngoại thành. Đến năm 2000 dân số trung bình của toàn thành phố là 2.731,1 nghìn người tăng gần 1,3 lần so với năm 1990 (2335,4 và 2051,9 nghìn người). Trong đó dân số nội thành năm 2000 là 1460,4 nghìn người, tăng gần 1,6 lần so với năm 1990 (931,2 nghìn người). Dân số ngoại thành năm 2000 tăng gần 1,2 lần so với năm 1990 (1273,7/1120,7). Đối với dân số thành thị thì năm 1990 là 1057,9 nghìn người đến 1995 là 1221,2 nghìn người và năm 2000 là 1578,7 nghìn người. Mặt khác, năm 1990, dân số nông thôn là 994 nghìn người đến 1995 đã tăng lên 1114,2 nghìn người, năm 2000 là 1155,4 nghìn người. Dân số làm nông nghiệp năm 1995 tăng 70,3 nghìn người so với 1990 và năm 2000 tăng 91,4 nghìn người so với 1995 (842,9/751,5). 2.2. Về mật độ dân số. Theo số liệu thống kê, năm 1991 quận Hoàn Kiếm có mật độ dân số cao nhất (37.646 người /km2) , gấp 55 lần so với nời có mật độ dân số thấp nhất của thành phố là huyện Sóc Sơn (681 người/km2). Năm 2000, quận Đống Đa có mật độ dân số cao nhất (34.367 người/km2, gấp 52,5 lần so với huyện Sóc Sơn là nơi có mật độ thấp nhất (808 người/km2). ở các quận nội thành, quân Đống Đa có mật độ dân số tăng cao nhất trong 10 năm gần đây (năm 2000 tăng 12.004 người /km2, gấp 1,5 lần so với năm 1991). ở các huyện ngoại thành, dân số tăng tương đối đồng đều trong 10 năm qua. Mật độ dân số tăng cao nhất là huyện Từ Liêm, tăng 423 người/km2 và thấp nhất là huyện Sóc Sơn 127 người/km2. Sự biến động của dân số Hà Nội tương đối phức tạp, mức tăng thất thường phụ thuộc vào các đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ. Tốc độ tăng cơ học trên địa bàn Hà Nội từ những năm 1990 - 1995 là 1,5 % và những năm gần đây tăng trung bình khoảng 1% mỗi năm. Như vậy mức tăng chung của dân số Hà Nội khá cao, năm 2000 so với năm 1990 tăng 33,2%, bình quân hàng năm thời kỳ này tăng 3,3 %. Nhìn chung dân số thành phố tăng lên qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do không gian đô thị ngày càng mở rộng, các khu công nghiệp và khu dân cư mới ngày càng phát triển, thu hút nhiều lao động, đặc biệt là trong 10 năm trở lại đây. Do vậy dân số ở thành thị tăng nhanh hơn dân số ở nông thôn (năm 2000 dân số ở thành thị tăng 49% trong khi đó dân số ở nông thôn tăng 16,2% so với 1991). Dân số phi nông nghiệp cũng tăng mạnh hơn dân số làm nông nghiệp so với 1991, năm 2000 dân số phi nông nghiệp tăng 37,9% trong khi đó dân số nông nghiệp chỉ tăng 23,7% . 3. Về giá trị sản xuất. Trong 10 năm qua, tuy còn nhiều khó khăn và thách thức lớn nhưng nhìn chung kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và tương đối toàn diện. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) liên tục tăng cao từ năm 1990 trở lại đây với tốc độ tăng bình quân năm đạt 11,6%, trong đó thời kỳ 1991 - 1995 là 12,5% thời kỳ 1996 - 2000 là 10,6. Cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sản xuất công nghiệp tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1991- 1995 là 19,2%, thời kỳ 1996 - 2000 là 15,2%. Do tốc độ tăng cao nên tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội chiếm trong tổng số cả nước đã tăng từ 6,47% năm 1990 lên 8,19% năm 1995 và 8,95% năm 2000. Các ngành dịch vụ cũng được tăng nhanh cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội. So với năm 1999, năm 2000 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ bình quân 14,7%, trong đó xuất khẩu bình quân năm của hàng công nghệ phẩm đã gấp gần 4 lần và chiếm tới 57,2% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng bình quân năm trong giai đoạn 1996 - 2000 (đạt 5,2%), cao hơn thời kỳ 1991 - 1995 (4,8%) và vượt mục tiêu do Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VII đề ra (tăng từ 4- 4,5%). ở khu vực ngoại thành, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế thời kỳ 1991 - 2000 tăng bình quân hàng năm 11,1%, thời kỳ 1991 - 1995 tăng bình quân 17,15% và giai đoạn 1996 - 2000 tăng bình quân 5,35%. Các ngành nông nghiệp , công nghiệp, thương mại dịch vụ đều có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 10 năm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,6% công nghiệp tăng 14,65% và thương mại dịch vụ tăng 16,34%. Cơ cấu kinh tế ngoại thành chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp đạt 28,1% giảm 16,41% so với tỷ trọng 44,51% ở thời điểm năm 1990. Ngược lại tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng từ 39,5% năm 1990 lên 53,5% năm 2000 (tăng 14%), ngành thương mại dịch vụ tăng từ 15,99% năm 1990 lên 18,4% năm 2000. Cơ cấu kinh tế ngoại thành phát triển theo hướng tích cực chủ yếu là do: - Về nông nghiệp: Đã từng bước áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất theo hướng nông hộ sản xuất hàng hoá từ đó nâng cao hiệu quả cuả sản xuất nông nghiệp. Bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000 đạt khoảng 30,4 triệu đồng/ha (theo giá cố định), tăng 1,7 lần so với 1990. - Về công nghiệp: Nhiều ngành nghề, làng nghề thủ công nghiệp truyền thống được khôi phục và phát triển (25 làng nghề). Ngoài ra thành phố đã tập trung xây dựng một số khu công nghiệp ngoại thành. - Về dịch vụ: Nhiều trung tâm buôn bán và chợ nông thôn đã được hình thành. Năm 1990 có 90 trung tâm thì đến năm 2000 có 128 trung tâm. Tóm lại: Trong 10 năm qua (1990 - 2000), tốc độ đô thị hoá ở Hà Nội ngày càng cao kéo theo sự biến động về nhiều yếu tố như đất đai, dân số, chất lượng cuộc sống…Tuy vậy quá trình đô thị hoá cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết đó là: - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển đô thị… nhưng nhìn tổng thể thì toàn bộ hạ tầng kỹ thuật chưa trở thành hệ thống hoàn chỉnh: mạng lưới đường, đặc biệt là các đường liên khu vực và khu vực trong đô thị còn thiếu, nhiều đường liên xã chưa được xây dựng, cải tạo, các công trình cấp điện, cung cấp nước sạch, thoát nước không đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng, gây kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế, tác động tiêu cực trên các mặt sản xuất và đời sống, trật tự an toàn xã hội, văn minh đô thị và môi trường. - Sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo dục đã được đẩy mạnh trong vài năm gần đây sung phát triển còn chậm, cơ sở vật chất ở một số huyện, xã còn yếu. Chính sách đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, đặc biệt là ở khu vực ngoại thành. Môi trường nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng (huyện Thanh Trì, Sóc Sơn) nhưng chưa có biện pháp giải quyết một cách tích cực và có hiệu quả. - Trong 10 năm qua, kinh tế Hà Nội nhùn chung đã có bước phát triển đáng kể và tương đối mạnh mẽ, toàn diện bao gồm: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây chậm dần sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương vẫn trong tình trạng sản xất nhỏ thuần nông; Cơ cấu sản xuất mặc dù chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm và cũng không đạt chỉ tiêu Đại hội XII đề ra: năm 2000 GDP khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 37,8%, nông lâm thuỷ sản chiếm 3,8%, thương mại dịch vụ chiếm 58,4% (chỉ tiêu tương ứng của Đại hội XII đề ra là: 39%, 3,3% và 57,7%), chưa tạo sự chuyển biến rõ cơ cấu trong nội bộ ngành vì vậy chưa dẫn đến sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế. - Dân số ngày càng tăng cao trong quá trình đô thị hoá đã góp phần phân bố lại lao đông trong dân cư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nơi nhập cư, đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố … Tuy nhiên dân số tăng cao cũng làm cho công tác quản lý khó khăn, ảnh hưởng đến phân công lao động việc làm, gây nhiều tác động tiêu cực về nhà ở, ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội … - Mặc dù quá trình đô thị hoá có tác động tích cực đến hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhưng sự biến động đất đai giữa các vùng làm cho đất nông nghiệp giảm đi ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu sản xuất bị xáo trộn, chưa phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường. II. ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Với sức hấp dẫn tự nhiên như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Thủ đô Hà Nội đã và đang trở thành nơi hội tụ dòng di cư tự do cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội từ các miền, các vùng lân cận của cả nước, khiến tốc độ đô thị hoá ngày càng cao. Đến năm 2000, tỷ lệ đô thị hoá của Hà Nội là 57,6% so với mức trung bình của cả nước là 23,5%. Cùng với sự gia tăng dân số làm nảy sinh vấn đề bức xúc giữa yêu cầu gia tăng không ngừng về diện tích đất xây dựng đô thị và khu công nghiệp với những hạn chế cả về số lượng và chất lượng của quỹ đất đai thành phố. Điều này ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế - xã hội, trong đó trực tiếp tác động đến nông nghiệp, đăn biệt là tác động đến khu vực ngoại thành Hà Nội. 1. Quá trình đô thị hoá ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp. 1.1. ảnh hưởng đến cơ cấu ngành nông nghiệp. ở giai đoạn 1990 - 2000, những chuyển biến trong nông nghiệp gắn liền với bối cảnh chuyển sang nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động ngày càng mạnh của quá trình đô thị hoá. ở đây đã có sự thay đổi cả về tính chất và động lực phát triển. Nền nông nghiệp đang từng bước chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá với cấu trúc đa dạng và năng động. Tốc độ tăng giá trị sản lượng tuy cao nhưng chưa có bước tiến đặc biệt trong cơ cấu. * Cơ cấu của ngành nông nghiệp mở rộng. Đây là cơ cấu bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Trong thời kỳ 1995 - 2000, cơ cấu của ngành nông nghiệp mở rộng gần như không thay đổi, tỷ trọng các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản được thể hiện qua số liệu tương ứng là 95%, 1% và 4%. Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là do Hà Nội là vùng đồng bằng, sản xuất nông nghiệp tuyệt đại đa số là ở vùng đất bằng, do đó sản xuất nông nghiệp trong suốt giai đoại này đều chiếm khoảng 95%. Giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản và lâm nghiệp có quy mô rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 4% và 1% tương ứng trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. * Về cơ cấu nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế giữa trồng trọt và chăn nuôi khu vực ngoại thành Hà Nội cũng chưa có sự thay đổi đáng kể được thể hiện qua biểu sau: Biểu 5: Cơ cấu nông nghiệp thời điểm 1990 và 2000 Năm Ngành 1990 2000 Chăn nuôi(%) 35,2 39,75 Trồng trọt(%) 64,8 60,25 Nguồn: Chương trình phát triển kinh tế ngoại thành và hiện đại hoá nông thôn 2001. Như vậy, sau một thời gian dài từ năm 1990 đến 2000 tỷ trọng ngành trồng trọt tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao, từ 64,8% xuống 60,25%, ngành chăn nuôi tăng từ 35,2% lên 39,7%. Sự thu hẹp của ngành trồng trọt và sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp do tác động của nhiều nhân tố, nhưng một phần do ảnh hưởng của sự thu hẹp đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá. Ngành trồng trọt với đặc điểm cơ bản là sản xuất gắn liền với đất đai trên cả phương diện số lượng, chất lượng đất đai, vì vậy nó chịu ảnh hưởng lớn của quá trình đô thị hoá. Đồng thời diện tích đất nông nghiệp giảm đi cũng vì nguyên nhân là do các hộ nông nghiệp chuyển sang phát triển ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, trong những năm qua, sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng còn ở mức độ khiêm tốn. Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi có dịch chuyển theo hướng tiến bộ, nhưng vẫn xoay quanh tỷ lệ 3:2. Tình trạng mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi vẫn chưa được giải quyết. Chăn nuôi tuy đã tăng trưởng khá hơn nhưng vẫn chưa có một vị trí quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp. Bên cạnh tác động tích cực làm tăng giá trị sản xuất của cây trồng vật nuôi, quá trình đô thị hoá đã làm giảm đi một lượng đáng kể diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nếu không có sự thu hẹp về diện tích đất sản xuất này thì chắc chắn sự phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội còn tăng hơn nhiều. Khảo sát sự biến động trên theo từng huyện cho thấy: Trong 10 năm tỷ trọng ngành chăn nuôi ở Từ Liêm đã tăng từ 22,69% năm 1990 lên28,3% năm 1999; ở Đông Anh là 33% năm 1990 đã tăng lên 40% năm 2000; Thanh Trì mức biến động của chăn nuôi và thuỷ sản từ 40,51% năm 1995 đến 48,16%, trong đó chăn nuôi chiếm 25,4% và thuỷ sản là 31,87%; ở Gia Lâm tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu các ngành nông nghiệp, năm 2000 đã tăng lên đến 38,8%. Nhìn chung, các huyện đều ở tình trạng có sự mất cân đối giữa ngành chăn nuôi và trồng trọt ở những năm trước đó. Sự thay đổi tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu các ngành nông nghiệp đã thể hiện sự tăng trưởng nhanh của ngành chăn nuôi những năm gần đây. Điều đó thể hiện sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá đến sự phát triển nông nghiệp nói chung, các ngành chăn nuôi nói riêng theo những xu hướng biến động khác nhau. Một mặt, đô thị hoá đã thu hẹp đất đai của ngành trồng trọt làm cho sản xuất của trồng trọt bị thu hẹp về quy mô diện tích và đẩy ngành trồng trọt chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác, tạo những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất ngành chăn nuôi như: buộc người dân phải chuyển dịch lao động và các điều kiện sang sản xuất chăn nuôi, đô thị hoá lấy đất của ngành trồng trọt đền bù đất cho người dân tạo điều kiện cho họ có nguồn vốn phát triển chăn nuôi. Khảo sát ở các huyện cho thấy: từ 35% - 54% số hộ nông dân tăng quy mô ngành chăn nuôi do nguồn vốn đầu tư thuận lợi hơn, trong đó có sự đóng góp của nguồn vốn đền bù đất do đô thị hoá. Nhìn chung chăn nuôi đã và đang phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, tỷ trọng chăn nuôi tăng tương đối nhanh trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, chăn nuôi đã đa dạng hơn và có bước phát triển khá mạnh ở cả đại gia súc (trâu, bò, dê), gia súc (lợn), gia cầm và thuỷ đặc sản. Đặc biệt, hình thức chăn nuôi gà công nghiệp và lợn theo mô hình kinh tế trang trại đã có bước phát triển khá cả về quy mô và hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, chăn nuôi lợn và gia cầm đã chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất của ngành chăn nuôi ở hầu hết các huyện, chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở huyên Gia Lâm. Nuôi trồng thuỷ sản duy trì và phát triển ở các huyện có điều kiện như: Thanh Trì, Đông Anh và cũng đã được chú ý ở những huyện khác nên cũng có bước phát triển. Đối với ngành trồng trọt: Đã có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng từ sản xuất lúa là chủ yếu sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao theo yêu cầu của xã hội và phù hợp với các điều kiện sản xuất của các huyện. Các loại giống có năng suất cao được đưa vào sản xuất, các dịch vụ từng bước được đáp ứng kịp thời, rau sạch cũng từng bước được mở rộng. Chính nhờ xu hướng chuyển dịch trên, mặc dù diện tích đất cho nhành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng bị thu hẹp, nhưng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt của các huyện vẫn tăng tương đối cao. Trong vòng 10 năm, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Đông Anh đã tăng 1,62 lần đạt mức tăng bình quân 3,06%. Trong trồng trọt sự tăng tưởng của các loại rau đậu, hoa quả ở mức cao. ở Thanh Trì tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt vẫn tăng bình quân 1,6%/ năm mặc dù đất nông nghiệp bị giảm rất mạnh từ năm 1995 đến 2000 giảm đi 4.431,29 ha. ở Từ Liêm tốc độ tăng trưởng đạt trên 1%, trong khi đó tốc độ đô thị hoá diễn ra khá mạnh, tỷ lệ đất trồng trọt bị giảm mạnh. Đây là bước chuyển phù hợp với quy luật phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất trồng trọt nói riêng từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, nếu xem xét trong nội bộ ngành trồng trọt của ngoại thành Hà Nội thì cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, được thể hiện ở bảng dưới đây. Biểu 6: Giá trị và cơ cấu giá trị một số cây trồng chủ yếu của ngoại thành Hà Nội. Chỉ tiêu 1996 1997 2000 Giá trị (tr. đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr. đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr. đ) Cơ cấu (%) Tổng số 545.025,9 100 556.325,25 100 581.412,60 100 1. Cây lương thực 383.429,4 70,35 388.315,35 69,8 41.549,16 71,4 + Lúa 315.138,4 82,1 309.784,50 79,78 352.545,16 84,8 + Ngô 16.178,0 4,19 14.494,00 3,73 1.124,60 2,6 + Khoai lang 26.689,5 6,96 24.853,90 7,32 21.794,20 5,31 2. Cây thực phẩm 104.406,5 19,16 108.089,90 19,43 119.864,60 21,1 + Rau các loại 103.534,2 99,16 106.853,60 98,85 118.796,70 99,21 + Đậu các loại 872,3 0,84 1.236,30 11,43 496,00 0,41 3. Cây CN hàng năm 57.190,0 10,49 59.920,00 10,77 50.426,80 8,67 + Lạc 34.200,0 59,8 36670 61,20 25.426,30 50,42 + Đậu tương 22.990,0 40,20 23250 38,80 27.643,00 54,81 Nguồn niên giám thống kê Thành phố Hà Nội 1996 - 2000. Qua biểu 6 cho thấy, năm 1996 giá trị cây lúa đạt 315138,45 triệu đồng tương ứng với 82,1% thì đến năm 2000 là 352545,16 triệu đồng tương ứng với 84,4%. Tỷ trọng giá trị của cây ngô giảm đi đáng kể từ 4,19% năm 1996 xuống còn 2,6% năm 2000, cây khoai lang tỷ trọng cũng giảm nhưng không đáng kể. * Đối với cây thực phẩm ở ngoại thành Hà Nội cũng có sự chuyển biến tích cực cả về cơ cấu và giá trị: Năm 1996 giá trị đạt 104406,5 triệu (chiếm 19,16% tổng giá trị cây trồng hàng năm), đến năm 2000 đạt được 119864,6 triệu (chiếm 21,1%) theo giá thực tế. Trong thời gian tới việc phát triển cây thực phẩm nói chung và các loại rau nói riêng là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay. Tăng cường áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ sinh học vào ngành trồng trọt đã sản xuất nhiều vụ trái mùa, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân thủ đô và đem lại lợi ích kinh tế cho người sản xuất. * Đối với cây công nghiệp hàng năm: Chủ yếu là cây lạc và đậu tương, trong giai đoạn 1996 - 2000 tỷ trọng của cây lạc giảm đi từ 59,8% xuống còn 50,42%. Ngược lại, cây đậu tương lại có xu hướng tăng lên từ 40,20% đến 54,81%. Tuy nhiên trong những năm qua, sự phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, đặc biệt là của ngành trồng trọt cũng chịu sự tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá trên các mặt sau: - Đô thị hoá đã lấy đất của sản xuất nông nghiệp làm cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp. Trên thực tế, khi xem xét kết quả của sản xuất nông nghiệp ta thấy giá trị sản xuất của ngành tăng lên qua các năm. Bên cạnh những tích cực làm tăng giá trị sản xuất của cây trồng vật nuôi, đô thị hoá còn tác động tiêu cực khi lấy đi lượng không nhỏ đất đai của nông nghiệp. Nếu không có sự thu hẹp về đất đai, chắc chắn sự phát triển của sản xuất nông nghiệp còn tăng hơn nhiều. - Đô thị hoá với sự phát triển của các ngành tạo sự chênh lệch thu nhập. Nông nghiệp, nhất là ngành trồng trọt trở thành ngành có thu nhập thấp, lao động nặng nhọc nên sức hấp dẫn kém. - Sự phát triển của công nghiệp một mặt tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp tăng cao năng suất, nhưng cũng tạo điều kiện cho những người sản xuất chạy theo lợi nhuận tạo nên ._.số năm bình quân đi học lên 12 năm; 100% số học sinh tiểu học được học 2 buổi/ ngày; phổ cập nghề, ngoại ngữ, tin học cho 80% thanh niên, học sinh; Đội ngũ công chức từ cấp xã - phường được chuẩn hoá; 65% số lao động được đào tạo đến 2020 có 80% số người đang làm việc được qua đào tạo. Hệ thống trường lớp của các hệ đào tạo trên địa bàn được xây dựng kiên cố với trang thiết bị dạy học hiện đại. * Về văn hoá thông tin: Nâng cấp, hiện đại hoá mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ các nhu cầu thông tin liên lạc Thủ đô, triển khai các dịch vụ điện thoại nội hạt, liên tỉnh và quốc tế. Dự báo đến 2010, hòa mạng di động cá nhân toàn cầu, sử dụng rộng rãi các dịch vụ của mạng Internet kể cả điện thoại Internet, đưa vào sử dụng các dịch vụ "chữa bệnh từ xa" và "giáo dục từ xa" qua mạng truyền thông và các dịch vụ khác theo công nghệ mới. Hướng đến 2020 đạt 40% mạng truy nhập là cáp đồng; 50% là cáp quang và 10% là vô tuyến. Đảm bảo 100% các loại cáp trên đường phố được đưa xuống cống bể để đảm bảo chất lượng và mỹ quan Thành phố. Đời sống văn hoá thông tin của dân cư ngoại thành được nâng cao theo mô hình nông thôn hiện đại. Đến năm 2010, mỗi gia đình đều có tivi, catset, radio, điện thoại, tủ lạnh, đồ gỗ đẹp, mọi thành viên trong độ tuổi có thu nhập ổn định. * Về y tế: Đến 2010, mạng lưới y tế dự phòng sẽ phát triển mạnh cùng với phát triển xã hội. Tuổi thọ bình quân sẽ là khoảng 72 tuổi, tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân vào khoảng 22,1. Cơ cấu bệnh tật cũng sẽ thay đổi cùng với sự phát triển các khu công nghiệp mới, các nhóm bệnh tệ nạn xã hội sẽ gia tăng cùng các loại nghề nghiệp của các nước phát triển; tuổi thọ trung bình tăng cao, nhiều bệnh của người già phát sinh. Nhu cầu khám chữa bệnh sẽ phát triển đa dạng, đặc biệt loại hình bác sĩ gia đình, dịch vụ y tế tư nhân sẽ đảm nhiệm khám chữa bệnh khoảng 50%. Sẽ có mối liên hệ chặt chẽ giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám và chữa bệnh. II. Quan điểm và phương hướng giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. 1. Các quan điểm định hướng. 1.1. Việc giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp phải theo hướng thúc đẩy quá trình đô thị hoá diễn ra thuận lợi. Sở dĩ phải quán triệt quan điểm này bởi lẽ: Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của đô thị hoá và đô thị hoá đối với nền kinh tế và đối với quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Các trung tâm đô thị là những hạt nhân thúc đẩy vùng kinh tế phát triển và tăng trưởng, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động tại chỗ và từ nơi khác đến. Mặt khác, đô thị hoá còn tác động kích hoạt đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngoại thành theo hướng hiện đại hoá, cùng với trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp ngày càng cao; hiệu quả sản xuất nông nghiệp tính trên 1 lao động cũng như trên 1 ha đất nông nghiệp ngày càng tăng. Thứ hai, bên cạnh những tác động tích cực và toàn diện của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, quá trình đó cũng gây ra một số tác động tiêu cực. Tuy nhiên, nếu so sánh lợi ích do nhiều tác động tích cực đem lại với chi phí do những tác động tiêu cực gây ra, thì phần lợi ích là to lớn. Do vậy, không thể vì một số khó khăn do tác động tiêu cực của đô thị hoá gây ra mà hạn chế quá trình đô thị hoá. Quan điểm này yêu cầu việc đề xuất và thực hiện trên thực tế những giải pháp giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội cần phải tìm cách phát huy mặt tích cực của quá trình đô thị hoá, chủ động chủ động đón nhận và giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực. Nếu làm được như vậy là đã tạo cho quá trình đô thị hoá diễn ra thuận lợi và phù hợp với quy luật kinh tế - xã hội tức là đã thúc đẩy quá trình đó diễn ra với tốc độ cao nhất mà nó có thể. 1.2. Những giải pháp giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phải đảm bảo cho quá trình đô thị hoá diễn ra trong tầm kiểm soát của Nhà nước Do đô thị hoá là tất yếu khách quan, nên mọi hoạt động kinh tế - xã hội đều phải thích ứng với quá trình đó, và hơn nữa là phải tạo điều kiện cho quá trình đó diễn ra phù hợp với quy luật. Tính phù hợp này phải được xem xét cả về xu thế, quy mô và tốc độ. Cả 3 khía cạnh đó, thông thường đã được Nhà nước nhận thức, xem xét và được thể chế hoá trong các văn bản của Nhà nước. Điều đó cũng có nghĩa là quá trình đô thị hoá phải phù hợp với các văn bản pháp quy của Nhà nước, phải nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước. Thực tế đã cho thấy rằng nếu cứ để quá trình đô thị hoá diễn ra một cách tự phát sẽ gây ra hậu quả lâu dài, khó khắc phục và nếu khắc phục được thì rất tốn kém về tài chính. Quan điểm này yêu cầu một mặt, quá trình đô thị hoá phải phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và mặt khác, chính các quy hoạch cũng phải phù hợp với quy luật của quá trình đô thị hoá. Điều đó đòi hỏi các bản quy hoạch cũng như các giải pháp phải mang tính dẫn đường cho quá trình đô thị hoá, đồng thời cũng cần có những điều chỉnh cần thiết trong nội dung của các quy hoạch và giải pháp đã xây dựng. 1.3- Việc đề xuất và thực hiện những giải pháp giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phải quán triệt tinh thần của Nghị quyết 15 của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010 và pháp lệnh thủ đô của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội. Quan điểm này yêu cầu việc xây dựng và thực hiện các giải pháp giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phải đảm bảo xây dựng thủ đô tương xứng với vị thế ngày càng quan trọng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. 2. Phương hướng giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội . 2.1 Giải quyết những vấn đề của đô thị hoá đến nông nghiệp theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giải quyết những vấn đề của đô thị hoá nếu hoàn toàn theo cơ chế thị trường tức là để cho các quy luật thị trường quyết định sẽ dễ dẫn đến tình trạng lộn xộn, chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt mà không đáp ứng được yêu cầu lâu dài. Ngược lại, nếu giải quyết theo hướng bao cấp, nhà nước sẽ không thể đủ tiềm lực tài chính. Do vậy, phương hướng đúng đắn để giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội là phải phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.2. Giải quyết ảnh hưởng cuả đô thị hoá đến nông nghiệp một cách đồng bộ, có trọng điểm, có trật tự. Để việc giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp có hiệu quả, vấn đề đặt ra là phải giải quyết nó một cách đồng bộ, có trọng điểm và có trật tự. Tuy vậy, cần lưu ý rằng tính đồng bộ ở đây không có nghĩa là tiến hành song song nhất loạt ngang nhau mọi giải pháp, mà thực hiện những giải pháp đó theo một trật tự trước sau nhất định và có trọng điểm phương châm đó đảm bảo để các cơ quan chức năng và Nhà nước có thể tập trung nguồn lực để giải quyết dứt điểm từng vấn đề, đồng thời tạo điều kiện để thực hiện có hiệu quả tổng hợp những vấn đề đặt ra cần giải quyết. 2.3. Giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp theo hướng huy động tổng hợp hoặc nguồn lực của xã hội. Để huy động mọi nguồn lực của xã hội trong quá trình giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá trước hết cần tạo ra được cơ chế để huy động các nguồn lực tài chính của nhiều thành phần kinh tế. Điều này định hướng cho các giải pháp không chỉ trông chờ vào nguồn tài chính từ ngân sách, mà tuỳ thuộc vào tính chất của từng vấn đề mà đề xuất sẽ huy động tài chính từ các thành phần kinh tế nào. Ngoài ra, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy nếu chỉ chú trọng vấn đề tiền nong mà coi nhẹ quá trình tổ chức thực hiện sẽ rất tốn kém mà công việc vẫn không giải quyết được. Do vậy, cần huy động các cấp, các ngành có liên quan tham gia vào quá trình giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành. Điều đó cho phép phát huy tốt những tác động tích cực của đô thị hoá, hạn chế tác động tiêu cực của quá trình đó đến nông nghiệp. III. Những giải pháp chủ yếu giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội . Ngoại thành Hà Nội , chiếm trên 90% diện tích đất nông nghiệp và gần 50% dân số của thủ đô, hàng năm không chỉ cung cấp cho thị trường Hà Nội một khối lượng nông sản hàng hoá lớn mà sự ổn định phát triển của nông nghiệp ngoại thành là nền tảng cho sự ổn định và phát triển của thủ đô. Chính vì vậy, nông nghiệp ngoại thành được đặt ra trong mối quan tâm lớn của chiến lược phát triển thủ đô: "Phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành theo nông nghiệp đô thị, sinh thái; thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp; ưu tiên phát triển nền nông nghiệp sạch, làng nông nghiệp sinh thái, đầu tư phát triển công nghiệp mới, tạo giống mới phục vụ sản xuất nông nghiệp; chú trọng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch " (Pháp lệnh thủ đô Hà Nội ). Để giải quyết những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, đồng thời phát triển nông nghiệp theo hướng trên, cần thực hiện một số giải pháp sau: 1. Cần đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hoá thực phẩm cao cấp, sinh thái, cảnh quan mang ý nghĩa kinh tế -xã hội và nhân văn. Trong những năm tới, trong khi duy trì cơ cấu kinh tế của ngoại thành theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, phải coi trọng sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành và cơ cấu sản phẩm. Thực hiện tốt mối liên kết giữa nội bộ ngành, giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vùng kinh tế với nhau, tạo tiền đề để chuyển dịch từng bước cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển nông nghiệp trong sự phát triển chung cuả thành phố hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, trong đó xác định vùng kinh tế trọng điểm và vùng chuyên canh, các vành đai nông nghiệp. Quy hoạch một số vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh quy mô lớn như vùng sản xuất rau sạch, vùng trồng hoa, cây ăn quả cây cảnh, vùng chăn nuôi bò sữa, nuôi cá và các cây con đặc sản đạt hiệu qủa kinh tế cao. 2. Cần sớm có quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Ngoại thành Hà Nội là khu vực có tốc độ đô thị hoá cao, diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh. Đồng thời với việc giảm quỹ đất nông nghiệp sẽ diễn ra quá trình chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các loại sản phẩm chính của Hà Nội như: Rau xanh, hoa, cây ăn quả, đất dành cho chăn nuôi, mặt nước nuôi thả cá và diện tích cây rau xanh…. Vì vậy, ngoại thành Hà Nội cần sớm rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể: Thứ nhất, Thành phố cần có chủ trương và các hướng dẫn cụ thể cho hộ nông dân được chuyển đổi phương hướng sử dụng đất theo mục tiêu thu được hiệu quả cao trên đơn vị diện tích, tránh tình trạng tự phát, cụ thể: - Chuyển mạnh diện tích đất trồng cây lương thực kém hiệu quả như :sắn, khoai lang, và một số phần đất lúa sang trồng cây ăn quả như :vải, nhãn, bưởi, cam, hồng, na, hồng xiêm…; trồng rau cao cấp: ngô rau, măng tây, dưa chuột bao tử, súp lơ xoăn, cải bao, nấm…Với công nghệ sạch hoặc trồng cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc… cho xuất khẩu. Mở rộng diện tích trồng hoa, đặc biệt là các loại hoa cao cấp, cây cảnh… - Chuyển toàn bộ vùng trũng chuyển sang cấy một vụ lúa, một vụ thả cá hoặc chuyên cá kết hợp với chăn nuôi vịt trên mặt nước, trên bờ trồng cây ăn quả. - Chuyển toàn bộ vùng cao bậc thang, khô hạn chuyển sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. - Khuyến khích cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh sản xuất cây ăn quả hàng hoá. Thứ hai, lập các dự án đầu tư theo vùng sản xuất các loại sản phẩm chính, trên cơ sở đó đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng để hình thành vùng cây, con tập trung, giúp cho quá trình chuyển đổi, sử dụng đất có sự chỉ đạo, định hướng rõ ràng. Thứ ba, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách thuế sử dụng đất cho phù hợp để đảm bảo chính sách thu thuế sử dụng đất phù hợp với chính sách đền bù thiệt hại khi dành đất nông nghiệp ngoại thành cho quá trình đô thị hoá. Đối với trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác như nhà ở hoặc sản xuất kinh doanh không phục vụ phát triển nông nghiệp, cần có chế độ thuế đặc biệt nhằm hạn chế sử dụng đất nông nghiệp vào các mục đích tuỳ tiện ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của nông dân ngoại thành. Đồng thời thúc đẩy việc giao đất giao rừng, cấp quyền sử dụng đất cho nông dân để nông dân yên tâm bỏ vốn đầu tư canh tác trên đất được giao. Thứ tư, cần công bố quy hoạch một cách rộng rãi và đảm bảo sự ổn định mang tính pháp lý của những địa giới đã được công bố. Đồng thời đẩy mạnh việc giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất giúp người nông dân yên tâm đầu tư và có thể tổ chức sản xuất có hiệu quả hơn. 3. Chú trọng tạo việc làm và đào tạo lao động cho phát triển nông nghiệp. Xem xét nguồn lực cơ bản nhất cho sản xuất nông nghiệp khu vực ngoại thành Hà Nội qua phân tích mối tương quan giữa lao động, đất đai và vốn thì nguồn lực về lao động luôn ở trong tình trạng dư thừa so với 2 yếu tố còn lại. Do đó, vấn đề sử dụng lao động và tạo mở việc làm cho lao động nông nghiệp đặt ra trong tình trạng khan hiếm về nguồn lực. Mặt khác, cùng với quá trình đô thị hoá, lao động đòi hỏi phải có trình độ tay nghề, có khả năng tiếp thu những tiến bộ công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. - Cơ cấu kinh tế tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu và sự phân bổ lao động. Ngược lại, cơ cấu và sự phân bổ lao động hợp lý cũng góp phần tích cực vào việc nâng cao căng suất và hiệu suất sử dụng lao động nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp ngoại thành. Vì vậy, cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá và có hiệu quả, không những phát huy được các lợi thế kinh tế - xã hội mà còn giải quyết được việc làm cho lao động nông nghiệp, đồng thời giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Muốn vậy, Nhà nước cần có chủ trương, đường lối, cơ chế và những hỗ trợ đầu tư ban đầu cũng như những chính sách huy động mọi nguồn vốn xã hội để tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các tổ hợp nông - công nghiệp, các công nghiệp chế biến nông sản hàng hoá các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Như vậy sẽ giúp cho người dân định hướng và tham gia các hoạt động phi nông nghiệp một cách có hiệu quả, ổn định và bền vững trong thời gian dài. Tất cả nhằm nhanh chóng thay đổi hoàn toàn bộ mặt nông thôn ngoại thành tương xứng với quá trình đô thị hoá và phát triển nội thành. Trên cơ sở đó sẽ hạn chế di dân từ nông thôn vào thành phố, giữ được nguồn nhân lực để phát huy nội lực ngoại thành trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. - Giải quyết việc làm thông qua đa dạng hoá sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp bằng việc phát hiện những ngành nghề mới và phát triển dịch vụ sản xuất. Cần nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, phát triển thị trường hàng hóa, thị trường tín dụng và hệ thống các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho sản xuất nông nghiệp. - Phát huy thế mạnh của các ngành nghề, làng nghề, cụm làng nghề truyền thống trong nông thôn sử dụng nhiều lao động, ít vốn để giải quyết lao động nông nghiệp dôi dư do ảnh hưởng của đô thị hoá. Để thực hiện được mục tiêu này cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để những ngành nghề truyền thống không bị mai một. - Có các chính sách khuyến khích các đối tường có trình độ học vấn về làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp … - Cần tập trung đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông nghiệp ngoại thành nhằm đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trong điều kiện quá trình đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh. Trong những năm tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp ngoại thành cần tập trung váo các vùng bị thu hồi đất nông nghiệp với quy mô lớn. Đào tạo nghề phải bao gồm 2 loại hình: Đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo nghề dài hạn. Đào tạo nghề ngắn hạn có thể phổ biến kiến thức cho mọi lứa tuổi, kể cả những người không có điều kiện học tập trung và dài hạn. Đào tạo nghề dài hạn nhằm mục đích thu hút số lao động trẻ có trình độ văn hoá đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở hoặc phổ thông trung học, hình thành đội ngũ công nhân kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp ngoại thành, chuẩn bị lực lượng lao động kỹ thuật nòng cốt cho các xí nghiệp, nông trường và trang trại. Đào tạo nghề dài hạn được tập trung ở các trường đại học, các trường đào tạo nghề dài hạn. Khi công tác đào tạo nghề thực hiện tốt, trình độ dân trí, tay nghề của nông dân tăng lên, khả năng sử dụng vốn và các ứng dụng khoa học công nghệ tăng, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và số lượng nông sản hàng hoá trong quá trình đô thị hoá. 4. Lựa chọn và phát triển khoa học công nghệ, củng cố và mở rộng chức năng hoạt động, tăng cường vai trò của các tổ chức khuyến nông để công nghệ mới áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. - Cần ứng dụng đồng bộ các yếu tố khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá trong quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh, để đồng thời vừa tăng năng suất sinh học, vừa tăng năng suất lao động, giảm chi phí lao động và chi phí sản xuất. Khác với giai đoạn 1991-2000 là chỉ tập trung vào công nghệ sinh học. Có như vậy mới có cơ sở để chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 80% năm 2000 xuống còn 50% năm 2010. Cụ thể là cần đẩy mạnh tốc độ và nâng cao mức độ cơ giới hoá sản xuất và chế biến nông, lâm, thuỷ sản, ứng dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nông sản và lâm sản chế biến. - Cần sớm có quy hoạch, cơ cấu lại mạng lưới các cơ sở nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong nông nghiệp. Hình thành các trung tâm nghiên cứu quốc gia đồng thời với việc phát triển mạng lưới cơ sở sản xuất và cung cấp giống cây, con theo phương pháp tiên tiến và công nghệ sinh học hiện đại ở các vùng và khu vực. Tăng cường đầu tư, đổi mới và hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghiệp trong nông nghiệp, mà trước hết là công nghệ sinh học, tạo ra các loại giống mới thích hợp với từng vùng và cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao; công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm; công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý và phòng trừ dịch hại trong nông nghiệp. Các viện nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, cần gắn với thực tế, coi trọng kinh nghiệm sản xuất và sáng kiến kỹ thuật của nông dân và các nhà sản xuất kinh doanh nông nghiệp. - Đồng thời với phát triển khoa học và công nghệ, các cấp, các ngành ở địa phương phối hợp với các tổ chức kinh tế - xã hội ở nông thôn để tổ chức và mở rộng hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đến từng cộng đồng, đơn vị sản xuất và hộ nông dân. Mặt khác, phải có sự phối hợp hoạt động của các tổ chức khuyến nông với các tổ chức kinh tế hợp tác từng bước xã hội hoá công tác khuyến nông, thu hút sự tham gia của nông dân và những người sản xuất kinh doanh nông nghiệp vào hoạt động này. Tuy nhiên, trong điều kiện ngoại thành Hà Nội, áp lực về việc làm cho lao động nông nghiệp rất lớn, trình độ quản lý và dân trí chưa cao. Vì vậy, chỉ ưu tiên một số lĩnh vực nông nghiệp nhất định tiếp nhận công nghệ tiên tiến, còn đại bộ phận nên đưa vào các công nghệ trung gian. Lợi thế của công nghệ trung gian là công nghệ ít tiền, sử dụng nhiều lao động, các thiết bị, dụng cụ lại tương đối đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu, phù hợp với điều kiện trước mắt của ngoại thành Hà Nội. 5. Cần tăng cường quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay. ở khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung đất đai luôn là vấn đề nhạy cảm cả về 3 mặt: kinh tế, chính trị, xã hội. Tình trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai ở nhiều vùng xảy ra khá phức tạp và đang là vấn đề nhức nhối, cần tập trung nghiên cứu, có biện pháp giải quyết kịp thời, một cách cơ bản, hướng tới ổn định lâu dài. Để tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai có hiệu quả và hiệu lực, có nhiều việc phải giải quyết, trước mắt tập trung những vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai và thanh tra, kiểm soát việc thi hành. Xây dựng chính sách đất đai và tổ chức quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường là rất mới mẻ đối với nước ta. Hệ thống pháp luật về đất đai hiện nay còn thiên về xử lý những quan hệ ban đầu có tính hành chính; chưa tiếp nhận kịp thời những biến động có tính thị trường. Kinh tế - xã hội của đất nước chuyển động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; dẫn đến những biến động về quan hệ đất đai, về cơ cấu sử dụng đất và cơ chế quản lý đất đai làm xuất hiện nhiều vấn đề mới, Nhà nước phải đối mặt với nhiều vấn đề bất cập trong quản lý. Vì vậy, vấn đề tiếp tục và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai để tạo hành lang pháp lý là đúng hướng. Cần kiên định nguyên tắc cơ bản là tăng cường củng cố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý của Nhà nước. Đồng thời ngày càng hoàn thiện cơ chế chính sách gắn trách nhiệm và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất thông qua lợi ích kinh tế. Hai mặt này được gắn bó với nhau trong một thể thống nhất. Sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai được tăng cường có hiệu lực, làm cho việc sử dụng đất cơ hiệu quả tốt hơn điều đó làm cho chế độ sở hữu toàn dân càng được củng cố và quản lý của Nhà nước ngày càng được tăng cường có hiệu lực và hiệu quả hơn. Đi đôi với việc tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai, cần coi trọng đẩy mạnh chương trình truyền thông về pháp luật. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát việc chấp hành luật đất đai đối với các đối tượng sử dụng đất, để đảm bảo giữ vững trật tự, kỷ cương trong thi hành pháp luật về đất đai. Thứ hai, Hiến pháp của Nhà nước đã thể hiện đường lối "Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả". Như vậy, Nhà nước là người quản lý, người đại diện cho sở hữu toàn dân Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng được quyền sử dụng ổn định lâu dài và được phát huy tối đa các quyền theo luật định. Nhưng Nhà nước cần nắm chắc trong tay quyền chi phối tuyệt đối là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngay từ đầu không thể buông lỏng quản lý để tình trạng sử dụng đất đai một cách tuỳ tiện tự phát, để rồi theo đó sẽ là một sự trả giá khá đắt cho quản lý về sau. Đây cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc trong quản lý Nhà nước về đất đai hiện nay. Việc quy hoạch và sử dụng đất phải được xem là một giải pháp tổng thể định hướng cho quá trình phát triển và quyết định tương lai của nền kinh tế. thông qua đo, Nhà nước can thiệp vào các quan hệ đất đai, khắc phục những nhược điểm mà lịch sử để lại nhằm giải quyết những vấn đề mà quá trình phát triển đang đặt ra. Lấy quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở cho hoạt động quản lý. Đồng thời phát huy dân chủ trong quản lý, quy hoạch, sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không dừng lại ở phân phối đất đai cho các chủ sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch. Để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, chúng ta không chỉ dựa vào các nguồn vốn khác đưa đến hoặc nguồn thu từ thuế đất mà còn khai thác nguồn vốn từ đất đem lại trong chênh lệch địa tô. Sinh lợi từ giá trị đất được tăng lên nhờ vào cơ sở hạ tầng được đầu tư đem lại cho các khu dân cư, các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Thực tiễn ở khu vực ngoại thành Hà Nội việc gắn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phát triển đô thị và nông nghiệp với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng một phần quan trọng của nguồn vốn sinh lợi từ đất qua đầu tư cơ sở hạ tầng còn chậm so với yêu cầu phát triển. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu tiến độ và chất lượng của quy hoạch sử dụng đất càng nhanh, càng cao. Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường xây dựng và nâng cao chất lượng quản lý triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và biến quy hoạch, kế hoạch đó trở thành công cụ để phục vụ quá trình phát triển về kinh tế -xã hội, an ninh quốc phòng. 6. Hoàn thiện chính sách đền bù khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá. * Cần xây dựng và thực hiện chính sách đền bù đất nông nghiệp theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa . Yêu cầu đặt ra là việc xây dựng và thực hiện chính sách đền bù, một mặt phải thích ứng với cơ chê thị trường, mặt khác cũng cần tránh ôm đồm những chức năng của thị ttrường vào trong các cấp chính quyền Nhà nước. Đồng thời với sự thích ứng với cơ chế thị trường và chủ động tách ra một số chức năng cho thị trường điều chỉnh, cũng cần đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng và thực hiện chính sách đền bù. Nội dung này đảm bảo cho quá trình đô thị hoá diễn ra trong trật tự, theo định hướng của Nhà nước và đảm bảo ổn định chính trị - xã hội . * Phải đảm bảo quyền lợi thoả đáng và công bằng cho những người bị thu hồi đất. Từ đó để họ tự nguyện chấp hành quá trình giải phóng mặt bằng khi đã đảm quyền lợi thoả đáng và công bằng cho những người bị thu hồi đất. Nhà nước sẽ kiên quyết cưỡng chế những phần tử cố tình bắt chẹt Nhà nước. Sự công bằng trong chính sách đền bù phải được xem xét trong trạng thái động chứ không phải trạng thái tĩnh . Một số vấn đề cần giải quyết nhằm hoàn thiện chính sách đền bù khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội là: - Bỏ nội dung đền bù bằng đất cho người bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Vì trên thực tế hầu như thành phố không còn quỹ đất nông nghiệp đẻ thực hiện phương thức đền bù này. Việc đưa nội dung này vào chính sách chỉ làm phức tạp thêm nội dung của chính sách không có ý nghĩa thực hiện. - Không nên ban hành bảng giá "cứng" mà cần lấy giá thị trường hợp lý làm giá đền bù cho từng dự án. - Giá đền bù đất nông nghiệp ở khu vực đô thị hoá cần được tính theo giá thực tế khi dự án bắt đầu khởi động lại khu vực đó. Điều này đảm bảo công bằng giữa người phải đi và người được ở khu vực dự án được thực hiện. Nhà nước nên tập trung thẩm định nhưng dự án sử dụng tiền từ ngân sách. Cần giảm sự can thiệp vào những dự án không sử dụng tiền ngân sách và ở những nơi hộ nông dân đã có "sổ đỏ", thì quan hệ giữa chủ dự án và các hộ nông dân là quan hệ thỏa thuận, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ đó được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của qúa trình đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, thúc đẩy quá trình đô thị hoá diễn ra thuận lợi. Kết luận Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã diễn ra với nhịp độ nhanh. Quá trình này đã có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển khu vực ngoại thành Hà Nội. Đề tài nghiên cứu "ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội" được thực hiện đã có một số kết quả như sau: Đề tài đã bước đầu tổng kết một số vấn về lý luận cơ bản về đô thị hoá. Trên cơ sở đánh giá vai trò của đô thị và xu hướng phát triển của đô thị hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta. Từ tổng kết thực tiễn đô thị hoá ở Việt Nam trong những năm gần đây, đề tài nêu lên những vấn đề có tính quy luật thường phát sinh trong quá trình đô thị hoá. Đó là sự mở rộng diện tích đất đô thị dẫn đến thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp; Đô thị hoá làm cho tình trạng lao động, việc làm ở vùng nông thôn trở nên gay gắt hơn. Các vấn đề về môi trường văn hoá - xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý đô thị… cũng trở nên phức tạp hơn. Đây cũng là những vấn đề cần được giải quyết một cách đồng bộ theo một kế hoạch thống nhất gắn liền với việc phát triển đô thị theo chiều rộng. Mặt khác trên cơ sở khái quát quá trình đô thị hoá ở thủ đô Hà Nội, đề tài đã phân tích ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hoá nhưng đồng thời cũng chỉ ra nhiều vấn cần giải quyết. Cần tập trung giải quyết các vấn đề như: lao động, việc làm của bộ phận nông dân bị mất đất nông nghiệp; Sự cần thiết phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hoá… Hơn nữa đề tài đã đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của đô thị hoá đối với nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Đô thị hoá là xu thế tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đô. Để xây dựng đô thị Hà Nội "Xứng đáng là trái tim của cả nước, đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế", cần có nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, một trong những vấn đề cấp bách là thúc đẩy đô thị hoá phải gắn liền với hạn chế tác động tiêu cực phát sinh trong quá trình đô thị hoá đối với nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: TS. Nguyễn Văn áng và sự nỗ lực của bản thân, luận văn của em đã được hoàn thành. Tuy nhiên do sự tiếp thu còn hạn hẹp nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót, em mong được sự góp ý thêm của các thầy, cô giáo và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn áng và các thầy cô giáo trong khoa KTNN & PTNT - Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã giúp em hoàn thành bài luận văn này. Danh mục tàI liệu tham khảo 1. Quy hoạch tổng thể phát triển huyện Đông Anh năm 2010. XB - 2001 2. Quy hoạch tổng thể phát triển huyện Gia Lâm năm 2010. XB - 2001 3. Quy hoạch tổng thể phát triển huyện Sóc Sơn năm 2010. XB - 2001 4. ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp, nông thôn huyện Thanh Trì - Hà Nội . Dự án Viện nghiên cứu kinh tế - Năm 2000 5. ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp, nông thôn huyện Từ Liêm - Hà Nội. Dự án Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển - Đại học kinh tế quốc dân - Năm 2000 6. Niên giám thống kê Hà Nội 2000. 7. Tạp chí cộng sản số 10 / 4 năm 2002. 8. Định hướng sử dụng đất đai Hà Nội đến 2010. 9. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2010. 10. Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến 2010. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37314.doc
Tài liệu liên quan