BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NễNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------eờf----------
BùI ĐĂNG DUY
ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của một số giống cà chua mới trồng trong vụ đông tại Gia Lộc - Hải Dương
LUẬN VĂN THẠC SĨ NễNG NGHIỆP
Chuyờn ngành: TRỒNG TRỌT
Mó số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG MINH
HÀ NỘI - 2009
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng:
1. Đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện trong 3 vụ Đông: Đông sớm, Đông chính
133 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4915 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của một số giống cà chua mới trồng trong vụ đông tại Gia Lộc - Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và Đông muộn năm 2008, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh.
2. Số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào ở trong và ngoài nước.
3. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2009
Tác giả luận văn
Bùi Đăng Duy
Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình và quý báu của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện đào tạo sau đại học, Khoa Nông học. Đồng thời tôi cũng luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của Ban lãnh đạo Viện cây lương thực và cây thực phẩm, Phòng khoa học và hợp tác quốc tế, Bộ môn Rau quả, của Viện cây lương thực và cây thực phẩm.
Tôi xin gửi tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh Bộ môn Di truyền - Giống, khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban lãnh đạo Viện cây lương thực và cây thực phẩm, tập thể cán bộ Bộ môn Rau - quả và các anh chị công nhân của Viện cây lương thực và cây thực phẩm.
Đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ và giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2009
Tác giả luận văn
Bùi Đăng Duy
MụC LụC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
Danh mục các chữ viết tắt
AVRDC Trung tâm nghiên cứu rau Châu á.
FAO Tổ chức nông lương thế giới.
EU Liên minh châu Âu
ĐHNNHN Đại học Nông nghiệp Hà Nội
KLTB Khối lượng trung bình
NSCT Năng suất cá thể
Danh mục bảng
STT
Tên bảng
Trang
2.1. Tình hình sản suất cà chua trên thế giới (từ 2003-2007) 16
2.2. Sản lượng cà chua trên thế giới và mười nước đứng đầu thế giới 16
2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của Việt Nam những năm gần đây (2004-2008) 29
2.4. Sản suất cà chua tại một số tỉnh năm 2008 29
4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống cà chua qua các thời vụ 45
4.2. Một số đặc điểm về cấu trúc và hình thái cây của các giống cà chua qua các thời vụ 49
4.3. ảnh hưởng của các công thức phân bón đến đặc điểm hình thái của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông sớm. 51
4.4. ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông sớm. 54
4.5. ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tỉ lệ đậu quả (%) của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông sớm 57
4.6. ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông sớm 58
4.7. ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông sớm 61
4.8. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón khác nhau đến các giống cà chua thí nghiệm vụ đông sớm (tính cho 1 ha) 63
4.9. ảnh hưởng của các công thức phân bón đến đặc điểm hình thái của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông chính 65
4.10. ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông chính 66
4.11. ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tỉ lệ đậu quả của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông chính 69
4.12. ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông chính 70
4.13. ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông chính 72
4.14. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón khác nhau đến các giống cà chua thí nghiệm vụ đông chính (tính cho 1 ha) 74
4.15 ảnh hưởng của các công thức phân bón đến đặc điểm hình thái của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông muộn 76
4.16 ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông muộn 78
4.17. ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tỉ lệ đậu quả của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông muộn 80
4.18. ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông muộn 81
4.19. ảnh hưởng của các công phân bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông muộn. 83
4.20. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón khác nhau đến các giống cà chua thí nghiệm vụ đông muộn (tính cho 1 ha) 86
Danh mục hình
STT
Tên hình
Trang
4.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông sớm trên các nền công thức phân bón khác nhau. 62
4.2 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông chính trên các nền công thức phân bón khác nhau. 73
4.3 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông muộn trên các nền công thức phân bón khác nhau 84
1. Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề
Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, thuộc họ cà Solanaceae, là một trong những loại rau quan trọng nhất được trồng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Cà chua có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều glucid, nhiều axit hữu cơ, các vitamin và khoáng chất. Thành phần chất khô của cà chua gồm đường dễ tiêu chiếm khoảng 55% (chủ yếu là glucozo và fructozo), chất không hòa tan trong rượu chiếm khoảng 21% (prôtêin, xenlulo, pectin, polysacarit), axit hữu cơ chiếm 12%, chất vô cơ 7% và các chất khác (caroten, ascobic, chất dễ bay hơi, amino axit ...) chiếm 5%. Bên cạnh đó cà chua còn chứa nhiều vitamin C (20-60 mg trong 100g), vitamin A (2-6 mg trong 100g), sắt và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể người. Cà chua cung cấp năng lượng và khoáng chất làm tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết, chống độc. Về giá trị sử dụng, cà chua được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau như ăn tươi, làm salat, nước uống hoặc chế biến làm dạng dự trữ. Ngoài ra cà chua còn dùng làm mỹ phẩm, chữa mụn trứng cá... [3], [24].
Với giá trị kinh tế, giá trị sử dụng đa dạng và cho năng suất cao, cà chua đã và đang trở thành một trong những loại rau được ưa chuộng nhất và được trồng phổ biến ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, ở nước ta cà chua không chỉ được trồng trong vụ đông (chính vụ) mà còn được trồng trong vụ sớm (thu đông), vụ muộn (đông xuân) và vụ xuân hè. Đây là một bước tiến quan trọng về kỹ thuật, công nghệ trong ngành sản xuất cà chua, vừa có ý nghĩa giải quyết vấn đề rau trái vụ, lại vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Tuy nhiên ở Việt Nam việc trồng, sản xuất cà chua còn nhiều bất cập như chưa đủ giống cho sản xuất, chưa có bộ giống tốt cho từng vụ và thích hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau. Nguồn giống để sản xuất hiện nay chủ yếu vẫn là nhập khẩu từ nước ngoài, mà giống ngoại có giá thành đắt, chưa hợp lý và đáp ứng đủ nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Cùng với đó, việc đầu tư cho sản xuất cà chua ở nước ta của người nông dân còn thấp, quy trình kỹ thuật canh tác cũ, trình độ thâm canh chưa cao đặc biệt là vấn đề sử dụng phân bón và kỹ thuật bón phân cho cây cà chua là chưa thích hợp cho từng vụ và từng giống khác nhau. Mặt khác, việc sản xuất cà chua hiện nay cũng đang gặp phải không ít khó khăn buộc các nhà nghiên cứu, kinh doanh và người sản xuất phải tính đến. Đó là giá cả sản phẩm trên thị trường rất bấp bênh dẫn đến diện tích và sản lượng cà chua ở nước ta không ổn định. Phần lớn diện tích sản xuất cà chua ở nước ta hiện nay vẫn tập trung ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, Trung du Bắc bộ và vùng cao nguyên Đà Lạt. ở miền Bắc phần lớn cà chua được sản xuất trong vụ đông, trồng luân canh trên đất 2 vụ lúa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, do đó dẫn đến tình trạng dư thừa cà chua trên thị trường trong thời điểm chính vụ. Ngược lại, trong các tháng 6,7,8,9 là những tháng khó khăn cho sản xuất cà chua ở miền Bắc nên sản lượng cà chua rất thấp, giá cả tăng và phải nhập quả tươi từ Trung Quốc. Chính vì thế việc tìm ra các giống cà chua có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao, thích nghi, chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận của môi trường như chịu nóng, chịu các loại sâu bệnh. Đồng thời để đa dạng hoá sản phẩm, thích hợp với từng vùng sinh thái khác nhau đáp ứng nhu cầu thích đáng của người tiêu dùng là đòi hỏi vô cùng bức thiết trong tình hình sản xuất cà chua ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của một số giống cà chua mới trồng trong vụ đông tại Gia Lộc - Hải Dương ”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định được công thức phân bón hợp lý cho một số giống cà chua. đảm bảo sinh trưởng tốt, năng suất cao ở ba thời vụ khác nhau trên đất huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương.
1.2.2 Yêu cầu
Đánh giá khả năng sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống cà chua mới trồng tại Gia lộc - Hải Dương trên các công thức phân bón khác nhau và trong các vụ trồng khác nhau.
1.3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
1.3.1 ý nghĩa khoa học
Xác định có cơ sở khoa học các công thức phân bón hợp lý cho các giống cà chua trồng trong 3 thời vụ khác nhau trên đất huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương.
1.3.2 ý nghĩa thực tiễn
- Bổ sung các giống cà chua mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện quy trình bón phân cho cây cà chua làm tăng năng suất cà chua tại địa phương.
- Góp phần mở rộng diện tích trồng cây cà chua tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
2. Tổng quan tài liệu
2.1 Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cà chua trên thế giới
2.1.1 Nguồn gốc của cây cà chua
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu và trích dẫn của các tác giả: De Candolle (1984) [39], Muller (1940), Luckwill (1943) [53] và Mai Thị Phương Anh và CTV (1996) [2]... thì cho rằng cà chua trồng hiện nay có nguồn gốc từ Pêru, Ecuador, Bolivia... dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, từ quần đảo Galanpogos tới Chi Lê. Ngoài ra cà chua còn có nguồn gốc ở quần đảo ấn Độ, Philippin. Hiện nay, người ta tìm thấy ở các vùng núi thuộc Trung và Nam Mỹ có rất nhiều cà chua dại và bán dại. ở những vùng này cũng có rất nhiều dạng cà chua trồng và được trồng phổ biến rất rộng rãi.
Nguồn gốc của cà chua trồng trọt đến nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi. Theo nhà thực vật học người ý Pier Andrea Mattioli (1554), cho rằng những giống cà chua đầu tiên được đưa vào châu Âu có nguồn gốc từ Mêhicô [48] và nhiều bằng chứng về khảo cổ học, thực vật học, ngôn ngữ học và lịch sử đã thừa nhận Mêhicô là trung tâm thuần hóa của cà chua trồng.
2.1.2 Phân loại
Cà chua thuộc họ cà Solanaceae, chi Lycopersicon Tourn. Chi này gồm nhiều loài, đều có nguồn gốc ở Nam Mỹ, được phân loại theo nhiều tác giả: Mul1er (1940), Daskalov và Popov (1941), Luckwill (1943), Lehmann (1953), Brezhnev (1955, 1964), Zhucopski (1964). Nhưng cho đến nay, phân loại cà chua của Muller được sử dụng rộng rãi nhất [2], [51]. Theo Muller, chi Lycopersicon Tourn được phân làm 2 chi phụ:
- Subgenus I: Eulycopersicon C.H. Mull: Quả thường không có lông, màu đỏ hoặc đỏ vàng, hạt to, chùm hoa không có lá bao, là loài ăn được với sắc tố carotene và là cây hàng năm. Trong nhóm này có:
1. Lycopersicon esculentum Mill. (Solanum lycopersicum L., Lycopersicon galena Mill., Lycopersicum Karst, Lycopersicum esculentum Bailey, var. grandifolium Bailey, var. validum Bailey, var. vulgare Bailey và CS).
1a. Lycopersicon esculentum f. pyrifofme (Dun.) C. H. Mull (Solanum pomiferum Cav., Lycopersicum esculentum var pyriforme Bailey và CS.
1b. Lycopersicon esculentum f. cerasifome (Dun.) A. Gray (Solanum humboldtii, Solanum lycopersicum esculentum var. cerasifome L. và CS.
2. Lycopersicon pimpinellifolium (Jusl.) Mill. (Solanum pimpinellifolium, Lycopersicon racemigerum Lange, Lycopersicum racemifome Lange và CS.
- Subgenus II: Eriopersicon C.H. Mull: Quả thường loang lổ, trắng xanh hoặc vàng nhạt có sắc tố antoxian. Hạt mỏng, chùm hoa có lá bao:
3. L. peruvianum (L.) Mill. (Solanum peruvianum L., Solanum commutatum Spreng, Lycopesicum peruvianum var. commutatum Link và CS.
3a. Lycopersicon peruvianum var. dentatum Dun. (Lycopesicum chilense Dun., Lycopersicon pissisi Phil., Lycopersicon bipinnatifidum Phil. và CS.
3b. Lycopersicon peruvianum var. humifusum C.H. Mull.
4. Lycopersicon cheesmanii Riley (Lycopesicumperuvianum Mill.)
4a. Lycopersicon cheesmanii f. minor C.H.Mull (Lycopersicum esculetum var. minor Hook., Lycopesicon peruvianum var. parviflorum Hook., và CS.)
5. Lycopersicon hirsutum Humb và Bonpl (Lycopersicum hirsutum H.B.K., Lycopersicum agrimoniaefolium Dun., Sonanum agrimoniaefolium Pav. và CS).
5a. Lycopersicon hirsutumf. glabratum C.H. Mull.
6. Lycopersicon glandulosum C.H. Mull.
Tất cả các thành viên của chi này đều thuộc cây hàng năm, có vòng đời ngắn và có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 24.
2.1.3 Phân bố cà chua trên thế giới
Trước khi Critxtốp Côlông phát hiện ra Châu Mỹ thì ở Pêru, Mêhicô đã có người trồng cà chua, lúc bấy giờ được gọi là Tomati. Đầu thế kỷ XVI, cà chua được đưa vào Italia. Năm 1554 nhà thực vật học Mathiolus qua Italia phát hiện ra cà chua gọi là Gloten Apple.
Năm 1570 các nước Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đã biết trồng cà chua có hình quả nhỏ. Năm 1596, ở Anh cà chua trồng dùng làm cây cảnh gọi là Love Apple.
Sang thế kỷ XVII, cà chua được trồng rộng rãi khắp lục địa Châu âu, nhưng cũng chỉ được xem như một loại cây cảnh và bị quan niệm sai lệch cho là loại quả độc. Đến thế kỷ XVIII, cà chua mới được chấp nhận là cây thực phẩm ở Châu Âu, đầu tiên là ở Italia và ở Tây Ban Nha [51].
ở Châu á, cà chua xuất hiện vào thế kỷ XVIII, đầu tiên là Philippin, đảo Java (Inđônêxia) và Malayxia thông qua các lái buôn từ Châu Âu và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Từ đó cà chua được phổ biến đến các vùng khác ở Châu á [51].
ở Bắc Mỹ lần đầu tiên người ta nói đến cà chua là vào năm 1710, nhưng mới đầu chưa được chấp nhận do quan niệm rằng cà chua chứa chất độc, gây hại cho sức khỏe. Tới năm 1830 cà chua mới được coi là cây thực phẩm cần thiết như ngày nay [48].
Mặc dù lịch sử trồng trọt cà chua có từ rất lâu đời nhưng đến tận nửa đầu thế kỷ XX cà chua mới trở thành cây trồng phổ biến trên toàn thế giới [51].
2.2 Đặc điểm thực vật học của cây cà chua
Cà chua trồng là cây hàng năm, thân bụi, phân nhánh mạnh, có lớp lông dày bao phủ, trên thân có nhiều đốt và có khả năng ra rễ bất định. Chiều cao và số nhánh rất khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt.
2.2.1 Rễ
Rễ cà chua thuộc hệ rễ chùm, có khả năng ăn sâu trong đất. Khi gieo thẳng rễ cà chua có thể ăn sâu tới 1.5 m, nhưng ở độ sâu dưới 1m rễ ít, hệ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 0-30 cm. Khả năng tái sinh của hệ rễ mạnh, khi rễ chính bị đứt, rễ phụ phát triển mạnh. Cây cà chua còn có khả năng ra rễ bất định, loại rễ này tập trung nhiều nhất ở đoạn thân dưới 2 lá mầm. Loài cà chua trồng khi tạo hình, tỉa cành, lá hạn chế sự sinh trưởng của cây thì sự phân bố của hệ rễ hẹp hơn khi không tỉa cành, lá. Trong quá trình sinh trưởng, hệ rễ chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện môi trường như nhiệt độ đất và độ ẩm đất... [3].
2.2.2 Thân
Thân cà chua thuộc loại thân thảo, có đặc điểm chung là có nhiều đốt trên thân và phân nhánh mạnh. Tùy theo điều kiện môi trường và giống, thân cà chua có độ dài khác nhau. Thân cà chua có nhiều lông nhỏ và mịn, ở giai đoạn cây con thân có màu trắng hoặc tím tùy theo giống.
2.2.3 Lá
Lá cà chua đa số thuộc dạng lá kép, các lá chét có răng cưa, có nhiều dạng khác nhau: dạng lá kép lông chim lẻ, dạng lá khoai tây, dạng lá ớt ... Tuỳ thuộc vào giống mà lá cà chua có màu sắc và kích thước khác nhau như xanh vàng, xanh đậm, xanh nhạt.
2.2.4 Hoa
Hoa cà chua được mọc thành chùm, có ba dạng chùm hoa: dạng đơn giản, dạng trung gian và dạng phức tạp. Số lượng hoa/chùm, số chùm hoa/cây rất khác nhau ở các giống. Số chùm hoa/cây dao động từ 4-20, số hoa/chùm dao động từ 2-26 hoa. Hoa lưỡng tính, nhị đực liên kết nhau thành bao hình nón, bao quanh nhụy cái.
2.2.5 Quả
Quả cà chua thuộc loại quả mọng, có 2; 3 đến nhiều ngăn hạt. Hình dạng và màu sắc quả phụ thuộc vào từng giống. Ngoài ra, màu sắc quả chín còn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, phụ thuộc vào hàm lượng Caroten và Lycopen. ở nhiệt độ 30oC trở lên, sự tổng hợp lycopen bị ức chế, trong khi đó sự tổng hợp β caroten không mẫn cảm với tác động của nhiệt độ, vì thế ở mùa nóng cà chua có màu quả chín vàng hoặc đỏ vàng. Trọng lượng quả cà chua dao động rất lớn từ 3-200g thậm chí 500g phụ thuộc vào giống [2].
2.2.6 Hạt
Hạt cà chua quả nhỏ, trên bề mặt thường bao phủ một lớp lông nhung mềm và mịn tùy thuộc vào giống. Điều kiện thời tiết, đặc biệt là nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và màu sắc hạt. Nhiệt độ thấp làm cho màu sắc hạt đen, tỉ lệ nảy mầm và năng suất thấp [2], [25], [51].
2.3 Yêu cầu của cây cà chua đối với điều kiện ngoại cảnh
2.3.1 Yêu cầu về đất
Cà chua là loại cây trồng tương đối dễ tính có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên nên sản xuất cà chua trên đất phù sa, hàm lượng hữu cơ lớn hơn hoặc bằng 1,5%, nên chọn chân đất giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, độ pH khoảng 5,5-7, tốt nhất là 6,0-6,2 [55].
2.3.2 Yêu cầu về nhiệt độ
Cà chua thuộc nhóm cây ưa ấm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho hạt nảy mầm là 24-25oC, nhiều giống nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 28-32oC [66].
Tác giả Tạ Thu Cúc lại cho rằng, cà chua chịu được nhiệt độ cao, rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp. Cà chua có thể sinh trưởng, phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 15-35oC, nhiệt độ thích hợp từ 22-24oC. Giới hạn nhiệt độ tối cao đối với cà chua là 35oC và giới hạn nhiệt độ tối thấp là 10oC, có ý kiến cho là 12oC [3].
Theo Kuo và cộng sự (1998), nhiệt độ đất có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của hệ thống rễ, khi nhiệt độ đất cao trên 39oC sẽ làm giảm quá trình lan toả của hệ thống rễ, nhiệt độ trên 44oC bất lợi cho sự phát triển của bộ rễ, cản trở quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng [51].
Theo Lorenz O. A và Maynard D. N (1988) [52], cà chua sinh trưởng tốt trong phạm vi nhiệt độ 15-30oC, nhiệt độ tối ưu là 22-24oC. Quá trình quang hợp của lá cà chua tăng khi nhiệt độ đạt tối ưu 25-30oC, khi nhiệt độ cao hơn mức thích hợp (>35oC) quá trình quang hợp sẽ giảm dần.
Nhiệt độ ngày và đêm đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Nhiệt độ ngày thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20-25oC [51], nhiệt độ đêm thích hợp từ 13-18oC. Khi nhiệt độ trên 35oC cây cà chua ngừng sinh trưỏng và ở nhiệt độ 10oC trong một giai đoạn dài cây sẽ ngừng sinh trưởng và chết [63]. ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, nhiệt độ ngày đêm xấp xỉ 25oC sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra lá và sinh trưởng của lá. Tốc độ sinh trưởng của thân, chồi và rễ đạt tốt hơn khi nhiệt độ ngày từ 26-30oC và đêm từ 18-22oC. Điều này liên quan đến việc duy trì cân bằng quá trình quang hoá trong cây.
Nhiệt độ không những ảnh hưởng trực tiếp tới sinh truởng dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự ra hoa đậu quả, năng suất và chất lượng của cà chua. ở thời kỳ phân hoá mầm hoa, nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến vị trí của chùm hoa đầu tiên. Cùng với nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất có ảnh hưởng đến số lượng hoa/chùm. Khi nhiệt độ không khí trên 30/25oC (ngày/đêm) làm tăng số lượng đốt dưới chùm hoa thứ nhất. Nhiệt độ không khí lớn hơn 30/25oC (ngày/đêm) cùng với nhiệt độ đất trên 21oC làm giảm số hoa trên chùm.
Nghiên cứu của Calvert (1957) [35] cho thấy sự phân hoá mầm hoa ở 13oC cho số hoa trên chùm nhiều hơn ở 18oC là 8 hoa/chùm, ở 14oC có số hoa trên chùm lớn hơn ở 20oC [66].
Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ phấn thụ tinh, nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển của hoa, khi nhiệt độ (ngày/đêm) trên 30/24oC làm giảm kích thước hoa, trọng lượng noãn và bao phấn. Nhiệt độ cao làm giảm số lượng hạt phấn, giảm sức sống của hạt phấn và của noãn. Tỷ lệ đậu quả cao ở nhiệt độ tối ưu là 18-20oC. Khi nhiệt độ ngày tối đa vượt 38oC trong vòng 5-9 ngày trước hoặc sau khi hoa nở 1-3 ngày, nhiệt độ đêm tối thấp vượt 25-27oC trong vòng vài ngày trước và sau khi nở hoa đều làm giảm sức sống hạt phấn, đó chính là nguyên nhân làm giảm năng suất. Quả cà chua phát triển thuận lợi ở nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ trên 35oC ngăn cản sự phát triển của quả và làm giảm kích thước quả rõ rệt [51].
Bên cạnh đó nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các chất điều hoà sinh trưởng có trong cây. Sau khi đậu quả, quả lớn lên nhờ sự phân chia và sự phát triển của các tế bào phôi. Hoạt động này được thúc đẩy bởi một số hooc môn sinh trưởng hình thành ngay trong khi thụ tinh và hình thành hạt. Nếu nhiệt độ cao xảy ra vào thời điểm 2-3 ngày sau khi nở hoa gây cản trở quá trình thụ tinh, auxin không hình thành được và quả non sẽ không lớn mà rụng đi.
Sự hình thành màu sắc quả cũng chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, bởi quá trình sinh tổng hợp caroten rất mẫn cảm với nhiệt. Phạm vi nhiệt độ thích hợp để phân huỷ chlorophyll là 14-15oC, để hình thành lycopen là 12-30oC và hình thành caroten là 10-38oC. Do vậy nhiệt độ tối ưu để hình thành sắc tố là 18-24oC. Quả có màu đỏ - da cam đậm ở 24-28oC do có sự hình thành lycopen và caroten dễ dàng. Nhưng khi nhiệt độ ở 30-36oC quả có màu vàng là do lycopen không được hình thành. Khi nhiệt độ lớn hơn 40oC quả giữ nguyên màu xanh bởi vì cơ chế phân huỷ chlorophyll không hoạt động, caroten và lycopen không được hình thành. Nhiệt độ cao trong quá trình phát triển của quả cũng làm giảm quá trình hình thành pectin, là nguyên nhân làm cho quả nhanh mềm hơn [51], [63]. Nhiệt độ và độ ẩm cao còn là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển. Bệnh héo rũ Fusarium phát triển mạnh ở nhiệt độ đất 28oC, bệnh đốm nâu (Cladosporiumfulvum Cooke) phát sinh ở điều kiện nhiệt độ 25-30oC và độ ẩm không khí 85-90%, bệnh sương mai do nấm Phytophythora infestans phát sinh phát triển vào thời điểm nhiệt độ thấp dưới 22oC, bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) phát sinh phát triển ở nhiệt độ trên 20oC [5], [40], [51].
2.3.3 Yêu cầu với ánh sáng
Cà chua thuộc cây ưa ánh sáng, cây con trong vườn ươm nếu đủ ánh sáng (5000 lux) sẽ cho chất lượng tốt, cứng cây, bộ lá to, khoẻ, sớm được trồng. Ngoài ra ánh sáng tốt, cường độ quang hợp tăng, cây ra hoa đậu quả sớm hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn [21]. Theo Kuddirijavcev (1964), Binchy và Morgan (1970) cho rằng cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà chua. Điểm bão hoà ánh sáng của cây cà chua là 70.000 lux (nhiều tác giả) [46]. Cường độ ánh sáng thấp làm chậm quá trình sinh trưởng và cản trở quá trình ra hoa. Cường độ ánh sáng thấp làm vươn dài vòi nhuỵ và tạo nên những hạt phấn không có sức sống, thụ tinh kém (Johnson và Hell1953). ánh sáng đầy đủ thì việc thụ tinh thuận lợi, dẫn đến sự phát triển bình thường của quả, quả đồng đều, năng suất tăng. Khi cà chua bị che bóng, năng suất thường giảm và quả bị dị hình [55]. Trong điều kiện thiếu ánh sáng năng suất cà chua thường giảm, do vậy việc trồng thưa làm tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng kết hợp với ánh sáng bổ sung sẽ làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng số quả trên cây, tăng trọng lượng quả và làm tăng năng suất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà chua không phản ứng với độ dài ngày, quang chu kỳ trong thời kỳ đậu quả có thể dao động từ 7-19 giờ. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác cho rằng ánh sáng ngày dài và hàm lượng nitrat ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ đậu quả. Nếu chiếu sáng 7 giờ và tăng lượng đạm thì làm cho tỷ lệ đậu quả giảm trong khi đó ánh sáng ngày dài làm tăng số quả/cây. Nhưng trong điều kiện ngày ngắn nếu không bón đạm thì chỉ cho quả ít, còn trong điều kiện ngày dài mà không bón đạm thì cây không ra hoa và không đậu quả [2].
Chất lượng ánh sáng có tác dụng rõ rệt tới các giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua (Wassink và Stoluijk 1956). ánh sáng đỏ làm tăng tốc độ sinh trưởng của lá và ngăn chặn sự phát triển của chồi bên. ánh sáng màu lục làm tăng chất lượng chất khô mạnh nhất.
Thành phần hoá học của quả cà chua chịu tác động lớn của chất lượng ánh sáng, thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng. Theo Hammer và cộng sự (1942), Brow (1955) và Ventner (1977) cà chua trồng trong điều kiện đủ ánh sáng đạt hàm lượng axít ascobic trong quả nhiều hơn trồng nơi thiếu ánh sáng.
2.3.4 Yêu cầu với độ ẩm
Cà chua có yêu cầu về nước ở các giai đoạn sinh trưởng rất khác nhau, xu hướng ban đầu cần ít về sau cần nhiều. Độ ẩm đất 60-70% là phù hợp cho cây trong giai đoạn sinh trưởng và 78-81% trong giai đoạn đậu quả, bắt đầu từ thời kỳ lớn nhanh của quả [55]. Lúc cây ra hoa là thời kỳ cần nhiều nước nhất. Nếu ở thời kỳ này độ ẩm không đáp ứng, việc hình thành chùm hoa và tỷ lệ đậu quả giảm.
Một số nghiên cứu cho thấy giữa năng suất cà chua và lượng nước bốc hơi trên lớp đất mặt sâu 1 cm có mối quan hệ chặt chẽ. Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy một giống cà chua đạt năng suất 220 tấn/ha thì hiệu quả sử dụng nước là 3,1 tấn/cm/ha lượng nước thoát hơi. ở Tunisia, Van Otegenetal (1982) (dẫn theo Claude J.P, 1988), khi nghiên cứu tác động của nước đối với cà chua đã kết luận để đạt năng suất 113 tấn/ha thì hiệu quả sử dụng nước tối đa là 2,95 tấn/cm/ha. Nghiên cứu trong điều kiện California, Claude cho rằng để tạo 1 kg quả cà chua cần 32,3 kg nước.
Nhiều tài liệu cho thấy độ ẩm đất thích hợp cho cà chua là 60-65% (Barehyi,1971) và độ ẩm không khí là 70-80%. Khi đất quá khô hay quá ẩm đều ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cà chua. Biểu hiện của thiếu nước hay thừa nước đều làm cho cây bị héo. Khi ruộng bị ngập nước, trong đất thiếu oxy, thừa khí cacbonic làm cho rễ cà chua bị ngộ độc dẫn đến cây héo. Khi thiếu nước quả cà chua chậm lớn thường xảy ra hiện tượng thối đáy quả, quả dễ bị rám do canxi bị giữ chặt ở các bộ phận già không vận chuyển đến các bộ phận non.
Độ ẩm không khí quá cao (> 90%) dễ làm cho hạt phấn bị trương nứt, hoa cà chua không thụ phấn được sẽ rụng (Tạ Thu Cúc, 1983). Tuy nhiên, trong điều kiện gió khô cũng thường làm tăng tỷ lệ rụng hoa. Nhiệt độ đất và không khí phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa, đặc biệt là các thời điểm trái vụ, mưa nhiều là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển của cây kể từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch.
2.3.5 Yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng
Cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinh trưởng mạnh, khả năng ra hoa, ra quả nhiều, tiềm năng cho năng suất rất lớn. Vì vậy cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng quả [3]. Cũng như các cây trồng khác cà chua cần ít nhất 20 nguyên tố dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng phát triển bình thường của nó. Trong các nguyên tố đa lượng cà chua cần nhiều kali hơn cả, sau đó là đạm và lân. Mỗi nguyên tố dinh dưỡng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển của cây cà chua.
Đạm: Trong suốt quá trình sinh trưởng, đạm có ảnh hưởng lớn đến sinh dưỡng và năng suất quả hơn tất cả các yếu tố dinh dưỡng khác. Nó có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng, ra hoa, đậu quả của cà chua nhưng lại làm kéo dài thời gian chín. Trong điều kiện nhiệt độ cao, thiếu đạm sẽ làm cho tỉ lệ rụng hoa tăng. Trong đất thiếu đạm dẫn đến sinh trưởng thân lá bị kìm hãm, lá vàng úa, cây còi cọc, sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng quả. Khi lượng đạm quá dư thừa làm kích thước quả giảm, hàm lượng đường và màu sắc quả kém, kéo dài quá trình chín, giảm khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và tăng tỉ lệ quả bị thối, tăng hàm lượng nitrat trong quả, không chịu bảo quản và vận chuyển [3]. Việc bón đạm hợp lý theo nhu cầu của cây sẽ làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Lân: Một đặc điểm khác biệt quan trọng của cây cà chua là hệ rễ hút lân kém, đặc biệt trong thời kỳ cây con. Cây sử dụng lân nhiều khi cây có 3-4 lá thật, thời kỳ bắt đầu ra hoa và hình thành quả. Lân có tác dụng kích thích cho hệ rễ sinh trưởng, hình thành chùm hoa sớm, kích thích hoa nở, làm tăng sức sống của hạt phấn, kích thích quá trình chín của quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm tăng chất lượng quả [3].
Kali: Kali cần thiết để hình thành thân, bầu quả, kali làm cho cây cứng, chắc, tăng bề dầy của mô giác, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận. Kali thúc đẩy quá trình quang hợp, tham gia tổng hợp nhiều chất hữu cơ quan trọng như gluxit, protein, vitamin ... Đặc biệt, kali có tác dụng tốt đối với hình thái quả, đất bón kali đầy đủ quả nhẵn, bóng, thịt quả chắc, làm tăng khả năng bảo quản và vận chuyển khi quả chín. Kali còn có ảnh hưởng tốt đến chất lượng quả như làm tăng hàm lượng đường, hàm lượng chất tan và vitamin C. Cây cần nhiều kali ở thời kỳ ra hoa rộ và quả phát triển [3].
Magiê: Mg là nguyên tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với cây cà chua. Nó ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp lân, tổng hợp hydratcacbon, liên quan rất chặt chẽ tới quá trình hình thành Chlorophyll, khi thiếu Mg quá trình quang hợp bị ảnh hưởng. Mg còn đóng vai trò như một chất mang Photpho và điều hoà sự hút dinh dưỡng bao gồm quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp tới các bộ phận của cây. Thiếu Mg sẽ làm giảm khả năng chịu vận chuyển và bảo quản quả.
Bo: Bo thường có khối lượng lớn trong cây, Bo ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt phấn, sự phát triển của ống phấn, thiếu Bo làm giảm sự phát triển của bộ rễ, lá mầm giòn, dễ gãy, chồi ngọn bị thối, quả bị biến dạng, làm rụng quả. Đất càng có cấu trúc nhẹ cây càng cần ít Bo.
Kẽm: Trong quá trình tổng hợp auxin, Zn có vai trò quan trọng. Theo Pauli A.W. và cộng sự (1968) sự tổng hợp và lưu thông Zn trong cây phụ thuộc vào sự có mặt hoặc vắng mặt của lân và canxi. Biểu hiện của sự thiếu Zn là lá nhỏ, ráp, cây cứng và sinh trưởng kém. Đất có pH cao thường thiếu Zn [3].
Molipden: Mo là nguyên tố vi lượng có rất ít trong cây. Theo P.Nedelcu (1975) lượng này chỉ vào khoảng 0,012-4,1 mg/kg chất khô. Mo rất cần thiết cho quá trình đồng hoá đạm của cây, thúc đẩy quá trình hình thành và chín của quả. Thiếu Mo cây sinh trưởng kém, chiều cao cây giảm.
T._.heo More (1978) để có 1 tấn cà chua cần 2,9 kg N, 0,4 kg P2O5, 4 kg K2O và 0,45 kg Mg. Theo Becseev để tạo 1 tấn quả cà chua cần 3,8 kg N, 6 kg P2O5 và 7,9 kg K2O (Kiều Thị Thư trích dẫn - 1998) [28]. Theo Geraldson (1957) để đạt năng suất 50 tấn/ha cần bón 320 kg N, 60 kg P2O5 và 440 kg K2O. Theo L.H Aung (1979) khuyến cáo để cà chua đạt năng suất 40 tấn/ha cần bón 150 kg N, 30 kg P2O5 và 160 kg K2O. Theo Kuo và cộng sự (1998) thì đối với cà chua vô hạn nên bón với mức 180 kg N, 80 kg P2O5 và 180 kg K2O còn với cà chua hữu hạn thì lượng tương ứng là 120: 80 và 150 [51]. Theo nghiên cứu của Trần Khắc Thi và cộng sự (1999) thì trong điều kiện Việt Nam lượng phân bón cho 1 ha cà chua là 25 tấn phân chuồng, 150 kg N, 90 kg P2O5 và 150 kg K2O [16].
2.4 Tình hình sản suất và nghiên cứu cà chua trên thế giới
2.4.1 Tình hình sản suất cà chua trên thế giới
Sản suất cà chua trên thế giới trong những năm gần đây vẫn tiếp tục gia tăng, tuy nhiên xuất hiện xu hướng không ổn định và chững lại. Năm 2006, do điều kiện thời tiết không thuận lợi tại Hy Lạp, một trong những nước cung ứng cà chua lớn cho EU nên sản lượng cà chua của nước này chỉ đạt 710 nghìn tấn, giảm 1 triệu tấn so với dự báo. Tại Hoa Kỳ nguồn cung ứng cà chua cũng giảm, chỉ đạt 10,1 triệu tấn, giảm 13% so với 2005. Trong khi đó, sản lượng cà chua của Trung Quốc vẫn được duy trì trong năm 2006. Nguồn cung ứng cà chua thế giới thiếu hụt đương nhiên đã thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc. Theo phòng thương mại Trung Quốc, năm 2006, lượng cà chua xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng tới 4,71% so với năm trước, đạt 630 triệu kg. Lượng cà chua xuất khẩu của nước này sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2006 đạt 9,44 triệu kg, tăng 735,5% so với năm 2005 với lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu cà chua là 5,01 triệu USD, tăng 933,2% so với năm trước đó.
Sản lượng cà chua của Mêhicô năm 2008 dự báo đạt 2,342 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm 2007 (2,336 triệu tấn). Lượng xuất khẩu cà chua của nước này năm 2007 đạt 1,047 triệu tấn, năm 2008 dự kiến tăng 13% so với năm 2007.
Theo số liệu FAO (2008), diện tích trồng cà chua trên thế giới năm 2007 đạt xấp xỉ 4,6 triệu ha, sản lượng 126,246 triệu tấn giảm hơn 1 % so với năm 2006, tuy nhiên vẫn tăng hơn so với các năm 2003, 2004 và 2005.
Bảng 2.1. Tình hình sản suất cà chua trên thế giới (từ 2003-2007)
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
2003
2004
2005
2006
2007
4.195.390
4.440.748
4.501.698
4.639.712
4.626.232
279, 7
282, 6
280, 3
273, 7
272, 8
117.354.287
125.533.404
126.223.688
126.996.058
126.246.708
Nguồn: W.W.W.FAO.org (Stat.database, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008)
Bảng 2.2. Sản lượng cà chua trên thế giới và mười nước đứng đầu thế giới
TT
Sản lượng qua các năm (tấn)
2003
2004
2005
2006
2007
Toàn thế giới
117.354.287
125.533.404
126.223.688
126.996.058
126.246.708
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trung Quốc
Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ
ấn Độ
Ai Cập
Italia
Iran
Tây Ban Nha
Brazil
Mêhicô
28.824.743
10.522.000
9.820.000
7.600.000
7.140.198
6.651.505
4.429.426
3.947.327
3.708.600
2.171.159
30.143.929
12.854.480
9.440.000
8.125.600
7.640.818
7.683.071
4.022.878
4.383.202
3.515.567
2.314.630
31.618.462
10.982.790
10.050.000
8.637.700
7.600.000
7.187.014
4.781.018
4.810.301
3.452.973
2.246.246
32.540.040
11.298.040
9.854.877
9.361.800
7.650.000
6.351.202
4.800.000
3.679.300
3.362.655
2.899.153
33.645.000
11.500.000
9.919.673
8.585.800
7.550.000
6.025.613
5.000.000
3.615.000
3.364.438
2.900.000
Nguồn: FAO Database Static (2008) [41].
Cà chua chế biến được sản xuất tại nhiều nước trên thế giới song nhiều nhất là Mỹ và Italia. ở Mỹ gần 85% sản lượng cà chua chế biến được sản xuất ở California với việc thu hoạch được cơ giới hoá toàn bộ. Sản xuất cà chua chế biến ở Mỹ được thực hiện trên quy mô lớn, mỗi trang trại dao động từ 70-500 ha thậm chí tới 2400 ha.
Theo tạp chí thương mại sản phẩm nghề làm vườn thế giới và cơ hội xuất khẩu của Mỹ thì hiện trạng sản xuất, xuất nhập khẩu cà chua chế biến tại 11 nước đứng đầu thế giới năm 2002 ước tính đạt khoảng 22,3 triệu tấn, tăng 9% so với năm 2001. Có được mức tăng này là nhờ sản lượng tăng mạnh ở một số nước như Mỹ 22%, Ixrael 13%, Thổ Nhĩ Kỳ 12%, Bồ Đào Nha 6%, Chi Lê 4% và Brazil 2%. Hiện trạng và kết quả sản xuất ở một số nước đứng đầu thế giới cụ thể như sau:
Mỹ là nước có sản lượng nhiều nhất ước đạt 10,1 triệu tấn, tăng 22% so với năm 2001. Sản lượng tăng chủ yếu do tăng diện tích gieo trồng. Sản phẩm cà chua chế biến của Mỹ chủ yếu là sản phẩm cô đặc. Sản lượng cà chua chế biến của Italia ước tính đạt 4,7 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm 2001 nhờ năng suất tăng.
Tây Ban Nha sản xuất đạt 1,45 triệu tấn sản lượng cà chua chế biến, thấp hơn 2001 không đáng kể. Giá thị trường cà chua chế biến tại Tây Ban Nha khoảng 47,30 USD/tấn trong niên vụ 2001/2002 và 45,75 USD/tấn niên vụ 2002/2003
Sản lượng cà chua chế biến của Thổ Nhĩ Kỳ đạt khoảng 1,45 triệu tấn trong năm 2002, tăng 12% so với 2001. Sản lượng cà chua cô đặc thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2002 đạt khoảng 220.000 tấn, tăng 30% so với 2001, xuất khẩu tăng 10% do giá bán cao hơn. Ngoài ra một số nước có khối lượng sản xuất lớn khác gồm:
Brazil với sản lượng ước tính đạt khoảng 1,27 triệu tấn tăng 2% so với năm 2001 do tăng diện tích và áp dụng thành công các thành tựu về bảo vệ thực vật, chọn tạo giống. Bồ Đào Nha đạt khoảng 972.000 tấn tăng 6% so với năm 2001. Năng suất trung bình 78 tấn/ha tăng 20% so với năm trước nhờ thời tiết thuận lợi.
Năm 2002 là năm Ixrael đạt sản lượng cà chua chế biến cao nhất với 165.000 tấn (tăng 13% so với 2001). Khoảng 85-90% sản lượng cà chua chế biến của nước này được gieo trồng trên qui mô diện tích từ 50-150 ha.
Tại Châu á, Đài Loan một trong số ít nước có nền công nghiệp chế biến cà chua sớm nhất. Ngay từ 1918 họ đã phát triển cà chua đóng hộp, năm 1931 mặc dù sản xuất cà chua của Nhật Bản tăng lên nhưng sản phẩm cà chua chế biến của Đài Loan vẫn được thị trường Nhật Bản chấp nhận và nổi tiếng ở Nhật. Năm 1967 Đài Loan chỉ có 1 công ty chế biến cà chua là Kagome Food Company là công ty liên doanh giữa Đài Loan và Nhật Bản, lúc đó công ty này sản xuất cà chua đóng hộp và xuất khẩu sang Nhật với 60% sản lượng, sau đó ngành công nghiệp cà chua chế biến đã phát triển nhanh ở Đài Loan và đến 1976 đã có tới 50 nhà máy sản xuất cà chua đóng hộp.
Thái Lan là một nước ở khu vực Đông Nam á có khí hậu nhiệt đới với sự đa dạng các chủng loại rau quả song gần đây Thái Lan cũng đã bắt đầu tập trung vào các sản phẩm chế biến có giá trị cao. Một trong những sản phẩm đó là cà chua cô đặc. Năm 1991 sản lượng cà chua của Thái Lan đạt 171,9 ngàn tấn (Farming Japan Vol 31/5/1997) [42].
2.4.2 Tình hình nghiên cứu về giống và biện pháp kỹ thuật tới năng suất và chất lượng cà chua trên thế giới
Xuất phát từ giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế, công tác nghiên cứu cà chua về chọn tạo giống cũng như các biện pháp kỹ thuật đã được quan tâm từ rất sớm. Vào những năm 1960-1970, đã có những công trình nghiên cứu trật tự các gen trên bộ nhiễm sắc thể cà chua (Cook, 1968; Zhuchenco, 1973). Thời gian sau, việc ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học hiện đại trong chọn tạo giống đã được sử dụng như nuôi cấy bao phấn để tạo các dòng thuần, chuyển nạp gen có năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu sâu bệnh hại … Tới nay, công nghệ sản xuất hạt giống lai F1 đã trở thành ngành công nghiệp đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, đã cung cấp giống cho hơn 85% diện tích trồng cà chua trên toàn thế giới.
Bằng kỹ thuật biến đổi gen, Trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học thuộc viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Trung Quốc sau hơn 10 năm nghiên cứu đã cho ra đời một giống cà chua có khả năng chống lại sự xâm nhập của vius gây bệnh viêm gan B vào cơ thể người (báo Nông nghiệp Việt Nam, 9/12/2002) [16].
Khi nghiên cứu chọn tạo giống chín sớm cho cà chua chế biến các thí nghiệm nghiên cứu năm 1997 tại Sontario chỉ ra rằng người ta có thể cải thiện sức sống của cà chua trên đồng ruộng bằng cách cấy chuyển Pacloburazol dưới điều kiện bất lợi. Kết quả thu được cho thấy không có sự sai khác về năng suất thu được giữa cây trồng được cấy chuyển Pacloburazol và đối chứng, tuy nhiên có sự sai khác về tính chín sớm đối với quả khi thu hoạch và nó có thể chín sớm hơn đối chứng từ 7-10 ngày [68].
Tính dễ rụng quả của giống cũng được các nhà chọn giống quan tâm. Nếu giống có quả dễ rụng tỷ lệ hao hụt sẽ cao song nếu khó rụng cũng sẽ gây khó khăn trong quá trình thu hoạch. Một số giống cà chua thu hoạch bằng máy được chuyển gen không có tầng rời để khi thu hoạch phần cuống không dính vào quả.
Gen có sự ảnh hưởng đến số quả/chùm ở cà chua. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có sự sai khác giữa giá trị trung bình của bố mẹ và con cháu về chỉ tiêu số quả/chùm hoa, các gen bổ sung ảnh hưởng đến sự di truyền tính trạng trên ở tất cả các tổ hợp quan sát [50].
Khi nghiên cứu tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường với việc sử dụng gen Nor, gen Rin và gen ALC người ta thấy khả năng bảo quản tốt nhất đạt được ở đột biến gen ALC là 100% với thời gian bảo quản tốt 140 ngày và 71% với thời gian bảo quản 243 ngày. Khả năng bảo quản này giảm dần ở dị hợp tử giữa gen Nor và gen Rin cùng ở mức 60%. Sự khác nhau ở các thể dị hợp này có thể giải thích bởi khối lượng quả ban đầu. Quả nhỏ của đột biến gen Nor dưới điều kiện ẩm độ thấp, nhiệt độ 25oC bị hỏng nhanh hơn bởi đột biến gen Rin [62].
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các giống thuộc chi Lycopersicon và các dòng hoang dại với bệnh xoăn lá cà chua thì 1201 dòng giống cà chua thuộc chi Lycopersicon được đánh giá thử nghiệm với bệnh xoăn lá vius ở cả 2 điều kiện trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm trong mùa hè từ 1986-1989. Hai dòng thuộc loài L. hirsutum là PI390658 và PI390659 và 2 dòng thuộc loài L. peruvianum là PI 127830 và PI 127831 kháng với bệnh xoăn lá cà chua. Những dòng này không thể hiện triệu chứng xoăn lá cả trên đồng ruộng và cả sau khi lây nhiễm bằng bọ phấn trắng. Trưởng thành của bọ phấn trắng chết trong khoảng 3 ngày sau khi thả trên những dòng kháng trên, trong khi chúng sống được đến 25 ngày trên những dòng mẫn cảm. Quan sát trên đồng ruộng người ta thấy có từ 0-4 hoặc 5-25 con bọ phấn trắng trưởng thành trên những dòng kháng và dòng mẫn cảm [67].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đạt năng suất cao thông qua sử dụng các giống tiềm năng năng suất cao hoặc cải thiện chế độ canh tác thì hàm lượng chất khô của quả nhìn chung giảm. Hàm lượng đường dễ tan góp phần quan trọng vào việc tạo hương vị thơm ngon cho sản phẩm. Các loại đường dễ tan trong quả cà chua gồm Fructosa và Glucosa, ở hầu hết các giống chúng tạo nên ít nhất 50% lượng chất khô tổng số, mà hàm lượng chất khô tổng số có liên quan rất chặt đến thành phẩm sau chế biến và là chỉ tiêu quan trọng đối với giống cà chua chế biến được các nhà chế biến quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu nhằm làm tăng hàm lượng chất khô tổng số đối với các giống có năng suất cao đã được thực hiện thông qua việc lai tạo giữa các loài khác nhau của chi Lycopersicon, Rick đã tạo ra các dòng cà chua mới có hàm lượng chất khô cao [16]. Tuy nhiên việc chuyển các gen qui định hàm lượng chất khô cao vào giống có gen qui định tính trạng chịu va đập trong chọn tạo giống cho thu hoạch bằng máy là việc làm rất khó, đồng thời nghiên cứu cho thấy nếu lựa chọn yếu tố hàm lượng chất khô cao thì năng suất sẽ giảm và ngược lại do đó trong chọn giống cần dung hoà được hai yếu tố này [16].
Một trong những lý do liên quan đến sự đối ngược giữa hàm lượng chất khô và năng suất là do những giống năng suất cao thường có số quả nhiều nên không đủ khả năng quang hợp để cung cấp chất khô cho quả. Theo Augustin có sự biến đổi hiệu suất quang hợp giữa các loại gen có mật độ hạt diệp lục trong lá mầm khác nhau. Những giống có số lượng hạt diệp lục cao thì hiệu suất quang hợp cao còn những giống có gen qui định hiệu suất hô hấp cao nhưng tốc độ hô hấp giảm thì có tiềm năng năng suất và hàm lượng chất khô cao [16].
Hàm lượng chất khô có thể được cải thiện nhờ kỹ thuật canh tác nhiều hơn là chọn giống. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng nước hợp lý cũng cải thiện hàm lượng chất khô trong quả.
Hàm lượng các axít hữu cơ trong quả cà chua là đặc trưng quan trọng với cà chua chế biến vì chúng là yếu tố chủ yếu xác định độ pH. Hàm lượng axít và độ pH là các yếu tố quan trọng tạo nên hương vị cà chua. Trong nhiều trường hợp các giống quả chắc có hàm lượng axít thấp vì quả của các giống này có số ngăn ô nhỏ hơn (với cà chua thì hàm lượng axít chứa trong ngăn ô cao hơn trong thịt quả). Để giải quyết vấn đề này các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lai giống có gen qui định hàm lượng axít cao với giống có tiềm năng năng suất cao để cải thiện lượng axít trong quả.
Một số nghiên cứu cho rằng việc nâng cao chất khô dễ tan trong giống quả mềm dễ hơn trong giống quả chắc. Có thể tạo ra giống có năng suất thấp nhưng hàm lượng chất khô không tan và khó tan, hàm lượng axít cao nhưng để tạo ra được giống có năng suất cao cùng với các chỉ tiêu về chất lượng cao là rất khó [16].
Màu sắc quả cà chua được tạo nên bởi sự kết hợp của sắc tố đỏ (qui định bởi gen og) và chất nhuộm màu (qui định bởi gen hp). Nếu chỉ có sắc tố đỏ sẽ tác động bất lợi đến hàm lượng vitamin A của quả. Người ta đã dùng phép lai ngược lại để chọn gen hp ở thời kỳ cây con và og ở thời kỳ nở hoa thông qua việc xử lý cây con ở nhiệt độ thấp. Đây là sự kết hợp tốt vì nó tạo cho thế hệ con lai bảo vệ được cả 2 gen từ thời kỳ cây con cho tới trước khi trồng. Hơn nữa sự kết hợp giữa 2 gen này tạo cho quả cà chua có màu đỏ đẹp, bền. Ngoài ra một số giống có thân lá phát triển, độ che phủ quả tốt tạo cho quả ít bị biến đổi màu do ánh sáng mặt trời.
Hương vị của cà chua có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nó và chịu ảnh hưởng lớn bởi sự tác động giữa việc giảm hàm lượng đường (Glucose, Fructose) và axít hữu cơ (axit Citric và axit Malic) [59].
Vitamin A và C là các thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong quả cà chua. Hàm lượng vitamin C liên quan đến các yếu tố như cỡ quả, dạng quả, số ngăn quả. Thường các giống quả nhỏ có hàm lượng vitamin C cao hơn. Trong quả vitamin C tập trung ở gần vỏ quả, trong mô của ngăn quả, điều này cho thấy các giống quả chắc thường có hàm lượng vitamin C thấp hơn. Ngoài ra các giống có quả dài, bộ lá rậm rạp cũng cho quả có hàm lượng vitamin C thấp hơn.
Vỏ cà chua là chỉ tiêu kinh tế quan trọng đối với các nhà chế biến vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ thành phẩm. Vỏ quả và hạt chiếm 18-20% khối lượng quả sau khi bóc. Giống cà chua chế biến cần dễ bóc vỏ, màu vỏ đồng đều, diện tích phần vỏ mất màu ít. Tuy nhiên thường các giống cà chua dễ bóc vỏ thì quả mềm, giống cứng quả thì khó bóc vỏ. Để khắc phục tình trạng này nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng giống có gen dễ bóc vỏ để cải thiện đặc tính này cho các giống quả cứng nhằm tạo ra giống quả cứng và dễ bóc vỏ.
Bên cạnh thành tựu về công tác giống, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cà chua thương phẩm cũng có những bước tiến đáng kể, những kết quả nghiên cứu về phân bón, quản lý dịch hại … đã được ứng dụng phổ biến tại các vùng sản xuất lớn. Thời gian gần đây, công nghệ trồng cây trong nhà kính tại các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến đã đem lại kết quả mang tính cách mạng cho sản xuất cà chua về năng suất cũng như khả năng điều khiển thời gian thu hoạch sản phẩm.
Có thể coi Mỹ là nước đạt nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu và phát triển giống cà chua chế biến công nghiệp. Từ giữa những năm 1940, Hana bắt đầu công việc nghiên cứu chọn tạo giống cà chua thu hoạch bằng máy theo khuynh hướng tạo độ chắc quả và ông nhận thấy cà chua có thể chịu được một số va chạm của máy móc trong quá trình thu họach và điều quan trọng nhất trong chọn giống cà chua thu hoạch bằng máy là quả cứng, chịu va đập trong quá trình thu hoạch và phải giữ được màu đỏ đẹp sau khi thu hoạch vài tuần [65].
Việc thử nghiên cứu các loại máy dùng cho thu hoạch cà chua cho thấy việc dùng loại máy "Sandei Bs-81" đã làm tăng tỷ lệ quả hỏng so với thu hoạch bằng cách thông thường [61].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của kali đến các yếu tố chất lượng quả cà chua chế biến người ta thấy rằng màu sắc nước quả không có mối quan hệ với lượng kali có sẵn trong cây hoặc hiện trạng của cây. Độ Brix có tương quan yếu với cả hai loại kali trao đổi và kali cố định. Sự biến dạng về màu sắc ở vai quả (vàng vai) và thịt quả bị trắng thể hiện rõ rệt với sự biến đổi từ 0-60% quả bị ảnh hưởng chỉ ra có tương quan nghịch với hiện trạng của cả kali trong đất và kali trong cây. Tỷ lệ kali trao đổi K/Mg là thước đo của kali tự do và nó có tương quan chặt với tổng % màu sắc biến đổi. Thí nghiệm trên đồng ruộng để đánh giá mối quan hệ giữa kali tự do trong đất và sự biến đổi màu sắc quả. Đất được bón với Gypsum hoặc kali làm giảm sự biến dạng màu sắc vàng vai quả và tổng lượng màu biến dạng mà không ảnh hưởng đến năng suất, độ Brix hoặc màu sắc nước quả [64].
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của axit Humic đến năng suất và một số đặc tính nông sinh học của cà chua chế biến người ta thấy axit Humic có ảnh hưởng lớn đến năng suất, khối lượng quả của cà chua chế biến. Tuy nhiên trong các loại hợp chất của axit Humic thì hợp chất Eko-Fer có ảnh hưởng đến năng suất lớn hơn rất nhiều so với K-Humate và Uptake. Việc áp dụng Eko-Fer và K-Humate không ảnh hưởng đến độ pH và hàm lượng vitamin C của quả cà chua nhưng Uptake thì lại có ảnh hưởng. Màu sắc quả cà chua không bị ảnh hưởng bởi việc áp dụng axít Humic tuy nhiên axít Humic lại làm giảm độ brix trong quả cà chua [43].
Phân bón lá có ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu chất lượng quả cà chua và nó tuỳ thuộc vào từng loại phân được áp dụng. Năng suất quả đạt cao nhất ở phân Bravo, còn sản phẩm dạng bột nhão và axít ascobic thì thu được cao nhất ở phân Urê, khối lượng quả cao nhất với phân Real, độ pH đạt cao nhất với phân KNO3, đường kính quả đạt cao nhất ở dạng phân Biamin còn độ Brix đạt cao nhất ở đối chứng. Tuy vậy phân bón lá không ảnh hưởng đến màu sắc quả [44].
Nhiệt độ tăng thường dẫn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của quả tăng (E.g. Pearce et all, 1993). Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng quá cao sẽ dẫn đến khối lượng quả giảm. Tỷ lệ sinh trưởng phát triển của quả tăng giảm hơn rất nhiều khi ở nhiệt độ lớn hơn 25 oC. Cường độ ánh sáng không ảnh hưởng đến khối lượng quả hoặc tỷ lệ sinh trưởng phát triển của quả không thay đổi, hay nói cách khác cường độ ánh sáng không trực tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của quả [38].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến năng suất của cà chua chế biến người ta thấy che phủ bằng Plastic đen kết hợp với bón phân sẽ làm tăng năng suất loại cà chua nguyên liệu so với đối chứng. Việc tăng năng suất này do các yếu tố nhiệt độ đất và không khí cao trong vụ xuân hè làm cho tán cây phát triển mạnh, đồng thời nó giữ được nước và phân bón, tăng lượng nước và phân bón trong giai đoạn quả phát triển. Hơn nữa kết quả nghiên cứu cho thấy việc dùng màng phủ nông nghiệp (Plastic đen) không ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch của quả [45].
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc che phủ luống, hun khói và sử dụng phân bón hữu cơ đến việc phòng trừ bệnh virut khảm lá cà chua do CMV và bệnh Corky root cho thấy ở vụ trồng sớm cả việc hun khói và che phủ luống đều làm tăng năng suất và làm giảm số lượng quả bị hại đồng thời làm giảm sự lây nhiễm của vius CMV ngoài ra việc che phủ luống còn làm giảm các triệu chứng của bệnh Corky root [60].
Cà chua chế biến là cây trồng quan trọng nhất của vùng Navarre, Tây Ban Nha. Việc nghiên cứu cà chua chế biến ở Tây Ban Nha được tiến hành chủ yếu ở Viện Kỹ thuật quản lý Nông nghiệp. Hiện nay các nhà nghiên cứu ở đây tập trung nghiên cứu cà chua chế biến trên 2 lĩnh vực quan trọng là:
- Cơ giới hoá thông qua việc sử dụng giống, mật độ trồng, chế độ dinh dưỡng hợp lý, các biện pháp tưới nước, che phủ...
- Sản suất tổng hợp trên cơ sở kết hợp nền sản suất hữu cơ hiện đại với phương pháp cổ truyền nhằm tạo ra một nền nông nghiệp bền vững.
Ngoài một số chỉ tiêu như năng suất, thời gian sinh trưởng, khối lượng quả ở các lần thu hoạch khác nhau... Các nghiên cứu còn đi sâu mô tả các đặc tính như độ chắc quả, màu vỏ và màu thịt quả, độ Brix, độ pH... Qua đó các tác giả kết luận giống quả nhỏ, hình trụ được coi là những đặc điểm quan trọng đối với cà chua bóc vỏ nguyên quả mặc dù giống có quả hơi tròn, tính chống chịu có cao hơn chút ít [49].
ở Châu á, Đài Loan là một trong số ít nước đạt nhiều thành tựu trong nghiên cứu cà chua chế biến. Từ 1960 Đài Loan đã bắt đầu sử dụng giống ưu thế lai F1 và cho tới nay hầu hết diện tích trồng cà chua ở đây sử dụng giống lai F1, và ngành sản suất hạt cà chua lai F1 đã trở thành một ngành kinh doanh ở Đài Loan và nó đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu.
Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, cà chua chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, không khí, dinh dưỡng, đất đai, vi sinh vật... Trong đó nhiệt độ được coi là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng, phát triển của cà chua, đặc biệt là cà chua trồng trái vụ.
Từ năm 1972, Trung tâm rau Châu á (AVRDC) đã bắt đầu chương trình lai tạo giống với mục đích tăng cường sự thích ứng của những loại rau này với vùng nhiệt đới nóng ẩm. Giai đoạn đầu tiên của chương trình này (1973-1980) tập trung phát triển các dòng lai tạo có tính chịu nóng tốt và chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn. Hai tính trạng quan trọng nhất này cần phải có trong các giống mới để thích ứng với vùng nhiệt đới [69], [70]. Dòng triển vọng nhất cho vùng nhiệt đới là "Pioneering" đã được phổ biến qua hàng loạt các chương trình hợp tác phát triển cây rau ở nhiều quốc gia [57], [58].
Trong nghiên cứu về biến động của hạt phấn và tỷ lệ đậu quả của các kiểu gen cà chua dưới 2 chế độ nhiệt cao và tối ưu, Abdul và Stommel (1995) [32] đã cho thấy: ở nhiệt độ cao các kiểu gen mẫn cảm nóng hầu như không đậu quả, tỷ lệ đậu quả của các kiểu trên chịu nóng trong khoảng 45-65%. Như vậy phản ứng của hạt phấn khi xử lý nóng phụ thuộc vào từng kiểu gen và chưa có quy luật chung để dự đoán trước về tỷ lệ đậu quả ở điều kiện nhiệt độ cao.
Khả năng đậu quả và cho năng suất của các giống cà chua đã được Ale Maxkoor ở Trường Đại học Nông nghiệp I Shahid Chamran nghiên cứu năm 1984 [33] về một số tính trạng: nở hoa, số hoa/chùm, đậu quả, hình dạng và kích thước quả. Kết quả đã chọn lọc được 2 giống chịu nóng có năng suất cao và khả năng thương mại tốt, đó là Tobol và Chefp.s.
ở Mỹ, những năm 1970 trở lại đây công tác chọn tạo giống cà chua phát triển mạnh với hướng cơ bản là chọn giống có phẩm chất cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Phần lớn các giống cà chua được tạo ra ở Mỹ chống chịu tốt với bệnh héo rũ, TMV, Fusarium, tuyến trùng... Các giống này có thể đạt năng suất 80-100 tấn/ha. Điển hình như giống Xiri, VE-145, Xiri UC, đặc biệt các giống UC-105, UC-134, UC-82 mang nhiều đặc tính tốt có giá trị cao như chịu nứt quả và độ cứng quả [1].
Trường Đại học Nông nghiệp Punjab ở Ludhiana ấn Độ, năm 1981 đã chọn tạo ra giống Punjab chhuhara có năng suất cao (75 tấn/ha), với chất lượng quả rất tốt, quả to trung bình, rất chắc, không hạt, không chua, thịt quả dày, quả chín đỏ đều, đặc biệt quả có thể duy trì được chất lượng thương phẩm trong một thời gian dài sau thu hoạch ở điều kiện mùa hè, rất thích hợp cho thu hoạch cơ giới, vận chuyển và bảo quản lâu dài. Năm 1983, Viện nghiên cứu Nông nghiệp ấn Độ ở New Delhi chọn tạo ra giống Pusa Gaurav cũng mang đặc tính tương tự Punjab chhuhara, thích hợp cho cả ăn tươi lẫn chế biến, chịu vận chuyển và bảo quản lâu dài [28].
ở Indonexia, các thí nghiệm khảo nghiệm đánh giá từ những năm 1989-1991 đã chọn được một số dòng chịu nóng, chịu bệnh héo xanh vi khuẩn. Các giống cho năng suất cao, chịu nóng như FMTT138F1, PT-4225F1.
Hướng cơ bản trong chọn tạo giống cà chua trên thế giới phụ thuộc vào những điều kiện đất đai, khí hậu từng vùng, kỹ thuật canh tác và nhu cầu sử dụng ăn tươi hay chế biến mà từ đó xác định sự đa dạng trong công tác chọn lọc loại cây trồng này (Barton, Siebeek, 1992; Crucible group, 1994) [34], [37].
Ngoài vấn đề chịu nóng, héo vi khuẩn cũng là một loại bệnh cà chua quan trọng nhất ở vùng nhiệt đới. Các dòng cà chua ăn tươi của AVRDC đều được chọn theo hướng kháng héo vi khuẩn (Hayward, 1991) [47]. Một số sâu bệnh khác như virus xoăn lá vàng (TYLCV), sâu đục quả (Helicoverpa armigera), Phytophthora infestans rất phổ biến ở các nước nhiệt đới, đặc biệt đối với cà chua trái vụ. Do vậy, ngoài hai đặc tính chịu nóng tốt và kháng bệnh héo xanh, để trồng cà chua thành công trong mùa nóng ẩm ở các nước nhiệt đới nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng kháng bệnh virus. Các nhà khoa học đã xác định được các gen kháng virus ở nhiều loài cà chua. Bằng các phương pháp lai truyền thống và hiện đại đã dần chuyển được một số gen kháng virus sang loài cà chua trồng trọt (L. esculentum). Các nhà nghiên cứu virus ở AVRDC đã nhận biết được nhiều vật liệu có mang gen kháng ToMV. Một số vật liệu chứa gen Tm22 đã được sử dụng cho chương trình lai tạo giống cà chua như L127 (ah-Tm2a) (Mỹ), Ohio MR-12 (Mỹ), MR-13 (Mỹ) và đã tạo ra những giống cà chua có đặc tính nổi bật [57].
2.5 Tình hình sản suất và nghiên cứu cà chua ở Việt Nam
2.5.1 Tình hình sản suất cà chua ở Việt Nam
So với thế giới, lịch sử phát triển cà chua ở Việt Nam còn rất non trẻ. Theo các tác giả Nguyễn Văn Cống 1962; Tạ Thu Cúc 1983 và Trần Khắc Thi 1995 thì cà chua mới được trồng vào Việt Nam khoảng hơn 100 năm, nhưng đến nay cà chua đã được trồng rộng khắp cả nước và là một loại rau có nhu cầu lớn cả về tiêu dùng thực phẩm cũng như chế biến xuất khẩu. Trong thời gian qua, công tác nghiên cứu về giống cũng như quy trình sản xuất đã được các cấp, các ngành có liên quan, các nhà chọn tạo giống và người sản xuất quan tâm và thu được kết quả tương đối đa dạng.
Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong những năm gần đây cho thấy: Năm 1996 cả nước có 7509 ha với sản lượng là 118.523 tấn, năng suất trung bình đạt 157,4 tạ/ha, năm 2001 diện tích tăng lên 17.834,0 ha với sản lượng tương ứng 280.289,0 tấn, năng suất trung bình đạt 157,17 tạ/ha và năm 2008, diện tích trồng cà chua cả nước là 24.850 ha tăng 7.016 ha so với năm 2001, với năng suất trung bình 216 tạ/ha, sản lượng đạt 535.438 tấn (bảng 2.3). Năng suất cà chua ở nước ta năm 2007 đã có sự tiến bộ đáng kể so với các năm trước và đạt 73% so với năng suất chung toàn thế giới. Những tỉnh có diện tích trồng cà chua lớn (trên 500 ha) đều là những nơi có năng suất cà chua khá cao (trên 200 tạ/ha). Như vậy khả năng thâm canh phụ thuộc nhiều vào mức độ chuyên canh trong sản suất. Tuy nhiên nếu so với các nước trong khu vực, năng suất cà chua của nước ta là khá cao.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua
của Việt Nam những năm gần đây (2004-2008)
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha )
Sản lượng (tấn)
2004
24.644
172
424.126
2005
23.566
198
466.124
2006
22.962
196
450.426
2007
23.283
197
458.214
2008
24.850
216
535.438
Nguồn: Vụ nông nghiệp - Tổng cục thống kê.
Bảng 2.4. Sản suất cà chua tại một số tỉnh năm 2008
Địa phương
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha )
Sản lượng (tấn)
Cả nước
24850
215,5
535438
Lâm Đồng
4638
397,6
184390
Nam Định
2076
206,9
42959
Hải Phòng
1153
320,4
36941
Hải Dương
1219
256,8
31301
Hà Nội
1322
219,2
28978
Bắc Giang
1193
187,4
22351
Thái Bình
552
235,3
12991
Hưng Yên
697
173,2
12070
Thanh Hoá
1007
64,5
6500
Vĩnh Phúc
264
225,1
5943
Nguồn: Vụ nông nghiệp - Tổng cục thống kê.
Những năm gần đây, với việc ứng dụng các giống cà chua có năng suất cao, thích ứng rộng từ các bộ giống cà chua trong nước và nhập nội, sản lượng cà chua của Việt Nam đã tăng lên rõ rệt và cây cà chua đang là một trong những cây trồng thế mạnh của nhiều vùng nông nghiệp trong cả nước. Tuy nhiên, Theo Trần Khắc Thi (2003), sản xuất cà chua ở nước ta hiện nay có một số tồn tại chủ yếu: Chưa có bộ giống tốt cho từng vụ trồng, đặc biệt là giống cho vụ thu đông, sản phẩm tập trung chủ yếu trong vụ đông xuân (hơn 70%) từ tháng 12-4, còn hơn một nửa thời gian trong năm trong tình trạng thiếu cà chua. Đầu tư cho sản xuất còn thấp, nhất là phân hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Chưa có quy trình canh tác và giống thích hợp cho mỗi vùng. Việc sản xuất còn manh mún, chưa có sản phẩm hàng hoá lớn cho chế biến công nghiệp. Quá trình canh tác, thu hái diễn ra hoàn toàn thủ công.
Tuy nhiên so với các nước trong khu vực, sản xuất cà chua ở Việt Nam có lợi thế rõ rệt do khí hậu thời tiết, đất đai của nước ta, đặc biệt các tỉnh phía Bắc phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cà chua, nếu đuợc đầu tư tốt, năng suất cà chua sẽ rất cao. Diện tích cho phát triển cà chua còn rất lớn vì trồng trong vụ đông, không ảnh hưởng đến hai vụ lúa nhưng sản phẩm lại là trái vụ so với Trung Quốc, nước có khối lượng cà chua lớn nhất thế giới (20 triệu tấn/năm). Các vùng trồng cà chua đều có nguồn lao động lớn, nông dân có kinh nghiệm canh tác nên, nếu có thị trường sẽ thu hút đuợc nhiều lao động và do giá nhân công rẻ nên giá thành có khả năng cạnh tranh cao [23].
2.5.2 Công tác sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay chúng ta đã xây dựng được vùng nguyên liệu 1.000 ha tại Hải Phòng, Hải Dương ... phục vụ nhà máy chế biến cà chua cô đặc (công suất 3.500-3.800 tấn sản phẩm/năm) phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, kết quả thực hiện năm 2003-2004 đã thu mua được 4.000 tấn nguyên liệu phục vụ nhà máy (đạt 20% công suất), tiêu thụ chủ yếu tại thị trường nội địa.
Nhìn chung, việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm cà chua trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, thực tiễn đã xuất hiện một số vấn đề tồn tại như sau: năng suất tại các vùng sản xuất còn thấp, tình hình nhiễm sâu bệnh hại tại các vùng sản xuất còn khá cao (đặc biệt bệnh héo xanh vi khuẩn và gần đây là bệnh viruts), sản phẩm tạo ra chưa có sức hấp dẫn, cạnh tranh cao về giá thành (giá thành sản phẩm cà chua cô đặc sản xuất trong nước cao hơn giá trên thị trường thế g._.hính
VARIATE V004 SOCHUMQUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 3.36524 1.68262 3.23 0.062 6
2 GIONG$ 2 .966756 .483378 0.93 0.416 6
3 CT$ 3 8.82999 2.94333 7.92 0.039 4
4 Error (a) 4 1.48578 .371444 0.71 0.596 6
5 GIONG$*CT$ 6 1.73951 .289918 0.56 0.760 6
* RESIDUAL 18 9.37685 .520936
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 25.7641 .736118
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOQUA FILE NSCHINH 17/ 9/** 8: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Anh huong cua cac CT phan bon den cac yeu to cau thanh NS cac giong - vu chinh
VARIATE V005 SOQUA/CAY
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 3.99262 1.99631 1.59 0.230 6
2 GIONG$ 2 205.841 102.921 82.12 0.000 6
3 CT$ 3 133.123 44.3745 41.59 0.003 4
4 Error (a) 4 4.26777 1.06694 0.85 0.513 6
5 GIONG$*CT$ 6 6.84482 1.14080 0.91 0.510 6
* RESIDUAL 18 22.5591 1.25329
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 376.629 10.7608
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE KLTBQUA FILE NSCHINH 17/ 9/** 8: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Anh huong cua cac CT phan bon den cac yeu to cau thanh NS cac giong - vu chinh
VARIATE V006 KLTBQUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 11.3895 5.69475 2.29 0.128 6
2 GIONG$ 2 1786.47 893.236 359.23 0.000 6
3 CT$ 3 210.162 70.0540 6.50 0.053 4
4 Error (a) 4 43.1160 10.7790 4.33 0.013 6
5 GIONG$*CT$ 6 20.1319 3.35532 1.35 0.287 6
* RESIDUAL 18 44.7580 2.48655
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 2116.03 60.4580
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE NSCHINH 17/ 9/** 8: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Anh huong cua cac CT phan bon den cac yeu to cau thanh NS cac giong - vu chinh
VARIATE V007 NSCT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 40745.6 20372.8 4.63 0.024 6
2 GIONG$ 2 8921.44 4460.72 1.01 0.385 6
3 CT$ 3 .104995E+07 349982. ****** 0.000 4
4 Error (a) 4 1274.05 318.514 0.07 0.987 6
5 GIONG$*CT$ 6 32404.1 5400.68 1.23 0.339 6
* RESIDUAL 18 79281.2 4404.51
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 .121257E+07 34644.9
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSCHINH 17/ 9/** 8: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Anh huong cua cac CT phan bon den cac yeu to cau thanh NS cac giong - vu chinh
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS SOCHUMQUA SOQUA/CAY KLTBQUA NSCT
C62 12 6.43500 25.8433 55.8150 1445.79
C155 12 6.33500 25.6758 55.3600 1421.73
V16 12 6.72167 20.6892 70.5258 1459.85
SE(N= 12) 0.208354 0.323173 0.455206 19.1584
5%LSD 18DF 0.619050 0.960193 1.35248 56.9223
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS SOCHUMQUA SOQUA/CAY KLTBQUA NSCT
CT1 9 5.77444 21.6300 56.8578 1209.21
CT2 9 6.31222 22.7467 60.0378 1349.00
CT3 9 6.87222 26.0333 63.0933 1614.57
CT4 9 7.03000 25.8678 62.2789 1597.05
SE(N= 9) 0.203154 0.344310 1.09438 5.94898
5%LSD 4DF 0.796320 1.34962 4.28973 23.3187
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$*CT$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ CT$ NOS SOCHUMQUA SOQUA/CAY KLTBQUA
C62 CT1 3 5.85333 23.3300 51.9700
C62 CT2 3 6.32333 24.7000 53.7600
C62 CT3 3 6.82667 28.1000 58.9200
C62 CT4 3 6.73667 27.2433 58.6100
C155 CT1 3 5.74333 23.7800 51.1567
C155 CT2 3 6.27333 24.3000 55.9000
C155 CT3 3 6.74333 27.7333 57.6200
C155 CT4 3 6.58000 26.8900 56.7633
V16 CT1 3 5.72667 17.7800 67.4467
V16 CT2 3 6.34000 19.2400 70.4533
V16 CT3 3 7.04667 22.2667 72.7400
V16 CT4 3 7.77333 23.4700 71.4633
SE(N= 3) 0.416708 0.646345 0.910413
5%LSD 18DF 1.23810 1.92039 2.70497
GIONG$ CT$ NOS NSCT
C62 CT1 3 1213.01
C62 CT2 3 1333.11
C62 CT3 3 1649.63
C62 CT4 3 1587.41
C155 CT1 3 1216.90
C155 CT2 3 1358.37
C155 CT3 3 1583.36
C155 CT4 3 1528.28
V16 CT1 3 1197.72
V16 CT2 3 1355.51
V16 CT3 3 1610.73
V16 CT4 3 1675.45
SE(N= 3) 38.3167
5%LSD 18DF 113.845
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSCHINH 17/ 9/** 8: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
Anh huong cua cac CT phan bon den cac yeu to cau thanh NS cac giong - vu chinh
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |GIONG$ |CT$ |Error (a|GIONG$*C|
(N= 36) -------------------- SD/MEAN | | | |) |T$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | |
SOCHUMQUA 36 6.4972 0.85797 0.72176 11.1 0.0622 0.4159 0.0390 0.5959 0.7601
SOQUA/CAY 36 24.069 3.2804 1.1195 4.7 0.2298 0.0000 0.0032 0.5130 0.5105
KLTBQUA 36 60.567 7.7755 1.5769 2.6 0.1283 0.0000 0.0529 0.0125 0.2868
NSCT 36 1442.5 186.13 66.366 4.6 0.0236 0.3848 0.0002 0.9867 0.3386
8. Năng suất thực thu và năng suất lý thuyết của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông chính ở các mức phân bón khác nhau.
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE TTCHINH 17/ 9/** 9:15
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
ảnh hưởng của các CT phân bón dến NSTT va NSLT - vụ chính
VARIATE V004 NSTT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 6.46807 3.23403 1.10 0.357 6
2 GIONG$ 2 2.00045 1.00022 0.34 0.721 6
3 CT$ 3 747.945 249.315 167.23 0.001 4
4 Error (a) 4 5.96339 1.49085 0.51 0.734 6
5 GIONG$*CT$ 6 27.4678 4.57797 1.55 0.218 6
* RESIDUAL 18 53.0818 2.94899
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 842.926 24.0836
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT FILE TTCHINH 17/ 9/** 9:15
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Anh huong cua cac CT phan bon den NSTT va NSLT - vu chinh
VARIATE V005 NSLT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 5.64428 2.82214 2.79 0.086 6
2 GIONG$ 2 6.27770 3.13885 3.11 0.068 6
3 CT$ 3 836.811 278.937 109.72 0.001 4
4 Error (a) 4 10.1688 2.54220 2.52 0.077 6
5 GIONG$*CT$ 6 28.6351 4.77251 4.73 0.005 6
* RESIDUAL 18 18.1793 1.00996
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 905.716 25.8776
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TTCHINH 17/ 9/** 9:15
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Anh huong cua cac CT phan bon den NSTT va NSLT - vu chinh
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS NSTT NSLT
C62 12 35.3325 39.8575
C155 12 34.8900 39.0967
V16 12 35.4325 40.0692
SE(N= 12) 0.495731 0.290109
5%LSD 18DF 1.47289 0.861957
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS NSTT NSLT
CT1 9 29.0811 33.0367
CT2 9 32.5889 37.1200
CT3 9 39.8233 44.5400
CT4 9 39.3800 44.0011
SE(N= 9) 0.407001 0.531476
5%LSD 4DF 1.59536 2.08327
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$*CT$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ CT$ NOS NSTT NSLT
C62 CT1 3 29.6200 33.3567
C62 CT2 3 32.6400 36.7133
C62 CT3 3 40.6333 45.5267
C62 CT4 3 38.4367 43.8333
C155 CT1 3 29.6833 33.4633
C155 CT2 3 32.5933 37.3633
C155 CT3 3 39.0567 43.5400
C155 CT4 3 38.2267 42.0200
V16 CT1 3 27.9400 32.2900
V16 CT2 3 32.5333 37.2833
V16 CT3 3 39.7800 44.5533
V16 CT4 3 41.4767 46.1500
SE(N= 3) 0.991462 0.580218
5%LSD 18DF 2.94578 1.72391
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TTCHINH 17/ 9/** 9:15
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Anh huong cua cac CT phan bon den NSTT va NSLT - vu chinh
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |GIONG$ |CT$ |Error (a|GIONG$*C|
(N= 36) -------------------- SD/MEAN | | | |) |T$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | |
NSTT 36 35.218 4.9075 1.7173 4.9 0.3565 0.7209 0.0006 0.7344 0.2176
NSLT 36 39.674 5.0870 1.0050 2.5 0.0863 0.0681 0.0010 0.0770 0.0048
9. Hình thái của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông muộn ở các công thức phân bón khác nhau.
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SDOT FILE HTMUON 26/ 8/** 22:20
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Chỉ tiêu hình thái của các giống cà chua ở các CT phân bón khác nhau - vụ muộn
VARIATE V004 SDOT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .715439 .357719 3.66 0.046 6
2 GIONG$ 2 .115105 .575527E-01 0.59 0.570 6
3 CT$ 3 .808566 .269522 0.61 0.643 4
4 Error (a) 4 1.75758 .439395 4.49 0.011 6
5 GIONG$*CT$ 6 .409117 .681861E-01 0.70 0.657 6
* RESIDUAL 18 1.76152 .978621E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 5.56732 .159066
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SDOTTC FILE HTMUON 26/ 8/** 22:20
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Chi tieu hinh thai cua cac giong ca chua o cac CT phan bon khac nhau - vu muon
VARIATE V005 SDOTTC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .125067 .625333E-01 0.07 0.936 6
2 GIONG$ 2 472.023 236.011 248.99 0.000 6
3 CT$ 3 10.3837 3.46122 9.82 0.028 4
4 Error (a) 4 1.41047 .352617 0.37 0.827 6
5 GIONG$*CT$ 6 5.92005 .986675 1.04 0.432 6
* RESIDUAL 18 17.0620 .947889
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 506.924 14.4835
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.CAO FILE HTMUON 26/ 8/** 22:20
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Chi tieu hinh thai cua cac giong ca chua o cac CT phan bon khac nhau - vu muon
VARIATE V006 C.CAO
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 10.5488 5.27439 1.18 0.329 6
2 GIONG$ 2 157.205 78.6025 17.65 0.000 6
3 CT$ 3 8.82357 2.94119 0.39 0.766 4
4 Error (a) 4 29.8681 7.46701 1.68 0.198 6
5 GIONG$*CT$ 6 25.8244 4.30407 0.97 0.476 6
* RESIDUAL 18 80.1755 4.45419
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 312.445 8.92701
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.CAOTC FILE HTMUON 26/ 8/** 22:20
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Chi tieu hinh thai cua cac giong ca chua o cac CT phan bon khac nhau - vu muon
VARIATE V007 C.CAOTC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 47.3847 23.6923 3.30 0.059 6
2 GIONG$ 2 28021.1 14010.6 ****** 0.000 6
3 CT$ 3 416.580 138.860 60.21 0.002 4
4 Error (a) 4 9.22552 2.30638 0.32 0.861 6
5 GIONG$*CT$ 6 133.093 22.1822 3.09 0.029 6
* RESIDUAL 18 129.357 7.18653
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 28756.8 821.622
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HTMUON 26/ 8/** 22:20
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Chi tieu hinh thai cua cac giong ca chua o cac CT phan bon khac nhau - vu muon
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS SDOT SDOTTC C.CAO C.CAOTC
C62 12 8.14167 18.1300 35.1108 86.2950
C155 12 8.02750 19.7708 36.1083 97.6700
V16 12 8.15250 26.4992 39.9575 150.340
SE(N= 12) 0.903060E-01 0.281053 0.609248 0.773872
5%LSD 18DF 0.268312 0.835049 1.81016 2.29929
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS SDOT SDOTTC C.CAO C.CAOTC
1 9 8.33444 20.6844 37.1144 107.107
2 9 8.14778 21.4311 36.9578 109.469
3 9 7.99222 21.5544 36.3867 113.190
4 9 7.95444 22.1967 37.7767 115.974
SE(N= 9) 0.220956 0.197938 0.910861 0.506226
5%LSD 4DF 0.866100 0.775876 3.57038 1.98430
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$*CT$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ CT$ NOS SDOT SDOTTC C.CAO
C62 1 3 8.58667 17.4367 34.5233
C62 2 3 8.16333 18.5800 35.1400
C62 3 3 7.98667 18.2900 35.4467
C62 4 3 7.83000 18.2133 35.3333
C155 1 3 8.20667 19.4467 35.6600
C155 2 3 8.10667 19.6400 35.6700
C155 3 3 7.93000 19.4767 36.3967
C155 4 3 7.86667 20.5200 36.7067
V16 1 3 8.21000 25.1700 41.1600
V16 2 3 8.17333 26.0733 40.0633
V16 3 3 8.06000 26.8967 37.3167
V16 4 3 8.16667 27.8567 41.2900
SE(N= 3) 0.180612 0.562106 1.21850
5%LSD 18DF 0.536625 1.67010 3.62033
GIONG$ CT$ NOS C.CAOTC
C62 1 3 82.9900
C62 2 3 85.2100
C62 3 3 87.8200
C62 4 3 89.1600
C155 1 3 95.1733
C155 2 3 97.0400
C155 3 3 98.3567
C155 4 3 100.110
V16 1 3 143.157
V16 2 3 146.157
V16 3 3 153.393
V16 4 3 158.653
SE(N= 3) 1.54774
5%LSD 18DF 4.59857
------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HTMUON 26/ 8/** 22:20
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
Chi tieu hinh thai cua cac giong ca chua o cac CT phan bon khac nhau - vu muon
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |GIONG$ |CT$ |Error (a|GIONG$*C|
(N= 36) -------------------- SD/MEAN | | | |) |T$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | |
SDOT 36 8.1072 0.39883 0.31283 3.9 0.0457 0.5704 0.6426 0.0109 0.6570
SDOTTC 36 21.467 3.8057 0.97360 4.5 0.9360 0.0000 0.0279 0.8266 0.4324
C.CAO 36 37.059 2.9878 2.1105 5.7 0.3295 0.0001 0.7659 0.1985 0.4758
C.CAOTC 36 111.43 28.664 2.6808 2.4 0.0592 0.0000 0.0020 0.8606 0.0294
10. Tỉ lệ đậu quả của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông muộn ở các mức phân bón khác nhau.
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLDQ FILE TLDQMUON 27/ 8/** 13:33
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Chỉ tiêu tỉ lệ đậu quả của các giống cà chua ở các CT phân bón khác nhau - vụ muộn
VARIATE V004 TLDQ
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 2.75490 1.37745 0.43 0.662 6
2 GIONG$ 2 .788023 .394012 0.12 0.885 6
3 CT$ 3 74.0521 24.6840 20.98 0.009 4
4 Error (a) 4 4.70628 1.17657 0.37 0.830 6
5 GIONG$*CT$ 6 1.81400 .302334 0.09 0.995 6
* RESIDUAL 18 57.7895 3.21053
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 141.905 4.05442
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TLDQMUON 27/ 8/** 13:33
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Chi tieu ti le dau qua cua cac giong ca chua o cac CT phan bon khac nhau - vu muon
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS TLDQ
C62 12 60.4167
C155 12 60.3167
V16 12 60.0650
SE(N= 12) 0.517247
5%LSD 18DF 1.53682
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS TLDQ
CT1 9 58.3478
CT2 9 59.6767
CT3 9 62.2467
CT4 9 60.7933
SE(N= 9) 0.361566
5%LSD 4DF 1.41726
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$*CT$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ CT$ NOS TLDQ
C62 CT1 3 58.6000
C62 CT2 3 59.7667
C62 CT3 3 62.3333
C62 CT4 3 60.9667
C155 CT1 3 58.5433
C155 CT2 3 59.3800
C155 CT3 3 62.2067
C155 CT4 3 61.1367
V16 CT1 3 57.9000
V16 CT2 3 59.8833
V16 CT3 3 62.2000
V16 CT4 3 60.2767
SE(N= 3) 1.03449
5%LSD 18DF 3.07363
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TLDQMUON 27/ 8/** 13:33
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Chi tieu ti le dau qua cua cac giong ca chua o cac CT phan bon khac nhau - vu muon
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |GIONG$ |CT$ |Error (a|GIONG$*C|
(N= 36) -------------------- SD/MEAN | | | |) |T$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | |
TLDQ 36 60.266 2.0136 1.7918 3.0 0.6624 0.8851 0.0086 0.8303 0.9951
11. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông muộn ở các mức phân bón khác nhau.
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SO.C.Q FILE NSMUON 27/ 8/** 15:49
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
ảnh hưởng của các CT phân bón đến các yếu tố cấu thành NS các giống - vụ muộn
VARIATE V004 SOCHUMQ
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .162467 .812333E-01 0.24 0.792 6
2 GIONG$ 2 .722666E-01 .361333E-01 0.11 0.899 6
3 CT$ 3 4.03333 1.34444 0.99 0.482 4
4 Error (a) 4 5.41966 1.35492 3.99 0.017 6
5 GIONG$*CT$ 6 .316467 .527444E-01 0.16 0.984 6
* RESIDUAL 18 6.11660 .339811
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 16.1208 .460594
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SO.QUA FILE NSMUON 27/ 8/** 15:49
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Anh huong cua cac CT phan bon den cac yeu to cau thanh NS cac giong – vu muon
VARIATE V005 SOQUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .709339 .354670 0.37 0.703 6
2 GIONG$ 2 237.316 118.658 122.52 0.000 6
3 CT$ 3 60.9853 20.3284 13.03 0.018 4
4 Error (a) 4 6.23980 1.55995 1.61 0.214 6
5 GIONG$*CT$ 6 3.20259 .533765 0.55 0.764 6
* RESIDUAL 18 17.4332 .968509
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 325.886 9.31104
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE KLTBQUA FILE NSMUON 27/ 8/** 15:49
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Anh huong cua cac CT phan bon den cac yeu to cau thanh NS cac giong – vu muon
VARIATE V006 KLTBQUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .134822 .674109E-01 0.05 0.949 6
2 GIONG$ 2 1086.10 543.049 420.33 0.000 6
3 CT$ 3 41.6761 13.8920 31.73 0.005 4
4 Error (a) 4 1.75110 .437775 0.34 0.849 6
5 GIONG$*CT$ 6 11.1043 1.85071 1.43 0.256 6
* RESIDUAL 18 23.2551 1.29195
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 1164.02 33.2577
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE NSMUON 27/ 8/** 15:49
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Anh huong cua cac CT phan bon den cac yeu to cau thanh NS cac giong – vu muon
VARIATE V007 NSCT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 2270.13 1135.07 0.21 0.817 6
2 GIONG$ 2 30881.0 15440.5 2.80 0.086 6
3 CT$ 3 287607. 95868.9 217.16 0.000 4
4 Error (a) 4 1765.90 441.476 0.08 0.984 6
5 GIONG$*CT$ 6 7257.37 1209.56 0.22 0.964 6
* RESIDUAL 18 99159.5 5508.86
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 428941. 12255.4
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSMUON 27/ 8/** 15:49
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Anh huong cua cac CT phan bon den cac yeu to cau thanh NS cac giong – vu muon
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS SO.C.Q SO.QUA KLTBQUA NSCT
C62 12 5.65000 22.5917 48.3600 1096.08
C155 12 5.65333 22.8892 46.9725 1076.60
V16 12 5.74667 17.3000 59.2558 1026.55
SE(N= 12) 0.168278 0.284093 0.328119 21.4260
5%LSD 18DF 0.499980 0.844083 0.974891 63.6597
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS SO.C.Q SO.QUA KLTBQUA NSCT
CT1 9 5.20778 18.9444 49.8467 930.261
CT2 9 5.69000 21.0489 51.7456 1074.48
CT3 9 6.15444 22.5989 52.8444 1181.21
CT4 9 5.68111 21.1156 51.6811 1079.70
SE(N= 9) 0.388003 0.416326 0.220548 7.00377
5%LSD 4DF 1.52089 1.63191 0.864502 27.4533
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$*CT$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ CT$ NOS SO.C.Q SO.QUA KLTBQUA
C62 CT1 3 5.28333 20.3000 45.7433
C62 CT2 3 5.56333 22.7133 48.9200
C62 CT3 3 6.19333 24.8667 49.6933
C62 CT4 3 5.56000 22.4867 49.0833
C155 CT1 3 5.17000 20.9567 45.3767
C155 CT2 3 5.72000 23.2433 46.8067
C155 CT3 3 6.16667 24.3567 48.0733
C155 CT4 3 5.55667 23.0000 47.6333
V16 CT1 3 5.17000 15.5767 58.4200
V16 CT2 3 5.78667 17.1900 59.5100
V16 CT3 3 6.10333 18.5733 60.7667
V16 CT4 3 5.92667 17.8600 58.3267
SE(N= 3) 0.336557 0.568187 0.656239
5%LSD 18DF 0.999959 1.68817 1.94978
GIONG$ CT$ NOS NSCT
C62 CT1 3 931.523
C62 CT2 3 1112.04
C62 CT3 3 1235.45
C62 CT4 3 1105.32
C155 CT1 3 949.657
C155 CT2 3 1088.65
C155 CT3 3 1177.24
C155 CT4 3 1090.87
V16 CT1 3 909.603
V16 CT2 3 1022.75
V16 CT3 3 1130.92
V16 CT4 3 1042.92
SE(N= 3) 42.8519
5%LSD 18DF 127.319
------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSMUON 27/ 8/** 15:49
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
Anh huong cua cac CT phan bon den cac yeu to cau thanh NS cac giong – vu muon
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |GIONG$ |CT$ |Error (a|GIONG$*C|
(N= 36) -------------------- SD/MEAN | | | |) |T$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | |
SO.C.Q 36 5.6833 0.67867 0.58293 10.3 0.7922 0.8993 0.4822 0.0173 0.9840
SO.QUA 36 20.927 3.0514 0.98413 4.7 0.7028 0.0000 0.0179 0.2142 0.7641
KLTBQUA 36 51.529 5.7670 1.1366 2.2 0.9491 0.0000 0.0047 0.8488 0.2562
NSCT 36 1066.4 110.70 74.222 7.0 0.8173 0.0857 0.0005 0.9845 0.9642
12. Năng suất thực thu và năng suất lý thuyết của các giống cà chua thí nghiệm vụ đông muộn ở các mức phân bón khác nhau.
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE TTMUON 17/ 9/** 14:27
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Anh huong cua cac CT phan bon den NSTT va NSLT - vu muon
VARIATE V004 NSTT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 2.28777 1.14389 0.36 0.708 6
2 GIONG$ 2 32.7584 16.3792 5.13 0.017 6
3 CT$ 3 198.617 66.2056 153.97 0.001 4
4 Error (a) 4 1.71991 .429978 0.13 0.965 6
5 GIONG$*CT$ 6 7.73797 1.28966 0.40 0.867 6
* RESIDUAL 18 57.4624 3.19235
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 300.583 8.58809
----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT FILE TTMUON 17/ 9/** 14:27
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Anh huong cua cac CT phan bon den NSTT va NSLT - vu muon
VARIATE V005 NSLT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 27.6029 13.8014 4.11 0.033 6
2 GIONG$ 2 12.4606 6.23032 1.86 0.184 6
3 CT$ 3 221.546 73.8486 28.64 0.005 4
4 Error (a) 4 10.3143 2.57858 0.77 0.562 6
5 GIONG$*CT$ 6 17.8833 2.98055 0.89 0.525 6
* RESIDUAL 18 60.4215 3.35675
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 350.228 10.0065
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TTMUON 17/ 9/** 14:27
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Anh huong cua cac CT phan bon den NSTT va NSLT - vu muon
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS NSTT NSLT
C62 12 25.0608 29.3075
C155 12 25.3350 29.5975
V16 12 23.1883 28.2300
SE(N= 12) 0.515780 0.528894
5%LSD 18DF 1.53246 1.57142
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS NSTT NSLT
CT1 9 21.5733 25.5800
CT2 9 23.5744 28.4333
CT3 9 28.0300 32.4844
CT4 9 24.9344 29.6822
SE(N= 9) 0.218576 0.535265
5%LSD 4DF 0.856770 2.09812
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$*CT$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ CT$ NOS NSTT NSLT
C62 CT1 3 21.5433 25.6167
C62 CT2 3 23.6767 27.2433
C62 CT3 3 29.4333 33.9833
C62 CT4 3 25.5900 30.3867
C155 CT1 3 22.9333 26.1133
C155 CT2 3 24.7933 29.9267
C155 CT3 3 28.4033 32.3700
C155 CT4 3 25.2100 29.9800
V16 CT1 3 20.2433 25.0100
V16 CT2 3 22.2533 28.1300
V16 CT3 3 26.2533 31.1000
V16 CT4 3 24.0033 28.6800
SE(N= 3) 1.03156 1.05779
5%LSD 18DF 3.06492 3.14284
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TTMUON 17/ 9/** 14:27
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Anh huong cua cac CT phan bon den NSTT va NSLT - vu muon
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |GIONG$ |CT$ |Error (a|GIONG$*C|
(N= 36) -------------------- SD/MEAN | | | |) |T$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | |
NSTT 36 24.528 2.9305 1.7867 7.3 0.7080 0.0171 0.0007 0.9646 0.8671
NSLT 36 29.045 3.1633 1.8321 6.3 0.0333 0.1836 0.0054 0.5618 0.5248
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHTT09013.doc