Ảnh hưởng của một số phân bón mới đến năng suất và chất lượng Lúa Bắc thơm trên đất phù sa sông Thái bình

Tài liệu Ảnh hưởng của một số phân bón mới đến năng suất và chất lượng Lúa Bắc thơm trên đất phù sa sông Thái bình: ... Ebook Ảnh hưởng của một số phân bón mới đến năng suất và chất lượng Lúa Bắc thơm trên đất phù sa sông Thái bình

pdf89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 8521 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của một số phân bón mới đến năng suất và chất lượng Lúa Bắc thơm trên đất phù sa sông Thái bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN THỊ TÂM ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN MỚI TỚI NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG LÚA BẮC THƠM TRÊN ĐẤT PHÙ SA SÔNG THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC ĐẤT Mã số : 60.62.15 Người hướng dẫn khoa học: TS. CAO VIỆT HÀ HÀ NỘI - 2008 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: - Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tâm ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo ân cần từ rất nhiều đơn vị và cá nhân cả trong và ngoài ngành nông nghiệp. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo. TS. Cao Việt Hà là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô trong Khoa Đất và Môi trường, các thầy cô trong Khoa sau đại học. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban Lãnh Đạo, tập thể bộ môn Sinh lý Sinh hoá và chất lượng nông sản, các Phòng ban và đăc biệt các anh chị em cán bộ Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu cho đề tài này. Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, các anh, các chị đồng nghiệp, bè bạn trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tác giả luận văn iii Nguyễn Thị Tâm MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình viii 1. Mở đầu i 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích 2 1.3. Yêu cầu 2 2. Tổng quan tài liệu 3 2.1. Những nghiên cứu cơ bản về cây lúa 3 2.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trong nước và ngoài nước 10 2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới năng suất và chất lượng lúa gạo 20 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 25 3.1. Đối tượng nghiên cứu 25 3.2. Địa điểm nghiên cứu 25 3.3. Nội dung nghiên cứu 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 31 4.1. Một số tính chất đất trước thí nghiệm 31 4.2. ảnh hưởng của một số loại phân bón mới đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa Bắc Thơm - 7 31 iv 4.2.1. Một số đặc trưng hình thái và đặc tính nông học chủ yếu của giống lúa Bắc Thơm - 7 31 4.2.2. ảnh hưởng của một số loại phân bón mới đến động thái tăng trưởng chiều cao cây 32 4.2.3. ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái đẻ nhánh 34 4.2.4. ảnh hưởng của một số loại phân bón mới đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Bắc Thơm - 7 37 4.3. ảnh hưởng của các loại phân bón mới tới các đặc điểm sinh lý của giống lúa Bắc Thơm - 7 39 4.3.1. ảnh hưởng của các loại phân bón mới đến chỉ số diện tích lá 39 4.3.2. ảnh hưởng của các loại phân bón mới đến tích lũy chất khô 41 4.4. ảnh hưởng của các loại phân bón mới tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Bắc Thơm - 7 45 4.5. ảnh hưởng của các loại phân bón đến tình hình phát triển sâu bệnh hại chủ yếu đối với giống lúa Bắc Thơm - 7 50 4.6. ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới chất lượng gạo của giống lúa Bắc thơm - 7 51 4.7. ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới chất lượng thương phẩm của giống lúa Bắc thơm - 7 51 4.8. ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới chất lượng xay xát của giống lúa Bắc thơm - 7 53 4.9. ảnh hưởng của các nền phân bón tới chất lượng nấu nướng của giống lúa Bắc thơm - 7 54 4.10. ảnh hưởng của các loại phân bón mới tới chất lượng dinh dưỡng của giống lúa Bắc thơm - 7 55 4.11. Hiệu quả kinh tế 56 5. Kết luận và đề nghị 58 5.1. Kết luận 58 5.2. Đề nghị 59 v Tài liệu tham khảo 60 Phụ lục 66 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CT : Công thức CLĐ : Công lao động CPTG : Chi phí trung gian GTNC : Giá trị ngày công HQĐV : Hiệu quả đồng vốn IRRI : Viện lúa Quốc tế LAI : Chỉ số diện tích lá NXB : Nhà xuất bản NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu TNHH : Thu nhập hỗn hợp CV : Sai số thí nghiệm LSD 05 : Sai khác ở mức ý nghĩa vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Lượng phân bón (N, P2O5, K2O) / ha và năng suất lúa ở một số nước 11 2.2. Tiêu thụ phân hóa học và năng suất cây trồng ở Việt Nam 11 2.3. Liều lượng phân bón sử dụng cho những vùng thâm canh lúa 12 2.4. Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020 14 2.5. Thành phần tính chất của 3 loại phân bón lá Pisomix của công ty TNHH Thái Dương 17 2.6. Thành phần và tính chất các loại phân bón lá 18 4.1. Một số tính chất đất thí nghiệm 31 4.2. ảnh hưởng của một số loại phân bón tới động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm vụ xuân 2008 33 4.3. ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm - 7 vụ xuân 2008 35 4.4. ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới thời gian sinh trưởng của giống lúa Bắc Thơm - 7 vụ xuân 2008 38 4.5. ảnh hưởng của các loại phân bón mới tới chỉ số diện tích lá của giống lúa Bắc Thơm vụ xuân 2008 40 4.6. ảnh hưởng của các loại phân bón mới tới tích lũy chất khô của giống lúa Bắc Thơm - 7 vụ xuân 2008 43 4.7. ảnh hưởng của các loại phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Bắc Thơm vụ xuân 2008 46 4.8. ảnh hưởng của các loại phân bón đến tình hình phát triển sâu bệnh hại đối với giống lúa Bắc Thơm vụ xuân 2008 50 4.9. ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới chất lượng thương phẩm của giống lúa Bắc thơm - 7 vụ xuân 2008 52 vii 4.10. ảnh hưởng của một số loại phân bón mói tới chất lượng xay xát của giống lúa Bắc thơm - 7 vụ xuân 2008 53 4.11. ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới chất lượng nấu nướng của giống lúa Bắc thơm - 7 vụ xuân 2008 54 4.12. ảnh hưởng của một sô loại phân bón mới tới chất lượng dinh dưỡng của giống lúa Bắc thơm- 7 vụ xuân 2008 55 4.13. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm phân bón khác nhau của giống lúa Bắc Thơm vụ xuân 2008 56 viii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1. §éng th¸i t¨ng tr−ëng chiÒu cao c©y cña gièng lóa B¾c Th¬m -7 vô xu©n 2008 33 4.2. §éng th¸i ®Î nh¸nh cña gièng lóa B¾c Th¬m - 7 vô xu©n 2008 36 4.3. ChØ sè diÖn tÝch l¸ cña gièng lóa B¾c Th¬m - 7 vô xu©n 2008 40 4.4. TÝch lòy chÊt kh« cña gièng lóa B¾c Th¬m - 7 vô xu©n 2008 43 4.5. N¨ng suÊt lý thuyÕt vµ n¨ng suÊt thùc thu cña gièng lóa B¾c Th¬m - 7 vô xu©n 2008 46 1 1. MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Cây lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu của loài người trên thế giới, được xếp theo thứ tự: Lúa mì, lúa và ngô. Khoảng 50 % số người trên thế giới đang dùng lúa làm thức ăn hàng ngày. Gần 100% dân số ở một số nước Đông Nam Á và Mỹ La Tinh dùng lúa làm cây lương thực chính của họ. Ở Việt Nam, cây lúa luôn là cây lương thực chủ đạo với người dân. Ngay từ thời xa xưa, trong dân gian đã có những câu truyện “Nàng lúa”, “Thần lúa”… và cũng có rất nhiều bài hát gợi ca cây lúa. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của cây lúa không chỉ quan trọng với đời sống vật chất mà với cả đời sống tinh thần của người Việt Nam. Từ khi thực hiện nghị quyết 10 và chỉ thị 100 cùng với việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thủy lợi, phân bón, kỹ thuật canh tác, quản lý sử dụng đất đai… Sản lượng thóc đã tăng từ 19,2 triệu tấn (1990) lên 35,5 triệu tấn (năm 2004), tăng trung bình 1,16 triệu tấn/năm, sản xuất lúa gạo không những đảm bảo vững chắc mục tiêu an ninh lương thực quốc gia mà còn đưa Việt Nam lên vị trí trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu lúa gạo với lượng xuất khẩu trung bình 3 - 3,5 triệu tấn/năm Những năm gần đây, nước ta luôn là một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên, giá trị kinh tế thu được từ lĩnh vực này còn chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do phẩm chất gạo của ta còn kém. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng gạo chất lượng cao trong nước và thế giới ngày càng tăng. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy phẩm chất gạo chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Yếu tố đất đai, giống, chất lượng hạt giống, điều kiện sinh thái môi trường, kỹ thuật canh tác, mức độ đầu tư, các loại phân bón, công nghệ sau thu hoạch… 2 Trong các yếu tố đó thì phân bón là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất và phẩm chất gạo. Việc xác định các loại phân bón phù hợp để giúp lúa sinh trưởng phát triển tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao là vấn đề đặc biệt cần được quan tâm. Xuất phát từ những yêu thực tiễn đó và cũng để đáp ứng được sự phát triển của xã hội chúng tôi tiến hành đề tài ”Ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới năng suất và chất lượng lúa Bắc Thơm trên đất phù sa Sông Thái Bình” 1.2. Mục đích - Đánh giá ảnh hưởng của các phân bón khác nhau tới một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng gạo của giống lúa Bắc Thơm. 1.3. Yêu cầu - Xác định đặc điểm sinh trưởng của giống lúa Bắc thơm trên đất phù sa sông Thái Bình. - Ảnh hưởng của các loại phân bón mới tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của lúa Bắc thơm. - Đánh giá được chất lượng gạo trên các công thức khác nhau. 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Những nghiên cứu cơ bản về cây lúa 2.1.1. Nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại cây lúa Cây lúa trồng Oryza satival là một loại cây thân thảo. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa dài ngắn khác nhau và nằm trong khoảng 60 - 120 ngày [27] . Về phương diện thực vật học, lúa trồng hiện nay là do lúa dại Oryza fatua hình thành thông qua một qúa trình chọn lọc nhân tạo lâu dài. Loại lúa dại này thường gặp ở Ấn Độ, Campuchia, Nam Việt Nam, vùng Đông Nam Trung Quốc, Thái Lan... Họ hàng với cây lúa trồng trong chi Oryza với 24 hoặc 48 nhiễm sắc thể. Trong số 22 loài lúa của chi Oryza chỉ có hai loài lúa Oryza sativa và Oryza glaberrima là lúa trồng, nhưng loài Oryza glaberrima chỉ được trồng trên diện tích nhỏ ở Tây Phi [27]) Nhiều kết quả gần đây nhất cho rằng lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) xuất hiện khoảng 2000 - 3000 năm trước công nguyên. Từ trung tâm khởi nguyên Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát triển về hai hướng Đông và Tây đến thế kỷ thứ nhất. Cây lúa được đưa vào trồng ở vùng Địa Trung Hải như Ai Cập, Italia được nhập vào các nước Đông, Nam Âu như Nam Tư cũ, Bungaria, Rumania... Đầu chiến tranh thế giới lần thứ 2, lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp, Hungaria. Theo hướng Đông, đầu thế kỷ XI, cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Inđônêsia, đầu tiên ở đảo Java. Cho đến nay cây lúa có mặt ở tất cả các Châu lục bao gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và các nước ôn đới [42]. Các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học viện nghiên cứu lúa Quốc Tế (IRRI) thống nhất chia lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) thuộc họ hoà thảo (Gramineae), chi Oryzae có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, kiểu genome AA, với 4 ba kiểu sinh thái địa lý hay ba loài phụ Indica, loài phụ Japonica và loài phụ Javanica. [44] 2.1.2. Nghiên cứu về hình thái và đặc điểm sinh học và các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa Lúa có nhiều loại hình, do điều kiện ngoại cảnh thay đổi và do quá trình chọn lọc bồi dưỡng lâu đời đã hình thành nhiều giống khác nhau. Mỗi giống có những đặc trưng hình thái sinh vật học khác nhau, thích ứng với mỗi điều kiện thiên nhiên và chế độ trồng trọt khác nhau. Bởi vậy cây lúa trồng rất đa dạng về kiểu cây, kiểu lá, màu sắc thân, lá, dạng bông, dạng hạt và góc độ lá đòng Các giống lúa thuộc loài phụ Indica thường cao cây, lá nhỏ, màu xanh nhạt, bông xoè, hạt dài, vỏ mỏng, dễ lốp đổ, chịu phân kém, năng suất thấp, cơm khô và nở. Các giống lúa thuộc loài phụ Japonica thì ngược lại, cây thường thấp, có lá to, màu xanh đậm, bông chụm, hạt bầu, vỏ trấu dày, chịu thâm canh cao, chịu phân, cho năng suất cao hơn, cơm thường dẻo và ít nở [57] . Đẻ nhánh là một đặc tính của cây lúa, cây lúa có khoẻ mới sinh trưởng tốt, các điều kiện ngoại cảnh phù hợp như đủ nước, dinh dưỡng, ánh sáng mới đẻ được. Trồng quá dày lúa đẻ rất ít, cấy khóm quá to những nhánh ở giữa nhỏ bé không đẻ được. Đẻ nhánh khoẻ hay yếu là một tính trạng di truyền số lượng, có hệ số di truyền từ thấp dến trung bình và chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh [44]. Trên cây lúa, thông thường chỉ có nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện sinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu. Còn những nhánh đẻ muộn, thì thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít, thường trở thành nhánh vô hiệu. Mật độ cấy, tuổi mạ, kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước... có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhánh hữu hiệu [42] . 5 Chiều cao cây là một tính trạng có liên quan đến một số tính trạng khác của cây lúa.Ví dụ: Chiều cao cây có liên quan đến độ dài bông, tính chống đổ của cây. Cây lúa có dạng hình thấp cây thường cứng cây, chịu phân, có khả năng chống đổ tốt [16]. Về thời gian sinh trưởng của cây lúa: Thời gian sinh trưởng của cây lúa tính từ khi hạt lúa này mầm đến khi chín thay đổi từ 90 - 180 ngày, có khi kéo dài đến 200 - 240 ngày, tuỳ theo điều kiện ngoại cảnh [34];[42]. Thời gian sinh trưởng của cây lúa do nhiều gen điều khiển, chịu ảnh hưởng của thời tiết và mùa vụ khác nhau. Cùng một giống vụ xuân có thời gian sinh trưởng dài hơn so với vụ mùa [23] . Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ lúc gieo đến lúc làm đòng, là thời kỳ cây lúa hình thành và phát triển lá, rễ, nhánh. Ở lúa cấy thời kỳ này có thể chia ra các giai đoạn mạ ở ruộng cấy và đẻ nhánh ở ruộng cấy. Trong đó giai đoạn mạ kéo dài khoảng 20 ngày từ khi gieo mạ đến khi cấy có khoảng 4 - 5 lá, giai đoạn đẻ nhánh kéo dài khoảng 40 ngày từ khi cấy đến khi lúa bắt đầu có đòng, trong đó 10 - 13 ngày đầu là giai đoạn bén rễ hồi xanh, giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu chỉ khoảng 20 ngày tiếp theo. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành số bông, là yếu tố cấu thành năng suất có ý nghĩa quyết định đối với cây lúa [20]. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực bắt đầu từ lúc làm đòng cho đến khi thu hoạch. Bao gồm các quá trình làm đòng, trỗ và hình thành hạt. Thời kỳ này quyết định yếu tố cấu thành năng suất, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng nghìn hạt, là thời kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thu hoạch [20] 2.1.3. Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái của cây lúa. 2.1.3.1. Yếu tố nhiệt độ Lúa là cây có thể gieo trồng trong điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới. Cây lúa có thể sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ từ 10 - 40 0C, nhiệt độ 6 thích hợp nhất cho sinh trưởng 22 - 300C. Nhiệt độ thấp hơn 200C làm cho cây lúa chậm phát triển, thấp hơn 150C gây hại cây lúa, mức độ hại tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng [20] Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng của thời vụ có tác động mạnh mẽ đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Mỗi một giống lúa cần một lượng nhiệt nhất định để hoàn thành chu kỳ sống của mình. Lúa nhiệt đới yêu cầu tổng nhiệt 35000C - 4500 0C, các giống lúa dài ngày cần trên 5000 0C, các giống lúa ngắn ngày cần tổng nhiệt độ 2500 - 3000 0 C [63] . Nhiệt độ thấp nhất đối với quá trình nảy mầm của lúa là 10 - 120C, nếu nhiệt độ thấp quá thì hạt lúa không nảy mầm, ra rễ được. Khi nhiệt độ đạt 20 - 25 0 C thì sự nảy mầm của hạt diễn ra nhanh chóng. Đặc biệt hạt nảy mầm tốt hơn khi nhiệt độ đạt hơn 30 0C. Còn nhiệt độ tối thiểu cho lúa trỗ bông là 15 0 C, tối thích 25 - 280C, Nhiệt độ tối thích cho cây mạ và lúa hồi xanh, đẻ nhánh, sinh trưởng, phát triển tốt là 25 - 30 0C [48], [62]. Trong quá trình sinh trưởng nếu gặp nhiệt độ cao, cây lúa nhanh chóng đạt được tổng nhiệt độ cần thiết, sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng. Cây lúa đặc biệt nhạy cảm với giao động nhiệt độ trong giai đoạn từ gieo đến mọc và giai đoạn ra hoa [43] . 2.1.3.2. Yếu tố ánh sáng Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên nó là cây ưa sáng. Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất của cây lúa có phản ứng chặt chẽ với quang chu kỳ, nhất là các giống lúa dài ngày địa phương. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho hoạt động quang hợp của cây lúa khoảng 250 - 400 calo/cm2/ngày [61]. Thời gian chiếu sáng ngắn 9 - 10 giờ/ngày có tác dụng rõ đối với việc xúc tiến quá trình làm đòng và trỗ bông [20] 7 Năng suất được hình thành vào tháng 8 và tháng 9, cường độ ánh sáng trong hai tháng đó vào khoảng 380 - 390 calo/cm2/ngày [61] . Các giống lúa nhiệt đới có thời gian sinh trưởng 130 ngày, cần 1000 giờ ánh sáng, riêng tháng cuối cùng cần 200 - 240 giờ ánh sáng [55] . Tổng kết những vụ lúa xuân được mùa ở miền Bắc Việt Nam: Các nhà khoa học nhận thấy cường độ ánh sáng khoảng 50 ngày cuối cùng của vụ lúa có ảnh hưởng đặc biệt quyết định tới năng suất của giống lúa xuân [43] Các giống lúa nhiệt đới mẫn cảm với nhiệt độ hơn là mẫn cảm với quang chu kỳ. Các giống lúa ngắn ngày phản ứng yếu hoặc không phản ứng với quang chu kỳ nên có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm [53] . 2.1.3.3. Yếu tố đất đai Lúa là cây không kén đất, có thể sinh trưởng trên các loại đất chua, phèn, mặn, hạn úng, nhưng nói chung cây lúa sinh trưởng tốt và phát triển tốt trên đất có khả năng giữ nước tốt, có thành phần cơ giới thịt trung bình hay nặng, có độ phì cao, pH từ 4,5 - 6,0 [4]. Đất lúa ngập nước cũng có một số nhược điểm về dinh dưỡng nguyên tố vi lượng so với các loại đất trên cạn, trồng màu, đất đồi. Sự ngập nước thường xuyên trong thời gian dài làm cho các nguyên tố vi lượng ở dạng dễ tiêu mất đi nhanh chóng. Sự độc canh lúa hàng năm đã dẫn đến sự thoái hóa (bạc màu hóa) đất lúa thể hiện ở sự nghèo kiệt chất mùn, keo đất, Fe, Mn và hàng loạt nguyên tố vi lượng khác [46]. Phần lớn đất Việt Nam có nguồn dự trữ thấp các chất dinh dưỡng nên không thể đảm bảo nâng cao năng suất cây trồng như thiếu hụt về đạm rồi đến lân và kali, ở vùng đất chua, sự thiếu hụt canxi và magiê cũng trở thành quan trọng, ở một số nơi còn thiếu hụt lưu huỳnh và kẽm [4] ;[5]. 2.1.3.4. Yếu tố phân bón Cây lúa hấp thu đạm trong suốt thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, sự hấp 8 thu đạm tăng dần theo tuổi của cây lúa và giảm khi xuất hiện lá dưới đòng. Sự đói phân đạm làm cho cây lúa sinh trưởng kém., lá bị vàng, năng suất quang hợp giảm, đẻ nhánh kém, bông ngắn, khó trỗ thoát, hạt thóc bị khô, lép nhiều, năng suất thu hoạch giảm [8], [70]. Với đạm giai đoạn đầu sẽ tích lũy ở thân và giảm dần theo thời gian cho đến tận giai đoạn cuối cùng của kỳ tăng trưởng. Việc di chuyển đạm từ các bộ phận của cây đến hạt chỉ thật đáng kể sau lúc trỗ hoa [25] Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến các đặc trưng sinh lý của cây trồng nhiều tác giả đã nhận xét: Phân đạm có tác dụng làm tăng hàm lượng diệp lục trong lá, tăng hiệu suất quang hợp, tăng tích luỹ chất khô... đối với lúa, cuối cùng làm tăng hệ số kinh tế [70] Khi nghiên cứu hiệu suất phân đạm đối với lúa, theo Iruka (1963) cho rằng: Nếu bón đạm với liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúc lúa đẻ nhánh và sau đó giảm dần, với liều lượng bón đạm thấp thì vào lúc lúa đẻ và trước trỗ 10 ngày có hiệu quả cao [36]. Hiệu suất sử dụng đạm của cây lúa cao ở mức bón thấp, bón sớm và bón vào thời kỳ sinh trưởng sau [69]. Tỷ lệ của đạm trong cây giảm đến cực tiểu sau khi cấy rồi tăng dần cho đến lúc trỗ. Sau đó hàm lượng đạm tiếp tục giảm cho đến thời kỳ đông sữa rồi giữ mức cố định đến lúc lúa chín Phân lân rất cần cho cây lúa vào giai đoạn đầu của sự phát triển. Thiếu lân cây lúa sẽ bị còi cọc, sự trao đổi đạm kém, đặc biệt bộ rễ rất kém phát triển. Hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu chủ yếu đáp ứng cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, đặc biệt là quá trình đẻ nhánh. Do vậy phải chú ý bón lân sớm ở giai đoạn đầu cho lúa [9], [67] . Lúa là loại cây trông rất nhạy bén với kỹ thuật bón phân và thời gian bón, nhất là giai đoạn bón thúc. Vì vậy cần dành cho một lượng phân bón vô 9 cơ thích hợp để bón thúc cho lúa. Hiệu quả của phân lân đạt cao nhất khi bón lót toàn bộ. Việc bón thúc lân vào giai đoạn cuối không những không làm tăng năng suất lúa mà còn làm giảm năng suất lúa [53]. Tỷ lệ của lân giảm nhanh sau khi cấy rồi tăng chậm và đạt tới đỉnh cao vào lúc trỗ, sau đó giảm dần đến khi lúa chín. Thiếu kali đặc biệt vào giai đoạn mạ lá lúa sẽ sinh trưởng chậm và khả năng đẻ nhánh của cây lúa giảm rõ rệt. Kali được cây hút mạnh nhất vào giai đoạn đẻ nhánh rộ và trỗ 5 - 10 ngày để tăng khối lượng hạt. [64], [66] Khoảng 20% lượng kali cây hút được vận chuyển về bông, số còn lại nằm trong các bộ phận khác của cây. Ở cây lúa cũng thấy có hiện tượng sử dụng hoang phí kali nhưng không gây hại [43], [36], [49], [59] Tỷ lệ kali giảm dần trong suốt thời kỳ tăng trưởng ban đầu nhưng sẽ tăng lên từ lúc trỗ đến lúc chín [25]. 2.1.3.5. Yếu tố nước Cây lúa là cây cần nước và ưa nước điển hình. Nước là thành phần chủ yếu trong cơ thể cây lúa, là điều kiện để thực hiện quá trình sinh lý trong cây. Ngoài ra nó là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu được đối với cây lúa. Nước tạo điều kiện cung cấp cho cây một cách thuận lợi, nước còn có tác dụng làm giảm nồng độ muối, phèn, chất độc và cỏ dại trong ruộng lúa. Nhu cầu nước của cây lúa lớn hơn một số cây trồng khác. Theo Smith hệ số thoát hơi nước của lúa là 710 so với lúa mì là 513 và ngô là 368. Theo Goutchin, để tạo ra được một đơn vị thân, lá, cây lúa cần 400-500 đơn vị nước, để tạo được một đơn vị hạt cần 300-350 đơn vị nước. Nhu cầu nước thay đổi theo thời kỳ sinh trưởng, giống và điều kiện thâm canh. Theo Goutchin, ruộng lúa không cần lớp nước trên mặt, chỉ cần đảm bảo độ ẩm 90%. Ngược lại, Erughin cho rằng ruộng lúa cần tưới ngập. Ở nước ta, đại bộ phận ruộng lúa đều tưới ngập. Tuy nhiên, cũng có những 10 giống lúa có khả năng chịu hạn như lúa cạn, lúa nương … Nhu cầu nước của cây lúa qua các thời kỳ sinh trưởng không giống nhau: - Thời kỳ nảy mầm: Hạt lúa khi bảo quản thường giữ ở độ ẩm dưới 13%. Khi hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nảy mầm ở độ ẩm đạt 25-28%. - Thời kỳ mạ: Từ sau gieo đến mũi chông thường giữ cho ruộng đủ ẩm, mạ chóng hồi và mọc nhanh. Trong điều kiện đó, ruộng lúa được cung cấp ôxi thuận lợi nên phát triển tốt và quá trình giải phóng của nội nhũ thuận lợi. Thời kỳ mạ 3-4 lá đến nhổ cấy có thể giữ ẩm hoặc giữ lớp nước nông. - Thời kỳ ở ruộng cấy: Sau cấy đến thời kỳ bén rễ, đẻ nhánh hữu hiệu, làm đòng, trỗ bông và chín, cây lúa rất cần nước để sinh trưởng thuận lợi. Vậy để đạt năng suất cao cần cung cấp nước cho lúa đầy đủ [42]. 2.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trong nước và ngoài nước 2.2.1. Tình hình sử dụng phân khoáng cho lúa Phân bón là những chất cung cấp dinh dưỡng cho cây hoặc bổ sung độ mầu mỡ cho đất. Chúng là phương tiện tốt nhất để tăng sản và cải thiện chất lượng của lương thực, thực phẩm. Dùng phân bón sẽ có hiệu quả cao nhất trên các loại đất. Không những với loại đất phì nhiêu hoặc đã được cải tạo, nhưng với cả đất kém màu mỡ cây cối cũng tăng trưởng tốt hơn [25]. Sử dụng phân bón hợp lý đã và đang góp phần nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ đất và môi trường. Hiệu lực của phân bón chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hai yếu tố chính là con người và điều kiện ngoại cảnh. Do vậy các yếu tố như: Kiến thức, tập quán canh tác, trình độ thâm canh, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng sẽ quyết định hiệu lực của phân bón và mức độ hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của sản xuất [14]. Việc dùng phân bón, được áp dụng từ hơn một trăm năm nay. Sự hiểu biết hóa học về dinh dưỡng thực vật đã góp phần to lớn vào việc tăng sản lượng và chất lượng nông sản phẩm. Một tác dụng phụ có lợi nữa là độ phì 11 nhiêu của đất được cải thiện làm cho mức thu hoạch ổn định hơn và cây trồng có sức chịu đựng với một số bệnh và khí hậu. Hơn nữa nông dân thu được lợi nhuận cao hơn do sản xuất có hiệu quả hơn [25]. Phân bón (đặc biệt là đạm, lân, kali được chế biến) là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố dinh dưỡng nhằm tăng năng suất cây trồng. Để nuôi sống 6 tỷ đến 7 tỷ người, sản lượng lương thực phải được gia tăng và làm được điều đó phải dựa vào phân bón. Lượng phân bón và năng suất lúa ở một số nước được thể hiên qua bảng 2.1 Bảng 2.1. Lượng phân bón (N, P2O5, K2O) / ha và năng suất lúa ở một số nước Quốc Gia Kg (N, P2O5, K2O) / ha Năng suất lúa (tạ/ ha) Hàn Quốc 456.6 58.1 Trung Quốc 302.7 59.6 Malaixia 199.7 31.6 Việt Nam 134.7 34.5 Ấn §é 7.2 26.9 Th¸i Lan 54.4 21.3 Philippin 54.0 27.6 Lµo 4.2 23.2 Campuchia 2.8 13.9 Nguồn: Thống kê nông nghiệp Việt Nam năm 1996 Hiện nay mức bón phân của Việt Nam xấp xỉ trung bình của khu vực, do đó năng suất cây trồng đạt mức tương đối cao [30], được thể hiện ở bảng 2.2. Bảng 2.2. Tiêu thụ phân hóa học và năng suất cây trồng ở Việt Nam Năng suất (tạ/ha) Năm Kg(N, P2O5, K2O)/ha Lúa Ngô Đậu Tương Lạc Càphê 1976 17.6 22.3 11.5 5.3 10.3 - 1980 15.6 20.8 11.0 6.5 8.9 - 1985 51.5 27.8 14.7 7.8 9.5 8.7 12 1990 65.3 31.9 15.5 7.9 10.6 14.9 1991 75.3 31.1 15.0 7.9 11.1 13.7 1992 68.9 33.3 15.6 8.2 10.4 14.5 1993 74.3 34.8 17.7 8.7 11.9 16.6 1994 99.2 35.6 21.4 9.4 11.9 18.1 1995 87.0 36.9 21.3 10.3 12.8 21.8 (Nguồn: Thống kê nông nghiệp Việt Nam năm 1996) Ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu về phân bón trên nhiều đối tượng cây trồng cũng được ghi nhận. Nguyễn Như Hà và Vũ Hữu Yêm từ năm 1996-1998, khi nghiên cứu đề tài sử dụng phân bón NPK cho lúa trên đất phù sa sông Hồng đã kết luận: Các loại phân hoá học NPK đều có hiệu lực rõ khi bón cho lúa ở đất phù sa sông Hồng mặc dù đất khá giàu chất dinh dưỡng này. Phân đạm có hiệu lực nhất và có tính chất quyết định đến hiệu lực hút các yếu tố khác của cây lúa. Với trình độ thâm canh hiện nay, chỉ nên bón với lượng 120 kgN/ha là có hiệu quả nhất. Hiệu suất sử dụng phân đạm ở mức bón này có thể đạt 10,5 kg thóc/kgN ở vụ mùa và 12,5 kg thóc/kgN ở vụ xuân. Tỉ lệ N:P:K là 1:0,5:0,5 cho hiệu quả cao nhất. Liều lượng phân bón đã được sử dụng cho những vùng thâm canh lúa [46].`được thể hiện ở bảng 2.3. Bảng 2.3. Liều lượng phân bón sử dụng cho những vùng thâm canh lúa Liều lượng (kg/ha) Tỷ lệ TT Đất N P2O5 K2O N P2O5 K2O 1 Đất phù sa Sông Hồng 76.2 26.4 2.1 100 35 3 2 Đất phù sa Sông Thái Bình 87.1 40.0 2.0 100 46 2 3 Đất Bạc màu 69.5 16.4 10.8 100 24 16 4 Đất Cát ven biển 79.7 39.3 14.0 100 49 18 5 Đất Phèn 13 - Miền Bắc 90.0 67.0 0.0 100 74 0 - Miền Nam 83.0 4.8 0.0 100 6 0 6 Đất phù sa Sông Cửu Long 101.0 45.0 2.5 100 45 25 Đất Mặn - Miền Bắc 90.0 40.0 10.0 100 44 11 7 - Miền Nam 63.0 34.6 0.0 100 55 0 (Nguồn: Thống kê nông nghiệp Việt Nam năm 1996) Ở vùng Đông Nam Á, để có năng suất 4 tấn hạt/ha, cây lúa cần hút 90 kgN, 13 kgP, 108 kgK, 6 kg Ca, 5 kg Mg và 4 kg S. Các giống lúa địa phương cho năng suất 2 tấn/ha chỉ cần hút 45 kgN, 7kgP, 54 kgK, 5 kgMg và 2 kgS. Đặc điểm hấp thu dinh dưỡng của cây lúa ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì khác nhau. Cứ bón 174 kgN/ha, ngoài làm tăng năng suất lúa lên 2,9 lần còn làm tăng lượng hút P, K, S lên tương ứng là: 2,6-3,7 và 4,6 lần. Cứ 1000 kg (kể cả rơm rạ) sinh khối khô đã lấy đi của đất 22,2 kgN, 7,1 kg P2O5 và 31,6 kgK2O. Một năm nếu cấy 2 vụ lúa đạt năng suất bình quân 10 tấn thóc/ha, cây lúa lấy đi lượng dinh dưỡng tương ứng là 482 kg urrê, 430 kg super lân, 528 kg kaliclorua/ha. Bón phân cân đối ngoài làm tăng năng suất lúa còn có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây và có tác dụng cải tạo đất [6]. Khuyến cáo bón kali cho lúa của IRRI cũng được dựa trên mức tăng năng suất và khả năng cung cấp kali của đất. Tùy theo đất lúa, mùa khô để đạt năng suất lúa 4 - 8 tấn/ha cần bón 30 - 150 kg K2O/ha. Mùa mưa để đạt năng suất lúa 4 - 6 tấn/ha cần bón 30 - 100 kg K2O/ha. Ở Trung Quốc thí nghiệm đạt năng suất lúa cao 7 - 8 tấn/ha/vụ đã bón 135 - 150 kg K2O/ha[59 ]. Việc sử dụng phân khoáng đã góp phần đáng kể làm tăng nhanh năng suất cây trồng ở hầu hết các loại đất và các loại cây trồng khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, trong nền nông nghiệp hiện đại, việc quá lạm dụng phân khoáng cũng đã dẫn đến những tác động xấu đối với môi trường nói chung và 14 đất nói riêng. Hệ số sử dụng phân bón của cây trồng ở nước ta rất thấp, chỉ vào khoảng 35-50% đối với phân đạm, 20-30% đối với phân lân và 40-60% đối với phân kali [18]. Đối với các giống lúa có năng suất cao, cho năng suất 5 tấn hạt/ha, lượng chất dinh dưỡng hút từ đất và phân bón là 110 kgN, 34 kgP2O5, 156 kgK2O, 23 kg MgO, 20 kg CaO, 5 kg S, 3,2 kg Fe, 2 kg Mn, 200 g Zn, 150 g Cu, 150 g B, 250 g Si, và 25 g Cl/ha (IFA, 1992). Cứ sản xuất 1 tấn thóc cùng với rơm rạ, cây lúa cần 17,5 kgN, 3 kg P và 17,5 kgK . Hiện nay Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với những năm trước đây do người dân áp dụng được rất nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm canh. Theo Vũ Hữu Yêm, (2006) [50]: Việt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới. Mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn đạm, 456.000 tấn lân và 402.000 tấn kali trong đó sản xuất lúa chiếm 62%. Song do điều kiện khí hậu còn gặp nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón phân mới chỉ phát huy được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali. Nhưng hiệu quả bón phân đối với cây trồng lại tương đối cao do vậy mà người dân ngày càng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong tương lai vẫn hứa hẹn sử dụng một lượng phân bón rất lớn trong sản xuất nông nghiệp mặc dù nước ta chủ yếu vẫn phải nhập khẩu phân bón [11] . Bảng 2.4. Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020 Năm Các loại phân bón 2005 2010 2015 2020 Tổng số 1.900 2.100 2.100 2.100 Sản xuất trong nước 750 1.600 1.800 2.100 Urê Nhập khẩu 1._.150 500 300 0.0 Tổng số 500 500 500 500 KCL Sản xuất trong nước 0 0 0 0 15 Nhập khẩu 500 500 500 500 (Nguồn: Phòng quản lý đất và phân bón, Cục Trồng trọt, Bộ NN& PTNT, 05/2007; ĐVT: 1000 tấn) 2.2.2. Tình hình sử dụng phân hữu cơ cho lúa Hiện nay các nước trên thế giới đang quan tâm đến việc sử dụng phân hữu cơ như phân chuồng, phân ủ, phân xanh, các loại phân vi sinh... Phân hữu cơ sinh học là loại sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (phế thải nông nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt...) trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của vi sinh vật hoặc các hoạt chất sinh học được chuyển hóa thành mùn[45]. Ấn Độ hàng năm sản xuất khoảng 286 triệu tấn phân ủ (compost) từ các chất thải nông thôn và thành phố. Ước tính thu được 3,5 - 4,0 triệu tấn N,P,K [46]. Hiện nay Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đang đẩy mạnh chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ sản xuất phân lân vi sinh vật ở quy mô lớn và diện tích sử dụng hàng chục ha [45]. Trung Quốc sử dụng phân hữu cơ từ nguồn phân chuồng, rơm rạ, phân xanh, khô dầu. Ước tính tương đương 65 kg (N+ P2O5 + K2O) [46]. Tại Ấn Độ sử dụng phân vi sinh vật cố định Nitơ cho lúa, cao lương và bông làm tăng năng suất trung bình lần lượt là 11,4%, 18,2% và 6,8 % mang lại lợi nhuận khoảng 1.015rupi, 1.149rupi, 343rupi/ha [45]. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu gần đây cho biết mỗi gói chế phẩm vi sinh vật phân giải lân (50 g) sử dụng cho cà phê trên vùng đất đỏ bazan có tác dụng tương đương với 34,3 kg P2O5/ha [45]. Ở Việt Nam các thử nghiệm sử dụng phân vi sinh vật cố định Nitơ hội sinh (Azogin) ở 15 tỉnh miền Bắc, miền Nam và miền Trung trên diện tích 16 hàng chục ngàn ha cho thấy trong cùng điều kiện sản xuất ruộng lúa được bón phân vi sinh vật cố định đạm đều tốt hơn so với đối chứng[45]. Biểu hiện như bộ lá phát triển tốt hơn, tỷ lệ nhánh hữu hiệu, số bông/khóm nhiều hơn đối chứng, năng suất hạt tăng so với đối chứng 6 - 12 %, nhiều nơi đạt 15 - 20 % [45]. 2.2.3. Tình hình sử dụng phân bón lá cho lúa Ngày nay, nhờ có những tiến bộ kỹ thuật về hóa học, về sinh học, các dạng phân bón qua lá đã được cải tiến và sử dụng có hiệu quả [15]. Phân bón lá được sử dụng như một phương tiện cung cấp dinh dưỡng vi lượng, đa lượng, hoocmon kích thích sinh trưởng, và những chất cần thiết cho cây. Những ảnh hưởng quan sát được của việc bón phân qua lá là tăng năng suất cây trồng, tăng khả năng chịu bệnh và sâu bệnh của cây. Phản ứng của cây trồng phụ thuộc vào giống, dạng phân bón, nồng độ và số lần bón, cũng như từng giai đoạn phát triển của cây trồng [60]. Một trong những tác dụng của phân bón lá là tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất. Tác dụng này dựa trên cơ sở là phân bón lá làm tăng khả năng tổng hợp (hút) đường và các dịch rỉ khác từ hệ rễ. Các vi khuẩn hữu ích (có lợi) trong vùng rễ kích thích làm tăng hàm lượng của dịch rỉ. Sau đó, sự hoạt động mạnh của các vi sinh vật đã làm tăng các chất dinh dưỡng, giảm nguy cơ bị bệnh, tăng các loại vitamin và các yếu tố có lợi khác cho cây trồng. Đó là một cách hợp lý để tăng cường mức độ sử dụng phân bón lá trong các nông trại hữu cơ. Hầu hết các loại nguyên liệu phân bón hòa tan thông thường đều có thể dùng làm phân bón qua lá. Các công thức trộn hỗn hợp giữa các nguyên tố đa lượng, vi lượng, các vitamin và các hoocmon kích thích sinh trưởng ở dạng lỏng và khô, thường được ưu tiên sử dụng vì chúng dễ tan trong nước và ít gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cần tránh dùng các loại phân bón chứa hàm lượng lớn Chlorine để tránh gây tác hại đến cây trồng. 17 Ở nước ta việc sản xuất và sử dụng phân bón lá đã và đang được quan tâm phát triển. Sản phẩm phân bón lá Pomior của Hoàng Ngọc Thuận (Đại học Nông Nghiệp Hà Nội) đã được Bộ Nông Nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật năm 2005. Kết quả thử nghiệm Pomior trên cây ăn quả như: Xoài, vải, nhãn của Phạm Thị Hương năm 2005 cho thấy Pomior có tác dụng cải thiện sinh trưởng các đợt lộc, tăng khả năng đậu quả, nhờ đó cải thiện năng suất [28]. Gần đây có rất nhiều chế phẩm phân bón qua lá đuợc các nhà khoa học khảo nghiệm hiệu lực đối với các loại cây trồng khác nhau và trên các loại đất khác nhau. Phân bón lá PHALA-R l phân bón lá dạng lỏng, được điều chế từ N, P2O5, K2O là yếu tố đa lượng cơ bản, kết hợp với nguyên tố vi lượng cần thiết là Fe, Cu, Zn, và B, bổ sung chất điều hoà sinh trưởng thực vật GA3, có thành phần hoạt hoá như sau: N: 5%, P2O5: 3%, K2O: 2, Fe: 0,05%, Cu: 0,02%, Zn: 0,05%, B: 0,02%, GA3: 0,05%. • Phân bón lá PHALA-V l - phân bón lá dạng viên sủi, được điều chế từ N, P2O5, K2O là yếu tố đa lượng cơ bản, kết hợp với nguyên tố vi lượng cần thiết là Fe, Cu, Zn, B và Mo, bổ sung chất điều hoà sinh trưởng thực vật GA3, có thành phần hoạt hoá như sau: N: 5%, P2O5: 5% K2O: 3 Fe: 0,05%, Cu: 0,02%, Zn: 0,05%, B: 0,02%, Mo: 0,005%, GA3: 0,05%. Bảng 2.5. Thành phần tính chất của 3 loại phân bón lá Pisomix của công ty TNHH Thái Dương Thành phần Đơn vị PISOMIX-101 PISOMIX-102 PISOMIX-105 N P2O5 K2O Mg % % % ppm 6 30 30 800 10 40 20 1500 6 4 5 1000 18 Mn Cu S Zn B K- Humate GA3 NAA ppm ppm ppm ppm ppm % ppm ppm 300 500 1000 400 200 0 0 0 50 400 800 1000 200 0 0 0 200 200 800 400 3000 15 400 250 Nguồn: Giáo trình Nông hoá. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Kết quả khảo nghiệm hiệu lực các loại phân bón lá Pisomix do công ty TNHH Thái Dương sản xuất bằng việc phối trộn các hợp chất chứa các nguyên tố dinh dưỡng thông thường (Potassium Nitrat, Mono aminium Phosphate, Urea, Ammonium sulphate, Magnesium Sulphate) theo những tỷ lệ khác nhau. Các nguyên tố vi lượng được phối trộn trong phân dưới dạng chelate, ngoài ra còn được bổ sung thêm các chất điều hoà sinh trưởng GA3, K-humate. Kết quả khảo nghiệm 3 loại phân PISOMIX-101, PISOMIX-102, PISOMIX-105 trên cây lúa làm tăng số bông/m2 và số hạt chắc/bông so với đối chứng. Năng suất thực thu tăng từ 15-17% [10]. Đối với cây ngô, khi phun 3 loại phân này cũng làm tăng năng suất từ 13- 16% so với đối chứng [10]. Báo cáo kết quả khảo nghiệm 3 loại phân bón lá: FOLIFERT MAGICAL, FOLIERT X- PLODE Và FOLIEERT KELP-P-MAX do Công ty TNHH một thành viên Bảo vệ Thực vật Sài Gòn nhập khẩu từ Bỉ và Nam Phi. Thành phần và tính chất của các loại phân này được trình bày trong bảng 2.6. Bảng 2.6. Thành phần và tính chất các loại phân bón lá Phân bón Đơn vị FOLIFERT FOLIERT X- FOLIEERT 19 Chỉ tiêu MAGICAL PLODE KELP-P- MAX DO N P K CaO MgO Fe Mn Zn Cu B Mo Amino Axit Auxin Cytokinin pH Tỷ trọng % % % % % % % % % % % % % % 9,2 0 0 12,6 29,8 0,10 0,05 0,05 0,05 0,10 0,007 1,74 0 0 7,0 1,47 0 4,1 5,1 0 0 0,39 0,14 0,09 0,03 0,04 0,004 0 0 0 4,9 1,18 3,5 11,1 0 0 0 0,24 0,12 0,12 0,12 0,24 0,017 1,74 0,000179 0,0000005 6,6 1,19 Nguồn: Phân bón vi lượng cho cây trồng. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Kết quả sử dụng 3 sản phẩm phân bón lá trên cho một số cây trồng trên đất xám, đỏ và phù sa vùng Đông, Tây Nam bộ và Tây Nguyên cho thấy năng suất lúa tăng từ 16 - 22,7%, lạc từ 1 - 15,7%, ngô từ 14,1 - 19,4% [51]. Như vậy, nếu nắm được đặc điểm sinh lý của cây trồng, biết được khả năng cung cấp nguyên tố vi lượng dễ tiêu của đất là những điều kiện cần thiết đầu tiên để sử dụng phân bón lá có chứa các nguyên tố vi lượng có hiệu quả. Những điều kiện tiếp sau là bón với liều lượng hợp lý và có biện pháp sử dụng đúng đắn, phù hợp với đất trồng và sự đòi hỏi của cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển mới đem lại hiệu quả cao. Hiệu quả sử dụng của chế phẩm phân bón lá có chứa các nguyên tố vi lượng phụ thuộc vào dạng phân sử dụng. Từ những kết quả trên cho thấy chất kích thích sinh trưởng, axít amin, nguyên tố trung lượng, vi lượng là những yếu tố dinh dưỡng có vai trò sinh lý quan trọng ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và là 20 những yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự cấu thành năng suất chất lượng sản phẩm. Sử dụng một cách khoa học và hợp lý các yếu tố dinh dưỡng đó sẽ đem lại hiệu quả cao về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. 2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới năng suất và chất lượng lúa gạo 2.3.1. Ảnh hưởng của phân bón tới năng suất lúa Đạm là chất cấu tạo nên prôtit, là cơ sở của sự sống, không có đạm vạn vật không sống được, thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, đẻ nhánh kém, ít phát triển mầm non, phân cành ra lá kém, lá nhỏ, quang hợp kém, từ đó ra hoa kết quả muộn, ít hoa, ít quả dẫn tới năng suất giảm hoặc không có thu hoạch [47]. Sau khi tăng lượng đạm thì cường độ quang hợp, cường độ hô hấp, hàm lượng diệp lục của cây lúa tăng lên, nhịp độ quang hợp, hô hấp không khác nhau nhiều nhưng cường độ quang hợp tăng mạnh hơn cường độ hô hấp 10 lần cho nên vai trò của đạm là tăng tích lũy chất khô [32]. Thời kỳ bón đạm là thời kỳ rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực của phân để làm tăng năng suất lúa. Với phương pháp bón đạm (bón tập trung vào giai đoạn đầu và bón nhẹ vào giai đoạn cuối) của Việt Nam vẫn cho năng suất lúa cao [26], [65], [68]. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và ảnh hưởng của liều lượng đạm tới sinh trưởng của giống lúa ngắn ngày thâm canh cho thấy: Tăng liều lượng đạm bón ở mật độ cấy dày có tác dụng tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu [22] Trên đất phù sa sông Hồng bón đạm với mức 180kgN/ha trong vụ xuân và 150 kgN/ha trong vụ mùa cho lúa lai vẫn không làm giảm hiệu quả so với mức khác [41] . Lân rất cần cho sự hình thành lên các bộ phận mới như ra mầm non, đẻ nhánh phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ [47]. Trên đất phù sa sông Cửu Long được bồi hàng năm, bón lân vẫn có hiệu quả rất rõ. Vụ đông xuân bón 20kg P2O5/ha đã tăng năng suất được 20% 21 so với công thức không bón lân. Tuy nhiên bón thêm với liều lượng cao hơn, năng suất lúa có tăng nhưng không rõ cho nên ruộng thâm canh thường được bón phối hợp từ 20 - 30 kgP2O5 là đủ trong vụ hè thu, cây lúa có nhu cầu lượng lân cao và hiệu quả xuất hiện rõ hơn vụ xuân. Bón 20 kg P2O5 thì đã bội thu được 43,7%, tiếp tục bón tăng lượng lân năng suất lúa tăng nhưng không rõ [33] . Tất cả các thí nghiệm trong chậu và ngoài đồng đều cho thấy hiệu suất sử dụng phân lân ở lúa lai là 10 - 12 kg thóc/kg P2O5 và lúa thuần là 6 - 8 kg thóc/kg P2O5 [26] . Trong vụ xuân bón lân cho lúa từ 30 - 120 kg P2O5/ha làm tăng năng suất từ 10 -17 %. Với lượng 90kgP2O5/ha là đạt năng suất cao nhất và nếu bón hơn liều lượng 90kgP2O5/ha thì năng suất có xu hướng giảm. Trong vụ hè thu với giống lúa VM1 bón supe lân hay lân nung chảy đều làm năng suất tăng rõ rệt [3] . Kali xúc tiến sự tạo thành prôtit cần để hình thành tế bào mới. Vì vậy giúp cho cây đẻ nhánh, đâm cành nảy lộc nhanh [47]. Kali được sử dụng trong nguyên sinh chất tế bào như một tác nhân kích thích các hoạt động chuyển hóa vật chất vô cơ thành hữu cơ, đồng thời thúc đẩy quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp lên lá, vào hoa và hạt. Sự có mặt của kali thời kỳ sau trỗ của lúa lai là một ưu thế thúc đẩy quá trình mẩy của hạt giúp nâng cao năng suất lúa. Lúa lai có khẳ năng đồng hóa dinh dưỡng cao nhất đối đạm và kali. Lượng đạm hút thường là 20 - 22 kg N/tấn thóc và lượng hút kali cũng tương tự. Trong vụ xuân, để đạt năng suất cao cần phải bón sớm. Bón kali là yêu cầu bắt buộc đối với lúa lai ngay cả trên đất giàu kali [3] . Trên đất phù sa sông Hồng, thâm canh lúa ngắn ngày để đạt được năng suất lúa hơn 5 tấn/ha ở vụ mùa và trên 6 tấn/ha ở vụ xuân, nhất thiết phải bón kali. Để đạt năng suất lúa xuân 7 tấn/ha thì cần bón 102 - 135 kg K2O /ha/vụ 22 (với mức 193kg N/ha +120kgP2O5/ha/vụ) và năng suất vụ mùa đạt 6 tấn cần bón 88 - 107 kg K2O/ha/vụ (với mức 160kgN + 88kgP2O5/ha/vụ). Hiệu suất phân kali có thể đạt tới 6,2 - 7,2 kg thóc/kg K2O [2], [33]. Như vậy sử dụng phân bón hợp lí làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế là cách thông minh nhất của nhân loại. Giữa năng suất và chất lượng sản phẩm có mối liên hệ theo phương trình bậc hai. Điều đó có nghĩa là khi tăng lượng phân bón, năng suất tăng lên và cũng làm tăng chất lượng. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng lượng phân bón, nhất là phân bón hoá học quá ngưỡng đã làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường, nhất là môi trường đất [54]. 2.3.2. Ảnh hưởng của phân bón tới chất lượng lúa gạo Chất lượng lúa gạo được đánh giá bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau như là màu sắc của vỏ hạt, chiều dài hạt, chiều rộng hạt, hình dạng hạt, tỷ lệ gạo xay (gạo lật), tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ bạc bụng, chất lượng nấu nướng và ăn nếm, chất lượng dinh dưỡng, khẳ năng và các đặc tính trong quá trình chế biến. Để đánh giá chất lượng gạo có thể tổng hợp các chỉ tiêu chính như là: Chất lượng thương phẩm, chất lượng xay xát, chất lượng nấu nướng, chất lượng dinh dưỡng[58]. Về thành phần hóa học, hạt gạo đặc trưng bởi tinh bột. Hàm lượng đạm thay đổi trong khoảng 6,5 - 7,6 %, chất béo chiếm khoảng 2%, chất xơ có 10 %. Mặc dù có hàm lượng ít trong thành phần của hạt gạo, nhưng các hợp chất có chứa đạm rất quan trọng. Phân bón cho lúa có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt. Nếu không bón hoặc bón ít đạm thì lúa cao sản chỉ chứa một lượng prôtêin thấp tương đối so với lúa địa phương. Nếu được bón đủ phân đạm và áp dụng một số biện pháp canh tác kỹ thuật thì năng suất hạt và prôtêin của lúa cao sản tăng 23 rất nhiều [56]. Chế độ phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến tỉ lệ gạo lức, gạo trắng nhưng có ảnh hưởng đến tỉ lệ gạo nguyên [39] Khi tổng hợp và tích lũy gluxit (mà chủ yếu là tinh bột) trong hạt diễn ra trong điều kiện thuận lợi, phân đạm bón cho lúa có ảnh hưởng tương đối mạnh đến quá trình này. Hàm lượng tinh bột dưới tác động của đạm có thể giảm chút ít ở các giống lúa chín sớm và chín trung bình và có thể tăng cao ở một số giống lúa chín muộn [62]. Hàm lượng tinh bột trong hạt gạo thường có mối tương quan nghịch với hàm lượng đạm. Nếu hàm lượng đạm được giữ nguyên thì hàm lượng tinh bột có thể được giữ nguyên hoặc giảm đi [17]. Đạm có vai trò tăng sinh trưởng và phát triển của mô sống, quyết định phẩm chất nông sản [13]. Lân ảnh hưởng đến sự chuyển đường và bột tích lũy về hạt và các bộ phận thu hoạch [47]. Kali có vai trò làm tăng phẩm chất nông sản, tăng kích thước hạt [13] Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng phân bón N,P,K đến tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose trong hạt gạo trên đất phèn các tác giả rút ra kết luận rằng: Phân lân và kali ảnh hưởng đến tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose của hạt gạo trong khi đó phân đạm có ảnh hưởng đến tỉ lệ bạc bụng của hạt gạo nhưng hàm lượng amylose khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức phân bón [37] Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân N,P,K đến năng suất và chất lượng lúa gạo trong vụ đông xuân các tác giả đã có nhận xét: Chế độ bón phân cân đối đầy đủ N,P,K không những làm tăng năng suất lúa mà còn cải thiện chất lượng gạo rõ rệt như làm tăng tỉ lệ gạo nguyên, giảm độ bạc bụng, giảm độ đục của nội nhũ so với chế độ bón phân đơn độc những yếu tố N,P K riêng rẽ [31]. 24 Chất lượng dinh dưỡng của hạt gạo ngoài phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống còn chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp trồng trọt, loại phân bón, lượng phân bón và kỹ thuật bón đều ảnh hưởng mạnh đến chất lượng dinh dưỡng của hạt. Bón phối hợp N,P,K có tác dụng làm tăng chất lượng của hạt lên rất nhiều [24]. Bón phân cân đối làm tăng năng suất và chất lượng lúa gạo đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. 25 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là giống lúa Bắc Thơm - 7 3.2. Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm tại xã Liên Hồng - huyện Gia Lộc - Hải Dương. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Xác định tính chất lý hóa học của đất thí nghiệm như: pH, OC%, N%, P2O5%, K2O%, P2O5 dễ tiêu, K2O trao đổi. 3.3.2. Bố trí thí nghiệm đồng ruộng 3.3.3. Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của lúa trên các công thức thí nghiệm + Động thái đẻ nhánh + Chiều cao cây + Diện tích lá 3.3.4. Xác định các yếu tố cấu thành năng suất + Số bông/khóm + Số hạt chắc/bông + Trọng lượng nghìn hạt (P100 hạt) + Tỷ lệ hạt lép 3.3.5. Xác định năng suất lý thuyết, năng suất thực thu trên các công thức thí nghiệm 3.3.6. Theo dõi tình hình sâu bệnh 3.3.7. Phân tích chất lượng gạo qua các chỉ tiêu + Chất lượng xay xát bao gồm: Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo 26 nguyên + Chất lượng thương phẩm như: Độ đồng đều của hạt gạo, độ gãy của hạt gạo, chiều dài, chiều rộng hạt gạo, độ bạc bụng, độ trong nội nhũ của gạo. + Chất lượng nấu nướng: hàm lượng amylose + Chất lượng dinh dưỡng bao gồm: Nitơ tổng số, Nitơ prôtêin, hàm lượng prôtêin và hàm lượng tinh bột trong hạt gạo. 3.3.8 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm 3.3.9. Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu như điều kiện khí hậu 3.4. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được đặt tại khu đồng ruộng thí nghiệm của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm - Gia Lộc - Hải Dương. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên: Với 4 công thức, 3 lần nhắc lại và diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2. 3.4.1. Công thức thí nghiệm - CT1: 100N + 100 P2O5 + 75 K2O (Nền) - CT2: Nền + Phân bón lá Yo. Gen. N02 - CT3: Nền + Phân hữu cơ sinh học Sông Gianh - CT4: Nền + Phân bón lá Yo.Gen. N02 + Phân hữu cơ sinh học Sông Gianh 3.4.2. Sơ đồ thí nghiệm CT1 CT4 CT2 CT3 CT4 CT1 CT3 CT2 27 CT2 CT3 CT4 CT1 Phân bón lá Yo. Gen. N02 phun 6,66 kg/ha (13,32 g/ ô thí nghiệm) và phun vào 4 giai đoạn gồm có giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn phân hóa đòng, giai đoạn đòng già, giai đoạn sau trỗ. Phân hữu cơ sinh học Sông Gianh bón 1,11 tấn / ha (2,2 kg / ô thí nghiệm), bón lót 100% 3.4.3. Kỹ thuật áp dụng, chăm sóc thí nghiệm Mật độ cấy 35 - 40 khóm/ m2, 1- 2 dảnh/ khóm. Các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc được áp dụng theo quy trình chung của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm. 3.4.4. Xác định chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây lúa Mỗi ô thí nghiêm chọn 10 khóm ngẫu nhiên và các chỉ tiêu theo dõi trên các khóm 7 ngày 1 lần - Chiều cao cây: Đo từ gốc vuốt lá lên tính đến điểm cao nhất rồi lấy chiều cao trung bình của 10 khóm. - Động thái đẻ nhánh của cây lúa: tính trung bình 10 khóm - Khả năng chống chịu với một số loại sâu bệnh hại chính: phương pháp cho điểm theo hướng dẫn của IRRI. - Diện tích lá : Phương pháp cân nhanh 3.4.5. Xác định các yếu tố cấu thành năng suất - Các yếu tố cấu thành năng suất lúa và năng suất của các giống lúa được xác định theo Gomez, 1984, bao gồm: + Số bông/khóm + Số hạt chắc/bông + Tỷ lệ hạt lép Khối lượng hạt lép Tỷ lệ hạt lép = Tổng khối lượng hạt chắc và lép x 100 28 Số hạt lép Khối lượng 1000 hạt = Tổng số hạt/bông * 100 NSLT = Số bông/khóm x Số hạt chắc/bông x P1000hạt x Số khóm/ m2 x 104 NSTT = Khối lượng sản phẩm thu được từ mỗi ô thí nghiệm 3.4.6. Xác định chỉ tiêu chất lượng gạo 3.4.6.1. Chất lượng xay xát Khối lượng gạo lật hạt Tỷ lệ gạo lật = Khối lượng thóc x 100 Khối lượng gạo nguyên Tỷ lệ gạo nguyên = Khối lượng gạo xay xát x 100 Khối lượng gạo xát trắng Tỷ lệ gạo xát = Khèi l−îng thãc x 100 3.4.6.2. Chất lượng thương phẩm - Xác định chiều dài, chiều rộng hạt gạo (mm), tỷ lệ D/R, đo bằng thước Panmes. - Xác định độ bạc bụng: Cắt ngang 50 hạt gạo xác định mức độ bạc bụng theo thang điểm IRRI. Xếp loại hạt đục khi phần bạc bụng lớn hơn 1/2 hạt. Hạt không bạc bụng hay hạt trong khi không có phần bạc bụng hoặc phần bạc bụng rất ít nằm ở giữa. Hạt nửa trong khi phần bạc bụng nhỏ hơn 1/2 hạt. 3.4.6.3. Chất lượng nấu nướng - Xác định hàm lượng amylose theo phương pháp Juliano 3.4.6.4. Chất lượng dinh dưỡng - Xác định hàm lượng Nitơ tổng số, Nitơ prôtêin, hàm lượng Nitơ phi prôtêin trong hạt gạo của các giống lúa theo phương pháp Kjeldahll. 29 - Xác định hàm lượng tinh bột trong gạo theo phương pháp Bertrand. 3.4.7. Xác định tính chất hóa lý học của đất thí nghiệm - pH kcl đo bằng máy pHmeter - OC% phân tích bằng phương pháp Walkey - Black - Phương pháp xác định các chất tổng số được công phá bằng hỗn hợp hai axit: H2SO4 và HClO4 sau đó + N% được định lượng bằng phương pháp Kjeldahl + P2O5 % được định lượng bằng phương pháp so màu xanh Molipden + K2O% được định lượng trên máy quang kế ngọn lửa + P2O5 dễ tiêu phân tích bằng phương pháp Oniani + K2O trao đổi phân tích bằng phương pháp Maxlopva 3.4.8. Hiệu quả kinh tế của công thức thí nghiệm Hiệu quả kinh tế của công thức thí nghiệm được xác định qua các thông số - Tổng thu = (Năng suất x Giá thành) - Tổng chi : Là các chi phí vật chất bao gồm tiền thuê làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các khoản chi khác - Công lao động - Thu nhập hỗn hợp = (Tổng thu - Tổng chi) - Giá trị ngày công lao động Thu nhËp hçn hîp Gi¸ trÞ ngµy c«ng = C«ng lao ®éng - HiÖu qu¶ ®ång vèn Thu nhËp hçn hîp HiÖu qu¶ ®ång vèn = Tæng chi 3.4.9. Ph−¬ng ph¸p xö lý sè liÖu 30 C¸c sè liÖu thu ®−îc trong thÝ nghiÖm ®−îc xö lý theo ch−¬ng tr×nh IRRISTART 4.0 vµ EXECEL. 31 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Một số tính chất đất trước thí nghiệm Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, các đặc tính lý, hóa học có trong đất là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Do vậy, Chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu lý, hóa học của đất thí nghiệm. Các kết quả phân tích đất thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.1 Bảng 4.1. Một số tính chất đất thí nghiệm pH Các chất tổng số (%) Dinh dưỡng dễ tiêu (mg/100g đất) Thành phần cấp hạt (%) H2O KCL N P2O5 K2O OM P2O5 K2O Cát Limon Sét 5.60 4.50 0.12 0.32 1.35 0.6 6.11 6.54 32.50 35.60 31.90 Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy : Đất có phản ứng chua ít, pHH2O là 5.6, pHKCL là 4.5, đất có thành phần cơ giới thịt pha sét, đạm tổng số ở mức nghèo đạt 0.12%, kali tổng số ở mức trung bình đạt 1.35%, lân tống số giàu đạt 0.32%, hàm lượng hữu cơ tổng số ở mức thấp đạt 0.6%, các chất dinh dưỡng dễ tiêu đều ở mức nghèo, lân dễ tiêu đạt 6.11 mg/100 g đất, kali dễ tiêu đạt 6.54 mg/100 g đất. Như vậy, với các tính chất đất trên thì đất này là loại đất có độ phì khá, thích hợp cho trồng lúa. 4.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón mới đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa Bắc Thơm - 7 4.2.1. Một số đặc trưng hình thái và đặc tính nông học chủ yếu của giống lúa Bắc Thơm - 7 Giống lúa Bắc Thơm - 7 là giống lúa thuần của Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam. Giống lúa Bắc Thơm - 7 có thời gian sinh trưởng thuộc vào nhóm ngắn ngày nên có thể gieo cấy ở cả hai vụ, là giống lúa có dạng cây 32 gọn, chiều cao cây thuộc loại nửa lùn, đẻ nhánh khá, lá màu xanh nhạt, trỗ kéo dài, hạt thon, nhỏ màu vàng sẫm. Giống lúa Bắc Thơm - 7 có khả năng chống đổ trung bình, chịu rét yếu, nhiễm rầy, đạo ôn, khô vằn từ nhẹ đến trung bình, thường bị bạc lá trong vụ mùa. Sinh trưởng và phát triển của cây lúa có liên quan tới các yếu tố ngoại cảnh như đất đai, khí hậu, kỹ thuật canh tác … trong đó phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Các loại phân bón khác nhau đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Chu kỳ sống của cây lúa gồm hai thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm và kéo dài tới lúc phân hóa đòng. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực bắt đầu từ lúc phân hóa đòng và kéo dài cho đến lúc chín. Trong thí nghiệm này chúng tôi theo dõi hai chỉ tiêu quan trọng của quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa, đó là chiều cao cây và khả năng đẻ nhánh. 4.2.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón mới đến động thái tăng trưởng chiều cao cây Đối với tất cảc các loại cây trồng nói chung, chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sinh trưởng của các giống được trồng trọt trong những điều kiện nhất định. Khả năng sinh trưởng của một cây trồng nói chung có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố nội tại, liên quan đến bản chất di truyền của giống đồng thời chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố kỹ thuật… phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến quả trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Ngay trong cùng một giống lúa nhưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau, các loại phân bón khác nhau, biểu hiện tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khác nhau. Theo dõi sự tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm - 7 ở các công thức bón phân khác nhau chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.2 và 33 hình 4.1. Bảng 4.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón tới động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm vụ xuân 2008 Đơn vị: cm Ngày sau cấy Công thức 15 22 29 36 43 50 57 64 71 78 85 1 24.20 34.95 46.95 59.08 64.69 71.59 78.40 85.38 92.90 93.59 93.96 2 25.47 36.40 48.45 61.45 66.30 71.71 79.87 86.98 93.97 94.95 95.12 3 25.94 36.82 49.25 62.55 67.97 72.34 80.72 87.82 94.43 95.57 95.86 4 26.10 37.04 51.61 64.32 70.03 76.25 83.07 90.31 96.15 96.98 97.97 CV% 0.2 LSD 05 0.31 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 15 22 29 36 43 50 57 64 71 78 85 Ngày sau cấy cm CT1 CT2 CT3 CT4 Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm -7 vụ xuân 2008 Kết quả bảng 4.2 và hình 4.1 chúng tôi nhận thấy: Chiều cao cây lúa tăng dần từ lúc cấy cho đến lúc thu hoạch. Trong đó 34 tăng nhanh nhất là giai đoạn từ sau cấy 15 ngày cho đến sau cấy 36 ngày. Từ sau cây 36 ngày chiều cao cây lúa ở các công thức khác nhau dao động từ 59.08 đến 64.32 cm, cao nhất là công thức 4 và thấp nhất là công thức 1. Sau đó, chiều cao cây lúa tăng chậm hơn, tăng chậm nhất là giai đoạn từ sau cấy 71 ngày đến sau cấy 85 ngày. Các công thức phân bón khác nhau đã ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao cây của giống lúa Bắc Thơm - 7. Chiều cao cuối cùng của các công thức phân bón khác nhau dao động từ 93.96 đến 97.97 cm. Trong đó, cao nhất là công thức 4 bón kết hợp giữa phân vô cơ, phân bón lá và phân hữu cơ vi sinh, thấp nhất là công thức 1 khi chỉ bón phân vô cơ, công thức 2 và công thức 3 chiều cao cây cuối cùng đạt tương ứng là 95.12 và 95.86 cm. Các công thức phân bón khác nhau thì chiều cao cuối cùng của giống lúa Bắc Thơm - 7 có sự khác nhau ở mức ý nghĩa. Công thức 3 và công thức 4 chiều cao cây cao hơn hẳn các công thức phân bón khác, trong đó cao nhất là công thức 4 đạt 97.97 cm. Như vậy, bón kết hợp giữa phân vô cơ, phân bón lá và phân hữu cơ vi sinh đã làm tăng chiều cao cây lúa, sự kết hợp giữa ba loại phân bón này đã cung cấp kịp thời và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa phát triển được chiều cao cây tối đa. 4.2.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái đẻ nhánh Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học quan trọng của cây lúa. Đặc tính này có liên quan mật thiết đến năng suất lúa và nó quyết định số bông trên một đơn vị diện tích. Những giống lúa đẻ nhánh mạnh và tập trung thì có khả năng cho nhánh hữu hiệu cao, những giống đẻ ít đẻ lai rai sẽ cho nhánh hữu hiệu thấp vì dinh dưỡng nuôi những nhánh đẻ muộn không đủ để hình thành bông. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa ngoài bản chất giống ra còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường và kỹ thuật canh tác trong đó có phân bón. Các loại phân bón khác nhau cũng ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa. 35 Theo dõi quá trình đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm - 7 ở các công thức phân bón khác nhau chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.3 và hình 2 sau: Bảng 4.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón mới tới động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm - 7 vụ xuân 2008 Đơn vị: nhánh/khóm Ngày sau cấy Công thức 15 22 29 36 43 50 57 64 71 78 Nhánh hữu hiệu Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) 1 3.17 4.60 6.73 8.30 8.86 8.15 7.52 6.20 5.54 5.34 5.28 59.59 2 3.22 4.73 6.90 8.93 9.27 8.76 8.15 6.87 5.91 5.68 5.66 61.05 3 3.33 5.00 7.40 9.20 9.72 8.96 8.40 7.17 6.40 6.15 6.09 62.65 4 3.72 5.27 8.00 9.60 9.98 9.35 8.69 7.66 6.62 6.32 6.30 63.12 CV% 2.0 LSD 05 0.23 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 15 22 29 36 43 50 57 64 71 78 85 Ngày sau cấy nhánh/khóm CT1 CT2 CT3 CT4 36 Hình 4.2. Động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm - 7 vụ xuân 2008 37 Kết quả bảng 4.3 và hình 4.2 chúng tôi thấy: Động thái đẻ nhánh của giống lúa Bắc Thơm - 7 có xu hướng tăng từ sau cấy 15 ngày đến sau cấy 43 ngày, sau đó số nhánh giảm dần từ sau cấy 43 ngày cho đến lúc lúa trỗ hoàn toàn. Trong đó, tăng nhanh nhất là giai đoạn từ sau cấy 15 ngày đến sau cấy 43 ngày. Số nhánh tối đa ở các công thức phân bón khác nhau dao động từ 8.86 đến 9.98 nhánh/khóm, cao nhất là công thức 4 và thấp nhất là công thức 1. Số nhánh hữu hiệu dao động từ 5.28 đến 6.30 nhánh/khóm. Trong đó cao nhất là công thức 4 đạt 6.30 nhánh/khóm và tỷ lệ nhánh hữu hiệu chiếm 63.12%, thấp nhất là công thức 1 đạt 5.28 nhánh/khóm, tỷ lệ nhánh hữu hiệu chiếm 59.59%. Các công thức có bổ sung thêm một số loại phân bón khác nhau đã cho số nhánh hữu hiệu cao hơn công thức công thức 1, công thức 3 và công thức 4 có số nhánh hữu hiệu cao hơn các công thức phân bón khác, trong đó ca._. và số dảnh cấy đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa VL20. Báo cáo luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội 41. Nguyễn Hữu Tề, Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Hà Công Vượng (1997). Giáo trình cây lương thực, tập 1 (Cây lúa). NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 42. Đào Thế Tuấn (1980). Sinh lý ruộng lúa năng suất cao. NXB Khoa học kỹ thuật 43. Nguyễn Thị Trâm (1998). Chọn giống lúa, Bài giảng cao học. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 44. Chu Thị Thơm, Phan thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006). Tìm hiểu về chế phẩm vi sinh vật dùng trong nông nghiệp. NXB Lao Động, Hà Nội 64 45. Lê Văn Tri (2004). Phân phức hợp hữu cơ vi sinh. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 46. Lê Văn Tri (2001). Hỏi đáp về phân bón. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 47. Togari .Y (1962). Sinh lý ruộng lúa. NXB Nông thôn, Hà Nội 48. Nguyễn Vy (1993). Kali với năng suất và phẩm chất nông sản NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 49. Vũ Hữu Yêm(2006). Bài giảng độ phì nhiêu và phân bón. Khoa sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội 50. Hoàng Trọng Yêm (1995). Phân bón vi lượng với cây trồng. Hóa học công nghiệp và công nghiệp hóa chất. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Tài liệu tham khảo tiếng Anh 51. Chandler R.F.(1963). An analysis of factors affecting rice yield. Int, kice, Newsl 52. Chang T.M(1974). Studies on the inheritance of grain shape of rice. J, Taiwan Agric, Res, Int 23, page 5 - 9 53. Dianer R, Richard C (1969). Physiological aspects of crop yield. USA, 54. HatchM.P, Slack CR (1970). Photosynthesis CO2- fixation pathway. Ann, Rew, Plant Physiol, Autralia 55. Hou F.F(1988). Effect of fertilizer on rice quality. Journal of Genetic and Breeding, 44 (2), page 139 - 141 56. Jennings P.R. CoffmanW.R.Kauffman H.E (1979). Improving rice varieties. IRRI, Philippinnes 57. Juliano B.O (1985). Rice - Chemistry and Techonology. 2th edition, Ann, Assoc, Stplant, M, N, page 774 58. International potashinstitute (IPI)Bulletin 3 Fertilizing for high yield rice, Basel / Switzerland. 1993 59. Jeaninine M. Davis, Orgaic Sweet corn production, Extension 65 Horticultural Specialist, Department of horticultural science, college of agriculture and life science, North caralina state University, htt://www cesnsu edu (depts / hort/hie/ hill - 50) 60. Murata Y Migashaka A(1968). On the solar energy balance of rice population in relation to the growth stage. Proc, Crop Sci, Soc, Japan 37, page 685 - 691 61. Nikuzi, Hizukuzi S, Kumagai K(1969). The effect of the temprature during the maturation period on the physico chemical properties of potato and rice starches. Men, Inst, Sci, Ind, Res, Osaka Univi 26 (1) 62. Janaka A, Kawano K (1966). Photosynthesisi respiration and plant type of the tropical rice plant. Int Rice Res. Inst, Tech Bull 7 63. Janaka A (1965). The mineral nutrition of rice plant. Proc, Symp, IRRI, page 419 - 435 64. Senadhira D. Virmani SSA (1987). Survial of some F1 Rice Hybrid and thier parents in salineson. In Rice, Res, Newlt, 12, PP 14 - 15 [59]EH 65. Tsumoda Y.(1965). The mineral nutrition of the rice plant Proc Symp. IRRI 66. Yoshida S. Hayakawak (1970). Effect of mineral nutrition on tillering of rice. Soil Sci, Plant Nutr, 16, page 186 - 191 67. Yuan L.P (1985). Acousicecourse in hybrid rice. Beijing 168 pages 68. Juan Longping and XiQuin Fu (1995). Technology of hybrid rice production, FAO, Rome, ITALY 69. Wada G (1969). The effect of nitrogenous nutrition on the yield determining process of rice plant. Bull, Natr, Inst, Agic Sci 16 page 127- 169 66 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Số liệu khí tượng vụ xuân 12 / 2007 -12 / 2008. Tuần/Tháng/Năm Nhiệt độ trung bình (0C) Nhiệt độ cao nhất (0C) Nhiệt độ thấp nhất (0C) Độ ẩm trung bình (%) Độ ẩm thấp nhất (%) Lượng mưa (mm) 1/12/2007 20,3 24,5 17,1 78 59 0,01 2/12/2007 21,8 25,3 19,7 85 71 0,11 3/12/2007 18,5 20,6 17,1 81 73 8,80 1/1/2008 16,8 22,0 12,6 75 52 0,00 2/1/2008 16,7 19,8 15,1 80 72 0,02 3/1/2008 11,1 13,2 9,6 90 84 36 1/2/2008 11,6 13,5 9,8 70 61 5,52 2/2/2008 12,1 14,1 10,6 74 63 7,08 3/2/2008 16,7 20,4 13,8 79 65 5,61 1/3/2008 18,6 23,4 14,8 78 59 0,00 2/3/2008 21,5 24,1 19,9 90 80 10,88 3/3/2008 22,0 24,6 20,2 86 78 11,78 1/4/2008 22,8 25,9 21,1 92 86 6,18 2/4/2008 25,6 28,7 23,5 87 77 19,39 3/4/2008 23,9 26,9 21,9 83 71 44,44 1/5/2008 26,0 29,4 23,9 90 80 106,60 2/5/2008 25,3 29,5 22,3 82 65 51,70 3/5/2008 28,1 32,4 25,6 84 71 19,73 1/6/2008 26,9 30,7 24,6 90 80 188,30 2/6/2008 28,0 31,9 25,7 89 77 100,58 3/6/2008 29,1 33,6 26,4 83 67 64,41 Nguån: Tr¹m khÝ t−îng thuû v¨n H¶i D−¬ng 67 Phụ lục 2. Thang điểm đánh giá sâu bệnh của IRRI Stt Sâu và bệnh hại Điểm Mức độ 1 1/3 lá thứ nhất về phía ngọn bị cuộn lại 3 1/3 diện tích lá về phía ngọn của lá thứ nhất và lá thứ 2 bị cuộn lại 5 1/2 diện tích lá về phía ngọn của lá thứ nhất, 2,3 bị cuộn lại 7 Toàn bộ lá bị cuộn lại, lá biến vàng rõ rệt 1 Bọ trĩ 9 Cây hoàn toàn bị héo, sau đó biến vàng nặng và bị khô sạch 0 Không bị hại 1 0 - 10% 3 11 - 20% 5 21 - 35% 7 36 - 50% 2 Sâu cuốn lá nhỏ 9 51 - 100% 0 Không bị hại 1 1 - 10% 3 11 - 20% 5 21 - 30% 7 30 - 60% 3 Sâu đục thân 9 61 - 100% 0 Không có triệu chứng 1 Vết bệnh nằm thấp hơn 20% chiều cao cõy 3 20 - 30% 5 31 - 45% 7 46 - 65% 4 Bệnh khô vằn 9 65 - 100% 0 Không có vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông 1 Vết bệnh cú trờn một vài cuống bụng hoặc nhỏnh thứ cấp 3 Vết bệnh trên vài gié sơ cấp hoặc phần giữa của trục bông 5 Vết bệnh bao quanh một phần gốc bụng (đốt) hoặc phần ống rạ phớa dưới của trục bụng 5 Bệnh đạo ôn 7 Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần trục bông gần cổ bông có hơn 30% hạt chắc. Vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông 68 9 hoặc phần ống rạ cao nhất hoặc phần trục bụng, số hạt chắc nhỏ hơn 30%. Phụ lục 3. Giá cả vật tư nông sản năm 2007 Stt Tên vật tư Giá thành Giống Đồng/kg 1 Lúa Bắc Thơm 13.000 Phân bón Đồng/kg + Urê + Supe lân + Kali clorua 8.000 3.000 6.500 Phân bón lá Yo.Gen.No2 150.000 2 Phân hữu cơ sinh học Sông Gianh 1.000 Thuốc BVTV Đồng/gói Validacin 1.500 Sát trùng đan 1.500 Sec Sài Gũn 3.000 Actara 3.500 3 Siuphit 3.000 (đồng/bỡnh) 4 C«ng lao ®éng 30.000 (đồng/công) 69 Phụ lục 4. Thành phần và cách sử dụng phân bón Stt Loại phân bón Thành phần Cách sử dụng 1 Phân bón lá YOGEN No2 Nitrogen: 30% Phosphorus: 10% Potassium: 10% Manganese: 0,1% Mangnesium: 0,1% Boron: 0,05% S: 1000 ppm Fe: 100 ppm Cu: 100 ppm Zn: 50 ppm Mo: 10 ppm - Pha 1 gói 10g với 8 lít nước. - Phun vào lúc sáng sớm hoặc lúc chiều mát - Phun dung dịch YOGEN No phun đều hai mặt lá - Có thể pha thêm dung dịch thuốc trừ sâu bệnh, các loại có tính kiềm cao. 2 Phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh P2O5 >= 3% Hàm lượng hữu cơ >= 13,5% Axit humic và fulvic >=5,6% Độ ẩm <30% Vi sinh vật có ích: 5.106 con/gam Các nguyên tố trung, vi lượng: Mg, Fe3+, Zn 2+ , Mn 2+ , B 3+ , Mo 6+ . Các chất kháng nấm bệnh - Bón lót, bón thúc, bón đại trà cho các loại cây trồng, thâm canh ao hồ, nuôi trồng thủy sản 70 Phụ lục 5. Xử lý IRRISTART BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCC FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 thiet ke theo khoi ngau nhien day du VARIATE V003 CCC cm LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 25.6184 8.53946 343.30 0.000 3 2 NL$ 2 3.25936 1.62968 65.52 0.000 3 * RESIDUAL 6 .149249 .248748E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 29.0270 2.63882 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SNHH FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 thiet ke theo khoi ngau nhien day du VARIATE V004 SNHH nhanh/khom LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 1.85962 .619875 44.84 0.000 3 2 NL$ 2 .717650 .358825 25.95 0.001 3 * RESIDUAL 6 .829502E-01 .138250E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.66023 .241839 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTLBDDN FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 thiet ke theo khoi ngau nhien day du VARIATE V005 DTLBDDN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 .764100 .254700 25.88 0.001 3 2 NL$ 2 .270150 .135075 13.72 0.006 3 * RESIDUAL 6 .590500E-01 .984167E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1.09330 .993909E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTLDNR FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 thiet ke theo khoi ngau nhien day du VARIATE V006 DTLDNR LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 .987825 .329275 62.13 0.000 3 2 NL$ 2 .583400 .291700 55.04 0.000 3 * RESIDUAL 6 .318000E-01 .530001E-02 71 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1.60302 .145730 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTLDG FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 thiet ke theo khoi ngau nhien day du VARIATE V007 DTLDG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 4.78522 1.59507 262.56 0.000 3 2 NL$ 2 .311150 .155575 25.61 0.002 3 * RESIDUAL 6 .364504E-01 .607507E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 5.13282 .466620 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTLTHT FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 thiet ke theo khoi ngau nhien day du VARIATE V008 DTLTHT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 1.04490 .348300 134.39 0.000 3 2 NL$ 2 .943850 .471925 182.09 0.000 3 * RESIDUAL 6 .155499E-01 .259165E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.00430 .182209 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLCKBDDN FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 thiet ke theo khoi ngau nhien day du VARIATE V009 TLCKBDDN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 719.610 239.870 7.16 0.022 3 2 NL$ 2 7868.87 3934.44 117.44 0.000 3 * RESIDUAL 6 201.015 33.5025 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 8789.50 799.045 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLCKDNR FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 thiet ke theo khoi ngau nhien day du VARIATE V010 TLCKDNR LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 9979.84 3326.61 90.56 0.000 3 2 NL$ 2 8880.47 4440.23 120.87 0.000 3 * RESIDUAL 6 220.407 36.7345 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 19080.7 1734.61 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLCKDG FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 72 ---------------------------------------------------------------- PAGE 9 thiet ke theo khoi ngau nhien day du 73 VARIATE V011 TLCKDG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 39946.1 13315.4 69.85 0.000 3 2 NL$ 2 2063.18 1031.59 5.41 0.046 3 * RESIDUAL 6 1143.81 190.636 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 43153.0 3923.00 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLCKTHT FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 10 thiet ke theo khoi ngau nhien day du VARIATE V012 TLCKTHT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 68266.7 22755.6 ****** 0.000 3 2 NL$ 2 8702.24 4351.12 297.20 0.000 3 * RESIDUAL 6 87.8413 14.6402 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 77056.8 7005.16 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE BONG/KH FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 11 thiet ke theo khoi ngau nhien day du VARIATE V013 BONG/KH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 .640200 .213400 20.85 0.002 3 2 NL$ 2 .627800 .313900 30.67 0.001 3 * RESIDUAL 6 .614000E-01 .102333E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1.32940 .120855 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE H/B FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 12 thiet ke theo khoi ngau nhien day du VARIATE V014 H/B LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 254.490 84.8300 19.94 0.002 3 2 NL$ 2 2053.99 1027.00 241.41 0.000 3 * RESIDUAL 6 25.5248 4.25413 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2334.01 212.183 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE P1000 FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 13 thiet ke theo khoi ngau nhien day du 74 VARIATE V015 P1000 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 1.86600 .622000 63.69 0.000 3 2 NL$ 2 .606200 .303100 31.03 0.001 3 * RESIDUAL 6 .585999E-01 .976665E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.53080 .230073 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 14 thiet ke theo khoi ngau nhien day du VARIATE V016 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 319.097 106.366 199.72 0.000 3 2 NL$ 2 17.8112 8.90558 16.72 0.004 3 * RESIDUAL 6 3.19546 .532577 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 340.104 30.9185 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 15 thiet ke theo khoi ngau nhien day du MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS CCC SNHH DTLBDDN DTLDNR 1 3 93.9600 5.28000 0.990000 1.82000 2 3 95.1200 5.66000 1.23000 2.16000 3 3 95.8600 6.09000 1.35000 2.37000 4 3 97.9700 6.30000 1.69000 2.60000 SE(N= 3) 0.910583E-01 0.678848E-01 0.572761E-01 0.420318E-01 5%LSD 6DF 0.314985 0.234824 0.198127 0.145395 CT$ NOS DTLDG DTLTHT TLCKBDDN TLCKDNR 1 3 2.81000 2.60000 150.000 258.400 2 3 3.10000 3.02000 161.333 275.500 3 3 3.90000 3.20000 167.000 311.700 4 3 4.40000 3.40000 170.400 331.470 SE(N= 3) 0.450003E-01 0.293919E-01 3.34178 3.49926 5%LSD 6DF 0.155663 0.101671 11.5598 12.1045 CT$ NOS TLCKDG TLCKTHT BONG/KH H/B 1 3 388.467 645.600 6.14000 128.300 2 3 417.063 724.800 6.35000 130.500 3 3 486.800 795.870 6.45000 133.700 4 3 535.330 845.670 6.78000 140.500 SE(N= 3) 7.97153 2.20909 0.584047E-01 1.19082 5%LSD 6DF 27.5748 7.64159 0.202031 4.11922 CT$ NOS P1000 NSTT 1 3 21.2800 53.6500 2 3 21.6000 58.5800 3 3 21.8400 60.3200 75 4 3 22.3600 68.0000 SE(N= 3) 0.570574E-01 0.421338 5%LSD 6DF 0.197371 1.45748 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL$ ------------------------------------------------------------------------------- NL$ NOS CCC SNHH DTLBDDN DTLDNR 1 4 95.5850 5.87250 1.31750 2.17750 2 4 95.1725 5.51500 1.13000 2.00250 3 4 96.4250 6.11000 1.49750 2.53250 SE(N= 4) 0.788588E-01 0.587899E-01 0.496026E-01 0.364006E-01 5%LSD 6DF 0.272785 0.203364 0.171583 0.125915 NL$ NOS DTLDG DTLTHT TLCKBDDN TLCKDNR 1 4 3.53000 3.02500 162.125 287.220 2 4 3.36750 2.72750 130.850 265.037 3 4 3.76000 3.41250 193.575 330.545 SE(N= 4) 0.389714E-01 0.254541E-01 2.89407 3.03045 5%LSD 6DF 0.134808 0.880499E-01 10.0110 10.4828 NL$ NOS TLCKDG TLCKTHT BONG/KH H/B 1 4 457.497 743.490 6.42000 126.300 2 4 440.573 725.793 6.15500 121.875 3 4 472.675 789.672 6.71500 151.575 SE(N= 4) 6.90354 1.91313 0.505800E-01 1.03128 5%LSD 6DF 23.8805 6.61781 0.174964 3.56735 NL$ NOS P1000 NSTT 1 4 21.8150 60.3450 2 4 21.4750 58.5525 3 4 22.0200 61.5150 SE(N= 4) 0.494132E-01 0.364889 5%LSD 6DF 0.170928 1.26221 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE XU LY 23/ 7/** 20:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 16 thiet ke theo khoi ngau nhien day du F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CCC 12 95.728 1.6244 0.15772 0.2 0.0000 0.0002 SNHH 12 5.8325 0.49177 0.11758 2.0 0.0003 0.0015 DTLBDDN 12 1.3150 0.31526 0.99205E-01 7.5 0.0012 0.0064 DTLDNR 12 2.2375 0.38175 0.72801E-01 3.3 0.0002 0.0003 DTLDG 12 3.5525 0.68310 0.77943E-01 2.2 0.0000 0.0015 DTLTHT 12 3.0550 0.42686 0.50908E-01 1.7 0.0000 0.0000 TLCKBDDN 12 162.18 28.267 5.7881 3.6 0.0216 0.0001 TLCKDNR 12 294.27 41.649 6.0609 2.1 0.0001 0.0001 TLCKDG 12 456.92 62.634 13.807 3.0 0.0001 0.0456 TLCKTHT 12 752.98 83.697 3.8263 0.5 0.0000 0.0000 BONG/KH 12 6.4300 0.34764 0.10116 1.6 0.0019 0.0010 76 H/B 12 133.25 14.566 2.0626 1.5 0.0021 0.0000 P1000 12 21.770 0.47966 0.98826E-01 0.5 0.0002 0.0010 NSTT 12 60.138 5.5604 0.72978 1.2 0.0000 0.0041 BALANCED ANOVA FOR VARIATE GL FILE TOI - 7 26/ 8/** 14:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 GL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 2.38917 .796389 61.00 0.000 3 2 NL$ 2 2.31500 1.15750 88.66 0.000 3 * RESIDUAL 6 .783323E-01 .130554E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 4.78250 .434773 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE GX FILE TOI - 7 26/ 8/** 14:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V004 GX LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 1.06250 .354168 425.03 0.000 3 2 NL$ 2 2.54166 1.27083 ****** 0.000 3 * RESIDUAL 6 .499962E-02 .833270E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 3.60916 .328106 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE GN FILE TOI - 7 26/ 8/** 14:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V005 GN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 3.40915 1.13638 177.87 0.000 3 2 NL$ 2 1.90166 .950830 148.82 0.000 3 * RESIDUAL 6 .383341E-01 .638901E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 5.34914 .486285 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE AMY FILE TOI - 7 26/ 8/** 14:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V006 AMY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 .571692 .190564 216.40 0.000 3 2 NL$ 2 1.60312 .801558 910.23 0.000 3 * RESIDUAL 6 .528369E-02 .880616E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.18009 .198190 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NTS FILE TOI - 7 26/ 8/** 14:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V007 NTS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 .869167E-02 .289722E-02 61.35 0.000 3 2 NL$ 2 .145167E-01 .725833E-02 153.71 0.000 3 * RESIDUAL 6 .283332E-03 .472220E-04 ----------------------------------------------------------------------------- 77 * TOTAL (CORRECTED) 11 .234917E-01 .213561E-02 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NPRO FILE TOI - 7 26/ 8/** 14:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V008 NPRO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 .786666E-02 .262222E-02 55.53 0.000 3 2 NL$ 2 .121167E-01 .605833E-02 128.29 0.000 3 * RESIDUAL 6 .283332E-03 .472221E-04 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .202667E-01 .184242E-02 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE PRO FILE TOI - 7 26/ 8/** 14:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 VARIATE V009 PRO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 .393358 .131119 ****** 0.000 3 2 NL$ 2 .242167E-01 .121084E-01 140.59 0.000 3 * RESIDUAL 6 .516739E-03 .861232E-04 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .418091 .380083E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TB FILE TOI - 7 26/ 8/** 14:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 VARIATE V010 TB LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 4.62716 1.54239 107.21 0.000 3 2 NL$ 2 2.35282 1.17641 81.77 0.000 3 * RESIDUAL 6 .863166E-01 .143861E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 7.06629 .642390 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDH FILE TOI - 7 26/ 8/** 14:52 VARIATE V011 CDH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 .771583E-01 .257194E-01 487.29 0.000 3 2 NL$ 2 .190017 .950083E-01 ****** 0.000 3 * RESIDUAL 6 .316681E-03 .527802E-04 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .267491 .243174E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE D/R FILE TOI - 7 26/ 8/** 14:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 10 VARIATE V012 D/R LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 .108000 .360000E-01 154.29 0.000 3 2 NL$ 2 .182000E-01 .909998E-02 39.00 0.001 3 * RESIDUAL 6 .140000E-02 .233334E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .127600 .116000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TOI - 7 26/ 8/** 14:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 11 MEANS FOR EFFECT CT$ 78 ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS GL GX GN AMY 1 3 78.1000 70.6333 81.3000 16.7333 2 3 78.1667 70.8333 81.5667 16.5367 3 3 78.9333 71.0667 82.2667 16.4000 4 3 79.1000 71.4333 82.6333 16.1333 SE(N= 3) 0.659681E-01 0.166660E-01 0.461483E-01 0.171330E-01 5%LSD 6DF 0.228194 0.576505E-01 0.159634 0.592657E-01 CT$ NOS NTS NPRO PRO TB 1 3 1.71667 1.69333 10.0533 70.7000 2 3 1.73667 1.70667 10.2400 71.6333 3 3 1.75333 1.73333 10.3500 71.9200 4 3 1.79000 1.76000 10.5533 72.4033 SE(N= 3) 0.396745E-02 0.396745E-02 0.535796E-02 0.692486E-01 5%LSD 6DF 0.137240E-01 0.137241E-01 0.185340E-01 0.239542 CT$ NOS CDH D/R 1 3 5.53333 2.75333 2 3 5.54000 2.71333 3 3 5.63333 2.56000 4 3 5.73000 2.53333 SE(N= 3) 0.419445E-02 0.881918E-02 5%LSD 6DF 0.145093E-01 0.305070E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL$ ------------------------------------------------------------------------------- NL$ NOS GL GX GN AMY 1 4 78.6000 70.4500 81.4500 16.0250 2 4 78.0250 70.9500 81.9500 16.4100 3 4 79.1000 71.5750 82.4250 16.9175 SE(N= 4) 0.571301E-01 0.144332E-01 0.399656E-01 0.148376E-01 5%LSD 6DF 0.197622 0.499268E-01 0.138248 0.513256E-01 NL$ NOS NTS NPRO PRO TB 1 4 1.70500 1.68250 10.2450 71.1425 2 4 1.75250 1.72750 10.2975 71.6250 3 4 1.79000 1.76000 10.3550 72.2250 SE(N= 4) 0.343591E-02 0.343592E-02 0.464013E-02 0.599710E-01 5%LSD 6DF 0.118854E-01 0.118854E-01 0.160509E-01 0.207449 NL$ NOS CDH D/R 1 4 5.47500 2.59500 2 4 5.57500 2.63500 3 4 5.77750 2.69000 SE(N= 4) 0.363250E-02 0.763764E-02 5%LSD 6DF 0.125654E-01 0.264198E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TOI - 7 26/ 8/** 14:52 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NTS 12 1.7492 0.46213E-010.68718E-02 0.4 0.0002 0.0000 NPRO 12 1.7233 0.42923E-010.68718E-02 0.4 0.0002 0.0001 PRO 12 10.299 0.19496 0.92803E-02 0.1 0.0000 0.0000 TB 12 71.664 0.80149 0.11994 0.2 0.0001 0.0001 CDH 12 5.6092 0.15594 0.72650E-02 0.1 0.0000 0.0000 D/R 12 2.6400 0.10770 0.15275E-01 0.6 0.0000 0.0006 79 Phụ lục 6. Mô hình thí nghiệm Phụ lục 7. Khóm lúa ở các công thức Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………lxxx ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2252.pdf
Tài liệu liên quan