Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Lily giống Sorbonne trồng trong điều kiện nhà lưới tại Tiên Du – Bắc Ninh vụ đông năm 2008

1. mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay khi nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, bên cạnh những nhu cầu vật chất thiết yếu thì hoa là món ăn tinh thần không thể thiếu và đang rất được ưa chuộng. Trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay việc trồng và sản xuất hoa đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, ngày càng có nhiều giống hoa mới được chọn tạo với công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại. Đây cũng là ngành sản xuất tạo ra thu nhập cao cho người lao động. ở nước ta

doc126 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Lily giống Sorbonne trồng trong điều kiện nhà lưới tại Tiên Du – Bắc Ninh vụ đông năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trồng và sản xuất hoa đã và đang phát triển mạnh mẽ ở tất cả các vùng miền với đa dạng các loại hoa như: lan, lily, hồng, cúc, cẩm chướng, đồng tiền...để phục vụ nhu cầu trong nước và đã có xuất khẩu. Trong các loại hoa này thì lan và lily đang được coi là những cây chiến lược cho lợi nhuận rất cao. Hoa lily là loại hoa mới được nhập về và trồng ở miền Bắc nước ta trong những năm gần đây. Ban đầu chỉ ở quy mô nhỏ mang tính chất nghiên cứu, thử nghiệm. Nhưng do có vẻ đẹp tự nhiên, hương thơm thanh nhã và độ bền lâu hoa lily đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, nhu cầu của thị trường và giá trị thương phẩm của hoa ngày càng tăng cao. Trước thực tế đó đã có nhiều cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp đầu tư vốn kỹ thuật nghiên cứu phát triển. Trong khoảng thời gian rất ngắn ( chưa đến 10 năm) từ chỗ chỉ trồng thử nghiệm vài trăm đến vài nghìn củ giống ở các cơ quan, Viện nghiên cứu đến nay diện tích sản xuất hoa lily đã được mở rộng ra hầu khắp các tỉnh miền Bắc với số lượng củ giống sử dụng tăng đột biến. Số lượng củ giống trồng năm 2008 là khoảng trên 100 vạn củ, theo kế hoạch đặt giống của các đơn vị sản xuất thì năm 2009 con số này là khoảng trên 200 vạn củ tăng gấp 2 lần sau 1 năm. Với tốc độ phát triển như hiện nay trong vòng 5-10 năm nữa chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến việc xuất khẩu hoa lily. Có được những thành công bước đầu như hiện nay có sự đóng góp lớn của các cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp với nhiều các công trình nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật trồng trọt. Tuy nhiên để đảm bảo nhu cầu ngày càng cao của thị trường hoa trong nước cũng như xuất khẩu thì còn rất nhiều các yêu cầu kỹ thuật cần nghiên cứu hoàn thiện. Trong cơ cầu các giống hoa lily, giống Sorbonne là giống đang được trồng phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Đây là giống hoa đẹp được người tiêu dùng ưa chuộng, tuy nhiên bản chất của giống cũng có một số khuyết điểm, như giống hoa này nhạy cảm với cháy lá (leaf scorch), yêu cầu các điều kiện trồng trọt tương đối cao. Vì vậy trong quá trình sản xuất chúng ta phải nắm rõ được những yêu cầu và hạn chế của giống qua đó có biện pháp khắc phục, đáp ứng nhu cầu của cây. Xuất phát từ thực tế trên để góp phần xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật và có cơ sở khoa học vững chắc để sản xuất hoa lily thương phẩm đạt hiệu quả cao, chúng tôi tiến hành đề tài : “ ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Lily giống Sorbonne trồng trong điều kiện nhà lưới tại Tiên Du – Bắc Ninh vụ đông năm 2008”. 1.2.Mục đích, yêu cầu 1.2.1.Mục đích Đánh giá những tác động của các biện pháp kỹ thuật nghiên cứu đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa lily Sorbonne. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp kỹ thuật cải tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng hoa lily. 1.2.2.Yêu cầu Nghiên cứu xác định thời gian che sáng phù hợp nhất đối với giống Sorbonne trồng trong nhà lưới, ở điều kiện vụ đông. Xác định giá thể trồng thích hợp để tăng năng suất chất lượng hoa lily. Xác định tầm quan trọng và vai trò của biện pháp trồng trong kho lạnh giai đoạn đầu đối với sinh trưởng và chất lượng hoa lily. Xây dựng chế độ tưới nhằm nâng cao chất lượng hoa lily và điều khiển thời gian thu hoạch hoa. 1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu là những dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của các yếu tố ánh sáng, chế độ nước, nhiệt độ thấp, giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng ra hoa và chất lượng hoa của cây lily. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu về cây hoa lily. 1.3.2. ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp kỹ thuật cải tiến trồng cây hoa lily trong nhà lưới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trồng lily cho người sản xuất. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Giới thiệu chung về cây hoa lily 2.2.1. Nguồn gốc, phân bố lily Theo Veli-Pekka, Pelkonen [22],Anderson [23], Daniels [26], Haw [27], Shimizu [30], hoa lily đã được nghiên cứu và thuần hoá gần 100 năm nay từ các loài hoang dại phân bố ở hầu hết các châu lục từ 100 - 600 vĩ bắc, châu á có 50- 60 loài, Bắc Mỹ có 24 loài và Châu Âu có 12 loài. a) b) A B C Vị trí phân bố của các giống lily nguyên sản trên thế giới [22] Châu Âu; b. Châu Mỹ; c. Châu á ở châu Âu lily phân bố từ Đại Tây Dương qua Địa Trung Hải và từ giữa Châu Âu tới vùng núi Capcadơ, Ural của Nga. Đa phần các giống lily Châu Mỹ phân bố từ Đại Tây Dương sang phía tây của lục địa, một phần nhỏ các giống phân bố giáp Thái Bình Dương. Còn ở Châu á các giống lily chủ yếu phân bố ở khu vực Đông á và từ Đông á kéo dài qua vùng núi Capcadơ, Ural của Nga; từ Đông á qua phía bắc ấn Độ [22]. John M. Dole [28] cho rằng lily phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và hàn đới bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới từ 1200 m như Trung Quốc, ấn Độ, Indonesia. Trung Quốc là nước có nhiều chủng loại lily nhất và cũng là trung tâm nguồn gốc lily trên thế giới. Trung Quốc là nước có rất nhiều loài lily và là một trong những trung tâm khởi nguyên của lily, ở đây chủng loại rất phong phú và có rất nhiều loài đặc hữu. Trung Quốc có khoảng 47 giống và 18 biến chủng chiếm khoảng 1/2 giống trên thế giới trong đó có 36 giống và 15 biến chủng đặc hữu. Nhật Bản có 15 giống trong đó có 9 giống đặc hữu. Hàn Quốc có 11 giống trong đó có 3 giống đặc hữu. Các nước Châu á khác như Mông Cổ, ấn Độ, Mianma và Châu Âu có 22 giống. Bắc Mỹ có 24 giống [33]. Trung Quốc là nước trồng hoa ly sớm nhất. Theo sử sách ghi chép sớm nhất ”bản thảo cương mục”, lily có tác dụng nhuận phế, giải nhiệt chứng tỏ lily sớm được dùng làm thuốc. Thời Nam Bắc Triều (429 – 589) túc sát Tăng Hoàng đế nhà Lương đã làm thơ về hoa ly chứng tỏ 1400 năm trước đây hoa ly đã được đưa vào thường ngoạn ở Trung Quốc.[33] Cuối thế kỷ 16 nhà thực vật học người Anh dùng phương pháp phân loại để phân biệt đa số hoa ly có xuất xứ từ Châu Âu. Đầu thế kỷ 17 hoa ly Mỹ bắt đầu nhập vào Châu Âu. Cuối thế kỷ 18 hoa ly Trung Quốc tiếp tục vào Châu Âu. Cuối thế kỷ 19 do sự lây lan của virus làm cho hoa ly lâm vào tình trạng tuyệt diệt. Cuối thế kỷ 19 hoa ly vua của Trung Quốc (L. regale) truyền vào Châu Âu được dùng làm bố mẹ để lai tạo và tạo ra rất nhiều giống mới hoa ly lại thượng vượng trở lại. Sau đại chiến thế giới thứ 2 các nước Âu Mỹ lại dấy lên 1 cao trào tạo giống mới các giống và biến chủng của Trung Quốc trở thành nguồn bố mẹ quan trọng và tạo ra rất nhiều giống ưu việt [33]. Trước thế kỷ 19 ở Châu Âu hoa lily được sử dụng chủ yếu là loài nguyên sản. Đến thế kỷ 19 đã xuất hiện nhiều giống lai và đến thế kỷ 20 nhờ kỹ thuật lai tạo và nhân giống hiện đại đã có hàng nghìn giống lily lai ra đời[22]. 2.1.2. Vị trí phân loại thực vật và các giống hoa lily trong hệ thống trồng trọt hiện nay. Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa lily phổ biến trong sản xuất hiện nay có tên khoa học là Lilium spp., thuộc nhóm một lá mầm (Monocotyendones) phân lớp hành (lilidae), bộ hành (liliales), họ hành (liliaceae), chi (lilium) [1], [24], [33]. Theo tác giả Đặng Văn Đông [3] các giống trồng trọt được chia thành 3 nhóm: Dòng lily thơm lai( Longiflorum hybrids) Dòng á châu lai( Asiatic hybrids) Dòng lai Phương Đông( Oriental hybrids) Hiện nay trên thế giới đang mở rộng diện tích trồng các giống dòng lai thơm với lai á châu (L/A) và dòng lai thơm với Phương Đông (L/O) để dung hoà ưu điểm của hai giống Theo các nhà trồng trọt Hà Lan [35], [36] các giống lily trồng hiện nay được chia thành nhiều nhóm dựa trên nguồn gốc phát sinh và quá trình lai tạo giống, đó là: Longiflorum, Asiatic, Oriental, L/A, OT, LO… 2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily trên thế giới 2.2.1.1. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới Theo Hoàng Ngọc Thuận [16], sản xuất hoa cắt và trồng chậu đang nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới, theo thống kê mới đây có 145 quốc gia trồng hoa trên toàn thế giới. Diện tích hoa cắt cành và giá trị sản lượng trên thế giới đang tăng nhanh, dựa trên 17 nước sản xuất hoa quan trọng nhất với diện tích ước lượng hiện nay vào khoảng 60.000 ha. Theo Triệu Tường Vân và cộng sự [33], hoa lily cắt cành được phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là ở Châu Âu. Diện tích sản xuất củ hoa lily giống trên thế giới khoảng 4500(km2). Trong đó riêng Hà Lan là 3700 km2, mỗi năm có chừng 1 tỷ 870 triệu củ giống. Các nước Pháp, ChiLê, NiuDiLân diện tích sản xuất củ giống khoảng 800 km2 sản xuất 600 triệu củ giống, tăng trưởng hàng năm 6,5%. Sản xuất củ giống ở Hà Lan phát triển rất mạnh trong những năm gần đây do các nguyên nhân sau: - Các giống hoa lily mới tăng rất nhanh trong đó có nhiều giống hoa đẹp, chống bệnh tốt, tươi lâu. - Các khâu kích thích hoặc ức chế sinh trưởng đã được giải quyết , hoa lily có thể nhờ đó mà trồng được quanh năm. - Trình độ cơ giới hóa cao nên diện tích được mở rộng rất nhanh, hiệu quả kinh tế cũng rất cao. Về mặt tiêu thụ củ giống Nhật Bản là nước mua nhiều nhất mỗi năm mua khoảng 690 triệu củ sau đó là Italia, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc... Mức độ tiêu thụ các loại hoa cắt của Nhật rất cao và trở thành nước nhập khẩu hoa lớn nhất thế giới, mỗi năm nhập khoảng trên 500 triệu USD. ở Nhật hoa lily chỉ đứng sau hoa hồng và hoa phăng. Diện tích trồng hoa lily khoảng 450 km2, đứng thứ tư. Có những vùng hoa lily đang lấn át các hoa khác. Những năm gần đây hoa lily phát triển mạnh, giá cả ổn định và có phần hạ. Các dòng hoa lily phương đông, giống Casa blanca, các giống của Châu Âu đang chiếm ưu thế, các giống Châu á vàng, cam, phấn hồng cũng có ưu thế [33]. Những năm gần đây Hàn Quốc cũng phát triển mạnh và trở thành 1 trong những nước sản xuất và xuất khẩu hoa lily hàng đầu ở Đông á, mỗi năm xuất khẩu sang Nhật từ 4- 5 triệu cành và rất ổn định [33]. Kenia là nước sản xuất hoa chủ yếu của Châu Phi và cũng là nước xuất khẩu hoa tươi sang Châu Âu lớn nhất chủ yếu là các loại: hoa phăng 317 km2; hoa ly 112 km2; hoa hồng 80 km2. Mỗi năm xuất hoa sang Châu Âu trị giá là 6 tỷ 500 triệu USD [33]. Những năm 1980 Mỹ bắt đầu trồng hoa lily chậu và họ cho ra được rất nhiều giống trồng trong chậu. Năm 1997 giá trị hoa lily chậu đạt 3 tỷ 499 triệu USD chiếm 5% tổng giá trị hoa chậu cả nước. Ngoài ra vùng Barvede Heredia ở Petorica do có nhiều đất bazan màu mỡ và nhiệt độ trung bình từ 14-23oC là điều kiện tốt nhất cho hoa lily, cũng là nơi cung cấp 1 lượng lớn hoa lily cho nước Mỹ. Trung Quốc là nước trồng lily lâu đời song trước đây chủ yếu là trồng lily làm thuốc và làm thực phẩm. Hoa lily Lan châu rất nổi tiếng; ở Cam Túc có diện tích trồng lớn, sau đó là lily dại được trồng nhiều ở Hồ Bắc, Hồ Nam. Lily làm cảnh có các dòng lily thơm, lily Hồ Bắc, sơn đan, lily làm thuốc… chủ yếu trồng trong vườn gia đình. Hiện nay, sản xuất hoa lily cắt cành đang được phát triển mạnh tuy nhiên trình độ và kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu hơn Hà Lan, Nhật Bản và nhiều nước tiên tiến khác [33]. Vân Nam được mệnh danh là vương quốc hoa của Trung Quốc hiện nay về diện tích và sản lượng cành cắt đứng đầu cả nước. Đây cũng là nơi có rất nhiều hoa ly hoang dại. Vì có ưu thế đặc biệt về thiên nhiên nên nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư vào đây để trồng hoa. Hiện nay diện tích hoa ly cắt cành ở đây là 9000 mẫu (450 ha), sản lượng là 2201 triệu cành. Diện tích trồng củ giống là 1800 mẫu (120 ha), sản lượng 2 tỷ 600 triệu củ có 12 công ty. Hoa lily ở đây đã được xuất khẩu sang Nhật và Đông Nam á [33]. Công nghệ sản xuất hoa lily cắt cành ở Đài Loan cũng rất tiên tiến. Năm 2001 nước này đã có 490 ha trồng hoa lily, trong đó xuất khẩu hoa lily cắt cành đạt 7,4 triệu USD [3]. ở Italia diện tích trồng hoa là 8000 ha thì hoa lily chiếm khoảng 1/4, hàng năm thu về tới 71 triệu USD (trong khi đó tổng giá trị thu được từ việc sản xuất hoa là 156 triệu USD). Sản lượng hoa lily ở Canada cũng tăng rất là nhanh, năm 1998 là 11,28 triệu cành và 4,20 triệu chậu đến năm 2000 đã sản xuất ra 17,13 triệu cành lily và 4,39 triệu chậu hoa [34]. Các nước Đức, Mêhicô, Colombia, Isaren… đều có trồng hoa lily. 2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu phát triển hoa lily trên thế giới Hiện nay trên thế giới việc nghiên cứu phát triển hoa lily đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ, đứng đầu trong công tác nghiên cứu lai tạo giống và nghiên cứu các kỹ thuật trồng trọt là Hà Lan, các nước khác như là Pháp, Chi Lê, Newdiland… cũng là những nơi trồng và sản xuất giống lily rất lớn và hiện đại. Các nước Châu á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với điều kiện sinh thái thích hợp cho hoa lily sinh trưởng chính vì vậy việc nghiên cứu phát triển hoa lily ở các nước này cũng rất nhanh. Theo Zaboplant [36] ( công ty chuyên sản xuất các giống hoa trồng củ ở Hà Lan), để trồng thành công hoa lily cần lưu ý đến rất nhiều vấn đề như điều kiện sinh thái, đất trồng, nước tưới, dinh dưỡng, sâu bệnh hại… Về đất trồng, hoa lily có thể được trồng trên hầu hết các loại đất. Quan trọng là những người trồng phải đảm bảo là sử dụng những loại đất có kết cấu tốt cho việc trồng hoa đặc biệt là tầng đất mặt, và nó cũng phải thoát nước tốt trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Đất đất sét không phù hợp cho đối tượng này. Bên cạnh nước và dinh dưỡng, khí oxy ở trong đất cũng cần cho sự sống của cây để có một hệ thống rễ phát triển khoẻ mạnh và sự phát triển của cây. Tầng đất mặt có kết cấu nhẹ xốp có thể làm được bằng các thân rơm rạ, chấu, cây thông nhỏ, phân trộn bùn...[36]. Bên cạnh việc đảm bảo kết cấu, khi trồng lily cần phải quan tâm đến pH đất. Để duy trì một lượng pH chính xác cho đất đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của rễ hoa lily và đối với sự hấp thu dinh dưỡng. Nếu như pH quá thấp kết quả là rễ sẽ hút dư thừa các nguyên tố như Mn, Al và Fe, và nếu như pH quá cao sẽ gây ra sự hút không đủ các chất như P, Mn và Fe và các loại dinh dưỡng khác. Tốt nhất nên duy trì pH từ 6-7 cho giống lai Asiatic, nhóm Longiflorum và L/A, đối với giống lai Oriental thì pH từ 5.5 - 6.5 [36]. Để giảm pH nên sử dụng các sản phẩm than bùn đối với tầng đất mặt. Khi sử dụng phân, tốt nhất nên sử dụng phân chuồng hoai mục (nước giải), điều này sẽ làm giảm pH. Để tăng pH nên sử dụng hỗn hợp vôi bột hoặc vôi trộn với đất trước khi trồng. Trong trường hợp mà pH rất thấp thì sau khi bón vôi tốt nhất là để ít nhất 1 tuần trước khi trồng. Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây cũng nên sử dụng phân bón, như là phân nitrat-N, nó cũng tăng độ pH [26]. Hoa lily thuộc vào nhóm cây mẫn cảm với muối vì thế nồng độ muối trong đất cao nó hạn chế quá trình hút nước qua rễ, do đó nó làm ảnh hưởng đến độ dài sinh trưởng các bộ phận của cây. Nồng độ muối của đất ảnh hưởng bởi 3 nhân tố sau: - Nồng độ muối trong phân bón. - Nồng độ muối của nước tưới. - Nồng độ dinh dưỡng của vụ trước. Phải lấy 1 mẫu đất trước khi trồng ít nhất là 6 tuần, để có thông tin về pH của đất, tổng lượng muối và nồng độ Clo, số lượng dinh dưỡng có trong đất. Tổng lượng muối không quá 1ms, nồng độ Clo không quá 50mg/l. Nếu nồng độ muối hoặc Clo cao hơn, thì phải hạ thấp những chỉ số này bằng cách dùng nước để ngâm đất và phải đảm bảo đất được làm ngập hoàn toàn trước khi trồng [36]. Khi sử dụng các loại phân mới đảm bảo nồng độ muối không được quá cao và không được sử dụng lớn số lượng phân nhân tạo cùng một lúc [36]. Về nước tưới, theo Zaboplant [36] nồng độ muối (EC) của nước tưới bao gồm tổng nồng độ muối của đất và vì thế nên phải thấp khoảng 0.5ms/cm hoặc thấp hơn. Nồng độ Clo cho phép của nước tưới mà được sử dụng trong trồng cây trong nhà kính là 50mg. Phải thường xuyên kiểm tra nồng độ muối và Clo trong nước tưới, nếu nước tưới có nồng độ muối và Clo qua cao thì nên giữ ẩm đất liên tục, nếu đất quá khô thì cây sẽ bị ảnh hưởng. ở Hà Lan công nghệ sản xuất hoa lily rất hiện đại chính vì thế hệ thống tưới nước được nghiên cứu rất hoàn chỉnh đảm bảo cung cấp nước chính xác đầy đủ theo nhu cầu của cây. Thiết bị quan trọng nhất là hệ thống tưới phân phối nước. Phải tiến hành kiểm tra hệ thống tưới đều đặn để đảm bảo cho sự cân bằng phân phối nước, đối với tất cả cây trồng. Thiếu nước hoặc thừa nước đều dẫn đến sự phát triển không cân bằng và làm chậm quá trình sing trưởng của cây. Và thậm chí làm ảnh hưởng đến sự ra nụ của cây[36]. Hệ thống tưới nước trên cao cũng được sử dụng khá phổ biến ở Hà Lan, hệ thống này cung cấp phân phối nước tốt và có khả năng làm sạch cây hoa. Hơn nữa, trong những điều kiện độ ẩm tương đối thấp hệ thống này làm cho cây trồng mát mẻ. Bên cạnh hệ thống tưới nước ở trên cao các nhà sản xuất chuyên nghiệp cũng bố trí đồng thời hệ thống tưới nước ở dưới thấp, đó là hệ thống tưới nhỏ giọt. Với phương pháp tưới này có thể tiết kiệm được lượng nước tưới đồng thời tránh được tác động của nước đến sự gãy đổ cây khi cây quá cao. Hơn nữa cây trồng sẽ tiếp tục khô hơn. Điều này sẽ giảm hư hại do Botrytis gây ra. Điều này đặc biệt quan trọng khi những cây hoa mà bị ảnh hưởng bởi “Botrytis” vào những thời vụ trồng và những vùng có độ ẩm tương đối cao [36]. Một hệ thống tưới trên cao cần một số các trang thiết bị kỹ thuật sau: Chiều cao của hệ thống nên là giữa 1.60 đến 2.15m. Khoảng cách giữa các ống tưới nên là 2.20 – 3.20cm. Khoảng cách giữa vòi phun dải ở dọc một ống tưới ít nhất là 1m. Mỗi vòi phun dải nên cung cấp xấp xỉ 4l nước/1’. áp lực phun dải nên là 1.5 – 2bar (kg/cm2). Khả năng thấm nước là 1 – 400microns. Chắc chắn là không tốt khi làm ngập nước trong đất đối với thời gian cây hoa sing trưởng, điều này ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của cây hoa[36]. Về nhiệt độ, đối với hoa lily bộ rễ khoẻ là một trong những điều quan trọng nhất để đạt được một sản phẩm chất lượng cao. Nhiệt độ thích hợp nhất cho hoa lily sinh trưởng thời gian đầu sẽ dao động trong khoảng 12-130C (1/3 chu kỳ sinh trưởng của cây hoặc ít nhất là cho đến khi các bộ phận rễ đã trưởng thành). Nếu nhiệt độ thấp hơn trong thời gian đầu thì nó sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng không cần thiết và nếu như nhiệt độ cao hơn 150C thì sẽ làm cho chất lượng sản phẩm kém hơn [31], [36]. Trong suốt thời kỳ nhiệt độ cao, thì nhiệt độ đất có thể được giữ ở một mức thấp đầy đủ bởi vì sự mát mẻ của đất. Sự mát mẻ của đất có thể được sử dụng từ lúc trồng cho đến khi hình thành các bộ phận rễ. Hệ thống làm mát này bao gồm 4 ống dẫn dẻo cho mỗi ống dẫn nó được đặt ở một chiều sâu xấp xỉ 45cm. Nhiệt độ đất được điều chỉnh và duy trì một nhiệt độ thích hợp bằng sự sử dụng nước đã được làm mát. Điều này đem lại kết quả tốt hơn và sự sinh trưởng đồng đều hơn, cây trồng phát triển dài hơn và cứng cáp hơn với nhiều nụ hơn [36]. Đối với cây lai Asiatic, để đạt được chất lượng tốt nhất, hàng ngày phải duy trì nhiệt độ 14-150C cho thời gian còn lại của chu kỳ sinh trưởng (sau thời kỳ ra rễ).[36]. Đối với cây lai Oriental, sau thời kỳ ra rễ, thì nhiệt độ tối thích hàng ngày trong nhà kính là từ 15-170C , chú ý rằng chỉ nên tăng nhiệt độ trong khoảng được chấp nhận là từ 20-220C, có khả năng đến 250C. Nếu nhiệt độ dưới 150C sẽ gây rụng nụ và làm cho lá vàng [36]. Cây lai Longiflorum, nhiệt độ thấp nhất trong nhà kính đối với hoa lily sau thời kỳ ra rễ là từ 14-160C. Mặt trời có thể làm tăng nhiệt độ đối với hoa lily từ 20-220Cchấp nhận được [36]. Trong suốt thời gian cuối của mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân thì nói chung không khó để duy trì nhiệt độ trong nhà kính. Tuy nhiên trái ngược trong những tháng mùa hè. Ngay cả trước khi trồng cũng như trong suốt vụ trồng thì cần thiết phải thông gió, màn che và sử dụng nước lạnh để duy trì một nhiệt độ mong muốn. Nếu nhiệt độ cao sẽ làm giảm chiều dài đối với các bộ phận của cây và có ít nụ hơn [36]. Theo Triệu Tường Vân [33], nhiệt độ thích hợp cho lily sinh trưởng ban ngày 20 – 250C, ban đêm 13 – 170C, dưới 50C và trên 280C sự sinh trưởng bị ảnh hưởng. Bảng 2.1: Nhiệt độ tối thích của một số giống lily qua các thời kỳ sinh trưởng [33] Nhóm giống Thời kỳ phân hoá hoa Thời kỳ phát dục mầm hoa Ra rễ nhú mầm (0C) T0 ngày T0 đêm T0 đất T0 ngày T0 đêm T0 đất Dòng lai á Châu 18 10 12-15 23-25 12 12-15 12-13 Dòng lai Phương Đông 20 15 15 25 15 15 12-13 Dòng lai thơm 25-28 15-18 15-18 25-28 15-18 15-18 12-13 Nhiệt độ có ảnh hưởng tương đối rõ tới sự nảy mầm của lily. Năm 1996, Roh [33] đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ với hoa lily L. formolongi: đặt hạt giống ở các nhiệt độ 140, 170, 200, 230, 260, 290C dù có qua xử lý nhiệt độ thấp hay không thì ở 140C tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Nhưng xử lý 50C trong 2 tuần và gieo hạt khi 200C thì chỉ cần 21 ngày là nảy mầm được 50%. Nhiệt độ còn điều tiết sự phân hoá hoa và ra hoa. Các dòng lai thơm, lai á Châu đều yêu cầu phải có thời gian nhiệt độ lạnh nhất định mới ra hoa. Kết quả nghiên cứu của Roh năm 1972 - 1973 [23] cho thấy liên tục xử lý củ ở 12,80C với 2 giống Ace và Nellie White làm thân mọc nhanh. Xử lý củ giống Ace ở nhiệt độ 1,7/12,80C; 1,7/7,20C hoặc 7,20C/1,70C làm nụ ra rất nhiều. Roh còn phát hiện ở chu kỳ quang 16 giờ từ khi mọc đến lúc ra nụ, duy trì nhiệt độ ngày 21,10C, đêm 12,80C có thể làm cho dòng lily thơm ra hoa sớm hơn và làm tăng số lượng nụ đợt 2, đợt 3… Nhiệt độ 7,20C thích hợp với sự hình thành đợt nụ thứ 2, 15,60C thích hợp với đợt nụ thứ 3. Chiếu sáng 12 giờ từ khi phân hoá hoa đến khi xuất hiện nụ với nhiệt độ ngày 18,30C, ban đêm 15,60C sẽ kích thích ra hoa sớm, giảm bớt nụ bại dục. Từ khi ra nụ đến ra hoa, nhiệt độ ngày 21,10C, ban đêm 18,30C sẽ làm chúng ra hoa sớm và giảm lượng nụ bị bại dục ở đợt 3 [33]. Sự thiếu ánh sáng (cường độ thấp) sẽ làm cho lily sinh trưởng và phát triển không đầy đủ, đối với hoa lily nó sẽ gây rụng nụ, cây sinh trưởng yếu hơn, tán lá nhạt màu và vòng đời sống ngắn hơn. Đặc biệt hoa lily cần đầy đủ ánh sáng cho sự phát triển của những nụ hoa. Trong điều kiện ánh sáng không đủ các nụ hoa phát triển đến 1-2cm và cứ giữ mức như vậy cho đến khi thu hoạch, những nụ này có thể chuyển thành màu trắng và rụng (hiện tượng rụng nụ) [36]. Giống lai Asiatic là những cây mà mẫn cảm nhất với hiện tượng rụng nụ. Giống Longiflorum là ít mẫn cảm hơn và giống Oriental là ít mẫn cảm nhất. Đối với trồng vào mùa đông, thì phụ thuộc vào vùng miền và khí hậu của vùng đó, với những người trồng hoa thì phải bảo đảm sự đầy đủ ánh sáng trong nhà kính và không sử dụng nhà trồng mà nó bị che bóng xung quanh. Những người trồng cây cũng nên biết về việc sử dụng màn che cây, bao gồm các màn che bằng nhựa, nó sẽ làm giảm đáng kể sự hấp thu ánh sáng vào trong nhà kính [36]. Mức độ ánh sáng tối thiểu trong nhà trồng đối với giống Asiatic là 300wh/m2 hoặc 190 Joules/cm2/ngày (PAR= Photosynthetically Actve Radiation). Tuy nhiên ánh sáng trong ngày cần được bổ sung khi nụ 1-2cm [36]. Khi có 50% số nụ hoa xuất hiện thì hoa lily yêu cầu cần thời gian chiếu sáng ngày dài, giai đoạn này kéo dài trong khoảng 6 tuần tiếp theo hoặc cho đến khi các nụ hoa hình thành đầy đủ. Để kéo dài ánh sáng ngày, có thể sử dụng ánh sáng nhận tạo bổ sung cho hoa (xấp xỉ 20watt/m2). Cũng có thể sử dụng chu kỳ chiếu sáng (10 phút sáng, 10 phút tối) nhưng ít hiệu quả hơn [36]. Theo Triệu Tường Vân [33], lily là cây ngày dài, thiếu ánh sáng không những ảnh hưởng tới phân hoá hoa mà còn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát dục của hoa. Mùa đông nếu không có chiếu sáng bổ sung thì hoa sẽ bị bại dục. Vào mùa đông mỗi ngày chiếu sáng thêm 8 giờ (3.350 lux) kéo dài thời gian chiếu sáng lên 16 giờ - 24 giờ thì cây sẽ lùn đi nhiều, ra hoa nhanh hơn và giảm số hoa bị bại dục. Khi nụ lớn bằng 0,5 cm, xử lý ánh sáng dài ngày 3 tuần lợi hơn 1 tuần, 2 tuần. Các giống thuộc dòng lai Phương Đông (Casa Blanca, Star Gazer…) bắt đầu từ tháng thứ nhất, mỗi ngày chiếu sáng bổ sung một số giờ trong 6 tuần thì ra hoa rất nhanh. Vừa chiếu sáng bổ sung và tăng thêm nhiệt độ (16 - 180C) có thể rút ngắn thời gian ra hoa với tất cả các giống. Điều này có thể áp dụng ở nước ta trong điều kiện mùa đông để điều khiển sinh trưởng ra hoa của lily vào đúng thời điểm cần thiết. Boontjes (1973) [25] cho rằng mỗi ngày chiếu sáng thêm 8 giờ có thể làm cho ra hoa sớm hơn 3 tuần, ngoài ra còn kích thích sinh trưởng và tăng số lượng hoa. Về dinh dưỡng, nitơ được cung cấp cho cả đất giàu dinh dưỡng và nghèo dinh dưỡng với tỷ lệ 1kg nitrat canxi cho 100m2 đất, 3 tuần sau khi trồng. Nếu cây trồng phát triển kém trong suốt thời kỳ sinh trưởng là do thiếu nitơ, thì cần phải cung cấp ngay đạm cho cây 1kg cho mỗi 100m2 cung cấp cho tới 3 tuần trước khi thu hoạch. Phân bón có thể được cung cấp cả qua hệ thống tưới hoặc bón gốc. Để ngăn ngừa sự cháy lá khi cung cấp qua hệ thống tưới, thì phải rửa sạch cây với nước sạch sau khi sử dụng phương pháp cung cấp dinh dưỡng qua hệ thống tưới [36]. Bảng 2.2:Các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho hoa lily[36] Các yếu tố Giá trị từ....... đến......mg/l đất pH 5.5-6 N 180-120 P2O5 100-150 K2O 150-200 MgO 75-100 Cu 10-25 B 0.5-1 Để có đủ thông tin về tình trạng dinh dưỡng của đất cần phải lấy mẫu đất kiểm tra trước khi trồng. Tuỳ thuộc vào kết cấu của đất, điều kiện dinh dưỡng và nồng độ muối có thể bón lót các loại phân hữu cơ trước khi trồng, 1m3 phân bò có thể bón cho 100m2 đất, bón hoàn toàn vào trong đất trước khi trồng. Phân chuồng tươi thường có những nồng độ muối quá cao, vậy chúng ta phải cẩn thận với loại phân này vì nó có thể gây ra cháy rễ một cách nhanh chóng. Hoa lily không cần một nồng độ dinh dưỡng cao và điều này được thể hiện rõ trong suốt 3 tuần đầu của quá trình sinh trưởng. Một bộ rễ phát triển khoẻ không có tổn thương do nồng độ muối là những vấn đề quan trọng hơn đối với giai đoạn này [31], [36]. Về bệnh cháy lá và cháy ngọn, theo VWS [35] bệnh cháy lá xuất hiện vào thời điểm trước khi nụ hoa xuất hiện. Đầu tiên tất cả các lá non bị xoắn nhẹ hướng vào trong và sau đó một và ngày sẽ xuất hiện những vết đốm có màu xanh vàng đến trắng trên là bị cháy. Nếu lá bị cháy nhẹ cây sẽ tiếp tụ phát triển bình thường. Nhưng nếu cây bị cháy lá nặng những vết đốm trắng có thể chuyển thành nâu trên bề mặt và lá sẽ bị uốn cong ở những nơi vết bệnh xuất hiện. Trong trường hợp rất xấu tất cả lá nhạy cảm trên ngọn sẽ bị mất. Thêm nữa sau đó cây sẽ sinh trưởng phát triển yếu. Điều này được biết như là sự cháy lá ngọn. + Nguyên nhân của bệnh Cháy lá xuất hiện khi có sự rối loạn cân bằng giữa sự hút và sự thoát hơi nước. Đó là kết quả của sự không tương xưng của sự hút và sự thoát mà nguyên nhân là sự thiếu canxi trong những tế bào của những lá non nhất là các tế bào bị phá huỷ và chết. Độ ẩm tương đối trong nhà lưới thay đổi đột ngột có thể căn bản ảnh hưởng tới quá trình này cũng như là sự nghèo nàn của hệ thống rễ, mức muối cao trong đất và cây phát triển quá nhanh so với kích thước của hệ thống rễ. Nhất là sự nhạy cảm của giống vời mùa vụ trồng và kích thước củ. Củ to thì nhạy cảm hơn so với củ nhỏ [35]. + Biện pháp phòng trừ Nên phòng trừ tốt những bệnh và dịch hại ảnh hưởng đến rễ. Đất nên được giữ ẩm trước khi trông. Tốt hơn không nên trồng vào những mùa vụ nhạy cảm. Nếu không thể thì không nên sử dụng củ to cũng như có sự xử lý thận trọng hơn. Trồng củ vời bộ rễ tốt. Trông củ sâu 6-10cm. Ngăn chặn sự thay đổi lớn của nhiệt độ và độ ẩm không khí trong nhà lưới trong suốt giai đoạn để không làm thay đổi sự nhạy cảm. Cố gắng giữ độ ẩm tương đối ở 75%. Phải ngăn cản sự phát triển nhanh. Vì vậy đối với những giống Asiatic hybirds nhạy cảm cần giữ nhiệt độ nhà trồng từ 10-120C trong 4 tuần đầu và với giống Oriental hybirds cần giữ nhiệt độ xung quanh 150C trong 6 tuần đầu. Để có được điều kiện đó nên trồng trong sọt ở trong kho. Chắc chắn là giữ sự thoát hơi nước cân bằng và ngăn chặn sự thoát hơi nước quá giới hạn bằng che lưới đen và trong điều kiện trong sạch tưới nước nhẹ một vài lần 1 ngày sẽ ngăn chặn được sự cháy lá [35]. 2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam Theo Overakker and Sibma, diện tích trồng hoa ở các địa phương của Việt Nam năm 2000 là Hà Nội 1000 ha, Hải Phòng 400 ha, Thành phố Hồ Chí Minh 800 ha, Đà Lạt 200 ha, Nam Định 390 ha, Vĩnh Phúc 300 ha, Quảng Ninh 70 ha, Hải Dương 60 ha, các tỉnh khác 280 ha [29]. Hiện nay, lily mới được trồng thành hàng hoá ở một số vùng có nghề trồng hoa phát triển là: Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Sapa... tuy nhiên so với các loại hoa khác thì loại hoa này chiếm tỷ lệ diện tích còn quá nhỏ. Đà Lạt là nơi trồng lily lâu nhất và có diện tích trồng lily nhiều nhất so với các địa phương khác trên cả nước (chiếm khoảng 30% trong tổng diện tích trồng hoa), còn Hà Nội, SaPa, Hải Phòng, Sơn La, Yên Bái, Bắc Ninh, Quảng Ninh… chỉ mới được trồng 2 - 3 năm gần đây với diện tích còn rất nhỏ và mang tính chất thử nghiệm. Tình hình phát triển hoa lily ở Đà Lạt khá thuận lợi, một phần do thiên nhiên ưu đãi cho sự phát triển của đa số các loài hoa nói chung và cho hoa lily nói riêng, một phần do công tác đầu tư liên doanh liên kết với nước ngoài. Tỉnh Lâm Đồng đã cho phép Công ty TNHH Agrivina - Dalat Hasfarm đầu tư 100% vốn vào thành phố Đà Lạt từ năm 1994 để phát triển các giống hoa có chất lượng cao bằng các công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp. Trong số 20 ha trồng hoa của công ty, hoa lily đã được trồng với diện tích khoảng 4 ha, mỗi năm sản xuất 2 vụ, thu được khoảng 3 triệu bông phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu. Tuy nhiên, Công ty Hasrfam độc quyền và không chuyển giao kỹ thuật trồng trọt về hoa lily cho bất cứ một cơ sở nào trong nước, họ muốn chiếm lĩnh toàn bộ thị trường trong nước và xuất khẩu. Đứng thứ 2 là Công ty TNHH Trang trại LANGBIANG, mỗi năm công ty này nhập từ 150 – 200 ngàn củ giống lily từ Hà Lan về trồng để thu hoa cắt cành [3], [15], [19]. Bảng 2.3: Diện tích sản xuất hoa lily ở miền Bắc Việt Nam qua một số năm ĐVT: m2 Năm Địa phương 2003 2004 2005 2006 Sơn La 3.000 5.000 15.000 30.000 Lào Cai 11.000 13.000 15.000 20.000 Yên Bái - 3.000 15.000 15.000 Quảng Ninh 5.000 11.000 14.000 15.000 Hà Nội 4.000 6.000 7.000 8.000 Bắc Ninh 2.000 3.000 6.000 7.000 Hà Nam - - 2.000 3.000 Hưng Yên - - 5.000 Thái Nguyên - - - 1.000 Tổng cộng 25.000 41.000 74.000 104.000 Nguồn:._. Đặng Văn Đông, 2007 [6] Hiện nay, các giống hoa lily được ưa thích và trồng phổ biến ở Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng hầu hết được nhập trực tiếp từ Hà Lan, Đài Loan hoặc nhập qua Trung Quốc. Trong đó ở miền Bắc Việt Nam, giống hoa lily Sorbonne có diện tích trồng chiếm khoảng 85% diện tích trồng hoa lily của toàn vùng. Các nghiên cứu về chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác đối với lily chỉ mới được thực hiện ở mức độ sơ khai, các kết quả nghiên cứu vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và áp dụng ở quy mô còn nhỏ [15]. ở Việt Nam, việc nhân giống bằng phương pháp tạo củ invitro đã được thực hiện thành công trên hoa loa kèn [8], [9]. Và các nghiên cứu đến khả năng tạo củ của lily bằng cách tạo củ sơ cấp trong ống nghiệm, tạo củ trực tiếp từ nách lá nhờ sử dụng chất điều hoà sinh trưởng, tuy nhiên những kết quả này còn đang tiếp tục nghiên cứu, chưa được áp dụng nhiều vào thực tiễn sản xuất [17]. Các tác giả Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Phương Thảo [13] đã tiến hành nhân giống hoa lily bằng phương pháp invitro và trồng cây con được nhân giống bằng phương pháp invitro trên các giá thể khác nhau. Các tác giả đã kết luận, loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng quyết định đến tỷ lệ sống khi đưa cây con ra từ ống nghiệm. Sử dụng giá thể là trấu hun kết hợp với phun dinh dưỡng và EM ở các công thức: trấu hun + phun dinh dưỡng, trấu hun + phun dinh dưỡng + EM, trấu hun + phun EM, tỏ ra thích hợp hơn các giá thể còn lại. Chất lượng cây cũng đạt cao nhất ở các công thức này. Dương Tấn Nhựt [21] đứng đầu nhóm các nhà khoa học của Phân viện Công nghệ sinh học Đà Lạt thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam cùng với Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vừa nhân giống thành công cây hoa lily bằng kỹ thuật nuôi cấy bioreactor. Theo kỹ thuật này, tế bào mô của củ hoa lily sẽ được nuôi cấy trong bình thủy tinh, được thiết kế chuyên biệt và đặt trên máy lắc. Sau ba tháng nuôi cấy, tế bào mô sẽ ra rễ và tạo củ. Tiếp đó củ sẽ được nuôi cấy bằng kỹ thuật bioreactor. Từ một củ con ban đầu, sau ba tháng nuôi cấy có thể tạo ra 3-4 củ mới. Với bình nuôi cấy loại bioreactor có thể tích 20 lít, chỉ sau 1 - 2 tháng là có thể tạo ra 10.000 cây giống hoa lily. Kết quả thử nghiệm của các nhà khoa học này cũng đã chỉ ra: cây con nuôi cấy bằng bioreactor có khả năng sống sót và sinh trưởng trong môi trường tự nhiên lên đến 95%, nhờ đó loài hoa lily có được nguồn cây giống ổn định, chất lượng cây đồng đều với giá thành hạ. Thành công này của các nhà khoa học tuy chưa áp dụng vào thực tế sản xuất nhưng đó là một tín hiệu vui đến với những người trồng hoa. Nguyễn Quang Thạch [12] đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và GA3 đến chiều cao cây và số bông trên cây. Kết quả cho thấy khi kéo dài thời gian chiếu sáng và phun GA3 nhiều lần lên cây hoa loa kèn trái vụ, có thể làm tăng chiều cao cây và tăng số bông trên cây. Các tác giả Đặng Văn Đông, Nguyễn Văn Tỉnh [4], [5] đã tiến hành nhập tập đoàn 23 giống hoa lily của Hà Lan vào trồng thử nghiệm ở miền Bắc Việt Nam từ năm 2002 – 2006. Kết quả đã chọn lọc được 2 giống là giống Sorbonne và Acapulco có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, 2 giống này đã được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tạm thời tháng 5/2006 và cho phép sản xuất thử ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Trần Duy Quý [10], [11] khi trồng khảo nghiệm 10 giống lily thơm và 10 giống lily không thơm nhập nội từ Hà Lan cho rằng có 2 giống lily thơm là Barbados, Almoata và 4 giống lily không thơm là Amazone, Avelino, Brunello, Gironde khá phù hợp với điều kiện Đà Lạt - Lâm Đồng. Đinh Ngọc Cầm [14], đã khảo nghiệm 3 giống hoa lily thơm vụ thu đông 2003- 2004 tại Sapa. Kết quả cho thấy Siberia, Sorbone, Tiber, đều thể hiện được các đặc điểm của giống gốc, khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu của Sapa. Đào Thanh Vân [18] đã nghiên cứu đặc điểm của một số giống hoa lily tại Mẫu Sơn- Lạng Sơn. Kết quả cho thấy 3 giống StarFighter, Tiber và Siberia có khả năng sinh trưởng, phát triển khá trên đất Mẫu Sơn. Tác giả Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Văn Tỉnh [15] đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa lily giống Sorbonne trồng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Kết quả xác định được thời vụ trồng lily một số tỉnh miền Bắc để thu hoạch và Tết và 8/3, xác định mật độ trồng, kích thước củ giống phù hợp và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt chăm sóc như: trồng 2 giai đoạn ( giai đoạn đầu trong kho lạnh 50C), biện pháp dung nilon che kín và thắp đèn vào ban đêm để điều khiển thời gian sinh trưởng, tưới nước nhỏ giọt. 3. đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: - Giống lily: Đề tài tiến hành trên giống Sorbonne, là giống thuộc nhóm Oriental hoa có mùi thơm, màu hồng được nhập nội từ Hà Lan - Vật liệu: + Lưới đen: Sử dụng lưới đen có thể che giảm 50-70% ánh sáng. + Trấu hun: Vỏ trấu sau khi kiểm tra làm sạch được đưa và hun, quá trình hun đảm bảo cánh trấu không bị gẫy nát. Sau đó để nguội rồi đưa vào sử dụng. + Cát đen: Là cát sông, được làm sạch loại bỏ hết tạp chất. + Mùn cưa: Dùng mùn của các loại gỗ tạp, trước khi sử dụng tiến hành sàng lọc loại bỏ những phần có kích thước không đảm bảo và tạp chất sau đó đưa đi ủ trong thời gian khoảng 1 tháng để loại bỏ hết nhựa cây. 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần xây dựng Vạn Xuân – xã Việt Đoàn – huyện Tiên Du– tỉnh Bắc Ninh - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa lily Sorbonne + Công thức 1: Đối chứng không che sáng + Công thức 2: Che sáng 3 tuần sau trồng + Công thức 3: Che sáng 6 tuần sau trồng + Công thức 4: Che sáng 9 tuần sau trồng + Công thức 5: Che sáng 12 tuần sau trồng Sử dụng lưới đen hai lớp có thể che giảm 50 – 70% cường độ ánh sáng làm vật liệu che sáng. Sử dụng củ giống có kích thước 18/20, củ giống được trồng ngay ra đất không qua xử lý lạnh giai đoạn đầu. Thí nghiệm được bố trí trồng trên đất phù sa, mật độ trồng 30 củ/m2. Các chế độ chăm sóc theo kỹ thuật khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Rau quả 3.2.2 ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng hoa lily. + Công thức 1: Đất phù sa (Đối chứng) + Công thức 2: Trấu hun + Công thức 3: Cát đen + Công thức 4: Mùn cưa Sử dụng củ giống có kích thước 18/20, củ giống được trồng ngay không qua xử lý lạnh giai đoạn đầu. Củ thí nghiệm được bố trí trồng vào các khay nhựa có kích thước 0,6 x 0,4 x 0,2 m, mỗi khay trồng 8 củ, độ dày giá thể là 15cm, độ sâu lấp củ 10cm. Che sáng đến giai đoạn 6 tuần sau trồng. Sử dụng các chế độ chăm sóc theo kỹ thuật khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Rau quả. 3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý lạnh đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa lily. + Công thức 1: Không xử lý lạnh (Đ/C) + Công thức 2: Trồng trong kho lạnh 1 tuần + Công thức 3: Trồng trong kho lạnh 2 tuần + Công thức 4: Trồng trong kho lạnh 3 tuần Sử dụng củ giống có kích thước 18/20. Củ giống của các công thức nghiên cứu sau khi đưa từ kho bảo quản giống ra được xử lý thuốc trừ nấm bệnh, tiếp theo trồng củ vào khay với giá thể mùn cưa và đưa vào trong kho lạnh (không có ánh sáng), nhiệt độ kho luôn đảm bảo 12- 140C [31], [36]. Sau khi ra kho, giai đoạn 2 củ giống được trồng trên đất phù sa, mật độ trồng 30 củ/m2, độ sâu lấp củ 10cm. Che sáng đến giai đoạn 6 tuần sau trồng. Sử dụng các chế độ chăm sóc theo kỹ thuật khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Rau quả. 3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm tưới nước trong ngày đến sinh trưởng, chất lượng và khả năng điều khiển ra hoa của cây hoa lily. + Công thức 1: Tưới nước vào buổi sáng toàn bộ chu kỳ sinh trưởng + Công thức 2: Giai đoạn 1 tưới sáng, giai đoạn 2 tưới chiều. + Công thức 3: Tưới nước vào buổi chiều toàn bộ chu kỳ sinh trưởng + Công thức 4: Giai đoạn 1 tưới chiều, giai đoạn 2 tưới sáng. Thí nghiệm này chúng tôi chia thời gian sinh trưởng của cây lily thành hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Từ khi trồng đến hết tuần thứ 8 ( 8 tuần) - Giai đoạn 2: Từ tuần thứ 9 đến khi thu hoạch hoa ( khoảng 5 - 6 tuần) Kỹ thuật tưới nước: sử dụng phương pháp tưới rải trên mặt luống. Tưới đủ lượng nước cây yêu cầu qua từng giai đoạn theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Rau quả. Sử dụng củ giống có kích thước 18/20, củ giống được trồng ngay ra đất không qua xử lý lạnh giai đoạn đầu. Thí nghiệm được bố trí trồng trên đất phù sa, mật độ trồng 30 củ/m2, độ sâu láp củ 10cm, che sáng đến giai đoạn 6 tuần sau trồng. Các chế độ chăm sóc theo kỹ thuật khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Rau quả 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2. - Các yếu tố phi thí nghiệm được thực hiện đồng nhất như nhau trên các công thức thí nghiệm. 3.3.2. Phương pháp điều tra, theo dõi - Theo dõi các chỉ tiêu ngoài đồng ruộng: đánh dấu ngẫu nhiên 20 cây/1 ô thí nghiệm, định kỳ theo dõi 7 ngày/lần, điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 4 cây, theo tài liệu phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật của Viện Bảo vệ thực vật (1999) [18]. - Theo dõi, đo đếm và phân tích các chỉ tiêu trong phòng như độ bền hoa cắt, đường kính nụ, chiều dài nụ… 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển - Động thái tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ: Tổng chiều cao cây (cm) Chiều cao cây TB (cm) = --------------------------------- Tổng số cây theo dõi - Chiều cao cây cuối cùng đo ở thời điểm khi trên cành lily có 1-2 nụ hoa chuyển màu. Tổng chiều cao cây cuối cùng (cm) Chiều cao cây TB cuối cùng (cm) = -------------------------------------------- Tổng số cây theo dõi - Đường kính thân, cách đo dùng thước Palmer đo đường kính cây, vị trí đo cách điểm phân cuống nụ đầu tiên 5cm. Theo dõi vào giai đoạn cuối trước khi thu hoạch. Tổng đường kính của các cây (cm) Đường kính thân TB (cm) = -------------------------------------------- Tổng số cây theo dõi - Kích thước lá, được đo đếm ở thời điểm trước khi thu hoạch 1 ngày. Đo kích thước trung bình của 5 lá đại diện (5 lá liên tiếp từ điểm phân cuống nụ đầu tiên trở xuống). Chiều dài lá được đo từ cuống đến ngọn lá, chiều rộng lá được đo tại vị trí lớn nhất của lá. Tổng chiều dài lá (cm) Chiều dài lá TB (cm) = -------------------------------------- (Tổng số cây theo dõi) x 5 Tổng chiều rộng lá (cm) Chiều rộng lá TB (cm) = ----------------------------------- (Tổng số cây theo dõi) x 5 - Kích thước bộ rễ, đo ở các thời điểm 3 tuần, 6 tuần, 9 tuần và 12 tuần sau trồng. Trước khi đo bới đất xung quanh gốc để lộ rõ bộ rễ cây, chiều cao bộ rễ được tính từ mặt củ lên đến điểm mọc rễ cao nhất, đường kính bộ rễ là kích thước theo chiều ngang của bộ rễ (đo hai đường chéo và lấy trung bình) Tổng chiều cao bộ rễ (cm) Chiều cao bộ rễ (cm) = -------------------------------------- Tổng số cây theo dõi Tổng đương kính bộ rễ (cm) Đường kính bộ rễ (cm) = -------------------------------------- Tổng số cây theo dõi - Tỷ lệ cây vàng lá gốc Tổng số cây vàng lá gốc Tỷ lệ cây vàng lá gốc (%) = ----------------------------------- x 100 Tổng số cây theo dõi - Thời gian sinh trưởng của giống là thời gian tính từ khi trồng đến khi thu hoạch hoa 50%. 3.4.2. Các chỉ tiêu về chất lượnghoa - Số nụ hoa trên cây được theo dõi và thời điểm trước khi thu hoạch. Tổng số nụ hoa (nụ) Số nụ hoa TB/cây (nụ) = ------------------------------ Tổng số cây theo dõi - Kích thước nụ, đo ở thời điểm hoa chuẩn bị nở, tiến hành đo các nụ đầu tiên ( nụ già nhất của cành hoa), vị trí đo là chỗ lớn nhất của nụ hoa. Tổng chiều dài nụ Chiều dài nụ hoa TB (cm) = ----------------------------- Tổng số nụ theo dõi Tổng đường kính nụ Đường kính nụ hoa TB (cm) = ---------------------------- Tổng số nụ theo dõi - Độ bền hoa cắt, theo dõi 20 cành có số nụ hoa/cành tương đương nhau và được tính từ khi hoa đầu tiên trên cành bắt đầu nở đến khi hoa cuối cùng tàn. Tổng số ngày nở hoa của các cành (ngày) Độ bền hoa (ngày) = ------------------------------------------------------ Tổng số cành theo dõi 3.4.3. Các chỉ tiêu bệnh - Tỷ lệ cây cháy lá: Tổng số cây bị cháy lá Tỷ lệ cây cháy lá (%) = ----------------------------------- x 100 Tổng số cây theo dõi Tổng số cây cháy lá nhẹ Tỷ lệ cây cháy lá nhẹ (%) = ---------------------------------- x 100 Tổng số cây cháy lá Tổng số cây cháy lá TB Tỷ lệ cây cháy lá TB (%) = -------------------------------- x 100 Tổng số cây cháy lá Tổng số cây cháy lá nặng Tỷ lệ cây cháy lá nặng (%) = ----------------------------------- x 100 Tổng số cây cháy lá - Tỷ lệ hoa hỏng, biến dạng, theo dõi từ khi ra nụ đến trước thu hoạch hoa 1 ngày. Tổng số nụ hỏng, biến dạng Tỷ lệ hoa hỏng, biến dạng (%) = ------------------------------------- x100 Tổng số nụ theo dõi 3.5. Xử lý số liệu Số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học và chương trình IRRISTAT 4.0 [2], bao gồm: - Phân tích phương sai và sai số thí nghiệm (CV%) - Kiểm tra sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (LSD 5%) 4. kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng phát triển của cây hoa lily trong nhà lưới ánh sáng tác động tới sự sinh trưởng phát triển của hoa lily cả về thời gian chiếu sáng trong ngày và cường độ ánh sáng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, đối tượng nghiên cứu là giống sorbonne ( thuộc nhóm Oriental ít chịu ảnh hưởng của độ dài chiếu sáng) chúng tôi tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới sinh trưởng phát triển của hoa và những ảnh hưởng của nó đến chất lượng hoa. Qua quá trình nghiên cứu, sản xuất các giống hoa lily đặc biệt là giống Sorbonne ( giống được trồng phổ biến ở miền bắc Việt nam) chúng tôi thấy điều chỉnh chế độ chiếu sáng sao cho phù hợp là một yếu tố quyết định để trồng lily thành công trong điều kiện vùng sinh thái đồng bằng Sông hồng. ánh sáng tác động đến hoa lily ở nhiều mặt. Sự thiếu ánh sáng sẽ gây rụng nụ, cây sinh trưởng yếu ớt, lá nhạt màu … Thừa ánh sáng nhất là ở giai đoạn đầu sinh trưởng sẽ làm thấp cây, lá xếp sít vào nhau, lá nhỏ…Để đánh giá những tác động của ánh sáng tới sinh trưởng của hoa chúng tôi tiến hành thí nghiệm xây dựng 5 công thức khác nhau về thời gian che sáng. Và đánh giá những tác động của chế độ che giảm ánh sáng trên các mặt cụ thể như sau. 4.1.1. ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sự tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ Sự phát triển chiều cao cây của hoa lily là do đặc điểm của giống loài. Bên cạnh đó các yếu tố ngoại cảnh cũng có những tác động lớn làm thay đổi chiều cao cây như: ánh sáng, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng, đất trồng, biện pháp xử lý ra rễ giai đoạn đầu…Để có chiều cao cây theo ý muốn chúng tôi nghiên cứu sự tác động của các yếu tố ngoại sinh đến tăng trưởng chiều cao cây ở mỗi thời kỳ sinh trưởng, qua đó có biện pháp tác động điều chỉnh chiều cao cây ngay ở mỗi thời kỳ sinh trưởng đó để có hiệu quả cao nhất. Theo dõi sự tăng trưởng chiều cao cây hoa lily ở các mức thời gian che sáng khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng quan trọng của cây là 3 tuần, 6 tuần, 9 tuần và 12 tuần sau trồng, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng sau. Bảng 4.1: ảnh hưởng của chế độ che sáng đến chiều cao cây hoa lily qua các thời kỳ theo dõi Đơn vị: cm Công thức thí nghiệm Chế độ che sáng 3 Tuần 6 Tuần 9 Tuần 12 Tuần CT1 Đ/C-Không che 24,5 40,2 47,6 72,6 CT2 Che 3 tuần 29,3 45,6 53,2 80,7 CT3 Che 6 tuần 28,9 59,3 66,8 89,5 CT4 Che 9 tuần 29,0 58,8 68,3 94,8 CT5 Che 12 tuần 29,8 60,0 69,5 105,7 Hình 4.1: Tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ dưới tác động của các chế độ che sáng Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.1 chúng tôi thấy ở thời kỳ 3 tuần chiều cao cây của các công thức che sáng tăng khá đồng đều nhau, so với đối chứng chiều cao cây của các công thức này cao hơn 4-5cm. Đến thời kỳ 6 tuần sau trồng, lúc này còn 3 công thức duy trì chế độ che sáng, kết quả cho thấy chiều cao cây ở thời kỳ này chia thành 3 nhóm, nhóm các cây có chiều cao lớn nhất là nhóm có che ánh sáng, chiều cao cây trong nhòm tương đối đều nhau dao động từ 58,8-60,0cm. Tiếp đến là chiều cao cây của công thức 3, chiều cao cây trung bình của công thức này là 45,6cm. Đối chứng có chiều cao cây thấp nhất chỉ đạt 40,2cm. Kết quả này cho thấy giai đoạn 3-6 tuần sau trồng che sáng đã làm chiều cao cây tăng lên nhiều, so với các công thức không che sáng các công thức có che chiều cao cây tăng nhanh hơn khoảng 15cm. Thời kỳ 9 tuần cây tiếp tục tăng trưởng chiều cao cây, tuy nhiên kết quả cho thấy chiều cao cây ở thời kỳ này so với thời kỳ 6 tuần tăng không nhiều gần 10cm và sự tăng trưởng này khá đồng đều giữa các công thức có che sáng và không che sáng. Như vậy ở giai đoạn 6-9 tuần ánh sáng có thể không có tác động nhiều đến tăng trưởng chiều cao cây. Thời kỳ 12 tuần, kết quả nghiên cứu cho thấy thời kỳ này chiều cao cây tăng trưởng rất mạnh mẽ ở tất cả các công thức nghiên cứu, ở thời kỳ này che sáng cũng có tác động làm tăng chiều cao cây lên rất đáng kể. Qua kết quả nghiên cứu này chúng tôi thấy ánh sáng có tác động rất lớn đến sự tăng trưởng chiều cao cây nhưng không đồng đều trong cả quá trình sinh trưởng của cây, mà nó có tác động khác nhau tuỳ từng giai đoạn. Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoa, đối với hoa cắt cành chiều cao cây không đủ sẽ làm giảm giá trị thương phẩm của hoa, đối với hoa trồng chậu cây quá cao không cân đối lại không được ưa chuộng. Giống Sorbonne là một giống cho hoa thương phẩm ở dạng cắt cành nhưng hiện nay ở miền Bắc nước ta giống này chủ yếu được trồng để phục vụ Tết, người dân sử dụng để trồng chậu vì vậy để nâng cao chất lượng hoa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng giá trị thương phẩm người trồng hoa lily phải điều chỉnh để cây không quá cao. Như vậy tuỳ theo mục đích sản xuất chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh chiều cao cây sao cho hợp lý thông qua điều chỉnh thời gian che sáng ở mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây. 4.1.2. ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sự sinh trưởng phát triển của cây Theo dõi đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng phát triển của cây qua các chỉ tiêu: kích thước thân cây, kích thước lá, tỷ lệ cây vàng lá gốc, thời gian sinh trưởng. Kết quả thể hiện ở bảng 4.2. Bảng 4.2: ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa lily Công thức thí nghiệm Chế độ che sáng Chiều cao cây cuối cùng (cm) Đường kính thân (cm) Chiều dài lá(cm) Chiều rộng lá(cm) Tỷ lệ cây vàng lá gốc (%) Thời gian sinh trưởng (ngày) CT1 Đ/C -Không che 75,6 0,73 11,3 3,2 5,5 85 CT2 Che 3 tuần 82,7 0,90 11,5 3,0 5,3 87 CT3 Che 6 tuần 93,5 0,93 12,7 3,6 4,0 92 CT4 Che 9 tuần 96,8 0,87 13,0 4,0 4,7 94 CT5 Che 12 tuần 108,7 0,75 14,3 4,3 5,0 97 LSD 5% 4,96 0,07 0,59 0,36 1,04 CV% 3,0 5,0 2,6 5,5 11,8 Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.2 cho thấy chế độ che sáng khác nhau đã tác động làm thay đổi sinh trưởng phát triển của cây hoa lily. Các chỉ tiêu theo dõi đều có những biến động lớn. Chiều cao cây cuối cùng ở các các công thức nghiên cứu khác nhau có sự khác biệt rõ ràng. So với công thức 1 chiều cao cây ở công thức 5 cao hơn 33,1cm. Như vậy khoảng biến động là rất lớn, chúng ta có thể điều chỉnh chiều cao cây một cách có hiệu quả thông qua việc điều chỉnh chế độ che sáng. Dưới tác động của ánh sáng đường kính thân cây cũng cho kết quả khác biệt ở các công thức thí nghiệm. Công thức 1 có đường kính thân nhỏ nhất, theo chúng tôi nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do không được che sáng dẫn đến nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn so với các công thức được che sáng nên cây sinh trưởng phát triển kém. Công thức 5 đường kính thân cũng nhỏ, kết quả này là do che sáng kéo dài quá mức dẫn đến cây phát triển không cân đối, cây chủ yếu tăng chiều cao nên thân nhỏ. Che sáng 6 tuần cây có đường kính thân lớn nhất đạt 0,93cm. Về kích thước lá, thời gian che sáng càng dài thì kích thước lá càng tăng cả về chiều dài và chiều rộng. Bên cạnh đó trong quá trình theo dõi chúng tôi thấy che sáng nhiều kích thước bộ lá tăng nhưng độ dày của lá giảm, lá mỏng và mềm yếu. Bộ lá cây ngoài vai trò quan trọng giúp cây quang hợp phát triển, thì nó cũng là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng cành hoa, cành hoa có lá to, dày, xanh được ưa chuộng. Để có được bộ lá lily tốt, khoẻ ngoài yếu tố ánh sáng cần kết hợp các biện pháp kỹ thuật khác tác động. Tỷ lệ cây vàng lá gốc cũng là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây. Lá gốc bị vàng có thể là do lá già đến thời kỳ chuẩn bị rụng, nhưng ở đây chúng tôi theo dõi và xác định những cây có lá vàng không phải là lá quá già, nhiều trường hợp cây bị vàng lá lên đến nửa thân. Kết quả theo dõi cho thấy che sáng cũng có tác động đến tỷ lệ cây vàng lá. Chế độ che sáng 6 tuần tỷ lệ cây vàng lá là 4,0% thấp nhất trong các công thức nghiên cứu. Thời gian sinh trưởng là một trong những chỉ tiêu quan trọng qua nó chúng ta có thể xác định thời vụ trồng hợp lý, xác định được thời gian thu hoạch, nâng cao giá trị thương phẩm của hoa. Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.2 cho thấy ánh sáng cũng là nguyên nhân làm thay đổi thời gian sinh trưởng của cây hoa lily. Thời gian che sáng dài thì thời gian sinh trưởng cũng kéo dài, so với đối chứng không che sáng thời gian sinh trưởng của cây ở công thức 5 dài hơn 12 ngày. Nguyên nhân của hiện tượng này có lẽ một phần ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng, nhưng phần lớn có thể là do ánh sáng tác động làm thay đổi nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ là yếu tố ngoại sinh tác động lớn nhất làm thay đổi thời gian sinh trưởng của hoa lily. Như vậy ánh sáng là yếu tố rất quan trọng nó tác động lớn cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến sự sinh trưởng phát triển của hoa lily. Để sản xuất hoa lily có hiệu quả cùng với các biện pháp khác cần phải điều chỉnh ánh sáng sao cho phù hợp đối với từng thời vụ trồng, vùng trồng hoa. 4.1.3. ảnh hưởng của chế độ che sáng đến hiện tượng cháy lá sinh lý hoa lily. Bệnh cháy lá sinh lý thường xảy ra vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, đến khi nụ hoa tách rời nhau thì kết thúc, bệnh xuất hiện ở những lá non. Cháy lá có thể chia làm nhiều mức độ, trường hợp nhẹ (4.2a) lá cây bị những điểm cháy nhỏ lá hơi co vào, nhưng có trường hợp lá bị cháy nặng hơn lá bị cháy co thắt lại và biến dạng, số lượng lá bị cháy cũng nhiều hơn, một số lá có thể biến mất hoàn toàn (4.2b), nhưng trong hai trường hợp này nụ hoa không bị ảnh hưởng hoặc bị nhẹ không đáng kể. Trường hợp nặng nhất (4.2c) là lá cháy hoàn toàn và nụ hoa cũng bị cháy, cây hoa không còn khả năng cho thu hoạch, cụ thể được minh hoạ bởi những hình sau. A B C Hình 4.2: Các mức độ cháy lá ( a. Mức độ cháy nhẹ, b. Mức độ cháy lá trung bình, c. Cháy lá nặng) Kết quả nghiên cứu tác động của ánh sáng đến hiện tượng cháy lá sinh lý được thể hiện ở bảng sau. Bảng 4.3: ảnh hưởng của ánh sáng đến hiện tượng cháy lá sinh lý của cây hoa lily sorbonne. Công thức thí nghiệm Chế độ che sáng Tỷ lệ cây bị cháy là (%) Mức độ cháy lá Nhẹ (%) Trung bình(%) Nặng(%) CT1 Đ/C-Không che 41,4 30,1 56,3 13,6 CT2 Che 3 tuần 39,2 31,3 57,1 11,6 CT3 Che 6 tuần 37,5 33,0 58,1 8,9 CT4 Che 9 tuần 35,0 35,6 57,2 7,2 CT5 Che 12 tuần 35,6 36,1 57,3 6,6 LSD 5% 1,94 CV% 11,1 Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng đến cháy lá sinh lý được thể hiện ở bảng 4.3 cho thấy, công thức đối chứng không che giảm ánh sáng tỷ lệ cây cháy lá cao nhất, so với công thức 4 có điều chỉnh che sáng tỷ lệ cây bị cháy lá giảm 5,8%. Điều chỉnh ánh sáng hợp lý có thể làm giảm tỷ lệ cây bị cháy lá. Khi cây đã bị cháy lá thì hy vọng của các nhà sản xuất là có các biện pháp tác động sao cho mức độ cháy càng nhẹ càng tốt. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng cho thấy, nếu có sự điều chỉnh ánh sáng hợp lý thì có thể giảm được mức độ của bệnh. Công thức đối chứng không che sáng và công thức 2 che sáng không phải giai đoạn nhạy cảm nhất của cây có số cây bị cháy lá nặng cao hơn các công thức khác. Khi theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy ánh sáng không trực tiếp làm tăng tỷ lệ cây bị bệnh nhưng nó tác động làm thay đổi nhiệt độ đây mới là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ cây cháy lá tăng. Vào đầu thời vụ trồng lily nhiệt độ vùng đồng bằng Sông Hồng còn khá cao, nếu không được che giảm ánh sáng nhiệt độ trong nhà lưới và nhiệt độ đất tăng cao dẫn đến cây sinh trưởng phát triển mạnh các bộ phận trên mặt đất, trong khi đó bộ rễ phát triển kém(sự phát triển không cân đối). Bộ rễ phát triển kém nên khả năng hút dinh dưỡng, nước kém và canxi không được cung cấp đủ cho cây, hệ quả là cây sẽ bị cháy lá. Mức độ cháy chịu tác động trực tiếp của ánh sáng. Vào giai đoạn nhạy cảm nhất của bệnh là khoảng từ 4 tuần đến 7 tuần sau trồng, qua theo dõi chúng tôi thấy nếu ánh sáng mạnh sẽ làm cho điểm cháy lan rộng và nhanh hơn, các lá héo đi nhanh chóng. Đặc biệt khi cháy lá thường các lá trên ngọn chưa tách rời nhau ra, các điểm cháy trên lá thường ẩm ướt kết hợp với ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao sẽ làm cho các nụ hoa còn non ở bên trong rất rễ bị hỏng. Như vậy ánh sáng có tác động đáng kể đến bệnh cháy lá sinh lý để giảm thiểu ảnh hưởng của ánh sáng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động được bằng việc điều chỉnh che giảm ánh sáng bằng lưới đen, kết hợp với các biện pháp khác hiệu quả phòng bệnh sẽ cao hơn. 4.1.4. ảnh hưởng của chế độ che sáng đến chất lượng hoa lily. Hoa đẹp là tổng hoà của nhiều nhân tố, tuy nhiên các chỉ tiều về nụ hoa là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cành hoa. Cành hoa có thân mập, lá to bản lá dày, mầu xanh đặc trưng của giống… nhưng nụ hoa lại bé, số nụ hoa ít, độ bền của hoa ngắn…thì cành hoa đó cũng không được coi là cành hoa đẹp. Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến chất lượng hoa lily, chúng tôi thấy ánh sáng là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng hoa, như nó làm thay đổi số nụ hoa/cành, kích thước nụ hoa, và nhiều chỉ tiêu khác. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau. Bảng 4.4: ảnh hưởng của chế độ che sáng đến chất lượng hoa Công thức thí nghiệm Các chế độ che sáng Số nụ hoa TB/cây (nụ) Chiều dài nụ (cm) Đường kính nụ (cm) Tỷ lệ nụ hoa hỏng, biến dạng (%) Độ bền hoa cắt (ngày) CT1 Đ/C -Không che 6,7 10,8 3,5 9,2 14 CT2 Che 3 tuần 6,6 11,2 3,7 8,0 15 CT3 Che 6 tuần 5,7 11,5 4,0 7,3 17 CT4 Che 9 tuần 5,3 12,5 3,8 7,6 16 CT5 Che 12 tuần 5,4 12,7 3,7 8,0 14 LSD 5% 0,40 0,65 0,55 0,89 CV% 3,8 3,1 8,2 6,2 Hình 4.3: ảnh hưởng của các chế độ che sáng đến số nụ hoa và kích thước nụ Kết quả nghiên cứu cho thấy ánh sáng đã ảnh hưởng làm thay đổi kích thước nụ hoa. Chiều dài và đường kính nụ có tương quan nghịch với nhau trong các điều kiện che sáng, thời gian che sáng càng dài thì nụ càng kéo dài trong khi đường kính nụ nhỏ lại. Nghiên cứu cũng cho thấy nụ hoa ở công thức đối chứng không che sáng và công thức che 3 tuần nhỏ cả chiều dài lẫn đường kính. Theo chúng tôi sở dĩ có hiện tượng này là do khi không được che sáng hay thời gian che sáng ít dẫn đến làm tăng nhiệt độ giai đoạn đầu thời vụ trồng nên cây phát triển kém do đó chất lượng nụ giảm sút. Về số nụ hoa, kết quả cho thấy số nụ hoa trung bình của cây tỷ lệ nghịch với thời gian che sáng. Thời gian che sáng càng dài thì số nụ hoa càng ít. Biên độ lớn nhất của sự tác động là 1,3 hoa, đây cũng là một con số đáng kể vì hơn 1 nụ hoa thì giá trị thương phẩm của cành hoa đã thay đổi hẳn. Lấy ví dụ vụ hoa tết năm 2007 một số đơn vị trồng lily lấy căn cứ số nụ hoa/cành để định giá hoa, giá bán 8.000đ/1nụ. Tỷ lệ nụ hoa hỏng biến dạng, nụ hoa sau khi được hình thành nó phát triển nhưng do nhiều nguyên nhân nụ hoa có thể bị thui hỏng hoàn toàn hoặc có thể biến dạng phát triển không đầy đủ bình thường, hạn chế được tỷ lệ hoa hỏng và biến dạng sẽ góp phần rất lớn nâng cao phẩm cấp hoa. Kết quả theo dõi cho thấy tác động của ánh sáng đã làm thay đổi tỷ lệ nụ hoa hỏng, biến dạng. Tỷ lệ này cao nhất ở đối chứng không che ánh sáng (9,2%) và thấp nhất ở công thức che sáng trong 6 tuần (7,3%). Với độ bền hoa cắt, hoa lily cũng như nhiều hoa khác độ bền hoa cắt phụ thuộc vào từng giống hoa và các yếu tố môi trường xung quanh, nhất là nhiệt độ. Ngoài ra thì điều kiện chăm sóc, canh tác cũng là yếu tố ảnh hưởng đến độ bền hoa cắt. Cành hoa được chăm sóc tốt, đầy đủ dinh dưỡng, cây cứng cáp khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh thì hoa sẽ bền hơn sau khi cắt cành. Để có cành hoa tốt khi cắt cành thì ánh sáng cũng là nhân tố làm nên điều đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy không che bớt sáng giai đoạn đầu thì hoa cắt không bền, nhưng nếu che sáng quá dài thì độ bền của hoa cũng không được lâu. Như vậy qua nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lily giống Sorbonne chúng tôi tổng kết được một số nội dung chính như sau: ánh sáng tác động rất lớn đến sự phát triển của thân lá. Để có chiều cao cây theo ý muốn người sản xuất phải lưu ý điều chỉnh che giảm ánh sáng ngay từ giai đoạn đầu sau khi trồng và có điều chỉnh hợp lý sau đó. Kết quả nghiên cứu ở trên cho chúng tôi thấy che sáng từ khi trồng đến 6 tuần thì ngừng che cây phát triển cân đối bộ lá đẹp. Điều chỉnh ánh sáng hợp lý có thể giảm được tỷ lệ cũng như mức độ cháy lá sinh lý. ánh sáng mạnh là nguyên nhân dẫn đến làm tăng nhiệt độ vì vậy vào giai đoạn nhạy cảm cháy lá nên che bớt ánh sáng để giảm thiểu cháy lá. Đối với các chỉ tiêu sinh thực ánh sáng cũng có tác động nhưng không nhiều như phát triển thân lá. Tuy vậy điều chỉnh ánh sáng hợp lý sẽ làm tăng chất lượng hoa rất đáng kể ở tất cả các chỉ tiêu quan trọng. 4.1.5. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất hoa lily áp dụng các chế độ che sáng. Sản xuất hoa lily thương phẩm trong những năm gần đây đạt hiệu quả cao, nguyên nhân do lily là giống hoa cao cấp mới được mở rộng sản xuất ở miền Bắc nước ta, giá thành._.LE FILE NHBB10 9/ 8/ 9 10:12 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NHBB10 12 8.6917 4.6533 1.3895 16.0 0.0001 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLCLB13 FILE TLCLB13 9/ 8/ 9 10:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp xử lý lạnh giai đoạn đầu đến tỷ lệ cháy lá VARIATE V003 TLCLB13 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 1343.06 447.688 83.48 0.000 2 * RESIDUAL 8 42.9000 5.36250 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1385.96 125.997 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TLCLB13 9/ 8/ 9 10:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS TLCLB13 1 3 32.7000 2 3 11.4000 3 3 7.60000 4 3 6.80000 SE(N= 3) 1.33697 5%LSD 8DF 4.35974 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TLCLB13 9/ 8/ 9 10:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TLCLB13 12 14.625 11.225 2.3157 15.8 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTB14 FILE DKTB14 9/ 8/ 9 10:30 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp xử lý lạnh giai đoạn đầu đến đường kính thân cây VARIATE V003 DKTB14 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 .188250E-01 .627500E-02 0.74 0.557 2 * RESIDUAL 8 .674000E-01 .842500E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .862250E-01 .783864E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKTB14B 9/ 8/ 9 10:30 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS DKTB14 1 3 0.920000 2 3 1.00000 3 3 1.02000 4 3 0.950000 SE(N= 3) 0.529937E-01 5%LSD 8DF 0.172807 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DKTB14B 9/ 8/ 9 10:30 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DKTB14 12 0.97250 0.88536E-010.91788E-01 9.4 0.5570 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCB14 FILE CCCB14 9/ 8/ 9 10:35 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp xử lý lạnh giai đoạn đầu đến chiều cao cây VARIATE V003 CCCB14 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 429.373 143.124 10.19 0.004 2 * RESIDUAL 8 112.373 14.0467 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 541.747 49.2497 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCCB14 9/ 8/ 9 10:35 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS CCCB14 1 3 91.3333 2 3 98.0000 3 3 103.200 4 3 107.333 SE(N= 3) 2.16384 5%LSD 8DF 7.05608 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCCB14 9/ 8/ 9 10:35 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CCCB14 12 99.967 7.0178 3.7479 3.7 0.0045 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DLB14 FILE DLB14 9/ 8/ 9 10:39 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp xử lý lạnh giai đoạn đầu đến chiều dài lá VARIATE V003 DLB14 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 7.80250 2.60083 10.37 0.004 2 * RESIDUAL 8 2.00667 .250833 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 9.80917 .891742 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DLB14 9/ 8/ 9 10:39 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS DLB14 1 3 12.3333 2 3 12.8000 3 3 13.2000 4 3 14.5000 SE(N= 3) 0.289156 5%LSD 8DF 0.942908 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DLB14 9/ 8/ 9 10:39 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DLB14 12 13.208 0.94432 0.50083 3.8 0.0043 BALANCED ANOVA FOR VARIATE RLB14 FILE RLB14 9/ 8/ 9 10:45 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp xử lý lạnh giai đoạn đầu đến chiều rộng lá VARIATE V003 RLB14 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 .682500 .227500 3.79 0.058 2 * RESIDUAL 8 .480000 .600000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1.16250 .105682 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE RLB14 9/ 8/ 9 10:45 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS RLB14 1 3 3.60000 2 3 3.80000 3 3 4.10000 4 3 4.20000 SE(N= 3) 0.141421 5%LSD 8DF 0.461161 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE RLB14 9/ 8/ 9 10:45 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | RLB14 12 3.9250 0.32509 0.24495 6.2 0.0584 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDNB15 FILE CDNB15 10/ 8/ 9 10:21 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp xử lý lạnh giai đoạn đầu đến chiều dài nụ hoa VARIATE V003 CDNB15 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 2.86250 .954167 3.59 0.066 2 * RESIDUAL 8 2.12667 .265833 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 4.98917 .453561 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CDNB15 10/ 8/ 9 10:21 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS CDNB15 1 3 11.4000 2 3 11.8667 3 3 12.6000 4 3 12.5000 SE(N= 3) 0.297676 5%LSD 8DF 0.970692 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CDNB15 10/ 8/ 9 10:21 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CDNB15 12 12.092 0.67347 0.51559 4.3 0.0658 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKNB15 FILE DKNB15 10/ 8/ 9 10:27 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp xử lý lạnh giai đoạn đầu đến đường kính nụ hoa VARIATE V003 DKNB15 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 .540000 .180000 1.00 0.442 2 * RESIDUAL 8 1.44000 .180000 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1.98000 .180000 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKNB15 10/ 8/ 9 10:27 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS DKNB15 1 3 4.00000 2 3 4.20000 3 3 4.50000 4 3 4.50000 SE(N= 3) 0.244949 5%LSD 8DF 0.798754 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DKNB15 10/ 8/ 9 10:27 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DKNB15 12 4.3000 0.42426 0.42426 9.9 0.4423 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SNB15 FILE SNB15 10/ 8/ 9 10:31 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp xử lý lạnh giai đoạn đầu đến số nụ hoa TB/cây VARIATE V003 SNB15 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 2.60250 .867500 6.80 0.014 2 * RESIDUAL 8 1.02000 .127500 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 3.62250 .329318 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SNB15 10/ 8/ 9 10:31 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS SNB15 1 3 6.20000 2 3 6.00000 3 3 5.50000 4 3 5.00000 SE(N= 3) 0.206155 5%LSD 8DF 0.672251 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SNB15 10/ 8/ 9 10:31 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | SNB15 12 5.6750 0.57386 0.35707 6.3 0.0140 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NHBDB15 FILE NHBDB15 10/ 8/ 9 10:35 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp xử lý lạnh giai đoạn đầu đến tỷ lệ nụ hỏng và biến dạng VARIATE V003 NHBDB15 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 109.407 36.4689 198.02 0.000 2 * RESIDUAL 8 1.47333 .184167 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 110.880 10.0800 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NHBDB15 10/ 8/ 9 10:35 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS NHBDB15 1 3 7.36667 2 3 1.83333 3 3 0.000000 4 3 0.000000 SE(N= 3) 0.247768 5%LSD 8DF 0.807946 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NHBDB15 10/ 8/ 9 10:35 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NHBDB15 12 2.3000 3.1749 0.42915 18.7 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTB17 FILE DKTB17 10/ 8/ 9 10:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp tưới nước điều chỉnh đến đường kính thân cây VARIATE V003 DKTB17 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 .375000E-01 .125000E-01 3.33 0.077 2 * RESIDUAL 8 .300000E-01 .375000E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .675000E-01 .613636E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKTB17 10/ 8/ 9 10:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS DKTB17 1 3 0.950000 2 3 1.00000 3 3 0.900000 4 3 0.850000 SE(N= 3) 0.353553E-01 5%LSD 8DF 0.115290 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DKTB17 10/ 8/ 9 10:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DKTB17 12 0.92500 0.78335E-010.61237E-01 6.6 0.0768 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCB17 FILE CCCB17 10/ 8/ 9 11:20 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp tưới nước điều chỉnh đến chiều cao cây cây VARIATE V003 CCCB17 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 172.500 57.5000 4.31 0.044 2 * RESIDUAL 8 106.667 13.3333 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 279.167 25.3788 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCCB17 10/ 8/ 9 11:20 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS CCCB17 1 3 87.6667 2 3 92.0000 3 3 85.5000 4 3 81.5000 SE(N= 3) 2.10819 5%LSD 8DF 6.87458 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCCB17 10/ 8/ 9 11:20 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CCCB17 12 86.667 5.0377 3.6515 4.2 0.0438 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDLB17 FILE CDLB17 10/ 8/ 9 11:24 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp tưới nước điều chỉnh đến chiều dài lá VARIATE V003 CDLB17 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 3.56250 1.18750 4.38 0.042 2 * RESIDUAL 8 2.16667 .270833 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 5.72917 .520833 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CDLB17 10/ 8/ 9 11:24 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS CDLB17 1 3 12.3333 2 3 13.0000 3 3 12.0000 4 3 11.5000 SE(N= 3) 0.300463 5%LSD 8DF 0.979778 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CDLB17 10/ 8/ 9 11:24 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CDLB17 12 12.208 0.72169 0.52042 4.3 0.0421 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRLB17 FILE CRLB17 10/ 8/ 9 11:28 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp tưới nước điều chỉnh đến chiều rộng lá VARIATE V003 CRLB17 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 .390000 .130000 1.58 0.269 2 * RESIDUAL 8 .660000 .825000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1.05000 .954545E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CRLB17 10/ 8/ 9 11:28 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS CRLB17 1 3 3.60000 2 3 3.80000 3 3 3.50000 4 3 3.30000 SE(N= 3) 0.165831 5%LSD 8DF 0.540759 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CRLB17 10/ 8/ 9 11:28 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CRLB17 12 3.5500 0.30896 0.28723 8.1 0.2694 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLVLB17 FILE TLVLB17 10/ 8/ 9 11:36 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp tưới nước điều chỉnh đến tỷ lệ cây vàng lá gốc VARIATE V003 TLVLB17B LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 271.060 90.3533 58.17 0.000 2 * RESIDUAL 8 12.4266 1.55333 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 283.487 25.7715 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TLVLB17B 10/ 8/ 9 12:38 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS TLVLB17B 1 3 2.50000 2 3 4.66667 3 3 14.5000 4 3 10.6000 SE(N= 3) 0.719567 5%LSD 8DF 2.34643 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TLVLB17B 10/ 8/ 9 12:38 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TLVLB17B 12 8.0667 5.0766 1.2463 15.5 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDNB18 FILE CDNB18 10/ 8/ 9 11:50 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp tưới nước điều chỉnh đến chiều dài nụ hoa VARIATE V003 CDNB18 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 8.15583 2.71861 23.99 0.000 2 * RESIDUAL 8 .906666 .113333 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 9.06250 .823864 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CDNB18 10/ 8/ 9 11:50 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS CDNB18 1 3 11.3333 2 3 12.0667 3 3 10.6667 4 3 9.83333 SE(N= 3) 0.194365 5%LSD 8DF 0.633805 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CDNB18 10/ 8/ 9 11:50 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CDNB18 12 10.975 0.90767 0.33665 3.1 0.0003 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKNB18 FILE DKNB18 10/ 8/ 9 11:59 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp tưới nước điều chỉnh đến đường kính nụ hoa VARIATE V003 DKNB18 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 .982500 .327500 3.54 0.068 2 * RESIDUAL 8 .740000 .925000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1.72250 .156591 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKNB18 10/ 8/ 9 11:59 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS DKNB18 1 3 4.00000 2 3 4.20000 3 3 3.60000 4 3 3.50000 SE(N= 3) 0.175594 5%LSD 8DF 0.572595 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DKNB18 10/ 8/ 9 11:59 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DKNB18 12 3.8250 0.39572 0.30414 8.0 0.0677 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SNB18 FILE SNB18 10/ 8/ 9 12: 4 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp tưới nước điều chỉnh đến số nụ hoa TB/cây VARIATE V003 SNB18 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 3 .142500 .475000E-01 0.48 0.711 2 * RESIDUAL 8 .800000 .100000 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .942500 .856818E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SNB18 10/ 8/ 9 12: 4 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ------------------------------------------------------------------------------- CT NOS SNB18 1 3 6.10000 2 3 6.00000 3 3 6.00000 4 3 5.80000 SE(N= 3) 0.182574 5%LSD 8DF 0.595356 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SNB18 10/ 8/ 9 12: 4 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | SNB18 12 5.9750 0.29271 0.31623 5.3 0.7105 Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ----------eờf---------- nguyễn xuân kết ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Lily giống Sorbonne trồng trong điều kiện nhà lưới tại Tiên Du – Bắc Ninh vụ đông năm 2008 Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: trồng trọt Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: ts. nguyễn thị kim thanh Hà Nội - 2009 mục lục danh mục bảng Bảng 2.2:Các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho hoa lily[36] 16 Bảng 2.3: Diện tích sản xuất hoa lily ở miền Bắc Việt Nam qua một số năm 19 Bảng 4.1: ảnh hưởng của chế độ che sáng đến chiều cao cây hoa lily qua các thời kỳ theo dõi 30 Bảng 4.2: ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa lily 32 Bảng 4.3: ảnh hưởng của ánh sáng đến hiện tượng cháy lá sinh lý của cây hoa lily sorbonne. 36 Bảng 4.4: ảnh hưởng của chế độ che sáng đến chất lượng hoa 38 Bảng 4.5. Hiệu quả đầu tư sản xuất hoa lily Sorbonne áp dụng các chế độ che sáng. 41 Bảng 4.6: ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng phát triển chiều cao cây qua các thời kỳ. 44 Bảng 4.7:ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng phát triển của bộ rễ hoa lily qua các thời kỳ. 47 Bảng 4.8: ảnh hưởng của giá thể trồng đến hiện tượng cháy lá sinh lý cây hoa lily Sorbonne 50 Bảng 4.9: ảnh hưởng của giá thể trồng khác nhau đến sinh trưởng phát triển hoa lily 52 Bảng 4.10: ảnh hưởng của giá thể trồng khác nhau đến chất lượng hoa lily 54 Bảng 4.11. Hiệu quả đầu tư sản xuất hoa lily Sorbonne trên các loại giá thể. 57 Bảng 4.12: Sinh trưởng phát triển của mầm hoa và bộ rễ ở các chế độ xử lý lạnh khác nhau. 61 Bảng 4.13: ảnh hưởng của các chế độ xử lý lạnh đến phát triển chiều cao cây qua các thời kỳ 64 Bảng 4.14: ảnh hưởng của thời gian xử lý lạnh khác nhau đến tỷ lệ cháy lá sinh lý 66 Bảng 4.15: ảnh hưởng của thời gian xử lý lạnh khác nhau đến sinh trưởng phát triển hoa lily 68 Bảng 4.16: ảnh hưởng của các chế độ xử lý lạnh khác nhau đến chất lượng hoa lily 70 Bảng 4.17. Hiệu quả đầu tư sản xuất hoa lily Sorbonne áp dụng phương pháp 73 xử lý lạnh giai đoạn đầu trước khi trồng. 73 Bảng 4.18: ảnh hưởng của thời điểm tưới nước trong ngày đến phát triển chiều cao cây qua các thời kỳ. 76 Bảng 4.19: ảnh hưởng của thời điểm tưới nước trong ngày đến sinh trưởng phát triển hoa lily 78 Bảng 4.20: ảnh hưởng của thời điểm tưới nước trong ngày đến chất lượng hoa lily 80 Bảng 4.21. Hiệu quả đầu tư sản xuất hoa lily Sorbonne ở các chế độ tưới nước 82 danh mục các hình Hình 4.1: Tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ dưới tác động của các chế độ che sáng 30 Hình 4.2: Các mức độ cháy lá ( a. Mức độ cháy nhẹ, b. Mức độ cháy lá trung bình, c. Cháy lá nặng) 35 Hình 4.3: ảnh hưởng của các chế độ che sáng đến số nụ hoa và kích thước nụ 38 Hình 4.4: Thời kỳ đầu sinh trưởng của hoa lily sorbonne trên giá thể mùn cưa và đất phù sa 43 Hình 4.5: Tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ ở các giá thể trồng khác nhau 44 Hình 4.6: Bộ rễ hoa lily giống Sorbonne giai đoạn 3-6 tuần sau trồng ở các giá thể trồng khác nhau 48 Hình 4.7: Tỷ lệ cây cháy lá ở các giá thể trồng khác nhau 51 Hình 4.8: Số lượng nụ hoa và kích thước nụ hoa ở các giá thể trồng 54 Hình 4.9: Mầm hoa ở các thời gian xử lý lạnh khác nhau trong kho 62 Hình 4.10: Tăng trưởng chiều cao cây khi được xử lý lạnh ở các chế độ khác nhau qua các thời kỳ 64 Hình 4.11: Tỷ lệ cây cháy lá khi xử lý lạnh ở các chế độ khác nhau 67 Hình 4.12: Số nụ hoa và kích thước nụ hoa ở các chế độ xử lý lạnh 70 Hình 4.13: Tăng trưởng chiều cao cây ở các chế độ tưới nước khác nhau qua các thời kỳ 76 Hình 4.14: Thời gian sinh trưởng của hoa lily sorbonne ở các chế độ tưới nước 78 Hình 4.15: Số nụ hoa và kích thước nụ ở các chế độ tưới nước 81 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTT09026.doc
Tài liệu liên quan