Lời mở đầu
Phật giáo là một tôn giáo, đồng thời là một trường phái triết học thời cố đại ấn độ. Phật giáo ra đời vào thế kỷ VI TCN trong làn sóng chống lại sự thống trị của tâng lớp tăng lữ Bà - la - Môn và chế độ đẳng cấp hà khắc lúc bấy giờ. Người sáng lập ra phật giáo lúc bấy giờ là Thích - Ca - Mâu - Ni.
Thích - Ca - Mâu - Ni(Sakyamuni), tên thật là Tất - Đạt - Đa (Siddhartha), họ Cổ - Đàm(Gotama), con vua Tịnh - Phạn, một nước nhỏ miền bắc ấn Độ xưa, nay thuộc đất Nê Pan. Tương truyền ông
25 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của đạo phật đối với đời sống xã hội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh vào ngày 8 tháng 4 năm 563 TCN và mất vào năm 483 TCN, thọ 80 tuổi.
Nhận thấy nỗi bất công của chế độ đẳng cấp, Buồn khổ vì cái vòng sinh, lão, bệnh, tử của người đời, mong muốn được giải thoát khỏi cảnh khổ đó, ông đã từ bỏ cuộc sống quý tộc cung đình, để đi tu. Qua nhiều năm tu hành, ông tự thấy là đẵc thấu hiểu được căn nguyên nỗi khổ ở đời và con đường chân chính dứt bỏ được nôĩ khổ đó. Những suy tư này được thể hiện trong thuyết " Tứ diệu kế" của ông. Thấu hiểu được chân lý ấy, ông trở thành phật (Buddha).
Sau khi ông mất, những học trò của ông đẵ họp nhiều lần, ghi chép lại và lý giải những điều phật dạy. Những điều ghi chép này được gọi là kinh điển của Phật giáo. Căn cứ vào nội dung, kinh điển này được chia làm ba bộ phận được gọi là Tam Tạng gồm (Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng).
Phật giáo đẵ tồn tại hơn hai nghìn năm, gồm nhiều tông phái, lại được truyền bá qua nhiều nước trong những điều kiện lịch sử khác nhau, do đó nhiều giáo lý Phật giáo có sự giải thích khác nhau.
Đạo phật đã tồn tại ở ấn độ cách đây hàng nghìn năm và sư truyền bá của đạo phật tới khắp cõi á Đông, trong đó có Việt Nam.
Đạo phật thực chất là một triết học, sau này được tôn giáo hoá nhưng đạo Phật là một tôn giáo phật, một phương pháp giáo hoá con người, một phương pháp tu dướng dạy cho con người một triết lý sống, một cuộc sống có đạo lý, có lý tưỏng cao cả và đầy lòng vị tha.
Mục đích cả đạo Phật là giải thoát, giải phóng con người khỏi xiềng xích tham dục, mà tham dục đã làm cho con người bị tha hoá.
Kể từ khi gia đời cho đến nay, những đạo lý của Phật giáo đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, số phận của con người. Tại Việt Nam những ảnh hưởng của đạo Phật biểu hiện rõ nét nhất ở đời nhà lý, nhà Trần và cho đến nay. Đạo Phật là một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên một nền văn hoá Việt Nam, một nền văn hoá đầy tính nhân sinh tốt đẹp. Chính điều đó đẵ làm cho bản sắc dân tộc Việt Nam, tâm hồn Việt Nam không nhừng phát triển trong thế giới hôm nay và thế giới ngày mai.
Bên cạnh nhữg mặt tích cực mà đạo Phật mang lại như dạy cho con người biết từ bi, bác ái, sống vị tha,... hay những cống hiến đáng kể trong sự chiến thắng của hai cuộc kháng chiến của dân tộc ta, thì đạo Phật còn thể hiện những khía cạnh còn hạn xã hội chế. Cái hạn chế ấy còn năm ở bản chất , giáo lý, nội dung tôn giáo Phật mà những nội dung ấy, tôn giáo ấy người ta hiếu sai đi trở thành mê tín dị đoan, một số kẻ thù đẵ lợi dụng để chống phá, xuyên tạc chúng
Vì vậy để hiểu con người Viềt Nam, chủ nghĩa nhân dân Việt Nam, đạo đức trí tuệ Việt Nam, đồng thời làm chủ cuộc sống của mình, phát huy nững mặt tích cực, cảnh giác với những âm mưu phá hoại của kể thù, góp phần xây dựng một xẵ hội văn minh.
Chương I:
Sự hình thành và phát triển của Phật giáo
I. Sự ình thành của triết học phật giáo
1 Tiểu sử Phật thích ca Mâu ni.
Phật thích ca Mâu ni là thái tử Tất Đạt Đa con vua của vua Tịnh Phan trị vì vương quốc ở miền Bắc Ân Độ sinh ngày 15/04/625 TCN. Thái tử Tất Đạt Đa là người thông minh, tài giỏi tuyệt vời. Năm lên tám tuổi đã theo học các thầy bà la môn văn chương, võ nghệ và sau này trở thành nhười có văn võ song toàn.
Lúc báy giờ xẵ hội Ân Độ lại có sự phân chia đẳng cấp một cách ngặt ngèo, pháp luật khong còn được tôn trọng, cônh lý chỉ là một thứ tẻống rỗng, nhân đân sống trong cảnh lầm than, khổ cực, đặc biệtlà tầng lớp nô lệ. Chính tẻong bối cảnh đó, thái tử quyưết định đi tìm con đường giải thoat cho chúng sinh từ một cuộc sốnh phiền não đến cuộc sónh an vui, hạnh phúc, nám 29 tuổi Thái Tư xuất gia tu hành.
2 Thời kỳ tìm đạo, tu đạo, thạnh đạo.
Thái Tử có một quyết tâm mãnh liệt, ông mới từ bỏ được cuộc sống xa hoa đế ra đi tìm đạo, tìm một triế lý sống, một phuương thức sống từ bỏ được mọi đau khổ.
Thoạt tiên, Thái tử đến hỏi ba hà tu đạo Bà La Môn. Ba người này tu theo pháp tiênguồn vốnà cho rằng nếu đời này ăn ở phúc đức thì đời sau sẽ được lên cõi trời để được hưởng mọi sự sung sướng. Cách tu này khong lam cho Thái tử thoả mãn về cảnh sung suướng trên cõi trời, chỉ có giá trị tưong đối với cánh sống thế gian mà thôi. Nếu cánh sống trên cõi trời kéo dài thì sự thoái lạc ban đàu sẽ nhường chỗ cho sự nhàm chán. Vả lại , cõi trời cungzx chịuảnh hưởng của luật vô thường, không phải là cách an vui vĩnh viễn. Thái Tử từ giã ba vị tu đạo đi đến bờ sônh Niliên Thiến mà tru khổ hạnh phúc trong sáu năm, mỗi ngày chỉ dùng gạo, vừng để nuôi sống xác thân. Do tu khổ hạnh thân thể bịkiệt sức mà không đạt kết quả. Thái Tử đi đến sứ Phật Đà Ra Gio trải cỏ dưới cây Tất Ba La, đời này gọi là cây Bồ đề, ngồi ngay thẳng, qoay mặt về hướng đông và nhập định Thái Tử, nhập định luôn trong 49 ngày đêm và đêm cuối cùng, thâm tâm thái tử bỗng trở nên vắng lặng, bao nhiêu phiền não của cuộc sống trong ngũ dục, trong đêm tối u minh trong khoảng khắc đẵ tan sạch, Thái Tử Đã thành đạo.
Sau khi thành đạo, Phạt thích ca đi khắp nơi trong nước Ân Độ để thuyết pháp ròng rã trong 49 năm đạo phật được truyên bá trên thế giới không phải bằng súng đạn, gươm giáo hay áp bức khỏng bố mà bằng chân giá trị và giáo lý cao thượng của đạo. Một đạo giáo không đưa vào dị đoan và bắt buộc mà đẵ thu hút, cản hoá từ giai cấp Ba la môn trở xuống. Ngay từ những năm đầu Phật đi thuyết pháp, số đệ tử quy Phật đẵ lên tới 100 người từ hàng vua phật chúa,, trưởng giả cho đến những dòng họ vệ xáđến xứ cậu thị La yết la nay là Ka ni a gần vùng Gorkkuloor cùng với một số đệ tử qua sông hằng đến sứ Bisali của nước Mayết già an cư ba tháng. Sau đó Phật đi về hướng tây, đến thành Para thụ trại, rồi trở về bên bờ sông Bặc. Tại đây Phật thuyết pháp một ngay đêm rồi nằm quay đầu về hướng Bắc mặt hường nam mà tịnh. Sau khi Phật diệt các đệ tử mang thi hài Phật về Linh Sơn cử hành tang lễ. Người xứ Mayêtra và người trong tám nước khác cùng một dọng họ với đức thích ca chia nhau mang hài cốt Phật nhập tháp.
3 Ngũ thời phật pháp.
Thời gian Phật thuyết pháp là 49 năm sau khi thành đạo các nhà phật học thường chia thàng năm thời kỳ gọi là Ngũ thời Phật Pháp gồm có:
-Thời hoa nghiêm: Sau khi thành Phật, Phật ngòi dưới gốc cây bồ đề thêm 21 ngày nữa. Lưòi giảng của Phật trong thời gian này được các đệ tử sau này ghi vào bộ kinh hoa nghiêm nên gọi là thời kỳ hoa nghiêm.
-Thời Ahàm: Dài 12 năm sau khi thuyết pháp lần thứ nhất, Phật nhận thấy đại chúng không hiểu ý và lời văn của mình, nên trong thời kỳ thứ hai Phật căn cứ vào trình độ đối tượng mà giảng nhiềuvề phương pháp tu hành mà tránh luận thuyết, chủ yếu Phật giảng tử điệuđể vào thập nhị nhân duyên.
-Thời phương đẳng: kéo dài trong 8 năm. thời kỳ này Phật vừa giảng phương pháp tu hành vừa nhấn mạnh về luận thuyết. Lời giảng được ghi vào hai bộ kinh Duyma và Đại Thưc.
-Thời bát nhả: dài 22 năm. Thời kỳ này là thời kỳ uy tín của Phật đã được nâng cao, phật mang phần cao siêu, vị diệu nhất trong giáo lý của mình cho các đệ tử. Lời giảng được ghi vào bộ kinh Bát nhã.
-Thời pháp hoa: dài 22 năm. Là thời kỳ Phật giáo hưng thịnh nhất, kéo dài 7 năm. Lời giảng được ghi vào bộ pháp hoa.
II. Sự phát triển của Phật giáo
1. Quá trình kết tập phật giáo tập
Lúc sinh thời, di thuyết của Phật chỉ nói chứ không viết thành văn bản và các văn bản, các đệ tử chỉ nghe Phật thuyết pháp chứ không ghi chép gì. Chỉ nghe Phật diệt rồi các đệ tử tập hợp nhau lại để đọc, tụng lại những lời Phật rồi tập hợp lại thành văn bản tất cả có bốn lần kết hợp
- Lần thứ nhất: Hội nghị kéo dài 7 tháng với sự tham gia của 500 tỳ khưu học rộng, đạo đức cao tại vùng tùng lâm dưới sự chủ toạ của Đức đạ Ca Diếp
- Lần thứ hai: hội nghị này kéo dài tám tháng gồm 700 tỳ khưu tham gia đạt dưới sự bảo trợ của đức vua Kalacoha xứ Magadna. Lần kết tập này nhằm thống nhất giới luận.
- Lần thứ ba: hội nghị kéo dài 9 tháng gồm 100 ty khưu tham dự do đại đức mục trì đặt dưới sự bảo trợ của vua Adục, Bội bộ kinh, luật, luận đã được ghi thành văn bản.
- Lần thứ tư: hội nghị kết tập dưới sựchủ toạ của tôn giả Thế Hữu với 500 tỳ khưu tham dự. Hội nghị chú trọng giải thích kinh, luật, luận cho rõ nghĩa
2. Quá trình truyền bá giáo pháp Phật
Phật giáo xuất hiện ở ấn Độ , được lan truyền sang Trung Quốc và trở thành một yếu tố quan trọng tạo nên ền văn hoá Trung Quốc. Sư truyền bá được tiến hành thành nhiều hình thức có khi là các đẹ tử đi sang các nước truyền bá giào pháp , có khi cử nhười sang ấn độ học giáo lý phật và mang bộ kih về nước và tiếp tục nghiên cứu và truyền dạy.
Kinh sách dạy về đạo phật gồm có văn học triết học nghệ thuật luân lý học được truyền bá khắp Trung Quốc và được dịch ra nhiều thứ tiếng .
Khi phật nhệp diệt , đạo phật đựơc truyền bá ra ngoài bờ cõi ấ độ sang các nước lân cận một hệ thống đi về các nước Lào, Thái Lan, Inđônếia... gọi là nam tông mang mấu săchính sách tiểu thừa với tính chất tụ độ giác và một hệ thống đi về phương bắc đến Trung Quốc, RTtiều Tiên gọi là bắc tiên mang mấu sắc đai thừa với phương châm từ độ đọ tha.
Ngáy nay các tạng kinh dịch vẫn thường được lưu giác . Ngoài ra còn được dịch ra tiếng nga, Pháp Đức dần dần đã được xuất bản nhưng không có bộ kinh đại tạng nào của tây phương.
3 Sự truyền bá tôn giáo phật giáo vào Việt Nam
Đạo phật đựoc phát sinh tự ấn độ nhưng do giao lưu ở châu á mà đạo phật dần dần được truyề bá vào Trung Quốc và truyền vbá vào nước ta vào thế kỷ thứ nhất SCN.
Khi truyền bá vào Việt Nam, cũng như các nước khác. Phật giáo thường dễ pha trộn với tín ngưỡng địa phương làm nên một bản sắc riêng tạo thành Phật giáo Việt Nam.
Dưới ách đô hộ của nhà Tuỳ , Đường , đạo phật ngày càng được truyền bá mạnh mẽ ở nước ta. Phái thứ nhất truyền vào cuối thế kỷ VI, phái thứ hai truyền vào cuối thế kỷ I X, vào đời nhà Lý Phật giáo đạt đến giai đoạn hưng thịnh nhất, phật giáo được truyền vào mọi tầng lớp nhân dân.
Cách mạng tháng tám năm 1945 Phật giáo vẫn là tôn giáo chính thống ở Việt Nam.
Cuộc vận động 1951 ra đời họi phật giáo thống nhất Việt Nam thực chất là lực lượng Phật giáo miền bắc.
Cuộc vận động 1964 ra đời hội Phật giáo thống nhất thực chất là mở rộng tổng hội Phật giáo Việt Nam ( sáu tập đoàn) thêm ba tập đoàn nữa ở trong vùng bị mỹ chiếm đóng ở miền nam Việt Nam.
Cả ba cuộc đều chưa chọn vẹn do đất nước chưa được độc lập. Đến ngày 7/11/1981 giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời trong hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ (Hà nội), với 165 đại biểu của chín tổ , pháp chủ giáo hội Phật giáo Việt Nam là hoà thượng Thích Đức Nhuận- Hội trưởng hội thống nhất phật giáo Việt Nam.
4 Các tông phái trong phật giáo.
Phật giáo pháp trong 49 năm không ghi chép thành văn bản . Các đệ tử nghe phật thuyết pháp về căn cứ khác nhau, nhân duyên khác nhau , chình độ khác nhau nên có suy luận khác nhau. Sau này Phật giáo chia thành 10 tông với hai luân chính không và hữu.
Câu xá tông, Luân tông, Pháp trưởng tông, Tam Luận Tông, Hoa Nghiêm Tông (là phật giáo Trung Quốc thời nhà Đường ), Thiên Thái Tông ( đời nhà Tống ), Chân môn tông, Tịng độ tông, Thiên tông, Tông Lâm Đế, Tông Tào Động, Tông Quy Ngưỡng, Tông Vân Môn, Tông Phát Nhan. Từ nhà Tống về sau các tông đều suy tàn trừ Tông Lâm Tế là hưng thịnh hơn cả.
Nói tòm lại 10 tông trên đều không ngoài hai luận không và hữu. Phương pháp tu trì không ngoài hai sự tu và lý quán.
ChươngII
Triết học Phật giáo
I. Thế giới quan phật giáo
Thế giới quan Phật giáo chịu ảnh hưởng của hai luân điểm, thể hiện qua bốn luận thuyết cơ bản: Thuyêt vô thường, thuyết vô ngã, thuyết nhân quả, thuyết nhân duyên quả.
1 Thuyết vô thường:
Vô thường là không thường có, là chuyển biến thay đổi. Luận vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật , tâm và thân ra. Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là thường trụ, bất biến. Với ngũ quan thô thiển của ta, ta lầm tưởng sự vật là bất động, thực ra nó luôn luôn ở thể chuyển động, nó chuyển biến không ngừng. Sự chuyển biến ấy dưới hái hình thức.
a) Một là: Sátna(Kshana) vô thường: Là một sự chuyển biến rất nhanh , trong một thời gian hết sức ngắn, ngắn hơn cả một nháy mắt, một hơi thở, một niệm, một sự chuyển biến vừa khởi lên đă tắt.
b) Hai là: Nhất kỳ vô thường: Là sự chuyển biến trong từng giai đoạn. Sự vô thường thứ nhất là trạng thái chuyển biến nhanh chóng, liên tiếp, ngắn ngủi thường ta không nhận ra mà kết quả là gây ra sự vô thường thứ hai. Nhất kỳ vô thường là trạng thái chuyển biến rõ rệt, kết thúc một trạng thái cũ,chuyển sang một trạng thái mới. Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo luật: Thành - Trụ - Hoại - Không.
Các sinh vật đều tuân theo luật: sinh, trụ , di, diệt.
Một hành tinh, một ngôi sao có thời kỳ vũ trụ kéo dài hàng triệu năm, một cây có thể trụ hàng ngàn năm, một sinh vật có thể trụ hàng trăm năm, bông hoa phù dung chỉ trụ trong một ngày, sớm nở, chiều tàn. Theo luật vô thường, không phải khi sinh ra mới gọi là sinh, khi vạn vật diệt mớigọi là diệt mà từng phút, từng dây. Sống, chết tiếp diễn liên tục với nhau bất tận như một vòng tròn.
Không những thân ta chuyển biến không ngừng mà tâm ta cũng không ngừng chuyển biến. Tâm ta luôn luôn chuyển biến như thế Phật gọi là tâm phan duyên.
Không những tâm, thân ta chuyển biến mà các hình thái xã hội theo thời gian cũng chuyển biến: Xã hội công xã nguyên thuỷ – Xã hội chiếm hữu nô lệ – Xã hội phong kiến – Xã hội tư bản – Xã hội chủ nghĩa. Đó là quy luật xã hội và cũng không phù hợp với thuyết vô thường của Đạo phật.
Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, là cơ sở của lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu dưỡng theo giáo lý Phật.
Trong thế gian có những người không biết lý vô thường của phật, có những nhận thức sai lầm về sự vật là thường còn, là không thay đổi, không chuyển biến. Nhận thức sai lầm như thế phật giáo gọi là ảo giác hay huyển giác.
Ngược lại, nếu thấu lý vô thường một cách nông cạn, cho chết là hết, đời người ngắn ngủi, phải mau mau mau tận hưởng những thú vui vật chất, phải sống gấp sống vội. Cuộc sống như thế là sống truy lạc, sa đoạ trong vũng bùn của ngũ dục, sống phiền não đao khổ trức sự chuyển biến của sự vật.
2. Thuyết vô ngã.
Từ thuyết vô thường, Phật nói sang vô ngã.Vô ngã là không có cái ta. Thực ra làm gì có cái ta trường tồn, vĩnh cửu vì cái ta nó biến đổi không ngừng, biến chuyển từng phút, từng giờ, từng Satna.
Một câu hỏi được đặt ra vậy cái ta ở giây phút nào là cái ta chân thực, cái ta bất biến ? cái ta mà phật nói trong thuyết vô ngã gồm hai phần:
Cái ta sinh tức thân – Cái ta tâm lý tức tâm.
Theo kinh Trung Quốc Aham, cái ta sinh lý chỉ là kết hợp của bốn yếu tố của bốn đại là: địa thuỷ, hoả, phong.
Tứ đại (địa, thuỷ, hoả, phong) thoáng là của ngoại cảnh, thoáng là của ta. Vậy thực sự nó là của ai? Vả lại khi bốn yếu tố này rời nhau trở về thể của nó thì không có gì trở lại để có thể gọi là caí ta nữa.
Thuyết vô ngã làm cho người ta không còn ai tin là có một linh hồn vĩnh cửu, tồn tại kiếp này sang kiếp khác, đời này sang đời khác. Sự tin có một linh hồn dẫn dắt đến sự cúng tế linh hồn là hành động của sự mê tín.
Hai thuyết vô thường, vô ngã là hai thuyết cơ bản trong giáo lý phật căn cứ trên hai thuyết đó phật đã xây dựng cho đệ tử một phương thức sống, một triết lý sống lấy vị tha làm lý tưởng cao cả cho cuộc sống của mình, hay nói một cách khác một cuộc sống một người vì mọi người, mọi người vì một người.
3. Thuyết lý nhân duyên sinh.
Với lý nhân duyên sinh Phật muốn nói tới một định lý. Theo định lý ấy sự vật vạn vật phát triển trên thế gian đều do các nhân duyên hội họp, sự vật vạn pháp sẽ kiến diệt khi nhân duyên tan rã.
Nhân là năng lực phát sinh, duyên là lực hỗ trợ cho nhân phát sinh. Người thế gian không tu dưỡng tưởng lầm sự vật, vạn pháp là thực có, là vĩnh viễn nên bám giữ vào các pháp vào sự vật (sinh mệnh, danh vọng, tiền tài....) Nhưng thực ra các pháp là vô thường, là chuyển biến và khi tan rã thì người thế gian thương tiếc, đau khổ.
Thế giới vũ trụ, vạn pháp đều cấu thành bởi hệ thống nhân duyên trùng trùng điệp điệp . Các pháp không có thực thể, chỉ vì nhân duyên hoà hợp mà có, một cách giả hợp mà sinh ra. Bởi thế tìm kiếm đến cùng cũng không thấy vạn pháp có “ thuỷ” và xét đến muôn đời cũng không thấy vạn pháp có “ chung”.Vạn pháp là vô thuỷ, cái nguyên nhân đầu tiên của các pháp hay cái chung cùng của sự vật.
Lý nhân duyên cho chúng ta thấy sự vật hình thành là do nhân duyên hoà hợp, sự vật là hư giả, là giả hợp không có tính tồn tại. Như vậy con người làm chủ đời mình, làm chủ vận mệnh của mình.
Cuộc sống của con người có tươi đẹp hạnh phúc hay phiền não đau khổ là đều do nhân duyên mà con người tạo ra. Với nhận thức như vậy, con người tìm được một phương thức sống, một cách sống cho ra sống, sống vì hạnh phúc của mọi người, sống an lạc, tự tại, giải thoát.
4. Thuyết nhân duyên quả báo hay thuyết nhân quả.
Thuyết nhân duyên quản báo gọi là thuyết nhân quả là một trong những thuyết cơ bản của giáo lý Phật – Phật chủ trương không bao giờ mà có, mà sinh ra và cũng cho rằng không một thần quyền nào hay một đấng thiêng liêng nào tạo ra sự vật. Sự vật sinh ra là có nguyên nhân. Cái nguyên nhân một mình không tạo ra được sự vật mà phải có đủ duyên thì mới tạo ra quả được.
Người ta nói rằng: Trồng đậu được đậu
Trồng dưa được dưa
Nhưng Phật nhấn mạnh: Quả có thể khác nhân sinh ra nó. Quả có thể hơn nhân nếu gặp đủ duyên tốt, trái lại có thể kém nhân nếu gặp duyên xấu. Nhân gặp đủ duyên thì sẽ biến thành quả, quả sinh ra nếu hội đủ duyên lại có thể biến thành nhân rối để sinh ra quả khác.
Trong nhân loại có mầm mống của quả sau này nhưng quả không nhất định phải giống như nhân vì duyên có thể mang lại sự biến đổi cho quả - Đó là thuyết “ Bất định pháp” trong luật nhân quả.
Người nào gieo nhân, người ấy hái quả, không một hành động nào thiện hay ác, dù nhỏ đến đâu, dù ta khôn khéo bưng bít, giấu giếm đến mức nào cũng không thể thoát khỏi cán cân nhân quả. Người học Phật, tu phật chân chính thấm nhuần thuyết nhân quả phải là người có đạo lý, không thể nào khác nổi.
Với những luận thuyết cơ bản như trên đã hình thành nên thế giới quan phật giáo. Phật quan niệm các hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn biến chuyển không ngừng theo quy luật nhân duyên. Một hiện tượng phát sinh không phải là do một nhân mà do nhiều nhân và duyên. Nhân không phải tự mà có do nhiều nhân duyên đã có liên quan đến tất cả các hiện tượng trong vũ trụ.
Tóm lại, thế giới quan phật giáo là thế giới quan nhân duyên. Tất cả sự vật có danh có tướng, có thể nhận thức được, ý niệm được. Cảm giác được hay dùng ngôn ngữ luận bàn, đều được phật gọi là pháp. Các pháp đầu thuộc một giới nên gọi pháp là giới tính. Do pháp giới tính là bản tính của các pháp nên gọi là chân, vì vậy pháp giới tính còn gọi là chân như tính.
Như vậy, người tu hành chỉ khi nào công hạnh giác tha được viên mãn lúc đó mới chứng thực được toàn thể, toàn dụng của pháp giới tính. Nói một cách khác là chứng được toàn thể của sự vật gồm cả ba vẻ: Thể, tưởng, dụng chứng được pháp thận.
II. Nhận thức luận phật giáo.
1. Bản chất, đối tượng của nhận thức luận
Bản chất của nhận thức luận phật giáo là quá trình khai sáng trí tuệ. Còn đối tượng của nhận thức luận là vạn vật, là mọi hiện tượng, là cả vũ trụ.
Vạn vật là vô thuỷ, vô chung, không có sự vật đầu tiên và không có sự vật cuối cùng. Mọi vật đều liên quan mật thiết đến nhau. Toàn thể dù lớn đến đâu nếu không có quan hệ với hạt bụi thì cũng không thành lập được. Để diễn đạt ý trên, một thiên sư đã dùng hai câu thơ.
Càn khôn tận thị nao đầu thượng
Nhật nguyệt bao hàm giới trí trung.
Có nghĩa là:
Trời đất rút lại đầu lông nhỏ xíu
Nhật nguyệt nằm trong hạt cải mòng
Như vậy, đạo phật không phân biệt vật chất và tinh thần vì đó chỉ là hai trạng thái của tâm, của năng lượng khi ở thế tiềm tàng.
Sau khi đã tìm hiểu về sự vật, hiện tượng chúng ta sẽ tìm hiểu cái tâm trong đạo phật để thấy được quan niệm của đạo phật về tâm và vật.
Thông thường người ta cho rằng: đạo Phật là duyên tâm vì trong kinh phật có câu “ Nhất thiết duy tâm tạo”. Nhưng chữ “Duy tâm” ở đây không phải là duy tâm trong triết học Tây Phương nên ta không thể nhận định như trên. Chữ tâm trong đạo phật có nghĩa là một năng lượng, nó làm bản thể cho tất cả mọi hiện tượng tâm lý, cho mọi hiện hành. Bản thể là cái gốc, là cội gốc của vạn vật. Khi ta phân tích, chia sẻ một vật đến một phần tử nhỏ nhất, đến phần cuối cùng thì phần tử ấy là bản thể mà ở đây cũng có vật có chất nên đâu đâu cũng thấy có bản thể, vì vậy tâm cũng lại là to lớn vô biên.
Những tình cảm, ý thức phát sinh phải nương vào hiện tượng sinh lý, vật lý. Nói nương nhau để phát sinh chứ không phải các hiện tượng sinh lý, vật lý ra các hiện tượng tâm lý.
Hiểu như vậy, thì thấy rõ không phải tâm sinh vật hay vật sinh tâm. Những hiện tượng sinh lý, vật lý và những hiện tượng tâm lý chỉ tương sinh tương thành.
2. Quá trình, con đường và phương pháp nhận thức.
Sự nhận thức phát triển theo hai con đường tư trào: hướng nội và hướng ngoại. Phật giáo thường quan tâm đến tư trào hướng nội tức là mỗi người tự chiêm nghiệm suy nghĩ của bản thân. Có hai phương pháp để nhận thức:
- Tiệm ngộ: là sự giác ngộ, nhận thức một cách dần dần, có tính chất là “ trí hữu sự”.
- Đốn ngộ: là sự giác ngộ bột phát, bùng nổ có tính chất là “trí vô sự” với hai giai đoạn ấy, sự nhận thức phật giáo được chia làm 2 giai đoạnh:
- Giai đoạn 1: Từ tuỳ giác đến thể nhập. Nhận thức bắt đầu tư cảm giác và phụ thuộc vào cảm giác đưa lại. Kết quả là con người biết được cái tiếp xúc giữa thế giới khách quan và giác quan của con người và tự sự tiếp xúc này tạo nên yếu tố “thọ” trong ngũ uẩn. Theo nhà Phật nói chữ “thọ” ở đây là sự tiếp xúc của 6 căn với 6 trần tạo nên yếu tố thọ. Căn cứ ở đây là từ thế giới bên ngoài. Nếu kích thích tương ứng với các căn thì con người có cảm giác. Sáu căn là: nhăn, nhỉ, tù, thiệt, thân, ý. Sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. “Thọ”, cho chúng ta nhận biết được những hiện tượng riêng lẻ, những cái bề ngoài, ngẫu nhiên. Trong một số trường hợp khác gọi là kinh nghiệm.
- Giai đoạn 2: Sự nhận thức đi từ cái tâm tại đến cái tâm siêu thể. Từ đạt kết quả của giai đoạn trước, con người bắt được cái tâm tính của sự vật hữu hình tái thế và đặc biệt là cái tâm ở trong mỗi con người và nâng lên để nắm được cái tâm siêu thoát, cái tâm trung.
Để đạt được sự nhận thức đó thì có nhiều phương pháp song hai phương pháp sau: tam học và tam huệ là chủ yếu.
- Tam học là giới, định, tuệ
- Tam huệ là văn, tu, tư.
Các phương pháp trên đã phá tan các kiến chấp sai lầm chấp ngã, chấp phép để đi đến trung đạo và nhận rõ trung đạo là chẳng có, chẳng không. Với nhận thức như thế, người tu hành sẽ được sống trong sự giải thoát, sinh tử luân hồi sẽ không còn nữa.
III. Nhân sinh quan phật giáo
Từ một vũ trụ quan căn cứ trên những thuyết nhân duyên sinh, thuyết sự vật duyên khởi đi đến nhận thức là vô thuỷ, vô chung, từ những thuyết vô thường, vô ngã bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về những quan niệm của đạo phật về vấn đề nhân sinh quan. ở đây chúng ta sẽ trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Con người là gì? Từ đâu mà sinh ra ? Chết rồi đi đâu? Vị trí của con người trong Đạo phật.
- Quan niệm của Phật về các vấn đề: bình đẳng, tự do, dân chủ...
- Có phải cuộc sống chỉ toàn là đau khổ ? và vấn đề giải thoát trong đạo phật là gì?
Phật giáo đưa ra tư tưởng luân hồi nghiệp báo, tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên và Niết bàn.
- Luân hồi nghiệp báo là giáo lý của Phật giáo dựa trên luật nhân quả theo phật giáo, sự sinh tử của con người (vô nghĩa) là sự hợp tan của ngũ uẩn: sắc, thụ, trưởng, hành, thức. Có sách còn nói là của lục đại: địa, thuỷ, hoả phong, không và thức. Con người sau khi chết có thể đầu thai trở lại một trong sáu kiếp phàm là nhân, tiên, súc sinh, địa ngục, Atula và quỷ. Quá trình cứ thế như chiếc bánh xe (luân) quay tròn (hồi) không dứt. Đó là luân hồi. Tái sinh trở lại kiếp nào (kết quả - nghiệp báo) là phụ thuộc vào nghiệp (nguyên nhân) của mình lúc còn sống ở kiếp trước. Có thân nghiệp, ý nghiệp, khẩu nghiệp. Lại có thiện nghiệp, ác nghiệp, bất động nghiệp, cực trọng nghiệp, cận từ nghiệp. Có nghiệp của bản thân, của cha mẹ, của gia đình... Hơn nữa, lại có nghiệp báo đến ngay với mình (quả báo nhãn tiền) hay đến với thế hệ sau (cha làm con chịu). Tổng hợp lại gọi là thuyết luân hồi nghiệp báo.
Thuyết luân hồi nghiệp báo không thừa nhận có linh hồn bất tử. Luân hồi ở đây không phải là sự đầu thai của linh hồn mà là sự kết tập mới của ngũ uẩn qua nghiệplực. Nghiện lực là kết quả tổng hợp các nghiệp của đời người. Nó di truyền vào ngũ uẩn dẫn dắt con người vào luân hồi. Luân hồi là mắc vào bể khổ trầm luân, phật giáo chỉ ra đường lối giải thoát ở Tứ diệu đế.
Tứ diệu đế và thập nhị nhân duyên: “ Khổ đế “ là học thuyết về sự khổ cho rằng đời người là bể khổ. Có tám cái khổ chủ yếu (bát khổ) là sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, sơ cầu bất đắc khổ và ngũ thục uẩn khổ. Vậy là ngay cả khi vui sướng nhất cũng vẫn có cái khổ, không thoát khỏi bể khổ.
“ Nhân đế” (tập đế) nói về nguyên nhân của sự khổ. Có nhiều nguyên nhân. Ba cái chính là tham, sân và si. Những nguyên nhân ấy kết hợp với duyên khởi hình thành thuyết thập nhị nhân duyên. Đó là mười hai cái vừa là nhân vừa là duyên của sự khổ: Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh và bão tử.
“ Diệt đế” nói về sự diệt khổ, phải diệt nguyên nhân sinh ra sự khổ, phải “tịnh nghiệp” tức là phải diệt nghiệp.
“ Đạo đế” là đường lối, phương pháp diệt khổ, giải thoát khỏi vòng luân hồi. Diệt khổ suy cho cùng là diệt vô minh để giác ngộ chân lý của phật giáo. Đường lối ấy có tam học – ba cái phải học (tu) – là học giới, học định và học tuệ. Có tám phương pháp chính (bát chính đạo) là: chính kiến, chính tư duy, chính nghiệp, chính ngũ, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định. Ngoài ra còn có nhiều phương pháp bổ trợ khác.
Thực hành tu luyện tốt đạo có thể giác ngộ chân lý nhà phật, chứng quả Niết bàn, giải thoát khỏi bể khổ trần luân. Niết bàn là một trạng thái tinh nghiệp, hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh tử luân hồi, là đắc đạo ở những mức độ khác nhau: thanh văn, duyên giác, bồ tát và phật. Như vậy, Niết bàn không phải là một thế giới khác riêng biệt mà ở ngay thế giới hiện thực. Người đắc đạo vẫn có thể đang sống (phật sống). Ví dụ như phật tổ.
Phật giáo là là một tôn giáo, vì vậy nó có những thiếu sót, những tiêu cực về mặt khoa học và nhân sinh quan. Song với thái độ khách quan, chúng ta cần nhận thức rõ những yếu tố tích cực trong tư tưởng Phật giáo. Trong lịch sử và cho đến ngày nay, phật giáo là tôn giáo duy nhất chống lại thần quyền. Trong những tư tưởng của nó có những yếu tố duy vật và biện chứng. Đạo phật là tiếng nói chống chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo bất công, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội, nói lên khát vọng giải thoát con người khỏi bi kịch của cuộc đời. Đạo phật nêu cao thiện tâm, bình đẳng, bắc ái cho mọi người như là những tiêu chuẩn đạo đức cơ bản của đời sống xã hội. Những giá trị tích cực của phật giáo đã đưa nó lên thành một trong ba tôn giáo (thiên chúa giáo, Hồi giáo và phật giáo) lớn nhất trên thế giới.
Phật giáo vào nước ta từ những năm đầu công nguyên – Phật giáo đã phát triển phù hợp với truyền thống Việt Nam. Từ đó hình thành nhiều phái phật giáo Việt Nam. Phái Tini Đa lưu chi, Phái Thảo đường, phái Trúc lâm (yên tử)... ảnh hưởng của nó khá toàn diện: phật giáo trở thành quốc giáo ở các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần góp phần kiến lập và bảo vệ chế độ phong kiến tập quyền vững mạnh, giữ vững nền độc lập dân tộc. Phật giáo có công trong việc đào tạo tầng lớp trí thức cho dân tộc. Trong đó có nhiều vị tăng thống, thiền sư, quốc sư có đức độ tài năng giúp nước an dân như: Ngô Chân Lưu, Pháp Nhuận, Vạn Hạnh, Viên Thiếu, Không Lộ... Bản chất từ bi huỷ ngày càng thấm sâu vào đời sống tinh thần dân tộc, hướng nhân dân và tầng lớp vua quan vào con đường thiên nghiệp, tu dưỡng đạo đức, vì dân vì nước.
Vào thời kỳ cực thịnh phậtgiáo là nền tảng tư tưởng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, khoa học, kiến trúc, hội hoạ.... Nhiều tác phẩm văn học có giá trị, nhiều công trình kiến trúc độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc có tầm cỡ quốc tế của Việt Nam phần lớn được xây dựng vào thời kỳ này. Từ cuối thế kỷ XIII cho đến nay, phật giáo không còn là “ quốc giáo” nữa nhưng những tư tưởng tích cực của nó vẫn còn là nguồn sống tinh thần trong nhân dân ta...”.
* Những quan điểm về nhân sinh phật giáo.
a. Con người.: Con người chỉ là một giả hợp sinh lý tuân theo quy luật: sinh tục, dị, diệt. Con người là do nhân duyên hoà hợp không có một đấng tối thượng siêu nhân tạo ra con người cũng như con người không phải tự nhiên mà sinh ra. Khi nhân duyên hoà hợp thì con người sinh, khi nhân duyên tan rã thì con người chết. Song chết chưa phải là hết, linh hồn cũng không bất tử chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Con người ở kiếp này sinh ra thì con người ở kiếp khác trước diệt, nhưng con người ở kiếp sau không phải là con người ở kiếp trước nhưng cũng không khác với con người ở kiếp trước. Con người không phải là một thực thể trường tồn mà chỉ là một giả hợp của ngũ uẩn. Trong thời gian ngũ uẩn kết hợp, các việc thiện, ác được thực hiện. Con người gây nghiệp và tạo ra một động lực làm xuất hiện nghiệp báo ở kiếp sau.
Từ nhận thức trên, con người tu phật lúc nào cũng phải cẩn thận trong một ý nghĩ, lời nói việc làm.
b. Nhân vi trong đạo phật.
Đạo phật là đạo chủ trương tự do, bình đẳng, bắc ái. ở một thời đại cổ xưa cách chúng ta trên 25 thế kỷ phật đã có một quan niệm hết sức tiến bộ đối với vấn đề bình đẳng trong xã hội.
Và những quan niệm đó được phật thực hiện ngay trong giáo hội của mình. Phật thu nạp và giáo hội của người tất cả mọi đẳng cấp, không phân biệt sang hèn, giầu nghèo. Những người ở tầng lớp dưới sau khi tu đắc đạo đã được các đệ tử khác tôn trọng, cho đến các vua quan khi đến thăm hỏi cũng phải tỏ lòng kính mến.
Không dừng lại ở sự bình đẳng giữa con người với con người mà phật còn đi xa hơn, nếu lên sự bình đẳng giữa các chúng sinh đều có phật tích như nhau và đang cùng nhau: người trước, vật sau, tiến bước trên con đường giải thoát...
Tự do theo quan niệm của phật là con người sống trong an lạc, không có áp bức nô lệ, cũng không bị chi phối bởi ngũ dục. Con người bị r._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0529.doc