An toàn khu Định Hóa trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên, năm 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN

pdf110 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu An toàn khu Định Hóa trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN XUÂN MINH Thái Nguyên, năm 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Xuân Minh, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá của Hội đồng Khoa học bảo vệ luận văn. Tôi cũng xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cơ quan, đơn vị, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành khoá học và bảo vệ thành công luận văn này ! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2008 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Bích Ngọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 4 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu 6 6. Bố cục của đề tài 7 CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC. 1.1. Huyện Định Hoá - một địa bàn chiến lược trong căn cứ địa Việt Bắc. 8 1.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá. 14 1.3. Quá trình hình thành An toàn khu Định Hoá. 28 CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC. 2.1. Quá trình xây dựng An toàn khu Định Hoá. 33 2.1.1. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. 33 2.1.2. Xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cấp tự túc. 38 2.1.3. Đẩy mạnh công tác văn hoá - giáo dục, y tế. 41 2.2. Công tác bảo vệ An toàn khu Định Hoá. 45 2.2.1. Tổ chức lực lượng bảo vệ. 45 2.2..2. Hình thức và biện pháp bảo vệ. 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 CHƢƠNG 3: VỊ TRÍ, VAI TRÕ CỦA AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC. 3.1. An toàn khu Định Hoá là một bộ phận quan trọng nhất trong căn cứ địa Việt Bắc nói chung và An toàn khu Trung ương nói riêng. 61 3.2. An toàn khu Định Hoá là một trong những nơi thực hiện chế độ dân chủ mới. 67 3.3. An toàn khu Định Hoá là một trong những nơi xác lập các mối quan hệ ngoại giao. 70 3.4. An toàn khu Định Hoá làm tròn vai trò hậu phương kháng chiến. 75 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi đồng bào các tỉnh Cao, Bắc, Lạng ngày 2 tháng 9 năm 1947 đã khẳng định vai trò to lớn của căn cứ địa Việt Bắc đối với sự phát triển của phong trào cách mạng cả nước như sau: “Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi” [48, tr.15]. Việt Bắc, nơi mà “lòng yêu nước của đồng bào hoà nhập với hình thế hiểm trở của núi sông thành một lực lượng vô địch” [44, tr.366] đã được lịch sử chứng minh là hậu cứ vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp. Căn cứ địa Việt Bắc là nơi Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh triển khai và xúc tiến mạnh mẽ quá trình chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa, xây dựng lực lượng vũ trang tập trung, lãnh đạo và động viên nhân dân cả nước đứng lên giành chính quyền tháng 8 năm 1945. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định xây dựng và củng cố làm chỗ đứng chân của các cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến. Trong căn cứ địa Việt Bắc, các huyện Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang), Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), trong đó trung tâm là Định Hoá, Chợ Đồn, Sơn Dương, Yên Sơn, được chọn làm nơi xây dựng An toàn khu Trung ương. An toàn khu Trung ương Định Hoá nằm ở trung tâm căn cứ địa Việt Bắc, nơi có địa thế hiểm trở “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”, có đầy đủ yếu tố địa lợi, nhân hoà, đã trở thành địa bàn hoạt động an toàn của các cơ quan đầu não kháng chiến. Từ nơi đây, Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, tiến hành các hoạt động ngoại giao tranh thủ sự đoàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 kết, ủng hộ của thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cũng tại đây, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ra đời những chủ trương, đường lối quan trọng, những quyết sách có ý nghĩa chiến lược đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá sớm nhận thức được trách nhiệm to lớn của mình, đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, phát huy cao độ truyền thống đấu tranh và những thế mạnh của địa phương, làm tròn vai trò của một An toàn khu Trung ương trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Nghiên cứu “An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc” giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc và toàn diện hơn về sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như vai trò to lớn của nhân dân các dân tộc Việt Bắc nói chung và Định Hoá nói riêng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nghiên cứu đề tài này còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, trong đó có An toàn khu Định Hoá và càng có điều kiện để hiểu sâu sắc rằng, căn cứ địa (trong đó có An toàn khu Trung ương) là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến. Là một giáo viên bộ môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông, nghiên cứu đề tài này giúp tôi có thêm nguồn tư liệu phong phú để nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông qua đó sẽ góp phần vào việc giáo dục truyền thống cách mạng, niềm tự hào về quê hương cho thế hệ trẻ. Xuất phát từ những lí do trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc” làm Luận văn Thạc sỹ khoa học Lịch sử. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Vấn đề “An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc” đã được đề cập trong không ít các tác phẩm với các góc độ khác nhau. Cuốn “Bắc Thái: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)” của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái xuất bản năm 1990 đã phản ánh tương đối sinh động cuộc chiến tranh “toàn dân, toàn diện” của nhân dân các dân tộc và các lực lượng vũ trang trên địa bàn hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuốn sách đề cập một số nét về sự ra đời ATK Định Hoá và cuộc chiến đấu bảo vệ ATK Định Hoá trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947. Cuốn “Căn cứ địa Việt Bắc (1940 - 1945)” của TS. Hoàng Ngọc La - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995 đã đề cập đến vị trí chiến lược, truyền thống đấu tranh trong lịch sử và khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cuốn “Lịch sử ATK Định Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)” của TS. Nguyễn Xuân Minh và Nguyễn Xuân Hùng - Huyện uỷ Định Hoá xuất bản năm 1997, đã trình bày một cách chân thực quá trình xây dựng và bảo vệ ATK, sự đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc Định Hoá trong kháng chiến. Cuốn “Hồ Chí Minh với việc xây dựng ATK Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc” (Kỷ yếu hội thảo khoa học) - Sở Văn hoá Thông tin Thái Nguyên xuất bản năm 2004, tập hợp nhiều bài viết của các cán bộ cao cấp của Đảng, Chính phủ, Quân đội, đồng thời là những nhân chứng lịch sử từng sống, làm việc tại ATK Định Hoá và của các nhà nghiên cứu lịch sử trong nước. Mỗi bài viết đề cập đến ATK Định Hoá ở những khía cạnh khác nhau, song đều tập trung làm nổi bật vấn đề sự lựa chọn Định Hoá làm ATK Trung ương trong căn cứ địa Việt Bắc là một quyết định hết sức đúng đắn của Chủ tịch Hồ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chí Minh, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Người trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Định Hoá (1930 - 2000)” do Huyện uỷ (huyện) Định Hoá xuất bản năm 2000 đã phần nào khái quát về điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện. Cuốn sách đã trình bày tương đối có hệ thống 55 năm đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện, kể từ khi Đảng bộ ra đời, với những diễn biến trong từng thời kì lịch sử, trong đó có một thời kì lịch sử sôi động gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ ATK - một trong những trung tâm của Thủ đô kháng chiến trong căn cứ địa Việt Bắc. Ngoài ra còn có các tác phẩm viết dưới dạng hồi ký, bút ký, ghi chép… khắc hoạ khá trung thực về hoạt động, về tình cảm gắn bó sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí trong các cơ quan của Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh… với đồng bào Việt Bắc nói chung và Định Hoá nói riêng. Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh, hệ thống về An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Những công trình đã được công bố nói trên là những tư liệu quý giá và thực sự có ích giúp chúng tôi hoàn thành Luận văn này. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên trong mối quan hệ với ATK Trung ương ở Việt Bắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Về thời gian: Từ đầu năm 1947 khi Định Hoá trở thành trung tâm An toµn khu trong căn cứ địa Việt Bắc, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh… đặt bản doanh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi năm 1954. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài: - Làm rõ vị trí chiến lược của vùng Việt Bắc nói chung và nhất là huyện Định Hoá nói riêng. - Quá trình hình thành ATK Định Hoá. Trên cơ sở đó làm rõ tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn căn cứ địa Việt Bắc làm nơi xây dựng An toàn khu (trong đó có ATK Định Hoá). - Quá trình xây dựng, củng cố và bảo vệ ATK Định Hoá. - Xác định vị trí, vai trò của ATK Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc. - Bước đầu đề xuất một số ý kiến về việc bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích An toàn khu Định Hoá. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tài liệu: Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau: - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước; các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Nguồn tư liệu này giúp chúng tôi có quan điểm, phương hướng, cách nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn tầm quan trọng, vai trò của căn cứ địa (trong đó có an toàn khu) đối với phong trào cách mạng nói chung, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng. - Các chỉ thị, nghị quyết của Liên Khu uỷ Việt Bắc, Tỉnh uỷ Thái Nguyên và Huyện uỷ Định Hoá được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, bộ phận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 lưu trữ thông tin ; Trung tâm Văn thư lưu trữ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Thái Nguyên; Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, Nhà Trưng bày ATK Định Hoá. Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi cơ sở để nghiên cứu đề tài này. - Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, lịch sử Đảng bộ huyện Định Hoá, lịch sử Đảng bộ các xã thuộc huyện Định Hoá. - Chúng tôi còn sử dụng các tài liệu hồi ký, nhật ký, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh và cựu chiến binh Quân đội nhân dân Việt Nam, của các vị lão thành cách mạng và nhân chứng lịch sử đã từng sống và làm việc tại ATK Định Hoá. - Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu Lịch sử, các kỷ yếu hội thảo khoa học đã được công bố. - Các tài liệu thu được trong các đợt điền dã Khu di tích lịch sử ATK Định Hoá. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp khảo sát điền dã. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: - Trên cơ sở hệ thống hoá các nguồn tài liệu, kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước, Luận văn là công trình đầu tiên trình bày một cách hệ thống về An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. - Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, Luận văn góp phần đánh giá một cách đúng đắn, khoa học về vị trí, vai trò của ATK Định Hoá - một địa bàn chiến lược quan trọng trong căn cứ địa Việt Bắc, một trong những trung tâm của Thủ đô kháng chiến. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 - Thông qua quá trình nghiên cứu, Luận văn mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích lịch sử ATK. - Luận văn còn là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy, học tập lịch sử địa phương. 6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Quá trình hình thành An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. - Chương 2: Xây dựng và bảo vệ An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc. - Chương 3: Vị trí, vai trò của An toàn khu Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Chƣơng 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC 1.1. ĐỊNH HOÁ - MỘT ĐỊA BÀN CHIẾN LƢỢC TRONG CĂN CỨ ĐỊA VIỆT BẮC Viêt Bắc là tên gọi một vùng lãnh thổ thuộc thượng du và trung du Bắc Bộ; phía bắc và đông bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía nam giáp đồng bằng Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh thuộc Tây Bắc. Nằm kề sát đất nước Trung Hoa rộng lớn vốn có mối quan hệ chặt chẽ với cách mạng Việt Nam từ nhiều năm trước, cùng chung dải biên giới, với chiều dài 751km, đi qua địa phận 15 huyện, 97 xã, Việt Bắc có điều kiện thông thương quốc tế thuận lợi. Khu vực trung tâm của Việt Bắc gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang. Khu vực ngoại vi gồm một số địa phương thuộc địa phận các tỉnh: Vĩnh Yên, Phúc Yên (nay là Vĩnh Phúc), Phú Thọ, Yên Bái và Bắc Giang. Việt Bắc có diện tích tự nhiên khoảng: 32991km2 (gần 1/10 diện tích cả nước). Rừng núi chiếm khoảng 90% diện tích của khu, chủ yếu ở cá tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn và phần lớn các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, một phần phía bắc các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang. Núi rừng Việt Bắc trùng điệp với những vùng núi đất, rừng già xen những dãy núi đá vôi. Trên các dãy núi có nhiều hang động. đó chính là nơi ẩn nấp và cất giấu lương thực, thực phẩm khá an toàn của đồng bào các dân tộc mỗi khi có giặc ngoại xâm. Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám, Việt Bắc đã từng là căn cứ địa, nơi đứng chân vững chắc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Việt Bắc có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, rừng bạt ngàn với nhiều loại lâm, thổ sản, thú rừng. Đất đai ở những vùng đồi, thung lũng thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Việt Bắc có điều kiện để xây dựng một nền kinh tế tự cấp tự túc. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một nước chưa có kinh tế hàng hoá, giao thông khó khăn như nước ta, lại bị các thế lực thù địch bao vây, phong toả. Đất đai và sản vật của vùng rừng núi rộng lớn, đa dạng có thể đảm bảo cung cấp một phần quan trọng về hậu cần giúp lực lượng kháng chiến tồn tại và phát triển. Việt Bắc có nhiều sông, suối, ao, hồ. Những con sông lớn (sông Hồng, sông Đà, sông Lô…) đều phát nguyên từ Trung Quốc, xuyên qua Việt Bắc đổ về đồng bằng Bắc Bộ, rồi chảy ra biển. Một số con sông (Kì Cùng, Bằng Giang…) bắt nguồn từ địa phận Việt Bắc rồi chảy sang Trung Quốc. Những đoạn sông chảy qua vùng thượng du thường có lòng hẹp, nhiều thác ghềnh hiểm trở và có độ dốc khá lớn. Vào mùa mưa, từ tháng 3 đến tháng 8, nước lũ hay dâng cao đột ngột, dòng sông chảy xiết, ảnh hưởng không tốt đến cơ động lực lượng và giao thông vận tải. Vào mùa khô, dòng sông cạn, thuyền bè khó đi lại . Cùng với sông ngòi, khe suối, Việt Bắc có các đường bộ, đường sắt được xây dựng từ thời thuộc Pháp. Những con đường này phần lớn xuất phát từ Hà Nội, toả ra các hướng, đi qua các tỉnh trong khu Việt Bắc, đến tận biên giới Việt - Trung. Có nhiều đoạn đường chạy ven theo các sườn núi cao, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là sông sâu vực thẳm. Ngoài các con đường lớn là hệ thống đường đất nhỏ, đường mòn, nối liền các vùng trong khu với nhau, giữa khu với các vùng lân cận và giữa các địa phương hai bên biên giới Việt - Trung. Với hệ thống các đường thuỷ, bộ, địa hình dốc, núi rừng hiểm trở, việc giao thông, nhất là giao thông bằng phương tiện cơ giới trên địa phận Việt Bắc gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, địa thế đó rất thuận lợi cho hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 động cách mạng thời kỳ trứng nước, đặc biệt là cho việc thực hiện chiến tranh du kích [45, tr.12]. Việt Bắc là một địa bàn rất cơ động về chiến lược. Thông qua hệ thống đường mòn, từ Việt Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam có thể liên lạc dễ dàng với quốc tế, trước hết là cách mạng Trung Quốc. Từ Việt Bắc, phong trào cách mạng có thể mở rộng sang hướng Tây Bắc để liên lạc với cách mạng Lào. Ở hướng đông, Việt Bắc nối liền với rừng núi Quảng Ninh, Đông Triều, kéo dài xuống tận miền duyên hải. Về phía nam, Việt Bắc giáp với Thủ đô Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ, thuận lợi cho việc mở rộng phong trào cách mạng xuống miền xuôi. Vì thế, về mặt quân sự mà xét, Việt Bắc là nơi dụng binh lợi hại. Ở Việt Bắc, trước Cách mạng tháng Tám có khoảng 1.200.00 dân, thuộc 30 thành phần dân tộc anh em, đông nhất là dân tộc Việt sống tập trung ở trung du và các thị xã, thị trấn; dân tộc Tày chủ yếu sống ở vùng núi thấp; dân tộc Nùng sống ở vùng giáp biên giới Việt - Trung. Còn các dân tộc khác như Dao, Cao Lan, Sán Chí, H’Mông ... sống ở triền núi cao hoặc xen kẽ với các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá độc đáo, phong tục, tập quán, tiếng nói riêng… nhưng nét nổi bật chung là truyền thống yêu nước, đoàn kết và đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng bào các dân tộc Việt Bắc một lòng son sắt đi theo Đảng, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hy sinh chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Việt Bắc có cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng ngay từ năm 1930. Những căn cứ đầu tiên của cách mạng nước ta cũng được thành lập tại Việt Bắc. Cao Bằng là nơi có phong trào cách mạng sớm nhất và vững chắc đã trở thành chỗ đứng chân, là một trong hai trung tâm căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 nước. Sau khi thực hiện chủ trương “Nam tiến”, căn cứ địa Cao Bằng nối với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, tạo thành thế liên hoàn vững chắc, để trên cơ sở đó, đến tháng 6 năm 1945, Khu Giải phóng chính thức ra đời gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang. Tân Trào (Tuyên Quang) trở thành Thủ đô của Khu Giải phóng. Tại Tân Trào, những quyết định quan trọng liên quan tới cuộc tổng khởi nghĩa trên toàn quốc đã được phát đi. Việt Bắc còn là nơi phát sinh và phát triển các đơn vị vũ trang đầu tiên của Đảng, là nơi xuất phát và là bàn đạp vững chắc để tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945. Có thể nói rằng, Việt Bắc đã đóng vai trò quan trọng cho thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, xứng đáng là quê hương cách mạng dựng nên nền cộng hoà. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, với một tầm nhìn chiến lược, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch đã chọn vùng rừng núi Việt Bắc làm căn cứ địa chủ yếu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Định Hoá (Thái Nguyên) là một vùng đất nằm sâu trong căn cứ địa Việt Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía bắc, có diện tích khoảng 520km 2, trung tâm huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu. Định Hoá có đường ranh giới tiếp giáp 6 huyện: Phía bắc giáp Chợ Đồn, Bạch Thông (Bắc Kạn); phía nam giáp Đại Từ; phía đông giáp Phú Lương; phía tây giáp Sơn Dương và Yên Sơn (Tuyên Quang). Địa hình Định Hoá khá phức tạp và hiểm trở. Cả huyện là một thung lũng lòng chảo lớn được bao bọc bởi dãy núi cao dựng đứng ở phía Đông - Bắc, có dãy núi Hồng án ngữ ở phía Tây - Nam. Địa hình Định Hoá phân làm hai vùng: Phần Bắc huyện, bao gồm các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vĩ, Tân Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Phúc Chu và Bảo Linh là vùng núi cao, độ dốc khá lớn. Các dãy núi chạy từ tây bắc xuống đông nam, trong đó có dãy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 núi đá vôi thuộc phần cuối cùng của cách cung sông Gâm, chạy từ phía bắc qua thị trấn Chợ Chu và dừng lại ở xã Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía Đông thị trấn. Dãy núi này có độ cao từ 200m - 400m, có nhiều hang động có sức chứa tới vài trăm người, khi cần thiết có thể dùng làm kho tàng hoặc nơi trú quân. Vì địa thế vùng phía Bắc phần lớn là núi cao, rừng già, lại nhiều khe suối nhỏ, đồng ruộng ít, nên dân cư thưa thớt. Phần phía Nam Định Hoá bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã Bảo Cường, Trung Hội, Trung Lương, Tân Dương, Định Biên, Đồng Thịnh, Phượng Tiến, Thanh Định, Bình Yên, Điềm Mặc, Sơn Phú, Phú Đình, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Bình Thành. Đây là vùng đồi núi xen kẽ, có độ cao khoảng từ 50m đến 200m, có nhiều rừng già và những cánh đồng rộng, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của con người nên dân cư tập trung đông đúc hơn vùng phía Bắc huyện. Đặc biệt rừng các xã phía Nam có nhiều cây cọ, lá dùng để lợp nhà, cuộng dùng làm mành, thân cọ làm kèo, xà nhà. Cọ là loại cây đặc trưng của Định Hoá, có giá trị kinh tế, phục vụ tốt cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong huyện. Hơn nữa, trong kháng chiến, rừng Định Hoá với các loại gỗ, tre, nứa, cọ sẽ có khả năng đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời việc xây dựng nhà ở, lán, trại cho các cơ quan và đơn vị bộ đội đóng quân. Định Hoá có nhiều sông suối, nhưng không rộng, không có khả năng lớn về giao thông đường thuỷ. Sông suối Định Hoá quanh năm có nước và là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho việc canh tác và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, Định Hoá tuy chỉ có 10% diện tích đất canh tác, nhưng với một số cánh đồng phì nhiêu và hệ thống sông suối tưới nước tự nhiên, nên nơi đây có khả năng phát triển các cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm. các xã vùng phía Nam Định Hoá là vựa lúa của huyện. Rừng núi Định Hoá có nhiều loại lâm thổ sản, nuông thú, cây dược liệu quý. Đây là những cơ sở thuận lợi của nền kinh tế tự cấp tự túc - một yếu tố quan trọng trong xây dựng căn cứ địa, an toàn khu. Địa hình Định Hoá phức tạp, rừng núi chiếm tới 90%, lại có nhiều khe suối, đèo dốc nên hệ thống đường giao thông hầu như chưa phát triển. Khi thực dân Pháp chiếm đóng Định Hoá, để phục vụ cho mục đích cai trị, đàn áp và khai thác thuộc địa, chúng xây dựng con đường 38 chạy từ Km 31 (Quốc lộ 3) đi Chợ Chu, rồi từ đây chúng mở đường nối liền Thành Cóc (Sơn Dương, Tuyên Quang), đồn Nghĩa Tá (Chợ Đồn), đồn Quảng Nạp và Phú Minh (Đại Từ). Những đoạn đường này chỉ có loại ô tô vận tải nhỏ đi được. Ngoài ra, hệ thống đường mòn cho người đi bộ và đi ngựa thì chằng chịt, ngang dọc khắp huyện. Từ những con đường xuyên sơn này, những đoàn người dễ dàng luồn rừng đi Sơn Dương, xuống Đại Từ, lên chợ Đồn, ra Phú Lương, cơ động trong cả một vùng rừng núi đại ngàn giáp ranh giữa 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn, nối liền với các căn cứ của ta trong căn cứ địa Việt Bắc. Từ Định Hoá theo các đường mòn và những lối đi kín đáo, thuận tiện dựa vào sườn dãy núi Tam Đảo tiến về Sơn Tây, Hoà Bình lên Tây Bắc, vào Khu 4 hoặc tạt xuống đồng bằng sông Hồng dễ dàng. Từ đây, dùng ngựa men theo các triền núi qua Bắc Kạn - Cao Bằng ra Biên giới Việt - Trung thuận lợi. Chính điều kiện địa lý tự nhiên như vậy đã tạo thành thế “thiên hiểm” ngăn cản sự tiến công và đóng giữ của địch, hạn chế tới mức tối đa uy lực vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của kẻ thù. Ngược lại, Định Hoá lại là địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi để ta xây dựng thành An toàn khu của Trung ương. Nơi đây, với những cánh rừng già đại ngàn, càng đi sâu vào nội huyện, rừng càng rậm rạp, tạo thành bức màn che phủ đường đi lối lại và nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 ở bên trong là địa điểm tuyệt đối bí mật, kẻ địch khó phát hiện, do đó Định Hoá có thể bảo vệ an toàn cho cán bộ, lực lượng vũ trang và các cơ quan kháng chiến của ta. Địa thế Định Hoá hiểm trở, là nơi “tiến có thể công, thoái có thể thủ”. Khi bị tấn công, lực lượng cách mạng có thể chốt giữ, tổ chức những cuộc chiến đấu chặn đánh để bảo toàn lực lượng; hoặc có thể nhanh chóng di chuyển lực lượng, kho tàng, cơ quan đi các vùng xung quanh. Từ Định Hoá có thể xuất phát tiến công địch ở những nơi khác, khi thắng có thể tiến về vùng châu thổ sông Hồng, khi lui, lại về dựa vào địa thế rừng núi, đứng chân an toàn. Định Hoá là địa bàn chiến lược cơ động. Từ đây có thể thông thương với các địa phương trong căn cứ địa Việt Bắc, với các tỉnh miền xuôi và cả nước. “Định Hoá cùng với các huyện Chợ Đồn, Sơn Dương, Yên Sơn tạo thành thế chân kiềng với nhiều lợi thế, thuận tiện cho việc thay đổi nơi ở, nơi làm việc từ huyện này sang huyện khác, tỉnh này sang tỉnh khác. Chặng đường di chuyển đó không quá xa nơi đóng các cơ quan Trung ương Đảng và Chính Phủ, nên luôn bảo đảm kịp thời cho sự lãnh đạo, chỉ đạo quân dân ta trong cuộc kháng chiến” [62, tr.58] Với vị thế, địa hình và những điều kiện tự nhiên như vậy, Định Hoá thực sự là một địa bàn chiến lược quan trọng trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. 1.2. TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC HUYỆN ĐỊNH HOÁ Định Hoá là một địa bàn quần cư của nhiều thành phần dân tộc như Tày, Nùng, Kinh, Dao, Cao Lan - Sán Chay, Mông, Hoa. Tuy ngôn ngữ và phong tục tập quán khác nhau, song lòng yêu quê hương đất nước đã cố kết họ lại thành một khối vững chắc. Nhân dân các dân tộc Định Hoá có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm rất vẻ vang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Ngay từ thời dựng nước, nhân dân các dân tộc Định Hoá đã không ngừng đấu tranh, bảo vệ và củng cố nền độc lập của Tổ quốc. Thời Bắc thuộc, dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc xâm lược, nhân dân các dân tộc Định Hoá liên tục nổi dậy, góp phần cùng nhân dân cả nước giành độc lập cho dân tộc. Nửa đầu thế kỉ XIX, nhân dân các dân tộc Định Hoá anh dũng nổi dậy khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Tiêu biểu là vào năm 1883, đông đảo nhân dân Định Hoá đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa do Nông Văn Vân lãnh đạo chiếm thành Thái Nguyên, làm cho quan quân triều đình nhà Nguyễn khốn đốn. Nhân dân Định Hoá không chỉ đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến nhà Nguyễn mà còn phải đấu tranh chống lại nạn cướp bóc của bọn thổ phỉ từ bên kia biên giới phía Bắc tràn sang nước ta, do Tạ Văn Sơn và Lê Khai Nguyên cầm đầu. Đặc biệt, năm 1867, sau khi thất bại và bị triều đình Mãn Thanh đánh dẹp, khoảng hơn 2000 tàn quân của phong trào nông dân "Thái Bình Thiên Quốc" dô Ngô Côn cầm đầu vượt biên giới, chạy vào Việt Nam và trở thành thổ phỉ đi cướp bóc, tàn phá, giết hại dân lành. Trong số đó, khoảng 1000 quân do Lường Tam Kỳ - một phó tướng của Ngô Côn chỉ huy tiến vào đánh chiếm Định Hoá. Nhận thấy đây là một địa bàn có vị trí chiến lược rất cơ động, Lường Tam Kỳ đã lấy vùng Định Hoá làm sào huyệt, xây dựng lực lượng, xây đồn, đắp luỹ . Quân của Lường Tam Kỳ đã cướp bóc, chiếm ruộng đất của nhân dân Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ và một số địa phương lân cận, gây loạn cả một vùng. Mượn cớ truy đuổi tàn quân “Thái Bình thiên quốc”, triều đình Mãn Thanh đã cử Đề đốc Phùng Tử Tài chỉ huy một đạo quân lớn tràn vào Việt Nam. Khi đến Định Hoá, quân của Đề đốc Phùng Tử Tài đã bị Lường Tam Kỳ đánh bại. Đồng bào các dân tộc Định Hoá phải gánh chịu thảm hoạ của các cuộc chiến tranh liên miên này, làng xóm của họ nhiều khi đã trở thành bãi chiến trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Tháng 5/1884, Pháp chiếm thành Thái Nguyên, thiết lập chế độ quân quản. Trong khi đó, Lường Tam Kỳ dựa vào vùng núi hiểm trở của Định Hoá, xây dựng hệ thống phòng ngự kiên cố, tích trữ lương thực, phát triển lực lượng đông tới hai nghìn người, mở rộng địa bàn hoạt động, nổ súng vào những cuộc hành binh của thực dân Pháp, gây cho quân Pháp nhiều khó khăn trong quá trình đánh chiếm. Ngày 12 - 1 - 1889, tướng Boócnhi Đềboóc chỉ huy một đạo quân gồm 924 sĩ quan và binh lính tấn công vào Chợ Chu, trung tâm sào huyệt của Lường Tam Kỳ, nhưng đã thất bại. Cuối tháng 1 năm 1889, Pháp tiếp tục huy động hơn 2000 quân, gồm có pháo binh, công binh chia làm 4 mũi tấn công vào chợ Chu.Gặp phải sự chống cự quyết liệt của quân Lường Tam Kỳ và nhân dân địa phương, đến ngày 2-2-1889, thực dân Pháp mới chiếm được Chợ Chu, nhưng không thể tiến sâu vào cá._.c làng, xã. Quân của Lường Tam Kỳ vẫn bám trụ được những vị trí kiên cố ở các dãy núi bao quanh Chợ Chu và làm chủ hầu hết vùng Định Hoá. Tại thị trấn chợ Chu, thực dân Pháp xây dựng có hơn 200 quân được trang bị vũ khí mạnh, chốt giữ, thường xuyên bị quân Lường Tam Kỳ quấy phá.. Trước tình hình đó, thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, lôi kéo Lường Tam Kỳ và chúng đã thành công. Ngày 14 - 8 - 1890, Lường Tam Kỳ đã quy thuận và ký giao ước với Pháp. Theo bản giao ước đó, Kỳ được phong chức phó lãnh binh Thái Nguyên kiêm “phòng phủ sứ” được quyền buôn bán thuốc phiện và giữ nguyên quân số, vũ khí của đội quân Cờ Vàng. Hàng năm, Pháp cấp 40.200đ để Lường nuôi số quân này và trả lương cho Kỳ 200đ một tháng. Ngược lại, Kỳ không được cho quân quấy phá các vùng lân cận, phải cùng với binh lính Pháp đảm bảo an ninh ở các vùng Chợ Chu, Đại Từ, Phú Lương, Phổ Yên và Bình Xuyên (Vĩnh Phúc ngày nay); Kỳ phải đuổi khỏi địa hạt những toán thổ phỉ; phải bắt giữ và nộp cho Pháp những người đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 cung cấp vũ khí, đạn dược cho bọn cướp, phải báo tin tức cho Pháp và khi cần phải đem quân cùng với lính Pháp đàn áp giặc cướp (chỉ những cuộc nổi dậy của nhân dân chống Pháp). Với bản giao ước ngày 14 - 8 - 1890 với Pháp, Lường Tam Kỳ có quyền lực như một lãnh chúa, dung túng cho thuộc hạ cướp đất của nhân dân lập ấp, tuỳ tiện bắt dân đóng góp, phục dịch, đầu độc thế hệ trẻ Định Hoá bằng rượu và thuốc phiện … Lường Tam Kỳ đã trở thành một tên tay sai đắc lực cho thực dân Pháp. Căm thù bè lũ cướp nước, nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá đã nổi dậy đấu tranh. Nhiều người bí mật tham gia các toán nghĩa quân chống Pháp của Hoàng Hoa Thám, chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Tiêu biểu là các trận đánh ngày 1 - 4 - 1912 trên đoạn đường Chợ Chu - Quảng Nạp, ngày 13 - 9 - 1912 trên đường Chợ Chu - Chợ Mới, làm cho quân Pháp khiếp sợ. Ngày 4 - 8- 1916, nhân dân Định Hoá đã hỗ trợ một đoàn tù nhân bị áp giải từ Thái Nguyên lên Chợ Chu nổi dậy ở Phố Ngữ (xã Phú Tiến) giết chết tên lãnh binh, thu vũ khí của lính và rút vào rừng an toàn. Rạng sáng ngày 28 - 2- 1922, được sự hỗ trợ của nhân dân và binh lính yêu nước, những người tù chính trị bị giam giữ tại nhà lao Chợ Chu đã nổi dậy phá ngục, cướp vũ khí diệt địch, tấn công nhà bưu điện, rồi rút vào rừng tiếp tục chống Pháp. Mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố dã man, nhưng tinh thần yêu nước trong nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá không bao giờ bị dập tắt. Đây chính là điều kiện căn bản để sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam thành lập (3- 2 1930), nhân dân Định Hoá đã tiếp thu ánh sáng cách mạng và bước vào thời kì đấu tranh mới. Một trong những chiến sĩ cách mạng có công đầu trong việc truyền bá tư tưởng cách mạng của Đảng cho nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá là đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 chí Vũ Hưng (tên thật là Văn Uyển, sinh ngày 3-2-1901; quê xã Tiên Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Là một thanh niên giàu lòng yêu nước, hăng hái tham gia hoạt động cách mạng, năm 1930- 1931 đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam và giữ cương vị phó Bí thư Tỉnh uỷ. Cuối năm 1931, Đảng bộ tỉnh Hà Nam bị địch khủng bố dữ dội, nhiều đồng chí sa vào tay giặc, đồng chí Vũ Hưng thoát hiểm, chạy sang Hà Đông, Hưng yên, rồi lên Vĩnh Yên. Ở ba tỉnh này đồng chí không bắt được liên lạc với Đảng. Năm 1932, sau khi thoát khỏi sự vây bắt của đế quốc Pháp, đồng chí vượt vòng vây lên vùng Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, tiếp tục hoạt động. Tại đây, tuy không bắt được liên lạc với các tổ chức Đảng, nhưng với tinh thần của người đảng viên Cộng sản, đồng chí đã vừa đi làm thuê, nấu rượu để kiếm sống, vừa tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân trong vùng và gây dựng được một số cơ sở quần chúng trung kiên ở Bộc Nhiêu. Một thời gian sau, đồng chí Nguyễn Đình Chiêm, đảng viên của Đảng bộ Hà Nam cũng lên Định Hoá, cùng đồng chí Vũ Hưng gây dựng cơ sở, phát triển phong trào cách mạng ở các xã Bộc Nhiêu, Bảo Cường, Trung Hội … Nhân dân trong huyện đã tích cực đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng …. Trong những năm 1936 - 1939, phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ ở Định Hoá ngày càng phát triển, thu được kết quả. Qua đó, cơ sở cách mạng được hình thành ở Quán Vuông, Bảo Cường. Đặc biệt, giữa năm 1938, khi bị thực dân Pháp bắt đi làm đường Chợ Chu - Thành Cóc (Tuyên Quang), được cán bộ cách mạng tuyên truyền và vận động, anh em dân phu nổi dậy đấu tranh đòi tăng tiền công. Cuộc đấu tranh bắt đầu từ đoàn dân phu xã Bộc Nhiêu rồi lan ra khắp công trường. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của anh em dân phu, viên Tri phủ phải nhượng bộ, giải quyết các yêu sách do dân phu đưa ra. Thắng lợi này đã cổ vũ tinh thần đấu tranh và tạo niềm tin cho nhân dân Định Hoá đối với cách mạng. Cơ sở cách mạng Định Hoá được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 chắp nối với cơ sở cách mạng huyện Đại Từ. Năm 1940, Định Hoá đã hoà vào phong trào cáh mạng chung của tỉnh Thái Nguyên và nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ Bắc Kỳ. Từ đây, nhân dân Định Hoá có sự lãnh đạo của Đảng, đã bí mật hăng hái tham gia cách mạng, đẩy mạnh các cuộc đấu tranh trực diện chống chế độ thống trị của thực dân Pháp, đòi dân sinh, dân chủ. Cơ sở cách mạng từ Bảo Cường, Trung Hội mở rộng sang Bình Trung, Bình Liên, Phú Đình, Phúc Chu, An Lạc. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng ở huyện Định Hoá, thực dân Pháp ra tay khủng bố. Ngày 25 -5 - 1941, chúng đã huy động binh lính, có mật thám, chỉ điểm tham gia, do thanh tra Sở Mật thám Bắc Kỳ Bơvêna chỉ huy, đánh phá vào các cơ sở cách mạng ở Định Hoá và vây bắt đồng chí Vũ Hưng. Cuộc khủng bố này kéo dài hơn 10 ngày, nhiều người bị bắt, bị tra tấn dã man. Với tinh thần yêu nước, bất khuất, một lòng theo cách mạng, nhân dân Định Hoá đã che chở, bảo vệ cán bộ lãnh đạo thoát khỏi vòng vây của kẻ thù, cơ sở cách mạng vẫn được giữ vững. Sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, nhất là khi Mặt trận Việt Minh ra đời, tiếng súng đánh Pháp của Cứu quốc quân ở Võ Nhai đã có ảnh hưởng mạnh mẽ, cổ vũ tinh thần đánh Pháp của nhân dân Định Hoá. Những tháng cuối năm 1941, cơ sở cách mạng và nhân dân trong huyện đã gửi vũ khí, lương thực ủng hộ các chiến sĩ Võ Nhai, che chở, đùm bọc nhiều thân nhân Cứu quốc quân bị địch khủng bố sang Định Hoá lánh nạn. Khi thực dân Pháp giam giữ thân nhân của các chiến sĩ Cứu quốc quân tại nhà tù Chợ Chu, cơ sở cách mạng Định Hoá đã bí mật cấp dưỡng lương thực, quần áo, thuốc men và đấu tranh đòi trả tự do cho họ về Võ Nhai. Tháng 2 - 1942, một bộ phận Cứu Quốc quân đang hoạt động ở Võ Nhai vượt vòng vây của giặc Pháp sang Định Hoá mở rộng địa bàn. Đó là những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 cán bộ, chiến sĩ đã được học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ Tám (họp tháng 5 - 1941) và chương trình, điều lệ của Mặt trận Việt Minh tại căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Hơn nữa, họ đều là những cán bộ có kinh nghiệm trong công tác bí mật vận động quần chúng, gây dựng cơ sở, tổ chức lực lượng tự vệ. Được sự tuyên truyền, giác ngộ của Cứu Quốc quân, cơ sở cách mạng ở Định Hoá được xây dựng và phát triển nhanh chóng. Năm 1942, tổ chức quần chúng mới xuất hiện ở một số xã phía Nam huyện, nhưng sang năm 1943 đã lan rộng đến tất cả các xã, kể cả những bản người Dao tận núi cao hẻo lánh, như Khuổi Nhà, Khuổi Giang, Khuổi Dọc… Một số nơi đã lập đội vũ trang tự vệ. Tháng 2 - 1943 đã diễn ra cuộc họp giữa các đồng chí lãnh đạo căn cứ địa Cao Bằng và các đồng chí chỉ huy Cứu Quốc quân tại Hoà An, Cao Bằng để bàn kế hoạch phối hợp thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh về “Xây dựng những con đường quần chúng” đánh thông hai trung tâm căn cứ địa Cao Bằng với Bắc Sơn - Võ Nhai, từ đó mở đường về xuôi kết hợp với phong trào cách mạng toàn quốc. Cứu Quốc quân mở con đường Bắc tiến đón các đội xung phong Nam tiến từ Cao Bằng xuống. Đầu tháng 3 - 1943, từ Định Hoá Cứu Quốc quân bắt đầu vượt sang địa giới huyện chợ Đồn (Bắc Kạn) tuyên truyền cách mạng, gây dựng cơ sở trong đồng bào dân tộc Dao, dân tộc Tày thuộc các xã Bình Trung, Nghĩa Tá, Lương Bằng. Khoảng trung tuần tháng 10 - 1943, các đội xung phong “Nam Tiến” đã phát triển xuống Nghĩa Tá, nối liền hai trung tâm căn cứ với nhau, đánh dấu bước ngoặt của sự hình thành Khu căn cứ địa Việt Bắc từ Cao Bằng, Bắc Kạn xuống Thái Nguyên. Cứu Quốc quân tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sang Đại Từ, Phú Lương, Bắc Đồng Hỷ và Sơn Dương (Tuyên Quang). Từ cuối năm 1943, Định Hoá như là trung tâm căn cứ địa, đất đứng chân vững chắc của Cứu Quốc quân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Lo sợ trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, tháng 9 - 1943 thực dân Pháp đã mở một cuộc vây ráp, khủng bố kéo dài gần 10 ngày ở hầu khắp các xã trong huyện Định Hoá. Bị tấn công bất ngờ, ta không kịp chủ động đối phó, nên bị tổn thất nặng. Mười hai cán bộ chủ chốt của phong trào bị địch bắt giam ở nhà tù Hoả Lò, nhà tù Sơn La; nhiều cơ sở quần chúng bị phá vỡ; một số cán bộ còn lại bị địch truy lùng ráo riết buộc phải tạm lánh đi nơi khác. Trước sự khủng bố ác liệt của thực dân Pháp, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống, song nhân dân Định Hoá vẫn một lòng son sắt tin vào cách mạng. Cán bộ và quần chúng được tôi luyện qua thử thách và rút ra được nhiều bài học quý báu trong đấu tranh cách mạng. Sau hội nghị họp tại Khuổi Kịch (Sơn Dương, Tuyên Quang) tháng 2 - 1942 do đồng chí Hoàng Quốc Việt - uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập, chia Chiến khu Hoàng Hoa Thám thành 2 phân khu. Định Hoá thuộc Phân khu B (Phân khu Nguyễn Huệ). Được tăng cường cán bộ, phong trào cách mạng Định Hoá dần dần được khôi phục lại sau đợt khủng bố của địch. Các tiểu tổ tự vệ, tổ trung kiên được thành lập ở nhiều xã. Nhân dân toàn huyện, mà nòng cốt là hội viên Hội Cứu quốc tích cực tham gia các cuộc đấu tranh chống thuế, chống đi phu, chống trồng thầu dầu. Đơn vị Cứu Quốc quân III (thành lập tháng 2 - 1944, tại Khuổi Kịch) và một bộ phận Cứu Quốc quân II lấy Định Hoá làm nơi đứng chân. Từ giữa năm 1944, nhiều cán bộ chỉ huy của Phân khu B đã lấy Định Hoá làm địa bàn hoạt động, chỉ đạo công việc của toàn Phân khu. Thực hiện Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh (ngày 7 - 5 - 1944), từ giữa năm 1944, công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa ở Định Hoá rất sôi nổi. Quần chúng cách mạng hăng hái góp tiền, gạo, muối để nuôi cán bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 và chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền; tích cực quyên góp sắt thép để rèn đúc vũ khí. Các đội tự vệ vũ trang Bãi Hội, Bãi Lệnh, Khuôn Nhà được thành lập. Dưới sự huấn luyện của Cứu Quốc quân, các chiến sĩ tự vệ tích cực luyện tập quân sự và đây là lực lượng xung kích của địa phương trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền sau này. Trước sự lớn mạnh phong trào cách mạng, vấn đề cung cấp cán bộ lãnh đạo đã trở thành một yêu cầu cấp bách. Vì vậy, Trung ương Đảng chủ trương tổ chức cho cán bộ, đảng viên đang bị giam cầm trong các nhà tù đế quốc vượt ngục, nhanh chóng trở về hoạt động và đẩy mạnh phong trào cách mạng ở các địa phương. Được Xứ Uỷ Bắc Kỳ giao nhiệm vụ, Chi bộ nhà tù chợ Chu phối hợp với Ban chỉ huy Cứu Quốc quân và cơ sở cách mạng ở Định Hoá đã tổ chức cho 12 cán bộ của Đảng vượt ngục* vào ngày 11 - 10 -1944. Sau gần 10 ngày luồn rừng, leo núi, 12 đồng chí đã về đến Khuổi Kịch (Sơn Dương, Tuyên Quang) an toàn. Đây là nguồn cán bộ rất quan trọng của Đảng tăng cường cho phong trào cách mạng ở nhiều địa phương, trong đó có huyện Định Hoá. Sang đầu năm 1945, phong trào cách mạng ở Định Hoá phát triển khá mạnh. Cán bộ và quần chúng cách mạng tích cực chuẩn bị mọi mặt tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Trong thời gian này, nhiều đội tự vệ vũ trang được thành lập ở các xã Bảo Cường, Phúc Chu, Kim Sơn, Định Biên Thượng, Định Biên Trung, Định Biên Hạ. Các đội tự vệ được trang bị súng kíp, súng trường, thường xuyên huấn luyện về quân sự và chính trị, có thể sẵn sàng đánh địch. * Đó là các đồng chí Nguyễn Văn Khương (Song Hào), Nguyễn Duy Phương (Hiến Mai), Tạ Tiến (Tạ Xuân Khu), Ngô ngọc Tín (Nhị Quý), Phạm Ngọc Bổng (Chì), Vũ An Sinh (vũ Phong), Chu Nhữ (Chu), Nguyễn Quang Lộc (Hoàng Bá Sơn), Nguyễn Củng (Lê Trung Đình), Nguyễn Cao (Lý), Nguyễn Văn Tý (Trần Tùng) và Trần đình Thìn (Trần Thế Môn). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, phong trào kháng Nhật cứu nước ở Định Hoá phát triển mạnh mẽ. Trước tình thế mới của cách mạng, cán bộ lãnh đạo địa phương cùng với đơn vị Cứu Quốc quân đang hoạt động ở Định Hoá quyết định phát động quần chúng nhân dân phối hợp với lực lượng vũ trang tiêu diệt lực lượng quân sự địch, xoá bỏ bộ máy thống trị của địch ở Định Hoá. Theo phương án tác chiến, ba giờ sáng ngày 26 -3 - 1945, Cứu Quốc quân và tự vệ chiến đấu của huyện nổ súng tiến công đồn lính khố xanh. Bọn lính khố xanh vứt vũ khí, hốt hoảng tháo chạy. Quân ta làm chủ châu lỵ. Định Hoá hoàn toàn giải phóng. Ngày 27 - 3 -1945, Cứu Quốc quân cùng với lực lượng tự vệ chiến đấu tiến lên Chợ Đồn (Bắc Kạn) chi viện cho huyện bạn khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ngày 26 - 3 - 1945 đã đập tan bộ máy thống trị của địch, đem lại quyền tự do cho đồng bào các dân tộc huyện Định Hoá. Ngày 18 - 4 - 1945, 130 đại biểu của 30 xã và thị trấn thay mặt cho hơn 15 ngàn đồng bào các dân tộc trong huyện họp tại Bản Lác, xã An Lạc để bầu ra UBND cách mạng lâm thời châu do đồng chí Ma Đình Tương làm Chủ tịch Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 1945, hầu hết các huyện thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên đã khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, mở ra một vùng giải phóng liên hoàn, rộng lớn giữa núi rừng Việt Bắc. Lực lượng Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và Tổng bộ Việt Minh từ căn cứ địa Cao Bằng, chuyển dần hoạt động về Bắc Kạn, Thái Nguyên, lấy Định Hoá làm căn cứ. Cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1945, các đơn vị Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu Quốc quân đã tập kết về Định Hoá (gồm 13 đại đội với khoảng 1000 người), sẵn sàng chờ lệnh tiến về các tỉnh miền xuôi phát động nhân dân vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền. Cùng thời gian này, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đưa nhiều cán bộ có kinh nghiệm vận động quần chúng về Định Hoá, toả xuống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 các xã củng cố chính quyền và các đoàn thể cách mạng, xây dựng lực lượng tự vệ chiến đấu, động viên nhân dân đóng góp nhiều lương thực, thực phẩm cho cách mạng, phối hợp với lực lượng vũ trang xây dựng trận địa sẵn sàng đánh Nhật, bảo vệ căn cứ, bảo vệ thành quả cách mạng. Ngày 15 - 5- 1945, tại Định Biên Thượng đã tổ chức trọng thể lễ hợp nhất Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu Quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân và ra mắt Bộ chỉ huy Quân Giải phóng. Từ lúc này, Định Hoá là căn cứ của Tổng bộ Việt Minh, đại bản doanh đầu tiên của Việt Nam Giải phóng quân. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng bộ Việt Minh và Bộ chỉ huy quân giải phóng, chính quyền cách mạng và nhân dân Định Hoá khẩn trương, dồn sức chuẩn bị kháng Nhật, cứu nước. Đầu tháng 5- 1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời quyết định thành lập Ban Quân sự từ châu xuống đến các xã, thành lập trung đội du kích tập trung của châu và tiểu đội du kích của xã. Các đơn vị vũ trang này được trang bị và huấn luyện sẵn sàng phối hợp với Quân Giải phóng đánh Nhật. Ban Quân sự châu đã cử nhiều cán bộ quân sự các xã đi học lớp Quân chính kháng Nhật do Tổng bộ Việt Minh tổ chức tại bản Quằng, xã Định Biên để sau đó về chỉ huy và huấn luyện quân sự cho du kích ở các xã. Cùng với công tác quân sự, Mặt trận Việt Minh còn đẩy mạnh cuộc vận động nhân dân trong huyện thực hiện khẩu hiệu “vườn không nhà trống”, ủng hộ lương thực, thực phẩm gây quỹ dự trữ nuôi Quân Giải phóng và tự vệ đánh giặc. Tính đến cuối tháng 5 - 1945, nhân dân trong huyện đã ủng hộ gần 100 tấn thóc, gạo và hàng ngàn ngày công làm kho lán cất giấu lương thực. Về phía phát xít Nhật, sau khi tạm thời chiếm giữ được một số vị trí xung yếu ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, vào trung tuần tháng 5 - 1945 chúng tổ chức một cuộc tấn công quy mô lớn vào căn cứ của ta. Mục tiêu chủ yếu là càn quét vây tiêu diệt căn cứ Núi Hồng nằm trên đất 3 huyện Định Hoá, Đại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Từ (Thái Nguyên) và Sơn Dương (Tuyên Quang), trong đó Định Hoá làm tâm điểm, nơi mà chúng coi là căn cứ chính của Việt Minh. Quân Nhật chia làm 3 mũi tấn công, một cánh quân từ Bắc Kạn qua Chợ Mới, tấn công vào Định Hoá, một cánh quân từ Tuyên Quang, qua Sơn Dương, tiến đánh vào chân Núi Hồng, một cánh quân từ Thái Nguyên đến ngã ba Bờ Đậu, chia làm 2 mũi, một mũi tiến sang Tây Bắc Đại Từ để từ đây đánh xuyên sang Quảng Nạp, Bình Thành; một mũi ngược lên Km 31 (Quốc lộ 3 ), hành quân theo đường 38 vào Quán Vuông, Chợ Chu. Ngày 26 - 5 - 1945, cánh quân Nhật từ Chợ Mới càn vào xã Tân Cương bị du kích chặn đánh quyết liệt, nhưng do tương quan lực lượng và vũ khí giữa quân Nhật và quân ta quá lớn, nên cuối cùng Quân Giải phóng và tự vệ Cứu quốc phải rút. Quân Nhật vào Chợ Chu, chiếm đóng các lô cốt và pháo đài của quân Pháp để cố thủ. Cùng ngày, cánh quân Nhật từ Thái Nguyên đến Km 31 phải dừng lại vì mặt đường 38 đi Chợ Chu bị ta phá và dựng nhiều vật cản, hơn nữa, lại bị lực lượng tự vệ phối hợp với Quân Giải phóng chặn đánh quyết liệt. Ngày 27 - 5 - 1945, địch buộc phải điều một đơn vị công binh từ Thái Nguyên kết hợp với bộ binh vừa đánh lấn vừa mở đường tiến vào Chợ Chu. Quân Giải phóng và lực lượng du kích, tự vệ đã nổ súng chặn đánh địch quyết liệt ở cầu Tà Ma, Bản Lác, Quán Vuông, đình Bản Then, Phố Ngữ … gây cho chúng một số thiệt hại. Địch phải co cụm về Chợ Chu cố thủ và hàng ngày từ đây chúng tổ chức những cuộc hành quân càn quét vào các xã lân cận. Nhưng mỗi lần ra quân càn quét là mỗi lần quân Nhật phải khiếp đảm bởi tiếng trống, mõ, tù và nổi lên và lan truyền khắp mọi bản làng trong huyện, đồng thời lại bị quân và dân ta nổ súng tiêu diệt. Chiếm giữ thị trấn Chợ Chu được một thời gian, quân Nhật lâm vào tình trạng khốn đốn. Con đường tiếp tế chi viện từ Thái Nguyên lên huyện Định Hoá thường xuyên bị quân ta chặn đánh, nhân dân trong huyện nhất loạt thực hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 “vườn không, nhà trống” triệt nguồn lương thực. Vì vậy, ngày 8- 8- 1945, Bộ chỉ huy quân Nhật hạ lệnh cho quân rút khỏi cứ điểm Chợ Chu. Một lực lượng lớn từ Thái Nguyên được lệnh lên tiếp ứng đồng bọn rút chạy. Từ đó cho đến khi toàn dân ta Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, phát xít Nhật không dám đánh vào Định Hoá. Định Hoá hoàn toàn được giải phóng. Khi cao trào kháng Nhật cứu nước dâng lên khắp toàn quốc, thời cơ cho nhân dân ta nổi dậy Tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi. Huyện Định Hoá nằm trong dự định của lãnh tụ Hồ Chí Minh chọn làm nơi Người "dừng chân ở đây một thời gian để cơ mưu việc lớn". Về sự kiện này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại: "Sau ngày Nhật đảo chính pháp (9- 3- 1945), tôi đã cùng đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiến về Chợ Chu (Định Hoá- Thái Nguyên) và thống nhất hai đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội Quân cứu quốc thành Việt nam quân giải phóng tại Định Biên Thượng (Định Hoá). Tiếp đó, tôi nhận được chỉ thị của Bác Hồ bố trí cho Bác về làm việc ở Chợ Chu. Tôi bàn với hai anh Tấn và Song Hào đề nghị Bác chọn Tân Trào, vì Chợ Chu tuy cơ sở chính trị, kinh tế đều tốt nhưng có đường thông thương với Thái Nguyên dễ bị uy hiếp; còn Tân Trào, dân cư thưa thớt, kinh tế khó khăn nhưng địa thế hiểm trở hơn. Châu Sơn Dương còn cách tỉnh lỵ Tuyên Quang bởi con sông Lô, tiện bảo vệ" [10, tr.9]. Ngày 21- 5 -1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) về đến Tân Trào, Sơn Dương để lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Tại Tân Trào, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng quyết định thành lập Khu giải phóng ngày 4 - 6 - 1945. Trung tâm Khu giải phóng trong những ngày tháng đầu là 3 huyện Định Hoá, Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) và Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Đến cuối tháng 7 đầu tháng 8, mọi cơ quan đầu não của cách mạng dồn về Tân Trào. Huyện Định Hoá là nơi đảm bảo hậu cần chủ yếu và trực tiếp cho Thủ đô cách mạng. Tính đến đầu tháng 8 năm 1945, nhân dân Định Hoá đã ủng hộ và chuyển sang Tân Trào hơn 100 tấn thóc, gạo, 100 con trâu bò, hơn 100 con lợn, hàng tạ muối. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Là cửa ngõ phía đông nam Thủ đô cách mạng, Định Hoá còn làm tròn nhiệm vụ che chắn, bảo vệ an toàn khu vực trung tâm Khu giải phóng, bảo vệ lãnh tụ Hồ Chí Minh, bảo vệ cán bộ và các đại biểu tham dự Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc và Đại hội quốc dân được tổ chức tại Tân Trào*. Từ sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, cơ sở và phong trào cách mạng ở Định Hoá phát triển mạnh mẽ. Đảng bộ huyện được xây dựng và củng cố vững mạnh, đáp ứng nhu cầu lịch sử của thời kỳ “kháng chiến kiến quốc” ở địa phương. Các tổ chức đoàn thể phát triển rộng rãi, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân Định Hoá đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để kháng chiến, kiến quốc được đẩy mạnh trong toàn huyện và thu được nhiều kết quả. Sản xuất nông nghiệp của huyện nhanh chóng được khôi phục, giải quyết được nạn đói, nhân dân có điều kiện giúp đỡ đồng bào đói nghèo từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ phiêu dạt lên ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, cuộc vận động xoá nạn mù chữ phát triển sôi nổi, hàng ngàn người dân được thoát nạn mù chữ, lạc hậu, có điều kiện tham gia xây dựng bảo vệ chế độ mới. Lực lượng vũ trang địa phương được xây dựng và phát triển vững mạnh. Trình độ chính trị, tổ chức, kỉ luật chiến đấu và trang bị của bộ đội địa phương, dân quân, du kích trong huyện được nâng lên rõ rệt, có thể đảm nhận được nhiệm vụ cách mạng trong thời kì mới. * Cuối tháng 7 - 1945, Bác Hồ lâm bệnh nặng, tình trạng sức khoẻ của Người ngày càng nguy kịch. Các đồng chí Trung ương và Tổng bộ Việt Minh cử người đi tìm thuốc chữa bệnh cho Bác. Được biết cách mạng cần có hai con sâm để chữa bệnh cho cán bộ thượng cấp, ông Ma Đình Tập (xã Thanh Định) ủng hộ 1,5 con sâm và ông Bang Dương (Chợ Chu) ủng hộ nửa con. Tấm lòng của bà con các dân tộc Định Hoá đã góp phần phục hồi sức khoẻ của Bác, nhờ đó Người đã chủ trì được Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 1.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ Trong những tháng đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, tình hình mọi mặt ở nước ta hết sức phức tạp. Không những phải lo giải quyết muôn vàn khó khăn về kinh tế, văn hoá…, nhân dân ta còn phải đối phó với mọi hành động chống phá quyết liệt của các thế lực ngoại xâm và nội phản. Thực dân Pháp đã bám theo gót quân Anh trở lại Nam Bộ với ý đồ đặt lại nền thống trị thực dân kiểu cũ trên toàn bộ bán đảo Đông Dương. Ở chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ, quân Pháp liên tục tiến công chiếm đóng vùng giải phóng. Ngay sau ngày kí Hiệp định sơ bộ (6- 3) và Tạm ước (14- 9- 1946), với bản chất phản động, hiếu chiến, thực dân Pháp đẩy mạnh các hoạt động khiêu khích, xâm lược. Trước tình hình đó, ngày 19- 10- 1946, Hội nghị quân sự toàn quốc được triệu tập dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh. Hội nghị nhận định: “Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định đánh Pháp” [55, tr.64]. Ban Thường vụ Trung ương Đảng tập trung chỉ đạo cả nước chuẩn bị bước vào chiến tranh. Ngày 19 - 12 - 1946, hưởng ứng Lời kêu gọi của Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh quân và dân cả nước đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đối tượng tác chiến của quân và dân ta là một đội quân viễn chinh nhà nghề giàu kinh nghiệm đi xâm lược, được trang bị vũ khí hiện đại. Nước Pháp là một cường quốc tư bản, có nền công nghiệp phát triển, nên tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Ngược lại, nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, tiềm lực kinh tế và quân sự còn nhỏ yếu, sức dự trự kháng chiến rất mỏng manh; lực lượng vũ trang chưa được rèn luyện trong chiến đấu nên trình độ kĩ thuật, chiến thuật thấp kém, trang bị vũ khí rất thô sơ và thiếu thốn… Trong điều kiện so sánh lực lượng vật chất hết sức chênh lệch giữa ta và địch, muốn đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, chúng ta không thể “đem Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 toàn lực dốc vào một vài trận hòng phân thắng bại” [59, tr.293], mà phải có thời gian để chuyển hoá lực lượng, tức là phải kháng chiến lâu dài. Điều kiện cơ bản để kháng chiến lâu dài là phải bảo toàn và phát triển lực lượng kháng chiến, đồng thời phải xây dựng được những khu căn cứ vững chắc, an toàn, không chỉ có địa hình thuận lợi, mà phải có cơ sở và phong trào quần chúng vững mạnh. Vùng núi rừng Việt Bắc nói chung và huyện Định Hoá nói riêng là nơi có đầy đủ các yếu tố " địa lợi" và " nhân hoà", đảm bảo cho việc đặt các cơ quan đầu não để lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc đi tới thắng lợi. Vì vậy, ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trên cơ sở dự đoán chính xác chiều hướng phát triển của tình hình và khẳng định sớm hay muộn thực dân Pháp sẽ quay lại đánh chiếm nước ta một lần nữa, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề cần phải củng cố cái nôi của cách mạng là căn cứ địa Việt Bắc. Đồng chí Phạm Văn Đồng và một số cán bộ khác được phân công ở lại Việt Bắc một thời gian để củng cố căn cứ địa. Đến cuối tháng 10- 1946, khi nguy cơ chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ngày càng tới gần, Trưởng ban Tài chính Trung ương Đảng Nguyễn Lương Bằng được giao nhiệm vụ trở lại Việt Bắc để chuẩn bị địa điểm xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Một số địa điểm thuộc huyện Định Hoá (Thái Nguyên), Nam Chợ Đồn (Bắc Kạn) được chọn làm nơi ở và làm việc của các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ trong trường hợp phải rút khỏi Hà Nội. Đầu tháng 11 - 1946, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập Đội công tác đặc biệt gồm đại biểu các ngành quân sự, an ninh, chính quyền, đoàn thể…. do đồng chí Trần Đăng Ninh phụ trách để làm nhiệm vụ nghiên cứu đường di chuyển và chọn địa điểm an toàn đặt các cơ quan Trung ương trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Giữa tháng 12 - 1946, một số cán bộ trong Đội công tác đặc biệt lần lượt lên vùng Việt Bắc làm nhiệm vụ. Sau một thời gian nghiên cứu tình hình cụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 thể, cân nhắc kỹ lưỡng về mọi mặt, Đội công tác đặc biệt đã chọn địa bàn giáp ranh ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn làm nơi xây dựng An toàn khu (ATK) của Trung ương. An toàn khu trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc là nơi ở và làm việc của các cơ quan đầu não kháng chiến, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, Chính phủ, Mặt trận và Quân đội. Định Hoá là một trong những địa phương được đảm nhận nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang này. Nhận được chỉ thị của Trung ương, Tỉnh uỷ Thái Nguyên cử nhiều cán bộ về huyện Định Hoá, cùng với cán bộ địa phương xuống các xã động viên, tổ chức toàn dân trong huyện quán triệt đường lối kháng chiến của Đảng. Các đội công tác của Trung ương, của tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp trong nhân dân để xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhân dân với cán bộ, bộ đội như cá với nước, giáo dục nhân dân địa phương nêu cao cảnh giác, giữ gìn bí mật, kịp thời phát hiện bọn gián điệp lọt vào căn cứ. Trong khi các đội xây dựng ATK và các tổ công tác của tỉnh triển khai công tác vận động quần chúng thì một bộ phận được tăng cường về các xã phía Nam và Tây Nam huyện: Trung Lương, Sơn Phú, Bình Thành, Phú Đình, Điềm Mặc, Đồng Thịnh, Định Biên, Bảo Linh xây dựng đại bản doanh. Cuối năm 1946, đầu năm 1947, các cơ quan Trung ương rời khỏi Hà Nội, chuyển dần về phía Tây Nam, thuộc địa phận tỉnh Hà Đông, Sơn Tây. Phần lớn các cơ quan, cơ sở hậu cần quân đội được chuyển ra vùng ven các thành phố, thị xã rồi chuyển dần lên Việt Bắc. Các cán bộ cao cấp của Đảng, Chính phủ, quân đội: Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp... lần lượt lên ATK. Nhiều nhân sĩ, trí thức, các đại biểu Quốc hội, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 thành viên của Chính phủ, các nhà khoa học… theo lời kêu gọi cứu nước thiêng liêng của Hồ Chủ tịch, vượt núi, trèo đèo lên căn cứ phục vụ kháng chiến. Đầu năm 1947, hầu hết các cơ quan Trung ương, Chính phủ, Mặt trận, Bộ Quốc phòng, các cơ quan kinh tế, văn hoá, giáo dục… đều có mặt tại căn cứ địa Việt Bắc - ATK. Nà Mọn (Phú Đình), Phụng Hiển (Điểm Mặc)…. là những nơi ở và làm việc của các cơ quan Trung ương Đảng và Tổng Bí thư Trường Chinh. Thẩm Khảm, Thẩm Giạc (Phú Đình) là nơi ở và làm việc của Chính phủ và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Bộ Quốc Phòng- Tổng chỉ huy và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng ở và làm việc tại xóm Bảo Biên (Bảo Linh), Bản Piềng (Yên Thông), Phú Đình, Quy Kỳ, Bình Yên, Quảng Nạp. Bộ Tổng tham mưu đóng tại Đồng Đau (Định Biên), bản Quyên (Điềm Mặc), Yên Thông, Phú Đình, Thanh Định. Ban Kiểm tra Trung ương đặt tại Phụng Hiển (Thanh Định)… Xưởng Quân giới được xây dựng ở Trung Lương, Định Biên, Đồng Thịnh. Trường Nguyễn Ái Quốc ở Bình Thành, Báo Sự Thật ở Bảo Cường. Tất cả 24 xã của huyện Định Hoá đều có các cơ quan._.c biệt, Định Hoá với nhiều loại địa hình, lại là vùng hậu phương an toàn, có khả năng huy động sức người, sức của, đã là nơi diễn ra nhiều cuộc luyện quân, nhiều lần diễn tập của các binh đoàn chủ lực trước ngày xuất phát, đi tới những trận đánh lớn trong Đông xuân 1953 - 1954. Những đóng góp của quân và dân Định Hoá trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp so với cả nước tuy còn nhỏ bé, nhưng trong điều kiện của một huyện miền núi, dân cư thưa thớt, kinh tế tự cấp tự túc thì mới thấy được những đóng góp, hy sinh đó quả là to lớn cả về sức người, sức của, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của toàn dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 Tóm lại, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc là căn cứ địa của cả nước. Tại đây, một số huyện thuộc các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang được chọn làm nơi đặt các cơ quan đầu não để lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trong cả nước, trở thành An toàn khu (ATK) của Trung ương. Với đầy đủ các yếu tố địa lợi và nhân hoà, được các cơ quan tuyệt mật đặt bản doanh, Định Hoá đã trở thành bộ phận quan trọng nhất trong ATK Trung ương. Chính tại nơi đây, nhiều quyết sách quan trọng của Trung ương được phát đi trong cả nước, soi sáng cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. ATK Định Hoá chính là trung tâm của Thủ đô kháng chiến trong căn cứ địa Việt Bắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 KẾT LUẬN 1. ATK Định Hoá khẳng định rõ hơn tầm nhìn chiến lƣợc của Trung ƣơng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa mới ra đời đã phải đứng trước một tình thế cực kì khó khăn. Dù đã có hơn một năm bảo vệ và xây dựng, nhưng khó khăn đối với Nhà nước Cách mạng non trẻ vẫn còn chồng chất, nhiều vấn đề xã hội chưa giải quyết được bao nhiêu; nội bộ nhân dân chưa phải đã hoàn toàn thuộc về chế độ mới; trong nước không phải nơi nào cũng an toàn. Trong khi đó, chiến sự ngày càng lan rộng. Lực lượng địch mạnh hơn hẳn ta. Chúng đã lần lượt chiếm được những vùng rộng lớn, bao gồm các thành phố, các đường giao quan trọng. Nhưng ở Việt Bắc lúc bấy giờ, nhiều nơi vẫn chưa có chiến sự lan tới. Riêng Chiến khu I, "có bốn tỉnh: Phúc, Thái, Bắc, Cao là khu an toàn mà là khu căn cứ địa cho toàn quốc, chưa có địch trực tiếp"[8, tr.14]. Những năm đầu toàn quốc kháng chiến (1946 - 1950), lực lượng kháng chiến của nhân dân ta nằm trong tình trạng bị đế quốc bao vây bốn bề. Hai nước Lào và Campuchia đã bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị trở lại. Trung Quốc lúc đó tuy vẫn do quân Tưởng kiểm soát, nhưng là nước vốn có quan hệ mật thiết với cách mạng nước ta. Hơn nữa, phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Việc quét sạch quân Tưởng ra khỏi lục địa Trung Quốc chỉ còn là vấn đề thời gian không xa. Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (10 - 1949), nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, đặc biệt từ sau chiến thắng Biên giới Thu - Đông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 1950 của quân và dân ta, căn cứ địa Việt Bắc thoát khỏi tình trạng bị địch bao vây phong toả. Quan hệ quốc tế của lực lượng kháng chiến được mở rộng, tạo thế đứng vững chắc cho ATK Trung ương. Cũng từ lúc này, Việc Bắc là cửa ngõ tiếp nhận sự viện trợ quốc tế. Do đó, việc lựa chọn và xây dựng ATK Trung ương ở Việt Bắc trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó, xét về phương diện đối ngoại, thông thương quốc tế, rõ ràng là có lợi hơn bất cứ nơi nào khác trên đất nước ta. Định Hoá cùng với Chợ Đồn, Sơn Dương và Yên Sơn là những huyện tiếp giáp nhau, nằm sâu trong căn cứ địa Việt Bắc. Đây là một khu vực vừa kín đáo, vừa an toàn, vừa dễ dàng xuống miền trung du Bắc Bộ, lại thuận lợi liên lạc với quốc tế. Trong đó, Định Hoá " là một bộ phận của khu giải phóng cũ", vừa có địa lợi vừa có nhân hoà. Đây là nơi dựa vào chân núi Hồng, tiến có thể công, lui có thể giữ, có thể toả đi khắp vùng biên giới, xuống đồng bằng, giao thông liên lạc tương đối thuận tiện để giữ vững mối liên hệ giữa Trung ương và các địa phương, nơi có cơ sở chính trị vững chắc, đồng bào luôn hướng về cách mạng, tin tưởng tuyệt đối ở Đảng và Chính phủ, kinh tế có thể tự cung tự cấp" [10, tr.15]. Trải qua thời kì đấu tranh giành chính quyền, trình độ giác ngộ chính trị và khả năng cách mạng của nhân dân các dân tộc được nâng lên. Đồng bào nơi đây một lòng gắn bó với Đảng, với cách mạng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ cuộc đời độc lập, tự do. Trước khi bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc, các đoàn thể quần chúng ở huyện Định Hoá đã hình thành, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Chính quyền các cấp được củng cố, lực lượng vũ trang và bán vũ trang đã được phát triển ở nhiều nơi. Đồng bào các dân tộc Việt Bắc nói chung, huyện Định Hoá nói riêng, có đủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 điều kiện chủ quan và khách quan để trở thành nơi đứng chân an toàn cho các cơ quan đầu não trong suốt thời kì kháng chiến. Việt Bắc nói chung và huyện Định Hoá nói riêng có địa thế hiểm trở, có lòng dân cách mạng kiên cường. Với vị trí chiến lược tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã sớm nhìn thấy các thế mạnh nhân hoà và địa lợi của khu vực này, nên đã chọn làm nơi xây dựng ATK của Trung ương. Chọn ATK Trung ương ở Việt Bắc nói chung và Định Hoá nói riêng chính là chọn nơi an toàn nhất, chắc chắn nhất cho cơ quan đầu não tồn tại và lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. Sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp trong cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc Thu - Đông 1947 hòng chụp bắt cơ quan đầu não kháng chiến là thực tế khẳng định việc lựa chọn và xây dựng ATK ở khu vực này là hoàn toàn xác đáng. Sự ra đời của ATK Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc là kết quả của một sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt, dự kiến được xu thế phát triển của tình hình lúc đó. 2. ATK Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc là một sáng tạo của Đảng ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, vấn đề bảo toàn cơ quan lãnh đạo đầu não là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Muốn vậy, cần phải chọn một nơi thực sự an toàn cho cơ quan đầu não đứng chân để lãnh đạo phong trào cách mạng toàn quốc. Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, ông cha ta đã từng biết lập căn cứ địa làm nơi đặt bản doanh, chiêu mộ binh sĩ, phát triển lực lượng. Ngay từ thế kỷ VI, Triệu Quang Phục dựa vào đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) làm nơi đứng chân, tiến hành chiến tranh du kích đánh đuổi quân Lương, giải phóng đất nước. Trong thế kỉ XV, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 lấy vùng đất Lam Sơn ( Thọ Xuân, Thanh Hoá ) làm căn cứ địa, chiêu mộ nghĩa quân, phát triển lực lượng, đánh đuổi giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc." Căn cứ Lam Sơn đã mang đầy đủ các nhân tố: Địa - quân sự, Địa - chính trị, Địa - kinh tế, Địa - văn hoá" [10, tr.57]. Tới thời Cận đại, phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta liên tiếp nổ ra. Việc xây dựng căn cứ địa trở thành một nhân tố căn bản không thể thiếu của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Khởi nghĩa Trương Định có căn cứ Tân An - Gò Công. Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông. Phạm Bành và Đinh Công Tráng xây dựng căn cứ phòng thủ ở Ba Đình. Nguyễn Thiện Thuật xây dựng căn cứ ở Bãi Sậy. Phan Đình Phùng dựa vào địa thế hiểm trở của núi rừng các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình để xây dựng thành bốn căn cứ lớn, trong đó căn cứ Vụ Quang (phía Tây Hương Khê) là căn cứ lớn nhất của nghĩa quân. Đặc biệt, với việc thành lập căn cứ ở rừng núi vùng Yên Thế rộng lớn để tiến hành chiến tranh du kích, cuộc khởi nghĩa do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đã kéo dài trong 30 năm, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất và nỗi kinh hoàng. Dù ở mức độ khác nhau, nhưng việc xây dựng căn cứ địa trong các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp thời cận đại đều là sự kế thừa và phát huy truyền thống căn cứ địa Lam Sơn, coi trọng cả bốn nhân tố, trong đó "Địa - quân sự" và "Địa - chính trị" được đặt lên hàng đầu. Tuy vậy, việc xây dựng ATK trong căn cứ địa là chưa có. Ngay trong khởi nghĩa Lam Sơn, khởi nghĩa Yên Thế, mặc dù diễn ra trong thời gian dài và có căn cứ rộng lớn, cũng chưa bao giờ ông cha ta nghĩ đến xây dựng an toàn khu trong căn cứ địa" [10, tr.58]. Trong trường hợp đó, căn cứ địa cũng là ATK, yếu tố " Địa - quân sự" và "Địa - chính trị" đều được coi trọng ngang nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 Trong điều kiện lịch sử mới, lại phải đối chọi với một kẻ thù có nhiều kinh nghiệm cai trị và đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta, có trình độ tác chiến và trang bị kỹ thuật vượt trội chúng ta một khoảng cách có tính thời đại, từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã sáng tạo một phương thức mới độc đáo để bảo toàn cơ quan đầu não, đó là xây dựng các ATK. Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám, chúng ta có cả một hệ thống căn cứ địa rộng khắp đất nước. Từ hai căn cứ địa ban đầu là Bắc Sơn - Võ Nhai, Cao Bằng, đến tháng 6 - 1945, chúng ta đã thành lập được Khu Giải phóng rộng lớn gồm 6 tỉnh (Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà). Nhiều nơi cũng lập được các chiến khu. Cùng với hệ thống căn cứ địa, trong Cách mạng tháng Tám, tại Bắc Bộ chúng ta đã xây dựng được hai Khu an toàn (ATK) của Trung ương và Xứ uỷ Bắc Kỳ, nhưng lại nằm trên những địa bàn riêng biệt, bên ngoài khu vực căn cứ địa. ATK I bao gồm hơn một nửa vùng ngoại thành Hà Nội, nằm hai bên bờ sông Hồng. Đây là nơi đóng các cơ quan Trung ương Đảng và các cơ quan của Xứ uỷ Bắc Kỳ trong thời kỳ chuẩn bị giành chính quyền. ATK II được xây dựng trên vùng đất rộng hai bên bờ sông Cầu, bao gồm hầu hết các xã trong huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang), một số xã thuộc hai huyện Phổ Yên và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên). Đây là nơi đóng và hoạt động của Trung ương Đảng và Xứ uỷ Bắc kỳ trong những năm 1943 - 1945. Do nằm trên những địa bàn riêng biệt, thậm chí cách xa nhau, giữa các khu căn cứ địa với các ATK có mối liên hệ thông qua những đường dây liên lạc bí mật. Như vậy, các ATK trong Cách mạng tháng Tám không có “vành đai” căn cứ địa bên ngoài che chắn, bảo vệ. Do đó, tính chất an toàn của các ATK bị hạn chế, dễ bị địch tấn công. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc là căn cứ địa chủ yếu của cả nước. Trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc, một số huyện thuộc ba Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn được chọn làm địa bàn đặt cá cơ quan đầu não. Như vậy, ATK Trung ương được xây dựng ngay trong lòng căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. ATK Trung ương không tồn tại độc lập, tách biệt với căn cứ địa, mà là hạt nhân bên trong căn cứ địa. Căn cứ địa Việt Bắc là "vành đai" bên ngoài che chắn, bảo vệ cho ATK.Tại Trung tâm An toàn khu Trung ương trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc, Định Hoá là ATK tuyệt mật, " là nơi bảo đảm an toàn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ về sống và chỉ đạo sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của toàn dân ta. Cũng chính tại nơi đây những quyết sách lớn của Đảng về hai nhiệm vụ chiến lược đã ra đời dẫn quân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác" [10, tr.16]. Sáng tạo của Đảng không những ở cách thức xây dựng, mà còn ở cả nội dung xây dựng ATK. Nếu ATK Trung ương trong Cách mạng tháng Tám chú trọng xây dựng cơ sở chính trị, thì ATK Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc được xây dựng toàn diện, bao gồm cả chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, giáo dục, y tế...Nhờ đó, Định Hoá trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc thực sự trở thành khu vực an toàn của các cơ quan đầu não trong suốt thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Sự tồn tại vững chắc và vai trò to lớn của ATK Định Hoá trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp là một minh chứng cho tinh thần và khả năng cách mạng của nhân dân các dân tộc Định Hoá. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, huyện Định Hoá cùng với các huyện Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang), Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã vinh dự được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm Trung tâm ATK trong căn cứ địa Việt Bắc. Định Hoá trở thành nơi đứng chân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 thường xuyên, lâu dài của các cơ quan đầu não, nhiều kho tàng, nhiều nhà máy quan trọng của Trung ương Đảng, Chính phủ và Quân đội. Nhận thức rõ vị trí của quê hương trong căn cứ địa Việt Băc, nhân dân các dân tộc Định Hoá phát huy truyền thống yêu nước, đã hăng hái tham gia cách mạng, tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực chiến đấu đẩy lùi nhiều đợt càn quét của địch, bảo vệ an toàn tuyệt đối Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, linh hồn của cuộc kháng chiến. Trong chiến đấu, nhiều cán bộ, chiến sĩ bộ đội địa phương và dân quân, du kích đã nêu cao tấm gương kiên quyết hy sinh để bảo vệ an toàn cơ quan đầu não kháng chiến. Hàng vạn người, từ cụ già đến em nhỏ ở tất cả 24 xã của Định Hoá đều là tai, mắt bảo vệ ATK, làm tốt công tác bảo mật, phòng gian, thực hiện triệt để khẩu hiệu "Ba không", làm vô hiệu hoá hoàn toàn các hoạt động trinh sát, do thám, phá hoại của kẻ địch. Các lực lượng vũ trang nhân dân huyện Định Hoá đã làm tốt công tác tuần tra, canh gác, bảo vệ trật tự, an ninh trên địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và trừng trị bọn Việt gian, gián điệp, biệt kích phá hoại ATK. Do đó, mọi hoạt động, sự đi lại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ hoàn toàn được giữ kín không phải vài ba tháng, mà nhiều năm cho đến kháng chiến thắng lợi. Là chủ nhân một huyện miền núi với nền kinh tế tự cung, tự cấp, nhân dân các dân tộc Định Hoá đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, thực hành tiết kiệm, vừa đảm bảo cuộc sống của mình, vừa cung cấp cho các cơ quan kháng chiến đóng trên địa bàn huyện và làm tròn nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào các dân tộc huyện Định Hoá đã đóng góp cho kháng chiến hàng ngàn tấn thóc và ủng hộ các cơ quan Trung ương hàng vạn tàu lá cọ, hàng vạn tấn củi cho xưởng quân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 giới để sản xuất vũ khí, hàng vạn cây tre, gỗ để làm nhà cho các cơ quan. Nhiều hộ gia đình đã sẵn sàng nhường nhà cho bộ đội ở, chăm sóc, nuôi dưỡng thương binh...Nhờ có sự giúp đỡ về mọi mặt và bảo vệ an toàn của quân và dân Định Hoá, các cơ quan đầu não kháng chiến, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ và Quân đội có điều kiện thuận lợi để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc đi đến thắng lợi. Có thể nói, trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân và dân Định Hoá đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, tinh thần và khả năng cách mạng to lớn của mình, làm tròn vai trò của một ATK Trung ương trong căn cứ địa Việt Bắc. Sự tồn tại vững chắc của ATK Định Hoá trước những cuộc tấn công, càn quét, lùng sục của kẻ thù trong Thu - Đông 1947 và trong những năm tháng còn lại của cuộc kháng chiến chống Pháp là một minh chứng cho tinh thần và khả năng cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá. 4. Thành công của việc xây dựng ATK Trung ƣơng ở Định Hoá trong những năm kháng chiến chống Pháp cho thấy sự cần thiết phải dựa vào dân, xây dựng căn cứ, hậu phƣơng vững chắc trong lòng dân. Lấy dân làm gốc chính là quan điểm cơ bản trong quá trình xây dựng và bảo vệ ATK. Dựa vào dân, bám chắc vào dân được coi là một nguyên tắc, một điều kiện tiên quyết bảo đảm sự tồn tại vững chắc của ATK, bởi vì nhân dân sống ngay trong lòng căn cứ, là lực lượng chủ yếu trong quá trình xây dựng và bảo vệ ATK. Chính vì vậy, ngoài công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng trong nhân dân, phải hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ giữa cơ quan, đơn vị với nhân dân địa phương, nghiêm chỉnh thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và kỷ luật trong quan hệ với dân, quan tâm giúp đỡ một cách thiết thực đến việc tổ chức đời sống mọi mặt của nhân dân các dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 5. ATK Định Hoá - Trung tâm Thủ đô kháng chiến trong căn cứ địa Việt Bắc gắn liền với sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ, Bộ Tổng tƣ lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay đã trở thành khu di tích đặc biệt quan trọng. Các di tích lịch sử thuộc ATK Định Hoá, cùng với hệ thống di tích thuộc " Chiến khu Việt Bắc" đã được Chính phủ đánh giá" là quần thể di tích quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX". Hệ thống di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến thuộc ATK Định Hoá là di sản văn hoá quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là địa chỉ đỏ trong công tác giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Chính vì vậy, việc đầu tư phục hồi, bảo tồn và tôn tạo Khu Di tích lịch sử ATK Định Hoá là góp phần giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy tác dụng của Khu Di tích trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân các dân tộc. Trong những năm gần đây, Khu Di tích lịch sử ATK Định Hoá đã và đang được Nhà nước đầu tư, các Bộ, ngành Trung ương giúp đỡ, tôn tạo. Vùng trung tâm ATK Định Hoá đã được đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, làm thay đổi diện mạo của vùng chiến khu xưa. Để Khu Di tích lịch sử ATK Định Hoá thực sự trở thành một Khu Di tích đặc biệt quan trọng, xứng đáng với vị thế của nó trong lịch sử cách mạng dân tộc, thu hút đông đảo đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế tới tham quan du lịch thì bên cạnh việc đầu tư tôn tạo các di tích với quy mô lớn, cần có sự đầu tư chiều sâu theo mô hình " Cụm di tích lịch sử - du lịch - văn hoá". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập 1 (1936 - 1965), Công ty in Thái Nguyên. 3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2007), Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với Bác Hồ, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 4. Ban chấp hành Huyện uỷ Định Hoá (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Định Hoá (1930 - 2000), Nhà máy in Quân đội. 5. Ban NCLSĐ Bắc Thái (1987), Bắc Thái trong căn cứ địa Việt Bắc, XN in Thái Nguyên. 6. Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên (2004), Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 7. Ban NCLSĐ Khu tự trị Việt Bắc (1970), Văn kiện Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, tập 1. 8. Ban NCLSĐ Khu tự trị Việt Bắc (1970), Văn kiện Đảng bộ Kiên khu Việt Bắc, tập 2. 9. Ban Chỉ huy quân sự Huyện Định Hoá (2007), Huyện Định Hoá - Lịch sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc (1945 - 2000), Công ty Cổ phần in Thái Nguyên. 10. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Thái Nguyên (2004), Hồ Chí Minh với việc xây dựng ATK Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Công ty in Thái Nguyên. 11. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Thái (1990), Bắc Thái lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nhà máy in Quân đội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 12. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên (1998), Thái Nguyên trong chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nhà máy in Quân đội. 13. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên (1992), Thái Nguyên lịch sử đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1941 - 1954), Xí nghiệp in Bắc Thái. 14. Bộ Tư lệnh Quân khu I (1990), Tổng kết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự của Liên khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 15. Bộ Tư lệnh Quân khu I (1991), Tổng kết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự của Liên khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 16. Bộ Tư lệnh Quân khu I (1991), Tổng kết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự của Liên khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tập 3, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 17. Bộ Tư lệnh Quân khu I (1991), Một số trận đánh trên chiến trường Việt Bắc (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 18. Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu I, Bộ Tư lệnh Quân khu II, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2008), Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947 - Vai trò căn cứ địa và bước ngoặt của cuộc kháng chiến, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 19. Các báo cáo, văn kiện các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Định Hoá, lưu tại văn phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên và Văn phòng Huyện uỷ Định Hoá. 20. Các báo cáo của Uỷ ban hành chính huyện, của Ban Chỉ huy Huyện đội huyện Định Hoá, lưu tại Trung tâm Lưu trữ Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 21. Trường Chinh (1965), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 22. Các báo cáo của Ban chỉ huy Quân sự huyện Định Hoá, lưu tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Định Hoá và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên. 23. Đảng bộ huyện Định Hoá (1995), Định Hoá 50 năm đấu tranh xây dựng và trưởng thành, Kho lưu trữ Huyện uỷ huyện Định Hoá. 24. Đảng bộ huyện Định Hoá (1997), Lịch sử ATK Định Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Nhà máy in Quân đội. 25. Đảng bộ huyện Định Hoá (2001), Lịch sử Đảng bộ huyện Định Hoá (1930 - 2000), Nhà máy in Quân đội. 26. Đảng uỷ Thị trấn Chợ Chu (2001), Lịch sử Đảng bộ Thị trấn Chợ Chu (1946 - 2000), Xí nghiệp in Bắc Thái. 27. Đảng uỷ BCH Quân sự tỉnh Bắc Kạn (2001), Bắc Kạn lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 28. Trần Bá Đệ (2002), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay (in lần thứ 3), Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 29. Philip Đơvile (1993), Pari - Sài Gòn - Hà Nội, Nxb Hồ Chí Minh. 30. Võ Nguyên Giáp (1995), Chiến đấu trong vòng vây, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 31. Võ Nguyên Giáp (1977), Những chặng đường lịch sử, Nxb Văn học, Hà Nội. 32. Võ Nguyên Giáp (1991), Đường tới Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 33. Võ Nguyên Giáp (2001), Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 34. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và Con đường Cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 35. Lê Mậu Hãn (1995), Đảng Cộng sản Việt Nam, Các Đại hội và Hội nghị Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Lê Văn Hiến (1995), Nhật ký của một Bộ trưởng, tập I, Nxb Đà Nẵng. 37. Lê Văn Hiến (1995), Nhật ký của một Bộ trưởng, tập II, Nxb Đà Nẵng. 38. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Chiến thắng đường số 4 và Chiến dịch Biên giới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Xí nghiệp In Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 39. Huyện uỷ - UBND huyện Định Hoá (1996), Báo cáo thành tích của quân và dân huyện Định Hoá đề nghị tuyên dương " Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang", Kho lưu trữ Huyện uỷ Định Hoá. 40. Hoàng Ngọc La (1995), Căn cứ địa Việt Bắc (1940 - 1945), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Vũ Tự Lập (1968), Địa lý Việt Bắc, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 42. Nguyễn Đình Lễ (1998), Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến nay), Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 43. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập IV, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 44. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập V, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 45. Nguyễn Xuân Minh (1996), ATK Trung ương ở Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 46. Nguyễn Xuân Minh (2006), Căn cứ địa ATK Việt Bắc - Một sáng tạo trong kháng chiến chống thực dân Pháp, (Tạp chí Lịch sử Quân sự) số 180, tháng 9 năm 1995). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 47. Trịnh Nhu và Trinh Mưu, An toàn khu II và Hội nghị Quân sự Cách mạng Bắc Kì - Sự chuẩn bị lực lượng tích cực và chủ động cho Cách mạng tháng Tám (Tạp chí Cộng sản, số 11, tháng 9 năm 1995). 48. Nxb Việt Bắc (1971), Bác Hồ với Việt Bắc. 49. Nxb Công an nhân dân (1985), Những năm tháng bên Bác (chiến sĩ cảnh vệ kể về Bác), Hà Nội. 50. Nxb Chính trị Quốc gia (1994), Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập IV, Hà Nội. 51. Nxb Chính trị Quốc gia (1995), Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập V, Hà Nội. 52. Nxb Lý luận Chính trị (2007), Bác Hồ với Thái Nguyên, Thái Nguyên với Bác Hồ, Hà Nội. 53. Nxb Quân đội nhân dân (2008), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, Hà Nội. 54. Nxb Quân đội nhân dân (1980), Việt Bắc 30 năm chiến tranh Cách mạng (1945 - 1975), tập 1, Hà Nội. 55. Nxb Quân đội nhân dân (1976), Văn kiện Quân sự của Đảng, Hà Nội. 56. Nxb Sự thật (1986), Văn kiện của Đảng về kháng chiến chống Pháp, tập 1, Hà Nội. 57. Nxb Sự thật (1986), Văn kiện của Đảng về kháng chiến chống Pháp, tập 2, Hà Nội. 58. Nxb Sự thật (1980), Hồ Chí Minh tuyển tập, Hà Nội. 59. Nxb Sự thật (1987), Trường Chinh tuyển tập (1937-1954), Hà Nội. 60. Nxb Sự Thật ( 1987), Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Sự nghiệp kinh tế và văn hoá 1945-1960, Hà Nội. 61. Nxb Sự thật (1969), Văn kiện Đảng (từ 25-11-1945 đến 31-12-1947), Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 62. Nxb Thanh niên (1980), Theo chân Bác đi kháng chiến, Hà Nội. 63. Nguồn tư liệu khảo sát điền dã, nhân chứng lịch sử. 64. Anh Quân (1974), Theo chân Bác đi chiến dịch, Nxb Văn học Giải phóng, Hà Nội. 65. Sở Văn hoá - Thông tin Thái Nguyên (2003), Thái Nguyên Đất và Người, Công ty in Thái Nguyên. 66. Sở Văn hoá - Thông tin Thái Nguyên (2006), Từ ATK Thái Nguyên đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Công ty Cổ phần in Thái Nguyên. 67. Vi Văn Thiện, Về xây dựng căn cứ địa - Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp (Tạp chí Lịch sử quân sự, số 18 tháng 6 năm 1987). 68. Tỉnh bộ Việt Minh Thái Nguyên (1949), Việt Minh Thái Nguyên 1941 - 1949, Ty Thông tin Thái Nguyên. 69. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1974), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 70. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb Sự thật, Hà Nội. 71.Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2008), Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947 - Vai trò căn cứ địa và bước ngoặt của cuộc kháng chiến, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 72. Viện Sử học (1997), Nửa thế kỷ nhìn lại ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 - 19/12/1996, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 PHỤ LỤC Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Định Hoá (1947) [ẢNH TƯ LIỆU] Bác Hồ trên đƣờng công tác ở chiến khu Việt Bắc [ẢNH TƯ LIỆU NHÀ TRƯNG BÀY ATK ĐỊNH HOÁ] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 Lán Khau Tý, Hồ Chủ tịch đặt cơ quan đầu tiên (20/5/1947) tại Điềm Mặc, ATK Định Hoá. [ẢNH ĐỒNG KHẮC THỌ] Di tích Nhà sàn Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh và Văn phòng T.Ƣ Đảng ở Nà Mòn, Phú Đình, Định Hoá [ẢNH ĐỒNG KHẮC THỌ] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 Di tích nơi ở, làm việc của Phó Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng ở đồi Thẩm Khen, xã Phú Đình, huyện Định Hoá. [ẢNH ĐỒNG KHẮC THỌ] Di tích nơi ở làm việc của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp và văn phòng Bộ Tổng tƣ lệnh (1949 - 1954) ở đồi Đỏn My, Bảo Linh, Định Hoá. [ẢNH ĐỒNG KHẮC THỌ] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Lƣơng Bằng (hàng đầu bên phải), đồng chí Trần Đăng Ninh, và đồng chí Trƣờng Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lƣơng, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp ở Nà Mòn, xã Phú Đình, ATK Định Hoá 1951. [ẢNH TƯ LIỆU NHÀ TRƯNG BÀY ATK ĐỊNH HOÁ] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh, Phó Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng tại ATK Định Hoá. [ẢNH TƯ LIỆU NHÀ TRƯNG BÀY ATK ĐỊNH HOÁ] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh (thứ 3 bên trái) và Uỷ viên Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng Hoàng Quốc Việt thăm nhà máy Quân giới ở ATK Định Hoá. [ẢNH TƯ LIỆU] Cán bộ, phóng viên Báo Sự thật ở nhà dân ở Quảng Nạp (Bình Thành) ATK Định Hoá. [ẢNH TƯ LIỆU] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi công tác của Hội đồng Chính phủ với Phó Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng ở ATK Định Hoá [ẢNH TƯ LIỆU] Ngày 6/12/1953 tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, ATK Định Hoá, Hồ Chủ tịch chủ toạ hội nghị Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. [ẢNH TƯ LIỆU NHÀ TRƯNG BẦY ATK ĐỊNH HOÁ] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 Chủ tịch Xu-va-nu-vông và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hoá. [ẢNH TƯ LIỆU NHÀ TRƯNG BẦY ATK ĐỊNH HOÁ] Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Văn Lƣơng và Lêôphighe thành viên Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp, bí thƣ đoàn thanh niên dân chủ, nghị sĩ Quốc hội Pháp tại Điềm Mặc, ATK Định Hoá. [ẢNH TƯ LIỆU NHÀ TRƯNG BẦY ATK ĐỊNH HOÁ] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 Nhà tƣởng niệm Bác Hồ, khu di tích lịch sử ATK Định Hoá, Thái Nguyên [ẢNH ĐỒNG KHẮC THỌ] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 Nhà trƣng bày ATK Định Hoá [ẢNH ĐỒNG KHẮC THỌ] ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9548.pdf
Tài liệu liên quan