Mục lục
Lời nói đầu
Chương I:Sự cần thiết và khả năng vận dụng chuyên đề ở tỉnh Hải Dương 4
I - khái quát chung về hải dương trong 5 năm qua(1996-2000) 4
1 - Khái quát về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế văn hoá xã hội Hải Dương 4
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.2 Dân số lao động
II - Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp và điều kiện kinh tế ,văn hoá xã hội nông thôn hải dương .
1- Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp .
2- Điều kiện kinh tế văn hoá ,xã hội nông thôn Hải Dương .
I
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu A.dụng các P.pháp phân tích thống kê Phân tích Một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II, Diễn biến ,thực trạng nông nghiệp ,nông thôn hải dương trong 5 năm qua (1996-2000):
1- Sản xuất nông nghiệp :
2-Sản xuất lâm nghiệp.
3-Sản xuất thuỷ sản.
Iv - sự cần thiết và khả năng vận dụng của chuyên đề ở hải dương
Chương II những vấn đề cơ bản của hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
I - khái quát chung về quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá:
1- Khái niệm :
2- Tác dụng của công nghiệp hoá.
3- Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
3.1 - Tiến hành cách mạng khoa học - kỹ thuật để xây dựng cơ sở vật chất:
3.2 - Xây dựng cơ cấu hợp lý và phân công lại lao động xã hội:
3.3 - Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm còn lại của thập kỷ 90 (1996-2000) ở Việt Nam .
II - Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
1- Khái niệm về chỉ tiêu thống kê và hệ thống chỉ tiêu thống kê:
1.1 - Khái niệm về chỉ tiêu thống kê
1.2 - Hệ thống chỉ tiêu thống kê:
2 - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh trình độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn:
2.1- Nhóm chỉ tiêu phản ánh qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tổng hợp của nền kinh tế:
2.2- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Chương III-áp dụng các phương pháp phân tích thống kê phân tích một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương
I - Khái niệm và các phương pháp về phân tích thống kê:
1-Khái niêm
2 - Các phương pháp phân tích thống kê thường sử dụng:
II - Phân tích một số chỉ tiêu cơ bản về quá trình CNH - HĐH:
Chương IV-Phần kết luận, kiến nghị
I - Hiệu quả quá trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn:
II - Về hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn:
tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt. Đặc biệt sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, một Đại hội có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới. Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH) - hiện đại hoá (HĐH), xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh theo định hướng XHCN.
Về đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta là quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH là xây dựng được một nền kinh tế phát triển cân đối và bền vững với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát huy được mọi năng lực của con người phục vụ vào quá trình xây dựng đất nước.
Quà trình đẩy mạnh CNH - HĐH được thực hiện ở tất cả các ngành của toàn bộ nền kinh tế. ở các địa phương và ở các vùng lãnh thổ với sự chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta.
Để cho việc thực hiện quá trình đó một cách có hiệu quả nhất, và cũng cần có những cơ sở để kiểm tra hiệu quả, chất lượng qua quá trình đó chúng ta phải có một hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình chuyến biến công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nền kinh tế.
Để thấy một phần nào thực trạng quá trình CNH - HĐH và có những đánh giá đúng đắn quá trình CNH - HĐH ở nước ta. Trong chuyên đề này em xin giới thiệu "Hệ thống chỉ tiêu CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn và áp dụng các phương pháp phân tích thống kê để phân tích quá trình CNH - HĐH ở tỉnh Hải Dương".
Do vấn đề này có nội dung rất mới và rộng nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em đề nghị các thầy, các cô cùng các bác ở Cục Thống kê Hải Dương. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Trần Ngọc Phác và bác trực tiếp phụ trách thực tập Phạm Đức Đông hết sức giúp đỡ để cho đề tài được hoàn chỉnh.
Chương I:
Sự cần thiết và khả năng vận dụng chuyên đề
ở tỉnh hải dương
-------------
I - khái quát chung về hải dương trong 5 năm qua(1996-2000)
1 - Khái quát về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế văn hoá xã hội Hải Dương
1.1 Điều kiện tự nhiên
Hải Dương nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với diện tích đất tự nhiên là 1648,4 km2 (năm 2000) xấp xỉ bằng 1,866 lần diện tích đất tự nhiên tỉnh Hưng Yên,1,792 lần Hà Nội 1,11 lần Hải Phòng và 1,3 lần diện tích đất tự nhiên đồng bằng sông Hồng . Điều đó cho ta thấy Hải Dương cũng là một tỉnh có diện tích đất tự nhiên vào loại lớn ở đồng bằng sông Hồng ,chỉ đứng sau Hà Tây và Nam Định .
Theo số liệu Cục Thống kê tỉnh Hải Dương trong vòng 5 năm qua về tình hình sử dụng đất cũng có nhiều sự nhiều thay đổi cả về các loại đất và cơ cấu của nó .
Như ta đã biết Hải Dương có một tuyến giao thông quan trọng nối thành phố Hà Nội với thành phố Hải Phòng đó là quốc lộ 5 .Với sự phát triển của tuyến giao thông quan trọng này đã góp phần thúc đẩy sự trao đổi buôn bán giữa Hải Dương với hai thành phố lớn đó .Mặt khác phía bắc Hải Dương giáp với 3 tỉnh là Quảng Ninh ,Bắc Giang và Bắc Ninh,phía tây giáp với Hưng Yên và đi xuống phía nam là giáp với Thái Bình
Hải Dương có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu ảnh hưởng lớn và sâu sắc của gió mùa Châu á.Trong năm hình thành hai mùa khá rõ rệt, phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của một số loại cây trồng. Tiềm năng nhiệt độ ,độ ẩm khá dồi dào và phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh
Nhiệt độ trung bình hàng năm xấp xỉ 23,2 0 C, nhiệt độ cao nhất trung bình là 36, 0 C và nhiệt độ trung bình thấp nhất 7,3 0 C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86 % ở trạm Hải Dương và 80 % ở trạm Chí Linh . Số giờ nắng trung bình năm 1.427 giờ ở trạm Hải Dương và 1.455 giờ ở trạm Chí Linh .Với những thông tin về nhiệt độ và độ ẩm lượng mưa và số giờ nắng của Hải Dương trung bình trong 5 năm qua như vậy là rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp ,lâm nghiệp và thuỷ hải sản .
Nét đặc trưng của khí hậu của Hải Dương nói riêng và của đồng bằng châu thổ sông Hồng nói chung là có một mùa đông lạnh từ tháng 11 năm trước kéo dài đến hết tháng tư năm sau , có những tiết mưa phùn trong mùa khô do ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa châu á .Đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm ;vụ đông với các cây ưa lạnh như su hào, bắp cải v..v..
1.2 -Dân số lao động .
Hải Dương hiện có 12 đơn vị huyện, thành phố với 238 xã ,14 thị trấn .Dân số trung bình năm 2000 là 1.664,7 nghìn người trong đó dân số nam trung bình là 805,7 nghìn người ,chiếm 48% tổng dân số ;nữ 859 nghìn người ,chiếm 52%. Dân số thành thị là 230 nghìn người ,chiếm 13,8% ;dân số nông thôn là 1434,7 nghìn người ,chiếm 86,2% .Mật độ dân số trung bình chung cho toàn tỉnh là 1009,9 người /km2 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh năm 2000 là 10,6 0/0 0
Ta có thể thấy công tác y tế và công tác kế hoạch hoá gia đình ở Hải Dương là rất tốt vì đã giảm tỉ lệ sinh và tỉ lệ tăng tự nhiên dân số một cách nhanh chóng vào năm 1997 tỉ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh là 13,2 phần nghìn và tỉ lệ sinh là 18,2% .Lực lượng lao động của tỉnh (1/7) năm 2000 là 879.893 người .Trong đó lao động trong các ngành kinh tế của địa phương là 825.164 người chiếm 93,78%;trong khu vục nhà nước chiếm 6,22% tức là 54.729 người .Nếu phân chia lao động theo lao động nông thôn và lao động thành thị thì lao động nông thôn có 719.840 người chiếm 81,81 % và lao động thành thị có 160.053 ngưòi chiếm 18,19 % trình độ của lực lượng lao động được chia làm 4 cấp ;Chưa tốt nghiệp PTTH ,tốt nghiệp PTTH ,có trình độ trung học chuyên nghiệp-cao đẳng và có trình độ đại học trở nên . Nếu lực lượng lao động phân chia theo ngành kinh tế chia ra lao động trong ngành công nghiệp, lao động trong ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản, lao động trong ngành dịch vụ và các ngành khác .
II - Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp và điều kiện kinh tế ,văn hoá xã hội nông thôn hải dương .
1- Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp .
Theo số liệu thống kê năm 2000 ,toàn tỉnh Hải Dương hiện có 98. 393 ha đất nông nghiệp; diện tích đất canh tác là 82.200 ha; tổng số lao động trên địa bàn là 879.893 người trong đó lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có 739.048 người chiếm 83,99% ,có 871 trạm bơm lớn nhỏ trong toàn tỉnh phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với tổng công xuất hoạt động 2.929.100 m3/giờ, vậy công suất trung bình của mỗi trạm bơm 3.362,9 m3/giờ ;có 1838 máy kéo các loại với tổng công suất hoạt động trung bình 23.968 CV hay công suất trung bình của mỗi kéo là 13,04 CV /1 cái , cho thấy phần lớn các loại máy kéo của tỉnh là máy kéo lớn (> 12CV) ;có 4130 máy bơm các loại với tổng công suất thiết kế là 36.216.000 m3/giờ. Diện tích có thể được tưới tiêu chủ động cả năm là 80.930 ha tổng chiều dài kênh mương hiện có là 9.031 km trong đó có 30 km đã dược kiên cố hoá bằng ngân sách của địa phương và trung ương ,chiếm 0,33% tổng chiều dài kênh mương hiện có, đây là con số rất nhỏ để phản ánh tình hình kiên cố hoá kênh mương của Hải Dương .
Việc phục vụ vận chuyển để sản xuất nông nghiệp cũng là một điều hết sức quan trọng. Hiện toàn tỉnh có 1.600 chiếc máy kéo, công nông phục vụ sản xuất nông nghiệp; 4.200 hộ nông thôn đã mắc điện thoại ... Các trạm phục vụ sản xuất, trồng trọt chăn nuôi tuy có một số nhưng hoạt động không hiệu quả .
Do cơ chế thị trường và xoá bỏ làm ăn tập thể kiểu hợp tác xã chuyển sang giao khoán thẳng cho hộ ,cho từng hộ nông dân tự hoạch toán và tự sản xuất nên việc thống kê tình hình cung cấp vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu cho nông nghiệp, nông thôn là điều hết sức khó khăn và có thể nói là không làm được .
Với thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp nông thôn của tỉnh Hải Dương trong vòng 5 năm qua (1996-2000), cho ta thấy không ít yéu kém và nhiều mặt còn hạn chế cần phải đầu tư mới và đầu tư bổ sung để taọ được một cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp và nông thôn xứng đang để đẩy mạnh và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của cả nước nói chung và của tỉnh hải dương nói riêng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn tương ứng với vị trí xứng đang của nó .
2- Điều kiện kinh tế văn hoá ,xã hội nông thôn Hải Dương .
Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Hải Dương trong vòng năm 5 năm qua theo giá hiện hành là 43,32% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 1.932.450 triệuVND .Trong khi đó, tốc độ tăng trương GDP đầu người là 37,94% hay 1,0564 triệu VND/người . Qua đây ta cũng thấy được sự tăng nhanh của GDP trong vòng 5 năm qua .
Một trong những biểu hiện về trình độ dân trí ở một địa phương trước hết phải kể đến trình độ học vấn. Theo tài liệu của Cục Thống kê ,Sở lao động và Sở khoa học công nghệ và môi trường trong năm 2000 của Hải Dương như sau : Số lao động tốt nghiệp PTTH có 194.500 người chiếm 22,1% ;số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng là 36.500 chiếm 4,15% ;13.300 lao động có trình độ đại học trở nên ,chiếm 1,51% số lao động chưa tốt nghiệp PTTH có 635.593 ,chiếm 72,23% .Lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có 739.038 trong đó có 164.400 lao động đã tốt nghiệp PTTH chiếm 22,24% ;12.100 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng chiếm 1,64% ;640 lao động có trình độ trên đại học chiếm 0,09% còn lại 561.908 lao động chưa tốt PTTH chiếm 76,03% . Từ kết quả trên cho ta thấy lực lượng tham gia lao động trong nghành nông nghiệp có trình độ rất thấp chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo chiếm trên 75% , còn lao động có trình độ cao tốt nghiệp đại học trở nên thì chỉ chiêm 0,09% .
Trong toàn tỉnh hiện có 580 trường học trong đó : 276 trường tiểu học chiếm 47,59 % ;271 trương PTCS chiếm 46,2%; 33 trường PTTH chiếm 5,69% ; có 6.400 phòng học và 13.900 giáo viên các cấp,tính trung bình cho toàn tỉnh và cho cả 3 cấp học thì mỗi trường có khoảng 24 giáo viên .
Trong tỉnh có 287 cơ sở y tế trong đó có 18 bệnh viện và 263 trạm y tế với 3.700 giường bệnh ;3.200 cán bộ y tế trong đó có 600 bác sĩ chiếm 18,75%
.Số giường bệnh bình quân cho một cơ sở y tế là 13 giường ,số giường bệnh tính cho 10.000 dân là 22,3 giường ,số bác sĩ tính bình quân cho 10.000 dân là 3,6 bác sĩ thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân trung cả nước hiện nay .
Toàn tỉnh hiện có 34.000 máy điện thoại ,bình quân 100 người dân thì có 2,1 máy điện thoại . Nhà ở và đồ dùng gia đình theo tài liệu điều tra năm 2000 số hộ nông thôn có nhà kiên cố trong tổng hộ nông thôn chiêm 38,95% hay 138.800 ;35.600 hộ có xe máy chiếm 9,99% ;249.500 hộ có ti vi chiếm 70% ; số hộ có radio ,casset chiếm 36,98% tương ứng 131.800 hộ ;số hộ sử dụng nước sạch chiếm 90,52% hay có 322.600 hộ
Thông qua một số chỉ tiêu nói trên, có thể nói điều kiện kinh tế xã hội ,nông thôn Hải Dương có nhiều tiến bộ nhưng cũng chưa phải ở dạng cao còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết .Điều kiện kinh tế chưa thực sự tốt ,mức sống và mức thu nhập bình quân đầu người còn ở mức trung bình hay dưới mức trung bình của cả nước .
III- Diễn biến ,thực trạng nông nghiệp ,nông thôn hải dương trong 5 năm qua (1996-2000):
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của Hải Dương trong 5 năm đã đạt được những thành quả to lớn nhịp độ phát triển cao; bảo đảm cung cấp, đáp ứng nhu cầu nhu cầu lương thực ,thực phẩm trên địa bàn tỉnh cũng như để xuất khẩu; từng bước có nhiều chuyển đổi lớn do có sự thực hiện đúng đắn các Nghị quyết của Đại hội Đảng VIII nói chung và các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh nói riêng và vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn; vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong chặng đường đẩy mạnh công nghiệp hoá ,hiện đại hoá. Để hoàn thành những mục tiêu phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản toàn diện triệt để ; 5 năm qua toàn tỉnh đã đầu tư trung bình mỗi năm 4.725 Triệu VND cho ngành nông nghiệp; gồm đầu tư cho tu bổ và kiên cố hoá kênh mương đê điều đầu tư xây dựng lại và xây mới cho các công trình thuỷ lợi trong đó có hệ thống kênh mương ,đặc biệt là việc kiên cố hoá kênh mương trong tỉnh để nâng cao diện tích tưới tiêu cho nông nghiệp; đầu tư cho các trạm trại để xây dựng cơ sở vật chất để lai tạo giống cây, con mới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tạo ra những cây trồng vật nuôi có chất lượng và năng suất cao ,phủ xanh đất trống đồi trọc bảo vệ môi trường thiên nhiên, khu sinh thái đặc biệt là việc đầu tư cho các chương trình trồng và khai thác rừng một cách có hiệu quả nhất. Sản xuất nông,lâm ,thuỷ sản của tỉnh trong 5 năm (1996-2000) đạt được nhịp độ phát triển vững chắc, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn; từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo hướng công nghiệp hoá ,hiện đại hoá nông thôn mà nghị quyết của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra trong kế hoạch hàng năm và trong 5 năm qua.
Để đạt được mục tiêu phát triển nông, lâm, thuỷ sản toàn diện ;trong 5 năm qua toàn tỉnh đầu tư xấp xỉ 216,5 tỉ đồng cho ngành nông, lâm thuỷ sản gồm: Cho tu bổ hệ thống đê, kè cống 368,6 km đê ven các sông Thái Bình nạo, hút kênh mương, sửa chữa, xây dựng các trạm bơm đưa tổng công suất từ 2.562,4 nghìn m3/h (1996) nên 3.621,6 nghìn m3/h (2000) đảm bảo tưới tiêu chủ động 80.930 ha cây trồng các loại ,xây dựng cơ sở vật chất lai taọ các giống cây ,con phục vụ cho thâm canh tăng năng suất cây trồng ,vật nuôi ;phủ xanh đất trống đồi núi trọc bảo vệ môi trường ,sinh thái khu di tích lịch sử Kiếp Bạc ,Côn Sơn và An Phụ ;đầu tư chương trình 737 mỗi năm trên 2,0 tỉ đồng khai thông dòng chảy và nâng cấp vùng đất trũng trên địa bàn.Với mức đầu tư tích cực đã tạo điều kiện cho sản xuất Nông-Lâm ,Thuỷ sản như sau:
1- Sản xuất nông nghiệp :
Cùng với chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp kinh tế nông thôn của Đảng và Nhà nước ;tỉnh có nhiều giải pháp đổi mới khuyến khích nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá đạt được những kết quả quan trọng nhất là thời kỳ (1996-2000) .thành tựu nổi bật của nông nghiệp trên địa bàn là đảm bảo vững chắc về lương thực ,bảo đảm an ninh lương thực của địa phương và Quốc gia nói chung .Sản xuất lương thực tăng nên liên tục từ năm 1996 đến nay cụ thể là:
Tốc độ phát triển lương thực theo hướng năm sau cao hơn năm trước đưa mức lương thực bình quân đầu người từ 482kg/người của năm 1996 lên mức 532 kg/người năm 2000 ,tăng bình quân hàng năm là 2,5% nhanh gấp đôi tốc độ dân số trên địa bàn .Trong sản xuất lương thực cây lúa có tốc độ tăng nhanh về năng suất và sản lượng .
Trình độ thâm canh cây lúa từng vụ và cả năm của nông dân tăng cùng với phong trào khuyến nông khuyến cáo khoa học kỹ thuật ,nhất là chuyển đổi cơ cấu giống lúa mới gắn với đầu tư phân bón ,bảo vệ thực vật ,chủ động thời vụ tạo ra sự phát triển đồng bộ và ổn định về năng suất .Vì vậy tăng năng suất lúa là yếu tố tích cực cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh Hải Dương .Do đó tỉnh chủ trương ổn định diện tích canh tác cây lúa 2 vụ ăn chắc là 72.000 ha ; đồng thời chuyển dịch diện tích chân lúa trũng năng suất thấp sang trồng cây ăn quả kết hợp nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa .
Cùng với trình độ sản xuất lúa, cây màu và cây chất bột lấy củ mấy năm qua phát triển ổn định bổ sung nguồn thức ăn cho chăn nuôi bình quân mỗi năm có 30.520 tấn ngô ,khoai lang là 69.190 tấn và các loại bột lấy củ khác ;cây màu và chất bột ở Hải Dương chủ yếu sản xuất là vụ đông thành tập quán cấy lúa 2 vụ .Do đó có điều kiện mở rộng diện tích và thâm canh tăng năng suất cây trồng trên nếu đầu ra của sản phẩm tiêu thụ cho chăn nuôi , chế biến ổn định.
Bên cạnh sản xuất lúa và màu,sản xuât cây thực phẩm (rau,đậu các loại) vụ đông cũng là một thế mạnh của Hải Dương so với các tỉnh ỏ Đồng bằng Bắc bộ bao gồm nhiều loại có giá trị cao như: hành, tỏi,cà rốt, su hào, bắp cải, cà chua,dưa hấu,dưa chuột ,hành tây..v.v. ở các vùng chuyên canh thuộc các huyện Gia Lộc ,Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành hàng 1.000 ha mỗi vụ .Sản xuất lượng rau mỗi năm lại tăng ,năm 1996 là 260.059 tấn đến năm 2000 là 312.000 tấn ,tăng bình quân hàng năm xấp xỉ 4,7% .ngoài ra mỗi năm sản xuất được mỗi năm 510 tấn đậu hạt các loại cung cấp cho thị trường nội ngoại tỉnh .Cây công nghiệp hàng năm được quan tâm ở vùng đất đồi ,bãi ven sông đã đưa sản lượng đậu tương từ 2.533 tấn (năm 1996) lên 3.320 tấn (năm 2000) cung cấp cho phát triển nông thôn và chế biến lương thực trên địa bàn ngày một phong phú và đa dạng .Trên diện tích đất canh tác ở Hải Dương từng bước thực hiện phương châm đất nào ,cây ấy ; đồng thời hình thành công thức canh tác :2 lúa +rau vụ đông ,2 lúa + màu vụ đông ,2 lúa + đậu tương đông hoặc cây công nghiệp +l úa màu..vv..
Các loại cây ăn quả đặc sản có chất lượng sản phẩm và kinh tế cao và phát triển nhanh như: Táo Gia Lộc , Vải thiều Thanh Hà và Chí linh, Na Chí Linh và chuối xuất khẩu đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người sản xuất ở nông thôn .Những cây trồng đã góp phần đẩy nhanh tốc độ xoá đói giảm nghèo ở các huyện vùng núi ,vùng sâu vùng xa trên địa bàn.Trong 5 năm chuyển đổi ,diện tích cây ăn quả toàn tỉnh từ 9.509 ha ,trong đó Vải thiều 5.552 ha (1996) đến năm 2000 diện tích cây ăn quả là 11.330 ha ,trong đó Vải thiều là 6.600 ha ;tăng bình quân xấp xỉ 4,4% .Việc mở rộng diện tích gắn với đầu tư vốn ,kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất hàng năm ,năm 2000 toàn tỉnh thu hoạch sản lượng cây ăn quả các loại được trên 88 nghìn tấn, trong đó vải thiều là 20.000 tấn ;so với năm 1996 tăng bình quân hàng năm 7,5% .
Đi đôi với trồng trọt, chăn nuôi phát triển ổn định vừa cung cấp phân bón và sức kéo cho trồng trọt, lại tiêu thụ sản phẩm chính và phụ của các loại cây trồng hàng năm từng vụ trên địa bàn .Vì vậy trong 5 năm qua (1996-2000) tốc độ tăng trưởng bình quân của đàn bò là 2,0% ;đàn lợn 4% và gia cầm ổn định ;sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 5,2%, thịt bò hơi tăng 4,5% ,thịt gia cầm tăng 2,8%;trứng gia cầm tăng 2,4% ..v ..v.. nhờ có nguồn thức ăn dồi dào phong phú đã tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển đa dạng phong phú theo hướng đầu tư thâm canh như :chăn nuôi gà công nghiệp hàng trăm con/hộ ,hàng chục con lợn thịt/hộ ;tốc độ tăng trọng bình quân mỗi đầu con trong tháng từ 15-20 kg/con đối với lợn và 1kg/con đối với gà (đối với gà công nghiệp ) ở hộ chăn nuôi giỏi là những bài học kinh nghiệm quý để mở diện rộng trên địa bàn.Từ đó từng bước đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi chính thành ngành sản xuất chính góp phần thay đổi cơ cấu sản xuất giữa và chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất của toàn tỉnh trong 5 năm (1996-2000) đã đạt được thành tựu đáng phấn khởi,đồng thời đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch về giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) với tốc độ tăng bình quân hàng năm xấp xỉ 4,4% trong đó trồng trọt là 4,7% ,chăn nuôi 3,3% và dịch vụ 24,6% .Năm 2000 so với năm 1996 các chỉ tiêu tổng hợp tính với giá trị thực tế có tốc độ tăng bình quân hàng năm như sau:Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp (+5,3%) trong đó trồng trọt là 5,1% ,chăn nuôi là 5,2% và dịch vụ là 18% .Giá trị tăng thêm trồng trọt bình quân/ha đất nông nghiệp tăng 4,3% và đạt mức từ 17,02 triệu/ha (năm 1996) lên mức 20,17 triêu/ha(năm 2000).
2- Sản xuất lâm nghiệp.
Diện tích đất lâm nghiệp của Hải Dương chỉ chiếm xấp xỉ 6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh .Song lại có một vị trí hết sức quan trọng về môi trường của khu vực Đông bắc và khu du lịch Kiếp Bạc ,Côn Sơn và An Phụ thuộc huyện Chí Linh và Kinh Môn .Được Nhà Nước đầu tư cho chương trình 327 bình quân mỗi năm xấp xỉ 1.500 triệu đồng ,chăm sóc và bảo vệ rừng .Thực hiện giao đất giao rừng lâu dài cho lâm trường viên và hộ cá thể làm chủ đất rừng ;qua 4 năm thực hiện chương trình 327 ,toàn bộ đất rừng được phủ xanh đất trống ,đồi núi trọc mang lại kết quả tích cực .Chương trình phát triển rừng gắn liền với việc lập trang trại đang đi vào cuộc sống của người dân các xã miền núi ;đồng thời khai thác tiềm năng đất đai ,vốn và lao động của mọi chủ hộ vừa bảo vệ rừng gắn với xoá đói ,giảm nghèo và làm giàu trên đất rừng .Đi đôi với việc phát triển lâm nghiệp ,phong trào trồng cây phân tán vào dịp tết trồng cây nhân dân hàng năm đã cải tạo vườn đồi trồng cây ăn quả ;trồng cây ăn quả ở các trụ sở ,trường học và giao thông đô thị (đường phố) đạt được kết quả tốt ,tăng bình quân hàng năm 7,6% so với năm 1996 .
Sau khi có chủ trương của tỉnh đóng cửa rừng ,việc khoanh nuôi tái sinh rừng đầu nguồn ,rừng phòng hộ góp phần cho các hoạt động lâm sinh khôi phục được nhiều loại cây bản địa,các loại chim ,thú có chỗ dựa phát triển ,mà bao năm đã mai một do vốn rừng bị cạn kiệt.Đến nay diện tích rừng trồng tập trung là 5.470 ha chiếm 59,8% tổng diện tích rừng toàn tỉnh ;diện tích rừng được trồng tăng bình quân hàng năm 19,8% so với năm 1996 .
Giá trị sản xuất nghành lâm nghiệp so với giá trị sản xuất nghành Nông-Lâm -Thuỷ sản trên địa bàn chiếm xấp xỉ 0,5% nhưng vị trí của nó lại rất quan trọng nằm giữa vùng trọng điểm kinh tế phía bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên được lãnh đạo các cấp từ tỉnh quan tâm chỉ đạo tích cực để hình thành môi trường ,khu du lịch sinh thái và khu du lịch trọng điểm của tỉnh nối với 3 thành phố ở phía Bắc.
3-Sản xuất thuỷ sản.
Hoạt động nuôi ươm thuỷ sản của Hải Dương có tốc độ phát triển nhanh trong mấy năm ,nhất là việc giao diện tích mặt nước (ao ,hồ, sông cụt,đầm) và diện tích chân trũng cây lúa năng suất thấp cho người lao động sản suất thuỷ sản .Năm 1996 mới có 5.540 ha thì đến năm 2000 diện tích nuôi ươm thuỷ sản trên địa bàn là 6.500 ha ,tăng bình quân hàng năm 4,1% ;các trại trạm nhà nước đầu tư vốn kỹ thuật sản xuất cá giống các loại đủ cung cấp cho diện tích nuôi thả trên địa bàn .Nhờ chủ động được giống tốt ,các trang trại và hộ cá thể được cơ quan khuyến nông phổ biến kỹ thuật nuôi cá theo hướng thâm canh tăng năng suất /ha mặt nước tăng một cách rõ rệt .Năm 1996 sản lượng cá đạt 1,19 tấn/ha tăng nên 1,73 tấn /ha năm 2000 ;năng suất tăng bình quân hàng năm xấp xỉ 10% .Các hộ chăn nuôi giỏi đạt trên 3 tấn /ha ;sản lượng cá nuôi toàn tỉnh năm 1996 mới chỉ đạt khiêm tốn 6.601 tấn đến năm 2000 ước đạt 11.238 tấn, tăng bình quân hàng năm 14,2%.
Sản xuất được mở rộng không những tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động chủ hộ và người làm thuê ,đồng thời tăng đáng kể nguồn lương thực phẩm “sạch” cho xã hội và các chủ hộ sản xuất phấn khởi đầu tư vốn,kỹ thuật đạt kỹ thuật cao hơn nữa và góp phần phát triển thuỷ sản ở địa phương và cơ cấu kinh tế nông nghiệp ,nông thôn thành các ngành sản xuất chính về giá trị và tỉ trọng .Vị trí của ngành thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từng bước được hình thành từ 2,64% (năm 1996) nâng lên 3,36%(năm 2000).
Những kết quả đạt được trong ngành nông,lâm và thuỷ sản trong 5 năm (1996-2000) của toàn tỉnh bước vào giai đoạn sản xuất nông sản hàng hoá và đảm bảo vững chắc an toàn lương thực ,thực phẩm ở địa bàn ,và dư thừa cho xuất khẩu .Đặc biệt là nông ,lâm ,thuỷ sản phụ thuộc vào điều kiện thời tiết không thuận lợi mà vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định .Vì vậy càng thấy hết đường nối đổi mới ,các chính sách của Đảng và các giải pháp tích cực của lãnh đạo địa phương đúng đắn đã phát huy tác dụng trong nông nghiệp và đẩy mạnh kinh tế nông thôn từ nông thôn đến miền núi ,từ vùng sâu đến ven đô .Sản xúât nông lâm thuỷ hải sản đã xuất hiện mô hình mới như : kinh tế trang trại ,hợp tác xã tự nguyện làm dịch vụ cho kinh tế hộ các khâu cung ứng vật tư ,thuỷ nông làm đất ,phòng trừ sâu bệnh..v v
Đến nay toàn tỉnh có 126 trang trại theo tiêu chí nhà nước ,còn hàng nghìn hộ có quy mô nhỏ hơn trang trại nhưng giá trị hàng hoá thu nhập trong năm hàng chục triệu đồng vượt trội so với kinh tế hộ gia đình nông dân .Quan hệ sản xuất và nông thôn đã bắt đầu chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá ,hiện đaị hoá ,tính đến nay toàn tỉnh có 376 hợp tác xã chuyển đổi theo hợp tác xã đổi mới gồm: dịch vụ thuỷ nông với 376 hợp tác xã ,dịch vụ làm đất với 118 hợp tác xã ,dịch vụ bảo vệ thực vật là 330 hợp tác xã và dịch vụ tổng hợp bằng 95 hợp tác xã .Hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ bước đầu đem lại hiệu quả ,hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển .Thông qua hợp tác xã dịch vụ góp phần tạo điều kiện cho hộ nông nghiệp vừa tiếp cận kỹ thuật mới ,được cung cấp giống cây,phân bón,thuốc sâu. Với giá rẻ bảo đảm chất lượng ;hạn chế được tư thương ép giá và không phải mua hàng giả .Vì vậy có nhiều hợp tác xã kinh doanh có lãi tăng thu nhập cho xã viên và tin tưởng vào đường lối chuyển đổi cơ chế mới của Đảng và Nhà nước .
Sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản toàn tỉnh trong mấy năm đổi mới ,công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển khả quan và tận dụng được lao động nông nhàn và cải thiện đời sống dân cư nông thôn .Từ đó tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp,lâm nghiệp,thuỷ sản nói riêng và kinh xã hội nói chung ở nông thôn .Tuy giá trị tăng thêm ngành nông ,lâm và thuỷ sản tăng bình quân hàng năm thời kỳ (1996-2000) là 4,5% nhưng tỉ trọng GDP của ngành so với GDP toàn tỉnh đã giảm dần từ 41,8% (1996) xuống còn 36,6% .Công nghiệp và thủ công nghiệp nông thôn gắn với các hoạt động chế biến nông sản như: xay xát sấy khô bảo quản,sửa chữa ,bảo dưỡng máy móc ,thiết bị phục vụ nông nghiệp kịp thời và đa dạng
Với thành tựu phát triển kinh tế nông thôn trong 5 năm qua thu nhập của hộ nông thôn tăng đều ;nhiều thôn không có hộ đói nghèo và hình thành làng văn hoá mới làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc cả về vật chất và tinh thần góp phần xoá dần tệ nạn xã hội phi bản sắc dân tộc Việt Nam .Cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được củng cố và phát triển gồm:238/238 xã và 1115/1115 thôn có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất ,trong đó có 97,5% số hộ được dùng điện ;100% số xã có đường ô tô về đến xã ,đường gạch ,đá ,bê tông liên thôn liên xóm phát triển nhanh theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Đến nay,toàn tỉnh có 450 km đường nhựa,bê tông ;1250 km đường cấp phối liên huyện,liên xã và liên thôn ;kênh mương có 9031 km ,trong đó đã được kiên cố hoá 30km đảm bảo chủ động tưới tiêu cho trên 80 nghìn ha gieo trồng từng vụ .Điện cấp cho khu vực nông thôn từ 268,3 triệu kw/h năm 1996 nâng lên 385 triệu kw/h năm 2000 tăng bình quân hàng năm 10,9 %, giá điện bình quân từ 834 đồng/kwh năm 1996 xuống 710 đồng/kwh năm 2000 do khâu quản lý chặt chẽ về kỹ thuật hạn chế hao hụt ở nông thôn .Toàn tỉnh có 62 bưu cục và 100% xã có điện thoại đồng thời cứ 85 hộ nông thôn có 1 điện thoại ;về hạ tầng cơ sở nông thôn phục vụ đời sống văn hoá tinh thần được quan tâm tích cực như:trạm xá,nhà trẻ ,mẫu giáo, nhà văn hoá và hầu hết các xã có trường học được xây dựng kiên cố với tốc độ nhanh .
Nhờ có sự tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông lâm và thuỷ sản trên địa bàn ;việc mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp các khâu thay thế lao động thủ công ;đến nay toàn tỉnh có 1.706 máy kéo trong đó máy kéo nhỏ là 1.553 cái; máy bơm nước có 1709 cái ;máy nghiền thức ăn có 797 cái ;tàu thuyền đánh bắt hải sản có 167 cái và 14.644 máy tuốt lúa các loại thuộc quyền sở hữu của chủ hộ nông dân cá thể phục vụ.
Hoạt động dịch vụ các khâu làm đất,tưới tiêu,bảo vệ thực vật ,xay xát ,vận chuyển ,tuốt lúa..v..v. ở nông thôn theo phương thức liên kết ,tự nguyện rất linh hoạt và có hiệu quả thiết thực theo mùa vụ tạo điều kiện giảm bớt hư hao sản phẩm thu hoạch và chế biến ở địa phương ;đồng thời hình thành cụm dân cư đô thị hoá ở nông thôn .Vì vậy năm 1990 có 7 thị trấn tăng lên 10 thị trấn trong 1996 và 14 thị trấn năm 2000 ;việc xây dựng ,mua sắm đồ dùng gia đình và tiện nghi đắt tiền của các hộ chiếm tỉ trọng tổng hộ số nông thôn tăng nên như sau:
Số hộ có nhà kiên cố năm 1990 chiếm 18,1% ; năm 2000 chiếm 38,9%.
Số hộ có xe máy năm 1990 chiếm 1,5%; năm 2000 chiếm 10%.
Số hộ có ti vi năm 1990 chiếm 11,8% ; năm 2000 chiếm 70%.
Số hộ có radiô năm 1990 chiếm 30%; năm 2000 chiếm 37%.
Số hộ dùng nước sạch năm 1990 chiếm 65%; năm 2000 chiếm 90% .
Kết thúc kế hoạch 5 năm 1996-2000 ,toàn Đảng ,toàn dân tỉnh Hải Dương đã đạt được các mục tiêu đề ra và nông lâm thuỷ sản và phát triển kinh tế nông thôn đồng thời tạo tiền đề vững chắc cho kế hoạch 5 năm tới (2001-2005) sẽ đạt được các mục tiêu mới về nông nghiệp ,nông thôn cao hơn .
Đời sống của hộ nông thôn được cải thiện là do cơ chế và chính sách của Đảng và nhà nước, các nghị quyết ban hành về vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn; các giải pháp sáng tạo của cấp uỷ, chính quyền ,địa phương cho trên 3.500 nghìn hộ nông thôn trên địa bàn nỗ lực phấn đấu và chủ động khai thác tiềm năng đất đai, vốn, lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có nhằm đẩy mạnh sản xuất xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp ._.hoá, hiện đại hoá .
Iv - sự cần thiết và khả năng vận dụng của chuyên đề ở hải dương .
Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, nước ta là một nước nông nghiệp gần 80% dân số sống ở nông thôn làm nông nghiệp là chủ yếu. Do đó, nông nghiệp có một vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong thời gian tới cũng như trong tương lai.Việc không ngừng hiện đại hoá bằng việc áp dụng các tiến bộ khoa học, khoa học công nghệ vào ngành này là một việc hết sức khó khăn cũng như không kém phần quan trọng. Nông nghiệp cung cấp một khối lượng lớn nguyên liệu cho các ngành khác đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm các sản phẩm thô của ngành nông nghiệp; bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng cao của nhân dân cả về mặt chất lượng cũng như mặt số lượng; góp phần đẩy lùi và dần xoá hẳn cảnh đói nghèo của người dân nông thôn .
Ngành nông nghiệp phát triển góp phần tạo công nhiều công ăn việc làm cho xã hội, thu hút một lực lượng dư thừa rất lớn của nông thôn Việt Nam nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung, tận dụng một cách triệt để lao động nông nhàn của nông thôn khi chưa có thời vụ từ đó tạo cho xã hội ổn định, đời sống người dân nông thôn ngày càng nâng lên một bước.
Nông nghiệp, nông thôn còn là một nguồn thu ngoại tệ lớn, bằng việc xuất khẩu các mặt hàng truyền thống có giá trị cao trên thị trường quốc tế. Góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển mạnh mẽ, giảm thâm hụt ngoại tệ, tạo ra một khối lượng tích luỹ đầu tư từ trong nước rất lớn .
Nông nghiệp, nông thôn còn là một thị trường rộng lớn để tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá của các ngành khác. Đó là những vai trò rất lớn của ngành nông nghiệp chúng ta cần nghiên cứu xem xét .
Ngay từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn khảng định tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình đổi mới, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp và nông thôn đã nêu trong các Nghị quyết cuả các Đại hội V,VI,VII và nhiều Nghị quyết Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội VIII với Nghị quyết Trung ương số 06/NQ-TƯ về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn trong chặng đường đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước : Coi công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiên đại trong giai đoạn hiện nay. Trong một số chủ trương, chính sách lớn được đề ra trong Nghị quyết được nhấn mạnh: Đẩy mạnh thực hiện công nghiệp, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn.
Hơn nữa, trong dự thảo báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có tiêu đề là : “ Phát huy sức mạnh toàn dân tộc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá ,hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Từ Đại hội VIII, đất nước ta đã chuyển sang chặng đường mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Tuy đã thực hiện xong 5 năm kế hoạch của Đại hội VIII, đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều yếu kém khuyết điểm, đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Do đó chặng đường tiếp theo cần phải làm tiếp và hoàn thành một số nhiệm vụ của những chặng đường trước. Trong dự thảo có đoạn viết: Đường lối kinh tế là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền công nghiệp kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực trong nước đồng thời tranh thủ sụ giúp đỡ từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội; kết hợp kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh.
Đảng ta đã quán triệt: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo .
Trong bối cảnh đó, ngành thống kê có nhiệm vụ thu thập, xử lý, cung cấp và phân tích thông tin thống kê phản ánh thực trạng nền kinh tế xã hội với những xu hướng phát triển để dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn giúp cho các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan có liên quan có căn cứ để đánh giá đúng và kịp thời thực trạng và diễn biến sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai, thực trạng diễn biến và hiệu quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong các Đại hội vừa qua, để có giải pháp điều chỉnh, bổ sung, thúc đẩy có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá hiện, đại hoá đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Từ những năm thực hiện đổi mới đến nay, đặc biệt là việc thay đổi hệ thống tài khoản MPS sang hệ thống tài khoản quốc gia SNA của liên hợp quốc, hệ thống chỉ tiêu của kinh tế xã hội của nước ta ngày càng hoàn chỉnh, dần phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Hệ thống chỉ tiêu này về cơ bản phản ánh tương đối toàn diện sư phát triển của đất nước nói chung cũng như các ngành và các lĩnh vực trọng yếu trong thời kỳ hiện đại hoá, đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và hệ thống kê phản ánh trình độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là vấn đề hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa trong việc đánh giá đúng đắn những thành tựu đã đạt được cũng như những mặt yếu kém còn tồn tại trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước. Đồng thời phản ánh kịp thời kết quả thực hiện những mục tiêu đề ra của Nhà nước cho từng thời kỳ để làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, làm tiêu đề cho việc so sánh giữa các vùng, các khu vực và quốc tế.
Với những điều kiện tự nhiên kinh tế văn hoá xã hội nông nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp nông thôn của Hải Dương như đã trình bày ở các phần trước và vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp, cho chúng ta thấy Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp tương đối điển hình cho vùng đồng bằng sông Hồng cũng như của cả nước .Việc thực hiện các chiến lược kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra trong những năm đổi mới đặc biệt trong Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng được Đảng bộ và Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện một cách đúng đắn đó là đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn; coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay .
Chương II
những vấn đề cơ bản của hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn .
------------------
I - khái quát chung về quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá:
1- Khái niệm :
Công nghiệp hoá hiểu theo nghĩa chung và khái quát là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp.
Trong lịch sử đã diễn ra 2 loại công nghiệp hoá : Công nghiệp hoá tư bản công nghiệp và công nghiệp hoá theo dịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở các nước kém phát triển.
ở Việt Nam, công nghiệp hoá là quá trình chuyển từ một nước sản xuất nhỏ công nghiệp lạc hậu, công nghệ và năng suất lao động thấp, thành một nước có cơ cấu công- nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân.
Công nghiệp hoá và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật có quan hệ chặt chẽ với nhau, song không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Công nghiệp hoá chỉ là một cách thức tiến hành còn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật lại là mục tiêu và công việc phải tiếp tục qua các giai đoạn phát triển của phương thức sản xuất.
2-Tác dụng của công nghiệp hoá.
Thực hiện đúng đắn quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá có những tác dụng to lớn về nhiều mặt.
- Tạo điều kiện để biến đổi về chất lượng sản xuất, tăng năng suất lao động tăng sức chế ngự của con người đối với tự nhiên ,tăng trưởng và phát triển kinh tế, do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân; góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
- Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự phát triển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội - con người nhân tố trung tâm của nền sản xuất xã hội .
- Tạo điều kiện vật chất cho việc tăng cường củng cố an ninh và quốc phòng.
- Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế dân tộc tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công lao động và hợp tác quốc tế.
- Với điều kiện về cơ sở vật chất- kỹ thuật nước ta còn yếu kém về nhiều mặt : Lực lượng sản xuất có trình độ rất thấp và nhỏ bé, đặc biệt là tư liệu lao động - các công cụ lao động, hệ thống các yếu tố vật chất phục vụ trực tiếp, gián tiếp quá trình sản xuất (như nhà xưởng, kho, bến, bãi, ống dẫn, băng truyền, đường xá, các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc). Mà đây là một yếu tố quan trọng trong lực lượng sản xuất, có ý nghĩa quyết định nhất (Mác gọi là hệ thống xương cốt và cơ bắp của nền sản xuất xã hội). Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự ứng dụng của các phát minh, sáng chế vào sản xuất còn rất yếu và lẻ tẻ chỉ tập chung ở những khu công nghiệp các thành phố lớn, các khu vực phát triển còn các vùng sâu và vùng xa chưa được tiếp cận. Khoa học cơ bản chưa tạo nền tảng cho các khoa học khác ứng dụng, phát triển đi sâu. Mặt khác, tính chất và trình độ của các mối quan hệ xã hội còn ở thời kỳ sơ khai, chưa thoát khỏi mối quan hệ xã hội của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung . Như vậy quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá càng có ý nghĩa và tác dụng lớn đối với nước ta.
- Chúng ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khi các nước khác đã thực hiện trước đó hơn một thế kỷ hay đang thực hiện nhưng có những thành quả rất cao . Vì vậy chúng ta là một nước đi sau cần phải học hỏi kế thừa những kinh nghiệm quý báu của họ, đón đường và đi tắt những bước cần thiết dể rút ngắn quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đaị hoá ở nước ta và sao cho nó có kết quả nhất , giảm bớt được những chi phí về nguồn lực vật chất và con người.
3-Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
Từ việc nghiên cứu khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tác dụng của nó ở trên có thể thấy công nghiệp hoá, hiện đại hoá có hai vấn đề : Trình độ cơ sở vật-kỹ thuật của xã hội đó và cơ cấu kinh tế giữa các ngành, giữa các vùng kinh tế, các lĩnh vực kinh tế, các thành phần kinh tế từ hai vấn đề ta thấy hai nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung cũng như công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
3.1 - Tiến hành cách mạng khoa học - kỹ thuật để xây dựng cơ sở vật chất:
Thế kỷ 20 là thế kỷ của KHCN, nhiều cuộc cách mạng KHCN xuất hiện.Con người đã chứng kiến những thay đổi to lớn, trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế , chính trị, xã hội .
Cuộc cách mạng này có nhiều nội dung, song có 5 nội dung chủ yếu sau:
Về tự động hoá : Nhiều loại máy tự động hoá ra đời có thể thay thế con người trong những công việc nguy hiểm, độc hại đến những công việc đòi hỏi độ chính sách cao, sức sáng tạo như máy tự dộng quá trình, máy công cụ diều khiển bằng số, rôbôt.
Về năng lượng: Ngày nay con người không những khai thác những năng lượng truyền thống như nhiệt điện,thuỷ điện ... mà ngày càng đi sâu khai thác những năng lượng mới và dần dần những năng lượng này đang thay thế những năng lượng truyền thống. Một trong những dạng năng lượng mới có triển vọng nhất đó là năng lượng nguyên tử, mặt trời, gió, thuỷ triều ...
Về vật liệu mới những năm cuối của thế kỷ 20 nhiều loại vât liệu mới với chủng loại rất phong phú và đa dạng có nhiều tính năng quý báu mà các dạng vật liệu cũ không thể có. Thí dụ :Vật liệu tổ hợp hay còn gọi composit với các tính năng mong muốn, gốm zincom hoặc cacbuasilic chịu nhiệt cao.
Về công nghệ sinh học :công nghệ vi sinh học, kỹ thuật cuzin, kỹ thuật gen và nuôi cấy tế bào, kỹ thuật sinh sản vô tính bằng cách nuôi cấy phôi, đặc biệt là bước đầu hoàn thành bản đồ gen người càng mở ra cho con người những bước đi vững chắc tiến vào tương lai về việc chữa các loại bệnh hiểm nghèo thế giới đang bó tay ứng vào sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tạo ra những sản phẩm hàng hoá có chất lượng và năng suất cao.
Về điện tử và tin học: Một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và hấp dẫn, nhất là lĩnh vực máy tính bây giờ nó đã ứng dụng vào mọi hoạt động từ sản xuất đến vui chơi giải trí và y tế giáo dục.
Từ những nội dung của KHKT có nhiều ý kiến nói về nó song vẫn được nhất kiến cho rằng cuộc cách mạng nay có hai đặc trưng chủ yếu.
Một là: Khoa học đã thành lực lượng sản xuất trực tiếp nói khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là nó bao gồm cả khoa học tự nhiên - kỹ thuật lẫn khoa học xã hội, nhất là khoa học kinh tế ;nó do con người tạo ra thông qua con người -nhân tố trung tâm, nhân tố chủ thể tác động đến lực lượng sản xuất nó đỏi hỏi phải có chính sách đầu tư cho khoa học - kỹ thuật. Ngày nay bất cứ sự tiến bộ nào của kỹ thuật, công nghệ sản xuất đều phải dựa trên những thành tựu của khoa học làm cơ sở lý thuyết cho nó.
Hai là: Thời gian cho một phát minh mới của khoa học ra đời thay thế cho phát minh cũ có xu hướng rút ngắn và phạm vi ứng dụng của một thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống ngày càng mở rộng. Đặc trưng này làm tài sản cố định trong quá trình sản xuất, sử dụng vừa mới xây dựng song không chỉ hao mòn hữu hình mà còn hao mòn vô hình; không chỉ liên quan đến sự tích luỹ vốn mà còn liên quan đến biến động của giá thành sản phẩm và liên quan tốc độ thay đổi nhanh chóng của các ngành có công nghệ mũi nhọn. Nó đòi hỏi cần được kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược khoa học - công nghệ với chiến lược kinh tế .
Việt Nam một nước bỏ qua chế độ TBCN để đi nên CHXH, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật; hơn nữa nước ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện cơ cấu kinh tế và công nghệ mở cửa gắn với điều kiện bên ngoài .Do vậy cách mạng khoa hoc - kỹ thuật ở nước ta có thể và cần phải bao hàm cả hai nội dung cả hai cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật mà thế giới trải qua .
Trong hoàn cảnh đó, vị trí của cuộc cách mạng này ở nước ta tất yếu phải được xác định là then chốt và khoa học kỹ thuật được xác định là một quốc sách, một động lực cần đem toàn lực lượng để nắm lấy và phát triển nó. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ở nước ta có thể khai thác thành hai nội dung chủ yếu gắn với mục tiêu và nhiệm vụ của qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá : Một là, xây dựng thành công cơ sở vật chất xã hội cho CNXH để dựa vào đó mà trang bị công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân; hai là tổ chức việc nghiên cứu, thu thập, phổ biến và ứng dụng thông tin những thành tịu mới vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống với hình thức bước đi ,quy mô và trình độ thích hợp .
3.2 - Xây dựng cơ cấu hợp lý và phân công lại lao động xã hội:
Từ một nền sản xuất nhỏ lên một nền sản xuất lớn XHCN không qua giai đoạm phát triển TBCN trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tất yếu phải phân công lại lao động xã hội .
Phân công lại lao đông xã hội là sự chuyên môn hoá lao động xã hội do đó chuyên môn hoá sản xuất giữa các ngành trong nội bộ từng ngành giữa các vùng trong toàn bộ nền kinh tế. Phân công lao động có tác động to lớn: Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ và năng suất lao động. Cùng với cách mạng KHCN nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý .Sự phân công lại lao động xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tuân thủ các quá trình có tinh chất quy luật sau:
- Tỉ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần, tỉ trọng và số tuyệt đối lao động công nghiệp ngày một tăng .
- Tỉ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội .
- Tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất.
ở Việt Nam, phương hướng phân công lại lao động xã hội hiện nay cần triển khai trên cả hai địa bàn: Tại chỗ và nơi khác để phát triển về chiều rộng kết hợp phát triển theo chiều sâu .
Như lý luận ở trên nói đến vấn đề phân công lao động xã hội có liên quan chặt chẽ với việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý .
Cơ cấu kinh tế hiểu theo nghĩa rộng bao gồm : cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và hướng phát triển trên các vùng kinh tế.
Cơ cấu kinh tế theo nghĩa hẹp là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế, giữa các vùng kinh tế trong đó quan hệ giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ là bộ phận có tầm quan trọng - Bộ xương sống của cơ cấu kinh tế. Các quan hệ này được xem xét dưới các khía cạnh: Trình độ công nghệ, quy mô, nhịp độ phát triển giữa chúng.
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là yêu cầu cần thiết khách quan của mỗi nước trong thời kỳ công nghiệp hoá vấn đề quan trọng là tạo ra một cơ cấu kinh tế tối ưu. Một cơ cấu kinh tế xây dựng được gọi là tối ưu khi nó đáp ứng được các yêu cầu: Phản ánh đúng các quy luật khách quan, nhất là các quy luật kinh tế; phù hợp vơi sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như vũ bão trên thế giới; cho phép khai thác mọi tiềm năng của đất nước, ngành, xí nghiệp cả chiều rộng và chiều sâu; thực hiện phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng sản xuất và sinh hoạt ngày càng được quốc tế hoá . Do vậy, cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là cơ cấu mở ;xây dựng cơ cấu kinh tế là một quá trình trải qua những chặng đường nhất định, do vậy xây dựng cơ cấu kinh tế của chặng đường trước phải sao cho phải tạo đà được cho chặng đường sau.
3.3 - Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm còn lại của thập kỷ 90 (1996-2000) ở Việt Nam .
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là thời kỳ lịch sử lâu dài được phát triển qua các chặng đường nhất định. Do vậy công nghiệp hoá của thời kỳ này cũng phải nội dung tương ứng với mỗi chặng đường nhất định .
Việt Nam đang ở những năm đầu của thế kỷ 21 vừa trải qua 15 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng trong đó có nội dung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá là đặc biệt quan trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông nghiệp nông thôn; phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế, trước những khâu ách tắc và yếu kém nhất trong sự phát triển, xây dựng có chọn lọc một số công nghiệp nặng có trọng yếu và hết sức cấp thiết, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường phát huy tác dụng nhanh và hiệu quả. Mở rộng thương nghiệp, du lịch và dịch vụ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, khai thác và chế biến dầu khí và một số ngành cơ khí chế tạo, ngành điện tử và một số ngành công nghệ thông tin, du lịch. Phát triển mạnh giáo dục và đào tạo ,khoa học và công nghệ.
3.3.1 - Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn .
Phát triển toàn diện nông, lâm, thuỷ sản hình thành các vùng tập trung chuyên canh, cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn lương thực trong xã hội đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước .
Thực hiện thuỷ lợi hoá điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá.
Phát triển công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản với công nghệ ngày càng cao gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị.
Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh hiện đại.
Hoàn thành cơ bản việc giao đất, khoán rừng cho hộ nông dân. Điều chỉnh việc phân bố vốn và huy động thêm nhiều nguồn vốn cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Có chính sách khuyến khích và trợ giúp nông dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ, giải quyết các khó khăn về vốn, về giá cả vật tư nông nghiệp và hàng nông sản, về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3.3.2 - Phát triển công nghiệp:
Ưu tiên các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Phát triển có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng (năng lượng - nhiên liệu, vật liệu xây dưng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa tầu thuỷ, luyện kim, hoá chất) tăng thêm năng lực sản xuất tương ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng độc lập tự chủ về kinh tế và quốc phòng.
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng nhằm đap ứng những nhu cầu tối thiểu cần thiết trong từng thời kỳ .
Cải tạo khu công nghiệp hiện có và kết cấu hạ tầng và công nghiệp sản xuất và xây dựng mới một số khu công nghiệp, phân bố rộng trên các vùng.
3.3.3 - Xây dựng kết cấu hạ tầng:
Khắc phục sự xuống cấp của hệ thống giao thông hiện có khôi phục và nâng cấp, mở thêm một số tuyến giao thông trọng yếu, kết hợp giao thông với thuỷ lợi, tận dụng giao thông đường thuỷ, mở thêm đường đến cả vùng sâu vùng xa, cải thiện giao thông ở các thành phố lớn, cải tạo nâng cấp một số cảng sông, cảng biển, sân bay; xây dựng cảng biển nước sâu.Tiếp tục phát triển và hiện đại hoá mạng thông tin liên lạc quốc gia, mở liên lạc điện thoại hầu hết đến các xã. Phát triển nguồn điện cải tạo và mở rộng mạng lưới điện đáp ứng nhu cầu và cung cấp điện ổn dịnh. Cải thiện việc cấp thoát nước ở đô thị thêm nguồn nước sạch cho nông thôn.
Tăng mức đầu tư cho kết cấu hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế ,khoa học, văn hoá - thông tin, thể thao ...
3.3.4 - Phát triển nhanh du lịch, thương mại, các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính-viễn thông, vận tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, công nghệ, pháp lý, thông tin và các dịch vụ phục vụ cuộc sống nhân dân .
Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cở trong khu vực cũng như trên thế giới.
3.3.5- Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các loại thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ nhau làm cho các vùng đều phát triển.
Đầu tư ở mức cần thiết cho các vùng kinh tế trọng điểm để thu hút thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Dành nguồn lực thích đáng cho việc giải quyết những nhu cầu cấp bách, đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội để những vùng còn kém phát triển nhất là các vùng cao, biên giới hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu vùng căn cứ cách mạng có bước tiến nhanh, dần giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế và xã hội giữa các vùng. Coi đây là một trọng tâm chỉ đạo của các ngành, các cấp. Đặc biệt quan tâm phất triển kinh tế biển, kết hợp an ninh với quốc phòng.
Từng bước hình thành mạng lưới đô thị hợp lý, tránh không tạo thành các siêu đô thị. Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý đô thị .
3.3.6 - Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại:
Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường. Giảm tỉ trọng sản phẩm thô và sản phẩm sơ chế, tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong hàng xuất khẩu. Tăng nhanh xuất khẩu và dịch vụ. Nâng cao tỉ trọng phần giá trị gia tăng trong giá trị hàng xuất khẩu. Tăng nhanh xuất khẩu, giảm dần nhập siêu, ưu tiên việc nhập khẩu để phát triển sản xuất, phục vụ xuất khẩu, hạn chế những hàng tiêu dùng chưa thiết yếu. Có chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước.
Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hộ nhập khu vực vừa hộ nhập quốc tế vừa hộ nhập toàn cầu, xử lý đúng lợi ích giữa ta với các đối tác. Chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thích hợp.
Việc sử dụng vốn vay và thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài phải theo quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành và vùng lãnh thổ, đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Tính toán khả năng vay, sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả được nợ. Cải thiện cán cân thanh toán. Tăng dự trữ ngoại tệ làm rõ và thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nợ nước ngoài của người đi vay và người sử dụng vốn vay .
Thử nghiệm để tiến tới đầu tư ra nước ngoài .
II - hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Khi nghiên cứu bất kỳ một tổng thể thống kê hay nói cách khác là khi chúng ta nghiên cứu bất kỳ một vấn đề kinh tế xã hội nào ta không thể chỉ dùng một chỉ tiêu duy nhất để nêu nên hết được các đặc điểm cần nghiên cứu cần phản ánh. Muốn nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện, một cách có ý nghĩa và hệ thống vấn đề đó ta phải dùng nhiều chỉ tiêu có liên quan với nhau bổ sung cho nhau và hỗ trợ nhau. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải xây dựng các hệ thống chỉ tiêu thống kê một cách khoa học nhất .Vậy chỉ tiêu thống kê và hệ thống chỉ tiêu là gì ? Khi xây dựng ta cần phải tuân thủ những vấn đề gì để nó có thể phản ánh hết những điều cần nghiên cứu quan tâm cho mộtk mục đích nào đó .
1- Khái niệm về chỉ tiêu thống kê và hệ thống chỉ tiêu thống kê:
1.1 - Khái niệm về chỉ tiêu về thống kê
Chỉ tiêu thống kê biểu hiện một cách tổng hợp đặc điểm về mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của tổng thể trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
Thí dụ: Sản lượng lúa Việt Nam, tổng diện tích gieo trồng, tổng chi phí sản xuất v.v ...
Trong bản thân mỗi chỉ tiêu thống kê có bao hàm mặt chất và mặt lượng của tổng thể mặt chất của chỉ tiêu chính là nội dung kinh tế, chính trị thể hiện một đặc trưng cụ thể nào đó của hiện tượng nghiên cứu và không phụ vào một số lượng cụ thể hoặc đơn vị tính toán nào. Mặt lượng của chỉ tiêu là trị số cụ thể của chỉ tiêu thuộc về thời gian và không gian nhất định. Mỗi chỉ tiêu thống kê thường được biểu hiện bằng các trị số khác nhau, các trị số thay đổi tuỳ theo điều kiện thời gian và không gian cả theo phuơng pháp tính và đơn vị tính .
Chỉ tiêu thống kê thường mang tính chất tổng hợp biểu hiện đặc điểm của cả tổng thể nghiên cứu bao gồm nhiều đơn vị, nhiều hiện tượng. Đây cũng là căn cứ để phân biệt giữa chỉ tiêu thống kê và tiêu thức thống kê tuy nhiên do đối tượng nghiên cứu cụ thể của thống kê thay đổi rất khác nhau, cho nên trong trường hợp này một đặc điểm nào đó được coi là chỉ tiêu và còn trường hợp khác cũng đặc điểm đó lại được coi là tiêu thức. Thí dụ: Số công nhân trong một xí nghiệp công nghiệp là một chỉ tiêu của xí nghiệp đó còn được nghiên cứu phân tích cùng với các chỉ tiêu khác như tổng sản lượng tổng chi phí nhưng cũng số công nhân đó lại là tiêu thức của đơn vị tổng thể là các xí nghiệp công nghiệp được điều tra cùng các tiêu thức khác cho một mục đích nào đó .
Việc xác định đúng đắn chỉ tiêu thống kê ,nội dung và phương pháp tính mỗi chỉ tiêu là vấn đề có ý nghĩa quan trọng . Muốn giải quyết vấn đề này phải căn cứ vào lí luận kinh tế, chính trị và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ cụ thể.
Các chỉ tiêu thống kê được phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu.người ta thường phân chia một cách quy ước các chỉ tiêu thống kê thành 2 nhóm: Nhóm chỉ tiêu khối lượng và nhóm chỉ tiêu chất lượng.
Chỉ tiêu khối lượng là chỉ tiêu nêu lên các đặc điểm chung về quy mô, khối lượng của tổng thể nghiên cứu. Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu nêu lên trình độ phổ biến, trình độ phát triển của hiện tượng.Việc phân việc 2 loại chỉ tiêu nói trên có tác dụng đốivới một số phương pháp phân tích thống kê,nhưng chỉ có một tínhchất quy ước và chỉ bao gồm một số chỉ tiêu kinh tế thường dùng nhất.
1.2 - Hệ thống chỉ tiêu thống kê:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp nhiều các chỉ tiêu thống kê có liên quan với nhau và bổ sung cho nhau để chùng ta nhận biết một cách sâu sắc và toàn diện về một vấn đề nào đó .
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu sau đây. Thứ nhất, là hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phù hợp với hệ thống chỉ tiêu kế hoạch tương ứng về các mặt: Số lượng chỉ tiêu cơ bản, tên gọi mỗi chỉ tiêu nội dung và phương pháp tính toán. Hệ thống chỉ tiêu được xác định xây dựng phải có nhóm chỉ tiêu cơ bản đóng vai trò quan trọng trong hệ thống và có các nhóm chỉ tiêu phản ánh xu hướng biến động của hiện tượng. Có nhóm chỉ tiêu nhân tố phản ánh các nhân tố tác động đến hệ thống chỉ tiêu.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê được xây dựng phải đơn giản và hợp lý không nên bao gồm quá nhiều chỉ tiêu làm cho nội dung tổng hợp và phân tích trở nên phức tạp tốn kém cho việc xây dựng thu thập số liệu và tính toán các chỉ tiêu đó. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cũng không thể coi là cố định mà cần được luôn luôn cải tiến cho thích hợp với yêu cầu nghiên cứu mới và những vấn đề mới đang được đặt ra .
2 - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh trình độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn:
Như ở phần trên đã cho ta thấy để có những thông tin đầy đủ về đối tượng cần nghiên cứu thì chúng ta phải xác định đối tượng nghiên cứu đó ở phạm vi đối tuợng nào có nghĩa là chúng ta phải xem nghiên cứu ở tầm vĩ mô và vi mô, khái quát hay cụ thể để xây dựng nên một hệ thống chỉ t._.)
Theo số liệu ta đã có: W1 = SW1.T1/ST1 = 7,2662
W0 = SW0.T0/ST0 = 5,1140
4.306.669
W01 = SW0.T1/ST1 = ----------- = 4,8945
879.893
7,2662 7,2662 4,8945
Vậy IW = --------- = --------- x ---------
5,1140 4,8945 5,1140
IW = 1,4208 = 1,4845 x 0,9571
Lượng biến động tuyệt đối là:
∆ (W) = 7,2662 - 5,1140 = (7,2662 - 4,8945) + (4,8945 - 5,114)
∆ (W) = 2,1522 = 2,371 + (- 0,2195)
Từ kết quả trên cho ta thấy năng suất lao động bình quân của tỉnh Hải Dương năm 2000 so với năm 1996 tăng 42,08 % hay từ 5,114 tăng lên 7,2662 hay tăng 2,1522. Có sự biến đổi đó là do 2 nguyên nhân:
- Thứ nhất là do năng suất lao động cá biệt từng ngành tăng lên cụ thể là:
+ Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng từ 2,6156 triệu VND / 1 lao động lên 3,2662 triệu VND/ lao động.
+ Ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 20,7478 triệu VND/ 1 lao động lên 33,8509 triệu VND/lao động.
+ Ngành dịch vụ và khác tăng từ 13,3313 triệu VND lên 23,2086 triệu VND/ 1 lao động.
Làm cho năng suất lao động bình quân của toàn tỉnh tăng lên 48,45 % hay tăng một lượng tuyệt đối là 2,3717 triệu VND/ 1 lao động.
- Thứ hai là do tỷ trọng lao động của các ngành có năng suất cao giảm xuống, cụ thể ngành dịch vụ giảm từ 9 % xuống còn 8 % làm cho năng suất lao động trung bình của tỉnh năm 2000 giảm xuống 4,29 % hay một lượng tuyệt đối là (- 0,2195) triệu VND/ 1 lao động.
Tóm lại, trong phân tích một số mô hình cho chúng ta thấy sự tăng lên của GDP trong 5 năm qua chủ yếu do 2 nhân tố. Thứ nhất là do nguồn lao động tăng lên nhưng yếu tố này chỉ đóng góp phần rất nhỏ vào sự tăng đó, bởi vì lượng lao động tăng lên chủ yếu là lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năng suất lao động rất thấp. Thứ hai là do năng suất lao động từng ngành đóng góp đây là bộ phận chủ yếu đưa GDP tăng nhanh. Năng suất lao động trung bình của toàn địa phương tăng lên. Năng suất của các ngành tăng lên là do lao động có trình độ văn hoá, kỹ thuật, sự khéo léo ngày tăng lên trong các ngành. Đặc biệt ở ngành dịch vụ, nhưng tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ văn hoá cao trong các ngành còn chiếm một phần rất nhỏ. Vì vậy tiềm năng tăng năng suất lao động của các ngành rất lớn. Vì vậy GDP của tỉnh trong 5 năm tới còn có sự tăng nhanh. Ta có thể dự đoán GDP của tỉnh Hải Dương vào năm 2005 theo 3 mô hình sau:
Mô hình 1: Dự đoán dựa vào lượng tăng tuyệt đối bình quân của thời kỳ (1996 - 2000)
Ta có mô hình: yi + l = yi + d x l
Trong đó: yi + l : Là mức độ dự báo của thời kỳ (i + l)
yi : Là mức độ thực tế của thời kỳ i
d : Là lương tăng (giảm) tuyệt đối bình quân của thời kỳ 1996 - 2000
yn - y1
Ta có: d = --------
n - 1
l : Là tầm xa dự đoán hay khoảng thời gian dự đoán.
Trong mô hình này ta đang dự đoán giá trị GDP của năm 2005 của tỉnh Hải Dương dựa vào số liệu thời kỳ (1996 - 2000)
Vậy ta có:
GDP 2005 = y2000 + 5 = y2000 + d x 5
Ta có: y2000 = 6.393.450 triệu VND
y2000 - y 1996 6.393.450 - 4.461.000
d = -------------- = ----------------------- = 483.112,5 triệu VND
n - 1 5 - 1
Vậy GDP2005 = 639.3450 + 483.12,5 x 5 = 8.809.012,5 triệu VND
Mô hình 2: Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình hàng năm
Ta có mô hình: yn + l = yn x Pl
Trong đó: yn + l : Là mức độ dự báo ở thời kỳ (n + l)
yn : Là mức độ thực tế ở thời kỳ n
yn
P = n - 1 ----- : Là tốc độ phát triển bình quân năm
y 1
l : Là tầm xa dự đoán
Theo số liệu ta có:GDP2005 = y2000 x P5
y2000 6.393.450
Ta có: P = 5 - 1 ------ = ----------- = 1,094 (lần)
y1996 4.461.000
Vậy mức độ dự đoán GDP năm 2005 là:
GDP2005 = 6.393.450 x (1,094)5 = 10.018.536 triệu VND Mô hình 3: Dư đoán dựa vào hàm xu thế
Ta có mô hình dự đoán: yt +l = f( t+l )
Dựa vào số liệu GDP trong 5 năm (1996-20000 của Hải Dương ta lạp hàm xu thế: y t = a + bt
Trong đó: yt : Mức đo lý thuyết
a, b : là các tham số
t : là thứ tự thời gian
l : là tầm xa dự đoán
Tham số a, b được xác định bằng hệ phương trình sau :
S y = n a + b S t
St y = a S t + b S t2
Ta có bảng tính toán sau:
Năm
GDP (y i)Triệu VND
Phần tính toán
Thứ tự thời gian (t)
t2
t.yi
1996
4.461.000
1
1
4.461.000
1997
4.830.000
2
4
9.660.000
1998
5.694.000
3
9
17.082.000
1999
6.009.953
4
16
24.039.812
2000
6.393.450
5
25
31.967.250
Cộng
27.388.403
15
55
87.210.062
Từ bảng tính toán trên ta thay vào hệ trên để tìm các tham số a, b .
Ta có: 27.388.000 = 5a + 15 b
87.210.062 = 15a + 55 b
Giải ra ta có : a = 3.964.224,7
b = 504.485,3
Vậy ta có hàm xu thế là: yt= 3.964.224,7 + 504.485,3 t
Do đó mức dự đoán GDP năm 2005 cho Tỉnh Hải Dương là :
GDP 2005=y( t+l) = 3.964.224,7 + 504.485,3 (t +l)
GDP2005 =y(5+5) = 3.964.224,7 + 504.485,3(5+5) =
= 3.964.224,7 + 5.044.853 = 8.739.077,7 Triệu VND
+Như vậy GDP dự đoán năm 2005 của tỉnh Hải Dương theo phương pháp 1 là 8.809.012,5 triệu VND ,theo phương pháp 2 là 10.018.536 triệu VND và theo phương pháp 3 là 8.739.077,7 Triệu VND
Như vậy qua 3 mô hình dự đoán đưa ra ở trên, ta có 3 kết quả về mức GDP năm 2005 của Tỉnh Hải Dương. Vậy để sử dụng kết quả nào cho sát với thực tế, thì chúng ta phải xem mô hình dự đoán nào tốt nhất .Để đánh giá ta sẽ so sánh bình phương các phần dư (SSE) của từng mô hình, mô hình nào có SSE nhỏ nhất là tốt nhất.
Ta có : SSE = S ( yt - yt ) 2
Trong đó : yt l à mức độ thực tế
: yt là mức độ lý thuyết
Ta có bảng tính toán sau :
t
yt
yt
(yt - yt )
( yt - yt )2
1
4.461.000
4.461.000
0
0
2
4.830.000
4.944.112,5
114.112,5
13.021.662.656,25
3
5.694.000
5.427.225
266.775
71.168.900.625
4
6.009.953
5.910.337,5
99.615,5
9.923.247.840,25
5
6.393.450
6.393.450
0
0
Tổng
94.113.811.122,50
Như vậy ta có : SSE1 = S ( yt - yt ) 2 = 94.113.811.122,50
Sang mô hình 2 ta có :
t
yt
yt
(yt - yt )
( yt - yt )2
1
4.461.000
4.463.401,8
-2.401,8
5.768.643,24
2
4.830.000
4.882.961,6
-52.961,6
2.804.931.074,56
3
5.694.000
5.341.959,9
352.040,1
123.932.232.008,01
4
6.009.953
5.844.104,2
165.848,8
27.505.824.561,44
5
6.393.450
6.393.450
0
0
Tổng
154.248.756.287,25
Từ kết quả bảng trên ta có :
SSE2 = S ( yt - yt ) 2 = 154.248.756.287,25
Sang mô hình 3 ta có kết quả tính toán sau :
t
yt
yt
(yt - yt )
( yt - yt )2
1
4.461.000
4.468.710
-7.710
59.444.100
2
4.830.000
4.973.195,3
143.195,3
20.504.893.942,09
3
5.694.000
5.477.680,6
216.391,4
46.825.237.993,96
4
6.009.953
5.982.165,9
27.787,1
772.122.926,41
5
6.393.450
6.486.651,2
-93.201,2
8.686.463.681,44
Tổng
76.848.162.643,09
Như vậy ta có : SSE3 = S ( yt - yt ) 2 = 76.848.162.643,09
Từ 3 kết quả trên ta thấy SSE3 < SSE1 < SSE2 .Như vậy mô hình 3 là mô hình dự đoán tốt nhất trong 3 mô hình đưa ra ở trên, với mức dự đoán GDP năm 2005 của tỉnh Hải Dương là 8.739.077,7 Triệu VND
Để có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao đó, không thể kể đến hoạt động đầu tư XDCB. Hoạt động đầu tư trong 5 năm qua từ 14.390.022 triệu VND năm 1996 lên 2821072 triệu VND năm 2000, tăng 1182070 triệu VND, trung bình mỗi năm tăng 295517,5 triệu VND, với tốc độ tăng là 16,17 % mỗi năm. Trong đó:
- Đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp có phần giảm: Với tốc độ giảm 15,13 % mỗi năm với một lượng tuyệt đối trung bình là 2250 triệu VND mỗi năm.
- Đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp tăng nhanh đáng kể: Với tốc độ tăng trung bình hàng năm 4,88 % tương ứng với một lượng trung bình là 1025 triệu VND mỗi năm.
- Đầu tư cho các ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng rất lớn và có tốc độ tăng bình quân hàng năm 16,58 % với lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm là 2967435 triệu VND.
Tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP của tỉnh trong 5 năm qua được thể hiện trong bảng sau:
Đơn vị tính: %
Năm
Tỷ trọng
1996
23,26
1997
26,34
1998
27,09
1999
71,34
2000
40,99
Sở dĩ năm 1999 có tỷ trọng vốn đầu tư cao như vậy là do vốn đầu tư cho Nhà máy nhiệt điện Phả Lại II là 3.990.000 triệu đồng. Ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư /GDP tăng rất nhanh, năm 1996 tỷ lệ này mới là 23,26% đến năm 2000 đã là 40,99 %.
Tính chung vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện cả giai đoạn 1996 - 2000 thì toàn tỉnh đạt 11.162.569 triệu VND. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 1996 - 2000 của Hải Dương chiếm trong GDP bình quân là 37,804 %/năm cao hơn rất nhiều so với bình quân cả nước (28,6 %/năm)
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 1996 - 2000 đã tập trung vào những mục tiêu chủ yếu của đất nước nói chung và mục tiêu của Hải Dương nói riêng đó là những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh nhà như: Phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp và dịch vụ v.v... Nhờ tăng vốn đầu tư, mà số lượng công trình hoàn thành đưa vào sử dụng cũng như năng lực thiết bị của hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ được nâng lên, tạo ra một số năng lực sản xuất mới, là cơ sở thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ở giai đoạn sau, giai đoạn 2001 - 2005.
Thật vậy, 5 năm qua toàn tỉnh đã làm mới đực 57 km đường nhựa, bê tông và 174 km đường cấp phối, 100 % số xã đã có đường ô tô về đến xã và nâng cấp nhiều km quốc lộ, đường lộ tỉnh, liên huyện, liên xã. Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, 100 % số xã có máy điện thoại, tất cả các huyện đều được xây các bưu cục, có một tổng đài điện tử và tuyến cáp quang, vi ba số, mật độ điện thoại đến nay đạt 2,1 máy/100 dân bằng 0,58 lần mật độ điện thoại toàn quốc (3,6 máy/100 dân). Hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp, số các trạm bơm ngày một tăng cả về số máy lẫn công suất thiết kế: Số trạm bơm nước tưới tiêu tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 0,3 %, công suất thiết kế tăng 9 %, số máy tăng 9,1 %. Vì vậy diện tích được tưới tiêu chủ động cả năm từ 78.800 ha năm 1996 tăng lên 80.930 năm 2000, chiếm từ 94 đến 98 % tổng diện tích được canh tác của tỉnh và có 30 km kênh mương được kiên cố hoá. Kết cấu cơ sở hạ tầng ở thành phố Hải Dương, các huyện, các thi trấn và các xã được nâng cấp một bước. Cơ sở vật chất ngành giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá xã hội, du lịch, thể dục thể thao và các ngành dịch vụ đều được tăng cường.
Về cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh phân theo ngành kinh tế cũng đã có những chuyển biến tích cực theo chiều hướng phát triển, các ngành có hàm lượng chất lượng lao động kỹ thuật cao như ngành dịch vụ và theo chiến lược phát triển đó là ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh cũng có một vị trí không nhỏ trong việc tăng thêm GDP của tỉnh nhà. Giá trị nhập khẩu của tỉnh Hải Dương trong 5 năm qua có phần không ổn định: Năm 1996 là 13.155.700 USD, năm 1997 là 32.926.000 USD, năm 1998 là 26.348.000 USD, sang năm 1999 là 31.138.000 USD và năm 2000 là 28.000.000 USD.
Nếu lấy năm 1996 làm gốc thì giá trị nhập khẩu năm 1997 so với năm1996 tăng 150,28 %, năm 1998 tăng 100,27 %, năm 1999 tăng 136,69 %, năm 2000 tăng 112,84 %. Như vậy ta có thể thấy nhập khẩu của tỉnh Hải Dương là không ổn định. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và nguyên liệu cho ngành công nghiệp da - giày. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn (1996 - 2000) đạt 19721600 USD, năm 1996 đạt 31.072.100 USD, năm 1998 đạt 49.822.500 USD, năm 2000 đạt 45.000.000 USD. Nếu so sánh với năm 1996 thì năm 1997 tăng là 118,6 %, năm 1998 là 101,93 %, năm 1999 là 160,34 %, năm 2000 là 144,82 %. Như vậy kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhà tăng rất nhanh chỉ riêng năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực châu á, kim ngạch xuất khẩu bị giảm sút so với năm 1997 nhưng so với năm 1996 vẫn tăng 101,93 %. Mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là gạo, nhãn khô, vải khô và giày thể thao. Sang các thị trường như Trung Quốc và Tây Âu.
Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của hàng công nghiệp chủ yếu là công nghiệp nhẹ, năm 1996 chiếm 37,63 %, năm 1997 là 33,86 %, năm 1998 là 4,22 %, năm 1999 là 30,44 % và năm 2000 là 37,78 %. Phần còn lại là tỷ trọng đóng góp của hàng nông nghiệp và chủ yếu là gạo. Xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu hàng nông nghiệp, chiếm một tỷ trọng là hơn 60 %. Ta so sánh giữa nhập khẩu và xuất khẩu ta thấy chủ yếu là xuất siêu. Điều này, cho thấy nền kinh tế của tỉnh nhà chủ yếu dựa vào nội lực và những đặc điểm thế mạnh của vùng đó là cấy lúa để xuất khẩu gạo và các sản phẩm cây ăn quả có giá trị cao như vải Thanh Hà, Chí Linh.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều bình quân năm của giai đoạn 1996 - 2000 là 13.122.560 USD. Năm 2000, với mức xuất khẩu bình quân 27,03 USD/người chỉ bằng 0,15 lần mức xuất khẩu bình quân năm 2000 của cả nước (180 USD/người). Vì vậy có thể đánh giá tỉnh Hải Dương vẫn là một trong những tỉnh có ngành ngoại thương kém phát triển.
Hoạt động thương mại của tỉnh nhà trong giai đoạn 1996 - 2000 có những bước khởi sắc. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các đơn vị tham gia hoạt động trên lĩnh vực này, bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và số hộ kinh doanh cá thể chỉ tính từ năm 1996, có 19.583 đơn vị kinh doanh thương mại hoạt động trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 2000 toàn tỉnh đã có 22.200 đơn vị tham gia hoạt động này. Trong đó giai đoạn số đơn vị tham gia lĩnh vực thương mại tăng lên 2.617 đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế, trung bình mỗi năm tăng lên 654,25 đơn vị. Điều đáng chú ý ở đây là đã có sự thay đổi nhanh về cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia. Thực hiện đường lối, chính sách xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, bên cạnh thương nghiệp quốc doanh với nhiều cố gắng tự điều chỉnh để đảm bảo vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác cũng đã có những đóng góp đáng ghi nhận.
Tổng số các đơn vị tham gia kinh doanh thương mại dịch vụ không tăng nhiều trong thời kỳ 1996 - 2000 nhưng quy mô đã có những thay đổi. Nhiều hộ kinh doanh lớn đã trở thành doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn hoặc doanh nghiệp tư nhân. Phạm vi hoạt động của thương mại dịch vụ cũng được mở rộng đều khắp trên cả nước, đặc biệt đến các vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Mạng lưới chợ và các điểm bán hàng hoá, kinh doanh dịch vụ cũng được nâng cấp và phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn tỉnh. Theo số liệu điều tra mạng lưới và lưu lượng chợ của Cục Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2000 toàn tỉnh có 196 chợ, trong đó có 3 chợ được xây dựng kiên cố chỉ chiếm 1,53 % số chợ hiện có, bình quân 0,8 chợ/xã, ngang bằng với mức trung bình của cả nước về hệ thống chợ và các điểm bán hàng. Điều đó chứng tỏ lưu lượng hàng hoá trên thị trường khá dồi dào, thu nhập của người dân ngày một nâng cao dẫn đến sự gia tăng nhu cầu mua bán, đồng thời cũng phản ánh tính ưu việt của Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Thực vậy, tổng mức mua vào của toàn tỉnh năm 1996 là 1.157.268 triệu VND, đến năm 2000 đạt 23.641.000 triệu VND, đạt tốc độ tăng bình quân là 19,55 %. Mức bán ra năm 1996 là 1.385.950 triệu VND, đến năm 2000 đạt 2.781.200 triệu VND. Với tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn là 19,02 %.
Ngoài ra còn phải kể đến sự đóng góp của hoạt động thương mại của các doanh nghiệp sản xuất. Với cơ chế thị trường mới sản xuất gắn liền với thị trường, hàng loạt nhà máy công xưởng đã được đổi thành Công ty - vừa sản xuất, vừa trực tiếp tiêu thụ sản phẩm. Mô hình này đã giảm các khâu trung gian, góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá giảm giá thành. Với mạng lưới các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của mình, các doanh nghiệp đã cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp thương mại.
Những thành tựu của hoạt động thương mại của tỉnh nhà trong 5 năm qua là kết quả của việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, biện pháp của Chính phủ cũng như các chỉ thị nghị quyết của Đảng uỷ và UBND tỉnh. Đồng thời cũng có sự đóng góp rất lớn của các đơn vị kinh doanh thương mại. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa từng bước hội nhập quốc tế và khu vực, giao lưu buôn bán với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới ... Nhờ đó đã tác động tích cực thúc đẩy thị trường trong nước nói chung và trong tỉnh nói riêng vươn lên cạnh tranh, đồng thời gắn kinh tế địa phương với các địa phương khác, gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thị trường trong nước với thị trường quốc tế.
Môi trường pháp lý dần được hoàn thiện, kết quả tăng trưởng chung nền kinh tế địa phương đã tác động đến tăng trưởng trong hoạt động thương mại: Các ngành sản xuất công nghiệp, nông, lâm thuỷ sản đều phát triển mạnh, lực lượng hàng hoá đưa vào lưu thông ngày một dồi dào. Một vấn đề đáng nói nữa là sự bình đẳng trong kinh doanh. Bên cạnh hệ pháp luật, văn bản pháp quy, đã có những thay đổi căn bản về quan niệm đối với mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, chú ý nhất là thành phần hộ kinh doanh cá thể. Không thể phủ nhận được vai trò rất quan trọng của đội ngũ tư thương trong lưu thông hàng hoá. Đây chính là lực lượng phân phối hàng hoá nhanh đến tay người tiêu dùng, từ miền xuôi đến miền núi, đến các vùng sâu, vùng xa.
Hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là hoạt động đóng góp tỷ trọng rất lớn vào GDP của địa phương và có tốc độ tăng cao phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu ngành sang các ngành có tỷ trọng lao động kỹ thuật, lao động có chuyên môn, trình độ kỹ thuật cao, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và quan tâm phát triển nông nghiệp nông thôn xứng đáng với vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế nước ta đó là CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Thật vậy, trong giai đoạn 1996 - 2000, giá trị tăng thêm (VA) của ngành công nghiệp , xây dựng tăng trưởng ở mức cao. Năm thấp nhất VA của ngành công nghiệp, xây dựng tỉnh nhà theo giá hiện hành chiếm tỷ trọng là 34,3 % trong GDP của toàn tỉnh, năm 1996 và đến năm 2000 là 37,8 %. Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10,23 %; nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (1996 - 2000) của sản xuất công nghiệp cả nước tăng 13,5 %. Do tăng trưởng và phát triển của sản xuất công nghiệp, xây dựng đã góp phần đáng kể cải thiện nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng của toàn xã hội, tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ để tiếp tục đầu tư phát triển. Phát triển của ngành công nghiệp đã có tác động quyết định đến chuyển dịch cơ cấu chung của nền kinh tế địa phương và của nội bộ ngành công nghiệp. Từ đóng góp từ 34,3 % đến 37,3 % trong GDP của toàn tỉnh chứng tỏ có một sự chuyển dịch khá nhanh liên tục, thể hiện tính ổn định và đúng với mục tiêu của đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá là tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp.
Có thể nói sản xuất công nghiệp, xây dựng 5 năm (1996 - 2000) của tỉnh Hải Dương là thời kỳ đạt mức tăng trưởng cao và ổn định nhất, có hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội. Đạt được những kết quả đó là những nguyên nhân cơ bản sau:
- Kết quả của các hoạt động thu hút vốn đầu tư, từ nội lực nền kinh tế, đầu tư nước ngoài và ngân sách Nhà nước cấp vào ngành công nghiệp,xây dựng đã tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật, công nghệ để mở rộng năng lực sản xuất ra đời những ngành công nghiệp mới (ô tô, điện tử, viễn thông) và nhiều sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng cao, tạo sản xuất tăng nhanh, là nhân tố quyết định tăng cao và ổn định của toàn ngành công nghiệp, góp phần phát triển nhanh xuất khẩu hàng hoá công nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp trong địa phương vươn lên về tự quản lý, hạch toán độc lập, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
- Tác động tích cực của việc tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.
Mặc dù thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp còn chậm, nhưng kết quả bước đầu đã củng cố được các doanh nghiệp còn lại hoạt động có hiệu quả hơn, tổ chức quản lý tốt hơn, thích ứng với cơ chế thị trường hơn, nhiều doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh. các chính sách khuyến khích phát triển tư nhân và các cơ sở sản xuất cá thể đã có tác dụng khai thác năng lực tiềm tàng về sản xuất công nghiệp ở địa phương, khơi dậy nhiều ngành nghề truyền thống ở các làng xã. Những năm gần đây, doanh nghiệp tư nhân đã có bước phát triển mới, nhiều công ty tư nhân có quy mô vừa và lớn ra đời, có kỹ thuật công nghệ tiên tiến trình độ quản lý kinh tế tốt tham gia thị trường có hiệu quả cao trong các ngành: May mặc tiêu dùng, chế biến gỗ cao cấp, chế biến thực phẩm, các sản phẩm cây ăn quả có giá trị cao.
Thật vậy, trong 5 năm 1996 - 2000 tình hình phát triển làng nghề có những bước tiến quan trọng: Năm 1996 toàn tỉnh có 28 làng nghề đến năm 2000 có 54 làng nghề. Số các làng nghề này chủ yếu là làng nghề truyền thống của địa phương và làng nghề chế biến nông sản. Nhưng hiệu quả của những làng nghề này ở mức rất thấp, tỷ lệ số làng nghề phát triển tốt trong 5 năm qua là: Năm 1996 là 32 %, năm 1997 là 30 %, năm 1998 là 26 %, năm 1999 là 27 % và năm 2000 là 277. Như vậy hiệu quả các làng nghề ngày càng giảm sút và có những làng nghề phải bỏ nghề truyền thống để đi làm những công việc khác. Vì vậy cần chú ý đầu tư và thúc đẩy phát triển các làng nghề vì chúng ta phải tính cả đến hiệu quả xã hội của chúng là giữ gìn được bản sắc, truyền thống của các địa phương.
Sự quản lý của Chính phủ cũng như của UBND tỉnh kịp thời, có hiệu quả, nhiều biện pháp có tác động tích cực đến thúc đẩy sản xuất như: Chính sách kích cầu qua đầu tư, các chính sách tài chính, thuế, chính sách xuất nhập khẩu, biện pháp quản lý thị trường, chống hàng lậu, hàng giả .. Những chính sách và biện pháp của Chính phủ và UBND tỉnh đã kịp thời tháo gỡ khó khăn giúp cho các doanh nghiệp chóng phục hồi lại sản xuất ở những năm 1998, 1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á.
Các hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ hoạt động đầu tư phát triển, hoạt động thương mại và hoạt động xuất khẩu đó là tất cả các hoạt động tạo những nền tảng vững chắc cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nói chung cũng như công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước nhà cũng như tỉnh Hải Dương.
Trên đó, là kết quả, thành tựu hoạt động của các lĩnh vực trong 5 năm 1996 - 2000 của tỉnh Hải Dương vừa góp phần đánh giá thực trạng của các hoạt động, đồng thời rút ra những mặt yếu kém của các hoạt động và rút ra những mặt mạnh để phát huy kịp thời cho thời kỳ tiếp theo 2001 - 2005 vững chắc, ổn định và tăng trưởng. Mặt khác, cũng đánh giá một cách đúng đắn quá trình CNH - HĐH nói chung ở Hải Dương trong việc thực hiện các mục tiêu và chương trình kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Qua những kết quả mà các hoạt động đạt được trong 5 năm 1996 - 2000, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đạt được những kết quả ban đầu về kết quả tổng hợp của Hải Dương là đã có sự chuyển biến về cơ cấu lao động, đã có sự chuyển dịch nhanh chóng sang các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, chất lượng lao động, có trình độ chuyên môn mới đó là các ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, xây dựng. Trong nội bộ từng ngành thì lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, có trình độ văn hoá ngày càng tăng lên, điều đó có nghĩa là tỉ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động của địa phương.
Tốc độ tăng lao động trong các ngành phi sản xuất vật chất dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất.
Tuy những điều trên chưa đạt được nhiều song cũng chứng tỏ phần nào đang có xu hướng phát triển tăng lên trong thời kỳ tiếp theo.
Về đóng góp của các ngành trong GDP bước đầu có những chuyển biến theo hướng tăng VA của những ngành có hàm lượng kỹ thuật, trình độ quản lý cao như ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Nhưng nó vẫn ở mức thấp cần tăng cường và tiếp tục phát huy trong giai đoạn tới.
Đó là bức tranh tổng thể toàn bộ nền kinh tế địa phương trong 5 năm qua, đó cũng là nền tảng, động lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Hải Dương.
Chương IV
Phần kết luận, kiến nghị
------------------
I - Hiệu quả quá trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn:
Trong 5 năm qua 1996 - 2000 Hải Dương cùng cả nước thực hiện quá trình CNH - HĐH nền kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng bước đầu đã đạt được những cơ sở vững chắc, những thành tựu đáng kể trong sản xuất của các ngành cũng như quan hệ kinh tế với các địa phương khác và rộng hơn là hội nhập với quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoá. Năm 5 qua Hải Dương đã từng bước tạo những tiền đề vững chắc và ổn định cho sự phát triển của các giai đoạn: GDP tăng trưởng với tốc độ cao, GDP đầu người qua các năm tăng dần trong khi đó tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm. Mọi mặt của xã hội tỉnh nhà thay đổi mạnh mẽ cả về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên đặc biệt là khu vực nông thôn và vùng núi tạo một bước phát triển mới trong nông nghiệp và nông thôn. Tuy đã đạt những kết quả đáng ghi đó về mọi mặt, một phần đã làm thay đổi bộ mặt cho nông nghiệp nông thôn tỉnh nhà nói riêng và của cả nước nói chung nhưng để thực hiện quá trình công nghiệp hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn còn rất yếu kém ở nhiều mặt.
Thứ nhất là về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp nông thôn với các nội dung cơ bản là: Thuỷ lợi hoá, sinh học hoá, hoá học hoá, cơ giới hoá và điện khí hoá nông nghiệp nông thôn còn rất nhiều hạn chế. Về thuỷ lợi hoá tuy đã có những bước tiến trong lĩnh vực tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn còn yếu kém trong công tác khai thác nguồn nước sạch đẻ sử dụng cho nông thôn và vấn đề kiên cố hoá kênh mương, bảo vệ, tu bổ đê kè cống còn nhiều khúc mắc, chậm và chưa đầy đủ. Một vấn đề quan trọng để thực hiện thành công quá trình CNH - HĐH nói chung cũng như nông nghiệp nông thôn là ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất còn rất hạn chế, các chương trình về khoa học kỹ thuật chưa được chú trọng đúng mức, chưa có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về giống, cây trồng vật nuôi đem vào sử dụng. Vấn đề năng lực, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu còn tồn tại ở dạng thô sơ và các máy móc nhỏ. Điện sử dụng trong nông nghiệp nông thôn chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt là chính.
Thứ hai về con người - nhân tố trung tâm trong quá trình sản xuất còn hạn chế về nhiều mặt: Trình độ chuiyên môn kỹ thuật, trình độ quản lý. Đặc biệt là đội ngũ có trình độ chuyên môn và học vấn cao không có nhiều và rất hạn chế.
Thứ ba là về vốn đầu tư tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng đầu tư vẫn chưa đồng bộ, chưa phát huy được tính chất của từng ngành và từng lĩnh vực hoạt động. Vẫn còn có tính chất đầu tư dàn trải, chưa có những dự án đầu tư trọng điểm để phát triển nông nghiệp nông thôn. Vì vậy để có những kết quả tốt hơn trong giai đoạn tới cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau:
- Tạo nguồn vốn tích luỹ để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đó là sự tích luỹ vốn từ nguồn trong mọi thành phần kinh tế trong tỉnh và tích luỹ vốn từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ, tranh thủ sự giúp đỡ và thu hút các dự án đầu tư nước ngoài về chế biến các sản phẩm nông sản, lâm sản và thuỷ sản. Đầu tư có hiệu quả cho nông nghiệp nông thôn.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đó là đầu tư sâu và trọng điểm nghiên cứu những cây trồng vật nuôi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh nhà vào sản xuất đại trà tạo ra năng suất và phẩm chất tốt, đẩy nhanh giá trị sản xuất nông nghiệp ngày một tăng với chi phí thấp. Với khu vực nông thôn cần giúp đỡ và khuyến khích tham gia các khoa học về quy trình sản xuất giống mới, có các dự án phát triển về cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm ngày một tốt hơn.
- Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý công nhân lành nghề để dần dần nâng cao tỷ trọng lao động có hàm lượng lên cao trong nội bộ từng ngành và giữa các ngành với nhau. Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động gián đơn. Tạo được đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và phẩm chất tốt để thực hiện thắng lợi quá trình CNH - HĐH đất nước trong giai đoạn tới (2001 - 2005).
II - Về hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn:
Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và Nhà nước ta đặt ra và thực hiện từ nhiều Đại hôi Đảng trước nhưng đến nay hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh quá trình CNH - HĐH nước ta nói chung và ngành nông nghiệp, nông thôn nói riêng vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh và công bố rộng rãi, còn nhiều cản trở trong việc hoàn thành hệ thống chỉ tiêu này. Đó là điều hết sức khó khăn cho những nhà quản lý cả ở tầm vĩ mô và vi mô nói chung và những nhà thống kê nói riêng trong việc thu thập số liệu, xác định hiệu quả quá trình đó. Mặc dù trong một vài năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu để xây dựng hệ thống chỉ tiêu này nhưng vẫn chỉ ở mức độ sơ khai chưa được cụ thể hoá một cách khoa học về số lượng chỉ tiêu, nội dung phương pháp tính và nguồn thu thập thông tin. Các chỉ tiêu này còn phân tán trong các hệ thống chỉ tiêu khác và nhiều chỉ tiêu ta phải tính và chuyển đổi từ các hệ thống chỉ tiêu khác nhau. Vì vậy, nó mang nhiều tính bất cập về nội dung và phương pháp tính, làm cho bản chất của hiện tượng cần phản ánh không chính xác. Cùng với quá trình thực hiện CNH - HĐH đất nước, ngành Thống kê cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và của từng ngành nói riêng. Vừa đáp ứng được nhu câu các thông tin cho các cấp quản lý ở tầm vĩ mô để đánh giá được việc thực hiện quá trình này của toàn bộ nền kinh tế, cũng như trong nội bộ từng ngành. Góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình hội nhập và so sánh quốc tế, thúc đẩy trình độ năng lực của những nhà thống kê trong công tác xây dựng và hoàn thiện cá hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội.
tài liệu tham khảo
-------------
- Giáo trình lý thuyết thống kê.
- Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin.
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.
- Số liệu: Cục Thống kê Hải Dương.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- S0026.doc