LỜI MỞ ĐẦU
Qua thực tế 10 năm đổi mới,Việt Nam đã chứng minh cho bạn bè thế giới thấy được sức mạnh vượt trội về kinh tế,về trình độ khoa học kỹ thuật về sự thích ứng với môi trường kinh doanh mới,trong đó hệ thống ngân hàng được đánh giá là một trong những ngành đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế của nước nhà. Với vai trò vừa là đòn bẩy,vừa là cầu nối,ngành Ngân hàng luôn nhận thức được tầm quan trọng của mình.
Tuy nhiên,trong điều kiện kinh tế mới,trong môi trường kinh doanh
31 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu 1 sồ giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có sự cạnh tranh khốc liệt đã làm cho ngành ngân hàng gặp không ít khó khăn. Trong đó là vấn đề rủi ro,đặc biệt là rủi ro trong kinh doanh tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu vì gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý Ngân hàng là phải làm thế nào phòng ngừa phân tán và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Xuất phát từ nhận thức trên, là một sinh viên được đào tạo chuyên ngành tín dụng qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy,cùng sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Đỗ Quế Lượng em đã chọn đề tài: ”Một sồ giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCT”
Đề tài đề cập đến một vấn đề lớn,và nội dung phức tạp. Do thời gian và kinh nghiệm nghiệp vụ còn nhiều hạn chế luận văn không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy hướng dẫn,các cô giáo trong khoa tài chính – kế toán cùng các anh chị tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy Đỗ Quế Lượng,thầy cô giáo trong khoa và cán bộ công nhân viên của chi nhánh Ngân hàng Công thương Bãi Cháy đặc biệt là đã giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Bài luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về NHTM và RR TD của NHTM
Chương II: Thực trạng RRTD tại chi nhánh NHCT Bãi Cháy.
Chương III: Một số biện pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT Bãi Cháy.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHTM
1. Khái niệm NHTM
NHTM đã được lịch sử kinh tế thế giới xác định là một ngành kinh tế lâu đời nhất của nhân loại. Hoạt động của Ngân hàng gần như đã xuất hiện cùng lúc với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội của loài người. Với chiều dài của lịch sử, trong mối giai đoạn hoạt động Ngân hàng cũng có những thay đổi. Xã hội càng đi lên hoạt động NH càng trở lên đa dạng hơn về loại hình, từ hình thức giản đơn mang tính chất dịch vụ – kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa các quan hệ tiền tệ ngày một mở rộng đã tạo cơ sở thúc đẩy các tổ chức kinh doanh tiền tệ chuyển biến mạnh mẽ cả về nội dung đến hình thức hoạt động kinh doanh, từ đó phát triển thành những NH hiện đại ngày nay. Trong đó NHTM là một tổ chức tài chính lớn nhất, quan trọng nhất trong giới kinh doanh tiền tệ.
Do hoạt động của NHTM rất đa dạng, các thao tác trong từng nghiệp vụ lại phức tạp luôn thay đổi theo sự biến động chung của nền kinh tế. Mặt khác do tập quán luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau nên có những định nghĩa khác nhau về NHTM. Nhưng dù định nghĩa có khác nhau thì NHTM đều có một tính chất chung là những tổ chức môi giới tài chính, hoạt động bằng cách “đi vay để cho vay” nghiệp vụ chủ yếu là nhận tiền gửi và kinh doanh tiền gửi.
2. Chức năng NHTM
2.1 Chức năng tạo tiền
Khi hệ thống Ngân hàng 2 cấp được hình thành các NH không còn hoạt động riêng lẻ mà tạo nên một hệ thống. Trong đó NHTW là cơ quan quản lý về tiền tệ, tín dụng, là ngân hàng của các ngân hàng, chỉ có NHTW mới có quyền tạo ra tiền bằng chính các nghiệp vụ của mình, còn lại các NHTM chuyển kinh doanh tiền tệ. Nhờ hoạt động trong hệ thống NHTM đã tạo ra “bút tệ” thay thé cho tiền mặt, đây
là một sàng kiến quan trọng trong lịch sử hoạt động NH. Chức năng tạo “bút tệ” được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và đầu tư cảu NHTM trong mối quan hệ tùy thuộc với NHTM. Nhờ nhận tiền ký thác của khách hàng, NHTM có khả năng cho vay. Nhưng khi cho vay NH lại tạo ra tiền ký thác mới gọi là “bút tệ”, tiền chuyển khoản. NHTM trở thành người cung ứng tiền “bút tệ” quan trọng, chính nhờ phương thức tạo tiền này mà xã hội chẳng những đảm bảo cho sự phát triển của mình mà còn trở thành trung tâm tiền tệ của đời sống kinh tế hiện đại.
2.2. Chức năng thanh toán
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự mở rộng quan hệ xã hội TH giữa các quốc gia và khu vực, do vậy các quan hệ giao dịch cũng ngày một nhiều hơn. NHTM lại đóng một vai trò mới đó là trung gian thanh toán. Hầu hết các khoản thanh toán chi trả đều được NH thực hiện, như vậy việc thanh toán trở lên tiện lợi, an toàn và tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với việc thanh toán không qua NH.
Ngoài việc dùng tiền mặt để thanh toán, ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, NH đã áp dụng nhưng công nghệ hiện đại vào thanh toán như: hình thức chuyển tiền điện tử, dùng thẻ tín dụng, các điện tử ,.....giúp đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng và hạn chế được nhiều rủi ro cho NH.
2.3 Chức năng trung gian tín dụng
Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trung gian giài chính là hoạt động cầu nối giữa cung và cầu vốn trong xã hội. NHTM tập trung huy động nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, trên cơ sở vốn đã huy động được NH cho vay, dưới nhiều hình thức: cho vay tiêu dùng, cho vay sinh viên ...
Vì vậy hoạt động tín dụng vừ đứap ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn, vừa đáp ứng được nhu cầu vốn dài hạn, góp phần đẩy nhanh được tốc độ lưu chuyển của tiền tệ, vốn đầu tư được mở rộng, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội.
2.4 Chức năng cung ứng dịch vụ
Một xã hội văn minh – phát triển được đánh giá bằng hệ thống dịch vụ. Một NH phát triển, hiện đại cũng được đánh giá thông qua hệ thống này đó là hệ thống cung cấp dịch vụ NH.
NHTM cung cấp các dịch vụ: thanh toán chuyển tiền ủy thác, tư vấn đầu tư mua trả góp, các dịch vụ lữ hành ..........
Và hiện đại hơn là các loại thẻ điện tử, máy rút tiền tự động ATM, thẻ séc, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ NH tại gia .........chức năng này được phát huy hơn bao giờ hết trong nền kinh tế thị trường.
Tầm quan trọng của NHTM dược thể hiện qua 4 chức năng trên. Trong đó chức năng tín dụng được quan tâm hơn hết bởi vì trong đó chứa đựng nhiều rủi ro, là một mắt xích quan trọng trong quyết định sự tồn tại và phát triển của NH.
II. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM
1. Khái niệm tín dụng – Tín dụng NH
- Tín dụng: Phạm trù tín dụng được trở thành chức năng của Nh ngay từ khi NH chào đời. Tín dụng bao hàm ý nghĩa huy động vốn, thu hút tiền gửi và cho vay.
- Tín dụng NH: Là quan hệ giữa 2 chủ thể, trong dó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thỏa thuận.
2. Rủi ro tín dụng
2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết (hoặc) mất khả năng thanh toán.
Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động tài chính của NH< là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra gây thiệt hại đáng kể cho NH.
Nhiệm vụ đầu tiên của NH là bảo vệ tiền gửi của khàng hàng, nếu 1 khoản cho vay nào đó bị thất thoát (không thu hồi được) thì trước hết làm cho NH không có khả năng thanh toán cho người gửi, đe dọa tính an toàn và ổn định của NH, sau đó có thể dẫn đến phá sản NH và cuối cùng là sụp đổ cả một hệ thống NH.
Vì lý do đó mà Nh luôn phải thận trọng, nhất là khi cho vay. Chính sách cho vay phải rõ ràng để xác định phương hướng sử dụng vốn và để kết hợp sự bảo đảm cơ thể chấp nhận được và khả năng thanh toán nợ, giúp NH tránh được những rủi ro đáng tiếc.
Rủi ro tín dụng xảy ra ở 2 khâu:
- Khâu cho vay: Là hoạt động lớn nhất của NH. Một hệ thống NH hoạt động tốt cơ thể giảm bớt được rủi ro đến mức thấp nhất do nguyên nhân chủ quan gây ra, còn những rủi ro do khách quan mang lại là không thể tránh khỏi. Vì vậy trước khi cho vay phải sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan hệ với khách hàng lâu dài, quy định các hạng mức tín dụng, vật thế chấp ..........
- Rủi ro nợ quá hạn
NHTM là trung gian tài chính là chiếc cầu giao lưu kinh tế giữa bên thừa vốn với bên thiếu vốn, tạo điều kiện cho sản xuất và tái sản xuất được mở rộng và phát triển. Vì vậy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng và khách hàng.
Do đó nếu nợ quá hạn xảy ra sẽ có ảnh hưởng rất lớn có thể dẫn đến lạm phát, giá cả tăng, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.
2.2 Những dấu hiệu của rủi ro tín dụng
Trong hoạt động tín dụng người ta thấy rằng rủi ro tín dụng thường ẩn chứa trong các khoản cho vay, xuất hiện bằng nhiều dấu hiệu những dấu hiệu này không phải bao giờ cũng trùng khớp nhau trong mọi trường hợp. Khi xem xét những rủi ro này trong cho vay, cán bộ tín dụng phải xem xét rủi ro này do yếu tố nào gây nên. Có thể do chính người vay (khách hàng) không trả được nợ, do cơ chế chính sách của Nhà nước, hay do chính bản thân ngân hàng. Từ đó có biện pháp kịp thời, xử lý giúp ngăn ngừa rủi ro, không gây thiệt hại cho khách hàng cũng như ngân hàng.
a. Rủi ro do cơ chế quản lý của Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường với nhiều biến động phức tạp diễn ra hàng ngày, hàng giờ buộc các nhà kinh doanh phải thích ứng với sự biến động đó.
Ngân hàng cũng là một tổ chức kinh doanh nhưng cái khó của Ngân hàng là vừa phải đối mặt với cơ chế thị trường, vừa phải tuân thủ theo những quy định của Nhà nước, của Ngân hàng. Vì thế nếu chính sách quản lý của Nhà nước không đồng bộ, không kịp thời thay đổi, bổ sung cho phù hợp thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho ngành ngân hàng và rủi ro là điều không thể tránh khỏi.
b. Rủi ro từ phía Ngân hàng:
Về phía NHTM do không thẩm định kỹ trước lúc cho vay nên thường không tính được hiệu quả của dự án cũng như tính khả thi của dự án, không nắm chắc được khả năng trả nợ của người vay, khả năng sản xuất, thị trường tiêu thụ, xác định tỷ lệ cho vay trên tài sản thế chấp, cầm cố, lý lịch tư pháp của khách hàng thiếu hoặc không thường xuyên kiểm tra, kiểm soát món vay, do đó không phát hiện kịp thời những dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro.
Ngoài ra đạo đức của cán bộ tín dụng cũng như trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Một số cán bộ còn cố tình làm sai trái quy định, quy chế cho vay như: Nâng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố cao hơn giá trị thực, cầm cố khi chưa có lệnh giải chấp của ngân hàng ............đó cũng là những nguyên nhân trong việc giảm thiểu hoặc gia tăng rủi ro.
c. Rủi ro từ phía khách hàng
Đối với khách hàng là doanh nghiệp rủi ro phổ biến nhất là thị trường tiêu thụ hàng hóa, điều này đồng nghĩa với khả năng trả nợ của ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt về thị trường tiêu thụ, sự thay đổi nhanh chóng về kỹ thuật công nghệ làm cho nhiều nhà sản xuất bị phá sản do bản thân họ không thep kịp thị trường. Vì vậy vấn đề trả nợ ngân hàng khi đến hạn hết sức khó khănm dẫn đến rủi ro.
Vấn đề về đạo đức khách hàng trong việc vay và trả nợ ngân hàng cũng là một điều đáng quan tâm. Khách hàng vay tiền của Ngân hàng nhưng lại không sử dụng đúng mục đích, vay tiền không sử dụng mà cho người khác vay, vay vốn ngân hàng để kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo ... họ không có ý thức trả nợ ngân hàng vì vậy việc thu nợ là hết sức khó khăn.
2.3 Những tác động của rủi ro tín dụng tới hoạt động của Ngân hàng
a. Rủi ro làm giảm uy tín Ngân hàng
Hoạt động Ngân hàng là một trong những hoạt động có nhiều rủi ro hơn hết. Một hệ thống Ngân hàng tốt có thể giảm bớt tới mức tối thiểu các rủi ro tạo được chữ tín đối với khách hàng mà nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng lại từ chính khách hàng.
Nếu ngân hàng hoạt động không tốt, mất sự tin cậy của khách hàng thì sẽ khó có thể huy động được nguồn vốn dồi dào. Ngoài ra các ngân hàng nước ngoài sẽ xa lánh, không cấp các hạn mức tín dụng, không mở quan hệ đại lý ...
b. Rủi ro làm giám sát khả năng thanh toán của ngân hàng
Các khoản tín dụng có rủi ro khiến cho viẹc chi trả tiền gửi khi đến hạn thanh toán sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chức năng của Ngân hàng “đi vay để cho vay”. Nếu cho vay gặp rủi ro cao, không thu hồi được cả gốc và lãi trong khi đó khách hàng đến rút tiền lại tăng lên. Như vậy buộc ngân hàng phải đi vay với lãi suất cao, bán tài sản có lãi suất cao... để chi trả cho các khoản tiền gửi từ đó gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng.
c. Rủi ro làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
Rủi ro dẫn đến sự mất mát về tài chính, giảm uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng, ngân hàng sẽ khó khăn trong hoạt động, thu nhập thấp và kết quả là ngân hàng giảm sút lợi nhuận.
d. Rủi ro làm phá sản ngân hàng
Như chúng ta biết vốn tự có của Ngân hàng là rất thấp mà nguồn vốn huy động lại là chủ yếu. Nếu tác động của rủi ro trên không được ngăn chặn kịp thời, ngân hàng không có khả năng ứng phó thì sẽ dẫn đến khả năng thanh toán của ngân hàng là không có, ngân hàng sẽ bị phá sản.
3. Giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và do vậy luôn gặp phải nhiều rủi ro. Nâng cao khả năng tự đề kháng rủi ro là một cách phòng và hạn chế rủi ro tốt nhất cho Ngân hàng. Đó là cách tiếp nhận, vô hiệu hóa các rủi ro lớn, từ đó tối đa hóa được lợi nhuận trong kinh doanh ngân hàng.
3.1 Xử lý nợ quá hạn
Nợ quá hạn là dấu hiệu đầu tiên gây ra rủi ro cho Ngân hàng và được hiểu là 1 khoản tín dụng cấp ra nhưng lại không thu hồi được đúng hạn. Nếu dư nợ quá hạn xảy ra sẽ gây khó khăn cho ngân hàng, khách hàng và lớn hơn là nền kinh tế sẽ bị
thiếu thốn trong phạm vi một thời gian nhất định. Nợ quá hạn xảy ra với quy mô lớn sẽ gây áp lực cho Ngân hàng và nền kinh tế bất ổn.
Do vậy cán bộ tín dụng ngân hàng nên thẩm định khách hàng trước khi cho vay, nhất là khả năng tài chính của họ, giúp khách hàng biết được khả năng tài chính và giúp ngân hàng tránh được rủi ro. Đồng thời ngân hàng cũng nên phân loại nợ quá hạn thành: Nợ quá hạn theo thời gian, theo chức năng, đối tượng vay, mục đích sử dụng các khoản vay, theo khả năng thu hồi nợ ....... để có giải pháp giải quyết khi nợ quá hạn xảy ra, đưa tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất.
3.2 Tăng cường quản lý cho vay
Quá trình cho vay là toàn bộ hoạt động diễn ra từ khi ký quyết định vay đến khi ngân hàng thu hồi được cả vốn và lãi. Quá trình cho vay có nhiều khâu, nếu không quản lý tốt sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Do vậy cần phải tăng cường quản lý cho vay, phân loại khách hàng, thực hiện tốt các điều kiện cho vay, đặc biệt là khâu thẩm định trước khi cho vay. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng luân chuyển nhanh, giúp ngân hàng tránh được rủi ro.
3.3 Hoàn thiện công tác thanh tra – kiểm tra
Mục đích của công tác này là làm tăng độ an toàn, tính ổn định và khả năng khống chế rủi ro cho ngân hàng. Quă đó tìm được thực trạng chính xác nhất của ngân hàng đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng luôn có hiệu quả.
Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, có một số khách hàng vay mang nhiều rủi ro. Nếu ngân hàng từ chối cho khách hàng vay ngân hàng sẽ mất khách hàng vì vậy để tránh điều này ngân hàng đã có biện pháp đó là chuyển rủi ro để hạn chế rủi ro.
Ngân hàng chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro (Công ty bảo hiểm) bằng cách mua bảo hiểm cho vay.
- Vay đồng tài trợ: Nhiều Ngân hàng cùng cho vay 1 khách hàng mang nhiều rủi ro
- Bán rủi ro: Bán rủi ro cho ngân hàng khác hoặc trung gian tài chính để hưởng hoa hồng.
Ngoài ra ngân hàng sử dụng các báo cáo thu thập thông tin, thanh tra tại chỗ, kiểm tra, kiểm soát từ xa, mua thông tin về các khoản vay ở các tổ chức hay các Công ty tư vấn có uy tín.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG BÃI CHÁY
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BÃI CHÁY
1. Quá trình hình thành
Ngân hàng Công Thương Việt Nam gọi tắt là InComBank (Industual and Commercial Bank of Viet Nam) thành lập ngày 01/07/1988.
Ngân hàng Công thương Quảng Ninh thành lập 08/08/1998 có trụ sở tại 120 – Lê Thánh Tông – Tp. Hạ Long – Quảng Ninh.
Ngân hàng có 4 hội sở chính và 4 chi nhánh trực thuộc, hoạt động tại thị xã Uông Bí, khu du lịch Bãi Cháy, thị xã Cẩm Phả và Móng Cái.
Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy là 1 trong 4 chi nhánh của Ngân hàng Công thương Quảng Ninh, được thành lập trên cơ sở một phòng giao dịch của Ngân hàng Công thương Quảng Ninh từ ngày 01/04/1990, đặt tại đường Hạ Long – Phường Bãi Cháy – Tp. Hạ Long.
2. Chức năng – Nhiệm vụ
Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn 3 phường, 2 xã thuộc khu vực phía Tây Tp. Hạ Long. Khách hàng vay vốn của Ngân hàng là những doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu, xăng dầu và du lịch.
Hoạt động chủ yếi của Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy là huy động tiền gửi, cho vay và làm dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Hạch toán theo hệ thống tài khoản của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Thực hiện quản lý tài chính theo chế độ hạch toán nội bộ trực thuộc Ngân hàng Công Thương Quảng Ninh và Ngân
hàng Công Thương Việt Namtrên toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều được tập trung hạch toán tại Ngân hàng Công thương Việt Nam để thống nhất phân phối toàn hệ thống. Hàng năm chi nhánh ngân hàng Công Thương Bãi Cháy tự xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình và thống nhất chỉ tiêu đã được cấp trên duyệt chính thức. Kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch thu nợ quá hạn kế hoạch về tài chính.
3. Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy với bộ máy nhân sự gồm 56 cán bộ công nhân viên: Giám đốc, 2 phó Giám đốc, 4 Trưởng phòng, 3 phó phòng và 46 nhân viên. Mạng lưới hoạt động gồm 2 trụ sở chính, 2 phòng giao dịch, 6 phòng ban (phòng kinh doanh, phòng nguồn vốn, phòng hành chính, tiền tệ kho quỹ (ngân quý), kế toán phòng kiểm tra) và 3 quỹ tiết kiệm.
Giám đốc
* Sơ đồ tổ chức
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng ngân quỹ
Phòng hành chính
Phòng giao dịch
Phòng nguồn vốn
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
* Nhiệm vụ các phòng – ban
-Phòng kế toán: Cập nhật kịp thời tình hình hoạt động của chi nhánh, thực hiện việc lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện kế hoạch khi được giao theo dùng pháp luật của Nhà nước và Ngân hàng.
- Phòng kinh doanh: Phụ trách công tác kế hoạch và đầu tư cho vay đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn hoạt động. Đầu tư vốn: Vay, xử lý rủi ro, nợ khoanh, giải nợ ... đảm bảo kinh doanh hiệu quả và an toàn vốn.
- Phòng nguồn vốn: Là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc thực hiện công tác huy động vốn, phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Công Thương Quảng Ninh.
- Phòng giao dịch: Thực hiện đúng chức năng, hoạt động như một ngân hàng con nằm trong ngân hàng mẹ.
- Phòng ngân quỹ: Thực hiện công tác thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, quản lý kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Công Thương Quảng Ninh. Đảm bảo tuyệt đối về tiền bạc, kho quý.
- Phòng hành chính: Thực hiện công tác phục vụ, chăm lo cải thiện điều kiện công việc, chịu trách nhiệm về an ninh, an toàn trong ngân hàng.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BÃI CHÁY.
1. Hoạt động nguồn vốn
Bảng nguồn vốn
STT
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM
2002
2003
2004
I
Tổng nguồn vốn huy động
Triệu đồng
168.513
215413
230.491
1
Tiền gửi VNĐ
Triệu đồng
152.418
198.805
201.123
2
Tiền gửi ngoại tệ
USD
USD 395,718 = 6.095 triệu đồng
USD 322,189 = 5.040 triệu đồng
USD 381,798 = 6.009 triệu đồng
3
Kỳ phiếu, trái phiếu
Triệu đồng
10.000
11.568
23.359
Xuất phát từ nguyên tắc hoạt động cơ bản của tất cả các ngân hàng là “đi vay để cho vay”, Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy luôn chú trọng công tác huy động vốn để tạo điều kiện chủ động trong công tác cho vay.
Ngoài ra Ngân hàng còn tăng cường hoạch toán kinh doanh với nhiều hình thức huyd dộng cùng thái độ phục vụ nhanh chóng, chính xác, kịp thời, thuận tiện cho khách hàng nên ngân hàng Công Thương Bãi Cháy không những đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà nguồn vốn không ngừng tăng lên qua các năm.
Tổng nguồn huy động vốn ( qua bảng số liệu) trên như sau:
Năm 2002: 168.513 triệu đồng
Năm 2003: 215.413 triệu dồng tăng 27,8% so với năm 2002
Năm 2004: 230.491 triệu đồng tăng 6,9% so với năm 2003.
Năm 2004 nguồn vốn Việt Nam đồng đạt 201.123 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 87,25% trên tổng nguồn vốn, tăng 1,16% so với năm 2003.
Nguồn vốn huy động: Ngoại tệ quy VNĐ đạt 6.009 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,6% trên tổng nguồn vốn, tăng 1,2% so với năm 2003.
Việc huy động bằng kỳ phiếu, trái phiếu cũng tăng lên qua các năm, nhưng vẫn chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trên tổng nguồn vốn huy động. Để nguồn vốn huy động này tăng lên, ngân hàng cần phải lựa chọn hình thức và thời điểm sao cho phù hợp khi phát hành kỳ phiếu – trái phiếu như vậy sẽ đạt được kết quả tốt.
Giúp hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy ta phân nguồn vốn huy động thành những loại sau:
* Phân theo kỳ hạn
Bảng nguồn vốn phân theo kỳ hạn
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2002
2003
2004
1
Loại không kỳ hạn
Triệu đồng
19.705
37.350
45.197
2
Loại có kỳ hạn
Triệu đồng
148.808
178.063
185.294
Tổng cộng:
168.513
215.413
230.491
Như chúng ta đã biết tiền gửi không kỳ hạn thường không ổn định vì khách hàng có thể đến Ngân hàng rút tiền bất cứ lúc nào, nên ngân hàng luôn phải dự trữ một tỷ lệ nào đó. Còn tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có thời gian rút tiền cụ thể, như vậy ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc dùng tiền của khách hàng này.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn.
Năm 2003: Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 57,67% tổng nguồn vốn
Tiền gửi có kỳ hạn chiếm 82,66% tổng nguồn vốn
Năm 2004: Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 19,6 % tổng nguồn vốn
Tiền gửi có kỳ hạn chiếm 80,39% tổng nguồn vốn
Để có được nguồn vốn này, Ngân hàng Công thương Bãi Cháy đã có những chính sách hợp lý, ưu đãi về lãi suất, có những chương trình dự thưởng, khuyến khích khách hàng giúp ngân hàng huy động được nhiều vốn và hoạt động tốt hơn.
* Phân theo thành phần kinh tế
Bảng nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2002
2003
2004
1
Tiền gửi tài chính kế toán
Triệu đồng
13.301
30.170
39.600
2
Tiền gửi dân cư
“
154.844
184.824
190.497
3
Huy động khác (nguồn vốn EC)
“
368
368
368
4
Tiền gửi tài chính kế toán khác
“
0
51
26
Tổng cộng:
168.513
215.413
230.491
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm ngày càng tăng và lượng tiền gửi của dân cư là rất lớn.
Năm 2002 đạt 154.844 chiếm tỷ trọng 91,88% tổng nguồn vốn
Năm 2003 đạt 184.824 chiếm tỷ trọng 85,79% tổng nguồn vốn
Năm 2004 đạt 190.497 chiếm tỷ trọng 82,64% tổng nguồn vốn
Nguồn vốn huy động này ngày một tăng lên, lãi suát đầu vào của Ngân hàng càng nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc cho vay và đầu tư vào các hoạt động khác. Song song với việc huy động vốn của dân cư, nguồn huy động tiền gửi của tài chính kế toán cũng tăng dần lên. Đây là thuận lợi của Ngân hàng vì nguồn vốn từ các tổ chức này tương đối rẻ, tốn ít chi phí huy động và ổn định. Song tỷ trọng tiền gửi của các tài chính kế toán trên tổng nguồn vốn còn thấp. Năm 2002 chiếm 7,8%, năm 2003 chiếm 14% và năm 2004 chiếm 17,2% tổng nguồn vốn.
Ngân hàng nên chú trọng cải tiến hơn các dịch vụ để thu hút thêm lượng tiền gửi của các tài chính kế toán.
* Phân theo nội tệ và ngoài tệ
Ta thấy tiền gửi nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động được. Có được tỷ trọng nhiều như vậy là do Ngân hàng đã thu hút tiền gửi dân cư là chủ yếu. Trong những năm qua, Ngan hàng Công Thương Bãi Cháy đã chú trọng nhiều hơn đến việc huy động vốn bằng ngoại tệ. Kết quả là, tiền gửi ngoại tệ tăng dần lên qua các năm nhưng tỷ trọng vẫn còn ở mức khá khiêm tốn.
II. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
BẢNG 1: Doanh số cho vay – thu nợ
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2002
2003
2004
I
Doanh số cho vay
Triệu đồng
247.874
257.430
369.474
1
Cho vay ngắn hạn
“
173.382
252.102
365.261
Trong đó QD
“
167.767
250.156
308.270
2
Cho vay trung hạn
“
77.492
5.328
4.213
Trong đó QD
“
76.662
3.921
0
II
Doanh số thu nợ
“
122.354
183.477
383.421
1
Thu nợ ngắn hạn
“
116.857
173.677
372.631
Trong đó QD
“
113.578
171.079
330.220
2
Thu nợ trung dài hạn
“
5.416
9.721
10.712
Trong đó QD
“
1.988
8.176
8.331
3
Thu nợ cho vay tài trợ ủy thác
“
81
79
78
BẢNG 2: bảng dư nợ
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2002
2003
2004
I
Tổng dư nợ
Triệu đồng
166.376
226.581
240.449
-
Ngắn hạn
“
81.971
153.027
160.396
-
Trung – dài hạn
“
84.405
73.554
80.053
-
KTQD
“
161.473
205.334
236.296
-
KTNQD
“
4.903
21.247
4.153
Cùng với việc coi trọng công tác huy động vốn, việc sử dụng vốn cũng được NHCT Bãi Cháy đặt lên hàng đầu. NHCT Bãi Cháy đã mở rộng đầu tư TD đối vơi
mọi thành phần kinh tế, áp dụng nhiều hình thức cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn, vay tài trợ ủy thác, cho sinh viên vay vốn, .... nhằm khai thác triệt để nhu cầu vốn của khách hàng. Hoạt động cho vay của NHCT Bãi Cháy không những tăng lên.
Năm 2002 tổng dư nợ 166.376 triệu đồng
Năm 2003 đạt 226.581 triệu đồng tăng 1,36 lần so với năm 2002
Năm 2004 đạt 240.449 triệu đồng tăng 1,06 lần so với năm 2003.
Điều đó chứng tỏ Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động và tạo được uy tín đối với khách hàng, tạo được hình ảnh của Ngân hàng trên thị trường.
* Phần theo thời hạn vay
Tín dụng của Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy tập trung vào cho vay ngắn hạn. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao.
Năm 2002 là 81.971 chiếm 49,27% dự nợ cho vay
Năm 2003 đạt 153.027 triệu đồng, tăng 71.056 triệu, tăng 1,87 lần so với năm 2002, chiếm tỷ trọng 67,54%.
Năm 2004 đạt 160.396 triệu, chiếm tỷ trọng 66.71%, tăng 7.369 triệu so với năm 2003.
Ngược lại dư nợ trung – dài chiếm tỷ trọng thấp hơn so với dư nợ ngắn hạn. Năm 2002 chiếm tỷ trọng 50,73%, năm 2003 là 32,46% đến năm 2004 đạt 33,29% dư nợ.
Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã rất quan tâm tới cho vay trung – dài hạn, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất để cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập cả về giá cả mẫu mã và chất lượng của sản phẩm.
* Phân theo thành phần kinh tế.
Dư nợ KTNQD còn chiếm tỷ trọng thấp, năm 2002 là 2,95%, năm 2003 là 9,38%, năm 2004 là 1,73% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này nhỏ, không ổn định vốn và tài sản thế chấp ít do sự biến động của cơ chế thị trường.
Do vậy việc quản lý và thu nợ gặp nhiều hạn chế, điều đó buộc ngân hàng phải sàng lọc và có cơ chế cho vay chặt chẽ, giúp Ngân hàng tránh được rủi ro và đó cũng là nguyên nhân làm cho dư nợ tín dụng kinh tế ngoài quốc dân chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong cơ cấu dư nợ ta thấy rõ hoạt động cho vay của chi nhánh tập trung chủ yếu vào DNQD.
Dư nợ tín dụng KTQD có xu hướng gia tăng và ngày càng đóng vai trò chủ chốt. Ngân hàng Công Thương Bãi Cháy đã thu hút được nhiều khách hàng trong đó có không ít khách hàng đã trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng như: Mỏ than Hà Tu, Công ty gốm Xây dựng Hạ Long, Nhà máy Đóng tàu Hạ Long.
Năm 2002 chủ nợ tín dụng KTQD là 97,05%, đến năm 2003 là 90,62% đến cuối năm 2004 là 98,27% tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng làm ăn có hiệu quả, khẳng định vai trò chủ chốt của mình, đứng vững trong cơ chế thị trường.
Đây là thành phần kinh tế chính mang lại lợi nhuận cho ngân hàng vì vậy ngân hàng cần có chính sách ưu đãi hợp lý và thích hợp cho khách hàng này.
3. Kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu
ĐVT
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng doanh thu
Triệu đồng
10.818
20.173
25.902
Tổng chi
“
10.686
15.278
15.899
Lãi hạch toán nội bộ
(LNB)
“
0.132
4.895
9.823
Như vậy nhìn kết quả kinh doanh trê ta thấy LNB của chi nhánh năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 tăng 4.928 triệu đồng so với năm 2003, tăng 9.691 triệu đồng so với năm 2002.
Một trong những nguyên nhân để đạt được kết quả trên là do chi nhánh NHCT Bãi Cháy đã đẩy mạnh công tác cho vay. Đôn đóc thu nợ khi đến hạn, tăng thu dịch vụ ngân hàng, cắt giảm các chi phí chưa thật cần thiết làm cho tỷ lệ thu lãi tăng lên, lợi nhuận của Ngân hàng tăng.
II. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT BÃI CHÁY.
Tình trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng vẫn đang là một vấn đề nhức nhối và đang ngày một gia tăng, đó là đầu mối của những cuộc khủng hoảng về kinh tế, tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của rủi ro tín dụng là do tình trạng NQH, trong NQH một bộ phận khó thu hồi hoặc không thu hồi được là rủi ro trong kinh doanh tín dụng mà ngân hàng gặp phải.
Xét tình hình NQH tại NHCT Bãy Cháy.
Bảng: NỢ QUÁ HẠN
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
%
Năm 2003
%
Năm 2004
%
1
Tổng dư nợ
Triệu đồng
166.376
226.581
240.449
2
Nợ quá hạn
“
2.280
1,37%
1.162
0,58%
990
0,4%
-
NQH kinh tế quốc dân
“
1.534
67,3%
709
61,02%
379
60,93%
-
Nợ quá hạn KTNQD
“
746
32,7%
453
38,98%
591
39,07%
-
NQH ngắn hạn
“
1131
49,6%
591
51,2%
552
56,9%
-
NQHtrung – dài hạn
“
1.149
50,4%
567
48,8%
418
43,1%
Qua bảng số liệu trên ta thấy NQH đang có xu hướng giảm dần. Năm 2002 tỷ lệ NQH là 1,37% dư nợ đến năm 2003 giảm xuống còn 0,48% và năm 2004 con số này chỉ còn là 0,4%.
1. Phân tích NQH theo thành phần kinh tế và theo thời hạn.
NHCT Bãy Cháy đã tạo điều kiện giúp DNQD vay vốn để mở rộng sản xuất, nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng NQH của các DNQD là rất lớn, tuy có giảm qua các năm nhưng không đáng kể. Ta cũng biết được rằng các DNQD được sự bảo trợ của Nhà nước nhưng không vì thế mà ngân hàng không cần quan tâm tới việc thu nợ của các DN này. Trong thời gian tới Ngân hàng nên tập trung để xử lý NQH để hạ tỷ trọng xuống mức thấp nhất.
Bên cạnh tỷ trọng NQH của DNQD có giảm đi thì NQH đối với doanh nghiệp NQD lại tăng lên. Năm 2003 là 453 triệu đồng, chiếm 38,98%. Đến năm 2004 là 591 triệu đồng, tăng 138 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21,95 so với năm 2003. Nếu cứ để tỷ lệ NQH của doanh nghiệp NQD gia tăng thì đó là 1 điều rất đáng lo cho ngân hàng. Vì vạy NHCT Bãi Cháy cần ph._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34057.doc