Xây dưng hệ thông quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tai phân xưởng Hoc Môn- Công ty cổ phần Kềm Nghĩa

CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng hành với sự phát triển của kinh tế – xã hội, chất lượng sống của con người ngày càng được nâng cao nhưng cũng kéo theo sự ô nhiễm môi trường trầm trọng. Bảo vệ môi trường đang là một nhiệm vụ cấp bách không của chỉ riêng cá nhân nào mà là của toàn nhân loại. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên việc bảo vệ môi trường càng khó khăn khi vừa phát triển kinh tế vừa phải quan tâm đến vấn đề môi trường. Trong khi đó, hệ thống ISO 14000 là một bộ tiêu c

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4315 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dưng hệ thông quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tai phân xưởng Hoc Môn- Công ty cổ phần Kềm Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huẩn giúp cho các quốc gia cũng như tổ chức thực hiện hiệu quả công tác quản lý môi trường. Hệ thống ISO 14000 được nhiều nước trên thế giới áp dụng và thu được những hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì việc áp dụng hệ thống này còn thấp. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO nên phải chấp nhận những quy luật chung của thế giới, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên. Chính vì vậy, có thể nói ISO 14000 là một trong những cách lựa chọn tối ưu để giải quyết sự mâu thuẫn giữa kinh tế và môi trường. Với mục đích tìm hiểu việc thiết lập ISO 14001:2004 cho một doanh nghiệp cụ thể, tôi thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại phân xưởng Hóc Môn - Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa”. Đề tài sẽ đi vào nghiên cứu các vấn đề môi trường còn tồn tại trong phân xưởng Hóc Môn, tiến hành xây dựng thống ISO 14001:2004 cho phân xưởng và đề ra các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Kềm Nghĩa là doanh nghiệp chuyên sản xuất các dụng cụ dùng làm móng . Với sự nỗ lực phấn đấu của một doanh nghiệp nằm trong danh mục "nhỏ và vừa" nhưng Kềm Nghĩa đã chứng minh được sự trưởng thành của mình như một người hùng trong lĩnh vực cơ khí – kim khí. Kềm Nghĩa đang quyết tâm xây dựng thương hiệu để trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng những dụng cụ, dịch vụ về chăm sóc sắc đẹp. Với những gì đã đạt được và mong muốn tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên thương trường, Kềm Nghĩa không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà ngày càng có chủ trương thân thiện với môi trường. Bởi lẽ, trong quy trình sản xuất của công ty có nhiều công đoạn phát sinh ô nhiễm cần được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm rủi ro đồng thời đáp ứng yêu cầu pháp luật và nâng cao hình ảnh công ty. Hơn nữa, sản phẩm của công ty Kềm Nghĩa không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và đảm bảo công tác quản lý môi trường tại công ty đạt hiệu quả cao nhất thì việc áp dụng ISO 14001 là rất cần thiết. Tuy nhiên, thời gian thực hiện khóa luận có giới hạn và phạm vi của công ty khá rộng nên tôi quyết định thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại phân xưởng Hóc Môn - Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa”. Với mô hình thiết lập cho phân xưởng Hóc Môn, công ty hoàn toàn có thể áp dụng và triển khai với với hai phân xưởng còn lại. 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại phân xưởng Hóc Môn. Xây dựng mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho phân xưởng Hóc Môn. Đề xuất các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm cho phân xưởng. 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong việc xây dựng HTQLMT. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trong nước trong quá trình triển khai áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Đánh giá hiện trạng môi trường và xem xét những bất cập trong công tác quản lý môi trường tại phân xưởng, từ đó nhận thức được sự cần thiết phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho phân xưởng Hóc Môn. Khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý môi trường của công ty theo tiêu chuẩn ISO 1400:2004. Tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 dựa trên tình hình thực tế của phân xưởng Hóc Môn. Đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 vào phân xưởng Hóc Môn. Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm cho phân xưởng Hóc Môn. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phương pháp tiếp cận quá trình Phương pháp này sử dụng để xác định các KCMT của phân xưởng. Mỗi bộ phận sản xuất trong phân xưởng và phòng/ban có nhiều hoạt động gây tác động đến môi trường. Ta xác định đầu vào, đầu ra của mỗi hoạt động, quá trình, từ đó xác định được các KCMT. 1.4.2 Phương pháp khảo sát thực tế Tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường tại phân xưởng thông qua: Quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra trong phân xưởng. Phỏng vấn cán bộ, công nhân trong phân xưởng các vấn đề liên quan đến môi trường. 1.4.3 Phương pháp thu thập thông tin Tiêu chuẩn ISO 14001: 2004. Kế thừa có chọn lọc các tài liệu có sẵn từ công ty và các chuyên ngành có liên quan. Từ sách, báo, thư viện, Internet… 1.4.4 Phương pháp phân tích – so sánh Các kết quả khảo sát – điều tra về hiện trạng môi trường được phân tích, so sánh dựa vào các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, từ đó đưa ra hướng dẫn áp dụng và xây dựng mô hình HTQLMT cho phân xưởng. 1.5.5 Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong hoạch định HTQLMT. 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu: Phân xưởng Hóc Môn – Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa, ấp Tiền Lân, xã Bà Ðiểm, huyện Hóc Môn, Tp.HCM Thời gian nghiên cứu: 3 tháng Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất và các phòng ban, bộ phận liên quan đến vấn đề môi trường của phân xưởng. 1.6 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Công ty có phạm vi khá rộng gồm có 3 phân xưởng toạ lạc tại các vị trí khác nhau. Mỗi phân xưởng gồm các công đoạn sản xuất khác nhau, cho nên nguồn phát sinh ô nhiễm cũng không giống nhau. Vì thời gian thực hiện khoá luận có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho phân xưởng Hóc Môn. CHƯƠNG 2 - GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14000 & 14001:2004 2.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14000 2.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 Năm 1991, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã thiết lập nên SAGE với sự tham gia của 25 nước. Tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển diễn ra tại Rio năm 1992, ISO đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần thiết để thực hiện hệ thống này. ISO đã thành lập Uỷ Ban Kỹ Thuật 207 (TC 207) để xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý môi trường. Phạm vi cụ thể của TC 207 là xây dựng một hệ thống quản lý môi trường và đưa ra các công cụ để thực hiện hệ thống này. Trong khoảng 5 năm biên soạn, một loạt tiêu chuẩn đã được hợp thành tài liệu liên quan với HTQLMT (như tài liệu ISO 14001 và 14004) và những tài liệu liên quan với các công cụ QLMT (các bộ tài liệu ISO 14000 khác). Bộ tiêu chuẩn chính thức ban hành vào tháng 9/1996 và được điều chỉnh, cập nhật vào tháng 11/2004. 2.1.2 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận quốc tế nhằm thiết lập nên HTQLMT có khả năng cải thiện liên tục tại tổ chức với mục đích: Hỗ trợ các tổ chức trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế xã hội. Trong đó chủ yếu là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp. ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho tổ chức "các yếu tố của một HTQLMT có hiệu quả". ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường một cách cụ thể. Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức. 2.1.3 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực: Hệ thống quản lý môi trường (EMS) Kiểm toán môi trường (EA) Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EPE) Ghi nhãn môi trường (EL) Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA) Các khía cạnh môi trường về tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS) Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được thể hiện qua sơ đồ sau: TIÊU CHUẨN ISO 14000 Đánh giá sản phẩm Đánh giá sản phẩm và quy trình Hệ thống quản lý môi trường (EMS) ISO 14001 ISO 14004 ISO 14002 Đánh giá thực hiện môi trường (EPE) ISO 14031 ISO 14032 Kiểm định môi trường (EA) ISO 14010 ISO 14011 ISO 14012 ISO 14013 ISO 14014 ISO 14015 Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) ISO 14040 ISO 14041 ISO 14042 ISO 14043 ISO 14047 ISO 14048 ISO 14049 Cấp nhãn môi trường (EL) ISO 14020 ISO 14021 ISO 14022 ISO 14023 ISO 14024 Khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn sản phẩm(EAPS) ISO 14062 ISO 14064 Hình 2. 1 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14001 2.2 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 2.2.1 Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001 Tiêu chuẩn ISO 14001 quy định các yêu cầu đối với HTQLMT, tạo thuận lợi cho một tổ chức đề ra chính sách và mục tiêu môi trường, có tính đến các yêu cầu luật pháp và thông tin về các tác động môi trường đáng kể. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các KCMT mà tổ chức có thể kiểm soát và có ảnh hưởng. Tiêu chuẩn này không nêu các chuẩn mực về kết quả hoạt động môi trường cụ thể. HTQLMT là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức có đề cập đến các KCMT phát sinh từ hoạt động của tổ chức đó. HTQLMT giúp cho tổ chức đạt được hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường và tiến đến cải tiến liên tục hệ thống. Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001 là hệ thống: Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm. Việc thực hiện là tự nguyện. Sự thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết của mọi bộ phận, cá nhân liên quan. Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm. Tiêu chuẩn áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn: Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một HTQLMT. Luôn đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với chính sách môi trường đã công bố. Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác. HTQLMT của tổ chức được chứng nhận là phù hợp bởi một tổ chức bên ngoài cấp. Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này. 2.2.2 Mô hình ISO 14001 CẢI TIẾN LIÊN TỤC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH - Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn. - Năng lực, đào tạo và nhận thức. - Thông tin liên lạc. - Hệ thống tài liệu. - Kiểm soát tài liệu. - Kiểm soát điều hành. - Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp. Chính sách môi trường Bắt đầu Xem xét của lãnh đạo KIỂM TRA - Giám sát và đo lường. - Đánh giá sự tuân thủ. -Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa. - Kiểm soát hồ sơ. - Đánh giá nội bộ. KẾ HOẠCH - Khía cạnh môi trường - Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác - Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường. Hình 2. 2 Mô hình ISO 14001 2.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001:2004 Ở VIỆT NAM 2.3.1 Thuận lợi 2.3.1.1 Việc áp dụng ISO 14001 có thể mang lại nhiều lợi ích Về mặt thị trường: Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là vươn ra thị trường thế giới. Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh. Về mặt kinh tế: Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào. Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng. Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên. Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường. Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường. Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn. Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp. Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra. Về mặt quản lý rủi ro: Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm rủi ro. Giúp ngăn ngừa ô nhiễm. Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường. Được sự đảm bảo của bên thứ ba. Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại. Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá. Về mặt luật pháp: Nâng cao trình độ hiểu biết về các yêu cầu của luật pháp cho mọi nhân viên. Chứng chỉ ISO 14001 là một bằng chứng chứng minh thực tế tổ chức đáp ứng được các yêu cầu luật pháp về môi trường, mang đến uy tín cho tổ chức và giảm bớt những áp lực từ các cơ quan chức năng. Về mặt đạo lý: Giảm các tác động từ quá trình sản xuất lên môi trường lao động nơi công nhân trực tiếp sản xuất và cộng đồng xung quanh. Giúp tổ chức kiểm soát tốt các khía cạnh môi trường đảm bảo điều kiện làm việc và sức khỏe của công nhân. Cải thiện về mặt an toàn lao động và vệ sinh trong phân xưởng, tạo môi trường làm việc tốt cho cán bộ công nhân viên. Đáp ứng được những quan tâm của cổ đông và những bên hữu quan. Nâng cao nhận thức không chỉ nhân viên trong phân xưởng mà còn của cộng đồng xung quanh về việc bảo vệ môi trường và phòng chống ô nhiễm. 2.3.1.2 Luật pháp bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện Tháng 12/2005, Quốc hội của nước Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường và ngày 01/07/2006 thì luật chính thức được ban hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đưa ra các quyết định và nghị định có liên quan nhằm bắt buộc các cá nhân, đơn vị phải quan tâm và chú trọng hơn nữa công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, luật pháp bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ đã thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đầu tư và áp dụng các công cụ quản lý cũng như xử lý ô nhiễmmôi trường. 2.3.1.3 Được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các tổ chức Quốc tế Theo định hướng phát triển bền vững của Chính phủ, chiến lược bảo vệ môi trường trong sản xuất đến năm 2010 là 80% các doanh nghiệp trong nước đạt được chứng chỉ ISO 14001. Xuất phát từ định hướng trên, Nhà nước đã có một số văn bản, chỉ thị hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng ISO 14001.( www.nea.gov.vn – Thông tin môi trường- 04/05/2005). Việc giới thiệu các kiến thức cơ bản và hướng dẫn áp dụng HTQLMT theo ISO 14001 đã được phổ biến khá rộng rãi thông qua các tổ chức, các trung tâm trong cả nước. Nhiều dự án hỗ trợ như: đánh giá và chứng nhận ISO 14001; xây dựng năng lực về HTQLMT cho hơn 200 doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện, mạ, dệt may và ngành chế biến thực phẩm; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và triển khai HTQLMT theo ISO 14001 tại Thái Lan, Việt Nam, Phillipine và Indonesia do Đức tài trợ đã được thực hiện và được sự quan tâm của các ban ngành có liên quan.(Theo www.vpc.org.vn /Introduction/Index.asp). 2.3.1.4 Các hàng rào thương mại Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, các cộng đồng thương mại trên thế giới ngày càng quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. Họ đề ra những nguyên tắc chung về môi trường trong các hoạt động kinh doanh của mình. Và chỉ những doanh nghiệp hội đủ các yêu cầu đã đề ra mới có thể tham gia vào quá trình trao đổi mậu dịch chung giữa khối này. Quá trình này đã tạo nên những rào cản thương mại đối với các doanh nghiệp trong việc hội nhập toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp muốn vươn ra thị trường quốc tế buộc phải cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường thông qua một hệ thống chung hướng dẫn việc quản lý môi trường được Quốc tế công nhận. Tiêu chuẩn ISO sẽ đáp ứng các yêu cầu trên và một sự lựa chọn đúng đắn cho các doanh nghiệp. 2.3.1.5 Sự kiện gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO và kết quả tất yếu phải áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và phải chấp nhận những quy luật chung của thế giới. Trong tình hình mới, các doanh nghiệp muốn vươn ra thị trường quốc tế thì buộc phải cải tiến, nâng cao phát triển kinh tế đi đôi với hoạt động bảo vệ môi trường. Trong khi đó, tiêu chuẩn ISO 14001 là điều kiện giúp các doanh nghiệp cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, con đường tất yếu cho hội nhập kinh tế thị trường thế giới là phải áp dụng ISO 14001. 2.3.2 Khó khăn 2.3.2.1 Vấn đề nhận thức Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 còn rất hạn chế. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tư tuởng cho rằng HTQLMT chỉ áp dụng cho những nhà máy, công ty lớn, những công ty đa quốc gia chứ không áp dụng cho những cơ sở dịch vụ, những công ty vừa và nhỏ. Có những doanh nghiệp nghĩ rằng việc áp dụng HTQLMT là chỉ phục vụ cho mục đích xin chứng nhận chứ không hiểu rằng nó sẽ đem lại lợi ích kinh tế và cải thiện môi trường làm việc cho chính cán bộ – công nhân viên của doanh nghiệp. 2.3.2.2 Chi phí tăng Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, các doanh nghiệp cần phải đầu tư cả về tiền bạc lẫn thời gian. Các chi phí có liên quan bao gồm: Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT. Chi phí tư vấn. Chi phí cho việc đăng ký với bên thứ ba. Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa nên ít doanh nghiệp dám đầu tư hàng trăm triệu đồng để thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001. Điều này lý giải tại sao 2/3 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001 tại Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên, nếu tổ chức đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì sẽ có điều kiện thuận lợi cho tiến trình thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. 2.3.2.3 Thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khó khăn hầu hết các doanh nghiệp gặp phải trong việc xây dựng HTQLMT là: tài chính, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, thiếu thông tin,… Thông tin về các yêu cầu thị trường quốc tế về chứng nhận HTQLMT đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cũng rất hạn chế. Đối với thị trường trong nước, người tiêu dùng vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng HTQLMT nên chưa gây áp lực lớn để các doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng HTQLMT. 2.3.2.4 Mạng lưới tư vấn, chứng nhận và hành lang pháp lý Nhu cầu tiếp cận HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 của các doanh nghiệp trong nước ngày càng cao. Do đó, số lượng các cơ quan tiến hành các hoạt động tư vấn, đánh giá cấp chứng nhận ISO 14001 ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn một cơ quan tư vấn hay đánh giá cho HTQLMT của tổ chức mình. Mặc dù đội ngũ chứng nhận ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh, nhưng một số chuyên gia còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khi tiến hành đánh giá còn thiếu công bằng,... Tổ chức chứng nhận nước ngoài hầu như chưa quan tâm đến vấn đề tổ chức, phát triển lâu dài tại Việt Nam, thường gộp bộ phận tư vấn với bộ phận chứng nhận, gây hiểu lầm giá trị chứng chỉ với giá trị hệ thống. Ngoài ra, hành lang pháp lý để quản lý các hoạt động này vẫn còn trong quá trình xây dựng, chưa được hoàn thiện. Bảng 2. 1 Một số tổ chức chứng nhận ISO 14000 STT Tên tổ chức Xuất xứ 1 BVQI Anh 2 Quacert Việt Nam 3 GIC Anh 4 SGS Thụy Sĩ 5 DNV NaUy 6 QMS Autralia 7 Global Thái Lan 8 ITS Mỹ 9 TUV Nord Đức 10 TUV Rheinland Đức 11 AFAQ ASCERT international Pháp (Nguồn: CHƯƠNG 3 - TỔNG QUAN VỀ PHÂN XƯỞNG HÓC MÔN CÔNG TY CỔ PHẦN KỀM NGHĨA 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 3.1.1 Vị trí, quy mô công ty Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa được chia làm 3 phân xưởng: Phân xưởng Củ Chi: Tên cơ sở: Công Ty Cổ Phần Kềm Nghĩa – Phân xưởng Củ Chi. Loại hình cơ sở : Chi nhánh Công Ty Cổ Phần Qui mô diện tích: Tổng diện tích đất là 9.800 m2 Địa chỉ: Lô B1–7, khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi – Huyện Củ Chi – Tp.HCM Số điện thoại: 08.7921997 Fax: 08.7923316 Phân xưởng Hóc Môn: Tên cơ sở: Công Cổ Phần Kềm Nghĩa – Phân xưởng Hóc Môn. Loại hình cơ sở : Chi nhánh Công Ty Cổ Phần Qui mô diện tích: Tổng diện tích đất là 6250m2 Địa chỉ: 59/5E – ấp Tiền Lân –Xã Bà Ðiểm – Huyện Hóc Môn – Tp.HCM Số điện thoại: 08.2505252 Fax: 08.2505286 Phân xưởng Lạc Long Quân: Tên cơ sở: Công Ty Cổ Phần Kềm Nghĩa – Văn phòng chính . Loại hình cơ sở : Công Ty Cổ Phần Qui mô diện tích: Tổng diện tích đất là 2.100m2 Địa chỉ: 10/20 – Lạc Long Quân - Phường 9 – Quận Tân Bình – Tp.HCM Số điện thoại: 08.9740651 Fax: 08.9740653 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Công ty Cổ Phần Kềm Nghĩa có cơ sở chính đặt tại số 10/20 Lạc Long Quân, P.9, Q. Tân Bình, Tp.HCM. Xuất phát điểm của Kềm Nghĩa là một cơ sở sản xuất nhỏ thành lập năm 1992 với tên gọi Nghĩa Sài Gòn. Đến năm 2000 đơn vị đã chính thức đi vào hoạt động theo cơ chế Công ty TNHH. Với tốc độ phát triển nhanh chóng đến năm 2008 công ty đã chuyển đổi từ TNHH lên công ty cổ phần nhằm mở rộng về quy mô và đa dạng hoá sản phẩm. Công ty cổ phần Kềm Nghĩa hiện có hơn 2000 công nhân tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm. Bình quân mỗi tháng Kềm Nghĩa sản xuất trên 500.000 sản phẩm, với hơn 60 mặt hàng các loại kềm, dũa, cọ, nhíp, kéo.... Doanh số tăng trưởng bình quân 30%/năm, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 30% trên tổng doanh số và 80% thị phần trong nước. Sau 15 năm hoạt động, đến nay sản phẩm Kềm Nghĩa  đã có mặt trên khắp thị trường trong nước và một số nước trên thế giới như: Mỹ, Úc, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… Đến nay, Kềm Nghĩa đã có 3 nhà xưởng sản xuất tại TP HCM, Hóc Môn, Tây Bắc Củ Chi, với tổng mặt bằng 20.000 m2. Các phân xưởng được đầu tư thiết bị dây chuyền hiện đại, sản xuất theo quy trình khép kín, đảm bảo yêu cầu về các thông số kỹ thuật, được kiểm duyệt theo hệ thống tiêu chuẩn IS0 9001: 2000. Kềm Nghĩa đang quyết tâm xây dựng thương hiệu để trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lãnh vực sản xuất và cung ứng những dụng cụ, dịch vụ về chăm sóc sắc đẹp góp phần làm cho phụ nữ trở nên tự tin, quyến rũ, hạnh phúc và thành đạt hơn trong cuộc sống. Trong quá trình tham gia vào thị trường, thương hiệu Kềm Nghĩa liên tục được nhận nhiều bằng khen, giấy khen do các cơ quan chính quyền quận cũng như Thành phố cấp. Công ty cũng nhiều năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn, đứng vào top 100 thương hiệu mạnh. Trong năm 2005, thương hiệu Kềm Nghĩa vinh dự đón nhận giải Sao vàng đất việt, và là một trong 500 thương hiệu nổi tiếng của Thành phố. 3.1.3 Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự Hình 3. 1 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự công ty TNHH cơ khí Kiềm Nghĩa 3.1.4 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh Sản phẩm chính của công ty bao gồm: kềm cắt da tay, kềm cắt móng tay, kềm gỡ móng. Sản phẩm phụ: dũa móng, kéo cắt tóc, kéo tỉa chân mày, nhíp, dép mang làm móng, gác móng, sủi da, chấm bi… và các dụng cụ chuyên dùng làm móng giả. Công suất: Kềm cắt da : 3.200.000 sản phẩm/năm. Kềm cắt móng : 320.000 sản phẩm/năm 3.2 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 3.2.1 Thiết bị máy móc và nguyên liệu đầu vào của công ty Bảng 3.1 Thiết Bị Máy Móc Dùng Trong Các Phân Xưởng STT Tên thiết bị Công suất Số lượng 01 Máy Amada 150 Tấn 01 02 Máy Amada 110 Tấn 01 03 Máy Amada 60 Tấn 04 04 Máy Amada 45 Tấn 08 05 Máy Amada 35 Tấn 15 06 Máy Amada 32 Tấn 03 07 Máy Amada 25 Tấn 04 08 Máy dập AIDA 45 Tấn 01 09 Máy dập DOBBY 45 Tấn 01 10 Máy dập DOBBY 40 Tấn 03 11 Máy dập DOBBY 20 Tấn 16 12 Máy dập SATOSERITO 32 Tấn 01 13 Máy dập SINAGAWA 35 Tấn 03 14 Máy dập SINAGAWA 32Tấn 01 15 Máy dập SINAGAWA 22 Tấn 04 16 Máy dập SINAGAWA 20 Tấn 01 17 Máy dập SHINOHARA 110 Tấn 01 18 Máy dập SHINOHARA 80 Tấn 01 19 Máy dập SPK 01 20 Máy dập TOSEI 01 21 Máy chặt sắt Chungvu 10 HP 01 22 Máy chặt sắt 23 Máy phay Daichi 01 24 Máy phay ENSHU NT50 19 25 Máy phay HAMAI 01 26 Máy phay IWASHITA 01 27 Máy phay KANTOKOKI 01 28 Máy phay KAWAKAMI 29 Máy phay MATUURA 02 30 Máy phay MISUBISHI 31 Máy mài 0,5HP 300 34 Máy cắt nhựa HUGUCHI 01 35 Máy nén khí HITACHI 50HP 01 36 Máy nén khi KOBECO 50 HP 02 37 Máy bấm hàn Daizen 35KWA 01 38 Máy tiện 01 Bảng 3.2 Nguyên Liệu Đầu Vào Của Phân Xưởng Củ Chi STT Máy móc, nguyên liệu Đơn vị Số lượng Điện sử dụng Kwh/tháng 145182 Dầu, nhớt sử dụng lít/tháng 50 – 60 Thép tấn/năm 64 Inox dây f 7mm tấn/năm 200 Lưỡi phay cây/năm 200 Lưỡi khoan cây/năm 2.700 Thép gió cây/năm 330 Đá mài viên/năm 500 Bảng 3.3 Nguyên Liệu Đầu Vào Của Phân Xưởng Hóc Môn STT Máy móc, nguyên liệu Đơn vị Số lượng 1 Điện sử dụng Kwh/tháng 36.000 2 Đá mài viên/năm 1.500 3 Máy mài cái 300 Bảng 3.4 Nguyên Liệu Đầu Vào Của Phân Xưởng Lạc Long Quân STT Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất Đơn vị Số lượng 1 Điện sử dụng Kwh/tháng 32047 2 Lắc Niken kg/năm 800 3 CrO3 kg/năm 600 4 NaOH kg/năm 850 5 H2SO4 kg/năm 700 6 HCL kg/năm 200 7 NiSO4 kg/năm 1200 8 NiCl2 kg/năm 400 9 Phụ gia l/năm 60 3.2.2 Quy trình sản xuất của phân xưởng Hóc Môn Mài bóng Kềm đen từ xưởng Củ Chi Phun cát đánh bóng Mài bén Chuyển sang xưởng Tân Bình In nhãn Vệ sinh công nghiệp KCS Đóng gói thành phẩm Thuyết minh quy trình công nghệ: Đầu vào của phân xưởng Hóc Môn chính là những cây kềm đen sau công đoạn trui ở xưởng Củ Chi chuyển về. Ở phân xưởng Củ Chi, từ nguyên liệu thép, Iox được đưa vào công đoạn đầu tiên để máy chặt thành những miếng thép, Inox nhỏ theo kích cỡ nhất định (gọi là phôi). Sau đó, cây phôi được cán dẹp và dập mang rồi được đưa vào công đoạn phay để tạo độ phẳng. Kế tiếp là công đoạn tạo kềm sơ chế, ở công đoạn này sản phẩm đã được hiện hình gần như hoàn chỉnh nhưng mới chỉ là kềm thô hay còn gọi là kềm đen. Cây kềm thô (kềm đen) tiếp tục được qua công đoạn trui điện rồi được chuyển về Hóc Môn. Về phân xưởng Hóc Môn, đầu tiên những cây kềm được mài bóng bằng các loại đá mài khác nhau, tiếp theo kềm được đưa qua khâu phun cát đánh bóng, sau khi qua hai công đoạn cây kềm trở nên nhẵn bóng. Để tạo độ bén cho cây kềm khâu mài bén được thực hiện tại đây. Sau đó cây kềm được chuyển về xưởng Tân Bình để tiến hành quá trình xi mạ, tạo màu sắc cũng như gia tăng độ bền cho cây kềm. Tiếp sau đó chúng lại được chuyển trở lại xưởng Hóc Môn được đưa vào công đoạn in nhãn, kế đến là công đoạn vệ sinh công nghiệp, sau cùng là công đoạn KCS và đóng gói thành phẩm. 3.3 CÁC NGUỒN PHÁT SINH Ô NHIỄM TẠI PHÂN XƯỞNG HÓC MÔN 3.3.1 Nguồn gây ô nhiễm không khí Nguồn gốc những tác nhân ô nhiễm không khí trong hoạt động sản xuất của phân xưởng chủ yếu phát sinh rừ các nguồn sau: Bảng 3.5 Bảng đo vi khí hậu Chỉ tiêu Điểm đo Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Độ ồn (dBA) Tốc độ gió (m/s) Ánh sáng (Lux) Điểm đầu 26.2 72 – 75 85 – 88 3.4 – 4.2 350 – 420 Điểm cuối 28.3 70 – 73 86 – 88 1.2 – 1.6 560 – 640 Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp (QĐ 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002) 32 80 85 0.2 – 1.5 300 Bảng 3.6 Bảng đo độ bụi và đồ ồn Tổ Bụi (mg/m3) Độ ồn (dBA) Tổ bán thành phẩm inox 6.39 84 – 85 Tổ mĩc mũi inox 6.83 85 – 86 Tổ mĩc mũi cơng nhật 6.32 86 – 87 Tổ mài bén 8.21 85 – 87 Tổ đánh bĩng 7.64 85 – 86 Tổ mĩc mũi đá 7.26 85 – 86 Máy phun cát 7.42 87 – 89 Khu vực cĩ trang bị ống hút bụi 3.11 82 – 83 Tiêu chuẩn vệ sinh cơng nghiệp (QĐ 3733/2002/QĐ – BYT) ngày 10/10/2002 4 85 (Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng – Phân xưởng Cổ phần Kềm Nghĩa) Nguồn phát sinh bụi Bụi phát sinh chủ yếu ở các công đoạn: mài thô, mài tinh, đánh bóng, mài bén, phun cát…. Thành phần của bụi đa phần là mạt sắt, mạt của đá mài, giấy nhám, cát phun,… Bụi còn phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển ra vào xuất nhập nguyên liệu, nhiên liệu và thành phẩm. Tuy nhiên, lượng bụi này không đáng kể do đường vận chuyển nội bộ của xí nghiệp được nhựa hoá hoàn toàn. Nguồn phát sinh khí thải Ở công đoạn in logo cho sản phẩm làm bay hơi và mùi hóa chất. Nếu phân xưởng không có biện pháp quản lý, hóa chất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh. Khí thải còn sinh ra từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển ra vào khuôn viên nhà máy để giao nhận hàng, hay xe vào lấy rác hằng ngày và của các phương tiện bốc dở ngay tại nhà máy. Các phương tiện này sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel. Như vậy, môi trường sẽ tiếp nhận một lượng khí thải bao gồm các chất ô nhiễm như: CO, NOx, SO2, hydrocacbon aldehyde, bụi và quan trọng hơn là nếu nhiên liệu có pha chì. Tuy nhiên, lượng khí thải này phân bố rải rác, không liên tục và rất khó thu gom nên không thể kiểm soát nguồn ô nhiễm này chặt chẽ được. Nguồn phát sinh tiếng ồn Tiếng ồn là vấn đề cần quan tâm nhất ở phân xưởng Hóc Môn. Tiếng ồn xuất hiện hầu như ở tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất như: mài định hình, mài thô, mài tinh, đánh bóng, phun cát. Tiếng ồn phát sinh do chạy máy mài, do sự tiếp xúc cọ xát của sản phẩm cần mài, cần làm bóng với đá mài. Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh nhiều ở công đoạn phun cát và các máy cung cấp hơi cho máy phun. Hệ thống quạt hút và quạt thổi công suất lớn trong phân xưởng cũng có thể gây ồn cho khu vực làm việc và môi trường xung quanh. Kết quả đo vi khí hậu, độ ồn, ánh sáng, nồng độ bụi được thể hiện ở phụ lục 3. 3.3.2 Nguồn phát sinh nước thải Nguồn phát sinh nước thải trong phân xưởng bao gồm nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Nước thải sản xuất Nước thải sản xuất của phân xưởng được thu gom từ những thùng nước chứa bụi đặt tại các máy mài. Thành phần của nước thải chủ yếu là các chất vô cơ, mạt kim loại, mạt đá mài…xuất hiện trong quá trình mài sản phẩm. Lượng nước thải sản xuất phát sinh không nhiều, khoảng 2,5 - 3 m3/tháng. Đây là loại chất thải có tính chất nguy hại nên cần có biện pháp xử lý. Nước thải giải nhiệt cho máy cung cấp hơi cho công đoạn phun cát phát sinh 5 - 7l/ngày. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt sinh ra do hoạt động sinh hoạt, vệ sinh cá nhân của công nhân viên như : từ các lavabo rửa mặt, rửa tay đặt xung quanh phân xưởng, nước thải từ nhà vệ sinh chung, từ hoạt động của căntin. Số lượng cán bộ - công nhân viên làm việc tại phân xưởng là 900 người. Lượng nước thải sinh hoạt tại nhà máy thải ra hằng ngày khoảng 50 - 80 m3/ngày. Nước thải này được đưa vào bể tự hoại xử lý trước khi thải vào cống thoát nước chung của đô thị. Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trong khuôn viên xí nghiệp lôi cuốn theo cặn bẩn, chất hữu cơ và đất cát xuống hệ thống thoát nước. 3.3.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn Chất thải rắn sản xuất Đặc trưng sản xuất của phân xưởng chủ yếu là các công đoạn mài nên phát sinh nhiều bụi kim loại. Một phần chúng được thu gom bằng những thùng chứa nước đặt ở các máy mài nhưng cũng có một lượng khá lớn rơi vãi trên._. nền nhà. Tất cả các chất thải này được xử lý như chất thải nguy hại. Chất thải rắn sản xuất còn phát sinh từ nhớt cặn thải, giẻ lau dính dầu nhớt, dụng cụ chứa hóa chất in logo bị thải bỏ, giẻ lau dính hóa chất ở công đoạn in logo, các hóa chất cặn, găng tay, dây thun dính dầu nhớt… Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên trong phân xưởng. Thành phần của chất thải sinh hoạt bao gồm bao nylon, những hộp cơm, đồ ăn thừa… Ngoài ra, còn có giấy loại bỏ từ khu vực hành chính và rác thải từ khu nhà vệ sinh. Với số lượng 900 lao động làm việc tại phân xưởng thì lượng rác thải hàng ngày của xưởng khoảng 500 - 700 kg/ngày. 3.3.4 Các sự cố do hoạt động của nhà máy Qua phân tích quá trình sản xuất và quan sát thực tế hoạt động của phân xưởng thì ngoài các tác động thường xuyên như đã nêu trên, phân xưởng còn có thể xảy ra một số sự cố như: sự cố về điện, cháy nổ, đổ tràn hóa chất và tai nạn lao động của công nhân. Sự cố về điện: Các máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất của phân xưởng đều sử dụng điện năng nên sự cố chập điện dẫn đến cháy nổ có thể xảy ra nếu phân xưởng không có phương án quản lý tốt. Những sự cố về điện có thể xảy ra như: cháy do dùng điện quá tải, cháy do chập mạch, cháy do tia lửa tĩnh điện, cháy do sét đánh,… Sự cố hỏa hoạn: các nguyên vật liệu của phân xưởng chủ yếu bánh xe da, đá mài, hóa chất, thùng giấy,… có thể gây ra hỏa hoạn nếu phân xưởng không có biện pháp bảo quản và lưu trữ tốt.. Sự cố rò rỉ, đổ tràn hóa chất Phân xưởng lưu trữ nhiều loại hóa chất ở kho vật tư và sử dụng chủ yếu ở công đoạn in logo. Vì vậy, nếu phân xưởng không có biện pháp lưu trữ, sử dụng và bảo vệ công nhân hợp lý thì nguy cơ rò rỉ, đổ tràn hóa chất, cháy nổ, hóa chất dính vào người lao động rất có thể xảy ra. Tai nạn lao động Trong quá trình lao động, tai nạn xảy ra cho công nhân là điều khó có thể tránh được, chủ yếu là do những nguyên nhân sau: Không thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động do công ty đề ra. Không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi vận hành các thiết bị, máy móc trong quá trình sản xuất Bất cẩn về điện dẫn đến sự cố điện giật. Bất cẩn trong quá trình bốc dở nguyên liệu, sản phẩm Vì công nhân thường xuyên làm việc với máy móc cơ khí, chủ yếu là các máy mài, máy phun cát, móc mũi kềm,… nên rất dễ phát sinh tại nạn nếu công nhân không chú tâm vào công việc và không có biện pháp bảo vệ. Ở khâu in logo sản phẩm, công nhân phải tiếp xúc với hơi và mùi hóa chất là những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, do thường xuyên làm việc trong môi trường có mức độ ồn cao (85 - 86dBA) và hàm lượng bụi kim loại lớn là những nguy cơ làm phát sinh bệnh nghề nghiệp sau này. CHƯƠNG 4 - KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỀM NGHĨA THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 4.1 KHẢO SÁT Địa điểm khảo sát: Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa. Thời gian: 01/03 – 01/06/2010 Hình thức khảo sát: quan sát các hoạt động của nhân viên công ty và phỏng vấn nhân viên môi trường. 4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT Điều khoản Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 Hiện trạng của công ty 4.2 Chính sách môi trường - Thiết lập CSMT. - CSMT phải phù hợp với bản chất, quy mô và tác động môi trường của công ty. - CSMT thể hiện cam kết ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. - CSMT có cam kết tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ liên quan đến KCMT của mình. - CSMT đưa ra khuôn khổ để đề xuất và soát xét mục tiêu. - CSMT được lập thành văn bản và phổ biến cho tất cả mọi người trong công ty cũng như các tổ chức liên quan. Hiện tại công ty chưa xây dựng CSMT. 4.3 LẬP KẾ HOẠCH 4.3.1 Khía cạnh môi trường - Xác định các KCMT của các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của công ty. - Đánh giá tác động môi trường của các KCMT và xác định các KCMT đáng kể. - KCMT đáng kể phải có các biện pháp kiểm soát và phải được xem xét đến khi thiết lập mục tiêu. - Viết thủ tục “Xác định KCMT và Đánh giá tác động” - Cập nhật và lưu trữ các nội dung trên khi có thay đổi. - Công ty đang tiến hành nhận dạng các KCMT phát sinh từ hoạt động sản xuất của cả ba phân xưởng. - Công ty chưa đánh giá tác động môi trường của các khía cạnh trên và cũng chưa xác định các KCMT đáng kể. - Công ty chưa có thủ tục “Xác định KCMT và Đánh giá tác động” 4.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác - Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà công ty phải tuân thủ. - Xác định cách áp dụng những yêu cầu này với các KCMT của công ty. - Viết thủ tục “Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác”. - Công ty có cập nhật và tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường nhưng không đầy đủ và thường xuyên. - Công ty chưa có thủ tục “Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác”. 4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và công bố bằng văn bản. Thiết lập mục tiêu môi trường dựa trên các yếu tố: - Kiểm soát và giảm nhẹ tác động của các KCMT đáng kể. - Phù hợp với CSMT. - Tuân thủ các yêu cầu pháp luật Xây dựng kế hoạch thực hiện để đạt được các mục tiêu môi trường bao gồm: - Xác định trách nhiệm và thời gian thực hiện cho các cá nhân/bộ phận. - Biện pháp và tiến độ để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu. - Hiện tại, công ty chưa xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch thực hiện cụ thể. - Tuy nhiên, công ty cũng đang cố gắng thực hiện tốt các mục tiêu môi trường của công ty như: thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn; cải thiện các yếu tố vi khí hậu; đảm bảo các chỉ tiêu nước thải, khí thải được tiêu chuẩn nhà nước,… 4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH 4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn - Lãnh đạo đảm bảo cung cấp nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT. - Ban lãnh đạo phải bổ nhiệm ĐDLĐ chịu trách nhiệm đảm bảo HTQLMT được thiết lập, thực hiện và duy trì phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn và báo cáo kết quả hoạt động của HTQLMT cho lãnh đạo. - Xác định, lập thành văn bản, thông báo vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, phòng/ban trong HTQLMT. - Hiện tại công ty chưa có cơ cấu tổ chức về HTQLMT. - Công ty chưa có ĐDLĐ về môi trường, tất cả các hoạt động liên quan đến môi trường của công ty do một nhân viên môi trường đảm nhận. - Công ty chưa phân công trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, phòng/ban trong HTQLMT. 4.4.2 Năng lực, đào tạo, nhận thức - Xác định nhu cầu đào tạo về môi trường. - Tiến hành đào tạo nhận thức về môi trường cho cán bộ - công nhân viên. - Đánh giá hiệu quả sau đào tạo. - Vai trò, trách nhiệm của họ trong việc đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của HTQLMT và hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi thủ tục đã quy định. - Viết thủ tục đào tạo. Công ty chưa xác định nhu cầu đào tạo môi trường. Tuy nhiên, công ty đang thực hiện và hướng dẫn công nhân phân loại rác tại nguồn đúng theo quy định. Bên cạnh đó, công nhân cũng được diễn tập PCCC theo định 1lần/năm. Sau mỗi đợt diễn tập PCCC, công ty có đánh giá thông qua bài kiểm tra. Công ty chưa có thủ tục đào tạo. 4.4.3 Thông tin liên lạc - Xây dựng kênh thông tin liên lạc nội bộ giữa các phân xưởng và phòng ban. - Xây dựng cách thông tin liên lạc bên ngoài, giữa công ty với các đại lý, các tổ chức môi trường, các nhà thầu,… - Viết thủ tục thông tin liên lạc. - Công ty có hệ thống thông tin liên lạc nội bộ cũng như bên ngoài thông qua mạng điện thoại, fax. Ngoài ra, trong nội bộ mỗi phân xưởng còn sử dụng loa phát thanh. - Chưa có thủ tục thông tin liên lạc ở dạng văn bản. 4.4.4 Hệ thống tài liệu Xây dựng HTTL môi trường của công ty phải bao gồm: Chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Mô tả phạm vi của HTQLMT. Sổ tay môi trường Xây dựng các thủ tục quy định các bước thực hiện các hoạt động môi trường. Hướng dẫn công việc. Hiện tại, HTTL về môi trường của công ty chỉ có các báo cáo giám sát môi trường định kỳ, kết quả đo đạc các thông số môi trường. Các tài liệu khác trong công ty được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. 4.4.5 Kiểm soát tài liệu Đưa ra cách thức viết tài liệu, kiểm soát tài liệu môi trường bao gồm: Phê duyệt sự phù hợp của tài liệu trước khi ban hành. Đảm bảo tài liệu có sẵn khi cần dùng. Tài liệu luôn rõ ràng, dễ đọc và dễ nhận biết. Phân biệt tài liệu có hiệu lực sử dụng và tài liệu lỗi thời. Phương pháp và thời gian lưu trữ. Xác định trách nhiệm biên soạn và sửa đổi tài liệu. Chưa có một tài liệu nào quy định cách thức viết và kiểm soát tài liệu môi trường. Các tài liệu về quá trình sản xuất trong công ty được kiểm soát theo tiêu chuẩn ISO 9001 mà công ty đang áp dụng. Các tài liệu về môi trường do nhân viên phụ trách môi trường quản lý. Hiện tại công ty vẫn chưa phân biệt các tài liệu/ hồ sơ đang sử dụng với tài liệu/ hồ sơ lỗi thời. 4.4.6 Kiểm soát điều hành Có các biện pháp kiểm soát các KCMT đáng kể, mà nếu thiếu có thể dẫn đến hoạt động chệch khỏi chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường như: - Kiểm soát việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên: năng lượng điện, nước, giấy,… - Kiểm soát chất thải rắn. - Kiểm soát khí thải. - Kiểm soát nước thải. - Kiểm soát hóa chất. Viết các thủ tục kiểm soát điều hành các hoạt động trên. Xây dựng thủ tục kiểm soát nhà cung cấp liên quan đến môi trường và thông báo cho các nhà cung cấp các thông tin môi trường họ cần biết. Công ty đã có thực hiện một số hành động kiểm soát điều hành đối với một số KCMT như: - Thực hiện kiểm soát chất thải rắn bằng chương trình “Phân loại rác tại nguồn” trong toàn công ty. - Thu gom và xử lý khí bụi kim loại bằng hệ thống lọc bụi túi vải tại phân xưởng Hóc Môn. - Có xây hệ thống xử lý nước thải xi mạ và xử lý hơi khí độc tại phân xưởng Lạc Long Quân. - Có trang bị hệ thống PCCC trên toàn công ty. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, hóa chất, an toàn lao động. Công ty chưa xây dựng các thủ tục kiểm soát điều hành. 4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp - Thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục nhằm xác định các tình trạng khẩn cấp của công ty. - Đưa ra các biện pháp đáp ứng khi có tình trạng khẩn cấp. - Đào tạo và thực tập đáp ứng tình trạng khẩn cấp. - Ngăn ngừa và giảm nhẹ tác động khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. - Viết thủ tục “Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp” - Định kỳ xem xét và khi cần thiết soát xét lại các thủ tục trên. - Công ty có trang bị các thiết bị ứng phó tình huống cháy nổ như bình chữa cháy, kẻng báo động, cửa thoát hiểm,… và có phòng y tế để sơ cứu kịp thời khi tai nạn lao động xảy ra. - Công ty thực hiện diễn tập PCCC mỗi năm 1 lần. - Chưa có thủ tục “Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp” 4.5 KIỂM TRA 4.5.1 Giám sát và đo lường - Thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục giám sát và đo lường trên cơ sở các đặc trưng chủ chốt của các hoạt động có tác động đáng kể lên môi trường. - Giám sát và đo kết quả thực hiện các hoạt động môi trường, các kiểm soát điều hành và các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường. - Giám sát công việc môi trường hàng ngày: việc phân loại rác, thu gom rác, quét dọn vệ sinh,… - Giám sát và đo các chỉ số môi trường: nước thải, khí thải, các yếu tố vi khí hậu, khối lượng chất thải rắn,… - Thiết bị giám sát môi trường cần phải được hiệu chuẩn và được bảo dưỡng định kỳ. - Công ty có liên hệ với các đơn vị bên ngoài thực hiện đo đạc, quan trắc các thông số nước thải, khí thải và không khí xung quanh. - Công ty chưa có thủ tục”Giám sát và đo”. 4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác - Thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục nhằm đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật thích hợp. - Đánh giá mức độ tuân thủ với các yêu cầu khác mà tổ chức cam kết. - Lưu giữ hồ sơ đánh giá định kỳ. - Hiện tại, công ty chưa có thủ tục này. - Công ty chưa thực hiện việc đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường. Việc đánh giá mức độ tuân thủ này được thực hiện qua các lần kiểm tra của cơ quan chức năng và các kết quả quan trắc môi trường thực hiện định kỳ tại công ty. 4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa Thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục liên quan đến sự không phù hợp thực tế và tiềm ẩn để thực hiện hành động khắc phục – phòng ngừa. Thủ tục này yêu cầu: Điều tra các điểm không phù hợp, xác định nguyên nhân của sự không phù hợp. Đưa ra hành động KP&PN Lưu giữ hồ sơ thực hiện các hành động KP&PN Lưu hồ sơ kết quả các hành động KP & PN đã được tiến hành. Xem xét tính hiệu quả của việc thực hiện các hành động KP & PN - Công ty chưa có thủ tục về “Khắc phục và phòng ngừa”. - Sự KPH trong công tác quản lý môi trường của công ty được nhận dạng thông qua nhân viên môi trường và từ đơn vị quản lý bên ngoài. - Chưa có hồ sơ về hành động KP&PN về môi trường. 4.5.4 Kiểm soát hồ sơ - Thiết lập, thực hiện, duy trì các hồ sơ khi cần thiết nhằm chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu trong HTQLMT của tổ chức. - Viết thủ tục kiểm soát hồ sơ môi trường bao gồm việc cất giữ, bảo quản, phục hồi, lưu trữ và loại bỏ chúng. - Lập danh mục hồ sơ môi trường. - Các hồ sơ phải được lưu giữ và duy trì rõ ràng, dễ nhận biết và truy tìm nguồn gốc. - Chưa có thủ tục về kiểm soát hồ sơ môi trường. - Công ty chưa có phương pháp lưu trữ hồ sơ phù hợp với yêu cầu của ISO 14001. 4.5.5 Đánh giá nội bộ môi trường - Lập kế hoạch đánh giá nội bộ môi trường. - Xây dựng và đào tạo đội ngũ đánh giá nội bộ. - Thực hiện đánh giá nội bộ. - Báo cáo kết quả đánh giá nội bộ về môi trường cho lãnh đạo. - Viết thủ tục “Đánh giá nội bộ” Hiện tại, công ty chưa thực hiện việc đánh giá nội bộ về vấn đề môi trường. 4.6 Xem xét của lãnh đạo Ban lãnh đạo phải định kỳ xem xét tình hình hoạt động của HTQLMT, bao gồm: CSMT còn phù hợp không? Các kết quả đánh giá nội bộ và đánh giá mức độ tuân thủ. Kết quả thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Trao đổi thông tin với các bên hữu quan bên ngoài, kể cả khiếu nại. Các hành động khắc phục và phòng ngừa. Các đề xuất cải tiến môi trường. Lên kế hoạch thực hiện các hoạt động môi trường trong thời gian tới. Hiện tại, công ty chưa thực hiện xem xét của lãnh đạo về vấn đề môi trường. CHƯƠNG 5 - XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001:2004 TẠI PHÂN XƯỞNG HÓC MÔN CÔNG TY CỔ PHẦN KỀM NGHĨA 5.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN MÔI TRƯỜNG 5.1.1 Phạm vi HTQLMT của phân xưởng Hóc Môn Phạm vi của HTQLMT của phân xưởng Hóc Môn bao gồm: Các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất và các phòng ban liên quan trong toàn phân xưởng. Các vấn đề về nước thải, khí thải, rác thải sau khi đã ra khỏi phạm vi của công ty được yêu cầu kiểm soát bởi quy định pháp luật về môi trường. 5.1.2 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường và thành lập Ban môi trường Bất cứ một hệ thống quản lý nào cũng cần có một cơ cấu tổ chức để vận hành. Do đó, công ty cần xây dựng một Ban môi trường để theo dõi, vận hành và duy trì HTQLMT tại phân xưởng. Giám đốc sẽ chọn các đại diện lãnh đạo về môi trường chịu trách nhiệm điều hành và theo dõi HTQLMT của toàn công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng cần tuyển nhân viên có chuyên môn về môi trường làm việc tại phân xưởng để hỗ trợ cho ĐDLĐ. ĐDLĐ chịu trách nhiệm xây dựng một cơ cấu quản lý môi trường cho toàn công ty trong đó xác định: Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về quản lý môi trường của từng phòng ban và bộ phận sản xuất trong phân xưởng. Và vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về quản lý môi trường phải gắn liền với vai trò, trách nhiệm, quyền hạn vốn có của các cá nhân, phòng ban trong phân xưởng. Trình lên Giám đốc phê duyệt và ban hành dưới dạng văn bản. Các thành viên trong Ban môi trường phải có kiến thức về vấn đề môi trường, mỗi phòng ban và bộ phận phải có ít nhất một thành viên tham gia. Các thành viên trong ban môi trường phải tham gia đầy đủ các buổi họp, các khóa học cũng như cập nhật đầy đủ các thông tin về môi trường của phân xưởng, từ đó phổ biến đến các thành viên còn lại trong phòng ban và bộ phận của mình. Ban môi trường gồm các thành viên: ĐDLĐ có thể chọn từ 3 phó giám đốc. Trưởng/ phó các phòng ban. Quản đốc phân xưởng. Nhân viên môi trường. 5.2 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 5.2.1 Các vấn đề cần xem xét khi xây dựng chính sách môi trường Khi tiến hành xây dựng CSMT cho phân xưởng Hóc Môn, ban lãnh đạo công ty cần cân nhắc các vấn đề sau: Bản chất, quy mô và các tác động đến môi trường của các hoạt động sản xuất tại phân xưởng. Mức độ thỏa mãn khách hàng mà phân xưởng muốn hướng đến. Chính sách thể hiện rõ cam kết tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường. Chính sách thể hiện rõ cam kết thực hiện HTQLMT phù hơp tiêu chuẩn ISO 14001 và cải tiến liên tục hệ thống. Chính sách phải rõ ràng, ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. CSMT là một phương tiện thông tin về HTQLMT của phân xưởng trong nội bộ cũng như bên ngoài cho nên chính sách không nên quá dài ( không quá một trang). Chính sách nên cô đọng ở ba ý chính: tuân thủ pháp các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức áp dụng, ngăn ngừa ô nhiễm và cam kết cải tiến liên tục. Chính sách phải được lãnh đạo cao nhất phê duyệt. Sự phê duyệt của lãnh đạo cao nhất sẽ đem lại hiệu lực cho CSMT, làm cho mọi người cùng tuân thủ và thực hiện. Ngoài ra, lãnh đạo cao nhất cần quy định thời điểm CSMT bắt đầu có hiệu lực. Ban lãnh đạo cần phải xem xét lại CSMT theo định kỳ. Bởi lẽ, CSMT có thể chỉ phù hợp trong một giai đoạn nhất định, khi có sự thay đổi về hoạt động sản xuất thì tình hình môi trường cũng sẽ thay đổi theo. Do đó, CSMT sẽ không còn phù hợp và cần xem xét, điều chỉnh lại. 5.2.2 Xây dựng chính sách môi trường cho phân xưởng Hóc Môn Công ty cổ phần Kềm Nghĩa là một đơn vị chuyên cung ứng những dụng cụ, dịch vụ về chăm sóc sắc đẹp góp phần làm cho phụ nữ trở nên tự tin, quyến rũ, hạnh phúc và thành đạt hơn trong cuộc sống. Công ty nhận thức ngày càng cao nhu cầu của khách hàng và cộng đồng về một môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn cũng như nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mình. Ban lãnh đạo công ty đã phối hợp với phân xưởng Hóc Môn thiết lập, thực hiện và duy trì những cam kết về môi trường như sau: Luôn quan tâm và cải thiện những vấn đề môi trường trong phạm vi của phân xưởng. Luôn cập nhật và tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến các khía cạnh môi trường của phân xưởng. Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu nhằm : giảm lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, giảm các chất độc hại đối với môi trường, không sử dụng lãng phí nguyên liệu, điện, nước… Áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ môi trường tại phân xưởng. Liên tục cập nhật các thông tin về môi trường và phổ biến cho toàn phân xưởng. Thường xuyên đào tạo nâng cao nhận thức cho cán bộ – công nhân viên về bảo vệ môi trường. 5.2.3 Hình thức phổ biến Đảm bảo tất cả cán bộ – công nhân viên trong phân xưởng đều được phổ biến và hiểu được CSMT. Hình thức phổ biến như sau: Đối với cán bộ - công nhân viên trong toàn phân xưởng Phổ biến CSMT cho toàn thể công nhân viên trong toàn phân xưởng. Tổ chức các buổi họp công bố CSMT. Lãnh đạo cao nhất truyền đạt, giải thích CSMT cho đại diện của các phòng/ban và bộ phận. Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm truyền đạt và giải thích lại cho nhân viên trong bộ phận của mình. Quản đốc và nhân viên môi trường có trách nhiệm truyền đạt và giải thích CSMT đến toàn bộ công nhân trong phân xưởng. CSMT được đưa vào chương trình đào tạo khoảng 3 tháng/lần. Dán nội dung CSMT, biểu ngữ có nội dung môi trường tại những nơi mà tất cả nhân viên đều có thể nhìn thấy như: xung quanh khu vực làm việc, căn tin, các bảng thông báo, cửa ra vào… Công bố CSMT trên mạng nội bộ, internet hoặc ghi đính kèm với thư điện tử. Phía sau thẻ nhân viên và phong bì phát lương có in nội dung CSMT của phân xưởng. Cần kiểm tra nhận thức của nhân viên về CSMT của phân xưởng bằng cách đột xuất hỏi họ có biết CSMT hay không và nó ảnh hưởng như thế nào đến công việc của họ,… Đối với nhân viên mới nhận vào cần đưa CSMT vào hợp đồng lao động và tổ chức cho họ học CSMT của phân xưởng trước khi ký hợp đồng. Đối với các bên liên quan: Đối với nhà thầu cần phải có cam kết thực hiện CSMT của phân xưởng trước khi ký hợp đồng. Ngoài ra, CSMT cũng cần được công bố rộng rãi ra cộng đồng bằng cách đưa CSMT vào báo cáo cho các bên hữu quan, tài liệu quảng bá của phân xưởng, đưa lên trang web của phân xưởng hay in lên business card … Các bên liên quan phải cam kết thực hiện CSMT trước khi ký hợp đồng. 5.2.4 Kiểm tra lại chính sách môi trường Ban giám đốc hoặc ĐDLĐ cần xem xét lại CSMT của phân xưởng Hóc Môn ít nhất 1lần/năm. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì phân xưởng phải kiểm tra để cải tiến nội dung chính sách cho phù hợp. Lưu hồ sơ sau khi kiểm tra. 5.3 XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Để đáp ứng điều khoản 4.3.1 Khía cạnh môi trường, phân xưởng Hóc Môn cần phải: Thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục quy định và hướng dẫn cách xác định KCMT, các tác động của các khía cạnh này và tiêu chí để xác định KCMT đáng kể. Triển khai thực hiện xác định các KCMT trong phạm vi toàn phân xưởng. Đánh giá tác động của các KCMT đã xác định. Xác định KCMT đáng kể. 5.3.1 Xác định khía cạnh môi trường Khía cạnh môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất của phân xưởng. Việc xác định các định các KCMT dựa trên quy trình sản xuất và các hoạt động xảy ra trong phạm vi phân xưởng. Các KCMT phải được xem xét trong ba trường hợp: Bình thường: các hoạt động diễn ra hằng ngày. Bất thường: trường hợp làm việc định kỳ không liên tục, đột xuất hay ngoài dự kiến như các hoạt động bảo trì, sự cố hư hỏng máy móc … Khẩn cấp: trường hợp rủi ro, nguy hiểm ngoài dự kiến như cháy nổ, rò rỉ hay tràn đổ hoá chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường. Xác định các tác động đến môi trường của từng hoạt động, thông thường gồm có: Cạn kiệt tài nguyên. Ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí … Góp phần gây biến đổi môi trường: hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzône, mưa axít, … Góp phần gây mất cân bằng sinh thái. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Bảng 5.1 Bảng Tổng Hợp Các Kcmt Môi Trường Đáng Kể Tại Phân Xưởng Hóc Môn STT KCMT đáng kể Khu vực liên quan Hoạt động liên quan Cá nhân, bộ phận liên quan 1 Khí thải Toàn phân xưởng - Các phương tiện ra vào xuất, nhập hàng Cán bộ – công nhân viên làm việc tại xưởng. 2 Bụi (bụi kim loại và bụi cát) Tổ mài Mài thô, mài bén kềm Công nhân các tổ mài Tổ móc mũi Tạo mũi kềm Công nhân tổ móc mũi Tổ phun cát Phun cát tạo độ bóng cho kềm Công nhân tổ phun cát và công nhân làm việc tại các vị trí mài bén lân cận 2 Hơi và mùi dung môi Tổ mài - Nấu keo để dán bánh xe da Công nhân phụ trách dán keo Tổ công nhật - Hóa chất in logo sản phẩm - Công nhân phụ trách in logo và công nhân tổ công nhật. 3 Nước thải Tổ mài thô Nước hấp thu bụi mài Công nhân làm việc tại các tổ mài, tổ móc mũi, tổ phun cát và nhân viên phụ trách thu gom nước thải. Tổ móc mũi Nước hấp thu bụi mài Tổ phun cát Nước giải nhiệt Các lavabo và nhà vệ sinh Vệ sinh cá nhân Tất cả công nhân viên của phân xưởng Căntin - Chế biến thức ăn - Vệ sinh nhà ăn Nhân viên căntin 4 Chất thải nguy hại Bộ phận cơ khí, động lực Bảo trì máy móc, thiết bị Nhân viên bộ phận kỹ thuật Tổ mài, phun cát - Mài thô,mài bén - Phun cát - Công nhân bộ phận mài - Công nhân bộ phận phun cát Tổ công nhật - Lau hóa chất sau khi in logo -Vệ sinh công nghiệp - Dán keo lên hộp sản phẩm Công nhân tổ công nhật Văn phòng Sử dụng các thiết bị văn phòng (máy in, máy photocopy…) Nhân viên thuộc các phòng ban Toàn phân xưởng Chiếu sáng Nhân viên bộ phận kỹ thuật 5 Chất thải rắn sản xuất (rác kim loại, cát rơi vãi, sản phẩm hư hỏng, bao bì hỏng,…) Tổ mài Mài thô, mài bén kềm Công nhân các tổ mài Tổ móc mũi Tạo mũi kềm Công nhân tổ móc mũi Tổ phun cát Phun cát tạo độ bóng cho kềm Công nhân tổ phun cát và công nhân làm việc tại các vị trí mài bén lân cận Tổ công nhật Đóng gói sản phẩm Công nhân phụ trách đóng gói - Kho thành phẩm - Kho nguyên liệu Nhập và lưu nguyên liệu, sản phẩm. Nhân viên nhà kho Văn phòng Sử dụng các thiết bị văn phòng phẩm Tất cả nhân viên các phòng ban 6 Chất thải rắn sinh hoạt Nhà ăn - Chế biến thức ăn - Vệ sinh nhà ăn Nhân viên phụ trách nhà ăn Toàn phân xưởng Vệ sinh cá nhân Tất cả công nhân viên của phân xưởng 7 Tiếng ồn Tổ mài Mài thô, mài bén, móc mũi Công nhân làm việc tại phân xưởng Tổ phun cát Phun cát Công nhân làm việc tại phân xưởng 5.3.2 Đánh giá khía cạnh môi trường và xác định khía cạnh môi trường đáng kể Công ty cần thiết lập hệ thống các tiêu chí để đánh giá các KCMT và xác định các KCMT đáng kể. Thủ tục nhận diện, đánh giá các KCMT và các KCMT đáng kể được thể hiện ở phụ lục 1A. Hướng dẫn xác định KCMT của phân xưởng Hóc Môn được thể hiện ở phụ lục 1B. Bảng 5.2 Các Khía Cạnh Môi Trường Tại Phân Xưởng Hóc Môn – Công Ty Cổ Phần Kềm Nghĩa Vị trí Hoạt động Đầu vào Đầu ra Khía cạnh môi trường Tác động môi trường KHU VỰC SẢN XUẤT Tổ mài Mài bóng, đánh bóng kềm bằng đá mài Đá mài, bánh xe da Dung dịch keo Giấy nhám Điện Dầu bôi trơn Găng tay, giẻ lau Dây thun Bụi đá mài, badớ Keo rơi vãi Giấy nhám sau sử dụng dính keo Tiếng ồn, nhiệt Tia lửa điện Găng tay, giẻ lau dính dầu nhớt, dính keo Dây thun dính dầu nhớt Sử dụng nguyên vật liệu Tiêu thụ năng lượng điện Chất thải lỏng nguy hại Chất thải rắn nguy hại Tiếng ồn Bụi kim loại Nhiệt độ Nguy cơ chạm điện, cháy nổ Tai nạn lao động Tiêu hao nguyên, nhiên liệu Tiêu hao năng lượng Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường làm việc của công nhân. Ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh. Thiệt hại về tài sản và tính mạng con người. Tổ phun cát Phun cát lên kềm để tạo độ bóng Điện Cát Máy cung cấp hơi phun cát Nước giải nhiệt cho máy Găng tay cao su, giẻ lau Dung dịch keo Ống nhựa Tiếng ồn, nhiệt độ Cát phun thải Bụi cát Nước thải giải nhiệt Găng tay, giẻ lau dính keo, cát Hộp đựng keo Ống nhựa thải Tiêu thụ điện Tiếng ồn Nhiệt độ Bụi cát Chất thải rắn nguy hại Nước thải giải nhiệt Tiêu hao năng lượng điện Tiêu hao tài nguyên Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường làm việc của công nhân. Ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh. Tổ mài, móc mũi Mài, móc mũi tạo độ bén cho mũi kềm Điện Đá mài Thùng chứa nước hấp thụ mạt kim loại Găng tay, giẻ lau Tiếng ồn Tia lửa điện Nước thải chứa mạt kim loại Găng tay, giẻ lau dính bụi kim loại, dầu Tiêu thụ năng lượng điện Tiêu thụ nguyên vật liệu Chất thải rắn và lỏng nguy hại Bụi kim loại Tiếng ồn Nguy cơ chạm điện, cháy nổ Tai nạn lao động Tiêu hao năng lượng. Tiêu hao tài nguyên. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường làm việc của công nhân. Thiệt hại về con người và tài sản. Tổ mài bén Mài tạo độ bén cho kềm Điện Đá mài Giẻ lau Dầu xả cốt Tiếng ồn Bụi kim loại Bụi đá mài Hơi dung môi Giẻ lau dính bụi kim loại, dầu. Tiêu thụ năng lượng điện Tiếng ồn Chất thải rắn nguy hại Hơi dung môi Tiêu hao năng lượng. Tiêu hao nguyên liệu Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân và khu vực dân cư xung quanh. Tổ công nhật In logo + vệ sinh + KCS Dòng điện Hóa chất Găng tay, giẻ lau Dụng cụ chứa hóa chất Hơi hóa chất Hóa chất rơi vãi Găng tay, giẻ lau dính hóa chất Dụng cụ dính hóa chất Tiêu thụ năng lượng điện Tiêu thụ nguyên, nhiên liệu Hơi dung môi Chất thải nguy hại Tiêu hao năng lượng, tài nguyên. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân Đóng gói Bao bì Thùng carton Băng keo Hột nhựa hút ẩm Bao bì thải Thùng carton bị hỏng Băng keo thải Hột nhựa rơi vãi Chất thải rắn không nguy hại Chất thải rắn nguy hại Tiêu thụ nguyên vật liệu Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Tiêu hao tài nguyên. Hoạt động Đầu vào Đầu ra Khía cạnh môi trường Tác động môi trường KHU VỰC VĂN PHÒNG Thiết lập văn bản trên máy tính và in văn bản Điện Máy tính Máy in Giấy Mực in Giấy thải Mực in thải Đĩa vi tính, board mạch hư. Tiêu thụ điện Ánh sáng màn hình máy vi tính CTR tái chế (giấy) CTR nguy hại. Tiêu hao tài nguyên. Ảnh hưởng đến sức khỏe nhân viên. Gây ô nhiễm môi trường đất. Sử dụng và bảo trì máy lạnh Điện Máy lạnh Khí thải Máy lạnh hư và không còn sử dụng Tiêu thụ điện Rò rỉ khí R12 CTNH Tiêu hao tài nguyên Ô nhiểm môi trường không khí Ô nhiễm môi trường đất Sử dụng máy fax, máy photocopy Điện Giấy Mực in Giấy thải Mực in thải Khí thải từ máy photo Tiêu thụ điện Tiêu thụ nguyên vật liệu Phát sinh khí thải Tiêu hao năng lượng Tiêu hao tài nguyên Ô nhiễm môi trường không khí Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Sử dụng văn phòng phẩm Giấy, bút Kẹp giấy Kim bấm Bóng đèn, pin Giấy thải Bút, kẹp giấy,… thải Bóng đèn, pin hư Tiêu thụ tài nguyên CTNH Chất thải sinh hoạt. Tiêu hao tài nguyên Gây ô nhiễm môi trường đất, nuớc. Sinh hoạt công nhân viên Điện Nước Vật dụng sinh hoạt Nước thải sinh hoạt Chất thải sinh hoạt Tiêu thụ năng lượng điện Tiêu thụ tài nguyên Phát sinh CTR Tiêu hao năng lượng Tiêu hao tài nguyên Gây ô nhiễm môi trường đất. Bảo trì, sửa chữa máy móc Dầu, nhớt Que hàn Điện Nước Găng tay, giẻ lau Dầu, nhớt thải Xỉ hàn, khói hàn Khí gió hàn Tiếng ồn Bụi kim loại Găng tay, giả lau dính dầu nhớt Tia lửa điện Tiêu thụ nhiên liệu Tiếng ồn, khí thải CTR nguy hại Chất thải lỏng nguy hại Nguy cơ chạm điện, cháy nổ Tiêu hao tài nguyên Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh Thiệt hại về tài sản và tính mạng con người Hoạt động Đầu vào Đầu ra Khía cạnh môi trường Tác động môi trường KHO VẬT TƯ Nhập, xuất và lưu trữ ._.n họ. Đồng thời, nhà thầu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các bảo hộ lao động cần thiết cho nhân viên họ khi làm việc trong phân xưởng. Yêu cầu nhà thầu cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết như: bảng thông tin an toàn vật liệu, bảng hướng dẫn công việc, giấy tờ chứng minh sự tuân thủ môi trường trong các hoạt động của họ. Trưởng các bộ phận có trách nhiệm xem xét, kiểm tra và đánh giá hoạt động của nhà thầu liên quan và báo cáo cho Ban môi trường về các điểm không phù hợp với yêu cầu môi trường, định kỳ 2 năm/lần. Phòng bảo vệ có trách nhiệm kiểm soát các phương tiện vận chuyển, tránh không cho các phương tiện có dính đất, dầu nhớt vào khuôn viên phân xưởng. Đối với các nhà thầu phụ trách thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phải có giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền. Tất cả các tài liệu liên quan đến nhà thầu phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường. Các tài liệu này phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ. 5.12 CHUẨN BỊ SẴN SÀNG VÀ ỨNG PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình trạng khẩn cấp là một trong những phần rất cần thiết của HTQLMT. Tổ chức cần phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục nhằm xác định các tình huống khẩn cấp và các tai nạn tiềm ẩn có thể gây ra tác động đến môi trường, đồng thời có cách thức ứng phó đối với chúng. Nhân viên môi trường cùng với trưởng các bộ phận trong của phân xưởng tiến hành đánh giá và xác định các sự cố có thể xảy trong quá trình hoạt động sản xuất trong phân xưởng: Dự kiến các tai nạn và các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra trong phân xưởng. Xây dựng phương án phòng chống và khắc phục khi có sự cố xảy ra. Lập đội ứng phó với tình trạng khẩn cấp, đồng thời phân công trách nhiệm, tập luyện theo phương án đề ra. Thực hiện ứng cứu khi sự việc bất ngờ xảy ra. Giảm nhẹ tác động của sự việc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm xem xét và phê duyệt kế hoạch đáp ứng tình trạng khẩn cấp và chỉ định nhân viên phụ trách đáp ứng tình trạng khẩn cấp của phân xưởng. Nhân viên môi trường của phân xưởng chịu trách nhiệm thiết lập, thực hiện và duy trì các kế hoạch đáp ứng tình trạng khẩn cấp và điều phối các hoạt động. Thủ tục đáp ứng tình trạng khẩn cấp được thể hiện ở phụ lục 8. Hướng dẫn các phương án chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với các sự cố có thể xảy ra ở phân xưởng Hóc Môn được thể hiện ở phụ lục 9. 5.13 GIÁM SÁT VÀ ĐO Phân xưởng phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục giám sát và đo nhằm đảm bảo HTQLMT phù hợp với các quy định và luật pháp môi trường. Do đó, phân xưởng cần phải thực hiện giám sát và đo các yếu tố sau: Sử dụng nước, năng lượng. Sử dụng nguyên, nhiên liệu, hóa chất. Các chỉ tiêu về chất thải, khí thải, nước thải. Các hoạt động khắc phục – phòng ngừa. Dựa vào các yếu tố trên, công ty xác định các thông số cần giám sát và đo bao gồm: Lượng điện, nước sử dụng. Lượng nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng. Lượng rác thải phát sinh (rác thải sản xuất, rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại) Các chỉ tiêu nước thải sinh hoạt: BOD, COD, SS, pH, N, P,… Các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường không khí: khí thải như: COx, NOx, SO2; tiếng ồn; bụi;… Các yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Số lần xảy ra sự cố đổ hóa chất,… Chi phí môi trường: chi phí tiêu thụ điện, nguyên vật liệu, chi phí thuê đơn vị bên ngoài xử lý nước thải chứa bụi kim loại, chất thải nguy hại, chi phí nhân công vệ sinh, chi phí mua thiết bị thay thế,… Kết quả đo được lưu hồ sơ, phân tích và sử dụng để đánh giá tình hình thực hiện cũng như sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà phân xưởng cam kết. Nếu phát sinh sự không phù hợp, phân xưởng phải có biện pháp xử lý và đưa ra các hành động cải tiến. Do đó, phân xưởng phải thiết lập các thủ tục quy định việc giám sát và đo cũng như đảm bảo độ tin cậy của các số liệu, độ chính xác của các thiết bị giám sát và đo. Kế hoạch giám sát và đo của phân xưởng Hóc Môn được thể hiện ở phụ lục 10A. Phiếu giám sát và đo của phân xưởng Hóc Môn được thể hiện ở phụ lục 10B. 5.14 ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC Tổ chức phải thực hiện việc đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức cam kết áp dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu và cải tiến HTQLMT. Ban môi trường tổ chức đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và các yêu cầu khác theo định kỳ 06 tháng/lần. Ban môi trường căn cứ vào các kết quả hoạt động môi trường, từ đó đối chiếu với các yêu cầu mà phân xưởng cam kết thực hiện. Nếu phát hiện hoạt động nào của phân xưởng chưa đáp ứng một yêu cầu nào đó thì phải ghi nhận sự không phù hợp trên và có các biện pháp tiến hành khắc phục, phòng ngừa. Sau mỗi lần đánh giá, Ban môi trường cần báo cáo với ban lãnh đạo, đồng thời đề ra các kế hoạch nhằm nâng cao mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác. 5.16 SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục nhằm xác định các điểm không phù hợp trên thực tế và tiềm ẩn, đồng thời tiến hành các hành động khắc phục và phòng ngừa. Thủ tục khắc phục – phòng ngừa được thể hiện ở phụ lục 11. Trường hợp đánh giá, xem xét thấy phù hợp thì kết thúc xem xét hoặc xem xét cải tiến nếu cần thiết, cuối cùng tiến hành lưu hồ sơ. 5.17 KIỂM SOÁT HỒ SƠ Tổ chức cần thiết lập, thực hiện và duy trì việc kiểm soát hổ sơ thuộc HTQLMT. Các hồ sơ phải đảm bảo: Lưu trữ đúng quy định Dễ đọc, rõ ràng và dễ tìm thấy khi cần. Có thể xác định và theo dõi các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ. Được bảo quản an toàn, tránh mất mát, hư hỏng hoặc thất lạc. Thủ tục kiểm soát hồ sơ được thể hiện ở phụ lục 12. 5.15 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục đánh giá nội bộ. Thủ tục đánh giá nội bộ bao gồm lựa chọn ban đánh giá, đào tạo đánh giá viên, chuẩn bị kế hoạch đánh giá, tổ chức họp đánh giá, xác định phạm vi đánh giá, tần suất đánh giá, phương pháp đánh giá, báo cáo kết quả đánh giá và các hành động khắc phục phòng ngừa. Quy mô của ban đánh giá môi trường tùy thuộc vào quy mô của tổ chức và mức độ các tác động môi trường trong phân xưởng. Tổ chức cần có đủ đánh giá viên nội bộ và để đảm bảo tính khách quan, đánh giá viên sẽ không đánh giá chính hoạt động và bộ phận của mình. Đánh giá viên phải am hiểu về ISO 14001 và các hoạt động sản xuất của phân xưởng, đồng thời có kỹ năng và được đào tạo về đánh giá môi trường. Phân xưởng cần thực hiện đánh giá nội bộ ít nhất 1 lần/năm. Thủ tục đánh giá nội bộ được thể hiện ở phụ lục 13. 5.17 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO Xem xét của lãnh đạo là một yếu tố quan trọng để cải tiến HTQLMT nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn và thực hiện mục tiêu đề ra. Sau khi xây dựng HTQLMT, xem xét lãnh đạo là cơ hội để đánh giá lại toàn bộ hoạt động của hệ thống và đảm bảo hệ thống luôn hoạt động liên tục, phù hợp và hiệu quả. Thủ tục xem xét lãnh đạo được thể hiện ở phụ lục 14. CHƯƠNG 6 - ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 VÀO PHÂN XƯỞNG HÓC MÔN 6.1 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG DỰA TRÊN CÁC YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN Ghi chú: + : Dễ dàng thực hiện. - : Có khó khăn trong việc thực hiện Điều khoản TC ISO 14001:2004 Khả năng áp dụng tại phân xưởng Hóc Môn Đánh giá 4.1. Yêu cầu chung Theo tiêu chuẩn, phạm vi của HTQLMT được xác định liên quan đến tất cả các hoạt động sản xuất, sản phẩm, dịch vụ trong nội bộ phân xưởng. Vì vậy, phân xưởng sẽ dễ dàng và chủ động trong việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục HTQLMT theo các yêu cầu của TC. + 4.2. Chính sách môi trường Một khi đã nhận thức được tầm quan trọng của HTQLMT, thì việc xây dựng CSMT và đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường của ban lãnh đạo công ty cho phân xưởng là hoàn toàn có thể thực hiện được. + 4.3.1. Nhận diện các KCMT Hiện tại phân xưởng Hóc Môn vẫn chưa có nhân viên môi trường. Toàn công ty chỉ có một nhân viên chuyên trách về môi trường làm việc tại trụ sở chính (Lạc Long Quân) đang tiến hành nhận diện các KCMT của toàn công ty. Tuy nhiên, công ty có ba phân xưởng tọa lạc tại các vị trí khác nhau, trong khi đó chỉ có một nhân viên môi trường nên việc nhận diện và đánh giá các KCMT cho toàn công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, mỗi phân xưởng cần có một nhân viên môi trường để có điều kiện tiếp cận thường xuyên các hoạt động của phân xưởng, khi đó việc xác định và đánh giá sẽ nhanh chóng và xác thực. - 4.3.2. Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác Hiện tại, nhân viên môi trường của công ty chịu trách nhiệm xác định và cập nhật các yêu cầu pháp luật liên quan đến các KCMT mà công ty phải tuân thủ.Với sự phát triển của công nghệ thông tin và các loại hình dịch vụ như hiện nay thì việc tiếp cận, cập nhật và phân loại các yêu cầu pháp luật có liên quan đến các hoạt động của phân xưởng sẽ khá dễ dàng. Tuy nhiên, chỉ một nhân viên phải quản lý cả ba phân xưởng sẽ không tránh sự thiếu sót và cập nhật không đầy đủ. + 4.3.3. Các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường Hiện tại, phân xưởng chưa có mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình rõ ràng cũng như chưa lập thành văn bản. Để đáp ứng yêu cầu này, công ty cần đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể nhằm thực hiện CSMT của phân xưởng. Điều này còn phụ thuộc vào ý thức của cán bộ – công nhân viên và sự kiểm tra, giám sát của các cấp lãnh đạo. - 4.4.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn Hiện tại, phân xưởng vẫn chưa có nguổn lực chuyên môn về môi trường cũng như về ISO 14001. Về mặt tài chính, cơ sở hạ tầng, phân xưởng hoàn toàn có thể đáp ứng được với tốc độ phát triển và mong muốn khẳng định thương hiệu như hiện nay. Vấn đề là muốn thực hiện thành công HTQLMT, phân xưởng cần bổ sung thêm nguồn nhân lực có chuyên môn về môi trường nói chung, về ISO 14001 nói riêng để thực hiện và duy trì HTQLMT. - 4.4.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức Năng lực, nhận thức cũng như sự hiểu biết của cán bộ – công nhân viên về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO là hết sức quan trọng quyết định thành công của hệ thống. Chỉ khi nào tất cả mọi người nhận thức sâu sắc về vấn đề bảo vệ môi trường – an toàn lao động thì mới có thể thiết lập, thực hiện và duy trì HTQLMT một cách dễ dàng. Do đó, đòi hỏi phân xưởng phải tiến hành xác định năng lực và tiến hành đào tạo theo yêu cầu của điều khoản này. Điều khoản này phân xưởng hoàn toàn có thể đáp ứng với nhận thức cũng như những chương trình mà phân xưởng đã thực hiện như: hướng dẫn nhân viên phân loại rác tại nguồn, diễn tập PCCC, thực hiện an toàn lao động,... + 4.4.3. Thông tin liên lạc Phân xưởng đã thực hiện tốt thông tin liên lạc trong nội bộ và liên lạc với bên ngoài thông qua HTQLCL ISO 9000 vì vậy hoàn toàn có khả năng áp dụng cho HTQLMT. + 4.4.4. Tài liệu HTQLMT Phân xưởng chưa có tài liệu về HTQLMT. Vì vậy phân xưởng phải thực hiện ngay yêu cầu này nếu muốn xây dựng thành công HTQLMT. Với tình trạng thiếu nguồn nhân lực am hiểu về HTQLMT như hiện nay thì việc thực hiện điều khoản này sẽ gặp phải khó khăn. - 4.4.5. Kiểm soát tài liệu Công ty đã xây dựng và áp dụng thành công HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nên khi tiến hành xây dựng và áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 thì việc kiểm soát tài liệu sẽ rất thuận lợi vì đã có nhiều kinh nghiệm. Do đó phân xưởng sẽ dễ dàng thực hiện yêu cầu của điều khoản này. + 4.4.6. Kiểm soát điều hành Việc thiếu nhân viên môi trường am hiểu về ISO 14001 như hiện nay, để đáp ứng điều khoản này đối với phân xưởng Hóc Môn là một điều khó khăn. Nếu phân xưởng có đủ nguồn nhân lực hiểu biết về môi trường, đặc biệt là chuyên về ISO 14001, thì việc xây dựng các thủ tục và thực hiện hướng dẫn cho cán bộ - công nhân viên các biện pháp kiểm soát điều hành là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, để thay đổi nhận thức cũng như thói quen của công nhân cũng cần phải có một thời gian nhất định. - 4.4.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng tình trạng khẩn cấp - Phân xưởng có trang bị các thiết bị PCCC, có đội PCCC cơ sở và được diễn tập theo định kỳ. Nhân viên phòng hành chính đã tiến hành lập hồ sơ về phương án PCCC và luôn sẵn sàng đối với các tình huống cháy nổ xảy ra. + - Phân xưởng có phòng y tế để đề phòng các tai nạn lao động xảy ra. + - Chưa có bộ phận quản lý hóa chất nên chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng khi có sự cố liên quan đến hóa chất xảy ra. Do đó, nhân viên môi trường cần đào tạo nâng cao nhận thức cho công nhân viên về an toàn hóa chất trong quá trình lưu trữ (kho vật tư), vận chuyển và sử dụng tại phân xưởng, lập kế hoạch và tổ chức tập huấn định kỳ việc ứng phó kịp thời khi có sự cố tràn đổ hóa chất xảy ra. - 4.5.1. Giám sát và đo Công ty có liên hệ với các tổ chức bên ngoài thực hiện việc đo đạc các thông số môi trường cho toàn công ty theo định kỳ nên điều khoản này phân xưởng hoàn toàn có thể thực hiện. Đối với việc đo đạc, giám sát lượng điện, nước, chất thải phát sinh,… thì phân xưởng có thể thực hiện dễ dàng nếu bố trí các thiết bị đo đạc và nguồn nhân lực hợp lý. + 4.5.2. Đánh giá sự tuân thủ Phân xưởng chưa có nhân viên chuyên trách về môi trường nên việc đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác sẽ gặp khó khăn. - 4.5.3. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa Phân xưởng đang áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Vì vậy việc xác định sự KPH và hành động HP&PN sẽ khá dễ dàng do quy trình của hai hệ thống tương tự nhau. Hơn nữa, khi thực hiện các yêu cầu trên, phân xưởng phát hiện sự KPH và để đảm bảo hệ thống luôn được cải tiến, phân xưởng bắt buộc phải thực hiện các hành động KP&PN. Vì vậy, phân xưởng hoàn toàn có thể thực hiện yêu cầu này. + 4.5.4. Đánh giá nội bộ Sau khi thiết lập các điều khoản trên, cần phải đánh giá toàn bộ HTQLMT. Hơn nữa, phân xưởng đã từng thực hiện việc đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, do đó phân xưởng sẽ thực hiện điều khoản này một cách dễ dàng. + 4.6. Xem xét của lãnh đạo Sau khi xây dựng hoàn chỉnh HTQLMT, ban lãnh đạo phải xem xét và đánh giá lại toàn bộ HTQLMT tại phân xưởng đồng thời cân nhắc các biện pháp cải tiến liên tục HTQLMT. Đồng thời, phân xưởng đã từng có các cuộc họp xem xét lãnh đạo theo yêu cầu của ISO 9001 nên sẽ biết rõ tầm quan trọng của yêu cầu này. Vì vậy, phân xưởng sẽ không gặp khó khăn nhiều trong việc thực hiện yêu cầu này. + 6.2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG DỰA TRÊN THỰC TRẠNG CỦA PHÂN XƯỞNG HÓC MÔN Với tốc độ phát triển nhanh chóng và mong muốn vươn ra thị trường thế giới, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, Kềm Nghĩa còn thể hiện sự thân thiện với môi trường của mình. Chính vì vậy, công ty ngày càng chú trọng đầu tư cải thiện vấn đề môi trường và quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe người lao động. Riêng với phân xưởng Hóc Môn, trong thời gian gần đây, công ty đã chú trọng đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường như: 6.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí Hệ thống xử lý bụi bằng công nghệ lọc túi vải Tại những vị trí làm việc của các máy mài thô, bụi phát sinh với nồng độ khá cao nên phân xưởng đã xây dựng hệ thống xử lý bụi bằng công nghệ lọc túi vải để thu gom và xử lý lượng bụi này. Hệ thống xử lý bụi được mô tả sở lược thông qua sơ đồ sau: Nguồn phát sinh bụi Hệ thống chụp hút Máy hút bụi công suất lớn Hệ thống lọc túi vải Bụi đã được thu gom và đem đi xử lý Không khí sạch Thuyết minh quy trình công nghệ Nguồn phát sinh bụi xuất hiện ở các máy mài được hút bởi chụp hút cục bộ. Các chụp hút được đấu nối với hệ thống ống nhánh, ống chính và được nối với 1 quạt hút công suất lớn đặt tại hệ thống xử lý. Lượng bụi được thu gom lại và đưa vào hệ thống lọc túi vải, tại đây lượng bụi có kích thước lớn hơn kích thước của túi vải sẽ bị giữ lại và rớt xuống hệ thống thu gom ở phần dưới của hệ thống xử lý. Khi lượng bụi bị dính lại ở trên bề mặt túi vải quá nhiều thì công nhân vận hành sẽ giũ hoặc rung cơ học để lượng bụi này rớt xuống và giảm trở lực cho hệ thống. Toàn bộ lượng bụi thu gom này được đem đi xử lý như đối với chất thải nguy hại. Hệ thống làm mát Các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, khí đối lưu, tiểu phân) trong khu vực sản xuất của nhà máy sẽ ảnh hưởng đến năng suất sản xuất và sức khoẻ của người lao động. Phân xưởng đã đầu tư xây dựng hệ thống làm mát bằng hơi nước được mô tả sơ lược như sau: Nước được bơm liên tục qua những tấm bảng hình chữ nhật cấu tạo như tổ ong, diện tích bề mặt rất lớn gắn cố định trên tường. Quạt hút công suất lớn được bố trí hướng đối diện, hoạt động liên tục kéo nước ở dạng hơi vào xưởng làm việc. Hệ thống làm mát bằng nước giúp làm giảm nhiệt độ của nhà xưởng, tạo không khí thoáng mát, tăng độ ẩm không khí trong nhà xưởng có tác dụng lắng đọng, giảm bớt lượng bụi trong không khí. Ngoài ra, công nhân làm việc trực tiếp phải được trang bị các dụng cụ bảo hộ cá nhân như bao tay, quần áo đồng phục, quần áo bảo hộ, khẩu trang, nút lỗ tai chống ồn... 6.2.2 Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải Đối với nước thải sinh hoạt Nguồn gốc phát sinh nước thải chủ yếu là từ nhà vệ sinh và từ lavabo. Toàn bộ nước thải sinh hoạt của phân xưởng, khu vực văn phòng đều được thu gom và xử lý bằng hệ thống bể tự hoại, sau đó nước sau xử lý được thải ra hệ thống cống thoát chung của thành phố. Các chất cặn bã vô cơ trong bể không thể phân hủy được phân xưởng thuê dịch vụ hút cặn và đem đi xử lý thường xuyên. Đối với nước thải sản xuất Nước thải sản xuất của phân xưởng phát sinh khoảng 2 – 3 m3/tháng và nằm trong danh mục chất thải nguy hại nên phân xưởng đã ký hợp đồng với công ty Tân Đức Thảo thu gom, vận chuyển và xử lý. 6.2.3 Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn Công ty đang thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn trên cả ba phân xưởng sản xuất. Chất thải rắn được phân loại thành ba loại khác nhau và bỏ vào những thùng rác tương ứng và đem đi xử lý. Thứ nhất, rác kim loại chủ yếu là bụi kim loại phát sinh ở công đoạn mài và cát thải phát sinh ở giai đoạn phun cát, toàn bộ chúng được thu gom và giao cho đơn vị có chức năng xử lý. Thứ hai, rác sinh hoạt xuất hiện do hoạt động ăn uống sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên trong xưởng. Chúng là những vỏ chai nước suối, những hộp cơm, đồ ăn thừa…Toàn bộ lượng rác này được thu gom vào những thùng riêng và hợp đồng với lực lượng thu gom rác dân lập của phường thu gom hàng ngày. Thứ ba, rác nguy hại phát sinh chủ yếu là các dụng cụ, thùng chứa hóa chất dầu nhớt, các miếng giẻ dính dầu mỡ, hộp mực in hư…Những chất thải này cũng được thu gom vào những thùng riêng và hợp đồng với công ty Tân Đức Thảo thu gom và xử lý. 6.2.4 Các biện pháp an toàn lao động và ứng cứu sự cố Hàng quý trong năm, công ty thường tổ chức cho tất cả cán bộ công nhân viên học tập về các biện pháp an toàn lao động, ứng cứu phòng chống cháy nổ và sự cố. Phòng chống cháy nổ Phân xưởng đã trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy như bình chữa cháy, cát, hệ thống báo cháy, bảng báo cấm lửa, các bảng chỉ dẫn lối thoát hiểm…. Tất cả nhân viên trong xưởng được học tập và diễn tập PCCC hàng năm. Hệ thống điện được thiết kế độc lập, có bộ phận ngắt mạch tự động khi có sự cố chập mạch trên đường dây tải điện. Phương pháp phòng chống và ứng cứu sự cố Phân xưởng đã lên kế hoạch ứng cứu sự cố trong đó có xác định những vị trí có khả năng xảy ra sự cố, bố trí nhân sự và trang bị thiết bị thông tin để đảm bảo liên lạc khi có sự cố. Các nhân viên làm việc tại xưởng được tập huấn các thao tác ứng cứu khẩn cấp, thực hành cấp cứu y tế, vận hành an toàn các thiết bị,... Công nhân được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân gồm quần áo bảo hộ, găng tay, ủng..., Khi có sự cố, công nhân ứng cứu được trang bị mặt nạ và được huấn luyện sử dụng các phương tiện này. Vệ sinh, an toàn lao động và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường Vấn đề vệ sinh, an toàn lao động trong quá trình sản xuất của công nhân đã được ban lãnh đạo rất quan tâm. Toàn bộ công nhân đều phải mặc đồng phục trước khi vào phân xưởng sản xuất. Công nhân làm việc tại nhà máy sẽ được huấn luyện và đào tạo về vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất. Sau mỗi ca làm việc và cuối mỗi ngày, công nhân sẽ tiến hành vệ sinh nhà xưởng. Việc huấn luyện cho toàn thể nhân viên có được nhận thức đúng đắn về các quan điểm bảo vệ môi trường song song với việc tiến hành các biện pháp giảm thiểu ô đang được phân xưởng rất chú trọng. Toàn bộ nhân viên của nhà máy đã nắm bắt được các khái niệm và các hành động liên quan đến việc bảo vệ môi trường, tiến tới công ty sẽ xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, phân xưởng Hóc Môn vẫn tồn tại một số vấn đề như: Phân xưởng chưa có nhân viên môi trường để đảm bảo các hoạt động môi trường được thực hiện và kiểm soát chặt chẽ. Tiếng ồn và nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hệ thống làm mát tuy làm nhiệt độ và độ ẩm trong phân xưởng thoáng mát nhưng quạt hút hơi nước đồng thời cũng hút theo lượng bụi làm cho bụi lắng, dính lên quần áo công nhân và di chuyển đến cuối phân xưởng. Vì vậy, nồng độ bụi cuối phân xưởng tương đối cao (đối với vị trí mài bén) gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường làm việc của công nhân. Việc phân loại rác tại nguồn vẫn chưa thực hiện tốt mặc dù phân xưởng đã được các bị hai thùng rác: thùng chứa chất thải nguy hại và thùng chứa chất thải sinh hoạt nhưng một số công nhân vẫn để chất thải lẫn lộn vào nhau. Khu vực chứa rác, phế liệu chưa được sắp xếp và phân chia khu vực hợp lý. Một số máy móc, bàn ghế hư hỏng tồn đọng khá lâu chưa được giải quyết và phát sinh bụi. Tổ công nhật (khâu in, vệ sinh và KCS) dùng nhiều giẻ lau mà chưa bố trí các thùng chứa chất thải nguy hại hợp lý dẫn đến việc vứt xuống nền nhà. Bên cạnh đó, các giẻ lau dính hóa chất, dính dầu này được giặt lại mà không qua xử lý. Tại các vị trí mài cán, móc mũi phát sinh nhiều bụi kim loại và tia lửa điện nhưng một số công nhân tại các khu vực này không sử dụng bảo hộ lao động như găng tay và khẩu trang, không đeo mắt kính. Phân xưởng chưa tận dụng ánh sáng mặt trời, đặc biệt đối với khu vực mài bén cần độ tinh xảo trong khi đó trần nhà thấp và tối nên phải tiêu tốn nhiều điện. Diện tích nhà xưởng còn hẹp trong khi đó số lượng công nhân đông nên khoảng cách làm việc khá gần nên công nhân cảm thấy nóng và rất khó đi lại. 6.3 NHẬN XÉT Theo bảng đánh giá ở mục 6.1 cho thấy phân xưởng có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của tiêu chuẩn. Một số khó khăn gặp phải, phân xưởng hoàn toàn có thể vượt qua khi có đủ nguồn lực chuyên môn và sự nhiệt tình của ban lãnh đạo. Mặc dù, phân xưởng Hóc Môn vẫn tồn tại những bất cập nhưng với những hoạt động tích cực mà công ty đã và sẽ tiến hành thì phân xưởng hoàn toàn có thể khắc phục những thiếu sót trên và áp dụng thành công HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Hơn nữa, Kềm Nghĩa đang có những bước tiến vững mạnh và mong muốn tiếp tục khẳng định thương hiệu cũng như nâng cao hình ảnh trên thị trường. Vì vậy, việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 là một điều kiện tất yếu và là mong muốn của công ty hiện nay. Đồng thời, để vận hành và duy trì hệ thống, công ty cũng cần bổ sung nhân viên môi trường chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát các hoạt động môi trường tại phân xưởng theo chủ trương và chính sách của công ty. CHƯƠNG 7 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN Trong thời gian gần đây, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa cũng đã đầu tư khá nhiều cho công tác bảo vệ môi trường đối với phân xưởng Hóc Môn. Tuy nhiên, phân xưởng vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần phải quản lý chặt chẽ nếu muốn áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Hơn nữa, phân xưởng nói riêng và công ty nói chung vẫn còn thiếu nguồn lực chuyên môi về lĩnh vực môi trường cũng như về ISO 14001. Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa là một doanh nghiệp đã áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đây chính là nền tảng thuận lợi cho việc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004. Việc tích hợp hai hệ thống này không chỉ làm tăng khả năng áp dụng của doanh nghiệp do sự kết hợp quản lý đơn giản và tiết kiệm chi phí mà đây còn là tiêu chí quan trọng tạo lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Kềm Nghĩa nói riêng trong tiến trình hội nhập vào thị trường thế giới. 7.2 KIẾN NGHỊ Qua một thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Kềm Nghĩa tôi nhận thấy muốn xây dựng và áp dụng thành công HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty nói chung và phân xưởng Hóc Môn nói riêng thì điều kiện tiên quyết là sự cam kết của lãnh đạo, sự nhiệt tình tham gia các hoạt động của tất các cá nhân và đảm bảo đủ nguồn nhân lực có chuyên môn về môi trường. Bên cạnh đó, để thực hiện thành công HTQLMT cho phân xưởng Hóc Môn, công ty phải có những kế hoạch nhằm xác định cụ thể thời gian, biện pháp và bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện đối với các vấn đề môi trường đáng kể tại phân xưởng như: Nhân viên môi trường cần thường xuyên kiểm tra và định kỳ hướng dẫn cho toàn thể công nhân viên của phân xưởng về phân loại rác (1tháng/lần), đồng thời giúp họ hiểu được lợi ích của việc phân loại rác. Tổ trưởng và quản đốc có nhiệm vụ giám sát việc phân loại rác, đồng thời nhắc nhở và khiển trách nếu phát hiện công nhân phân loại rác chưa đúng. Cấm công nhân mang thức ăn vào khu vực sản xuất và bỏ vào thùng theo đúng quy định. Trang bị khẩu trang hoạt tính cho công nhân làm việc ở các tổ mài, móc mũi phát sinh nhiều bụi kim loại. Cuối mỗi ngày làm việc, công nhân mỗi tổ làm vệ sinh khu vực làm việc của mình. Tổ trưởng kiểm tra việc dọn vệ sinh và xem các thùng chứa rác đã được phân loại đúng hay chưa. Nếu việc phân loại chưa đúng, tổ trưởng cần hướng dẫn tổ viên phân loại lại. Đối với các khu vực chứa rác phải có tường che chắn, xây dựng các gờ cao để tránh nước mưa xâm nhập vào. Khu vực chứa chất thải cần phải phân loại từng khu vực rõ ràng tránh để bừa bãi rất khó kiểm soát. Đồng thời xử lý hoặc bán phế liệu các máy móc, bàn ghế hư hỏng tránh để tồn đọng phát sinh bụi bậm. Nhân viên môi trường cùng các tổ trường cần thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở việc sử dụng các trang bị bảo hộ lao động như: khẩu trang, găng tay, nút chống ồn,… Cần tuyên dương các tổ phân loại CTR đúng và thực hiện vệ sinh sạch sẽ bằng cách thông báo bằng loa phát thanh trước toàn công ty, định kỳ 1tuần/1lần (vào buổi chào cờ thứ hai đầu tuần). Kho chứa vật tư nên được phân chia khu vực rõ ràng cho các nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất để tiện cho việc quản lý. Công ty cần yêu cầu MSDS từ phía nhà cung cấp các loại nhiên liệu, hóa chất. Đồng thời, thủ kho cần nhận diện, phân loại khu vực lưu trữ và dán nhãn nguy hại theo bảng MSDS. Công ty nên lắp thêm các chụp hút bụi tại tất cả các vị trí mài, móc mũi và phun cát để đảm bảo nồng độ bụi đạt tiêu chuẩn cho phép và đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Cần trang bị thêm các thùng chứa chất thải nguy hại tại khu vực sản xuất, đặc biệt đối với tổ công nhật. Đối với rác sản xuất và rác nguy hại, cuối mỗi ngày được chuyển đến khu vực chứa rác tập trung và giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo định kỳ 1 tuần/1lần. Cần tận dụng ánh sáng mặt trời để hạn chế sử dụng điện. Ngoài việc thực hiện các kế hoạch trên, công ty cũng cần phải chú ý đến những mục tiêu dài hạn như: Bổ sung thêm nguồn nhân lực cho công tác quản lý môi trường tại phân xưởng Hóc Môn và cho toàn công ty. Tăng cường việc tổ chức các khoá huấn luyện, đào tạo về môi trường – an toàn lao động – phòng cháy chữa cháy. Chuẩn bị và bổ sung thêm nguồn kinh phí cho công tác quản lý môi trường tại phân xưởng. Xem xét và tiến hành xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho phân xưởng và tiến đến triển khai cho toàn công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO ISO. (2004). Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004 – Hệ thống quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng. Bộ y tế. (2002). 21 Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh an toàn lao động. Quyết định 3733/2002/QĐ – BYT. Quốc hội (2001). Luật PCCC. Hà Nội Quốc hội (2005). Luật bảo vệ môi trường. Hà Nội Chính phủ (2005). Nghị định 68/2005/NĐ – CP ngày 05/10/2005. Vv: An toàn trong sản xuất, mua bán, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, thu gom, tiêu hủy và thải bỏ các chất nguy hiểm. Hà Nội Chính phủ (2006). Nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006. Vv: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Hà Nội Chính phủ (2006). Nghị định 81/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006. Vv: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hà Nội Bộ Tài nguyên môi trường (2006). Thông tư 12/2006/TT – BTNMT ngày 26/12/2006. Vv: Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Hà Nội Bộ Tài nguyên môi trường (2006). Thông tư 08/2006/TT – BTNMT ngày 08/09/2006. Vv: Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Hà Nội Bộ Tài nguyên môi trường (2006). Thông tư số 12/2006/TT – BTNMT ngày 26/12/2006. Vv: Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Hà Nội Bộ Tài nguyên môi trường (2006). Quyết định 23/2006/QĐ – BTNMT ngày 26/12/2006. Vv: Ban hành danh mục chất thải nguy hại. Hà Nội Bộ Lao động thương binh xã hội (2005). Thông tư 37/2005/TT – BLĐTBXH ngày 29/12/2005. Vv: Hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Hà Nội Cục bảo vệ môi trường, Bộ tài nguyên môi trường. http:// www.nea.gov.vn Trung tâm năng suất sạch Việt Nam. . Danh sách các tổ chức được chứng nhận ISO 14000 ở Việt Nam. . (5/2008). MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG – HÌNH Bảng 2. 1 Một số tổ chức chứng nhận ISO 14000 12 Hình 2. 1 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14001 5 Hình 2. 2 Mô hình ISO 14001 7 Hình 3. 1 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự công ty TNHH cơ khí Kiềm Nghĩa 14 Bảng 3.1 Thiết bị máy móc và nguyên liệu đầu vào……………………………………………………15 Bảng 3.2 Nguyên liệu đầu vào của phân xưởng Củ Chi………………………….17 Bảng 3.3 Nguyên liệu đầu vào của phân xưởng Hĩc Mơn ……………………….17 Bảng 3.4 Nguyên liệu đầu vào phân xưởng LLQ…………………………………17 Bảng 3.5 Bảng đo vi khí hậu………………………………………………………..19 Bảng 3.6 Bảng đo độ bụi và độ ồn …………………………………………………19 Bảng 5.1 Bảng tổng kết KCMT ……………………………………………………35 Bảng 5.2 Bảng khía cạnh mơi trường……………………………………………...38 Bảng 5.3 Bảng đánh giá KCMT……………………………………………………46 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docND LV.doc
  • docbia.DOC
  • docdanh muc tu viet tat.DOC
  • docloi cam ơn.DOC
  • docphu luc.DOC
Tài liệu liên quan