Vốn kinh doanh & biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Công ty Bia Hà Nội

LờI NóI ĐầU Những năm gần đây , nền kinh tế Việt Nam sau hơn mười năm chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung , quan liêu , bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý , điều tiết của Nhà Nước đã liên tục dành được những thành tựu đáng kể . Có thể nói chúng ta đang vững bước tiến vào một thời kỳ mới ổn định phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá . Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế , nó tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trước pháp luật đều được bình đẳng trong kin

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vốn kinh doanh & biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Công ty Bia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h doanh. Do đó, phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh và là một công cụ hết sức quan trọng đối với người quản lý doanh nghiệp , các nhà đầu tư , nhà cho vay , khách hàng . Nó cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hoạt động vốn , xác định đầy đủ , đúng đắn nguyên nhân , mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vốn . Từ đó , có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình sử dụng có những quyết định phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Hiểu rõ được tầm quan trọng đặc biệt của việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nên trong thời gian thực tập tại Công ty Bia Hà Nội , em đã quyết định chọn đề tài “ Vốn kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Công ty Bia Hà Nội ” làm đề tài tốt nghiệp với mong muốn giúp ích một phần nào đó cho Công ty và qua đó giúp em có đưọc sự hoàn thiện hơn nữa lý thuyết cũng như thực tiễn . Với mục đích và phạm vi nghiên cứu như trên , bản báo cáo này gồm những nội dung chủ yếu sau : Chương I : Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và vai trò của vốn trong quá trình kinh doanh . Chương II : Thực trạng về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Bia Hà Nội . Chương III : Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Bia Hà Nội . Vì thời gian thực tập có hạn cũng như sự giới hạn trong kiến thức của bản thân nên việc vận dụng những kiến thức của nhà trường vào thực tế vẫn còn có nhiều sai sót và vướng mắc . Em mong được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô , đặc biệt là thầy Trần Văn Hùng và các cô chú trong Công ty Bia Hà Nội cũng như của các bạn để em hoàn thành tốt đề tài này . CHƯƠNG 1 Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và vai trò của vốn trong quá trình kinh doanh 1. Những vấn đề chung về vai trò và đặc điểm của vốn kinh doanh . 1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn kinh doanh . Vốn kinh doanh là phạm trù kinh tế , là điều kiện tiên kiết cho bất cứ doanh nghiệp ngành nghề kỹ thuật kinh tế hay dịch vụ nào trong nền kinh tế . Đặc biệt đối với các Công ty xuất nhập khẩu , vốn kinh doanh có vai trò quan trọng quyết định việc ra đời hoạt động , phát triển và giải thể Công ty . Cũng như vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nói chung , vốn của các Công ty xuất nhập khẩu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của Công ty dùng trong kinh doanh bao gồm : + Tài sản bằng hiện vật như : nhà cửa , kho tàng , cửa hàng , giầy hàng , hàng hoá . . + Tiền Việt Nam , ngoại tệ , vàng bạc , đá quý . . . + Bằng bản quyền sở hữu công nghiệp . Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay mọi vận hành kinh tế đều là tiền tệ , do đó để có được tài sản trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định gọi là vốn kinh doanh . Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt . Mục tiêu của nó để phục vụ cho sản xuất kinh doanh , vì vậy vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra hoạt động kinh doanh , nó là giá trị các tài sản bỏ ra lúc đầu , thường được biểu hiện bằng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời . Vốn kinh doanh sau khi ứng ra được sử dụng vào kinh doanh và sau một chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng cho chu kỳ hoạt động sau . Vốn kinh doanh không thể bị tiêu mất đi như một số quỹ khác trong doanh nghiệp mất vốn đồng nghĩa với nguy cơ phá sản . Cần có sự phân biệt giữa tiền và vốn . Muốn có vốn thì phải có tiền , song có tiền thậm chí có khoản tiền rất lớn cũng không phải là vốn . Tiền chỉ được gọi là vốn khi nó thoả mãn đầy đủ các điều kiện sau: Một là : Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định , nói cách khác tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có được . Hai là : Tiền phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định . Sự tích tụ và tập trung một lượng tiền đến một mức độ nào đó mới làm cho nó có đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh cho dù là nhỏ nhất , vì thế một doanh nghiệp muốn khởi nghiệp thì nhất thiết phải có một lượng vốn pháp định đủ lớn . Ba là : Khi đã đủ số lượng tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời , các vận động và phương thức vận động của tiền lại do phương thức kinh doanh quyết định . Như vậy để tiến hành bất kỳ một hoạt động nào cũng cần một lượng tiền ứng trước . Lượng tiền này không bỗng dưng mà doanh nghiệp tự có mà doanh nghiệp phải tự tìm các biện pháp khai thác các nguồn tiền nhàn rỗi thành một món lớn để đầu tư kinh doanh với mục đích là để sinh lời . Trong quá trình vận động đồng vốn , có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn là giá trị là tiền . Mặt khác sau quá trình vận động khi quay về điểm xuất phát nó phải có giá trị lớn hơn thì đồng vốn mới được bảo toàn , nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ vận động tiếp theo . 1.2. Vai trò của vốn kinh doanh . Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại có vai trò quyết định trong việc thành lập và phát triển kinh doanh của Công ty . Nó là điều kiện tiên quyết quan trọng nhất cho sự ra đời , tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp . Vốn kinh doanh của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là một trong những điều kiện quan trọng để xếp doanh nghiệp vào loại quy mô lớn , trung bình , nhỏ hay siêu nhỏ và cũng còn là một trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có và tương lai về sức lao động , nguồn hàng hoá , mở rộng và phát triển thị trường . . . là điều kiện để phát triển kinh doanh . Vốn kinh doanh là một nguồn lực quan trọng để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp , là điều kiện để thực hiện chiến lược kinh doanh , là chất keo để nối chắp , đính kết các quá trình và quan hệ kinh tế , là dầu nhờn bôi trơn cho cỗ máy kinh tế vận động . Vốn kinh doanh thực chất là nguồn của cải của xã hội được tích lũy lại , tập trung lại . Nó là một điều kiện một nguồn khả năng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh , nó chỉ phát huy tác dụng khi biết quản lý , sử dụng chúng một cách đúng hướng , hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả “ buôn tài không bằng dài vốn” . Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là yếu tố về giá trị , nó chỉ phát huy được tác dụng khi bảo tồn và tăng lên trong mỗi chu kỳ kinh doanh . Nếu vốn không được bảo tồn và tăng lên trong mỗi chu kỳ kinh doanh thì vốn đã bị thiệt hại , đó là hiện tượng mất vốn . Sự thiệt hại lớn dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản , tức là vốn kinh doanh đã bị sử dụng một cách lãng phí và không có hiệu quả . Tóm lại mục đích cao nhất và quan trọng nhất của phân tích tình hình sử dụng vốn là giúp những người ra quyết định có thể lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng tiềm năng của doanh nghiệp . 1.3. Phân loại vốn kinh doanh . Để nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hình thức tồn tại của vốn kinh doanh , người ta đứng trên các góc độ khác nhau để xem xét vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại . Mỗi góc độ lại có cách phân loại khác nhau về vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chúng có một mục đích chung đó là giúp cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn của mình . 1.3.1. Trên góc độ pháp luật . Vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm : - Vốn pháp định : là mức vốn tốt thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định với từng ngành nghề , từng loại hình sở hữu doanh nghiệp . - Vốn điều lệ : là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp . Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp , từng nghành nghề , vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định . 1.3.2. Trên góc độ nguồn hình thành vốn . Vốn kinh doanh của doanh nghiệp gồm có : + Nguồn vốn chủ sở hữu . + Nguồn vốn bổ sung . + Các nguồn vốn khác . Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do cá nhân chủ doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư kinh doanh . Đây là vốn bắt buộc phải có khi thành lập doanh nghiệp và doanh nghiệp có quyền sử dụng lâu dài trong suốt thời gian hoạt động . Tuy nhiên mỗi loại hình doanh nghiệp cũng chỉ có thể khai thác , huy động vốn trên một số nguồn xác định , vì thế người ta căn cứ vào nguồn vốn chủ sở hữu để nhận biết doanh nghiệp đó thuộc loại nào . Ví dụ : - Doanh nghiệp có vốn kinh doanh chủ yếu thuộc nguồn ngân sách Nhà Nước thì đó là doanh nghiệp Nhà Nước . Doanh nghiệp có nguồn vốn tư nhân đóng góp thì đó là doanh nghiệp tư nhân . Doanh nghiệp có nguồn vốn từ cổ đông đóng góp thì đó là doanh nghiệp cổ phần . Nguồn vốn bổ sung : là số vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận , do Nhà Nước bổ sung phân phối vốn hoặc doanh nghiệp có thể bổ sung bằng cách đi vay của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác và phải trả lãi suất theo quy định của ngân hàng hay theo các chủ nợ . Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể phát hành trái phiếu để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân . Các nguồn vốn khác như vốn liên doanh là vốn góp cho các bên cùng cam kết liên doanh với nhau để hoạt động thương mại và dịch vụ . 1.3.3. Trên góc độ di chuyển vốn . Vốn của doanh nghiệp được chia thành 2 loại : + Vốn cố định . + Vốn lưu động . 1.3.3.1. Vốn cố định . Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp . Tài sản cố định tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh , nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi sau nhiều chu kỳ kinh doanh . Vốn cố định biểu hiện dưới hình thức tài sản cố định nên xét theo hình thái hiện vật tài sản cố định thì hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam , tài sản cố định phải đạt giá trị tối thiểu ở mức quy định là 5 triệu đồng và phải có thời gian sủ dụng tối thiểu thường từ 1 năm trở lên . Như vậy một tài sản chỉ được coi là tài sản cố định khi nó là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất còn giá trị của nó được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ . Trong quá trình sử dụng tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhìn chung nó vẫn giữ nguyên hình thái vật chất của nó trong thời gian dài nhưng năng lực sản xuất và giá trị của chúng bị giảm dần . Hiện tượng này được gọi là sự hao mòn tài sản cố định , có hai loại hao mòn chính: hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình . + Hao mòn vô hình : là sự giảm tương đối về mặt giá trị của tài sản cố định do sự tăng lên của khoa học tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất mà làm cho tài sản cố định trở nên lạc hậu , lỗi thời . + Hao mòn hữu hình : là loại hao mòn xảy ra do doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định và do sự tác động của môi trường . Loại hao mòn này sẽ càng lớn nếu doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định càng nhiều hay tài sản cố định được sử dụng trong môi trường có sự ăn mòn hoá học hay điện hoá học . Trong điều kiện nền kinh tế thị trường , tài sản cố định của doanh nghiệp tuỳ theo loại hàng hoá có tỉ trọng cao , thấp khác nhau ( xăng dầu , vật liệu , điện . . . ) nhưng nhìn chung nó chiếm khoảng 1/3 đến 1/4 vốn kinh doanh của doanh nghiệp . Đi đôi với sự phát triển Khoa học - kỹ thuật tài sản cố định trong các doanh nghiệp ngày càng được trang bị theo đúng hướng cơ khí hoá , tự động hoá và hiện đại hoá . Phân loại tài sản cố định . * Phân loại theo hình thái biểu hiện . Theo phương pháp này tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: + Tài sản cố định có hình thái vật chất ( tài sản cố định hữu hình) : là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện bằng những hình thái cụ thể như nhà xưởng , máy móc thiết bị . . . + Tài sản cố định vô hình : là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể , thể hiện được một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp , chi phí mua bằng sáng chế . * Phân loại tài sản theo mục đích sử dụng . Tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 3 loại : - Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi , sự nghiệp , quốc phòng . Đó là những tài sản cố định của doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi , các tài sản cố định dùng cho các hoạt động bảo đảm an ninh , quốc phòng . - Tài sản cố định bảo quản , giữ hộ , cất giữ hộ Nhà Nước . Đó là những tài sản cố định của mình theo mục đích sử dụng . Qua đó các nhà quản lý có thể theo dõi chính xác được trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , tài sản cố định có thực hiện đúng mục đích đề ra ban đầu không . Từ đó có những quyết định điều chỉnh để sử dụng tài sản cố định sao cho có hiệu quả nhất . * Phân loại tài sản theo tình hình sử dụng . Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định , người ta chia tài sản cố định của các doanh nghiệp thành các loại : + Tài sản cố định đang sử dụng : đó là những tài sản cố định của doanh nghiệp đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh , các hoạt động phúc lợi khác , sự nghiệp an ninh quốc phòng . + Tài sản cố định chưa cần dùng : là những tài sản cố định cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp nhưng hiện tại chưa dùng đang được dự trữ để sử dụng sau này . + Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý : là những tài sản cố định không cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần được thanh lý , nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu . Cách phân loại này cho ta thấy một cách tổng quát tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các tài sản cố định của doanh nghiệp . Cách phân loại này cũng cho các nhà kinh doanh thấy được tình trạng ứ đọng của tài sản cố định cũng như tiềm năng của vốn cố định của doanh nghiệp , từ đó tạo điều kiện cho việc phân tích đánh giá kiểm tra tiềm lực cần được khai thác . * Phân loại theo quyền sở hữu . - Tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp : là tài sản cố định hình thành do doanh nghiệp đầu tư bằng vốn của mình . Nguồn vốn này có thể do tư nhân bỏ ra hay ngân sách Nhà Nước cấp cho doanh nghiệp , do cổ đông đóng góp doanh nghiệp có thể sử dụng lâu dài tài sản này . - Tài sản cố định thuê ngoài : là những tài sản cố định không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp yêu cầu sản xuất nên doanh nghiệp phải thuê của doanh nghiệp khác để sử dụng trong thời gian nhất định bằng hợp đồng . Tài sản cố định thuê ngoài chính là những tài sản cố định doanh nghiệp đi thuê nhưng sau khi hết hợp đồng doanh nghiệp được mua lại tài sản đó hoặc gia hạn thêm thời gian thuê . 1.3.3.2. Vốn lưu động . Vốn lưu động là một bộ phận sản xuất đầu tư được ứng ra để mua sắm các tài sản lưu động và tài sản lưu động nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh . Vốn lưu động thường xuyên vận động , luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua các khâu của quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại trạng thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá . Trong thực tế sản xuất kinh doanh , sự vận động của vốn lưu động không diễn ra một cách tuần tự mà các giai đoạn vận động của vốn được đan xen vào nhau . Trong khi một bộ phận của vốn lao động được chuyển hoá thành vật tư dự trữ , sản phẩm dở dang thì một bộ phận khác của vốn lại chuyển từ sản phẩm thành phẩm sang vốn tiền tệ . Do phương thức vận động có tính chất chu kỳ lặp đi lặp lại nên loại vốn này được gọi là vốn lưu động . Hiện nay trong doanh nghiệp thương mại vốn lưu động là khoản vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất ở một thời điểm nhất định , vốn lưu động của một doanh nghiệp thương mại thể hiện ở các hình thái khác nhưng cơ cấu của chúng đều phụ thuộc rất lớn vào phương thức thanh toán , phương thức vay tín dụng và phương thức mua bán hàng hoá . Nó thường biến động nhanh thể hiện căng thẳng thiếu vốn khi mua hàng nhiều , có vốn khi bán hàng . Để điều hoà vốn , các doanh nghiệp thương mại phải quan hệ với các tổ chức tín dụng ngân hàng để vay mượn , thanh toán và gửi tiền . * Phân loại vốn lưu động . Để quản lý , sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau . + Phân loại theo vai trò : vốn lưu động của doanh nghiệp được chia thành các loại chủ yếu sau : Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất : bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính , vật liệu phụ , phụ tùng thay thế , công cụ lao động nhỏ . . . Vốn lưu động trong khâu sản xuất : bao gồm giá trị thành phẩm , vốn bằng tiền , các khoản đầu tư ngắn hạn , các khoản thế chấp , ký quĩ ngắn hạn , các khoản vốn trong thanh toán . Theo cách phân loại này cho ta thấy được tình hình sử dụng , cơ cấu phân bổ vốn lưu động trong doanh nghiệp đã hợp lý chưa ? để từ đó nhà quản lý có những điều chỉnh cơ cấu vốn cho hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng có lợi nhất . + Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn . Vốn chủ sở hữu là vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu , chi phối và định đoạt . Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu có thể do vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước , vốn do doanh nghiệp bỏ ra , vốn cổ phần . . . . Các khoản nợ là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính , các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán . Cách phân loại này giúp các nhà quản lý doanh nghiệp thấy được rằng hiện tại nguồn vốn của doanh nghiệp sở hữu có dồi dào để phục vụ cho sản xuất không và cũng cho thấy được tình hình doanh nghiệp đang bị các bạn hàng chiếm dụng vốn hay doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác . Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn nữa . + Phân loại theo nguồn hình thành . Nguồn vốn điều lệ : là số vốn lưu động hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi hình thành doanh nghiệp hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Nguồn vốn liên doanh liên kết : là số vốn lưu động hình thành từ góp vốn liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh . Nguồn vốn đi vay : vốn vay từ bên ngân hàng thương mại , tổ chức tài chính hay các doanh nghiệp khác . Việc phân loại theo cách này giúp doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh . Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng nó . Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn vốn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình . 2. Hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . 2.1. Khái niệm . Hiệu quả kinh doanh theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế , xã hội đạt được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh . Hay nói cách khác hiệu quả kinh doanh được thể hiện trên hai khía cạnh : + Hiệu quả xã hội : thể hiện sự đóng góp của doanh nghiệp trong việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội tăng cường khoản phúc lợi , tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế quốc dân . + Hiệu quả kinh tế : là chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt kinh tế với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó . Để đánh giá chính xác , có cơ sở khoa học hiệu quả kết quả của doanh nghiệp cần phải xây dựng các hệ thống chỉ tiêu phù hợp gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết . Các chỉ tiêu đó phản ánh được sức sản xuất , hao phí cũng như mức sinh lời của từng yếu tố , từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung . * Hıệu quả sử dụng vốn kınh doanh . Đốı vớı nền kınh tế thị trường hıện nay , hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn của doanh nghiệp , bởi vì trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra là thấp nhất . Vốn kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp tính bằng tiền là yếu tố vật chất tạo tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh . Như vậy , hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là những đại lượng phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh doanh với các chỉ tiêu vốn kinh doanh của doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ . Qua công thức ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tỉ lệ thuận với kết quả thu được và tỉ lệ nghịch với vốn bỏ ra ban đầu . Vì thế chỉ có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn khi nâng cao kết quả thu được hoặc hạn chế đến mức thấp nhất sự sử dụng vốn lãng phí ở đầu vào . 2.2. Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . Trong nền kinh tế thị trường hiện nay , hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác . Vì thế các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp được rút ra trên cơ sở so sánh tương đối kết quả với lượng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ . Với mỗi chỉ tiêu cụ thể dựa trên nguyên tắc sẽ cho ta những chỉ tiêu so sánh tương đối để giúp cho ta có thể phân tích so sánh , tổng hợp và đưa ra những kết luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp . Từ việc đánh giá hiệu quả kinh doanh ta xem xét các mối quan hệ giữa các đại lượng từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp . Cụ thể làm sao sử dụng hợp lý các nguồn lực để tạo ra kết quả cao nhất , đồng thời với các biện pháp tiết kiệm và sử dụng hợp lý vốn kinh doanh . Chỉ có sử dụng hệ thống các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh mới giúp ta có được các thông số cần thiết cho việc sử dụng , phân tích đánh giá giúp ta đưa ra những kết luận cụ thể từ đó đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . 2.2.1. Đánh giá nguồn vốn qua kết cấu vốn , kết cấu nguồn vốn . Kết cấu vốn : là so sánh tài sản và các loại tài sản giữa năm này so với năm trước , qua đó thấy được sự thay đổi về kết cấu tài sản , điều này được thể hiện qua công thức sau : Kết cấu nguồn vốn : là đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động , tình hình sử dụng các loại nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh . Mặt khác thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp . Đánh giá kết cấu nguồn vốn là so sánh tổng số nguồn vốn và từng loại nguồn vốn giữa hai năm nay và năm trước . Đối chiếu tỉ trọng tổng số vốn giữa hai kỳ . Từ tỉ suất này ta thấy được khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp , tỉ suất này càng lớn thì khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại tỉ suất này càng nhỏ thì khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng yếu , điều này làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và bị động trong việc sử dụng vốn . 2.2.2. Đánh giá qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh : là sự so sánh giữa tổng doanh thu đạt được trong kỳ với tổng số vốn kinh doanh bình quân trong kỳ : Trong đó : Tổng số vốn kinh doanh bình quân trong kỳ được tính theo công thức sau : + Phương pháp giản đơn : Hoặc sử dụng số bình quântheo thứ tự thời gian : Trong đó : - V1 đVn : là số vốn kinh doanh lập tại các thời điểm báo cáo tài chính . - n : là số thời điểm báo cáo . Hệ số phục vụ vốn kinh doanh cho ta thấy cứ mỗi đồng vốn doanh nghiệp sử dụng trong kỳ thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn doanh thu . Hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh càng cao . Hệ số phục vụ vốn kinh doanh kỳ sau cao hơn kỳ trước chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn của mình . * Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh . Nó là sự so sánh giữa tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ với tổng vốn kinh doanh đã bỏ ra : Chỉ tiêu này cho các nhà quản lý doanh nghiệp thấy được khả năng sinh lợi của đồng vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng cao hay thấp để từ đó có những sự điều chỉnh việc sử dụng vốn cho hợp lý . Trên đây là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung của doanh nghiệp , đồng thời để so sánh hiệu quả sử dụng vốn giữa các doanh nghiệp khác hay giữa các kỳ khác của một doanh nghiệp . Để đánh giá chính xác hơn , người ta đi vào hiệu quả sử dụng vốn của từng loại vốn . 2.2.3. Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả sử dụng vốn kinh doanh . Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính trong doanh nghiệp . Thông qua kiểm tra tài chính doanh nghiệp có những căn cứ xác đáng để đưa ra quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu đầu tư , đầu tư mới hay hiện đại hoá tài sản cố định về các biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản cố định hiện có , nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định . Để làm được việc này , ta phải có hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của doanh nghiệp . 2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định . Chỉ tiêu này phản ánh bất cứ một đồng vốn cố định mà doang nghiệp bỏ ra sẽ thu bao nhiêu đồng lợi nhuận . Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách trung thực nhất hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh . 2.2.3.2. Hệ số tăng giảm tài sản cố định . Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại , mỗi loại có một vị trí khác nhau đối với quá trình sản xuất kinh doanh . Nhưng xu hướng chung trong các doanh nghiệp hiện nay là tỷ trọng và tốc độ tăng tài sản cố định dùng trong sản xuất công nghiệp phải lớn hơn như vậy mới tăng năng xuất của doanh nghiệp . Các tài sản khác nhau phải tăng theo mối quan hệ cân đối với mọi thiết bị máy móc sản xuất riêng , tài sản cố định không cấp dùng phải nhanh chóng thanh lý và gíải quyết . Để phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định cần tính và phân tích các chỉ tiêu : 2.2.3.3. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định . Là đánh giá mức độ đảm bảo tài sản cố định , đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất cho lao động trên cơ sở đó có kế hoạch trang bị thêm tài sản cố định nhằm tăng năng xuất lao động , giảm chi phí sản xuất , hạ giá thành sản phẩm . Chỉ tiêu (a) phản ánh chung trình độ trang bị tài sản cố định cho doanh nghiệp , chỉ tiêu này càng lớn , chứng tỏ trình độ cơ giới hoá của doanh nghiệp càng cao . Chỉ tiêu (b) phản ánh trình độ trang bị kinh tế cho doanh nghiệp . 2.2.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định . Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là mục đích của việc trang bị tài sản cố định trong các doanh nghiệp . Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là kết quả của việc xúc tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất , hoàn chỉnh kết cấu tài sản cố định , đồng thời sử dụng có hiệu quả tài sản cố định hiện có là biện pháp tốt nhất sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất . Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng NG bình quân của tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản lượng sản phẩm , chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc quản lý và sử dụng tài sản cố định càng tốt . 2.2.3.5. Hệ số bảo toàn vốn cố định . Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đã bảo toàn vốn cố định như thế nào so với kế hoạch . Hệ số này 1 thì vốn cố định không những dược bảo toàn mà còn tăng thêm . 2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động . Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay , một doanh nghiệp chỉ được coi là mạnh khi họ có lượng vốn lưu động lớn và dồi dào có khả năng đầu tư vào bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào có lợi nhuận cao . Do vậy chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp thương mại là vô cùng cần thiết . 2.2.4.1 Hệ số phục vụ vốn lưu động . Chỉ tiêu này cho ta thấy cứ một đồng vốn lưu động mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ . Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao . 2.2.4.2. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động . Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là : số vòng quay vốn và số ngày của một vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kì nhất định thường tính trong một năm . Nó được tính như sau : Số vòng lưu chuyển vốn lưu động : L : Số vòng luân chuyển vốn lưu động . M : Tổng mức luân chuyển trong kì . Vlđ : Vốn lưu động bình quân trong kì . Chỉ tiêu này cho ta biết trong một kì kinh doanh vốn lưu động luân chuyển được mấy vòng . - Số ngày luân chuyển của vốn lưu động : chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy số ngày của kỳ phân tích chia cho số vòng luân chuyển của vốn lưu động . Vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả . 2.2.4.3. Phân tích kết cấu nguồn vốn lưu động . Phân tích kết cấu nguồn vốn lưu động là đánh giá sự biến động nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình sử dụng nguồn vốn lưu động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và cho thấy được tình hình huy động vốn lưu động của doanh nghiệp . Công thức tính tỉ suất tài trợ : 2.2.4.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động . Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở so sánh giữa tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ với số vốn lưu động bình quân trong kỳ . Chỉ tiêu này cho thấy bất cứ mỗi đồng vốn lưu động bỏ ra trong kỳ kinh doanh thì doanh nghiệp đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận . 2.2.4.5. Hệ số bảo toàn vốn lưu động . Chỉ tiêu này phản ánh tình hình bảo toàn vốn lưu động đến cuối kỳ của doanh nghiệp . Nếu hệ số > 1 thì doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác này và ngược lại . 3. Các biện pháp quản lý và sử dụng vốn kinh doanh . 3.1. Sự cần thiết của việc quản lý sử dụng vốn . Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay , vốn là một tiền đề vật chất không thể thiếu từ lúc hình thành doanh nghiệp cho tới khi doanh nghiệp vững mạnh , phát triển . Do vậy , vấn đề đặt ra ở đây là vấn đề cấp bách đặt ra cho bất kỳ một doanh nghiệp nào . Quản lý sử dụng vốn kinh doanh tốt sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh , giảm chi phí sản xuất từ đó góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp . Nói tóm lại , việc quản lí sử dụng vốn kinh doanh tốt sẽ có tác dụng tốt tới nhiều mặt của doanh nghiệp và nó là một biện pháp tất yếu để giúp cho doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới . 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý vốn . 3.2.1. Các._. nhân tố khách quan . Nhân tố về tính thời vụ sản xuất : tính thời vụ ảnh hưởng đến dự trữ hàng hoá và nhu cầu thị trường ở những thời điểm khác nhau thì khác nhau . Dự trữ hàng hoá tăng hay giảm đều làm cho vốn dự trữ tăng hay giảm theo , làm cho tốc độ lưu chuyển vốn lưu động bị ảnh hưởng . Nhân tố về sức mua và cấu thành sức mua : nhóm nhân tố này phản ánh nhu cầu tiêu dùng xã hội , nó ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ lưu chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp . Nếu nhân tố về sức mua mà lớn thì nhu cầu tiêu dùng tăng , tốc độ lưu chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp sẽ tăng theo và cũng làm cho tốc độ chu chuyển vốn tăng . Nhân tố về chênh lệch giá mua và giá bán : nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận thuần của doanh nghiệp . Bởi vì có những mặt hàng có giá trị cao đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và có những mặt hàng giá thấp đem lại lợi nhuận thấp cho doanh nghiệp dẫn đến ảnh hưởng cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp . Nhân tố thuộc về chính sách Nhà Nước . + Chính sách về thuế : đây là một trong những công cụ hữu hiệu nhất trong tay Nhà Nước . Việc thay đổi mức thuế sẽ làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp , bởi vì khi Nhà Nước đánh thuế cao thì giá bán sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng , từ đó có tác động tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. + Chính sách lãi suất , tín dụng : mục tiêu của chính sách này là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và chuyển hướng đầu tư của các doanh nghiệp vào những nơi mà Nhà Nước cần phát triển . Bởi vì với chính sách lãi suất cao hay thấp sẽ làm cho chi phí tiền vay tăng hay giảm , làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng hay giảm theo . 3.2.2. Các nhân tố chủ quan . 3.2.2.1. Trình độ quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp . Đây là một tiêu thức liên quan đến nhân tố con người trong doanh nghiệp vì vậy có thể nói con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Trình độ quản lý , trình độ chuyên môn cũng như sự nhanh nhạy , tỉnh táo của nhà quản lý trong cơ chế thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp , bởi vì một phương án sử dụng vốn tối ưu và trình độ tổ chức thực hiện một cách linh hoạt , mềm dẻo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối đa . 3.2.2.2. Trình độ tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp . Trình độ tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua các tiêu thức sau : + Tổ chức quá trình mua , dự trữ thật tốt , quản lí chặt chẽ quá trình thu mua nhằm giảm tối đa chi phí hao hụt không cần thiết để tăng hiệu quả sử dụng vốn . + Tổ chức hợp lý , bố trí đúng lao động phù hợp với công việc , tổ chức việc đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm đáp ứng với yêu cầu của thị trường , tăng cường kỉ luật lao động cùng với khuyến khích vật chất sẽ góp phần làm cho doanh nghiệp nâng cao hiệu suất lao động , từ đó tạo điều kiện tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp . + Tổ chức đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng kinh doanh và hình thức tiêu thụ . Trong nền kinh tế thị trường hiện nay , để nâng cao hiệu quả kinh tế , giảm rủi ro trong kinh doanh , các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau . Bên cạnh đó , tốc độ tiêu thụ các mặt hàng khác nhau thì khác nhau nên các doanh nghiệp cũng tổ chức đa dạng hoá các hình thức tiêu thụ sản phẩm để phù hợp với từng loại mặt hàng như : bán buôn , bán lẻ , đại lý , bán trả góp . . . nhằm mở rộng thị trường kinh doanh cũng như quy mô tiêu thụ hàng hoá để tăng doanh thu . 3.3. Một số biện pháp bảo toàn và phát triển vốn . 3.3.1. Đối với vốn cố định . Bảo toàn vốn cố định có nghĩa là thu hồi toàn bộ phần chi phí ban đầu đã ứng ra để mua sắm tài sản cố định . Nhưng ta đã biết , tài sản cố định tuy tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng giá trị của chúng chỉ được thu hồi lại từng phần . Vì vậy , định nghĩa trên chỉ đúng trong điều kiện kinh tế không có lạm phát , đồng tiền ổn định và không có hao mòn vô hình . Tuy nhiên điều kiện này khó có thể có được , nhất là trong nền kinh tế thị trường mở cửa . Do đó , để bảo toàn và phát triển vốn cố định , doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp sau : + Phải đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định một cách thường xuyên và chính xác. Việc thường xuyên đánh giá và đánh giá lại chính xác tài sản cố định tức là xác định được “ giá trị thực ” của tài sản cố định , là cơ sở cho việc xác định mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn hoặc kịp thời xử lý những tài sản cố định bị mất giá để chống lại sự thất thoát . + Người quản lý phải lựa chọn các phương pháp tính khấu hao hợp lý để thu hồi vốn nhanh và bảo toàn được vốn vừa đỡ gây ra những biến động lớn trong giá thành và giá bán sản phẩm . + Phải áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định như : tận dụng tối đa công suất của máy móc , thiết bị , đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt về chế độ duy tu , bảo dưỡng máy móc , hợp lý hoá dây chuyền công nghệ . . . . + Những biện pháp kinh tế khác như kịp thời xử lý những máy móc , thiết bị lạc hậu, mất giá , giải phóng những thiết bị không cần dùng , mua bảo hiểm tài sản để đề phòng những rủi ro , có những cân nhắc thận trọng khi đầu tư mới tài sản cố định . Cuối cùng sau mỗi kỳ khấu hao , người quản lý cần tiến hành phân tích đánh giá lại tình hình sử dụng tài sản cố định và vốn cố định thông qua hệ thống các chỉ tiêu phân tích và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả như các chỉ tiêu : hiệu suất sử dụng tài sản cố định , hiệu suất sử dụng vốn cố định . . . trên cơ sở đó rút ra những bài học về quản lý , bảo toàn vốn cố định . 3.3.2. Đối với vốn lưu động . Nhà quản lý doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp sau : + Cần xác định số vốn lưu động cần thiết cho chu kỳ kinh doanh . Việc xác định số vốn lưu động sẽ có tác dụng đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết tối thiểu cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và tránh ứ đọng vốn , thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động . + Tổ chức khai thác các nguồn tài trợ vốn lưu động nhưng trước hết doanh nghiệp cần khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng . Nếu số vốn lưu động còn thiếu , doanh nghiệp tiếp tục khai thác các nguồn vốn bên ngoài như vốn liên doanh phải chú ý về lãi . Về nguyên tắc lãi do đầu tư phải lớn hơn lãi suất vay vốn . + Phải luôn có những giải pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động . Bảo tồn vốn lưu động có nghĩa là bảo toàn được giá trị thực của vốn vay , nói cách khác là bảo đảm sức mua của vốn không bị giảm sút so với ban đầu . Để thực hiên mục tiêu này , trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp thường áp dụng các biện pháp như đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hoá , xử lý kịp thời các vật tư hàng hoá chậm lưu chuyển để giải phóng vốn , linh hoạt trong việc sử dụng vốn . Ngoài ra doanh nghiệp cần hết sức tránh và xử lý kịp thời những khoản nợ khó đòi , tiến hành các hình thức hoạt động của tín dụng thương mại để ngăn chặn các hiện tượng chiếm dụng vốn . + Phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động . Để phân tích người ta sử dụng các chỉ tiêu như sau : vòng quay vốn lưu động , hiệu quả sử dụng vốn lưu động . . . . Nhờ các chỉ tiêu trên , người quản lý có thể điều chỉnh kịp thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng mức doanh thu và lợi nhuận . Bốn vấn đề trên chỉ mang tính nguyên lý còn trên thực tế vấn đề sử dụng vốn lưu động là một vấn đề rất phức tạp . Điều này đòi hỏi ở người quản lý không chỉ hiểu lý thuyết một cách sâu sắc mà còn phải có đầu óc kinh doanh nhạy bén, có sự hiểu biết sâu rộng về thị trường , khả năng tư duy sáng tạo cao . Chương 2 Thực trạng về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Bia Hà Nội . 1.Vài nét về đặc điểm sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty Bia Hà Nội. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bia Hà Nội . Công ty Bia Hà Nội là doanh nghiệp Nhà Nước , trực thuộc Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam , do Bộ Công nghiệp quản lý . Tên giao dịch trong nước và quốc tế là HABECO ( Ha Noi Beer Company) . Trụ sở chính : 183 - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội . Tiền thân của Công ty Bia Hà Nội là Nhà máy Bia Omen . Thành lập năm 1890 do nhà tư bản Pháp Homel đầu tư xây dựng . Lúc đó công suất của Công ty nhỏ , vốn ít nhưng hoạt động kinh doanh rất hiệu quả . Năm 1954 , thực dân Pháp thất bại hoàn toàn tại Việt Nam . Do đó , nhà máy Bia Omen thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước . Sau thời gian khắc phục hậu quả của chiến tranh , ngày 15/08/1957 Nhà Nước chính thức quyết định khôi phục lại Nhà máy với sự giúp đỡ của các chuyên gia Tiệp Khắc và CHDC Đức ( cũ ) . Từ đó đến nay Công ty phát triển qua các giai đoạn chủ yếu sau : * Giai đoạn 1 : 1958 - 1981 . Công ty hoạt động theo mô hình nhà máy do bộ Công nghiệp nhẹ quản lý . Nhiệm vụ của Công ty là sản xuất mà không phải lo đầu ra , đầu vào . Sản phẩm chủ yếu của Công ty gồm Bia chai Trúc Bạch , Bia hơi và các loại nNước giải khát đóng chai khác . Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về trang thiết bị , khoa học kỹ thuật , trình độ lao động . . . nhưng sản lượng và chất lượng sản phẩm của Công ty vẫn không ngừng tăng lên . Năm 1958 , sản lượng của Công ty chỉ đạt 6 triệu lít/năm . Đến năm 1981 , sản lượng đạt 20 triệu lít/năm . Năng suất lao động hàng năm tăng 4%/năm . * Giai đoạn 2 : 1981 - 1989 . Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước , Công ty chuyển sang hoạt động kinh doanh theo mô hình xí nghiệp , trực thuộc Liên hiệp xí nghiệp Rượu - Bia - Nước giải khát I . Giai đoạn này , với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) , Tiệp Khắc , Trung Quốc . . . Công ty đã xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư cải tạo toàn diện . Năm 1989 , Công ty thực hiện xong bước 1 kế hoạch cải tạo nhằm đưa công suất lên 40 triệu lít/năm . Song do đầu tư thiếu đồng bộ nên công suất chỉ đạt 30 - 35 triệu lít/năm . Cũng năm 1989 , Liên hiệp xí nghiệp Rượu - Bia - Nước giải khát I giải thể . Bên cạnh đó , nền kinh tế nước ta thực sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước nên đã tạo bước ngoặt lớn trong lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Bia Hà Nội . * Giai đoạn 3 : 1989 - 1993 . Hòa mình vào sự chuyển đổi của nền kinh tế , Công ty lúc này hoạt động kinh doanh thực sự khởi sắc . Công ty được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh , tổ chức hoạch toán độc lập theo mô hình Nhà máy . Giai đoạn này , Công ty tiếp tục kế hoạch đầu tư cải tạo toàn diện bước 2 đó là đổi mới công nghệ , mua sắm máy móc , thiết bị có công suất và giá trị lớn như : máy lọc Bia , máy thanh trùng , máy chiết Bia , dàn lên men . . . Do đó , sản lượng và chất lượng sản phẩm của Công ty cũng được nâng cao . Cụ thể : công suất tăng từ 30 triệu lít/năm lên 50 triệu lít/năm , sản phẩm Bia các loại của Công ty được thị trường rất ưa chuộng . * Giai đoạn 4 : từ 1993 đến nay . Để phù hợp với tình hình kinh tế mới , ngày 14/09/1993 , theo quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà Nước số 880/CNN – TCLĐ , nhà máy Bia Hà Nội chính thức được đổi tên thành Công ty Bia Hà Nội với chức năng sản xuất kinh doanh Bia các loại và Nước giải khát không cồn . Tháng 11/1995 , Công ty gia nhập Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam , song vẫn tự chủ sản xuất kinh doanh và tổ chức hạch toán độc lập theo chế độ hạch toán kinh tế . Giai đoạn này , Công ty sản xuất ổn định với công suất trên 50 triệu lít/năm : đồng thời tiếp tục đầu tư bước 3 và bước 4 kế hoạch cải tạo toàn diện nhằm đưa công suất lên 100 triệu lít/năm . Đến nay , Công ty Bia Hà Nội là một trong những doanh nghiệp Nhà Nước hàng đầu của nền kinh tế quốc dân . Có được kết quả trên là do Công ty đã xác định được hướng đi đúng đắn của mình ,đồng thời phải kể đến sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty . 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty . Căn cứ vào quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà Nước ngày 14/09/1993 Công ty Bia Hà Nội có chức năng sản xuất kinh doanh Bia và các loại Nước giải khát không cồn . Hiện nay , Công ty đã và đang tiến hành sản xuất kinh doanh ba loại sản phẩm chính bao gồm : Bia chai Hà Nội , Bia lon Hà Nội và Bia hơi . Để thực hiện tốt chức năng của mình , Công ty Bia Hà Nội đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể : Tổ chức sản xuất kinh doanh Bia các loại theo sự chỉ dẫn của Bộ Công nghiệp và Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam . Thực hiện chế đọ hoạch toán kinh tế ( lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi) . Quản lý và sử dụng hợp lý lao động , cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nguồn vốn do Nhà Nước cấp . Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc , chế độ quản lý của Nhà Nước và cơ quan quản lý cấp trên . Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên , bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá , khoa học kỹ thuật , chuyên môm cho cán bộ công nhân viên . Tích cực áp dụng các thành tựu Khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động , chất lượng sản phẩm , đồng thời bảo vệ môi trường . Đẩy mạnh đầu tư , mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở các dự án được duyệt . Thực hiện tiết kiệm trong quá trình sản xuất . Đảm bảo trật tự trị an , an toàn Nhà máy và xã hội . 1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất của Công ty . 1.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất . Quy trình sản xuất Bia của Công ty là quy trình sản xuất liên tục , khép kín , bao gồm nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi kỹ thuật và độ chính xác cao . Quy trình sản xuất được thực hiện bởi phân xưởng sản xuất có sự giám sát của khối kỹ thuật . Nguyên liệu chính sử dụng trong quy trình sản xuất Bia bao gồm : Malt ( mầm đại mạch) , Hoa Bia (hoa Hublon) , nước , men giống , gạo , đường . Nguyên liệu phụ : hoá chất , dung môi và một số phụ liệu khác . Quy trình sản xuất Bia của Công ty có thể chia thành các giai đoạn sau : * Giai đoạn nấu . Nguyên liệu là Malt , gạo , hoa Bia và đường được đưa vào sản xuất theo một tỉ lệ nhất định tuỳ thuộc vào mục đích sản xuất loại Bia thành phẩm nào : Bia chai , Bia lon hay Bia hơi . Bước 1 : Malt , gạo được làm sạch và xay nghiền mịn . Bước 2 : Gạo được xay mịn trộn với nước , nâng nhiệt độ qua giai đoạn hồ hoá đến 65°C rồi dịch hoá 75°C , sau đó đun sôi đến 120°C trong một giờ . Malt được ngậm nước ở nhiệt độ thường sau đó nâng nhiệt độ 52°C , 65°C và 75°C . Dung dịch gạo đã đun sôi được trộn với dung dịch Malt sau một thời gian cho ra dung dịch nước mạch nha . Lấy dung dịch có độ đường 10 cho Bia hơi , độ đường 10,5 cho Bia chai và độ đường 12 cho Bia lon . Dịch nha được cho qua bộ phận lọc bỏ bã Bia , hoa Hublon cho vào dung dịch nha đun sôi đến nhiệt độ cần thiết thì hạ nhiệt độ xuống 12°C và bắt đầu đưa vào giai đoạn lên men . * Giai đoạn lên men . Bao gồm các công đoạn sau : Công đoạn lên men sơ bộ : Nước mạch nha sau giai đoạn nấu được chuyển tới thùng chứa cho men vào với tỉ lệ 1% theo thể tích , lên men trong khoảng 24 giờ sau đó chuyển sang công đoạn lêm men chính . Công đoạn lên men chính : Qua công đoạn lên men sơ bộ , dung dịch mạch nha được chuyển sang công đoạn lên men chính . Nhiệt độ lên men chính được khống chế cao nhất 15°C thấp nhất 7°C . Thời gian lên men chính từ 5 đến 7 ngày . Sau quá trình này đường biến thành cồn và CO2, độ đường được hạ phù hợp với các thông số kỹ thuật . Sau đó chuyển sang công đoạn lên men phụ . Công đoạn lên men phụ : Công đoạn dược tiến hành ngay sau khi lên men chính có tác dụng bão hoà CO2 và ổn định thành phần hoá học của Bia . Thời gian lên men phụ với Bia hơi là 15 ngày , Bia chai là 20 ngày , Bia lon là 45 ngày . * Giai đoạn lọc Bia : Khi kết thúc lên men phụ , dung dịch sẽ được kiểm tra độ chua , nếu đạt yêu cầu mới cho lọc Bia để loại bỏ các tạp chất hữu cơ và men có trong Bia . Để được Bia trong và có thời gian bảo quản lâu , Bia được lọc qua “máy lọc khung bản” và có bão hoà CO2 với Bia lon và Bia chai . Giai đoạn chiết Bia : Bia lọc xong được đưa vào chiết ở áp suất 3kg/cm3 , chiết xong đem thanh trùng ở nhệt độ 62°C và 68°C để tiêu diệt men Bia và các vi sinh vật sau đó được dán nhãn và đóng két . Thời gian đảm bảo phẩm chất các loại Bia : Bia hơi 1 ngày , Bia chai 30 ngày , Bia lon 90 ngày . Sơ đồ 1.Quy trình công nghệ sản xuất Bia Gạo xay mịn Malt xay mịn Trộn nước Ngậm nước Hồ hoá (65 °C) Nâng Nhiệt độ Hoa Hublon Đường Dịch hoá (75 °C) Đun sôi (120 °C , 1h) Đường hoá Lọc Dung dịch nha đun sôi Bã Bia Hạ nhiệt độ (12°C) Thu CO2 Lên men Tạp Bia Lọc Bia thành phẩm Chiết Bia Bia thành phẩm Thanh trùng sản phẩm 1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất . Tổ chức sản xuất Bia của Công ty được tiến hành tại một phân xưởng sản xuất và một số bộ phận phụ trợ . Cụ thể : + Phân xưởng sản xuất : được chia thành 17 tổ 1>. Tổ xử lý nước (7 người) : có nhiệm vụ cung cấp nước , làm mềm nước phục vụ quá trình sản xuất Bia và các nhu cầu nước trong Công ty . 2>. Tổ điện sản xuất (15 người) : có nhiệm vụ phục vụ và thực hiện toàn bộ các công tác về điện trong quá trình sản xuất . 3>. Tổ sửa chữa thường xuyên (17 người) : sửa chữa các trang thiết bị trong phân xưởng và của Công ty . 4>. Tổ nấu (26 người) : thực hiện toàn bộ công việc của giai đoạn nấu . 5>. Tổ lạnh 1 (10 người) : cung cấp , làm lạnh trong những khâu cần thiết . 6>. Tổ lạnh 2 (10 người) : cung cấp làm lạnh cho quá trình lên men . 7>. Tổ ủ men (28 người) : làm nhiệm vụ trong giai đoạn lên men . 8>. Tổ lọc men (31 người) : chuyên về lọc men có trong Bia để được Bia trong . 9>. Tổ CO2 (17 người) : thu hồi CO2 để bão hoà CO2 có trong Bia . 10>. Tổ lò hơi (13 người) : cung cấp hơi nóng cho thanh trùng Bia và nhiệt lượng cho quá trình sản xuất . 11>. Ca Bia 1 (37 người) . 12>. Ca Bia 2 (40 người) . 13>. Ca Bia 3 (29 người) . 14>. Ca Bia 4 (30 người) . 15>. Tổ Bia hơi (10 người) : có nhiệm vụ chiết Bia vào thùng . 16>. Tổ vận chuyển , phục vụ ( 5 người) : có nhiệm vụ vận chuyển Bia thành phẩm , dán nhãn . . . . 17>. Văn phòng phân xưởng (9 người) : có nhiệm vụ quản lý toàn bộ quá trình sản xuất Bia tại xưởng sản xuất . + Phân xưởng cơ điện : có nhiệm vụ lắp mới , nghiên cứu thay thế phụ tụng thiết bị phục vụ sản xuất . Phân xưởng cơ điện gồm 6 tổ : 1>. Tổ gián tiếp cơ điện (3 người) . 2>. Tổ rèn , hàn , đúc (8 người) . 3>. Tổ tiện (5 người) . 4>. Tổ gò (8 người) . 5>. Tổ nguội 1 (9 người) . 6>. Tổ nguội 2 (9 người) . Ngoài ra , để tổ chức sản xuất nhịp nhàng , Công ty còn có các bộ phận phụ trợ cho quá trình sản xuất như các tổ vận chuyển , tổ bốc xếp . . . 1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý . Hiện nay Công ty Bia Hà Nội tổ chức bộ máy quản lý như sau : Ban giám đốc : gồm một giám đốc và hai phó giám đốc , trong đó : Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất điều hành chung và chịu mọi trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . Phó giám đốc kỹ thuật : phụ trách toàn bộ những vấn đề thuộc lĩnh vực kỹ thuật trong quá trình sản xuất từ khâu chuẩn bị cho đến khâu sản phẩm hoàn thành nhập kho . Phó giám đốc kinh doanh : phụ trách tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động đối ngoại khác . Các phòng ban chức năng : giúp ban giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . * Phòng kỹ thuật công nghệ KCS : có chức năng theo dõi toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất Bia , nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất , kiểm tra chất lượng Bia thành phẩm nhập kho . Kiểm tra các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật trong các giai đoạn của quy trình sản xuất . * Phòng kỹ thuật cơ điện : có nhiệm vụ theo dõi sự hoạt động của máy móc , thiết bị 1sản xuất Bia cũng như các bộ phận chức năng khác để có thể kịp thời bảo dưỡng , sửa chữa và thay thế . . . * Phòng kế hoạch tiêu thụ : có nhiệm vụ đề ra các kế hoạch ngắn , trung và dài hạn về tiêu thụ sản phẩm của Công ty . Hàng năm có trách nhiệm lập kế hoạch mua Bia của các đại lý , các khách hàng . . . từ đó lập kế hoạch cung cấp Bia cho các năm sau. Bên cạnh đó , hoạt động hàng ngày của phòng tiêu thụ còn bao gồm việc theo dõi xuất Bia thành phẩm . * Phòng tổ chức hành chính : là bộ phận tham mưu giúp ban giám đốc thực hiện công tác tổ chức hành chính của Công ty như : quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ công nhân viên , đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các cán bộ công nhân viên trong Công ty . . . * Phòng tài chính kế toán : có chức năng và nhiệm vụ thực hiện mọi công tác thuộc lĩnh vực kinh tế , tài chính , kế toán và tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đưa ra các kế hoạch phát triển Công ty . * Phòng vật tư : nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo cung ứng đầy đủ , kịp thời vật tư cho quá trình sản xuất của Công ty , đồng thời cung cấp các loại nhiên liệu , động lực , thiết bị , vật phẩm văn phòng phục vụ cho các phòng ban của Công ty . * Ban dự án : Tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng , quản lý và thực hiện các dự án của Công ty . * Ban bảo vệ : có trách nhiệm đảm bảo trật tự an ninh , bảo vệ tài sản của Công ty và người lao động . * Trạm y tế : có chức năng và nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty . Bộ phận trực tiếp sản xuất * Phân xưởng sản xuất : đảm nhận mọi công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm 17 tổ như đã nói ở trên . * Phân xưởng cơ điện : có nhiệm vụ sửa chữa , bảo dưỡng máy móc , thiết bị bao gồm 6 tổ như đã nói ở trên . * Đội kiến trúc : có chức năng và nhiệm vụ sửa chữa , bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng của Công ty , bao gồm 4 tổ : 1>. Tổ nề 1 . 2>. Tổ nề 2 . 3>. Tổ sơn vôi . 4>. Tổ mộc . * Bộ phận phục vụ sản xuất : trực thuộc phòng vật tư nhưng trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất . Cụ thể như mua nguyên vật liệu đưa về xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm . * Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm : có chức năng chủ yếu là giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến khách hàng . Sơ đồ 2.Bộ máy quản lý của Công ty Bia Hà Nội . Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phòng kỹ thuật công nghệ KCS Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng kế hoạch tài vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng vật tư Ban dự án Ban bảo vệ Trạm y tế Phân xưởng sản xuất Phân xưởng cơ điện Đội sửa chữa Bộ phận phục vụ sản xuất Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm 1.5. Tổ chức bộ máy kế toán và tài chính của Công ty Bia Hà Nội . 1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán . Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học hợp lý là điều kiện cần thiết để cung cấp thông tin kịp thời , chính xác , đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ hạch toán kế toán , phát huy đầy đủ vai trò hạch toán kế toán trong quản lý tài chính của Công ty . Hiện nay Công ty Bia Hà Nội tổ chức bộ máy kế toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3.Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Kế toán tài sản cố định Kế toán lương và sửa chữa tài sản cố định Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Kế toán phụ trách về xây dựng cơ bản Kế toán thanh toán và ngân hàng Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả Kế toán phụ trách việc ứng dụng MVT Thủ Quỹ * Hình thức kế toán : Công ty Bia Hà Nội có một hệ thống kế toán tương đối chặt chẽ và hoàn chỉnh luôn cập nhật với những đổi mới của chế độ kế toán . Hiện nay công tác kế toán của Công ty được thực hiện trên phần mềm vi tính riêng . Chương trình này cho phép xử lý số liệu ngay từ những chứng từ ban đầu . Qua quá trình xử lý , luân chuyển số liệu máy tính sẽ kết xuất ra màn hình các thông số của các sổ sách , nhật ký , bảng kê , bảng cân đối số phát sinh , các sổ chi tiết , sổ tổng hợp các tài khoản cần thiết . . . . Bên cạnh đó , kế toán còn sử dụng các phần mềm khác như Microsoft Word , Microsoft Excel để tính toán và lập các bảng biểu . Hệ thống tài khoản được mở theo quyết định 1141 TC / CĐKT . Ngoài ra , để thuận tiện cho công tác kế toán , Công ty còn mở một số các tài khoản cấp 2 và cấp 3 . Hình thức kế toán của Công ty Bia Hà Nội áp dụng là hình thức kế toán nhật ký chứng từ . 1.5.2. Tổ chức bộ máy tài chính . Tổ chức bộ máy tài chính của Công ty được ghép với bộ máy kế toán và do kế toán trưởng điều hành . 2. Một số chỉ tiêu tài chính Công ty Bia Hà Nội đạt được qua các năm 2000, 2001 . 2.1. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bia Hà Nội . * Thuận lợi . + Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình chuyển biến mạnh mẽ với sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế . Nền kinh tế mở cửa kéo theo những nhu cầu về sinh hoạt , vui chơi , giải trí và tiêu dùng của con người ngày càng cao . Đây chính là một yếu tố thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . + Là một Công ty có quá trình hình thành và phát triển khá lâu , từng bước chuyển đổi từ thời kỳ này sang thời kỳ khác . Chính vì vậy , Công ty đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất kinh doanh . Thêm nữa Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý vững chắc , giàu kinh nghiệm và đội ngũ công nhân đông đảo lành nghề . Hàng năm công nhân lao động của Công ty đều được bồi dưỡng nâng cao tay nghề với bậc thợ trung bình là 4/7 . Tất cả tạo nên một động lực bên trong làm nên sức mạnh để Công ty có thể thích ứng một cách nhanh chóng với cơ chế mới và đáp ứng với những yêu cầu khắt khe của cơ chế thị trường . + Bên cạnh đó Công ty có nguồn nước sạch dồi dào nên chi phí cho việc xử lý nước được tiết kiệm rất nhiều , đây là một lợi thế cho Công ty . * Khó khăn . + Khó khăn lớn nhất của Công ty hiện nay là phải nhập nguyên vật liệu , Công ty đã khắc phục được bằng cách có quan hệ thường xuyên với hai , ba nhà cung cấp uy tín để không bị động trong quá trình chuẩn bị đầu vào cho sản xuất . + Công ty có lợi thế nguồn nước sạch nhưng Công ty cũng đồng thời nằm trong những đối tượng phải nộp thuế tài nguyên . Theo một số tài liệu về thuế có nói rõ : “mọi tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế bao gồm doanh nghiệp Nhà Nước, Công ty cổ phần , Công ty trách nhiệm hữu hạn , hợp tác xã , tổ hợp tác , doanh nghiệp tư nhân , hộ tư nhân sản xuất kinh doanh , các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay nước ngoài bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh tế theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam , các tổ chức cá nhân tiến hành khai thác tài nguyên dưới mọi hình thức đều là đối tượng nộp thuế tài nguyên” . + Là một Công ty chuyên sản xuất Bia , vì vậy Công ty là đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) mà hình thức thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trực tiếp trên doanh thu chịu thuế . Hiện nay công ty Bia Hà Nội phải chịu mức thuế TTĐB cho sản phẩm Bia của Công ty sản xuất là 50% . 2.2. Một số chỉ tiêu tài chính Công ty Bia Hà Nội đạt được qua các năm 2000 , 2001 . Bảng cân đối kế toán 2000 - 2001 Đơn vị tính : đồng.VN. Nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 Số đầu năm Số cuối năm Số đầu năm Số cuối năm A.Nợ phải trả 40.149.531.196 192.110.426.783 193.467.206.861 187.601.470.719 I.Nợ ngắn hạn 38.904.358.401 42.894.135.249 44.298.070.427 40.185.178.119 1.Vay ngắn hạn 0 0 0 0 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 0 0 3.Phải trả cho người bán 3.492.186.508 2.759.801.914 2.759.955.934 3.672.276.438 4.Người mua trả tiền trước 477.868.135 2.240.357.663 2.240.357.663 4.511.485.190 5.Thuế&các khoản phải nộpNN 30.733.593.089 27.746.146.128 29.303.379.699 22.196.329.199 6.Phải trả CNV 2.061.993.396 3.698.632.803 3.544.063.830 229.784.587 7.Phải trả cho các đơn vị nội bộ 0 0 0 0 8.Các khoản phải trả,phải nộpạ 2.138.717.273 6.449.196.741 6.450.313.301 9.575.302.705 II.Nợ dài hạn 0 140.000.000.000 140.000.000.000 140.000.000.000 1.Vay dài hạn 0 0 140.000.000.000 140.000.000.000 2.Nợ dài hạn ạ 0 0 0 0 III.Nợ khác 1.245.172.795 9.216.291.534 9.169.136.434 7.416.292.600 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 286.968.403.702 354.139.219.169 350.753.275.756 421.541.075.138 I.Nguồn vốn – quỹ 286.968.403.702 354.139.219.169 350.753.275.756 421.541.075.138 1.Nguồn vốn kinh doanh 153.246.288.073 171.357.463.060 171.357.463.060 179.633.883.899 2.Chênh lệch đánh giá lại TS 0 0 0 0 3.Chênh lệch tỷ giá 0 0 0 0 4.Quỹ đầu tư phát triển 111.928.561.421 156.570.210.058 153.260.958.251 203.356.197.409 5.Quỹ dự phòng tài chính 4.959.535.505 4.959.535.505 4.959.535.505 12.634.491.998 6.Quỹ dự phòng trợ cấp mất VL 0 3.693.334.288 3.524.037.117 7.436.015.364 7.Lãi chưa phân phối 0 0 0 0 8.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 10.867.402.675 11.592.060.230 11.684.665.795 12.513.870.440 9.Nguồn vốn đầu tư XDCB 5.966.616.028 5.966.616.028 5.966.616.028 5.966.616.028 II.Nguồn kinh phí 0 0 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 327.117.934.898 546.249.645.952 544.220.482.617 609.142.545.857 Tài sản Năm 2000 Năm 2001 Số đầu năm Số cuối năm Số đầu năm Số cuối năm A.TSLĐ và ĐT ngắn hạn 234.860.238.682 459.833.260.840 457.804.097.505 536.993.131.512 I.Tiền 190.940.299.000 215.146.424.109 215.146.424.109 273.956.283.984 1.Tiền mặt tại quỹ. 612.006.882 1.517.414.824 1.517.414.824 604.307.539 2.Tiền gửi Ngân hàng 190.328.292.118 213.629.009.285 213.629.009.285 216.338.616.445 3.Tiền đang chuyển 0 0 0 57.013.360.000 II.Các khoảnĐTTC ngắn hạn 0 0 0 215.715.462.060 III.Các khoản phải thu 5.674.163.972 64.722.986.995 62.723.141.015 12.247.209.261 IV.Hàng tồn kho 33.842.288.392 35.254.924.789 35.254.924.789 32.591.730.532 V.TSLĐ khác 4.403.487.318 144.708.924.947 144.679.607.592 2.482.445.675 VI.Chi sự nghiệp 0 0 0 0 B.TSCĐ và đầu tư dài hạn 92.257.696.216 86.416.385.112 86.416.385.112 72.149.414.345 I.TSCĐ 76.729.173.999 76.708.040.377 76.708.040.377 64.848.828.297 II.Các khoản ĐT TC dài hạn 1.300.000.000 4.450.000.000 4.450.000.000 4.450.000.000 III.Chi phí XDCB dở dang 14.228.522.217 5.258.344.735 5.258.344.735 2.850.586.048 IV.Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 0 0 0 0 Tổng cộng tài sản 327.117.934.898 546.249.654.952 544.220.4._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0139.doc
Tài liệu liên quan