Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Trong hơn 10 năm đổi mới Nhà nước ta đã giữ vững vai trò kinh tế của mình, kiên định mục tiêu lý tưởng theo định hướng XHCN. Nhà nước đã quản lý nền kinh tế thông qua hệ thống chính sách pháp luật hợp lý và ngày càng được củng cố, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn và phù hợp với các quy ước quốc tế. Nhà nước ta đã thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình nhất là trong những năm đổi mới điều đó càng khẳng định con đường đi lên XHCN mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn là hoàn toàn đ

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng đắn. Đề tài "Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam" là một đề tài hay và nghiên cứu nó sẽ giúp cho chúng ta hiếu thêm về Nhà nước ta và do đó em đac chọn đề tài này. I. Kinh tế thị trường và vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 1 Kinh tế thị trường định hướng XHCN. a. Thị trường . Trong xã hội, nếu có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì tất yếu có thị trường. Quy mô của lưu thông hàng hóa và sức mua của xã hội quyết định dung lượng thị trường. Đến lượt mình, sử dụng, mở rộng và lành mạnh hóa thị trường lại có tác dụng thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Thị trường gắn với lĩnh vực lưu thông hàng hóa, thị trường hình thành ở đâu có cung - cầu hàng hóa, nói đến thị trường là nói đến hàng hóa, giá cả, tiền tệ, người bán, người mua...Thị trường là tổng hòa những mối quan hệ mua-bán trong xã hội, được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử kinh tế xã hội nhất định. Cơ sở của thị trường là phân công lao động xã hội. Trình độ và quy mô thị trường gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất và sức mua của xã hội. Theo Mác, "thị trường, nghĩa là lĩnh vực trao đổi ', Lênin cho rằng, 'khái niệm thị trường hoàn toàn không thể tách rời khai niệm phân công lao động xã hội ... Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã hội và sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy có thị trường. Quy mô của htij trường gắn chặt với trình độ chuyên môn hóa của lao động xã hội". Thị trường có các đặc trưng chủ yếu: Thứ nhất, trên thị trường, giá cả là phạm trù kinh tế trung tâm, là công cụ quan trọng thông qua cung cầu để kích thích và điều tiết hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế tham gia thị trường. Sự biến động của cung cầu kéo theo sự biến động cuả thị trường và ngược lại, giá cả thị trường cũng điều tiết cung cầu. Thứ hai, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế tham gia thị trường nhằm giành giật những điều kiện kinh doanh thuận lợi. Trong đó cạnh tranh lành mạnh là sự canh tranh được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước là động lực của sự phát triển hàng hóa. Cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh được tiến hành bằng những thủ đoạn phi kinh tế, lẩn tránh sự kiểm soát của nhà nước, kinh doanh phi pháp thu lời bất chính. Sự cạnh tranh này gậy thiệt hại cho người tiêu dùng và những đối tác có liên quan, do vậy cần phải nghiêm trị bằng pháp luật. Thứ ba, tính hiệu quả của kinh tế hàng hóa đòi hỏi phải có một thị trường hoàn chỉnh là htij trường xã hội thống nhất, không chia cắt, là một loại thị trường đồng bộ giữa các loại thị trường. Thứ tư, có ba hình thái thị trường: Một là, thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người bán, nhiều người mua; sản phẩm đồng nhất; các yếu tố sản xuất có tính linh hoạt cao; gia nhập, rời bỏ thị trường dễ dàng và doanh nghiệp là người chấp nhạn giá. Hai là thị trường độc quyền là thị trường do một người bán hoặc một người mua, sản phẩm là độ nhất, gia nhập hoặc rời bỏ thị trường là điều khó khăn, giá cả do tổ chức độc quyền quy định. Ba là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo hay còn gọi là thị trường vừa có cạnh tranh vừa có độc quyền. b. Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mô hình kinh tế của Việt Nam được xác định là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường định hướng xx hội chủ nghĩa ở Việt Nam có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường: Một là, các chủ thể kinh tế có tính độ lập, có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh. Hai là, giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế. Ba là, nền kinh tế vận động theo các quy luật kinh tế vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... sự tác động của các quy luật đó hình thành nên cơ chế tự điều tiết cuat nền kinh tế. Bốn là, nếu là nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hóa, các chính sách kinh tế. Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường. Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH , nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Có những nước đặt vấn đề tăng trưởng kinh tế trước, giải quyết công bằng xã hội sau. Có những nước lại muốn dựa vào viện trợ nước ngoài và vay mượn để cải thiện đời sống nhân dân sau đó mới phát triển kinh tế. Ở nước ta, thực hiện dường lối HỒ CHÍ MINH và đường lối đổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp gắn liền với xóa đói giảm nghèo. Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trong nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản là sỏ hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và năm thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc xác lập lại vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính bản chất giữa kinh tế thị trường có tính định hướng XHCN với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần đang trong quá trình chuyển đổi. Các thành phân kinh tế tồn tại, hoạt động đan xen lẫn nhau,vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau,luôn vận động và chuyển hóa trong quá trình phát triển. Thành phần kinh tế nhà nước có vai trò mở đường dẫn dắt cho nền kinh tế Việt Nam phát triển theo định hướng XHCN. Để giữ vững định hướng XHCN đối với nền kinh tế, cần phải tạo điều kiện cho thành phần kinh tế nhà nước lên nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân tố chính thúc đẩy kinh tế nhanh và lâu bền. Phát huy lợi thế nguồn vốn lớn từ ngân sách; lực lượng đào tạo chuyên sâu về trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện đại; quan hệ kinh tế rộng lớn trong và ngoài nước, kinh tế nhà nươc có chức năng tạo lập cơ sở vật chất hạ tầng, sản xuất các hàng hóa dịch vụ công cộng, hỗ trợ chi phối các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên vai trò chủ đạo ở đây không phải là chiếm tỷ trọng lớn mà để giữ vai trò này thành phần kinh tế nhà nước phải nắm được những ngành then chốt, những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc daannhuw công nghiệp nặng, giao htoong vận tải, cơ sở hạ tầng... Từ những kết quả mà nền kinh tế đạt được trong năm 2000 như:tăng trưởng GDP 7%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp tăng 14%. Lạm phát giảm xuống mức không quá 5%...Trong đó, riêng khu vực kinh tế nhà nước chiếm 40%GDP, đóng gần 40 % tổng nộp ngân sách nhà nước chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thành phần kinh tế nhà nước đã thực sự chứng tỏ vai trò chủ đạo, chi phối và thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển theo đúng quỹ đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, tồn tại các hình thức phân phối thu nhập sau đây: phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phân phối theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối theo phúc lợi xã hội. Sự khác nhau cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN và kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và phân phối theo lao động Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN. Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường. Thị trường là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó tồn tại khách quan, tự vận động theo những quy luật vốn có của nó. Còn kế hoạch hóa là hình thức thực hiện của tính kế hoạch, nó là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý. Kế hoạch và cơ chế thị trường là hai phương tiện khác nhau để phát triển và điều tiết nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh tế mở hội nhập. Đặc điểm này pahnr ánh sự khác biệt giứa nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang xây dựng với nền kinh tế đóng, khép kín trước đổi mới, đồng thời phản ánh xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế. Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo phương thức đa dạng hóa và đa phương hóa các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ được chủ quyền quốc gia bảo vệ được lợi ích quốc gia dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. c. Cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường do sự tác động của các quy luật vốn có của nó. Nói một cách cụ thể hơn, cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung- cầu, cạnh tranh...trực tiếp phát huy tác dụngtrên thị trường để điều tiết nền kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối toàn bộ nền kinh tế. Cơ chế thị trường trong nền kinh tế định hướng XHCN lại là sự hoạt động trong môi trường đa dạng về các quan hệ sở hữu, trong đó chế độ công hữu giữ vai trò là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Tính định hướng XHCN đòi hỏi trong khi phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải củng cố và phát triển kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế có khả năng điều tiết, hướng dẫn sự phát triển của kinh tế hàng hóa nho và tư bản chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước phải được củng cố và phát triển ở những vị trí then chốt của nền kinh tế như: ở lĩnh vực an ninh quốc phòng, ở các lĩnh vực dịch vụ xã hội cần thiết...mà các thanh phàn kinh tế khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư vì có ít lãi hoặc không có lãi. Về tính giai cấp của nhà nước và mục đích quản lý của nhà nước. Trong cỏ chế thị trường có sụ quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, thì sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế nhằm bảo vệ quyền lợi chính đánh của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện công bằng xa hội, dân chủ, văn minh. Về cơ chế vận hành. Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước đóng vai trò trung tâm quản lý nền kinh tế vĩ mô. Cơ chế thị trường là nhân tố trung tâm của nền kinh tế, đóng vai trò trung gian giữa nhà nước và doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước chủ động giải quyết ngay từ đầu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Sự thành công của nền kinh tế hàng hóa theo định hướng XHCN không chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng cao mà còn biểu hiện ở mức sống thực tế của mọi tầng lớp dân cư đều được nâng lên, y tế, giáo dục đều phát triển, khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp, đạo đức truyền thống văn hóa dân tộc được giữ vững, môi trường sinh thái được bảo vệ. 2. Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. a. Vai trò và chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. -Cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế hàng hóa một cách có hiệu quả, tuy nhiên nó cũng có một loạt khuyết tật. Nhà nước quản lý nền kinh tế dựa trên phương pháp cơ bản: thừa nhận tính độc lập của các chủ thể kinh tế để họ có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, tự chịu trách nhiệm lỗ lãi; xây dựng hệ thống thị trường có tính cạnh tranh, giá cả chủ yếu do thị trường quyết định; xây dựng cơ chế điều tiết vĩ mô của nhà nước nhằm hướng dẫn, giám sát các hoạt động của các chủ thể kinh tế, hạn chế những khuyết tật của thị trường; xây dựng hệ thống pháp luật nhằm tạo ra khuôn khổ cho hoạt động kinh tế; tôn trọng và thực hiện các thông lệ quốc tế. Nhà nước XHCN quản lý nền kinh tế thị trường nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh; đảm bảo cho mọi người có cuộc sống ấm no hạnh phúc. - Chức năng kinh tế của nhà nước XHCN ở nước ta. Một là, Nhà nước đảm bảo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và thiết lập khuôn khổ luật pháp để tạo điều kiện cần thiết cho hoatf động kinh tế, vì ổn định chính trị xã hội là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. Nhà nước còn phải tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế. Hai là, Nhà nước định hướng cho sự phát triển kinh tế và thực hiện điều tiết các hoạt đông kinh tế để đảm báo cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng ổn định. Nhà nước xây dựng các chiến lược và quy hoạch phat triển kinh tế, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế xã hooijddaps ứng yêu cầu phát triển kinh tế Ba là, Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế nhoạt động có hiệu quả. Nhà nước phải thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn những tác động bên ngoài để nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội. Nhà nước có nhiệm vụ rất cơ bản là chống độc quyền để nâng cao tính hiệu qảu của kinh tế thị trường. Bốn là, Nhà nước cần hạn chế khắc phục những tiêu cực của kinh tế thi trường, thực hiện công bằng xã hội. Nhà nước thwch hiện phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội. b. Nội dung quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Quyết định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Để xây dựng chiến lược đúng đắn, có căn cứ khao học, cần phân tích đúng thực trạng kinh tế -xã hội, xá định rõ mục tiêu phát triển, lựa chon phương án tối ưu. Kế hoạch. Kế hoạch xác định mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, nêu ra các biện pháp và phương hướng thực hiện các biện pháp đó. Tổ chức. Tổ chức là một nội dung của quản lý nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch đã định. Chỉ huy và phối hợp. Để có thể chỉ huy nền kinh té, phải có cơ quan quản lý thống nhất, cơ quan đó có quyền lực, có đầy đủ các thông tin về mọi mặt để điều hòa. Khuyến khích và trừng phạt. Khuyến khích bằng các đòn bẩy kinh tế và động viên về tinh thần. Muốn vậy phải có hcees độ thưởng phạt rõ ràng, hoạt đọng theo kế hoạch, làm lợi cho nền kinh tế thì được thưởng và ngược lại. c. Các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Hệ thống pháp luật; kế hoạch hóa; lực lượng kinh tế của Nhà nước Chính sách tài chính và tiền tệ. Đối với nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản lý bằng các biện phấp kinh tế là chủ yếu. Những biện pháp điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước chủ yếu là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. II. Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 1. Những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam. - Bằng những biện pháp đã áp dụng như: Chính phủ thực hiện các biện pháp ổn định tài chính và tiền tệ để chống lạm phát. Áp dụng cơ ché thị trường trong lĩnh vực giá cả, tỷ giá lãi suất, xóa bỏ cơ chế nhà nước định giá, thực hiện tự do hóa thương mại. Đổi mới hệ thống tài chính ngân hàng. Hệ thống ngân hàng từ sau đổi mới đã có những thay đổi quan trọng, hình thành hệ thống ngân hàng thương mại. Đổi mới chính sách phát triển nông nghiệp. Từ năm 1980, hình thức khoán hộ đã được áp dụng, sau đó chính sách giao đất giao rừng cho nhân dân kinh doanh lâu dài được phổ biến Thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế Việt Nam đã thực hiện nhất quán chính sách đa phương hóa, đa dang hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại. Từ 1990 bình thường quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, các tổ chức ÌM, WB, gia nhập ASEAN thực hiện các cam kết với AFTA, là thành viên của APEC, WTO... Hình thành hệ thống luật pháp thích hợp với kinh tế thị trường, ban hành nhiều luật mới: Bộ luật hình sự, luật đầu tư nước ngoài... Đào tạo cán bộ phục vụ cho công cuộc đổi mới. Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới chúng ta đã thu được những kết quả như sau: Năm 2006 ;tăng trưởng kinh tế đạt 7,8% so với 2005 là 8,4%. Tổng sản phẩm quốc nội 60,4 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người 715USD. Vốn đầu tư nước ngoài 10,2 tỷ USD tăng 49,2% so với 2005. Gía trị xuất cảng Việt Nam tăng mạnh, đặc biệt nhờ vào thị trường My mở rộng sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực kể từ cuối năm 2001. Theo đó thuế nhập cảng bình quan của Hoa Kỳ giảm từ 40% xuống 4%. 2001 xuất cảng qua Mỹ đạt 1053,2 triệu USD và nhập cảng hàng hóa của Mỹ đạt 460,4 triệu USD. Trong 10 tháng đầu 2006 xuất cảng vào Mỹ đạt 7224,6 triệu USD, nhập cảng từ Mỹ là 891.3 triệu USD. Trên bình diện thế giới giá trị tổng số hàng hóa xuất cảng cua nước ta là 26 tỷ USD, tăng 24,3% trong 8 tháng đầu của năm 2006 dù giá dầu xuất cảng giảm 6,5% giá tri dầu thô xuất cảng là 5,8 tỷ USD tăng 20,3 %so với cùng kỳ năm 2005. Gía trị hàng dệt may xuất khẩu là 3,9 tỷ USD tăng 28,2 % hải sản 2 tỷ USD tăng 20.8 % đồ gỗ 1,2 tỷ USD tăng 24,4% giá trị các hàng nông sản khác đều tăng trừ gạo. Trong 8 tháng đầu năm 2006 giá trị gạo xuất khẩu là 1 tỷ USD giảm 6,3 %. 5 tháng đầu năm 2006 nhập 28,7 tỷ USD tăng 17,4 % so với 2005. Kinh tế Việt Nam phát triển khả quan nhờ những yếu tố bên ngoài thuận lợi và chính sách vĩ mô thận trọng. Trong khi đó nhưng trở ngại bên trong làm giảm bớt tốc đọ phát triển. Việc gia nhập WTO sẽ giúp kinh tế phát triển thêm nhưng cũng đồng thời làm sự phân hóa xã hội ngày càng thầm trọng nếu Việt Nam không sẵn sàng đáp ứng với những xáo trộn do sự hội nhập kinh tế toàn cầu gây ra. 2. Những hạn chế của quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngoài những mặt làm được cũng có thể hiểu là những thành công rất lớn, mà nhiều báo cáo kết quả nghiên cứu đã đề cập khá đầy đủ, còn có những hạn chế: - Chậm thừa nhận thừa nhận thực tế và chậm hình thành hành lang pháp lý cho: thị trường bất động sản, thị trường lao động và chế đọ tiền lương tiên công, thị trường chứng khoán, thị trường khoa họ công nghệ, phân phối và sử dụng ngân sách. - Chất lượng của công tác hoạch định chiến lược kinh tế, quy hoạch và kế hoạch chưa cao nên tác dụng định hướng của quản lý nhà nước bị hạn chế- hạn chế ngay cả với khu vực kinh tế nhà nước và rất hạn chế với khu vực kinh tế khác. - Hệ thống thể chế chính sách thiếu đồng bộ, trùng lắp thậm chí mâu thuẫn nhau, bất cập trước yêu cầu thực tiễn cuộc sống, phải thay đổi nhiều gâp tình trạng khó hiểu, khó thực hiện. Trong những nguyên nhân của tình trạng này có những nguyên nhân trực tiếp đáng được chú ý là cách tổ chức làm luật và các văn bản dưới luật thiếu chuyên nghiệp, thiếu liên ngành và bao quát cần thiết bởi đầu tư chưa đủ tầm và thiếu những tổ chức đảm trách hợp ly. - Tổ chức quản lý nền kinh tế ở địa phương còn rất nặng theo đơn vị hành chính bằng tổ chức thực chất thiếu tổ chức quản lý theo vùng lãnh thổ. Vùng lãnh thổ nếu được đề cập cũng chỉ là sự cộng lại một cách đơn giản của các đơn vị hành chính. Điều này có tác hại tạo tâm lý cục bộ địa phương: Thiếu phối hợp hoạt động cho những chiến lược phát triển ngành hàng gắn với tài nguyên, môi trường, cảnh quan thiên nhieenvaf đa dang sinh học gắn với vùng sinh thái. Kinh tế, xã hội, môi trường chưa thật sự gắn với nhau như " kiềng ba chân trên vùng lãnh thổ. - Tình trang thu ngân sách qua mức, lại quản lý sử dụng kém hiệu quả như: tẩu thoát trong xây dựng cơ bản, đầu tư cho DNNN làm ăn kém hiệu quả, tham ô lãng phí công quỹ...gây tâm lý bất bình lớn của người đóng góp, làm mất lòng tin đối với nhân dân. Trong những nguyên nhân của tình trạng đó có điều đáng lưu ý là chưa thoát được hẳn cơ chế bao cấp, thực hiện chưa nghiêm bị đục khóe nặng. - Tổ chức và nhân sự của hệ thống chính trị nói chung và nhà nước các cấp nói riêng quá cồng kềnh, nặng nề và hiệu lực hiệu quả hoạt động không cao, trong khi có quá nhiều bất cập về chất lượng đội ngũ mà dàn trải trên 1 hệ thống 64 tỉnh thành phố. Có ý kiến cho rằng trong các đơn vị lãnh đạo, quản lý các cấp nhìn chung ' thế hệ sau dưới tầm thế hệ trước". Trong đội ngũ cán bộ các cấp không ít người kém cả đức lẫn tài. Tệ tham nhũng quan liêu liên tiếp xảy ra nghiêm trọng. Điều đó gây mất lòng tin với nhân dân htif làm sao quản lý điều hành được công việc. Trong những nguyên nhân của tình trạng đó phải chăng có nguyên nhân của tình trạng sơ cứng của công tác lý luận tư tưởng và công tác tổ chức cán bộ của Đảng đang bao trùm lên tất cả, nhất là trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Điều này được nêu ra từ đại hội VI của Đảng năm 1986 nhưng cho đến nay vẫn chưa chuyển biến kịp theo yêu cầu của công cuộ đổi mới và phát triển đất nước và cung như nghi quyết đại hội VI đã chỉ rõ "đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân". Điều này là nguyên nhân tạo nên nguyên nhân của những yếu kém như: năm 2006 mức lạm phat trung bình của năm là 7,6%. Mức lỗ tại một số doanh nghiệp quốc doanh chồng chất , công ty giấy Việt Nam :12,4 triệu USD , công ty thực phẩm Việt Nam:11,4 triệu USD, công ty dệt may Việt Nam: 20,5 triệu USD, lãng phí hàng năm là 1 tỷ USD, như vậy Việt Nam lãng phí 2% GDP, tỷ lệ đầu tư/GDP là 25-30% trong năm 2006. Tham nhũng trong năm 2006 phát hiện 350 trường hợp tham nhũng về kinh tế, làm thiệt hại 456 triệu USD bao gồm 103 triệu USD thiệt hại trực tiếp cho ngân sách Nhà nước quốc gia. III. Định hướng và một số giải pháp để tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước. Với cách tiếp cận và những thực trạng đáng quan tâm trên có những giải pháp: Mạnh dạn tháo gỡ 2 dào cản lớn đã và đang tạo ra nhiều bất cập cho quá trình đổi mới kinh tế nói chung và cho quản lý nhà nước nói riêng là công tác lý luận tư tưởng và công tác tổ chức cán bộ của Đảng đang sơ cứng nhưng lại trùm lên hệ thống quản lý nhà nước, kìm hãm, chói buộc hệ thống quản lý nhà nước Cần rà soát lại toàn bộ hệ thống luật pháp và xây dựng đầy đủ hơn, phù hợp hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Sớm xây dựng và ban hành các luật: Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, chống bán phá giá, bất động sản, chi ngân sách nhà nước... Để làm được điều đó cần đổi mới cách tổ chức làm luật theo một quy trình hợp lý hơn Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của định hướng phát triển kinh tế bằng chiến lược phát triển quy hoạch và kế hoạch, ngoài việc đổi mới công tác hoạch định trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế cả nước và từng địa phương theo đơn vị hành chính. Việc hoạch địn chiến lược, quy hoạch trên bình diện chung cả nước, từng ngành, từng vùng lãnh thổ và từng địa phương. Ngoài việc tạo hành lang pháp lý như đã đề cập ở trên để phát triển thị trường cần quan tâm đế 2 khía cạnh giải pháp sau: - Đặt doanh nghiệp nhà nước trước thị trường vốn- thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường đất, thị trường khoa học công nghệ để tạo và tăng nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của mình, chứ không phải ỷ lại vào nhà nước mà bất cần thị trường hoặc thao túng thị trường bằng độc quyền nhà nước - Phải phân định rạch ròi quyền của chủ sở hữu đất và quyền của người sử dụng đất theo hướng mở rộng quyền của người sử dụng đất Bất cập lớn nhất trong thực thi quản lý nhà nước có hiệu quả phải chăng ở hệ thống nhân sự và ở cả vấn đề tuyển chọn, bố trí sắp xếp, dám sát và xử lý. Những việc làm này đối với hệ thống nhà nước của dân, do dân, vì dân, không có dân không làm được. Có ý kiến cho rằng: hiện nay là " Đảng cử dân bầu" nên chăng phải thay bằng "Dân bầu Đảng cử". KẾT LUẬN Qua thực tiễn những năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn với sự phát triển toàn diện của nền kinh tế về mọi mặt. Có nhiều yếu tố dẫn đến sự thành công đó trong đó phải kể đến vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn nhiều khó khăn cần khắc phục. Nhà nước với vai trò kinh tế đã góp phần rất lớn vào phát triển kinh tế của đất nước và giúp giữ vững, kiên định mục tiêu XHCN. MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docU0086.doc
Tài liệu liên quan