Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy động lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

131 TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT HUY ðỘNG LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Lê Hồ Sơn Trường ðại học Sư phạm, ðại học Huế TĨM TẮT Phát huy động lực con người cĩ vai trị to lớn trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, là nhân tố quyết định quan trọng nhất trong các nguồn lực nội sinh. ðể xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội, ngồi việc xác định rõ đặc trưng, bản chất, mục tiêu chúng ta cũng cần phải quan tâ

pdf7 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy động lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đến việc phát huy nguồn động lực của chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đã chứng minh rằng, thắng lợi của cuộc Cách mạng Giải phĩng dân tộc và xây dựng CNXH ở Việt Nam đều gắn liền với sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy động lực con người chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học để ðảng Cộng sản Việt Nam xác định chiến lược phát triển trong thời kỳ mới, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đến thành cơng. 1. Mở đầu Hồ Chí Minh vị anh hùng giải phĩng dân tộc, nhà văn hĩa kiệt xuất, với tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. Suốt đời, Người phấn đấu khơng mệt mỏi vì mục tiêu giải phĩng dân tộc, giải phĩng giai cấp và giải phĩng con người, xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh gĩp phần thắng lợi vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vơ cùng quý báu của dân tộc và nhân loại tiến bộ trên tồn thế giới. Một trong những nhân tố quan trọng gĩp phần tạo nên tầm cao và chiều sâu giá trị định hướng của tư tưởng Hồ Chí Minh là quan điểm về phát huy động lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người khơng chỉ biểu hiện ở tình yêu thương con người, thương yêu nhân dân hết sức rộng lớn và sâu sắc mà cịn biểu hiện ở việc chăm lo, bồi dưỡng, sử dụng phát huy sức mạnh của con người, của nhân dân, mang lại hạnh phúc cho con người nhằm giải phĩng con người khỏi mọi áp bức bất cơng, xây dựng xã hội mới- xã hội xã hội chủ nghĩa. ðặc biệt Hồ Chí Minh luơn nhấn mạnh vai trị, nguồn động lực của con người trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Phát huy động lực con người cĩ vai trị to lớn trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, cĩ vai trị quyết định quan trọng nhất trong các nguồn lực nội sinh. ðể xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội, việc cần phải quan tâm xây dựng và 132 phát huy cĩ hiệu quả nguồn lực con người thì những quan điểm của Hồ Chí Minh về con người chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học để ðảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển trong giai đoạn mới. 2. Nội dung Hồ Chí Minh khơng đưa ra một khái niệm hồn chỉnh về con người, nhưng trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng, Người đã nêu lên một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về con người: vừa là con người xã hội, cĩ tính xã hội, ý thức xã hội vừa là con người sinh vật; con người là chủ thể của các mối quan hệ xã hội-lịch sử, là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người là tổng hịa các quan hệ xã hội với nhiều cấp độ khác nhau, Người viết: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả lồi người"[5,644]. Trong quan hệ xã hội cĩ con người cá nhân và con người cộng đồng; cĩ con người cơng dân và con người cán bộ, đảng viên. Con người xã hội bao giờ cũng sống trong một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Con người sinh ra cĩ những quyền được tạo hĩa ban cho và suy rộng ra, các dân tộc cũng cĩ những quyền đĩ, như quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Cơ sở khoa học để Hồ Chí Minh nghiên cứu, xem xét về con người là một động lực lớn của chủ nghĩa xã hội chính là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về con người vào hồn cảnh cụ thể của nước ta. Trong triết học Mác-Lênin, vấn đề con người được nghiên cứu xem xét trên 3 yếu tố: Thứ nhất: Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội. Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người một cách tồn diện, cụ thể, trong tồn bộ tính hiện thực xã hội của nĩ, mà trước hết là lao động sản xuất ra của cải vật chất. Thơng qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên. Thơng qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngơn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luơn luơn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau. Hệ thống các quy luật tự nhiên; Hệ thống các quy luật tâm lý và hệ thống các quy luật xã hội. Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hồn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. 133 Thứ hai: Trong tính hiện thực của nĩ, bản chất con người là tổng hồ những quan hệ xã hội. Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới lồi vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đĩ suy đến cùng đều mang tính xã hội, trong đĩ, quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. ðiều đĩ khẳng định rằng, khơng cĩ con người trừu tượng, chung chung mà con người luơn luơn cụ thể, xác định, trong một điều kiện lịch sử nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đĩ, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong tồn bộ các mối quan hệ xã hội đĩ, con người mới bộc lộ tồn bộ bản chất xã hội của mình. Thứ ba: Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội, thơng qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Bản chất con người, trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luơn luơn vận động biến đổi, khơng phải là một hệ thống đĩng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người. Mặc dù là "tổng hồ các quan hệ xã hội", con người cĩ vai trị tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo. Thơng qua đĩ, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp. Cĩ thể nĩi rằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động và biến đổi của bản chất con người. Từ những quan điểm trên đây cĩ thể thấy rõ: con người, một mặt là sản phẩm của lịch sử; mặt khác là chủ thể sáng tạo ra chính quá trình lịch sử đĩ. Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng, con người trước hết là người lao động, là nhân dân lao động, đĩ chính là chủ thể sáng tạo xã hội mới. Chính vì vậy, Người cho rằng mục tiêu phấn đấu của chúng ta là tiến lên xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội, "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần cĩ những con người xã hội chủ nghĩa" [6, trang 310]. Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là một xã hội tốt đẹp nhất trong lịch sử lồi người, một xã hội tự do và nhân đạo, một cơng trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy. Nếu khơng cĩ con người thiết tha với lý tưởng xã hội chủ nghĩa thì khơng cĩ chủ nghĩa xã hội được. Theo Người, nguồn động lực của chủ nghĩa xã hội được biểu hiện ở các nội dung: vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại lực, nhưng động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, 134 là nhân dân lao động mà nịng cốt là cơng-nơng-trí thức. Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của họ; đồng thời, chăm lo bồi dưỡng sức dân. ðĩ là lợi ích của nhân dân và từng cá nhân. Xem con người là động lực quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng đĩ là con người cĩ tinh thần và năng lực làm chủ; cĩ phẩm chất đạo đức cách mạng; cĩ trình độ, trí tuệ, tri thức phong phú; cĩ tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Do đĩ, động lực con người được xem xét trên cả hai bình diện cộng đồng và cá nhân. Người cho rằng, khơng cĩ chế độ xã hội nào coi trọng lợi ích chính đáng của cá nhân con người bằng chế độ chủ nghĩa xã hội. - Con người trên bình diện cộng đồng bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân: cơng nhân; nơng dân; tri thức, các tổ chức đồn thể, các dân tộc và tơn giáo, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngồi... Hồ Chí Minh luơn xác định, muốn xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội thì phải phát huy được khối đại đồn kết dân tộc bởi vì đây khơng phải là sự nghiệp của riêng cơng nơng mà là sự nghiệp chung của tồn dân tộc. Chỉ cĩ xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội mới tăng cường được sức mạnh của dân tộc, mới giữ vững được độc lập dân tộc. Nước ta là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng nhiều tơn giáo khác nhau nhưng luơn đồn kết một lịng khơng phân biệt dân tộc, tơn giáo, tất cả đều sống chung trong mái ấm đại gia đình các dân tộc Việt Nam như Người đã từng nĩi: "ðồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê ðê, Xê ðăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết cĩ nhau, sướng khổ cùng nhau, no đĩi giúp nhau" [4, trang 217]. ðộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cĩ được giữ vững hay khơng là do sức mạnh cố kết cộng đồng dân tộc dưới sự lãnh đạo của ðảng Cộng sản Việt Nam. Trong các tầng lớp giai cấp, Hồ Chí Minh luơn coi giai cấp cơng nhân là lực lượng chủ chốt với ý nghĩa: "Giai cấp cơng nhân là giai cấp lãnh đạo. Khác hẳn với trước kia, cơng nhân bây giờ là người chủ đất nước, chủ xã hội, chủ cuộc sống. Bởi vậy mọi người đều phải thấm nhuần sâu sắc ý thức làm chủ tập thể và đạo đức cách mạng" [7, trang 564]. Từ đĩ, Người yêu cầu các tổ chức chính trị phải thấy được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một đội ngũ cơng nhân cĩ giác ngộ cao, cĩ lịng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội. ðây là giai cấp lãnh đạo do đĩ cần phải gương mẫu trong sản xuất và trong đời sống. Nhưng Người cũng khơng thể khơng nĩi đến lực lượng cơ bản, hùng hậu nhất đĩ là giai cấp nơng dân. Nơng dân là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành với giai cấp cơng nhân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: giai cấp nơng dân là "lực lượng cơ bản cùng với giai cấp cơng nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kinh nghiệm của ðảng ta trong quá trình cách mạng đã chỉ rõ: nơi nào, lúc nào cán bộ ta giải quyết tốt lợi ích thiết thân của nơng dân, nắm vững nguyên tắc liên minh cơng nơng, thì nơi đĩ, lúc đĩ cách mạng đều tiến mạnh" [6, trang 18]. Hồ Chí Minh cũng luơn coi trọng vai trị của đội ngũ trí thức (dĩ nhiên là trí thức giác ngộ) vì họ là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hĩa và khoa học kỹ thuật, chính họ đã đĩng 135 gĩp sức và lực để cải biến bộ mặt xã hội của nước ta, làm cho nhân dân ta yên tâm hơn trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người nĩi: "Trí thức Việt Nam đã gánh một phần rất quan trọng trong cuộc kháng chiến cứu quốc và gánh một phần quan trọng trong cơng việc kiến quốc. Hiện nay, hầu hết nhân viên trong Chính phủ Trung ương là người trí thức" [4, trang 171]. Hồ Chí Minh cũng khơng quên nhắc đến giai cấp tư sản dân tộc. Theo Người, giai cấp tư sản dân tộc ở nước ta cĩ xu hướng chống đế quốc, cĩ xu hướng yêu nước... Vì tư sản nước ta bị Tây, Nhật áp bức khinh miệt, họ căm tức tư sản Pháp, Nhật, cho nên nếu mình thuyết phục khéo, lãnh đạo khéo họ cĩ thể theo xu hướng chủ nghĩa xã hội. Khi miền Bắc bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người khơng đồng ý coi giai cấp tư sản dân tộc là đối tượng của cách mạng bởi họ đã đi cùng giai cấp cơng nhân trong cách mạng dân tộc dân chủ và cho rằng nên coi họ là đồng minh, cải tạo họ thành người lao động. ðồng thời, Hồ Chí Minh cũng luơn đề cao vai trị lãnh đạo của ðảng, khẳng định ðảng ta thật là vĩ đại khi ðảng hồn thành sứ mệnh cách mạng giải phĩng dân tộc, khi những đảng viên của ðảng tỏ ra gương mẫu, sẵn sàng xả thân vì nước, dám quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. ðĩ chính là quá trình phát triển ý thức của mỗi con người trên bình diện cộng đồng, luơn đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên trên hết và trước hết, biết đồn kết, thương yêu lẫn nhau để hình thành một sức mạnh to lớn mang yếu tố thời đại mà khơng gì cĩ thể đánh đổ được. - Con người với tư cách cá nhân người lao động. Sức mạnh của cộng đồng được hình thành từ sức mạnh của từng cá nhân. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, người lao động đã trở thành những người chủ đất nước, làm chủ quá trình tổ chức và quản lý sản xuất, điều đĩ đã tạo điều kiện thuận lợi để phát huy những tiềm năng của nguồn động lực con người trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh. Con người với tư cách người lao động đĩ là sức mạnh cộng đồng được hình thành từ sức mạnh của từng cá nhân và thơng qua sức mạnh của từng cá nhân, vì thế cần phải cĩ những biện pháp khơi dậy, phát huy động lực của mỗi cá nhân. Hồ Chí Minh đã chỉ ra một hệ thống nội dung, biện pháp vật chất và tinh thần, nhằm tác động vào đĩ, tạo ra sức mạnh thúc đẩy hoạt động của con người cho chủ nghĩa xã hội đĩ là: + Tác động vào nhu cầu, lợi ích của con người. Bởi vì, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội là đi vào một trận tuyến mới, Hồ Chí Minh cho rằng, cần phải biết kích thích những động lực mới, đĩ là những lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động, cần phải kích thích đồng bộ các động lực tinh thần và vật chất của con người và luơn tơn trọng, khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động. Hồ Chí Minh phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân hơn ai hết, nhưng Người rất quan tâm đến việc khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng, coi trọng động lực cá nhân tạo ra sự kết hợp hài hồ giữa lợi ích cá nhân và xã hội. 136 + Tác động vào động lực chính trị-tinh thần trên cơ sở coi trọng các địn bẩy kinh tế nhưng Hồ Chí Minh cũng cho thấy rằng đĩ khơng phải là phương thuốc chữa bách bệnh mà cĩ thể giải quyết được tất cả. Cĩ những lĩnh vực hoạt động xã hội - tinh thần địi hỏi những hi sinh, thiệt thịi mà khơng cĩ lợi ích vật chất nào cĩ thể bù đắp được. Trong những hồn cảnh khĩ khăn của cách mạng và kháng chiến, khi điều kiện về cơ sở vật chất cịn nhiều thiếu thốn, Hồ Chí Minh đã đề lên hàng đầu việc phát huy các động lực chính trị-tinh thần của nhân dân ta như phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động, thực hiện cơng bằng xã hội, sử dụng vai trị điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác như chính trị, văn hố, đạo đức, pháp luật. Hồ Chí Minh luơn ý thức rằng, con người với tư cách cá nhân khơng phải tự nhiên mà cĩ, khơng phải tự nhiên nĩ đến. ðĩ là kết quả của cả một quá trình phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện suốt đời của mỗi con người, đồng thời cũng là sản phẩm của xã hội, của tập thể, nơi con người gắn bĩ cuộc sống của mình với đất nước. 3. Kết luận Quan điểm của Hồ Chí Minh về động lực của chủ nghĩa xã hội, đặc biệt về động lực con người là cơ sở khoa học cho đường lối quan điểm của ðảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. ðiều đĩ địi hỏi ðảng và Nhà nước ta cần phải đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm phát huy nguồn động lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, cùng với đĩ cần phải thực hiện dân chủ hĩa mọi mặt đời sống xã hội để xây dựng những tiền đề, điều kiện cho mọi hoạt động của con người được thực hiện trên cơ sở dân chủ, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của con người, bảo đảm cho những giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa vào đời sống xã hội. ðĩ chính là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm của Hồ Chí Minh về phát huy nguồn động lực con người trong giai đoạn phát triển của nước ta hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Giáo dục và ðào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. [2]. Thành Duy, Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện, Nxb. Khoa học xã hội, 2010. [3]. Nguyễn Văn Dương, Giá trị Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh gĩp phần xây dựng con người Việt Nam mới, Nxb. Văn hĩa- thơng tin, 2010. [4]. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. [5]. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. [6]. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. [7]. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 137 [8]. ðinh Xuân Lý, Phạm Ngọc Anh, Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Lý luận chính trị, 2008. [9]. Song Thành, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. Lý luận chính trị, 2005. [10]. Nguyễn Văn Tài, Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người, Tạp chí Triết học, số 2 (153), (2004), 11- 14. HO CHI MINH’S THOUGHT ON PROMOTING HUMAN MOTIVATION DURING THE CONSTRUCTION OF SOCIALISM Le Ho Son College of Pedagogy, Hue University SUMMARY Promoting human dynamics plays a major role in the sustainable development of each country, and is the most important factor of the internal resources. To build socialism successfully, in accordance with defining the characteristics, the nature and the objectives, we must be interested in promoting the dynamics of socialism. It has been proved by the reality that the victory of the revolution for the national liberation and the socialist construction in Vietnam were associated with the career and thoughts of Ho Chi Minh. So, the learning Ho Chi Minh’s thoughts on promoting human motivation is the theoretical basis and scientific methodology for the Communist Party of Vietnam to determine the strategy of development of the new man in the period of stepping up the industrialization and modernization, leading to success in the building of socialism.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_phat_huy_dong_luc_con_nguoi_trong_qu.pdf