BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
HỒ THỊ THU PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN
MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC QUÝ TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN BÀ NÀ NÚI CHÚA
Chuyên ngành : SINH THÁI HỌC
Mã số : 60.42.01.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ KIM THOA
Phản biện 1: TS. Võ Châu Tuấn
Phản biện 2: TS. Chu Mạnh Trinh
Luận văn
26 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nghiên cứu tình hình khai thác và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc quý tại khu bảo tồn thiên nhiên bà nà núi chúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 26
tháng 12 năm 2015.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh
giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú, đa dạng sinh vật,
trong đó độ đa dạng về cây cỏ khoảng 10.386 loài thực vật có mạch đã
được xác định, dự đoán có thể tới 12.000 loài, trong số này, nguồn tài
nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%.
Cây thuốc dân gian từ lâu đã được nhiều người quan tâm đến,
đây là nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho cộng đồng địa
phương trong việc phòng chữa bệnh, ngoài ra có giá trị bảo tồn nguồn
gen, cung cấp cho lĩnh vực dược học.
Trong những năm gần đây, dưới áp lực của phát triển kinh tế và
sự bùng nổ dân số nên nguồn tài nguyên rừng nói chung, cây thuốc nói
riêng đang bị suy thoái nghiêm trọng. Những cây thuốc có giá trị được
thương mại hóa, cung cấp cho những công ty dược phẩm với giá thành
ngày càng cao. Do vậy, chúng đang bị khai thác cạn kiệt, những cây ít
giá trị hoặc chưa được nghiên cứu cũng bị tàn phá nhường chỗ cho việc
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu gây
trồng cây thuốc còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thị
trường cũng là nguy cơ rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cây
thuốc tự nhiên.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà có giá trị với nhiều loài động,
thực vật quí hiếm, với 795 loài thuộc 487 chi và 134 họ của 4 ngành
thực vật bậc cao có mạch là ngành Thông đất - Lycopodiophyta, ngành
Dương xỉ - Polypodiophyta ngành Thông - Pinophyta và ngành Mộc lan
- Magnloliopphyta, trong đó có rất nhiều cây thuốc quý như Ba gạc
(Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill); Khôi tía (Ardisia silvestris Pit);
2
Dây tiết gà (Sargentodoxa cunea (Oliv.) Rehd) ; Thiên niên kiện
(Homalomena occulta (Lour.) Schott); Cây dầu nóng (Ostryopsis
davidiana Decaisne, Bull. Soc. Bot), Cây ươi (Scaphium
macropodium (Miq.) Beumée). Với nhu cầu sử dụng các loài dược liệu
làm thuốc ngày càng tăng, khai thác liên tục trong nhiều năm không chú
ý tới gây trồng, cộng với nhiều nguyên nhân khác đã làm cho nguồn tài
nguyên dược liệu bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng trước
nguy cơ bị tuyệt chủng.
Trong công tác điều tra cây thuốc tại Bà Nà được trạm nghiên
cứu dược liệu thuộc Sở Y tế Đà Nẵng tiến hành từ tháng 7/1983, kết quả
đã thống kê được 251 loài cây làm thuốc thuộc 89 họ thực vật, phân bố ở
các độ cao khác nhau. Đến nay, sau hơn 30 năm cũng chưa có một đợt
tái điều tra nào về sự biến đổi cũng như hiện trạng tài nguyên cây thuốc
tại khu vực này, các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cũng chưa
tương xứng với tiềm lực đang có.
Tri thức và kinh nghiệm truyền thống sử dụng cây thuốc của các
dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số đang có xu hướng bị lãng quên. Số
lượng các ông lang, bà mế dân tộc ít người giảm nhanh, đặc biệt các
tầng lớp thanh niên hầu như không thiết tha với học hỏi kinh nghiệm y
học từ người cao tuổi. Riêng cộng đồng người Cơtu ở huyện Hòa Vang
có khoảng gần 1000 người, cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào tài
nguyên rừng, sinh sống tập trung ở các thôn Giàn Bí, Tà Lang thuộc xã
Hòa Bắc và thôn Phú Túc xã Hòa Phú, đây đều là những khu vực thuộc
vùng đệm có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học. Cộng đồng người
Cơ Tu có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng cây thuốc, do vậy song
song với việc bảo tồn cây thuốc, thì việc bảo tồn tri thức bản địa liên
quan đến việc sử dụng cây thuốc là điều hết sức cần thiết.
Để góp thêm những hiểu biết khoa học nhằm bảo tồn tiến đến
3
sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc, việc nghiên cứu về tình trạng
bảo tồn loài trong tự nhiên là rất cần thiết. Xuất phát từ những thực thực
tế đó chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình khai thác và đề
xuất giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc quý tại khu
bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về thành phần loài, sự phân bố cũng
như các yếu tố tác động đến thực vật làm thuốc từ đó đề xuất giải
pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc quý tại khu bảo tồn
thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Các loài thực vật bậc cao phân bố trong môi
trường tự nhiên được người dân sử dụng làm thuốc tại khu bảo tồn
thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Xã Hòa Ninh: Khảo sát thành phần loài
+ Xã Hòa Ninh, Hòa Phú và Hòa Bắc: Điều tra tri thức bản
địa
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp sử dụng ảnh vệ tinh từ google Earth để kiểm
tra các trạng thái rừng.
- Phương pháp kế thừa tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Phương pháp phân loại thực vật
- Phương pháp nghiên cứu đánh giá định lượng tài nguyên đa
dạng sinh học
- Phương pháp đánh giá mức độ đe dọa
4
- Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp lập bản đồ
5. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
- Bổ sung những tư liệu về tính đa dạng, phân bố của các loài
cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa.
- Xác định được một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt
chủng theo Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam
trong Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Nghị định số
32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ, ngày 30/03/2006.
- Lập bản đồ phân bố các loài cây thuốc quý, hiếm ở KVNC.
- Có được một bộ ảnh chụp một số loài cây quý hiếm, có
nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC.
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần làm cơ sở khoa học, đề xuất cho
công tác quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây
thuốc.
6. Cấu trúc của luận văn
Bố cục của đề tài bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và
kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục và 3 chương nội dung:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Thời gian, địa điểm, nội dung và phương pháp
nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC LOÀI
CÂY LÀM THUỐC
1.1.1. Khái niệm
Cây thuốc là một dạng đặc biệt của tài nguyên sinh vật, thuộc
tài nguyên có thể tái sinh, bao gồm hai yếu tố cấu thành là cây cỏ và
tri thức sử dụng chúng để làm thuốc và chăm sóc sức khoẻ.
1.1.2. Phân loại cây thuốc
Có thể dựa vào các yếu tố sau:
- Phân loại theo hình thức sử dụng
- Phân loại theo chu kỳ sống
- Phân loại theo dạng cây
- Phân loại theo sự phân bố
- Phân loại dựa theo bộ phận sử dụng
- Dựa trên phân loại thực vật học
1.1.3. Giá trị cây thuốc
- Giá trị sử dụng
- Giá trị kinh tế
- Giá trị tiềm năng
- Giá trị văn hóa
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế
giới
1.2.2. Những nghiên cứu về cây thuốc ở Việt Nam
Dưới triều đại các vua chúa, nổi bật nhất là nghiên cứu của
Tuệ Tĩnh ở thế kỷ XIII, Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác ở thế kỉ
6
XVIII, Nguyễn Quang Tuân và Nguyễn Quang Lượng ở thời kỳ Tây
Sơn và nhà Nguyễn (1788-1883) v.v.
Thời kì 1884 - 1945 dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, việc
nghiên cứu cây thuốc gặp nhiều khó khăn, chỉ có một số nhà thực vật
học, dược học người Pháp nghiên cứu như: Erevost, Petelot, Perrot
Hurrier (1928 - 1935), Petelot (1952).
Sau năm 1945, nổi bật là nghiên cứu của Viện dược liệu của
bộ y tế (từ 1961 – 1972 ở miền Bắc và từ 1977 - 1985 ở miền Nam),
Trần Đình Lý (1995), Lê Trần Đức (1995), Đỗ Tất Lợi (1970 - 2005),
Võ Văn Chi (1976) v.v.
1.2.3. Những nghiên cứu về cây thuốc ở Khu bảo tồn
thiên nhiên Bà Nà-Núi Chúa.
a. Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Theo „Thực vật chí đại cương Đông Dương” của H.
Lecomte (1941).
Theo A. Aubre‟ville và J. F. Leory (1960 - 1996).
b. Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Có các nghiên cứu của: Trạm nghiên cứu dược liệu thuộc Sở
Y tế Đà Nẵng (tháng 7/1983), Phạm Hoàng Hộ (1991- 1993), Đinh
Thị Phương Anh (2005), Vũ Anh Tài (2008)
Như vậy, đã có các tài liệu nghiên cứu về thực vật Bà Nà, tuy
nhiên chỉ dừng lại ở mức độ thống kê đa dạng loài chưa chuyên sâu
về tình hình khai thác, sử dụng cũng như định hướng bảo tồn và phát
triển các loài cây thuốc.
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
7
CHƢƠNG 2
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian : Từ tháng 4/2015 đến cuối tháng 11/2015 qua 3
đợt khảo sát
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Xã Hòa Ninh: Khảo sát thành phần loài
Xã Hòa Ninh, Hòa Phú và Hòa Bắc: Điều tra tri thức bản địa
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Điều tra thành phần loài, sự phân bố thực vật làm
thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên.
2.2.2. Điều tra, phát hiện các loài cây thuốc quý hiếm
thuộc diện cần bảo tồn hiện có ở khu vực nghiên cứu
2.2.3. Hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài
nguyên cây thuốc của ngƣời dân
2.2.4. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến các loài cây
thuốc quý
2.2.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển và khai thác
sử dụng nhân rộng một số loài cây thuốc quý, hiếm và có tiềm
năng khai thác
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu
Thu thập tài liệu, các công trình đã nghiên cứu có liên quan
tới cây thuốc tại khu vực Bà Nà, nhằm kế thừa các thông tin và kết
quả có trước, tránh “rủi ro” và nghiên cứu chồng chéo.
8
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa
- Điều tra theo tuyến
Lập các tuyến điều tra ưu tiên cắt qua nhiều sinh cảnh rừng
và các dạng địa hình khác nhau của khu vực nghiên cứu. Trên các
tuyến thống kê, mô tả các loài thực vật sử dụng làm thuốc. Quá trình
điều tra trên tuyến sử dụng GPS định vị tọa độ, địa bàn để xác định
hướng đi, đồng thời có sự tham gia hỗ trợ của người dân địa phương,
chuyên gia để xác định loại cây làm thuốc tại thực địa. Tiến hành
chụp cây thuốc bằng máy ảnh kỹ thuật số.
Trên các tuyến tiến hành ghi chép các thông tin về độ cao,
tọa độ gặp cây thuốc, dạng sinh cảnh.
Dự kiến điều tra khảo sát 8 tuyến với chiều dài 31,8 km, cụ
thể như sau:
- Điều tra khảo sát tuyến T1, T2, T3, T4 và T8 là các tuyến
cắt qua nhiều sinh cảnh rừng và các dạng địa hình khác nhau.
- Điều tra khảo sát tuyến T5, T6 và T7 bố trí trên một dạng
địa hình ở các bậc độ cao khác nhau.
- Điều tra theo ô tiêu chuẩn (OTC):
Lựa chọn ÔTC có kích thước 5m ×5m, với 56 ÔTC cho toàn
khu vực nghiên cứu, phân bố ngẫu nhiên qua các sinh cảnh: Rừng kín
thường xanh, Rừng trồng, Trảng cỏ- đất trống, Đồng ruộng, Vườn
nhà, Ven suối. Các ÔTC này được bố trí cụ thể trên các tuyến điều
tra đã chọn và sử dụng GPS để xác định tọa độ địa lý của ÔTC, chụp
ảnh cây thuốc, tiến hành thống kê số lượng các loài cây được sử dụng
làm thuốc.
Thu thập thông tin trong mỗi ô gồm:
+ Thông tin về điều kiện môi trường: Vị trí, trạng thái rừng,
hướng phơi, độ dốc, độ cao.
9
+ Thông tin về thành phần loài cây tại các ÔTC: Tên, số loài,
số các thể trong một loài, tần số xuất hiện cây trong các ÔTC.
2.3.3. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn là những người có hiểu
biết về cây thuốc cũng như khả năng chữa bệnh cho gia đình và cộng
đồng.
Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu tình hình khai thác, sử
dụng các loài cây thuốc cũng như biện pháp bảo vệ và phát triển
chúng.
2.3.4. Phƣơng pháp phân loại thực vật
- Phương pháp hình thái so sánh.
- Tra cứu từ các nguồn tài liệu như:
+ Cây cỏ Việt Nam.
+ Từ điển cây thuốc Việt Nam.
+ Sách đỏ Việt Nam.
+ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.
- Phương pháp tham khảo chuyên gia, giám định của Phòng
Nghiên cứu Tài nguyên thực vật rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam.
Trên cơ sở thực hiện các phương pháp trên tiến hành xác
định tên khoa học và lập danh mục cây thuốc.
2.3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu đánh giá định lƣợng tài
nguyên đa dạng sinh học
Sử dụng các chỉ số đa dạng Shannon (H), chỉ số Simpson
(Cd) nhằm tạo cơ sở dữ liệu cho các giải pháp bảo tồn và kế hoạch sử
dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.
2.3.6. Phƣơng pháp đánh giá mức độ đe dọa
Theo Sách Đỏ Việt Nam; Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam
10
trong Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam; Nghị định số
32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ, ngày 30/03/2006.
Ngoài ra, còn căn cứ vào tình hình khai thác, sử dụng, buôn
bán tại địa phương để xác định loài có nguy cơ bị đe dọa trong khu
vực nghiên cứu.
2.3.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Exel 2013 để thống kê, xử lý và phân
tích số liệu thu được ở thực địa.
2.3.8. Phƣơng pháp lập bản đồ
Trên cơ sở kết quả điều tra thực địa đã thực hiện, sử dụng
phần mềm MapInfo12.5 đề xây dựng bản đồ khảo sát cây thuốc của
vùng nghiên cứu.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI CÂY THUỐC
3.1.1. Số họ, loài trong khu vực nghiên cứu
Qua kết quả điều tra thực địa và phỏng vấn 18 hộ dân chúng
tôi đã thu thập, phân loại và lập danh mục thực vật cho các loài cây
thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa, thành phố Đà
Nẵng gồm 280 loài cây thuộc 236 chi và 103 họ.
3.1.2. Phân tích sự đa dạng cây thuốc ở khu vực nghiên
cứu
a. Sự đa dạng về thành phần loài cây thuốc
Kết quả nghiên cứu ghi nhận được 280 loài cây thuốc thuộc
236 chi, 103 họ và 4 ngành: ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), ngành
Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và nghành
11
Thông đất (Lycopodiophyta), thể hiện ở Bảng 3.1
Bảng 3.1. Số lượng taxon cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà
Nà - Núi Chúa, Tp. Đà Nẵng
Tên
Việt Nam
Tên
khoa học
Họ Chi Loài
Tên ngành
Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Dương xỉ Polypodiophyta 7 6,8 8 3,4 8 2,85
Thông Pinophyta 2 1,94 3 1,27 3 1,07
Thông đất Lycopodiophyta 2 1,94 2 0,84 2 0,73
Ngọc lan Magnoliophyta 92 89,32 223 94,49 267 95,35
Tổng 103 100 236 100 280 100
Tỉ lệ 2 lớp trong ngành Ngọc lan
Số lượng các taxon trong hai lớp Ngọc lan và Loa kèn được
thể hiện qua Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Số lượng họ, chi, loài cây thuốc ở 2 lớp trong ngành
Ngọc lan
Bậc phân loại
Họ Chi Loài
Số
lƣợng
Tỷ
lệ
%
Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Lớp Ngọc
lan
Magnoliopsida 69 75 182 81,6 221 82,77
Lớp Loa
kèn
Liliopsida 23 25 41 18,4 46 17,23
Tổng 92 100 223 100 267 100
b. Đa dạng về bậc họ
Các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu khá phong phú.
Với một số họ nhiều loài như: Họ Cúc (Asteraceae) với 17 loài
12
(6,07%) thuộc 17 chi (7,2%), họ Cà phê (Rubiaceae) với 16 loài
(5,71%) thuộc 12 chi (5,08 %), họ Đậu có 15 loài (5,35%) thuộc 14
chi (5,93%), họ Cam (Rutaceae) 14 loài (5%) thuộc 8 chi (3,39%), họ
Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 12 loài (4,28%) thuộc 8 chi (3,39%).
Trong 5 họ có 74 loài trong tổng số 280 loài của khu vực chiếm
26,42% và 59 chi trong tổng số 236 chi của khu vực chiếm 25%. Như
vậy có thể khẳng định thành phần các loài cây thuốc ở đây đa dạng
về bậc họ.
c. Sự đa dạng về dạng sống của cây thuốc:
Các loài thực vật được người dân ở KVNC sử dụng làm
thuốc có dạng cây rất đa dạng. Từ việc phân tích tính đa dạng về
dạng sống của cây thuốc không chỉ cho ta biết dạng sống nào có giá
trị làm thuốc mà còn giúp ích trong định hướng trong việc tìm kiếm
khai thác và sử dụng bền vững, cũng như trong công tác quản lý, bảo
tồn và phát triển các loài cây thuốc.
Bảng 3.3. Sự đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc tại KVNC
Dạng
cây
Thân
gỗ
Thân
bụi
Thân
thảo
Thân
leo
Cây
dạng gỗ
Tổng
Số loài 87 39 110 42 2 280
Tỷ lệ
(%)
31,1 13,9 39,3 15 0,7 100
d. Sự đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc
Việc nghiên cứu về bộ phận sử dụng các loài cây thuốc có ý
nghĩa rất lớn trong công tác bảo tồn. Qua việc nghiên cứu các bộ
phận làm thuốc có thể đánh giá tính bền vững trong thực trạng khai
thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Cơ tu
Trong cây có nhiều bộ phận làm thuốc, việc sử dụng bộ phận
của cây để làm thuốc của người dân rất khác nhau. Ở đây chúng tôi
13
tạm thời chia các bộ phận sử dụng làm thuốc như sau Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Đa dạng về bộ phận sử dụng cây thuốc tại KVNC
Bộ phận dùng Số loài Tỷ lệ % trên tổng số loài
Cả cây 53 18,9
Rễ, củ, thân rễ 105 37,5
Thân, cành, ngọn 72 25,7
Lá 122 43,6
Quả, hạt 54 19,3
Vỏ 42 15
Hoa 18 6,4
Nhựa mủ, tinh dầu 16 5,7
e. Sự đa dạng về giá trị sử dụng theo nhóm bệnh
Với 280 loài cây thuốc có 15 nhóm bệnh khác nhau và số
lượng cây thuốc được sử dụng ở từng nhóm cũng khác nhau, đa phần
một loài cây có thể chữa được nhiều bệnh và các bài thuốc là sự kết
hợp của nhiều cây.
TT Nhóm tác dụng Số loài Tỷ lệ %
1
Các loài cây thuốc có tác dụng chữa
viêm ruột, dạ dày, tá tràng, khó tiêu
60 21,4
2
Các loài cây thuốc có tác dụng chữa gan,
thận, tiết niệu
47 16,8
3
Các loài cây thuốc có tác dụng chữa ho,
hen, cảm cúm
61 21,8
4
Các loài cây thuốc có tác dụng chữa
xương khớp, phong thấp
53 18,9
5 Các loài cây thuốc có tác dụng chữa 52 18,6
14
TT Nhóm tác dụng Số loài Tỷ lệ %
mụn nhọt, tiêu độc
6
Các loài cây thuốc có tác dụng chữa tiêu
chảy, kiết lỵ, giun sán
57 20,4
7
Các loài cây thuốc có tác dụng chữa
bệnh phụ nữ
36 12,9
8
Các loài cây thuốc có tác dụng chữa
bướu, ung thư, lao
12 4,3
9
Các loài cây thuốc có tác dụng chữa
động vật cắn
17 6,1
10
Các loài cây thuốc có tác dụng chữa tai,
mắt, răng
22 7,9
11
Các loài cây thuốc có tác dụng an thần,
gây ngủ
9 3,2
12
Các loài cây thuốc có tác dụng chữa
bệnh huyết áp, tim mạch
20 7,1
13 Các loài cây thuốc có tác dụng bổ dưỡng 10 3,6
14 Các loài cây thuốc có tác dụng cầm máu 11 3,9
15
Các loài cây thuốc có tác dụng chữa các
nhóm bệnh khác
16 5,7
3.1.3. Đánh giá độ đa dạng loài bằng các chỉ số Shannon
Index
Kết quả cho thấy
Về thành phần loài: số lượng loài biến động trên các ô đếm
từ 2 đến 21 loài, trung bình 8 loài.
15
Hình 3.2. Phân tích sự biến động thành phần loài và số lượng cá thể
trong khu vực nghiên cứu
Về số lượng cá thể: Số lượng cá thể biến động 2 đến 430 cá
thể, trung bình là 85,25 cá thể. Chỉ số đa dạng H khác nhau giữa các
sinh cảnh, phản ánh sự khác biệt thành phần số lượng loài và tính đồng
đều phân bố hay khả năng xuất hiện của các cá trể trong mỗi loài.
Chỉ số H biến động từ 0,46 đến 2,47 trung bình 1,45.
Hình 3.3. Kết quả phân tích chỉ số H trên khu vực nghiên cứu
16
3.1.4. Chỉ số mức độ chiếm ƣu thế Cd
Về chỉ số Cd (bảng 3.6) thay đổi từ 0,106 đến 0,774 trung
bình là 0,334 không có loài nào chiếm ưu thế hoàn toàn trong khu
vực nghiên cứu.
3.1.5. Xác định dạng phân bố không gian A/F
- Không có loài nào có dạng phân bố ngẫu nhiên (A/F từ
0,025 – 0,05).
- Có 201 loài có dạng phân bố contagious (A/F >0,05).
Kết quả cho thấy các điều kiện sống của các loài cây thuốc
khá ổn định, chưa chịu những tác động hay thay đổi lớn của điều kiện
môi trường.
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN CÂY THUỐC
3.2.1. Công tác tổ chức, quản lý của Hạt kiểm lâm Bà Nà
– Núi Chúa.
3.2.2. Tình hình khai thác cây thuốc trong khu vực
nghiên cứu
Đối tượng khai thác
- Người khai thác cây thuốc đều là những người lớn tuổi.
Về tần suất thu hái:
Tuy số lượng người khai thác với tần số lớn không nhiều ( >3
lần /1 tuần chiếm 4,9 % và 1 – 3 lần/ tuần chiếm 6,6 %, nhưng sản
lượng thu hái cây thuốc mỗi lần rất lớn (2 đến 3 bao tải), chính điều
này đã hạn chế sự tái sinh của cây thuốc và cũng chính là nguyên
nhân làm cho nguồn tài nguyên cây thuốc giảm đi rất nhanh.
Từ kết quả điều tra phỏng vấn các hộ dân sử dụng thuốc nam
chúng tôi đã tổng kết và đưa ra danh sách các loài cây thuốc người
dân thường xuyên khai thác.
17
Bảng 3.5. Danh sách các loài cây thuốc thường xuyên bị khai thác
STT
Tên phổ
thông
Tên khoa học
Bộ phận
thu hái
Mùa khai
thác
1
Thạch xương
bồ
Acorus macrospadiceus
(Yam.) F. N. Wei &Y.
K. Li.
Thân rễ
Quanh
năm
2 Chè dây
Ampelopsis cantoniensis
(Hook. et Arn) Planch.
Thân
Quanh
năm
3 Nhân trần
Andenosma caeruleum
R.Br.
Hoa Mùa hè
4 Hoài sơn
Dioscorea persimilis
Prain et Burkill
Củ
Quanh
năm
5 Rau dớn
Diplazium esculentum
(Retz) Sw
Thân
Quanh
năm
6 Mật nhân
Eurycoma longifolia
Jack.
Cả cây
Quanh
năm
7 Hoàng đằng Fibraurea recisa Pierre Củ Mùa thu
8
Thiên niên
kiện
Homalomela pierriana
Engl.
Thân rễ
Quanh
năm
9 Nhàu Morinda citrifolia L. Quả
Quanh
năm
10 Ba kích
Morinda officinalis F. C.
How
Củ
Quanh
năm
11
Bảy lá một
hoa
Paris polyphylla Smith Củ
Quanh
năm
12 Lạc tiên Passiflora foetida L. Thân, hoa
Quanh
năm
13 Lá lốt Piper lolot C. DC Cả cây
Quanh
năm
14 Vối Schima wallichii Choisy Cành Mùa hè
15
Thổ phục
Linh
Smilax glabra Wall. ex
Roxb.
Củ
Quanh
năm
18
STT
Tên phổ
thông
Tên khoa học
Bộ phận
thu hái
Mùa khai
thác
16 Bách bộ
Stemona pierrei
Gagnep.
Củ
Quanh
năm
17
Hà thủ ô
trắng
Streptocaulon juventas
(Lour.) Merr.
Rễ củ
Quanh
năm
18 Râu hùm
Tacca integrifolia Ker-
Gawl.
Thân rễ
Quanh
năm
19 Chạc chìu
Tetracera scandens (L.)
Merr.
Thân, rễ
Quanh
năm
3.2.3. Cách khai thác chế biến cây thuốc của đồng bào
dân tộc Cơ Tu
+ Cách khai thác:
Những thầy lang nhỏ đặc biệt là những người dân thu hái cây
thuốc theo đơn đặt hàng thường không có ý thức bảo vệ cây thuốc, họ
thường nhổ cả cây.
+ Về thời gian: cây thuốc được thu hái thông thường vào
buổi sáng, vì nhiều loài cây thuốc trong rừng sâu, khó tìm.
+ Mùa khai thác: cây thuốc được thu hái quanh năm, không
theo mùa và cũng không theo mùa phân bố loài.
+ Về thời tiết: cây thuốc được thu hái vào lúc trời nắng,
thuận tiện cho quá trình đi lại thu hái.
+ Cách thức thu hái, chế biến: Dụng cụ thu hái, chế biến
thuốc của người dân khá đơn giản, thường dùng dao thái thuốc, sau
đó sắt nhỏ, phơi khô khoảng 4 – 5 nắng và cất trong các bao tải hoặc
bình thủy tinh.
3.2.4. Tình hình sử dụng tài nguyên cây thuốc trong khu
vực nghiên cứu
Qua tìm hiểu người dân địa phương, chúng tôi nhận thấy
19
không phải bất kỳ ai trong cộng đồng cũng biết khai thác và sử dụng
các loài cây thuốc.
Người dân trong KVNC thường xuyên sử dụng cây thuốc có
trong vườn nhà như: cây Ngãi cứu, Chó đẻ, Lá ổi non, Bồ công anh,
Khổ qua rừng, Cỏ mực chữa các bệnh như: đau bụng, gan, sốt. Ngoài
ra, họ còn vào các khu vực rừng lân cận để tìm các cây thuốc như: Ba
kích làm thuốc bổ, chữa rắn cắn, Mật nhân chữa khớp, ghẻ; Chạc
chìu chữa đau lưng; Bảy lá một hoa làm thuốc bổ, chữa dạ con, đau
đầu; Thạch xương bồ làm thuốc bổ Người dân địa phương không
những vào rừng tìm cây thuốc sử dụng trong cộng đồng mà còn khai
thác để bán ra thị trường như: Bảy lá một hoa 500.000đ/1kg, Ba kích
200.000đ/1kg, Mật nhân 100.000đ/1 kg, Vối 50.000đ/1 bao.
3.2.5. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt
Nam đƣợc ghi nhận trong khu vực nghiên cứu
Căn cứ vào các nguồn tài liệu như: Nghị định 32/2006/NĐ-
CP của Chính phủ ngày 30/3/2006, Danh lục cây thuốc Việt Nam
trong Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn Tập
(2007) và sách đỏ Việt Nam - Phần II Thực vật (2007) chúng tôi xác
định được các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn như sau:
20
Hình 3.4. Bảng đồ phân bố điểm các loài cây thuốc thuộc diện cần
bảo tồn
3.3. LOÀI CÂY THUỐC CÓ TIỀM NĂNG KHAI THÁC
3.3.1. Môi trƣờng sống của các loài cây thuốc
Cây thuốc ở khu BTTN có môi trường sống rất phong phú và
đa dạng, phạm vi phân bố rộng và thích nghi với nhiều điều kiện địa
lý khác nhau. Với môi trường sống hết sức đa dạng, chúng tôi tạm
chia khu vực nghiên cứu thành 6 kiểu sinh cảnh như sau:
- Sinh cảnh rừng (rừng tự nhiên, đồi núi, ven rừng)
- Sinh cảnh rừng trồng
- Sinh cảnh vườn nhà, ven đường đi
- Sinh cảnh đồng ruộng
- Sinh cảnh đất trống, trảng cỏ
- Sinh cảnh ven suối, suối, ven sông
Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh được thể hiện ở
bảng 3.6
21
Bảng 3.6. Sự phân bố các loài cây thuốc trong các môi trường sống
Sinh
cảnh
Rừng tự
nhiên
(đồi núi)
Rừng
trồng
Ven
suối
Vƣờn
nhà
Trảng
cỏ, đất
trống
Đồng
ruộng
Số
lượng
161 34 38 137 50 10
Tỷ lệ
(%)
57,5 12,14 13,57 48,92 17,85 3,57
3.3.2. Các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác, sử dụng
Trên cơ sở tình hình khai thác, sử dụng và bảo tồn cây thuốc
ở cộng đồng, chúng tôi tạm thời đưa ra các tiêu chí để tuyển chọn
một số loài cây thuốc tiềm năng khai thác có giá trị chữa bệnh và có
giá trị kinh tế cao.
Tiêu chí lựa chọn:
+ Mức độ quí hiếm trong tự nhiên.
+ Có giá trị dược liệu cao.
+ Có nhu cầu sử dụng lớn trong cộng đồng.
+ Mức độ bị khai thác.
+ Phân bố tập trung.
+ Nguyện vọng của người dân địa phương trong phát triển
đối tượng.
Qua điều tra, so với các tiêu chí trên chúng tôi đã lựa chọn các loài
sau: Ba kích, Mật nhân, Thổ phục linh linh, Bảy lá một hoa, Thiên
niên kiện, Vối, Lạc tiên, Nhân trần
22
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG NGUỒN CÂY THUỐC QUÝ HIẾM, CÓ TIỀM NĂNG
KHAI THÁC, SỬ DỤNG
3.4.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên cây
thuốc
a. Áp lực thu hái
b. Sự hạn chế về nhận thức trong khai thác.
c. Sự lãng phí tài nguyên cây thuốc
d. Tàn phá thảm thực vật
e. Một số nguyên nhân khác
3.4.2. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn, phát triển
trong khu vực nghiên cứu
Qua danh sách các loài cây thuốc cần bảo tồn ở Việt Nam,
danh sách các loài thường xuyên bị khai thác, và các loài có giá trị
kinh tế, có tiềm năng khai thác và sử dụng, chúng tôi đã đưa ra được
danh sách các loài cây thuốc cần được bảo tồn và phát triển.
3.4.3. Một số biện pháp bảo tồn cây thuốc
a. Bảo tồn cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng, đi đôi với
phát triển trồng thêm
Bảo tồn nguyên vị
Bảo tồn chuyển vị
b. Khai thác hợp lý, chú ý bảo vệ tái sinh
Xây dựng sổ tay cây thuốc (bằng tiếng việt và tiếng người Cơ
tu)
Xây dựng vườn thuốc nam trong trường học để nâng cao
nhận thức cho học sinh
c. Bảo vệ và phục hồi thảm thực vật
23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1. Hiện trạng các loài cây làm thuốc tại khu vực nghiên cứu
Qua quá trình điều tra nghiên cứu, xác định được 280 loài
cây thuốc thuộc 236 chi, 103 họ và 4 ngành. Ngành Ngọc Lan chiếm
ưu thế với 267 loài. Trong đó dạng cây thân thảo chiếm ưu thế nhất
với 110 loài (39,3%), tập trung ở họ Cúc, Ráy.
Về bộ phận sử dụng làm thuốc cũng rất đa dạng, tất cả các bộ
phận của cây đều được sử dụng và thông dụng hơn cả là lá (43,6%)
Về các bài thuốc: Có 15 nhóm bệnh khác nhau và số lượng
cây thuốc được sử dụng ở từng nhóm cũng khác nhau.
Định lượng đa dạng sinh học qua các chỉ số sinh học cho
thấy: có sự đa dạng số lượng loài và số lượng cá thể trong mỗi loài.
2. Hiện trạng khai thác và sử dụng
Các loài cây được người dân khai thác thường xuyên rất
nhiều (19 loài trong tổng số loài).
Các loài cây quý, hiếm thuộc diện cần bảo tồn chiếm tỷ lệ
khá cao (9,6 % tổng số loài).
Xây dựng được bản đồ phân bố điểm của 27 loài cây thuốc
thuộc diện cần bảo tồn ở KBTTN Bà Nà - Núi Chúa, tỉ lệ 1: 50.000
phục vụ cho công tác bảo tồn.
3. Các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác
Môi trường sống của cây thuốc rất đa dạng, trong đó rừng là
dạng sinh cảnh có nhiều loài cây thuốc phân bố, có đến 161 loài
chiếm 57,5%.
Tuyển chọn các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác, có giá
trị kinh tế cao.
24
4. Một số giải pháp bảo tồn
Áp lực thu hái, sự hạn chế về nhận thức trong khai thác, sự
lãng phí tài nguyên cây thuốc và tàn phá thảm thực vật đã làm cho
nguồn tài nguyên cây thuốc bị suy giảm.
Tuân thủ nguyên tắc khai thác hợp lý, chú ý tới bảo vệ tái
sinh. Khoanh vùng bảo tồn nguyên vị các cây thuốc có nguy cơ bị
tuyệt chủng đi đôi với trồng thêm. Tuyên truyền nâng cao nhận thức
của cộng đồng để bảo vệ và phát triển cây thuốc.
2. KIẾN NGHỊ
Cần có những nghiên cứu sâu rộng hơn nữa để đánh giá một
cách toàn diện về thành phần loài cây thuốc.
Những loài cây thuốc quý hiếm có giá trị kinh tế, khoa học
cần khoanh vùng bảo vệ, khai thác lâu dài bền vững và có kế hoạch
bảo tồn song song với nghiên cứu phát triển trồng thêm mới.
Cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, hướng dẫn khai
thác một cách bền vững với những loài cây thuốc quý hiếm đang dần
bị khan hiếm, cạn kiệt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_nghien_cuu_tinh_hinh_khai_thac_va_de_xuat_g.pdf