BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Duy Thịnh
VĂN HÓA KÁNH LOÓNG CỦA NGƯỜI THÁI
Ở HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 9229040
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội - 2018
Công trình được hoàn thành tại:
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Nghị
PGS.TS Trịnh Hoài Thu
Phản biện 1:
Phản
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Văn hóa Kánh loóng của người Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại:
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Số 32, Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Vào lúc..........giờ, ngày.........tháng.........năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mai Châu là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Hòa Bình. Đây
là nơi sinh sống của nhiều tộc người như Mường, H’mông, Hoa
Tuy nhiên, Mai Châu là địa bàn tập trung chủ yếu người Thái sinh
sống. Họ giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại
huyện Mai Châu.
Kánh loóng là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian rất độc đáo,
gắn liền với sự tồn tại, phát triển của người Thái Mai Châu1 nói riêng
và cộng đồng người Thái ở Việt Nam nói chung.
Những năm gần đây, hoạt động kinh tế du lịch ở Mai Châu phát
triển mạnh mẽ, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế, văn hóa, xã
hội của địa phương. Du lịch phát triển đã tác động không nhỏ đến
văn hóa truyền thống của người Thái Mai Châu. Sinh hoạt văn hóa
kánh loóng cũng không tránh khỏi xu hướng biến đổi đó. Ở chiều
hướng tích cực, tuy hình thức, ý nghĩa của sinh hoạt văn hóa kánh
loóng đã có nhiều thay đổi, song nó vẫn được duy trì và tồn tại như
một di sản văn hóa quan trọng. Mặt khác, sinh hoạt văn hóa kánh
loóng cũng thay đổi hoàn toàn về chức năng, ý nghĩa, cùng với đó là
các trường hợp sử dụng, bài bản... dẫn đến nguy cơ mất đi những giá
trị, nét đặc sắc của một hình thức sinh hoạt văn hóa cổ xưa còn được
bảo lưu đến ngày nay.
1
Người Thái Mai Châu: là những người Thái sinh sống lâu đời tại khu vực
huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; mang nhiều nét đặc trưng riêng trong văn
hóa, được định hình bởi các yếu tố địa lý, lịch sử, môi trường của nơi cư trú.
Luận án sử dụng thuật ngữ “Thái Mai Châu” là nói đến nhóm người Thái ở
huyện Mai Châu; để phân biệt với các nhóm Thái ở địa phương khác như
Thái Sơn La, Thái Điện Biên, Thái Nghệ An
2
Sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu chưa
nhận được sự quan tâm nghiên cứu đúng mức. Không có nhiều các
bài viết, công trình chuyên khảo về hình thức sinh hoạt văn hóa này.
Do đó, thiết nghĩ cần phải có một công trình nghiên cứu tổng thể
về sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu để có thể
thấy rõ hơn sự đa dạng của các giá trị văn hóa Thái. Từ đó, nhận diện
được đặc trưng trong văn hóa của người Thái Mai Châu và những biến
đổi thông qua nghiên cứu trường hợp kánh loóng.
Việc nghiên cứu trường hợp sinh hoạt văn hóa kánh loóng của
người Thái Mai Châu có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ở
khía cạnh lý luận, công trình góp phần giải mã một số đặc trưng
trong văn hóa Thái như vấn đề giới, tín ngưỡng, tâm linh, vũ trụ
quan... Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp
cơ sở khoa học cho các chính sách bảo vệ và phát huy di sản văn hóa
Thái trong xã hội Việt Nam đương đại.
Vì thế, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Văn hóa kánh
loóng của người Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng thể về sinh hoạt văn hóa kánh loóng nhằm tìm
hiểu đời sống xã hội và những giá trị văn hóa đặc trưng của người Thái
Mai Châu.
- Giải mã một số đặc trưng trong văn hóa Thái như vấn đề giới,
tín ngưỡng, tâm linh, vũ trụ quan...
- Cung cấp cơ sở khoa học cho các chính sách bảo vệ và phát
huy di sản văn hóa Thái trong xã hội Việt Nam đương đại.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát quy trình chế tác, qua đó nêu lên những đặc điểm cơ
bản trong cấu tạo của loóng.
- Tìm hiểu ý nghĩa, vai trò của loóng đối với đời sống xã hội
người Thái Mai Châu, thông qua các lễ hội, nghi lễ, hoạt động du lịch.
- Làm rõ sự biến đổi của sinh hoạt văn hóa kánh loóng trong bối
cảnh hiện nay về mặt hình thức, chức năng, vai trò, ý nghĩa. Đồng
thời, chỉ ra những yếu tố trong đời sống văn hóa, xã hội tác động đến
sinh hoạt văn hóa kánh loóng; nguyên nhân và xu hướng biến đổi.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kánh loóng trong đời sống văn hóa của người Thái ở huyện
Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, có những cứ liệu thực
tiễn, chúng tôi đã khảo sát sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người
Thái Mai Châu tại khu vực người Thái cư trú tương đối tập trung, cụ
thể là ở thị trấn Mai Châu bao gồm các bản: bản Lác, bản Pom
Coọng, bản Văn, bản Nà Phòn, xóm Mỏ, xã Chiềng Châu. Đây là các
bản, xóm phát triển mạnh về hoạt động du lịch. Ngoài ra, chúng tôi
khảo sát một số xã cách xa trung tâm huyện Mai Châu như xã Mai
Hạ, xã Vạn Mai, xã Xăm Khòe. Cùng với đó, Luận án còn tìm hiểu
sinh hoạt văn hóa khắc luống của người Thái ở huyện Con Cuông,
tỉnh Nghệ An. Từ đó, so sánh với sinh hoạt văn hóa kánh loóng của
người Thái Mai Châu.
4
- Về thời gian
Chúng tôi tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến sinh hoạt văn
hóa kánh loóng trong khoảng thời gian từ năm 1954 (theo hồi cố của nghệ
nhân) cho đến năm 2017. Trong đó, chúng tôi phân thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ 1954 đến 1992; Giai đoạn 2: từ 1993 đến 2017.
- Về nội dung
Tìm hiểu ý nghĩa, vai trò của loóng đối với đời sống xã hội người
Thái Mai Châu, thông qua các lễ hội, nghi lễ, hoạt động du lịch.
Làm sáng tỏ diện mạo, chỉ ra những nét đặc trưng, độc đáo trong
sinh hoạt văn hóa kánh loóng.
Làm rõ sự biến đổi của sinh hoạt văn hóa kánh loóng trong bối
cảnh hiện nay về mặt hình thức, chức năng, vai trò, ý nghĩa. Đồng
thời, chỉ ra những yếu tố trong đời sống văn hóa, xã hội tác động đến
sinh hoạt văn hóa kánh loóng; nguyên nhân và xu hướng biến đổi.
Trong một góc nhìn rộng hơn, Luận án so sánh sinh hoạt văn
hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu với khắc luống của người
Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An để thấy được những điểm
tương đồng, khác biệt. Từ đó, nhận biết rõ hơn các yếu tố tác động,
ảnh hưởng đến đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng của
người Thái Mai Châu.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Tại sao người Thái Mai Châu lại đưa sinh hoạt kánh loóng vào
các nghi lễ, lễ hội như lễ mừng cơm mới, lễ Xên bản, Xên mường, lễ chá
chiêng...?
Đưa sinh hoạt kánh loóng vào các nghi lễ, lễ hội của người Thái
để biểu hiện điều gì về mặt ý nghĩa tâm linh?
5
Tại sao mỗi khi có Nguyệt thực, người Thái Mai Châu lại kánh loóng?
Loóng là nông cụ, nhạc cụ chỉ dành riêng cho người phụ nữ
Thái Mai Châu gõ?
Sinh hoạt văn hóa kánh loóng được đưa vào phục vụ du lịch từ
khoảng thời gian nào? Có bao nhiêu đội kánh loóng ở các bản tại
Mai Châu tham gia hoạt động phục vụ du lịch?
4.2. Giả thuyết khoa học
Sinh hoạt văn hóa kánh loóng trong các nghi lễ liên quan đến
nông nghiệp là biểu hiện tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ
Mặt trời, Mặt trăng của người Thái Mai Châu.
Chỉ có phụ nữ Thái Mai Châu tham gia kánh loóng và họ là
những người sáng tạo nên hình thức nghệ thuật dân gian này.
Hoạt động du lịch là nguyên nhân chủ yếu làm tái tạo vào bảo
lưu sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái tại huyện Mai Châu.
5. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của đề tài
Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tổng thể, toàn
diện cả về văn hóa học, âm nhạc học đối với sinh hoạt văn hóa kánh
loóng của người Thái Mai Châu.
Về phương diện lý luận, công trình góp phần giải mã một số
đặc trưng trong văn hóa Thái như vấn đề giới, tín ngưỡng, tâm linh, vũ trụ
quan...
Về phương diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ
đóng góp luận cứ cho việc khẳng định các giá trị của sinh hoạt văn
hóa kánh loóng trong đời sống của người Thái Mai Châu; cung cấp
cơ sở khoa học cho các chính sách bảo vệ và phát huy di sản văn hóa
Thái trong xã hội Việt Nam đương đại.
6
6. Phương pháp nghiên cứu
Với nội dung nghiên cứu của luận án, NCS sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: nghiên cứu tài liệu, điền dã, quan sát tham dự,
phỏng vấn, so sánh, nghiên cứu liên ngành.
7. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham
khảo (15 trang) và Phụ lục (42 trang), luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và
khái quát về người Thái Mai Châu (48 trang)
Chương 2: Sinh hoạt văn hóa kánh loóng (35 trang)
Chương 3: Những biểu hiện tín ngưỡng và vai trò phụ nữ Thái
Mai Châu trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng (26 trang)
Chương 4: Lý giải biến đổi sinh hoạt văn hóa kánh loóng trong
sự đối sánh với khắc luống (32 trang)
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI MAI CHÂU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tài liệu đề cập đến loóng và đuống
Tất cả tư liệu đề cập đến sinh hoạt văn hóa kánh loóng mà
chúng tôi có được giới hạn từ 1972 đến năm 2014. Như vậy, ngoài
việc làm rõ tình hình hình nghiên cứu về loóng của người Thái Mai
Châu, chúng tôi sẽ tìm hiểu cả những công trình nghiên cứu về loóng
tại các vùng Thái khác và những nghiên cứu về đuống của người
Mường. Việc tìm hiểu sâu, rộng tài liệu, công trình nghiên cứu đi
trước có liên quan đến đối tượng nghiên cứu trong luận án sẽ giúp
7
ích rất nhiều cho việc tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu về loóng
của người Thái Mai Châu.
1.1.1.1. Nghiên cứu về loóng của người Thái Mai Châu
Tìm hiểu tài liệu có đề cập đến sinh hoạt văn hóa kánh loóng của
người Thái Mai Châu, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về hình thức sinh hoạt văn hóa này.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về loóng tại các vùng Thái khác
Qua sự tổng hợp các bài viết, công trình nghiên cứu đi trước có
đề cập đến loóng của người Thái tại một số khu vực khác như Thanh
Hóa, Nghệ An, Lai Châu, chúng ta thấy một thực tế là chưa có công
trình nào đi sâu vào nghiên cứu sinh hoạt văn hóa này
1.1.1.3. Những nghiên cứu về đuống của người Mường
Chúng tôi cũng tìm hiểu những bài viết và công trình nghiên cứu
về đuống của người Mường, có thể nhận thấy khá đa dạng, phong phú.
1.1.2. Một số nhận xét
1.1.2.1. Những kết quả đáng chú ý
Về nội dung, các vấn đề đã được đề cập tới bao gồm:
Kánh loóng Thái Mai Châu dưới góc độ Văn hóa dân gian
(chức năng, quan niệm, ý nghĩa của kánh loóng trong đời sống người Thái
Mai Châu). Kánh loóng Thái Mai Châu dưới góc độ Nhạc khí học (chất
liệu chế tác, âm sắc, độ vang). Kánh loóng Thái Mai Châu dưới góc độ
Âm nhạc học (tiết tấu, cách thức diễn tấu, kỹ thuật diễn tấu).
1.1.2.2. Một số hạn chế
Văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu chưa được
nghiên cứu một cách có hệ thống, thiếu cơ sở lý luận.
8
Văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu hầu như chỉ
được mô tả qua các biểu hiện của nó mà chưa được phân tích, làm rõ
căn nguyên tồn tại, tức là gốc rễ của biểu hiện đó.
1.1.2.3. Những vấn đề đặt ra
Như vậy, những vấn đề cần giải quyết của luận án:
Nghiên cứu những biểu hiện của kánh loóng về mặt văn hóa để
nhận biết được tâm thức, quan niệm cổ xưa của người Thái Mai Châu.
So sánh sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu
với khu vực Thái khác (người Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ
an) để thấy sự tương đồng, khác biệt trong cùng một loại hình sinh
hoạt văn hóa.
Làm rõ sự biến đổi, những yếu tố tác động, nguyên nhân và xu
hướng biến đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng.
Nghiên cứu sâu về nghệ thuật kánh loóng, chỉ ra các quy luật
âm nhạc, kỹ thuật diễn tấu
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Các khái niệm và thuật ngữ cơ bản
1.2.1.1. Các khái niệm cơ bản: Văn hóa; Văn hóa học
1.2.1.2. Về thuật ngữ kánh loóng
- Các thuật ngữ liên quan đến kánh loóng sử dụng trong luận
án: Kánh loóng: hành động cầm chày gõ vào máng trong lao động
cũng như diễn tấu trong lễ nghi, tín ngưỡng; Văn hóa kánh loóng:
tổng thể mối liên hệ của con người với loóng thông qua việc sử dụng
loóng với nhiều mục đích, chức năng khác nhau, gắn bó lâu dài với
đời sống thường ngày cũng như đời sống tín ngưỡng của con người;
Sinh hoạt văn hóa kánh loóng: là những hoạt động của con người
thông qua việc sử dụng loóng với nhiều mục đích, chức năng khác
9
nhau, gắn bó lâu dài với đời sống thường ngày cũng như đời sống tín
ngưỡng của con người; Nghệ thuật kánh loóng: tổng thể những
phương thức, hình thức, thủ pháp, kỹ thuật diễn tấu kánh loóng;
Kánh loóng Thái Mai Châu: hiện tượng chỉ giới hạn trong phạm vi một tộc
người, tại một địa điểm, cụ thể là gõ máng của người Thái ở huyện Mai
Châu, tỉnh Hòa Bình.
1.2.2. Các quan điểm trong nghiên cứu
1.3. Khái quát về người Thái Mai Châu
1.3.1. Lịch sử tộc người và địa bàn cư trú
Người Thái tại tỉnh Hòa Bình chủ yếu sinh sống ở huyện Mai
Châu, chiếm 95,15% tổng số người Thái trong toàn tỉnh.
1.3.2. Đời sống kinh tế
Cũng giống như các nhóm Thái khác, người Thái Mai Châu
sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Mọi hoạt động sản xuất đều
xoay quanh việc làm ra thóc gạo. Hiện nay, Mai Châu đang thực hiện
các giải pháp đột phá để đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh, bền
vững. Khai thác tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, văn hóa.
1.3.3. Đời sống tâm linh
1.3.4. Lễ hội dân gian
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể
thiếu đối với mỗi dân tộc. Vào mùa xuân, những lúc nông nhàn,
đồng bào lại tổ chức lễ hội để thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm linh.
Người Thái Mai Châu cũng vậy, những sinh hoạt lễ hội tồn tại từ rất
lâu đời đã trở thành tập tục của đồng bào. Tiêu biểu như Lễ hội chá
chiêng, lễ trồng cột mường (tọc đắc mường), lễ uống rượu cần đoán
số (í khặc í khì), lễ vỗ gọi nàng trong sọt (tộp nàng đúng), lễ nhóm
lửa (khíp phày), hội cầu mưa...
10
1.3.5. Văn nghệ dân gian
Người Thái Mai Châu có vốn văn học nghệ thuật rất phong
phú và đặc sắc. Họ là chủ nhân của kho tàng văn học dân gian với
các bộ sử thi hàng ngàn trang như “ẳm ệt luông”, “ẳm ệt nọi”,
mo “khay, phác, phạ” (mở họng trời), những tác phẩm cổ viết về
phong tục, luân lý, truyện kể và các thể loại văn học dân gian như
tục ngữ, truyện thơ, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn...
Tiểu kết
Trong chương 1, chúng tôi đã đề cập đến những vấn đề tổng
quan tình hình nghiên cứu về sinh hoạt văn hóa kánh loóng, cơ sở lý
luận và khái quát về người Thái Mai Châu Hòa Bình.
Sau thời gian thu thập tư liệu và đọc gần như toàn bộ các văn
bản liên quan, chúng tôi sơ bộ có một số nhận xét về sinh hoạt văn
hóa kánh loóng. Những nhận xét đó nhằm làm rõ diện mạo chân thực
về sinh hoạt văn hóa kánh loóng, đồng thời tìm ra những khoảng
trống trong các nghiên cứu đi trước để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu sâu, đa
chiều hơn trong luận án này.
Về mặt cơ sở lý luận, chúng tôi làm rõ một số khái niệm về văn
hóa, văn hóa học và thuật ngữ “kánh loóng”. Đồng thời, chúng tôi sẽ
dựa theo các quan điểm về “tính nguyên hợp” trong văn hóa dân gian
để có thể làm rõ vai trò của từng thành tố trong hiện tượng văn hóa
kánh loóng và mối liên hệ, tác động qua lại giữa các thành tố. Từ đó,
sẽ thấy được bản chất cốt lõi của sinh hoạt văn hóa kánh loóng. Cùng
với đó, luận án dựa theo các quan điểm về “biến đổi văn hóa”. Đây là
cơ sở để chúng tôi tiếp cận nghiên cứu những biến đổi trong sinh
hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu.
11
Chương 2
SINH HOẠT VĂN HÓA KÁNH LOÓNG
2.1. Khảo tả về loóng
2.1.1. Chất liệu làm loóng
2.1.2. Cấu tạo loóng
Người ta dùng một cây gỗ to, chặt khúc và khoét rỗng lòng
để làm loóng. Loóng là một cái máng với chiều dài không có một
quy định cụ thể nào mà phụ thuộc vào chiều dài và đường kính của cây
gỗ, nếu cây gỗ dài thì làm dài mà nếu cây gỗ ngắn thì làm ngắn.
2.2. Hai giai đoạn sinh hoạt văn hóa kánh loóng (1954 –
1992 và 1993 – 2017)
2.2.1. Sinh hoạt văn hóa kánh loóng giai đoạn 1954 – 1992
2.2.1.1. Quan niệm của người Thái Mai Châu về sinh hoạt văn
hóa kánh loóng
Có một chuyện kể rất phổ biến trong cộng đồng người Thái Mai
Châu liên quan đến loóng, đó là chuyện Ếch ăn trăng (Cộp kin
bươn). Đây chính là hiện tượng nguyệt thực. Trước đây, mỗi khi có
nguyệt thực, tất cả các bản người Thái đều mang loóng cùng với các
vật dụng khác ra gõ. Người Thái quan niệm rằng, nguyệt thực chính
là lúc ông Mặt Trời giao cấu với bà Mặt Trăng. Nếu cứ để như vậy sẽ
sinh ra nhiều Mặt Trời, từ đó gây ra hạn hán. Vì thế, phải gõ loóng
thật mạnh để xua đuổi tách Mặt Trời và Mặt Trăng ra. Đây là một
quan niệm rất cổ xưa, có lẽ liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp
của người Thái.
2.2.1.2. Các trường hợp sử dụng loóng
Trong lao động và sinh hoạt đời thường; Trong nghi lễ, tín
ngưỡng, phong tục; Khi có nguyệt thực (Ếch ăn trăng).
12
2.2.1.3. Các hình thức sử dụng kánh loóng
Qua những trường hợp sử dụng loóng của người Thái Mai
Châu, chúng tôi thấy có 2 hình thức sau:
Sử dụng đơn lẻ; Sử dụng kết hợp với nhạc cụ gõ khác.
2.2.1.4. Ứng xử của người Thái Mai Châu với loóng
Coi loóng là dụng cụ quan trọng trong gia đình: Trước đây,
loóng là một dụng cụ rất quan trọng, cần thiết trong mỗi gia đình
người Thái Mai Châu, vì chức năng chính là giã lúa. Nếu không có
loóng thì việc giã lúa lấy gạo sẽ rất khó khăn.
2.2.2. Sinh hoạt văn hóa kánh loóng giai đoạn 1993 – 2017
2.2.2.1. Quan niệm mới về sinh hoạt văn hóa kánh loóng
Hiện nay, loóng chỉ còn chức năng duy nhất đó là một nhạc cụ
dùng để biểu diễn trong một số hình thức sinh hoạt văn hóa. Chức
năng giã lúa đã không còn nữa.
2.2.2.2. Những trường hợp sử dụng loóng
2.2.2.3. Các hình thức sử dụng loóng
Giai đoạn này, qua tìm hiểu những trường hợp sử dụng loóng
của người Thái Mai Châu, chúng tôi thấy có 2 hình thức sau:
Sử dụng đơn lẻ; Sử dụng kết hợp với nhạc cụ gõ khác.
2.2.2.4. Ứng xử của người Thái Mai Châu với loóng
Hiện nay, ứng xử của người Thái Mai Châu đối với loóng cũng
có nhiều thay đổi. Họ chỉ coi loóng như một nhạc cụ dùng để biểu
diễn văn nghệ. Khi không dùng thì họ lại để gọn vào một góc của sân
nhà, nơi có mái che. Những chiếc loóng là của chung của mỗi bản thì
để ở sân khu vực nhà văn hóa hoặc ở góc sân của bản.
2.3. Nghệ thuật kánh loóng
2.3.1. Về cơ cấu tổ chức người diễn tấu
13
Bài dùng trong lễ mừng cơm mới, số người gõ thường là chẵn,
trong đó có 2 người đóng vai trò giữ nhịp, những người còn lại chia
làm từng cặp đứng đối diện dọc theo hai thành loóng. Số người gõ ít
hay nhiều phụ thuộc vào chiều dài của loóng.
2.3.2. Về điều kiện diễn tấu
Để tổ chức được một cuộc diễn tấu kánh loóng, phải đáp ứng
được các điều kiện sau:
Tiêu chuẩn của loóng; Có đủ số chày.
2.3.3. Phương thức và kỹ thuật diễn tấu
2.3.3.1. Phương thức diễn tấu
Tư thế diễn tấu: Diễn tấu loóng có thể ở nhiều tư thế như đứng
thẳng, cúi khom lưng vừa phải, cúi khom lưng thấp xuống.
Động tác diễn tấu: Có 5 động tác cơ bản là: Giã (đâm thẳng đầu
chày xuống giữa lòng loóng hoặc thành loóng ở phía đối diện người
chơi), Gõ (gõ cạnh đầu chày vào thành loóng ở cùng phía người
chơi), Chọi (dùng hai cạnh của đầu chày chọi với nhau), Dập (đặt
chày nằm ngang loóng dập xuống mặt loóng), Va (đặt chày nằm
ngang loóng rồi va hai chày vào nhau).
2.3.3.2. Kỹ thuật diễn tấu
Kỹ thuật diễn tấu kánh loóng không quá phức tạp. Chỉ cần hiểu
cách thức thực hiện sẽ làm được. Thông thường, người chơi dùng hai
tay cầm ở phần giữa của chày. Một số chiếc chày khá dài và nặng, vì
thế, khi gõ người chơi phải dùng một lực tương đối mạnh thì mới có
thể tạo ra những âm thanh khỏe khoắn, chắc gọn.
2.3.4. Các nguyên tắc âm nhạc của kánh loóng
Từ việc mô tả các âm thanh của loóng ra trên khuông nhạc, là
cơ sở để chúng tôi ký âm những âm hình tiết tấu của các bài bản
14
kánh loóng. Phân tích những bài bản này từ góc độ âm nhạc học cho
chúng tôi thấy những nguyên tắc âm nhạc rất độc đáo.
2.3.5. Bài bản kánh loóng
Số lượng bài: Xưa kia, trong mỗi hình thức sinh hoạt văn hóa
của người Thái Mai Châu như lễ cơm mới, lễ chá chiêng, lễ xên bản,
xên mường, tang ma thường có một bài kánh loóng riêng. Tuy
nhiên, hiện nay nhiều bài kánh loóng đã mất đi. Người Thái tại Mai
Châu chỉ còn biết gõ 2 bài là kánh loóng trong lễ mừng cơm mới và
trong tang ma.
Tiểu kết
Trong chương 2 của luận án, các vấn đề trọng tâm được đề cập
đến gồm sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu
trong giai đoạn 1954 – 1992 và 1993 – 2017; đồng thời luận án cũng
chỉ ra các đặc trưng cơ bản trong nghệ thuật kánh loóng.
Chúng tôi tìm hiểu sâu về sinh hoạt văn hóa kánh loóng của
người Thái Mai Châu trong giai đoạn 1954 – 1992, bao gồm các vấn
đề cấu tạo loóng, những quan niệm về sinh hoạt văn hóa kánh loóng,
các trường hợp, hình thức sử dụng loóng và ứng xử của người Thái
Mai Châu với loóng. Tất cả vấn đề này phản ánh rõ mối liên hệ giữa
cộng đồng người Thái với loóng.
Cùng với đó, chúng tôi tìm hiểu về những biểu hiện của sinh
hoạt văn hóa kánh loóng trong giai đoạn từ 1993 – 2017. Từ đó, cho
chúng ta thấy rõ sự biến đổi về nhiều mặt hình thức sinh hoạt văn
hóa này. Những biến đổi thể hiện ở các mặt như có một số quan niệm
mới về sinh hoạt văn hóa kánh loóng, các trường hợp sử dụng, sự
ứng xử.
15
Chương 3
NHỮNG BIỂU HIỆN TÍN NGƯỠNG VÀ VAI TRÒ PHỤ NỮ THÁI
MAI CHÂU TRONG SINH HOẠT VĂN HÓA KÁNH LOÓNG
3.1. Những biểu hiện tín ngưỡng
3.1.1. Tín ngưỡng phồn thực
3.1.1.1. Một số biểu hiện tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Thái
Trong đời sống tâm linh của người Thái, hiện vẫn còn lưu giữ
lại khá rõ nét những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực. Có những
công cụ tượng trưng cho sinh thực khí nam hoặc nữ được hóa thân
vào các vật thiêng, đồ thờ cúng dùng trong các nghi lễ.
3.1.1.2. Kánh loóng một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực
Qua phân tích, lý giải, dựa trên một số nghiên cứu của các nhà
khoa học đi trước có liên quan đến đề tài luận án và những quan
niệm, chia sẻ của người Thái tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi cho
rằng sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu biểu
hiện tín ngưỡng phồn thực rất đậm nét.
3.1.2. Tín ngưỡng thờ Mặt Trời, Mặt Trăng
Người Thái tại Mai Châu Hòa Bình vẫn quan niệm rằng sinh
hoạt kánh loóng ra đời từ hiện tượng Ếch ăn trăng, tiếng Thái thường
gọi là Cộp kin bươn. Đây là hiện tượng nguyệt thực. Xưa kia, mỗi
khi có nguyệt thực, tất cả các bản Thái đều mang loóng ra gõ. Ở
trường hợp này, tiết tấu kánh loóng sẽ rất nhanh, nhộn nhịp. Cũng
chính từ đó mà kánh loóng trở thành hoạt động tinh thần quen thuộc
của người Thái Mai Châu.
3.2. Vai trò phụ nữ Thái Mai Châu
3.2.1. Tìm lời giải từ trong đời sống xã hội cổ xưa
3.2.2. Vấn đề phân công lao động theo giới
16
3.2.3. Liên hệ việc cấm kỵ đàn ông trong sinh hoạt kánh
loóng
Sự phân công lao động và cấm kỵ này tồn tại lâu bền trong suốt
lịch sử phát triển của tộc người Thái cũng bởi vai trò người phụ nữ
trong gia đình và xã hội. Trải qua thời kỳ mẫu hệ đến ngày nay, phụ
nữ vẫn nắm giữ việc điều tiết mọi sinh hoạt trong gia đình trong đó
có việc nội trợ. Chính vì vậy, việc giã lúa hay kánh loóng vẫn luôn là
sinh hoạt do người phụ nữ Thái đảm nhiệm. Xác định được vấn đề
này rất có giá trị trong việc khẳng định thêm rằng chính những người
phụ nữ Thái đã sáng tạo nên một hình thức nghệ thuật dân gian. Họ
đã biến một nông cụ trong lao động trở thành một nhạc cụ gõ. Những
tiết tấu phức tạp, sinh động, có tính tổ chức chặt chẽ trong diễn tấu
đã thể hiện tính thẩm mĩ rất cao của những người phụ nữ Thái. Đó là
một sự sáng tạo nên những giá trị văn hóa. Cùng với đó, họ còn góp
phần bảo lưu bản sắc văn hóa tộc người. Điều này được minh chứng
rất rõ khi một nông cụ tồn tại suốt từ thời kỳ xã hội nguyên thủy cho
đến tận ngày hôm nay.
Tiểu kết
Trong chương 3, chúng tôi nghiên cứu, luận giải hai vấn đề
chính đó là những biểu hiện tín ngưỡng và vai trò phụ nữ Thái Mai
Châu qua sinh hoạt văn hóa kánh loóng.
Trong đời sống của người Thái Mai Châu trước đây, loóng gắn
liền với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa và sản xuất nông nghiệp.
Bản chất của việc người Thái Mai Châu đưa loóng vào các sinh hoạt
văn hóa liên quan đến nông nghiệp thực chất là thể hiện niềm tin, tín
ngưỡng tâm linh của họ. Như đã phân tích, lý giải trong nội dung
17
chương 3, sinh hoạt văn hóa kánh loóng biểu hiện tín ngưỡng phồn thực
và thờ Mặt Trăng, Mặt Trời.
Sinh hoạt văn hóa kánh loóng còn thể hiện vai trò người phụ nữ
trong đời sống xã hội của người Thái Mai Châu. Việc chỉ có phụ nữ
tham gia kánh loóng là do trong xã hội nguyên thủy của người Thái
đã có sự phân công lao động theo giới. Bên cạnh đó, còn có nguyên
nhân từ việc cấm kỵ đàn ông lạ mặt tiếp xúc với phụ nữ đang lao
động, nhằm tránh sự tạp giao bừa bãi. Đó cũng là những điều ít nhiều
còn lưu lại qua sinh hoạt văn hóa kánh loóng đến tận ngày nay.
Xác định được vấn đề những biểu hiện tín ngưỡng và vai trò
phụ nữ Thái Mai Châu qua sinh hoạt văn hóa kánh loóng là kết quả
có giá trị, góp phần giải mã đặc trưng trong văn hóa của người Thái
Mai Châu.
CHƯƠNG 4
LÝ GIẢI BIẾN ĐỔI SINH HOẠT VĂN HÓA KÁNH LOÓNG
TRONG SỰ ĐỐI SÁNH VỚI KHẮC LUỐNG
4.1. Một số biến đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng
4.1.1. Biến đổi văn hóa kánh loóng nhìn từ góc độ quan hệ sở
hữu
Từ sở hữu tư nhân đến sở hữu tập thể; Từ sở hữu trong cộng đồng
đến sở hữu ngoài cộng đồng.
4.1.2. Biến đổi một số yếu tố liên quan đến diễn tấu loóng
Một số yếu tố liên quan đến diễn tấu loóng như mục đích, môi
trường diễn tấu đều ít nhiều có sự biến đổi.
4.1.2.1. Về mục đích diễn tấu
Hiện nay, người Thái Mai Châu tổ chức kánh loóng phục vụ
khách du lịch, ngày Đại đoàn kết toàn dân, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3,
18
một số Hội nghị của Huyện. Xét từng trường hợp sử dụng sẽ thấy có
sự biến đổi lớn về mục đích diễn tấu so với trước đây.
4.1.2.2. Về môi trường diễn tấu
Môi trường diễn tấu kánh loóng có nhiều thay đổi so với trước
đây. Sự thay đổi thể hiện ở không gian diễn tấu, thời điểm, thời gian
diễn tấu và chương trình có diễn tấu kánh loóng.
4.1.3. Biến đổi về biểu hiện tín ngưỡng liên quan đến kánh loóng
Như đã phân tích, lý giải trong chương 3 của luận án, trước đây,
người Thái Mai Châu tổ chức kánh loóng trong các nghi lễ, tín
ngưỡng liên quan đến nông nghiệp như lễ mừng cơm mới, xên bản
xên mường, nguyệt thực... là biểu hiện tín ngưỡng phồn thực và thờ
Mặt Trời, Mặt Trăng.
4.2. Sinh hoạt văn hóa khắc luống của người Thái Con Cuông
4.2.1. Vài nét về người Thái Con Cuông
4.2.2. Quan niệm của người Thái Con Cuông về sinh hoạt
văn hóa khắc luống
Quan niệm của người Thái Con Cuông trước đây về sinh hoạt
văn hóa khắc luống
Người Thái Con Cuông có một số quan niệm liên quan đến sinh
hoạt văn hóa khắc luống như sau:
Luống là một nông cụ rất quan trọng trong đời sống đồng bào
dân tộc Thái huyện Con Cuông Nghệ An. Tùy điều kiện kinh tế mà
mỗi gia đình có thể sở hữu từ 1 đến 2 chiếc luống. Là cư dân sống
chủ yếu dựa vào trồng lúa nước nên vai trò của luống trong mỗi gia
đình người Thái là rất cần thiết. Có thể nói, luống là một trong những
nông cụ quan trọng nhất trong đời sống của người Thái Con Cuông
trước đây.
19
4.2.3. Các trường hợp sử dụng luống
Các trường hợp sử dụng luống trước đây
Trước đây, người Thái Con Cuông thường khắc luống trong lao
động đời thường. Đó là giã lúa để lấy gạo nấu cơm. Ngoài ra, họ còn
khắc luống trong các nghi lễ, lễ hội, tín ngưỡng linh thiêng như ngày
Tết, ngày vui, tang ma, đám cưới, ngày hội của bản, mường, ngày
nguyệt thực, mừng cơm mới...
Các trường hợp sử dụng luống hiện nay
Hiện nay, sinh hoạt khắc luống tại Con Cuông ít được sử dụng.
Trong lao động, người Thái đã không còn dùng luống để giã lúa nữa.
Trong các nghi lễ linh thiêng như tang ma, đám cưới, mừng cơm
mới, nguyệt thực... cũng không còn khắc luống. Qua tìm hiểu, chúng
tôi thấy hiện nay người Thái Con Cuông thỉnh thoảng còn khắc
luống trong dịp Tết, vui xuân2. Nhìn chung, sinh hoạt khắc luống tại
Con Cuông chỉ còn xuất hiện ở một vài nơi. Số người biết khắc
luống cũng không nhiều.
4.2.4. Một số yếu tố trong nghệ thuật khắc luống của
người Thái Con Cuông
4.2.4.1. Cơ cấu tổ chức người diễn tấu
Trong sinh hoạt văn hóa khắc luống của người Thái Con Cuông
Nghệ An, quy định về số người gõ khá đa dạng. Có những bài nhiều
người gõ, họ đứng thành từng đôi quay mặt vào nhau. Trong những
bài này, không giới hạn số người gõ mà chỉ phụ thuộc vào độ dài của
luống. Cũng có bài chỉ 5 người gõ hoặc 2 người gõ.
2
Thông tin do ông Lang Văn Dậu (50 tuổi), bà Lữ Thị Duyến (55 tuổi) ở
thôn Kẻ Mẻ, Xã Mậu Đức, huyện Con Cuông cung cấp (phỏng vấn ngày
26/2/2016).
20
4.2.4.2. Phương thức diễn tấu
Phổ biến nhất là những người gõ đứng thành từng đôi quay mặt vào
nhau.
4.2.4.3. Kỹ thuật diễn tấu
Kỹ thuật diễn tấu khắc luống khá đa dạng. Về cách cầm chày,
người chơi có thể dùng một tay hoặc hai tay để cầm. Cũng giống như
chiếc chày người Thái Mai Châu dùng để kánh loóng, chày người
Thái Con Cuông dùng khắc luống khá dài và nặng. Vì thế, khi gõ người
chơi phải dùng một lực tương đối mạnh thì mới có thể tạo ra những âm
thanh khỏe khoắn, chắc gọn.
4.3. So sánh
4.3.1. Một số vấn đề về vị trí địa lý, nguồn gốc tộc người, giao
lưu văn hóa, kinh tế
Như đã trình bày về đặc điểm vị trí địa lý, nguồn gốc tộc người,
sự giao lưu văn hóa, kinh tế của người Thái Mai Châu và Thái Con
Cuông, chúng tôi nhận thấy một số điểm khác biệt giữa hai khu vực
Thái này.
4.3.2. Về các quan niệm
Như đã trình bày về các quan niệm liên quan đến sinh hoạt
văn hóa kánh loóng Thái Mai Châu và khắc luống Thái Con
Cuông. Có nhiều điểm tương đồng, khác biệt trong quan niệm
của người Thái giữa hai khu vực.
4.3.3. Về các trường hợp, mục đích diễn tấu loóng, luống
* Giai đoạn 1954 - 1992
Về những điểm tương đồng: Sinh hoạt hoạt văn hóa kánh loóng
và khắc luống giữa hai khu vực Thái có nhiều điểm tương đồng về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_van_hoa_kanh_loong_cua_nguoi_thai_o_huyen_ma.pdf