1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
***
ĐOÀN THỊ BÍCH NGÀ
TỪ VAY MƢỢN MỚI
TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI CỦA TIẾNG NGA
VÀ CÁC PHƢƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Nga
Mã số: 62.22.02.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Hà Nội – 2017
2
Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học
1. TS. Lê Văn Nhân
2. PGS. TS. Vũ Ngọc Vinh
Phản biện 1: ................................................
......
30 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Từ vay mượn mới trong lĩnh vực chính trị - Xã hội của Tiếng Nga và các phương thức chuyển dịch sang Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................................
Phản biện 2: ................................................
................................................
Phản biện 3: ................................................
................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường
họp tại......................................................................................vào hồi
...........giờ...........ngày...........tháng..........năm
Có thể tham khảo luận án tại:
- Thư viện quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường Đại học Hà Nội
3
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Доан Тхи Бик Нга. Экзотизмы, обозначающие общественно-политические
понятия в русском языке и способы перевода их на вьетнамский язык.
―Вьетнамская русистика‖, №. 21
2. Đoàn Thị Bích Ngà. Từ vay mượn trong tiếng Nga và các phương thức chuyển
dịch sang tiếng Việt. Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, Số 43/2015
3. Đoàn Thị Bích Ngà. Các từ mang nghĩa ẩn dụ thuộc chủ đề chính trị trong tiếng
Nga và các phương thức chuyển dịch sang tiếng Việt. Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ,
Số 46/2016
4. Доан Тхи Бик Нга. Формы иноязычных вкраплений общественно-
политической тематики в русском тексте и способы передачи их на
вьетнамский язык: материалы Международной региональной конференции
«Русский язык в странах Юго-Восточной Азии». Ханой, 2016.
4
Đặc điểm chung của luận án
Mở đầu
Những biến đổi rõ rệt nhất trong tiếng Nga mười lăm năm qua thể hiện ở sự biến
đổi lớp từ vựng, được bổ sung chủ yếu là từ vay mượn từ tiếng Anh. Từ gốc Anh xuất
hiện trong nhiều lĩnh vực lĩnh vực xã hội khác nhau: chính trị, kinh tế, thông tin, đời sống.
Cần nhấn mạnh rằng hoạt động của từ vay mượn trong tiếng Nga cuối thế kỷ XX – đầu
thế kỷ XXI cho thấy từ vay mượn được sử dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực chính trị-
xã hội. Những biến động chính trị-xã hội, trong đó có sự thay đổi tích cực hệ thống luật
pháp nhà nước Nga tất yếu kéo theo sự biến đổi trong lớp từ vựng chính trị.
Dù có nhiều công trình nghiên cứu từ vay mượn nhưng nhiều khía cạnh của vấn
đề, đặc biệt là đặc điểm chuyển dịch các từ vay mượn từ một ngôn ngữ này sang ngôn
ngữ khác hiện vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong thực tế chuyển dịch văn bản từ
tiếng Nga sang tiếng Việt khó khăn nhất là việc hiểu nghĩa và chuyển dịch các từ được
gọi là “từ vay mượn chưa được đồng hóa” gồm dị ngữ và từ ngoại nguyên dạng.
Công trình này là một nghiên cứu về ngôn ngữ và dịch thuật, phân tích ngữ nghĩa
của từ vay mượn trong lĩnh vực chính trị-xã hội của tiếng Nga và tìm ra các đặc điểm
chuyển dịch các đơn vị này sang tiếng Việt.
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Từ vay mượn mới trong bất kì một ngôn
ngữ nào luôn đòi hỏi phải có những nghiên cứu mới. Cần nêu bật đặc điểm hoạt động của
các đơn vị này trong giai đoạn mới gắn liền với những thay đổi trong đời sống chính trị-
xã hội của đất nước.
Đề tài nghiên cứu này rất cấp thiết do từ vay mượn trong tiếng Nga chưa được
nghiên cứu đầy đủ ở khía cạnh chuyển dịch sang các ngôn ngữ khác, do khó khăn khi
chuyển dịch và ít kinh nghiệm dịch từ vay mượn, đặc biệt là các từ chưa được đồng hóa,
khó hiểu. Việc xem xét các phương thức chuyển dịch từ vay mượn có thể mang lại những
kết quả thú vị cho lý thuyết và thực hành dịch.
Khách thể nghiên cứu là lớp từ vựng chính trị-xã hội vay mượn mới trong tiếng
Nga.
5
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là hoạt động của lớp từ vựng chính trị-xã hội
vay mượn mới trong tiếng Nga và nghiên cứu những tương ứng dịch thuật quy định các
phương thức chuyển dịch lớp từ này sang tiếng Việt.
Điểm mới của đề tài nghiên cứu chính là lựa chọn đối tượng nghiên cứu, thế hiện
ở việc lần đầu tiên luận án nghiên cứu phương thức chuyển dịch sang tiếng Việt các từ
vay mượn mới trong lĩnh vực chính trị-xã hội của tiếng Nga dưới góc độ đối chiếu-dịch
thuật, xác định các quy luật chuyển dịch các đơn vị này từ tiếng Nga sang tiếng Việt trên
cơ sở phân tích các dạng thức tương ứng trong hai ngôn ngữ.
Mục đích của luận án là phân tích các đặc điểm chức năng của lớp từ vựng chính
trị-xã hội vay mượn mới trong tiếng Nga giai đoạn cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, làm
rõ những trường hợp phổ biến nhất khi chuyển dịch sang tiếng Việt, qua đó đề xuất áp
dụng các phương thức chuyển dịch nhất định.
Để đạt được mục tiêu trên luận án xác định các nhiệm vụ sau:
- Phân tích những vấn đề chính của quá trình vay mượn từ vựng trong tiếng Nga;
- Làm rõ đặc điểm chức năng của từ vay mượn mới trong tiếng Nga giai đoạn cuối
thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI;
- Xác định thành phần của lớp từ vựng chính trị-xã hội trong tiếng Nga và các
nhóm từ vựng theo chủ đề;
- Làm rõ sự biến đổi về nghĩa của các từ vay mượn mang nội dung chính trị xã hội
trong tiếng Nga;
- Trên cơ sở phân tích các bản dịch đã công bố và đơn vị tương ứng tìm được đề
xuất các phương thức dịch khả thi từ vay mượn từ tiếng Nga sang tiếng Việt.
Giá trị lý luận của nghiên cứu thể hiện ở việc tiếp tục nghiên cứu khái niệm từ
vựng vay mượn trong tiếng Nga và các vấn đề lý thuyết liên quan đến đặc điểm chuyển
dịch sang tiếng Việt từ vay mượn trong tiếng Nga. Kết quả nghiên cứu thu được trên cơ
sở phân tích văn bản dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt và tìm ra những phương án tương
ứng cụ thể có thể đóng góp nhất định cho sự phát triển lý thuyết dịch nói chung và dịch từ
vay mượn nói riêng.
6
Giá trị thực tiễn của nghiên cứu thể hiện ở khả năng áp dụng những phương thức
chuyển dịch từ vay mượn đã đề xuất khi dịch các văn bản từ tiếng Nga sang tiếng Việt và
ngược lại, khi giảng dạy môn dịch như một môn học ngành ngôn ngữ, trong các khóa bài
giảng về vấn đề từ vay mượn tại các trường đại học chuyên ngữ.
Tài liệu nghiên cứu là những thông báo, bài phát biểu bằng tiếng Nga và bản dịch
các tác phẩm này sang tiếng Việt; từ điển từ nước ngoài, từ điển tường giải tiếng Nga và
từ điển Nga-Việt. Tài liệu xem xét chính là ngôn ngữ trong các ấn bản báo chí Nga-Việt
hiện nay và các trang web trên Internet..
Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu
như tổng hợp các tài liệu lý thuyết, mô tả đơn vị nghiên cứu theo cấu trúc hệ thống,
phương pháp đối chiếu, tường giải và phân tích từ vựng, phương pháp thống kê và nghiên
cứu theo ngữ cảnh.
Các luận điểm đƣa ra bảo vệ
1. Đặc điểm của quá trình vay mượn từ vựng trong tiếng Nga cuối thế kỉ XX – đầu
thế kỉ XXI là vay mượn nhiều từ gốc Anh, sử dụng nhiều từ ngoại nguyên dạng và cụm từ
phân tích tính.
2. Trong điều kiện chính trị có nhiều biến động và xã hội Nga hướng ra cộng đồng
quốc tế thì lớp từ vựng chính trị xã hội cũng có nhiều thay đổi về ngữ nghĩa: mở rộng
nghĩa, thu hẹp nghĩa và chuyển hướng định danh. Các từ mang nghĩa ẩn dụ chỉ các thực
thể chính trị-xã hội hiện nay được sử dụng nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại
chúng của Nga.
3. Khi xác định phương thức chuyển dịch từ vay mượn trong tiếng Nga, đặc biệt là
các từ chưa được đồng hóa (dị ngữ và từ ngoại nguyên dạng) người dịch cần chú ý đến
đặc điểm của quá trình Việt hóa từ vay mượn và cách sử dụng các từ này trong tiếng Việt,
vốn là ngôn ngữ, khác với tiếng Nga, có xu hướng sử dụng các cụm từ giải nghĩa để mô tả
các khái niệm mà từ nước ngoài biểu thị.
7
4. Một từ vay mượn trong tiếng Nga có thể có nhiều từ tương ứng trong tiếng Việt
(các phương án khác nhau về ngữ nghĩa và văn phong), điều này tạo nên sự lựa chọn đa
dạng các phương thức dịch từ vay mượn trong tiếng Nga sang tiếng Việt.
Cơ sở phƣơng pháp luận và cơ sở lý thuyết của nghiên cứu thể hiện trong các
các công trình lý thuyết đại cương và nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học trong
và ngoài nước: nghiên cứu về từ vay mượn (O.S. Akhmanova, V.V. Vinogradov, E.E.
Birzhakova, V.G. Kostomarov, L.P. Krysin, E.V. Marinova...), nghiên cứu về lớp từ vựng
chính trị-xã hội (IU. A. Belchikov, P.K. Milshin, I.F. Protchenko, T.S. Kogotkova, T.B.
Kriuchkova...); quan điểm lý thuyết dịch của Nga (A.V. Fedorov, IA.I. Retcker, V.N.
Komisarov, A.D. Shveitcker, L.L. Neliubin, I.S. Alekseeva).
Thực nghiệm nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu chính được trình bày trong bốn bài báo được công bố tại tạp
chí “Nga ngữ học Việt Nam”, tạp chí “Khoa học ngoại ngữ” và Kỷ yếu Hội nghị khu vực
quốc tế “Tiếng Nga ở các nước Đông Nam Á”.
Cấu trúc của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, ba chương, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục là một bảng từ gồm các từ vay mượn chủ đề chính trị-xã hội trong tiếng Nga
và các tương ứng trong tiếng Việt.
Phần mở đầu nêu lý do chọn đề tài, tính cấp bách của đề tài, mục đích, nhiệm vụ
của nghiên cứu, giá trị lý luận và thực tiễn, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng.
Chương I định nghĩa khái niệm “vay mượn” trong các công trình ngôn ngữ học,
phân loại từ vay mượn theo nguồn gốc của từ, phân tích các phương diện Nga hóa từ vay
mượn, các đặc điểm hành chức của từ vay mượn trong tiếng Nga cuối thế kỉ XX – đầu thế
kỉ XXI.
Chương 2 đưa ra tổng quan ngắn gọn về lịch sử nghiên cứu lớp từ vựng chính trị-
xã hội, định nghĩa thuật ngữ “lớp từ vựng chính trị-xã hội”, phân loại lớp từ vựng này
theo các chủ đề và mô tả đặc điểm hoạt động của lớp từ vựng chính trị-xã hội vay mượn
mới trong tiếng Nga.
8
Chương 3 xem xét đặc điểm của quá trình vay mượn từ vựng trong tiếng Nga và
tiếng Việt, phân tích phương thức chuyển dịch từ vay mượn đã được đồng hóa trên cơ sở
các văn bản đã dịch và phân tích phương thức chuyển dịch từ vay mượn chưa được đồng
hóa trên cơ sở tìm kiếm đơn vị tương ứng trong hai ngôn ngữ.
Phần Kết luận đưa ra tổng kết và kết quả chính trong nghiên cứu này.
Nội dung chính của luận án
CHƢƠNG I
LỚP TỪ VAY MƢỢN TRONG TIẾNG NGA VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM
HÀNH CHỨC CỦA LỚP TỪ NÀY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I. Khái niệm vay mƣợn và lớp từ vay mƣợn trong tài liệu ngôn ngữ
1. Định nghĩa khái niệm “vay mƣợn”
Trong các từ điển tường giải, khái niệm “vay mượn” (заимствование) thuờng
được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, đó là quá trình chuyển các đơn vị ngôn ngữ từ ngôn
ngữ này sang ngôn ngữ khác do các dân tộc bản ngữ có sự giao lưu về mọi mặt; thứ hai,
đó là kết quả của quá trình nói trên, có nghĩa là chính các từ được chuyển từ ngôn ngữ này
sang ngôn ngữ khác. Nguyên nhân vay mượn có thể là nguyên nhân bên ngoài (phi ngôn
ngữ) hoặc nguyên nhân nội tại (ngôn ngữ).
Thuật ngữ “lớp từ vay mượn” được sử dụng đối lập với thuật ngữ “từ thuần Nga”
trong nhiều tài liệu mô tả đầy đủ tiếng Nga phổ thông hiện đại (Shmelev, 1977), (Lekant
và các tác giả khác, 1982), (Dibrova, 2001), (Rozental và các tác giả khác, 2003). Các tác
giả nêu trên chia từ vựng tiếng Nga thành hai loại theo nguồn gốc của từ: từ thuần Nga và
từ vay mượn, đồng thời đưa vào nhóm từ vay mượn tất cả các từ có gốc nước ngoài bao
gồm cả từ đã được đồng hóa và chưa được đồng hóa (dị ngữ và từ ngoại nguyên dạng).
2. Phân loại từ vay mƣợn trong tiếng Nga theo nguồn gốc
2.1. Từ vay mƣợn từ các ngôn ngữ Xla-vơ
- Từ vay mượn từ tiếng Xla-vơ cổ: одежда, надежда, между, воспеть,
изгнание, ниспослать, чрезвычайный, преступить, предсказать...
- Từ vay mượn từ tiếng Ba Lan: каникулы, комедия, пенсия, фамилия...
- Từ vay mượn từ tiếng Ucraina: борщ, детвора, хлопцы, девчата, бублик...
9
2.1. Từ vay mƣợn từ các ngôn ngữ không phải Xla-vơ
- Từ vay mượn từ tiếng Hi Lạp: ангел, демон, математика, астрономия,
генетика...
- Từ vay mượn từ tiếng Latinh: акция, агрессия, гарант, депутат,
кандидатура, коррупция, паритет...
- Từ vay mượn từ tiếng Pháp: бюро, кушетка, ботинок, батальон, гарнизон,
пистолет...
- Từ vay mượn từ tiếng Ý: легато, ленто, мотто, акварель, сиена, альфреско...
- Từ vay mượn từ tiếng Đức: штанга, крона, гастроли, парикмахер, галстук...
- Từ vay mượn từ tiếng Anh/ Anh-Mỹ: лидер, департамент, митинг, бойкот,
чек-лист, чендж, плей-оф...
Ngoài các nhóm từ vay mượn kể trên, tiếng Nga còn sử dụng các từ vay mượn từ
tiếng Tây Ban Nha: бакеро, кокаин...; tiếng Nhật: банзяй, джакузи, джорури, зен,
икебана, кумите, куромаку...; tiếng Ả Rập: имама, иман, куфр, икаб, ибада,
джанаба, газават... và các thứ tiếng khác.
Luận án miêu tả nét đặc trưng của từng nhóm từ vay mượn có nguồn gốc khác
nhau.
3. Nga hóa từ vay mƣợn
Khi vào tiếng Nga từ gốc nước ngoài được sử dụng trong một môi trường ngôn
ngữ với các quy tắc ngữ pháp hoàn toàn khác với ngôn ngữ gốc, những từ này dần tuân
theo quy luật phát triển và hoạt động của tiếng Nga và bị đồng hóa ở nhiều phương diện.
Quá trình này được gọi là quá trình Nga hóa từ vay mượn. Vấn đề đồng hóa từ vay mượn
trong tiếng Nga là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ trong các giai đoạn phát
triển khác nhau của tiếng Nga hiện đại. Thời gian qua vấn đề này trở nên cấp bách hơn do
quá trình vay mượn từ nước ngoài ngày càng tích cực khi các nước trên thế giới tăng
cường giao lưu với nhau. Có 4 phương diện đồng hóa từ vay mượn: 1) đồng hóa về ngữ
âm; 2) đồng hóa về chữ viết; 3) đồng hóa về ngữ pháp; 4) đồng hóa về ngữ nghĩa. Dấu
hiệu rõ ràng nhất của từ vay mượn được đồng hóa hoàn toàn là khả năng từ pháp tích cực,
sự tham gia vào các quá trình cấu tạo, đặc biệt là quá trình sản sinh từ vựng.
10
II. Đặc điểm hành chức của từ vay mƣợn trong tiếng Nga cuối thế kỉ XX –
đầu thế kỉ XXI
Luận án phân tích một số đặc điểm hành chức của từ vay mượn trong tiếng Nga
giai đoạn từ những năm 90 của thế kỉ trước đến nay.
1. Tiếng Anh chiếm ƣu thế với tƣ cách là ngôn ngữ cho
Điều kiện chính trị-xã hội ở Nga cuối thế kỉ XX trở nên vô cùng thuận lợi cho việc
giao lưu với các nước khác đặc biệt là Anh và Mỹ, khiến xã hội quan tâm nhiều hơn tới
các nước này, từ vay mượn từ tiếng Anh xuất hiện ngày càng nhiều. Dưới đây là các ví dụ
từ vay mượn từ tiếng Anh/Anh-Mỹ trong tiếng Nga:
- lĩnh vực chính trị và ngoại giao: спичрайтер, брифинг, праймериз,
холдинг...;
- lĩnh vực kinh tế và tài chính: маркетинг, лизинг, ретейл, оффшоры...
- thực phẩm: фишбургер, барбекю, chocopie, поп-корн...;
- lĩnh vực thể thao: фитнес, дайвинг, серфинг, бодибилдинг...;
- lĩnh vực công nghệ thông tin: сканер, процессор, хакер, обгрейд...;
- lĩnh vực điện ảnh: триллер, вестерн, видео клип, клипмейкер, бестселлер...;
- đồ gia dụng: кулер, миксер, тостер, блэндер....
2. Hình thành các chuỗi từ đồng nghĩa trong đó từ gốc Anh/Anh Mỹ đóng vai
trò chính
Từ ngoại lai nhập vào tiếng Nga đôi khi không phải do tiếng Nga không có đơn vị
từ vựng tương ứng, điều này dẫn tới sự hình thành các chuỗi từ đồng nghĩa gồm cả từ
thuần Nga và từ vay mượn. Nhiều từ vay mượn từ tiếng Anh là từ đồng nghĩa của các từ
thuần Nga hoặc những từ vay mượn trong giai đoạn trước. Luận án nêu ra một số ví dụ
minh họa các từ gốc Anh và các từ đồng nghĩa trong tiếng Nga: презентация
(представление), транспарентный (прозрачный), бизнесмен (предприниматель),
стагнация (застой), имидж (образ), консенсус (согласие), стартовать (начинать),
менеджент (администрация)....
3. Sử dụng nhiều từ vay mƣợn trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng
11
Một trong những đặc điểm sử dụng từ ngoại lai trên các phương tiện thông tin đại
chúng hiện nay của Nga là “sử dụng từ ngoại lai một cách vô cớ, thường không nhằm
mục đích định danh hay làm rõ nghĩa của các khái niệm sẵn có, mà nhằm quảng cáo, gây
tác động mạnh đến độc giả hoặc thính giả” (Petrova, Ratsiburskaia, 2011, tr.96). Từ ngoại
nguyên dạng với hình thức “dị biệt” thường được sử dụng trong các tiêu đề báo, không
nhằm mục đích thể hiện những khái niệm mới đối với nước Nga mà nhằm thu hút sự chú
ý của đông đảo độc giả. Những dạng thức này thường xuyên xuất hiện trên các phương
tiện thông tin đại chúng hiện nay của Nga: «Хелп ми, доктор! Как получать
медпомощь в чужих краях» (АиФ, 25-31 июля, 2012), «Man’s formula: отпуск без
осечек» (АиФ, 25-31 июля, 2012), «Пора выйти из офшора» (АиФ, 21-27 декабря,
2011), «Губин-Live. Смерть Жанны Фриске: мы бессильны перед раком?»
(Комсомольская правда, 19 июня 2015 г.)
4. Gia tăng các dạng thức phân tích tính với các yếu tố ngoại lai
Tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ tổng hợp tính với đặc trưng là những dạng
thức tổng hợp tính. Tuy nhiên, cùng với quá trình vay mượn các đơn vị ngôn ngữ ở nhiều
cấp độ mà tiếng Nga ngày càng xuất hiện nhiều những dạng thức phân tích tính có nguồn
gốc nước ngoài. Theo mức độ đồng hóa và sự khác biệt về cấu trúc, loại hình của các
thành tố, Gabdreeva N.V. chia ra 3 dạng thức phân tích tính chủ yếu như sau:
- những dạng thức trong đó cả hai thành tố đều không được đồng hóa: норд-
стрим, скрин-шот, старт-бай, бейби-ситтер...;
- những dạng thức trong đó cả hai thành tố đã được đồng hóa và hoạt động như
những từ độc lập: холдинг-центр, запчасть-люкс, визит-эффект, кофе-
бар...;
- những từ vị trong đó chỉ có một thành tố được đồng hóa: бьюти-стиль, крэш-
контроль, апарт-отель, арт-директор.... (xem Gabdreeva, 2010 )
Tiểu kết chƣơng I
Trong các từ điển và tài liệu ngôn ngữ học khái niệm “vay mượn” thường được
hiểu khác nhau: thứ nhất, đó là quá trình chuyển các đơn vị ngôn ngữ từ một ngôn ngữ
này sang một ngôn ngữ khác do các dân tộc giao lưu với nhau ở nhiều lĩnh vực; thứ hai,
12
đó là kết quả của quá trình này, có nghĩa là chính các từ vay mượn. Khác với khái niệm
“từ vựng nước ngoài” (иноязычная лексика) khái niệm “lớp từ vay mượn”
(заимствованная лексика) bao gồm tất cả các từ có nguồn gốc nước ngoài, cả các từ
đồng hóa và các từ chưa được đồng hóa (dị ngữ, từ ngoại nguyên dạng) được sử dụng
trong tiếng Nga.
Từ vay mượn trong tiếng Nga có nguồn gốc khác nhau. Số lượng lớn các từ vay
mượn trong tiếng Nga là từ vay mượn từ tiếng Xla-vơ cổ, tiếng Hy Lạp, tiếng Latinh,
tiếng Ba Lan, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Anh. Mỗi nhóm từ vay mượn kể
trên có những đặc điểm riêng gắn liền với các giai đoạn vay mượn vào tiếng Nga và có
các dấu hiệu về ngữ âm-chính tả, ngữ nghĩa và văn phong riêng.
Khi nhập vào tiếng Nga các từ nước ngoài phải tuân theo những quy luật của tiếng
Nga, có nghĩa là bị Nga hóa. Quá trình này diễn ra từ từ ở tất cả các cấp độ của ngôn ngữ:
ngữ âm, từ pháp, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
Vấn đề cấp thiết nhất trong nghiên cứu này là những xu hướng chính khi sử dụng
từ vay mượn trong tiếng Nga giai đoạn hiện nay. Tiếng Nga giai đoạn cuối thế kỉ XX –
đầu thế kỉ XXI có những đặc điểm sau: vay mượn một số lượng lớn từ vựng từ tiếng
Anh/Anh Mỹ làm phong phú vốn từ vựng và thuật ngữ trong nhiều lĩnh vực; vay mượn từ
đồng nghĩa gốc nước ngoài; sử dụng ngày càng nhiều các từ vay mượn mới trên các
phương tiện thông tin đại chúng; phân tích tính và các dạng thức phân tích tính xuất hiện
nhiều hơn trong tiếng Nga.
CHƢƠNG II
LỚP TỪ VỰNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI VAY MƢỢN MỚI TRONG TIẾNG NGA
I. Những khái niệm chung về lớp từ vựng chính trị-xã hội
1. Lịch sử nghiên cứu lớp từ vựng chính trị-xã hội
Nhìn vào lịch sử nghiên cứu lớp từ vựng chính trị-xã hội trong tiếng Nga thì có thể
chia thành 3 giai đoạn chính.
Giai đoạn thứ nhất vào những năm 20-30 của thế kỉ XX, là thời kì hậu cách mạng
được đánh dấu bằng công trình của một số nhà ngôn ngữ như: A.M. Selishchev (1928),
13
P.IA. Chernykh (1929). Những nhà nghiên cứu này tập trung nghiên cứu những thay đổi
trong tiếng Nga giai đoạn sau Cách mạng tháng Mười năm 1917.
Giai đoạn thứ hai (từ những năm 50 cho đến cuối thế kỉ XX) gắn liền với sự xuất
hiện của chính thuật ngữ “lớp từ vựng chính trị-xã hội” và các công trình phân tích lớp từ
vựng này dưới góc độ văn phong và ngôn ngữ xã hội học. Trong số các nhà ngôn ngữ
nghiên cứu lớp từ này dưới góc độ ngữ nghĩa-lịch sử và văn phong-ngữ nghĩa có V.V.
Vinagradov, IU.S. Sorokin, D.N. Shmeleva, T.B. Kriuchkov, E. Sheigal.
Gần đây có đưa ra thêm một giai đoạn nữa – giai đoạn cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ
XXI. Quá trình cải cách tích cực hệ thống hành chính-pháp luật, kinh tế-xã hội và các hệ
thống khác tại Nga đã kéo theo những thay đổi đáng kể ở nhiều cấp độ trong tiếng Nga,
liên quan trước hết đến lớp từ vựng chính trị-xã hội. Trong tài liệu ngôn ngữ học Nga hiện
nay có các công trình nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa-hành chức và những đặc điểm
chính trong cơ chế phát triển và hình thành nghĩa mới của các đơn vị từ vựng trong lớp từ
vựng chính trị-xã hội giai đoạn hiện nay [Kurasova (2006), Rudenko (2012), Vorobeva
(2008)]
2. Định nghĩa “lớp từ vựng chính trị-xã hội”
Trong các tài liệu ngôn ngữ học có nhiều định nghĩa khác nhau về lớp từ vựng
chính trị-xã hội, những quan điểm này có thể được nhóm thành “cách hiểu rộng” và “cách
hiểu hẹp” về lớp từ vựng chính trị-xã hội. Những nhà nghiên cứu theo “cách hiểu hẹp”
cho rằng lớp từ vựng chính trị-xã hội bao gồm các từ và cụm từ chỉ những khái niệm căn
bản nhất của chính trị, cấu trúc ngữ nghĩa bao gồm các nghĩa tố là “chính trị”, “nhà
nước”, “xã hội” (Muradova, Criuchkova). Những nhà nghiên cứu theo cách hiểu rộng
thống nhất cho rằng lớp từ vựng chính trị-xã hội là tổng hợp các đơn vị từ vựng thể hiện
được khái niệm trung tâm của chính trị và cả những đơn vị từ vựng gián tiếp liên quan
đến lĩnh vực chính trị-xã hội (Capralova, Protchenko, Kurasova).
Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với cách hiểu rộng về lớp từ vựng chính trị-xã hội.
Do vậy trong luận án này khái niệm “lớp từ vựng chính trị-xã hội” được hiểu là những
đơn vị từ vựng chỉ những hiện tượng và khái niệm trong đời sống chính trị, trong cấu trúc
ngữ nghĩa có các nghĩa tố cố định như “xã hội”, “chính trị”, “nhà nước” và cả những
đơn vị từ vựng chỉ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, những lĩnh vực nằm trong phạm
14
vi hoạt động của nhà nước và có liên quan đến đời sống chính trị của xã hội.
3. Phân loại lớp từ vựng chính trị-xã hội theo chủ đề
Nhấn mạnh nghĩa tố cố định trong các đơn vị từ vựng thuộc lớp từ vựng chính trị-
xã hội đó là “nhà nước”, “chính trị”, “xã hội” chúng tôi cho rằng 3 blốc quan trọng nhất
trong lớp từ này đó là: NHÀ NƯỚC, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI. Việc phân tích đơn vị từ
vựng trong các từ điển chính trị khác nhau cho phép đưa vào lớp từ vựng chính trị-xã hội
một blốc nữa là “TƯ TƯỞNG”. Như vậy lớp từ vựng chính trị-xã hội được phân loại theo
chủ đề như sau:
3.1 Nhà nƣớc
Chủ đề này gồm các đơn vị từ vựng chỉ chế độ xã hội, các hình thức tổ chức nhà
nước, các hình thức quản lý nhà nước: капитализм, социализм, демократия...; các cơ
quan chính quyền: департамент, политбюро, управление...; tên gọi các chức vụ
chính quyền nhà nước, các quan chức: президент, премьер-министр, председатель,
лидер, политик, мэр, министр, губернатор, депутат, дипломат ... ; các đơn vị hành
chính lãnh thổ: округ, автономия, область, губерния...
3.2. Chính trị và tƣ tƣởng
Chủ đề này gồm các đơn vị từ vựng chỉ các đảng, phái, tổ chức, phong trào chính
trị-xã hội, các trào lưu tư tưởng và thành viên của các tổ chức, phong trào này: анархизм
(анархисты), аболиционизм (аболиционизмы)...; nhóm các chủ thể trong quan hệ chính
trị: блок, клика, коалиция, организация...; hoạt động của các tổ chức và cá nhân; hoạt
động, hành động chính trị: демагогия, депортация, диверсия, дискредитация,
репатриация, капитуляция...; thuật ngữ bầu cử: выборы, кооптация...; các loại văn
kiện: меморандум, ультиматум, конвенция, мандат, нота...; thuật ngữ pháp luật sử
dụng trong diễn ngôn chính trị-xã hội: конституция, инкорпорация, преамбула...; sự
vật, hiện tượng trong lĩnh vực quốc phòng, quân đội, quân sự: капитуляция, карабинер,
легион...
3.3. Xã hội
Chủ đề này gồm các từ chỉ các vấn đề và vấn nạn xã hội: кризис, революция,
коррупция, эксплуатация, пиратство, стагнация...; thuật ngữ kinh tế sử dụng trong
15
diễn ngôn chính trị-xã hội: санация, девальвация, монополия, автаркия, маркетинг,
бизнес, аутсайдер, эмбарго, картель..; các phong trào chính trị-tôn giáo, các học
thuyết tôn giáo: масонство, экуменизм, мессиагизм...
4. Các giai đoạn xuất hiện từ vay mƣợn chủ đề chính trị-xã hội trong tiếng
Nga
Giai đoạn thứ nhất khi từ vay mượn vào tiếng Nga là thời Pi-ôt Đại đế; giai đoạn
thứ hai vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX khi chủ nghĩa tư bản và các phong trào cách
mạng phát triển; giai đoạn ba bắt đầu từ cuối thế kỉ XX, đánh dấu sự ảnh hưởng lớn của
các từ vay mượn gốc Anh.
Thời Pi-ôt Đai đế lớp từ vựng chính trị-xã hội chủ yếu được bổ sung bằng các từ
vay mượn từ tiếng Đức, tiếng La-tinh và một phần là từ tiếng Pháp, liên quan đến khía
cạnh những mối quan hệ xã hội như: администратор, губернатор, инспектор,
камергер, канцлер, министр, полицеймейстер, президент ...
Tiếng Nga có những biến đổi rất lớn trong thời kì được gọi là “thời kì cách mạng”
khi xảy ra hai cuộc cách mạng: cuộc Cách mạng dân chủ tư sản (năm 1905-1907) và cuộc
Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (năm 1917). Từ vay mượn chủ đề chính trị-xã hội
được các chiến sĩ cách mạng sử dụng thường xuyên và rộng rãi trong cuộc cách mạng
năm 1917 và những năm sau đó. Giai đoạn này trong các ấn bản thường xuất hiện các từ
như: ажиотаж, альянс, дауэсизация, дезавуировать, деклассированный,
дискредитация, солидаризация, стабилизация....
Giai đoạn thứ ba khi từ vay mượn xuất hiện nhiều trong lớp từ vựng chính trị-xã
hội của tiếng Nga là giai đoạn từ những năm 90 của thế kỉ trước đến nay. Từ những năm
90 lớp từ vựng chính trị-xã hội xuất hiện những thuật ngữ chính trị như: импичмент,
инагурация, спичрайтер, консенсус.... Hiện nay ngoài những từ vay mượn mới nhất thì
từ vay mượn trong các giai đoạn trước cũng được sử dụng lại.
II. Hoạt động của lớp từ vựng chính trị-xã hội vay mƣợn mới trong tiếng Nga
Ngữ liệu thu thập được và ví dụ từ các văn bản báo chí đã phân tích cho phép
chúng tôi đưa ra một số đặc điểm của lớp từ vựng chính trị-xã hội vay mượn mới trong
tiếng Nga.
16
1. Xuất hiện các từ vay mƣợn hoàn toàn mới trong lớp từ vựng chính trị-xã
hội
Như đã nhấn mạnh, trong những năm gần đây tiếng Nga liên tục vay mượn từ mới,
chủ yếu là từ tiếng Anh để biểu thị những sự vật, hiện tượng hoàn toàn mới trong đời
sống chính trị nước Nga do tổ chức nhà nước và tình hình chính trị có nhiều thay đổi.
Chúng tôi chỉ hạn chế ở một số ví dụ từ ngoại lai chủ đề chính trị-xã hội xuất hiện trong
giai đoạn này đồng thời chỉ ra nguồn gốc của từ: имиджмейкер, пресс-релиз, брифинг,
имплоймент, ньюсмейкер, Сити-менеджер ...
2. Sử dụng lại các từ vay mƣợn “cũ”
Nhiều từ vay mượn trong giai đoạn trước được sử dụng lại trong giai đoạn hiện
nay, những từ này bị biến đổi về nghĩa do những sự biến đổi trong đời sống xã hội. Khái
niệm sử dụng lại được hiểu là quá trình biến đổi nghĩa của từ ngày càng nhiều, trong đó
luận án này xem xét hai quá trình: thu hẹp nghĩa và chuyển hướng định danh từ vay mượn
Thu hẹp cấu trúc ngữ nghĩa của một từ đa nghĩa trong lớp từ vựng chính trị-xã hội
liên quan trực tiếp đến sự chuyển đổi nghĩa tư tưởng của nhiều đơn vị từ vựng, cụ thể là
các từ này mất đi ý nghĩa liên quan đến hệ tư tưởng cộng sản. Chuyển hướng định danh
diễn ra khi từ vay mượn ban đầu chỉ các hiện tượng trong đời sống các nước khác đã thay
đổi nghĩa biểu vật và bắt đầu được sử dụng để chỉ các hiện tượng trong đời sống hiện thực
của Nga. So sánh định nghĩa từ “мэр” trong các từ điển khác nhau: “мэр” – “người đứng
đầu một quận tại các nước khác” (Đại từ điển hàn lâm Nga (БАС), tập 6, trang 1436);
“người đứng đầu chính quyền thành phố” (Từ điển chính trị giản yếu – Краткий словарь
политического языка, 2002, trang 158).
3. Các từ mới về nghĩa chủ đề chính trị xã hội cấu tạo bằng cách chuyển nghĩa
ẩn dụ
Các tài liệu ngôn ngữ học định nghĩa ẩn dụ “là cách chuyển đổi của một sự vật này
sang một sự vật khác trên cơ sở những điểm tương đồng giữa hai sự vật đó” (Rozental và
các tác giả khác, 2003, trang 26). Chúng ta thường gặp hình ảnh ẩn dụ liên quan đến
những sự vật hiện tượng trong đời sống chính trị-xã hội. Theo đề tài nghiên cứu luận án
nêu ra những miền nguồn trong ẩn dụ chính trị với miền đích là khái niệm CHÍNH TRỊ
17
và sử dụng các từ vay mượn để phân tích. Ví dụ tập hợp được cho phép đưa ra các mô
hình ẩn dụ thường dùng trong diễn ngôn chính trị.
3.1. Chính trị - Thể thao
Nhiều từ vay mượn chủ đề thể thao do quá trình chuyển nghĩa ẩn dụ đã biểu thị các
hiện tượng và hoạt động của đời sống chính trị-xã hội. Trong các diễn ngôn chính trị-xã
hội các từ thường xuyên được sử dụng với nghĩa ẩn dụ là: марафон, тайм-аут, офсайд,
аусайдер, тандем, раунд, прессинг...
3.2. Chính trị - Sân khấu
Trong diễn ngôn chính trị-xã hội người ta thường sử dụng các từ thuộc ngôn ngữ
sân khấu với nghĩa ẩn dụ để chỉ các sự vật và hiện tượng của đời sống chính trị-xã hội:
сцена, сценарий, спектакль, аншлаг, антракт, марионетка, кулиса.... Tất cả các từ
này đều có nguồn gốc nước ngoài và đã được đồng hóa về nghĩa, nghĩa ban đầu cũng đã
được định hình trong tiếng Nga. Nghĩa mới của các từ này xuất hiện khi người Nga sử
dụng.
3.3. Chính trị - Kinh tế
Trong Từ điển tường giải ngôn ngữ báo chí, phát thanh và truyền hình có nhiều
danh từ sử dụng với nghĩa ẩn dụ theo mô hình “Chính trị-Kinh tế”. Chuyển nghĩa ẩn dụ
các thuật ngữ kinh tế được thể hiện ở sự xuất hiện các nghĩa mới chỉ các sự vật và hiện
tượng của đời sống chính trị: маркетинг, банкротство, дивиденд, брокер....
Bên cạnh đó thời gian gần đây nhiều từ thường được sử dụng với nghĩa ẩn dụ như:
вираж, канонада, кульбит, лоцман, айсберг, вектор, демонтаж....
4. Dị ngữ chủ đề chính trị xã hội
Dị ngữ chỉ các sự vật trong đời sống chính trị-xã hội của các quốc gia khác thường
xuất hiện trong báo chí Nga do quá trình hội nhập của tất cả các nước vào đời sống chính
trị-xã hội quốc tế. Lớp từ vựng chính trị-xã hội của Nga có những dị ngữ sau: 1) chỉ đơn
vị hành chính-lãnh thổ: околия, вилайя, бидонвиль, променад, штат...; 2) chỉ các cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tu_vay_muon_moi_trong_linh_vuc_chinh_tri_xa.pdf