Tóm tắt Luận án Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động quốc hội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VŨ TUẤN HÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VŨ TUẤN HÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI Ngành : Báo chí học Mã số : 93 20 101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.

docx256 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động quốc hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. Hoàng Anh HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Vũ Tuấn Hà LỜI CÁM ƠN Luận án này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy PGS.TS Hoàng Anh và các thầy cô khoa Phát thanh – Truyền hình, khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhân đây em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Hoàng Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình làm luận án. Em cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến các thầy cô khoa Phát thanh – Truyền hình, khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo đã tạo điều kiện về mọi mặt từ học thuật đến quỹ thời gian và động viên tinh thần để em có thể hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin trân trọng cám ơn các nhà báo chuyên trách Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội, cùng các đồng chí cán bộ lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Quốc hội đã trực tiếp giúp đỡ và cung cấp thông tin quan trọng liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Vũ Tuấn Hà DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BMNN: Bộ máy Nhà nước DLXH Dư luận xã hội ĐHQG: Đại học Quốc Gia GSXH: Giám sát xã hội NNPQXHCN: Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa NCS Nghiên cứu sinh PBXH: Phản biện xã hội TBT: Tổng biên tập CNXH: Chủ nghĩa xã hội KTNN: Kinh tế nhà nước N : Tổng mẫu XHCNVN: Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam VBPL: Văn bản pháp luật XHCN: Xã hội chủ nghĩa KTTT: Kinh tế thị trường ĐHKHXH&NV: Đại học khoa học xã hội và nhân văn KHXH&NV: Khoa học xã hội và nhân văn PVS: Phỏng vấn sâu NLĐ: Người lao động ĐB Đại biểu NXB: Nhà xuất bản TT : Truyền thông TTĐC Truyền thông đại chúng YTPL: Ý thức pháp luật DANH MỤC BẢNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 13 1.1.NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG 13 1.2.NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI 23 1.3.NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUỐC HỘI VIỆT NAM 39 1.4.GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC LÀM SÁNG TỎ 47 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI 52 1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ 52 1.2. CÁC MÔ HÌNH VÀ LÍ THUYẾT TRUYỀN THÔNG 58 1.3 .MỘT SỐ TIẾP CẬN LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI 66 1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI 69 1.5. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ BÁO CHÍ 70 CHƯƠNG 2: TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI 74 2.1.THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI 74 2.2.TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI 90 2.3.TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI 94 2.4.TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUYẾT ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA QUỐC HỘI 98 2.5.TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI 100 CHƯƠNG 3: DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI 106 3.1.THỰC TRẠNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI 106 3.2.THỰC TRẠNG DLXH VỀ HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI 114 3.3.THỰC TRẠNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI 125 3.4.DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ CHỨC NĂNG QUYẾT ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA ĐẤT NƯỚC 132 3.5.Dư luận xã hội về mối liên hệ giữa quốc hội với cử tri 135 CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI 141 4.1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG 141 4.2. TĂNG CƯỜNG TÍNH CÔNG KHAI, TÍNH PHẢN HỒI TRONG THẢO LUẬN CÁC DỰ ÁN LUẬT VÀ HIỆU QUẢ TIẾP XÚC THÔNG ĐIỆP CỦA CÔNG CHÚNG 147 4.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CỦA QUỐC HỘI 151 4.4. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC, NÂNG CAO KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG CỦA QUỐC HỘI 162 4.5. NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN BÁO CHÍ TIẾP CẬN THÔNG TIN 172 KẾT LUẬN 179 TÀI LIỆU THAM KHẢO 185 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 199 PHỤ LỤC 202 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Trong những năm gần đây, hoạt động của Quốc hội ngày càng giành được sự quan tâm to lớn của đông đảo nhân dân cả nước. Sự quan tâm đó được thể hiện qua sự chú ý của DLXH về phiên họp báo của Quốc hội, về các phiên họp thường kỳ tại các kỳ họp Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp, cũng như số lượng lớn các bài viết trên báo in, báo mạng điện tử, hay chủ đề thời sự cập nhật được tương tác giữa cử tri với các ĐB Quốc hội trước và sau các kỳ họp Quốc hội. Sự bùng nổ nhanh chóng của số lượng các cơ quan báo chí theo dõi và truyền thông về các hoạt động Quốc hội là cơ sở quan trọng để hình thành và định hướng dư luận xã hội về các hoạt động Quốc hội. Năm 2003, trên cơ sở phê duyệt của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An về tở trình số 236/CNVP của Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, với số lượng các cơ quan báo chí được phê duyệt ban đầu chỉ khoảng 20. Đến nay số lượng các cơ quan báo chí được tham dự đưa tin về phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tăng lên hơn 60. Sự nhận thức của Quốc hội về vai trò của TTĐC đối với các hoạt động Quốc hội trong giai đoạn đa dạng thông tin và hội nhập toàn cầu đã giúp Quốc hội từ các phiên chất vấn tại Ủy ban thường vụ Quốc hội và hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban Quốc hội, ngày càng được công khai hóa tới đông đảo công chúng thông qua các phương tiện TTĐC. Thông tin về các Kỳ họp của Quốc hội được đăng tải trên các phương tiện TTĐC, ngày càng phong phú về mặt thể loại báo chí, với nhiều bài viết bình luận mang tính định hướng, gợi mở sâu sắc, mà các tác giả có thể là đại biểu Quốc hội, các chuyên gia về chính sách, pháp luật. Những bài viết phóng sự đã gần gũi hơn với người dân khi thể hiện được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân, của các Hiệp hội do các phóng viên chuyên trách theo dõi mảng Quốc hội thông tin kịp thời trước, trong và sau các kỳ họp Quốc hội. Việc quan tâm theo dõi của người dân đến các hoạt động, các kỳ họp của Quốc hội ngày càng phổ biến và sâu sắc như câu nói của một cử tri “Quốc hội họp bao nhiêu ngày, cử tri chúng tôi họp bấy nhiêu ngày”. Đây là kết quả của việc mở rộng các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như cơ hội tác nghiệp báo chí đối với hoạt động Quốc hội. Chính trị học hiện đại đề cao việc nắm bắt, phân tích và nghiên cứu dư luận xã hội, bởi sự tác động, ảnh hưởng ngược trở lại rất nhạy bén của dư luận xã hội tới cấu trúc xã hội nói chung và các hoạt động của Quốc hội nói riêng. Do dư luận xã hội không chỉ dừng lại ở những quan điểm đánh giá trước các sự kiện, hiện tượng thời sự cấp bách, mà dư luận xã hội là cấu trúc tinh thần - thực tế; với các chức năng khuyên bảo, giáo dục, kiểm soát xã hội của mình để điều hòa lại các quan hệ xã hội. Dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội, thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, tác động đến các hoạt động cơ bản của Quốc hội như: hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng. Từ phương diện nhận thức DLXH là một cấu trúc tinh thần - thực tế, thì việc phân tích tác động ngược lại của DLXH tới hoạt động lập pháp của Quốc hội là có ý nghĩa thực tiễn lớn trong thời điểm hiện nay. Do đặc tính cơ bản của pháp luật là điều hòa các quan hệ xã hội theo định hướng của Nhà nước và được chia sẻ bởi các mối quan hệ xã hội của dư luận xã hội. Hoạt động lập pháp của Quốc hội những năm qua được coi là hoạt động sáng tạo trí tuệ tập thể. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều dự thảo văn bản pháp luật đã được phổ biến tới toàn dân, để nhân dân cùng thảo luận và góp ý tới các văn bản pháp luật. Đến khi trình Quốc hội, các văn bản này lại được các đại biểu Quốc hội thảo luận và biểu quyết. Khi nghiên cứu chức năng đánh giá, khuyên bảo của dư luận xã hội, chúng ta cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề lợi ích, lợi ích chung và tính thẩm quyền của đối tượng nghiên cứu mà khoa học pháp luật và xã hội học về dư luận xã hội đều rất coi trọng. Bên cạnh phân tích số liệu định lượng để làm rõ quy mô của sự đánh giá, cần phân tích định tính, phỏng vấn các chuyên gia để thấy được chiều sâu và tính khách quan của sự đánh giá dư luận xã hội. DLXH còn ảnh hưởng tới cả hoạt động giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của Quốc hội, bằng việc thông qua Ban Dân nguyện của Quốc hội trong việc tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị gián tiếp của cử tri về các vấn đề như sau: giáo dục, đào tạo, bảo hiểm y tế, đạo đức tư tưởng cán bộ, xử lý các vụ việc liên quan đến hiệu quả đầu tư công kém, thất thoát tài sản công trong xây dựng cơ bản. DLXH cũng ảnh hưởng tới các đại biểu Quốc hội trong dịp tiếp xúc trực tiếp giữa cử tri với các đại biểu Quốc hội trước và sau các kỳ họp Quốc hội. Mối quan hệ giữa TTĐC và DLXH là mối quan hệ biện chứng. Đó là mối quan hệ của hai hoạt động không thể tách rời nhau mà tác động lẫn nhau, cái này ảnh hưởng đến cái kia và ngược lại. Với truyền thông đại chúng, thông tin từ hệ thống này được truyền tới số đông công chúng một cách nhanh chóng (có khi đồng thời với sự kiện, hiện tượng), đều đặn và gián tiếp. Sự tác động của các nhóm công chúng đến các phương tiện truyền thông đại chúng hết sức khác nhau, do những khác biệt về địa vị xã hội, quyền lợi giai cấp, về các nhân tố tâm lý và cả về cường độ, tần suất giao tiếp của các phương tiện truyền thông đại chúng. Các phương tiện truyền thông luôn cố gắng đáp ứng những nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng, cập nhật, cụ thể của công chúng, nhưng ngược lại công chúng cũng đặt ra các yêu cầu đổi mới về nội dung và hình thức đối với hoạt động của hệ thống này. Hướng nghiên cứu các vấn đề xã hội chính trị dưới góc độ các khoa học liên ngành đang phát huy tính khoa học và thuyết phục trong thế giới hiện đại ngày nay. Việc đề tài chọn nội dung giải quyết có hướng nghiên cứu quan hệ tay ba giữa truyền thông đại chúng, DLXH, hoạt động Quốc hội được coi là cố gắng của tác giả bước đầu trong vấn đề giải quyết một số vấn đề nghiên cứu cơ bản của báo chí học, của xã hội học truyền thông đại chúng và xã hội học chính trị, trong bối cảnh Việt Nam chưa được nghiên cứu sâu về vấn đề này. Thực tế cho thấy mọi hoạt động Quốc hội chỉ thông qua truyền thông đại chúng mới có thể lan tỏa và định hướng được dư luận xã hội một cách nhanh chóng và mạnh mẽ về các hoạt động của mình. Nhưng đồng thời dư luận xã hội cũng thông qua truyền thông đại chúng để tác động lên đại biểu Quốc hội và các hoạt động Quốc hội. Với tất cả các lý do nêu trên thúc đẩy tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình là: Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội 2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 2.1Ý nghĩa khoa học Luận án là công trình khoa học nghiên cứu liên ngành có tính hệ thống, quy mô, toàn diện giữa chính trị học, báo chí học, xã hội học; cụ thể là về mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động của Quốc hội. Luận án có đóng góp, bổ sung một phần vào hệ thống lý luận báo chí Việt Nam, do đó có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu và giảng dạy ở cơ sở đào tạo truyền thông và DLXH. Luận án cũng đưa ra gợi ý về bố cục và cơ sở chung cho các nhà khoa học nghiên cứu về TTĐC và DLXH bằng phương pháp tiếp cận liên ngành. 2.2.Ý nghĩa thực tiễn Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ là cơ sở để những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực chuyên trách về hoạt động của Quốc hội tham khảo để hoạch định kế hoạch sản xuất và phát triển của cơ quan báo chí truyền thông khi đề cập đến các hoạt động của Quốc hội, mà còn giúp mỗi nhà báo chuyên trách, mỗi người quản lý báo chí trong các chiến dịch truyền thông với các mục đích cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng và sự ảnh hưởng dư luận xã hội tới hoạt động Quốc hội thông qua truyền thông đại chúng. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về truyền thông, dư luận xã hội, hoạt động Quốc hội và mối quan hệ giữa chúng. - Làm rõ sự ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với ĐB Quốc hội . - Phân tích thực trạng của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội. -Làm rõ tác động qua lại giữa truyền thông đại chúng và DLXH đối với hoạt động của Quốc hội. -Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông đại chúng về hoạt động Quốc hội trong thời gian tới. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi và giới hạn lĩnh vực nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu đề tài: Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội. - Khách thể nghiên cứu: Bao gồm công chúng (cử tri thủ đô Hà Nội), các nhà báo, các vị cựu đại biểu Quốc hội, nguyên lãnh đạo cao cấp của Quốc hội. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Thủ đô Hà Nội. Thời gian: Kỳ họp Quốc hội năm 2016 -2017. Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu Do một số hạn chế về điều kiện vật chất, khả năng nghiên cứu, luận án chỉ tập trung vào một số vấn đề chính sau: - Trong các hoạt động Quốc hội, thì kỳ họp Quốc hội là một hình thức hoạt động cơ bản của Quốc hội. Chính trong kỳ họp Quốc hội này, quyền lực Quốc hội mới được thể hiện rõ nét và đầy đủ nhất. Bởi các hình thức hoạt động khác như các Ủy ban, Hội đồng Dân tộc, các đoàn đại biểu, các tổ đại biểu chỉ là hình thức trợ giúp cho Quốc hội trên kỳ họp Quốc hội thực hiện được chính xác nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Vì vậy luận án tập trung phân tích vào các hoạt động trong kỳ họp Quốc hội, diễn ra năm 2 lần, với thời gian họp của mỗi kỳ họp khoảng 25-30 ngày họp. - Căn cứ theo ba chức năng chính của Quốc hội là lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng [11, tr. 37], luận án khu trú vào bốn nhóm hoạt động chính: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri. Trong đó khảo sát ba giai đoạn chính yếu đối với các hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng là: dự thảo, thảo luận và thông qua văn bản pháp luật. Với hoạt động tiếp xúc cử tri chú ý đến hai giai đoạn trước và sau kỳ họp Quốc hội. - Truyền thông đại chúng trong luận án được giới hạn là báo chí với 4 loại hình phương tiện chính: báo truyền hình, báo phát thanh, báo in, báo mạng điện tử. - Truyền thông đại chúng về các hoạt động Quốc hội: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri. Thời gian khảo sát chia thành hai đợt. Đợt 1 khảo sát trên đối tượng công chúng; đợt hai khảo sát trên đối tượng là các nhà báo. - Luận án chỉ nghiên cứu thực trạng truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về các hoạt động Quốc hội sau: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu 1. Truyền thông đại chúng đã cung cấp đầy đủ thông tin nhằm định hướng dư luận xã hội về các hoạt động của Quốc hội như lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri như thế nào? 2. Dư luận xã hội đánh giá như thế nào về các hoạt động: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tiếp xúc cử tri của Quốc hội? 3. Những vấn đề gì đặt ra đối với truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội và những giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu 1. Các thông điệp trên 4 loại hình báo chí/ phương tiện truyền thông đại chúng (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử) có vai trò quan trọng trong định hướng dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội (lập pháp, giám sát, giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước, tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội). 2. Dư luận xã hội về hoạt động của Quốc hội được hình thành, biến đổi thông qua tác động của truyền thông đại chúng và ảnh hưởng lại tới hoạt động Quốc hội thông qua truyền thông đại chúng. 3. Thực tiễn đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa về mặt hiệu quả của truyền thông đại chúng về hoạt động của Quốc hội trong mối quan hệ mật thiết với định hướng dư luận xã hội. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Các phương pháp nghiên cứu định tính - Luận án đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu có sẵn bao gồm sách, báo, các luận án tiến sỹ, các tạp chí khoa học. - Luận án đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung (content analysis) để phân tích các số báo Nhân dân, Báo Tuổi trẻ, Báo Đại biểu nhân dân trong vòng 3 tháng trước, trong và sau kỳ họp 2 Quốc hội Khóa 13 (năm 2016). - Luận án đã phỏng vấn sâu 6 chuyên gia nguyên là đại biểu và cán bộ cao cấp của Quốc hội. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phỏng vấn sâu các trường hợp sau: các chuyên gia nghiên cứu về lập pháp, các đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Ban Dân nguyện của Quốc hội, Phó Đoàn đại biểu Quốc hội. Ngoài ra, luận án phỏng vấn sâu 6 lãnh đạo các cơ quan báo chí như Đài Truyền hình Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam, các trưởng ban biên tập thời sự của các báo: Hà Nội mới, An ninh thủ đô, các trưởng ban báo mạng điện tử: Vietnamnet, Dân trí. 6.2. Các phương pháp định lượng - Chọn mẫu nghiên cứu thứ nhất Thực hiện nghiên cứu định lượng tại Hà Nội với dung lượng mẫu là 668. Trong đó dung lượng mẫu là 445 dành để điều tra dư luận xã hội về hoạt động của Quốc hội. Trong điều kiện và khả năng về nguồn lực cũng như thời gian nghiên cứu, tác giả chọn mẫu tại 3 khu vực đại diện nội và ngoại thành Hà Nội là: quận Hoàn Kiếm, quận Cầu Giấy, huyện Sóc Sơn. Dân số mỗi khu vực theo niên gián, thống kê Hà Nội 2014 như sau: Hoàn Kiếm: 157700 người, Cầu Giấy: 256300 người, Sóc Sơn 323100 người. Như vậy tổng dân số của 3 khu vực điều tra là: 737100 người. Tác giả sử dụng công thức tính mẫu nghiên cứu như sau: n=N t2 x pqNε2 + t2 x pq Trong luận án, tác giả chọn mẫu với các yêu cầu sau: Yêu cầu độ tin cậy là 95,0% (hệ số tin cậy t = 95%) [Tra trong bảng giá trị của hệ số tin cậy t được tính sẵn theo hàm φ(t) của Lia pu nốp thì giá trị t=1,96 Phạm vi sai số chọn mẫu không vượt 5% (ε=0,05) Với giả định tỷ lệ người dân quan tâm dến phương tiện truyền thông đại chúng về dư luận của Quốc hội là 50% và không quan tâm là 50%. Do p+q=1, do đó, tích p.q sẽ lớn nhất khi p=q=0,5 =>p.q=0,25 Thay vào công thức trên để xác định cỡ mẫu điều tra (n) N = N t2 x pqNε2 + t2 x pq = 737100 x 1,962 x 0,25737100 x 0,052 + 1,962 x 0,25 = 384 người Như vậy, luận án sẽ lấy cỡ mẫu tối thiểu cần có là 384 người để khảo sát cho toàn bộ 3 khu vực lựa chọn. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tổ chức khảo sát với dung lượng mẫu là 445 để có thể thu thập được thông tin chính xác. Bảng 1.1 Đặc trưng của mẫu khảo sát 1 Đặc trưng mẫu Số lượng Tỷ lệ (%) Địa bàn 445 100,0% Hoàn Kiếm 120 27,0 Cầu Giấy 205 46,1 Sóc Sơn 120 27,0 Giới tính 445 100,0 % Nam 226 50,8 Nữ 219 49,2 Độ tuổi 445 100,0 % 18-30 151 33,9 31-45 129 29,0 46-60 72 16,2 61-70 93 20,9 Trình độ học vấn 445 100,0% Tiểu học 8 1,8 THCS 48 10,8 THphương tiện 112 25,2 Trung cấp 26 5,8 Cao đẳng 25 5,6 Đại học 187 42,0 Sau đại học 39 8,8 Nghề nghiệp (N) 445 100.0% Công nhân 57 12,8 Nông dân 20 4,5 Người buôn bán/kinh doanh 71 16,0 Sinh viên 50 11,2 Cán bộ hành chính, sự nghiệp 66 14,8 Người đã nghỉ hưu 96 21,6 Người trong lực lượng vũ trang 30 6,7 Người lao động tự do 55 12,4 (Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án) Chọn mẫu nghiên cứu thứ hai theo nguyên tắc mẫu tổng thể. Danh sách gồm tất cả các nhà báo chuyên trách hoạt động Quốc hội đang hoạt động trên các phương tiện báo viết, báo hình, báo nói và báo mạng ở các cơ quan TTĐC cấp trung ương. Số lượng những người tham gia trả lời bảng hỏi là 233 người chuyên trách về hoạt động Quốc hội. Trong đó có 180 phóng viên chuyên trách về hoạt động của Quốc hội; 53 biên tập viên chuyên trách về hoạt động của Quốc hội công tác tại Nam bộ: Đài VOV Cần Thơ, Báo pháp luật TP. Hồ Chí Minh. Bảng 1.2. Đặc trưng của mẫu khảo sát 2 Đặc trưng mẫu Số lượng Tỷ lệ (%) Thâm niên nghề nghiệp 233 1-3 năm 32 13.7 Trên 3 đến 5 năm 49 21.0 Trên 5 đến 10 năm 66 28.3 Trên 10 năm 86 36.9 Giới tính 233 Nam 113 48,5 Nữ 120 51,5 Độ tuổi 233 18-34 104 44,6 35-55 129 55,4 Trình độ học vấn 233 Đại học 184 79,0 Trên đại học 59 21,0 Nghề nghiệp 233 Phóng viên 124 53,2 Biên tập viên 109 46,8 Cấp bậc quản lí 233 Không có 149 63,9 Cấp phòng, Ban 84 36,1 - Khách thể khảo sát: 11 tờ báo gồm : Nhân dân; Lao động; Tiền phong; Phụ nữ Việt Nam; Đại đoàn kết; Thanh niên; Phụ nữ thủ đô; Hà Nội mới; Tuổi trẻ thủ đô; Tuổi trẻ TP.HCM; Người đại biểu Nhân dân; 10 kênh truyền hình gồm: VTV1; VTV2; VTV3; VTV6; HTV1 ; HTV2; ANTV; TTXVN; Truyền hình Nhân dân; Truyền hình Quốc hội; 2 đài phát thanh gồm : Đài tiếng nói Việt Nam; Đài phát thanh Hà Nội. - Kiểm định độ tin cậy của bảng hỏi Để đảm bảo độ tin cậy của bảng hỏi, các câu hỏi được cấu trúc và có nội dung phù hợp với mục đích của người nghiên cứu, kết quả của các biến không gây ra hiện tượng cộng tuyến lẫn nhau, nghiên cứu sinh đã thực hiện thủ tục kiểm định độ tin cậy của bảng hỏi. Trong đó hệ số Cronback’s Alpha phải đảm bảo 0,65 < = α < = 0,95 mới được sử dụng. Các tương quan được sử dụng trong luận án này đều đảm bảo độ tin cậy P < 0,05 trong phép kiểm định Khi bình phương (Chi- Square Test), tức là giữa các biến số có tương quan, có ý nghĩa thống kê. 7. Khung phân tích Luận án sử dụng khung phân tích dưới đây để phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố Hoạt động Quốc hội , truyền thông đại chúng và dư luận xã hội. Đóng góp mới của luận án NCS đã làm rõ vai trò của các lý thuyết truyền thông và dư luận xã hội trong nghiên cứu hoạt động Quốc hội ở Việt Nam hiện nay. Bằng số liệu điều tra xã hội học, NCS đã chỉ ra thực trạng của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đối với hoạt động Quốc hội của kỳ họp Quốc hội năm 2016. NCS đã đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả TTĐC và DLXH về hoạt động Quốc hội. Bố cục của luận án Ngoài phần: Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu, Kết luận, Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương I Cơ sở lý luận về truyền thông đại chúng, dư luận xã hội, Quốc hội Việt Nam Chương II Truyền thông về hoạt động Quốc hội Chương III Dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội Chương IV Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông đại chúng trong việc định hướng dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội Việt Nam TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Những công trình nghiên cứu về truyền thông đại chúng Trên thế giới Một điểm cần nhấn mạnh khi nghiên cứu về truyền thông (communication studies) đó là tính liên ngành (interdisciplinary). Truyền thông đại chúng là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học như báo chí học, xã hội học, tâm lý học, khoa học chính trị, nhân học [131], đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực hẹp mang tính nghề nghiệp trong ngành truyền thông như báo chí: quảng cáo, quan hệ công chúng, phát thanh truyền hình, phim, xuất bản, diễn thuyết. Theo tác giả Stanley J. Baran, Dennis K. Davis trong công trình Mass Communication Theory – Foudation, Ferment and Future (2003), về lý thuyết truyền thông, có thể tổng kết ba vấn đề chính như sau: Thứ nhất, những loại hình truyền thông mới đem đến tiềm năng cũng như những mối đe dọa nào đối với các loại hình truyền thông cũ nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung? Câu hỏi này đã bắt đầu đặt ra từ đầu thế kỷ 20, khi phát thanh bắt đầu tham gia vào việc tuyên truyền cho Thế chiến thứ nhất. Tiếp đó nó vẫn là câu hỏi nghiên cứu quan trọng khi truyền hình ra đời. Đến thời điểm này, câu hỏi về ảnh hưởng của truyền hình đối với văn hóa vẫn là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Gần đây nhất, sự ra đời và phát triểu của mạng internet lại khiến giới nghiên cứu truyền thông suy nghĩ về tính tác động của nó tới mỗi cá nhân cũng như toàn nhân loại. Thứ hai, đâu là cơ chế thích hợp để quản lý và điều tiết tốt nhất công nghệ truyền thông sao cho phát huy tiềm năng và giảm thiểu những đe dọa của nó? Thứ ba, làm sao để truyền thông phục vụ cho một xã hội dân chủ và đa dạng văn hóa? Trong công trình Lịch sử nghiên cứu truyền thông, (A history of communication study), nhà nghiên cứu truyền thông người Mỹ Everett M.Rogers – đã chỉ ra 3 học thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu truyền thông là thuyết tiến hóa, thuyết phân tâm học và học thuyết Marx. Tác giả cũng nhấn mạnh: Nghiên cứu truyền thông trở thành một môn khoa học thực thụ với những đóng góp của nhà nghiên cứu Wilbur Shcramn (Mỹ) vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Lịch sử nghiên cứu truyền thông thường được chia ra làm 4 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỷ 20 đến cuối thập kỷ 30 của thế kỷ này): với quan điểm chủ đạo là truyền thông có sức tác động thần kỳ trực tiếp tới mọi cá nhân đơn lẻ với sự lên ngôi của thuyết “mũi kim tiêm”. Các nhà Xã hội học ở thời kỳ này còn cho rằng những thông điệp của các phương tiện truyền thông được “chích” vào công chúng như chích một mũi thuốc, đây được gọi là mô hình mũi kim tiêm trong truyền thông đại chúng. Trường phái phê phán Frankfurt (Frankfurt critical school) gồm nhiều học giả người Đức vào thập kỷ 30, 40 của thế kỷ trước được coi là tiêu biểu cho giai đoạn này khi họ đưa ra những cảnh báo khá bi quan về tác động tiêu cực của truyền thông đại chúng đối với công dân Mỹ. Giai đoạn thứ hai (từ thập kỷ 40 đến thập kỷ 60) của thế kỷ 20: với quan niệm chủ đạo về sự hạn chế của tính hiệu quả truyền thông (limited effect paradigm), trong đó truyền thông không còn quyền lực vạn năng mà chỉ có tác dụng củng cố thêm những xu hướng có sẵn. Nếu như giai đoạn trước người ta nói đến truyền thông đại chúng như một mũi kim “chích” vào công chúng hay có tác động trực tiếp thì giai đoạn này nhà nghiên cứu đã bắt đầu nói tới những tác động gián tiếp, thông qua nhiều bước trung gian. Tiêu biểu cho xu thế nghiên cứu truyền thông giai đoạn này, là chiến dịch nghiên cứu khảo sát mức độ ảnh hưởng của chiến dịch bầu cử đối với quyết định bỏ phiếu của công chúng do nhà nghiên cứu P.Lazarsfeld đứng đầu nhóm nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho thấy: mức độ ảnh hưởng, sức thuyết phục của chiến dịch bầu cử là rất hạn chế, ít có khả năng làm thay đổi quyết định cử tri. Khi đi phân tích ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, các nhà xã hội học như: Lazarsfed, Bernard Berelson và Hazel Gaude, Robert Merton đã chú ý nhấn mạnh đến vai trò của các nhóm xã hội (bạn bè, gia đình, hàng xóm,) hay được gọi là “opinion leaders” với ý nghĩa rằng: các thông điệp của các phương tiện truyền thông đại chúng thường được “lọc” qua những kênh đó rồi mới đi tới cá nhân và phác họa giả thuyết về mô hình truyền thông hai bậc (two – step flow of communication). Giai đoạn thứ ba (từ cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước tới khoảng 1995): Xuất hiện thêm nhiều hướng nghiên cứu mới, đa dạng về phương pháp nghiên cứu như: hướng nghiên cứu thực nghiệm (empirical) mà từ đó đã xuất hiện nhiều hướng nghiên cứu phê phán (critical theory), nghiên cứu diễn giải (interpreative theory); bên cạnh hướng nghiên cứu cũ là nghiên cứu công chúng và nghiên cứu tác động truyền thông đại chúng. Trong những thập kỷ 60,70 của thế kỷ XX, sau sự “thống trị” của thuyết hiệu quả hạn chế, câu hỏi về quyền lực của truyền thông một lần nữa đặt ra. Đặc biệt những nhà nghiên cứu Châu Âu bắt đầu nghi ngờ về giá trị của phương pháp nghiên cứu định lượng trong việc tạo lập lý thuyết. Điều này dẫn đến sự ra đời lý thuyết phê phán văn hóa của các nhà nghiên cứu Anh vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước (British cultural studies hay còn gọi là Trường phái Birmingham), nhấn mạnh vào sự tiếp nhận của công chúng, trong đó giả định “công chúng bị động” của những nghiên cứu Mỹ trước đó là không chính xác. Nổi bật là những học giả như: Stuart Hall, Raymond William Trào lưu này lan sang nước Mỹ vào những thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước và có ảnh hưởng rất mạnh mẽ [132]. Thập kỷ 80 cũng gắn với sự phát triển của lý thuyết “không gian công cộng (public sphere) do nhà nghiên cứu người Đức Jurgen Habermas khởi xướng. Một trong những chỉ báo quan trọng cho thấy hiệu quả của truyền thông đại chúng mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra là việc công chúng nhớ được nội dung thông điệp. Đồng thời, những xu hướng nghiên cứu mới như nghiên cứu ký hiệu học truyền thông (communication semiotics), tri tạo truyền thông (media literacy) xuất hiện cùng với sự bùng nổ công nghệ truyền thông mới. Những xu hướng nghiên cứu mới này nhấn mạnh sự tự do trong lựa chọn thông điệp, và cách vận dụng thông điệp thành trải nghiệm với ý nghĩa riêng cho bản thân họ. Giai đoạn sau (cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI): đã đem đến cho truyền thông đại chúng những khái niệm mới “truyền thông đa phương tiện” với việc ra đời loại hình truyền thông mới là báo mạng điện tử, tích hợp trong nó đầy đủ những kỹ thuật của các phương tiện truyền thông đại chúng trước đây. Và chính giai đoạn này cũng chứng minh tính đa chiều trong tương tác giữa truyền thông đại chúng và công chúng. Các phương pháp nghiên cứu định tính khác: Nghiên cứu dân tộc học: nghiên cứu cách thức tiếp nhận; nghiên cứu văn hóa; nghiên cứu văn bản [124]. Tại Việt Nam Việc nghiên cứu truyền thông đại chúng ở nước ta trước hết diễn ra ở những trung tâm đào tạo, các viện nghiên cứu báo chí – truyền thông và một số cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn. Nhin tổng thể, có thể thấy, các công trình nghiên cứu tập trung vào ba hướng nghiên cứu chính như: hướng nghiên cứu về truyền thông và truyền thông đại chúng, hướng nghiên cứu về những vấn đề về nghề nghiệp truyền thông, hướng nghiên cứu về những v...ân tích về quan hệ của cá nhân hay nhóm, vị trí của các lãnh tụ dư luận, quy mô và cường độ của dư luận. Ông cho rằng, cấu trúc dân số xã hội của xã hội chịu sự tác động rất mạnh của chủ thể dư luận xã hội, điều đó có nghĩa là, cần phải xem ý kiến của ai có thể xem là dư luận xã hội, vấn đề đa sổ và thiểu số trong chủ thể của dư luận. Vấn đề số lượng, chất lượng trong quy mô và cường độ của ý kiến được đề xuất từ chủ thể của dư luận xã hội, đặc biệt là các kênh truyền dư luận được coi là một tác nhân quan trọng cho thấy ảnh hưởng căn bản của dư luận xã hội. Như vậy, chủ thể của dư luận xã hội là toàn thể xã hội nói chung, là quần chúng nhân dân, là các tổ chức, đoàn thể xã hội. Khi xem xét dư luận xã hội, người ta không chỉ đặt nó trong cấu trúc ý thức xã hội nói chung mà phải phân tích nó trong cấu trúc các quan hệ xã hội vì bản chất dư luận xã hội phản ánh vị thế xã hội trong sự tương tác với các cá nhân và các nhóm xã hội được tạo nên bởi quan hệ xã hội và lợi ích của nó. Đặc tính này của chủ thể dư luận xã hội càn được coi trọng vì nó tác động đến động cơ nghiên cứu dư luận xã hội. Như vậy có thể thấy, vai trò và ý nghĩa của dư luận xã hội đối với nền dân chủ, đối với hoạt động tổ chức và quản lý xã hội ở các quốc gia phát triển rất được coi trọng. Các tài liệu được quan sát trên cho thấy vấn đề dư luận xã hội được phân tích từ chiều sâu của lịch sử tư tưởng, gắn với sự biến đổi của chủ thể và quan hệ giữa thể chế với quyền làm chủ của người dân. Giới nghiên cứu cũng đặc biệt quan tâm đến cơ chế hình thành cũng như các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu dư luận xã hội. Các thành tựu của giới nghiên cứu quốc tế về dư luận xã hội có vai trò là những chỉ dẫn hữu ích đối với việc nghiên cứu dư luận xã hội ở Việt Nam hiện nay trên cả bình diện nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng về dư luận xã hội. 1.2.2. Tại Việt Nam 1.2.2.1. Nghiên cứu lý thuyết Những tài liệu về dư luận xã hội ở Việt Nam chủ yếu xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước cho đến nay. Sự biến đổi xã hội trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở Việt Nam gắn liền với quá trình dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội, và vai trò của dư luận xã hội trong hoạt động tổ chức và quản lý xã hội đã tạo nên nhu cầu để phát triển về phương diện học thuật đối với dư luận xã hội. dư luận xã hội là một lĩnh vực khoa học chưa có truyền thống ở Việt Nam. Việc tổng quan các tài liệu về dư luận xã hội ở Việt Nam cần quan tâm đầy đủ đến điều này. Cuốn sách “Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới” do tác giả Lương Khắc Hiếu làm chủ biên [41] có thể được coi là một cuốn sách đầu tiên nghiên cứu về dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới. Đây là công trình tập thể của những tác giả: Lương Khắc Hiếu, Phạm Ngọc Quang, Mai Quỳnh Nam, Nguyễn Văn Dững, Phạm Chiến Khu, Đỗ Khánh Tặng. Họ là những người có quá trình nghiên cứu chuyên sâu về dư luận xã hội hoặc liên quan đến dư luận xã hội. Cuốn sách này có ưu điểm là đi vào phân tích những vấn đề lý luận cơ bản như: dư luận xã hội và vai trò của nó trong đời sống xã hội, từ đó đề ra giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Trong đó nổi bật lên các vấn đề: dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội; thực trạng dân chủ và tác động của nó tới việc nắm bắt và phát huy vai trò của dư luận xã hội ở nước ta; phương hướng tiếp tục dân chủ hóa đời sống xã hội để phát huy hơn nữa vai trò của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay và nhấn mạnh rằng: quyền làm chủ của nhân dân về chính trị đòi hỏi Nhà nước ta phải được xây dựng theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân do dân và vì dân. Công trình này cũng chỉ rõ vai trò của báo chí đối với việc phát huy sức mạnh của dư luận xã hội và quan niệm rằng việc nâng cao trình độ văn hóa, chính trị của nhân dân là điều kiện quan trọng để phát huy vai trò của dư luận xã hội. Trong công trình “Dư luận xã hội”, tác giả Bùi Hoài Sơn đã trình bày những vấn đề cơ bản, những khái niệm liên quan và quan niệm về dư luận xã hội, cơ sở hình thành, bản chất, cơ chế, các chức năng và sự vận hành của dư luận xã hội và chỉ ra một số đặc điểm dư luận xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Tác giả đã nêu những điểm đáng quan tâm khi bàn đến công chúng của dư luận xã hội và cho rằng công chúng của dư luận xã hội là những nhóm người quan tâm đến những vấn đề nhất định, các nhóm này rất đa dạng và là đối tượng đáng quan tâm khi nghiên cứu Xã hội học về dư luận xã hội theo những khía cạnh sau; những nhóm công chúng quan tâm đến vấn đề gì, nguyên nhân xã hội của các mối quan tâm đó. Họ chia sẻ quan điểm về các vấn đề mà họ cùng quan tâm trên nhiều cơ sở trong đó, yếu tố lợi ích được xem là quan trọng nhất. Tác giả cũng nhận định rằng, thái độ của công chúng đối với một vấn đề không thuần nhất, quan điểm của họ có thể có sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau. dư luận xã hội được hình thành trên cơ sở trao đổi, tranh luận về các vấn đề cụ thể [89, tr.19]. Nhìn rộng hơn, tác giả cũng chỉ ra rằng “những thay đổi xã hội từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại có ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội”. Tác giả đã phân tích các vấn đề: vai trò của thực thể làm việc gắn với hoạt động kinh tế trong làng, yếu tố Nho giáo, áp lực tinh thần của hương ước, sự phát triển của nền văn hóa dân gian đề tác động với những mức độ khác nhau đến đặc điểm dư luận xã hội trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Trong công trình của mình về “Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội”, Đỗ Chí Nghĩa tập trung vào hai vấn đề cơ bản: vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí và thực trạng định hướng dư luận xã hội của báo chí và những vấn đề đặt ra. Tác giả nhận định rằng, mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội là một vấn đề quan trọng trong lý luận báo chí hiện đại. Khi nhìn nhận khả năng tác động của báo chí vào đời sống xã hội thì dư luận xã hội chính là thước đo, là một thứ “nhiệt kế” thích hợp để nhận diện khả năng và hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng. Tác giả đã phân tích bản chất, chức năng của báo chí và dư luận xã hội, trong đó chức năng quản lý, giám sát xã hội là một chức năng trọng yếu làm nên vị thế của báo chí trong đời sống xã hội.. Ở Việt Nam, báo chí là công cụ của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của quần chúng nhân dân, bày tỏ dư luận liên quan đến những lợi ích cấp bách của người dân. Tác giả nhận định rằng, trong cơ chế thị trường, khả năng giáo dục của dư luận xã hội có những thay đổi quan trọng [73]. Một mặt nó vẫn tác động rất mạnh mẽ vào nề nếp gia phong mỗi gia đình, những cộng đồng xã hội lâu đời như làng xã, thôn bản, mặt khác, khi đời sống đô thị hóa, mức sống nâng lên, giá trị cá nhân được đề cao thì khả năng giáo dục của dư luận xã hội lại phụ thuộc rất lớn vào nhân cách, cho nên chức năng giáo dục của dư luận xã hội chỉ có thể thực hiện đầy đủ khi đặt trong môi trường xã hội tốt, những nền tảng văn hóa, tinh thần và nề nếp gia phong ổn định. Cũng trong công trình này, tác giả đã tập trung vào việc: Phân tích các đánh giá của Đảng, Nhà nước về vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí; Quan điểm nhận thức của nhà báo về vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội. Tác giả nhận định rằng, đánh giá của Đảng, Nhà nước và nhận thức của nhà báo về vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí được thể hiện qua các điểm sau: Thứ nhất, việc định hướng đúng đắn dư luận xã hội của báo chí được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đây là một nhiệm vụ quan trọng để báo chí thể hiện vai trò xứng đáng của phương tiện truyền thông xung kích trên mặt trận công tác tư tưởng. Thứ hai, phần lớn các nhà báo đều khẳng định vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí là một phần tất yếu, song liều lượng, phương thức đo đếm dư luận cũng như hiệu quả định hướng dư luận xã hội còn có những tiêu chí chưa thống nhất. Tác giả cũng chỉ ra rằng, sự phối hợp giữa cơ quan báo chí còn hạn chế, việc quản lý, chỉ đạo báo chí có lúc còn bất cập. Việc dừng thông tin bất ngờ và bất thường làm giảm sức chiến đấu và uy tín của cơ quan báo chí khiến việc định hướng đúng đắn, kịp thời của dư luận xã hội gặp trở ngại và có lúc phản tác dụng. Trong cuốn sách “Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở”, Ngọ Văn Nhân đã phân tích tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay [75], chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của sự tác động này. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp phát huy tác động tích cực của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Tác giả chỉ ra cách thức tác động của dư luận xã hội với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trên những vấn đề sau: dư luận xã hội đưa ra những yêu cầu đòi hỏi nhằm nâng cao ý thức pháp luật; dư luận xã hội tạo áp lực gây sức ép chống các biểu hiện tiêu cực trong ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở;dư luận xã hội đưa ra những lời khuyên, tư vấn, khuyến cáo, khuyến nghị giúp đội ngũ cán bộ cấp cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều đáng chú ý là, trong công trình này, tác giả đã chỉ ra các nguyên nhân gây sức ép và dẫn đến những tác động tiêu cực của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Tác giả đã chỉ ra hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này: Thứ nhất, một số cán bộ cấp cơ sở nhận định rằng họ chịu sức ép của dư luận xã hội là do chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn cấp trên; Thứ hai, một bộ phận cán bộ cấp cơ sở cho rằng, họ chịu sức ép dư luận xã hội là do chưa nắm vững các nguyên tắc, quy định của pháp luật. Ngoài hai nguyên nhân cơ bản trên, kết quả thăm dò dư luận xã hội cho thấy còn có những nguyên nhân khác khiến đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải chịu sức ép của dư luận xã hội, đó là: thiếu tự tin, quyết đoán trong giải quyết công việc chuyên môn theo thẩm quyền; thiếu kinh nghiệm xử lý những vấn đề phức tạp đang thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận xã hội. Các công trình nổi bật của tác giả Mai Quỳnh Nam như: “Dư luận xã hội – mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu” (Tạp chí Xã hội học số 1, năm 1995); “Mấy vấn đề về dư luận xã hội trong công cuộc đổi mới” (Tạp chí Xã hội học số 2, năm 1996), “dư luận xã hội về số con” (Tạp chi Xã hội học số 3, năm 1994), “Dư luận – mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu” (Tạp chí xã hội học số 1, năm 1995); “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội” (Tạp chí Xã hội học số 1, năm 1996); “Mấy vấn đề về dư luận xã hội trong công cuộc đổi mới” (Tạp chí xã hội học số 2, năm 1996); “Vai trò của dư luận xã hội trong cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” (Tạp chí Tâm lý học số 2, năm 2000). Công trình “Bản chất dư luận xã hội” [72], tác giả đã đưa ra sự thay đổi trong suốt chiều dài lịch sử học thuật về cách nhận định định nghĩa, cách tiếp cận, của dư luận xã hội với các quan hệ xã hội khác. Như trước năm 60, dư luận xã hội được các học giả nhìn nhận dưới góc độ tinh thần thuần túy khi được hiểu như trạng thái ý thức trong cấu trúc ý thức xã hội thì về sau đã có khái niệm hoàn chỉnh hơn khi chuyển sang nhận định cấu trúc tinh thần – thực tế. Sự khám phá thực tế đã được các học giả đo lường bằng phương pháp thực nghiệm. dư luận xã hội gắn với các quan hệ xã hội. Điều này là cơ sở để xem xét dư luận xã hội không chỉ trong cấu trúc ý thức xã hội mà cả trong cấu trúc quan hệ xã hội. Và khi đó, bản chất của dư luận xã hội có thể định nghĩa như là sự tương tác, mối quan hệ của con người trên cơ sở sự thống nhất hoặc sự khác biệt trong đánh giá của họ về những hiện tượng cấp bách của thực tiễn, có ý nghĩa xã hội. 1.2.2.2. Nghiên cứu ứng dụng Cuốn sách “Điều tra thăm dò dư luận” (Hướng dẫn thực hành) của Từ Điển [26] đã trình bày những vấn đề cơ bản về tổ chức điều tra thăm dò dư luận. Theo đó, điều tra dư luận là một phương pháp thu thập thông tin về dư luận xã hội bằng các cách như: trưng cầu ý kiến, phân tích tư liệu quan sát. Trưng cầu ý kiến được coi là phương pháp chủ động của người hỏi để người trả lời bộc lộ ý kiến, quan điểm đối với những vấn đề người hỏi quan tâm. Trái lại, với các phương pháp như phân tích tư liệu, quan sát, nhà nghiên cứu ở vào trạng thái bị động. Tác giả đã có sự phân biệt về điều tra xã hội học và điều tra dư luận. Tác giả quan niệm rằng, điều tra xã hội học là phương pháp thu thập thông tin về các hiện tượng, quá trình xã hội trong phạm vi không gian và thời gian cụ thể nhằm phân tích để đưa ra kiến nghị đối với công tác quản lý xã hội. Điều tra Xã hội học vì vậy có quy mô rộng lớn, bao quát hơn, nội dung phong phú hơn rất nhiều. Điều tra dư luận về bản chất chỉ là để biết ý kiến, quan điểm, thái độ, động cơ hoặc cách ứng xử của các thành viên trong cộng đồng trước một hiện tượng, sự kiện hoặc thậm chí vẻn vẹn chỉ là ý kiến, quan điểm, thái độ, động cơ hoặc cách ứng xử của một cá nhân đặc biệt nào đó. Trong công trình của Nguyễn Quý Thanh mang tên “Xã hội học về dư luận xã hội” [97] tác giả đã chỉ rõ xã hội học về dư luận xã hội là một lĩnh vực của xã hội học, có đối tượng nghiên cứu là cơ cấu, các quy luật, các kênh, cơ chế hình thành và vận hành của dư luận xã hội dưới tác động của những quy luật xã hội chung cũng như của những đặc thù riêng ở mỗi xã hội. Tác giả cho rằng, cách hiểu về đối tượng nghiên cứu của xã hội học về dư luận xã hội như vậy sẽ giúp chúng ta khai thác được những quy luật chung chi phối dư luận xã hội như: dân chủ, tự do, hay những đặc thù riêng của một quốc gia Á Đông chịu ảnh hưởng của Khổng Giáo như Việt Nam. Tác giả chỉ ra hệ vấn đề và các hướng nghiên cứu xã hội học về dư luận xã hội gồm: Cuốn “Dư luận xã hội – Lý luận và thực tiễn” [92], của tác giả Phan Tân đã tiếp cận trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn. Về phương diện lý thuyết, tác giả đã đề cập khái niệm và một số phương pháp luận khi nghiên cứu về dư luận xã hội. Trong đó có đề cập các cặp quan hệ như chủ thể, khách thể của dư luận xã hội, truyền thông đại chúng với dư luận xã hội, dư luận xã hội với vấn đề tự do, dân chủ. Tác giả cho rằng, ở Việt Nam và một số lý thuyết nghiên cứu về dư luận xã hội có thể áp dụng như thuyết độc đoán, thuyết tự do, thuyết trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế các lí thuyết nói trên ít được sử dụng và thừa nhận. Việc tổng quan tài liệu trên đây cho thấy, trong khoảng hai thập kỷ, mối quan tâm về học thuật đối với dư luận xã hội, một lĩnh vực học thuật chưa có truyền thống ở Việt Nam đã tạo nên sự quan tâm của những người nghiên cứu Việt Nam. Các công trình của họ đã đi vào những vấn đề cơ bản: nguồn gốc, chức năng, vai trò và ý nghĩa của dư luận xã hội trong đời sống xã hội. Việc nhận thức rằng dư luận xã hội là phương tiện của nền dân chủ, là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động tổ chức và quản lý xã hội đặt ra nhu cầu nhận thức về bản chất và cơ chế hình thành dư luận xã hội. Cũng cần phải nhận thấy rằng, các tác giả của những công trình được trích dẫn trên đây, nhiều người đến với dư luận xã hội từ sự quan tâm của cá nhân hơn là xuất phát từ việc họ được đào tạo cơ bản về dư luận xã hội, cho nên vẫn còn yếu tố tự phát, tính không chặt chẽ về hệ thống và đặc biệt là còn có sự thiếu vắng đáng kể các công trình nghiên cứu dư luận xã hội đối với các sự kiện xã hội trong thực tế. Tình hình này dẫn đến việc hạn chế sự phát triển trên bình diện nghiên cứu dư luận xã hội ở Việt Nam về mặt lý thuyết, đặc biệt là việc phát triển tri thức dư luận xã hội trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, cũng như khả năng vận dụng vai trò và chức năng của dư luận xã hội dựa trên hệ thống tri thức thực nghiệm về dư luận xã hội đối với các sự kiện xã hội đang tạo nên mối quan tâm chung của người dân và đang có ý nghĩa cấp bách. Những công trình nghiên cứu về Quốc hội Việt Nam 1.3.1. Nhóm giáo trình, sách, chuyên khảo Cuốn “Tổ chức và hoạt động Nghị viện của một số nước trên thế giới” của Nguyễn Sĩ Dũng [18], đã đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy trình thủ tục và bộ máy giúp việc cho cơ quan Nghị viện các nước trên thế giới. Công trình đã đưa ra quan niệm tính đại diện phải được coi như chức năng Quốc hội, bên cạnh các chức năng như: lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng (tài chính – ngân sách). Khi đã hiện thực hóa tính đại diện là chức năng: thì yêu cầu về tính đại diện của Quốc hội rất rõ ràng như: đảm bảo sự hài lòng của cử tri, biết cân nhắc giữa lợi ích cử tri địa phương với lợi ích quốc gia, giữ mối liên hệ với cử tri. Những nội dung này sẽ được tác giả đề cập đến khi phân tích sự công khai của truyền thông đại chúng trong việc hình thành dư luận xã hội về cách thức hoạt động của Đại biểu Quốc hội, để cử tri và dư luận xã hội nắm bắt, từ đó ảnh hưởng lên hoạt động của Quốc hội. Cuốn “Tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCNVN hiện nay” [47], do Lê Văn Hòe (chủ biên), đã cung cấp cơ sở lý luận về lập pháp như: khái niệm lập pháp, năng lực lập pháp, các yếu tố tạo thành năng lực lập pháp như: năng lực Đại biểu Quốc hội, thể chế lập pháp, khoa học pháp lý, các nguồn lực phục vụ hoạt động lập pháp, khái quát tình hình lập pháp của Quốc hội Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, cùng các quan điểm chỉ đạo và một số đề xuất với Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội. Theo tác giả, đề nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội cần phải thực hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện, mà trọng tâm là đổi mới tổ chức bộ máy lập pháp, nâng cao năng lực của Đại biểu Quốc hội và hoàn thiện thể chế lập pháp. Cuốn “Quốc hội Việt Nam – tổ chức, hoạt động và đổi mới” [48], của tác giả Phan Trung Lý đã trình bày một cách tương đối toàn diện, có hệ thống tổ chức, bộ máy và hoạt động Quốc hội trong thời kỳ đổi mới, cũng như địa vị pháp lý, năng lực hoạt động của Đại biểu Quốc hội – chủ thể của hoạt động lập pháp Quốc hội. Theo tác giả, muốn nâng cao chất lượng và tính khả thi của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, chất lượng xây dựng luật thì cần phải tăng cường năng lực thực sự của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, quy định rõ trách nhiệm chủ trì thẩm tra và phối hợp trong hoạt động thẩm tra, phát huy dân chủ, mở rộng sự tham gia của các chuyên gia vào thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh. Cuốn: “Bàn về Quốc hội” [20] của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng, đã lý giải rõ ràng nội hàm của các khái niệm dễ gây nhầm lẫn của quá trình chuyển dịch của Quốc hội Việt Nam từ mô hình Xô Viết sang mô hình Quốc hội hiện đại, chuyên nghiệp. Bảo đảm chế độ trách nhiệm là yếu tố quan trọng nhất đối với một nền quản trị quốc gia hiện đại. Đặc biệt, thiên chức giám sát của Quốc hội đã thể hiện rõ được những nội dung quan trọng của chế độ trách nhiệm nói trên. 1.3.2. Nhóm các luận án Trong luận án Tiến sĩ Luật học: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan đại diện ở nước ta hiện nay” [96], của Chu Văn Thành năm 1992, đối tượng khảo sát là hệ thống đại diện cả ở cấp địa phương lẫn Trung ương và Quốc hội, với thời gian khảo sát từ năm 1946-1992. Theo tác giả chỉ có thông qua phương thức dân chủ đại diện, thì dân chủ XHCNVN mới thành hiện thực. Về phẩm chất của người đại diện, tác giả khẳng định trí tuệ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tác giả cũng đề cập đến yếu tố đổi mới này là quá trình để tiến tới một Quốc hội hoạt động thường xuyên, trong đó đổi mới cách thức làm việc cả cơ quan Quốc hội, với thời gian hoạt động thường xuyên của các Ủy ban Quốc hội và của Đại biểu Quốc hội. Quốc hội, theo quan điểm của tác giả, là cơ quan quyền lực cao nhất và mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, khi ủy thác quyền lực của mình thông qua chế độ đại diện. Phân tích của Chu Văn Thành, cùng kết quả khảo sát điều tra dư luận xã hội, cho thấy mong muốn của dư luận xã hội về Quốc hội hoạt động thường xuyên hơn, chứ không phải “xuân thu nhị kỳ”. Luận án tiến sĩ Triết học “Nhà nước Xã hội chủ nghĩa với việc xây dựng nền dân chủ Việt Nam hiện nay” năm 2003 [39], của Đỗ Trung Hiếu, đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước với dân chủ, những yếu tố quyết định trong quá trình dân chủ hóa nước ta trong giai đoạn nghiên cứu. Ba điểm chính trong luận án tác giả: Dân chủ hóa là quy luật khách quan trong lịch sử tồn tại và phát triển Nhà nước; NNPQ XHCN luôn ưu tiên và tìm mọi cách thúc đẩy phát triển dân chủ; việc thực hiện quyền lực nhân dân sẽ dần chuyển từ đại diện gián tiếp sang đại diện trực tiếp. Luận án tiến sĩ Luật học, năm 2014 “Đảm bảo tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay” của Hoàng Minh Hiếu [40], đã cung cấp quan điểm khoa học khi trình bày cấu trúc bên trong của tính đại diện Quốc hội. Các yếu tố chi phối cấu trúc đó, gồm các yếu tố đảm bảo tính đại diện trong cách thức hình thành mối quan hệ đại diện: nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, nguyên tắc bình đẳng, nhiệm kỳ của các Đại biểu Quốc hội; các yếu tố đảm bảo tính tương đồng giữa Đại biểu Quốc hội với cử tri; các yếu tố đảm bảo năng lực đại diện của Đại biểu Quốc hội như chất lượng đại biểu, mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri; các yếu tố đảm bảo nội dung đại diện: sự lắng nghe của Đại biểu Quốc hội, việc đảm bảo tự do xét đoán của Đại biểu Quốc hội, đảm bảo phán ánh ý chí chung của xã hội. Tuy nhiên luận án chưa chỉ ra các yếu tố bên ngoài tác động tới tính đại diện của Quốc hội như: tính ổn định của thể chế, điều kiện kinh tế, dân trí, của các phương tiện truyền thông đại chúng và dư luận xã hội. Luận án tiến sĩ Luật học, năm 2009, “Chế độ bầu cử ở nước ta: những vấn đề về lý luận và thực tiễn” của Vũ Văn Nhiêm [77], thông qua phân tích thực trạng về công tác bầu cử ĐQBH hiện nay, tác giả đã cung cấp công trình khoa học sâu sắc cả về lý luận lẫn thực tiễn về đảm bảo tính đại diện Quốc hội thông qua việc bầu cử xây dựng chế độ bầu cử dân chủ, khoa học. Những bất cập trong bầu cử hiện nay theo quan điểm tác giả như: sự bất bình đẳng trong việc phân chia đơn vị bầu cử/số dân giữa các đô thị lớn; quy trình hiệp thương còn mang tính hình thức; những rào cản đối với người tự ứng cử; những người được trung ương giới thiệu về địa phương. Luận án “Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân” [46] của Lê Văn Hòe tập trung làm rõ vị trí, vai trò của Quốc hội, hoạt động lập pháp và thực trạng lập pháp đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam, đề xuất và luận chứng những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội theo định hướng xây dựng dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Luận án “Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Trần Hồng Nguyên [74] tập trung làm rõ những hạn chế của Quốc hội trong hoạt động lập pháp, đặc biệt chất lượng của hoạt động lập pháp của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, tính khả thi của luật được ban hành. Tác giả đề xuất phải đổi mới hoạt động thẩm tra của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của các dự án luật với hệ thống pháp luật hiện hành, tăng cường trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội, ý kiến nhân dân, đảm bảo tính dân chủ trong thảo luận, cho ý kiến thông qua dự án luật, tính khoa học trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với các dự án luật, tăng cường khả năng dự báo và đảm bảo tính khoa học trong hoạt động xây dựng và thực hiện chương trình xây dựng luật, cái tiến quy trình lập pháp, nâng cao năng lực chuyên môn của Đại biểu Quốc hội, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động Quốc hội. Những công trình nghiên cứu về truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động của Quốc hội Việt Nam: Những công trình nghiên cứu khoa học liên ngành ở Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là hướng nghiên cứu liên ngành giữa xã hội học – truyền thông đại chúng và chính trị học. Tác giả Vũ Đào Hùng “Nghiên cứu dư luận xã hội phục vụ công tác thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội” [45], đã cung cấp một số vấn đề lý luận và phương pháp luận về dư luận xã hội; một số nét hoạt động nghiên cứu dư luận xã hội trên thế giới; xã hội nghiên cứu dư luận xã hội và quá trình xây dựng pháp luật; một số phương pháp và vấn đề tổ chức nghiên cứu dư luận xã hội phục vụ công tác thẩm tra dự án luật. Trong phần một số vấn đề lý luận và phương pháp luận về dư luận xã hội, tác giả nhấn mạnh về ba giai đoạn phát triển cơ bản của dư luận xã hội: giai đoạn 1: hình thành dư luận xã hội. Giai đoạn 2: thể hiện dư luận trên các phương tiện thông tin qua kết quả nghiên cứu xã hội học. Giai đoạn 3: kết quả tác động của dư luận xã hội tới hệ thống pháp luật, chính sách, định hướng chính trị, kinh tế-xã hội, nếp sống, nhân thức... trên các mặt hoạt động xã hội. Qua đó tác giả khẳng định, dư luận xã hội không phải là sự tập hợp đơn thuần tất cả các ý kiến cụ thể, mà là sự giữ lại cái chung nhất, thống nhất chung giữa các số đông các ý kiến cá thể. Tác giả cũng nhấn mạnh vai trò điều hòa của dư luận xã hội tới các văn bản quy phạm pháp luật. Việc phân tích dư luận xã hội,chính là việc chỉ ra nhân tố xã tới xã hội trong việc hình thành, điều chỉnh các nội dung, đối tượng tác động, phạm vi điều chỉnh... của mỗi văn bản pháp luật cụ thể. Nói cách khác đây là sự thể hiện mối quan hệ tương tác giữa các quy phạm pháp luật với các quan hệ xã hội ở mức độ cao hơn trên nền tảng có tính xã hội hoá. Mai Quỳnh Nam với bài báo khoa học “Dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội” [71], đã gợi ra hướng nghiên cứu mới. Tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu dư luận xã hội để phân tích các vấn đề chính trị hiện đại. Với những gợi ý như: dư luận xã hội về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, dư luận xã hội của cử tri về các hoạt động của Quốc hội, dư luận xã hội của các đại biểu Quốc hội; dư luận xã hội được thể hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng về hoạt động của Quốc hội. Tác giả nhấn mạnh, hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, những năm qua, có sự đóng góp của cả ý kiến chuyên gia pháp luật và của cả dư luận xã hội. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, mà nhân dân có thể nắm bắt và đóng góp ý kiến vào quy trình xây dựng văn bản pháp luật. Những dự thảo của văn bản pháp luật đó, sẽ được trình lên ĐB Quốc hội thảo luận và biểu quyết. Khi phân tích quá trình vận động biện chứng của ý kiến để tạo thành ý kiến chung, thành trí tuệ tập thể, cần đặc biệt chú ý đến tính chất đánh giá của dư luận xã hội. Điều tra dư luận xã hội là kỹ thuật thu thập thông tin của một nhóm người (mẫu), được chọn theo cách thức nhất định, đảm bảo độ tin cậy và có tính đại diện cho một tổng thể, để tìm hiểu về tâm tư, ý chí, nguyện vọng của các nhóm xã hội. Phương pháp điều tra dư luận xã hội, có sự kế thừa thành tựu của toán học, của xã hội học và tâm lý học, nên những kết quả thu được có độ chính xác cao gần bằng phương pháp trưng cầu dân ý. Tác giả cho thấy ý nghĩa việc nghiên cứu dư luận xã hội của cử tri về các kỳ họp Quốc hội. Bởi hướng nghiên cứu này cho thấy sự đánh giá xã hội của các đối tượng cử tri đối với những nội dung cơ bản của các kỳ họp được Quốc hội thảo luận và quyết nghị. Cử tri có được thông tin về các kỳ họp Quốc hội từ các phương tiện truyền thông đại chúng, hoặc từ các giao tiếp trực tiếp với các đại biểu Quốc hội tại trước và sau các kỳ họp Quốc hội. Việc phân tích thực trạng dư luận xã hội của cử tri về Quốc hội được hiểu là phân tích các đánh giá của cử tri về các hoạt động Quốc hội . Các đánh giá này có tương quan nào đó đối với các biến số về nghề nghiệp, nơi cư trú, thu nhập, trình độ học vấn của cử tri vv. Tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của truyền thông đại chúng đối với việc thể hiện dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội. Trong việc tạo nên dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội, truyền thông đại chúng có vai trò tiên quyết. Trước các kỳ họp Quốc hội, các phương tiện truyền thông đại chúng thông báo tới nhân dân và cử tri những nội dung cơ bản sẽ được Quốc hội thảo luận và quyết nghị. Trong khi Quốc hội họp, truyền thông đại chúng sẽ truyền thông đầy đủ về diễn biến trong các kỳ họp của Quốc hội. Khi Quốc hội kết thúc các phiên họp, truyền thông đại chúng thực hiện chức năng điều hòa, giám sát bằng việc cung cấp thông tin chân thực về hiệu quả thực thực tế của các vấn đề đã được thảo luận và quyết nghị ở diễn đàn Quốc hội. Quá trình đó thể hiện khả năng giám sát của công luận. Như vậy, truyền thông đại chúng không chỉ là kênh tạo nên dư luận xã hội mà còn là phương tiện thể hiện dư luận xã hội về hoạt động Quốc hội. Đỗ Đức Minh với bài báo khoa học “Vai trò của truyền thông đại chúng trong quy trình hiến pháp” [57], đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông đại chúng trong quy trình hiến pháp trên hai phương diện là thông tin giáo dục nhân dân và phản ánh ý kiến của người dân. Phương diện đầu tiên là truyền thông đại chúng phân tích thông tin, giáo dục, tuyên truyền, giúp nhân dân hiểu và nắm rõ về quy trình hiến pháp. Ngược lại, truyền thông đại chúng như chiếc cầu nối, khi phản ánh ý kiến người dân, qua đó, giúp nhân dân tham gia xây dựng dự thảo hiến pháp. Tác giả khẳng định vai trò và giá trị to lớn của hiến pháp trong đời sống chính trị xã hội, bởi hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của nhà nước, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Vì vậy, quy trình hiến pháp (xây dựng, sửa đổi hiến pháp) của các nước luôn đòi hỏi đảm bảo sự tham gia của nhân dân, để từ có những quy định hiến pháp phù hợp với ý chí, nguyện vọng nhân dân. Trong quy trình đó, truyền thông đại chúng ở các quốc gia đều đóng vai trò rất quan trọng. Bằng việc phản ánh ý kiến của nhân dân, qua đó, truyền thông đại chúng giúp công chúng tham gia ở các giai đoạn trong quy trình như: giai đoạn soạn thảo dự thảo hay giai đoạn sửa đổi hiến pháp. Để đảm bảo tính dân chủ, cũng như giám sát cơ quan nhà nước trong quy trình thực hiện soạn thảo hiến pháp, thông qua việc phản ánh ý kiến nhân dân, truyền thông đại chúng như chiếc cầu nối giúp nhân dân thể hiện quyền lực của mình trong các hoạt động nhà nước. Đồng thời, truyền thông đại chúng cũng tuyên truyền, giáo dục để giúp người dân hiểu biết, nắm bắt về ý nghĩa, vai trò c...n nhân: 1. Đã kết hôn 2. Chưa 3. Ly thân Đảng tịch: 1. Đảng viên 2. Chưa đảng viên BẢNG HỎI ĐỊNH TÍNH Danh sách chuyên gia: V.M N.M.T N.S.D N.L.D T.N.Đ B.S.L Danh sách phỏng vấn phóng viên 2 PV báo nói (Hà Nội, Trung Ương) 2 PV báo hình (Hà Nội, Trung Ương) 2 báo giấy (tuổi trẻ TPHCM, Thanh niên) 2 báo mạng (VNexpress, Dân trí) Câu hỏi chuyên gia Đặt vấn đề: Vai trò của truyền thông, đặc biệt truyền thông đại chúng trong việc cung cấp thông tin về hoạt động Quốc hội Để đạt được vai trò đó Quốc hội tổ chức thực hiện như thế nào? Các bước gồm: chuẩn bị về ý thức tư tưởng, triển khai thực hành, nhân lực, phương tiện kinh tế Từ thực hiện đó, kết quả là gì? Cử tri/ công chúng nhận thức về hoạt động Quốc hội về 3 chức năng chủ yếu tạo nên dư luận xã hội như thế nào? Trong việc tạo nên dư luận xã hội, 3 vấn đề quan trọng: lợi ích, mối quan tâm chung/thảo luận trên truyền thông đại chúng như thế nào? dư luận xã hội được hình thành (truyền thông đại chúng tạo nên cho Công chúng/ cử tri hiểu về hoạt động Quốc hội) Thể hiện dư luận xã hội Việc tiếp thu ý kiến được thực hiện ntn? Và việc giải trình/ minh bạch của quan chức Đánh giá qua 2 nhiệm kỳ Quốc hội, các vấn đề đó cái gì tốt/ chưa tốt và đang được khắc phục như thế nào? Về phía Quốc hội: việc công chúng, cử tri được Quốc hội nắm bắt như thế nào? Câu hỏi phóng viên: Ý nghĩa của truyền thông đại chúng trong việc cung cấp thông tin về hoạt động Quốc hội Mục đích của truyền thông đại chúng trong việc cung cấp thông tin về hoạt động Quốc hội cách tổ chức thực hiện Quan niệm tòa soạn/ ban thư ký/ phóng viên về vấn đề này Định hướng của Quốc hội trong việc tham gia định hướng dư luận xã hội như thế nào? (cung cấp thông tin, tạo nên ý kiến của người dân) Thể hiện của Quốc hội trong việc tham gia định hướng dư luận xã hội ntn? (cung cấp thông tin, tạo nên ý kiến của người dân). Tòa báo đăng tải ý kiến của người dân về hoạt động Quốc hội như thế nào? Cách làm của họ gắn với nghiệp vụ báo chí ra sao? Tổ chức chương trình: Xây dựng nội dung trong chương trình (vấn đề đưa tin và thể loại), bồi dưỡng đào tạo phóng viên Cách nhà báo đánh gia (chức năng kiểm soát xã hội) như thế nào về thể hiện dư luận xã hội trong việc đưa tin hoạt động Quốc hội Báo chí tham gia quá trình (lợi ích/ mối quan tâm chung/ thảo luận) giải trình, minh bạch hóa thông tin, bày tỏ ý kiến cử tri về hoạt động Quốc hội Báo chí bày tỏ thái độ thì cơ quan thẩm quyền tiếp thu như thế nào? Danh sách phóng viên L.K (Tuổi trẻ) Đ.P.T ( QĐND) V.V.T ( Tạp chí mặt trận) V.T.L (Nhân dân) N.N.C (VOV1) H.A.T (Đại biểu nhân dân) BẢNG PHỤ LỤC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Bảng 2.2 Số bài đăng về Quốc hội từ tháng 9 đến tháng 12 trên báo Nhân Dân Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả từ các bài đăng trên báo Nhân dân vào tháng 9, 10, 11, 12 năm 2016 Bảng 2.3 Số bài đăng về Quốc hội của Báo Tuổi trẻ Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả từ các bài đăng trên báo Tuổi Trẻ tháng 9, 10, 11, 12 năm 2016 Bảng 2.4 Những thông tin đăng tải trước trong và sau Kỳ họp X Quốc hội khóa 13 Số lượng thông điệp đã đăng tải trước kỳ họp Quốc hội Số lượng thông điệp đã đăng tải trong kỳ họp Quốc hội Số lượng thông điệp đã đăng tải sau kỳ họp Quốc hội N Người trả lời 233 233 233 Không trả lời 0 0 0 Trị trung bình 2.32 2.90 2.75 Tổng số bài 541 676 640 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 2.5 Các bài báo loại tin, cụm tin, phóng sự, bình luận, phỏng vấn được đăng tải trước trong và sau Kỳ họp 3 Quốc hội Khóa 14 một tháng Số lượng các tin đã đăng tải Số lượng các phóng sự đã đăng tải Số lượng các bình luận đã đăng tải Số lượng các cụm tin đã đăng tải Số lượng các phỏng vấn đã đăng tải N Số người trả lời 232 232 232 232 232 Không trả lời 1 1 1 1 1 Trị trung bình 4.66 3.63 3.0 3.68 3.55 Tổng số tin đăng 1080 841 719 854 823 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 2.6 Thời gian đăng tải thông điệp trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa 13 Thông điệp đã đăng tải trong kỳ họp Quốc hội từ 6h đến 12h Thông điệp đã đăng tải trong kỳ họp Quốc hội từ 13h đến 18h Thông điệp đã đăng tải trong kỳ họp Quốc hội từ 19h đến 24h Thông điệp đã đăng tải trong kỳ họp Quốc hội từ 1h đến 5h N Người trả lời 233 233 233 233 Không trả lời 0 0 0 0 Trị trung bình .52 .63 .60 .22 Tổng số tin 120 146 140 52 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 2.7 Các loại thông điệp về hoạt động Quốc hội đã đăng trước, trong, sau kỳ họp TT THÔNG ĐIỆP Số lượng bài đăng Trị số trung bình(Mean) 1 Về tổ chức thực hiện các luật đã được thông qua 491 2.12 2 Về quá trình thông qua các luật 543 2.33 3 Về việc điều chỉnh, sửa đổi các luật đã được ban hành 549 2.36 4 Về quy trình hoạt động lập pháp 485 2.08 5 Vấn đề giám sát của Quốc hội trong việc phòng chống tham nhũng 506 2.19 6 Trong việc sử dụng ngân sách nhà nước 520 2.25 7 Vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản 525 2.25 8 Vấn đề xóa đói giảm nghèo 576 2.47 9 Về bất bình đẳng và phân tầng xã hội 553 2.38 10 Vấn đề an sinh xã hội 503 2.16 11 Vấn đề an ninh chính trị 523 2.24 12 Vấn đề chủ quyền quốc gia, lãnh thổ 505 2.17 13 Giám sát hoạt động của Chính phủ 529 2.28 14 Giám sát hoạt động và tư cách của các đại biểu Quốc hội 532 2.28 15 Quyết định của Quốc hội về các vấn đề quan trọng của đất nước 517 2.22 Tổng mẫu N = 233 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 2.8: Mức độ và đánh giá về các cách định hướng dư luận về hoạt động Quốc hội (%) TT Các cách định hướng dư luận Mức độ Đánh giá Thường xuyên Rất hiếm khi Hoàn toàn không Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước phát biểu trên TV 73,4 23,2 3,4 25,6 68,7 5,7 2 Đăng tải ý kiến chính thức của các cơ quan chức năng 67,7 21,1 11,2 48,2 46,0 5,8 3 Ý kiến của đại diện cử tri trên TTĐC 67,7 21,1 11,2 41,7 52,2 6,1 4 Ý kiến chuyên gia trên TTĐC 64,8 26,6 8,6 40,3 54,0 5,8 5 Phối hợp từ 2 kênh truyền thông trở lên để cùng đăng tải một thông điệp có cùng một nội dung trong cùng khoảng thời gian (từ 1-7 ngày) 56,5 25,7 17,8 33,8 57,8 8,4 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 2.9: Cách thức nhà báo phản ánh (thể hiện) dư luận về hoạt động của Quốc hội (%). TT Các cách thể hiện Mức độ thường xuyên đăng bài(%) Đánh giá(%) Thường xuyên Ít khi Hoàn toàn không Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Đăng tải ý kiến cử tri trên TTĐC 67,0 30,0 3,0 35,2 58,1 6,6 2 Nhà báo phỏng vấn cử tri về hoạt động Quốc hội 66,4 29,7 3,9 37,8 51,7 10,4 3 Báo chí đăng tải đề xuất của cử tri về các vấn đề mà họ quan tâm 69,5 22,3 8,2 45,2 48,7 6,1 4 Trình bày dưới dạng kiến nghị của các Tổ chức đoàn thể xã hội (Hội CCB, HPN, MTTQ) 62,2 30,5 7,3 39,6 48,7 11,7 5 Đối thoại giữa cử tri và đại biểu Quốc hội trên các phương tiện TT đại chúng 67,4 22,3 10,3 42,4 45,4 12,2 N = 233 Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án, 2016 Bảng 2.10 Đánh giá mức ý nghĩa của các thông điệp đã đăng tải trên TTĐC về 4 loại hoạt động căn bản của Quốc hội TT vấn đề Rất Ý nghĩa Có ý nghĩa Ít Ý nghĩa Không ý nghĩa Tổng % 1 Hoạt động lập pháp 35.9 59.7 3.5 0.9 100.0 2 Hoạt động giám sát 23.6 63.1 12.4 0.9 100.0 3 Các quyết định quan trọng của đất nước 22.4 64.7 10.8 2.2 100.0 4 Tiếp xúc cử tri 21.1 57.3 17.2 4.3 100.0 N = 233 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 2.11 Ý nghĩa công bố họp báo về nội dung của phiên họp Quốc hội TT Ý nghĩa thông tin Tần suất (N) Tỷ lệ (%) 1 Rất có ý nghĩa 32 15,2 2 Có ý nghĩa 155 73,5 3 Ít ý nghĩa 8 3,8 4 Không ý nghĩa 16 7,6 Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án, 2016 Bảng 2.12 Đánh giá mức ý nghĩa của việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội Mức ý nghĩa tiếp xúc cử tri Trước kỳ họp Quốc hội Sau kỳ họp Quốc hội Rất có ý nghĩa 48.3 21.5 Có ý nghĩa 49.1 64.4 Ít có ý nghĩa 2.6 14.2 Tổng % 100.0 100.0 N = 233 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 2.13 Đánh giá mức độ cần thiết của truyền thông định hướng các hoạt động lập pháp của Quốc hội (%) TT Giai đoạn định hướng Đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Khó trả lời 1 Soạn thảo dự thảo luật 71,2 26,2 2,6 2 Thẩm tra dự thảo luật 44,0 50,9 5,2 3 Bàn bạc dự thảo luật tại Quốc hội 47,6 42,5 9,9 4 Công bố luật 53,6 36,5 9,9 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 2.14: Mức độ cần thiết của truyền thông đối với các giai đoạn của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội . (%) TT Giai đoạn định hướng Mức độ Đánh giá Thường xuyên Thỉnh thoảng Hoàn toàn không Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Dự thảo chương trình giám sát tối cao hàng năm 56,7 39,9 3,4 28,2 68,7 3,1 2 Thẩm tra báo cảo 50,0 43,5 6,5 31,6 59,6 8,8 3 Giám sát tại Quốc hội 60,8 27,6 11,6 42,1 49,1 8,8 4 Hậu giám sát 57,3 29,7 12,9 33,3 50,4 16,2 N = 233 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 2.15: Định hướng dư luận về việc Ra quyết định về các vấn đề quan trọng của Đất nước (%) TT Đăng tin định hướng DLXH Mức độ thường xuyên đăng tin Mức độ đánh giá Thường xuyên Thỉnh thoảng Hoàn toàn không Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Đề xuất nội dung dự thảo các vấn đề quan trọng của Đất nước 71,2 26,2 2,6 29,8 61,0 9,2 2 Thẩm tra báo cáo 51,7 40,9 7,3 33,0 61,2 5,7 3 Thảo luận tại Quốc hội 69,4 19,4 11,2 42,3 51,5 6,2 4 Công bố quyết định 60,3 26,7 12,9 32,2 53,3 14,5 N = 233 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 2.16. Đánh giá của nhà báo về việc Đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri Tỷ lệ (%) TT Ý nghĩa thông tin (thông điệp) Đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri Trước kỳ họp Sau kỳ họp 1 Rất có ý nghĩa 112 48,1 50 21,5 2 Có ý nghĩa 114 48,9 150 64,4 3 Ít Ý nghĩa 6 2,6 33 14,2 Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án, 2017 BẢNG PHỤ LỤC DƯ LUẬN XÃ HỘI Bảng 3.2 Người dân Hà Nội đọc báo TT Các tờ báo Số nào cũng đọc Vài số đọc một lần Hiếm khi đọc Hầu như không đọc Tổng cộng 1 Nhân dân 9,9 18,7 22,1 49,3 100,0 2 Lao động 6,3 14,2 23,8 55,7 100,0 3 Tiền phong 6,1 17,5 18,7 57,8 100,0 4 Phụ nữ Việt Nam 6,1 14,8 15,7 63,4 100,0 5 Đại đoàn kết 2,9 5,6 15,1 76,3 100,0 6 Thanh niên 7,9 19,1 17,1 56,0 100,0 7 Phụ nữ thủ đô 6,3 9,4 14,8 69,4 100,0 8 Hà Nội mới 9,0 16,0 16,0 59,1 100,0 9 Tuổi trẻ thủ đô 4,1 7,7 14,4 73,9 100,0 10 Tuổi trẻ TP.HCM 2,0 6,5 13,5 77,9 100,0 11 Người đại biểu Nhân dân 4,1 4,1 13,3 78,6 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.3. Tỷ lệ đọc báo của người dân Hà Nội (%) STT Các tờ báo Số nào cũng đọc Vài số đọc một lần Hiếm khi đọc Hầu như không đọc Tổng cộng 1 Nhân dân 9,9 18,7 22,1 49,3 100,0 2 Lao động 6,3 14,2 23,8 55,7 100,0 3 Tiền phong 6,1 17,5 18,7 57,8 100,0 4 Phụ nữ Việt Nam 6,1 14,8 15,7 63,4 100,0 5 Đại đoàn kết 2,9 5,6 15,1 76,3 100,0 6 Thanh niên 7,9 19,1 17,1 56,0 100,0 7 Phụ nữ thủ đô 6,3 9,4 14,8 69,4 100,0 8 Hà Nội mới 9,0 16,0 16,0 59,1 100,0 9 Tuổi trẻ thủ đô 4,1 7,7 14,4 73,9 100,0 10 Tuổi trẻ TP.HCM 2,0 6,5 13,5 77,9 100,0 11 Người đại biểu Nhân dân 4,1 4,1 13,3 78,6 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.4 Tương quan tuổi về mức độ đọc báo Nhân dân TT Nhóm tuổi (tỷ lệ %) Tần suất đọc Nhóm tuổi 18-30 Nhóm tuổi 31-45 Nhóm tuổi 46-60 Nhóm tuổi 61-70 1 Số nào cũng đọc 3,3 5,4 19,4 19,4 2 Vài số đọc một lần 16,0 24,8 12,5 19,4 3 Hiếm khi đọc 24,0 27,9 15,3 16,1 4 Hầu như không đọc 56,7 41,9 52,8 45,2 5 Tổng cộng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án, 2016 Bảng 3.5 Tương quan tuổi về mức độ đọc báo Thanh Niên TT Nhóm tuổi (tỷ lệ %) Tần suất đọc Nhóm tuổi 18-30 Nhóm tuổi 31-45 Nhóm tuổi 46-60 Nhóm tuổi 61-70 1 Số nào cũng đọc 4,0 7,8 15,3 8,6 2 Vài số đọc một lần 25,8 20,9 15,3 8,6 3 Hiếm khi đọc 15,9 17,8 16,7 18,3 4 Hầu như không đọc 54,3 53,5 52,8 64,5 5 Tổng cộng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án, 2016 Bảng 3.6. Người dân Hà Nội xem Ti vi TT Kênh Tivi Hàng ngày Vài ngày xem một lần Rất hiếm khi xem Hoàn toàn không xem Tổng cộng 1 VTV1 76,4 15,7 4,9 2,9 100,0 2 VTV2 31,0 33,0 21,9 14,1 100,0 3 VTV3 70,1 20,9 5,6 3,4 100,0 4 VTV6 20,3 34,5 23,4 21,8 100,0 5 HTV1 5,6 18,7 29,3 46,3 100,0 6 HTV2 4,7 17,1 30,2 48,0 100,0 7 ANTV 26,1 20,9 23,1 29,9 100,0 8 TTXVN 13,5 16,2 27,2 43,1 100,0 9 Truyền hình Nhân dân 5,6 13,1 25,7 55,6 100,0 10 Truyền hình Quốc hội 8,3 13,9 25,8 51,9 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.7. Tương quan địa bàn về mức độ xem kênh VTV1 TT Địa bàn (tỷ lệ %) Tần suất xem Hoàn Kiếm Cầu Giấy Sóc Sơn 1 Hàng ngày 87,5 67,8 80,0 2 Vài ngày một lần 5,8 20,0 18,3 3 Hiếm khi xem 5,0 7,3 0,8 4 Hoàn toàn không xem 1,7 4,9 0,8 5 Tổng cộng 100,0% 100,0% 100,0% Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án, 2016 Bảng 3.8. Mức độ người dân Hà Nội nghe đài % TT Kênh đài Hàng ngày Vài ngày nghe một lần Rất hiếm khi nghe Hoàn toàn không nghe Tổng cộng 1 Nghe Đài Tiếng nói Việt Nam 89 20,0 94 21,1 101 22,7 161 36,2 445 100,0 2 Nghe Đài Phát thanh Hà Nội 57 12,8 92 20,7 116 26,1 180 40,4 445 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.9 Tương quan nghề nghiệp với mức độ nghe Đài Tiếng nói Việt Nam TT Mức độ (tỷ lệ %) Nghề nghiệp Hàng ngày Vài ngày một lần Hiếm khi Hoàn toàn không Tổng cộng 1 Công nhân 31,6 31,6 21,1 15,8 100,0 2 Nông dân 35,0 35,0 25,0 5,0 100,0 3 Người buôn bán/ kinh doanh 7,0 14,1 16,9 62,0 100,0 4 Sinh viên 24,0 20,0 40,0 16,0 100,0 5 Cán bộ hành chính 13,6 21,2 39,4 25,8 100,0 6 Người đã nghỉ hưu 25,0 9,4 17,7 47,9 100,0 7 Người trong lực lượng vũ trang 10,0 46,7 23,3 20,0 100,0 8 Người lao động tự do 20,0 21,8 10,9 47,3 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án, 2016 Bảng 3.10 Ý kiến của người dân về định hướng dư luận xã hội về các vấn đề của Quốc hội trong các tờ báo (%) Tên báo Mức độ 1 2 3 4 5 Khó trả lời Tổng cộng Nhân dân 10,6 5,9 10,8 9,9 23,0 39,7 100,0 Tiền Phong 6,3 9,3 14,7 9,3 8,4 52,1 100,0 Phụ nữ 5,4 12,9 15,4 7,0 6,3 52,9 100,0 Đại đoàn kết 5,2 7,5 10,9 9,5 7,5 59,3 100,0 Thanh niên 6,6 9,5 15,6 10,6 5,7 52,0 100,0 Phụ nữ thủ đô 6,1 13,2 12,5 6,8 5,4 56,0 100,0 Hà Nội mới 6,3 8,6 10,0 11,8 10,7 52,6 100,0 Tuổi trẻ TP HCM 6,8 11,3 12,2 4,7 5,6 59,4 100,0 Tuổi trẻ thủ đô 6,3 9,7 13,3 5,6 6,5 58,5 100,0 Người đại biểu nhân dân 5,8 6,1 11,1 8,4 11,8 56,8 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.11 Ý kiến của người dân về thể hiện dư luận xã hội về các vấn đề của Quốc hội trong các tờ báo Tỷ lệ (%) Tên báo Mức độ 1 2 3 4 5 Khó trả lời Nhân dân 13,1 3,8 8,4 12,9 17,4 44,5 Tiền Phong 7,0 8,3 13,3 10,8 7,0 53,0 Phụ nữ 5,6 11,7 17,5 6,5 4,5 53,3 Đại đoàn kết 5,6 9,2 14,2 7,0 6,3 57,1 Thanh niên 5,8 9,7 14,4 12,4 4,7 51,9 Phụ nữ thủ đô 7,4 12,8 14,2 5,4 4,3 55,3 Hà Nội mới 5,8 7,4 12,4 12,6 7,2 53,7 Tuổi trẻ TPHCM 8,1 10,6 10,8 7,2 4,7 58,0 Tuổi trẻ thủ đô 6,5 10,1 13,0 7,6 4,7 57,3 Người đại biểu nhân dân 9,4 7,0 11,2 7,9 7,4 56,4 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.12 Tương quan nghề nghiệp và mức độ quan tâm của người dân về việc công khai thông tin TT Mức độ (tỷ lệ %) Nghề nghiệp Rất quan tâm Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm Tổng cộng 1 Công nhân 22,8 71,9 5,3 0,0 100,0 2 Nông dân 75,0 25,0 0,0 0,0 100,0 3 Người buôn bán/kinh doanh 38,0 47,9 5,6 8,5 100,0 4 Sinh viên 59,2 32,7 4,1 4,1 100,0 5 Cán bộ hành chính 45,5 40,9 6,1 7,6 100,0 6 Người đã nghỉ hưu 56,3 30,2 12,5 1,0 100,0 7 Người trong lực lượng vũ trang 53,3 33,3 6,7 6,7 100,0 8 Người lao động tự do 43,6 45,5 9,1 1,8 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án, 2016 Bảng 3.13 Mức độ quan tâm hoạt động lập pháp của Quốc hội Mức độ Tần suất Tỷ lệ (%) Rất quan tâm 90 20,3 Quan tâm 219 49,3 Ít quan tâm 97 21,8 Không quan tâm 38 8,6 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.14 Mức độ quan tâm của người dân về hoạt động lập pháp của Quốc hội theo tương quan nghề nghiệp Tỷ lệ (%) Mức độ Nghề nghiệp Rất quan tâm Có quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm Tổng cộng Công nhân 3,5 64,9 24,6 7,0 100,0 Nông dân 40,0 40,0 15,0 5,0 100,0 Người buôn bán/kinh doanh 14,1 45,1 18,3 22,5 100,0 Sinh viên 18,4 53,1 26,5 2,0 100,0 Cán bộ hành chính 15,2 53,0 22,7 9,1 100,0 Người đã nghỉ hưu 36,5 49,0 10,4 4,2 100,0 Người trong lực lượng vũ trang 16,7 53,3 20,0 10,0 100,0 Người lao động tự do 20,0 32,7 41,8 5,5 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.15 Ý kiến của người dân về việc chỉnh sửa các luật đã được ban hành TT Mức độ Tần suất (N) Tỷ lệ (%) 1 Rất quan trọng 136 30,7 2 Quan trọng 211 47,6 3 Ít quan trọng 46 10,4 4 Không quan trọng 11 2,5 5 Không biết về vấn đề 39 8,8 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.16 Ý kiến của người dân đối với việc chỉnh sửa các luật đã được ban hành theo tương quan nghề nghiệp TT Mức độ (%) Nghề nghiệp Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Không biết về vấn đề Tổng cộng 1 Công nhân 36,8 56,1 1,8 3,5 1,8 100,0 2 Nông dân 35,0 40,0 0,0 0,0 25,0 100,0 3 Người buôn bán/ kinh doanh 28,2 43,7 12,7 1,4 14,1 100,0 4 Sinh viên 30,6 59,2 6,1 2,0 2,0 100,0 5 Cán bộ hành chính 24,6 46,2 16,9 1,5 10,8 100,0 6 Người đã nghỉ hưu 29,2 49,0 7,3 1,0 13,5 100,0 7 Người trong lực lượng vũ trang 30,0 30,0 26,7 13,3 0,0 100,0 8 Người lao động tự do 36,4 45,5 12,7 1,8 3,6 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.17 Ý kiến của người dân về quá trình thông qua các luật TT Mức độ Tần suất (N) Tỷ lệ (%) 1 Rất quan trọng 105 23,6 2 Quan trọng 228 51,4 3 Ít quan trọng 53 11,9 4 Không quan trọng 14 3,2 5 Không biết về vấn đề 44 9,9 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.18 Ý kiến của người dân về quá trình thông qua các luật theo tương quan nghề nghiệp TT Mức độ (%) Nghề nghiệp Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Không biết về vấn đề Tổng cộng 1 Công nhân 12,3 42,1 19,3 1,8 24,6 100,0 2 Nông dân 30,0 50,0 0,0 5,0 15,0 100,0 3 Người buôn bán/ kinh doanh 26,8 43,7 14,1 2,8 12,7 100,0 4 Sinh viên 24,5 61,2 10,2 2,0 2,0 100,0 5 Cán bộ hành chính 21,2 53,0 13,6 3,0 9,1 100,0 6 Người đã nghỉ hưu 30,2 54,2 4,2 1,0 10,4 100,0 7 Người trong lực lượng vũ trang 13,3 50,0 23,3 13,3 0,0 100,0 8 Người lao động tự do 25,5 56,4 12,7 3,6 1,8 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.19 Ý kiến của người dân về quá trình tổ chức thực hiện các luật đã được thông qua TT Mức độ Tần suất (N) Tỷ lệ (%) 1 Rất quan trọng 154 34,8 2 Quan trọng 204 46,2 3 Ít quan trọng 31 7.0 4 Không quan trọng 9 2,0 5 Không biết về vấn đề 44 10,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.20 Tương quan nghề nghiệp về ý kiến của người dân về quá trình tổ chức thực hiện các luật đã được thông qua TT Mức độ (tỷ lệ %) Nghề nghiệp Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Không biết về vấn đề Tổng cộng 1 Công nhân 28,1 35,1 3,5 0,0 33,3 100,0 2 Nông dân 50,0 35,0 0,0 0,0 15,0 100,0 3 Người buôn bán/ kinh doanh 30,0 44,3 11,4 1,4 12,9 100,0 4 Sinh viên 31,3 60,4 6,3 0,0 2,1 100,0 5 Cán bộ hành chính 31,8 47,0 9,1 3,0 9,1 100,0 6 Người đã nghỉ hưu 40,6 49,0 4,2 3,1 3,1 100,0 7 Người trong lực lượng vũ trang 36,7 40,0 13,3 6,7 3,3 100,0 8 Người lao động tự do 38,2 49,1 7,3 1,8 3,6 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.21 Ý kiến của người dân về việc giám sát hoạt động của Quốc hội TT Mức độ Tần suất (N) Tỷ lệ (%) 1 Rất quan tâm 67 15,1 2 Có quan tâm 194 43,7 3 Ít quan tâm 137 30,9 4 Không quan tâm 46 10,4 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.22 Tương quan nghề nghiệp về ý kiến người dân về việc giám sát hoạt động của Quốc hội TT Mức độ (%) Nghề nghiệp Rất quan tâm Có quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm Tổng cộng 1 Công nhân 3,5 57,9 26,3 12,3 100,0 2 Nông dân 30,0 55,0 15,0 0,0 100,0 3 Người buôn bán/ kinh doanh 7,0 35,2 31,0 26,8 100,0 4 Sinh viên 10,2 44,9 42,9 2,0 100,0 5 Cán bộ hành chính 18,2 43,9 27,3 10,6 100,0 6 Người đã nghỉ hưu 32,3 39,6 24,0 4,2 100,0 7 Người trong lực lượng vũ trang 3,3 53,3 33,3 10,0 100,0 8 Người lao động tự do 9,1 36,4 45,5 9,1 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.23 Ý kiến của người dân về vai trò của các hoạt động của Quốc hội TT Mức độ (tỷ lệ %) Nghề nghiệp Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Không biết về vấn đề 1 Về tổ chức thực hiện các luật đã được thông qua 34,8 46,2 7,0 2,0 10,0 2 Về quá trình thông qua các luật 23,6 51,4 11,9 3,2 9,9 3 Về việc điều chỉnh, sửa đổi các luật đã được ban hành 30,7 47,6 10,4 2,5 8,8 4 Về quy trình hoạt động lập pháp 24,3 46,2 11,7 4,3 13,5 5 Vấn đề giám sát của Quốc hội trong việc phòng chống tham nhũng 53,2 32,2 5,6 3,2 5,9 6 Trong việc sử dụng ngân sách nhà nước 47,1 36,9 6,5 3,8 5,6 7 Vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản 36,2 43,4 9,7 4,3 6,3 8 Vấn đề xóa đói giảm nghèo 46,3 42,4 5,6 2,0 3,6 9 Vấn đề an sinh xã hội 41,7 43,5 7,2 2,3 5,4 10 Vấn đề an ninh chính trị 46,5 36,3 5,9 5,6 5,6 11 Vấn đề chủ quyền quốc gia, lãnh thổ 59,9 30,2 3,6 1,8 4,5 12 Giám sát hoạt động của Chính phủ 33,6 45,9 9,5 3,4 7,7 13 Giám sát hoạt động của các đại biểu Quốc hội 29,7 45,0 13,5 2,9 8,8 14 Giám sát tư cách của các đại biểu Quốc hội 31,8 43,0 14,0 2,7 8,6 15 Quyết định của Quốc hội về các vấn đề quan trọng của đất nước 46,4 36,9 7,7 1,6 7,4 Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án Bảng 3.24 Ý kiến của người dân về những vấn đề cần đạt được trong các phiên họp chất vấn của Quốc hội TT Mục đích Mức độ (Tỷ lệ %) Rất quan tâm Có quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm 1 Trả lời đúng yêu cầu của các câu hỏi 51,6 41,7 4,5 2,3 2 Đánh giá lại các vấn đề mà các vị nguyên thủ đã hứa tại kỳ họp trước đó 36,7 47,7 12,4 3,2 3 Trả lời công khai tất cả các câu hỏi 46,8 42,1 7,2 3,8 4 Nhận lỗi trước Quốc hội và cử tri về các sai sót của ngành mình đã xảy ra giữa các lần chất vấn lần trước đến lần chất vấn này 46,0 38,8 9,3 5,9 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.25 Ý kiến của người dân về các tin tức trên PTTTĐC về các phiên họp của Quốc hội theo nhóm tuổi TT Mức độ (%) Nhóm tuổi Rất quan tâm Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm Tổng cộng 1 Nhóm 18-30 5,3 62,0 28,0 4,7 100,0 2 Nhóm 31-45 17,1 63,6 17,8 1,6 100,0 3 Nhóm 46-60 20,8 55,6 20,8 2,8 100,0 4 Nhóm 61-70 29,0 52,7 16,1 2,2 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.26 Tin tức trên PTTĐC để cử tri giám sát các hoạt động của Quốc hội TT Mức độ Tần suất (N) Tỷ lệ (%) 1 Rất có ý nghĩa 257 58,1 2 Có ý nghĩa vừa phải 161 36,4 3 Ít ý nghĩa 24 5,4 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.27 Ý kiến của người dân về hoạt động giám sát của Quốc hội TT Mức độ (số người/ tỷ lệ %) Nội dung giám sát Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Không biết 1 Giám sát hoạt động của Chính phủ 149 33,6 204 45,9 42 9,5 15 3,4 34 7,7 2 Giám sát hoạt động của các đại biểu Quốc hội 132 29,7 200 45,0 60 13,5 13 2,9 39 8,8 3 Giám sát tư cách của các đại biểu Quốc hội 141 31,8 191 43,0 62 14,0 12 2,7 38 8,6 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.28 Tin tức trên PTTTĐC giúp người dân biết thái độ của đại biểu Quốc hội đối với các vấn đề cử tri quan tâm TT Mức độ Tương quan địa bàn (Tỷ lệ %) Hoàn Kiếm Cầu Giấy Sóc Sơn 1 Rất có ý nghĩa 40,8 52,0 67,5 2 Có ý nghĩa vừa phải 46,7 42,2 30,8 3 Ít ý nghĩa 12,5 5,9 1,7 4 Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.29 Ý kiến của người dân về hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của Quốc hội TT Mức độ (số người/tỷ lệ %) Nghề nghiệp Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Không biết 1 Trong việc sử dụng ngân sách nhà nước 209 47,1 164 36,9 29 6,5 17 3,8 25 5,6 2 Vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản 160 36,2 192 43,4 43 9,7 19 4,3 28 6,3 3 Vấn đề xóa đói giảm nghèo 205 46,3 188 42,4 25 5,6 9 2,0 16 3,6 4 Vấn đề an sinh xã hội 185 41,7 193 43,5 32 7,2 10 2,3 24 5,4 5 Vấn đề an ninh chính trị 206 46,5 161 36,3 26 5,9 25 5,6 25 5,6 6 Vấn đề chủ quyền quốc gia, lãnh thổ 266 59,9 134 30,2 16 3,6 8 1,8 20 4,5 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.30 Đánh giá của người dân về vai trò của Quốc hội trong việc quyết định các hoạt động quan trọng của Đất nước TT Mức độ Tần suất (N) Tỷ lệ (%) 1 Rất quan trọng 206 46,4 2 Quan trọng 164 36,9 3 Ít quan trọng 34 7,7 4 Không quan trọng 7 1,6 5 Không biết 33 7,4 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.31 Tương quan nghề nghiệp với đánh giá của người dân về vai trò của Quốc hội trong việc quyết định các hoạt động quan trọng của Đất nước TT Mức độ (tỷ lệ %) Nghề nghiệp Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Không biết về vấn đề Tổng cộng 1 Công nhân 31,6 52,6 7,0 5,3 3,5 100,0 2 Nông dân 95,0 5,0 0,0 0,0 0,0 100,0 3 Người buôn bán/ kinh doanh 39,4 36,6 8,5 1,4 14,1 100,0 4 Sinh viên 55,1 32,7 10,2 0,0 2,0 100,0 5 Cán bộ hành chính 45,5 37,9 9,1 3,0 4,5 100,0 6 Người đã nghỉ hưu 45,8 35,4 6,3 0,0 12,5 100,0 7 Người trong lực lượng vũ trang 60,0 30,0 3,3 3,3 3,3 100,0 8 Người lao động tự do 40,0 41,8 10,9 0,0 7,3 100,0 N = 445 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.32 Ý kiến của người dân về hoạt động Quốc hội với cử tri TT Mức độ Tần suất (N) Tỷ lệ (%) 1 Rất quan tâm 90 20,2 2 Có quan tâm 202 45,4 3 Ít quan tâm 107 24,0 4 Không quan tâm 45 10,1 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.33 Mức độ quan tâm tới tin tức về việc cử tri tiếp xúc với đại biểu Quốc hội sau các kỳ họp diễn ra theo tương quan nhóm tuổi TT Mức độ Tương quan nhóm tuổi (tỷ lệ %) Nhóm 18-30 Nhóm 31-45 Nhóm 46-60 Nhóm 61-70 1 Rất quan tâm 5,3 10,9 20,8 26,9 2 Có quan tâm 53,3 57,4 47,2 46,2 3 Ít quan tâm 34,0 24,0 25,0 22,6 4 Không quan tâm 7,3 7,8 6,9 4,3 5 Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 3.34 Tương quan nghề nghiệp với ý kiến của người dân về việc cử tri tiếp xúc với đại biểu Quốc hội sau các kỳ họp TT Mức độ (tỷ lệ %) Nghề nghiệp Rất quan tâm Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm Tổng cộng 1 Công nhân 8,8 52,6 33,3 5,3 100,0 2 Nông dân 45,0 45,0 10,0 0,0 100,0 3 Người buôn bán/kinh doanh 9,9 50,7 26,8 12,7 100,0 4 Sinh viên 4,1 57,1 36,7 2,0 100,0 5 Cán bộ hành chính 15,2 53,0 21,2 10,6 100,0 6 Người đã nghỉ hưu 25,0 53,1 17,7 4,2 100,0 7 Người trong lực lượng vũ trang 3,3 60,0 26,7 10,0 100,0 8 Người lao động tự do 7,3 43,6 43,6 5,5 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 BẢNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI Bảng 4.2 Tương quan địa bàn và yêu cầu về “Tăng cường các chương trình phát sóng bổ sung” Địa bàn Số lượng Tỷ lệ % Hoàn Kiếm 76 17,6 Cầu Giấy 110 25,4 Sóc Sơn 85 19,7 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 4.3 Đánh giá của người dân về việc cung cấp thông tin tạo nên dư luận xã hội về kỳ họp X, Quốc hội Khóa 13 so với Khóa trước Mức độ Số lượng Tỷ lệ % Tốt hơn 333 75,0 Như cũ 53 12,0 Xấu đi 1 0,2 Khó trả lời 57 12,8 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 4.4 Tương quan giữa địa bàn và đánh giá của người trả lời về việc cung cấp thông tin tạo nên dư luận xã hội của kỳ họp X Khóa 13 so với các kỳ họp trước (%) Mức độ Hoàn Kiếm Cầu Giấy Sóc Sơn Tốt hơn 69,2 67,6 93,3 Như cũ 16,7 14,8 2,5 Xấu đi 0,8 0,0 0,0 Khó trả lời 13,3 17,6 4,2 Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 4.5 Mức độ đồng tình về các nhận định của người trả lời (%) Các nhận định Hoàn toàn đồng ý Không đồng ý Khó trả lời 1.Công khai là yếu tố quan trọng tạo nên niềm tin với hoạt động Quốc hội 91,9 3,1 5,0 2.Vấn đề lợi ích là yếu tố quan trọng trong thái độ của dư luận xã hội với hoạt động Quốc hội 79,5 4,5 16,0 3.Cần có sự phải hồi của Quốc hội về các ý kiến cử tri đề xuất 88,7 2,7 8,6 4.ĐB Quốc hội nên có ý kiến trong phiên họp Quốc hội – đó là điều cần thiết 85,6 4,7 9,7 5.Thành viên CP cần trả lời kịp thời câu hỏi của ĐB Quốc hội 84,2 3,8 12,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Bảng 4.6 Các đề xuất tăng cường hiệu quả tiếp xúc thông điệp của công chúng (%) Các đề xuất Đồng ý Không đồng ý Khó trả lời 1.Công bố rộng rãi các nội dung của kỳ họp Quốc hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng 91,0 1,1 7,9 2.Nghị quyết Quốc hội cần phản ánh đầy đủ vấn đề trong Quốc hội và phản ánh trên phương tiện truyền thông đại chúng 87,1 3,9 9,0 3.Cần đánh giá rõ ràng các vấn đề đã đặt ra trong kỳ họp Quốc hội so với yêu cầu đã công bố 87,6 3,2 9,3 4.Hàng năm nên công bố số lượng ý kiến của các ĐB Quốc hội để cử tri được biết 79,6 8,4 12,0 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_truyen_thong_dai_chung_va_du_luan_xa_hoi_ve.docx