Tóm tắt Luận án - Triết lý hoà bình và hoà hợp của đa - Lại lạt - ma thứ 14 và một số nhà tư tưởng yêu chuộng Hoà Bình

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC TỔNG HỢP BATANGAS Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hòa Philippin TRẦN THỊ NHI TRIẾT LÝ HOÀ BÌNH VÀ HOÀ HỢP CỦA ĐA-LẠI LẠT-MA THỨ 14 VÀ MỘT SỐ NHÀ TƯ TƯỞNG YÊU CHUỘNG HOÀ BÌNH Chuyên ngành: Ngôn ngữ và văn học Anh TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC ANH THÁI NGUYÊN, 2014 Công trình được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ. ........................................ Phản biện 1: .........................

pdf24 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Triết lý hoà bình và hoà hợp của đa - Lại lạt - ma thứ 14 và một số nhà tư tưởng yêu chuộng Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..................... Phản biện 2: ............................................. Phản biện 3: ............................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học họp tại: Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện quốc gia Việt Nam; - Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên; - Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển quốc tế; - Thư viện trường Đại học Tổng hợp Batangas, Philipin. 1 Chương I VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Lý do chọn đề tài Thế giới đang tồn tại một loạt các vấn đề bất ổn đe doạ đến sự tồn tại của loài người. Bạo lực đang leo thang khắp mọi nơi. Những cuộc chiến tranh không ngừng và những cuộc xung đột liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi, lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người và gây ra những tổn thất đau thương cho hàng triệu dân chúng. Tồi tệ hơn, vũ khí hiện đại với sức huỷ diệt hàng loạt được được sản xuất ngày càng gia tăng, đe doạ cho toàn nhân loại từng giây từng phút. Trong khi đó, cả thế giới đang phải đương đầu với một loạt các vấn đề như khủng bố, ô nhiễm môi trường, xung đột sắc tộc và tôn giáo, mâu thuẫn chính trị, sự phát triển kinh tế và xã hội không đồng đều, khoảng cách giàu nghèo, bệnh dịch và đói nghèo. Điều đáng lo ngại hơn là những vấn đề này diễn ra ở mọi nơi không ngoại trừ bất cứ châu lục nào, và có xu hướng không xảy ra ở phạm vi một hay chỉ một vài quốc gia mà xảy ra ở phạm vi lớn với những nhóm quốc gia. Chẳng hạn như, Mỹ và các nước phương Tây gần đây đã phải chứng kiến những cuộc tấn công khủng bố, những bạo loạn chính trị và những cuộc thảm sát dã man. Bất đồng chính trị giữa Nga và các nước châu Âu khác xung quanh vấn đề Ukraina dẫn đến cấm vận và trừng phạt thương mại gây khó khăn cho cuộc sống của hàng triệu người dân châu Âu. Sự xuất hiện của nhà nước khủng bố tự xưng Isis đã gây ra những hỗn loạn và bạo lực tàn khốc cho các nước ở Trung 2 Đông và Bắc Phi. Những tranh chấp liên tục trên Biển Đông đe doạ sự ổn định và duy trì hoà bình cho khu vực Đông Nam Á. Vậy trước những vấn đề thảm hoạ này, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để cứu vớt nhân loại? Công ước của Tổ chức Văn hoá Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã chỉ ra rằng: vì chiến tranh bắt đầu từ suy nghĩ của con người, việc bảo vệ hoà bình cũng phải được xây dựng từ chính suy nghĩ của con người. Công ước này thể hiện xu hướng gắn kết với tâm lý hoà bình, giải quyết các vấn đề tranh chấp không bằng con đường bạo lực mà thông qua mối quan hệ hiểu biết và hoà hợp lẫn nhau. Theo đó, giáo dục hoà bình là nguyên tắc để duy trì và thúc đẩy hoà bình. Thiết lập và tăng cường văn hoá hoà bình là việc cần thiết cho bất cứ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam - một đất nước chịu nhiều nguy cơ đe doạ đến nền hoà bình. Gắn với công ước UNESCO, quốc gia này đã có một quá trình lâu dài nuôi dưỡng và phát huy tinh thần yêu chuộng hoà bình, thể hiện qua chính sách giáo dục thúc đẩy việc giáo dục hoà bình cả trong và ngoài nhà trường. Giáo dục hoà bình là phong trào xã hội sớm được tìm thấy trong truyền thống tôn giáo. Qua hàng thế kỷ, chủ đề hoà bình và giải pháp giải quyết mâu thuẫn bằng con đường hoà bình đã được thể hiện qua lời dạy của những bậc hiền nhân, những thủ lĩnh tinh thần tối cao trong các tôn giáo như Lão Tử, Chúa Giê-su, Đức Phật, Đức Đa-lại Lạt-ma và Đức Ba- ha-u-la, rằng con người phải biết quý trọng, nâng niu, nuôi dưỡng và thúc đẩy hoà bình trong cuộc sống của chính mình và của toàn nhân loại. 3 Những tác động mà những thủ lĩnh tôn giáo đem lại cho việc xây dựng hoà bình ngày càng được ghi nhận và nghiên cứu nhiều hơn. Harris (2002) đã nhận định rằng giáo dục hoà bình đã có một quá trình phát triển từ những giá trị căn bản của tôn giáo như tình yêu thương, lòng bác ái, đức vị tha và tinh thần chia sẻ đến những lý thuyết hiện đại tập trung vào vấn đề quan hệ con người và vấn đề môi trường. Phật giáo xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng hai nghìn năm. Mặc dù có lúc thịnh lúc suy, tôn giáo này vẫn có những ảnh hưởng đáng kể về nhiều lĩnh vực trong văn hoá Việt Nam, đặc biệt trong đời sống tâm linh và hệ giá trị đạo đức. Xét về mặt lịch sử, hầu hết người Việt Nam đều cho rằng mình là người của đạo Phật. Đạo Phật được truyền vào Việt Nam theo con đường hoà bình hướng mục đích đem đến công bằng, bác ái và giải thoát con người khỏi những khổ đau. Những giá trị niềm tin này phù hợp với những giá trị tồn tại lâu đời của nền văn hoá Việt Nam và đức tính của con người Việt Nam, những người luôn yêu chuộng hoà mình và luôn khao khát độc lập dân tộc và cuộc sống hạnh phúc. Chính vì vậy, đạo Phật sớm được người Việt tiếp nhận và lan truyền nhanh chóng. Có thể tìm thấy hàng nghìn ngôi chùa thờ Phật ở khắp các thành phố và vùng nông thôn của Việt Nam. Những ngôi chùa này có một vị trí quan trọng trong cuộc sống tinh thần của người Việt và tạo ra bản sắc riêng cho văn hoá Việt. Chúng không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng mà còn là nơi truyền bá hệ tư tưởng giá trị đạo đức. Phật Giáo được coi là quốc giáo của Việt Nam. Vào thời kỳ nhà Lý ở thế kỉ mười một và mười hai, Phật giáo phổ biến và có 4 ảnh hưởng tới mức hơn một nửa người dân ở thời kỳ đó theo tôn giáo này. Trong thế kỷ hai mươi, Việt Nam đã trải qua một loạt các sự kiện lịch sử khắc nghiệt, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của Phật giáo. Tuy nhiên, với những thay đổi về kinh tế xã hội trong những năm gần đây, bức tranh về đời sống sinh hoạt tôn giáo của người Việt đã trở nên sinh động hơn nhiều. Trước đây, chỉ có những phụ nữ lớn tuổi đến chùa và tụng kinh niệm Phật, giờ đây sự quan tâm đến những hoạt động này có xu hướng tăng lên không chỉ ở phụ nữ mà còn ở nam giới, không chỉ ở người già mà còn cả ở những người trẻ tuổi. Xu hướng này sẽ tạo ra một môi trường thích hợp để đẩy mạnh giáo dục hoà bình cho cả dân tộc Việt Nam nói chung và cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng. Một điều không thể phủ nhận là Đạo Phật đã bắt rễ sâu vào văn hoá Việt Nam, những giá trị đạo đức và tín ngưỡng có thể tìm thấy ở nhiều khía cạnh văn hoá, từ văn học, nghệ thuật dân gian đến các lĩnh vực của đời sống hàng ngày. Đạo Phật đã đi sâu vào cuộc sống thường ngày của các cộng đồng người Việt Nam. Một giá trị cốt lõi trong triết lý của Phật giáo được tiếp nhận rộng rãi bởi các quốc gia Phật giáo phương Đông và gần đây ở các nước phương Tây là cách lý giải về hoà bình và hoà hợp, bản chất của hai khái niệm này và phương thức để đạt được chúng. Suốt nhiều thế kỷ, người dân ở các nước Phật giáo đã thực hiện theo những lời răn dạy của Đức Phật, hình thành hệ thống niềm tin tín ngưỡng và áp dụng chúng vào cuộc sống. Tuy nhiên, trước kỷ nguyên hiện đại, khi công nghệ phát triển nhanh chóng và mọi thứ dường như trở nên trong tầm tay của con người, câu hỏi làm nhiều 5 người băn khoăn là liệu những triết lý về hoà bình và hoà hợp trong Phật giáo có còn phù hợp với cuộc sống hiện đại bận rộn hối hả cùng nhịp sống nhanh đến chóng mặt như hiện nay không. Đức Đa-lại Lạt-ma thứ 14, có tên gọi là Tenzin Gyatso, một nhà sư Tây Tạng, trong những năm gần đây đã có những ảnh hưởng quan trọng với tư cách một nhà thuyết giáo và một người thông hiểu sâu sắc và say mê với triết lý về hoà bình và hợp của Phật giáo. Đáng chú ý là, ông đã thành công trong việc biến những triết lý sâu sắc ngàn đời của Phật giáo thành những chân lý giản dị dễ hiểu và đưa chúng vào thực tế cuộc sống của thời đại mới. Bên cạnh Đa-lại Lạt-ma còn có đông đảo các nhà bác ái hoà bình. Họ là những người dẫn đầu các tôn giáo, những nhà lãnh đạo chính trị, các nhà văn, các triết gia đã thể hiện tư tưởng giáo dục hoà bình qua những cuốn sách, các bài thuyết giảng và các bài phát biểu. Tất cả những ðóng góp này ðã hình thành nên xu thế phát triển phong trào hoà bình ở thời kỳ hiện đại. Với tầm quan trọng của phong trào hoà bình, đề tài này tập trung vào việc nghiên cứu các tác phẩm của Đức Đa-lại Lạt-ma và một số nhà tư tưởng bác ái hoà bình để có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện về khái niệm hoà bình trong thời đại mới và xem xét khả năng ứng dụng của phong trào này vào cuộc sống hiện nay, đặc biệt là những ảnh hưởng của nó đối với việc giáo dục giá trị cho học sinh sinh viên Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích triết lý hoà bình hoà hợp trong các tác phẩm tuyển chọn của Đức Đa-lại Lạt-ma thứ 14 và một số nhà bác ái hoà bình. 6 Cụ thể, đề tài sẽ làm rõ các câu hỏi sau: 1. Triết lý hoà bình và hoà hợp thể hiện như thế nào trong các tác phẩm của Đa-lại Lạt-ma thứ 14? 2. Khái niệm hoà bình được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm tuyển chọn của các tác giả sau: 2.1. Mawlana Rumi; 2.2. Rabindranath Tagore; 2.3. Pope John Paul II; and 2.4. Daisaku Ikeda? 3. Những điểm chung trong quan niệm về hoà bình của các tác giả kể trên là gì? 4. Làm thế nào để những triết lý về hoà bình của các tác giả kể trên được gắn với nhận thức hoà bình và chương trình giáo dục hoà bình toàn cầu? Phạm vi nghiên cứu Đề tài này phân tích triết lý về chủ trương tránh dùng bạo lực thể hiện qua một số tác phẩm của Đa-lại Lạt-ma thứ 14 và một số nhà tư tưởng hoà bình, bao gồm Mo-la-na Ru-mi, Ra-bin-đra- na Ta-go, Giáo hoàng Giôn Pâu II và Đai-sa-ku I-kê-đa và tập trung làm rõ khả năng ứng dụng vào giáo dục giá trị cho học sinh sinh viên Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định tính và phương pháp phân tích văn học tiếp cận từ góc độ triết học và xã hội học. 7 Đề tài cũng sử dụng khung tham chiếu khái niệm hoà bình của Gultung. Một số đường hướng phê bình văn học khác như trường phái phê bình văn học dưới góc độ hình thức, sinh học, lịch sử và tâm lý không nằm trong phạm vi của nghiên cứu. Tác giả cũng sử dụng thủ pháp phân tích nội dung, tức là tập trung diễn giải ý tưởng, nhận định và thông điệp của tác giả trên cơ sở dựa vào việc trích dẫn các đoạn trong tác phẩm. Với thủ pháp kể trên, nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào việc ghi chép, sắp xếp tài liệu, mã hoá và phân loại các nhóm tư liệu, dẫn giải, khái quát và liên kết các khái niệm trừu tượng, trích dẫn những nội dung cốt lõi, dẫn nhập khung lý thuyết tham chiếu với chủ đề phân tích, thể hiện quan điểm và nhận định của người viết và rút ra kết luận. Các đặc điểm quan trọng liên quan đến việc tuyển chọn và xử lý tài liệu được xem xét tính đến trong quá trình thực hiện đề tài. Việc lựa chọn tác phẩm dựa trên khung tham chiếu về 7 tiêu chuẩn của một tác phẩm văn học mà tác giả Stott (2014) đưa ra. Dựa trên những tiêu chuẩn này, người thực hiện đề tài đã lựa chọn phân tích các tác phẩm sau: Sức mạnh của tình thương yêu, Tình thương yêu vĩnh cửu cho một thế giới không hoàn hảo, Vượt trên tôn giáo – Giá trị đạo đức cho toàn thế giới, và Tinh hoa cổ đại và thế giới hiện đại – Giá trị đạo đức trong kỷ nguyên mới của Đa-lại Lạt-ma; các tác phẩm khác bao gồm: Nasnavi của Rumi, Thơ dâng và Dân tộc chủ nghĩa của Tagore, Thông điệp ngày thế giới hoà bình của Giáo hoàng John Paul và Vì mục đích hoà bình: Bảy con đường tiến tới hoà hợp toàn cầu tiếp cận từ con đường Phật giáo của Ikeda. Những 8 tác phẩm thơ và thể loại văn xuôi này là nguồn tài liệu chính được sử dụng trong đề tài. Tuy nhiên, vì các tác giả kể trên không chỉ là những nhà văn nổi tiếng mà còn là những nhà hoạt động xã hội tích cực, các thủ lĩnh tôn giáo và là các nhà hiền triết, nghiên cứu này, ngoài các tác phẩm nêu trên, cũng khai thác phân tích và trích dẫn thêm các bài nói chuyện, các bài luận và các tác phẩm khác của các tác giả với mục đích có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về triết lý của họ. Giá trị cốt lõi của đề tài Đường hướng tiếp cận của đề tài - sử dụng phân tích văn học làm công cụ để làm nổi bật giá trị của tài liệu được phân tích có giá trị quan trọng đối với các nhà quản lý giáo dục, những người làm công tác xây dựng chương trình đào tạo, những trí thức hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, các giáo viên giảng dạy văn học, các sinh viên chuyên ngành văn học, mọi công dân trong cộng đồng và các nhà nghiên cứu. Các nhà quản lý giáo dục. Đề tài giúp những nhà hoạch định chính sách thuộc Bộ giáo dục và đào tạo của Việt Nam ưu tiên thúc đẩy nội dung giáo dục hoà bình thông qua các chương trình học chính thống, các dự án, các chính sách khuyến khích. Đồng thời, đề tài cũng khơi gợi ý tưởng cho các nhà hoạch định chính sách phát triển các hoạt động liên quan đến chủ đề hoà bình thông qua các cộng đồng học tập, đem lại lợi ích cho mọi công dân trong cộng đồng không kể giới tính, sắc tộc, quốc tịch hay sự khác biệt tôn giáo. 9 Thành phần trí thức làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Đề tài cung cấp cho họ cái nhìn khá đầy đủ về hoà bình và triết lý cuộc sống rút ra từ các nhà tư tưởng hoà bình. Qua đó, họ có thể tiên phong vận dụng những triết lý đó vào trong chính cuộc sống của mình và vận động, lôi cuốn mọi người ở mọi lứa tuổi và ở các lĩnh vực khác nhau cùng xây dựng lối sống không có bạo lực. Họ cũng có thể dẫn dắt những người cùng nơi làm việc đề cao lối sống hoà bình, xác định rõ mục tiêu sống, củng cố mối quan hệ bền vững tại cơ quan. Những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông Đề tài mở ra cho những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông đường hướng gắn giáo dục với truyền thông để thay đổi quan niệm văn hoá, các chuẩn mực và hành vi có lợi đối với khán thính giả. Thông qua biện pháp này, các phóng viên, những người làm chương trình có thể lồng ghép thông điệp giáo dục hoà bình và hoà hợp vào các bộ phim truyền hình, các chương trình truyền thông giúp thay đổi tích cực nhận thức, thái độ và hành vi của khán thính giả. Giảng viên giảng dạy môn văn học tại các trường đại học. Nghiên cứu cung cấp cho giáo viên những kiến thức nhất định về việc sử dụng phương pháp phù hợp trong giảng dạy văn học, trong đó phân tích và phê bình văn học là dạng bài tập hữu ích để khai thác các chủ đề có ý nghĩa. Đồng thời, luận án này cũng mở ra cho các giáo viên khả năng lồng ghép khái niệm hoà bình và hoà hợp vào các giờ học văn, hình thành ở học sinh phẩm chất và trí tuệ tốt đẹp. 10 Sinh viên chuyên ngành văn học Đề tài cung cấp cho sinh viên một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về cuộc sống với những thông điệp về hoà bình và hoà hợp mà các nhà văn, nhà tư tưởng hoà bình gửi gắm. Đồng thời, đề tài cũng củng cố ở sinh viên thái độ trân trọng đối với văn học nghệ thuật, và gắn phân tích văn học với việc lĩnh hội tri thức nhân loại. Các công dân trong xã hội. Đề tài thức tỉnh các cá nhân trong cộng đồng nâng cao trách nhiệm xã hội để hạn chế những bạo lực đang khuynh đảo thế giới hiện nay. Đề tài giúp mỗi thành viên cộng đồng nhận thức được việc tồn tại, cuộc sống hạnh phúc, lợi ích của mỗi cá nhân chỉ thực sự có được khi nó được đặt trong lợi ích chung của cộng đồng, nhóm xã hội, các tổ chức và dân tộc, và do đó tất cả phải chung tay xây dựng một cuộc sống hoà bình và hoà hợp. Và trong một tập thể, ứng xử dựa trên sự tôn trọng quan điểm của cá nhân và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất cao là cơ sở để đạt được những lợi ích cao nhất. Các nhà nghiên cứu Đề tài gợi mở cho các nhà nghiên cứu đi sâu thêm vào tìm hiểu các các biện pháp hiệu quả để gắn các nguyên tắc không dùng bạo lực vào quan niệm sống của mọi người. Ngoài ra, đề tài còn cho thấy cách khai thác, lựa chọn các lý thuyết, đường hướng tiếp cận văn học vào phân tích và phê bình văn học. 11 Chương II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương này nhằm xác định cấu trúc của đề tài nghiên cứu. Tổng quan khái niệm Việc tổng quan khái niệm giúp xây dựng cấu trúc của đề tài. Các khái niệm tổng quan bao gồm các vấn đề chính sau: Đức Đa-lại Lạt- ma và các tác phẩm tiêu biểu; các nhà tư tưỏng bác ái hoà bình và các tác phẩm tiêu biểu; giáo dục hoà bình và văn hoá hoà bình. Tổng quan nghiên cứu Phần tổng quan này trình bày những nghiên cứu có liên quan thuộc lĩnh vực của đề tài. Tổng hợp tổng quan nghiên cứu Phần tổng quan này đưa ra lập luận về mối tương quan giữa các khái niệm tổng quan với đề tài thực hiện và so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa đề tài nghiên cứu và các nghiên cứu khác có liên quan. Nền tảng lý thuyết Phần này trình bày nền tảng lý thuyết và khung khái niệm tham chiếu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài, cho phép đề tài được thực hiện với độ tin cậy cao. 12 Định nghĩa khái niệm Phần này trình bày định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong đề tài, cho phép nội hàm của khái niệm được làm rõ hơn. Các thuật ngữ bao gồm: phân tích nội dung, nhận thức giáo dục hoà bình thế giới, hoà hợp, khía cạnh cá nhân, khía cạnh liên nhân, khía cạnh toàn cầu, nhà tư tưởng yêu chuộng hoà bình, tác phẩm tuyển chọn, Đa-lại Lạt- ma và Đa-lại Lạt-ma thứ 14. 13 Chương III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, áp dụng vào phân tích các nét nghĩa của khái niệm hoà bình và hoà hợp thể hiện trong các tác phẩm được tuyển chọn. Theo Suter (2012), nghiên cứu định tính dựa trên tiền đề lý luận rằng để hiểu được một hiện tượng phức tạp, người ta phải xem xét những trải nghiệm thực tế đa dạng của nhiều người tham gia và những kiểm nghiệm này được phản ánh bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm thể loại văn học kể cả thư và các bài nói chuyện. Patton (2002) chỉ ra rằng mục tiêu của phân tích định tính tài liệu là để khám phá các chủ đề và hiểu sâu nội hàm khái niệm. Do đó, đề tài này sử dụng thủ thuật phân tích nội dung và tìm kiếm thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. Xử lý tài liệu Tài liệu được phân loại và xác định một cách hệ thống dựa trên các chuẩn mực sau: Theo Stott (2014), có bảy tiêu chuẩn xác định thế nào là một tác phẩm văn học. Một sản phẩm trình bày dưới dạng viết được coi là một tác phẩm văn học nếu nó được trình bày tốt và chứa đựng nhiều thông tin. Những chuẩn mực bao gồm: giá trị kiến thức, giá trị tinh 14 thần, lôi cuốn rộng rãi, giá trị bền vững, có tính gợi mở, có tính nghệ thuật và có phong cách riêng. Xét về khía cạnh giá trị kiến thức, các tác phẩm được lựa chọn cho nghiên cứu này giúp người đọc nhận biết về giá trị của con người, bản chất của con người, quan hệ của con người với thế giới. Đặc biệt các tác phẩm này cung cấp cho người đọc kiến thức phong phú về hoà bình và hoà hợp. Xét về khía cạnh giá trị tinh thần, các tác phẩm lựa chọn chứa đựng đầy thông điệp về đạo đức sau các vần thơ và mỗi dòng văn xuôi, giúp người đọc trở thành những con người hoàn thiện hơn. Xét về mức độ lôi cuốn, các tác phẩm tuyển chọn đều nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả ở mọi tầng lớp, nhiều quốc gia và nhiều nền văn hoá. Xét về tính bền vững, các tác phẩm đã, đang và sẽ còn lôi cuốn được người đọc bởi những giá trị chân lý, các thông điệp chứa đựng đằng sau các tác phẩm luôn luôn mới mẻ và sâu sắc, có giá trị vượt mọi không gian và thời gian. Xét về tính gợi mở, các tác phẩm tuyển chọn thể hiện sức mạnh của văn học như là một công cụ khơi gợi ở người đọc tình cảm, ý chí, trí tưởng tượng, chiêm nghiệm và rút ra bài học cho cuộc sống thực tế, sẵn sàng thay đổi tích cực cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Xét về tính nghệ thuật và phong cách, các tác phẩm lựa chọn đều được trình bày tốt, thể hiện sự sáng tạo của tác giả và mang phong cách nghệ thuật riêng. 15 Khi phân tích tác phẩm, bao gồm các tác phẩm chính và một số tác phẩm khác có liên quan, các nhận định được trích dẫn và phân tích một cách kỹ lưỡng. Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng tự do đưa ra nhận định và bày tỏ ý kiến cá nhân. 16 CHƯƠNG IV Chương này trình bày toàn bộ những phân tích tập trung xung quanh các tác phẩm lựa chọn để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở chương I. CHƯƠNG V TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý Chương này trình bày tóm tắt, kết quả nghiên cứu, kết luận và gợi ý hướng nghiên cứu xa hơn. Tóm tắt Nghiên cứu này tập trung phân tích triết lý hoà bình và hoà hợp của Đức Đalại Lạtma thứ 14 và một số nhà yêu chuộng hoà bình và gắn triết lý này với việc nhận thức về giáo dục hoà bình mang tính toàn cầu. Cụ thể, nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau: 1. Triết lý hoà bình và hoà hợp thể hiện như thế nào trong các tác phẩm của Đa-lại Lạt-ma thứ 14? 2. Khái niệm hoà bình được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm tuyển chọn của các tác giả sau: 2.1. Mawlana Rumi; 2.2. Rabindranath Tagore; 2.3. Pope John Paul II; and 2.4. Daisaku Ikeda? 3. Những điểm chung trong quan niệm về hoà bình của các tác giả kể trên là gì? 17 4. Làm thế nào để những triết lý về hoà bình của các tác giả kể trên được gắn với nhận thức hoà bình và chương trình giáo dục hoà bình toàn cầu? Đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định tính và đường hướng triết học và xã hội học làm nền tảng lý thuyết. Nghiên cứu áp dụng thủ pháp phân tích nội dung, một thủ pháp hệ thống trong phân tích nội dung thông điệp và xử lý thông điệp Các tác phẩm được lựa chọn để phân tích bao gồm: Sức mạnh của tình thương yêu, Tình thương yêu vĩnh cửu cho một thế giới không hoàn hảo, Vượt trên tôn giáo – Giá trị đạo đức cho toàn thế giới, và Tinh hoa cổ đại và thế giới hiện đại – Giá trị đạo đức trong kỷ nguyên mới của Đa-lại Lạt-ma. Các tác phẩm khác bao gồm: Nasnavi của Rumi, Thơ dâng và Dân tộc chủ nghĩa của Tagore, Thông điệp ngày thế giới hoà bình của Giáo hoàng John Paul và Vì mục đích hoà bình: Bảy con đường tiến tới hoà hợp toàn cầu tiếp cận từ con đường Phật giáo của Ikeda. Kết quả Các kết quả phân tích thể hiện như sau: 1.Đức Đa-lại Lạt-ma thứ 14 đã biến những triết lý cao siêu của Phật giáo thành những chân lý giản dị đời thường, phù hợp với cuộc sống hiện đại, là kim chỉ nam cho bất cứ ai muốn có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình trong một thế giới hiện đại đang đầy những bất ổn hiện nay. Đa-lại Lạt-ma đã khái quát những vấn đề chung của nhân loại, trong đó có đề cập đến bản chất của con người. Ông khẳng định rằng tất cả con người, bất kể sắc tộc, tôn giáo, văn hoá, hay địa vị xã hội 18 thế nào, đều mong muốn có cuộc sống hạnh phúc và không muốn cuộc sống chịu những khổ đau, vì vậy, ông gợi ý rằng việc đối xử với nhau giữa con người với con người dựa trên tình yêu thương và sự tôn trọng là cơ sở để duy trì hạnh phúc và hoà bình ở mọi tầng bậc – cá nhân, cộng đồng và thế giới. Ông cũng đề cập đến một loạt những vấn đề mà nhân loại đang phải đối mặt, trên cơ sở đó ông kêu gọi trách nhiệm toàn cầu và đề xuất một cuộc cách mạng tinh thần như một giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề của nhân loại. 2. Các tác giả Rumi, Tagore, Giáo hoàng John Paul và Ikeda đều thể hiện những quan điểm mạnh mẽ và điển hình về hòa bình và hoà hợp ở ba tầng bậc: cá nhân, cộng đồng và thế giới. Quan niệm của Rumi rằng con người phải hướng tới tìm hiểu sâu hơn về mặt tâm hồn và chấp nhận sự khác biệt về hình dáng bên ngoài để tìm ra điểm chung của con người thực sự là một tư tưởng tiến bộ của một người sinh ra ở thế kỷ thứ 12. Tư tưởng này là nền tảng để xây một xã hội trong đó con người có thể chung sống trong hoà hợp và hoà bình ở bất cứ thời đại nào. Tagore, người được coi là biểu tượng của sự hoà hợp, khám phá ra vẻ đẹp của vũ trụ bởi sự đa dạng và mối quan hệ gắn kết giữa con người với thiên nhiên. Những vần thơ của ông là những lời cầu nguyện cho toàn nhân loại được sống trong hoà bình và hoà hợp bằng việc gạt bỏ những cái xấu và phát huy những cái đẹp. Daisaku Ikeda xem đối thoại như phương tiện quan trọng cho hoà bình và nhấn mạnh rằng giá trị của con người thể hiện ở sự đóng góp cho cộng đồng. Ông cũng khuyến khích sự chuyển giao giá trị hoà bình cho thế tương lai. 19 Giáo hoàng John Paul coi tự do về lương tâm, công lý, sự thật, tôn trọng nhân quyền và tinh thần trách nhiệm là các giá trị chủ yếu đảm bảo sự tồn tại trong hoà hợp và hoà bình. 3. Rumi đại diện cho đạo Islam, Giáo hoàng John Paul đại diện cho Thiên Chúa giáo, Đalại Lạtma và Ikeda đại diện cho Phật giáo và nhà thơ Tagore đại diện cho sự độc lập đối với các tôn giáo chính thống - họ có nhiều quan điểm chung về tư tưởng hòa bình và giáo dục hòa bình. Những giá trị triết lý của những thủ lĩnh tinh thần, những nhà hoạt động xã hội tích cực, những nhà hiền triết và cũng là những nhà hùng biện tài ba này có ý nghĩa to lớn với việc cải cách xã hội. Họ ðều khát khao hoà bình và nỗ lực tìm kiếm hoà bình cho nhân loại, coi hoà bình là nhu cầu căn bản và là mục tiêu cuối cùng của con người. Để có hoà bình, con người cần phải nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp như tình yêu thiên nhiên, tình yêu đồng loại và trách nhiệm với chính mình, với cộng đồng và với toàn nhân loại. Tất cả các nhà tư tưởng này đều nhấn mạnh sự cần thiết để duy trì hoà bình và hoà hợp là sự tôn trọng sắc tộc, tôn trọng đa dạng văn hoá và đa dạng tôn giáo. 4. Những giá trị đạo đức tốt đẹp và bền vững được tìm thấy trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng yêu chuộng hòa bình mang tính phổ quát và bền vững bất chấp không gian và thời gian. Gắn những giá trị này với giáo dục thế hệ trẻ là cơ sở thúc đẩy sự tôn trọng giá trị đa văn hóa, nuôi dưỡng phẩm chất tốt đẹp của con người và nâng cao tinh thần trách nhiệm để xây dựng một thế giới hòa bình nói chung và của một Việt Nam hoà bình nói riêng. 20 Kết luận Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số kết luận được rút ra như sau: 1. Đức Đa-lại Lạt-ma thứ 14 đã biến những triết lý cao siêu của Phật giáo thành những chân lý giản dị đời thường, phù hợp với cuộc sống hiện đại, là kim chỉ nam cho bất cứ ai muốn có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình trong một thế giới hiện đại đang đầy những bất ổn hiện nay. 2. Các tác giả Rumi, Tagore, Giáo hoàng John Paul và Ikeda đều thể hiện những quan điểm mạnh mẽ và điển hình về hòa bình và hoà hợp ở ba tầng bậc: cá nhân, cộng đồng và thế giới. 3. Mặc dù các nhà tư tưởng hoà bình đại diện cho các tôn giáo và các nền văn hoá khác nhau, họ thể hiện nhiều quan điểm chung có giá trị về hoà bình và hoà hợp. 4. Gắn những giá trị đạo đức tốt đẹp và bền vững được tìm thấy trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng yêu chuộng hòa bình với giáo dục thế hệ trẻ là cơ sở thúc đẩy sự tôn trọng giá trị đa văn hóa, nuôi dưỡng phẩm chất tốt đẹp của con người và nâng cao tinh thần trách nhiệm để xây dựng nền hoà bình. Đề xuất Từ kết quả nghiên cứu và dựa trên kết luận của đề tài, một số gợi ý được đưa ra như sau: - Các nhà quản lý giáo dục có thể sử dụng đề tài này làm cơ sở đưa nội dung giáo dục hòa bình vào chương trình học. 21 - Thông tin truyền thông có thể truyền bá những giá trị thực tiễn của nghiên cứu này cho các thành phần xã hội ở mọi lứa tuổi và ở nhiều lĩnh vực để duy trì một cuộc sống hòa bình và hòa hợp trong cộng đồng, có thể lồng ghép những giá trị của nghiên cứu về hòa bình và giáo dục hòa bình vào các chương trình phát thanh truyền hình đem lại lợi ích cho khán thính giả. - Giáo viên dạy văn học có thể sử dụng kết quả phân tích để hình thành và phát triển ở học sinh khả năng cảm nhận về giá trị của văn học; - Sinh viên nghiên cứu văn học nhận thức rõ về giáo dục hòa bình và áp dụng phân tích văn học như một phương pháp tìm tòi khám phá tri thức nhân loại. - Mỗi độc giả có thể nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và hòa hợp quan hệ trong xã hội, đem lại lợi ích cho mỗi cá nhân, nhóm cộng đồng, cả dân tộc và toàn nhân loại. - Các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh của đề tài này xung quanh chủ đề hoà bình và hoà hợp; họ cũng có thể thực hiện các nghiên cứu mang tính ứng dụng thử nghiệm đưa nội dung giáo dục hoà bình của nghiên cứu này áp dụng cho các chương trình và nhóm đối tượng cụ thể. 22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_triet_ly_hoa_binh_va_hoa_hop_cua_da_lai_lat.pdf
Tài liệu liên quan