Tóm tắt Luận án Tranh kỹ thuật số ở Việt Nam hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Đức Sơn TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 62 21 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2015 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Xuân Thành Phản biện 1: PGS. Lê Anh Vân Trường Đại học Mỹ thuật V

pdf27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Tranh kỹ thuật số ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam Phản biện 2: PGS. TS. Lê Bá Dũng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Phản biện 3: TS. Đinh Hồng Hải Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Số 32, Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi.giờ ..ngày.tháng..năm 2015 Có thể tìm hiểu tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới ngày nay đã và đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với một nền kinh tế tri thức, hội nhập toàn cầu hoá. Việt Nam cũng đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong lĩnh vực nghệ thuật ở Việt Nam, ngày càng nhiều nghệ sĩ ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sáng tạo nghệ thuật. Từ thực tế đó, tranh kỹ thuật số (KTS) đã bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi đề cập đến tranh KTS ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều người thậm chí là cả giới nghệ sĩ cũng đều nhìn nhận nó dưới góc độ “kỹ thuật”. Lý do chính là sự thiếu cập nhật thông tin gây nên những hiểu biết sai lệch về lĩnh vực này. Thực tế, vẫn chưa có công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, chuyên sâu, tiếp cận liên ngành về các vấn đề của tranh KTS, để từ đó có một cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về hình thức của dạng nghệ thuật này. Việc nghiên cứu và xem xét tranh KTS theo quan điểm: nghệ thuật học, mỹ thuật học, ký hiệu học nghệ thuật, cấu trúc văn bản nghệ thuật nhằm đúc kết thành một công trình mang tính khoa học là rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ tình hình thực tiễn nêu trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài Tranh kỹ thuật số ở Việt Nam hiện nay. Đề tài nghiên cứu muốn đề cập đến thực trạng, xu hướng phát triển của tranh KTS ở Việt Nam. Đồng thời phân tích, tổng hợp và lý giải những vấn đề liên quan đến tranh KTS ở Việt Nam hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề có liên quan đến đề tài Trên thế giới, công trình nghiên cứu The digital computer as a creative medium nghiên cứu việc sử dụng máy vi tính trong thực hành nghệ thuật như là một phương tiện sáng tạo nghệ thuật. Frank Dietrick trong nghiên cứu Visual Intelligence: The first Decade of Computer Art (1965 - 1975) bàn về sự phát triển của nghệ thuật đồ họa vi tính trong những năm thập niên 60 của thế kỷ XX. Công trình 2 nghiên cứu Media Aesthetics - Aesthetics Theory của Herber T. Zettl đưa ra những ứng dụng thẩm mỹ trên các phương tiện truyền thông, và những lý thuyết quan trọng nhằm phân tích tính thẩm mỹ của các tác phẩm nghệ thuật KTS. Herbert W. Franke Leonardo trong nghiên cứu The New Visual Age: The Influence of Computer Graphics on Art and Society đề cập đến những ảnh hưởng của đồ họa vi tính trong nghệ thuật và xã hội vào thời điểm những năm thập niên 80 của thế kỷ XX, đưa ra những lập luận về sự phát triển trong lĩnh vực CNTT đã và đang làm cho nghệ thuật KTS thâm nhập ngày càng sâu rộng hơn vào giới nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư trong xã hội. Công trình nghiên cứu Visual Literacy Theory của Paul Messaris về hình ảnh thị giác trong nhiều lĩnh vực từ truyền thông đến tâm lý học, giáo dục, thẩm mỹ và thậm chí cả trong nghiên cứu văn hóa. Nghiên cứu History of Art in the Digital Age: Problems and Possibilities của William Vaughan cung cấp một tổng quan về sự tác động của máy vi tính trong việc nghiên cứu lịch sử nghệ thuật. Công trình nghiên cứu của Boden, M. Aesthetics and Interactive Art đưa ra và khẳng định tính mới trong nghệ thuật tương tác cũng như sự quan trọng của nó đối với lịch sử nghệ thuật, bảo trợ và thực hành nghệ thuật. Bài viết Behind the Canvas: an Algorithmic Space Reflections on Digital Art của Frieder Nake bàn nhiều về không gian trong hình ảnh và không gian nghệ thuật. Bài viết nghiên cứu của George Mallen On the relationship of computing to the arts and culture – an evolutionary perspective đề cập đến vấn đề nghệ thuật trong kỷ nguyên KTS, làm rõ được mối quan hệ của máy tính với nghệ thuật và văn hóa. Frieder Nake cũng có bài viết Paragraphs on Computer art, past and present là một tuyên ngôn của Nghệ thuật KTS. Bài viết Creating continuity between computer art history and contemporary art của Bruce Wands tìm hiểu phương thức tạo ra sự liên tục giữa lịch sử nghệ thuật máy tính với các nghệ sĩ thế hệ mới, những người lao động nghệ thuật trên máy tính một cách tự nhiên 3 nhằm tạo nên nền nghệ thuật đương đại. Trong nghiên cứu The Computer as a dynamic medium của Nick Lambert đề cập đến không gian đại diện trong các màn hình máy tính. Công trình nghiên cứu của Anna Bentkowska-Kafel, Trish Cashen và Hazel Gardiner: Digital Art History, A Subject in Transition, Computers and the History of Art khẳng định nghệ thuật KTS không phải là một hoạt động độc lập rời rạc được tách ra từ các loại hình nghệ thuật khác. Mà nó chính là một phương pháp tiếp cận và có thể liên quan đến tất cả các phương thức liên kết với các dạng thực hành nghệ thuật khác. Ở Việt Nam, tài liệu của tác giả Đỗ Trung Tuấn Giới thiệu về Đa phương tiện (ĐPT) có bàn về Multimedia giới thiệu khái quát về Multimedia, mô tả các dạng của Multimedia, trong đó đề cập về các tình huống dùng Multimeida, những vấn đề liên quan đến bản quyền trong công nghiệp Multimedia. Tài liệu dịch của tác giả Cao Thụy và Cao Bình về Multimedia và thế giới ảo giới thiệu khái quát về nghệ thuật truyền thông ĐPT và những kiến thức cơ bản về thế giới ảo cũng như những ứng dụng của Multimedia trong giáo dục. Tác giả Mai Thanh Long và Nguyễn Thanh Tùng cũng có sách Ngành mỹ thuật ĐPT đề cập và mô tả ngành mỹ thuật ĐPT ở Việt Nam ở mức độ nêu vấn đề, liệt kê và giải thích những kiến thức phổ thông trong lĩnh vực mỹ thuật ĐPT. Luận văn Thạc sĩ của tác giả luận án nghiên cứu đặc trưng của mỹ thuật ĐPT ở Việt Nam trong kỷ nguyên KTS. Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện một số bài viết nghiên cứu về mỹ thuật ĐPT và hội họa KTS ở Việt Nam: bài nghiên cứu Thiết kế đồ họa – Giảng dạy thiết kế đồ họa trong kỷ nguyên KTS đề cập đến thiết kế đồ họa của Việt Nam khi bước vào thế kỷ XXI. Các bài viết: Giảng dạy Mỹ thuật truyền thông ĐPT ở Việt Nam trong Kỷ nguyên KTS; Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo Thiết kế mỹ thuật ĐPT ở Việt Nam hiện nay; Một số vấn đề về ứng dụng Công nghệ KTS trong Công nghệ dạy và học thiết kế ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề giảng dạy nghệ thuật ĐPT ở Việt 4 Nam trong kỷ nguyên KTS. Thực trạng và giải pháp để phát triển đội ngũ họa sĩ KTS ở Việt Nam. Ứng dụng Công nghệ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là CNTT trong giảng dạy và học tập mỹ thuật ĐPT... Bài viết nghiên cứu Đặc trưng mỹ thuật ĐPT đề cập đến những đặc trưng của mỹ thuật ĐPT ở Việt Nam, những ưu điểm và hạn chế của những đặc trưng này trong xã hội nói chung cũng như trong nghệ thuật tạo hình nói riêng. Bài viết Ảnh hưởng của mỹ thuật ĐPT đến nghệ thuật thị giác đề cập đến phần còn thiếu trong hoạt động lý luận phê bình nghệ thuật Việt Nam khi chưa có nhận định, đánh giá cũng như sự định hướng cần thiết cho sự phát triển của nghệ thuật thị giác ở Việt Nam trong kỷ nguyên KTS. Bài viết Ảnh hưởng của mỹ thuật ĐPT đến sự phát triển của nghệ thuật thị giác Việt Nam trong kỷ nguyên KTS cũng đề cập đến những giải pháp quản lý vĩ mô với những chiến lược đào tạo dài hạn, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ “họa sĩ số”... Bài viết: Hội họa KTS trong mối quan hệ với hội họa truyền thống và bài viết Internet trong đào tạo hội họa kỹ thuật số ở Việt Nam cũng bàn nhiều về hội họa KTS và giảng dạy hội họa KTS ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực nghệ thuật ĐPT trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhưng trên thực tế rất cần phải có những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, chuyên sâu, tiếp cận liên ngành để luận giải và đúc kết những vấn đề về lý luận khoa học và thực tiễn của tranh KTS ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu chuyên sâu về tranh KTS ở Việt Nam. Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nêu lên được những đặc trưng ngôn ngữ tạo hình trong tranh KTS ở Việt Nam; luận bàn về phương thức tạo hình tranh KTS ở Việt Nam; làm rõ bản chất cũng như vai trò của họa sĩ trong quá trình sáng tác tranh KTS. Luận án tạo cơ sở tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn và những hướng nghiên cứu khác về nghệ thuật KTS ở Việt Nam, đồng thời 5 cũng đóng góp một số lý luận mang tính ứng dụng và thực tiễn phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập mỹ thuật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tranh KTS ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu từ năm 2000 đến nay; tập trung nghiên cứu ở hai trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam là Hà Nội và TP. HCM. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án thuộc chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở mỹ thuật học, thông qua nghiên cứu đa ngành, liên ngành như: văn hóa, lịch sử, khoa học, nghệ thuật, mỹ thuật Quá trình nghiên cứu của luận án thông qua các phương pháp chủ yếu như: nghiên cứu văn bản, tài liệu; nghiên cứu thực tế và điền dã; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn giải; phương pháp lịch sử; nghiên cứu khảo sát; thể nghiệm. 6. Giả thuyết nghiên cứu Ngày nay, khi họa sĩ sử dụng máy tính như là một phương tiện, công cụ để hỗ trợ sáng tác nghệ thuật, đã làm nảy sinh vấn đề rằng liệu tranh KTS có phải là nghệ thuật hay không? Giả thiết rằng nếu tranh KTS cũng được coi là một dạng nghệ thuật, vậy thì đặc trưng của nó là gì? Hơn thế nữa, CNTT hiện nay đang phát triển rất nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nó đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có nghệ thuật. Giả thiết rằng ở Việt Nam hiện nay có nhiều người vẽ tranh KTS, vậy tranh KTS ở Việt Nam có những khuynh hướng sáng tác và đặc trưng nào? Những phương thức vẽ nào có thể làm cho tranh KTS trở nên sống động hơn, hấp dẫn hơn, và có giá trị nghệ thuật cao? Cần có những định hướng và giải pháp nào nhằm phát triển tranh KTS ở Việt Nam? Thông qua nghiên cứu, đề tài luận án sẽ làm sáng tỏ những giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu nêu trên. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6 Đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo về lý thuyết và thực tiễn cho các nhà phê bình, lý luận nghệ thuật, nhà quản lý văn hóa nghệ thuật; họa sĩ, nhà thiết kế đang hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật KTS. Đề tài nghiên cứu đưa ra cách nhìn nhận có hệ thống về đặc trưng ngôn ngữ tạo hình và những phương tiện biểu đạt tranh KTS ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp tích cực góp phần dự báo và định hướng cho sự phát triển của nghệ thuật KTS ở Việt Nam. 8. Một số khái niệm công cụ Luận án đưa ra và giải thích một số khái niệm công cụ được thao tác và sử dụng trong luận án: hội họa; hội họa giá vẽ; nghệ thuật đa phương tiện; ngôn ngữ tạo hình hội họa; nghệ thuật tradigital; họa sĩ kỹ thuật số. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu (19 trang), Kết luận (04 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục (70 trang). Nội dung nghiên cứu của đề tài được cấu trúc gồm có 03 Chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tranh KTS ở Việt Nam (36 trang). Chương 2: Đặc trưng của tranh KTS ở Việt Nam (39 trang). Chương 3: Luận bàn về phương thức biểu đạt tranh KTS ở Việt Nam hiện nay (31 trang). Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRANH KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM 1.1. Khái lược về tranh KTS Các nghệ sĩ trên thế giới bắt đầu sử dụng công nghệ để tạo ra nghệ thuật KTS vào năm 1960. Khoảng nửa sau của thế kỷ XX và đặc biệt là trong mười năm đầu của thế kỷ XXI, nghệ thuật KTS phát triển rất nhanh và thực sự trở thành một phương tiện được nhiều người trên thế giới biết tới, đặc biệt là giới họa sĩ. 7 1.1.1. Khái niệm Tranh kỹ thuật số Digital painting (tranh KTS) là hình thức nghệ thuật dùng kỹ thuật vẽ giống như trong hội họa giá vẽ. Những kỹ thuật này được áp dụng với các công cụ vẽ KTS nhằm tạo ra tác phẩm một cách trực tiếp trên máy tính. Hình ảnh tác phẩm có thể được lưu trữ dưới dạng băng từ hoặc KTS. Về công cụ và phương tiện biểu đạt: phần mềm hỗ trợ vẽ KTS cung cấp cho họa sĩ nhiều kiểu cọ vẽ, màu vẽ và hiệu ứng vẽ khác nhau; về chất lượng và nội dung của tác phẩm: tương tự như hội họa giá vẽ truyền thống, tác phẩm hoàn thiện mới thực sự quan trọng; về bản chất: có thể nói tranh KTS là một thể loại của hội họa giá vẽ truyền thống; về mặt cảm thụ: tác phẩm được xem thông qua màn hình máy tính hoặc được kết xuất ra bằng phương pháp in KTS trên một chất liệu như giấy hoặc vải... Ngày nay, phần lớn họa sĩ kết hợp kỹ thuật và chất liệu của hội họa giá vẽ với KTS trong tác phẩm của mình, hình thành nên một dạng tranh tổng hợp: Tradigital Art. 1.1.2. Đặc trưng của tranh KTS 1.1.2.1. Đặc trưng về hình thức và truyền thông tác phẩm Tranh KTS có 2 nguyên lý đặc trưng cơ bản: “biến đổi” - tác phẩm hội họa tồn tại ở nhiều biến thể khác nhau; “chuyển mã” - chuyển dịch tác phẩm sang một định dạng khác. Tranh KTS được tạo ra bằng phần mềm hỗ trợ vẽ như Adobe Photoshop hoặc Corel Painter, và được lưu bằng định dạng cụ thể tùy thuộc vào phương thức tác phẩm được xem. Tranh KTS có thể được in, sao chép và sản xuất hàng loạt nhằm nhân rộng và chuyển tới công chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua nhiều kênh truyền thông như: truyền hình, internet, CD tương tác, ấn phẩm 1.1.2.2. Đặc trưng về quy trình vẽ và sáng tạo Quá trình vẽ tranh KTS về cơ bản gần giống với vẽ tranh giá vẽ. Một bức tranh KTS bao gồm không chỉ là một hình ảnh cuối cùng, mà còn là công nghệ KTS trợ giúp họa sĩ trong quá trình vẽ; sự 8 tương tác giữa con người và máy tính khi vẽ và họa sĩ KTS kết hợp các kỹ thuật của hội họa giá vẽ với công nghệ trong sáng tác. 1.1.2.3. Đặc trưng về phương thức tạo hình tác phẩm Vẽ tranh trên máy tính có thể được xem như là một công nghệ “nhẹ nhàng”. Họa sĩ không cần phải tiếp xúc với những mùi độc hại của sơn dầu, họ cũng không cần bận tâm về hàng tá cọ vẽ, bay vẽ, bút chì, bảng màu Cái họ cần chỉ là chiếc máy vi tính với những thiết bị hỗ trợ vẽ và chiếc máy in. Nếu xét về nghệ thuật, vẽ tranh trên máy vi tính cũng gần giống như vẽ tranh hội họa giá vẽ. Tuy nhiên, những tiện ích của công nghệ KTS có thể làm tăng thêm hiệu quả thị giác bằng những hiệu ứng đặc biệt. Về phương thức tạo hình: hình ảnh KTS gồm nhiều lớp. Khi thể hiện tác phẩm, họa sĩ có thể lưu tiến trình sáng tác thành từng bước hoặc lưu một phần của tác phẩm và họ có thể quay trở lại để vẽ hoàn tất tác phẩm. 1.1.2.4. Đặc trưng về ngôn ngữ tạo hình các yếu tố thị giác Một số đặc trưng về ngôn ngữ tạo hình trong tranh KTS: tỷ lệ của không gian thao tác; ánh sáng và màu sắc KTS; điểm ảnh KTS; bố cục thường dùng dạng lưới (grid); ngoài không gian truyền thống (dài, rộng, sâu) còn có chiều thời gian và chiều tương tác; đặc trưng về định dạng và độ phân giải của tranh KTS; đặc trưng hình ảnh KTS (vector và bitmap). Ngoài những đặc trưng về ngôn ngữ tạo hình, tranh KTS còn có những đặc trưng khác liên quan đến kỹ thuật và công nghệ: chất lượng tác phẩm phụ thuộc vào thiết bị kết xuất; thiết bị hiển thị màn hình; độ phân giải màn hình; độ phân giải hình ảnh; độ phân giải kết xuất; định dạng hình ảnh; mô hình màu sắc để xây dựng tác phẩm; thiết lập tùy biến trên thiết bị người sử dụng... 1.1.2.5. Đặc trưng về sự tương tác giữa họa sĩ và máy tính Đặc trưng chủ yếu của tranh KTS chính là “sự giao tiếp” của họa sĩ với tác phẩm của mình. Thông qua thiết bị màn hình trung gian với một giao diện người dùng. Hình thức giao tiếp giữa họa sĩ và máy vi tính là quá trình tương tác hai chiều trong quá trình vẽ: từ 9 máy tính tới họa sĩ và từ họa sĩ tới máy vi tính; Ngoài ra, trong lĩnh vực nghệ thuật KTS còn có sự tương tác qua lại giữa người xem (công chúng) với tác phẩm. 1.2. Sự hình thành nghệ thuật đa phương tiện và tranh kỹ thuật số 1.2.1. Lược sử tranh kỹ thuật số trên thế giới 1.2.1.1. Sự xuất hiện của nghệ thuật đa phương tiện trên thế giới Năm 1965 thuật ngữ “Multimedia” được sử dụng lần đầu tiên trên thế giới để nói về một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Từ những năm 1950 đến 1960: thiết bị màn hình đồ họa xuất hiện tại Đức (1959); SAGE bút sáng thao tác với màn hình (1960); William Fetter đưa ra phương pháp đồ hoạ vi tính (1960). Từ 1960 đến 1970: Ivan Sutherland đưa ra khả năng tạo mới, hiển thị và thay đổi được những hiện thực theo thời gian thực trên màn CRT (1963). Từ 1970 đến 1980: đồ hoạ điểm, bắt đầu sử dụng chuẩn đồ hoạ GKS. Từ 1980 đến 1990: phát triển mạnh về phần cứng, thiết bị hình học đồ hoạ Silicon. PHIGS xác định các phương pháp chuẩn cho các mô hình thời gian thực và lập trình hướng đối tượng; Giao diện người dùng và máy. Từ 1990 đến 2000: giao diện chương trình ứng dụng; các triển vọng phần cứng: Texture mapping, blending 2000 đến hiện nay: nhân loại chứng kiến sự xuất hiện và phát triển vượt bậc của ảnh hiện thực với card đồ hoạ máy tính. Ngày nay, những phần mềm hỗ trợ vẽ tranh KTS - trong số đó Painter Corel và Adobe Photoshop đóng vai trò chủ đạo - tiếp tục phát triển cùng với phần cứng máy tính, tranh KTS có nhiều hiệu ứng sáng tạo rất đa dạng và phong phú 1.2.1.2. Những sự kiện trong lĩnh vực nghệ thuật đa phương tiện làm nền tảng cho sự xuất hiện của tranh kỹ thuật số Giữa thập niện 1960 của thế kỷ XX, trên thế giới xuất hiện nhiều nghệ sĩ quan tâm đến những hoạt động sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực giao thoa giữa nghệ thuật và công nghệ và đã hình 10 thành nên nghệ thuật vi tính. Hai cuộc triển lãm đầu tiên về nghệ thuật vi tính do các nhà khoa học tổ chức ở phòng triển lãm tranh Wise (NewYork và Stuttgart Đức) năm 1965. Năm 1967, Kluver và Robert Rauschenberg kêu gọi một số nghệ sĩ và kỹ sư công nghệ thành lập một hiệp hội “hợp tác - phát triển giữa nghệ sĩ và kỹ sư”. 1.2.1.3. Một số nghệ sĩ tiên phong trong lĩnh vực nghệ thuật kỹ thuật số Vera Molnar; Manfred Mohr; Larry Cuba; Lillian Schwartz; Peter Mc Lane; Herbert Franke, Frieder Nake; George Nees; Harold Cohen, Duane Palyka, Darcy Gerbarg, Colette; Charles Bangert đã đóng góp nhiều cho sự phát triển cuả nghệ thuật KTS thuở ban đầu. 1.2.2. Sự xuất hiện của nghệ thuật đa phương tiện dẫn đến sự hình thành và phát triển tranh kỹ thuật số ở Việt Nam Sự phát triển của CNTT có ảnh hưởng đến lớn nghệ thuật. Ở Việt Nam dần xuất hiện nghệ thuật ĐPT. 1.2.2.1. Sự xuất hiện của nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam Trong lĩnh vực mỹ thuật hình thành một đội ngũ “hoạ sĩ số”. Nhiều cơ sở đào tạo nghệ thuật ĐPT trong nước ra đời là kết quả tất yếu của sự vận động và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nghệ thuật ĐPT: khoa thiết kế Mỹ thuật truyền thông ĐPT của trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai (2002). Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã có sự kết hợp giữa đồ họa tạo hình và đồ họa ứng dụng trong sự giao thoa và cộng hưởng của nghệ thuật tạo hình và thiết kế. Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh cũng đã mở ra một hướng đào tạo nghệ thuật ĐPT bằng cách kết hợp giữa đồ họa tạo hình và đồ họa ứng dụng, đưa những học phần minh họa KTS vào giảng dạy trong chương trình của khoa Đồ họa và Mỹ thuật ứng dụng. Ngoài ra, cũng có một số cơ sở đào tạo mỹ thuật và mỹ thuật công nghiệp như: Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Đại học Nghệ thuật Huế, Đại học Kiến trúc TP. HCM... Bên cạnh hệ thống các cơ sở đào tạo công lập, ở Việt Nam còn xuất hiện các cơ sở đào 11 tạo công lập và liên kết với nước ngoài: RMIT; ARENA; Raffles LaSalle; Kent 1.2.2.2. Những hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật KTS thúc đẩy sử phát triển của tranh KTS ở Việt Nam Một số cuộc triển lãm nghệ thuật KTS đáng chú ý: Cứ làm đi của ARENA; Digital Art: Unreal 49,9% ; Mộng du và Huyền thoại; Triển lãm tranh vẽ trên máy vi tính do Câu lạc bộ họa sĩ trẻ thuộc Hội mỹ thuật Việt Nam với chủ đề Nghệ thuật thị giác KTS. Hội Mỹ thuật TP. HCM (2008) cũng tổ chức được một số triển lãm về digital art; triển lãm “Không gian ảo” (2009) đánh dấu sự ra đời câu lạc bộ Nghệ thuật KTS (Digital Art) đầu tiên ở Việt Nam Tiểu kết Vẽ tranh KTS là hình thức dùng kỹ thuật vẽ gần giống như trong hội họa giá vẽ. Những kỹ thuật này được họa sĩ áp dụng trên các công cụ vẽ KTS nhằm tạo ra tác phẩm hội họa một cách trực tiếp trên máy tính. Tranh KTS chủ yếu xây dựng trên những kiến thức nền tảng của nghệ thuật tạo hình. Tuy nhiên, tranh KTS cũng có những đặc trưng riêng. Đó là quá trình số hóa tất cả những tín hiệu thị giác của nghệ thuật thị giác: màu KTS; hình ảnh KTS; không gian thể hiện của tác phẩm; hình thức tương tác của nghệ sĩ với tác phẩm và những phương tiện biểu đạt tranh KTS Thế giới biết đến nghệ thuật số thông qua những cuộc triển lãm nghệ thuật số đầu tiên của những nghệ sĩ: Vera Molnar, Manfred Mohr, Larry Cuba, Lillian Schwartz, Charles Csuri, Michael Noll, June Nam Paik, Frieder Nake, John Whitney, Herbert Franke, George Nees từ Đức; Harold Cohen, Duane Palyka, Darcy Gerbarg, Colette và Charles Bangert từ Hoa kỳ Họ là những người tiên phong trong lĩnh vực nghệ thuật KTS và đã góp phần đáng kể cho sự phát triển cuả nghệ thuật vi tính trên thế giới thuở mới hình thành. Các nghệ sĩ Việt Nam lĩnh hội và phát triển nghệ thuật ĐPT thành một trong những lĩnh vực sôi động nhất trong nền văn hóa 12 nghệ thuật hiện nay. Sự xuất hiện của nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam chủ yếu được đánh dấu bằng sự ra đời của những trường cao đẳng, đại học chuyên đào tạo nghệ thuật và các cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài. Hiện nay, đã hình thành một thế hệ họa sĩ KTS trẻ năng động. Những hoạt động nghệ thuật KTS của họ đã và đang góp phần xây dựng nền nghệ thuật Việt Nam phát triển trong kỷ nguyên KTS. Chương 2 ĐẶC TRƯNG CỦA TRANH KTS Ở VIỆT NAM 2.1. Đặc điểm tranh KTS ở Việt Nam 2.1.1. Khái quát nghệ thuật KTS ở Việt Nam và một số nước trong khu vực Hoạt động nghệ thuật và triển lãm ở Việt Nam gần đây đã bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ với nhiều thể loại tác phẩm, nhiều khuynh hướng sáng tác và cách tân nghệ thuật. Tuy nhiên, sự phát triển của nghệ thuật KTS ở Việt Nam hiện nay vẫn còn manh mún, bộc phát chưa có những chiến lược phát triển dài lâu. Cần có định hướng phát triển nguồn nhân lực nghệ thuật KTS. Bên cạnh đó, phương pháp sáng tác tranh KTS ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có định hướng một cách rõ nét. Đa số chỉ là những thể nghiệm theo nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau. Cần có một cơ chế, hệ thống chính sách, chiến lược cho sự phát triển của nghệ thuật KTS nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển nghệ thuật KTS trong nước và hội nhập cùng với các nước trong khu vực. Tranh KTS của Indonesia vẫn giữ được bản sắc bản địa một cách mạnh mẽ. Họ thường xuyên kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống Ở Singapore tranh KTS không phát triển theo một hướng cụ thể. Trong khi đó tranh KTS Malaysia đã và đang hình thành những thay đổi trong cách tiếp cận mới. Đối với tranh KTS ở Thái Lan, trong quá khứ chủ yếu bị ảnh hưởng của hội họa tôn giáo. Tuy nhiên, những nghệ sĩ Thái trẻ sinh ra trong thập niên 1970 và 13 1980, đang hình thành xu hướng mới với những tác phẩm truyền thông mới (trên nền tảng KTS) Tranh KTS Philippines có một cộng đồng nghệ thuật lớn và mạnh mẽ nhất Đông Nam Á do nó bắt nguồn từ bốn di sản văn hóa lớn của châu Á, châu Âu, Mexico và Mỹ. 2.1.2. Về thể loại tranh Tranh KTS ở Việt Nam được họa sĩ sáng tác với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, bao gồm: nghệ thuật tạo hình; tranh minh họa; nghệ thuật màn hình; tranh truyện, hoạt hình, biếm họa; đồ hoạ; tranh cổ động 2.1.3. Về xây dựng hình tượng nghệ thuật và đề tài sáng tác Nội dung tranh KTS ở Việt Nam cũng đa dạng và phong phú nhưng chưa thực sự đặc sắc. Đa số bị ảnh hưởng của những phong cách quốc tế. Cũng có những đề tài mang tính thời sự được một số ít các họa sĩ KTS thể hiện: sự kiện chính trị, xã hội, thể thao, hoặc những vấn đề liên quan đến môi trường, Những đề tài mang tính triết lý nhân sinh, tranh sinh hoạt cũng được họa sĩ KTS Việt Nam bước đầu chú ý khai thác sáng tác. Những mảng đề tài lấy cảm hứng từ truyền thuyết, lịch sử dân tộc, truyện cổ tích văn chương Việt Nam chưa được chú trọng nhiều. 2.2. Khuynh hướng sáng tác tranh KTS ở Việt Nam Tranh KTS ở Việt Nam hiện nay chứa đựng nhiều hướng cách tân nghệ thuật. Xuất hiện các khuynh hướng sáng tác và tìm tòi thử nghiệm của họa sĩ KTS ở Việt Nam hiện nay: Hiện thực; Ấn tượng; Lập thể; Siêu thực; Trừu tượng, Pop art 2.2.1. Khuynh hướng hiện thực Nhiều họa sĩ KTS Việt Nam lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của cuộc sống làm đối tượng sáng tác nhằm cung cấp cho công chúng thưởng thức những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh... 2.2.2. Khuynh hướng Ấn tượng 14 Tranh KTS được nhiều họa sĩ Việt vẽ rất nhanh nhằm ghi lại một cách tổng quan khung cảnh hoặc nhân vật cần diễn đạt và nó được thể hiện một góc nhìn mới. Các họa sĩ thường chọn chủ đề về cuộc sống đương thời và luôn được vẽ với tông màu sáng dịu và tinh khiết 2.2.3. Khuynh hướng lập thể Một số họa sĩ thường bóp méo và làm biến dạng các nhân vật và các hình thức trong thế giới tự nhiên; hình thể được bố cục chồng chéo, đan xen nhau; không gian của tác phẩm được thể hiện đồng thời tại nhiều thời điểm khác nhau với các góc nhìn khác nhau 2.2.4. Khuynh hướng siêu thực Nhiều họa sĩ KTS cố gắng diễn tả tiềm thức bằng cách diễn đạt các vật thể và sự việc như được thấy trong những giấc mơ. Họ thường theo đuổi những chủ thể rất bình dị đặt trong một bối cảnh bí ẩn, hùng vĩ, khiến cho bức tranh mang một sức sống mới, ý nghĩa mới, như tồn tại trong mơ cùng những sự vật hiện thực trong trạng thái không thực 2.2.5. Khuynh hướng Trừu tượng Họa sĩ KTS Việt thường sử dụng ngôn ngữ phi hình thể của các yếu tố thị giác nhằm gợi ra phần nội hàm của đối tượng cụ thể. Vẻ đẹp của các đối tượng được được diễn đạt bằng những hình khối hình học... 2.2.6. Khuynh hướng Pop Art Mỉa mai, châm biếm và sự chế nhạo là những khía cạnh nổi bật của phong trào nghệ thuật Pop art ở Việt Nam. Có thể nói khuynh hướng Pop art gần gũi công chúng Việt hơn Siêu thực và Lập thể. 2.2.7. Khuynh hướng hiện thực huyền ảo Tranh KTS hiện thực huyền ảo ở Việt Nam thường có những yếu tố ảo cấu thành bộ phận tự nhiên của môi trường hiện thực. 2.2.8. Những khuynh hướng khác: Ngoài những khuynh hướng chính, tranh KTS ở Việt Nam cũng 15 có những dạng khác như: mỉa mai, châm biếm; cóp nhặt; bóp méo thời gian; tối giản luận; tối đa luận; nghệ thuật Ý niệm; Faction; điều khiển học; viễn tưởng; phân mảnh; hoang tưởng. 2.3. Đặc trưng tạo hình trong tranh kỹ thuật số ở Việt Nam Một là, ngôn ngữ tạo hình trong tranh KTS ở Việt Nam được vẽ với lối tạo hình cách điệu nhẹ nhàng, thuận mắt. Cách nói ẩn ý, tế nhị và pha chút thâm sâu cho dù tác phẩm có được thể hiện dưới hình thức đồ họa trang trí. Bên cạnh lối vẽ nhẹ nhàng, uyển chuyển, tranh KTS Việt Nam thường có cấu trúc bố cục âm dương. Hai là, bố cục tạo hình các yếu tố thị giác trong tranh KTS ở Việt Nam chủ yếu dàn hình và mảng trên mặt tranh, ít phô diễn nhiều ảo giác ánh sáng và bóng tối. Cách biểu hiện vừa nhẹ nhàng, vừa tạo nên sự tập trung thị giác vào nhân vật và điểm chính của bố cục để rồi người xem tưởng tượng thêm những gì có thể có và cần thiết của bối cảnh xung quanh. Chính điều này sẽ khuyến thích người xem cùng sáng tạo với họa sĩ. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ nhiều khuynh hướng sáng tác khác nhau nhưng lối bố cục trong tranh KTS của các họa sĩ Việt Nam thường có không gian nhỏ, hẹp và khép kín. Ba là, tranh KTS ở Việt Nam thường kết hợp ngôn ngữ của hội họa với đồ họa làm mờ ranh giới giữa nghệ thuật và thiết kế. Đa số họa sĩ KTS ở Việt Nam hiện nay đều hoạt động trong lĩnh vực thiết kế. Họ dễ dàng đưa hội họa hiện đại vào tranh thông qua việc kết hợp ngôn ngữ của hội họa với ngôn ngữ thiết kế. Bốn là, mức độ cách điệu, cường điệu trong tạo hình tranh KTS ở Việt Nam còn thấp, dè dặt và lệ thuộc nhiều vào cái thực. Hình tượng nhân vật của tranh KTS ở Việt Nam vẫn còn ở mức chung chung và bị ảnh hưởng nhiều bởi lối tạo hình lai tạo, ghép nhặt từ nhiều nơi. Năm là, mức độ ứng dụng công nghệ KTS trong tạo hình tranh KTS còn thấp và chưa chuyên nghiệp. Họa sĩ KTS ở Việt Nam thường hay lạm dụng những lệnh vẽ đã được xây dựng sẵn trong các 16 phần mềm nên thường tạo nên những hình ảnh chuyển động múa may với quá nhiều ảo giác của nét và màu. Màu sắc và đường nét chưa thực sự tiết giản để tác phẩm trở nên súc tích hơn. Tiểu kết Tranh KTS ở Việt Nam phát triển nhanh và mang trong nó những đặc trưng riêng thể hiện ở đặc trưng ngôn ngữ tạo hình; thể loại và phương thức thể hiện tác phẩm; nội dung và đề tài sáng tác; đội ngũ sáng tác và hoạt động nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật ĐPT ở Việt Nam. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến nền nghệ thuật trong nước: đa dạng hóa loại hình nghệ thuật; thúc đẩy sự phát triển của công nghệ truyền thông KTS; tạo điều kiện cho mỹ thuật ứng dụng phát triển nhanh; nâng cao vai trò và sự ảnh hưởng của nghệ thuật trong nền văn hóa... Ngày càng nhiều những thử nghiệm sáng tạo, những tìm kiếm ngôn ngữ tranh KTS mới, vừa phù hợp với sự phát triển chung của đất nước đồng thời cũng vừa thể hiện được tài năng của họa sĩ Việt Nam trong kỷ nguyên KTS. Sự đa dạng trong lối thể hiện với cách tạo hình khác nhau khiến cho các tác phẩm sinh động, thu hút hơn thông qua nhiều khuynh hướng sáng tác. Tuy nhiên, việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_tranh_ky_thuat_so_o_viet_nam_hien_nay.pdf
Tài liệu liên quan