Tóm tắt Luận án Tổ chức công đoàn trong các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2013

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ KIM LIÊN TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2013 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62.22.03.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM HÀ NỘI, 2017 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đức Cường Phản biện 1: PGS.T

pdf27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Tổ chức công đoàn trong các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S. Đinh Xuân Lý Phản biện 2: PGS.TS. Trần Ngọc Long Phản biện 3: PGS.TS. Trần Trọng Thơ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại : Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 477 Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội Vào hồi...giờphút, ngàytháng.năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài TP.HCM (TP.HCM) là một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa - khoa học - kỹ thuật lớn của Việt Nam. Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường với việc mở cửa, hội nhập quốc tế, nơi đây đã trở thành địa bàn thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào loại mạnh nhất của cả nước dẫn đến hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN) hiện đại như Tân Bình, Tân Phước, Tân Tạo, Tân Thuận, Bắc Củ Chi, Linh Trung 1, Linh Trung 2, Vĩnh Lộc, Bình Chánh v.v.... Sự ra đời của các KCX, KCN đã tạo động lực phát triển sản xuất công nghiệp, hình thành một lực lượng sản xuất mới có yếu tố tiên tiến, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước và TP.HCM nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, lực lượng lao động này cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức mới. Đó là vấn đề việc làm không ổn định và thu nhập (tiền lương) quá thấp của một bộ phận không nhỏ công nhân lao động, nhất là ở khu vực doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; điều kiện và môi trường làm việc của công nhân lao động chậm được cải thiện; đời sống vật chất và tinh thần của công nhân lao động chưa được quan tâm; đặc biệt, vấn đề tranh chấp lao động tập thể và đình công diễn ra phức tạp trong nhiều năm quaTừ thực tiễn cho thấy, muốn giải quyết những vấn đề trên, cần phải có sự thống nhất hành động và nỗ lực từ nhiều phía, không chỉ có các cấp lãnh đạo, các doanh nghiệp mà còn có các tổ chức công đoàn. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tổ chức công đoàn trong các KCX, KCN trên địa bàn TP.HCM từ năm 1997 đến năm 2013” làm đề nghiên cứu và viết luận án tiến sỹ của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu 2 Làm rõ thực trạng hoạt động của tổ chức công đoàn ở các KCX, KCN tại TP.HCM từ năm 1997 đến năm 2013; nêu rõ những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế về tổ chức và hoạt động CĐCS trong các doanh nghiệp này; đặt ra một số vấn đề nhằm nâng cao vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn trong các KCX, KCN trên địa bàn TP.HCM. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. - Khái quát quá trình hình thành và phát triển của KCX, KCN. - Phân tích, đánh giá tổ chức và tình hình hoạt động của tổ chức công đoàn, làm rõ những ưu điểm và hạn chế về tổ chức và hoạt động công đoàn các KCX, KCN. - Đặt ra một số vấn đề nhằm nâng cao vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn trong các KCX, KCN trên địa bàn TP.HCM. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tổ chức và hoạt động của công đoàn tại các KCX, KCN ở TP.HCM 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Tổ chức công đoàn trong các KCX, KCN ở TP. Hồ Chí Minh. Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của luận án là từ năm 1997, bắt đầu hình thành công đoàn các KCX, KCN TP.HCM cho đến năm 2013. 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn trong sự 3 nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; các công trình mang tính lý luận, sách chuyên khảo, luận án, bài viết trong các hội thảo, tạp chí chuyên ngành và các báo cáo tổng kết của Công đoàn Ban Quản lý KCX, KCN TP.HCM, Liên đoàn Lao động TP.HCM. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện bởi các phương pháp cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học. 5. Đóng góp của Luận án Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về công đoàn và quá trình vận động của tổ chức công đoàn Việt Nam từ khi hình thành cho đến nay, trong đó trọng tâm là tổ chức công đoàn trong các KCX, KCN. Nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối toàn diện quá trình hình thành, phát triển của tổ chức công đoàn từ năm 1997 đến năm 2013. Nhận xét, đánh giá về tổ chức, hoạt động công đoàn và nêu lên một số vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn trong các KCX, KCN ở TP.HCM trong những năm tiếp theo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Về lý luận: luận án sẽ góp phần làm rõ các khó khăn, thuận lợi trong việc tổ chức và duy trì, phát triển của tổ chức công đoàn trong các khu chế xuất và khu công nghiệp mới được thành lập trong những năm đổi mới vừa qua. Về thực tiễn: Luận án tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của tổ chức công đoàn tại các KCX, KCN ở TP.HCM từ năm 1997 đến năm 2013. Trên cơ sở đó nêu lên một số nhân xét, đánh giá và đặt ra một số vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn trong các KCX, KCN trên địa bàn TP.HCM trong thời gian tới. 4 Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, cán bộ hoạt động thực tiễn, công nhân, viên chức và những người làm công tác công đoàn. 7. Cơ cấu của Luận án Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Một số vấn đề chung về công đoàn và quá trình hình thành, phát triển của tổ chức công đoàn trong các KCX, KCN ở TP.HCM từ năm 1997 đến năm 2013. Chương 3: Hoạt động của tổ chức công đoàn trong các KCX, KCN ở TP.HCM Chương 4: Nhận xét và một số vấn đề đặt ra Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đề tài “Tổ chức công đoàn trong các KCX, KCN trên địa bàn TP.HCM từ năm 1997 đến năm 2013” đã tham khảo và kế thừa được một khối lượng lớn kết quả nghiên cứu của một số công trình có nội dung liên quan đến tổ chức công đoàn Việt Nam nói chung và công đoàn ở khu chế xuất và khu công nghiệp (KCX, KCN) trên địa bàn TP.HCM nói riêng. T 1.1.1. Các công trình mang tính lý luận và tổng quát về quá trình ra đời và phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn ở Việt Nam Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của công đoàn nên trong thời gian qua đã không có ít các nhà nghiên cứu bàn về vai trò công 5 đoàn nói chung và Công đoàn Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, cũng đã những bài viết đề cập đến quan điểm của các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về tổ chức công đoàn. Có một số công tác phẩm tiêu biểu như: tác phẩm “Vai trò, nhiệm vụ công đoàn trong điều kiện của chính sách kinh tế mới được Nxb Sự Thật ấn hành vào năm 1968; tác phẩm “Bàn về công đoàn” tập 1 (1980), tập 2 (1981) của Các Mác và Ph. Ăngghen do Nxb Lao động ấn hành; Tác phẩm “Lý luận Mác - Lênin về công đoàn và vận dụng vào hoạt động công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” của PGS.TS Nguyễn Viết Vượng; “Giai cấp công nhân Việt Nam” của GS.Trần Văn Giàu, gồm 3 tập, xuất bản trong các năm 1962 - 1963, Nxb Sự Thật; “Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam” do PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật làm chủ biên với sự tham gia của GS.TS. Phạm Xuân Nam, PGS.TS. Võ Kim Cương, PGS.TS. Đinh Quang Hải, PGS.TS. Trần Đức Cường và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Mão, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2010... Những công trình trên là tài liệu tham khảo hết sức bổ ích giúp chúng tôi có cách nhìn tổng thể và bao quát hơn về quá trình vận động và phát triển của tổ chức công đoàn Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về sự ra đời và vai trò của tổ chức công đoàn ở các KCX, KCN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Các tài liệu nghiên cứu về KCX, KCN TP.HCM cụ thể như: Kỷ yếu hội thảo khoa học “ Tổng kết 10 năm phát triển và quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh 1992-2002 và “15 năm hình thành và phát triển các KCX, KCN TP. Hồ Chí Minh 1992-2007” do Ban Quản lý HEPZA thực hiện; Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Thực trạng đời sống công nhân ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vấn đề đặt ra” do Tạp chí Cộng sản phối hợp với Tỉnh Bình Dương thực hiện năm 2006. 6 Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về tình hình hoạt động của KCX, KCN ở TP. Hồ Chí Minh cũng như thành tựu và hạn chế của hoạt động công đoàn nơi đây. 1.1.3. Những nội dung luận án kế thừa Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến 2 vấn đề chính như sau: - Lý luận chung về công đoàn, vai trò, vị trí của công đoàn. Quá trình vận động và phát triển của tổ chức công đoàn Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. - Tình hình đời sống của công nhân lao động và thực trạng hoạt động của CĐCS trong các KCX, KCN ở TP. Hồ Chí Minh từ sau khi các KCX, KCN được thành lập. 1.2. Một số vấn đề luận án cần tiếp tục làm rõ Làm rõ vai trò, vị trí, chức năng, cuae mối quan hệ giữa công đoàn với các tổ chức Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp Phân tích quá trình tổ chức và hoạt động công đoàn với những thành tựu và hạn chế của CĐCS trên mọi phương diện từ khi mới thành lập cho đến năm 2013. Nêu một số vấn đề mang tính xây dựng nhằm góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của công đoàn ở các KCX, KCN TP.HCM. 7 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG ĐOÀN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC KCX, KCN Ở TP.HCM TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2013 2.1. Một số vấn đề chung về công đoàn 2.1.1. Một số quan điểm về công đoàn - Quan điểm của các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin về công đoàn Các Mác và Ăngghen cho rằng, sự bất công về thu nhập giữa chủ tư bản và người lao động làm thuê tạo nên sự đối kháng ngày càng tăng trong lòng xã hội tư bản. Vì vậy, giai cấp công nhân cần được tập hợp lại để đấu tranh chống lại chế độ áp bức bóc lột của giai cấp tư sản. Do đó, cùng với sự xuất hiện của chính đảng của giai cấp vô sản, sự ra đời và phát triển của tổ chức công đoàn là rất cần thiết. Kế thừa quan điểm của C.Mác và Ăngghen, V.I.Lênin nhấn mạnh vai trò của công đoàn với tư cách là một tổ chức chính trị xã hội lớn nhất của người lao động, là một bộ phận của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, công đoàn có nhiệm vụ tập hợp quần chúng lao động thành một tổ chức thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về công đoàn Trong những năm tháng hoạt động trong phong trào công nhân và Công đoàn Quốc tế, Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu hình thức tổ chức công đoàn ở các nước tư bản, thuộc địa và nửa thuộc địa. Từ đó rút kinh nghiệm hoạt động công đoàn nói chung và hình thức tổ chức cho Công đoàn Việt Nam nói riêng. Từ những luận điểm cơ bản của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công đoàn, Đảng 8 Cộng sản Việt Nam và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã xác định vai trò, vị trí, chức năng của công đoàn trong sự nghiệp đổi mới, với tinh thần kế thừa, phát triển, sáng tạo và khoa học. Đối với tổ chức công đoàn, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng xác định: “Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công nhân và những người lao động, chú trọng công nhân làm việc ở các khu công nghiệp và đô thị lớn. Chăm lo đào tạo cán bộ và kết nạp đảng viên từ những công nhân ưu tú”. 2.1.2. Vai trò của tổ chức công đoàn trong xây dựng và bảo vệ đất nước Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), các hoạt động của phong trào công nhân và tổ chức công đoàn trong giai đoạn này đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, phục hồi và ổn định nền kinh tế, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn thử thách, chiến đấu chống quân xâm lược bảo vệ được thành quả cách mạng. Bước vào thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975), nhiệm vụ của công đoàn trong giai đoạn này được Đại hội lần thứ III của Công đoàn Việt Nam vạch ra là: đoàn kết, tổ chức, giáo dục toàn thể công nhân, viên chức phát huy tinh thần làm chủ, thi đua sản xuất góp phần xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vừa dốc toàn bộ sức người sức của chi viện cho chiến trường miền Nam. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhằm đáp ứng yêu cầu mới, Đại hội lần thứ IV của Công đoàn Việt Nam xác định nhiệm vụ của công đoàn trong giai đoạn này là: Động viên giai cấp công nhân và những người lao động khác thi đua, sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa trong cả nước. 9 Hòa mình vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng tại đại hội lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) và lãnh đạo thực hiện, giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn cùng với các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội đã góp phần vào những thành công to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, tổ chức công đoàn đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; tập trung xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh, hướng các hoạt động trọng tâm về CĐCS. 2.1.3. Một số vấn đề về các mối quan hệ của tổ chức công đoàn Mối quan hệ giữa công đoàn với Nhà nước Đây là mối quan hệ thống nhất, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Mối quan hệ của công đoàn với người sử dụng lao động Đây là mối quan hệ giữa một bên là người đại diện cho tập thể lao động và một bên là người sử dụng lao động, mối quan hệ thể hiện rõ việc hợp tác, đấu tranh cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mối quan hệ của công đoàn với người lao động Đây là mối quan hệ máu thịt, gắn bó khăng khít không thể tách rời giữa Công đoàn và người lao động. Trong các hoạt động để thực hiện chức năng của mình, công đoàn có mối liên hệ mật thiết với người lao động, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người lao động và đáp ứng những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của họ. 2.2. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức công đoàn trong các KCX, KCN ở TP.HCM cho đến năm 2013 2.2.1. Các KCX, KCN ở TP.HCM Sự hình thành các khu công nghiệp trong cả nước bắt đầu từ sự ra đời của khu chế xuất Tân Thuận (tháng 9/1991), với diện tích 300ha. Tính đến năm 2013, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 3 KCX, 15 KCN. Hoạt động chủ yếu của các KCX, KCN trong lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến 10 lương thực, thực phẩm, sản xuất gỗ, thiết bị trang trí nội thất, vật tư xây dựng, công nghiệp hóa dầu 2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức công đoàn trong các KCX, KCN ở TP.HCM cho đến năm 2013 Về tổ chức công đoàn Tổ chức công đoàn Ban Quản lý KCX, KCN ra đời từ năm 1997 theo Quyết định số 548/QĐ-TV ngày 29/7/1997 của Liên đoàn Lao động TP.HCM, là công đoàn cấp trên cơ sở trực thuộc dưới sự quản lý của Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp CĐCS (CĐCS) thành viên trong các KCX, KCN. Đặc điểm của Công đoàn KCN Hepza là thành lập và quản lý các CĐCS theo từng cụm văn phòng đại diện, cụ thể như sau: + Văn phòng đại diện Linh Trung: bao gồm các KCX, KCN Linh Trung I, Linh Trung II, Bình Chiểu, Cát Lái, Tân Thới Hiệp, và khu công nghệ cao; Văn phòng đại diện Tân Thuận: bao gồm KCX Tân Thuận, KCN Hiệp Phước; Văn phòng dại diện Tân Bình: bao gồm KCN Tân Bình, Vĩnh Lộc, Tân Phú, Đông Nam Củ Chi và Tây Bắc Củ Chi; Văn phòng đại diện Tân Tạo: bao gồm KCN Tân Tạo và Lê Minh Xuân. * Về tổ chức CĐCS trong các KCX, KCN ở TP.Hồ Chí Minh Sau gần 20 năm hình thành và phát triển, tính đến năm 2013, Công đoàn KCX, KCN TP.HCM đã thành lập được 720 CĐCS với tổng số đoàn viên là 196.201 đoàn viên/270.666 lao động, chiếm tỷ lệ 80,53%, trong đó số doanh nghiệp trong nước có 348 CĐCS; số doanh nghiệp nước ngoài có 354 CĐCS và số CĐCS thành viên và hành chính sự nghiệp là 18 CĐCS. Về đội ngũ cán bộ công đoàn Tính đến năm 2013, lực lượng cán bộ CĐCS ở các doanh nghiệp trong KCX, KCN ở TP. Hồ Chí Minh có 3.522 cán bộ (cán bộ nữ là 1.720 người, 735 cán bộ là đảng viên), trong đó khu vực doanh nghiệp trong nước có 2.325 cán bộ, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có 1.197 cán bộ [35]. Số lượng đội ngũ cán bộ CĐCS ở các KCX, KCN luôn có sự thay đổi do biến 11 động của doanh nghiệp như thực hiện cổ phần hóa, thành lập doanh nghiệp mới, giải thể hoặc sáp nhập doanh nghiệpđặc biệt là sau các kỳ đại hội. Tiểu kết chương 2 Từ vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển của lịch sử và cách mạng Việt Nam, Công đoàn Việt Nam đã được ghi nhận là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động. Để phản ánh hoạt động của tổ chức công đoàn trong các KCX, KCN ở TP. Hồ Chí Minh, luận án đã đi sâu vào nghiên cứu tổ chức CĐCS và đội ngũ cán bộ công đoàn. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công đoàn KCX, KCN đã thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tự chủ, tự lực tự cường, năng động và sáng tạo; có kiến thức, trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, thích nghi nhanh với hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cũng cần nhìn thẳng vào sự thật là trong đội ngũ cán bộ công đoàn đang có hạn chế về năng lực; kiến thức, trình độ hiểu biết về lý luận và thực tiễn của nhiều cán bộ công đoàn chưa theo kịp yêu cầu tình hình mới hiện nay. Chính những điều đó cũng đang khách quan đặt ra cho cho Công đoàn các KCX, KCN phải xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách có bản lĩnh để bảo vệ công nhân, người lao động. Chương 3 HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC KCX, KCN Ở TP.HCM 3.1. Tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, tiền thưởng, hợp đồng lao động, nội quy lao động Qua thống kê của Công đoàn các KCX, KCN TP.HCM thì hằng năm, số doanh nghiệp tham gia đăng ký thang, bảng lương và ban hành nội quy lao động, hợp đồng lao động ngày càng đông đảo. Điều đó chứng tỏ những nỗ lực tích cực của BCH CĐCS nơi đây đã góp phần xây dựng quan 12 hệ lao động đi vào ổn định. Cụ thể như: năm 2007, số DN đã ban hành nội quy lao động là 354/425 DN có CĐCS; năm 2008, có 435/521 DN có CĐCS; năm 2009, có DN 478/575 doanh nghiệp có CĐCS; năm 2010, có 525/676 DN có CĐCS; năm 2011, có 578/679 DN có CĐCS; năm 2012, có 655/684 doanh nghiệp có CĐCS; năm 2013, có 676/684 DN có CĐCS. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp FDI đăng ký thang, bảng lương thấp hơn so với doanh nghiệp trong nước. 3.2. Tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể Theo tổng hợp của Công đoàn các KCX, KCN, số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ký kết thỏa ước lao động tập thể tăng dần theo từng năm, song tỷ lệ còn thấp so với yêu cầu thực tế. Điều này đặt ra cho các cấp công đoàn nhiệm vụ cần tăng cường hơn nữa vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể. Tuy nhiên, kết quả đạt được như đã nêu là cố gắng rất lớn của các bên trong quan hệ lao động, góp phần ổn định quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Cụ thể như: năm 2007, số DN đã đăng ký thỏa ước lao động tập thể là 321/425 DN có CĐCS; năm 2008, có 374/521 DN; năm 2009, có 401/575 DN; năm 2010, có 431/676 DN; năm 2011, có 569/679 DN; năm 2012, có 613/684 DN; năm 2013, có 632/720 DN. 3.3. Tham gia giải quyết việc làm, chăm lo đời sống cho người lao động Nhằm để giải quyết việc làm cho người lao động, Công đoàn các KCX, KCN TP.HCM đã phối hợp cùng các Phòng chức năng của Ban Quản lý để giám sát tình hình của từng doanh nghiệp trong việc giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động, liên hệ các doanh nghiệp đang hoạt động và Trung tâm giới thiệu việc làm để giới thiệu người lao động bị mất việc có điều kiện tìm việc làm mới. Trong giai đoạn 2010 - 2015, trung tâm giới thiệu việc làm Ban Quản lý KCX, KCN đã giải quyết việc làm cho gần 13 75.000 lượt người lao động có công ăn việc làm, tăng 87% so với kế hoạch (40.000 lao động), riêng năm 2013 đã giới thiệu được 37.377 lao động, trong đó trúng tuyển là 27.004 lao động. Có thể nói, đây là hoạt động tích cực thể hiện rõ nét vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích người lao động. Ngoài ra, Công đoàn các KCX, KCN TP.HCM đã phối hợp với CĐCS vận động, giám sát doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định trong Thỏa ước lao động tập thể, nhằm hạn chế tối đa tình trạng vi phạm pháp luật lao động về chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, các cấp công đoàn ở KCX, KCN TP.HCM còn phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Thu nhập của người lao động được được cải thiện so với các năm trước nhờ có việc làm ổn định, sự nỗ lực tự thân của người lao động sự điều chỉnh mức lương tối thiểu của Nhà nước, đặc biệt là nhờ có sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp công đoàn. Cùng với việc chăm lo chung, các cấp công đoàn còn thực hiện các hoạt động như thăm và tặng quà cho công nhân, con công nhân bị bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Mặt khác, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho công nhân cũng được công đoàn rất quan tâm. Nhằm đáp ứng tâm tư nguyện vọng của người lao động, Công đoàn các KCX, KCN TP.HCM đã phối hợp với lãnh đạo của Thành phố và các doanh nghiệp xây dựng khu lưu trú cho người lao động như KCNTân Tạo, Hiệp Phước, KCX Linh Trung, Tân Thuận. Bên cạnh việc quan tâm đến nhà ở cho công nhân, công đoàn còn thường xuyên kết hợp với doanh nghiệp thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm, thời gian làm việc, nghỉ ngơi cho người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn các KCX, KCN TP.HCM còn phối hợp với Phòng Quản lý Lao động thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền an toàn bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động. 14 Song song với công tác chăm lo đời sống vật chất, công đoàn còn quan tâm chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động. Ngay từ khi thành lập, Công đoàn các KCX, KCN TP.HCM đã kết hợp với các cơ quan, các doanh nghiệp và các CĐCS tổ chức các hoạt động vui chơi phục vụ nhu cầu giải trí văn hóa cho người lao động. Hàng năm, CĐCS còn tổ chức các chuyến tham quan du lịch cho người lao động. Theo Báo cáo hoạt động Công đoàn các KCX, KCN TP.HCM đã có hơn phân nửa doanh nghiệp tổ chức các chuyến tham quan nghỉ mát cho công nhân. 3.4. Tham gia giải quyết khiếu nại và tranh chấp lao động Nhờ sự nỗ lực của các cấp công đoàn và Ban Quản lý KCX, KCN mà tình hình quan hệ lao động có những chuyển biến tích cực, số vụ và số người lao động tham gia tranh chấp lao động tập thể, đình công giảm đáng kể. 3.5. Tuyên truyền, giáo dục ý thức tổ chức, kỷ luật lao động, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động Công đoàn các KCX, KCN TP.HCM chủ động kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ quan, ban ngành có liên quan thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngắn và dài hạn cho công nhân, người lao động trong các KCX, KCN nhằm cung cấp những kỹ năng lao động, nâng cao tay nghề cho công nhân. Bên cạnh đó, Công đoàn các KCX, KCN TP.HCM còn phối hợp với CĐCS thường xuyên phổ biến Luật Lao động cho người lao động, thông qua đó, giáo dục vận động người lao động có ý thực tuân thủ đúng pháp luật lao động. 3.6. Tổ chức thi đua và khen thưởng Nhằm phát huy tính năng động tích cực của người lao động trong lao động sản xuất, kinh doanh, CĐCS ở KCX, KCN TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức, phát động nhiều phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú như: phong trào thi đua “năng suất - chất lượng - hiệu quả”, phong trào vệ sinh sạch đẹp, phong trào tháng lao động giỏi, phong trào phát huy sáng 15 kiến, cải tiến kỹ thuật, phong trào “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “phong trào mùa xuân” Cùng với công tác tổ chức thi đua, công đoàn còn có những chính sách phát hiện và khen thưởng những tấm gương điển hình tiêu biểu. Tiểu kết chương 3 Qua gần 20 năm hoạt động, Công đoàn các KCX, KCN TP.HCM và các CĐCS đã có những hoạt động thiết thực góp phần chăm lo ổn định đời sống cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động công đoàn ở các KCX, KCN vẫn còn một số thiếu sót, tồn tại nhất định. Chương 4 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 4.1. Nhận xét 4.1.1. Về tổ chức Ưu điểm Qua 16 năm hình thành và phát triển, công tác tổ chức công đoàn và phát triển đoàn viên ở KCX, KCN TP.HCM đã đạt nhiều kết quả tích cực. Sự hình thành các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp đã góp phần đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng lao động và cả người lao động. Hạn chế Mô hình tổ chức công đoàn thật sự chưa ổn định về tổ chức và phân cấp quản lý, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động công đoàn. Công tác việc vận động thành lập CĐCS trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Đội ngũ cán bộ công đoàn hiện nay còn hạn chế về năng lực, kiến thức, trình độ hiểu biết về lý luận 16 và thực tiễn của nhiều cán bộ công đoàn chưa theo kịp yêu cầu tình hình mới hiện nay. Nguyên nhân + Công tác tuyên truyền để làm cho chủ doanh nghiệp và người lao động hiểu đúng, đủ về vai trò và chức năng của tổ chức công đoàn còn hạn chế; Đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở còn mỏng; Chế tài pháp lý chưa mang tính chất răn đe đối với những doanh nghiệp không chấp hành về công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; Sự phối hợp giữa tổ chức Công đoàn các KCX, KCN TP.HCM với chính quyền và các cơ quan chức năng các cấp còn chưa thật sự chặt chẽ. 4.1.2. Về hoạt động Ưu điểm Trải qua 4 nhiệm kỳ, với nỗ lực và kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và tích cực triển khai các hoạt động mới do yêu cầu thực tiễn phong trào công nhân lao động, Công đoàn KCN cùng với CĐCS đã có những hoạt động đa dạng, phong phú về loại hình, thiết thực với nhu cầu của người lao động và đặc thù của doanh nghiệp, thu hút nhiều người tham gia, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người lao động trên nhiều lĩnh vực, phát triển ổn định về kinh tế - xã hội. Đặc biệt, công tác chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động của các cấp công đoàn được chú trọng chỉ đạo xuyên suốt từ quan điểm đến biện pháp thực hiện và đảm bảo được quyền lợi của người lao động và của người đầu tư. Hạn chế Tuy nhiên, hoạt động công đoàn trong các KCX, KCN TP. Hồ Chí Minh còn không ít hạn chế làm cho vai trò của CĐCS nhiều nơi còn mờ nhạt. Hoạt động của CĐCS còn yếu, chưa tập trung nhiều vào các nội dung cốt lõi trong công tác quan hệ lao động như: tiền lương, bảo hiểm xã hội, chất lượng xây dựng và thực hiện thỏa ước lao động tập thểđể 17 chăm lo, bảo vệ thiết thực quyền và lợi ích của người lao động, làm cho người lao động thấy được sự cần thiết phải gắn bó với tổ chức công đoàn. Nguyên nhân Năng lực của cán bộ CĐCS còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra cho tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp; Công tác tài chính và điều kiện làm việc của công đoàn còn yếu; Sự bất cập trong một số văn bản pháp luật làm ảnh hưởng đến vai trò của công đoàn; Yếu tố đảm bảo hoạt động ở các đơn vị nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân còn yếu kém, chưa được quan tâm thich đáng. 4.2. Một số vấn đề đặt ra 4.2.1. CĐCS trong các doanh nghiệp phải tập hợp được đông đảo công nhân lao động vào tổ chức công đoàn, tạo được sức mạnh và vị thế của công đoàn ngay tại cơ sở Đây là nhiệm vụ trọng yếu của tổ chức Công đoàn Việt Nam nói chung và CĐCS trong các KCX, KCN ở TP. Hồ Chí minh nói riêng. Công đoàn càng phát triển được nhiều đoàn viên, tổ chức công đoàn càng vững mạnh. 4.2.2. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn phù hợp với từng loại doanh nghiệp trong KCX, KCN Cùng với sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp, đội ngũ công nhân lao động tăng lên không ngừng, đối tượng vận động, tập hợp của công đoàn ngày càng đa dạng, phong phú, vì vậy, đòi hỏi công đoàn phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để tập hợp được đông đảo công nhân lao động vào tổ chức công đoàn. 4.2.3. Trang bị kiến thức pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng nhằm nâng cao năng lực, hiểu biết pháp luật cho mỗi thành viên trong doanh nghiệp 18 Đây là cơ sở để người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách liên quan đến người lao động trong doanh nghiệp, là cơ sở pháp lý để người lao động tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. 4.2.4. Nâng cao năng lực thương lượng, đàm phán, ký kết thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ công đoàn và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể Để bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, BCH CĐCS ở các KCX, KCN phải nắm vững pháp luật, chế độ chính sách có liên quan đến người lao động trong doanh nghiệp, có kỹ năng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_to_chuc_cong_doan_trong_cac_khu_che_xuat_khu.pdf
  • pdfTomtat_Eng_NgoThiKimLien.pdf
Tài liệu liên quan