BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐÀO THỊ LÝ
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN HỒNG
THỜI KỲ TRƢỚC NĂM 1945
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62 22 01 21
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2015
Công trình được hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trần Đăng Xuyền
2. PGS.TS. Trần Thị Việt Trung
Phản biện 1: .........................................................
Phản biện 2: ...........
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Thế giới nghệ thuật của nguyên hồng thời kỳ trước năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...............................................
Phản biện 3: .........................................................
DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
I. Sách xuất bản
1. Đào Thị Lý - Trần Thị Việt Trung (2009), “Đặc điểm nhân
vật phụ nữ trong sáng tác của Nguyên Hồng (thời kỳ trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945)”, Hình tượng nhân vật phụ nữ trong
văn xuôi Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Thái Nguyên, tr.63-112.
II. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ
1. Đào Thị Lý (2011), Nghiên cứu đặc điểm thế giới nghệ thuật
trong sáng tác của Nguyên Hồng (giai đoạn trước năm 1945); Mã số:
B2010-TN 03-02; Đã được nghiệm thu, đạt loại: Khá.
III. Bài báo
1. Đào Thị Lý (2010), "Nhân vật trẻ em trong sáng tác của
Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945", Tạp chí
Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 65, số 3 năm
2010, tr.61 - 66.
2. Đào Thị Lý (2011), "Một số đặc điểm về nghệ thuật xây
dựng nhân vật phụ nữ trong sáng tác của Nguyên Hồng", Tạp chí
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, tháng 12 năm 2011, tr.17 - 21.
3. Đào Thị Lý (2013), "Nghệ thuật tạo dựng hoàn cảnh, tình
huống trong sáng tác của Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945", Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 277, tháng 12,
năm 2013, tr.30 - 34.
4. Đào Thị Lý (2014), “Không gian nghệ thuật trong sáng tác của
Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945”, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 129, số 15, năm 2014, tr.51 - 58.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyên Hồng (1918 - 1982) là một trong những nhà văn
xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực nói riêng, của nền văn
học Việt Nam hiện đại nói chung. Ông là người đến với nghề văn
khá sớm và đã thành công ngay từ tác phẩm đầu tay: Bỉ vỏ (1937).
Nguyên Hồng có sức viết phi thường, viết với tất cả sự đam mê và
nhiệt huyết của mình. Hơn bốn mươi năm cầm bút, ông đã để lại
gần bốn mươi tác phẩm, trong đó có những sáng tác đặc sắc và có
những tác phẩm được đánh giá là một trong những tác phẩm bề thế
nhất của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
1.2. Như đã biết, “Thế giới nghệ thuật” là chỉnh thể của hình
thức văn học” (Trần Đình Sử, 1998), “Thế giới nghệ thuật là khái
niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một
loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu)... Thế giới
nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý
riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá
trị riêng” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2000)...
Trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng, ở mọi phương diện
nghệ thuật như: đề tài, chủ đề, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn
ngữ nghệ thuật,... đều được thống nhất trong một chỉnh thể nghệ
thuật, giúp người đọc dễ hình dung ra những nét riêng biệt những
đóng góp cụ thể trong quá trình sáng tạo không ngừng của nhà văn.
Với một số lượng tác phẩm khá lớn ở nhiều thể loại (tiểu thuyết,
truyện ngắn, bút ký, thơ...) qua hai giai đoạn sáng tác, trước và sau
năm 1945, Nguyên Hồng đã phản ánh một cách chân thực, cảm động
cuộc sống với những số phận cụ thể của những người lao động nghèo
khổ và quá trình đổi đời nhờ Đảng, nhờ Cách mạng của họ. Khi viết
về vấn đề này, Nguyên Hồng đã thể hiện được cái nhìn hiện thực sâu
2
sắc và tấm lòng nhân đạo thiết tha của nhà văn đối với những con
người lao động. Vì vậy, khi đặt vấn đề nghiên cứu: Thế giới nghệ
thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trƣớc năm 1945 cũng có nghĩa là
đã đi vào nghiên cứu về những đặc điểm nổi bật trong nội dung và
nghệ thuật của các tác phẩm, khẳng định giá trị hiện thực sâu sắc và
giá trị nhân đạo cao cả trong sáng tác của nhà văn hiện thực xuất sắc
này trong một giai đoạn sáng tác cụ thể của ông.
1.3. Theo khảo sát của chúng tôi, cho tới nay đã có khoảng hơn
50 công trình viết về Nguyên Hồng và riêng việc nghiên cứu về Thế
giới nghệ thuật của ông đã có trên 20 bài (đề cập đến nhiều khía
cạnh, ví dụ như: Chủ đề, đề tài sáng tác, cảm hứng sáng tạo, chủ
nghĩa nhân đạo, cảm quan tôn giáo, lời văn nghệ thuật,... trong sáng
tác của nhà văn). Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã
chú ý đề cập đến giai đoạn sáng tác trước Cách mạng tháng 8/1945
của Nguyên Hồng, trong đó đã có sự khảo sát, đề cập đến một số
phương diện trong Thế giới nghệ thuật của ông như: đề tài, chủ đề
nhân vật, không gian và thời gian, lời văn nghệ thuật... nhưng chúng
tôi nhận thấy rằng, phần lớn đây là những nhận xét, nhận định mang
tính khái quát; hoặc đó có thể là những khảo sát, phân tích khá cụ thể
ở một số phương diện trong Thế giới nghệ thuật chứ chưa phải toàn
bộ Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Do đó, vẫn rất cần phải có
một công trình chuyên biệt nghiên cứu một cách khá hệ thống và toàn
diện về Thế giới nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hồng. Thực hiện
đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn góp phần nhìn nhận một cách
tương đối toàn diện, hệ thống về Thế giới nghệ thuật của Nguyên
Hồng trong một giai đoạn sáng tác cụ thể - giai đoạn trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945, để chỉ ra những đặc điểm riêng, những
sáng tạo riêng trong Thế giới nghệ thuật của nhà văn; đồng thời qua
đó khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của ông đối với sự
vận động và phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán nói
riêng, của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung một cách cụ thể
và đầy đủ hơn.
3
1.4. Hiện nay, một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Hồng đã
được đưa vào trong chương trình giáo dục ở bậc phổ thông và đại
học. Nếu đề tài này được thực hiện thành công, đây sẽ là cuốn tài liệu
tham khảo có ý nghĩa đối với học sinh, sinh viên, giáo viên các cấp
và những ai quan tâm đến nhà văn hiện thực xuất sắc suốt đời nặng
lòng với những người nghèo khổ này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật
của nhà văn Nguyên Hồng, luận án góp phần khẳng định: Trong quá
trình sáng tác của mình, Nguyên Hồng đã tạo ra một Thế giới nghệ
thuật riêng độc đáo và đặc sắc; và qua đó ghi nhận những đóng góp
quan trọng của ông đối với quá trình phát triển của văn học hiện thực
phê phán Việt Nam nói riêng và văn xuôi Việt Nam hiện đại giai
đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 1945 nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu những phương diện
quan trọng của Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng
giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhằm chỉ ra những
đặc điểm cơ bản trong Thế giới nghệ thuật của nhà văn (nghệ thuật
xây dựng nhân vật; không gian, thời gian nghệ thuật và ngôn ngữ
nghệ thuật). Qua đó khẳng định những giá trị nghệ thuật và giá trị
hiện thực sâu sắc, giá trị nhân đạo cao cả trong những sáng tác của
Nguyên Hồng - “nhà văn của những người khốn khổ” Việt Nam giai
đoạn trước năm 1945.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những sáng tác của
Nguyên Hồng giai đoạn trước 1945. Tuy nhiên, trong quá trình
nghiên cứu, những sáng tác sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 của
ông cũng được chúng tôi quan tâm khảo sát, nhằm so sánh làm rõ
hơn những đặc điểm riêng trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên
Hồng thời kỳ trước năm 1945, cũng như một số đặc điểm chung
trong quá trình sáng tác của nhà văn sau cách mạng.
4
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát một số tác phẩm
tiêu biểu của các tác giả cùng khuynh hướng, cùng thời với ông để so
sánh, đối chiếu nhằm chỉ ra những nét riêng, nét độc đáo trong Thế
giới nghệ thuật của Nguyên Hồng.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Như đã biết, Thế giới nghệ thuật bao gồm nhiều phương diện
như: đề tài, chủ đề, nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, thời
gian, không gian nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật... Tuy nhiên,
trong khuôn khổ luận án của mình, chúng tôi xác định phạm vi
nghiên cứu cụ thể là đi sâu vào nghiên cứu một số phương diện cơ
bản của Thế giới nghệ thuật như: thế giới nhân vật và nghệ thuật xây
dựng nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ
thuật trong các sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng giai đoạn trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945 - vì đây là giai đoạn sáng tác nhiều,
tiêu biểu và thành công nhất của Nguyên Hồng. Còn một số phương
diện khác như: đề tài, chủ đề, lời văn nghệ thuật, giọng điệu nghệ
thuật... cũng đã được một số tác giả đề cập đến khá rõ trong các
chuyên luận và bài báo của mình, nên chúng tôi không chủ trương đi
sâu vào nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp
thống kê, phân loại; Phương pháp so sánh, đối chiếu; và có vận dụng
lý thuyết về thi pháp học để phục vụ trong quá trình nghiên cứu.
6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
6.1. Đây là công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu một
cách khá toàn diện và hệ thống về Thế giới nghệ thuật trong sáng
tác của Nguyên Hồng thời kỳ trước 1945. Luận án đi sâu vào khảo
5
sát, nghiên cứu các sáng tác của Nguyên Hồng nhằm chỉ ra những
đặc điểm nổi bật trong Thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhất là
trong việc dựng nên một thế giới nhân vật phong phú, phức tạp,
độc đáo và sinh động của những con người lao động sống dưới
đáy xã hội thực dân phong kiến; Chỉ ra những đặc điểm về không
gian và thời gian nghệ thuật, cũng như những nét đặc sắc riêng về
ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn. Qua đó khẳng
định: Trong quá trình sáng tác của mình, Nguyên Hồng đã xây
dựng được một Thế giới nghệ thuật riêng, độc đáo không lẫn với
bất cứ nhà văn nào. Và qua Thế giới nghệ thuật này, nhà văn đã
thể hiện được một cách sâu sắc và cảm động chủ nghĩa hiện thực
và chủ nghĩa nhân đạo cao cả của mình.
6.2. Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để khẳng định những đóng
góp quan trọng của Nguyên Hồng vào quá trình phát triển trào lưu
văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng và đối với
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung.
6.3. Nếu luận án này thành công, hy vọng đây sẽ là một tài liệu
tham khảo hữu ích cho học sinh, sinh viên và những người quan tâm
đến tác giả Nguyên Hồng nói riêng và văn xuôi Việt Nam thời kỳ hiện
đại giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám nói chung.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, kết cấu
của luận án bao gồm bốn chương. Cụ thể như sau:
Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 2. Khái niệm Thế giới nghệ thuật và những cơ sở hình
thành nên Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng.
Chƣơng 3. Thế giới nhân vật.
Chƣơng 4. Thời gian, không gian và ngôn ngữ nghệ thuật.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu chung về Nguyên Hồng
Gần ¾ thế kỷ trôi qua kể từ khi cuốn tiểu thuyết Bỉ vỏ của
Nguyên Hồng ra đời và được nhận Giải thưởng của Tự lực văn đoàn
(1937), đã có rất nhiều bài viết, những công trình nghiên cứu về cuộc
đời và sự nghiệp của nhà văn. Cho đến nay, việc nghiên cứu về
Nguyên Hồng cũng vẫn đang được tiếp tục và đã đạt được nhiều
thành tựu đáng trân trọng. Đã có trên 50 công trình, bài viết nghiên
cứu về Nguyên Hồng, có nhiều cuộc Hội thảo lớn, nhỏ về cuộc đời
và sự nghiệp của nhà văn, có hàng chục luận văn, luận án nghiên cứu
về tác giả. Khi ông qua đời, đã có hơn 20 bài viết về những Hồi ức và
kỷ niệm về nhà văn. Tất cả những điều đó chứng tỏ: sức sống của tác
phẩm Nguyên Hồng rất bền vững trong lòng người đọc nhiều thế hệ
và theo thời gian những giá trị đặc biệt của nó ngày càng được phát
hiện, được khẳng định một cách trân trọng.
Theo khảo sát của chúng tôi, trong khoảng hơn 50 công trình,
bài viết nghiên cứu chung về Nguyên Hồng, có khoảng 20 bài nghiên
cứu có liên quan trực tiếp đến phương diện Thế giới nghệ thuật của
nhà văn, ví dụ như: Lời văn nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, cảm
quan tôn giáo trong sáng tác của Nguyên Hồng... Tuy nhiên, cũng
theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy: những nhà nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở những nhận định chung nhất, hoặc đi sâu vào một số
phương diện như: nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách nghệ
thuật... mà chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu toàn
diện, hệ thống về Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước 1945.
Vì thế, việc nghiên cứu Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ
trước năm 1945 là rất cần thiết.
7
Chƣơng 2
KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG CƠ SỞ HÌNH
THÀNH NÊN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN HỒNG
2.1. Giới thuyết chung về Thế giới nghệ thuật
Đã có khá nhiều những quan niệm về Thế giới nghệ thuật,
như: Thế giới nghệ thuật “Là chỉnh thể của hình thức văn học”
(Trần Đình Sử, 1998),... Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn
học quan niệm: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh
thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác
phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu)... Thế giới nghệ thuật có
không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có
quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng”
(Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2000)... Từ những
quan niệm trên, cho phép ta hiểu Thế giới nghệ thuật chính là “sự
thống nhất của mọi yếu tố đa dạng trong tác phẩm” (Trần Đình Sử,
1998), đó là các yếu tố: Đề tài, chủ đề, nhân vật, thời gian và
không gian, ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật... tất cả tạo nên một
Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn. Và cũng từ những
quan niệm về Thế giới nghệ thuật như trên, chúng tôi chọn quan
niệm có tính khái quát hơn cả là quan niệm của các tác giả cuốn
Từ điển thuật ngữ văn học. Và đây sẽ là cơ sở lý thuyết, lý luận
để chúng tôi tiến hành nghiên cứu Thế giới nghệ thuật của nhà văn
Nguyên Hồng.
2.2. Những cơ sở hình thành nên Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng
2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
Nguyên Hồng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh xã hội có
nhiều sự kiện đặc biệt: Đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân
dân ta phải sống trong cảnh mất nước đói khổ, bần cùng. Xã hội
Việt Nam có sự chuyển biến toàn diện và sâu sắc theo hướng thực
dân phong kiến. Các mâu thuẫn trong xã hội ngày càng nhiều và
8
trở nên quyết liệt hơn. Phong trào cách mạng, đặc biệt từ khi Đảng
cộng sản Đông Dương ra đời ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, văn hóa Việt Nam nói chung, văn học
nói riêng dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của nền văn hóa, văn học
phong kiến Trung Hoa, bắt đầu tiếp xúc và ảnh hưởng của văn hóa,
văn học phương Tây, đặc biệt là văn hóa, văn học Pháp. Những tư
tưởng tiến bộ hiện đại được tiếp nhận vào Việt Nam đã làm thay đổi
nhận thức của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lớp thanh niên trí
thức. Đặc biệt, khi cuốn Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943) ra đời
đã giúp nhiều văn nghệ sĩ tìm được con đường đi đúng đắn cho mình
(trong đó có nhà văn Nguyên Hồng), giúp họ thoát ra khỏi tình trạng
bế tắc về tư tưởng và hướng đi. Chính vì thế, nhiều sáng tác của
Nguyên Hồng vượt qua phạm trù phản ánh của khuynh hướng văn học
hiện thực phê phán, tiếp cận với cách phản ánh hiện thực của khuynh
hướng văn học cách mạng.
2.2.2. Hoàn cảnh gia đình, môi trường sống và hoạt động văn
học của Nguyên Hồng
Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh 05
tháng 11 năm 1918 tại Nam Định. Sinh trưởng trong một gia đình
theo đạo Thiên chúa đã có một thời khá giả, nhưng đến khi
Nguyên Hồng ra đời thì cảnh nhà dần sa sút, khó khăn. Năm 12
tuổi, bé Hồng bị mồ côi cha, mẹ đi bước nữa và phải đi làm ăn xa,
nên sống chủ yếu với bà nội. Vì vậy, Nguyên Hồng luôn khát khao
tình thương, đặc biệt là tình mẫu tử và hơi ấm gia đình. Đến năm
16 tuổi, Nguyên Hồng theo mẹ và chú dượng ra Hải Phòng để
kiếm sống trong xóm chợ nghèo, sống va chạm với đủ hạng người
trong xã hội. Cả cuộc đời Nguyên Hồng gắn bó với mảnh đất Hải
Phòng cần lao. Điều đó đã giúp nhà văn am hiểu một cách sâu sắc
đời sống xã hội đương thời, có thêm vốn sống phong phú về
những cuộc đời tối tăm, lam lũ của những người lao động sống
dưới đáy xã hội, nhưng vẫn luôn có niềm tin vào bản chất tốt đẹp
của những người lao động nghèo khổ. Từ hoàn cảnh riêng đặc biệt
cùng với môi trường sống khắc nghiệt đã tạo nên cốt cách và bản lĩnh
9
Nguyên Hồng, đã định hướng thị hiếu thẩm mĩ của ông, đưa Nguyên
Hồng đến với văn học như một sự thôi thúc tự bên trong. Nhà văn
viết về những con người nghèo khổ dưới đáy xã hội, để “vạch trần
ra những vết thương xã hội”, để bênh vực và xót thương những
con người bé nhỏ, ít có khả năng tự vệ trong xã hội - và Nguyên
Hồng cũng rất thành công khi viết về đề tài này.
2.2.3. Cá tính Nguyên Hồng
Hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh gia đình cụ thể như trên đã
tạo nên tính cách và bản lĩnh của Nguyên Hồng. Nhà văn đã từng
phải sống trong một môi trường hết sức đen tối, phức tạp, va chạm
với đủ mọi hạng người, sống bằng đủ mọi nghề để tồn tại, nhưng
với nghị lực phi thường và niềm tin về con người, Nguyên Hồng đã
vươn tới chủ nghĩa nhân đạo cao cả và trở thành một trong những nhà
văn lớn của dân tộc. Bản lĩnh của Nguyên Hồng được thể hiện ở chỗ:
Dù bị cuộc sống xô đẩy đến đâu, cơ cực, đắng cay đến mức nào, ông
vẫn giữ được tâm hồn trong sáng của một người giàu tình cảm, luôn
tha thiết yêu thương và luôn có ý thức bênh vực, bảo vệ những số
phận bất hạnh. Không chỉ trong cuộc sống mà cả với văn chương,
Nguyên Hồng cũng thể hiện mình là con người có cá tính sáng tạo.
Ông là một nhà văn hiện thực đã tạo cho mình một Thế giới nghệ
thuật riêng, độc đáo và đầy ý nghĩa.
Tóm lại, hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình và cá tính, tài năng
văn học của nhà văn cùng với những trải nghiệm khắc nghiệt của bản
thân trong cuộc sống của những người lao động nghèo khổ dưới đáy xã
hội - đã trở thành những yếu tố, những điều kiện quan trọng đưa
Nguyên Hồng đến với văn chương, đã tạo nên một NHÀ VĂN
NGUYÊN HỒNG. Đó là nhà văn của những người khốn khổ, nhà văn
của lòng nhân đạo - một trong những tên tuổi lớn của trào lưu văn học
hiện thực phê phán thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói
riêng, của nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
10
Chƣơng 3
THẾ GIỚI NHÂN VẬT
3.1. Một thế giới nhân vật phong phú, phức tạp thuộc tầng lớp thị
dân và lao động nghèo khổ dƣới đáy xã hội
3.1.1. Những người phụ nữ nghèo khổ, bất hạnh, cùng đường, nổi loạn
Theo thống kê của chúng tôi thì trong hơn 60 sáng tác của nhà
văn trước Cách mạng đã có tới 38 truyện viết về đề tài phụ nữ
(chiếm tỷ lệ 62,2%). Những nhân vật phụ nữ này có hai đặc điểm
nổi bật: Thứ nhất, họ là những con người đau khổ, bất hạnh, có một
cuộc sống cơ cực, bị đánh đập, chà đạp nhưng nhẫn nhục, cam chịu
và bất hạnh vì không có hạnh phúc gia đình (kiểu nhân vật này được
thể hiện ở 25/38 sáng tác). Đó là những người phụ nữ vất vả, tảo tần
kiếm sống (như nhân vật: Mũn (Đây, bóng tối), Vịnh (Hàng cơm
đêm); là những người phụ nữ bị chà đạp - trở nên nhẫn nhục cam
chịu (như các nhân vật mụ Mão (Người mẹ không con),nhân vật
người vợ lão Đen (Bố con lão Đen), hay đó còn là những người
phụ nữ không có hạnh phúc gia đình, không được hưởng hạnh phúc
làm mẹ (như các nhân vật: bà mẹ của bé Hồng (Những ngày thơ ấu),
mợ Du (Mợ Du) Thứ hai, họ là những người phụ nữ bất hạnh,
nghèo khổ bị xã hội dồn đẩy vào tận chân tường, cùng đường, bế tắc
nên đã có những phản ứng cực đoan, nổi loạn trở thành những kẻ
giang hồ, lưu manh, tha hóa (đặc điểm này tập trung ở 9/38 sáng tác
và có rải rác trong nhiều tác phẩm khác); Họ bất hạnh vì nhân phẩm và
thể xác đều bị chà đạp thảm khốc, bị đẩy vào bước đường cùng, vào
ranh giới giữa sự sống và cái chết (như các nhân vật: Bảy Hựu (Bảy
Hựu), Chín Huyền (Chín Huyền); hay bị đẩy vào nhà chứa như các
nhân vật: Tám Bính, Hai Liên (Bỉ vỏ)... Nhưng có một điểm đáng quý
là: cho dù phải chịu bao nỗi bất hạnh, thì nhân vật phụ nữ của Nguyên
Hồng vẫn ánh lên những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt
Nam. Khi viết về nhân vật người phụ nữ, Nguyên Hồng đã vô tình
chạm tới một vấn đề lớn mang tính nhân loại và thời đại - đó là vấn đề
về Giới (vấn đề gia đình, vấn đề tình yêu và hôn nhân, vấn đề hạnh
11
phúc cá nhân của người phụ nữ). Từ năm 1939 trở đi, do được tiếp cận
với tư tưởng Cách mạng của Đảng, Nguyên Hồng đã phản ánh, miêu tả
nhân vật người phụ nữ ở một tầm nhận thức mới. Đó là tính nhân đạo
gắn với ý thức chính trị. Đây cũng là sự tiến bộ trong tư tưởng và cách
viết của một nhà văn luôn hướng ngòi bút của mình về những người
phụ nữ Việt Nam nghèo khổ trong xã hội cũ.
3.1.2. Những đứa trẻ dưới đáy xã hội, “không có tuổi thơ”
Qua khảo sát 61 sáng tác của Nguyên Hồng trước Cách mạng,
chúng tôi thấy đã có 20 truyện viết về đề tài trẻ em (chiếm tỉ lệ 32,7%), đó
là chưa tính đến sự xuất hiện của nhân vật trẻ em rải rác trong một số
truyện khác. Đặc điểm nổi bật ở loại nhân vật này như sau: Đó là
những đứa trẻ bất hạnh và không có tuổi thơ, không chỉ thiếu thốn về
vật chất mà chúng còn rất thiếu thốn cả về tinh thần. Chúng thiếu ăn,
thiếu mặc, thiếu sự chăm sóc của người thân và sự quan tâm của toàn
xã hội (như những nhân vật: Mũn (Đây, bóng tối), Nhân (Hai nhà
nghề), chú bé Hồng (Những ngày thơ ấu) Những đứa trẻ này luôn
bị chà đạp về tinh thần, đặc biệt là phải sống thiếu tình mẫu tử (và
hình như trong những nhân vật trẻ em này ít nhiều đều mang bóng
dáng của tác giả thời thơ ấu); Đặc điểm nổi bật thứ hai: Đó là những
nhân vật trẻ em bị cuộc sống nghèo đói đẩy vào con đường lưu manh
hóa (ví dụ như các nhân vật: Điều, Tý Sáu (Con chó vàng), Hiếu,
Minh, Sẹo (Bỉ vỏ)... Tuy nhiên, những nhân vật trẻ em này dù rơi vào
hoàn cảnh bất hạnh như thế nào, thì trong sâu thẳm chúng vẫn là
những đứa trẻ nhân hậu, giàu tình tương thân, tương ái, khao khát
được sống trong tình mẫu tử, khao khát một cuộc sống gia đình tốt
đẹp, trong một xã hội giàu tình thương. Đó cũng là điểm mạnh riêng,
điểm tiến bộ của Nguyên Hồng - một nhà văn hiện thực giàu lòng
yêu thương những con người cùng khổ.
3.1.3. Những người trí thức tiểu tư sản nghèo, giàu hoài bão
nhưng bất lực và bế tắc trước cuộc sống
Trong những sáng tác của Nguyên Hồng thời kỳ trước Cách
mạng, chúng tôi nhận thấy kiểu nhân vật này xuất hiện tuy có phần ít
12
hơn so với loại nhân vật người phụ nữ và trẻ em (chiếm 24,5%),
nhưng sự phản ánh và sức khái quát của nó thì cũng không kém phần
sâu sắc. Nhân vật người trí thức của Nguyên Hồng thường là những
con người có tài, tâm huyết với nghề nghiệp nhưng họ đều phải đối
mặt với cuộc sống nghèo nàn, tù túng nên thường dẫn đến những
bi kịch đau lòng, đó là nhân vật Hưng (Miếng bánh), Sinh (Hơi thở
tàn)... Qua ngòi bút Nguyên Hồng, chân dung của họ hiện lên chân
thực và sinh động. Điểm khác biệt ở nhân vật trí thức của Nguyên
Hồng (so với các nhà văn cùng khuynh hướng lãng mạn và hiện thực
đương thời) là: họ đã cảm nhận được cái tất yếu phải thay đổi xã hội
một cách rõ rệt và mạnh mẽ. Và những nhân vật này đã có sự chuyển
biến tích cực về mặt tư tưởng: từ chỗ cảm nhận, thấm thía sự gần gũi,
gắn bó của mình với nhân dân lao động nghèo khổ (Lớp học lẩn lút)
đến chỗ chủ động đến với nhân dân, hòa mình vào cuộc sống của
nhân dân lao động nghèo khổ (Cuộc sống, Hai dòng sữa) Họ xác
định, cuộc sống cần lao của nhân dân lao khổ chính là bầu sữa mẹ
nuôi dưỡng nghệ thuật, nuôi dưỡng lòng tin tưởng của họ đối với con
người. Qua kiểu nhân vật này, nhà văn đã thể hiện khá rõ quan điểm
nghệ thuật tiến bộ của mình.
3.1.4. Những nhân vật con người bị tha hoá
Trong thế giới nhân vật phong phú, đông đảo của mình, Nguyên
Hồng cũng đã khắc họa kiểu nhân vật con người bị tha hóa. Có thể
nói đây là kiểu nhân vật đặc biệt của nhà văn. Đi vào tận cùng nỗi
khổ của con người, Nguyên Hồng đã chú ý khai thác kiểu nhân vật bị
cùng đường, bế tắc trong cuộc sống, phải làm những nghề mạt hạng
trong xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ăn cắp, cướp của, giết người,... để
tồn tại. Đó là những nhân vật như: Tám Bính, Năm Sài Gòn, Ba Bay
(Bỉ vỏ), Bảy Hựu (Bảy Hựu), Thiết Giản (Mối hờn) Họ đến với
nghề nghiệp đặc biệt này do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng
nguyên nhân chính là do xã hội đương thời đầy bất công và tội lỗi đã
đẩy họ vào. Nhà văn đã phản ánh được một đặc điểm ở nổi bật ở
những con người tưởng như mất hết nhân tính, chai sạn, trơ trẽn, lạnh
lùng, bất mãn với xã hội này - lại là những con người trọng tình nặng
13
nghĩa, họ có thể sống, chết vì nhau mà không cần so đo, tính toán...
Cho dù cuộc sống của họ có bị đẩy xuống tận bùn đen, thì trong sâu
thẳm tâm hồn những con người này vẫn le lói một thứ ánh sáng, đó là
khát vọng được sống cuộc sống “trong sạch, lương thiện”. Nguyên
Hồng đã phát hiện và luôn có ý thức nâng niu từng chút ánh sáng le
lói đó trong tâm hồn họ - vì thế, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá
trị tố cáo xã hội trong các sáng tác của Nguyên Hồng càng trở nên
sâu sắc hơn, cụ thể hơn.
Tóm lại, thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyên Hồng
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một thế giới nhân vật
phong phú, phức tạp và sinh động - thế giới của những con người lao
động thuộc tầng lớp thị dân, những con người lao động nghèo khổ
dưới đáy xã hội... Tính hiện thực sâu sắc, tính nhân đạo cao cả
trong tác phẩm của Nguyên Hồng luôn được toát ra từ chính hệ
thống nhân vật này của ông.
3.2. Một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu xây dựng nhân vật
3.2.1. Nghệ thuật tạo dựng hoàn cảnh và tình huống
Để có thể có được những nhân vật chân thực, sống động với
những tính cách phong phú, phức tạp, điển hình cho thế giới của
những con người lao động nghèo khổ dưới đáy xã hội, nhà văn
Nguyên Hồng luôn ý thức tạo dựng một hoàn cảnh, một môi trường
sống với những tình huống đặc biệt. Cụ thể ở đây là hoàn cảnh sống
cơ cực, lầm than của những người lao động nghèo trước năm 1945,
hoàn cảnh ấy đã nảy sinh ra những kiểu nhân vật đặc biệt mang dấu
ấn Nguyên Hồng. Hoàn cảnh sống tăm tối, đói khổ, cùng quẫn kéo
dài đã góp phần tạo nên kiểu nhân vật chịu đựng, nhẫn nại, như nhân
vật mụ Mão (Người mẹ không con), bà mẹ Thưởng (Hai mẹ con)
Và cũng chính hoàn cảnh sống khốn khổ, bế tắc đã góp phần tạo nên
kiểu nhân vật tha hóa, lưu manh, trộm cướp như các nhân vật: Thiết
Giản (Mối hờn), Năm Sài Gòn, Tám Bính (Bỉ vỏ) Các nhân vật của
nhà văn luôn được đặt vào tình huống cực độ, khó khăn chồng chất
khó khăn, bất hạnh chồng chất bất hạnh với những thử thách nghiệt
ngã. Qua những tình huống, những thử thách ấy, nhà văn muốn khẳng
14
định và ca ngợi bản chất tốt đẹp của người lao động: càng trong hoàn
cảnh ngặt nghèo, càng gặp những thử thách éo le thì tâm hồn họ càng
ngời sáng, thánh thiện và đặc biệt là ở họ luôn có một niềm tin về
tương lai tốt đẹp hơn.
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để khắc họa tâm trạng và tính
cách nhân vật
Khi miêu tả ngoại hình, Nguyên Hồng chú ý miêu tả những cử
chỉ và hành động để biểu lộ thế giới nội tâm của nhân vật, nhất là
nhân vật người phụ nữ bất hạnh. Ngòi bút của nhà văn thường phân
tích tỉ mỉ, tường tận những cảm xúc mơ hồ, những diễn biến tâm lý
tinh vi của nhân vật qua những nét miêu tả ngoại hình sắc sảo. Chẳng
hạn như: khi miêu tả ngoại hình nhân vật bà mẹ bé Hồng (Những
ngày thơ ấu), tác giả tập trung khắc họa hình ảnh “đôi mắt sáng”,
“đôi má ửng hồng”, vẻ “thùy mỵ kính cẩn” của một người phụ nữ
có đời sống nội tâm phong phú; hay khi nhấn mạnh bản chất lưu
manh, mất hết tính người của tay trùm lưu manh trong xã hội, tác giả
chú ý miêu tả vẻ mặt dữ dằn, bặm trợn “cằm bạnh, xạm râu, hai mắt
xếch sẹo chằng chịt như những vết rạn của chiếc vại sành” của
nhân vật Năm Sài Gòn (Bỉ vỏ)
Tóm lại, với nhiều chi tiết chọn lọc đắt giá về ngoại hình,
Nguyên Hồng đã rất thành công khi thể hiện tâm trạng nhân vật hay
khắc họa tính cách, bản chất của từng kiểu nhân vật trong tác phẩm
của mình.
3.2.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua độc thoại nội tâm
Khảo sát các tác phẩm của Nguyên Hồng, chúng tôi thấy: nhà
văn hay sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm như một thủ pháp nghệ
thuật chủ yếu để miêu tả thế giới nội tâm nhân vật. Khi dùng biện
pháp độc thoại nội tâm nhà văn sử dụng nhiều từ ngữ như: tự hỏi,
lòng nhủ thầm, kêu thầm lên, bụng bảo dạ, thấy rằng, hồi tưởng lại...
Độc thoại nội tâm thường xuất hiện trong trạng thái xúc động mạnh,
hoặc trong trạng thái tâm lý căng thẳng, hoặc thể hiện qua dòng hồi
tưởng, tâm tưởng, suy nghĩ của nhân vật, qua đó nhân vật tự bộc lộ,
15
tự giãi bày những cảm xúc, tình cảm trong lòng mình một cách thành
thật nhất. Độc thoại nội tâm trong sáng tác của Nguyên Hồng còn
được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: nhật ký, ghi chép
sổ tay (Những ngày thơ ấu, Cuộc sống, Hơi thở tàn, Bỉ vỏ...) hoặc ở
những dạng nhân vật tự đối thoại ngầm (Miếng bánh, Bỉ vỏ, Những
ngày thơ ấu...), hoặc ở lời nửa trực tiếp, nghĩa là về thực chất là tiếng
nói của người kể chuyện, nhưng thể hiện suy nghĩ của nhân
vật.Trong nhiều tác phẩm của mình, Nguyên Hồng đã miêu tả thiên
nhiên như một phương tiện hữu hiệu để thể hiện nội tâm nhân vật.
Bức tranh thiên nhiên qua ngòi bút của nhà văn đã trở thành bức
tranh tâm trạng, giữa thiên nhiên và con người luôn có sự đồng điệu
về tâm trạng, cảm xúc.
Tóm lại, bằng nhiều thủ pháp và bút pháp nghệ thuật, Nguyên
Hồng đã khám phá ra thế giới nội tâm phong phú của con người. Chính
vì vậy, ông đã tạo dựng nên được cả một hệ thống các nhân vật là
những người lao động nghèo khổ, nhưng mỗi nhân vật có một bộ mặt
riêng, một tính cách riêng và để lại ấn tượng riêng cho người đọc. Đó
chính là bằng chứng cho sự thành công của Nguyên Hồng về nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong các tác phẩm của mình.
Chƣơng 4
THỜI GIAN, KHÔNG GIAN VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
4.1. Thời gian nghệ thuật
4.1.1. Thời gian gắn liền với những sự kiện và biến cố dữ dội của
cuộc đời nhân vật
Thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_the_gioi_nghe_thuat_cua_nguyen_hong_thoi_ky.pdf